Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghệ Thuật Sống Tự Tin

Chương 11: Nguyên Lý Chiếc Boomerang

Tác giả: Bryan Robinson, Ph. D

Tôi đã phát hiện ra rằng nếu chúng ta yêu cuộc

sống thì nó sẽ yêu lại ta.

– Arthur Rubinstein

Chiếc gương phản chiếu

Nhiều năm trước, tôi cảm thấy hết sức phấn khởi khi nhận ra mình đang dần được khai sáng. Vòng vèo qua những ngọn đồi ở North Carolina, chiếc xe nhỏ của tôi chầm chậm dừng lại trước một trung tâm tu học Phật giáo nằm dưới những rặng núi quanh năm sương khói phủ mờ, nằm ngay ranh giới North Carolina và Tennessee. Mặc dù đã được nghe kể về những buổi học tuyệt vời ở đây nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội để tham dự vì cuộc sống của tôi quá bận rộn. Tuy vậy tôi quyết định cuối tuần này sẽ thay đổi mọi thứ. Tôi dành hẳn cả hai ngày, cùng với những học viên khác, ngồi bắt chéo chân, thiền định, tụng kinh và suy ngẫm về vạn vật, về vũ trụ. Tôi hình dung rằng mình sẽ tìm được sự thanh thản nội tại và tin rằng tất cả những bí mật của cuộc sống sẽ được phơi bày trước mắt tôi cùng lúc. Ai lại không hào hứng cho được chứ? Tôi đang trong quá trình trở thành một “thực thể cao cấp hơn”! Một người bạn lâu năm đã kể với tôi về trung tâm tu học này và bảo với tôi rằng những trải nghiệm mà tôi có ở đây sẽ phản chiếu cuộc sống hằng ngày của tôi.

Tôi nhớ lại mình đã vẫy tay chào anh và thầm nghĩ rằng: “Đúng thế! Hãy để tôi được nghỉ xả hơi!”.

Cuộc sống của tôi thật sự rất căng thẳng và ngoài tầm kiểm soát. Tôi đang tìm kiếm sự thanh thản nội tại và phương hướng cho mình. Liệu trung tâm tu học này sẽ mang đến những điều ấy: gội rửa tôi trong sự thanh thản nội tại? Sẽ thật tệ hại nếu lần này tôi lại đến nhầm chỗ.

Nhưng rồi tôi đã đến đó và… bị lạc đường. Khi phải để chiếc xe bò chậm chạp qua những khúc quanh, tôi nhận ra mình đã tính toán sai về khoảng thời gian cần thiết để đến đây. Vì sáng nay tôi đã bắt đầu làm việc muộn nên buổi chiều, tôi phải ở lại văn phòng khá trễ. Vậy là tôi đã không thể lên đường trước khi trời tối. Khi màn đêm buông xuống, tôi chẳng thể nhìn rõ con đường bụi bặm, bé xíu mà lại chẳng hề có biển báo, uốn lượn ngoằn ngoèo trước mặt. Tôi đã bỏ quên mắt kính trên máy bay hồi đầu tuần, trong khi trời lại bắt đầu đổ mưa. Tôi lo lắng không biết liệu mình có đến kịp để ăn tối và tụ họp cùng các tu sĩ – những người chỉ dẫn cho chúng tôi cách luyện tập vào cuối tuần – hay không. Giận dữ và thất vọng, tôi nguyền rủa bóng tối và đập mạnh vào tay lái. Phải chi mình khởi hành sớm hơn!

Đói lả và kiệt sức, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã trông thấy biển hiệu của trung tâm tu học. Khi vào trong, người ta báo cho tôi biết rằng những người khác đã ăn tối và đang tụ họp để nghe hướng dẫn. Tôi húp vội một tô xúp cùng một mẩu bánh mì rồi chạy đến chỗ tập trung và sà vào chỗ của mình. Tôi như sắp tắt thở, tim đập mạnh trong khi tay thì run. Các túi hành lý của tôi vẫn còn nằm trong cốp xe nên khi những người khác đã yên vị trong phòng của họ thì tôi lại là “kẻ vô gia cư”. Khi ấy, vị tu sĩ thông báo rằng chúng tôi không được lên tiếng trong vòng hai mươi bốn giờ, bất kể chuyện gì. Tim tôi se lại, còn dạ dày thì “biểu tình” như chống lại sự thanh thản mà tôi mong đợi. Tôi càu nhàu: “Khi nào thì sự thanh thản nội tại mới đến đây?”.

Giờ đây khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng người bạn của mình đã nói đúng. Trải nghiệm mà tôi có được tại trung tâm tu học là tấm gương để tôi nhìn rõ hơn về bản thân và cách sống của mình. Thậm chí, trước khi đến trung tâm, tấm gương ấy đã bảo với tôi rằng: “Tôi chẳng thể thấy được gì đâu. Tôi bị lạc lối, không chỉ ở những con đường núi ngoằn ngoèo mà trong chính hành trình của đời mình”. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng những người bạn cũ quen thuộc của tôi – sự hấp tấp, thất vọng và giận dữ – đã đồng hành cùng tôi trong chuyến đi ấy. Khi ngồi trước mặt vị tu sĩ đã yêu cầu giữ im lặng, tôi nhận ra có thêm hai người bạn khác – sự nôn nóng và lo lắng – cũng đồng hành cùng tôi. Thế là tôi đã được khai sáng, nhưng tại thời điểm ấy tôi lại không hề hay biết.

Những tình huống, đặc biệt là những tình huống thử thách, cũng là tấm gương phản chiếu để bạn có thể học hỏi. Bạn không thể yêu hoặc ghét một trải nghiệm nào đấy trừ phi nó phản chiếu cho bạn thấy điều gì đấy về bản thân mình. Đây là bí quyết boomerang. Bí quyết này cũng đúng trong cách bạn cư xử với những người khác. Khi bạn phản ứng tiêu cực đối với ai đấy, thường thì đó chính là phản ứng của một phần bản ngã trong con người bạn. Nhiều người cho rằng lỗi lầm của người khác cũng giống như đèn pha ô tô vậy, chúng luôn có vẻ sáng hơn đèn pha ô tô của ta. Nhiều người đã trở thành chuyên gia trong việc đánh giá và phán xét người khác bởi nó giúp họ không bị soi mói. Thật ra, những khuyết điểm của người khác mà ta chỉ ra lại chính là những điều mà ta không thích về bản thân mình. Việc tập trung vào lỗi lầm của người khác đơn thuần là cách để ta tránh nhìn nhận sự thật rằng những điều ấy cũng tồn tại trong con người ta và chúng ngăn cản ta nhận ra mình cần phải hoàn thiện bản thân ở điểm nào.

Nhà tâm lý học Carl Jung(2) từng nói: “Bất cứ điều gì ở người khác khiến ta bực mình đều có thể giúp ta hiểu hơn về chính bản thân mình”. Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp bản ngã của mình đang thực hiện sứ mạng truy tìm lỗi lầm. Một khi bước lùi lại, bạn sẽ thấy rằng những gì làm bạn khó chịu lại chính là một phần trong con người bạn. Việc chỉ trích người khác chỉ là cách để bạn cảm thấy khá hơn trong lòng. Nếu chỉ ra được sai sót của người khác, bạn sẽ thấy lỗi lầm của mình dễ tha thứ hơn, hoặc thậm chí làm bạn thấy mình ở đẳng cấp cao hơn.

Bí quyết boomerang giúp bạn biết kiềm chế bản thân khi muốn phán xét người khác và lưu ý những gì mà sự chỉ trích phản ánh về chính bản thân mình. Để rồi sau đó, bạn có thể tận dụng nguồn năng lượng mà bạn định dùng để chỉ trích người khác vào những việc tốt đẹp khi tự hoàn thiện bản thân. Một khi đã thấu suốt được bí quyết này, bạn có thể thực hành việc tìm kiếm ưu điểm thay vì khuyết điểm của người khác. Hãy để ý xem cảm giác của bạn sẽ thay đổi như thế nào khi bạn ngợi khen người khác, chứ không phải hạ thấp họ. Phương pháp này sẽ mang đến cho người khác những lời khen tặng xứng đáng, còn bản thân bạn thì có cơ hội đạt được nhiều sự thông hiểu và lòng tự tin.

Quy luật boomerang nhắc nhở ta rằng bất cứ điều gì đang diễn ra trong nội tâm ta sẽ được phản chiếu ra ngoài đời thật và lại quay trở về như một chiếc gương để ta soi rọi mà sửa chữa nếu ta sẵn lòng. Tất cả những ý nghĩ, cảm xúc và hành động của ta đều sẽ quay trở về dưới dạng nào đấy. Những thông điệp tích cực sẽ mang về những trải nghiệm tích cực. Ngược lại, những ý nghĩ xấu xa sẽ mang đến cho ta những điều xấu xa, có thể không phải ngay tức thì mà sẽ dần xuất hiện trong cuộc sống của ta.

Chuyện về Claire là một ví dụ điển hình về lòng đố kỵ. Claire cảm thấy hết sức cay cú khi ai đó gặp may. Điều tốt đẹp của người khác lại trở thành cái tát giáng vào mặt cô. Khi một người đồng nghiệp kể về thành tích giỏi giang của con cái anh cũng như sự tuyệt vời của vợ anh, thì Claire sưng sỉa: “Tôi chẳng muốn nghe những chuyện ấy. Nó khiến tôi cảm thấy đời mình chẳng là gì cả!”.

Khi một người bạn kể cho Claire nghe về vận may của mình, Claire nhăn mặt khó chịu. Cô giận dữ thốt lên: “Tại sao cậu cứ luôn gặp may thế? Tại sao cứ luôn là cậu? Sao không thể là tớ cơ chứ?”.

Claire không nhận ra được rằng lòng đố kỵ đã che mất cuộc sống tự tin của cô. Sự cay cú của cô đã bật ngược trở lại, khiến cô sống một cuộc đời ảm đạm. Theo nhà nhân đạo người Pháp Jean Vanier(3) thì: “Lòng đố kỵ xuất phát từ sự thờ ơ, hoặc sự thiếu niềm tin của con người đối với những món quà mà họ có”. Vận may của người khác nhắc nhở Claire nhớ về sự bất hạnh và thiếu tự tin trong nội tâm cô. Claire không thể nhìn thấy những món quà của mình bởi cô đã bị lòng ganh ghét làm cho mờ mắt.

Lòng đố kỵ ngăn không cho ta nhìn thấy những phúc lành và sự “giàu có” của mình. Cùng với sự ghen ghét, nó là phần thuộc bản ngã đang cố gắng lấy cho bạn những gì mà bạn không có, nhưng bằng cách đó, chúng vô tình làm tăng cảm giác thiếu thốn trong bạn. Chúng tước quyền lãnh đạo cuộc sống của bạn và lan rộng ra. Khi bạn đưa chúng vào thế giới thật, chúng sẽ lại quay trở về với bạn dưới dạng một cuộc sống bần cùng. Lòng tự tin không xuất phát từ việc ham muốn những gì thuộc về người khác, mà chính là từ sự biết ơn đối với những gì bạn có cũng như từ việc thực hiện các bước cần thiết để tạo ra điều mình mong muốn. Khi bạn chân thành chia sẻ niềm vui với người khác về vận may của họ, điều kỳ diệu sẽ đến với bạn: bạn cũng bất ngờ có được vận may. Khi bạn biết tận hưởng niềm vui, bạn sẽ có được hạnh phúc. Còn khi bạn đập bàn, dậm chân hoặc ôm ấp nỗi đắng cay, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tệ hại. Như vậy, bạn đã trải nghiệm quy luật của chiếc boomerang nhưng lại không hề hay biết.

Tác giả Shakti Gawain viết rằng:

“Bất cứ điều gì mà bạn cố tạo ra cho người khác sẽ luôn quay về với bạn, bao gồm cả những hành động yêu thương, giúp đỡ, an ủi lẫn những hành động phá hoại.”

Ta càng sử dụng những ý nghĩ, cảm xúc và hành động để yêu thương bản thân, người khác và có được nhiều hành vi tốt bao nhiêu, thì ta càng nhận được tình yêu, hạnh phúc và sự giàu có nhiều bấy nhiêu. Bí quyết boomerang nói rằng việc chuyển đổi những ý nghĩ, lời nói và hành động tiêu cực sang tích cực, mang tính xây dựng sẽ tạo ra những trải nghiệm tích cực trong cuộc sống.

Vào một kỳ nghỉ nọ, tôi tới mua sắm ở một cửa hàng bán thực phẩm từ thiên nhiên và bắt chuyện với người chủ cửa hàng. Cuộc trò chuyện khởi đầu rất vui vẻ nhưng khi kết thúc, tôi lại thấy mình đang độc đoán phê phán người nghệ sĩ piano chơi trong buổi hòa nhạc mà chúng tôi vừa xem gần đây. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra mình đang phản bác mọi thành tựu mà cô đạt được. Dù bản thân tôi cũng không thích những lời lẽ tuôn ra từ miệng mình, nhưng tôi lại không thể dừng thông điệp tiêu cực ấy.

Đột nhiên, không khí cuộc trò chuyện giữa chúng tôi thay đổi hẳn, từ sự cởi mở ban đầu giờ trở nên lạnh tanh. Nụ cười của cô chủ cửa hàng biến mất, thay vào đó là nét mặt nghiêm nghị. Những cái liếc mắt vui vẻ giờ biến thành cái nhìn trống rỗng. Sự tiêu cực mà tôi phát ra ở cửa hàng tạp hóa đã trở thành tiếng sấm dội lại tôi qua thái độ của cô chủ cửa hàng. Suốt thời gian còn lại trong ngày, tôi đã có cảm giác hết sức bất an về những lời phê phán thiếu công bằng của mình.

Số một là số nguyên

Các nhà siêu hình học cho rằng tất cả chúng ta đều chứa nguồn năng lượng vô bờ. Chúng ta đều có sự kết nối nội tại, cũng giống như vạn vật trong vũ trụ. Bất luận chúng ta có cố gắng tách mình ra thành một cá nhân như thế nào chăng nữa thì ta vẫn được kết nối với tất cả. Mỗi chúng ta là một khối lớn các hạ nguyên tử; và mỗi người đều có một trường điện từ riêng.

Khái niệm về tổng thể rất được giới khoa học tin cậy. Các nhà vật lý học tuyên bố rằng khi các nguyên tử trong một phân tử thẳng hàng nhau theo một kiểu nào đó và đạt đến con số tới hạn thì các nguyên tử còn lại sẽ tự động sắp xếp theo cùng một kiểu như thế. Khi có đủ số người tán thành một việc gì đó – nghĩa là khi đã đạt được khối tới hạn – thì mỗi người sẽ nhìn nhận thực tế theo cách tương tự nhau. Vì khối tới hạn của mỗi loài suy nghĩ và hành động theo một cách nhất định, nên phần còn lại của loài ấy cũng sẽ bắt chước theo như thế. Nhà tâm lý học Carl Jung đã đề cập đến phần “vô thức tập thể” kết nối chúng ta với những người khác và chúng ta tác động đến nhau từ trong tiềm thức của mình.

Đạo Lão đề cập đến thuyết âm – dương, những điều đối lập trong cuộc sống, chẳng hạn như tốt – xấu, yêu – ghét, vui vẻ – buồn bã, giống đực – giống cái, tượng trưng cho sự kết nối nội tại, sự hài hòa và sự biến hóa của vạn vật. Ví dụ, trạng thái âm và dương của nước có nghĩa là nước có cả tính cương và nhu. Nó có thể lấy đi sự sống và cũng có thể tái sinh vạn vật. Âm thanh róc rách của dòng nước vỗ về ta, vị mát lành của nước giúp ta tỉnh táo trong những ngày oi ả. Cơ thể ta cần nước để tiếp tục sự sống. Tuy nhiên, với thời gian, sức nước có thể bào mòn đá và tạo nên những hẻm núi vừa sâu vừa dài như Grand Canyon. Sức nước có thể phát ra dòng điện và hủy diệt con người qua những cơn bão lũ. Vậy nên trạng thái âm – dương của nước minh họa cho sự song song tồn tại của sự bảo tồn và sự hủy diệt trong cuộc sống, rằng có những điều trái ngược tồn tại trong một thực thể.

David Richo đã mô tả “bí quyết hai tay” cho phép bạn nhìn nhận những điều trái ngược trong một tình huống khó khăn với tư cách là một nhân chứng, chứ không phải là nguyên đơn hay thẩm phán, như sau:

“Tôi bị mất việc, cảm thấy suy sụp và rất lo sợ. Nhưng tôi cũng biết rằng mình cần phải tìm công việc khác. Thế là tôi giữ tình trạng thất nghiệp trong một tay và sự chấp nhận mất mát một cách yên lặng. Ở tay kia, tôi giữ kế hoạch tìm công việc mới. Đây là cách để sự suy sụp của tôi không biến thành sự tuyệt vọng. Việc nắm giữ những điều đối lập mang đến cho tôi sự thanh thản và lòng can đảm.”

Việc các nhà vật lý học lẫn thần học đều đồng ý về khái niệm đồng nhất tạo nền tảng cho quy luật boomerang. Chính vì thế, nếu chúng ta đều là một, thì mỗi khi ta giúp đỡ hoặc làm tổn thương bản thân cũng có nghĩa ta đã giúp đỡ hoặc làm tổn thương ai khác. Tương tự, mỗi khi ta giúp đỡ ai đó thì chính là ta đã giúp đỡ chính mình; và mỗi khi ta làm tổn thương người khác, ta cũng đồng thời làm tổn thương bản thân ta. Nguồn năng lượng từ những lời lẽ và hành động mang tính tiêu cực sẽ kích động nguồn năng lượng ở người nhận để rồi quay trở lại dưới dạng thức nào đó và làm tổn thương ta. Mỗi khi ta gửi cho mình một ý nghĩ tiêu cực hoặc tự hạ thấp bản thân, ta sẽ chuyển tổn thương tự tạo ấy vào những mối quan hệ hàng ngày. Khi ta yêu thương bản thân mình trước tiên và trên tất cả, ta sẽ chuyển tình yêu thương ấy vào việc quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Biểu hiện của tình yêu khởi đầu bằng việc yêu thương chính bản thân mình.

Khi hành động trở thành chiếc Boomerang

Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những buổi cắm trại ở miền Nam thời thơ ấu, nhớ đến hình ảnh những con đom đóm bay đầy trên bầu trời mùa hè tối đen cũng như cảnh các tín đồ dùng quạt để làm giảm cái nóng oi ả khi tụ họp dưới căn lều lớn để cử hành lễ tế. Tôi thường nhìn trộm qua khe hở của căn lều để nhìn các tín đồ đưa tay lên cao, hướng về phía thiên đàng, vỗ tay, lầm rầm khấn nguyện, chạy lên chạy xuống và đôi khi họ đưa chân lên đầu và xoay tròn người khi họ đi vào trạng thái xuất thần. Những điều nhìn thấy đã không ngừng kích thích trí tò mò của tôi. Tôi đoán rằng các tín đồ này đang thực hiện những nghi thức tôn giáo cực kỳ quan trọng đối với họ, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

Hầu hết những người đã từng có trải nghiệm tâm linh đều có thể kể cho bạn nghe về sự thăng hoa tự nhiên có liên quan đến tôn giáo mà thường rất khó diễn tả. Sự thăng hoa tự nhiên ấy là kết quả của các kết nối trong não và có thể xuất hiện khi cầu nguyện, thiền định, suy ngẫm hoặc các trải nghiệm nội tâm khác. Đối với một số người, đó là xúc cảm mạnh mẽ mà họ cảm nhận được khi ngắm vẻ đẹp của buổi hoàng hôn. Đối với những người khác, đó là sự kết nối tâm linh đầy ý nghĩa qua những lời cầu nguyện, là niềm vui sướng được thăng hoa từ việc thiền định sâu lắng hoặc là sự kết nối với sức mạnh bề trên. Trong suốt quá trình thiền định, những người ngồi thiền nhận rõ cảm giác thanh thản, sự hòa hợp và sự siêu việt trong lòng mình. Các nhà khoa học cho rằng những cảm giác này có liên quan đến sự gia tăng hoạt động ở phần thùy trước của não bộ (nằm ngay sau trán) và sự giảm thiểu các hoạt động ở vùng thùy đỉnh nằm ở đỉnh đầu.

Những trải nghiệm bên trong đầy ý nghĩa này có thể đóng vai trò thiết yếu cho sự sống của ta. Chúng tạo ra những phản ứng sinh hóa đặc biệt có lợi cho sức khỏe của ta. Các nhà khoa học cho rằng những người thường xuyên tiến hành các nghi thức tôn giáo như đi nhà thờ hoặc ngồi thiền thường sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người không tham gia các hoạt động ấy.

Các nhà thần kinh học cho biết tâm trí của con người ảnh hưởng đến mỗi tế bào trong cơ thể họ bởi vì ý nghĩ hoạt hóa các hoóc-môn mang thông tin đi khắp cơ thể. Hãy tưởng tượng việc ấy diễn ra như sau: các tế bào trong cơ thể bạn luôn cố gắng lắng nghe suy nghĩ của bạn và chúng sẽ bị biến đổi bởi các ý nghĩ ấy. Mỗi khi bạn có một ý nghĩ hay cảm xúc, mỗi tế bào trong cơ thể bạn sẽ tạo ra một chuỗi axit amin thần kinh, vốn là các hóa chất mang thông tin đi khắp cơ thể và trực tiếp ảnh hưởng đến thể chất của bạn. Thông qua hoạt động của các chuỗi axit amin thần kinh này, bạn sẽ nhận được tình yêu, sự vui sướng, hoặc sự thất vọng và thịnh nộ từ chính bản thân mình.

Nhà tâm lý học Hans Selye(4) từ lâu đã giải thích cách cơ thể ta sản sinh các độc tố ra sao khi ta bị những cảm xúc tiêu cực bủa vây. Ví dụ, khi bạn bị căng thẳng cực độ, não bộ sẽ gửi một thông điệp đến cơ thể thông qua cortisol và adrenaline, các hoóc-môn gây sự căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn. Trong cuốn sách “Headfirst”, Norman Cousins(5) đã tuyên bố: “Không có việc gì đi vào đầu óc ta mà lại không được thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động của cơ thể”. Vì vậy, hãy nhớ rằng khi bạn giận dữ đưa nắm đấm lên trời thì cơ thể bạn cũng trả ngược về bạn những hóa chất gây hại cho sức khỏe. Đó là “Quy luật của chiếc Boomerang”.

Các nhà thần kinh học khẳng định rằng việc giận dữ có thể khiến ta ngã bệnh và thậm chí là giết chết ta; còn tiếng cười thì có thể giúp ta chữa lành vết thương và sống khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu về hóa chất trong cơ thể chỉ ra rằng các cảm xúc tích cực và tiếng cười có thể giúp ta tăng cường hệ miễn dịch. Tiếng cười còn có khả năng kích hoạt sự sản sinh ra endorphins, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể giúp làm giảm các cơn đau về thể chất và sản sinh ra interleukins và interferons – các enzyme chống ung thư. Tóm lại, sự hài hước, vui vẻ có thể làm giảm căng thẳng, xoa dịu các cơn đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp cho ta sống lạc quan hơn, bất kể thực tế có khắc nghiệt đến mấy đi nữa. Khi ta phát đi những cảm xúc tích cực, ta sẽ được nhận lại những ích lợi về mặt thể chất, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo “Quy luật chiếc Boomerang”, những người không biết chế ngự cơn nóng giận và giữ thái độ thù nghịch với người khác thì cuối cùng lại làm tổn thương chính bản thân mình. Việc cố chấp giữ lấy những cơn tức giận và sự thù hằn sẽ có hiệu ứng giống như chiếc Boomerang, sẽ quay lại làm tổn thương ta nhiều hơn người mà ta muốn trút cơn giận dữ. Khi ta nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực, nghĩa là ta đã tạo cơ hội để chúng quay trở lại tàn phá hệ thần kinh, tim mạch, bộ máy tiêu hóa và hô hấp của chính ta. Càng được cái tôi tự tin dẫn dắt bao nhiêu, chúng ta càng có khả năng tránh được sự cản đường của bản ngã bấy nhiêu. Khi ấy, ta sẽ sống thọ hơn, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Sự tự tin và chu trình của chiếc Boomerang

Các nhà khoa học cũng cho ta biết rằng sự tự tin hoặc thiếu tự tin có thể là một vòng luẩn quẩn. Những người thiếu tự tin sẽ tự hủy hoại bản thân bằng thái độ và cách hành xử tiêu cực ở nơi làm việc. Vì sợ mạo hiểm nên họ không thể phát huy hết những tiềm năng của mình, hoặc có thể họ đã cố gắng làm những việc nằm ngoài khả năng của mình và bị thất bại. Cả hai thái cực đều bắt nguồn từ việc họ thiếu tự tin và không đánh giá đúng năng lực của bản thân. Họ phản chiếu sự thiếu tự tin ấy qua sự hoài nghi, những cử chỉ vụng về; và kết quả là đồng nghiệp và lãnh đạo của họ sẽ hồi đáp lại trạng thái thiếu tự tin ở họ.

Ngược lại, những người tự tin thường leo lên các nấc thang danh vọng nhanh hơn và cao hơn. Họ là những người mạo hiểm có tính toán và biết rõ giới hạn của mình. Họ có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và điều đó tạo ra cảm hứng cho các đồng nghiệp khác. Họ phản chiếu sự tự tin từ trong nội tâm; và sự tự tin ấy quay trở về cuộc sống của họ dưới dạng các thành công, sự tôn trọng và thăng tiến. Trong khi những người tự tin biết cách kích hoạt lòng tin ở các đồng nghiệp thì những người thiếu tự tin lại làm lan rộng bầu không khí bi quan và những nguyện vọng kém lành mạnh. Bí quyết chiếc boomerang đều đúng trong cả hai trường hợp. Bất cứ điều gì mà ta phát đi, tự tin hay thiếu tự tin, đều cũng sẽ quay ngược về ta.

Bí quyết để đạt được sự tự tin trong công việc, trong gia đình và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều nằm ở ngay trong nội tâm của mỗi con người. Hãy hợp tác với cái tôi tự tin và bản ngã của mình để đạt được điều bạn mong muốn. Lòng tự tin được phát đi sẽ quay về làm giàu cho cuộc sống của bạn. Catherine Ponder từng nói rằng:

“Bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa và phát đi những gì bạn muốn nếm trải trong cuộc sống thông qua suy nghĩ, thay vì bị vùi dập trong cảm giác khó chịu hoặc những trải nghiệm thất bại của hiện tại. Cuộc sống của bạn có thể được thay đổi ngay khi bạn thay đổi cách nghĩ của mình.”

Mối quan hệ Gà và Trứng

Nếu bạn sẵn lòng nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình và chú ý đến những điều ẩn chứa trong ấy, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi trải nghiệm và mối quan hệ của mình đều chứa đựng những bài học quan trọng để bạn học hỏi. Trường hợp của Sally là một ví dụ điển hình. Cùng một sự việc nhưng Sally – người đang cảm thấy bất an trong đời sống hôn nhân – cảm thấy bực mình còn Mildred – người luôn tự tin về cuộc hôn nhân của mình – thì không. Sally cảm thấy tức giận khi chồng cô đi chơi bowling với bạn bè mà không có cô. Cô bảo: “Anh ấy thích đi với bạn bè hơn là với tôi”.

Trong khi đó, Mildred lại tận hưởng những phút giây hai người xa nhau và cô tin rằng việc vợ chồng có những sở thích khác nhau là điều hoàn toàn bình thường. Cả hai cuộc hôn nhân này đều có những biểu hiện bên ngoài như nhau: cả hai người chồng đều yêu thương vợ và cùng chơi bowling vào những ngày thứ năm trong tuần; nhưng hai người vợ lại có quan niệm khác nhau về thực tế này. Rõ ràng, việc chơi bowling không phải là nguyên nhân của cơn bực dọc của Sally mà chính cách nhìn nhận vấn đề của cô mới là nguyên do chủ yếu. Cô đổ lỗi cho việc chồng mình đi chơi bowling đã gây ra sự bất an cho cô trong khi thực tế điều đó bắt nguồn từ chính những quan niệm đã được hình thành từ thời thơ ấu của cô. Cách nhìn nhận sự việc của Sally đã ngăn trở sự nối kết trong cô và làm bùng nổ cơn nóng giận mà cô dành cho chồng. Đến lượt chồng cô cũng thấy giận dữ và thất vọng trước sự ghen tuông vô cớ của cô. Điều này đã tạo nên cái vòng luẩn quẩn “gà và trứng”. Cảm giác bất an của Sally về cuộc hôn nhân đã bật trở lại với cô từ thái độ của người chồng. Còn Mildred, người phát đi thông điệp tự tin trong hôn nhân, lại nhận về chính sự tự tin đó.

Hầu hết các cặp uyên ương tìm đến tôi để được tư vấn về các biện pháp cải thiện hôn nhân đều miêu tả những dạng thức của vòng luẩn quẩn “gà và trứng”, trong khi họ lại không nhận ra, thấu hiểu hay phá vỡ được nó. Bí quyết chiếc boomerang cho biết bạn có thể chuyển những chu trình tiêu cực thành tích cực để nhận được nhiều sự tự tin hơn. Sally đã bắt đầu hiểu được vấn đề qua bí quyết năng lực tri giác, rằng chính cái “màn lọc” mà cô dùng để nhìn nhận tình huống đã góp phần tạo nên cảm giác đối nghịch trong cô. Việc giải quyết vấn đề từ bên trong – bằng cách phát triển một mối quan hệ giữa phần bất an và cái tôi tự tin đồng thời tiếp nhận một quan điểm lành mạnh hơn, khách quan hơn – đã giúp Sally cảm thấy an toàn và bớt giận dỗi chồng. Thái độ đổi khác của Sally đã khiến chồng cô đối xử với cô trìu mến hơn và điều đó giúp cô cảm thấy yên tâm hơn. Sally đã giải quyết tình thế khó khăn của mình bằng cách điều chỉnh lại cách nhìn nhận vấn đề của bản thân, thay vì khăng khăng buộc chồng phải bỏ chơi bowling.

Ứng dụng bí quyết “Chiếc Boomerang”

Chúng ta không chỉ phát đi nguồn năng lượng tích cực với mục đích duy nhất là để nhận lại điều gì đó. Chúng ta thực hành bí quyết “Chiếc Boomerang” vì tình yêu thương bản thân và yêu thương người khác chân thành của mình. Bạn có thể ứng dụng bí quyết này bằng cách cho đi những điều tốt đẹp mà không cần quan tâm đến việc mình sẽ nhận được gì về vật chất và bằng cách xem những phần đối nghịch của mình đều thuộc về một tổng thể.

Bí quyết “hai tay”

David Richo đã miêu tả về bí quyết “hai tay” – thứ giúp bạn kiểm soát những phần đối nghịch của mình trong các tình huống mâu thuẫn, như sau:

Khum hai tay, lòng bàn tay hướng lên trên và tưởng tượng rằng bạn đang giữ trong tay những phần đối nghịch. Chúng ta cảm nhận được ánh sáng và trọng lượng bằng nhau của cả hai bởi vì tay ta đang trống rỗng. Rồi ta lại nói một điều gì đó, chẳng hạn như: “Tôi có thể thanh thản giữ lấy cùng lúc cả nhu cầu có một mối quan hệ và việc không có mối quan hệ nào vào lúc này”.

Giờ, hãy nghĩ về một tình huống khó khăn đang giằng xé bạn. Hãy tưởng tượng bạn đang giữ tình huống khó khăn ấy trong một tay, còn tay kia thì giữ sự tự tin để giải quyết nó. Một tay chứa sự quan tâm chân thành, còn tay kia chứa lòng can đảm. Khi bạn giữ cả hai quan điểm theo cách ấy nghĩa là bạn đang chấp nhận Đạo(6) (trong thuyết của Lão Tử) về tình huống đó; đồng thời làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề, thay vì bị áp đảo và tỏ ra thất vọng – những điều cản trở ta tìm ra giải pháp.

Hoạt động của chiếc boomerang

Trong bài tập ở trang bên, hãy lập một vài mục tiêu cá nhân ở bốn mục được nêu. Một khi bạn đã có được bốn mục tiêu thì rất có khả năng chiếc boomerang đã quay trở về với bạn qua việc bạn nhận ra rằng: “Khi cho đi ta cũng sẽ cảm thấy đầy đủ, thỏa mãn như khi nhận về”.

Tấm gương phản chiếu

Hãy viết ra năm đặc điểm tiêu cực và miêu tả mỗi đặc điểm bằng một từ về người nào đấy mà bạn không thích. Sau đấy, hãy nhìn lại danh sách ấy và để ý xem có bao nhiêu đặc điểm cũng đúng với bản thân bạn. Sự chỉ trích, phán xét và phàn nàn của bạn có thể xuất hiện ở bạn nhiều hơn ở người kia. Chúng có thể cho bạn biết nhiều hơn về bản ngã của mình cũng như điều mà bạn có thể thực hiện để xây dựng lòng tự tin cho mình. Bạn cũng có thể thực hành bài tập này với những ưu điểm ở người mà bạn thán phục.

GIỚI THIỆU NHỮNG Ý NGHĨ TỰ TIN

1. Tôi sẽ giới thiệu những ý nghĩ tự tin với các phần bản ngã đang cần sự quan tâm của tôi hôm nay. Hãy liệt kê những phần của bản ngã và các ý nghĩ tự tin:




2. Tôi sẽ giới thiệu những cảm xúc tự tin với các phần của bản ngã đang cần các cảm xúc ấy vào hôm nay. Liệt kê những phần của bản ngã và các cảm xúc tự tin:




3. Tôi sẽ tự tin nói lên những điều mà các phần của bản ngã trong tôi đang cần lên tiếng hôm nay. Hãy liệt kê những phần bản ngã đang cần có tiếng nói, những người mà chúng muốn bạn nói chuyện và những từ ngữ đầy tự tin mà bạn sử dụng:




4. Tôi sẽ phát đi những ý nghĩ, cảm xúc và hành động tự tin đến với một người nào đấy trong hôm nay. Hãy liệt kê tên của người ấy và những ý nghĩ, cảm xúc, hành động tự tin của bạn:



__

Tôi đã phát hiện ra rằng nếu chúng ta yêu cuộc

sống thì nó sẽ yêu lại ta.

– Arthur Rubinstein

Nhiều năm trước, tôi cảm thấy hết sức phấn khởi khi nhận ra mình đang dần được khai sáng. Vòng vèo qua những ngọn đồi ở North Carolina, chiếc xe nhỏ của tôi chầm chậm dừng lại trước một trung tâm tu học Phật giáo nằm dưới những rặng núi quanh năm sương khói phủ mờ, nằm ngay ranh giới North Carolina và Tennessee. Mặc dù đã được nghe kể về những buổi học tuyệt vời ở đây nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội để tham dự vì cuộc sống của tôi quá bận rộn. Tuy vậy tôi quyết định cuối tuần này sẽ thay đổi mọi thứ. Tôi dành hẳn cả hai ngày, cùng với những học viên khác, ngồi bắt chéo chân, thiền định, tụng kinh và suy ngẫm về vạn vật, về vũ trụ. Tôi hình dung rằng mình sẽ tìm được sự thanh thản nội tại và tin rằng tất cả những bí mật của cuộc sống sẽ được phơi bày trước mắt tôi cùng lúc. Ai lại không hào hứng cho được chứ? Tôi đang trong quá trình trở thành một “thực thể cao cấp hơn”! Một người bạn lâu năm đã kể với tôi về trung tâm tu học này và bảo với tôi rằng những trải nghiệm mà tôi có ở đây sẽ phản chiếu cuộc sống hằng ngày của tôi.

Tôi nhớ lại mình đã vẫy tay chào anh và thầm nghĩ rằng: “Đúng thế! Hãy để tôi được nghỉ xả hơi!”.

Cuộc sống của tôi thật sự rất căng thẳng và ngoài tầm kiểm soát. Tôi đang tìm kiếm sự thanh thản nội tại và phương hướng cho mình. Liệu trung tâm tu học này sẽ mang đến những điều ấy: gội rửa tôi trong sự thanh thản nội tại? Sẽ thật tệ hại nếu lần này tôi lại đến nhầm chỗ.

Nhưng rồi tôi đã đến đó và… bị lạc đường. Khi phải để chiếc xe bò chậm chạp qua những khúc quanh, tôi nhận ra mình đã tính toán sai về khoảng thời gian cần thiết để đến đây. Vì sáng nay tôi đã bắt đầu làm việc muộn nên buổi chiều, tôi phải ở lại văn phòng khá trễ. Vậy là tôi đã không thể lên đường trước khi trời tối. Khi màn đêm buông xuống, tôi chẳng thể nhìn rõ con đường bụi bặm, bé xíu mà lại chẳng hề có biển báo, uốn lượn ngoằn ngoèo trước mặt. Tôi đã bỏ quên mắt kính trên máy bay hồi đầu tuần, trong khi trời lại bắt đầu đổ mưa. Tôi lo lắng không biết liệu mình có đến kịp để ăn tối và tụ họp cùng các tu sĩ – những người chỉ dẫn cho chúng tôi cách luyện tập vào cuối tuần – hay không. Giận dữ và thất vọng, tôi nguyền rủa bóng tối và đập mạnh vào tay lái. Phải chi mình khởi hành sớm hơn!

Đói lả và kiệt sức, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã trông thấy biển hiệu của trung tâm tu học. Khi vào trong, người ta báo cho tôi biết rằng những người khác đã ăn tối và đang tụ họp để nghe hướng dẫn. Tôi húp vội một tô xúp cùng một mẩu bánh mì rồi chạy đến chỗ tập trung và sà vào chỗ của mình. Tôi như sắp tắt thở, tim đập mạnh trong khi tay thì run. Các túi hành lý của tôi vẫn còn nằm trong cốp xe nên khi những người khác đã yên vị trong phòng của họ thì tôi lại là “kẻ vô gia cư”. Khi ấy, vị tu sĩ thông báo rằng chúng tôi không được lên tiếng trong vòng hai mươi bốn giờ, bất kể chuyện gì. Tim tôi se lại, còn dạ dày thì “biểu tình” như chống lại sự thanh thản mà tôi mong đợi. Tôi càu nhàu: “Khi nào thì sự thanh thản nội tại mới đến đây?”.

Giờ đây khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng người bạn của mình đã nói đúng. Trải nghiệm mà tôi có được tại trung tâm tu học là tấm gương để tôi nhìn rõ hơn về bản thân và cách sống của mình. Thậm chí, trước khi đến trung tâm, tấm gương ấy đã bảo với tôi rằng: “Tôi chẳng thể thấy được gì đâu. Tôi bị lạc lối, không chỉ ở những con đường núi ngoằn ngoèo mà trong chính hành trình của đời mình”. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng những người bạn cũ quen thuộc của tôi – sự hấp tấp, thất vọng và giận dữ – đã đồng hành cùng tôi trong chuyến đi ấy. Khi ngồi trước mặt vị tu sĩ đã yêu cầu giữ im lặng, tôi nhận ra có thêm hai người bạn khác – sự nôn nóng và lo lắng – cũng đồng hành cùng tôi. Thế là tôi đã được khai sáng, nhưng tại thời điểm ấy tôi lại không hề hay biết.

Những tình huống, đặc biệt là những tình huống thử thách, cũng là tấm gương phản chiếu để bạn có thể học hỏi. Bạn không thể yêu hoặc ghét một trải nghiệm nào đấy trừ phi nó phản chiếu cho bạn thấy điều gì đấy về bản thân mình. Đây là bí quyết boomerang. Bí quyết này cũng đúng trong cách bạn cư xử với những người khác. Khi bạn phản ứng tiêu cực đối với ai đấy, thường thì đó chính là phản ứng của một phần bản ngã trong con người bạn. Nhiều người cho rằng lỗi lầm của người khác cũng giống như đèn pha ô tô vậy, chúng luôn có vẻ sáng hơn đèn pha ô tô của ta. Nhiều người đã trở thành chuyên gia trong việc đánh giá và phán xét người khác bởi nó giúp họ không bị soi mói. Thật ra, những khuyết điểm của người khác mà ta chỉ ra lại chính là những điều mà ta không thích về bản thân mình. Việc tập trung vào lỗi lầm của người khác đơn thuần là cách để ta tránh nhìn nhận sự thật rằng những điều ấy cũng tồn tại trong con người ta và chúng ngăn cản ta nhận ra mình cần phải hoàn thiện bản thân ở điểm nào.

Nhà tâm lý học Carl Jung(2) từng nói: “Bất cứ điều gì ở người khác khiến ta bực mình đều có thể giúp ta hiểu hơn về chính bản thân mình”. Đôi khi, bạn sẽ bắt gặp bản ngã của mình đang thực hiện sứ mạng truy tìm lỗi lầm. Một khi bước lùi lại, bạn sẽ thấy rằng những gì làm bạn khó chịu lại chính là một phần trong con người bạn. Việc chỉ trích người khác chỉ là cách để bạn cảm thấy khá hơn trong lòng. Nếu chỉ ra được sai sót của người khác, bạn sẽ thấy lỗi lầm của mình dễ tha thứ hơn, hoặc thậm chí làm bạn thấy mình ở đẳng cấp cao hơn.

Bí quyết boomerang giúp bạn biết kiềm chế bản thân khi muốn phán xét người khác và lưu ý những gì mà sự chỉ trích phản ánh về chính bản thân mình. Để rồi sau đó, bạn có thể tận dụng nguồn năng lượng mà bạn định dùng để chỉ trích người khác vào những việc tốt đẹp khi tự hoàn thiện bản thân. Một khi đã thấu suốt được bí quyết này, bạn có thể thực hành việc tìm kiếm ưu điểm thay vì khuyết điểm của người khác. Hãy để ý xem cảm giác của bạn sẽ thay đổi như thế nào khi bạn ngợi khen người khác, chứ không phải hạ thấp họ. Phương pháp này sẽ mang đến cho người khác những lời khen tặng xứng đáng, còn bản thân bạn thì có cơ hội đạt được nhiều sự thông hiểu và lòng tự tin.

Quy luật boomerang nhắc nhở ta rằng bất cứ điều gì đang diễn ra trong nội tâm ta sẽ được phản chiếu ra ngoài đời thật và lại quay trở về như một chiếc gương để ta soi rọi mà sửa chữa nếu ta sẵn lòng. Tất cả những ý nghĩ, cảm xúc và hành động của ta đều sẽ quay trở về dưới dạng nào đấy. Những thông điệp tích cực sẽ mang về những trải nghiệm tích cực. Ngược lại, những ý nghĩ xấu xa sẽ mang đến cho ta những điều xấu xa, có thể không phải ngay tức thì mà sẽ dần xuất hiện trong cuộc sống của ta.

Chuyện về Claire là một ví dụ điển hình về lòng đố kỵ. Claire cảm thấy hết sức cay cú khi ai đó gặp may. Điều tốt đẹp của người khác lại trở thành cái tát giáng vào mặt cô. Khi một người đồng nghiệp kể về thành tích giỏi giang của con cái anh cũng như sự tuyệt vời của vợ anh, thì Claire sưng sỉa: “Tôi chẳng muốn nghe những chuyện ấy. Nó khiến tôi cảm thấy đời mình chẳng là gì cả!”.

Khi một người bạn kể cho Claire nghe về vận may của mình, Claire nhăn mặt khó chịu. Cô giận dữ thốt lên: “Tại sao cậu cứ luôn gặp may thế? Tại sao cứ luôn là cậu? Sao không thể là tớ cơ chứ?”.

Claire không nhận ra được rằng lòng đố kỵ đã che mất cuộc sống tự tin của cô. Sự cay cú của cô đã bật ngược trở lại, khiến cô sống một cuộc đời ảm đạm. Theo nhà nhân đạo người Pháp Jean Vanier(3) thì: “Lòng đố kỵ xuất phát từ sự thờ ơ, hoặc sự thiếu niềm tin của con người đối với những món quà mà họ có”. Vận may của người khác nhắc nhở Claire nhớ về sự bất hạnh và thiếu tự tin trong nội tâm cô. Claire không thể nhìn thấy những món quà của mình bởi cô đã bị lòng ganh ghét làm cho mờ mắt.

Lòng đố kỵ ngăn không cho ta nhìn thấy những phúc lành và sự “giàu có” của mình. Cùng với sự ghen ghét, nó là phần thuộc bản ngã đang cố gắng lấy cho bạn những gì mà bạn không có, nhưng bằng cách đó, chúng vô tình làm tăng cảm giác thiếu thốn trong bạn. Chúng tước quyền lãnh đạo cuộc sống của bạn và lan rộng ra. Khi bạn đưa chúng vào thế giới thật, chúng sẽ lại quay trở về với bạn dưới dạng một cuộc sống bần cùng. Lòng tự tin không xuất phát từ việc ham muốn những gì thuộc về người khác, mà chính là từ sự biết ơn đối với những gì bạn có cũng như từ việc thực hiện các bước cần thiết để tạo ra điều mình mong muốn. Khi bạn chân thành chia sẻ niềm vui với người khác về vận may của họ, điều kỳ diệu sẽ đến với bạn: bạn cũng bất ngờ có được vận may. Khi bạn biết tận hưởng niềm vui, bạn sẽ có được hạnh phúc. Còn khi bạn đập bàn, dậm chân hoặc ôm ấp nỗi đắng cay, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tệ hại. Như vậy, bạn đã trải nghiệm quy luật của chiếc boomerang nhưng lại không hề hay biết.

Tác giả Shakti Gawain viết rằng:

“Bất cứ điều gì mà bạn cố tạo ra cho người khác sẽ luôn quay về với bạn, bao gồm cả những hành động yêu thương, giúp đỡ, an ủi lẫn những hành động phá hoại.”

Ta càng sử dụng những ý nghĩ, cảm xúc và hành động để yêu thương bản thân, người khác và có được nhiều hành vi tốt bao nhiêu, thì ta càng nhận được tình yêu, hạnh phúc và sự giàu có nhiều bấy nhiêu. Bí quyết boomerang nói rằng việc chuyển đổi những ý nghĩ, lời nói và hành động tiêu cực sang tích cực, mang tính xây dựng sẽ tạo ra những trải nghiệm tích cực trong cuộc sống.

Vào một kỳ nghỉ nọ, tôi tới mua sắm ở một cửa hàng bán thực phẩm từ thiên nhiên và bắt chuyện với người chủ cửa hàng. Cuộc trò chuyện khởi đầu rất vui vẻ nhưng khi kết thúc, tôi lại thấy mình đang độc đoán phê phán người nghệ sĩ piano chơi trong buổi hòa nhạc mà chúng tôi vừa xem gần đây. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra mình đang phản bác mọi thành tựu mà cô đạt được. Dù bản thân tôi cũng không thích những lời lẽ tuôn ra từ miệng mình, nhưng tôi lại không thể dừng thông điệp tiêu cực ấy.

Đột nhiên, không khí cuộc trò chuyện giữa chúng tôi thay đổi hẳn, từ sự cởi mở ban đầu giờ trở nên lạnh tanh. Nụ cười của cô chủ cửa hàng biến mất, thay vào đó là nét mặt nghiêm nghị. Những cái liếc mắt vui vẻ giờ biến thành cái nhìn trống rỗng. Sự tiêu cực mà tôi phát ra ở cửa hàng tạp hóa đã trở thành tiếng sấm dội lại tôi qua thái độ của cô chủ cửa hàng. Suốt thời gian còn lại trong ngày, tôi đã có cảm giác hết sức bất an về những lời phê phán thiếu công bằng của mình.

Các nhà siêu hình học cho rằng tất cả chúng ta đều chứa nguồn năng lượng vô bờ. Chúng ta đều có sự kết nối nội tại, cũng giống như vạn vật trong vũ trụ. Bất luận chúng ta có cố gắng tách mình ra thành một cá nhân như thế nào chăng nữa thì ta vẫn được kết nối với tất cả. Mỗi chúng ta là một khối lớn các hạ nguyên tử; và mỗi người đều có một trường điện từ riêng.

Khái niệm về tổng thể rất được giới khoa học tin cậy. Các nhà vật lý học tuyên bố rằng khi các nguyên tử trong một phân tử thẳng hàng nhau theo một kiểu nào đó và đạt đến con số tới hạn thì các nguyên tử còn lại sẽ tự động sắp xếp theo cùng một kiểu như thế. Khi có đủ số người tán thành một việc gì đó – nghĩa là khi đã đạt được khối tới hạn – thì mỗi người sẽ nhìn nhận thực tế theo cách tương tự nhau. Vì khối tới hạn của mỗi loài suy nghĩ và hành động theo một cách nhất định, nên phần còn lại của loài ấy cũng sẽ bắt chước theo như thế. Nhà tâm lý học Carl Jung đã đề cập đến phần “vô thức tập thể” kết nối chúng ta với những người khác và chúng ta tác động đến nhau từ trong tiềm thức của mình.

Đạo Lão đề cập đến thuyết âm – dương, những điều đối lập trong cuộc sống, chẳng hạn như tốt – xấu, yêu – ghét, vui vẻ – buồn bã, giống đực – giống cái, tượng trưng cho sự kết nối nội tại, sự hài hòa và sự biến hóa của vạn vật. Ví dụ, trạng thái âm và dương của nước có nghĩa là nước có cả tính cương và nhu. Nó có thể lấy đi sự sống và cũng có thể tái sinh vạn vật. Âm thanh róc rách của dòng nước vỗ về ta, vị mát lành của nước giúp ta tỉnh táo trong những ngày oi ả. Cơ thể ta cần nước để tiếp tục sự sống. Tuy nhiên, với thời gian, sức nước có thể bào mòn đá và tạo nên những hẻm núi vừa sâu vừa dài như Grand Canyon. Sức nước có thể phát ra dòng điện và hủy diệt con người qua những cơn bão lũ. Vậy nên trạng thái âm – dương của nước minh họa cho sự song song tồn tại của sự bảo tồn và sự hủy diệt trong cuộc sống, rằng có những điều trái ngược tồn tại trong một thực thể.

David Richo đã mô tả “bí quyết hai tay” cho phép bạn nhìn nhận những điều trái ngược trong một tình huống khó khăn với tư cách là một nhân chứng, chứ không phải là nguyên đơn hay thẩm phán, như sau:

“Tôi bị mất việc, cảm thấy suy sụp và rất lo sợ. Nhưng tôi cũng biết rằng mình cần phải tìm công việc khác. Thế là tôi giữ tình trạng thất nghiệp trong một tay và sự chấp nhận mất mát một cách yên lặng. Ở tay kia, tôi giữ kế hoạch tìm công việc mới. Đây là cách để sự suy sụp của tôi không biến thành sự tuyệt vọng. Việc nắm giữ những điều đối lập mang đến cho tôi sự thanh thản và lòng can đảm.”

Việc các nhà vật lý học lẫn thần học đều đồng ý về khái niệm đồng nhất tạo nền tảng cho quy luật boomerang. Chính vì thế, nếu chúng ta đều là một, thì mỗi khi ta giúp đỡ hoặc làm tổn thương bản thân cũng có nghĩa ta đã giúp đỡ hoặc làm tổn thương ai khác. Tương tự, mỗi khi ta giúp đỡ ai đó thì chính là ta đã giúp đỡ chính mình; và mỗi khi ta làm tổn thương người khác, ta cũng đồng thời làm tổn thương bản thân ta. Nguồn năng lượng từ những lời lẽ và hành động mang tính tiêu cực sẽ kích động nguồn năng lượng ở người nhận để rồi quay trở lại dưới dạng thức nào đó và làm tổn thương ta. Mỗi khi ta gửi cho mình một ý nghĩ tiêu cực hoặc tự hạ thấp bản thân, ta sẽ chuyển tổn thương tự tạo ấy vào những mối quan hệ hàng ngày. Khi ta yêu thương bản thân mình trước tiên và trên tất cả, ta sẽ chuyển tình yêu thương ấy vào việc quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Biểu hiện của tình yêu khởi đầu bằng việc yêu thương chính bản thân mình.

Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những buổi cắm trại ở miền Nam thời thơ ấu, nhớ đến hình ảnh những con đom đóm bay đầy trên bầu trời mùa hè tối đen cũng như cảnh các tín đồ dùng quạt để làm giảm cái nóng oi ả khi tụ họp dưới căn lều lớn để cử hành lễ tế. Tôi thường nhìn trộm qua khe hở của căn lều để nhìn các tín đồ đưa tay lên cao, hướng về phía thiên đàng, vỗ tay, lầm rầm khấn nguyện, chạy lên chạy xuống và đôi khi họ đưa chân lên đầu và xoay tròn người khi họ đi vào trạng thái xuất thần. Những điều nhìn thấy đã không ngừng kích thích trí tò mò của tôi. Tôi đoán rằng các tín đồ này đang thực hiện những nghi thức tôn giáo cực kỳ quan trọng đối với họ, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

Hầu hết những người đã từng có trải nghiệm tâm linh đều có thể kể cho bạn nghe về sự thăng hoa tự nhiên có liên quan đến tôn giáo mà thường rất khó diễn tả. Sự thăng hoa tự nhiên ấy là kết quả của các kết nối trong não và có thể xuất hiện khi cầu nguyện, thiền định, suy ngẫm hoặc các trải nghiệm nội tâm khác. Đối với một số người, đó là xúc cảm mạnh mẽ mà họ cảm nhận được khi ngắm vẻ đẹp của buổi hoàng hôn. Đối với những người khác, đó là sự kết nối tâm linh đầy ý nghĩa qua những lời cầu nguyện, là niềm vui sướng được thăng hoa từ việc thiền định sâu lắng hoặc là sự kết nối với sức mạnh bề trên. Trong suốt quá trình thiền định, những người ngồi thiền nhận rõ cảm giác thanh thản, sự hòa hợp và sự siêu việt trong lòng mình. Các nhà khoa học cho rằng những cảm giác này có liên quan đến sự gia tăng hoạt động ở phần thùy trước của não bộ (nằm ngay sau trán) và sự giảm thiểu các hoạt động ở vùng thùy đỉnh nằm ở đỉnh đầu.

Những trải nghiệm bên trong đầy ý nghĩa này có thể đóng vai trò thiết yếu cho sự sống của ta. Chúng tạo ra những phản ứng sinh hóa đặc biệt có lợi cho sức khỏe của ta. Các nhà khoa học cho rằng những người thường xuyên tiến hành các nghi thức tôn giáo như đi nhà thờ hoặc ngồi thiền thường sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người không tham gia các hoạt động ấy.

Các nhà thần kinh học cho biết tâm trí của con người ảnh hưởng đến mỗi tế bào trong cơ thể họ bởi vì ý nghĩ hoạt hóa các hoóc-môn mang thông tin đi khắp cơ thể. Hãy tưởng tượng việc ấy diễn ra như sau: các tế bào trong cơ thể bạn luôn cố gắng lắng nghe suy nghĩ của bạn và chúng sẽ bị biến đổi bởi các ý nghĩ ấy. Mỗi khi bạn có một ý nghĩ hay cảm xúc, mỗi tế bào trong cơ thể bạn sẽ tạo ra một chuỗi axit amin thần kinh, vốn là các hóa chất mang thông tin đi khắp cơ thể và trực tiếp ảnh hưởng đến thể chất của bạn. Thông qua hoạt động của các chuỗi axit amin thần kinh này, bạn sẽ nhận được tình yêu, sự vui sướng, hoặc sự thất vọng và thịnh nộ từ chính bản thân mình.

Nhà tâm lý học Hans Selye(4) từ lâu đã giải thích cách cơ thể ta sản sinh các độc tố ra sao khi ta bị những cảm xúc tiêu cực bủa vây. Ví dụ, khi bạn bị căng thẳng cực độ, não bộ sẽ gửi một thông điệp đến cơ thể thông qua cortisol và adrenaline, các hoóc-môn gây sự căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn. Trong cuốn sách “Headfirst”, Norman Cousins(5) đã tuyên bố: “Không có việc gì đi vào đầu óc ta mà lại không được thể hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động của cơ thể”. Vì vậy, hãy nhớ rằng khi bạn giận dữ đưa nắm đấm lên trời thì cơ thể bạn cũng trả ngược về bạn những hóa chất gây hại cho sức khỏe. Đó là “Quy luật của chiếc Boomerang”.

Các nhà thần kinh học khẳng định rằng việc giận dữ có thể khiến ta ngã bệnh và thậm chí là giết chết ta; còn tiếng cười thì có thể giúp ta chữa lành vết thương và sống khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu về hóa chất trong cơ thể chỉ ra rằng các cảm xúc tích cực và tiếng cười có thể giúp ta tăng cường hệ miễn dịch. Tiếng cười còn có khả năng kích hoạt sự sản sinh ra endorphins, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể giúp làm giảm các cơn đau về thể chất và sản sinh ra interleukins và interferons – các enzyme chống ung thư. Tóm lại, sự hài hước, vui vẻ có thể làm giảm căng thẳng, xoa dịu các cơn đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp cho ta sống lạc quan hơn, bất kể thực tế có khắc nghiệt đến mấy đi nữa. Khi ta phát đi những cảm xúc tích cực, ta sẽ được nhận lại những ích lợi về mặt thể chất, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo “Quy luật chiếc Boomerang”, những người không biết chế ngự cơn nóng giận và giữ thái độ thù nghịch với người khác thì cuối cùng lại làm tổn thương chính bản thân mình. Việc cố chấp giữ lấy những cơn tức giận và sự thù hằn sẽ có hiệu ứng giống như chiếc Boomerang, sẽ quay lại làm tổn thương ta nhiều hơn người mà ta muốn trút cơn giận dữ. Khi ta nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực, nghĩa là ta đã tạo cơ hội để chúng quay trở lại tàn phá hệ thần kinh, tim mạch, bộ máy tiêu hóa và hô hấp của chính ta. Càng được cái tôi tự tin dẫn dắt bao nhiêu, chúng ta càng có khả năng tránh được sự cản đường của bản ngã bấy nhiêu. Khi ấy, ta sẽ sống thọ hơn, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Các nhà khoa học cũng cho ta biết rằng sự tự tin hoặc thiếu tự tin có thể là một vòng luẩn quẩn. Những người thiếu tự tin sẽ tự hủy hoại bản thân bằng thái độ và cách hành xử tiêu cực ở nơi làm việc. Vì sợ mạo hiểm nên họ không thể phát huy hết những tiềm năng của mình, hoặc có thể họ đã cố gắng làm những việc nằm ngoài khả năng của mình và bị thất bại. Cả hai thái cực đều bắt nguồn từ việc họ thiếu tự tin và không đánh giá đúng năng lực của bản thân. Họ phản chiếu sự thiếu tự tin ấy qua sự hoài nghi, những cử chỉ vụng về; và kết quả là đồng nghiệp và lãnh đạo của họ sẽ hồi đáp lại trạng thái thiếu tự tin ở họ.

Ngược lại, những người tự tin thường leo lên các nấc thang danh vọng nhanh hơn và cao hơn. Họ là những người mạo hiểm có tính toán và biết rõ giới hạn của mình. Họ có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và điều đó tạo ra cảm hứng cho các đồng nghiệp khác. Họ phản chiếu sự tự tin từ trong nội tâm; và sự tự tin ấy quay trở về cuộc sống của họ dưới dạng các thành công, sự tôn trọng và thăng tiến. Trong khi những người tự tin biết cách kích hoạt lòng tin ở các đồng nghiệp thì những người thiếu tự tin lại làm lan rộng bầu không khí bi quan và những nguyện vọng kém lành mạnh. Bí quyết chiếc boomerang đều đúng trong cả hai trường hợp. Bất cứ điều gì mà ta phát đi, tự tin hay thiếu tự tin, đều cũng sẽ quay ngược về ta.

Bí quyết để đạt được sự tự tin trong công việc, trong gia đình và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều nằm ở ngay trong nội tâm của mỗi con người. Hãy hợp tác với cái tôi tự tin và bản ngã của mình để đạt được điều bạn mong muốn. Lòng tự tin được phát đi sẽ quay về làm giàu cho cuộc sống của bạn. Catherine Ponder từng nói rằng:

“Bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa và phát đi những gì bạn muốn nếm trải trong cuộc sống thông qua suy nghĩ, thay vì bị vùi dập trong cảm giác khó chịu hoặc những trải nghiệm thất bại của hiện tại. Cuộc sống của bạn có thể được thay đổi ngay khi bạn thay đổi cách nghĩ của mình.”

Nếu bạn sẵn lòng nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình và chú ý đến những điều ẩn chứa trong ấy, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi trải nghiệm và mối quan hệ của mình đều chứa đựng những bài học quan trọng để bạn học hỏi. Trường hợp của Sally là một ví dụ điển hình. Cùng một sự việc nhưng Sally – người đang cảm thấy bất an trong đời sống hôn nhân – cảm thấy bực mình còn Mildred – người luôn tự tin về cuộc hôn nhân của mình – thì không. Sally cảm thấy tức giận khi chồng cô đi chơi bowling với bạn bè mà không có cô. Cô bảo: “Anh ấy thích đi với bạn bè hơn là với tôi”.

Trong khi đó, Mildred lại tận hưởng những phút giây hai người xa nhau và cô tin rằng việc vợ chồng có những sở thích khác nhau là điều hoàn toàn bình thường. Cả hai cuộc hôn nhân này đều có những biểu hiện bên ngoài như nhau: cả hai người chồng đều yêu thương vợ và cùng chơi bowling vào những ngày thứ năm trong tuần; nhưng hai người vợ lại có quan niệm khác nhau về thực tế này. Rõ ràng, việc chơi bowling không phải là nguyên nhân của cơn bực dọc của Sally mà chính cách nhìn nhận vấn đề của cô mới là nguyên do chủ yếu. Cô đổ lỗi cho việc chồng mình đi chơi bowling đã gây ra sự bất an cho cô trong khi thực tế điều đó bắt nguồn từ chính những quan niệm đã được hình thành từ thời thơ ấu của cô. Cách nhìn nhận sự việc của Sally đã ngăn trở sự nối kết trong cô và làm bùng nổ cơn nóng giận mà cô dành cho chồng. Đến lượt chồng cô cũng thấy giận dữ và thất vọng trước sự ghen tuông vô cớ của cô. Điều này đã tạo nên cái vòng luẩn quẩn “gà và trứng”. Cảm giác bất an của Sally về cuộc hôn nhân đã bật trở lại với cô từ thái độ của người chồng. Còn Mildred, người phát đi thông điệp tự tin trong hôn nhân, lại nhận về chính sự tự tin đó.

Hầu hết các cặp uyên ương tìm đến tôi để được tư vấn về các biện pháp cải thiện hôn nhân đều miêu tả những dạng thức của vòng luẩn quẩn “gà và trứng”, trong khi họ lại không nhận ra, thấu hiểu hay phá vỡ được nó. Bí quyết chiếc boomerang cho biết bạn có thể chuyển những chu trình tiêu cực thành tích cực để nhận được nhiều sự tự tin hơn. Sally đã bắt đầu hiểu được vấn đề qua bí quyết năng lực tri giác, rằng chính cái “màn lọc” mà cô dùng để nhìn nhận tình huống đã góp phần tạo nên cảm giác đối nghịch trong cô. Việc giải quyết vấn đề từ bên trong – bằng cách phát triển một mối quan hệ giữa phần bất an và cái tôi tự tin đồng thời tiếp nhận một quan điểm lành mạnh hơn, khách quan hơn – đã giúp Sally cảm thấy an toàn và bớt giận dỗi chồng. Thái độ đổi khác của Sally đã khiến chồng cô đối xử với cô trìu mến hơn và điều đó giúp cô cảm thấy yên tâm hơn. Sally đã giải quyết tình thế khó khăn của mình bằng cách điều chỉnh lại cách nhìn nhận vấn đề của bản thân, thay vì khăng khăng buộc chồng phải bỏ chơi bowling.

Chúng ta không chỉ phát đi nguồn năng lượng tích cực với mục đích duy nhất là để nhận lại điều gì đó. Chúng ta thực hành bí quyết “Chiếc Boomerang” vì tình yêu thương bản thân và yêu thương người khác chân thành của mình. Bạn có thể ứng dụng bí quyết này bằng cách cho đi những điều tốt đẹp mà không cần quan tâm đến việc mình sẽ nhận được gì về vật chất và bằng cách xem những phần đối nghịch của mình đều thuộc về một tổng thể.

Bí quyết “hai tay”

David Richo đã miêu tả về bí quyết “hai tay” – thứ giúp bạn kiểm soát những phần đối nghịch của mình trong các tình huống mâu thuẫn, như sau:

Khum hai tay, lòng bàn tay hướng lên trên và tưởng tượng rằng bạn đang giữ trong tay những phần đối nghịch. Chúng ta cảm nhận được ánh sáng và trọng lượng bằng nhau của cả hai bởi vì tay ta đang trống rỗng. Rồi ta lại nói một điều gì đó, chẳng hạn như: “Tôi có thể thanh thản giữ lấy cùng lúc cả nhu cầu có một mối quan hệ và việc không có mối quan hệ nào vào lúc này”.

Giờ, hãy nghĩ về một tình huống khó khăn đang giằng xé bạn. Hãy tưởng tượng bạn đang giữ tình huống khó khăn ấy trong một tay, còn tay kia thì giữ sự tự tin để giải quyết nó. Một tay chứa sự quan tâm chân thành, còn tay kia chứa lòng can đảm. Khi bạn giữ cả hai quan điểm theo cách ấy nghĩa là bạn đang chấp nhận Đạo(6) (trong thuyết của Lão Tử) về tình huống đó; đồng thời làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề, thay vì bị áp đảo và tỏ ra thất vọng – những điều cản trở ta tìm ra giải pháp.

Hoạt động của chiếc boomerang

Trong bài tập ở trang bên, hãy lập một vài mục tiêu cá nhân ở bốn mục được nêu. Một khi bạn đã có được bốn mục tiêu thì rất có khả năng chiếc boomerang đã quay trở về với bạn qua việc bạn nhận ra rằng: “Khi cho đi ta cũng sẽ cảm thấy đầy đủ, thỏa mãn như khi nhận về”.

Tấm gương phản chiếu

Hãy viết ra năm đặc điểm tiêu cực và miêu tả mỗi đặc điểm bằng một từ về người nào đấy mà bạn không thích. Sau đấy, hãy nhìn lại danh sách ấy và để ý xem có bao nhiêu đặc điểm cũng đúng với bản thân bạn. Sự chỉ trích, phán xét và phàn nàn của bạn có thể xuất hiện ở bạn nhiều hơn ở người kia. Chúng có thể cho bạn biết nhiều hơn về bản ngã của mình cũng như điều mà bạn có thể thực hiện để xây dựng lòng tự tin cho mình. Bạn cũng có thể thực hành bài tập này với những ưu điểm ở người mà bạn thán phục.

GIỚI THIỆU NHỮNG Ý NGHĨ TỰ TIN

1. Tôi sẽ giới thiệu những ý nghĩ tự tin với các phần bản ngã đang cần sự quan tâm của tôi hôm nay. Hãy liệt kê những phần của bản ngã và các ý nghĩ tự tin:

2. Tôi sẽ giới thiệu những cảm xúc tự tin với các phần của bản ngã đang cần các cảm xúc ấy vào hôm nay. Liệt kê những phần của bản ngã và các cảm xúc tự tin:

3. Tôi sẽ tự tin nói lên những điều mà các phần của bản ngã trong tôi đang cần lên tiếng hôm nay. Hãy liệt kê những phần bản ngã đang cần có tiếng nói, những người mà chúng muốn bạn nói chuyện và những từ ngữ đầy tự tin mà bạn sử dụng:

4. Tôi sẽ phát đi những ý nghĩ, cảm xúc và hành động tự tin đến với một người nào đấy trong hôm nay. Hãy liệt kê tên của người ấy và những ý nghĩ, cảm xúc, hành động tự tin của bạn:

__

Bình luận
× sticky