Nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài
tầm kiểm soát của mình và tận dụng chúng
một cách tốt nhất.
– Bryan Robinson
Uốn mình theo những khúc quanh của cuộc đời
Cọ nhiệt đới là loài cây kiên cường. Chúng tồn tại không phải vì có thể chống chọi được với những cơn bão ở vùng nhiệt đới mà bởi đủ dẻo dai để uốn mình theo chiều gió. Rất ít người trong chúng ta có được tính mềm dẻo như loài cây kỳ lạ này bởi chúng ta đã trở nên cứng nhắc khi sống trong những khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng buộc phải học cách uốn mình khi bão tố của cuộc đời ập đến, bởi nếu không, ta sẽ bị vỡ vụn.
Emily Perl Kingsley đã viết về cách cô chào đón cậu con trai bị hội chứng Down của mình như sau:
Mọi người thường yêu cầu tôi nói về những kinh nghiệm trong việc nuôi nấng đứa con tật nguyền của mình để giúp họ hiểu hơn về cảm giác khi trải qua hoàn cảnh ấy. Nó như thế này …
Khi bạn sắp có con, bạn sẽ có cảm giác như khi mình lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ tuyệt diệu đến nước Ý vậy. Bạn mua hàng tá sách hướng dẫn và lên những kế hoạch tuyệt vời khi khám phá nước Ý: đại hí trường La Mã, tượng David của Michelangelo(1), những chiếc thuyền đáy bằng ở thành Venice. Bạn còn học thêm một vài cụm từ tiếng Ý hữu dụng. Tất cả đều thật hào hứng.
Sau nhiều tháng háo hức mong chờ thì cuối cùng, cái ngày mong ước ấy cũng đến. Bạn thu dọn hành lý và lên đường. Sau một vài giờ bay thì máy bay hạ cánh. Nữ tiếp viên hàng không thông báo: “Chào mừng quý khách đã đến Hà Lan”.
Bạn giật nảy người: “Hà Lan ư? Sao lại là Hà Lan? Tôi đã đăng ký đi Ý. Lẽ ra tôi phải đang ở đó chứ. Cả đời tôi đã luôn mơ ước được đến nước Ý”.
Thế nhưng, lịch trình bay đã có sự thay đổi. Họ đã hạ cánh ở Hà Lan và bạn buộc lòng phải ở đấy.
Điều may mắn là họ đã không đưa bạn đến một nơi kinh khủng, bẩn thỉu, đầy thú dữ, đói kém và bệnh tật. Đó chỉ là một nơi khác thôi.
Vì thế, bạn phải đi mua những cuốn sách hướng dẫn mới và phải học một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Rồi bạn sẽ gặp những người hoàn toàn xa lạ mà lẽ ra bạn chẳng bao giờ gặp.
Đó chỉ là một nơi khác thôi. Nhịp sống ở đó chậm rãi hơn, không hào nhoáng bằng nước Ý. Nhưng khi ở đó một lúc và đã lấy lại hơi thở bình thường, bạn đưa mắt nhìn quanh và bắt đầu nhận ra rằng Hà Lan có những chiếc cối xay gió, hoa tulíp và có cả Rembrandts(2).
Nhưng tất cả mọi người bạn biết đều bận rộn ra đi và trở về từ Ý. Họ khoe về quãng thời gian tuyệt vời ở đó. Và rồi trong suốt phần đời còn lại của mình, bạn luôn tự nhủ: “Đáng ra đó là nơi mà mình đã đến. Đó là nơi mình đã lên kế hoạch”.
Và nỗi đau ấy sẽ chẳng bao giờ mất đi… bởi vì đánh mất giấc mơ đó là một mất mát to lớn vô cùng.
Nhưng nếu bạn dành cả đời để than khóc về việc mình đã không đến được nước Ý, bạn sẽ không bao giờ có thể tận hưởng những thứ rất đặc biệt ở Hà Lan.
Khi lên kế hoạch đến Ý, hầu hết chúng ta, ở một vài điểm nào đấy, lại nhận ra mình đang ở Hà Lan, bởi cuộc đời thường ném cho chúng ta một quả bóng bay theo đường vòng. Quả bóng này có thể đến dưới hình thức của những điều bất hạnh, chẳng hạn như sự qua đời của người thân, hôn nhân tan vỡ, bị mất việc bất thình lình, mắc phải bệnh hiểm nghèo, nhà cửa bị tàn phá bởi thiên tai… và còn rất nhiều ví dụ khác.
Cái chính yếu ở đây là chúng ta phải để cái tôi tự tin dẫn dắt ta trong cuộc hành trình không mong đợi này, để ta có thể thích nghi được với bất cứ nơi nào. Trong một cuộc trò chuyện với Barbara Walters(3), Elizabeth Taylor(4) nói rằng bà đã bật cười khi bác sĩ bảo rằng bà có một khối u trong não. Walters hết sức kinh ngạc trước thông tin này, còn Taylor thì hỏi ngược lại một cách khôn ngoan rằng: “Chứ nếu không thì chị sẽ làm gì?”.
Nhà tâm linh học Anthony de Mello đã nói rằng chính sự phụ thuộc quá nhiều của chúng ta vào các tác nhân bên ngoài đã khiến ta phải chịu đựng một cuộc đời đầy thất vọng, lo âu, phiền muộn và căng thẳng:
“Một khi bạn bị cảm giác lệ thuộc khống chế thì bạn sẽ bắt đầu đấu tranh cật lực, từng giây từng phút để sắp xếp lại thế giới xung quanh mình nhằm đạt được cũng như duy trì được những mục tiêu mà bạn bị lệ thuộc vào. Việc làm này khiến bạn kiệt sức, chẳng còn năng lượng để thật sự sống và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Nó cũng là một nhiệm vụ bất khả thi trong thế giới luôn thay đổi mà bạn không thể nào khống chế được.”
Chúng ta đã dành rất nhiều năng lượng để giận dữ về những việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình, thay vì chấp nhận và tận dụng chúng một cách tốt nhất. Khi cuộc đời quẳng cho ta một quả bóng bay vòng thì đấy chính là cơ hội để ta uốn người bắt lấy. Thay vì cưỡng lại những thay đổi không mong muốn (việc mà bản ngã thường muốn giúp ta thực hiện nhằm bảo vệ ta), hãy để cái tôi tự tin dẫn dắt cuộc sống của bạn để có thể đối mặt với những thử thách, tìm kiếm ý nghĩa, mục đích và học hỏi từ chúng, bất luận chúng có làm ta đau đớn như thế nào đi nữa.
Các nhà trị liệu thường nói rằng: “Ta càng cưỡng lại điều gì thì ta lại càng muốn thực hiện nó”. Một câu nói dân dã hơn mà tôi học được ở miền Nam là: “Khi bị gấu đuổi và phải trèo lên cây, hãy tận hưởng phong cảnh”. Hãy tự hỏi có phải bạn đang cưỡng lại một sự kiện không mong đợi trong đời nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn không. Sau đó, hãy quyết định xem liệu bạn có thể làm gì để nương theo hoàn cảnh. Khổng Tử từng nói: “Thân cỏ phải uốn mình khi gió thổi đến”. Bạn có thể kháng cự và bị vỡ vụn, hoặc có thể uốn mình như ngọn cỏ. Bí quyết sống hài hòa – khả năng nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình và tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất – là tiêu chuẩn của cuộc sống tự tin.
Cuộc sống bị kìm hãm
Mẩu truyện cổ về Nasrudin dưới đây sẽ minh họa cho ta thấy tác hại của việc đi ngược lại bản chất của sự hài hòa:
Nasrudin đem lòng yêu thương một cô gái đẹp cùng làng, nhưng nàng lại chẳng mảy may để ý đến anh. Nasrudin nghe đồn về một thứ bùa yêu có thể làm cho bất cứ người phụ nữ nào mà anh mơ ước đều sẽ đem lòng yêu anh.
Thế là anh lên đường đến miền đất lạ, mua cho bằng được thứ bùa yêu ấy. Trở về làng, Nasrudin tìm cách bỏ vào ly nước của cô gái mà anh thương thầm nhớ trộm. Ngay lập tức, cô gái đem lòng yêu anh say đắm và họ nhanh chóng kết hôn. Thế nhưng lúc này, Nasrudin lại vô cùng khổ sở. Anh chẳng thể ăn ngủ được và công việc ngày càng xuống dốc.
Dần dần, anh còn chẳng đụng đến cô dâu của mình. Lúc nào anh cũng khắc khoải với một câu hỏi mà anh chẳng thể có được câu trả lời: “Liệu cô ấy có yêu mình không nếu mình không có thứ bùa yêu ấy?”. Cuối cùng, Nasrudin đã học được rằng bất kể bạn có yêu một người nào đó nhiều đến đâu đi nữa thì cũng không thể cưỡng ép tình yêu của họ.
Khi bản ngã nắm quyền lãnh đạo, chúng sẽ làm cho mọi thứ khớp với điều mà chúng cho rằng ta muốn hoặc cần, chứ không phải khớp với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Nhu cầu kiểm soát sẽ khiến ta có xu hướng khắt khe với mọi người và mọi tình huống. Nhưng bất kể ý định của chúng có tốt đẹp đến đâu, hoặc chúng có cố gắng đến mức nào đi nữa thì bản ngã của ta cũng không thể khiến cho cuộc sống vận hành theo cách chúng muốn.
Khi bản ngã nắm quyền dẫn đạo và mọi việc không diễn ra như ta mong muốn, thay vì tận dụng chúng một cách có lợi nhất thì ta lại tức giận với hoàn cảnh. Chúng ta nổi đóa khi trận bóng đá hay cuộc diễu hành bị phá hỏng. Chúng ta giận dữ vì mình bị tụt lại phía sau và vì hai mươi bốn giờ trong một ngày là không đủ. Ta giận dữ đấm vào tay lái khi bị kẹt xe. Ta phát điên lên khi máy tính bị hỏng. Ta cáu kỉnh với những vụ quẹt xe hoặc những chuyến bay bị hoãn. Ta áp đặt kế hoạch của mình lên đồng nghiệp thay vì lắng nghe ý kiến của họ. Ta từ chối đàm phán (thay vì khoan dung) với những người có niềm tin, quan điểm hoặc phong cách sống khác ta. Ta thở dài và cất từng bước nặng nề. Ta bực bội với những người đến trễ, quên cuộc hẹn, thậm chí chỉ là nướng bánh mì theo cách khác ta, di chuyển chậm chạp hơn ta, hoặc đi đến khu mua sắm bằng con đường khác ta. Điều này cũng giống như ta đang cố nhét miếng chèn hình vuông vào một cái lỗ tròn; hoặc cố xỏ bàn chân cỡ số chín vào đôi giày cỡ số bảy vậy.
Cuộc sống có thể giống như những cuộc đấu tranh triền miên. Chúng ta không thể thuyết phục sếp nhìn nhận quan điểm của ta; không thể kiếm đủ tiền để sắm chiếc xe hơi mới; không thể lay chuyển quan điểm của đồng nghiệp để cùng đi đến một hướng giải quyết trong công việc; không thể thuyết phục người bạn đời của mình rằng quyết định của hai người về gia đình là quan trọng nhất.
Có thể chúng ta nhận ra mình liên tục cãi vã với người thân trong gia đình hoặc bất đồng ý kiến gay gắt với các đồng nghiệp. Dường như tất cả mọi người đều đang chống lại ta vậy. Nhưng sau một thời gian thì ta phải đối diện với sự thật. Nếu ta cứ liên tục cãi vã với người khác, thì đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Thậm chí ngay khi chúng ta biết rõ rằng có nhiều cách để giải quyết vấn đề, rằng những hành động của ta không mang lại hiệu quả hoặc người đồng nghiệp có chiến thuật tốt hơn chăng nữa, thì bản ngã của ta cũng từ chối những nhận định ấy.
Khi cảm thấy dường như mình đang liên tục đấu tranh và liên tục thua cuộc, chúng ta có thể lùi lại và quan sát xem điều gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài bản thân mình. Ta có thể xem xét liệu có phải một phần đối lập nào đấy đã chia ranh giới chiến trường, cố gắng củng cố ý muốn của nó bằng cách từ chối lắng nghe những quan điểm khác; hoặc xét xem liệu những phần thích tranh cãi, ưa gây hấn, độc đoán, ngạo mạn và bê tha có sẵn sàng tấn công ta với những chiến lược hiếu chiến hay không. Có thể ta đã tạo nên chiến tranh ngay bên trong bản thân mình mà không hề hay biết. Hãy luôn ghi nhớ rằng tất cả các phần thuộc bản ngã đang làm việc hết sức sốt sắng để bảo vệ và mang đến cho ta những gì tốt đẹp nhất, dù kết quả ra sao thì ý định của chúng mới tuyệt vời làm sao. Vì vậy, hãy tỏ ra thân thiện với phần bản ngã đang ra sức giúp đỡ ta và xét xem liệu nó có sẵn sàng hợp tác với cái tôi tự tin của ta hay không.
Tư duy hạn hẹp, nhẫn tâm, thái độ tiêu cực, sợ thay đổi, cứng nhắc, bủn xỉn, thiếu kiên nhẫn, giận dữ, oán hờn, chần chừ, khắt khe, ưa than vãn và bi quan là tất cả những phần bị kìm hãm có thể khiến ta bị mắc kẹt trong tình trạng bất hài hòa. Mỗi phần đều có kế hoạch và sự biện hộ riêng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống theo cách riêng của chúng. Những phần bản ngã này không thể thấy được bức tranh toàn cảnh, trong khi đó, cái tôi tự tin của chúng ta thì quan sát và dẫn dắt cuộc sống của ta qua lăng kính có góc nhìn rộng.
Cưỡng ép, kháng cự và đeo bám
Rất nhiều bài giảng và tài liệu về tâm linh khẳng định rằng sự thanh thản trong tâm hồn đến từ việc để mọi thứ diễn tiến một cách tự nhiên, thay vì áp đặt ý muốn chủ quan của ta bằng cách ép buộc, kháng cự và đeo bám. Những điều này chỉ khiến cuộc sống của ta trở nên thiếu hài hòa mà thôi. Sự ép buộc là một cách hành xử mang tính công kích mà qua đó bản ngã của ta thao túng, kiểm soát và áp đặt ý muốn của nó lên người khác cũng như lên hoàn cảnh. Sự kháng cự cũng là một phản ứng mang tính phòng thủ mà trong đó, bản ngã che lấp sự thật về người khác, hoặc từ chối chấp nhận các tình huống của cuộc sống thông qua việc phủ nhận hoặc ngăn cản theo cách nào đấy. Sự đeo bám lại là một phản ứng mang tính trốn tránh, trong đó bản ngã bám chặt lấy những gì quen thuộc và từ chối sự thay đổi hoặc những điều chưa được biết đến do tác động của thói quen. Trong cuốn “The Five Things We Cannot Change” (Năm điều chúng ta không thể thay đổi), David Richo cho rằng giải phóng bản thân thoát khỏi gọng kìm của bản ngã không phải là một sự mất mát mà chính là sự giải thoát.
Sống với lòng tự tin có liên quan đến việc khám phá bản thân và tự hỏi xem có phải liệu ta đang ép buộc, kháng cự hoặc đeo bám những gì đáng được bỏ qua. Ví dụ, bạn có khăng khăng đòi ăn món Tàu khi ra ngoài dùng bữa cùng những người bạn thích món Mêxicô? Bạn có gây áp lực buộc những người thân yêu phải sống theo ý mình? Bạn có áp đặt cách làm việc của mình lên các đồng nghiệp trong khi bạn hoàn toàn có thể phối hợp với họ một cách hài hòa? Bạn có chống lại ý kiến của người khác thay vì thành tâm lắng nghe quan điểm của họ về vấn đề đang được thảo luận? Bạn có cố bám lấy tuổi trẻ của mình thay vì bình thản đối mặt với sự thật về tuổi tác và sự lão hóa? Bạn có khư khư giữ lấy những mối quan hệ nguy hiểm thay vì hướng đến một cuộc sống lành mạnh hơn? Bạn có dính chặt mình vào những lề thói cũ kỹ hay chủ động sáng tạo và dám thử những điều mới lạ?
Sau khi đã xác định được hình mẫu cho cuộc đời mình, hãy tự hỏi xem liệu bạn có thể làm điều gì khác đi để sống hòa hợp hơn với nó. Bạn cần đến những quy định, thói quen và thời khóa biểu để giữ cho cuộc sống của mình diễn ra theo trật tự, nhưng khi bản ngã của bạn bám quá sát vào những thứ đó (có nghĩa là bạn sống quá máy móc) thì sự bất hài hòa có thể sẽ xảy ra. Tình trạng đáng buồn này cũng có thể xảy đến nếu bạn làm việc hấp tấp, vô tổ chức, không giới hạn. Một số người sợ bị mắc cạn với những thói quen hằng ngày cũng như những mối ràng buộc bởi họ không muốn bị trói buộc hay níu kéo. Một số người sợ mất thời gian nếu sắp xếp công việc và lên kế hoạch cụ thể nên thành tựu mà họ đạt được rất khiêm tốn.
Dù bạn là người sống theo nguyên tắc hay sống quá hấp tấp, vội vàng, thì sự cứng nhắc của cả hai thái cực này sẽ hạn chế tiềm năng của bạn. Việc thường xuyên lui tới một nhà hàng, làm công việc cũ, sống theo những lề thói cũ, giữ mối quan hệ khăng khít với một số người bạn nhất định… có thể mang đến cho ta cảm giác quen thuộc và thoải mái; nhưng chúng sẽ ngăn trở lòng tự tin của ta. Một số người cứ bám lấy những phương pháp cũ vì chúng quen thuộc và an toàn, đồng thời họ luôn hy vọng rằng sự việc lần này sẽ diễn tiến tốt hơn lần trước. Đối với một số người khác thì sự lạ lẫm của những phương cách và ý tưởng mới có thể khiến bản ngã của họ cảm thấy sợ hãi. Bản ngã thường kháng cự lại cái tôi tự tin bất kể thực tế rằng sự thoải mái của chúng có thể giúp cái tôi tự tin thực hiện được những thay đổi cần thiết.
Đừng co đầu rụt cổ
Có một sự khác biệt giữa việc đầu hàng (sự thiếu bản lĩnh được bản ngã dẫn dắt) và nhượng bộ (sự bất lực được cái tôi tự tin dẫn dắt). Thiếu bản lĩnh là khi bạn nhún vai và từ bỏ lòng can đảm, không dám thực hiện những thay đổi mà bạn có thể. Còn bất lực là khi bạn biết rõ những gì mình có thể và không thể thay đổi, đồng thời nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Hành động này sẽ giúp tăng cường sức mạnh của bạn bởi nó đặt bạn vào vị trí quyền lực nhất mà bạn có thể: đó là vị trí của một người tự chủ chứ không phải là một nạn nhân. Sống tự tin cũng giống như là trò đi trên dây và phải giữ thăng bằng giữa việc nhận biết khi nào nên nhún nhường và khi nào nên ngẩng cao đầu. Việc giữ an toàn tuyệt đối có thể dẫn đến trình trạng thiếu hài hòa; nó tương tự như khi ta đang cố đi ngược dòng chảy của con sông vậy.
Antoine de Saint Exupery(5) từng nói rằng: “Chúng ta sợ từ bỏ những thực tế vụn vặt của mình để bắt lấy một cái bóng khổng lồ”. Một câu chuyện khác về Nasrudin đánh mất chìa khóa nhà có thể minh họa cho ta thấy tác hại của nỗi sợ hãi như thế nào:
Nasrudin lui cui tìm chiếc chìa khóa nhà bị đánh rơi dưới một ngọn đèn đường. Một người đi đường ngang qua và hỏi anh đang tìm gì.
Nasrudin bảo với người này là anh đã đánh rơi mất chìa khóa nhà. Người lạ mặt tốt bụng bèn cúi xuống tìm giúp Nasrudin.
Sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm mà chẳng thấy gì, người lạ mặt hỏi:
– Anh có chắc là mình đánh rơi nó ở đây không?
Lúc bấy giờ Nasrudin mới nói:
– Ồ không! Tôi đánh rơi nó ở con hẻm tối đằng kia kìa.
Người lạ mặt vô cùng thất vọng và giận dữ, hỏi lớn:
– Thế thì tại sao anh lại đi tìm ở đây cơ chứ?
Nasrudin đáp:
– Bởi vì ở đây có cây đèn đường nên sáng sủa hơn.
Rất nhiều người trong chúng ta cũng giống như Nasrudin, dành cả đời mình để làm mọi việc theo cách an toàn, tìm kiếm chiếc chìa khóa dẫn đến cuộc đời tự tin ở những nơi quen thuộc. Chúng ta từ chối khám phá những vùng đất mới có vẻ hiểm nguy, thậm chí ngay cả khi nó có thể đưa ta đến với một tương lai xán lạn. Điều này thường khiến ta ít đạt được thành công bởi vì phần sợ hãi trong ta đã chôn chân ta dưới ngọn đèn đường an toàn.
Mặc dù bản ngã của ta thích sự quen thuộc và chống lại những đổi thay nhưng sự đổi thay chính là thứ ta có thể trông cậy vào. Bám víu lấy những thứ quen thuộc và tiện nghi cũ có thể khiến bạn lạc hậu so với dòng chảy tự nhiên của cuộc sống. Bất luận bạn có nắm chặt lấy những phương thức cũ như thế nào thì sự thay đổi cũng sẽ kéo bạn đến với những đột phá trong việc thay đổi cách thực hiện công việc. Các giải pháp luôn tiềm ẩn trong bóng tối. Chính vì thế, đôi khi, ta cần phải mạo hiểm tiến vào trong đó, làm quen với những phần đang níu giữ ta lại, cố gắng hiểu mối bận tâm của chúng và yêu thương chúng. Những hành động nội tâm này có thể đưa ta đến với ánh sáng từ sự dẫn đạo của lòng tự tin. Kết quả là cuộc sống của ta sẽ tự trở nên hài hòa hơn.
Một đồng nghiệp của tôi bảo rằng cô chẳng bao giờ muốn làm những việc mà cô biết mình sẽ không thành công. Cô nói chỉ khi mọi thứ đều được thực hiện một cách hoàn hảo thì cô mới cảm thấy mãn nguyện. Trong công việc, cô từ chối một số nhiệm vụ mà cô không cảm thấy tự tin. Cô không tham gia các môn thể thao chung như môn vượt thác hoặc bơi lội bởi cô thấy mình thật ngốc nghếch khi học cách chơi những môn ấy.
Cô bảo với tôi rằng: “Tôi không thể đi tập bơi vì lớn rồi mà mới bắt đầu học thì ngượng lắm. Cách duy nhất để tôi làm được việc ấy là mọi người ở hồ bơi phải giải tán hết để không có ai nhìn thấy tôi ngớ ngẩn tập những động tác mà hầu như ai cũng có thể làm được”.
Bạn có phải là mẫu người chỉ chấp nhận những thử thách mà bạn tin mình có thể thành công ngay từ khi bắt đầu? Bạn có tránh né những tình huống đòi hỏi bạn phải học hỏi từ sai lầm của bản thân? Nếu câu trả lời của bạn là có thì sự trốn tránh thất bại của bạn có thể biến thành sự trốn tránh thành công, bởi vì thành công được tạo nên từ nền tảng của thất bại. Người đồng nghiệp của tôi nhận ra rằng cô không thể đạt được những điều mình kỳ vọng trong cuộc sống tình cảm và sự nghiệp bởi cô đã không dám mạo hiểm để thành công. Đó là do nội tâm cô được phần bản ngã hay trốn tránh và cầu toàn dẫn dắt. Nó luôn cố gắng bảo vệ nỗi sợ hãi thất bại ăn sâu vào người cô và bắt nguồn từ chính tuổi thơ cô.
Con đường dẫn đến cuộc sống tự tin được lát bằng những viên gạch của nỗi sợ hãi và thất bại. Một khi bạn chấp nhận chúng như là nền tảng để đạt đến sự tự tin và dám mạo hiểm dù kết quả có ra sao thì bạn đã cho phép bản thân được phạm những sai lầm cần thiết để đến được nơi mà bạn muốn đến. Bạn có thể khởi đầu bằng cách xác định một nỗi lo sợ nào đó đã làm tổn thương bạn và ngăn bạn đạt được thành công. Nó có thể là việc nhỏ như tập bơi hay cân đối thu chi, hoặc việc lớn lao hơn như trình bày quan điểm trước bạn bè, đồng nghiệp, hay bắt đầu một dự án kinh doanh mới. Hãy tìm một việc gì đó mà bạn có đủ dũng cảm để đối mặt. Khi bạn đương đầu với nỗi sợ hãi của mình (thay vì phớt lờ hoặc chống lại nó), bạn sẽ thấy mình tự tin hơn và tiến thêm một bước đến gần với cuộc sống mà bạn hằng mong muốn.
Bạn có thể dùng phương pháp này để xóa bỏ sự nhàm chán và những trở ngại do các thói quen cũ tạo ra nhằm ngăn bạn đạt được sự tự tin. Hãy chào đón tất cả những ý kiến đối nghịch và ghi nhớ rằng dù cách suy nghĩ của mọi người có khác biệt với mình chăng nữa thì tất cả đều có giá trị. Hãy sử dụng óc sáng tạo để thoát khỏi những lối mòn và thay đổi thói quen của mình, thậm chí ngay từ những việc đơn giản nhất như chọn một con đường khác để trở về nhà. Nếu bạn không thành công trong các mối quan hệ thì hãy thử một cách tiếp cận khác. Hãy chọn một việc thôi, bất kể việc đó có tầm thường đến thế nào, để làm theo cách mà bạn chưa từng thực hiện. Nếu bạn cảm nhận được sự đối kháng trong nội tâm của mình, thì hãy tiến vào phần đối kháng ấy với sự hiếu kỳ và tìm hiểu xem những mối bận tâm nào đang ở đấy. Hãy để phần đối kháng ấy cảm nhận được tình cảm và lòng tự tin của bạn; rồi đứng lùi lại nhìn cuộc sống nở hoa.
Sức mạnh của sự nhượng bộ
Chấp nhận những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và nhượng bộ chúng có thể mang đến cho bạn sự thanh thản ngay tức thì. Hoàn cảnh sẽ thay đổi khi ta chấp nhận chúng đúng như bản chất vốn có, bất luận có khó khăn, thất vọng hay đau đớn đến thế nào. Khi chúng ta chấp nhận các tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát như những gì nó vốn có, thay vì cố gắng thay đổi nó theo ý muốn chủ quan của ta, nghĩa là ta đã nhượng bộ để hài hòa hơn với nó và nhờ thế mà ta có thể vượt qua nó. Kết quả là cuộc sống của ta sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Mười hai bước của những người nghiện rượu ẩn danh, bao gồm cả bí quyết của sự hài hòa, đã cứu hàng triệu cuộc đời thoát khỏi sự hủy hoại của việc lạm dụng các chất gây nghiện, ăn uống quá độ, ham mê cờ bạc, nghiện tình dục và thói tham công tiếc việc. Lời cầu nguyện thành kính – nền tảng của những chương trình hồi phục – sẽ giúp bản ngã của ta thư giãn đồng thời làm cho sự thanh thản và cái tôi tự tin xuất hiện. Bí quyết của sự hài hòa mang đến niềm hy vọng, lòng can đảm, sự thanh bình trong nội tâm cho hàng triệu con người.
Bí quyết của sự hài hòa sẽ giúp ta sống tự tin hơn, bất luận ta có tham gia vào chương trình hồi phục nào hay không. Càng tìm hiểu trật tự tự nhiên của vạn vật và nương theo chúng, ta càng trở nên hài hòa hơn với thế giới xung quanh và tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Lão Tử nói rằng: “Chỉ cần ghi nhận lại trật tự tự nhiên của vạn vật. Hãy hợp tác với nó thay vì chống lại nó. Bởi vì cố gắng thay đổi nó chỉ tạo ra thêm sự đối kháng mà thôi”.
Chúng ta sống trong một thế giới có trật tự và có thể dự đoán trước được sự vận hành của nó nhờ vào những quy luật nhất định. Những cơn thủy triều làm xao động biển cả. Trọng lực làm cho mọi vật rơi xuống. Các hành tinh duy trì khoảng cách nhất định so với mặt trời. Trái đất quay tròn quanh trục của nó. Rõ ràng, sự hài hòa hoàn hảo luôn chiếm ưu thế.
Các nhà vật lý học đồng ý rằng vũ trụ vận hành theo một trật tự và có thể lý giải được, chứ không phải một cách ngẫu nhiên. Các nhà khoa học tin rằng vũ trụ mở ra theo quy luật nhân – quả, sự kiện này dẫn đến sự kiện khác… Cuộc sống không được gọt giũa theo tiêu chuẩn chủ quan của ta; và nó cũng không biến đổi để phù hợp với cách sống của ta. Henry Miller(6) đã nói rằng: “Thế giới không cần phải được sắp xếp lại trật tự, bởi vì bản thân nó đã là một thực thể có trật tự rồi”.
Với suy nghĩ này trong đầu, bạn sẽ vượt qua được mọi khó khăn bằng cách nhượng bộ chúng – chấp nhận chúng mà không phàn nàn, nhận biết được rằng chúng diễn ra theo trật tự và có thể lý giải được – đồng thời bạn có thể thực hiện những hành động tích cực ở bất cứ nơi đâu. Để thực hiện được những điều này, ta cần phải có lòng dũng cảm. Rainer Maria Rilke(7), đem đến cho ta nguồn an ủi qua câu nói: “Hãy để mọi thứ xảy đến với bạn, cả cái đẹp lẫn sự kinh hoàng. Hãy cứ tiếp tục sống. Chẳng có cảm giác nào là sau cuối đâu”.
Nhượng bộ trước dòng chảy tự nhiên của cuộc sống sẽ mang đến cho ta nhiều sức mạnh hơn là cố gắng chống lại nó. Các võ sư thường dạy rằng khi đối thủ ra sức đẩy ta, nếu ta nhượng bộ bằng cách kéo họ về phía mình thay vì cố gắng đẩy họ ngược lại (vốn là một dạng của sự kháng cự), thì ta sẽ ở vào thế mạnh. Phương pháp sinh Lamaze(8) là một phương pháp êm dịu và làm giảm các cơn đau đớn của sản phụ bởi vì họ có thể hít thở cùng với những cơn co thắt dạ con, thay vì phải ra sức rặn và chống lại những cơn co ấy. Khi hoạt động của công ty có chiều hướng bất lợi cho sự thăng tiến của bạn mà bạn chẳng thể làm gì để ngăn cản nó, thì cách tốt nhất là bạn nên tìm cách thích nghi với nó. Nếu như chiều hướng phát triển ấy đi ngược lại các tiêu chuẩn về đạo đức, giá trị và các mục đích cá nhân của bạn, thì bạn có thể tìm một công việc khác hài hòa hơn với mình. Nếu bạn đang có một mối quan hệ không lành mạnh và bạn phải cố gắng thay đổi bản thân nhiều mà vẫn không thể cải thiện gì, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên rút lui khỏi mối quan hệ ấy.
Sự thấu cảm xoa dịu bất hòa
Hãy tưởng tượng bạn đang cùng ăn tối với một người đặc biệt tại một nhà hàng sang trọng. Bạn hy vọng sẽ có một buổi tối yên tĩnh với nến, nhạc êm dịu và cuộc trò chuyện thân mật. Thế nhưng, các bạn lại gặp phải người hầu bàn thiếu nhã nhặn và nóng nảy. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người đều cảm thấy bực bội, giận dữ và có thể sẽ quát vào mặt cô hầu bàn ấy.
Giờ, hãy tưởng tượng nếu một người bạn của bạn, cũng đang dùng bữa ở nhà hàng ấy và quen biết với cô hầu bàn này, nói cho bạn biết rằng con trai của cô ấy vừa qua đời trong một vụ tai nạn và cô ấy vẫn phải đi làm. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hầu hết mọi người đều sẽ thấy thương cảm cho cô hầu bàn. Rồi điều gì xảy ra? Làm sao bạn có thể chuyển từ cảm xúc giận dữ sang tình thương yêu ngay lập tức? Thái độ của người hầu bàn vẫn không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên cách cư xử ấy, nhưng chính bên trong bạn đã thay đổi. Cách bạn nhìn nhận tình huống thay đổi vì bạn đã thấy được bối cảnh rộng lớn hơn để đánh giá về người phụ nữ ấy. Sự thấu hiểu này, đến từ cái tôi tự tin chứ không phải từ bản ngã, thậm chí có thể khiến bạn để lại nhiều tiền boa hơn, bất chấp thái độ phục vụ không tốt của cô bồi bàn.
Sự thấu cảm giúp xoa dịu những phần bất hòa trong con người ta. Khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấy được quan điểm của họ sẽ mang đến cho bạn kết quả xứng đáng. Khi chủ động đặt mình vào vị thế của người khác và cảm nhận vấn đề theo cách của họ, khả năng thấu hiểu và sự nhạy cảm của bạn cũng sẽ tăng theo. Điều này sẽ giải phóng bạn khỏi những suy nghĩ hạn hẹp, tiêu cực và bạn sẽ ít phán xét hơn. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn tự tin phản ứng trước các tình huống cuộc sống và thanh thản hơn khi đối mặt với những người khó tính cũng như những hoàn cảnh khó khăn.
Giả sử bạn mua nhầm chiếc iPod bị lỗi và bạn gọi điện đến cửa hàng để phàn nàn. Nếu người bán hàng không hiểu và tỏ ra thiếu hợp tác thì có thể bạn sẽ càng nổi điên (vì một phần bản ngã trong bạn bị kích động). Nhưng nếu cô ấy xin lỗi vì đã gây phiền toái cho bạn và nói với bạn rằng: “Tôi biết hẳn điều này làm ông thất vọng lắm!” và hứa sẽ đổi cho bạn chiếc máy khác, bạn sẽ cảm thấy cơn giận của mình lắng xuống. Đó là do cô bán hàng đã biết đồng cảm với nỗi thất vọng trong lòng bạn (tức là nhượng bộ trước quan điểm của bạn).
Sự thấu cảm trong công việc, hôn nhân, tình cảm bạn bè là một dạng của sự nhượng bộ, bởi vì ta biết tạm gác quan điểm của mình để nghĩ cho người khác. Dạng nhượng bộ này là một ví dụ về cuộc sống được cái tôi tự tin dẫn dắt. Nó sẽ mang đến cho ta phần thưởng xứng đáng trong các mối quan hệ cá nhân cũng như trong công việc.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này với bạn bè và những người thân yêu của mình, để dàn xếp các bất hòa và giúp bạn bình tĩnh khi người khác nóng giận. Giả sử bạn đang có một ngày yên ả thì người bạn đời của bạn bất ngờ bước vào nhà, chửi rủa và đóng sầm cửa lại. Thường thì bạn sẽ cảm thấy phẫn nộ khi người bạn đời đã phá hỏng phút giây thư thái của bạn. Thậm chí, có thể chính bạn cũng bắt đầu chửi rủa và đóng sầm cửa lại. Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu xem phía sau sự bực bội của người bạn đời ẩn chứa điều gì, thì có thể bạn sẽ hiểu được nguyên nhân của vấn đề và nhờ đó sẽ xoa dịu cơn giận của chính mình. Bất kể gốc rễ của vấn đề là gì thì việc dành thời gian để tìm hiểu nó trước khi phản ứng lại cũng giúp bạn giữ được cái tôi tự tin của mình và trở thành mẫu người mà bạn mong muốn.
Có thể lúc này bạn đang nghĩ rằng: “Nhưng tại sao tôi lại phải thông hiểu cho người đang phá hoại đời tôi, kể cả người thân hay kẻ lạ? Việc này thật vô lý!”. Thứ nhất, dùng sự thấu cảm thay vì tỏ ra giận dữ sẽ giúp bạn trở thành người đáng yêu, tốt bụng và tử tế hơn. Nếu lý do đó vẫn chưa đủ thuyết phục bạn, thì hãy nghĩ rằng sự thấu cảm sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình, giữ được sự điềm tĩnh thuần khiết của bạn. Điều này giúp bạn nhìn thấy được mọi khía cạnh của hoàn cảnh (với lăng kính có góc nhìn rộng) và có được cách phản ứng khiến việc giao tiếp trở nên thuận lợi hơn. Trong công việc, hiểu được nguyên nhân cơn giận dữ của khách hàng hoặc đồng nghiệp có thể giúp bạn chiếm được ưu thế, làm dịu tình tình và làm việc hiệu quả hơn.
Ứng dụng bí quyết “Ứng xử hài hòa”
Cách ứng dụng bí quyết “Ứng xử hài hòa” là xem liệu bạn có thể thiết lập mối quan hệ với cái phần kiểm soát trong con người mình hay không, thông qua việc yêu cầu nó thư giãn và hợp tác với cái tôi tự tin của bạn. Chúng ta cần phần kiểm soát của mình hoạt động có hiệu quả nhưng lại không cần nó áp đảo quá mức, đặc biệt là đối với những tình huống đã nằm ngoài tầm kiểm soát của ta; hay khi ta cần thoát khỏi mọi người cùng vấn đề của họ, tin tưởng rằng họ sẽ tự tìm được giải pháp cho mình; hoặc khi ta cần chấm dứt việc nổi giận với những thứ đã nằm ngoài tầm tay, để bắt đầu chấp nhận và uốn nắn cuộc sống của mình cho tương thích với chúng.
Bài tập cho qua
Bạn có phải là người hay ép buộc, kháng cự hoặc đeo bám? Hãy nghĩ về những điều mà bạn đã từng cưỡng ép, kháng cự hoặc đeo bám trong đời mình, càng nhiều càng tốt. Đó có thể là áp đặt ý nghĩ của mình lên người khác trong khi họ cũng có cách nhìn nhận của riêng họ. Đó có thể là việc chống lại một thay đổi nào đó của cuộc sống, kể cả thay đổi trong nội tâm hay hoàn cảnh bên ngoài. Đó cũng có thể là việc từ chối nhìn nhận một phần nào đó trong con người bạn, hoặc không chấp nhận cách cư xử của ai đó trong khi bạn không thể thay đổi được họ. Đó cũng có thể là việc bạn không sẵn lòng để thử một điều gì đó mới lạ, một mối quan hệ mới hay một trải nghiệm mới…
Trong bài tập dưới đây, hãy liệt kê ra những điều mà bạn đã cưỡng ép, kháng cự hoặc đeo bám vào cột phía bên trái. Sau đó, ở cột bên phải, bạn hãy liệt kê những gì bạn có thể chấp nhận và nhượng bộ đối với những điều ấy.
Trong cuộc sống, khi bạn nhận thấy mình đang cưỡng ép, kháng cự hoặc đeo bám những việc hay người nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, thì hãy lùi lại phía sau tình huống ấy. Hãy nhìn nhận mọi thứ đang diễn ra một cách khách quan. Hãy xem liệu bản ngã của bạn thư giãn và cho qua để bạn có thể thực hiện những hành động mang đến sự hài hòa hơn cho cuộc sống của mình hay không.
Những phương pháp thiền định sau đây có thể giúp bạn biết cho qua và sống hài hòa hơn. Bạn có thể ghi nhớ những lời này khi gặp khó khăn trong việc từ bỏ sự kiểm soát.
SỰ CƯỠNG ÉP: Tôi thừa nhận rằng mình không có năng lực điều khiển thế giới xung quanh tôi và rằng khi tôi cố uốn nắn mọi việc theo ý mình thì cuộc đời tôi sẽ trở nên mất tự chủ. Tôi sẽ cố gắng nhượng bộ đối với những việc mình không thể kiểm soát được và điều chỉnh cuộc sống của mình sao cho phù hợp với trật tự tự nhiên.
SỰ KHÁNG CỰ: Hôm nay tôi sẽ kiềm chế bản thân khi thấy mình bắt đầu kháng cự lại những việc nằm ngoài khả năng của bản thân. Tôi sẽ gặp phần kháng cự trong nội tâm mình, cố gắng thấu hiểu những mối bận tâm của nó đồng thời yêu cầu nó thư giãn để tôi có thể mở rộng lòng mình đón nhận những bài học của cuộc sống và tận dụng hiệu quả nhất những điều xảy đến với mình.
SỰ ĐEO BÁM: Hôm nay, tôi thực hành việc rút lui và tuân theo sự hài hòa vĩ đại của vũ trụ bao la. Thay vì đeo bám vào những cách thức cũ, những thói quen cũ có hại cho sức khỏe và mải nghĩ về những người thiếu tôn trọng tôi, tôi sẽ cố gắng hiểu được mục đích của sự đeo bám và xem thử liệu nó có thể mở lòng đón nhận sự thay đổi hay không. Tôi đang học hỏi những quy luật của cuộc sống và xét xem liệu việc cố gắng thích nghi với chúng có thể giúp tôi củng cố niềm tin và sống tự tin ra sao.
Đặt mình vào vị trí của người khác
Hãy nghĩ về một người nào đấy đã làm bạn bực bội – người yêu, một người bạn hay một đồng nghiệp – mà lúc này, bạn đã thấy cảm thông với họ. Hãy tạm bỏ qua quan điểm của mình (bạn không nhất thiết phải hoàn toàn từ bỏ nó) và hãy nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác. Hãy cố tưởng tượng rằng bạn đang nhìn thấu suốt người ấy và trải nghiệm sự bực bội trong họ. Không cần biết ai đúng ai sai, hãy tự hỏi xem liệu bạn có đồng tình với quan điểm nào đấy của người ấy (mà không cần phải từ bỏ quan điểm của chính mình) hay không. Nếu vậy, hãy để ý xem liệu cảm giác bực bội của bạn có tan biến đi phần nào hay không.
Nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài
tầm kiểm soát của mình và tận dụng chúng
một cách tốt nhất.
– Bryan Robinson
Cọ nhiệt đới là loài cây kiên cường. Chúng tồn tại không phải vì có thể chống chọi được với những cơn bão ở vùng nhiệt đới mà bởi đủ dẻo dai để uốn mình theo chiều gió. Rất ít người trong chúng ta có được tính mềm dẻo như loài cây kỳ lạ này bởi chúng ta đã trở nên cứng nhắc khi sống trong những khuôn khổ nhất định. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng buộc phải học cách uốn mình khi bão tố của cuộc đời ập đến, bởi nếu không, ta sẽ bị vỡ vụn.
Emily Perl Kingsley đã viết về cách cô chào đón cậu con trai bị hội chứng Down của mình như sau:
Mọi người thường yêu cầu tôi nói về những kinh nghiệm trong việc nuôi nấng đứa con tật nguyền của mình để giúp họ hiểu hơn về cảm giác khi trải qua hoàn cảnh ấy. Nó như thế này …
Khi bạn sắp có con, bạn sẽ có cảm giác như khi mình lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ tuyệt diệu đến nước Ý vậy. Bạn mua hàng tá sách hướng dẫn và lên những kế hoạch tuyệt vời khi khám phá nước Ý: đại hí trường La Mã, tượng David của Michelangelo(1), những chiếc thuyền đáy bằng ở thành Venice. Bạn còn học thêm một vài cụm từ tiếng Ý hữu dụng. Tất cả đều thật hào hứng.
Sau nhiều tháng háo hức mong chờ thì cuối cùng, cái ngày mong ước ấy cũng đến. Bạn thu dọn hành lý và lên đường. Sau một vài giờ bay thì máy bay hạ cánh. Nữ tiếp viên hàng không thông báo: “Chào mừng quý khách đã đến Hà Lan”.
Bạn giật nảy người: “Hà Lan ư? Sao lại là Hà Lan? Tôi đã đăng ký đi Ý. Lẽ ra tôi phải đang ở đó chứ. Cả đời tôi đã luôn mơ ước được đến nước Ý”.
Thế nhưng, lịch trình bay đã có sự thay đổi. Họ đã hạ cánh ở Hà Lan và bạn buộc lòng phải ở đấy.
Điều may mắn là họ đã không đưa bạn đến một nơi kinh khủng, bẩn thỉu, đầy thú dữ, đói kém và bệnh tật. Đó chỉ là một nơi khác thôi.
Vì thế, bạn phải đi mua những cuốn sách hướng dẫn mới và phải học một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Rồi bạn sẽ gặp những người hoàn toàn xa lạ mà lẽ ra bạn chẳng bao giờ gặp.
Đó chỉ là một nơi khác thôi. Nhịp sống ở đó chậm rãi hơn, không hào nhoáng bằng nước Ý. Nhưng khi ở đó một lúc và đã lấy lại hơi thở bình thường, bạn đưa mắt nhìn quanh và bắt đầu nhận ra rằng Hà Lan có những chiếc cối xay gió, hoa tulíp và có cả Rembrandts(2).
Nhưng tất cả mọi người bạn biết đều bận rộn ra đi và trở về từ Ý. Họ khoe về quãng thời gian tuyệt vời ở đó. Và rồi trong suốt phần đời còn lại của mình, bạn luôn tự nhủ: “Đáng ra đó là nơi mà mình đã đến. Đó là nơi mình đã lên kế hoạch”.
Và nỗi đau ấy sẽ chẳng bao giờ mất đi… bởi vì đánh mất giấc mơ đó là một mất mát to lớn vô cùng.
Nhưng nếu bạn dành cả đời để than khóc về việc mình đã không đến được nước Ý, bạn sẽ không bao giờ có thể tận hưởng những thứ rất đặc biệt ở Hà Lan.
Khi lên kế hoạch đến Ý, hầu hết chúng ta, ở một vài điểm nào đấy, lại nhận ra mình đang ở Hà Lan, bởi cuộc đời thường ném cho chúng ta một quả bóng bay theo đường vòng. Quả bóng này có thể đến dưới hình thức của những điều bất hạnh, chẳng hạn như sự qua đời của người thân, hôn nhân tan vỡ, bị mất việc bất thình lình, mắc phải bệnh hiểm nghèo, nhà cửa bị tàn phá bởi thiên tai… và còn rất nhiều ví dụ khác.
Cái chính yếu ở đây là chúng ta phải để cái tôi tự tin dẫn dắt ta trong cuộc hành trình không mong đợi này, để ta có thể thích nghi được với bất cứ nơi nào. Trong một cuộc trò chuyện với Barbara Walters(3), Elizabeth Taylor(4) nói rằng bà đã bật cười khi bác sĩ bảo rằng bà có một khối u trong não. Walters hết sức kinh ngạc trước thông tin này, còn Taylor thì hỏi ngược lại một cách khôn ngoan rằng: “Chứ nếu không thì chị sẽ làm gì?”.
Nhà tâm linh học Anthony de Mello đã nói rằng chính sự phụ thuộc quá nhiều của chúng ta vào các tác nhân bên ngoài đã khiến ta phải chịu đựng một cuộc đời đầy thất vọng, lo âu, phiền muộn và căng thẳng:
“Một khi bạn bị cảm giác lệ thuộc khống chế thì bạn sẽ bắt đầu đấu tranh cật lực, từng giây từng phút để sắp xếp lại thế giới xung quanh mình nhằm đạt được cũng như duy trì được những mục tiêu mà bạn bị lệ thuộc vào. Việc làm này khiến bạn kiệt sức, chẳng còn năng lượng để thật sự sống và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Nó cũng là một nhiệm vụ bất khả thi trong thế giới luôn thay đổi mà bạn không thể nào khống chế được.”
Chúng ta đã dành rất nhiều năng lượng để giận dữ về những việc nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình, thay vì chấp nhận và tận dụng chúng một cách tốt nhất. Khi cuộc đời quẳng cho ta một quả bóng bay vòng thì đấy chính là cơ hội để ta uốn người bắt lấy. Thay vì cưỡng lại những thay đổi không mong muốn (việc mà bản ngã thường muốn giúp ta thực hiện nhằm bảo vệ ta), hãy để cái tôi tự tin dẫn dắt cuộc sống của bạn để có thể đối mặt với những thử thách, tìm kiếm ý nghĩa, mục đích và học hỏi từ chúng, bất luận chúng có làm ta đau đớn như thế nào đi nữa.
Các nhà trị liệu thường nói rằng: “Ta càng cưỡng lại điều gì thì ta lại càng muốn thực hiện nó”. Một câu nói dân dã hơn mà tôi học được ở miền Nam là: “Khi bị gấu đuổi và phải trèo lên cây, hãy tận hưởng phong cảnh”. Hãy tự hỏi có phải bạn đang cưỡng lại một sự kiện không mong đợi trong đời nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn không. Sau đó, hãy quyết định xem liệu bạn có thể làm gì để nương theo hoàn cảnh. Khổng Tử từng nói: “Thân cỏ phải uốn mình khi gió thổi đến”. Bạn có thể kháng cự và bị vỡ vụn, hoặc có thể uốn mình như ngọn cỏ. Bí quyết sống hài hòa – khả năng nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình và tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất – là tiêu chuẩn của cuộc sống tự tin.
Mẩu truyện cổ về Nasrudin dưới đây sẽ minh họa cho ta thấy tác hại của việc đi ngược lại bản chất của sự hài hòa:
Nasrudin đem lòng yêu thương một cô gái đẹp cùng làng, nhưng nàng lại chẳng mảy may để ý đến anh. Nasrudin nghe đồn về một thứ bùa yêu có thể làm cho bất cứ người phụ nữ nào mà anh mơ ước đều sẽ đem lòng yêu anh.
Thế là anh lên đường đến miền đất lạ, mua cho bằng được thứ bùa yêu ấy. Trở về làng, Nasrudin tìm cách bỏ vào ly nước của cô gái mà anh thương thầm nhớ trộm. Ngay lập tức, cô gái đem lòng yêu anh say đắm và họ nhanh chóng kết hôn. Thế nhưng lúc này, Nasrudin lại vô cùng khổ sở. Anh chẳng thể ăn ngủ được và công việc ngày càng xuống dốc.
Dần dần, anh còn chẳng đụng đến cô dâu của mình. Lúc nào anh cũng khắc khoải với một câu hỏi mà anh chẳng thể có được câu trả lời: “Liệu cô ấy có yêu mình không nếu mình không có thứ bùa yêu ấy?”. Cuối cùng, Nasrudin đã học được rằng bất kể bạn có yêu một người nào đó nhiều đến đâu đi nữa thì cũng không thể cưỡng ép tình yêu của họ.
Khi bản ngã nắm quyền lãnh đạo, chúng sẽ làm cho mọi thứ khớp với điều mà chúng cho rằng ta muốn hoặc cần, chứ không phải khớp với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Nhu cầu kiểm soát sẽ khiến ta có xu hướng khắt khe với mọi người và mọi tình huống. Nhưng bất kể ý định của chúng có tốt đẹp đến đâu, hoặc chúng có cố gắng đến mức nào đi nữa thì bản ngã của ta cũng không thể khiến cho cuộc sống vận hành theo cách chúng muốn.
Khi bản ngã nắm quyền dẫn đạo và mọi việc không diễn ra như ta mong muốn, thay vì tận dụng chúng một cách có lợi nhất thì ta lại tức giận với hoàn cảnh. Chúng ta nổi đóa khi trận bóng đá hay cuộc diễu hành bị phá hỏng. Chúng ta giận dữ vì mình bị tụt lại phía sau và vì hai mươi bốn giờ trong một ngày là không đủ. Ta giận dữ đấm vào tay lái khi bị kẹt xe. Ta phát điên lên khi máy tính bị hỏng. Ta cáu kỉnh với những vụ quẹt xe hoặc những chuyến bay bị hoãn. Ta áp đặt kế hoạch của mình lên đồng nghiệp thay vì lắng nghe ý kiến của họ. Ta từ chối đàm phán (thay vì khoan dung) với những người có niềm tin, quan điểm hoặc phong cách sống khác ta. Ta thở dài và cất từng bước nặng nề. Ta bực bội với những người đến trễ, quên cuộc hẹn, thậm chí chỉ là nướng bánh mì theo cách khác ta, di chuyển chậm chạp hơn ta, hoặc đi đến khu mua sắm bằng con đường khác ta. Điều này cũng giống như ta đang cố nhét miếng chèn hình vuông vào một cái lỗ tròn; hoặc cố xỏ bàn chân cỡ số chín vào đôi giày cỡ số bảy vậy.
Cuộc sống có thể giống như những cuộc đấu tranh triền miên. Chúng ta không thể thuyết phục sếp nhìn nhận quan điểm của ta; không thể kiếm đủ tiền để sắm chiếc xe hơi mới; không thể lay chuyển quan điểm của đồng nghiệp để cùng đi đến một hướng giải quyết trong công việc; không thể thuyết phục người bạn đời của mình rằng quyết định của hai người về gia đình là quan trọng nhất.
Có thể chúng ta nhận ra mình liên tục cãi vã với người thân trong gia đình hoặc bất đồng ý kiến gay gắt với các đồng nghiệp. Dường như tất cả mọi người đều đang chống lại ta vậy. Nhưng sau một thời gian thì ta phải đối diện với sự thật. Nếu ta cứ liên tục cãi vã với người khác, thì đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Thậm chí ngay khi chúng ta biết rõ rằng có nhiều cách để giải quyết vấn đề, rằng những hành động của ta không mang lại hiệu quả hoặc người đồng nghiệp có chiến thuật tốt hơn chăng nữa, thì bản ngã của ta cũng từ chối những nhận định ấy.
Khi cảm thấy dường như mình đang liên tục đấu tranh và liên tục thua cuộc, chúng ta có thể lùi lại và quan sát xem điều gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài bản thân mình. Ta có thể xem xét liệu có phải một phần đối lập nào đấy đã chia ranh giới chiến trường, cố gắng củng cố ý muốn của nó bằng cách từ chối lắng nghe những quan điểm khác; hoặc xét xem liệu những phần thích tranh cãi, ưa gây hấn, độc đoán, ngạo mạn và bê tha có sẵn sàng tấn công ta với những chiến lược hiếu chiến hay không. Có thể ta đã tạo nên chiến tranh ngay bên trong bản thân mình mà không hề hay biết. Hãy luôn ghi nhớ rằng tất cả các phần thuộc bản ngã đang làm việc hết sức sốt sắng để bảo vệ và mang đến cho ta những gì tốt đẹp nhất, dù kết quả ra sao thì ý định của chúng mới tuyệt vời làm sao. Vì vậy, hãy tỏ ra thân thiện với phần bản ngã đang ra sức giúp đỡ ta và xét xem liệu nó có sẵn sàng hợp tác với cái tôi tự tin của ta hay không.
Tư duy hạn hẹp, nhẫn tâm, thái độ tiêu cực, sợ thay đổi, cứng nhắc, bủn xỉn, thiếu kiên nhẫn, giận dữ, oán hờn, chần chừ, khắt khe, ưa than vãn và bi quan là tất cả những phần bị kìm hãm có thể khiến ta bị mắc kẹt trong tình trạng bất hài hòa. Mỗi phần đều có kế hoạch và sự biện hộ riêng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống theo cách riêng của chúng. Những phần bản ngã này không thể thấy được bức tranh toàn cảnh, trong khi đó, cái tôi tự tin của chúng ta thì quan sát và dẫn dắt cuộc sống của ta qua lăng kính có góc nhìn rộng.
Rất nhiều bài giảng và tài liệu về tâm linh khẳng định rằng sự thanh thản trong tâm hồn đến từ việc để mọi thứ diễn tiến một cách tự nhiên, thay vì áp đặt ý muốn chủ quan của ta bằng cách ép buộc, kháng cự và đeo bám. Những điều này chỉ khiến cuộc sống của ta trở nên thiếu hài hòa mà thôi. Sự ép buộc là một cách hành xử mang tính công kích mà qua đó bản ngã của ta thao túng, kiểm soát và áp đặt ý muốn của nó lên người khác cũng như lên hoàn cảnh. Sự kháng cự cũng là một phản ứng mang tính phòng thủ mà trong đó, bản ngã che lấp sự thật về người khác, hoặc từ chối chấp nhận các tình huống của cuộc sống thông qua việc phủ nhận hoặc ngăn cản theo cách nào đấy. Sự đeo bám lại là một phản ứng mang tính trốn tránh, trong đó bản ngã bám chặt lấy những gì quen thuộc và từ chối sự thay đổi hoặc những điều chưa được biết đến do tác động của thói quen. Trong cuốn “The Five Things We Cannot Change” (Năm điều chúng ta không thể thay đổi), David Richo cho rằng giải phóng bản thân thoát khỏi gọng kìm của bản ngã không phải là một sự mất mát mà chính là sự giải thoát.
Sống với lòng tự tin có liên quan đến việc khám phá bản thân và tự hỏi xem có phải liệu ta đang ép buộc, kháng cự hoặc đeo bám những gì đáng được bỏ qua. Ví dụ, bạn có khăng khăng đòi ăn món Tàu khi ra ngoài dùng bữa cùng những người bạn thích món Mêxicô? Bạn có gây áp lực buộc những người thân yêu phải sống theo ý mình? Bạn có áp đặt cách làm việc của mình lên các đồng nghiệp trong khi bạn hoàn toàn có thể phối hợp với họ một cách hài hòa? Bạn có chống lại ý kiến của người khác thay vì thành tâm lắng nghe quan điểm của họ về vấn đề đang được thảo luận? Bạn có cố bám lấy tuổi trẻ của mình thay vì bình thản đối mặt với sự thật về tuổi tác và sự lão hóa? Bạn có khư khư giữ lấy những mối quan hệ nguy hiểm thay vì hướng đến một cuộc sống lành mạnh hơn? Bạn có dính chặt mình vào những lề thói cũ kỹ hay chủ động sáng tạo và dám thử những điều mới lạ?
Sau khi đã xác định được hình mẫu cho cuộc đời mình, hãy tự hỏi xem liệu bạn có thể làm điều gì khác đi để sống hòa hợp hơn với nó. Bạn cần đến những quy định, thói quen và thời khóa biểu để giữ cho cuộc sống của mình diễn ra theo trật tự, nhưng khi bản ngã của bạn bám quá sát vào những thứ đó (có nghĩa là bạn sống quá máy móc) thì sự bất hài hòa có thể sẽ xảy ra. Tình trạng đáng buồn này cũng có thể xảy đến nếu bạn làm việc hấp tấp, vô tổ chức, không giới hạn. Một số người sợ bị mắc cạn với những thói quen hằng ngày cũng như những mối ràng buộc bởi họ không muốn bị trói buộc hay níu kéo. Một số người sợ mất thời gian nếu sắp xếp công việc và lên kế hoạch cụ thể nên thành tựu mà họ đạt được rất khiêm tốn.
Dù bạn là người sống theo nguyên tắc hay sống quá hấp tấp, vội vàng, thì sự cứng nhắc của cả hai thái cực này sẽ hạn chế tiềm năng của bạn. Việc thường xuyên lui tới một nhà hàng, làm công việc cũ, sống theo những lề thói cũ, giữ mối quan hệ khăng khít với một số người bạn nhất định… có thể mang đến cho ta cảm giác quen thuộc và thoải mái; nhưng chúng sẽ ngăn trở lòng tự tin của ta. Một số người cứ bám lấy những phương pháp cũ vì chúng quen thuộc và an toàn, đồng thời họ luôn hy vọng rằng sự việc lần này sẽ diễn tiến tốt hơn lần trước. Đối với một số người khác thì sự lạ lẫm của những phương cách và ý tưởng mới có thể khiến bản ngã của họ cảm thấy sợ hãi. Bản ngã thường kháng cự lại cái tôi tự tin bất kể thực tế rằng sự thoải mái của chúng có thể giúp cái tôi tự tin thực hiện được những thay đổi cần thiết.
Có một sự khác biệt giữa việc đầu hàng (sự thiếu bản lĩnh được bản ngã dẫn dắt) và nhượng bộ (sự bất lực được cái tôi tự tin dẫn dắt). Thiếu bản lĩnh là khi bạn nhún vai và từ bỏ lòng can đảm, không dám thực hiện những thay đổi mà bạn có thể. Còn bất lực là khi bạn biết rõ những gì mình có thể và không thể thay đổi, đồng thời nhượng bộ trước những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Hành động này sẽ giúp tăng cường sức mạnh của bạn bởi nó đặt bạn vào vị trí quyền lực nhất mà bạn có thể: đó là vị trí của một người tự chủ chứ không phải là một nạn nhân. Sống tự tin cũng giống như là trò đi trên dây và phải giữ thăng bằng giữa việc nhận biết khi nào nên nhún nhường và khi nào nên ngẩng cao đầu. Việc giữ an toàn tuyệt đối có thể dẫn đến trình trạng thiếu hài hòa; nó tương tự như khi ta đang cố đi ngược dòng chảy của con sông vậy.
Antoine de Saint Exupery(5) từng nói rằng: “Chúng ta sợ từ bỏ những thực tế vụn vặt của mình để bắt lấy một cái bóng khổng lồ”. Một câu chuyện khác về Nasrudin đánh mất chìa khóa nhà có thể minh họa cho ta thấy tác hại của nỗi sợ hãi như thế nào:
Nasrudin lui cui tìm chiếc chìa khóa nhà bị đánh rơi dưới một ngọn đèn đường. Một người đi đường ngang qua và hỏi anh đang tìm gì.
Nasrudin bảo với người này là anh đã đánh rơi mất chìa khóa nhà. Người lạ mặt tốt bụng bèn cúi xuống tìm giúp Nasrudin.
Sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm mà chẳng thấy gì, người lạ mặt hỏi:
– Anh có chắc là mình đánh rơi nó ở đây không?
Lúc bấy giờ Nasrudin mới nói:
– Ồ không! Tôi đánh rơi nó ở con hẻm tối đằng kia kìa.
Người lạ mặt vô cùng thất vọng và giận dữ, hỏi lớn:
– Thế thì tại sao anh lại đi tìm ở đây cơ chứ?
Nasrudin đáp:
– Bởi vì ở đây có cây đèn đường nên sáng sủa hơn.
Rất nhiều người trong chúng ta cũng giống như Nasrudin, dành cả đời mình để làm mọi việc theo cách an toàn, tìm kiếm chiếc chìa khóa dẫn đến cuộc đời tự tin ở những nơi quen thuộc. Chúng ta từ chối khám phá những vùng đất mới có vẻ hiểm nguy, thậm chí ngay cả khi nó có thể đưa ta đến với một tương lai xán lạn. Điều này thường khiến ta ít đạt được thành công bởi vì phần sợ hãi trong ta đã chôn chân ta dưới ngọn đèn đường an toàn.
Mặc dù bản ngã của ta thích sự quen thuộc và chống lại những đổi thay nhưng sự đổi thay chính là thứ ta có thể trông cậy vào. Bám víu lấy những thứ quen thuộc và tiện nghi cũ có thể khiến bạn lạc hậu so với dòng chảy tự nhiên của cuộc sống. Bất luận bạn có nắm chặt lấy những phương thức cũ như thế nào thì sự thay đổi cũng sẽ kéo bạn đến với những đột phá trong việc thay đổi cách thực hiện công việc. Các giải pháp luôn tiềm ẩn trong bóng tối. Chính vì thế, đôi khi, ta cần phải mạo hiểm tiến vào trong đó, làm quen với những phần đang níu giữ ta lại, cố gắng hiểu mối bận tâm của chúng và yêu thương chúng. Những hành động nội tâm này có thể đưa ta đến với ánh sáng từ sự dẫn đạo của lòng tự tin. Kết quả là cuộc sống của ta sẽ tự trở nên hài hòa hơn.
Một đồng nghiệp của tôi bảo rằng cô chẳng bao giờ muốn làm những việc mà cô biết mình sẽ không thành công. Cô nói chỉ khi mọi thứ đều được thực hiện một cách hoàn hảo thì cô mới cảm thấy mãn nguyện. Trong công việc, cô từ chối một số nhiệm vụ mà cô không cảm thấy tự tin. Cô không tham gia các môn thể thao chung như môn vượt thác hoặc bơi lội bởi cô thấy mình thật ngốc nghếch khi học cách chơi những môn ấy.
Cô bảo với tôi rằng: “Tôi không thể đi tập bơi vì lớn rồi mà mới bắt đầu học thì ngượng lắm. Cách duy nhất để tôi làm được việc ấy là mọi người ở hồ bơi phải giải tán hết để không có ai nhìn thấy tôi ngớ ngẩn tập những động tác mà hầu như ai cũng có thể làm được”.
Bạn có phải là mẫu người chỉ chấp nhận những thử thách mà bạn tin mình có thể thành công ngay từ khi bắt đầu? Bạn có tránh né những tình huống đòi hỏi bạn phải học hỏi từ sai lầm của bản thân? Nếu câu trả lời của bạn là có thì sự trốn tránh thất bại của bạn có thể biến thành sự trốn tránh thành công, bởi vì thành công được tạo nên từ nền tảng của thất bại. Người đồng nghiệp của tôi nhận ra rằng cô không thể đạt được những điều mình kỳ vọng trong cuộc sống tình cảm và sự nghiệp bởi cô đã không dám mạo hiểm để thành công. Đó là do nội tâm cô được phần bản ngã hay trốn tránh và cầu toàn dẫn dắt. Nó luôn cố gắng bảo vệ nỗi sợ hãi thất bại ăn sâu vào người cô và bắt nguồn từ chính tuổi thơ cô.
Con đường dẫn đến cuộc sống tự tin được lát bằng những viên gạch của nỗi sợ hãi và thất bại. Một khi bạn chấp nhận chúng như là nền tảng để đạt đến sự tự tin và dám mạo hiểm dù kết quả có ra sao thì bạn đã cho phép bản thân được phạm những sai lầm cần thiết để đến được nơi mà bạn muốn đến. Bạn có thể khởi đầu bằng cách xác định một nỗi lo sợ nào đó đã làm tổn thương bạn và ngăn bạn đạt được thành công. Nó có thể là việc nhỏ như tập bơi hay cân đối thu chi, hoặc việc lớn lao hơn như trình bày quan điểm trước bạn bè, đồng nghiệp, hay bắt đầu một dự án kinh doanh mới. Hãy tìm một việc gì đó mà bạn có đủ dũng cảm để đối mặt. Khi bạn đương đầu với nỗi sợ hãi của mình (thay vì phớt lờ hoặc chống lại nó), bạn sẽ thấy mình tự tin hơn và tiến thêm một bước đến gần với cuộc sống mà bạn hằng mong muốn.
Bạn có thể dùng phương pháp này để xóa bỏ sự nhàm chán và những trở ngại do các thói quen cũ tạo ra nhằm ngăn bạn đạt được sự tự tin. Hãy chào đón tất cả những ý kiến đối nghịch và ghi nhớ rằng dù cách suy nghĩ của mọi người có khác biệt với mình chăng nữa thì tất cả đều có giá trị. Hãy sử dụng óc sáng tạo để thoát khỏi những lối mòn và thay đổi thói quen của mình, thậm chí ngay từ những việc đơn giản nhất như chọn một con đường khác để trở về nhà. Nếu bạn không thành công trong các mối quan hệ thì hãy thử một cách tiếp cận khác. Hãy chọn một việc thôi, bất kể việc đó có tầm thường đến thế nào, để làm theo cách mà bạn chưa từng thực hiện. Nếu bạn cảm nhận được sự đối kháng trong nội tâm của mình, thì hãy tiến vào phần đối kháng ấy với sự hiếu kỳ và tìm hiểu xem những mối bận tâm nào đang ở đấy. Hãy để phần đối kháng ấy cảm nhận được tình cảm và lòng tự tin của bạn; rồi đứng lùi lại nhìn cuộc sống nở hoa.
Chấp nhận những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và nhượng bộ chúng có thể mang đến cho bạn sự thanh thản ngay tức thì. Hoàn cảnh sẽ thay đổi khi ta chấp nhận chúng đúng như bản chất vốn có, bất luận có khó khăn, thất vọng hay đau đớn đến thế nào. Khi chúng ta chấp nhận các tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát như những gì nó vốn có, thay vì cố gắng thay đổi nó theo ý muốn chủ quan của ta, nghĩa là ta đã nhượng bộ để hài hòa hơn với nó và nhờ thế mà ta có thể vượt qua nó. Kết quả là cuộc sống của ta sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Mười hai bước của những người nghiện rượu ẩn danh, bao gồm cả bí quyết của sự hài hòa, đã cứu hàng triệu cuộc đời thoát khỏi sự hủy hoại của việc lạm dụng các chất gây nghiện, ăn uống quá độ, ham mê cờ bạc, nghiện tình dục và thói tham công tiếc việc. Lời cầu nguyện thành kính – nền tảng của những chương trình hồi phục – sẽ giúp bản ngã của ta thư giãn đồng thời làm cho sự thanh thản và cái tôi tự tin xuất hiện. Bí quyết của sự hài hòa mang đến niềm hy vọng, lòng can đảm, sự thanh bình trong nội tâm cho hàng triệu con người.
Bí quyết của sự hài hòa sẽ giúp ta sống tự tin hơn, bất luận ta có tham gia vào chương trình hồi phục nào hay không. Càng tìm hiểu trật tự tự nhiên của vạn vật và nương theo chúng, ta càng trở nên hài hòa hơn với thế giới xung quanh và tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Lão Tử nói rằng: “Chỉ cần ghi nhận lại trật tự tự nhiên của vạn vật. Hãy hợp tác với nó thay vì chống lại nó. Bởi vì cố gắng thay đổi nó chỉ tạo ra thêm sự đối kháng mà thôi”.
Chúng ta sống trong một thế giới có trật tự và có thể dự đoán trước được sự vận hành của nó nhờ vào những quy luật nhất định. Những cơn thủy triều làm xao động biển cả. Trọng lực làm cho mọi vật rơi xuống. Các hành tinh duy trì khoảng cách nhất định so với mặt trời. Trái đất quay tròn quanh trục của nó. Rõ ràng, sự hài hòa hoàn hảo luôn chiếm ưu thế.
Các nhà vật lý học đồng ý rằng vũ trụ vận hành theo một trật tự và có thể lý giải được, chứ không phải một cách ngẫu nhiên. Các nhà khoa học tin rằng vũ trụ mở ra theo quy luật nhân – quả, sự kiện này dẫn đến sự kiện khác… Cuộc sống không được gọt giũa theo tiêu chuẩn chủ quan của ta; và nó cũng không biến đổi để phù hợp với cách sống của ta. Henry Miller(6) đã nói rằng: “Thế giới không cần phải được sắp xếp lại trật tự, bởi vì bản thân nó đã là một thực thể có trật tự rồi”.
Với suy nghĩ này trong đầu, bạn sẽ vượt qua được mọi khó khăn bằng cách nhượng bộ chúng – chấp nhận chúng mà không phàn nàn, nhận biết được rằng chúng diễn ra theo trật tự và có thể lý giải được – đồng thời bạn có thể thực hiện những hành động tích cực ở bất cứ nơi đâu. Để thực hiện được những điều này, ta cần phải có lòng dũng cảm. Rainer Maria Rilke(7), đem đến cho ta nguồn an ủi qua câu nói: “Hãy để mọi thứ xảy đến với bạn, cả cái đẹp lẫn sự kinh hoàng. Hãy cứ tiếp tục sống. Chẳng có cảm giác nào là sau cuối đâu”.
Nhượng bộ trước dòng chảy tự nhiên của cuộc sống sẽ mang đến cho ta nhiều sức mạnh hơn là cố gắng chống lại nó. Các võ sư thường dạy rằng khi đối thủ ra sức đẩy ta, nếu ta nhượng bộ bằng cách kéo họ về phía mình thay vì cố gắng đẩy họ ngược lại (vốn là một dạng của sự kháng cự), thì ta sẽ ở vào thế mạnh. Phương pháp sinh Lamaze(8) là một phương pháp êm dịu và làm giảm các cơn đau đớn của sản phụ bởi vì họ có thể hít thở cùng với những cơn co thắt dạ con, thay vì phải ra sức rặn và chống lại những cơn co ấy. Khi hoạt động của công ty có chiều hướng bất lợi cho sự thăng tiến của bạn mà bạn chẳng thể làm gì để ngăn cản nó, thì cách tốt nhất là bạn nên tìm cách thích nghi với nó. Nếu như chiều hướng phát triển ấy đi ngược lại các tiêu chuẩn về đạo đức, giá trị và các mục đích cá nhân của bạn, thì bạn có thể tìm một công việc khác hài hòa hơn với mình. Nếu bạn đang có một mối quan hệ không lành mạnh và bạn phải cố gắng thay đổi bản thân nhiều mà vẫn không thể cải thiện gì, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên rút lui khỏi mối quan hệ ấy.
Hãy tưởng tượng bạn đang cùng ăn tối với một người đặc biệt tại một nhà hàng sang trọng. Bạn hy vọng sẽ có một buổi tối yên tĩnh với nến, nhạc êm dịu và cuộc trò chuyện thân mật. Thế nhưng, các bạn lại gặp phải người hầu bàn thiếu nhã nhặn và nóng nảy. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người đều cảm thấy bực bội, giận dữ và có thể sẽ quát vào mặt cô hầu bàn ấy.
Giờ, hãy tưởng tượng nếu một người bạn của bạn, cũng đang dùng bữa ở nhà hàng ấy và quen biết với cô hầu bàn này, nói cho bạn biết rằng con trai của cô ấy vừa qua đời trong một vụ tai nạn và cô ấy vẫn phải đi làm. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hầu hết mọi người đều sẽ thấy thương cảm cho cô hầu bàn. Rồi điều gì xảy ra? Làm sao bạn có thể chuyển từ cảm xúc giận dữ sang tình thương yêu ngay lập tức? Thái độ của người hầu bàn vẫn không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên cách cư xử ấy, nhưng chính bên trong bạn đã thay đổi. Cách bạn nhìn nhận tình huống thay đổi vì bạn đã thấy được bối cảnh rộng lớn hơn để đánh giá về người phụ nữ ấy. Sự thấu hiểu này, đến từ cái tôi tự tin chứ không phải từ bản ngã, thậm chí có thể khiến bạn để lại nhiều tiền boa hơn, bất chấp thái độ phục vụ không tốt của cô bồi bàn.
Sự thấu cảm giúp xoa dịu những phần bất hòa trong con người ta. Khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấy được quan điểm của họ sẽ mang đến cho bạn kết quả xứng đáng. Khi chủ động đặt mình vào vị thế của người khác và cảm nhận vấn đề theo cách của họ, khả năng thấu hiểu và sự nhạy cảm của bạn cũng sẽ tăng theo. Điều này sẽ giải phóng bạn khỏi những suy nghĩ hạn hẹp, tiêu cực và bạn sẽ ít phán xét hơn. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn tự tin phản ứng trước các tình huống cuộc sống và thanh thản hơn khi đối mặt với những người khó tính cũng như những hoàn cảnh khó khăn.
Giả sử bạn mua nhầm chiếc iPod bị lỗi và bạn gọi điện đến cửa hàng để phàn nàn. Nếu người bán hàng không hiểu và tỏ ra thiếu hợp tác thì có thể bạn sẽ càng nổi điên (vì một phần bản ngã trong bạn bị kích động). Nhưng nếu cô ấy xin lỗi vì đã gây phiền toái cho bạn và nói với bạn rằng: “Tôi biết hẳn điều này làm ông thất vọng lắm!” và hứa sẽ đổi cho bạn chiếc máy khác, bạn sẽ cảm thấy cơn giận của mình lắng xuống. Đó là do cô bán hàng đã biết đồng cảm với nỗi thất vọng trong lòng bạn (tức là nhượng bộ trước quan điểm của bạn).
Sự thấu cảm trong công việc, hôn nhân, tình cảm bạn bè là một dạng của sự nhượng bộ, bởi vì ta biết tạm gác quan điểm của mình để nghĩ cho người khác. Dạng nhượng bộ này là một ví dụ về cuộc sống được cái tôi tự tin dẫn dắt. Nó sẽ mang đến cho ta phần thưởng xứng đáng trong các mối quan hệ cá nhân cũng như trong công việc.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này với bạn bè và những người thân yêu của mình, để dàn xếp các bất hòa và giúp bạn bình tĩnh khi người khác nóng giận. Giả sử bạn đang có một ngày yên ả thì người bạn đời của bạn bất ngờ bước vào nhà, chửi rủa và đóng sầm cửa lại. Thường thì bạn sẽ cảm thấy phẫn nộ khi người bạn đời đã phá hỏng phút giây thư thái của bạn. Thậm chí, có thể chính bạn cũng bắt đầu chửi rủa và đóng sầm cửa lại. Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu xem phía sau sự bực bội của người bạn đời ẩn chứa điều gì, thì có thể bạn sẽ hiểu được nguyên nhân của vấn đề và nhờ đó sẽ xoa dịu cơn giận của chính mình. Bất kể gốc rễ của vấn đề là gì thì việc dành thời gian để tìm hiểu nó trước khi phản ứng lại cũng giúp bạn giữ được cái tôi tự tin của mình và trở thành mẫu người mà bạn mong muốn.
Có thể lúc này bạn đang nghĩ rằng: “Nhưng tại sao tôi lại phải thông hiểu cho người đang phá hoại đời tôi, kể cả người thân hay kẻ lạ? Việc này thật vô lý!”. Thứ nhất, dùng sự thấu cảm thay vì tỏ ra giận dữ sẽ giúp bạn trở thành người đáng yêu, tốt bụng và tử tế hơn. Nếu lý do đó vẫn chưa đủ thuyết phục bạn, thì hãy nghĩ rằng sự thấu cảm sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình, giữ được sự điềm tĩnh thuần khiết của bạn. Điều này giúp bạn nhìn thấy được mọi khía cạnh của hoàn cảnh (với lăng kính có góc nhìn rộng) và có được cách phản ứng khiến việc giao tiếp trở nên thuận lợi hơn. Trong công việc, hiểu được nguyên nhân cơn giận dữ của khách hàng hoặc đồng nghiệp có thể giúp bạn chiếm được ưu thế, làm dịu tình tình và làm việc hiệu quả hơn.
Cách ứng dụng bí quyết “Ứng xử hài hòa” là xem liệu bạn có thể thiết lập mối quan hệ với cái phần kiểm soát trong con người mình hay không, thông qua việc yêu cầu nó thư giãn và hợp tác với cái tôi tự tin của bạn. Chúng ta cần phần kiểm soát của mình hoạt động có hiệu quả nhưng lại không cần nó áp đảo quá mức, đặc biệt là đối với những tình huống đã nằm ngoài tầm kiểm soát của ta; hay khi ta cần thoát khỏi mọi người cùng vấn đề của họ, tin tưởng rằng họ sẽ tự tìm được giải pháp cho mình; hoặc khi ta cần chấm dứt việc nổi giận với những thứ đã nằm ngoài tầm tay, để bắt đầu chấp nhận và uốn nắn cuộc sống của mình cho tương thích với chúng.
Bài tập cho qua
Bạn có phải là người hay ép buộc, kháng cự hoặc đeo bám? Hãy nghĩ về những điều mà bạn đã từng cưỡng ép, kháng cự hoặc đeo bám trong đời mình, càng nhiều càng tốt. Đó có thể là áp đặt ý nghĩ của mình lên người khác trong khi họ cũng có cách nhìn nhận của riêng họ. Đó có thể là việc chống lại một thay đổi nào đó của cuộc sống, kể cả thay đổi trong nội tâm hay hoàn cảnh bên ngoài. Đó cũng có thể là việc từ chối nhìn nhận một phần nào đó trong con người bạn, hoặc không chấp nhận cách cư xử của ai đó trong khi bạn không thể thay đổi được họ. Đó cũng có thể là việc bạn không sẵn lòng để thử một điều gì đó mới lạ, một mối quan hệ mới hay một trải nghiệm mới…
Trong bài tập dưới đây, hãy liệt kê ra những điều mà bạn đã cưỡng ép, kháng cự hoặc đeo bám vào cột phía bên trái. Sau đó, ở cột bên phải, bạn hãy liệt kê những gì bạn có thể chấp nhận và nhượng bộ đối với những điều ấy.
Trong cuộc sống, khi bạn nhận thấy mình đang cưỡng ép, kháng cự hoặc đeo bám những việc hay người nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, thì hãy lùi lại phía sau tình huống ấy. Hãy nhìn nhận mọi thứ đang diễn ra một cách khách quan. Hãy xem liệu bản ngã của bạn thư giãn và cho qua để bạn có thể thực hiện những hành động mang đến sự hài hòa hơn cho cuộc sống của mình hay không.
Những phương pháp thiền định sau đây có thể giúp bạn biết cho qua và sống hài hòa hơn. Bạn có thể ghi nhớ những lời này khi gặp khó khăn trong việc từ bỏ sự kiểm soát.
SỰ CƯỠNG ÉP: Tôi thừa nhận rằng mình không có năng lực điều khiển thế giới xung quanh tôi và rằng khi tôi cố uốn nắn mọi việc theo ý mình thì cuộc đời tôi sẽ trở nên mất tự chủ. Tôi sẽ cố gắng nhượng bộ đối với những việc mình không thể kiểm soát được và điều chỉnh cuộc sống của mình sao cho phù hợp với trật tự tự nhiên.
SỰ KHÁNG CỰ: Hôm nay tôi sẽ kiềm chế bản thân khi thấy mình bắt đầu kháng cự lại những việc nằm ngoài khả năng của bản thân. Tôi sẽ gặp phần kháng cự trong nội tâm mình, cố gắng thấu hiểu những mối bận tâm của nó đồng thời yêu cầu nó thư giãn để tôi có thể mở rộng lòng mình đón nhận những bài học của cuộc sống và tận dụng hiệu quả nhất những điều xảy đến với mình.
SỰ ĐEO BÁM: Hôm nay, tôi thực hành việc rút lui và tuân theo sự hài hòa vĩ đại của vũ trụ bao la. Thay vì đeo bám vào những cách thức cũ, những thói quen cũ có hại cho sức khỏe và mải nghĩ về những người thiếu tôn trọng tôi, tôi sẽ cố gắng hiểu được mục đích của sự đeo bám và xem thử liệu nó có thể mở lòng đón nhận sự thay đổi hay không. Tôi đang học hỏi những quy luật của cuộc sống và xét xem liệu việc cố gắng thích nghi với chúng có thể giúp tôi củng cố niềm tin và sống tự tin ra sao.
Đặt mình vào vị trí của người khác
Hãy nghĩ về một người nào đấy đã làm bạn bực bội – người yêu, một người bạn hay một đồng nghiệp – mà lúc này, bạn đã thấy cảm thông với họ. Hãy tạm bỏ qua quan điểm của mình (bạn không nhất thiết phải hoàn toàn từ bỏ nó) và hãy nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác. Hãy cố tưởng tượng rằng bạn đang nhìn thấu suốt người ấy và trải nghiệm sự bực bội trong họ. Không cần biết ai đúng ai sai, hãy tự hỏi xem liệu bạn có đồng tình với quan điểm nào đấy của người ấy (mà không cần phải từ bỏ quan điểm của chính mình) hay không. Nếu vậy, hãy để ý xem liệu cảm giác bực bội của bạn có tan biến đi phần nào hay không.