Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn

Chương VI

Tác giả: Mark Twain

Thế rồi, ngay sau đó bố tôi đã lại nhổm dậy, đi loanh quanh, tìm đến nhà lão chánh Thatcher để bắt lão ta phải trả lại số tiền, rồi lại đi tìm tôi hỏi tại sao tôi chưa thôi học. Ông ấy nắm giữ lấy tôi một lúc lâu vào đánh tôi. Nhưng tôi vẫn cứ đi học như thường. Suốt ngày phải tránh mặt, bỏ trốn. Trước kia, tôi không muốn đi học lắm, nhưng bây giờ tôi lại nghĩ mình phải đi học để cho bố biết tay. Cái vụ đem xử trước pháp luật ấy sao mà chậm chạp. Hình như họ chưa bắt đầu hay sao ấy. Thỉnh thoảng tôi cứ phải đến mượn lão chánh vài ba đô la để đưa cho ông bố tôi và để khỏi bị đánh đập. Mỗi lần có tiền là ông ấy lại say rượu, và mỗi lần say rượu là lại đi tác quái ở ngoài tỉnh, Và mỗi lần gây chuyện thì lại một lần ngồi tù. Quen lệ như thế rồi, nó đã thành tật.

Ông bố tôi cứ quanh quẩn bám vào bà goá mãi, bà goá bảo nếu ông ấy không chịu đi kiếm ăn chỗ khác thì bà ấy sẽ làm lôi thôi cho mà xem. Chà, không biết ông ấy có điên hay không chứ; ông ấy còn nói sẽ tỏ cho mọi người biết rằng ai là người có quyền biết rằng ai là người có quyền hành đối với Huck Finn. Thế rồi một ngày mùa xuân, ông ấy rình mò thế nào vớ được tôi đưa tôi xuống một chiếc thuyền và đi ngược sông khoảng ba dặm; rồi chèo lên đến bờ Illinois, ở một nơi có nhiều cây cối rậm rạp, chẳng có một ngôi nhà nào ngoài một căn lều cũ bị cây cối um tùm che kín, ai không biết thì cũng không thể tìm ra chỗ ấy.
Suốt ngày đêm, ông ấy giữ tôi kè kè bên cạnh, tôi chẳng có cách nào trốn đi học được. Thế là hai người sống trong căn lều ấy. Bố tôi suốt ngày khoá cửa; đêm đến cất chìa khoá ở đầu giường. Ông ấy có một khẩu súng mà tôi đoán là đã lấy cắp được ở đâu về. Hai người cùng đi câu cá, săn bắn, cứ như vậy sống ngày này sang ngày khác. Thỉnh thoảng ông ấy khoá trái cửa, nhốt tôi trong nhà rồi đi xuống một cửa hàng cách chỗ đó ba dặm, tại bến đò đổi chim, đổi cá lấy rượu uýt sky đêm về say sưa một chập rồi vớ tôi mà đánh. Về sau, bà goá tìm được chỗ tôi ở, mới phái người đến rình bắt tôi về. Nhưng bố tôi vác súng ra đuổi đi. Sống như vậy ít lâu tôi đâm ra quen với nơi này, và cũng lấy làm thích. Tôi thích tất cả, trừ cái món bị đánh đập mà thôi.
Thật là một kiểu lười biếng mà dễ chịu. Suốt ngày thoải mái, chỉ hút thuốc, câu cá, không sách vở mà cũng chẳng học hành gì. Khoảng hai tháng sau thì quần áo của tôi đã bẩn thỉu, rách rưới cả. Tôi cũng không nghĩ rằng trước đây ở với bà goá đã có lúc nào tôi thích như vậy không. Vì ở đó phải giặt giũ quần áo. Phải ăn bằng bát bằng đĩa, phải chải đầu, phải đi ngủ và dậy đúng giờ, phải luôn luôn lo nghĩ đến quyển sách, quyển vở, lại bị cô Watson nói ra nói vào suốt ngày. Tôi không thiết quay trở về nơi ấy nữa. Trước đây, tôi đã thôi không ăn nói bậy bạ nữa, vì bà goá không ưa như vậy. Nhưng đến bây giờ, lại bắt đầu rồi, vì bố tôi không có ngăn cấm gì cả. Những ngày sống ở rừng thật là thú vị, đâu đâu cũng thấy khoái như thế cả.
Nhưng dần dà khi bố tôi đã quá quen thuộc với khu rừng này rồi thì tôi lại bắt đầu thấy không thể chịu được nữa. Tôi vẫn cứ bị đánh đập hoài. Ông ấy hay đi xa và nhốt tôi ở trong nhà. Có một lần ông ấy khoá trái cửa và nhốt tôi ở trong đó và đi vắng ba ngày liền. Tôi thấy mình cô đơn một cách kinh khủng. Tôi nghĩ rằng nhỡ mà ông ấy chết đuối ở đâu thì tôi cứ đành chịu giam ở đây không ra được. Tôi sợ quá và nghĩ bụng nhất định thế nào cũng phải tìm cách trốn đi thôi. Đã mấy lần tôi xoay sở mà không được. Không có một lỗ cửa sổ nào vừa cho một con chó chui lọt. ống khói lò cũng hẹp quá không chui qua nổi. Cánh cửa thì dày, toàn bằng những phiến gỗ lim rất chắc. Bố tôi đã cẩn thận mỗi khi đi vắng không để lại một con dao hay bất cứ một vật gì khác trong nhà. Tôi tính có lẽ tôi đã đi lùng khắp nơi trong nhà, đến hàng trăm lượt rồi lúc nào cũng chỉ nghĩ cách trốn ra, mà thời gian cũng chỉ dành cho làm việc đó nhưng vẫn chưa ăn thua. Thế nhưng lần này thì tôi đã tìm ra một cái rồi. Tôi tìm thấy một lưỡi cưa đã cũ han gỉ, không có cán, nhét ở dưới khe mái nhà. Tôi đem lau sạch đi và bắt đầu khởi sự. Có một miếng dạ để lót yên ngựa đóng vào chỗ tường đã nát ở phía góc nhà, ngay sau chiếc bàn, để che gió khỏi lùa qua những khe hở thổi vào làm tắt đèn. Tôi luốn xuống gầm bàn, nâng miếng dạ lên rồi cưa một lỗ chỉ đủ để người tôi chui lọt. Thật là một việc mất khá nhiều thì giờ, nhưng tôi cũng cố gắng làm đến cùng. Giữa lúc ấy có tiếng súng của bố tôi nổ ở trong rừng. Tôi xoá sạch những dấu vết, buông miếng dạ phủ xuống rồi dấu cưa đi. Vừa xong thì bố tôi bước về.

Nhìn ông ấy lúc đó vẻ như không được vui. Vả lại vốn dĩ đã như thế rồi. Ông ấy nói là vừa ở dưới tỉnh về, và công việc thì hỏng bét cả. Ông trạng sư bảo bố tôi sẽ được kiện và được tiền, nếu như họ đem việc này ra phân xử. Nhưng rồi họ kiếm cách kéo dài việc ấy ra, mà lão chánh Thatcher thì lão ta thạo về cái món này lắm. Rồi ông ấy lại nói người ta ở ngoài tỉnh đang mong có một vụ xử nữa để cho tôi được thoát khỏi tay bố tôi, rồi đưa tôi trở về với bá goá để bà ta che chở cho, mà họ lại cho rằng lần này thì nhất định được. Điều đó làm cho tôi rất bối rối, vì ý tôi không muốn trở về với bà goá để mà bị trói buộc và để được khai hóa như tôi vẫn nói. Xong đó, bố tôi bắt đầu chửi, chửi tất cả mọi thứ, tất cả mọi người. Nghĩ đến người nào chửi người ấy. Chửi mãi chửi mãi để ra điều rằng ông ấy không có chừa một ai, rồi sau khi đã chửi hết cả lượt thì ông ấy làm một câu chửi tóm tắt, kể cả một số lớn người mà ông ấy không biết tên tuổi nữa. Nghĩa là những người mà mỗi khi nhắc đến để chửi thì ông ấy phải gọi là cái thằng gì.. gì. Chửi chán rồi quay lại chửi từ đầu.
Ông ấy nói là để xem bà goá định bắt tôi về như thế nào. Ông ấy sẽ canh gác tôi cẩn thận, nêu họ định bày ra trò gì để lừa ông ấy thì có một chỗ cách đây sáu bảy dặm ông ấy sẽ đem tôi đi nhét vào đó, tha hồ cho họ đi săn lùng, lùng đến chán thì thôi cũng không thể tìm thấy tôi được. Điều đó làm cho tôi chột dạ. Nhưng chỉ một phút thôi. Vì tôi đã tính rằng tôi sẽ chẳng còn ở đây cho đến lúc ông ấy làm cái chuyện kia nữa đâu.
Ông ấy sai tôi ra ngoài thuyền lấy những thư ông ấy vừa mang về. Có một bao mỳ khoảng hơn hai chục cân, một miếng mỡ, đạn và bốn chai rượu uýt sky lớn, có cả một quyển sách cũ với hai tờ báo để lau chùi, và vài thứ lặt vặt khác nữa. Tôi vác tất cả lên, bước ra để xuống mũi thuyền rồi ngồi nghỉ. Tôi nghĩ mãi trong bụng, tính rằng lúc nào trốn đi sẽ mang theo khẩu súng với mấy cái cần câu chạy vào rừng. Tôi định sẽ không ở lỳ một chỗ mà sẽ đi khắp nơi trong xứ, sẽ đi về đêm, vừa săn bắn vừa câu cá mà sống. Cứ như vậy đi thật xa để cho bố tôi và bà goá không bao giờ có thể tìm thấy tôi nữa. Tôi đã nghĩ sẽ cưa đứt hẳn miếng gỗ và chuồn ngay đi đêm đó nếu mà bố tôi đã say khướt rồi, mà tôi đoán thế nào ông ấy cũng say. Tôi nghĩ quá nhiều về chuyện đó đến nỗi không biết mình ngồi đây đã bao lâu. Tới lúc bố tôi hét lên gọi, hỏi tôi là ngủ hay chết đuối ở đó.
Tôi vác tất cả mọi thứ vào trong lều. Lúc ấy, trời đã sắp tối. Trong khi tôi đang chuẩn bị bữa ăn chiều, ông ấy lại nốc thêm vào cốc rượu nữa, ấm người lên rồi, ông ấy lại đi gây sự. Lúc trước ở dưới tỉnh ông ấy cũng đã say khướt rồi, đêm nào cũng ngủ ngoài vệ đường, trông rất thảm hại, người ta có thể cho ông ấy là Ađam. Khắp người đầy những bùn, khi rượu ngấm vào rồi ông ấy thường hay tìm đến gặp chính phủ. Lần này đến ông ấy nói.
– Hừ! Thế mà cũng gọi là chính phủ à? Thử xem nó đã làm sao nào. Này là pháp luật này. Pháp luật sẵn sàng bắt con người ta đem đi đấy hử? Đứa con riêng của người ta phải lo lắng vất vả mất bao nhiêu công phu nuôi dậy. Phải, đúng thế, người ta có con nuôi cho khôn lớn, đến lúc nó sắp sửa đi làm đi ăn để kiếm cái gì nuôi nấng đỡ đần cho bố thì bây giờ hoá ra như vậy. Pháp luật làm ra để giúp đỡ người ta chứ. Thế mà cũng gọi là chính phủ! Chẳng phải chính phủ đếch gì cả. Pháp luật đi ủng hộ cái lão chánh Thatcher ấy và giúp nó lấy hết cả cơ nghiệp của tôi à? Đây này, pháp luật làm thế này đây; pháp luật lấy người ta sáu nghìn đô la rồi dồn người ta vào một cái bẫy cũ kỹ ở một cái nhà như thế này này, để người ta phải đi lang thang, với những quần áo cho lợn mặc cũng không đáng. ấy thế mà cũng gọi là chính phủ. Với cái chính phủ như thế này thì người ta chằng ai có quyền gì cả. Có lúc tôi nghĩ rằng thà cứ nhất quyết bỏ cái xứ này mà đi còn hơn. Phải, tôi nói với mọi người như vậy đấy, tôi nói thẳng vào mặt lão Thatcher như vậy đấy. Vô khối người đã nghe tôi nói thế và có thể chứng thực là tôi đã nói thế. Tôi bảo rằng chỉ cần cho tôi hai xu là lập tức bỏ cái xứ đang nguyền rủa này mà đi ngay và không bao giờ thèm quay trở về nữa. Mà ai cũng nói thể cả. Đây này, hãy thử nhìn cái mũ của tôi xem – nếu như các ngày còn có thể gọi nó là cái mũ, cái chóp thì bật ra, còn cái quả mũ thì tụt xuống mặt đến tận cằm. Làm sao còn ra cái mũ được nữa. Chui đầu vào cái mũ thì khác nào như nhét vào cái ống khói lò sưởi. Đây này, nhìn xem, cái mũ tôi đội nó thế này này. Nếu như tôi có được đủ những quyền lợi của tôi thì tôi đã là một trong những người giầu có nhất tỉnh rồi…

À, phải, phải, cái chính phủ này thật tốt lắm. Đấy, thử xem. Có một anh da đen tự do ở Ohio đến, anh ta lại da trắng, gần như một người da trắng. Anh ta mặc một chiếc áo sơ mi trắng nhất chưa ai thấy bao giờ, đội một cái mũ bảnh nhất. Không ai trong tỉnh này lại có quần áo đẹp hơn của anh ta; rồi anh ta lại có chiếc đồng hồ vàng, với dây vàng, có một chiếc gậy đầu bịt bạc, thật là một tay triệu phú, tóc hoa râm, ghê gớm nhất xứ này. Các ngài nghĩ sao? Thiên hạ bảo anh là một giáo sư đại học, có thể nói các thứ tiếng, biết đủ mọi thứ. Mà đó cũng chưa phải là cái tệ nhất đâu. Họ còn bảo rằng anh ta cứ ngồi ở nhà cũng có thể bầu cử được. À, thế thì ai mà nghe được cơ chứ. Tôi nghĩ không biết cái xứ này rồi sẽ ra làm sao đây? Hôm bầu cử, tôi sắp sửa đi bỏ phiếu – nếu như tôi không say rượu và có thể đi tới đi được – thì bỗng nghe nói rằng ở nước này có một bang người ta không cho người da đen bầu cử, thì tôi lập tức rút ngay phiếu lại. Tôi bảo rằng tôi sẽ không bao giờ thèm đi bầu cử, trong xứ muốn nói tôi ra sao thì nói. Tôi còn sống một ngày nào nhất định tôi sẽ không đi bỏ phiếu. Cứ nhìn thái độ thản nhiên của anh da đen đó thì xem, anh ra sẽ không sẵn sàng nhường chỗ cho tôi đâu, nếu như tôi không đẩy anh ta sang một bên. Tôi bảo mọi người rằng tại sao lại không đem anh da đen ấy mà bán đấu giá? Tôi chỉ cần biết thế. Các ngài có hiểu người ta trả lời tôi thế nào không? Còn thế nào nữa, họ nói rằng anh ta đến xứ này chưa được sáu tháng nên không thể đem bán được. à, thì ra đây là một cái chính phủ tự cho mình là chính phủ, và cứ khăng khăng mãi rằng mình là chính phủ, tưởng như thế là chính phủ; ấy thế mà cứ lặng thinh đến sáu tháng mới dám đụng chạm đến một anh da đen đi cướp của, gớm ghiếc; mặc áo sơ mi trắng và tự do đàng hoàng ấy, Rồi thì…

Bố tôi vừa nói vừa đi lại như vậy, và cũng không để ý rằng đôi chân đã già nhưng còn dẻo dai ấy đưa mình đến tận đâu. Bỗng thế nào ngã dúi cả đầu vào cái thùng thịt muối, sứt cả hai ống chân. Thôi, thế là phần cuối bài diễn văn của ông ấy biến thành một thứ ngôn ngữ hết sức soi nổi – phần lớn vẫn chỉ nói đến anh da đen và chính phủ – trong khi ông ấy bực mình đã cái thùng lăn khắp nhà. Ông ây đi lò cò một chân quanh phòng, tay ôm một bên ống chân, rồi thả xuống rồi lại ôm chân kia, rồi bắt thình lình co chân đạp vào cái thùng một nhát rất mạnh. Nhưng chẳng may thế nào vì một bên giầy há mõm có mấy ngón chân thò ra. Đâm vào cái thùng; ông ấy kêu rú lên một tiếng nghe rợn tóc gáy; thế là ông ấy lăn ra đất, tay ôm lấy đầu ngón chân. Bây giờ thì không biết ông ấy chửi tôi bao giờ. Sau này, chính là ông ấy cũng nói lại như vậy. Ông ấy đã từng nghe nói đến cụ Sowberry Hagan hồi còn oanh liệt và bảo rằng cụ đã ảnh hưởng đến ông ấy. Nhưng tôi thì cho rằng có lẽ đó chỉ là chuyện bố tôi bịa đặt ra mà thôi.
Ăn bữa chiều xong, bố tôi lại vớ lấy chai rượu, bảo là trong đó còn đủ để uống hai lần bình thường và một lần thật say nữa. Lần nào cũng nói vậy. Tôi đã định bụng rằng trong khoảng độ một giờ đồng hồ thì ông ấy sẽ say mềm không biết gì nữa, lúc đó tôi sẽ lấy cắp cái chìa khoá hoặc cưa đứt hẳn miếng gỗ để chui ra; một trong hai cách. Bố tôi vẫn uống tì tì rồi lát sau nằm vật xuống giường. Nhưng thật là tôi chẳng gặp may tý nào. Không phải là bố tôi ngủ say, mà chỉ mệt thôi. Ông ấy làu nhàu, lèm nhèm, quay bên này, giở bên kia một lúc lâu. Sau cùng, tôi chờ mãi cũng buồn ngủ quá không sao mở mắt được nữa. Thành ra, trước khi hiểu rằng mình ra sao thì tôi đã ngủ tít từ lúc nào mà ngọn nến thì vẫn đang cháy.

Tôi không rõ mình đã ngủ được bao nhiêu lâu; nhưng bỗng có tiếng hét làm tôi giật mình tỉnh dậy. Nhìn bố tôi mặt rất giận dữ, chạy quanh từ góc này sang góc kia, miệng thì hét có rắn. Ông ấy bảo rắn bò lên chân rồi bỗng vùng dậy la hét, kêu là có một con mổ vào má. Tôi chả thấy con rắn đâu cả, còn ông ấy thì cứ vẫn chạy quanh ở trong nhà, miệng kêu: Bắt nó ra! Bắt nó ra! Nó cắn vào cổ tôi đây này! Chưa bao giờ tôi thấy ai có đôi mắt dữ tợn như thế. Được một lúc, ông ấy mệt quá ngã vật xuống thở dốc; rồi lặn người đi rất nhanh, chân đập phải mọi đồ đạc trong nhà, tay thì quờ quạnh đập vào không khí, miệng vẫn là hét, kêu rằng có ma quỷ ở đâu đến bắt ông ấy đi. Dần dần mệt quá, ông ấy nằm im một lúc, nhưng miệng vẫn rền rĩ. Rồi nằm im hẳn, không còn tiếng động gì nữa. Tôi vẳng nghe tiếng cú rúc và tiếng chó sói sửa trong rừng xa; và lúc đó không gian im lặng một cách khủng khiếp. Bố tôi vẫn nằm yên ở góc nhà. Lát sau, ông ấy nhổm dậy nghiêng đầu về một bên nghe ngóng, rồi nói khe khẽ:

– Lộc – cộc, lộc – cộc; người chết đi qua đây; lộc – cộc, lộc – cộc; chúng nó đuổi theo tôi đấy, nhưng tôi không đi đâu. Ôi, ôi, họ đã đến đây rồi này! Đừng mó vào người tôi! Đừng! Đừng! Cút đi, tay họ sao mà lạnh quá thế! Bỏ tôi ra nào! Ôi! ôi! Xin tha cho thằng khốn nạn này!
Rồi ông ấy quỳ cả bốn chân, vừa bò vừa lậy để người ta tha cho, rồi lại cuộn mình vào trong chăn, rồi lúc xuống gần chiếc bàn cũ bằng gốc thông; miệng vẫn van xin, van xin chán rồi khóc. Qua cái mền chăn, tôi nghe rõ mồn một từng tiếng.
Rồi lát sau nữa, ông ấy tung chăn ra đứng thẳng người lên. Mặt trông càng dữ tợn, nhìn chằm chặp vào tôi và bước đến gần. Ông ấy đuổi tôi chạy quanh trong nhà, tay cầm con dao nhíp, miệng gọi tôi là thần chết, và nói là sẽ giết tôi. Như vậy thành ra tôi không đến gần ông ấy được. Tôi van xin, bảo ông ấy rằng tôi chỉ là thằng Huck đấy thôi. Nhưng ông ấy cười lên một tiếng ghê rợn, gầm lên chửi lại và cứ thế đuổi tôi. Tôi chạy, rồi bỗng quay ngoắt người lại luồn dưới tay ông ấy, thế nào ông ấy quờ lại túm được lưng áo tôi. Tôi đã nghĩ bụng thôi thế là mình chết. Nhưng nhanh như chớp tôi lại tụt được áo ra và chạy thoát. Được một chốc, ông ấy mệt quá quỵ xuống, dựa lưng vào cánh cửa, vào bảo rằng ông ấy nghỉ một phút rồi sẽ giết tôi. Ông ấy nhét con dao xuống đít, bảo là ngủ một tí cho khoẻ đã rồi sẽ cho tôi biết tay.
Rồi ông ấy gật gà ngủ. Lát sau, tôi chui tụt vào gầm ghế, khe khẽ nhoi lên, không có một tí tiếng động nào và tôi nhấc khẩu súng xuống. Tôi rút cái quy lát ra để coi lại chắc chắn xem có đàn không, rồi tôi đặt súng lên trên cái thùng củ cải, chĩa miệng súng vào đúng bố tôi. Rồi tôi ngồi yên đó chờ xem ông ấy có đụng đậy gì không. Lúc đó sao mà thời gian đi chậm chạp và lặng lẽ thế.

Thế rồi, ngay sau đó bố tôi đã lại nhổm dậy, đi loanh quanh, tìm đến nhà lão chánh Thatcher để bắt lão ta phải trả lại số tiền, rồi lại đi tìm tôi hỏi tại sao tôi chưa thôi học. Ông ấy nắm giữ lấy tôi một lúc lâu vào đánh tôi. Nhưng tôi vẫn cứ đi học như thường. Suốt ngày phải tránh mặt, bỏ trốn. Trước kia, tôi không muốn đi học lắm, nhưng bây giờ tôi lại nghĩ mình phải đi học để cho bố biết tay. Cái vụ đem xử trước pháp luật ấy sao mà chậm chạp. Hình như họ chưa bắt đầu hay sao ấy. Thỉnh thoảng tôi cứ phải đến mượn lão chánh vài ba đô la để đưa cho ông bố tôi và để khỏi bị đánh đập. Mỗi lần có tiền là ông ấy lại say rượu, và mỗi lần say rượu là lại đi tác quái ở ngoài tỉnh, Và mỗi lần gây chuyện thì lại một lần ngồi tù. Quen lệ như thế rồi, nó đã thành tật.

Ông bố tôi cứ quanh quẩn bám vào bà goá mãi, bà goá bảo nếu ông ấy không chịu đi kiếm ăn chỗ khác thì bà ấy sẽ làm lôi thôi cho mà xem. Chà, không biết ông ấy có điên hay không chứ; ông ấy còn nói sẽ tỏ cho mọi người biết rằng ai là người có quyền biết rằng ai là người có quyền hành đối với Huck Finn. Thế rồi một ngày mùa xuân, ông ấy rình mò thế nào vớ được tôi đưa tôi xuống một chiếc thuyền và đi ngược sông khoảng ba dặm; rồi chèo lên đến bờ Illinois, ở một nơi có nhiều cây cối rậm rạp, chẳng có một ngôi nhà nào ngoài một căn lều cũ bị cây cối um tùm che kín, ai không biết thì cũng không thể tìm ra chỗ ấy.
Suốt ngày đêm, ông ấy giữ tôi kè kè bên cạnh, tôi chẳng có cách nào trốn đi học được. Thế là hai người sống trong căn lều ấy. Bố tôi suốt ngày khoá cửa; đêm đến cất chìa khoá ở đầu giường. Ông ấy có một khẩu súng mà tôi đoán là đã lấy cắp được ở đâu về. Hai người cùng đi câu cá, săn bắn, cứ như vậy sống ngày này sang ngày khác. Thỉnh thoảng ông ấy khoá trái cửa, nhốt tôi trong nhà rồi đi xuống một cửa hàng cách chỗ đó ba dặm, tại bến đò đổi chim, đổi cá lấy rượu uýt sky đêm về say sưa một chập rồi vớ tôi mà đánh. Về sau, bà goá tìm được chỗ tôi ở, mới phái người đến rình bắt tôi về. Nhưng bố tôi vác súng ra đuổi đi. Sống như vậy ít lâu tôi đâm ra quen với nơi này, và cũng lấy làm thích. Tôi thích tất cả, trừ cái món bị đánh đập mà thôi.
Thật là một kiểu lười biếng mà dễ chịu. Suốt ngày thoải mái, chỉ hút thuốc, câu cá, không sách vở mà cũng chẳng học hành gì. Khoảng hai tháng sau thì quần áo của tôi đã bẩn thỉu, rách rưới cả. Tôi cũng không nghĩ rằng trước đây ở với bà goá đã có lúc nào tôi thích như vậy không. Vì ở đó phải giặt giũ quần áo. Phải ăn bằng bát bằng đĩa, phải chải đầu, phải đi ngủ và dậy đúng giờ, phải luôn luôn lo nghĩ đến quyển sách, quyển vở, lại bị cô Watson nói ra nói vào suốt ngày. Tôi không thiết quay trở về nơi ấy nữa. Trước đây, tôi đã thôi không ăn nói bậy bạ nữa, vì bà goá không ưa như vậy. Nhưng đến bây giờ, lại bắt đầu rồi, vì bố tôi không có ngăn cấm gì cả. Những ngày sống ở rừng thật là thú vị, đâu đâu cũng thấy khoái như thế cả.
Nhưng dần dà khi bố tôi đã quá quen thuộc với khu rừng này rồi thì tôi lại bắt đầu thấy không thể chịu được nữa. Tôi vẫn cứ bị đánh đập hoài. Ông ấy hay đi xa và nhốt tôi ở trong nhà. Có một lần ông ấy khoá trái cửa và nhốt tôi ở trong đó và đi vắng ba ngày liền. Tôi thấy mình cô đơn một cách kinh khủng. Tôi nghĩ rằng nhỡ mà ông ấy chết đuối ở đâu thì tôi cứ đành chịu giam ở đây không ra được. Tôi sợ quá và nghĩ bụng nhất định thế nào cũng phải tìm cách trốn đi thôi. Đã mấy lần tôi xoay sở mà không được. Không có một lỗ cửa sổ nào vừa cho một con chó chui lọt. ống khói lò cũng hẹp quá không chui qua nổi. Cánh cửa thì dày, toàn bằng những phiến gỗ lim rất chắc. Bố tôi đã cẩn thận mỗi khi đi vắng không để lại một con dao hay bất cứ một vật gì khác trong nhà. Tôi tính có lẽ tôi đã đi lùng khắp nơi trong nhà, đến hàng trăm lượt rồi lúc nào cũng chỉ nghĩ cách trốn ra, mà thời gian cũng chỉ dành cho làm việc đó nhưng vẫn chưa ăn thua. Thế nhưng lần này thì tôi đã tìm ra một cái rồi. Tôi tìm thấy một lưỡi cưa đã cũ han gỉ, không có cán, nhét ở dưới khe mái nhà. Tôi đem lau sạch đi và bắt đầu khởi sự. Có một miếng dạ để lót yên ngựa đóng vào chỗ tường đã nát ở phía góc nhà, ngay sau chiếc bàn, để che gió khỏi lùa qua những khe hở thổi vào làm tắt đèn. Tôi luốn xuống gầm bàn, nâng miếng dạ lên rồi cưa một lỗ chỉ đủ để người tôi chui lọt. Thật là một việc mất khá nhiều thì giờ, nhưng tôi cũng cố gắng làm đến cùng. Giữa lúc ấy có tiếng súng của bố tôi nổ ở trong rừng. Tôi xoá sạch những dấu vết, buông miếng dạ phủ xuống rồi dấu cưa đi. Vừa xong thì bố tôi bước về.

Nhìn ông ấy lúc đó vẻ như không được vui. Vả lại vốn dĩ đã như thế rồi. Ông ấy nói là vừa ở dưới tỉnh về, và công việc thì hỏng bét cả. Ông trạng sư bảo bố tôi sẽ được kiện và được tiền, nếu như họ đem việc này ra phân xử. Nhưng rồi họ kiếm cách kéo dài việc ấy ra, mà lão chánh Thatcher thì lão ta thạo về cái món này lắm. Rồi ông ấy lại nói người ta ở ngoài tỉnh đang mong có một vụ xử nữa để cho tôi được thoát khỏi tay bố tôi, rồi đưa tôi trở về với bá goá để bà ta che chở cho, mà họ lại cho rằng lần này thì nhất định được. Điều đó làm cho tôi rất bối rối, vì ý tôi không muốn trở về với bà goá để mà bị trói buộc và để được khai hóa như tôi vẫn nói. Xong đó, bố tôi bắt đầu chửi, chửi tất cả mọi thứ, tất cả mọi người. Nghĩ đến người nào chửi người ấy. Chửi mãi chửi mãi để ra điều rằng ông ấy không có chừa một ai, rồi sau khi đã chửi hết cả lượt thì ông ấy làm một câu chửi tóm tắt, kể cả một số lớn người mà ông ấy không biết tên tuổi nữa. Nghĩa là những người mà mỗi khi nhắc đến để chửi thì ông ấy phải gọi là cái thằng gì.. gì. Chửi chán rồi quay lại chửi từ đầu.
Ông ấy nói là để xem bà goá định bắt tôi về như thế nào. Ông ấy sẽ canh gác tôi cẩn thận, nêu họ định bày ra trò gì để lừa ông ấy thì có một chỗ cách đây sáu bảy dặm ông ấy sẽ đem tôi đi nhét vào đó, tha hồ cho họ đi săn lùng, lùng đến chán thì thôi cũng không thể tìm thấy tôi được. Điều đó làm cho tôi chột dạ. Nhưng chỉ một phút thôi. Vì tôi đã tính rằng tôi sẽ chẳng còn ở đây cho đến lúc ông ấy làm cái chuyện kia nữa đâu.
Ông ấy sai tôi ra ngoài thuyền lấy những thư ông ấy vừa mang về. Có một bao mỳ khoảng hơn hai chục cân, một miếng mỡ, đạn và bốn chai rượu uýt sky lớn, có cả một quyển sách cũ với hai tờ báo để lau chùi, và vài thứ lặt vặt khác nữa. Tôi vác tất cả lên, bước ra để xuống mũi thuyền rồi ngồi nghỉ. Tôi nghĩ mãi trong bụng, tính rằng lúc nào trốn đi sẽ mang theo khẩu súng với mấy cái cần câu chạy vào rừng. Tôi định sẽ không ở lỳ một chỗ mà sẽ đi khắp nơi trong xứ, sẽ đi về đêm, vừa săn bắn vừa câu cá mà sống. Cứ như vậy đi thật xa để cho bố tôi và bà goá không bao giờ có thể tìm thấy tôi nữa. Tôi đã nghĩ sẽ cưa đứt hẳn miếng gỗ và chuồn ngay đi đêm đó nếu mà bố tôi đã say khướt rồi, mà tôi đoán thế nào ông ấy cũng say. Tôi nghĩ quá nhiều về chuyện đó đến nỗi không biết mình ngồi đây đã bao lâu. Tới lúc bố tôi hét lên gọi, hỏi tôi là ngủ hay chết đuối ở đó.
Tôi vác tất cả mọi thứ vào trong lều. Lúc ấy, trời đã sắp tối. Trong khi tôi đang chuẩn bị bữa ăn chiều, ông ấy lại nốc thêm vào cốc rượu nữa, ấm người lên rồi, ông ấy lại đi gây sự. Lúc trước ở dưới tỉnh ông ấy cũng đã say khướt rồi, đêm nào cũng ngủ ngoài vệ đường, trông rất thảm hại, người ta có thể cho ông ấy là Ađam. Khắp người đầy những bùn, khi rượu ngấm vào rồi ông ấy thường hay tìm đến gặp chính phủ. Lần này đến ông ấy nói.
– Hừ! Thế mà cũng gọi là chính phủ à? Thử xem nó đã làm sao nào. Này là pháp luật này. Pháp luật sẵn sàng bắt con người ta đem đi đấy hử? Đứa con riêng của người ta phải lo lắng vất vả mất bao nhiêu công phu nuôi dậy. Phải, đúng thế, người ta có con nuôi cho khôn lớn, đến lúc nó sắp sửa đi làm đi ăn để kiếm cái gì nuôi nấng đỡ đần cho bố thì bây giờ hoá ra như vậy. Pháp luật làm ra để giúp đỡ người ta chứ. Thế mà cũng gọi là chính phủ! Chẳng phải chính phủ đếch gì cả. Pháp luật đi ủng hộ cái lão chánh Thatcher ấy và giúp nó lấy hết cả cơ nghiệp của tôi à? Đây này, pháp luật làm thế này đây; pháp luật lấy người ta sáu nghìn đô la rồi dồn người ta vào một cái bẫy cũ kỹ ở một cái nhà như thế này này, để người ta phải đi lang thang, với những quần áo cho lợn mặc cũng không đáng. ấy thế mà cũng gọi là chính phủ. Với cái chính phủ như thế này thì người ta chằng ai có quyền gì cả. Có lúc tôi nghĩ rằng thà cứ nhất quyết bỏ cái xứ này mà đi còn hơn. Phải, tôi nói với mọi người như vậy đấy, tôi nói thẳng vào mặt lão Thatcher như vậy đấy. Vô khối người đã nghe tôi nói thế và có thể chứng thực là tôi đã nói thế. Tôi bảo rằng chỉ cần cho tôi hai xu là lập tức bỏ cái xứ đang nguyền rủa này mà đi ngay và không bao giờ thèm quay trở về nữa. Mà ai cũng nói thể cả. Đây này, hãy thử nhìn cái mũ của tôi xem – nếu như các ngày còn có thể gọi nó là cái mũ, cái chóp thì bật ra, còn cái quả mũ thì tụt xuống mặt đến tận cằm. Làm sao còn ra cái mũ được nữa. Chui đầu vào cái mũ thì khác nào như nhét vào cái ống khói lò sưởi. Đây này, nhìn xem, cái mũ tôi đội nó thế này này. Nếu như tôi có được đủ những quyền lợi của tôi thì tôi đã là một trong những người giầu có nhất tỉnh rồi…

À, phải, phải, cái chính phủ này thật tốt lắm. Đấy, thử xem. Có một anh da đen tự do ở Ohio đến, anh ta lại da trắng, gần như một người da trắng. Anh ta mặc một chiếc áo sơ mi trắng nhất chưa ai thấy bao giờ, đội một cái mũ bảnh nhất. Không ai trong tỉnh này lại có quần áo đẹp hơn của anh ta; rồi anh ta lại có chiếc đồng hồ vàng, với dây vàng, có một chiếc gậy đầu bịt bạc, thật là một tay triệu phú, tóc hoa râm, ghê gớm nhất xứ này. Các ngài nghĩ sao? Thiên hạ bảo anh là một giáo sư đại học, có thể nói các thứ tiếng, biết đủ mọi thứ. Mà đó cũng chưa phải là cái tệ nhất đâu. Họ còn bảo rằng anh ta cứ ngồi ở nhà cũng có thể bầu cử được. À, thế thì ai mà nghe được cơ chứ. Tôi nghĩ không biết cái xứ này rồi sẽ ra làm sao đây? Hôm bầu cử, tôi sắp sửa đi bỏ phiếu – nếu như tôi không say rượu và có thể đi tới đi được – thì bỗng nghe nói rằng ở nước này có một bang người ta không cho người da đen bầu cử, thì tôi lập tức rút ngay phiếu lại. Tôi bảo rằng tôi sẽ không bao giờ thèm đi bầu cử, trong xứ muốn nói tôi ra sao thì nói. Tôi còn sống một ngày nào nhất định tôi sẽ không đi bỏ phiếu. Cứ nhìn thái độ thản nhiên của anh da đen đó thì xem, anh ra sẽ không sẵn sàng nhường chỗ cho tôi đâu, nếu như tôi không đẩy anh ta sang một bên. Tôi bảo mọi người rằng tại sao lại không đem anh da đen ấy mà bán đấu giá? Tôi chỉ cần biết thế. Các ngài có hiểu người ta trả lời tôi thế nào không? Còn thế nào nữa, họ nói rằng anh ta đến xứ này chưa được sáu tháng nên không thể đem bán được. à, thì ra đây là một cái chính phủ tự cho mình là chính phủ, và cứ khăng khăng mãi rằng mình là chính phủ, tưởng như thế là chính phủ; ấy thế mà cứ lặng thinh đến sáu tháng mới dám đụng chạm đến một anh da đen đi cướp của, gớm ghiếc; mặc áo sơ mi trắng và tự do đàng hoàng ấy, Rồi thì…

Bố tôi vừa nói vừa đi lại như vậy, và cũng không để ý rằng đôi chân đã già nhưng còn dẻo dai ấy đưa mình đến tận đâu. Bỗng thế nào ngã dúi cả đầu vào cái thùng thịt muối, sứt cả hai ống chân. Thôi, thế là phần cuối bài diễn văn của ông ấy biến thành một thứ ngôn ngữ hết sức soi nổi – phần lớn vẫn chỉ nói đến anh da đen và chính phủ – trong khi ông ấy bực mình đã cái thùng lăn khắp nhà. Ông ây đi lò cò một chân quanh phòng, tay ôm một bên ống chân, rồi thả xuống rồi lại ôm chân kia, rồi bắt thình lình co chân đạp vào cái thùng một nhát rất mạnh. Nhưng chẳng may thế nào vì một bên giầy há mõm có mấy ngón chân thò ra. Đâm vào cái thùng; ông ấy kêu rú lên một tiếng nghe rợn tóc gáy; thế là ông ấy lăn ra đất, tay ôm lấy đầu ngón chân. Bây giờ thì không biết ông ấy chửi tôi bao giờ. Sau này, chính là ông ấy cũng nói lại như vậy. Ông ấy đã từng nghe nói đến cụ Sowberry Hagan hồi còn oanh liệt và bảo rằng cụ đã ảnh hưởng đến ông ấy. Nhưng tôi thì cho rằng có lẽ đó chỉ là chuyện bố tôi bịa đặt ra mà thôi.
Ăn bữa chiều xong, bố tôi lại vớ lấy chai rượu, bảo là trong đó còn đủ để uống hai lần bình thường và một lần thật say nữa. Lần nào cũng nói vậy. Tôi đã định bụng rằng trong khoảng độ một giờ đồng hồ thì ông ấy sẽ say mềm không biết gì nữa, lúc đó tôi sẽ lấy cắp cái chìa khoá hoặc cưa đứt hẳn miếng gỗ để chui ra; một trong hai cách. Bố tôi vẫn uống tì tì rồi lát sau nằm vật xuống giường. Nhưng thật là tôi chẳng gặp may tý nào. Không phải là bố tôi ngủ say, mà chỉ mệt thôi. Ông ấy làu nhàu, lèm nhèm, quay bên này, giở bên kia một lúc lâu. Sau cùng, tôi chờ mãi cũng buồn ngủ quá không sao mở mắt được nữa. Thành ra, trước khi hiểu rằng mình ra sao thì tôi đã ngủ tít từ lúc nào mà ngọn nến thì vẫn đang cháy.

Tôi không rõ mình đã ngủ được bao nhiêu lâu; nhưng bỗng có tiếng hét làm tôi giật mình tỉnh dậy. Nhìn bố tôi mặt rất giận dữ, chạy quanh từ góc này sang góc kia, miệng thì hét có rắn. Ông ấy bảo rắn bò lên chân rồi bỗng vùng dậy la hét, kêu là có một con mổ vào má. Tôi chả thấy con rắn đâu cả, còn ông ấy thì cứ vẫn chạy quanh ở trong nhà, miệng kêu: Bắt nó ra! Bắt nó ra! Nó cắn vào cổ tôi đây này! Chưa bao giờ tôi thấy ai có đôi mắt dữ tợn như thế. Được một lúc, ông ấy mệt quá ngã vật xuống thở dốc; rồi lặn người đi rất nhanh, chân đập phải mọi đồ đạc trong nhà, tay thì quờ quạnh đập vào không khí, miệng vẫn là hét, kêu rằng có ma quỷ ở đâu đến bắt ông ấy đi. Dần dần mệt quá, ông ấy nằm im một lúc, nhưng miệng vẫn rền rĩ. Rồi nằm im hẳn, không còn tiếng động gì nữa. Tôi vẳng nghe tiếng cú rúc và tiếng chó sói sửa trong rừng xa; và lúc đó không gian im lặng một cách khủng khiếp. Bố tôi vẫn nằm yên ở góc nhà. Lát sau, ông ấy nhổm dậy nghiêng đầu về một bên nghe ngóng, rồi nói khe khẽ:

– Lộc – cộc, lộc – cộc; người chết đi qua đây; lộc – cộc, lộc – cộc; chúng nó đuổi theo tôi đấy, nhưng tôi không đi đâu. Ôi, ôi, họ đã đến đây rồi này! Đừng mó vào người tôi! Đừng! Đừng! Cút đi, tay họ sao mà lạnh quá thế! Bỏ tôi ra nào! Ôi! ôi! Xin tha cho thằng khốn nạn này!
Rồi ông ấy quỳ cả bốn chân, vừa bò vừa lậy để người ta tha cho, rồi lại cuộn mình vào trong chăn, rồi lúc xuống gần chiếc bàn cũ bằng gốc thông; miệng vẫn van xin, van xin chán rồi khóc. Qua cái mền chăn, tôi nghe rõ mồn một từng tiếng.
Rồi lát sau nữa, ông ấy tung chăn ra đứng thẳng người lên. Mặt trông càng dữ tợn, nhìn chằm chặp vào tôi và bước đến gần. Ông ấy đuổi tôi chạy quanh trong nhà, tay cầm con dao nhíp, miệng gọi tôi là thần chết, và nói là sẽ giết tôi. Như vậy thành ra tôi không đến gần ông ấy được. Tôi van xin, bảo ông ấy rằng tôi chỉ là thằng Huck đấy thôi. Nhưng ông ấy cười lên một tiếng ghê rợn, gầm lên chửi lại và cứ thế đuổi tôi. Tôi chạy, rồi bỗng quay ngoắt người lại luồn dưới tay ông ấy, thế nào ông ấy quờ lại túm được lưng áo tôi. Tôi đã nghĩ bụng thôi thế là mình chết. Nhưng nhanh như chớp tôi lại tụt được áo ra và chạy thoát. Được một chốc, ông ấy mệt quá quỵ xuống, dựa lưng vào cánh cửa, vào bảo rằng ông ấy nghỉ một phút rồi sẽ giết tôi. Ông ấy nhét con dao xuống đít, bảo là ngủ một tí cho khoẻ đã rồi sẽ cho tôi biết tay.
Rồi ông ấy gật gà ngủ. Lát sau, tôi chui tụt vào gầm ghế, khe khẽ nhoi lên, không có một tí tiếng động nào và tôi nhấc khẩu súng xuống. Tôi rút cái quy lát ra để coi lại chắc chắn xem có đàn không, rồi tôi đặt súng lên trên cái thùng củ cải, chĩa miệng súng vào đúng bố tôi. Rồi tôi ngồi yên đó chờ xem ông ấy có đụng đậy gì không. Lúc đó sao mà thời gian đi chậm chạp và lặng lẽ thế.

Bình luận