Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn

Chương XXXII

Tác giả: Mark Twain

Khi đi đến đó thì thấy tất cả đều yên tĩnh như ngày chủ nhật. Trời nắng gay gắt. Mọi người đã ra đồng làm việc. Chỉ có tiếng vo ve của đàn ruồi lại càng làm cho không khí thêm buôn bã. Tôi có cảm giác như mọi người đều chết cả. Mọi làn gió thổi qua làm rung rinh những đám lá, cảnh vật càng thêm buồn. Nói chung nhìn cảnh này, người ta chỉ muốn chết để quên đi tất cả.

Trại của ông Phelps là một đồn điền nhỏ trồng bông có một hàng rào sắt chạy quanh. Một cái cổng làm bằng những mảnh gỗ cưa vụn. Trong sân có mấy đám cỏ, trơ trụi xơ xác. Một căn nhà gỗ hai gian cho người da trắng ở, gỗ xẻ nhỏ, chắp với nhaư bằng vữa đã nhiều lần được quet vôi. Một căn bếp, có cái mái rộng bắc cầu lên nhà trên. Một cái nhà để củi ở sau bếp. Ba căn buồng cho người da đen ở ngay bên. Cạnh hàng rào, phía sau, có một cái lều nhỏ để đổ tro than. Trên cửa bếp, lổng chổng mấy thùng đựng nước. Chó nằm sưởi nắng. Trong góc vườn có vài ba bóng cây lèo tèo. Ngoài hàng rào lại có một mảnh vườn nữa với một giàn dưa. Sau đó là cánh đồng bông, sau cánh đồng bông là khu rừng.

Tôi đi quanh một vòng rồi trèo lên cái mái nhà để tro bước vào phía bếp. Đi được vài bước, tôi nghe thấy một tiếng sè của bánh xe vang lên một hồi, rồi dần dần lặng đi. Lúc đó, tôi muốn chết quá vì tiếng ấy sao mà thảm thương đến vậy. Tôi vẫn đi thẳng vào, trong đầu chưa nghĩ được điều gì, mà chỉ phó mặc cho Thượng Đế.
Đi được nửa chừng, một con chó, rồi một con khác nhảy xổ đến. Cố nhiên là tôi đứng im, nhìn nó. Đến gần nửa phút, tôi như bị quay đứng giữa một cái vòng bánh xe để đối phó với lũq chó. Đến mười lăm con vây chung quanh, giơ thẳng mõm vào tôi, sủa rít lên. Vài con khác chui qua hàng rào và từ các góc vườn kéo đến vây kín lấy tôi.
Một người đàn bà da đen ở trong bếp chạy ra, trong tay cầm cái chầy lăn bột, đuổi chó! Chị ta quật cho mỗi con một nhát, chúng kêu ăng ẳng chạy đi. Thế rồi chỉ một giây sau, chungs quay lại, quẫy đuôi chung quanh tôi ra vẻ thân thiện lắm.
Theo sau người đàn bà da đen là một đứa con gái và hai thằng con trai da đen, chỉ mặc một cái áo vải dày, đến bíu lấy áo mẹ và nấp sau lưng mẹ mà nhìn tôi sợ sệt, như mọi đứa trẻ da đen khác vẫn thường như thế. Rồi thấy một người đàn bà da trắng từ trong nhà bước ra, chừng bốn nhăm năm mười tuổi, đầu trần, trên tay đang cầm que đan, theo sau là mấy đứa trẻ da trắng, cùng nấp sau mẹ mà nhìn tôi. Bà ta cười với một vẻ rất mừng rỡ và nói:
– Cháu đấy ư?
Tôi chưa kịp nghĩ gì đã trả lời ngay:
– Thưa bà, vâng ạ
Bà ta ôm chặt lấy tôi, nước mắt tuôn ra ròng ròng. Ôm và lay chưa đủ, bà ta còn lien mồm:
– Cháu không giống mẹ cháu lắm như cô tưởng. Nhưng lạy Chúa, dì nhìn thấy cháu là mừng lắm rồi! Dì chỉ muốn cắn ngay cháu một cái! Các con ơi, anh họ Tom của các con đây này! Chào anh đi!
Nhưng chúng nó vẫn đút ngón tay vào miệng và nấp sau mẹ. Bà ta nói tiếp:
– Lize, mang đồ ăn nóng lên cho cậu đi này. Hay là cháu đã ăn sáng trên tàu rồi?
Tôi nói đã ăn ở trên tàu. Bà ta dắt tôi vào trong nhà, lũ trẻ chạy theo sau. Vào nhà rồi, bà tôi đặt tôi ngồi xuống một chiếc ghế tựa rồi bà ta lại ngồi xuống một chiếc ghế đẩu con, cầm lấy hai tay tôi, hỏi:
– Nào, để dì nhìn kĩ mặt cháu của di một chút. Thật bõ bao nhiêu năm dì mong chờ cháu. Sao cháu đến muộn thế, hay là tàu mắc cạn?
– Thưa bà vâng, tàu bị…

– Cháu đừng gọi là bà mà gọi là di Saly. Thế tàu mắc cạn ở đâu?

Tôi không biết nói ngay thế nào, vì tôi không biết tàu ở trên xuống hay ở dưới lên. Nhưng tôi đoán là đó là tàu ở dưới Orleans lên. Nhưng như thế vẫn chưa yên tâm vì tôi không biết tên những bến dưới đó. Tôi nghĩ rằng cần phải bịa ra một cái tên hay là giả quên mất chỗ bị mắc cạn, hay là… Tôi bỗng nảy ra một ý, tôi nói:
– Không phải là tàu bị mắc là bị nổ nồi hơi.
– Lạy Chúa, có ai việc gì không?
– Không ạ, chỉ có một tên da đen bị chết.
– May quá. Mấy lần trước, vẫn có người bị thương đấy. Cách đây hai năm, chú Silas của cháu đi từ dưới Newsrleans lên, tàu Lally Rocck cũng nổ nồi hơi và làm một người bị thương. Hình như về sau người đó chết. Chú Silas có quen một nhà ở Baton Rouge biết anh ta lắm. à, cô nhớ ra rồi, anh ta đã chết. Chú Silas đến đấy lần nào cũng nhắc đến cháu. Chú vừa đi cách đây không quá một giờ, lát nữa sẽ về. Chắc cháu gặp chú ở trên đường rồi phải không? Ông ấy già nên hơi lú lẫn…
– Cháu không gặp ai cả, di Saly ạ. Tàu cập bến từ sáng sớm, cháu còn để hành lý ở trên bến và đi dạo quanh thị trấn để khỏi về đây sớm quá.
– Cháu gửi hành lý cho ai?
– Cháu không gửi ai cả
– Nhỡ người ta ăn cắp thì sao?
– Không, cháu giấuvào một chỗ kín lắm, không ai lấy được.
– Cháu đến sớm như vậy thì làm sao ăn sáng được?

– Ông thuyền trưởng thấy cháu đứng gần đó đã dẫn cháu vào phòng ăn của thủy thủ và cho ăn nhiều thứ lắm.

Tôi cảm thấy bồn chồn nên không nghe thấy rõ nữa. Tôi chỉ muốn kéo lũ trẻ kia đi ngay để hỏi dò xem tôi là ai. Nhưng bà Phelps cứ bám lấy tôi, hỏi tôi hết chuyện này sang chuyện khác. Lát sau, bà hỏi tôi một câu làm tôi giật bắn cả người.
– Thôi, bây giờ cháu nói cho dì biết về mẹ cháu và mọi người trong gia đình nhé. Cháu nghĩ gì và nhớ được những gì thì cứ nói lại với dì hết đi nào.
Tôi cứng họng. Thượng Đế đã bỏ tôi rồi. Thôi thì đành phải liều vậy. Tôi đã mở miệng định nói, nhưng bỗng bà ấy kéo tôi ra đẩy vào đằng sau giường và nói:
– Chú về đây này! Cúi đầu xuống, thấp nữa, để chú mày không nhìn thấy. Dì trêu chú cho vui. Các con đừng nói gì nghe không?
Bây giờ, tôi đang ở trong tình thế khó xử, nhưng lo cũng chẳng ích gì, chỉ có việc đứng im, và sẵn sàng chờ chết thôi.
Ông già bước vào nhà. Bị giường che khuất nên tôi không thấy gì. Bà Phelps chạy ùa ra, hỏi:
– Nó đến chưa?
– Chưa – Ông chồng đáp.
– Hay nó lại gặp chuyện không hay rồi?
Ông kia trả lời:
– Không biết được. Tôi cũng thấy lo lắm.
– Lo à? Tôi còn điên người lên đây này. Lẽ ra nó phải tới rồi chứ, hay giữa đường ông không nhìn thấy nó?
– Saly, làm sao gặp mà lại không nhận ra nó được.
– Thế nào chị ấy cũng tránh mình. Đáng lẽ nó phải về tới đây rồi. Có lẽ ông không thất nó đấy thôi.

Nó…

– Thôi bà đừng nói gì nữa. Tôi cũng đang rối cả ruột lên đây. Nhưng chẳng có lý do gì mà nó lại tới rồi, không thể nào nó tới rồi mà tôi lại không gặp. Kinh khủng quá, chắc là lại có chuyện gì xảy ra trên tàu rồi.

– Kìa, Silas, ông có nhìn trên đường kia kìa, có phải ai đến đó không?
Ông ta nhô người ra phía cửa sổ ngay ở trên đầu giường, ngay lúc đó bà ta cúi nhanh xuống chân giường kéo tôi ra, tôi bước ra, và lúc ông kia quay lại thấy bà vợ đứng đó tươi cười, mặt đỏ lên như một cái bếp lửa, còn tôi thì đứng bên cạnh rụt rè, e sợ. Ông ta nhìn tôi chằm chằm rồi hỏi:
– Ai vậy?
– Ông không biết ai đấy ư?
– Không, tôi chịu thôi.
– Tom Sawyer đấy!
Suýt nữa thì tôi ngất xỉu, ngã vật xuống đất. Nhưng ông kia đã nắm lấy tay tôi, lay lay mãi, còn bà vợ thì nhảy vòng quanh, vừa cười, vừa nói. Hai vợ chồng hỏi tôi bao nhiêu câu về Sid, về Mary với tất cả bà con trong họ hàng.
Nhưng họ vui một thì tôi vui mười. Tôi thấy như mình lại mới sinh ra, tôi vui mừng vì được biết tôi là ai. Hai tiếng đồng hồ vừa qua, tôi đã sợ hút hồn. Tôi có nói thêm cho họ biết nhiều cái nữa về gia đình tôi – nghĩa là nói về gia đình nhà thằng Tom Sawyer ấy. Rồi tôi kể lại chuyện tàu bị nổ nồi hơi ở sông Trắng, và phải ở lại đó ba ngày. Đến lúc này thì tôi đã thấy khá yên tâm, nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo. Đóng vai Tom Sawyer thì dễ dàng lắm, nhưng tôi lại thót tim khi nghe thấy tiếng tàu chạy xình xịch ngoài sông vì nhỡ thằng Tom nó đi chuyến tàu ấy đến thì sao?
Không thể để như vậy được. Tôi phải ra ngoài đường mà đón nó trước. Nghĩ vậy, tôi bảo mọi người rằng tôi muốn đi lấy hành lý về. Ông chồng cũng muốn đi với tôi, nhưng tôi từ chối, vì tôi cũng tự đánh xe ngựa đi được và không muốn làm phiền đến ông.

Khi đi đến đó thì thấy tất cả đều yên tĩnh như ngày chủ nhật. Trời nắng gay gắt. Mọi người đã ra đồng làm việc. Chỉ có tiếng vo ve của đàn ruồi lại càng làm cho không khí thêm buôn bã. Tôi có cảm giác như mọi người đều chết cả. Mọi làn gió thổi qua làm rung rinh những đám lá, cảnh vật càng thêm buồn. Nói chung nhìn cảnh này, người ta chỉ muốn chết để quên đi tất cả.

Trại của ông Phelps là một đồn điền nhỏ trồng bông có một hàng rào sắt chạy quanh. Một cái cổng làm bằng những mảnh gỗ cưa vụn. Trong sân có mấy đám cỏ, trơ trụi xơ xác. Một căn nhà gỗ hai gian cho người da trắng ở, gỗ xẻ nhỏ, chắp với nhaư bằng vữa đã nhiều lần được quet vôi. Một căn bếp, có cái mái rộng bắc cầu lên nhà trên. Một cái nhà để củi ở sau bếp. Ba căn buồng cho người da đen ở ngay bên. Cạnh hàng rào, phía sau, có một cái lều nhỏ để đổ tro than. Trên cửa bếp, lổng chổng mấy thùng đựng nước. Chó nằm sưởi nắng. Trong góc vườn có vài ba bóng cây lèo tèo. Ngoài hàng rào lại có một mảnh vườn nữa với một giàn dưa. Sau đó là cánh đồng bông, sau cánh đồng bông là khu rừng.

Tôi đi quanh một vòng rồi trèo lên cái mái nhà để tro bước vào phía bếp. Đi được vài bước, tôi nghe thấy một tiếng sè của bánh xe vang lên một hồi, rồi dần dần lặng đi. Lúc đó, tôi muốn chết quá vì tiếng ấy sao mà thảm thương đến vậy. Tôi vẫn đi thẳng vào, trong đầu chưa nghĩ được điều gì, mà chỉ phó mặc cho Thượng Đế.
Đi được nửa chừng, một con chó, rồi một con khác nhảy xổ đến. Cố nhiên là tôi đứng im, nhìn nó. Đến gần nửa phút, tôi như bị quay đứng giữa một cái vòng bánh xe để đối phó với lũq chó. Đến mười lăm con vây chung quanh, giơ thẳng mõm vào tôi, sủa rít lên. Vài con khác chui qua hàng rào và từ các góc vườn kéo đến vây kín lấy tôi.
Một người đàn bà da đen ở trong bếp chạy ra, trong tay cầm cái chầy lăn bột, đuổi chó! Chị ta quật cho mỗi con một nhát, chúng kêu ăng ẳng chạy đi. Thế rồi chỉ một giây sau, chungs quay lại, quẫy đuôi chung quanh tôi ra vẻ thân thiện lắm.
Theo sau người đàn bà da đen là một đứa con gái và hai thằng con trai da đen, chỉ mặc một cái áo vải dày, đến bíu lấy áo mẹ và nấp sau lưng mẹ mà nhìn tôi sợ sệt, như mọi đứa trẻ da đen khác vẫn thường như thế. Rồi thấy một người đàn bà da trắng từ trong nhà bước ra, chừng bốn nhăm năm mười tuổi, đầu trần, trên tay đang cầm que đan, theo sau là mấy đứa trẻ da trắng, cùng nấp sau mẹ mà nhìn tôi. Bà ta cười với một vẻ rất mừng rỡ và nói:
– Cháu đấy ư?
Tôi chưa kịp nghĩ gì đã trả lời ngay:
– Thưa bà, vâng ạ
Bà ta ôm chặt lấy tôi, nước mắt tuôn ra ròng ròng. Ôm và lay chưa đủ, bà ta còn lien mồm:
– Cháu không giống mẹ cháu lắm như cô tưởng. Nhưng lạy Chúa, dì nhìn thấy cháu là mừng lắm rồi! Dì chỉ muốn cắn ngay cháu một cái! Các con ơi, anh họ Tom của các con đây này! Chào anh đi!
Nhưng chúng nó vẫn đút ngón tay vào miệng và nấp sau mẹ. Bà ta nói tiếp:
– Lize, mang đồ ăn nóng lên cho cậu đi này. Hay là cháu đã ăn sáng trên tàu rồi?
Tôi nói đã ăn ở trên tàu. Bà ta dắt tôi vào trong nhà, lũ trẻ chạy theo sau. Vào nhà rồi, bà tôi đặt tôi ngồi xuống một chiếc ghế tựa rồi bà ta lại ngồi xuống một chiếc ghế đẩu con, cầm lấy hai tay tôi, hỏi:
– Nào, để dì nhìn kĩ mặt cháu của di một chút. Thật bõ bao nhiêu năm dì mong chờ cháu. Sao cháu đến muộn thế, hay là tàu mắc cạn?
– Thưa bà vâng, tàu bị…

– Cháu đừng gọi là bà mà gọi là di Saly. Thế tàu mắc cạn ở đâu?

Tôi không biết nói ngay thế nào, vì tôi không biết tàu ở trên xuống hay ở dưới lên. Nhưng tôi đoán là đó là tàu ở dưới Orleans lên. Nhưng như thế vẫn chưa yên tâm vì tôi không biết tên những bến dưới đó. Tôi nghĩ rằng cần phải bịa ra một cái tên hay là giả quên mất chỗ bị mắc cạn, hay là… Tôi bỗng nảy ra một ý, tôi nói:
– Không phải là tàu bị mắc là bị nổ nồi hơi.
– Lạy Chúa, có ai việc gì không?
– Không ạ, chỉ có một tên da đen bị chết.
– May quá. Mấy lần trước, vẫn có người bị thương đấy. Cách đây hai năm, chú Silas của cháu đi từ dưới Newsrleans lên, tàu Lally Rocck cũng nổ nồi hơi và làm một người bị thương. Hình như về sau người đó chết. Chú Silas có quen một nhà ở Baton Rouge biết anh ta lắm. à, cô nhớ ra rồi, anh ta đã chết. Chú Silas đến đấy lần nào cũng nhắc đến cháu. Chú vừa đi cách đây không quá một giờ, lát nữa sẽ về. Chắc cháu gặp chú ở trên đường rồi phải không? Ông ấy già nên hơi lú lẫn…
– Cháu không gặp ai cả, di Saly ạ. Tàu cập bến từ sáng sớm, cháu còn để hành lý ở trên bến và đi dạo quanh thị trấn để khỏi về đây sớm quá.
– Cháu gửi hành lý cho ai?
– Cháu không gửi ai cả
– Nhỡ người ta ăn cắp thì sao?
– Không, cháu giấuvào một chỗ kín lắm, không ai lấy được.
– Cháu đến sớm như vậy thì làm sao ăn sáng được?

– Ông thuyền trưởng thấy cháu đứng gần đó đã dẫn cháu vào phòng ăn của thủy thủ và cho ăn nhiều thứ lắm.

Tôi cảm thấy bồn chồn nên không nghe thấy rõ nữa. Tôi chỉ muốn kéo lũ trẻ kia đi ngay để hỏi dò xem tôi là ai. Nhưng bà Phelps cứ bám lấy tôi, hỏi tôi hết chuyện này sang chuyện khác. Lát sau, bà hỏi tôi một câu làm tôi giật bắn cả người.
– Thôi, bây giờ cháu nói cho dì biết về mẹ cháu và mọi người trong gia đình nhé. Cháu nghĩ gì và nhớ được những gì thì cứ nói lại với dì hết đi nào.
Tôi cứng họng. Thượng Đế đã bỏ tôi rồi. Thôi thì đành phải liều vậy. Tôi đã mở miệng định nói, nhưng bỗng bà ấy kéo tôi ra đẩy vào đằng sau giường và nói:
– Chú về đây này! Cúi đầu xuống, thấp nữa, để chú mày không nhìn thấy. Dì trêu chú cho vui. Các con đừng nói gì nghe không?
Bây giờ, tôi đang ở trong tình thế khó xử, nhưng lo cũng chẳng ích gì, chỉ có việc đứng im, và sẵn sàng chờ chết thôi.
Ông già bước vào nhà. Bị giường che khuất nên tôi không thấy gì. Bà Phelps chạy ùa ra, hỏi:
– Nó đến chưa?
– Chưa – Ông chồng đáp.
– Hay nó lại gặp chuyện không hay rồi?
Ông kia trả lời:
– Không biết được. Tôi cũng thấy lo lắm.
– Lo à? Tôi còn điên người lên đây này. Lẽ ra nó phải tới rồi chứ, hay giữa đường ông không nhìn thấy nó?
– Saly, làm sao gặp mà lại không nhận ra nó được.
– Thế nào chị ấy cũng tránh mình. Đáng lẽ nó phải về tới đây rồi. Có lẽ ông không thất nó đấy thôi.

Nó…

– Thôi bà đừng nói gì nữa. Tôi cũng đang rối cả ruột lên đây. Nhưng chẳng có lý do gì mà nó lại tới rồi, không thể nào nó tới rồi mà tôi lại không gặp. Kinh khủng quá, chắc là lại có chuyện gì xảy ra trên tàu rồi.

– Kìa, Silas, ông có nhìn trên đường kia kìa, có phải ai đến đó không?
Ông ta nhô người ra phía cửa sổ ngay ở trên đầu giường, ngay lúc đó bà ta cúi nhanh xuống chân giường kéo tôi ra, tôi bước ra, và lúc ông kia quay lại thấy bà vợ đứng đó tươi cười, mặt đỏ lên như một cái bếp lửa, còn tôi thì đứng bên cạnh rụt rè, e sợ. Ông ta nhìn tôi chằm chằm rồi hỏi:
– Ai vậy?
– Ông không biết ai đấy ư?
– Không, tôi chịu thôi.
– Tom Sawyer đấy!
Suýt nữa thì tôi ngất xỉu, ngã vật xuống đất. Nhưng ông kia đã nắm lấy tay tôi, lay lay mãi, còn bà vợ thì nhảy vòng quanh, vừa cười, vừa nói. Hai vợ chồng hỏi tôi bao nhiêu câu về Sid, về Mary với tất cả bà con trong họ hàng.
Nhưng họ vui một thì tôi vui mười. Tôi thấy như mình lại mới sinh ra, tôi vui mừng vì được biết tôi là ai. Hai tiếng đồng hồ vừa qua, tôi đã sợ hút hồn. Tôi có nói thêm cho họ biết nhiều cái nữa về gia đình tôi – nghĩa là nói về gia đình nhà thằng Tom Sawyer ấy. Rồi tôi kể lại chuyện tàu bị nổ nồi hơi ở sông Trắng, và phải ở lại đó ba ngày. Đến lúc này thì tôi đã thấy khá yên tâm, nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo. Đóng vai Tom Sawyer thì dễ dàng lắm, nhưng tôi lại thót tim khi nghe thấy tiếng tàu chạy xình xịch ngoài sông vì nhỡ thằng Tom nó đi chuyến tàu ấy đến thì sao?
Không thể để như vậy được. Tôi phải ra ngoài đường mà đón nó trước. Nghĩ vậy, tôi bảo mọi người rằng tôi muốn đi lấy hành lý về. Ông chồng cũng muốn đi với tôi, nhưng tôi từ chối, vì tôi cũng tự đánh xe ngựa đi được và không muốn làm phiền đến ông.

Bình luận