Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mật mã Tây Tạng – tập 4

Chương 57: Sự Ra Đời Của Đạo Quan Ánh Sáng

Tác giả: Hà Mã

Thao thú sư!” Trác Mộc Cường Ba thầm chấn động trong lòng, lờ mờ có cảm giác như nắm bắt được điều gì đó.

Lạt ma Á La nói: “Đúng vậy. Muốn dùng động vật làm một binh chủng chiến đấu không đơn giản chỉ nói mà được, phải có những người chuyên môn chỉ huy diều khiển bọn chúng, để chúng dựa theo phương sách đã định sẵn mà tiến hành mai phục, tấn công ban đêm, tập kích, bày trận mà không trở ngược lại làm tổn hại đến phe mình, tất cả những việc này đều phải nhờ vào thao thú sư mới thực hiện được. Nói một cách đơn giản hơn, vai trò của họ cũng giống như những người huấn luyện thú dạy hổ nhảy qua vòng, cá heo húc bóng trong rạp xiếc vậy, nhưng điểm khác biệt là công việc của họ khó khăn hơn rất nhiều.

Giữa chiến trường, trong chớp mắt đã có ngàn vạn biến đổi, muốn điều khiển một đám động vật có thể tiến lui như ý, tiến thì về phía trước mà lùi thì về phía sau, hai cánh hợp vây, chia đường xuất kích, diệt từng bộ phận, tiềm phục rồi tập trung, ngoài việc phải hoàn toàn nắm bắt được tập tính và ưu thế của các lòai động vật ra, còn cần những thủ đoạn điều khiển thao túng đặc biệt khác – những thủ đoạn này chính là tuyệt kỹ bí mật không bao giờ để người ngoài biết được của các thao thú sư.

Đến giờ, thì tôi có thể nói với mọi người tại sao thú chiến lại dần dần lui khỏi vũ đài lịch sử được rồi. Đó chính là vì các tuyệt kỹ của thao thú sư xưa nay vẫn là đơn truyền một mạch và chỉ truyền miệng. Khi một thao thú sư chết đi mà không có truyền nhân kế thừa, thì cũng đồng nghĩa với một loại tuyệt kỹ điểu khiển thú đã thất truyền.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản thế này, trước khi triều Thanh tiến vào Sơn Hải quan, kỹ thuật điều khiển chim ưng Hải Đông Thanh của họ đã trải quan năm triểu đại Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh, đạt đến mức độ cao nhất của huấn luyện và thuần dưỡng động vật, từ bắt dụ ưng non, đến luyện ưng cất cánh, buộc thừng, giảm béo, thả ưng, cả quá trình hết sức hệ thống và khoa học, có thể nói là đã tổng kết được kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, nhưng từ sau khi tiến vào quan nội, chưa đầy một trăm năm, đã không thể tìm đâu ra một người luyện ưng chính thống nữa rồi, càng không cần nói đến chuyện huấn luyện ra được trinh sát tiên phong trên chiến trường- chiến ưng.

Không thể nói là người cầm quyền trong triều đình Mãn Thanh không coi trọng, không thích mà nó tự thất truyền thôi. Chỉ đơn giản như vậy thôi, không có nguyên nhân gì đặc biệt cả.”

Bọn Trác Mộc Cường a nghe đến đây, cuối cùng cũng hiểu ra được phần nào. Giáo sư Phương Tân lại hỏi: “Vậy còn nguyên nhân thứ hai?”

Lạt ma Á La mỉm cười đáp: “Nguyên nhân thứ hai càng dễ lý giải hơn. Thú chiến là phải cần đến các loài thú hung mãnh, mà xưa nay chỉ dã thú mới có răng nhọn vuốt sắc, nhưng cùng với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội loài người, các loài mãnh thú sở hữu những vũ khí sắc bén, và sức mạnh đáng sợ đồng thời cũng trở thành kẻ địch lớn nhất của con người, không thể có chuyện ai ai cũng là thao thú sư được, thái độ của người bình thường đối với chúng xưa nay vẫn là…giết chết không tha! Lãnh địa của loài người càng lúc càng mở rộng, số lượng hung cầm mãnh thú cũng mỗi lúc một ít, vậy thì còn thú chiến nỗi gì nữa?

Vẫn lấy thí dụ là chim ưng Hải Đông Thanh nhé, những người huấn luyện chim ưng thời đầu còn có thể đem tuyệt kỹ luyện chim ưng truyền cho con cháu, nhưng các thế hệ sau đến con chim ưng trông như thế nào còn chẳng biết, cũng chẳng bắt được con Hải Đông Thanh nào, vậy thì còn huấn luyện làm sao được? Tự nhiên là tuyệt kỹ cũng theo đó mà thất truyền thôi, hai nguyên nhân này bổ sung cho nhau, vậy nên muốn trùng diễn lại cảnh tượng trên trời rợp cảnh chim ác chiến, dưới đất dã thú chạy cuồng loạn, các loài thủy tộc làm tắc cả dòng sông thời Xuân Thu Chiến quốc trong thời nhà Thanh là không thể được.

Tôi nhớ có một vị thao thú sư từng để lại những lời đầy tiếc nuối thế này: thời thượng cổ, người bị thú bắt nạt, thời trung cổ, người và thú đồng cư, thời hậu cổ, người mạnh thú thưa, còn đến thời chúng ta bây giờ, cái được gọi là thú ấy, đại đa số đã thành động vật tuyệt chủng cả rồi, cho dù có còn lại, thi cũng là loài vật đang mấp mé bên bờ tuyệt chủng. Xã hội con người sẽ càng ngày càng thêm văn minh, mà xã hội văn minh thì sẽ không thể dung chưa được các loài dã thú.”

Nói đến đây, lạt ma Á La ngưng lại nhấp một ngụm nước. Nhạc Dương lấy làm lạ nói: “Theo cách nói của đại sư, cái nghề thao thú sư này từ thời thượng cổ đã có rồi, tại sao lại trở thành cái gì mà ba chức nghiệp bí truyền của Tây Tạng thế?”

Lạt ma Á La gật đầu: “Ừm, chuyện này liên quan đến chủ đề mà chúng ta sẽ nói sau, tôi còn phải giải thích với mọi người thêm một chút nữa. Ít nhất mọi người đã hiểu rõ rằng trong lịch sử đã từng xuất hiện thú chiến và có một chức nghiệp là thao thú sư, nhưng bọn họ đã dần bị tiêu vong. Tuy nhiên, trên cao nguyên này, thú chiến lại đã tìm được mảnh đất phù hợp để phát triển. Cũng không biết bắt đầu từ khi nào, tóm lại là đến thời kỳ Tạng vương Tùng Tán Can Bố, việc sử dụng thú chiến trên cao nguyên đã phát triển đến đỉnh cao, giống như thời Xuân Thu chiến quốc ở vùng Trung Nguyên vậy, chức nghiệp thao thú sư lúc này cũng đạt đến sự đột phá xưa nay chứ từng có, đó chính là thao túng điều khiển một loại động vật tiến lên cùng lúc thao túng nhiều loại động vật.”

Thấy mọi người không hiểu, lạt ma Á La lại giải thích: “Chắc là mọi người vẫn chưa hiểu rõ, trước đó đại đa số các thao thú sư đều chỉ hiểu biết, quen thuộc và có thể thuần dưỡng điều khiển một loại động vật nào đó. Chẳng hạn như tổ tiên khai quốc của nước Tần là Tần Phi, ông ta chính là một vị thao thú sư thực sự, kỹ thuật nhìn ngựa và huấn luyện ngựa của ông ta e rằng Bá Nha cũng khó bì nổi. Chính vì giỏi huấn luyện ngựa mà Tần Phi được vua nhà Chu coi trọng, ban thưởng cho cả đất phong, nhờ vậy mới có nước Tần. Còn trong thời kỳ chiến tranh tàn khốc nhất trên cao nguyên Thanh Tạng, những thao thú sư chỉ có thể thao túng một loài động vật đã không thể nào thỏa mãn được nhu cầu của chiến tranh nữa. Vì vậy đã ra đời thế hệ thao thú sư mới, có thể thao túng điều khiển nhiều loài động vật, đồng thời biết rõ nhược điểm của thú chiến đấu của phe đối phương. Từ đó trở đi, những người có hiểu biết về chức nghiệp này đều chỉ coi những nhân vật nắm vững tập tính của nhiều loài động vật khác nhau, trong chiến đấu không những có thể thao túng thú chiến đấu của phe mình, mà còn có thể lợi dụng nhược điểm của thú chiến đấu phe đối phương để phản kích mới là các thao thú sư – thuật sĩ điều khiển thú chân chính. Vì vậy, Tây Tạng cũng được coi là vùng đất phát nguyên của thao thú sư. Còn những con thú chiến đấu tham gia thú chiến trên cao nguyên Thanh Tạng này cũng có danh xưng riêng…”

“Chúng chính là thụy thú bảo vệ bốn phương!” Trác Mộc Cường Ba thốt lên.

Lạt Ma Á La mỉm cười: “Đúng vậy, trải qua thăng trầm lịch sử, trong quá trình tiêu vong của thú chiến, những con thú chiến đầu đã dần dần diễn hóa thành thụy thú bảo vệ bốn phương, hay còn gọi là thủ hộ linh. Trong lòng mọi người, chúng là thần thú may mắn bảo vệ nhà cửa quê hương họ, nhưng đại đa số họ lại không biết rằng những con thú may mắn này thực ra đã từng là một lực lượng chiến đấu không thể thiếu trong những trận chiến bảo vệ Nhà cửa quê hương. Cường Ba thiếu gia hiểu được đến đây, vậy thì tôi có thể kể với cậu về lịch sử của chiến ngao được rồi. Còn nhớ khi ở châu Mỹ, tôi từng nói với cậu rằng trong lịch sử Thổ Phồn từng có một đạo quân, trong đó mỗi binh sĩ đều phối hợp với một chiến ngao, và bọn họ đã trở thành thần thoại bất bại trong lịch sử chiến tranh hay không?”

Lạt ma Á La vừa nhắc gần như tất cả đều khẽ kêu lên một tiếng: “Đạo quân ánh sáng!” Mỗi người đều bừng tỉnh ngộ, đây chính là điều mà họ vẫn luôn muốn biết, nguyên nhân tại sao Đạo quân Ánh sáng lại bất bại. Trác Mộc Cường Ba vỗ mạnh một phát lên trán, sao gã lại không liên hệ Đạo quân Ánh sáng với chiến ngao mà lạt ma Á La nhắc đến trong rừng rậm nguyên sinh châu Mỹ chứ, bản thân thật đúng là quá ngu độn.

Lạt ma Á La nói: “Không sai, chính là Đạo quân Ánh sáng. Để mọi người hiểu sâu thêm nữa về quan hệ giữa Đạo quân ánh sáng và chiến ngao, tôi cần nói trước về tình hình phát triển của thú chiến và hoàn cảnh lịch sử của cao nguyên Thanh Tạng lúc bấy giờ. Thực ra, trong rất nhiều câu chuyện của Tây Tạng đều có nhắc đến thú chiến, chỉ có điều mọi người xưa nay chưa từng chú ý đến mà thôi. Thú chiến truyền vào Tây Tạng từ bao giờ, hay từ thời cổ vùng đất này đã có sẵn hình thức chiến tranh ấy rồi, điểm này thì không thể khảo chứng, tôi cũng không có cách nào giải thích được. Thú chiến xuất hiện sớm nhất trong các ghi chép lịch sử của Thổ Phồn có lẽ phải truy ngược đến tận thời kỳ Thất xích Thiên vương.”

Giáo sư Phương Tân bỏ kính xuống, lấy mảnh vải lau lau. Ông cũng biết, Thất xích Thiên vương là bảy đời quân chủ khai quốc trong truyền thuyết của vương triều Thổ Phồn, nghe nói đều là những thần nhân hạ phàm, có phép thần thông, sau khi chết thì hóa thành cầu vồng hoặc đi lên bậc thang trời mà trở về thiên giới. Nhưng trong ấn tượng của ông, hình như chẳng hề có tư liệu nào liên quan đến thú chiến thời kỳ đó cả.

Chỉ nghe lạt ma Á La nói: “Có lẽ mọi người đều biết, tương truyền bảy đời quân chủ đầu tiên sau khi Thổ Phồn khai quốc đều không giống người thường, trên đầu có trụ sáng cao một thước, là do thần ban cho người Tạng để làm Vương, sau khi chết không có di thể mà đều quy về quầng sáng trên đỉnh đầu. Nhưng từ đời Tạng vương thứ tám, Chỉ Cống tán phổ, bọn họ không thể về trời được nữa, bởi vì Chỉ Cống tán phổ bị một đại thần của ông ta là La Ngang dùng tên bắn chết, Chỉ Cống tán phổ có nghĩa là vị tán phổ bị giết chết”. Theo sách Đôn Hoàng Bản Thổ Phồn lịch sử văn thư ghi chép: “Vương này (chỉ Chỉ cống tán phổ) là con của thiên thần, dù thể hình như người bình thương, nhưng lại đặc dị khác hẳn người thường, có thần thông bay được cả lên thiên giới. Vương tiín cuồng ngạo kiêu căng, thường lệnh cho thuộc hạ cùng mình tỉ võ thi tài. Lần cuối cùng ông ta gọi một vị đại thần tên là La Ngang Đạt Tư đến tỉ võ.” La Ngang tự nhận mình không phải là đối thủ của Tán phổ, không chịu so tài. Chỉ Cống cứ bức ép bằng được. Vậy là La Ngang đành nói với Chỉ Cống: “Thần là thần tử, ngài là quân chủ, thần tử quyết chiến với quân chủ là đại nghịch, vì vậy kính mong bệ hạ lúc quyết chiến hãy mang kính hộ tâm, trên vai dùng da cáo làm trang sức, khi bắt đầu hãy xoay đao múa trên đỉnh đầu.” Thực ra đây chính là một cái bẫy dành cho Chỉ Cống, vì Chỉ Cống có phúc của tổ tiên lưu lại và có thần hộ mệnh, La Ngang không thể giết nổi ông ta. Chỉ Cống đã mắc mưu, La Ngang lại nói:;Lúc khai chiến thần sẽ dâng âm nhạc lên kính bệ hạ, ngoài ra xin cho phép thần mang theo hai trăm con bò.” Chỉ Cống không thèm để mắt đến những chuyện này, chỉ mộg lòng muốn quyết đấu ngay. La Ngang cho một trăm con bò thồ muội than, một trăm con khác buộc lông trên mình. Lúc khai chiến, La Ngang lấy danh nghiẽ dâng âm nhạc lên gõ chiêng khua trống ầm ĩ, đàn bò bị kinh động liền chạy tóe ra tứ tán, lông và muội than bay lẫn vào nhau, bụi mù mịt che mờ cả bầu trời, tất cả binh sĩ đều không nhìn thấy gì, chỉ trông thấy kính hộ tâm trước ngực Chỉ Cống phát sáng. La Ngang liền bắn tên giết chết Chỉ Cống, không hề dùng đến thiên quân vạn mã gì. Chỉ Cống cũng không hóa đi trong ánh sáng như các tổ tiên của ông ta.”

Nghe hết câu chuyện, Trương Lập lấy làm thất vọng, khẽ lẩm bẩm: “Đây mà là thú chiến à?” Chỉ có Trác Mộc Cường Ba và giáo sư Phương Tân là nhận ra chút gì đấy như hình thức ban đầu của thú chiến.

Giáo sư Phương Tân nói: “Câu chuyện này thì tôi cũng biết, nhưng thế vẫn còn chưa hết, nó vẫn còn nửa sau nữa mà.”

Lạt ma Á La nói: “Theo những gì chúng tôi khảo chứng được, nửa sau của câu chuyện bị ngờ là do đời sau thêm thắt vào, vì khi ấy chó ngao vẫn còn chưa xuất hiện trên vũ đài lịch sử.”

“Ồ” Giáo sư Phương Tân có chút thất vọng, vì đây là một trong những truyền thuyết lịch sử nổi tiếng nhất về chó ngao Tây Tạng mà họ biết.

Lạt ma Á La nói: “Đây chính là câu chuyện về thú chiến sớm nhất được ghi chép lại, cũng tương đối nổi tiếng. Những chuyện cũng khá nổi tiếng khác còn có “Vua chuột và quốc Vương”, “Bò Yak trắng”, “Anh hùng đẻ trứng…” Trong các sử thi sau này như Ban Mã Qua Đường, Cách Tát Nhĩ Vương lại càng ẩn chưa nhiều thông tin về thú chiến, tôi không lấy ví dụ cụ thể nữa. Vậy là đến thời Tạng vương Tùng Tán Can Bố, thú chiến đã phát triển hoàn thiện. Đồng thời trên cao nguyên lúc này các bộ tộc đã phát triển, nhưng đứng trước thú chiến đấu, sức mạnh quân sự của con người có phần yếu ớt, thành ra các thế lực đều chú ý phát triển một cách quy mô lực lượng thú chiến, quốc gia nào cũng có một hoặc hai loại thủ hộ linh của riêng mình. Loại thủ hộ linh phổ biến nhất trên cao nguyên chính là bò Yak, loài thú chiến đấu thể hình to lớn, lực đâm húc mạnh mà lại dễ thuẩn dưỡng này là quân chủ lực của thú chiến thời đó. Chẳng hạn như trong câu chuyện mọi người vừa nghe đó, thủ hộ linh của Thổ Phồn lúc đầu cũng là bò Yak. Thanh Tạng cao nguyên thời kỳ này cũng hệ như thời Xuân Thu Chiến quốc ở Trung Nguyên vậy, chư hầu tranh bá, phía Đông Thổ Phồn có Đa Di, Đảng Hạng, Bạch Lan; phía Bắc có Tô Tì, Thổ Dục Hồn, Hoắc Nhĩ, phía Tây có Tượng Hùng, các nước nhỏ hơn thì càng không đếm xuể. Thổ Phồn ở giữa, quần hùng cát cứ xung quanh, nhưng cũng không phải là quốc gia lớn mạnh nhất, quốc lực chỉ hơn được Tô Tì, Bạch Lan có thể nói là không phân cao thấp với Đảng Hạng, Thổ Dục Hồn. Còn cường thịnh nhất thời bấy giờ, phải nói đến Tượng Hùng ở phía Tây. Tượng Hùng đất rộng người đông, binh lực hùng hậu, thủ hộ linh của quốc gia này lại càng là loại mạnh trong những loại mạnh. Bích họa mà chúng ta thấy trong Đảo huyền Không tự đủ để chứng minh điểm này rồi, thủ hộ linh của họ chính là sói và đại kim bằng, dùng sói chiến đấu với bò Yak là đã có ưu thế bẩm sinh, thừa sức uy hiếp những nước nhỏ khác trên cao nguyên này. Chỉ có điều đến thời Tạng vương Tùng Tán Can Bố, Tượng Hùng không biết tiến thủ, quốc lực ngày một suy vong yếu kém, nhưng lạc đà gầy chết cũng to hơn ngựa. Thổ Phồn thực sự không nuốt trôi được khúc xương cứng Tượng Hùng này.”

Lạt Ma Á La ngưng lại một chút rồi tiếp lời: “Tạng vương Tùng Tán Can Bố, tương truyền từ nhỏ đã hùng tài đại lược, là một kỳ tài quân sự nghìn năm hiếm gặp. Cha bị gian thần giết hại, nghe nói chỉ mới mười ba tuổi ông đã dựa vào trí tuệ hơn người của mình, bắt được tên hung thủ báo thù cho cha; mười lăm tuồi đã “lực bạt sơn hề khí cái thế”, hùng tâm tráng trí cao ngất, quyết ý nhất thống cao nguyên. Vị Tạng vương trẻ tuổi cũng biết rằng, Tượng Hùng ở phía Tây là cường quốc đứng đầu trên cao nguyên, lại ở phía sau nước mình, đánh Tượng Hùng thì không thể đánh được, mà nếu xuất binh tấn công các nước khác, lại có khả năng bị Tượng Hùng thừa cơ lấn đánh, nhưng, Thổ Phồn muốn phát triển cường thịnh, vẫn buộc phải chinh phục Tượng Hùng trước. Đúng lúc vị quân chủ trẻ tuổi không nghĩ ra kế sách nào, thì có thể nói là trời chiều lòng người, Tượng Hùng vương đã đích thân đem hai nhân tài đến tận tay Tùng Tán Can Bố. Đó chính là những người đã sáng lập ra Đạo quân Ánh sáng, về sau trở thành hai đại gia tộc tay trái tay phải của các đời quân chủ Thổ Phồn, và được sủng ái cho đến tận khi Thổ Phồn diệt vong, gia tộc họ Vi và họ Nương. Nương thị và Vi thị vốn là quý tộc Tượng Hùng. Cảnh ngộ họ gặp phải Tượng Hùng được viết trong một bộ sử thi khác. Tóm lại là họ không còn bằng lòng với sự thống trị của Tượng Hùng vương nữa, mà chạy sang đứng dưới cờ của Thồ Phồn. Việc đàu tiên những người này nói với Tạng vương Tùng Tán Can Bố khi vào diện kiến chính là họ sẵn lòng giúp Tạng Vương xây dựng một đạo quân vô địch. Đề nghị đó không hẹn mà trùng hợp với suy nghĩ của Tạng vương trẻ tuổi. Vậy là Tùng Tán Can Bố liền giao hết việc này cho hai người hoàn thành, người ta vẫn nói “tri nhân thiện nhậm”, chắc cũng chỉ đến vậy mà thôi. Từ đó trở đi, vị bá chủ Thổ Phồn bắt đầu thay đổi khí khái coi thường cả thiên hạ trước đó, ẩn giấu khí thế, trong thì tạo phúc làm giàu cho quốc dân, sửa đổi pháp quy, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế; bên ngoài đối chọi với cường địch,thông hôn nhân, liên lạc với những nhánh đồng tông. Kết giao nước xa, đánh nước gần, ông ta ẩn nhẫn, chờ đợi, chờ đợi đến ngaà đại quân vô địch kia có thể xuất chinh chiến đấu! Nếu nói nhà Tần lớn mạnh nhờ Thương Ưởng biến pháp, thì Thổ Phồn lớn mạnh, kẻ biến pháp chính là bản thân người thống trị. Tùng Tán Can Bố vừa có khí thế của Sở Bá vương, lại kiêm cả kỳ tài tuyệt thế của Gia Cát lượng. Cả cao nguyên cuộn lên dòng chảy ngầm mãnh liệt trong bầu không khí vừa căng thẳng lại vừa bình lặng, thai nghén một trận đại biến cố xưa nay chưa từng có, một biến cố đã được trời cao định sẵn là do vị Tạng vương vĩ đại nhất trong lịch sử cao nguyên, Tán phổ Tùng Tán Can Bố thực hiện.”

Giọng của Lạt ma Á La kể rất bình tĩnh, nhưng bọn Ba Tang, Nhạc Dương, Trương Lập nghe mà thấy máu nóng bừng bừng. Trước bọn họ chỉ biết Tùng Tán Can Bố được gọi là một bậc đại kỳ tài hiếm có của cao nguyên Thanh Tạng, nhưng công tích lớn lao mà ông lập nên khiến tất cả đồng bào người Tạng đều lấy đó làm niềm kiêu hãnh của mình, trước ông, chưa từng có vị Vương nào làm nổi, sau ông, cũng không có vị Vương nào vượt qua được. Giờ đây, tất cả những công tích của vị con trời này đang được tái hiện lại một cách sinh động qua lời kể của lạt ma Á La.

Lạt ma Á La lại tiếp tục: “Đạo quân Ánh sáng từ ngày bắt đầu thành lập đã đặt ra mục tiêu không giống với bất cứ binh chủng nào khác. Nương thị và Vi thị cho rằng, thú chiến đã phát triển đến tột đỉnh, rất khó có đột phá nữa, nhưng binh sĩ thì khác, bọn họ còn có thể mạnh hơn, nhanh hơn nữa. Nếu không thể lay động khí thế thiên quân vạn mã đất rung núi chuyển của thú chiến, thì hãy sửa đổi sách lược linh hoạt, mà chỉ có người với người mới có thể phối hợp điều hòa với nhau tốt hơn, có thể phản ứng với muôn vàn biến đổi trong nháy mắt trên chiến trường, không thể nói là người lại không bằng thú chiến được. Dựa vào lý luận này bọn họ đã hoàn toàn phá vỡ cách biên chế binh chủng thông thường, đơn vị tác chiến nhỏ nhất là một tiểu đội năm người, có một tiểu đội trưởng, năm tiểu đội hợp lại thành một trung đội, có một trung đội trưởng và một trung đội phó; năm trung đội biên chế thành một đại đội; có một đại đội trưởng và một đại đội phó cùng bốn chánh phó tham mưu. Khi đánh trận lấy đại đội làm đơn vị cơ bản, điều động thống nhất, đại đội trưởng chết trận thì đại đội phó chỉ huy, đại đội phó chết trận thì tham mưu chỉ huy, nếu các chỉ huy cao nhất của đại đội đều tử trận hết, toàn bộ đại đội ấy còn có thể chia lẻ ra, phân thành các trung đội do trung đội trưởng dẫn đầu tác chiến. Nếu thực hiện các nhiệm vụ như tập kích, đánh chặn, ám sát, thì mỗi tiểu đội là một đơn vị tác chiến, vì chỉ có biên chế năm người nên tính cơ động và linh hoạt của họ rất cao. Nương thị và Vi thị đã gắng hết sức lực tâm tư, quyết huấn luyện cho đội quân này dù chỉ còn lại một binh sĩ, thì binh sĩ ấy cũng phải có sức chiến đấu khiến kẻ địch khiếp sợ. Những binh sĩ này ngoài đặc điểm của quân nhân bình thường như có thân thủ hơn người, lấy phục tùng mệnh lệnh làm thiên chức, còn có nhiều năng lực hết sức đặc thù khác, như có thể ngày đêm hành quân hai trăm dặm, có kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã tuyệt hảo, có thể ẩn mình dưới lớp tuyết, cũng có thể ngụy trang thành một lùm cỏ di động. Trong tiểu đội năm người, ít nhất có một lợi bản, có thể nhận biết các loài thảo dược, xem bệnh cứu người, đồng thời tinh thông giải phẫu, có thể thực hiện những ca phẫu thuật đơn giản trong lúc hành quân; một người là vu cổ sư, tinh thông các cáh thức giết người và tra tấn, đồng thời sở trường dùng độc; một trinh sát thông thuộc các loại địa hình, có thể nhận biết dấu chân ngựa và vết tích của bò dê để lại mà biết được sĩ số cùng hướng đi của kẻ địch; một thần xạ thủ có thể kéo cung cứng, bắn xa ngoài hai trăm bước chân; một người có biết thuật ngụy trang, có thể lợi dụng hoàn cảnh xung quanh để bố trí cạm bẫy bắt người và dã thú…”

Lạt ma Á La cứ thao thao bất tuyệt nói tiếp, ba người xuất thân là bộ đội là Ba Tang, Nhạc Dương và Trương Lập từ nãy đã thầm kinh hãi thốt lên trong lòng: “Biên chế của bộ đội đặc chủng!” Không nghi ngờ gì nữa, lúc này họ đang được nghe nói về một đạo quân bộ đội đặc chủng đã được huấn luyện từ hơn một nghìn năm về trước; họ có lý do để tin rằng, với khả năng chiến đấu của đội quân này, ở thời kỳ ấy, nó thực sự không hổ với danh hiệu vô địch một chút nào. Nhạc Dương lại còn liên hệ cả đến Đảo Huyền Không tự, chỉ luận về thân thủ, bộ đội đặc chủng ngày nay còn không bằng bộ đội đặc chủng cổ từ nghìn năm trước ấy chứ. Có điều rất nhanh sau đó anh lại tự phủ định ý nghĩ này của mỉnh, khi ấy Đảo Huyền Không tự vẫn còn nằm trong địa giới Tượng Hùng, vậy thì đợt huấn luyện đầu tiên của Đạo quân Ánh sang không thể nào ở bên trong Đảo Huyền Không tự được.

Cuối cùng lạt Ma Á La nói: “Đương nhiên trong quân đội còn có cả các chức nghiệp đặc thì như thao thú sư, ảo thuật sư, cơ giới sư, thuật sĩ thiên khí về sau này. Những binh sĩ giữ chức này thông thường đều một người tinh thông nhiều loại kỹ năng. Đại quân đã hình thành, nhưng vẫn không dám vọng động, vì khi ấy TượngHùng còn sở hữu thủ hộ linh mạnh nhất trên cao nguyên, còn Đạo quân ánh sáng thì mới từng diễn luyện chiến đấu với quân bò Yak. Tạng vương phát hiện ra, quân Ánh sáng ngoài chiêu tránh mũi nhọn tấng công của bò Yak, dẫn dụ cho chúng tản ra rồi tung đòn quyết định, thì rất khó chiếm được lợi thế nào khác trên chiến trường. Họ có thể chiến thắng quân đội Tượng Hùng sở hữu thủ hộ linh mạnh nhất cao nguyên hay không, điều này thực sự khiến người ta lo lắng. Vậy là, Tạng Vương quyết định, nhất thiết phải tìm cho ra các đặc điểm của thủ hộ linh nước Tượng Hùng, đồng thời, Thổ Phồn cũng phải có thủ hộ linh mới, một loài thủ hộ linh mạnh mẽ hơn nữa, có thể khắc chế được thủ hộ linh của Tượng Hùng. Ông gả em gái ruột của mình cho Tượng Hùng để biểu thị tình hữu hảo, đồng thời ký một loạt điều ước hòa bình, lấy được cảm tình của Tượng Hùng vương. Em gái Tạng vương là Trại Mã Cát phụ trách nhiệm vụ nặng nề là thăm dò thủ hộ linh của Tượng Hùng. Nàng ta viết những thông tin thu thập được lên chiếc khăn đầu gắn đầy Lục Tùng thạch gửi về Thổ Phồn tặng cho Tùng Tán Can bố. Người đời chỉ biết Trại Mã Cát bị chồng ghẻ lạnh, mới dùng Lục Tùng thạch và khăn đầu tượng trưng cho sự dũng mãnh của đàn ông và sự yếu mềm của đàn bà để kích động Tùng Tán Can Bố xuất chinh tấn công Tượng Hùng, chứ không hề hiểu rằng bên trong chiếc khăn ấy lại giấu bí mật của thủ hộ linh nước Tượng Hùng, chữ viết Trại Mã Cát sử dụng chính là Tạng văn, khi đó vừa mới được sáng tạo ra, vẫn còn là một bí mật cấp cao của Thổ Phồn. Đồng thời, với nỗ lực không ngừng nghỉ, Nương thị và Vi thị cũng phát hiện ra ở Đảng Hạng có một loài động vật mạnh mẽ gọi là ngao. Sau bao nhiều năm chịu cảnh vô danh tiểu tốt trong hàng rào của các bộ lạc, trong vườn sau của các tộc trưởng, cuối cùng chó ngao Tây Tạng cũng gặp được Bá Lạc của mình. Để nắm bắt được phương pháp thuần dưỡng loài thủ hộ linh hoàn toàn mới này, đồng thời phá giải thủ hộ linh của Tượng Hùng, Tạng vương Tùng Tán Can Bố hạ lệnh, yêu cầu mỗi tiểu đội đều phải có binh sĩ tinh thông thuật thuần dưỡng, không hạn chế là thuần dưỡng loài động vật nào. Vậy là một chức nghiệp hoàn toàn mới ra đời.”

“Thế chiến ngao không phải là thủ hộ linh của Đảng Hạng à?” Nhân lúc lạt ma Á La ngưng lại lấy hơi giây lát, Nhạc Dương tranh thủ đặt câu hỏi.

“Khi ấy thì vẫn chưa,” lạt ma Á La đáp: “Khi ấy chó ngao ở Đảng Hạng chẳng qua chỉ là chó ngao thông thường, không thể coi là chiến ngao được, vì tính tình hung dữ, kiêu ngạo, ngỗ ngược nên từ đầu chó ngao đã là một loài mãnh thú cực khó huấn luyện thuần dưỡng rồi. Các thao thú sư thời cổ từng nói thế này, thuần hổ khó, khó hơn thuần sói mười lần; nhưng thuần ngao còn khó hơn thuần hổ, nuôi ba con hổ cũng không nhọc sức bằng một ngao, nếu được chiến ngao, tay vin mái bạc khóc. Ý muốn nói, thời gian để huấn luyện được một con ngao hợp tiêu chuẩn đủ để huấn luyện được ba con hổ, mà muốn huấn luyện con ngao đạt tiêu chuẩn ấy thành chiến ngao, thì tóc người huấn luyện đã bạc cả rồi. Vả lại loài thú này sức khỏe vô cùng, thường tự làm theo ý mình, cho dù có đưa ra chiến trường cũng không thể khống chế nổi, nếu chỉ là binh sĩ thông thường còn có thể bị cho ngao kéo lê đi. Khả năng chiến đấu của Đạo quân Ánh sáng vượt xa quân sĩ thông thường, nên có thể khống chế được loài vật này. Khi ấy Tùng Tán Can Bố thu được ba trăm con ngao, chắc là mỗi tiểu đội được phân một con. Ngao đó cũng chưa thể coi là chiến ngao, bất quá chỉ có thể gọi là chó ngao trinh sát thôi, nhưng thị giác, thính giác, khứu giác của chúng đã hỗ trợ rất lớn cho đội quân vô địch này, đồng thời khiến họ trở thành một quân đoàn khủng bố có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm. Từ đó trở đi, Đạo quân ánh sáng bắt đầu rèn luyện trên chiến trường, trước tiên họ giúp Thổ Phồn thu phục các bộ tộc Tô Tì, Đạt Ba, phía Bắc phá Thổ Dục Hồn, phía Đông chinh phạt Đảng Hạng, còn vượt xa đến tận Trung Nguyên, đã có mấy bận giao tranh với quân Đại Đường hùng mạnh. Chiến ngao trải qua chiến tranh rèn luyện, dần dần đã dung hợp với đạo quân ánh sáng, càng về sau càng ăn ý, từ ba trăm con thuở ban đầu, đến trước trận chiến cuối cùng với Tượng Hùng, Đạo quân ánh sáng đã có hơn năm nghìn con chiến ngao đạt chuẩn, đồng thời họ cũng tôi luyện bản thân thành một đạo quân sắt thực sự, mặc dù quân số không đông, nhưng người người đều có thể lấy một địch trăm. Đến trận quyết chiến cuối cùng, Tùng Tán Can Bố lại điều động từ Đảng Hạng thêm năm nghìn chó ngao thường hoàn thành chỉ tiêu một người một ngao. Đội ngũ kỳ quái này chính là Đạo quân Ánh sáng mà đời sau vẫn xưng tụng là đạo quân vô địch đấy. Bọn họ vẫn giữ hình thức này cho đến cuối cùng khi toàn quân đều bị tiêu diệt. Có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng, khi đó Đạo quân Ánh sáng đã biết thủ hộ linh của Tượng Hùng là tổ hợp đại kim bằng và chiến lang, loài sói tính tình hung dữ, nanh sắc vuốt nhọn, lại có thiên bẩm tác chiến theo bầy đàn, khi chiến đấu thường tập trung thành từng nhóm từ mười đến mười lăm con sói, chia nhau các hướng, tổng số toàn quân ước chừng năm vạn; Kim bằng ước chừng cũng có khoảng hơn nghìn con, số lượng tuy ít, nhưng hai mắt đại kim bằng như hai ngọn đuốc, thiện chiến trên không, từ trên cao bổ xuống, thế lớn lực mạnh, không thể ngăn chặn cũng không thể đề phòng, hơn nữa đại kim bằng lại chuyên mổ mù mắt quân địch, tổ hợp sói – ưng ấy đúng là rất khó phá giải.”

Nói tới đây, lạt ma Á La thở hắt ra một hơi dài, hai mắt khép hờ, mọi người bất giác đều nín thở chờ nghe về cuộc quyết chiến cuối cùng giữa đạo quân ánh sáng và Tượng Hùng một nghìn năm về trước, cả căn phòng phút chốc trở nên tĩnh lặng dị thường.

Thao thú sư!” Trác Mộc Cường Ba thầm chấn động trong lòng, lờ mờ có cảm giác như nắm bắt được điều gì đó.

Lạt ma Á La nói: “Đúng vậy. Muốn dùng động vật làm một binh chủng chiến đấu không đơn giản chỉ nói mà được, phải có những người chuyên môn chỉ huy diều khiển bọn chúng, để chúng dựa theo phương sách đã định sẵn mà tiến hành mai phục, tấn công ban đêm, tập kích, bày trận mà không trở ngược lại làm tổn hại đến phe mình, tất cả những việc này đều phải nhờ vào thao thú sư mới thực hiện được. Nói một cách đơn giản hơn, vai trò của họ cũng giống như những người huấn luyện thú dạy hổ nhảy qua vòng, cá heo húc bóng trong rạp xiếc vậy, nhưng điểm khác biệt là công việc của họ khó khăn hơn rất nhiều.

Giữa chiến trường, trong chớp mắt đã có ngàn vạn biến đổi, muốn điều khiển một đám động vật có thể tiến lui như ý, tiến thì về phía trước mà lùi thì về phía sau, hai cánh hợp vây, chia đường xuất kích, diệt từng bộ phận, tiềm phục rồi tập trung, ngoài việc phải hoàn toàn nắm bắt được tập tính và ưu thế của các lòai động vật ra, còn cần những thủ đoạn điều khiển thao túng đặc biệt khác – những thủ đoạn này chính là tuyệt kỹ bí mật không bao giờ để người ngoài biết được của các thao thú sư.

Đến giờ, thì tôi có thể nói với mọi người tại sao thú chiến lại dần dần lui khỏi vũ đài lịch sử được rồi. Đó chính là vì các tuyệt kỹ của thao thú sư xưa nay vẫn là đơn truyền một mạch và chỉ truyền miệng. Khi một thao thú sư chết đi mà không có truyền nhân kế thừa, thì cũng đồng nghĩa với một loại tuyệt kỹ điểu khiển thú đã thất truyền.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản thế này, trước khi triều Thanh tiến vào Sơn Hải quan, kỹ thuật điều khiển chim ưng Hải Đông Thanh của họ đã trải quan năm triểu đại Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh, đạt đến mức độ cao nhất của huấn luyện và thuần dưỡng động vật, từ bắt dụ ưng non, đến luyện ưng cất cánh, buộc thừng, giảm béo, thả ưng, cả quá trình hết sức hệ thống và khoa học, có thể nói là đã tổng kết được kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, nhưng từ sau khi tiến vào quan nội, chưa đầy một trăm năm, đã không thể tìm đâu ra một người luyện ưng chính thống nữa rồi, càng không cần nói đến chuyện huấn luyện ra được trinh sát tiên phong trên chiến trường- chiến ưng.

Không thể nói là người cầm quyền trong triều đình Mãn Thanh không coi trọng, không thích mà nó tự thất truyền thôi. Chỉ đơn giản như vậy thôi, không có nguyên nhân gì đặc biệt cả.”

Bọn Trác Mộc Cường a nghe đến đây, cuối cùng cũng hiểu ra được phần nào. Giáo sư Phương Tân lại hỏi: “Vậy còn nguyên nhân thứ hai?”

Lạt ma Á La mỉm cười đáp: “Nguyên nhân thứ hai càng dễ lý giải hơn. Thú chiến là phải cần đến các loài thú hung mãnh, mà xưa nay chỉ dã thú mới có răng nhọn vuốt sắc, nhưng cùng với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội loài người, các loài mãnh thú sở hữu những vũ khí sắc bén, và sức mạnh đáng sợ đồng thời cũng trở thành kẻ địch lớn nhất của con người, không thể có chuyện ai ai cũng là thao thú sư được, thái độ của người bình thường đối với chúng xưa nay vẫn là…giết chết không tha! Lãnh địa của loài người càng lúc càng mở rộng, số lượng hung cầm mãnh thú cũng mỗi lúc một ít, vậy thì còn thú chiến nỗi gì nữa?

Vẫn lấy thí dụ là chim ưng Hải Đông Thanh nhé, những người huấn luyện chim ưng thời đầu còn có thể đem tuyệt kỹ luyện chim ưng truyền cho con cháu, nhưng các thế hệ sau đến con chim ưng trông như thế nào còn chẳng biết, cũng chẳng bắt được con Hải Đông Thanh nào, vậy thì còn huấn luyện làm sao được? Tự nhiên là tuyệt kỹ cũng theo đó mà thất truyền thôi, hai nguyên nhân này bổ sung cho nhau, vậy nên muốn trùng diễn lại cảnh tượng trên trời rợp cảnh chim ác chiến, dưới đất dã thú chạy cuồng loạn, các loài thủy tộc làm tắc cả dòng sông thời Xuân Thu Chiến quốc trong thời nhà Thanh là không thể được.

Tôi nhớ có một vị thao thú sư từng để lại những lời đầy tiếc nuối thế này: thời thượng cổ, người bị thú bắt nạt, thời trung cổ, người và thú đồng cư, thời hậu cổ, người mạnh thú thưa, còn đến thời chúng ta bây giờ, cái được gọi là thú ấy, đại đa số đã thành động vật tuyệt chủng cả rồi, cho dù có còn lại, thi cũng là loài vật đang mấp mé bên bờ tuyệt chủng. Xã hội con người sẽ càng ngày càng thêm văn minh, mà xã hội văn minh thì sẽ không thể dung chưa được các loài dã thú.”

Nói đến đây, lạt ma Á La ngưng lại nhấp một ngụm nước. Nhạc Dương lấy làm lạ nói: “Theo cách nói của đại sư, cái nghề thao thú sư này từ thời thượng cổ đã có rồi, tại sao lại trở thành cái gì mà ba chức nghiệp bí truyền của Tây Tạng thế?”

Lạt ma Á La gật đầu: “Ừm, chuyện này liên quan đến chủ đề mà chúng ta sẽ nói sau, tôi còn phải giải thích với mọi người thêm một chút nữa. Ít nhất mọi người đã hiểu rõ rằng trong lịch sử đã từng xuất hiện thú chiến và có một chức nghiệp là thao thú sư, nhưng bọn họ đã dần bị tiêu vong. Tuy nhiên, trên cao nguyên này, thú chiến lại đã tìm được mảnh đất phù hợp để phát triển. Cũng không biết bắt đầu từ khi nào, tóm lại là đến thời kỳ Tạng vương Tùng Tán Can Bố, việc sử dụng thú chiến trên cao nguyên đã phát triển đến đỉnh cao, giống như thời Xuân Thu chiến quốc ở vùng Trung Nguyên vậy, chức nghiệp thao thú sư lúc này cũng đạt đến sự đột phá xưa nay chứ từng có, đó chính là thao túng điều khiển một loại động vật tiến lên cùng lúc thao túng nhiều loại động vật.”

Thấy mọi người không hiểu, lạt ma Á La lại giải thích: “Chắc là mọi người vẫn chưa hiểu rõ, trước đó đại đa số các thao thú sư đều chỉ hiểu biết, quen thuộc và có thể thuần dưỡng điều khiển một loại động vật nào đó. Chẳng hạn như tổ tiên khai quốc của nước Tần là Tần Phi, ông ta chính là một vị thao thú sư thực sự, kỹ thuật nhìn ngựa và huấn luyện ngựa của ông ta e rằng Bá Nha cũng khó bì nổi. Chính vì giỏi huấn luyện ngựa mà Tần Phi được vua nhà Chu coi trọng, ban thưởng cho cả đất phong, nhờ vậy mới có nước Tần. Còn trong thời kỳ chiến tranh tàn khốc nhất trên cao nguyên Thanh Tạng, những thao thú sư chỉ có thể thao túng một loài động vật đã không thể nào thỏa mãn được nhu cầu của chiến tranh nữa. Vì vậy đã ra đời thế hệ thao thú sư mới, có thể thao túng điều khiển nhiều loài động vật, đồng thời biết rõ nhược điểm của thú chiến đấu của phe đối phương. Từ đó trở đi, những người có hiểu biết về chức nghiệp này đều chỉ coi những nhân vật nắm vững tập tính của nhiều loài động vật khác nhau, trong chiến đấu không những có thể thao túng thú chiến đấu của phe mình, mà còn có thể lợi dụng nhược điểm của thú chiến đấu phe đối phương để phản kích mới là các thao thú sư – thuật sĩ điều khiển thú chân chính. Vì vậy, Tây Tạng cũng được coi là vùng đất phát nguyên của thao thú sư. Còn những con thú chiến đấu tham gia thú chiến trên cao nguyên Thanh Tạng này cũng có danh xưng riêng…”

“Chúng chính là thụy thú bảo vệ bốn phương!” Trác Mộc Cường Ba thốt lên.

Lạt Ma Á La mỉm cười: “Đúng vậy, trải qua thăng trầm lịch sử, trong quá trình tiêu vong của thú chiến, những con thú chiến đầu đã dần dần diễn hóa thành thụy thú bảo vệ bốn phương, hay còn gọi là thủ hộ linh. Trong lòng mọi người, chúng là thần thú may mắn bảo vệ nhà cửa quê hương họ, nhưng đại đa số họ lại không biết rằng những con thú may mắn này thực ra đã từng là một lực lượng chiến đấu không thể thiếu trong những trận chiến bảo vệ Nhà cửa quê hương. Cường Ba thiếu gia hiểu được đến đây, vậy thì tôi có thể kể với cậu về lịch sử của chiến ngao được rồi. Còn nhớ khi ở châu Mỹ, tôi từng nói với cậu rằng trong lịch sử Thổ Phồn từng có một đạo quân, trong đó mỗi binh sĩ đều phối hợp với một chiến ngao, và bọn họ đã trở thành thần thoại bất bại trong lịch sử chiến tranh hay không?”

Lạt ma Á La vừa nhắc gần như tất cả đều khẽ kêu lên một tiếng: “Đạo quân ánh sáng!” Mỗi người đều bừng tỉnh ngộ, đây chính là điều mà họ vẫn luôn muốn biết, nguyên nhân tại sao Đạo quân Ánh sáng lại bất bại. Trác Mộc Cường Ba vỗ mạnh một phát lên trán, sao gã lại không liên hệ Đạo quân Ánh sáng với chiến ngao mà lạt ma Á La nhắc đến trong rừng rậm nguyên sinh châu Mỹ chứ, bản thân thật đúng là quá ngu độn.

Lạt ma Á La nói: “Không sai, chính là Đạo quân Ánh sáng. Để mọi người hiểu sâu thêm nữa về quan hệ giữa Đạo quân ánh sáng và chiến ngao, tôi cần nói trước về tình hình phát triển của thú chiến và hoàn cảnh lịch sử của cao nguyên Thanh Tạng lúc bấy giờ. Thực ra, trong rất nhiều câu chuyện của Tây Tạng đều có nhắc đến thú chiến, chỉ có điều mọi người xưa nay chưa từng chú ý đến mà thôi. Thú chiến truyền vào Tây Tạng từ bao giờ, hay từ thời cổ vùng đất này đã có sẵn hình thức chiến tranh ấy rồi, điểm này thì không thể khảo chứng, tôi cũng không có cách nào giải thích được. Thú chiến xuất hiện sớm nhất trong các ghi chép lịch sử của Thổ Phồn có lẽ phải truy ngược đến tận thời kỳ Thất xích Thiên vương.”

Giáo sư Phương Tân bỏ kính xuống, lấy mảnh vải lau lau. Ông cũng biết, Thất xích Thiên vương là bảy đời quân chủ khai quốc trong truyền thuyết của vương triều Thổ Phồn, nghe nói đều là những thần nhân hạ phàm, có phép thần thông, sau khi chết thì hóa thành cầu vồng hoặc đi lên bậc thang trời mà trở về thiên giới. Nhưng trong ấn tượng của ông, hình như chẳng hề có tư liệu nào liên quan đến thú chiến thời kỳ đó cả.

Chỉ nghe lạt ma Á La nói: “Có lẽ mọi người đều biết, tương truyền bảy đời quân chủ đầu tiên sau khi Thổ Phồn khai quốc đều không giống người thường, trên đầu có trụ sáng cao một thước, là do thần ban cho người Tạng để làm Vương, sau khi chết không có di thể mà đều quy về quầng sáng trên đỉnh đầu. Nhưng từ đời Tạng vương thứ tám, Chỉ Cống tán phổ, bọn họ không thể về trời được nữa, bởi vì Chỉ Cống tán phổ bị một đại thần của ông ta là La Ngang dùng tên bắn chết, Chỉ Cống tán phổ có nghĩa là vị tán phổ bị giết chết”. Theo sách Đôn Hoàng Bản Thổ Phồn lịch sử văn thư ghi chép: “Vương này (chỉ Chỉ cống tán phổ) là con của thiên thần, dù thể hình như người bình thương, nhưng lại đặc dị khác hẳn người thường, có thần thông bay được cả lên thiên giới. Vương tiín cuồng ngạo kiêu căng, thường lệnh cho thuộc hạ cùng mình tỉ võ thi tài. Lần cuối cùng ông ta gọi một vị đại thần tên là La Ngang Đạt Tư đến tỉ võ.” La Ngang tự nhận mình không phải là đối thủ của Tán phổ, không chịu so tài. Chỉ Cống cứ bức ép bằng được. Vậy là La Ngang đành nói với Chỉ Cống: “Thần là thần tử, ngài là quân chủ, thần tử quyết chiến với quân chủ là đại nghịch, vì vậy kính mong bệ hạ lúc quyết chiến hãy mang kính hộ tâm, trên vai dùng da cáo làm trang sức, khi bắt đầu hãy xoay đao múa trên đỉnh đầu.” Thực ra đây chính là một cái bẫy dành cho Chỉ Cống, vì Chỉ Cống có phúc của tổ tiên lưu lại và có thần hộ mệnh, La Ngang không thể giết nổi ông ta. Chỉ Cống đã mắc mưu, La Ngang lại nói:;Lúc khai chiến thần sẽ dâng âm nhạc lên kính bệ hạ, ngoài ra xin cho phép thần mang theo hai trăm con bò.” Chỉ Cống không thèm để mắt đến những chuyện này, chỉ mộg lòng muốn quyết đấu ngay. La Ngang cho một trăm con bò thồ muội than, một trăm con khác buộc lông trên mình. Lúc khai chiến, La Ngang lấy danh nghiẽ dâng âm nhạc lên gõ chiêng khua trống ầm ĩ, đàn bò bị kinh động liền chạy tóe ra tứ tán, lông và muội than bay lẫn vào nhau, bụi mù mịt che mờ cả bầu trời, tất cả binh sĩ đều không nhìn thấy gì, chỉ trông thấy kính hộ tâm trước ngực Chỉ Cống phát sáng. La Ngang liền bắn tên giết chết Chỉ Cống, không hề dùng đến thiên quân vạn mã gì. Chỉ Cống cũng không hóa đi trong ánh sáng như các tổ tiên của ông ta.”

Nghe hết câu chuyện, Trương Lập lấy làm thất vọng, khẽ lẩm bẩm: “Đây mà là thú chiến à?” Chỉ có Trác Mộc Cường Ba và giáo sư Phương Tân là nhận ra chút gì đấy như hình thức ban đầu của thú chiến.

Giáo sư Phương Tân nói: “Câu chuyện này thì tôi cũng biết, nhưng thế vẫn còn chưa hết, nó vẫn còn nửa sau nữa mà.”

Lạt ma Á La nói: “Theo những gì chúng tôi khảo chứng được, nửa sau của câu chuyện bị ngờ là do đời sau thêm thắt vào, vì khi ấy chó ngao vẫn còn chưa xuất hiện trên vũ đài lịch sử.”

“Ồ” Giáo sư Phương Tân có chút thất vọng, vì đây là một trong những truyền thuyết lịch sử nổi tiếng nhất về chó ngao Tây Tạng mà họ biết.

Lạt ma Á La nói: “Đây chính là câu chuyện về thú chiến sớm nhất được ghi chép lại, cũng tương đối nổi tiếng. Những chuyện cũng khá nổi tiếng khác còn có “Vua chuột và quốc Vương”, “Bò Yak trắng”, “Anh hùng đẻ trứng…” Trong các sử thi sau này như Ban Mã Qua Đường, Cách Tát Nhĩ Vương lại càng ẩn chưa nhiều thông tin về thú chiến, tôi không lấy ví dụ cụ thể nữa. Vậy là đến thời Tạng vương Tùng Tán Can Bố, thú chiến đã phát triển hoàn thiện. Đồng thời trên cao nguyên lúc này các bộ tộc đã phát triển, nhưng đứng trước thú chiến đấu, sức mạnh quân sự của con người có phần yếu ớt, thành ra các thế lực đều chú ý phát triển một cách quy mô lực lượng thú chiến, quốc gia nào cũng có một hoặc hai loại thủ hộ linh của riêng mình. Loại thủ hộ linh phổ biến nhất trên cao nguyên chính là bò Yak, loài thú chiến đấu thể hình to lớn, lực đâm húc mạnh mà lại dễ thuẩn dưỡng này là quân chủ lực của thú chiến thời đó. Chẳng hạn như trong câu chuyện mọi người vừa nghe đó, thủ hộ linh của Thổ Phồn lúc đầu cũng là bò Yak. Thanh Tạng cao nguyên thời kỳ này cũng hệ như thời Xuân Thu Chiến quốc ở Trung Nguyên vậy, chư hầu tranh bá, phía Đông Thổ Phồn có Đa Di, Đảng Hạng, Bạch Lan; phía Bắc có Tô Tì, Thổ Dục Hồn, Hoắc Nhĩ, phía Tây có Tượng Hùng, các nước nhỏ hơn thì càng không đếm xuể. Thổ Phồn ở giữa, quần hùng cát cứ xung quanh, nhưng cũng không phải là quốc gia lớn mạnh nhất, quốc lực chỉ hơn được Tô Tì, Bạch Lan có thể nói là không phân cao thấp với Đảng Hạng, Thổ Dục Hồn. Còn cường thịnh nhất thời bấy giờ, phải nói đến Tượng Hùng ở phía Tây. Tượng Hùng đất rộng người đông, binh lực hùng hậu, thủ hộ linh của quốc gia này lại càng là loại mạnh trong những loại mạnh. Bích họa mà chúng ta thấy trong Đảo huyền Không tự đủ để chứng minh điểm này rồi, thủ hộ linh của họ chính là sói và đại kim bằng, dùng sói chiến đấu với bò Yak là đã có ưu thế bẩm sinh, thừa sức uy hiếp những nước nhỏ khác trên cao nguyên này. Chỉ có điều đến thời Tạng vương Tùng Tán Can Bố, Tượng Hùng không biết tiến thủ, quốc lực ngày một suy vong yếu kém, nhưng lạc đà gầy chết cũng to hơn ngựa. Thổ Phồn thực sự không nuốt trôi được khúc xương cứng Tượng Hùng này.”

Lạt Ma Á La ngưng lại một chút rồi tiếp lời: “Tạng vương Tùng Tán Can Bố, tương truyền từ nhỏ đã hùng tài đại lược, là một kỳ tài quân sự nghìn năm hiếm gặp. Cha bị gian thần giết hại, nghe nói chỉ mới mười ba tuổi ông đã dựa vào trí tuệ hơn người của mình, bắt được tên hung thủ báo thù cho cha; mười lăm tuồi đã “lực bạt sơn hề khí cái thế”, hùng tâm tráng trí cao ngất, quyết ý nhất thống cao nguyên. Vị Tạng vương trẻ tuổi cũng biết rằng, Tượng Hùng ở phía Tây là cường quốc đứng đầu trên cao nguyên, lại ở phía sau nước mình, đánh Tượng Hùng thì không thể đánh được, mà nếu xuất binh tấn công các nước khác, lại có khả năng bị Tượng Hùng thừa cơ lấn đánh, nhưng, Thổ Phồn muốn phát triển cường thịnh, vẫn buộc phải chinh phục Tượng Hùng trước. Đúng lúc vị quân chủ trẻ tuổi không nghĩ ra kế sách nào, thì có thể nói là trời chiều lòng người, Tượng Hùng vương đã đích thân đem hai nhân tài đến tận tay Tùng Tán Can Bố. Đó chính là những người đã sáng lập ra Đạo quân Ánh sáng, về sau trở thành hai đại gia tộc tay trái tay phải của các đời quân chủ Thổ Phồn, và được sủng ái cho đến tận khi Thổ Phồn diệt vong, gia tộc họ Vi và họ Nương. Nương thị và Vi thị vốn là quý tộc Tượng Hùng. Cảnh ngộ họ gặp phải Tượng Hùng được viết trong một bộ sử thi khác. Tóm lại là họ không còn bằng lòng với sự thống trị của Tượng Hùng vương nữa, mà chạy sang đứng dưới cờ của Thồ Phồn. Việc đàu tiên những người này nói với Tạng vương Tùng Tán Can Bố khi vào diện kiến chính là họ sẵn lòng giúp Tạng Vương xây dựng một đạo quân vô địch. Đề nghị đó không hẹn mà trùng hợp với suy nghĩ của Tạng vương trẻ tuổi. Vậy là Tùng Tán Can Bố liền giao hết việc này cho hai người hoàn thành, người ta vẫn nói “tri nhân thiện nhậm”, chắc cũng chỉ đến vậy mà thôi. Từ đó trở đi, vị bá chủ Thổ Phồn bắt đầu thay đổi khí khái coi thường cả thiên hạ trước đó, ẩn giấu khí thế, trong thì tạo phúc làm giàu cho quốc dân, sửa đổi pháp quy, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế; bên ngoài đối chọi với cường địch,thông hôn nhân, liên lạc với những nhánh đồng tông. Kết giao nước xa, đánh nước gần, ông ta ẩn nhẫn, chờ đợi, chờ đợi đến ngaà đại quân vô địch kia có thể xuất chinh chiến đấu! Nếu nói nhà Tần lớn mạnh nhờ Thương Ưởng biến pháp, thì Thổ Phồn lớn mạnh, kẻ biến pháp chính là bản thân người thống trị. Tùng Tán Can Bố vừa có khí thế của Sở Bá vương, lại kiêm cả kỳ tài tuyệt thế của Gia Cát lượng. Cả cao nguyên cuộn lên dòng chảy ngầm mãnh liệt trong bầu không khí vừa căng thẳng lại vừa bình lặng, thai nghén một trận đại biến cố xưa nay chưa từng có, một biến cố đã được trời cao định sẵn là do vị Tạng vương vĩ đại nhất trong lịch sử cao nguyên, Tán phổ Tùng Tán Can Bố thực hiện.”

Giọng của Lạt ma Á La kể rất bình tĩnh, nhưng bọn Ba Tang, Nhạc Dương, Trương Lập nghe mà thấy máu nóng bừng bừng. Trước bọn họ chỉ biết Tùng Tán Can Bố được gọi là một bậc đại kỳ tài hiếm có của cao nguyên Thanh Tạng, nhưng công tích lớn lao mà ông lập nên khiến tất cả đồng bào người Tạng đều lấy đó làm niềm kiêu hãnh của mình, trước ông, chưa từng có vị Vương nào làm nổi, sau ông, cũng không có vị Vương nào vượt qua được. Giờ đây, tất cả những công tích của vị con trời này đang được tái hiện lại một cách sinh động qua lời kể của lạt ma Á La.

Lạt ma Á La lại tiếp tục: “Đạo quân Ánh sáng từ ngày bắt đầu thành lập đã đặt ra mục tiêu không giống với bất cứ binh chủng nào khác. Nương thị và Vi thị cho rằng, thú chiến đã phát triển đến tột đỉnh, rất khó có đột phá nữa, nhưng binh sĩ thì khác, bọn họ còn có thể mạnh hơn, nhanh hơn nữa. Nếu không thể lay động khí thế thiên quân vạn mã đất rung núi chuyển của thú chiến, thì hãy sửa đổi sách lược linh hoạt, mà chỉ có người với người mới có thể phối hợp điều hòa với nhau tốt hơn, có thể phản ứng với muôn vàn biến đổi trong nháy mắt trên chiến trường, không thể nói là người lại không bằng thú chiến được. Dựa vào lý luận này bọn họ đã hoàn toàn phá vỡ cách biên chế binh chủng thông thường, đơn vị tác chiến nhỏ nhất là một tiểu đội năm người, có một tiểu đội trưởng, năm tiểu đội hợp lại thành một trung đội, có một trung đội trưởng và một trung đội phó; năm trung đội biên chế thành một đại đội; có một đại đội trưởng và một đại đội phó cùng bốn chánh phó tham mưu. Khi đánh trận lấy đại đội làm đơn vị cơ bản, điều động thống nhất, đại đội trưởng chết trận thì đại đội phó chỉ huy, đại đội phó chết trận thì tham mưu chỉ huy, nếu các chỉ huy cao nhất của đại đội đều tử trận hết, toàn bộ đại đội ấy còn có thể chia lẻ ra, phân thành các trung đội do trung đội trưởng dẫn đầu tác chiến. Nếu thực hiện các nhiệm vụ như tập kích, đánh chặn, ám sát, thì mỗi tiểu đội là một đơn vị tác chiến, vì chỉ có biên chế năm người nên tính cơ động và linh hoạt của họ rất cao. Nương thị và Vi thị đã gắng hết sức lực tâm tư, quyết huấn luyện cho đội quân này dù chỉ còn lại một binh sĩ, thì binh sĩ ấy cũng phải có sức chiến đấu khiến kẻ địch khiếp sợ. Những binh sĩ này ngoài đặc điểm của quân nhân bình thường như có thân thủ hơn người, lấy phục tùng mệnh lệnh làm thiên chức, còn có nhiều năng lực hết sức đặc thù khác, như có thể ngày đêm hành quân hai trăm dặm, có kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã tuyệt hảo, có thể ẩn mình dưới lớp tuyết, cũng có thể ngụy trang thành một lùm cỏ di động. Trong tiểu đội năm người, ít nhất có một lợi bản, có thể nhận biết các loài thảo dược, xem bệnh cứu người, đồng thời tinh thông giải phẫu, có thể thực hiện những ca phẫu thuật đơn giản trong lúc hành quân; một người là vu cổ sư, tinh thông các cáh thức giết người và tra tấn, đồng thời sở trường dùng độc; một trinh sát thông thuộc các loại địa hình, có thể nhận biết dấu chân ngựa và vết tích của bò dê để lại mà biết được sĩ số cùng hướng đi của kẻ địch; một thần xạ thủ có thể kéo cung cứng, bắn xa ngoài hai trăm bước chân; một người có biết thuật ngụy trang, có thể lợi dụng hoàn cảnh xung quanh để bố trí cạm bẫy bắt người và dã thú…”

Lạt ma Á La cứ thao thao bất tuyệt nói tiếp, ba người xuất thân là bộ đội là Ba Tang, Nhạc Dương và Trương Lập từ nãy đã thầm kinh hãi thốt lên trong lòng: “Biên chế của bộ đội đặc chủng!” Không nghi ngờ gì nữa, lúc này họ đang được nghe nói về một đạo quân bộ đội đặc chủng đã được huấn luyện từ hơn một nghìn năm về trước; họ có lý do để tin rằng, với khả năng chiến đấu của đội quân này, ở thời kỳ ấy, nó thực sự không hổ với danh hiệu vô địch một chút nào. Nhạc Dương lại còn liên hệ cả đến Đảo Huyền Không tự, chỉ luận về thân thủ, bộ đội đặc chủng ngày nay còn không bằng bộ đội đặc chủng cổ từ nghìn năm trước ấy chứ. Có điều rất nhanh sau đó anh lại tự phủ định ý nghĩ này của mỉnh, khi ấy Đảo Huyền Không tự vẫn còn nằm trong địa giới Tượng Hùng, vậy thì đợt huấn luyện đầu tiên của Đạo quân Ánh sang không thể nào ở bên trong Đảo Huyền Không tự được.

Cuối cùng lạt Ma Á La nói: “Đương nhiên trong quân đội còn có cả các chức nghiệp đặc thì như thao thú sư, ảo thuật sư, cơ giới sư, thuật sĩ thiên khí về sau này. Những binh sĩ giữ chức này thông thường đều một người tinh thông nhiều loại kỹ năng. Đại quân đã hình thành, nhưng vẫn không dám vọng động, vì khi ấy TượngHùng còn sở hữu thủ hộ linh mạnh nhất trên cao nguyên, còn Đạo quân ánh sáng thì mới từng diễn luyện chiến đấu với quân bò Yak. Tạng vương phát hiện ra, quân Ánh sáng ngoài chiêu tránh mũi nhọn tấng công của bò Yak, dẫn dụ cho chúng tản ra rồi tung đòn quyết định, thì rất khó chiếm được lợi thế nào khác trên chiến trường. Họ có thể chiến thắng quân đội Tượng Hùng sở hữu thủ hộ linh mạnh nhất cao nguyên hay không, điều này thực sự khiến người ta lo lắng. Vậy là, Tạng Vương quyết định, nhất thiết phải tìm cho ra các đặc điểm của thủ hộ linh nước Tượng Hùng, đồng thời, Thổ Phồn cũng phải có thủ hộ linh mới, một loài thủ hộ linh mạnh mẽ hơn nữa, có thể khắc chế được thủ hộ linh của Tượng Hùng. Ông gả em gái ruột của mình cho Tượng Hùng để biểu thị tình hữu hảo, đồng thời ký một loạt điều ước hòa bình, lấy được cảm tình của Tượng Hùng vương. Em gái Tạng vương là Trại Mã Cát phụ trách nhiệm vụ nặng nề là thăm dò thủ hộ linh của Tượng Hùng. Nàng ta viết những thông tin thu thập được lên chiếc khăn đầu gắn đầy Lục Tùng thạch gửi về Thổ Phồn tặng cho Tùng Tán Can bố. Người đời chỉ biết Trại Mã Cát bị chồng ghẻ lạnh, mới dùng Lục Tùng thạch và khăn đầu tượng trưng cho sự dũng mãnh của đàn ông và sự yếu mềm của đàn bà để kích động Tùng Tán Can Bố xuất chinh tấn công Tượng Hùng, chứ không hề hiểu rằng bên trong chiếc khăn ấy lại giấu bí mật của thủ hộ linh nước Tượng Hùng, chữ viết Trại Mã Cát sử dụng chính là Tạng văn, khi đó vừa mới được sáng tạo ra, vẫn còn là một bí mật cấp cao của Thổ Phồn. Đồng thời, với nỗ lực không ngừng nghỉ, Nương thị và Vi thị cũng phát hiện ra ở Đảng Hạng có một loài động vật mạnh mẽ gọi là ngao. Sau bao nhiều năm chịu cảnh vô danh tiểu tốt trong hàng rào của các bộ lạc, trong vườn sau của các tộc trưởng, cuối cùng chó ngao Tây Tạng cũng gặp được Bá Lạc của mình. Để nắm bắt được phương pháp thuần dưỡng loài thủ hộ linh hoàn toàn mới này, đồng thời phá giải thủ hộ linh của Tượng Hùng, Tạng vương Tùng Tán Can Bố hạ lệnh, yêu cầu mỗi tiểu đội đều phải có binh sĩ tinh thông thuật thuần dưỡng, không hạn chế là thuần dưỡng loài động vật nào. Vậy là một chức nghiệp hoàn toàn mới ra đời.”

“Thế chiến ngao không phải là thủ hộ linh của Đảng Hạng à?” Nhân lúc lạt ma Á La ngưng lại lấy hơi giây lát, Nhạc Dương tranh thủ đặt câu hỏi.

“Khi ấy thì vẫn chưa,” lạt ma Á La đáp: “Khi ấy chó ngao ở Đảng Hạng chẳng qua chỉ là chó ngao thông thường, không thể coi là chiến ngao được, vì tính tình hung dữ, kiêu ngạo, ngỗ ngược nên từ đầu chó ngao đã là một loài mãnh thú cực khó huấn luyện thuần dưỡng rồi. Các thao thú sư thời cổ từng nói thế này, thuần hổ khó, khó hơn thuần sói mười lần; nhưng thuần ngao còn khó hơn thuần hổ, nuôi ba con hổ cũng không nhọc sức bằng một ngao, nếu được chiến ngao, tay vin mái bạc khóc. Ý muốn nói, thời gian để huấn luyện được một con ngao hợp tiêu chuẩn đủ để huấn luyện được ba con hổ, mà muốn huấn luyện con ngao đạt tiêu chuẩn ấy thành chiến ngao, thì tóc người huấn luyện đã bạc cả rồi. Vả lại loài thú này sức khỏe vô cùng, thường tự làm theo ý mình, cho dù có đưa ra chiến trường cũng không thể khống chế nổi, nếu chỉ là binh sĩ thông thường còn có thể bị cho ngao kéo lê đi. Khả năng chiến đấu của Đạo quân Ánh sáng vượt xa quân sĩ thông thường, nên có thể khống chế được loài vật này. Khi ấy Tùng Tán Can Bố thu được ba trăm con ngao, chắc là mỗi tiểu đội được phân một con. Ngao đó cũng chưa thể coi là chiến ngao, bất quá chỉ có thể gọi là chó ngao trinh sát thôi, nhưng thị giác, thính giác, khứu giác của chúng đã hỗ trợ rất lớn cho đội quân vô địch này, đồng thời khiến họ trở thành một quân đoàn khủng bố có thể tác chiến cả ngày lẫn đêm. Từ đó trở đi, Đạo quân ánh sáng bắt đầu rèn luyện trên chiến trường, trước tiên họ giúp Thổ Phồn thu phục các bộ tộc Tô Tì, Đạt Ba, phía Bắc phá Thổ Dục Hồn, phía Đông chinh phạt Đảng Hạng, còn vượt xa đến tận Trung Nguyên, đã có mấy bận giao tranh với quân Đại Đường hùng mạnh. Chiến ngao trải qua chiến tranh rèn luyện, dần dần đã dung hợp với đạo quân ánh sáng, càng về sau càng ăn ý, từ ba trăm con thuở ban đầu, đến trước trận chiến cuối cùng với Tượng Hùng, Đạo quân ánh sáng đã có hơn năm nghìn con chiến ngao đạt chuẩn, đồng thời họ cũng tôi luyện bản thân thành một đạo quân sắt thực sự, mặc dù quân số không đông, nhưng người người đều có thể lấy một địch trăm. Đến trận quyết chiến cuối cùng, Tùng Tán Can Bố lại điều động từ Đảng Hạng thêm năm nghìn chó ngao thường hoàn thành chỉ tiêu một người một ngao. Đội ngũ kỳ quái này chính là Đạo quân Ánh sáng mà đời sau vẫn xưng tụng là đạo quân vô địch đấy. Bọn họ vẫn giữ hình thức này cho đến cuối cùng khi toàn quân đều bị tiêu diệt. Có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng, khi đó Đạo quân Ánh sáng đã biết thủ hộ linh của Tượng Hùng là tổ hợp đại kim bằng và chiến lang, loài sói tính tình hung dữ, nanh sắc vuốt nhọn, lại có thiên bẩm tác chiến theo bầy đàn, khi chiến đấu thường tập trung thành từng nhóm từ mười đến mười lăm con sói, chia nhau các hướng, tổng số toàn quân ước chừng năm vạn; Kim bằng ước chừng cũng có khoảng hơn nghìn con, số lượng tuy ít, nhưng hai mắt đại kim bằng như hai ngọn đuốc, thiện chiến trên không, từ trên cao bổ xuống, thế lớn lực mạnh, không thể ngăn chặn cũng không thể đề phòng, hơn nữa đại kim bằng lại chuyên mổ mù mắt quân địch, tổ hợp sói – ưng ấy đúng là rất khó phá giải.”

Nói tới đây, lạt ma Á La thở hắt ra một hơi dài, hai mắt khép hờ, mọi người bất giác đều nín thở chờ nghe về cuộc quyết chiến cuối cùng giữa đạo quân ánh sáng và Tượng Hùng một nghìn năm về trước, cả căn phòng phút chốc trở nên tĩnh lặng dị thường.

Bình luận
× sticky