Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghệ Thuật Sống Tự Tin

Chương 2: Nghệ Thuật Phân Tách

Tác giả: Bryan Robinson, Ph. D

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ vô cùng ngạc

nhiên khi nhận ra cái tôi thật sự mà ta luôn tìm

kiếm cũng đang ra sức tìm kiếm ta.

– Stephen Cope

Cái tôi tự tin

Curtis luôn cảm thấy mình phải nhận tất cả các ca bệnh do đồng nghiệp chuyển đến, ngay cả khi anh không chắc liệu bệnh tình của bệnh nhân có thuộc chuyên khoa của mình hay không. Việc gắng sức làm hài lòng mọi người đã liên tục gây cho anh nhiều rắc rối bởi anh phải đối mặt với những ca bệnh nằm ngoài khả năng chữa trị của mình. Curtis đã vô tình cho phép ý muốn luôn gắng làm hài lòng người khác dẫn dắt cuộc đời anh, thay vì cái tôi tự tin của chính anh.

Nếu bạn là người tự tin, cái tôi tự tin sẽ nắm giữ vị thế chủ đạo. Bạn biết rõ bản thân và trung thành với chính mình. Bạn làm những việc bạn tin là đúng mà không cần quan tâm đến quan điểm của người khác. Bạn là nhà thám hiểm đầy sáng tạo, biết vượt qua những ranh giới thông thường mà vẫn biết rõ giới hạn của mình. Bạn là bậc thầy trong việc sửa đổi bản thân, luôn học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, thay vì che giấu chúng. Khi đối mặt với những việc nằm ngoài khả năng của mình, bạn có thể tự tin nói: “Không” mà không cảm thấy xấu hổ. Khi đó, bạn có khuynh hướng sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài (thay vì từ ngoài vào trong) với sự cân bằng, tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chấp nhận mọi việc trong niềm hân hoan.

Cái tôi tự tin của chúng ta thường bị bản ngã che khuất. Chúng ta thường có khuynh hướng nhìn nhận bản thân thông qua bản ngã chứ không dựa vào cái tôi tự tin của mình. Bạn không thể tìm kiếm cái tôi tự tin ở bên ngoài bản thân. Nó tồn tại sẵn bên trong con người bạn nhưng có thể nó đã bị bản ngã che lấp. Nhà duy linh học Eckhart Tolle(1) cho rằng: “Chính ý nghĩ của chúng ta sẽ quyết định những gì ta cảm nhận được. Bạn thường cảm thấy mình thiếu thốn một thứ gì đó mà thực tế là bạn đã có rồi. Do không thể hiện nó ra bên ngoài nên bạn thậm chí chẳng biết rằng mình đã có nó”.

TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TỰ TIN

Trong cuốn sách “Introduction to the Internal Family Systems Model” (Giới thiệu Mô hình Hệ thống Nội bộ Gia đình), Richard Schwartz(2) đã mô tả tám đặc điểm bắt đầu bằng chữ “C” giúp bạn nhận biết dấu hiệu khi liên hệ được với cái tôi tự tin của mình.

Trong cuốn sách này, tôi xin được sử dụng lại tám chữ “C” của ông để mô tả cái tôi tự tin như sau:

  • Sự thông suốt (Clarity): Bạn cảm nhận rõ phương hướng cuộc sống của mình.

  • Sự thanh thản (Calm): Bạn tin cậy vào sức lan tỏa của sự thanh thản.

  • Sự nối kết (Connectedness): Bạn cảm nhận được sự nối kết trong tâm hồn mình cũng như giữa bạn với những người xung quanh.

  • Sự ham hiểu biết (Curiosity): Bạn cảm thấy hiếu kỳ hơn về thế giới và hạn chế xét nét bản thân cũng như những người xung quanh.

  • Sự tự tin (Confidence): Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

  • Tình yêu thương (Compassion): Bạn trở nên nhạy cảm hơn; tình yêu thương bạn dành cho bản thân cũng như những người xung quanh cũng dễ được khơi gợi hơn.

  • Lòng can đảm (Courage): Bạn sẽ can đảm hơn khi đối mặt với thử thách của cuộc sống.

  • Khả năng sáng tạo (Creativity): Óc sáng tạo sẽ giúp bạn vượt ra khỏi những lối tư duy cũ.

Tám đặc điểm phản ánh bản chất tự nhiên của con người trên sẽ được bàn luận đến xuyên suốt trong cuốn sách này.

Khi bạn thấy mình có những trạng thái nhận thức ấy, nghĩa là cái tôi tự tin đang dẫn dắt cuộc đời bạn. Khi bạn hiểu biết rộng hơn, bạn sẽ khám phá ra chúng trong con người mình và cảm nhận được cái tôi tự tin đang bắt đầu tỏa sáng từ bên trong.

Mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau

Jeff không thể trò chuyện với vợ về các vấn đề hôn nhân. Mỗi khi anh đề cập đến vấn đề mà anh quan tâm thì vợ anh liền gạt phắt đi bởi cô xem đó là những lời giáo huấn. Jeff rất muốn kìm nén cảm xúc của mình nhưng không hiểu sao nó cứ bộc phát ra và trở thành nỗi oán giận. Anh quát mắng vợ hoặc đưa ra những lời bình phẩm ác ý trong khi chị lại chẳng hiểu được nguyên nhân. Đây là một ví dụ về mối quan hệ không có niềm tin.

Trong cuốn sách “The Seven Principles for Making Marriage Work” (Bảy nguyên tắc để có được cuộc hôn nhân tốt đẹp), John Gottman đã xác định bốn nguyên nhân khiến hôn nhân xuống dốc, đó là: sự phê phán, sự biện hộ, sự khinh rẻ và sự thu mình. Bốn dấu hiệu này thường xuất hiện trong mối quan hệ thiếu cởi mở. Trái lại, những mối quan hệ tin tưởng xuất hiện khi cả đôi bên sẵn sàng chia sẻ khó khăn và những mối quan tâm của mình. Họ không cãi vã, xét nét hay phê phán những việc làm của nhau. Họ phấn đấu để có được sự gắn kết hài hòa thông qua việc thấu hiểu và tôn trọng quan điểm của nhau. Họ cảm kích những việc làm của nhau, cùng đón nhận tình yêu và vun vén cho tình yêu ấy. Richard Schwartz đã miêu tả mối quan hệ dựa trên niềm tin ấy như sau:

“Các khách hàng của tôi đã tạo được sự hài hòa trong mối quan hệ của mình hoặc can đảm rời bỏ những mối quan hệ mang tính thực dụng. Họ tỏ ra điềm tĩnh hơn khi đối mặt với các cơn khủng hoảng và ít bị xúc cảm lấn át hơn so với trước kia”.

“Cái tôi” trong cơn sóng gió cuộc đời

Hầu hết chúng ta đều có một tiếng nói phá bĩnh bên trong mình. Nó luôn săm soi ta và lên tiếng rằng ta là một kẻ không xứng đáng, ích kỷ, xấu xa. Giống như viên trung úy bẳn tính đang cố gắng cứu mạng các binh sĩ của mình, các ý nghĩ mang tính phê phán này chỉ cho ta thấy những thất bại của ta và phán xét chúng. Tiếng nói này thường chiếm nhiều thời lượng hơn so với những lời an ủi từ nội tâm bảo với ta rằng ta tuyệt vời đến mức nào. Richard Schwartz gọi những tiếng nói phá bĩnh này là “một phần của con người chúng ta”. Các Phật tử, chẳng hạn như ni sư Pema Chodron(3), gọi nó là “bản ngã”. Các giáo sư duy linh học như Eckhart Tolle và Anthony de Mello(4) gọi nó là “dòng suy nghĩ miên man” hay “cái tâm nương duyên vào sự vật”. Anthony de Mello nhận xét về nó như sau:

“Sự bực dọc của tôi không xuất phát từ những thực tại bên ngoài mà từ các yếu tố bên trong. Khi loại bỏ những yếu tố nội tại ấy thì sự bực dọc trong tôi cũng sẽ biến mất. Cách suy nghĩ và nhìn nhận sự việc, các nguyên tắc sống và cách phán xét vấn đề, ngay cả khẩu vị và sở thích của tôi đều là kết quả của quá trình dài sinh sống trong môi trường gia đình, trường lớp, nhà thờ và một khuôn khổ xã hội nhất định. Khuôn mẫu ấy đã định hình trí óc tôi, uốn nắn suy nghĩ và quyết định cách phản ứng tức thời của tôi với các sự vật, sự việc… Nhận ra được rằng những nỗi buồn bực của mình đều xuất phát từ chính bản thân là bước đầu tiên để tôi có thể cải thiện chúng.”

Nhà duy linh học Marianne Williamson gọi bản ngã là nhà phát hiện lỗi lầm tài ba. Và Mohandas Gandhi đã nói: “Rất nhiều người có thể bỏ ăn uống, từ bỏ tủ quần áo đẹp hay ngôi nhà xinh xắn… nhưng chẳng thể từ bỏ được bản ngã của mình”. Khi bản ngã hay một phần của nó dẫn dắt cuộc sống của bạn, chúng sẽ che khuất đi cái “tôi” hay sự tự tin trong con người bạn.

Bản ngã là một người bạn

Chúng ta thường nhận định sai lầm về bản ngã. Tôi đã từng tham gia vào một lớp thiền định và mọi người yêu cầu tôi phải bỏ lại bản ngã của mình bên ngoài trước khi vào lớp học, hoặc bằng cách nào đó thiêu rụi hay hoàn toàn thoát khỏi nó. Những thông điệp này đã vô tình tạo nên một mối quan hệ thù nghịch giữa cái tôi tự tin và bản ngã của tôi. Thậm chí nó còn làm tăng nỗi thất vọng và sự hỗn loạn bên trong tâm trí tôi. Khi tôi nhận ra sai lầm của phương pháp này cũng như việc tôi không tài nào thoát khỏi bản ngã của mình dù cố gắng đến đâu chăng nữa, tôi đã đổi khóa học. Tôi bắt đầu hiểu ra rằng bản ngã của mình đang ra sức giúp đỡ mình và tôi cần nó như cần khối óc hay dạ dày vậy. Sự thức tỉnh này đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể bên trong con người tôi; tôi thấy lòng thanh thản và dễ chịu hơn.

Trí óc là một bộ phận của cơ thể và nó được tạo ra để tự bảo vệ chính nó bằng bất cứ giá nào. Cũng giống như khung xương sườn bảo vệ lá phổi, bản ngã có chức năng bảo vệ những phần thuộc về tâm lý dễ bị tổn thương của ta. Đôi khi, ta không tài nào lay chuyển được bản ngã và chúng vẫn dẫn dắt cuộc sống của ta. Trí óc sử dụng những ảo giác này để bảo vệ chúng ta, đặc biệt là trước những tổn thương trong quá khứ. Giống như cục pin hiệu chú thỏ Energizer, phần bản ngã liên tục bảo vệ ta ngay trong hiện tại cũng như cách nó đã làm từ khi ta lên sáu hay bảy tuổi.

Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Làm thế nào để sự phán xét hoặc phê phán trong tôi có thể trở thành bạn của tôi khi mà tôi cảm thấy nó quá cục cằn và tàn nhẫn?”. Xin thưa rằng cách hoạt động của bản ngã cũng tương tự như cách một viên trung úy bẳn tính bảo vệ binh sĩ của mình trong những trận đánh lớn mà tôi có nhắc đến ban nãy. Đôi khi, bản ngã khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, khiến bạn muốn phớt lờ nó, giận dữ với nó hoặc bóp nghẹt nó. Nhưng khi bạn bắt đầu nhìn sâu vào bên trong mục đích của bản ngã, thay vì tự xem mình chính là bản ngã ấy, bạn sẽ thấy nó luôn cố gắng để giúp đỡ bạn.

Tôi chợt nhớ lại thời gian tôi bị sốt nhẹ. Cơn sốt ấy khiến tôi cảm thấy uể oải và rất khó tập trung. Tôi chẳng thể làm việc được và thường rất buồn ngủ vào ban ngày. Tôi đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra sức khỏe và tất cả cho kết quả rằng sức khỏe của tôi không có vấn đề gì. Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng và oán giận trận sốt của mình, bởi tôi nghĩ nó khiến tôi quá mệt mỏi. Nhưng rồi một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu tôi rằng rất có thể chứng bệnh sốt này đang bảo vệ tôi trước những yếu tố bên ngoài gây hại cho tôi. Thế là tôi thay đổi cách hành xử của mình. Tôi làm bạn với cơn sốt, yêu thương và ủng hộ nó. Kết quả ngay trong ngày hôm sau, nó đã biến mất. Tương tự, đôi khi, ta cứ nghĩ rằng bản ngã đang chống lại mình trong khi thực tế nó lại đang cố sức bảo vệ ta khỏi các mối đe dọa và cố gắng mang đến cho ta những điều cần thiết để có được một cuộc sống tốt đẹp.

Trong quá trình ấy, bản ngã thường che khuất đi cái tôi tự tin trong ta bởi nó tin rằng nó biết điều gì là tốt nhất cho ta ở mỗi thời đoạn. Một khi bạn biết trân trọng thiện chí của bản ngã và hợp tác với nó thay vì tự đồng nhất bản thân mình với nó thì cái tôi tự tin của bạn sẽ tỏa sáng từ bên trong.

Mười bí quyết chúng tôi nêu ra sẽ giúp bạn nhận biết được bản ngã của mình và ghi nhớ rằng cái tôi tự tin của bạn luôn có thể nắm giữ vị trí chủ đạo. Bước đầu tiên trong quá trình này là bạn cần phải tách khỏi bản ngã để có thể kết thân với nó.

Thực hành nghệ thuật phân tách

Tách được khỏi bản ngã của mình có thể là một trong những thành công lớn nhất trong cuộc sống. Trong cuốn sách nổi tiếng “A New Earth: Awakening to Your Life’s Purpose”(Thức tỉnh mục đích sống), Eckhart Tolle đã miêu tả khó khăn ban đầu của quá trình phân tách như sau:

“Hầu hết mọi người vẫn tự đồng nhất mình với thói quen suy nghĩ không ngừng, của lối suy tưởng bó buộc, không có chủ đích và thường lặp đi lặp lại trong đầu. Trong tâm thức họ, không có chút không gian rộng thoáng nào giữa cái “Tôi” chật hẹp và thói quen hay suy nghĩ lung tung hoặc những cảm xúc lo sợ vẩn vơ thường phát sinh ở trong lòng. Nên khi bạn bảo rằng trong đầu họ luôn có một tiếng nói vang vang, không bao giờ ngừng nghỉ, họ sẽ hỏi lại bạn “tiếng nói gì?”, hoặc trở nên giận dữ, phủ nhận điều bạn nói. Dĩ nhiên phản ứng này ở họ chính là của tiếng nói luôn vang vọng, là dòng suy nghĩ miên man, là phần trí năng của họ chưa được họ nhận biết. Có thể nói rằng thực thể này đã khống chế họ”.

Nhiều người nhìn nhận về bản thân dựa trên những gì người khác nói về họ. Dưới tác động của môi trường sống, những thông điệp này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến họ. Bạn có thể tự cho mình là người tiêu cực, ích kỷ, nhút nhát, hoặc chuyên quyền, lo lắng, rầu rĩ, keo kiệt, tham công tiếc việc, nghiện rượu, hoặc đảm đang…. Nhưng ngay cả khi bạn thật sự là mẫu người mà bạn nghĩ thì đặc điểm ấy cũng chỉ miêu tả một phần con người bạn, chứ không phải tất cả. Chẳng hạn, nếu bạn là người lo lắng thái quá thì nỗi lo lắng ấy không phải là tất cả về bạn, bởi bạn không thể lo lắng suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần được. Chắc chắn rằng ngoài nỗi lo lắng, sự phán xét và hoài nghi về bản thân, bạn vẫn còn có cái tôi đầy tự tin bên trong con người mình. Thế nhưng, bỏ ngoài tai tất cả những điều đó, bạn vẫn tiếp tục nhìn nhận bản thân qua một vài khía cạnh và luôn tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của mình từ bên ngoài, thay vì bên trong.

Bên trong mỗi người đều có cái tôi đầy tự tin. Chúng ta đã nhận ra cái tôi này ngay từ khi còn nhỏ nhưng nó thường bị bản ngã của ta che khuất. Nếu tôi nghĩ về mình như một kẻ chuyên quyền thì nhận định ấy sẽ che khuất đi những phần còn lại của tôi. Nếu tôi nghĩ mình là một người luôn giận dữ thì tôi sẽ rất khó nhận biết được phần còn lại của mình ra sao. Nếu tôi nghĩ mình là một người ích kỷ thì có thể tôi sẽ chẳng ưa gì bản thân mình bởi tôi không thể nhìn thấy được những giá trị tốt đẹp khác trong tôi. Tuy nhiên, nếu tôi nghĩ sự chuyên quyền, giận dữ và ích kỷ chỉ là một phần của con người mình thì tôi sẽ tách bản thân ra khỏi những phần ấy và bắt đầu hiểu thấu đáo hơn về phần còn lại trong tôi.

Richard Schwartz đã diễn tả sự thông suốt mà các khách hàng của ông đã đạt được khi họ phân tách thành công cái tôi tự tin ra khỏi bản ngã như sau:

“Trải qua một thời gian sống trong tình cảnh buồn bực, họ đã nhận ra sự khác biệt khi tách được cái tôi tự tin ra khỏi bản ngã của mình. Họ hiểu rằng buồn bực chỉ là một phần, chứ không phải là tất cả con người họ. Vậy là thay vì uốn mình theo phần buồn bực ấy, họ để tâm đến nó, vỗ về nó. Không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc xoa dịu nỗi buồn bực trong lòng nhưng nhận thức đó cũng đủ giúp họ giữ vững cái “Tôi” trong sóng gió cuộc đời.”

Đã bao giờ bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng khi phải thuyết trình trước đám đông hay phải thực hiện một công việc gì đó tương tự? Nếu bạn dừng lại suy ngẫm về nó, bạn sẽ nhận thấy rằng cảm giác ấy đến từ một tiếng nói bên trong (đó là một phần bản ngã của bạn) và nó dự đoán bạn sẽ làm rối tung mọi thứ khi thuyết trình. Tiếng nói ấy khiến bạn đánh mất sự tự tin và cảm thấy lo lắng.

Thử tưởng tượng bạn đang quan tâm đến một công việc nào đó mà bạn có khả năng thực hiện, hoặc bạn cảm thấy bị thu hút trước một người nào đó, nhưng bạn lại không có đủ tự tin để theo đuổi những điều bạn muốn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do bạn thiếu tự tin. Có thể bạn đang giữ trong lòng những nhận định hết sức phi lý mà bạn không hề hay biết như: “Chắc chắn là họ không thích mình”; “Cả đời mình đều là kẻ thất bại và mình không thể chịu đựng thất bại thêm lần nữa”; hay “Mình không xứng đáng với họ”. Những nhận định xuất phát từ bản ngã này không ngừng ám ảnh tâm trí bạn. Nhưng bạn hãy nhớ rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào chứng minh những nỗi lo sợ của bạn là đúng bởi bạn vẫn chưa nộp đơn xin việc hay thử bắt chuyện với người mà bạn mến mộ. Triết gia Marcus Aurelius(5) đã nói: “Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau khổ không phải là những vấn đề nằm bên ngoài cuộc sống mà chính là những nhận định của bạn về chúng. Và bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ những nhận định ấy ngay từ bây giờ”.

Kể từ thời của Aurelius, chúng ta đã khám phá ra rằng việc gạt bỏ các nhận định (hay một phần của bản ngã) là điều hoàn toàn có thể. Thế nhưng, liệu bạn có muốn làm điều đó hay không, bởi thật ra bạn cần đến nó như cần những bộ phận khác trong cơ thể mình vậy. Do đó, tuy không thể thoát khỏi phần hay phán xét ấy nhưng bạn có thể phát triển một mối quan hệ hài hòa với nó bằng cách lắng nghe với sự thấu hiểu. Pema Chodron từng nói rằng:

“Dẫu đó là sự giận dữ, sự thèm muốn, lòng ghen ghét, nỗi sợ hãi, sự suy sụp hay là gì chăng nữa thì mục tiêu của chúng ta không phải là thoát khỏi nó, mà là kết bạn với nó. Điều đó có nghĩa là ta sẽ tìm hiểu về nó một cách trọn vẹn bằng sự mềm mỏng và tinh thần học hỏi. Một khi bạn đã làm được điều đó, bạn sẽ thấy mình chẳng cần phải bận tâm gì về nó nữa.”

Vì thế lần sau, nếu tiếng nói tiêu cực trong bạn lên tiếng thì hãy lắng nghe nó như một phần của con người mình, chứ không phải tất cả. Khi đó, bạn sẽ tạo ra được một khoảng cách với nó và sẽ hiểu ra rằng nó đang cố gắng bảo vệ bạn theo cách riêng của nó. Vì cho rằng bạn có thể thất bại nên nó có ý định ngăn cản bạn thực hiện dự định của mình.

Sự ham hiểu biết chính là cánh cửa đưa ta đến với nghệ thuật phân tách và một cuộc sống tự tin. Việc tập trung vào bản ngã của mình và lắng nghe nó thật công bằng, với tinh thần ham học hỏi chứ không phán xét, sẽ giúp bạn tránh làm tổn thương bản thân. Nếu bạn biết kiềm chế bản thân, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản khi hiểu rõ được bản ngã của mình. Hãy xoa dịu phần hay phán xét trong con người mình để luôn cảm thấy hào hứng với cuộc sống. Sau đó, hãy nghĩ về nó như một người bạn đang cố gắng giúp đỡ mình và bạn cần tìm hiểu thêm về người bạn ấy. Thậm chí, bạn có thể tưởng tượng phần bản ngã ấy đang ngồi đối diện với bạn trong một căn phòng và cả hai đang trò chuyện với nhau. Trong cuốn sách The Power of Now (Sức mạnh của hiện tại), Eckhart Tolle đã miêu tả nghệ thuật phân tách như sau:

“Hãy đặc biệt chú ý đến những ý nghĩ được lặp đi lặp lại, những điệp khúc suy nghĩ ấy dường như đã rỉ rả bên tai bạn suốt nhiều năm… Hãy lắng nghe tiếng nói đó một cách công bằng, nghĩa là đừng phán xét. Đừng phán xét, hay kết tội những gì bạn nghe thấy, bởi khi đó, tiếng nói ấy sẽ tránh đi cửa trước mà lén lút tìm đến cửa sau trong tâm trí bạn. Lắng nghe được như thế, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: “Ồ, bên kia là giọng-nóivang- vang ở trong đầu và bên này là Tôi; Tôi Đang lắng nghe và quan sát nó”. Nhận thức về chủ thể, về cái Tôi Đang Là… ấy chính là cảm nhận sự hiện hữu chân chính của bạn. Nhận thức ấy đến từ một cái gì đó vượt ra ngoài trí năng thông thường của bạn.”.

Thế giới nội tâm của bạn

Một khi đã ứng dụng bí quyết của nghệ thuật phân tách, những điều phiền muộn trong tâm hồn bạn sẽ được gạt bỏ và cái tôi tự tin của bạn sẽ tỏa sáng từ bên trong. Một cách khác để bạn có thể đạt được sự phân tách này là hãy tưởng tượng có một “căn phòng” trong tâm hồn bạn – nơi đưa ra những quyết định về cuộc đời bạn. Hãy lấy trường hợp của tôi làm ví dụ: Tôi là nhà lãnh đạo của một tổ chức có tên là Bryan Robinson. Tôi tưởng tượng mình đang chủ trì một cuộc họp. Trong những tình huống nhất định, tôi sẽ cùng họp với một số phần của con người mình. Những phần này được xem như các cổ đông trong tổ chức của tôi; và mỗi cổ đông đều muốn có tiếng nói đối với cách thức tôi điều hành tổ chức (cuộc đời) mình như thế nào.

Một ý nghĩ, cảm xúc hay một tình huống khó khăn nào đó có thể khiến một trong các cổ đông trở thành người nắm quyền trong tổ chức của tôi. Chẳng hạn, một buổi chiều nọ, sau khi kết thúc các cuộc tư vấn khách hàng và định rời khỏi văn phòng của mình, tôi nhìn thấy trong phòng đợi có vài mẩu giấy, một cuốn sách và một tờ ngân phiếu đặt trên bàn. Tôi đoán đó hẳn là tờ ngân phiếu. Tôi nghĩ đó hẳn là của một nữ giám đốc đang bị stress đến chỗ tôi xin tư vấn lần đầu tiên. Trước đó, tôi đã đưa cho cô một cuốn sách và bảo cô làm một số bài trắc nghiệm để chuẩn bị cho lần gặp nhau tiếp theo. Thế nhưng, rõ ràng là cô ấy đã chẳng thấy hứng thú gì với những lời khuyên của tôi. Và việc cô ấy bỏ lại cuốn sách cùng với tiền thù lao cho buổi tư vấn đã nói lên rằng: “Cảm ơn ông, nhưng tôi không cần những thứ này!”.

Suốt cả tuần lễ sau, tôi luôn tự hỏi có điều gì không ổn trong lần tư vấn đó. Lúc ăn tối, lái xe hay ngay cả khi đi chơi với bạn bè, tôi đều hình dung lại những gì đã diễn ra và cứ mãi băn khoăn về nó. Tôi nghĩ mình đã sai khi đánh giá đó là một buổi tư vấn thành công và cho rằng cô ấy sẽ không đến buổi tư vấn tiếp theo. Chính vì thế, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy cô ấy vẫn đến như đã hẹn. Cô ấy nói với vẻ mặt ngượng ngùng: “Cả tuần nay tôi cứ lo lắng về buổi tư vấn này. Tôi sợ ông sẽ nghĩ tôi là người chẳng ra gì. Thú thật với ông, tôi lỡ để quên các mẫu trắc nghiệm và cuốn sách mà ông đưa nên tôi chưa thực hiện được những gì ông tư vấn. Tôi đã cố gắng tìm khắp nơi nhưng không có”.

Tôi cười thầm khi nhận ra rằng phần tự phán xét của cả hai chúng tôi đã hoàn toàn đánh bại nhà lãnh đạo (cái tôi tự tin) bên trong. Nó hất văng chúng tôi ra khỏi vị trí lãnh đạo, khiến chúng tôi không ngừng tự dằn vặt bản thân và khốn khổ một cách vô ích. Qua lăng kính của phần phán xét, tôi trở thành một kẻ kém cỏi còn vị khách hàng của tôi là người chẳng ra gì. Bởi vì chúng xuất phát từ sự phán xét chứ không phải từ cái tôi tự tin hay từ sự thật khách quan nên cả hai nhận định ấy đều không đúng. Một khi phần phán xét nắm quyền lãnh đạo thì những phần khác như là sự lo lắng, sự thất vọng, những lời chỉ trích sẽ hiện diện và dè bỉu sự kém cỏi của tôi. Thậm chí có thể còn có một phần khác không ngừng giằng xé tôi để làm dịu đi nỗi lo lắng và sự thất vọng. Đầu óc tôi bị xáo trộn suốt cả tuần bởi phần phán xét trong con người tôi (phần luôn bảo tôi là người kém cỏi) đã nắm giữ vị trí lãnh đạo.

Cách khắc phục tình hình này là cái tôi tự tin của tôi (vị lãnh đạo của tổ chức) phải thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với phần phán xét ấy. Theo đó, khi thấy những thứ mà khách hàng để lại trên bàn, tôi sẽ phải chú tâm nhìn vào tận sâu thẳm lòng mình và tưởng tượng mình đang chủ trì một cuộc họp. Khi nhận thấy phần hay phán xét đang vội vã đưa ra kết luận mà không cần đến bằng chứng, tôi sẽ yêu cầu nó ngồi yên tại chỗ và thư giãn trong chốc lát. Với sự hiếu kỳ của một thám tử, tôi sẽ hỏi sự phán xét ấy rằng: “Những kết luận trên được đưa ra trên cơ sở nào?”. Thường thì chẳng có bất kỳ bằng chứng nào thật sự thuyết phục để minh chứng cho những luận điểm ấy bởi sự phán xét trong ta chỉ đưa ra kết luận dựa vào cảm tính chứ không phải dựa trên các yếu tố khách quan bên ngoài.

Mục tiêu của ta trong những tình huống nhạy cảm này là để cái tôi tự tin của ta thiết lập được mối quan hệ tốt với tất cả các phần còn lại trong con người ta, để chúng không cần phải giành giật vị trí lãnh đạo nhằm cứu vãn mọi chuyện. Tôi sẽ đón nhận những phần khó chịu trong con người mình, thử xem chúng có sẵn lòng thư giãn một lát hay không. Tôi sẽ cho chúng biết rằng tôi rất hiểu cảm giác bực bội của chúng và sẽ cố gắng dàn xếp mọi việc ổn thỏa. Nói cách khác, thay vì để các phần khác trong con người mình nắm quyền lãnh đạo, tôi sẽ trò chuyện với chúng như từng cá nhân riêng rẽ. Khi tôi thực hành việc phân tách bản thân, cũng như tạm thời bỏ qua các kết luận vội vã cho đến khi có được bằng chứng thuyết phục, tôi đã phát triển được mối quan hệ tốt đẹp với các phần trong con người mình và khởi tạo sự bình yên trong tâm hồn. Điều này sẽ góp phần quyết định cuộc sống ở bên ngoài của tôi ra sao.

Khi làm được điều này, chúng ta đã tạo ra được sự bình yên trong tâm hồn mình và sống hòa thuận với mọi người xung quanh. Richard Schwartz đã nói về khả năng tự chủ này như sau:

“Khi các khách hàng của tôi đang trong trạng thái điềm tĩnh và đầy yêu thương, tôi hỏi họ rằng tiếng nói nào, hay phần nào trong con người họ đang hiện diện ở đó. Bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng họ đã cùng đưa ra một câu trả lời: “Đó không phải là phần nào khác hay tiếng nói nào khác, đó là chính bản thân tôi, con người tôi”.”

Hãy cùng xem xét một ví dụ khác về sự thay đổi này. Brad thường khó tập trung vào việc học đánh golf và chơi đàn ghi-ta bởi mỗi lần phát bóng hay học đàn, anh lại nghĩ ngay đến những bi kịch của mình. Brad cảm thấy thật khổ sở và bản thân mình thật tệ hại. Khi tôi yêu cầu anh hãy nhìn sâu vào tâm hồn mình và xác định xem phần nào trong con người anh đang tham dự cuộc họp, anh trả lời rằng có một giọng nói từ bên trong anh cứ vang lên rằng: “Mày sẽ thất bại thê thảm!”; và một giọng nói khác thì bảo: “Mọi người sẽ nghĩ thế nào về màn trình diễn tệ hại của mày?”.

Tôi đề nghị với Brad hãy kiểm tra lại mối bận tâm của các phần trong con người anh trước khi chơi golf hay đánh đàn để hiểu được động cơ của chúng. Anh nhận ra rằng bản ngã của anh đang cố gắng giúp anh chuẩn bị tâm thế để đón nhận thất bại mà nó cho rằng sẽ xảy đến với anh. Bằng cách ứng dụng bí quyết của nghệ thuật phân tách, cái tôi tự tin trong anh đã trấn an những phần còn lại bằng cách nói rằng: “Tôi sẽ lo liệu mọi việc”. Nhờ vậy, anh đã xoa dịu được những phần khác trong con người mình. Anh đã chơi một trận golf hay nhất từ trước đến nay và khả năng chơi ghi-ta của anh cũng liên tục tiến bộ.

Trong mọi lĩnh vực, năng lực của chúng ta đều có thể được cải thiện khi ta thiết lập được tiếng nói chung cho tất cả các phần trong con người mình, thay vì cố gắng phớt lờ hoặc bóp nghẹt chúng. Một khi các phần này cảm nhận được vai trò cổ đông của mình và có được tiếng nói chung thì chúng sẽ sẵn lòng bình tĩnh lại và để cho cái tôi tự tin nắm quyền lãnh đạo.

Một khi bạn lắng nghe tiếng nói của bản ngã như một phần của bạn, chứ không phải toàn bộ con người, nghĩa là bạn đã không hao phí năng lượng cho cảm giác thất vọng về nó, hay cố gắng thoát khỏi nó. Khi ấy, cái tôi tự tin của bạn sẽ có nhiều cơ hội để nắm giữ vị trí lãnh đạo với tiếng nói điềm tĩnh, tự tin, yêu thương, luôn khích lệ bạn bằng những lời động viên chân thành như một người bạn chí cốt. Bạn sẽ biết mình đang ở vị trí lãnh đạo khi ở vào một trong tám trạng thái bắt đầu bằng chữ “C” đã được đề cập đến. Một trong những thay đổi đáng kể nhất có thể đã được khởi xướng từ bên trong bạn khi bạn bắt đầu quá trình tách bản ngã ra khỏi cái tôi tự tin của mình.

Ứng dụng bí quyết phân tách vào cuộc sống

Các phần trong con người chúng ta có thể được quy về cùng một điểm, đó là chúng ta thường nghĩ rằng những phần ấy chính là bản chất con người mình. Tách biệt những phần này ra là việc làm bên trong tâm hồn ta. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn giữ được khoảng cách với những phần này, để cái tôi tự tin có thể dẫn dắt cuộc đời bạn từ nội tâm hướng ra bên ngoài.

Cảm giác sẽ ra sao khi cái tôi tự tin dẫn dắt cuộc đời bạn?

Hãy nhớ lại cảm giác khi bạn đạt được thành quả nào đó trong công việc, khi bạn mua một chiếc xe mới hay dọn đến nhà mới, khi bạn thắng trong một trò chơi, hoặc khi bạn được thừa nhận là đã đúng trong một cuộc tranh luận. Sau đó, hãy đối chiếu những cảm xúc đó với cảm giác bạn đang đắm chìm trong tình yêu, khi ngắm hoàng hôn rực đỏ, khi rảo bước trên bãi biển với những gợn sóng lăn tăn vỗ nhẹ dưới gót chân trần, khi ấp ôm một đứa trẻ sơ sinh, khi cảm thấy xót thương ai đó, khi tận hưởng sự thanh thản sau khi thiền định hoặc cầu nguyện, hay khi bạn đang tràn trề tự tin trước một công việc đầy thách thức.

Hãy chú ý đến những tính chất khác biệt giữa hai loại cảm xúc trên. Loại thứ nhất là những cảm xúc trần tục, đáp ứng cho lòng ham muốn vô đáy của bản ngã con người. Còn loại cảm xúc thứ hai thì xuất phát từ cái tôi tự tin trong mỗi người. Hãy ghi nhận cảm xúc của bạn qua hai trải nghiệm ấy và xem cái nào viên mãn, bền vững hơn. Khi cố gắng thỏa mãn bản ngã của mình bằng những thú vui trần tục, rất nhiều người đã lạc mất tâm hồn mình ở cuộc sống trống rỗng bề ngoài. Khi từng ngày trải nghiệm cuộc sống, bạn hãy chú ý xem bao nhiêu hành động của mình là do bản ngã chi phối và bao nhiêu là do cái tôi tự tin tác động. Hãy tự vấn xem bạn có muốn chuyển hướng cuộc đời mình hay không.

Thế giới nội tâm của bạn

Một cách để thực hành nghệ thuật phân tách và đưa sự tự tin lên vị trí lãnh đạo là thông qua việc thiền định nối kết. Những năm qua, nhiều khách hàng của tôi đã sử dụng phương pháp này và thừa nhận tính bổ ích của nó. Hãy thử thực hành thiền định khi bạn thức dậy vào mỗi sáng hoặc mỗi đêm trước khi đi ngủ. Thậm chí bạn có thể thực hiện nó mỗi khi bị kẹt xe.

Hãy hình dung bạn đang thâm nhập vào thế giới nội tâm của mình. Tưởng tượng rằng cái tôi tự tin của bạn đang ngồi ở vị trí lãnh đạo. Hãy nhớ rằng sự ham hiểu biết chính là cánh cổng dẫn bạn đến với cái tôi tự tin của mình. Hãy quan sát xung quanh và tìm hiểu xem phần nào của con người bạn đang hiện diện trong ngày hôm nay. Cũng như khi bạn hiếu kỳ nhìn qua khe cửa của một buồng kín hay tầng gác mái, hãy ghi nhận những gì bạn đã tích cóp được trong năm năm trở lại đây.

Có thể bạn sẽ tìm thấy sự căng thẳng hoặc lo lắng. Cũng có thể bạn nhận thấy sự kiềm chế hoặc sự phán xét. Điều bạn cần làm là đơn giản ghi nhận và gật đầu chào tất cả các phần trong con người mình. Đừng cố chối bỏ hoặc thay đổi bất cứ phần nào cũng như đừng cố cải thiện tình hình. Tất cả các phần trong con người bạn đều cần được chào đón. Bạn cũng có thể hỏi han một phần nào đó để xem liệu nó đang có mối bận tâm nào cần được giải quyết không. Đôi khi, sự thấu hiểu sẽ tạo nên cảm giác thông suốt, thanh thản trong tâm hồn bạn và thậm chí có thể là tình yêu thương đối với phần nào đó của con người mình.

Thiền định kết nối các phần trong con người bạn

Việc thiền định dưới đây có thể giúp bạn cảm nhận được sự nối kết với cái tôi tự tin của mình. Hãy tìm một nơi yên tĩnh để thực hiện việc thiền định này. Có thể bạn sẽ cần đến những giai điệu êm dịu hoặc một người hướng dẫn bạn cách thực hiện.

Hãy tập trung vào hơi thở của bạn. Hít thật sâu đồng thời loại bỏ hết sự căng thẳng ra khỏi cơ thể. Tiếp tục tập trung vào hơi thở, hít một hơi thật sâu và tưởng tượng rằng bạn đang hít vào với sự hiếu kỳ. Khi bạn thở ra, hãy đắm mình trong sự hiếu kỳ đó và hãy để nó lan tỏa đến từng tế bào trong cơ thể bạn. Tiếp tục hít vào thật sâu với sự hiếu kỳ về những gì đang tồn tại trong con người bạn. Khi thở ra, hãy cảm nhận toàn cơ thể mình đang ở trong trạng thái thư giãn hoàn toàn. Sự căng thẳng đang dần biến mất để nhường chỗ cho sự thanh thản. Bây giờ, bạn chỉ cần tận hưởng cảm giác thanh thản yên bình.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đứng ở bục phát biểu tại một thính phòng, nhìn một lượt khắp các phần trong con người mình đang hiện diện tại đây. Với sự hiếu kỳ, hãy dành một vài phút để quan sát xem phần nào trong con người bạn đang ngồi ở hàng ghế khán giả bên dưới. Hãy gật đầu chào từng phần một. Hãy đặc biệt chú ý đến vị trí mà mỗi phần đó đang ngồi. Ở khu vực dàn đồng ca? Trên ban công? Hay trên tầng lửng? Có phần nào ở phía sau bạn không? Hay có phần nào bất đồng ý kiến với bạn không? Bạn chỉ cần ghi nhận những điều đó thôi.

Câu nói cửa miệng của bạn nên là “TẤT CẢ CÁC PHẦN ĐỀU ĐƯỢC CHÀO ĐÓN”. Khi bạn phát đi thông điệp này, hãy để ý xem các phần trong con người bạn đón nhận nó như thế nào. “TẤT CẢ CÁC PHẦN ĐỀU ĐƯỢC CHÀO ĐÓN”.

Điều quan trọng là bạn phải để mỗi phần trong con người bạn phản hồi lại theo cách tự nhiên của riêng chúng, trong khi bạn quan sát và học hỏi. Có phần nào chăm chú lắng nghe từng lời của bạn không? Có phần nào ngủ gật? Có phần nào tròn mắt ngạc nhiên? Có phần nào vỗ tay tán thưởng? Hay có phần nào lắc đầu giận dữ với những gì chúng nghe được?

Tiếp theo, hãy xem bạn có cảm kích trước những gì mà các phần trong con người bạn đã cố gắng làm cho bạn hay không. Hãy để ý xem phần nào hài lòng và phần nào cảm thấy bị ức hiếp. Hãy cố gắng ghi nhận sự đóng góp của các phần trong con người bạn và tỏ lòng cảm kích trước sự bảo vệ mà chúng dành cho bạn. Hãy cảm nhận tình cảm ấy ngay lúc này và đắm mình trong nó, để nó ngấm vào cơ thể bạn.

Hãy để ý xem khi bạn trò chuyện với các phần trong con người mình thì bạn có tự quan sát bản thân đang đứng trên bục phát biểu và quan sát xung quanh không. Nếu bạn đang tự quan sát mình thì hãy tìm phần đang lo sợ, không muốn để bạn đứng một mình và yêu cầu nó thư giãn trong giây lát rồi quay về chỗ ngồi. Nếu nó vẫn không chịu thì bạn hãy dành thời gian tìm hiểu xem nó đang muốn gì. Khi bạn tiếp tục đứng trước các khán giả của mình, hãy để ý xem liệu bạn có đang suy nghĩ về điều gì đó hay không. Nếu có, hãy yêu cầu các ý nghĩ ấy trở về chỗ của chúng để bạn luôn ở trong trạng thái tỉnh táo hoàn toàn. Khi mỗi phần đều yên vị ở vị trí của chúng, hãy để ý xem điều gì diễn ra với cơ thể và tâm trí bạn. Hãy để tâm đến khoảng không mà bạn cảm nhận được và thứ năng lượng đang lưu chuyển trong người mình.

Bây giờ, hãy tự hỏi bản thân: “Ai đang đứng trên bục phát biểu?”; và hãy ghi nhận đó chính là cái tôi tự tin của bạn – thứ được sinh ra để dẫn dắt cuộc đời bạn. Hãy hòa mình vào cái tôi ấy. Hãy đắm mình trong sự tự tin, lòng dũng cảm và sự sáng tạo đồng thời cảm nhận chúng đang thẩm thấu vào từng tế bào trong cơ thể bạn.

Khi bạn quan sát các phần trong con người mình ở hàng ghế phía dưới khán phòng, hãy ghi nhận sự kết nối giữa bạn với mỗi phần ấy, trong khi vẫn giữ vững cái tôi tự tin của mình ở vị trí trung tâm. Đứng ở vị trí trung tâm của bản thân có nghĩa là bạn đang đứng trong sự thấu hiểu, tình yêu thương, sự tự tin, lòng dũng cảm, trí sáng tạo, sự thanh thản, sự thông suốt và sự kết nối. Đấy chính là bản chất con người bạn.

Giờ đây, hãy đắm mình trong những phẩm chất thật sự của con người bạn, hãy cảm ơn các phần trong con người mình vì sự ủng hộ của chúng. Rồi bằng bất cứ cách nào và vào bất cứ lúc nào bạn muốn, hãy bắt đầu kéo sự tỉnh táo của bạn trở về với mình trong thế giới nội tâm ấy. Hãy cảm nhận vị trí bạn đang ngồi và lắng nghe các âm thanh xung quanh. Khi bạn đã thật sự sẵn sàng, hãy từ từ mở mắt ra và kéo tất cả các đặc điểm của cái tôi tự tin quay trở lại với bạn trong thế giới nội tâm.

Phác họa cuộc sống tự tin

Biểu đồ ở trang sau sẽ giúp bạn phác họa những tính chất của một cuộc sống tự tin. Hãy chọn chữ “C” nào hiện diện trong cuộc sống của bạn nhiều nhất trong ngày. Phía trên chữ “C” ấy, bạn hãy vẽ một đường thẳng đứng, đây sẽ là đường cao nhất trong biểu đồ. Tiếp theo hãy xét xem chữ “C” nào ít xuất hiện nhất trong cuộc sống của bạn ngày hôm đó. Phía trên chữ “C” ấy, bạn hãy vẽ một đường thẳng đứng, đây là đường thấp nhất trong biểu đồ. Sau đó, hãy tiếp tục vẽ thêm sáu đường thẳng còn lại nằm trong khoảng giới hạn giữa đường cao nhất và đường thấp nhất. Kết quả của việc phác họa này sẽ giúp bạn thấy được đặc điểm nào bạn cần phải vun đắp thêm trong tám đặc điểm nhằm có được cuộc sống tự tin hơn.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ vô cùng ngạc

nhiên khi nhận ra cái tôi thật sự mà ta luôn tìm

kiếm cũng đang ra sức tìm kiếm ta.

– Stephen Cope

Curtis luôn cảm thấy mình phải nhận tất cả các ca bệnh do đồng nghiệp chuyển đến, ngay cả khi anh không chắc liệu bệnh tình của bệnh nhân có thuộc chuyên khoa của mình hay không. Việc gắng sức làm hài lòng mọi người đã liên tục gây cho anh nhiều rắc rối bởi anh phải đối mặt với những ca bệnh nằm ngoài khả năng chữa trị của mình. Curtis đã vô tình cho phép ý muốn luôn gắng làm hài lòng người khác dẫn dắt cuộc đời anh, thay vì cái tôi tự tin của chính anh.

Nếu bạn là người tự tin, cái tôi tự tin sẽ nắm giữ vị thế chủ đạo. Bạn biết rõ bản thân và trung thành với chính mình. Bạn làm những việc bạn tin là đúng mà không cần quan tâm đến quan điểm của người khác. Bạn là nhà thám hiểm đầy sáng tạo, biết vượt qua những ranh giới thông thường mà vẫn biết rõ giới hạn của mình. Bạn là bậc thầy trong việc sửa đổi bản thân, luôn học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, thay vì che giấu chúng. Khi đối mặt với những việc nằm ngoài khả năng của mình, bạn có thể tự tin nói: “Không” mà không cảm thấy xấu hổ. Khi đó, bạn có khuynh hướng sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài (thay vì từ ngoài vào trong) với sự cân bằng, tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chấp nhận mọi việc trong niềm hân hoan.

Cái tôi tự tin của chúng ta thường bị bản ngã che khuất. Chúng ta thường có khuynh hướng nhìn nhận bản thân thông qua bản ngã chứ không dựa vào cái tôi tự tin của mình. Bạn không thể tìm kiếm cái tôi tự tin ở bên ngoài bản thân. Nó tồn tại sẵn bên trong con người bạn nhưng có thể nó đã bị bản ngã che lấp. Nhà duy linh học Eckhart Tolle(1) cho rằng: “Chính ý nghĩ của chúng ta sẽ quyết định những gì ta cảm nhận được. Bạn thường cảm thấy mình thiếu thốn một thứ gì đó mà thực tế là bạn đã có rồi. Do không thể hiện nó ra bên ngoài nên bạn thậm chí chẳng biết rằng mình đã có nó”.

TÁM ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TỰ TIN

Trong cuốn sách “Introduction to the Internal Family Systems Model” (Giới thiệu Mô hình Hệ thống Nội bộ Gia đình), Richard Schwartz(2) đã mô tả tám đặc điểm bắt đầu bằng chữ “C” giúp bạn nhận biết dấu hiệu khi liên hệ được với cái tôi tự tin của mình.

Trong cuốn sách này, tôi xin được sử dụng lại tám chữ “C” của ông để mô tả cái tôi tự tin như sau:

Sự thông suốt (Clarity): Bạn cảm nhận rõ phương hướng cuộc sống của mình.

Sự thanh thản (Calm): Bạn tin cậy vào sức lan tỏa của sự thanh thản.

Sự nối kết (Connectedness): Bạn cảm nhận được sự nối kết trong tâm hồn mình cũng như giữa bạn với những người xung quanh.

Sự ham hiểu biết (Curiosity): Bạn cảm thấy hiếu kỳ hơn về thế giới và hạn chế xét nét bản thân cũng như những người xung quanh.

Sự tự tin (Confidence): Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

Tình yêu thương (Compassion): Bạn trở nên nhạy cảm hơn; tình yêu thương bạn dành cho bản thân cũng như những người xung quanh cũng dễ được khơi gợi hơn.

Lòng can đảm (Courage): Bạn sẽ can đảm hơn khi đối mặt với thử thách của cuộc sống.

Khả năng sáng tạo (Creativity): Óc sáng tạo sẽ giúp bạn vượt ra khỏi những lối tư duy cũ.

Tám đặc điểm phản ánh bản chất tự nhiên của con người trên sẽ được bàn luận đến xuyên suốt trong cuốn sách này.

Khi bạn thấy mình có những trạng thái nhận thức ấy, nghĩa là cái tôi tự tin đang dẫn dắt cuộc đời bạn. Khi bạn hiểu biết rộng hơn, bạn sẽ khám phá ra chúng trong con người mình và cảm nhận được cái tôi tự tin đang bắt đầu tỏa sáng từ bên trong.

Jeff không thể trò chuyện với vợ về các vấn đề hôn nhân. Mỗi khi anh đề cập đến vấn đề mà anh quan tâm thì vợ anh liền gạt phắt đi bởi cô xem đó là những lời giáo huấn. Jeff rất muốn kìm nén cảm xúc của mình nhưng không hiểu sao nó cứ bộc phát ra và trở thành nỗi oán giận. Anh quát mắng vợ hoặc đưa ra những lời bình phẩm ác ý trong khi chị lại chẳng hiểu được nguyên nhân. Đây là một ví dụ về mối quan hệ không có niềm tin.

Trong cuốn sách “The Seven Principles for Making Marriage Work” (Bảy nguyên tắc để có được cuộc hôn nhân tốt đẹp), John Gottman đã xác định bốn nguyên nhân khiến hôn nhân xuống dốc, đó là: sự phê phán, sự biện hộ, sự khinh rẻ và sự thu mình. Bốn dấu hiệu này thường xuất hiện trong mối quan hệ thiếu cởi mở. Trái lại, những mối quan hệ tin tưởng xuất hiện khi cả đôi bên sẵn sàng chia sẻ khó khăn và những mối quan tâm của mình. Họ không cãi vã, xét nét hay phê phán những việc làm của nhau. Họ phấn đấu để có được sự gắn kết hài hòa thông qua việc thấu hiểu và tôn trọng quan điểm của nhau. Họ cảm kích những việc làm của nhau, cùng đón nhận tình yêu và vun vén cho tình yêu ấy. Richard Schwartz đã miêu tả mối quan hệ dựa trên niềm tin ấy như sau:

“Các khách hàng của tôi đã tạo được sự hài hòa trong mối quan hệ của mình hoặc can đảm rời bỏ những mối quan hệ mang tính thực dụng. Họ tỏ ra điềm tĩnh hơn khi đối mặt với các cơn khủng hoảng và ít bị xúc cảm lấn át hơn so với trước kia”.

Hầu hết chúng ta đều có một tiếng nói phá bĩnh bên trong mình. Nó luôn săm soi ta và lên tiếng rằng ta là một kẻ không xứng đáng, ích kỷ, xấu xa. Giống như viên trung úy bẳn tính đang cố gắng cứu mạng các binh sĩ của mình, các ý nghĩ mang tính phê phán này chỉ cho ta thấy những thất bại của ta và phán xét chúng. Tiếng nói này thường chiếm nhiều thời lượng hơn so với những lời an ủi từ nội tâm bảo với ta rằng ta tuyệt vời đến mức nào. Richard Schwartz gọi những tiếng nói phá bĩnh này là “một phần của con người chúng ta”. Các Phật tử, chẳng hạn như ni sư Pema Chodron(3), gọi nó là “bản ngã”. Các giáo sư duy linh học như Eckhart Tolle và Anthony de Mello(4) gọi nó là “dòng suy nghĩ miên man” hay “cái tâm nương duyên vào sự vật”. Anthony de Mello nhận xét về nó như sau:

“Sự bực dọc của tôi không xuất phát từ những thực tại bên ngoài mà từ các yếu tố bên trong. Khi loại bỏ những yếu tố nội tại ấy thì sự bực dọc trong tôi cũng sẽ biến mất. Cách suy nghĩ và nhìn nhận sự việc, các nguyên tắc sống và cách phán xét vấn đề, ngay cả khẩu vị và sở thích của tôi đều là kết quả của quá trình dài sinh sống trong môi trường gia đình, trường lớp, nhà thờ và một khuôn khổ xã hội nhất định. Khuôn mẫu ấy đã định hình trí óc tôi, uốn nắn suy nghĩ và quyết định cách phản ứng tức thời của tôi với các sự vật, sự việc… Nhận ra được rằng những nỗi buồn bực của mình đều xuất phát từ chính bản thân là bước đầu tiên để tôi có thể cải thiện chúng.”

Nhà duy linh học Marianne Williamson gọi bản ngã là nhà phát hiện lỗi lầm tài ba. Và Mohandas Gandhi đã nói: “Rất nhiều người có thể bỏ ăn uống, từ bỏ tủ quần áo đẹp hay ngôi nhà xinh xắn… nhưng chẳng thể từ bỏ được bản ngã của mình”. Khi bản ngã hay một phần của nó dẫn dắt cuộc sống của bạn, chúng sẽ che khuất đi cái “tôi” hay sự tự tin trong con người bạn.

Chúng ta thường nhận định sai lầm về bản ngã. Tôi đã từng tham gia vào một lớp thiền định và mọi người yêu cầu tôi phải bỏ lại bản ngã của mình bên ngoài trước khi vào lớp học, hoặc bằng cách nào đó thiêu rụi hay hoàn toàn thoát khỏi nó. Những thông điệp này đã vô tình tạo nên một mối quan hệ thù nghịch giữa cái tôi tự tin và bản ngã của tôi. Thậm chí nó còn làm tăng nỗi thất vọng và sự hỗn loạn bên trong tâm trí tôi. Khi tôi nhận ra sai lầm của phương pháp này cũng như việc tôi không tài nào thoát khỏi bản ngã của mình dù cố gắng đến đâu chăng nữa, tôi đã đổi khóa học. Tôi bắt đầu hiểu ra rằng bản ngã của mình đang ra sức giúp đỡ mình và tôi cần nó như cần khối óc hay dạ dày vậy. Sự thức tỉnh này đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể bên trong con người tôi; tôi thấy lòng thanh thản và dễ chịu hơn.

Trí óc là một bộ phận của cơ thể và nó được tạo ra để tự bảo vệ chính nó bằng bất cứ giá nào. Cũng giống như khung xương sườn bảo vệ lá phổi, bản ngã có chức năng bảo vệ những phần thuộc về tâm lý dễ bị tổn thương của ta. Đôi khi, ta không tài nào lay chuyển được bản ngã và chúng vẫn dẫn dắt cuộc sống của ta. Trí óc sử dụng những ảo giác này để bảo vệ chúng ta, đặc biệt là trước những tổn thương trong quá khứ. Giống như cục pin hiệu chú thỏ Energizer, phần bản ngã liên tục bảo vệ ta ngay trong hiện tại cũng như cách nó đã làm từ khi ta lên sáu hay bảy tuổi.

Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Làm thế nào để sự phán xét hoặc phê phán trong tôi có thể trở thành bạn của tôi khi mà tôi cảm thấy nó quá cục cằn và tàn nhẫn?”. Xin thưa rằng cách hoạt động của bản ngã cũng tương tự như cách một viên trung úy bẳn tính bảo vệ binh sĩ của mình trong những trận đánh lớn mà tôi có nhắc đến ban nãy. Đôi khi, bản ngã khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, khiến bạn muốn phớt lờ nó, giận dữ với nó hoặc bóp nghẹt nó. Nhưng khi bạn bắt đầu nhìn sâu vào bên trong mục đích của bản ngã, thay vì tự xem mình chính là bản ngã ấy, bạn sẽ thấy nó luôn cố gắng để giúp đỡ bạn.

Tôi chợt nhớ lại thời gian tôi bị sốt nhẹ. Cơn sốt ấy khiến tôi cảm thấy uể oải và rất khó tập trung. Tôi chẳng thể làm việc được và thường rất buồn ngủ vào ban ngày. Tôi đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra sức khỏe và tất cả cho kết quả rằng sức khỏe của tôi không có vấn đề gì. Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng và oán giận trận sốt của mình, bởi tôi nghĩ nó khiến tôi quá mệt mỏi. Nhưng rồi một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu tôi rằng rất có thể chứng bệnh sốt này đang bảo vệ tôi trước những yếu tố bên ngoài gây hại cho tôi. Thế là tôi thay đổi cách hành xử của mình. Tôi làm bạn với cơn sốt, yêu thương và ủng hộ nó. Kết quả ngay trong ngày hôm sau, nó đã biến mất. Tương tự, đôi khi, ta cứ nghĩ rằng bản ngã đang chống lại mình trong khi thực tế nó lại đang cố sức bảo vệ ta khỏi các mối đe dọa và cố gắng mang đến cho ta những điều cần thiết để có được một cuộc sống tốt đẹp.

Trong quá trình ấy, bản ngã thường che khuất đi cái tôi tự tin trong ta bởi nó tin rằng nó biết điều gì là tốt nhất cho ta ở mỗi thời đoạn. Một khi bạn biết trân trọng thiện chí của bản ngã và hợp tác với nó thay vì tự đồng nhất bản thân mình với nó thì cái tôi tự tin của bạn sẽ tỏa sáng từ bên trong.

Mười bí quyết chúng tôi nêu ra sẽ giúp bạn nhận biết được bản ngã của mình và ghi nhớ rằng cái tôi tự tin của bạn luôn có thể nắm giữ vị trí chủ đạo. Bước đầu tiên trong quá trình này là bạn cần phải tách khỏi bản ngã để có thể kết thân với nó.

Tách được khỏi bản ngã của mình có thể là một trong những thành công lớn nhất trong cuộc sống. Trong cuốn sách nổi tiếng “A New Earth: Awakening to Your Life’s Purpose”(Thức tỉnh mục đích sống), Eckhart Tolle đã miêu tả khó khăn ban đầu của quá trình phân tách như sau:

“Hầu hết mọi người vẫn tự đồng nhất mình với thói quen suy nghĩ không ngừng, của lối suy tưởng bó buộc, không có chủ đích và thường lặp đi lặp lại trong đầu. Trong tâm thức họ, không có chút không gian rộng thoáng nào giữa cái “Tôi” chật hẹp và thói quen hay suy nghĩ lung tung hoặc những cảm xúc lo sợ vẩn vơ thường phát sinh ở trong lòng. Nên khi bạn bảo rằng trong đầu họ luôn có một tiếng nói vang vang, không bao giờ ngừng nghỉ, họ sẽ hỏi lại bạn “tiếng nói gì?”, hoặc trở nên giận dữ, phủ nhận điều bạn nói. Dĩ nhiên phản ứng này ở họ chính là của tiếng nói luôn vang vọng, là dòng suy nghĩ miên man, là phần trí năng của họ chưa được họ nhận biết. Có thể nói rằng thực thể này đã khống chế họ”.

Nhiều người nhìn nhận về bản thân dựa trên những gì người khác nói về họ. Dưới tác động của môi trường sống, những thông điệp này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến họ. Bạn có thể tự cho mình là người tiêu cực, ích kỷ, nhút nhát, hoặc chuyên quyền, lo lắng, rầu rĩ, keo kiệt, tham công tiếc việc, nghiện rượu, hoặc đảm đang…. Nhưng ngay cả khi bạn thật sự là mẫu người mà bạn nghĩ thì đặc điểm ấy cũng chỉ miêu tả một phần con người bạn, chứ không phải tất cả. Chẳng hạn, nếu bạn là người lo lắng thái quá thì nỗi lo lắng ấy không phải là tất cả về bạn, bởi bạn không thể lo lắng suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần được. Chắc chắn rằng ngoài nỗi lo lắng, sự phán xét và hoài nghi về bản thân, bạn vẫn còn có cái tôi đầy tự tin bên trong con người mình. Thế nhưng, bỏ ngoài tai tất cả những điều đó, bạn vẫn tiếp tục nhìn nhận bản thân qua một vài khía cạnh và luôn tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của mình từ bên ngoài, thay vì bên trong.

Bên trong mỗi người đều có cái tôi đầy tự tin. Chúng ta đã nhận ra cái tôi này ngay từ khi còn nhỏ nhưng nó thường bị bản ngã của ta che khuất. Nếu tôi nghĩ về mình như một kẻ chuyên quyền thì nhận định ấy sẽ che khuất đi những phần còn lại của tôi. Nếu tôi nghĩ mình là một người luôn giận dữ thì tôi sẽ rất khó nhận biết được phần còn lại của mình ra sao. Nếu tôi nghĩ mình là một người ích kỷ thì có thể tôi sẽ chẳng ưa gì bản thân mình bởi tôi không thể nhìn thấy được những giá trị tốt đẹp khác trong tôi. Tuy nhiên, nếu tôi nghĩ sự chuyên quyền, giận dữ và ích kỷ chỉ là một phần của con người mình thì tôi sẽ tách bản thân ra khỏi những phần ấy và bắt đầu hiểu thấu đáo hơn về phần còn lại trong tôi.

Richard Schwartz đã diễn tả sự thông suốt mà các khách hàng của ông đã đạt được khi họ phân tách thành công cái tôi tự tin ra khỏi bản ngã như sau:

“Trải qua một thời gian sống trong tình cảnh buồn bực, họ đã nhận ra sự khác biệt khi tách được cái tôi tự tin ra khỏi bản ngã của mình. Họ hiểu rằng buồn bực chỉ là một phần, chứ không phải là tất cả con người họ. Vậy là thay vì uốn mình theo phần buồn bực ấy, họ để tâm đến nó, vỗ về nó. Không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc xoa dịu nỗi buồn bực trong lòng nhưng nhận thức đó cũng đủ giúp họ giữ vững cái “Tôi” trong sóng gió cuộc đời.”

Đã bao giờ bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng khi phải thuyết trình trước đám đông hay phải thực hiện một công việc gì đó tương tự? Nếu bạn dừng lại suy ngẫm về nó, bạn sẽ nhận thấy rằng cảm giác ấy đến từ một tiếng nói bên trong (đó là một phần bản ngã của bạn) và nó dự đoán bạn sẽ làm rối tung mọi thứ khi thuyết trình. Tiếng nói ấy khiến bạn đánh mất sự tự tin và cảm thấy lo lắng.

Thử tưởng tượng bạn đang quan tâm đến một công việc nào đó mà bạn có khả năng thực hiện, hoặc bạn cảm thấy bị thu hút trước một người nào đó, nhưng bạn lại không có đủ tự tin để theo đuổi những điều bạn muốn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do bạn thiếu tự tin. Có thể bạn đang giữ trong lòng những nhận định hết sức phi lý mà bạn không hề hay biết như: “Chắc chắn là họ không thích mình”; “Cả đời mình đều là kẻ thất bại và mình không thể chịu đựng thất bại thêm lần nữa”; hay “Mình không xứng đáng với họ”. Những nhận định xuất phát từ bản ngã này không ngừng ám ảnh tâm trí bạn. Nhưng bạn hãy nhớ rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào chứng minh những nỗi lo sợ của bạn là đúng bởi bạn vẫn chưa nộp đơn xin việc hay thử bắt chuyện với người mà bạn mến mộ. Triết gia Marcus Aurelius(5) đã nói: “Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau khổ không phải là những vấn đề nằm bên ngoài cuộc sống mà chính là những nhận định của bạn về chúng. Và bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ những nhận định ấy ngay từ bây giờ”.

Kể từ thời của Aurelius, chúng ta đã khám phá ra rằng việc gạt bỏ các nhận định (hay một phần của bản ngã) là điều hoàn toàn có thể. Thế nhưng, liệu bạn có muốn làm điều đó hay không, bởi thật ra bạn cần đến nó như cần những bộ phận khác trong cơ thể mình vậy. Do đó, tuy không thể thoát khỏi phần hay phán xét ấy nhưng bạn có thể phát triển một mối quan hệ hài hòa với nó bằng cách lắng nghe với sự thấu hiểu. Pema Chodron từng nói rằng:

“Dẫu đó là sự giận dữ, sự thèm muốn, lòng ghen ghét, nỗi sợ hãi, sự suy sụp hay là gì chăng nữa thì mục tiêu của chúng ta không phải là thoát khỏi nó, mà là kết bạn với nó. Điều đó có nghĩa là ta sẽ tìm hiểu về nó một cách trọn vẹn bằng sự mềm mỏng và tinh thần học hỏi. Một khi bạn đã làm được điều đó, bạn sẽ thấy mình chẳng cần phải bận tâm gì về nó nữa.”

Vì thế lần sau, nếu tiếng nói tiêu cực trong bạn lên tiếng thì hãy lắng nghe nó như một phần của con người mình, chứ không phải tất cả. Khi đó, bạn sẽ tạo ra được một khoảng cách với nó và sẽ hiểu ra rằng nó đang cố gắng bảo vệ bạn theo cách riêng của nó. Vì cho rằng bạn có thể thất bại nên nó có ý định ngăn cản bạn thực hiện dự định của mình.

Sự ham hiểu biết chính là cánh cửa đưa ta đến với nghệ thuật phân tách và một cuộc sống tự tin. Việc tập trung vào bản ngã của mình và lắng nghe nó thật công bằng, với tinh thần ham học hỏi chứ không phán xét, sẽ giúp bạn tránh làm tổn thương bản thân. Nếu bạn biết kiềm chế bản thân, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản khi hiểu rõ được bản ngã của mình. Hãy xoa dịu phần hay phán xét trong con người mình để luôn cảm thấy hào hứng với cuộc sống. Sau đó, hãy nghĩ về nó như một người bạn đang cố gắng giúp đỡ mình và bạn cần tìm hiểu thêm về người bạn ấy. Thậm chí, bạn có thể tưởng tượng phần bản ngã ấy đang ngồi đối diện với bạn trong một căn phòng và cả hai đang trò chuyện với nhau. Trong cuốn sách The Power of Now (Sức mạnh của hiện tại), Eckhart Tolle đã miêu tả nghệ thuật phân tách như sau:

“Hãy đặc biệt chú ý đến những ý nghĩ được lặp đi lặp lại, những điệp khúc suy nghĩ ấy dường như đã rỉ rả bên tai bạn suốt nhiều năm… Hãy lắng nghe tiếng nói đó một cách công bằng, nghĩa là đừng phán xét. Đừng phán xét, hay kết tội những gì bạn nghe thấy, bởi khi đó, tiếng nói ấy sẽ tránh đi cửa trước mà lén lút tìm đến cửa sau trong tâm trí bạn. Lắng nghe được như thế, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng: “Ồ, bên kia là giọng-nóivang- vang ở trong đầu và bên này là Tôi; Tôi Đang lắng nghe và quan sát nó”. Nhận thức về chủ thể, về cái Tôi Đang Là… ấy chính là cảm nhận sự hiện hữu chân chính của bạn. Nhận thức ấy đến từ một cái gì đó vượt ra ngoài trí năng thông thường của bạn.”.

Một khi đã ứng dụng bí quyết của nghệ thuật phân tách, những điều phiền muộn trong tâm hồn bạn sẽ được gạt bỏ và cái tôi tự tin của bạn sẽ tỏa sáng từ bên trong. Một cách khác để bạn có thể đạt được sự phân tách này là hãy tưởng tượng có một “căn phòng” trong tâm hồn bạn – nơi đưa ra những quyết định về cuộc đời bạn. Hãy lấy trường hợp của tôi làm ví dụ: Tôi là nhà lãnh đạo của một tổ chức có tên là Bryan Robinson. Tôi tưởng tượng mình đang chủ trì một cuộc họp. Trong những tình huống nhất định, tôi sẽ cùng họp với một số phần của con người mình. Những phần này được xem như các cổ đông trong tổ chức của tôi; và mỗi cổ đông đều muốn có tiếng nói đối với cách thức tôi điều hành tổ chức (cuộc đời) mình như thế nào.

Một ý nghĩ, cảm xúc hay một tình huống khó khăn nào đó có thể khiến một trong các cổ đông trở thành người nắm quyền trong tổ chức của tôi. Chẳng hạn, một buổi chiều nọ, sau khi kết thúc các cuộc tư vấn khách hàng và định rời khỏi văn phòng của mình, tôi nhìn thấy trong phòng đợi có vài mẩu giấy, một cuốn sách và một tờ ngân phiếu đặt trên bàn. Tôi đoán đó hẳn là tờ ngân phiếu. Tôi nghĩ đó hẳn là của một nữ giám đốc đang bị stress đến chỗ tôi xin tư vấn lần đầu tiên. Trước đó, tôi đã đưa cho cô một cuốn sách và bảo cô làm một số bài trắc nghiệm để chuẩn bị cho lần gặp nhau tiếp theo. Thế nhưng, rõ ràng là cô ấy đã chẳng thấy hứng thú gì với những lời khuyên của tôi. Và việc cô ấy bỏ lại cuốn sách cùng với tiền thù lao cho buổi tư vấn đã nói lên rằng: “Cảm ơn ông, nhưng tôi không cần những thứ này!”.

Suốt cả tuần lễ sau, tôi luôn tự hỏi có điều gì không ổn trong lần tư vấn đó. Lúc ăn tối, lái xe hay ngay cả khi đi chơi với bạn bè, tôi đều hình dung lại những gì đã diễn ra và cứ mãi băn khoăn về nó. Tôi nghĩ mình đã sai khi đánh giá đó là một buổi tư vấn thành công và cho rằng cô ấy sẽ không đến buổi tư vấn tiếp theo. Chính vì thế, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy cô ấy vẫn đến như đã hẹn. Cô ấy nói với vẻ mặt ngượng ngùng: “Cả tuần nay tôi cứ lo lắng về buổi tư vấn này. Tôi sợ ông sẽ nghĩ tôi là người chẳng ra gì. Thú thật với ông, tôi lỡ để quên các mẫu trắc nghiệm và cuốn sách mà ông đưa nên tôi chưa thực hiện được những gì ông tư vấn. Tôi đã cố gắng tìm khắp nơi nhưng không có”.

Tôi cười thầm khi nhận ra rằng phần tự phán xét của cả hai chúng tôi đã hoàn toàn đánh bại nhà lãnh đạo (cái tôi tự tin) bên trong. Nó hất văng chúng tôi ra khỏi vị trí lãnh đạo, khiến chúng tôi không ngừng tự dằn vặt bản thân và khốn khổ một cách vô ích. Qua lăng kính của phần phán xét, tôi trở thành một kẻ kém cỏi còn vị khách hàng của tôi là người chẳng ra gì. Bởi vì chúng xuất phát từ sự phán xét chứ không phải từ cái tôi tự tin hay từ sự thật khách quan nên cả hai nhận định ấy đều không đúng. Một khi phần phán xét nắm quyền lãnh đạo thì những phần khác như là sự lo lắng, sự thất vọng, những lời chỉ trích sẽ hiện diện và dè bỉu sự kém cỏi của tôi. Thậm chí có thể còn có một phần khác không ngừng giằng xé tôi để làm dịu đi nỗi lo lắng và sự thất vọng. Đầu óc tôi bị xáo trộn suốt cả tuần bởi phần phán xét trong con người tôi (phần luôn bảo tôi là người kém cỏi) đã nắm giữ vị trí lãnh đạo.

Cách khắc phục tình hình này là cái tôi tự tin của tôi (vị lãnh đạo của tổ chức) phải thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với phần phán xét ấy. Theo đó, khi thấy những thứ mà khách hàng để lại trên bàn, tôi sẽ phải chú tâm nhìn vào tận sâu thẳm lòng mình và tưởng tượng mình đang chủ trì một cuộc họp. Khi nhận thấy phần hay phán xét đang vội vã đưa ra kết luận mà không cần đến bằng chứng, tôi sẽ yêu cầu nó ngồi yên tại chỗ và thư giãn trong chốc lát. Với sự hiếu kỳ của một thám tử, tôi sẽ hỏi sự phán xét ấy rằng: “Những kết luận trên được đưa ra trên cơ sở nào?”. Thường thì chẳng có bất kỳ bằng chứng nào thật sự thuyết phục để minh chứng cho những luận điểm ấy bởi sự phán xét trong ta chỉ đưa ra kết luận dựa vào cảm tính chứ không phải dựa trên các yếu tố khách quan bên ngoài.

Mục tiêu của ta trong những tình huống nhạy cảm này là để cái tôi tự tin của ta thiết lập được mối quan hệ tốt với tất cả các phần còn lại trong con người ta, để chúng không cần phải giành giật vị trí lãnh đạo nhằm cứu vãn mọi chuyện. Tôi sẽ đón nhận những phần khó chịu trong con người mình, thử xem chúng có sẵn lòng thư giãn một lát hay không. Tôi sẽ cho chúng biết rằng tôi rất hiểu cảm giác bực bội của chúng và sẽ cố gắng dàn xếp mọi việc ổn thỏa. Nói cách khác, thay vì để các phần khác trong con người mình nắm quyền lãnh đạo, tôi sẽ trò chuyện với chúng như từng cá nhân riêng rẽ. Khi tôi thực hành việc phân tách bản thân, cũng như tạm thời bỏ qua các kết luận vội vã cho đến khi có được bằng chứng thuyết phục, tôi đã phát triển được mối quan hệ tốt đẹp với các phần trong con người mình và khởi tạo sự bình yên trong tâm hồn. Điều này sẽ góp phần quyết định cuộc sống ở bên ngoài của tôi ra sao.

Khi làm được điều này, chúng ta đã tạo ra được sự bình yên trong tâm hồn mình và sống hòa thuận với mọi người xung quanh. Richard Schwartz đã nói về khả năng tự chủ này như sau:

“Khi các khách hàng của tôi đang trong trạng thái điềm tĩnh và đầy yêu thương, tôi hỏi họ rằng tiếng nói nào, hay phần nào trong con người họ đang hiện diện ở đó. Bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng họ đã cùng đưa ra một câu trả lời: “Đó không phải là phần nào khác hay tiếng nói nào khác, đó là chính bản thân tôi, con người tôi”.”

Hãy cùng xem xét một ví dụ khác về sự thay đổi này. Brad thường khó tập trung vào việc học đánh golf và chơi đàn ghi-ta bởi mỗi lần phát bóng hay học đàn, anh lại nghĩ ngay đến những bi kịch của mình. Brad cảm thấy thật khổ sở và bản thân mình thật tệ hại. Khi tôi yêu cầu anh hãy nhìn sâu vào tâm hồn mình và xác định xem phần nào trong con người anh đang tham dự cuộc họp, anh trả lời rằng có một giọng nói từ bên trong anh cứ vang lên rằng: “Mày sẽ thất bại thê thảm!”; và một giọng nói khác thì bảo: “Mọi người sẽ nghĩ thế nào về màn trình diễn tệ hại của mày?”.

Tôi đề nghị với Brad hãy kiểm tra lại mối bận tâm của các phần trong con người anh trước khi chơi golf hay đánh đàn để hiểu được động cơ của chúng. Anh nhận ra rằng bản ngã của anh đang cố gắng giúp anh chuẩn bị tâm thế để đón nhận thất bại mà nó cho rằng sẽ xảy đến với anh. Bằng cách ứng dụng bí quyết của nghệ thuật phân tách, cái tôi tự tin trong anh đã trấn an những phần còn lại bằng cách nói rằng: “Tôi sẽ lo liệu mọi việc”. Nhờ vậy, anh đã xoa dịu được những phần khác trong con người mình. Anh đã chơi một trận golf hay nhất từ trước đến nay và khả năng chơi ghi-ta của anh cũng liên tục tiến bộ.

Trong mọi lĩnh vực, năng lực của chúng ta đều có thể được cải thiện khi ta thiết lập được tiếng nói chung cho tất cả các phần trong con người mình, thay vì cố gắng phớt lờ hoặc bóp nghẹt chúng. Một khi các phần này cảm nhận được vai trò cổ đông của mình và có được tiếng nói chung thì chúng sẽ sẵn lòng bình tĩnh lại và để cho cái tôi tự tin nắm quyền lãnh đạo.

Một khi bạn lắng nghe tiếng nói của bản ngã như một phần của bạn, chứ không phải toàn bộ con người, nghĩa là bạn đã không hao phí năng lượng cho cảm giác thất vọng về nó, hay cố gắng thoát khỏi nó. Khi ấy, cái tôi tự tin của bạn sẽ có nhiều cơ hội để nắm giữ vị trí lãnh đạo với tiếng nói điềm tĩnh, tự tin, yêu thương, luôn khích lệ bạn bằng những lời động viên chân thành như một người bạn chí cốt. Bạn sẽ biết mình đang ở vị trí lãnh đạo khi ở vào một trong tám trạng thái bắt đầu bằng chữ “C” đã được đề cập đến. Một trong những thay đổi đáng kể nhất có thể đã được khởi xướng từ bên trong bạn khi bạn bắt đầu quá trình tách bản ngã ra khỏi cái tôi tự tin của mình.

Các phần trong con người chúng ta có thể được quy về cùng một điểm, đó là chúng ta thường nghĩ rằng những phần ấy chính là bản chất con người mình. Tách biệt những phần này ra là việc làm bên trong tâm hồn ta. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn giữ được khoảng cách với những phần này, để cái tôi tự tin có thể dẫn dắt cuộc đời bạn từ nội tâm hướng ra bên ngoài.

Hãy nhớ lại cảm giác khi bạn đạt được thành quả nào đó trong công việc, khi bạn mua một chiếc xe mới hay dọn đến nhà mới, khi bạn thắng trong một trò chơi, hoặc khi bạn được thừa nhận là đã đúng trong một cuộc tranh luận. Sau đó, hãy đối chiếu những cảm xúc đó với cảm giác bạn đang đắm chìm trong tình yêu, khi ngắm hoàng hôn rực đỏ, khi rảo bước trên bãi biển với những gợn sóng lăn tăn vỗ nhẹ dưới gót chân trần, khi ấp ôm một đứa trẻ sơ sinh, khi cảm thấy xót thương ai đó, khi tận hưởng sự thanh thản sau khi thiền định hoặc cầu nguyện, hay khi bạn đang tràn trề tự tin trước một công việc đầy thách thức.

Hãy chú ý đến những tính chất khác biệt giữa hai loại cảm xúc trên. Loại thứ nhất là những cảm xúc trần tục, đáp ứng cho lòng ham muốn vô đáy của bản ngã con người. Còn loại cảm xúc thứ hai thì xuất phát từ cái tôi tự tin trong mỗi người. Hãy ghi nhận cảm xúc của bạn qua hai trải nghiệm ấy và xem cái nào viên mãn, bền vững hơn. Khi cố gắng thỏa mãn bản ngã của mình bằng những thú vui trần tục, rất nhiều người đã lạc mất tâm hồn mình ở cuộc sống trống rỗng bề ngoài. Khi từng ngày trải nghiệm cuộc sống, bạn hãy chú ý xem bao nhiêu hành động của mình là do bản ngã chi phối và bao nhiêu là do cái tôi tự tin tác động. Hãy tự vấn xem bạn có muốn chuyển hướng cuộc đời mình hay không.

Một cách để thực hành nghệ thuật phân tách và đưa sự tự tin lên vị trí lãnh đạo là thông qua việc thiền định nối kết. Những năm qua, nhiều khách hàng của tôi đã sử dụng phương pháp này và thừa nhận tính bổ ích của nó. Hãy thử thực hành thiền định khi bạn thức dậy vào mỗi sáng hoặc mỗi đêm trước khi đi ngủ. Thậm chí bạn có thể thực hiện nó mỗi khi bị kẹt xe.

Hãy hình dung bạn đang thâm nhập vào thế giới nội tâm của mình. Tưởng tượng rằng cái tôi tự tin của bạn đang ngồi ở vị trí lãnh đạo. Hãy nhớ rằng sự ham hiểu biết chính là cánh cổng dẫn bạn đến với cái tôi tự tin của mình. Hãy quan sát xung quanh và tìm hiểu xem phần nào của con người bạn đang hiện diện trong ngày hôm nay. Cũng như khi bạn hiếu kỳ nhìn qua khe cửa của một buồng kín hay tầng gác mái, hãy ghi nhận những gì bạn đã tích cóp được trong năm năm trở lại đây.

Có thể bạn sẽ tìm thấy sự căng thẳng hoặc lo lắng. Cũng có thể bạn nhận thấy sự kiềm chế hoặc sự phán xét. Điều bạn cần làm là đơn giản ghi nhận và gật đầu chào tất cả các phần trong con người mình. Đừng cố chối bỏ hoặc thay đổi bất cứ phần nào cũng như đừng cố cải thiện tình hình. Tất cả các phần trong con người bạn đều cần được chào đón. Bạn cũng có thể hỏi han một phần nào đó để xem liệu nó đang có mối bận tâm nào cần được giải quyết không. Đôi khi, sự thấu hiểu sẽ tạo nên cảm giác thông suốt, thanh thản trong tâm hồn bạn và thậm chí có thể là tình yêu thương đối với phần nào đó của con người mình.

Việc thiền định dưới đây có thể giúp bạn cảm nhận được sự nối kết với cái tôi tự tin của mình. Hãy tìm một nơi yên tĩnh để thực hiện việc thiền định này. Có thể bạn sẽ cần đến những giai điệu êm dịu hoặc một người hướng dẫn bạn cách thực hiện.

Hãy tập trung vào hơi thở của bạn. Hít thật sâu đồng thời loại bỏ hết sự căng thẳng ra khỏi cơ thể. Tiếp tục tập trung vào hơi thở, hít một hơi thật sâu và tưởng tượng rằng bạn đang hít vào với sự hiếu kỳ. Khi bạn thở ra, hãy đắm mình trong sự hiếu kỳ đó và hãy để nó lan tỏa đến từng tế bào trong cơ thể bạn. Tiếp tục hít vào thật sâu với sự hiếu kỳ về những gì đang tồn tại trong con người bạn. Khi thở ra, hãy cảm nhận toàn cơ thể mình đang ở trong trạng thái thư giãn hoàn toàn. Sự căng thẳng đang dần biến mất để nhường chỗ cho sự thanh thản. Bây giờ, bạn chỉ cần tận hưởng cảm giác thanh thản yên bình.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đứng ở bục phát biểu tại một thính phòng, nhìn một lượt khắp các phần trong con người mình đang hiện diện tại đây. Với sự hiếu kỳ, hãy dành một vài phút để quan sát xem phần nào trong con người bạn đang ngồi ở hàng ghế khán giả bên dưới. Hãy gật đầu chào từng phần một. Hãy đặc biệt chú ý đến vị trí mà mỗi phần đó đang ngồi. Ở khu vực dàn đồng ca? Trên ban công? Hay trên tầng lửng? Có phần nào ở phía sau bạn không? Hay có phần nào bất đồng ý kiến với bạn không? Bạn chỉ cần ghi nhận những điều đó thôi.

Câu nói cửa miệng của bạn nên là “TẤT CẢ CÁC PHẦN ĐỀU ĐƯỢC CHÀO ĐÓN”. Khi bạn phát đi thông điệp này, hãy để ý xem các phần trong con người bạn đón nhận nó như thế nào. “TẤT CẢ CÁC PHẦN ĐỀU ĐƯỢC CHÀO ĐÓN”.

Điều quan trọng là bạn phải để mỗi phần trong con người bạn phản hồi lại theo cách tự nhiên của riêng chúng, trong khi bạn quan sát và học hỏi. Có phần nào chăm chú lắng nghe từng lời của bạn không? Có phần nào ngủ gật? Có phần nào tròn mắt ngạc nhiên? Có phần nào vỗ tay tán thưởng? Hay có phần nào lắc đầu giận dữ với những gì chúng nghe được?

Tiếp theo, hãy xem bạn có cảm kích trước những gì mà các phần trong con người bạn đã cố gắng làm cho bạn hay không. Hãy để ý xem phần nào hài lòng và phần nào cảm thấy bị ức hiếp. Hãy cố gắng ghi nhận sự đóng góp của các phần trong con người bạn và tỏ lòng cảm kích trước sự bảo vệ mà chúng dành cho bạn. Hãy cảm nhận tình cảm ấy ngay lúc này và đắm mình trong nó, để nó ngấm vào cơ thể bạn.

Hãy để ý xem khi bạn trò chuyện với các phần trong con người mình thì bạn có tự quan sát bản thân đang đứng trên bục phát biểu và quan sát xung quanh không. Nếu bạn đang tự quan sát mình thì hãy tìm phần đang lo sợ, không muốn để bạn đứng một mình và yêu cầu nó thư giãn trong giây lát rồi quay về chỗ ngồi. Nếu nó vẫn không chịu thì bạn hãy dành thời gian tìm hiểu xem nó đang muốn gì. Khi bạn tiếp tục đứng trước các khán giả của mình, hãy để ý xem liệu bạn có đang suy nghĩ về điều gì đó hay không. Nếu có, hãy yêu cầu các ý nghĩ ấy trở về chỗ của chúng để bạn luôn ở trong trạng thái tỉnh táo hoàn toàn. Khi mỗi phần đều yên vị ở vị trí của chúng, hãy để ý xem điều gì diễn ra với cơ thể và tâm trí bạn. Hãy để tâm đến khoảng không mà bạn cảm nhận được và thứ năng lượng đang lưu chuyển trong người mình.

Bây giờ, hãy tự hỏi bản thân: “Ai đang đứng trên bục phát biểu?”; và hãy ghi nhận đó chính là cái tôi tự tin của bạn – thứ được sinh ra để dẫn dắt cuộc đời bạn. Hãy hòa mình vào cái tôi ấy. Hãy đắm mình trong sự tự tin, lòng dũng cảm và sự sáng tạo đồng thời cảm nhận chúng đang thẩm thấu vào từng tế bào trong cơ thể bạn.

Khi bạn quan sát các phần trong con người mình ở hàng ghế phía dưới khán phòng, hãy ghi nhận sự kết nối giữa bạn với mỗi phần ấy, trong khi vẫn giữ vững cái tôi tự tin của mình ở vị trí trung tâm. Đứng ở vị trí trung tâm của bản thân có nghĩa là bạn đang đứng trong sự thấu hiểu, tình yêu thương, sự tự tin, lòng dũng cảm, trí sáng tạo, sự thanh thản, sự thông suốt và sự kết nối. Đấy chính là bản chất con người bạn.

Giờ đây, hãy đắm mình trong những phẩm chất thật sự của con người bạn, hãy cảm ơn các phần trong con người mình vì sự ủng hộ của chúng. Rồi bằng bất cứ cách nào và vào bất cứ lúc nào bạn muốn, hãy bắt đầu kéo sự tỉnh táo của bạn trở về với mình trong thế giới nội tâm ấy. Hãy cảm nhận vị trí bạn đang ngồi và lắng nghe các âm thanh xung quanh. Khi bạn đã thật sự sẵn sàng, hãy từ từ mở mắt ra và kéo tất cả các đặc điểm của cái tôi tự tin quay trở lại với bạn trong thế giới nội tâm.

Biểu đồ ở trang sau sẽ giúp bạn phác họa những tính chất của một cuộc sống tự tin. Hãy chọn chữ “C” nào hiện diện trong cuộc sống của bạn nhiều nhất trong ngày. Phía trên chữ “C” ấy, bạn hãy vẽ một đường thẳng đứng, đây sẽ là đường cao nhất trong biểu đồ. Tiếp theo hãy xét xem chữ “C” nào ít xuất hiện nhất trong cuộc sống của bạn ngày hôm đó. Phía trên chữ “C” ấy, bạn hãy vẽ một đường thẳng đứng, đây là đường thấp nhất trong biểu đồ. Sau đó, hãy tiếp tục vẽ thêm sáu đường thẳng còn lại nằm trong khoảng giới hạn giữa đường cao nhất và đường thấp nhất. Kết quả của việc phác họa này sẽ giúp bạn thấy được đặc điểm nào bạn cần phải vun đắp thêm trong tám đặc điểm nhằm có được cuộc sống tự tin hơn.

Bình luận
× sticky