Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kiêu hãnh và định kiến

Chương 5

Tác giả: Jane Austen

Cách Longbourn một quãng đường ngắn có một gia đình quen thân với nhà Bennet. Ngài William Lucas lúc trước kinh doanh tại Meryton, tạo nên được một sự nghiệp kha khá và được triều đình phong tước Hiệp sĩ khi ông giữ chức thị trưởng. Có lẽ ông đã cảm nhận vinh dự này một cách quá mãnh liệt. Ông chán ghét công việc kinh doanh và ngôi nhà của mình trong một thị trấn thương mại nhỏ, nên ông rời bỏ cả hai và dời gia quyến về một ngôi nhà cách Meryton khoảng một dặm. Ông đặt tên ngôi nhà là Lucas Lodge – Nhà nghỉ họ Lucas, nơi ông có thể tự mãn coi mình là một người quan trọng, không bị ràng buộc vì chuyện làm ăn buôn bán, chỉ chuyên chú vào việc sống cho ra vẻ với thiên hạ là một công dân tốt. Ông hoan hỉ về tước phong của mình nhưng không lấy làm kiêu kì, ngược lại ông quan tâm đến tất cả mọi người. Với bản chất không muốn ai bị xúc phạm, lại thêm tính thân thiết và chiều lòng người, việc phong tước cho ông ở điện St James đã khiến ông trở thành một người nhã nhặn.

Phu nhân Lucas là một người phụ nữ rất hiền hoà, không quá khôn ngoan nên dễ trở thành một người láng giềng tốt của bà Bennet. Họ có vài người con. Cô con gái đầu lòng, biết điều và thông minh, khoảng hai mươi bảy tuổi là bạn thân của Elizabeth.

Việc các cô con gái nhà Bennet và Lucas gặp nhau để kháo chuyện vể buổi dạ vũ là tuyệt đối cần thiết. Buổi sáng hôm sau, các cô Lucas đi đến Longbourn để nghe tin và nói chuyện với nhau.

Bà Bennet nói với cô Lucas trong vẻ tự chủ:

– Này Charlotte, cháu bắt đầu buổi dạ vũ được thuận lợi đấy. Cháu là lựa chọn thứ nhất của cậu Bingley.

– Đúng thế nhưng hình như anh ấy thích lựa chọn thứ hai hơn ạ.

– À cô nghĩ rằng cháu muốn nói đến Jane – Vì anh ta nhảy với con bé hai lần. Có vẻ như anh ta mến con bé – thật ra tôi đã tin như vậy – tôi có nghe nói về điều ấy, nhưng tôi không bíêt gì về chuyện… chuyện gì đấy về Mr Robinson.

– Có thể bà cho rằng cháu đã nghe lỏm Mr Bingley và Mr Robinson nói chuyện với nhau, cháu đã kể cho bà nghe về chuyện này chưa nhỉ? Anh Robinson hỏi anh ta nghĩ thế nào về buổi dạ vũ Meryton, anh ta có nghĩ rằng có nhiều phụ nữ đẹp trong phòng không? Anh nghĩ cô nào đẹp nhất. Anh ta trả lời ngay câu cuối cùng – À ! Chắc cô cả nhà Bennet, đúng thế không ai không đồng ý.

– Thế là anh ta đã có chủ định, dường như đấy là… nhưng rất có thể chẳng đi đến đâu cả, cháu biết đấy.

Charlotte nói:

– Lizzy, chuyện chị nghe lỏm đạt mục đích tốt hơn chuyện của em đúng không? Lời Mr Darcy nói không đáng cho ta nghe nhưng lời của anh ban, có phải thế không? Tội nghiệp Eliza, phải tỏ ra chịu đựng!

– Tôi mong cháu đừng mang chuyện ấy vào đầu của Lizzy để gây bực tức vì sự ngược đãi của anh ta. Vì anh ta là mẫu người quá khó chịu nên nếu anh ta có thích ai thì người ấy thật vô phúc. Tối hôm qua bà Long có kể cho tôi nghe rằng anh ta ngồi gần bà ấy trong nửa giờ đồng hồ mà không hề mở miệng.

Jane hỏi:

– Mẹ có chắc không bị nhầm chứ? Con thấy rõ ràng là anh ta có nói chuyện với bà ấy.

– À, đấy là vì bà đã hỏi anh ta có thích sống tại Netherfield không, nên anh ta phải trả lời, nhưng bà bảo anh ta có vẽ rất bực bội vì có người khơi chuyện.

Jane nói:

– Cô Bingley nói với con rằng anh ta không bao giờ nói năng nhiều ngoại trừ với những người mà anh rất thân thiết. Với những người này anh to ra khá dễ chịu.

– Mẹ thấy chẳng tin chút nào. Nếu anh ta có tính dễ chịu như thế, hẳn anh ta đã chuyện trò cùng bà Long. Nhưng mẹ có thể đoán là do đâu: mọi người đều nói rằng do anh ta quá kiêu hãnh, và bằng cách nào đấy anh ta đã nghe nói rằng nhà bà Long không có xe ngựa kéo và phải thuê xe cà tàng để đi vũ hội.

Cô Lucas nói:

– Cháu không màng anh ta có nói chuyện với bà Long hay không, nhưng cháu ước phải chi anh ta khiêu vũ cùng với Lizzy.

Bà mẹ bảo Elizabeth:

– Để khi khác Lizzy, Nếu mẹ là con, mẹ sẽ không muốn khiêu vũ với anh ta.

– Con tin mẹ, và con có thể hứa chắc với mẹ sẽ không bao giờ khiêu vũ với anh ta.

Cô Lucas nói:

– Tính kiêu hãnh của anh ta không làm chị khó chịu, vì có lí do chính đáng nào đấy. Ta không nên thắc mắc tại sao một thanh niên có nhiều thứ như thế: gia tộc cao sang, tài sản kếch xù, lại nghĩ rằng mình cao quý. Nếu chị có thể nói, anh ta có quyền được kiêu hãnh.

– Điều ấy rất đúng, riêng em có thể dễ dàng tha thứ cho tính kiêu hãnh của anh ta, nêu anh ta không sỉ nhục cái kiêu hãnh của em.

Mary vẫn còn ấm ức trong ý nghĩ kiên định của cô chị:

– Em tin rằng kiêu hãnh là một khuyết điểm rất thông thường. Qua những gì em đã đọc, em tin rằng điều này rất phổ biến, bản chất con người hay thiên về tật này. Trong chúng ta rất ít người không có một ý nghĩ tự mãn về mặt này hay mặt khác, hoặc có thật hoặc tưởng tượng. Phù phiếm và kiêu hãnh là hai điều khác nhau, tuy rằng người ta thường xem hai thứ đồng nghĩa với nhau. Một người có thể cảm thấy kiêu hãnh nhưng không tỏ ra phù phiếm. Kiêu hãnh là khi ta có ý kiến về chính mình, phù phiếm là khi ta muốn người khác nghĩ về mình như thế nào.

Cô em nhà Lucas thốt lên:

– Nếu em được giàu có như Mr Darcy, em không cần cảm thấy kiêu hãnh như thế. Em sẽ nuôi một đàn chó săn và mỗi ngày uống một chai rượu vang.

– Thế thì cháu sẽ uống quá nhiếu đấy, nếu tôi bắt gặp tôi sẽ thu ngay chai rượu của cháu…

Và cuộc tranh luận kéo dài cho đến khi chia tay.

Jane Austen

Kiêu hãnh và định kiến

Diệp Minh Tâm dịch

Bình luận