Mẫu người mà ta yêu thích
lột tả hình dạng trái tim ta.
– José Ortega y Gasset
Nồi nào úp vun nấy
Khi còn là sinh viên, lòng tự tin của tôi rất kém. Dù tôi biết mình cũng thông minh và sáng dạ, nhưng những suy nghĩ tự ti đã ngăn không cho tôi nghĩ về mình như thế. Tôi thường được mời tham dự các buổi tiệc nhưng ít khi nào tôi đến vì cảm thấy mình thật nhạt nhẽo. Tôi thường xuyên nhắc nhở bản thân mình ghi nhớ những điều này. Khi tôi cố buộc mình đi dự tiệc, tôi thường vô tình ứng xử theo cách làm cho thực tế diễn ra đúng như những gì mình nghĩ về bản thân. Tôi chỉ đứng sang một bên trong khi những người khác nhảy múa và cười nói vui vẻ với nhau. Thay vì tham dự vào cuộc vui, tôi lại chờ đợi ai đó bắt chuyện với mình trước, nhưng vấn đề là tôi lại ít khi cho người khác cơ hội để tiếp cận mình. Bị sự hoài nghi về bản thân dẫn dắt, tôi luôn tìm cách né tránh mỗi khi có ai đó nhìn mình. Sau khoảng một tiếng đồng hồ chịu đựng những cảm giác đó, tôi rời khỏi buổi tiệc, tự trách mình vì đã tham dự buổi tiệc và luôn nhủ rằng: “Thấy chưa, đồ ngốc, suốt buổi tối chả ai thèm nói chuyện với mày cả”.
Thực ra, chính những ảo giác đã điều khiển hành động của tôi và chính những hành động đó đã khẳng định niềm tin ban đầu của tôi về bản thân mình. Nhưng thật may mắn là bằng cách áp dụng bí quyết “Năng lực tri giác”, tôi bắt đầu chất vấn hình tượng mà tôi cảm nhận về bản thân để có thể tách khỏi nó và để nhìn nhận, suy nghĩ về bản thân một cách khách quan hơn, tích cực hơn. Khi tôi bắt đầu khẳng định những phẩm chất tích cực của mình và tin tưởng vào chúng, cái tôi tự tin của tôi vươn lên vị trí lãnh đạo, theo đó, cách hành xử của tôi trong các tình huống giao tiếp cũng tự nhiên thay đổi. Dần dần, tôi hoàn toàn bác bỏ những nhận định cũ của mình về bản thân và mọi người bắt đầu dành cho tôi những phản hồi tích cực hơn, giúp củng cố lòng tự tin của tôi.
Bất cứ điều gì đang diễn ra bên trong bạn sẽ trở thành hiện thực trong cuộc sống bởi nó sẽ lan tỏa ra ngoài. Khi ý nghĩ của bạn biến thành hành động, bạn sẽ cuốn hút vào cuộc sống của mình những điều bạn nghĩ về bản thân. Tất cả đều khởi đầu từ bí quyết “Năng lực tri giác”. Nếu những ảo tưởng về bản thân (bản ngã) đang nắm quyền chi phối thì nguyên lý lực hút nam châm sẽ phát huy tác dụng, tái tạo lại con người và những hoàn cảnh trong quá khứ của bạn. Điều này diễn ra trong trạng thái vô ý thức. Nhưng khi cái tôi tự tin của bạn ở vị trí dẫn đầu, bạn có thể kiến tạo một cuộc sống lành mạnh, tự tin hơn và khác biệt đáng kể so với quá khứ.
Tôi đã nhận ra cách mà các ảo giác khiến tôi suy nghĩ và hành xử theo chiều hướng thu hút những con người và hoàn cảnh tương tự với những gì diễn ra trong quá khứ ra sao. Lòng tự tin của tôi đã làm một cuộc cách mạng thay đổi toàn diện khi tôi tách mình ra khỏi những ảo giác đang che lấp cái tôi tự tin. Khi tôi bắt đầu biết sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài, cuộc sống của tôi đã chuyển biến hoàn toàn.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Emily đã kết thúc trong kỳ nghỉ ở Công viên Quốc gia Yosemite. Đắm mình trong nắng ấm, không khí trong lành và sự hùng vĩ của thiên nhiên, cô quay sang định chia sẻ cảm xúc với chồng thì thấy anh đang gọi điện thoại đi Venezuela với vẻ cằn nhằn, cau có vì mới để mất một thương vụ. Sự lạc lõng và cô đơn mà Emily luôn phải chịu đựng đã trở nên quen thuộc với cô; và lần này, nó khiến cô hết sức đau đớn, thất vọng. Mười năm sau, Emily và người chồng thứ hai của cô ngồi trước mặt tôi với cuộc hôn nhân sắp rạn vỡ, một phần cũng vẫn là do những nguyên nhân cũ. Cô cảm thấy chồng mình không dành chút tình cảm, sự quan tâm nào cho cuộc sống chung của hai người. Cô tự hỏi mình đã phạm sai lầm gì mà không thể gìn giữ được hạnh phúc hôn nhân. Emily yêu cầu: “Hãy cho tôi biết vì sao tôi chỉ gặp những người đàn ông chỉ biết lợi dụng tôi mà không hề quan tâm đến cảm xúc của tôi!”.
Tại sao Emily vẫn chịu kết hôn với những người đàn ông mà cô cho rằng không dành tình cảm cho cô như vậy? Emily nhận ra rằng tất cả các mối quan hệ mà cô có đều không như những gì cô mong đợi. Giữa Emily và chồng cô luôn có một khoảng cách không hàn gắn được, nó nhắc cô nhớ đến cảm giác cô đơn lúc ấu thơ khi sống với người cha nghiện rượu. thiếu thốn tình cảm và chẳng hề quan tâm đến cô. Cô đã cố lấp đầy khoảng trống ấy bằng dạng quan hệ duy nhất mà cô biết: đó là quan hệ với những người đàn ông cũng thiếu thốn tình cảm.
Kyle, con trai của một người nghiện rượu, bày tỏ nửa đùa nửa thật: “Tôi có thể ở trong phòng với một trăm phụ nữ nhưng trong đó chỉ có duy nhất một người cũng sống với cha mẹ mắc chứng nghiện rượu, thì chúng tôi sẽ bị cuốn hút vào nhau chỉ trong vòng năm phút”.
Những trường hợp tương tự như thế cứ lặp đi lặp lại tại các phòng khám tâm lý trị liệu. Chúng ta có thể giải thích hiện tượng này thông qua nguyên lý lực hút nam châm: Nồi nào úp vung nấy. Ở cấp độ siêu hình học, quy luật cuốn hút lẫn nhau này được giải thích thông qua sự tương tác của các phần tử hạ nguyên tử ở xung quanh chúng ta. Mỗi người có một trường năng lượng. Việc chúng ta đi lại, nói chuyện chính là cách mà các trường năng lượng điện tử tìm kiếm sự hài hòa. Tần số từ trường của chúng ta bị lôi kéo về nhiều hướng khác nhau bởi các trường năng lượng tương thích khác. Chúng ta bị kéo về phía những người có trường năng lượng tương thích với mình. Ý nghĩ và cảm xúc có trường năng lượng riêng của chúng; những trường năng lượng này thu hút các năng lượng có cùng bản chất với nó. Vì thế, khi hai người xuất thân từ gia đình có người nghiện rượu ở chung trong một phòng với cả trăm người khác thì có nhiều khả năng họ sẽ thu hút nhau.
Những người có từ trường với cùng tính chất và tần số sẽ cuốn hút lẫn nhau. Chúng ta cuốn hút những con người và tình huống phản ánh hình ảnh mà ta mường tượng về bản thân mình. Nếu bạn thiếu tự tin, bạn sẽ thu hút và bị thu hút bởi những người và những tình huống tương tự. Nếu bạn không yêu quý bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy gần gũi với những người cũng không ưa bản thân họ. Khi bạn bồn chồn và bối rối, bạn sẽ đồng điệu với những tâm hồn bồn chồn và bối rối như thế. Đấy là ý nghĩa sâu xa của câu châm ngôn: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Tất cả các mối quan hệ đều khởi nguồn từ bạn. Cách bạn đối xử với bản thân sẽ tạo tiền đề cho cách bạn dung hòa với người khác. Mối quan hệ giữa bạn và chính bản thân mình càng tốt bao nhiêu thì mối quan hệ giữa bạn và những người khác sẽ tiến triển tương ứng bấy nhiêu. Chẳng có mối quan hệ nào có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và không phải sự hài lòng của mọi người mang đến cho bạn sự chấp nhận bản thân. Nói cách khác, những người được cái tôi tự tin dẫn dắt sẽ thu hút những người sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài. Ngược lại, những ai bị bản ngã dẫn dắt sẽ cảm thấy lôi cuốn trước những người luôn để mình bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài. Khi chúng ta sống tự tin hơn và ít bị bản ngã chi phối, thì ta sẽ làm cho trường năng lượng của mình thay đổi tần số sao cho tương thích với những người sống tự tin.
Năng lượng của cái tôi tự tin là một dạng năng lượng mở và nó rung động ở tần số khác với dạng năng lượng đóng của bản ngã. Giống như một chiếc âm thoa, năng lượng của cái tôi tự tin của bạn có thể kích hoạt sự rung động của năng lượng trong cái tôi tự tin của người khác. Tương tự, năng lượng của bản ngã có thể kích hoạt cùng một nguồn năng lượng từ bản ngã của một người nào đấy. Ví dụ, những nhân viên bán hàng có kỹ năng được đào tạo để làm hài lòng các vị khách hàng khó tính. Khi bạn không hài lòng về một món hàng, một người bán hàng điềm tĩnh và khéo léo có thể làm dịu cảm xúc của bạn bằng cách nói rằng: “Tôi hiểu vì sao anh khó chịu và tôi sẽ giải quyết vấn đề ấy ngay đây!”. Trong khi đó, một người bán hàng hay gây hấn lại kích động sự kháng cự và đối chọi trong bạn bằng cách nói: “Nó vẫn hoạt động bình thường mà. Anh đã làm gì nó vậy?”.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy “nồi nào úp vung nấy” là điều có thật. Những người nghiện rượu, bị lạm dụng lúc thơ bé và những người bị bỏ rơi sẽ cuốn hút vào mình những đối tượng tương tự. Có khá nhiều người mắc chứng chăm lo cho người khác quá mức mà nguyên nhân cơ bản là do họ đã trải qua thời thơ ấu phải chăm sóc cho cha mẹ, anh chị em hoặc những thành viên khác trong gia đình quá nhiều. Điều này cũng giải thích vì sao những người kết hôn hai, ba lần nói rằng họ đã vô tình kết hôn với cùng một dạng người hết lần này đến lần khác.
Sự cuốn hút lãng mạn
Lúc nhỏ, mỗi khi làm gì sai là Sharon đều cố gắng hết mình sửa sai để giành lại tình cảm của mẹ cô. Bà luôn khắt khe cho đến khi Sharon chứng tỏ mình là một cô bé hoàn hảo. Giờ đây, cô bé hoàn hảo ấy lại bị cuốn hút vào những người đàn ông bất ổn về mặt tâm lý. Sharon luôn nhớ đến mối quan hệ giữa cô và mẹ mình khi hẹn hò, để rồi tự hạ thấp giá trị bản thân với mong muốn có được tình yêu và sự chấp thuận mà cô đã không nhận được từ mẹ mình thời thơ ấu.
Ở tuổi bốn mươi bốn, Phyllis vô cùng khổ sở khi mỗi người cô quen gần như đều góp phần tạo nên nỗi khổ ấy. Cha cô mất vì chứng nghiện rượu, còn chồng cô thì chẳng thể giữ nổi công việc vì cứ say xỉn suốt ngày. Cô than thở: “Tôi cứ tiếp tục sống với những kẻ bại trận. Tại sao cuộc đời tôi lại khốn khổ như thế này?”.
Hiện tượng “nồi nào úp vung nấy” có thể được khoa học giải thích như sau: trong các mối quan hệ lãng mạn, bộ não của chúng ta cố gắng tái tạo những điều đã xảy ra trong quá trình trưởng thành của ta (cả tốt lẫn xấu) nhằm sửa chữa chúng. Harville Hendrix(1) đã phát triển phương pháp điều trị “Imago” cho các mối quan hệ. Liệu pháp này nhằm giải quyết các vấn đề trong hôn nhân dựa trên luận điểm cơ bản vừa nêu (“Imago” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “hình tượng”). Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự cuốn hút lãng mạn hình thành dựa trên tổ hợp hình ảnh về những người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất khi còn nhỏ. Hình tượng này tựa như một khuôn mẫu quyết định mẫu người bạn đời của bạn khi bạn trưởng thành. Nếu có sự tương thích giữa người mà bạn tiếp xúc với hình tượng trong đầu mình, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi tìm hiểu họ. Những người đang ở trong các mối quan hệ yêu đương kích hoạt trong nhau những nỗi băn khoăn và đẩy họ về với những mâu thuẫn trong quá trình trưởng thành của họ với mong muốn cải thiện nó trong lần tiếp theo.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta vô thức chọn một ai đó tương thích với “hình tượng” của mình. Ta thường vô tình quẩn quanh với những con người và tình huống mà ta cảm thấy thoải mái, quen thuộc. Thậm chí, ngay cả khi ta đã thề sẽ tránh xa những tình huống làm tổn thương mình nhưng rồi bằng cách nào đấy, ta lại rơi vào chính những tình huống ấy dù biết rõ hậu quả sẽ ra sao. Chúng ta tìm đến với cùng một người để nhận lãnh cùng một sự phản hồi. Ta tiếp tục giải quyết vấn đề theo những phương pháp cũ mà ta biết chúng không hề mang lại hiệu quả. Tại sao chúng ta cứ tiếp tục lặp lại cùng một hành động nhưng lại mong chờ kết quả khác đi? Theo Harville Hendrix thì đấy là do tác động của “hình tượng” vô thức:
“Nhiều người rất khó khăn để chấp nhận sự thật là họ đã tìm kiếm những người bạn đời tương tự với cha mẹ họ. Khi tỉnh táo, họ chỉ tìm kiếm những người có các đặc điểm tốt đẹp như: tốt bụng, giàu tình cảm, ưa nhìn, thông minh và sáng tạo. Vì trải qua tuổi thơ không hạnh phúc nên họ cố tình tìm kiếm những người hoàn toàn khác với cha mẹ mình. Họ tự nhủ: “Tôi sẽ chẳng bao giờ lấy một kẻ nát rượu như cha mình”, “Không bao giờ tôi cưới một người bạo ngược như mẹ mình”. Thế nhưng, bất chấp những dự định tỉnh táo ấy, họ bị cuốn hút vào những người bạn đời hội tụ cả những ưu lẫn khuyết điểm của cha mẹ mình; và điều đáng chú ý là những khuyết điểm thường có sức ảnh hưởng lớn hơn.”
Về cơ bản, chúng ta tìm kiếm những con người có những điểm thiếu sót giống hệt cha mẹ ta. Đó là lúc bộ não cũ của ta đang quay về thực tại để sửa chữa những sai lầm trong thời thơ ấu. Chúng ta trông đợi người bạn đời sẽ bù đắp cho ta vì những mất mát mà ta đã trải qua, nhưng thật không may khi kết quả là ta lại tiếp tục bị tổn thương từ chính sự tương thích về “hình tượng” ấy.
Giải pháp để thay đổi dạng cuốn hút này là bạn phải tìm ra điều gì là bất ổn và thay đổi nó, thay vì lặp lại nó. Bước đầu tiên là bạn cần tỉnh táo hơn trước những gì đang diễn ra trong con người mình khi ta cảm thấy cuốn hút trước ai đó. Hãy xác định phần nào trong con người bạn đang ra sức tìm kiếm một mối quan hệ để chữa lành những vết thương của chúng. Hãy mang đến cho chúng những điều mà chúng chưa bao giờ có được từ cái tôi tự tin của bạn. Việc làm này được gọi là sự tự dỗ dành bản thân. Thông qua bản chất tình cảm và sự kết nối thuần khiết của mình, cái tôi tự tin sẽ dỗ dành những phần bị tổn thương trong bạn để rồi giành lấy quyền lựa chọn trong các mối quan hệ.
Emily có thể nhìn thấy việc mình cứ lặp đi lặp lại những lựa chọn không lành mạnh và bị mắc kẹt trong những mối quan hệ đó như thế nào. Những người đàn ông lạnh lùng trở nên nhạt nhẽo đối với cô. Cuối cùng, cô đã gắn bó với một người đàn ông giàu tình cảm và họ đã cùng chia sẻ sự quan tâm cùng tình yêu thương với nhau.
Ứng dụng “Lực hút nam châm”
Việc bảo vệ bản thân trước những mối quan hệ và tình huống không lành mạnh bắt đầu bằng việc bạn chấp nhận bản thân và yêu thương chính mình. Khi ấy, bạn phát ra những ý nghĩ và cảm xúc tích cực, chỉ cuốn hút và bị cuốn hút trước những người cùng phát ra một nguồn năng lượng tích cực như bạn.
Người tái phạm
Bạn có phải là người lặp đi lặp lại lỗi lầm trong cuộc sống riêng tư? Nếu vậy thì bạn hãy xác định lại những ý nghĩ, những phần hoặc những hành động đã che khuất cái tôi tự tin của mình. Hãy xác định những việc khiến bạn cảm thấy cuốn hút trước những con người và hoàn cảnh ngăn cái tôi tự tin dẫn dắt cuộc đời bạn. Tiếp theo, hãy ứng dụng các bí quyết đã nêu ở những chương trước, hãy chọn cho mình một hướng đi từ nội tâm hướng ra bên ngoài và từ ngoài vào trong mà bạn chưa từng áp dụng bao giờ.
Thiền định ứng dụng lực hút nam châm
Hãy nghĩ về bản thân như một thanh nam châm có lực hút vô cùng mạnh, có khả năng hút tất cả mọi thứ tốt đẹp xung quanh mình. Hãy tạo ra những ý nghĩ lành mạnh, tích cực về bản thân và những người khác. Hãy gửi đến bản thân những thông điệp tích cực giúp khẳng định mình. Hãy liệt kê những phẩm chất của mình cùng những điều tốt đẹp mà cuộc sống đã ban tặng cho bạn. Hãy tập trung vào những điều mà bạn đầy đủ thay vì thiếu thốn. Hãy cầu nguyện để những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người mà bạn quen biết, cả những người thân thiết nhất lẫn người bất đồng với bạn. Hãy phát ra những ý nghĩ và cảm xúc tích cực. Hãy lấp đầy tâm trí mình bằng những ý nghĩ lành mạnh và tưởng tượng những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân. Hãy cảm nhận bạn đang thu hút bất cứ thứ gì mà mình phát ra với lời khẳng định sau:
Tôi là một người khỏe mạnh, giàu tình cảm và hạnh phúc, tôi thu hút những con người và tình huống tương tự.
Phương pháp thiền sau đây của Catherine Ponder sẽ giúp bạn củng cố “Lực hút nam châm”:
Tôi là một thanh nam châm có lực hút vô cùng mạnh mẽ. Tôi có thể thu hút về phía mình mọi điều mà tôi khao khát dựa vào những suy nghĩ, cảm xúc và hình ảnh trong tâm trí mà tôi đang ấp ủ và phát ra. Tôi là trung tâm của vũ trụ! Tôi có sức mạnh để tạo ra bất cứ thứ gì mà tôi mong muốn. Tôi có thể thu hút bất cứ điều gì tôi phát ra. Trong tâm trí mình, tôi bắt đầu chọn lựa và chấp nhận những điều tốt đẹp nhất, cao quý nhất trong cuộc sống. Giờ đây, tôi chọn lựa và chấp nhận sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Giờ đây, tôi lựa chọn sự giàu có phồn thịnh cho bản thân và cho cả nhân loại. Đây là một vũ trụ giàu có, thân thiện. Tôi dám chấp nhận sự giàu có, sự thân thiện của nó và giờ đây tôi đang tận hưởng chúng!
Biểu đồ điện từ của bạn
Hãy nghĩ về tám người quan trọng trong cuộc sống của bạn: vợ (chồng)/người yêu, cha mẹ, con cái, bạn bè, đồng nghiệp hay những người khác. Ở hình dưới đây, hãy viết tên của họ vào những vòng tròn xung quanh vòng tròn có chữ “bạn”. Kế đến, hãy vẽ một đường nối tượng trưng cho bản chất mối quan hệ của bạn với mỗi người. Các đường thẳng tượng trưng cho những mối quan hệ vững chắc, lành mạnh; những đường cong dợn sóng tượng trưng cho những mối quan hệ bấp bênh; còn những đường xoắn tượng trưng cho các mối quan hệ rối rắm và không rõ ràng.
Sau khi bạn đã hoàn thành biểu đồ điện từ của mình, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây:
1. Biểu đồ này cho bạn biết được điều gì về bản thân và những mối quan hệ của mình?
2. Trong cuộc sống, những người xung quanh bạn là người thế nào?
3. Họ có giúp bạn củng cố lòng tự tin hay làm suy yếu nó đi?
4. Những dấu hiệu nào cho bạn thấy cuộc sống của bạn được dẫn dắt từ nội tâm hướng ra bên ngoài?
5. Bạn muốn thay đổi dạng quan hệ nào giữa bạn với nội tâm bạn, hoặc giữa bạn và người khác?
6. Phần bản ngã nào đang cản đường bạn và cần sự chú ý, trân trọng, thấu hiểu của bạn trước khi cải thiện được các mối quan hệ của bạn?
7. Với sự dẫn dắt của cái tôi tự tin, hãy xem liệu bạn có thể đáp ứng nhu cầu tình cảm của tất cả các phần mà bạn đã xác định ở những câu hỏi trước bằng cách mang đến cho chúng sự dỗ dành và tình cảm trìu mến mà chúng chưa từng được nhận khi bạn còn nhỏ hay không.
Mẫu người mà ta yêu thích
lột tả hình dạng trái tim ta.
– José Ortega y Gasset
Khi còn là sinh viên, lòng tự tin của tôi rất kém. Dù tôi biết mình cũng thông minh và sáng dạ, nhưng những suy nghĩ tự ti đã ngăn không cho tôi nghĩ về mình như thế. Tôi thường được mời tham dự các buổi tiệc nhưng ít khi nào tôi đến vì cảm thấy mình thật nhạt nhẽo. Tôi thường xuyên nhắc nhở bản thân mình ghi nhớ những điều này. Khi tôi cố buộc mình đi dự tiệc, tôi thường vô tình ứng xử theo cách làm cho thực tế diễn ra đúng như những gì mình nghĩ về bản thân. Tôi chỉ đứng sang một bên trong khi những người khác nhảy múa và cười nói vui vẻ với nhau. Thay vì tham dự vào cuộc vui, tôi lại chờ đợi ai đó bắt chuyện với mình trước, nhưng vấn đề là tôi lại ít khi cho người khác cơ hội để tiếp cận mình. Bị sự hoài nghi về bản thân dẫn dắt, tôi luôn tìm cách né tránh mỗi khi có ai đó nhìn mình. Sau khoảng một tiếng đồng hồ chịu đựng những cảm giác đó, tôi rời khỏi buổi tiệc, tự trách mình vì đã tham dự buổi tiệc và luôn nhủ rằng: “Thấy chưa, đồ ngốc, suốt buổi tối chả ai thèm nói chuyện với mày cả”.
Thực ra, chính những ảo giác đã điều khiển hành động của tôi và chính những hành động đó đã khẳng định niềm tin ban đầu của tôi về bản thân mình. Nhưng thật may mắn là bằng cách áp dụng bí quyết “Năng lực tri giác”, tôi bắt đầu chất vấn hình tượng mà tôi cảm nhận về bản thân để có thể tách khỏi nó và để nhìn nhận, suy nghĩ về bản thân một cách khách quan hơn, tích cực hơn. Khi tôi bắt đầu khẳng định những phẩm chất tích cực của mình và tin tưởng vào chúng, cái tôi tự tin của tôi vươn lên vị trí lãnh đạo, theo đó, cách hành xử của tôi trong các tình huống giao tiếp cũng tự nhiên thay đổi. Dần dần, tôi hoàn toàn bác bỏ những nhận định cũ của mình về bản thân và mọi người bắt đầu dành cho tôi những phản hồi tích cực hơn, giúp củng cố lòng tự tin của tôi.
Bất cứ điều gì đang diễn ra bên trong bạn sẽ trở thành hiện thực trong cuộc sống bởi nó sẽ lan tỏa ra ngoài. Khi ý nghĩ của bạn biến thành hành động, bạn sẽ cuốn hút vào cuộc sống của mình những điều bạn nghĩ về bản thân. Tất cả đều khởi đầu từ bí quyết “Năng lực tri giác”. Nếu những ảo tưởng về bản thân (bản ngã) đang nắm quyền chi phối thì nguyên lý lực hút nam châm sẽ phát huy tác dụng, tái tạo lại con người và những hoàn cảnh trong quá khứ của bạn. Điều này diễn ra trong trạng thái vô ý thức. Nhưng khi cái tôi tự tin của bạn ở vị trí dẫn đầu, bạn có thể kiến tạo một cuộc sống lành mạnh, tự tin hơn và khác biệt đáng kể so với quá khứ.
Tôi đã nhận ra cách mà các ảo giác khiến tôi suy nghĩ và hành xử theo chiều hướng thu hút những con người và hoàn cảnh tương tự với những gì diễn ra trong quá khứ ra sao. Lòng tự tin của tôi đã làm một cuộc cách mạng thay đổi toàn diện khi tôi tách mình ra khỏi những ảo giác đang che lấp cái tôi tự tin. Khi tôi bắt đầu biết sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài, cuộc sống của tôi đã chuyển biến hoàn toàn.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Emily đã kết thúc trong kỳ nghỉ ở Công viên Quốc gia Yosemite. Đắm mình trong nắng ấm, không khí trong lành và sự hùng vĩ của thiên nhiên, cô quay sang định chia sẻ cảm xúc với chồng thì thấy anh đang gọi điện thoại đi Venezuela với vẻ cằn nhằn, cau có vì mới để mất một thương vụ. Sự lạc lõng và cô đơn mà Emily luôn phải chịu đựng đã trở nên quen thuộc với cô; và lần này, nó khiến cô hết sức đau đớn, thất vọng. Mười năm sau, Emily và người chồng thứ hai của cô ngồi trước mặt tôi với cuộc hôn nhân sắp rạn vỡ, một phần cũng vẫn là do những nguyên nhân cũ. Cô cảm thấy chồng mình không dành chút tình cảm, sự quan tâm nào cho cuộc sống chung của hai người. Cô tự hỏi mình đã phạm sai lầm gì mà không thể gìn giữ được hạnh phúc hôn nhân. Emily yêu cầu: “Hãy cho tôi biết vì sao tôi chỉ gặp những người đàn ông chỉ biết lợi dụng tôi mà không hề quan tâm đến cảm xúc của tôi!”.
Tại sao Emily vẫn chịu kết hôn với những người đàn ông mà cô cho rằng không dành tình cảm cho cô như vậy? Emily nhận ra rằng tất cả các mối quan hệ mà cô có đều không như những gì cô mong đợi. Giữa Emily và chồng cô luôn có một khoảng cách không hàn gắn được, nó nhắc cô nhớ đến cảm giác cô đơn lúc ấu thơ khi sống với người cha nghiện rượu. thiếu thốn tình cảm và chẳng hề quan tâm đến cô. Cô đã cố lấp đầy khoảng trống ấy bằng dạng quan hệ duy nhất mà cô biết: đó là quan hệ với những người đàn ông cũng thiếu thốn tình cảm.
Kyle, con trai của một người nghiện rượu, bày tỏ nửa đùa nửa thật: “Tôi có thể ở trong phòng với một trăm phụ nữ nhưng trong đó chỉ có duy nhất một người cũng sống với cha mẹ mắc chứng nghiện rượu, thì chúng tôi sẽ bị cuốn hút vào nhau chỉ trong vòng năm phút”.
Những trường hợp tương tự như thế cứ lặp đi lặp lại tại các phòng khám tâm lý trị liệu. Chúng ta có thể giải thích hiện tượng này thông qua nguyên lý lực hút nam châm: Nồi nào úp vung nấy. Ở cấp độ siêu hình học, quy luật cuốn hút lẫn nhau này được giải thích thông qua sự tương tác của các phần tử hạ nguyên tử ở xung quanh chúng ta. Mỗi người có một trường năng lượng. Việc chúng ta đi lại, nói chuyện chính là cách mà các trường năng lượng điện tử tìm kiếm sự hài hòa. Tần số từ trường của chúng ta bị lôi kéo về nhiều hướng khác nhau bởi các trường năng lượng tương thích khác. Chúng ta bị kéo về phía những người có trường năng lượng tương thích với mình. Ý nghĩ và cảm xúc có trường năng lượng riêng của chúng; những trường năng lượng này thu hút các năng lượng có cùng bản chất với nó. Vì thế, khi hai người xuất thân từ gia đình có người nghiện rượu ở chung trong một phòng với cả trăm người khác thì có nhiều khả năng họ sẽ thu hút nhau.
Những người có từ trường với cùng tính chất và tần số sẽ cuốn hút lẫn nhau. Chúng ta cuốn hút những con người và tình huống phản ánh hình ảnh mà ta mường tượng về bản thân mình. Nếu bạn thiếu tự tin, bạn sẽ thu hút và bị thu hút bởi những người và những tình huống tương tự. Nếu bạn không yêu quý bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy gần gũi với những người cũng không ưa bản thân họ. Khi bạn bồn chồn và bối rối, bạn sẽ đồng điệu với những tâm hồn bồn chồn và bối rối như thế. Đấy là ý nghĩa sâu xa của câu châm ngôn: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Tất cả các mối quan hệ đều khởi nguồn từ bạn. Cách bạn đối xử với bản thân sẽ tạo tiền đề cho cách bạn dung hòa với người khác. Mối quan hệ giữa bạn và chính bản thân mình càng tốt bao nhiêu thì mối quan hệ giữa bạn và những người khác sẽ tiến triển tương ứng bấy nhiêu. Chẳng có mối quan hệ nào có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và không phải sự hài lòng của mọi người mang đến cho bạn sự chấp nhận bản thân. Nói cách khác, những người được cái tôi tự tin dẫn dắt sẽ thu hút những người sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài. Ngược lại, những ai bị bản ngã dẫn dắt sẽ cảm thấy lôi cuốn trước những người luôn để mình bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài. Khi chúng ta sống tự tin hơn và ít bị bản ngã chi phối, thì ta sẽ làm cho trường năng lượng của mình thay đổi tần số sao cho tương thích với những người sống tự tin.
Năng lượng của cái tôi tự tin là một dạng năng lượng mở và nó rung động ở tần số khác với dạng năng lượng đóng của bản ngã. Giống như một chiếc âm thoa, năng lượng của cái tôi tự tin của bạn có thể kích hoạt sự rung động của năng lượng trong cái tôi tự tin của người khác. Tương tự, năng lượng của bản ngã có thể kích hoạt cùng một nguồn năng lượng từ bản ngã của một người nào đấy. Ví dụ, những nhân viên bán hàng có kỹ năng được đào tạo để làm hài lòng các vị khách hàng khó tính. Khi bạn không hài lòng về một món hàng, một người bán hàng điềm tĩnh và khéo léo có thể làm dịu cảm xúc của bạn bằng cách nói rằng: “Tôi hiểu vì sao anh khó chịu và tôi sẽ giải quyết vấn đề ấy ngay đây!”. Trong khi đó, một người bán hàng hay gây hấn lại kích động sự kháng cự và đối chọi trong bạn bằng cách nói: “Nó vẫn hoạt động bình thường mà. Anh đã làm gì nó vậy?”.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy “nồi nào úp vung nấy” là điều có thật. Những người nghiện rượu, bị lạm dụng lúc thơ bé và những người bị bỏ rơi sẽ cuốn hút vào mình những đối tượng tương tự. Có khá nhiều người mắc chứng chăm lo cho người khác quá mức mà nguyên nhân cơ bản là do họ đã trải qua thời thơ ấu phải chăm sóc cho cha mẹ, anh chị em hoặc những thành viên khác trong gia đình quá nhiều. Điều này cũng giải thích vì sao những người kết hôn hai, ba lần nói rằng họ đã vô tình kết hôn với cùng một dạng người hết lần này đến lần khác.
Lúc nhỏ, mỗi khi làm gì sai là Sharon đều cố gắng hết mình sửa sai để giành lại tình cảm của mẹ cô. Bà luôn khắt khe cho đến khi Sharon chứng tỏ mình là một cô bé hoàn hảo. Giờ đây, cô bé hoàn hảo ấy lại bị cuốn hút vào những người đàn ông bất ổn về mặt tâm lý. Sharon luôn nhớ đến mối quan hệ giữa cô và mẹ mình khi hẹn hò, để rồi tự hạ thấp giá trị bản thân với mong muốn có được tình yêu và sự chấp thuận mà cô đã không nhận được từ mẹ mình thời thơ ấu.
Ở tuổi bốn mươi bốn, Phyllis vô cùng khổ sở khi mỗi người cô quen gần như đều góp phần tạo nên nỗi khổ ấy. Cha cô mất vì chứng nghiện rượu, còn chồng cô thì chẳng thể giữ nổi công việc vì cứ say xỉn suốt ngày. Cô than thở: “Tôi cứ tiếp tục sống với những kẻ bại trận. Tại sao cuộc đời tôi lại khốn khổ như thế này?”.
Hiện tượng “nồi nào úp vung nấy” có thể được khoa học giải thích như sau: trong các mối quan hệ lãng mạn, bộ não của chúng ta cố gắng tái tạo những điều đã xảy ra trong quá trình trưởng thành của ta (cả tốt lẫn xấu) nhằm sửa chữa chúng. Harville Hendrix(1) đã phát triển phương pháp điều trị “Imago” cho các mối quan hệ. Liệu pháp này nhằm giải quyết các vấn đề trong hôn nhân dựa trên luận điểm cơ bản vừa nêu (“Imago” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “hình tượng”). Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự cuốn hút lãng mạn hình thành dựa trên tổ hợp hình ảnh về những người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất khi còn nhỏ. Hình tượng này tựa như một khuôn mẫu quyết định mẫu người bạn đời của bạn khi bạn trưởng thành. Nếu có sự tương thích giữa người mà bạn tiếp xúc với hình tượng trong đầu mình, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi tìm hiểu họ. Những người đang ở trong các mối quan hệ yêu đương kích hoạt trong nhau những nỗi băn khoăn và đẩy họ về với những mâu thuẫn trong quá trình trưởng thành của họ với mong muốn cải thiện nó trong lần tiếp theo.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta vô thức chọn một ai đó tương thích với “hình tượng” của mình. Ta thường vô tình quẩn quanh với những con người và tình huống mà ta cảm thấy thoải mái, quen thuộc. Thậm chí, ngay cả khi ta đã thề sẽ tránh xa những tình huống làm tổn thương mình nhưng rồi bằng cách nào đấy, ta lại rơi vào chính những tình huống ấy dù biết rõ hậu quả sẽ ra sao. Chúng ta tìm đến với cùng một người để nhận lãnh cùng một sự phản hồi. Ta tiếp tục giải quyết vấn đề theo những phương pháp cũ mà ta biết chúng không hề mang lại hiệu quả. Tại sao chúng ta cứ tiếp tục lặp lại cùng một hành động nhưng lại mong chờ kết quả khác đi? Theo Harville Hendrix thì đấy là do tác động của “hình tượng” vô thức:
“Nhiều người rất khó khăn để chấp nhận sự thật là họ đã tìm kiếm những người bạn đời tương tự với cha mẹ họ. Khi tỉnh táo, họ chỉ tìm kiếm những người có các đặc điểm tốt đẹp như: tốt bụng, giàu tình cảm, ưa nhìn, thông minh và sáng tạo. Vì trải qua tuổi thơ không hạnh phúc nên họ cố tình tìm kiếm những người hoàn toàn khác với cha mẹ mình. Họ tự nhủ: “Tôi sẽ chẳng bao giờ lấy một kẻ nát rượu như cha mình”, “Không bao giờ tôi cưới một người bạo ngược như mẹ mình”. Thế nhưng, bất chấp những dự định tỉnh táo ấy, họ bị cuốn hút vào những người bạn đời hội tụ cả những ưu lẫn khuyết điểm của cha mẹ mình; và điều đáng chú ý là những khuyết điểm thường có sức ảnh hưởng lớn hơn.”
Về cơ bản, chúng ta tìm kiếm những con người có những điểm thiếu sót giống hệt cha mẹ ta. Đó là lúc bộ não cũ của ta đang quay về thực tại để sửa chữa những sai lầm trong thời thơ ấu. Chúng ta trông đợi người bạn đời sẽ bù đắp cho ta vì những mất mát mà ta đã trải qua, nhưng thật không may khi kết quả là ta lại tiếp tục bị tổn thương từ chính sự tương thích về “hình tượng” ấy.
Giải pháp để thay đổi dạng cuốn hút này là bạn phải tìm ra điều gì là bất ổn và thay đổi nó, thay vì lặp lại nó. Bước đầu tiên là bạn cần tỉnh táo hơn trước những gì đang diễn ra trong con người mình khi ta cảm thấy cuốn hút trước ai đó. Hãy xác định phần nào trong con người bạn đang ra sức tìm kiếm một mối quan hệ để chữa lành những vết thương của chúng. Hãy mang đến cho chúng những điều mà chúng chưa bao giờ có được từ cái tôi tự tin của bạn. Việc làm này được gọi là sự tự dỗ dành bản thân. Thông qua bản chất tình cảm và sự kết nối thuần khiết của mình, cái tôi tự tin sẽ dỗ dành những phần bị tổn thương trong bạn để rồi giành lấy quyền lựa chọn trong các mối quan hệ.
Emily có thể nhìn thấy việc mình cứ lặp đi lặp lại những lựa chọn không lành mạnh và bị mắc kẹt trong những mối quan hệ đó như thế nào. Những người đàn ông lạnh lùng trở nên nhạt nhẽo đối với cô. Cuối cùng, cô đã gắn bó với một người đàn ông giàu tình cảm và họ đã cùng chia sẻ sự quan tâm cùng tình yêu thương với nhau.
Việc bảo vệ bản thân trước những mối quan hệ và tình huống không lành mạnh bắt đầu bằng việc bạn chấp nhận bản thân và yêu thương chính mình. Khi ấy, bạn phát ra những ý nghĩ và cảm xúc tích cực, chỉ cuốn hút và bị cuốn hút trước những người cùng phát ra một nguồn năng lượng tích cực như bạn.
Người tái phạm
Bạn có phải là người lặp đi lặp lại lỗi lầm trong cuộc sống riêng tư? Nếu vậy thì bạn hãy xác định lại những ý nghĩ, những phần hoặc những hành động đã che khuất cái tôi tự tin của mình. Hãy xác định những việc khiến bạn cảm thấy cuốn hút trước những con người và hoàn cảnh ngăn cái tôi tự tin dẫn dắt cuộc đời bạn. Tiếp theo, hãy ứng dụng các bí quyết đã nêu ở những chương trước, hãy chọn cho mình một hướng đi từ nội tâm hướng ra bên ngoài và từ ngoài vào trong mà bạn chưa từng áp dụng bao giờ.
Thiền định ứng dụng lực hút nam châm
Hãy nghĩ về bản thân như một thanh nam châm có lực hút vô cùng mạnh, có khả năng hút tất cả mọi thứ tốt đẹp xung quanh mình. Hãy tạo ra những ý nghĩ lành mạnh, tích cực về bản thân và những người khác. Hãy gửi đến bản thân những thông điệp tích cực giúp khẳng định mình. Hãy liệt kê những phẩm chất của mình cùng những điều tốt đẹp mà cuộc sống đã ban tặng cho bạn. Hãy tập trung vào những điều mà bạn đầy đủ thay vì thiếu thốn. Hãy cầu nguyện để những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người mà bạn quen biết, cả những người thân thiết nhất lẫn người bất đồng với bạn. Hãy phát ra những ý nghĩ và cảm xúc tích cực. Hãy lấp đầy tâm trí mình bằng những ý nghĩ lành mạnh và tưởng tượng những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân. Hãy cảm nhận bạn đang thu hút bất cứ thứ gì mà mình phát ra với lời khẳng định sau:
Tôi là một người khỏe mạnh, giàu tình cảm và hạnh phúc, tôi thu hút những con người và tình huống tương tự.
Phương pháp thiền sau đây của Catherine Ponder sẽ giúp bạn củng cố “Lực hút nam châm”:
Tôi là một thanh nam châm có lực hút vô cùng mạnh mẽ. Tôi có thể thu hút về phía mình mọi điều mà tôi khao khát dựa vào những suy nghĩ, cảm xúc và hình ảnh trong tâm trí mà tôi đang ấp ủ và phát ra. Tôi là trung tâm của vũ trụ! Tôi có sức mạnh để tạo ra bất cứ thứ gì mà tôi mong muốn. Tôi có thể thu hút bất cứ điều gì tôi phát ra. Trong tâm trí mình, tôi bắt đầu chọn lựa và chấp nhận những điều tốt đẹp nhất, cao quý nhất trong cuộc sống. Giờ đây, tôi chọn lựa và chấp nhận sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Giờ đây, tôi lựa chọn sự giàu có phồn thịnh cho bản thân và cho cả nhân loại. Đây là một vũ trụ giàu có, thân thiện. Tôi dám chấp nhận sự giàu có, sự thân thiện của nó và giờ đây tôi đang tận hưởng chúng!
Biểu đồ điện từ của bạn
Hãy nghĩ về tám người quan trọng trong cuộc sống của bạn: vợ (chồng)/người yêu, cha mẹ, con cái, bạn bè, đồng nghiệp hay những người khác. Ở hình dưới đây, hãy viết tên của họ vào những vòng tròn xung quanh vòng tròn có chữ “bạn”. Kế đến, hãy vẽ một đường nối tượng trưng cho bản chất mối quan hệ của bạn với mỗi người. Các đường thẳng tượng trưng cho những mối quan hệ vững chắc, lành mạnh; những đường cong dợn sóng tượng trưng cho những mối quan hệ bấp bênh; còn những đường xoắn tượng trưng cho các mối quan hệ rối rắm và không rõ ràng.
Sau khi bạn đã hoàn thành biểu đồ điện từ của mình, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây:
1. Biểu đồ này cho bạn biết được điều gì về bản thân và những mối quan hệ của mình?
2. Trong cuộc sống, những người xung quanh bạn là người thế nào?
3. Họ có giúp bạn củng cố lòng tự tin hay làm suy yếu nó đi?
4. Những dấu hiệu nào cho bạn thấy cuộc sống của bạn được dẫn dắt từ nội tâm hướng ra bên ngoài?
5. Bạn muốn thay đổi dạng quan hệ nào giữa bạn với nội tâm bạn, hoặc giữa bạn và người khác?
6. Phần bản ngã nào đang cản đường bạn và cần sự chú ý, trân trọng, thấu hiểu của bạn trước khi cải thiện được các mối quan hệ của bạn?
7. Với sự dẫn dắt của cái tôi tự tin, hãy xem liệu bạn có thể đáp ứng nhu cầu tình cảm của tất cả các phần mà bạn đã xác định ở những câu hỏi trước bằng cách mang đến cho chúng sự dỗ dành và tình cảm trìu mến mà chúng chưa từng được nhận khi bạn còn nhỏ hay không.