Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn

Chương XIX

Tác giả: Mark Twain

Lại vài ba ngày đêm nữa qua; tôi nghĩ rằng có thể nói là mấy đêm đó tôi qua, lướt qua, một cách yên tĩnh, êm dịu và nên thơ nữa. Đây này,chúng tôi đã qua những ngày giờ đó như thế này. Con sông vừa to vừa rộng – có chỗ đến một dặm, dặm rưỡi. Chúng tôi đi đêm đi ngày tìm chỗ kín ngủ. Cứ gần hết đêm thì thôi không chèo nữa, tìm chỗ nước lặng ở gần cái khe nào đó buộc bè lại, rồi chặt một ít cành cây bông dại hay cành liễu phủ lên bè, rồi thả dây câu xuống. Rồi nhảy xuống sông tắm cho mát mẻ tỉnh táo con người. Rồi ngồi chờ ở một bãi cát nào đó có nước sâu đến gối và chờ ánh sáng ban ngày đến. Chung quanh không một tiếng động, hoàn toàn yên tĩnh, hình như khắp cả thể giới đều ngủ cả. Có lẽ thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng ễch ương kêu. Vật đầu tiên trông thấy ở bên kia mặt nước chỉ là một rặng cây dài im lặng, không thể thấy gì khác. Rồi một mảnh nhàn nhạt trên nền trời, mảnh nhạt đó tỏa dần ra, dòng sông cũng như rộng thêm ra nữa; không còn là đen nữa mà xam xám. Xa xa có thể thấy được những chấm đen trôi xuôi, trôi mãi, những chiếc thuyền buồm hay gì đó, những vật đen dài từ những bè gỗ. Đôi khi có thể nghe tiếng mái chèo vỗ nước, hay tiếng nói lao xao. Yên tĩnh quá nên tiếng càng vang đi xa. Chốc chốc lại thấy một vệt trên mặt nước, nhìn kỹ cái vẹt có thể nhận ra ngay đó là một cái cây bị nhổ bật cả rễ và cuốn trôi đi thành thử trông như vậy, rồi sương mù cuộn tròn thành từng cuộn trên mặt nước. Phía đông, trời bắt đầu ửng đỏ, rồi đến sông, và có thể chiếc lều gỗ ở ven rừng phía bên kia sông, có lẽ là một cái làn gỗ gì đó, nếu như ngờ là trong đó có gì thì có thể cho một con chó vào đấy mà sục sạo. Rồi gió lành lạnh thổi vào người, nghe man mát, êm dịu, thơm thơm mùi gỗ và hoa rừng. Nhưng cũng có khi không thể, trái lại có mùi cá chết quanh đó, xông lên, tanh nồng. Sau đó, trời sáng hẳn. Mọi vật đều như cười vui dưới nắng, và tiếng chim hót líu lo.

Lúc này dù có một chút khói bay lên cũng không ai thấy được. Chúng tôi nhắc vài con cá ở đầu dây lên làm một bữa ăn nóng sốt. Rồi chúng tôi lại ngồi nhìn dòng sông vắng vẻ.Người đã bắt đầu mệt mỏi, chúng tôi lăn ra ngủ. Chốc chốc lại tỉnh dậy, ngó ra ngoài xem có gì. Có lẽ là một chiếc tàu đang lụ khụ leo ngược dòng sông ở tít tận bờ bên kia; nhìn xa không thể nói rằng đó là tàu chân vịt đằng sau hay có guồng ở hai bên nách. Rồi một giờ đồng hồ nữa trôi qua, chẳng có gì mà xem, mà nghe nữa, chỉ là vắng lặng.
Lát sau có một chiếc bè trôi qua ở mé ngoài. Có lẽ trên bè có một thằng cha nào đang bổ củi, vì họ thường hay bổ củi ngay trên bè. Từ trong này nhìn ta họ có thể thấy cái rìu loáng giơ lên và đúng lúc cái rìu đưa lên quá đầu anh ta thì nghe kịch một cáim tiếng vang phải mất một lúc đi trên mặt nước rồi mới đến tai mình. Rồi chúng tôi lại nằm ườn ra đó lắng nghe yên tĩnh trở lại. Có một lần sương mù dày đặc, thuyền bè qua lại phải gõ leng keng vào soong chảo để cho tàu thủy khỏi đâm phải. Một chiếc phà hay bè gì đó đi qua chỗ chúng tôi, gần sát đến nỗi chúng tôi nghe rõ cả tiếng họ nói chuyện, văng tục và cười vang, rõ mồn một, tuy chẳng nhìn thấy gì, cứ như bị bưng mắt; lúc ấy thật là giống như tiếng ma lởn vởn trong không gian mà qua đó vậy. Jim bảo có lẽ là ma thật đấy. Tôi nói:

– Không đâu, nếu là mà thì nó đã chả nói: sương mù tan đi.
Rồi chẳng bao lâu nữa lại đến đêm, và chúng tôi lại ra đi. Bè ra đến giữa sông rồi, chúng tôi để mặc cho nó trôi, kệ cho dòng nước đưa tới đâu thì tới. Chúng tôi châm thuốc hút, thả chân xuống nước khuấy khuấy, và nói đủ các chuyện. Suốt ngày suốt đêm, chúng tôi chỉ cởi trần, muỗi cũng mặc. Cái bộ quần áo mà gia đình bà Buck may cho tôi đẹp quá thành ra mặc không thuận tiện. Vả lại tôi cũng không để ý đến quần áo lắm đâu.
Đôi khi thấy như cả một con sông này là thuộc về chúng tôi. Nhìn qua mặt nước, xa xa bên kia là bờ sông, và đảo, và có lẽ có một ánh lửa, một ngọn đền nến trong khung cửa sổ. Có khi lên trên mặt nước cũng có một vài ánh lửa nữa. Đó là đèn trên bè hay trên phà, và có lẽ lại được nghe cả tiếng đàn vĩ cầm hay tiếng hát vọng ra. Sống trên một chiếc bè hay chiếc mảng, thú vị biết bao nhiêu. Trên đầu chúng tôi chỉ có trời cao, lốm đốm những vì sao, và chúng tôi thường nằm ngửa lên nhìn trời, bàn cãi với nhau không biết rằng những ngôi sao đó là do ai làm ra đấy, tôi chỉ bảo là tự nó có. Tôi bảo nếu mà làm ra nhiều sao như vậy thì chắc phải mất nhiều ngày giờ lắm. Jim bảo đó là ông trăng ông ấy đẻ ra những ông sao kia chứ. ừ, mà nghe cũng có lý, nên tôi cũng không thể nói gì để bác cái thuyết đó đi được. Và vì tôi cũng đã trông thấy con ếch nó đẻ được nhiều lắm, như vậy thì cũng có thể là do ông trăng đẻ ra những ông sao ấy. Chúng tôi lại hay nhìn cả sao sa nữa, nhìn theo những vệt của nó chạy dài xuống chân trời. Jim bảo rằng đó là những ngôi sao hư hỏng, bay kìa khỏi tổ.

Một vài lần vào giờ tối đen, chúng tôi lại gặp tàu thuỷ đi qua, thỉnh thoảng nó lại phụt ra cả một bầu trời đầy những tia lửa từ ống khói, rồi những tỉa lửa ấy rơi xuống như mưa xuống sông, trông đẹp vô cùng. Rồi nó rẽ về một phía khác, ánh sáng lấp lánh của nó mờ dần, tiếng ùng ục của nó cũng ắng đi, và dòng sông lại trở lại im lặng. Một lát sau, khi chiếc tàu đã đi xa rồi, sóng của nó mới tới chỗ chúng tôi làm dập dềnh cái bè đôi chút; rồi thì chẳng nghe thấy gì nữa, mà cũng không thể nói được là bao lâu. Có lẽ trừ ra chỉ còn vài tiếng ếch nhái hay vật gì đó thôi.
Qúă nửa đêm, dân ở hai bên bờ đã ngủ cả, hai bờ sông lại tối om đến vài ba tiếng đồng hồ. Trong những khung cửa sổ không còn ánh lửa nữa. Những ánh lửa ấy chính là đồng hồ của chúng tôi. Khi ánh lửa đầu tiên hiện lên, đó là báo hiệu trời sắp sáng, thế là chúng tôi tìm chỗ giấu và buộc bè lại ngay.

Một buổi sáng, vào lúc mặt trời vừa mọc, tôi vớ được một chiếc xuồng, chèo qua một chỗ nước chảy xiết để đi lên phía bờ chính, chỉ cách đó vài trăm thước. Rồi chèo quá lên nữa chừng một dặm, đến chỗ có bụi cây gần một khi rừng thông để xem có kiếm được ít quả dâu nào chăng. Tôi vừa đi đến một chỗ hẻm chỉ bằng lối cho bò đi qua đó thì bỗng có hai người ở đâu từ trong con đường nhỏ đó chạy xộc ra. Tôi nghĩ bụng, thôi thế này là nguy rồi, bởi vì nếu như có ai đi tìm ai ở đây thì cũng chỉ là tôi hay Jim mà thôi. Tôi đang sắp chuồn thì mấy người kia đã chạy tới gần, gọi tôi và nhớ tôi cứu họ. Họ bảo họ có làm gì nên tội đau, thế mà người ta đang đuổi bắt. Rồi bảo là sắp có người có chó đuổi đến nơi bây giờ. Họ muốn nhảy ngay vào chiếc xuồng của tôi, nhưng tôi nói:
– ấy chớm, đừng làm thế. Tôi đã nghe thấy tiếng ngựa gì đâu. Các ông có đủ thì giờ chui qua cái bụi kia, theo con đường nhỏ đi lần xuống nước rồi lội vòng sang đây hãy xuống xuồng, như thế thì chó nó mới không đánh hơi tìm được.
Họ làm theo; tôi họ vừa bước lên xuồng là tôi chèo đi thật nhanh quay về chỗ chúng tôi giấu bè. Khoảng năm mươi phút sau thì thấy tiếng chó, tiếng người vừa sửa vửa la hét. Chúng tôi nghe thấy đám kia đã tới bụi cây, nhưng không nhìn thấy họ. Hình như họ dừng lại đó và sục sạo chung quanh một lát. Chúng tôi đi càng xa, không nghe thấy gì nữa. Đi được một quãng đến gần một dặm khuất rừng và ra đến sông lớn thì mọi thứ đều yên tĩnh. Chúng tôi rẽ vào cái khe rồi nấp vào đám ruộng bông; và thế là hoàn toàn yên tâm.
Một người trặc bảy mươi tuổi hay hơn, đầu hói và tóc mai đã bạc. Lão ta có một chiếc mũ rộng vành đã cũ, một chiếc áo lót màu xanh xám, một cái quần màu xanh đã cũ rách, đầu ống quần nhét vào cổ giầy. Trên tay lão ta khoác một chiếc áo ngoài có đuôi màu xanh và có khuy đồng óng ánh. Cả hai người đều đeo bị vừa to vừa nặng, và vừa bẩn.
Còn người kia trạc ba mươi tuổi, ăn mặc tầm thường.
Ăn sáng xong, chúng tôi nằm nghỉ, nói chuyện và cái đầu tiên là bây giờ mới vỡ lẽ ra hai người kia không ai biết ai cả.
Lão già hói đầu bảo anh kia:
– Anh có chuyện gì mà phải chạy trốn thế?
– Tôi bán một thứ hàng dùng để làm cho mất những vết đen cáu bẩn ở răng, nhưng không làm2 mất được vết đen mà lại làm mất cả men răng. Tôi nán ở lại thêm một đêm nữa và định chuồn thì giữa đường bắt gặp ông đang chạy về phía này, ông bảo tôi là họ đang đến và ông nhờ tôi giúp cho ông trốn đi với. Tôi mới bảo ông rằng chính tôi cũng đang sắp có tai vạ đây, thế là ông và tôi cùng chạy đấy. Đầu đuôi có thế thôi, thế ông có chuyện gì?

– Tôi ấy à, tôi đàng làm một trò quảng cáo để bỏ rượu. Làm đã được đến một tuần lễ, và ai cung thích cả, nhất là đám đàn bà thích lắm. Làm cái trò này cũng phát tài. Đây nhé, vào xem cứ tính mỗi người một hào, trẻ con và da đen không mất tiền, mỗi tối cũng được năm đến sáu đô la. Trỏ này đang có cơ phất thì bỗng đêm qua có người đi nói rằng tôi chỉ bịp thôi và chính tôi vẫn ngấm ngầm bán rượu. Sáng nay có một tên da đen đến lay tôi dậy và bảo người ta đang lặng lẽ tập hợp lại, đem cả chó cả ngựa đi bắt tôi về trừng trị và có thể sẽ đánh cho tôi một trận đau, rồi lại có thể bởi hắn ón lên đầu, nhổ hết cả râu tóc và đem tôi lặn trên đường sắt cũng chưa biết chừng. Tôi chả kịp ăn sáng gì cả, mà cũng không đói nữa.
Người kia nói:
– Ông bạn già ơi, tôi tính có lẽ hai chúng ta có thể cùng làm ăn với nhau được đấy, ông nghĩ thế
nào?
– Tôi thì dễ thôi. Nhưng anh làm nghề gì là chính?
– In báo. Đó là nghề chính của tôi. Thỉnh thoảng chế tạo vài thứ thuốc men. Diễn viên sân khấu chuyên về ngành bi kịch, ông biết không. Cũng có khi thuận tiện thì xoay ra nghề thôi miên, hoặc chữa bệnh thần kinh. Mà đổi nghề nữa thì dạy hát, dạy địa lý; có khi làm vài ba cuộc diễn thuyết. ồ, tôi làm nhiều thứ lắm. Có cái gì làm cái ấy cho nên cũng không làm cái gì lâu. Thế ông thì sống bằng nghề gì?

– Trong đời tôi đã khá nhiều lần làm bác sĩ. Cái chính là sống bằng hai bàn tay này. Chữa bệnh ung thư, bại liệt và những lọai như thế. Nhưng khi có người nào khám phá ra sự thật thì cũng khó kiếm ăn đấy. Còn ngoài ra thì đi thuyết giáo, họp trại giảng đạo.
Đến một lúc sau, không ai nói nữa. Rồi người trẻ tuổi hơn thở dài một cái nói:
– Trời ơi!

– Cái gì mà trời ơi?

– Tôi nghĩ rằng mình cứ phải sống để mà sống cái cuộc đời như thế này mãi, rồi để bị mất dần cái phẩm giá của mình đi giữa những người đồng loại như thế này ư? Nói xong, đưa chiếc khăn lên chấm chấm vào kẽ mắt.
Lão già lại hỏi với giọng có vẻ đàn anh:
– Khổ, tội nghiệp, thế những người cùng đi với anh có tốt lắm không?
– Có, họ đối đãi với tôi cũng khá. Có thể chịu được. Vả lại có ai dám hạ thấp tôi được trong khi tôi cứ như thế. Chỉ có tôi tự hạ thấp mà thôi. Tôi không tránh các người đâu, tôi không tránh ai cả. Tôi chịu hết. Mặc kệ cho cái sự đời lạnh lùng này nó dẫn tới chỗ nào đau khổ nhất thì dẫn. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn là sẽ có một nấm mồ đợi tôi ở đâu đó. Kệ, sự đời cứ việc diễn ra như nó vẫn diễn ra từ trước đến nay đi, rồi cướp tất cả mọi thứ của tôi đi – những người thân yêu, gia sản, tất tất cả. Nhưng mà nó cướp thế nào được nấm mồ ấy. Một ngày kia, tôi sẽ nhắm mắt xuống và quên hết mọi sự, và trái tim đau khổ đã tan vỡ của tôi sẽ được nghỉ ngơi.
Nói rồi, anh ta lại lau nước mắt. Lão già hói đầu nói:
– Anh lôi cái trái tim đau khổ đã tan vỡ ấy của anh với chúng tôi đây để làm gì mới được cơ chứ? Chúng tôi có làm gì anh đâu?
– Tôi biết các người không làm gì tôi cả. Tôi có tránh các người đâu, đó là tự tôi hạ tôi xuống mà thôi nên tôi phải chịu đựng tất cả, tôi có dám ca thán gì đâu.

– Anh hạ mình xuống ở chỗ nào? Chỗ nào mới được cơ chứ?

– Có nói ra thì mọi người cũng chẳng tin tôi đâu. Nhưng thôi, mặc kệ, chẳng sao. Cái bí mật của cuộc đời tôi.
– Bí mật đời anh? Có phải anh định nói là…
– Thưa các ngài – Anh ta nói một cách trịnh trọng – tôi sẽ tiết lộ cho các ngài nghe, vì tôi thấy rằng tôi có thể tin ở các ngài. Chính tôi đây là một ông Quân công.
Nghe đến đó, Jim trố mắt ra nhìn, và hình như tôi cũng vậy. Rồi lão già đầu hói nói:
– Vô lí, sao lại thế được.
– Vâng, cụ thân sinh ra ông tôi là người con cả của công tước Bilgewater; chạy trốn đến xứ này vào khoảng cuối thế kỷ trước để được thở cái không khí trong lành của tự do; rồi lấy vợ ở đấy, rồi chết đi, để lại một đứa con trai. Công tước Bilgewater cũng qua đời vào thời gian ấy. Người con thứ hai của công tước được thừa hưởng cái chức vị ấy cùng với tất cả tài sản nhưng cụ thân sinh ra ông tôi mới chính thức là công tước thì lại bỏ rơi. Như vậy đáng lẽ ra tôi phải là công tước Bilgewater vậy. ấy thế mà bây giờ, tôi đây thảm hại thế này. Tôi bị người ta xua đuổi, bị đối xử lạnh lùng khinh bỉ; cuộc đời rách rưới, lang thang, đau đớn và bị hạ xuống cái thế cùng, phải đánh bạn với những người khốn khổ ở trên mọi cái bè gỗ.
Jim nghe xong lấy làm thương hại anh ta lắm. Tôi cũng vậy. Chúng tôi định tìm cách an ủi nhưng anh ta nói an ủi làm gì vô ích; không ai có thể an ủi anh ta được nữa. Anh ta bảo răng nếu như chúng tôi có muốn thừa nhận anh ta như thế còn tốt hơn là bất cứ gì khác. Chung tôi bảo: được chúng tôi sẽ thừa nhậnm, những thừa nhận như thế nào thì anh ta phải nói cho biết. Anh ta bảo mỗi khi chúng tôi nói chuyện với anh ta thì phải nghiêng mình chào và nói “Thưa quận công”, “thưa quý ngài” vân vân… và nếu như chúng tôi gọi anh ta bằng cái tên Bilgewater thì cũng không sao, và nói rằng cái tên đó dù sao cũng chỉ là danh vị thôi chứ không phải là tên; và lại bảo rằng một người trong chúng tôi phải đứng hầu ở bên khi anh ta ăn uống; và phải làm tất cả mọi việc lặt vặt mà anh ta sai bảo.

Tất cả những cái đo cũng chẳng khó gì nên chúng tôi ngoan ngoãn làm theo. Suốt cả bữa trưa, Jim đứng quanh đó hầu anh ta và nói: “Quận công có dùng cái này, dùng cái kia không ạ?” vân vân… Quân công có vẻ hài lòng lắm.
Nhưng còn cái lão già thì im lặng không nói gì. Lão ta tỏ vẻ khó chịu với điệu bộ của anh chàng công tước kia lắm. Hình như lão ta đang nghĩ gì trong đầu. Đến cuối buổi chiều, lão nói:
– Này, Bilgewater, tôi rất thông cảm với anh. Nhưng anh không phải là người duy nhất gặp những khó khăn như vậy đâu.
– Không ư?
– Đúng vậy. Anh không phải là người duy nhất đã bị người ta hạ bệ một cách trắng trợn như vậy
đâu!
– Trời!
– Không, anh không phải là người duy nhất giáu kín bí mật về đời mình đâu. Nói đến đó ta bắt đầy khóc tức tưởi.
– Khoan đã, ông định nói gì vậy?
– Bilgewater, tôi có thể tin anh được không? – Lão ta hỏi, giọng vẫn còn nức nở.
– Tôi thề sống để dạ, chết mang theo – Anh kia cầm tay lão này, nằm chặt lấy, rồi nói tiếp – Ông nói đi, bí mật của đời ông là gì vậy?
– Bilgewater, tôi là hoàng tử kế vị đấy.

– Ông nói sao?

– Phải, anh bạn ạ, lời tôi vừa nói là sự thực đấy. Lúc này, trong mắt anh là vị hoàng tử tội nghiệp, Louis thứ mười bảy, còn của Louis thứ mười sau và Marry Antonette đây.

– Là ông ư? Với tuổi của ông là ngần này ư? Nếu như là Charlemagne cuối cùng thì năm nay cũng phải sáu trăm tuổi rồi.
– Vì gian khổ đã biến tôi thành con người tàn lạ như thế này đấy, Bilgewater ạ. Gian khổ đã làm cho tóc tôi bạc trắng ra và hỏi như thế này đấy. Trước mắt các vị, một kẻ mặc bộ quần áo xanh bẩn thỉu, kẻ bị lang thang đầy đọa, bị chà đạp và đau đớn này chính là vua nước Pháp đấy.
Nói xong, lão ta cứ khóc mãi khiến tôi và Jim không biết làm sao thế nào. Chúng tôi thường thấy thương lão lại hãnh diện nữa vì lão đến đây với chúng tôi. Thế là chúng tôi bước đến ản ủi lão ta, như đã an ủi quận công lúc trước. Nhưng lão nói rằng an ủi cũng vô ích, chỉ có cái chết mới giúp lão giải tỏa mọi buồn đau. Nhưng lão cũng thấy dễ chịu vị của lão chẳng hạn như quỳ một bên gối xuống khi nói với lão và bao giờ cũng xưng hô là: Tâu hoàng thượng, rồi đứng hầu bên cạnh lão khi lão ăn uống, và trước mặt lão không được ngồi nếu lão không cho phép. Thế là Jim và tôi lại phải xưng hô lão ta là hoàng thượng, làm cái này cái khác cho lão, và cứ phải đứng mãi khi nào lão cho phép mới được ngồi. Cái đó làm cho lão ta khoái lắm, tỏ va rất vui vẻ, thú vị. Nhưng quận công thì lại thấy khó chịu về chuyện này. Dù thế, Nhà vua vẫn tỏ vẻ rất thận mật với quân công. Lão nói rằng tất cả dòng công tước Bilgewater đều được vua cha của lão ta tưởng đến và vẫn được vời vào cung điện luôn. Nhưng quận công có vẻ bực tức. Lát sau, nhà vua lại nói:
– Chúng ta chẳng ở cùng với nhau trên cái bè gỗ này bao lâu nữa, Bilgewater ạ, vậy thì hà cớ gì mà anh phải buồn? Tôi sinh ra không phải là quận công, đâu phải lỗi tại tôi. Anh sinh ra không phải là vua, cũng đâu phải lỗi tại anh. Thế thì việc gì mà phải nghĩ ngợi? Chấp nhận và tận dụng hoàn cảnh của mình là điều mà chúng ta nên làm. Hơn nữa cuộc sống nơi đây không đến mức quá khó chịu, thức ăn, thức uống vẫn đầy đủ. Thôi, ta bắt tay nhau đi, quận công, chúng ta là bạn cơ mà.
Quận công chìa tay ra bắt. Tôi và Jim thấy thế cũng mừng. Không khí đang nặng nề bỗng tiêu tan và chúng tôi thấy như vậy cũng vui lây. Trên một chiếc bè, mọi người phải vui vẻ, hòa thuận với nhau thì cuộc sống mới dễ chịu đôi phút. Chẳng bao lâu tôi mới nhận ra hai gã này chẳng phải là vua hay quân công gì cả mà chỉ là những tên lưu manh chuyên lừa đảo, trộm cướp. Nhưng tôi không hề răng nói nửa lời mà cũng chẳng to thái độ gì cả. Đó là cách tốt nhất để không gây ra những chuyện cãi cọ rắc rối. Nếu chúng muốn được gọi là vua hay quân công thì tôi cũng gọi miễn sao cho gia đình êm ấm. Tôi cũng không nói với Jim vì xét cũng chẳng có ích lợi gì. Nếu như tôi không học được cái gì khác của bố tôi thì ở đây tôi đã học được một điều là: cứ sống chúng với những thứ người như thế này, và để mặc cho họ muốn làm gì thì làm.

Lại vài ba ngày đêm nữa qua; tôi nghĩ rằng có thể nói là mấy đêm đó tôi qua, lướt qua, một cách yên tĩnh, êm dịu và nên thơ nữa. Đây này,chúng tôi đã qua những ngày giờ đó như thế này. Con sông vừa to vừa rộng – có chỗ đến một dặm, dặm rưỡi. Chúng tôi đi đêm đi ngày tìm chỗ kín ngủ. Cứ gần hết đêm thì thôi không chèo nữa, tìm chỗ nước lặng ở gần cái khe nào đó buộc bè lại, rồi chặt một ít cành cây bông dại hay cành liễu phủ lên bè, rồi thả dây câu xuống. Rồi nhảy xuống sông tắm cho mát mẻ tỉnh táo con người. Rồi ngồi chờ ở một bãi cát nào đó có nước sâu đến gối và chờ ánh sáng ban ngày đến. Chung quanh không một tiếng động, hoàn toàn yên tĩnh, hình như khắp cả thể giới đều ngủ cả. Có lẽ thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng ễch ương kêu. Vật đầu tiên trông thấy ở bên kia mặt nước chỉ là một rặng cây dài im lặng, không thể thấy gì khác. Rồi một mảnh nhàn nhạt trên nền trời, mảnh nhạt đó tỏa dần ra, dòng sông cũng như rộng thêm ra nữa; không còn là đen nữa mà xam xám. Xa xa có thể thấy được những chấm đen trôi xuôi, trôi mãi, những chiếc thuyền buồm hay gì đó, những vật đen dài từ những bè gỗ. Đôi khi có thể nghe tiếng mái chèo vỗ nước, hay tiếng nói lao xao. Yên tĩnh quá nên tiếng càng vang đi xa. Chốc chốc lại thấy một vệt trên mặt nước, nhìn kỹ cái vẹt có thể nhận ra ngay đó là một cái cây bị nhổ bật cả rễ và cuốn trôi đi thành thử trông như vậy, rồi sương mù cuộn tròn thành từng cuộn trên mặt nước. Phía đông, trời bắt đầu ửng đỏ, rồi đến sông, và có thể chiếc lều gỗ ở ven rừng phía bên kia sông, có lẽ là một cái làn gỗ gì đó, nếu như ngờ là trong đó có gì thì có thể cho một con chó vào đấy mà sục sạo. Rồi gió lành lạnh thổi vào người, nghe man mát, êm dịu, thơm thơm mùi gỗ và hoa rừng. Nhưng cũng có khi không thể, trái lại có mùi cá chết quanh đó, xông lên, tanh nồng. Sau đó, trời sáng hẳn. Mọi vật đều như cười vui dưới nắng, và tiếng chim hót líu lo.

Lúc này dù có một chút khói bay lên cũng không ai thấy được. Chúng tôi nhắc vài con cá ở đầu dây lên làm một bữa ăn nóng sốt. Rồi chúng tôi lại ngồi nhìn dòng sông vắng vẻ.Người đã bắt đầu mệt mỏi, chúng tôi lăn ra ngủ. Chốc chốc lại tỉnh dậy, ngó ra ngoài xem có gì. Có lẽ là một chiếc tàu đang lụ khụ leo ngược dòng sông ở tít tận bờ bên kia; nhìn xa không thể nói rằng đó là tàu chân vịt đằng sau hay có guồng ở hai bên nách. Rồi một giờ đồng hồ nữa trôi qua, chẳng có gì mà xem, mà nghe nữa, chỉ là vắng lặng.
Lát sau có một chiếc bè trôi qua ở mé ngoài. Có lẽ trên bè có một thằng cha nào đang bổ củi, vì họ thường hay bổ củi ngay trên bè. Từ trong này nhìn ta họ có thể thấy cái rìu loáng giơ lên và đúng lúc cái rìu đưa lên quá đầu anh ta thì nghe kịch một cáim tiếng vang phải mất một lúc đi trên mặt nước rồi mới đến tai mình. Rồi chúng tôi lại nằm ườn ra đó lắng nghe yên tĩnh trở lại. Có một lần sương mù dày đặc, thuyền bè qua lại phải gõ leng keng vào soong chảo để cho tàu thủy khỏi đâm phải. Một chiếc phà hay bè gì đó đi qua chỗ chúng tôi, gần sát đến nỗi chúng tôi nghe rõ cả tiếng họ nói chuyện, văng tục và cười vang, rõ mồn một, tuy chẳng nhìn thấy gì, cứ như bị bưng mắt; lúc ấy thật là giống như tiếng ma lởn vởn trong không gian mà qua đó vậy. Jim bảo có lẽ là ma thật đấy. Tôi nói:

– Không đâu, nếu là mà thì nó đã chả nói: sương mù tan đi.
Rồi chẳng bao lâu nữa lại đến đêm, và chúng tôi lại ra đi. Bè ra đến giữa sông rồi, chúng tôi để mặc cho nó trôi, kệ cho dòng nước đưa tới đâu thì tới. Chúng tôi châm thuốc hút, thả chân xuống nước khuấy khuấy, và nói đủ các chuyện. Suốt ngày suốt đêm, chúng tôi chỉ cởi trần, muỗi cũng mặc. Cái bộ quần áo mà gia đình bà Buck may cho tôi đẹp quá thành ra mặc không thuận tiện. Vả lại tôi cũng không để ý đến quần áo lắm đâu.
Đôi khi thấy như cả một con sông này là thuộc về chúng tôi. Nhìn qua mặt nước, xa xa bên kia là bờ sông, và đảo, và có lẽ có một ánh lửa, một ngọn đền nến trong khung cửa sổ. Có khi lên trên mặt nước cũng có một vài ánh lửa nữa. Đó là đèn trên bè hay trên phà, và có lẽ lại được nghe cả tiếng đàn vĩ cầm hay tiếng hát vọng ra. Sống trên một chiếc bè hay chiếc mảng, thú vị biết bao nhiêu. Trên đầu chúng tôi chỉ có trời cao, lốm đốm những vì sao, và chúng tôi thường nằm ngửa lên nhìn trời, bàn cãi với nhau không biết rằng những ngôi sao đó là do ai làm ra đấy, tôi chỉ bảo là tự nó có. Tôi bảo nếu mà làm ra nhiều sao như vậy thì chắc phải mất nhiều ngày giờ lắm. Jim bảo đó là ông trăng ông ấy đẻ ra những ông sao kia chứ. ừ, mà nghe cũng có lý, nên tôi cũng không thể nói gì để bác cái thuyết đó đi được. Và vì tôi cũng đã trông thấy con ếch nó đẻ được nhiều lắm, như vậy thì cũng có thể là do ông trăng đẻ ra những ông sao ấy. Chúng tôi lại hay nhìn cả sao sa nữa, nhìn theo những vệt của nó chạy dài xuống chân trời. Jim bảo rằng đó là những ngôi sao hư hỏng, bay kìa khỏi tổ.

Một vài lần vào giờ tối đen, chúng tôi lại gặp tàu thuỷ đi qua, thỉnh thoảng nó lại phụt ra cả một bầu trời đầy những tia lửa từ ống khói, rồi những tỉa lửa ấy rơi xuống như mưa xuống sông, trông đẹp vô cùng. Rồi nó rẽ về một phía khác, ánh sáng lấp lánh của nó mờ dần, tiếng ùng ục của nó cũng ắng đi, và dòng sông lại trở lại im lặng. Một lát sau, khi chiếc tàu đã đi xa rồi, sóng của nó mới tới chỗ chúng tôi làm dập dềnh cái bè đôi chút; rồi thì chẳng nghe thấy gì nữa, mà cũng không thể nói được là bao lâu. Có lẽ trừ ra chỉ còn vài tiếng ếch nhái hay vật gì đó thôi.
Qúă nửa đêm, dân ở hai bên bờ đã ngủ cả, hai bờ sông lại tối om đến vài ba tiếng đồng hồ. Trong những khung cửa sổ không còn ánh lửa nữa. Những ánh lửa ấy chính là đồng hồ của chúng tôi. Khi ánh lửa đầu tiên hiện lên, đó là báo hiệu trời sắp sáng, thế là chúng tôi tìm chỗ giấu và buộc bè lại ngay.

Một buổi sáng, vào lúc mặt trời vừa mọc, tôi vớ được một chiếc xuồng, chèo qua một chỗ nước chảy xiết để đi lên phía bờ chính, chỉ cách đó vài trăm thước. Rồi chèo quá lên nữa chừng một dặm, đến chỗ có bụi cây gần một khi rừng thông để xem có kiếm được ít quả dâu nào chăng. Tôi vừa đi đến một chỗ hẻm chỉ bằng lối cho bò đi qua đó thì bỗng có hai người ở đâu từ trong con đường nhỏ đó chạy xộc ra. Tôi nghĩ bụng, thôi thế này là nguy rồi, bởi vì nếu như có ai đi tìm ai ở đây thì cũng chỉ là tôi hay Jim mà thôi. Tôi đang sắp chuồn thì mấy người kia đã chạy tới gần, gọi tôi và nhớ tôi cứu họ. Họ bảo họ có làm gì nên tội đau, thế mà người ta đang đuổi bắt. Rồi bảo là sắp có người có chó đuổi đến nơi bây giờ. Họ muốn nhảy ngay vào chiếc xuồng của tôi, nhưng tôi nói:
– ấy chớm, đừng làm thế. Tôi đã nghe thấy tiếng ngựa gì đâu. Các ông có đủ thì giờ chui qua cái bụi kia, theo con đường nhỏ đi lần xuống nước rồi lội vòng sang đây hãy xuống xuồng, như thế thì chó nó mới không đánh hơi tìm được.
Họ làm theo; tôi họ vừa bước lên xuồng là tôi chèo đi thật nhanh quay về chỗ chúng tôi giấu bè. Khoảng năm mươi phút sau thì thấy tiếng chó, tiếng người vừa sửa vửa la hét. Chúng tôi nghe thấy đám kia đã tới bụi cây, nhưng không nhìn thấy họ. Hình như họ dừng lại đó và sục sạo chung quanh một lát. Chúng tôi đi càng xa, không nghe thấy gì nữa. Đi được một quãng đến gần một dặm khuất rừng và ra đến sông lớn thì mọi thứ đều yên tĩnh. Chúng tôi rẽ vào cái khe rồi nấp vào đám ruộng bông; và thế là hoàn toàn yên tâm.
Một người trặc bảy mươi tuổi hay hơn, đầu hói và tóc mai đã bạc. Lão ta có một chiếc mũ rộng vành đã cũ, một chiếc áo lót màu xanh xám, một cái quần màu xanh đã cũ rách, đầu ống quần nhét vào cổ giầy. Trên tay lão ta khoác một chiếc áo ngoài có đuôi màu xanh và có khuy đồng óng ánh. Cả hai người đều đeo bị vừa to vừa nặng, và vừa bẩn.
Còn người kia trạc ba mươi tuổi, ăn mặc tầm thường.
Ăn sáng xong, chúng tôi nằm nghỉ, nói chuyện và cái đầu tiên là bây giờ mới vỡ lẽ ra hai người kia không ai biết ai cả.
Lão già hói đầu bảo anh kia:
– Anh có chuyện gì mà phải chạy trốn thế?
– Tôi bán một thứ hàng dùng để làm cho mất những vết đen cáu bẩn ở răng, nhưng không làm2 mất được vết đen mà lại làm mất cả men răng. Tôi nán ở lại thêm một đêm nữa và định chuồn thì giữa đường bắt gặp ông đang chạy về phía này, ông bảo tôi là họ đang đến và ông nhờ tôi giúp cho ông trốn đi với. Tôi mới bảo ông rằng chính tôi cũng đang sắp có tai vạ đây, thế là ông và tôi cùng chạy đấy. Đầu đuôi có thế thôi, thế ông có chuyện gì?

– Tôi ấy à, tôi đàng làm một trò quảng cáo để bỏ rượu. Làm đã được đến một tuần lễ, và ai cung thích cả, nhất là đám đàn bà thích lắm. Làm cái trò này cũng phát tài. Đây nhé, vào xem cứ tính mỗi người một hào, trẻ con và da đen không mất tiền, mỗi tối cũng được năm đến sáu đô la. Trỏ này đang có cơ phất thì bỗng đêm qua có người đi nói rằng tôi chỉ bịp thôi và chính tôi vẫn ngấm ngầm bán rượu. Sáng nay có một tên da đen đến lay tôi dậy và bảo người ta đang lặng lẽ tập hợp lại, đem cả chó cả ngựa đi bắt tôi về trừng trị và có thể sẽ đánh cho tôi một trận đau, rồi lại có thể bởi hắn ón lên đầu, nhổ hết cả râu tóc và đem tôi lặn trên đường sắt cũng chưa biết chừng. Tôi chả kịp ăn sáng gì cả, mà cũng không đói nữa.
Người kia nói:
– Ông bạn già ơi, tôi tính có lẽ hai chúng ta có thể cùng làm ăn với nhau được đấy, ông nghĩ thế
nào?
– Tôi thì dễ thôi. Nhưng anh làm nghề gì là chính?
– In báo. Đó là nghề chính của tôi. Thỉnh thoảng chế tạo vài thứ thuốc men. Diễn viên sân khấu chuyên về ngành bi kịch, ông biết không. Cũng có khi thuận tiện thì xoay ra nghề thôi miên, hoặc chữa bệnh thần kinh. Mà đổi nghề nữa thì dạy hát, dạy địa lý; có khi làm vài ba cuộc diễn thuyết. ồ, tôi làm nhiều thứ lắm. Có cái gì làm cái ấy cho nên cũng không làm cái gì lâu. Thế ông thì sống bằng nghề gì?

– Trong đời tôi đã khá nhiều lần làm bác sĩ. Cái chính là sống bằng hai bàn tay này. Chữa bệnh ung thư, bại liệt và những lọai như thế. Nhưng khi có người nào khám phá ra sự thật thì cũng khó kiếm ăn đấy. Còn ngoài ra thì đi thuyết giáo, họp trại giảng đạo.
Đến một lúc sau, không ai nói nữa. Rồi người trẻ tuổi hơn thở dài một cái nói:
– Trời ơi!

– Cái gì mà trời ơi?

– Tôi nghĩ rằng mình cứ phải sống để mà sống cái cuộc đời như thế này mãi, rồi để bị mất dần cái phẩm giá của mình đi giữa những người đồng loại như thế này ư? Nói xong, đưa chiếc khăn lên chấm chấm vào kẽ mắt.
Lão già lại hỏi với giọng có vẻ đàn anh:
– Khổ, tội nghiệp, thế những người cùng đi với anh có tốt lắm không?
– Có, họ đối đãi với tôi cũng khá. Có thể chịu được. Vả lại có ai dám hạ thấp tôi được trong khi tôi cứ như thế. Chỉ có tôi tự hạ thấp mà thôi. Tôi không tránh các người đâu, tôi không tránh ai cả. Tôi chịu hết. Mặc kệ cho cái sự đời lạnh lùng này nó dẫn tới chỗ nào đau khổ nhất thì dẫn. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn là sẽ có một nấm mồ đợi tôi ở đâu đó. Kệ, sự đời cứ việc diễn ra như nó vẫn diễn ra từ trước đến nay đi, rồi cướp tất cả mọi thứ của tôi đi – những người thân yêu, gia sản, tất tất cả. Nhưng mà nó cướp thế nào được nấm mồ ấy. Một ngày kia, tôi sẽ nhắm mắt xuống và quên hết mọi sự, và trái tim đau khổ đã tan vỡ của tôi sẽ được nghỉ ngơi.
Nói rồi, anh ta lại lau nước mắt. Lão già hói đầu nói:
– Anh lôi cái trái tim đau khổ đã tan vỡ ấy của anh với chúng tôi đây để làm gì mới được cơ chứ? Chúng tôi có làm gì anh đâu?
– Tôi biết các người không làm gì tôi cả. Tôi có tránh các người đâu, đó là tự tôi hạ tôi xuống mà thôi nên tôi phải chịu đựng tất cả, tôi có dám ca thán gì đâu.

– Anh hạ mình xuống ở chỗ nào? Chỗ nào mới được cơ chứ?

– Có nói ra thì mọi người cũng chẳng tin tôi đâu. Nhưng thôi, mặc kệ, chẳng sao. Cái bí mật của cuộc đời tôi.
– Bí mật đời anh? Có phải anh định nói là…
– Thưa các ngài – Anh ta nói một cách trịnh trọng – tôi sẽ tiết lộ cho các ngài nghe, vì tôi thấy rằng tôi có thể tin ở các ngài. Chính tôi đây là một ông Quân công.
Nghe đến đó, Jim trố mắt ra nhìn, và hình như tôi cũng vậy. Rồi lão già đầu hói nói:
– Vô lí, sao lại thế được.
– Vâng, cụ thân sinh ra ông tôi là người con cả của công tước Bilgewater; chạy trốn đến xứ này vào khoảng cuối thế kỷ trước để được thở cái không khí trong lành của tự do; rồi lấy vợ ở đấy, rồi chết đi, để lại một đứa con trai. Công tước Bilgewater cũng qua đời vào thời gian ấy. Người con thứ hai của công tước được thừa hưởng cái chức vị ấy cùng với tất cả tài sản nhưng cụ thân sinh ra ông tôi mới chính thức là công tước thì lại bỏ rơi. Như vậy đáng lẽ ra tôi phải là công tước Bilgewater vậy. ấy thế mà bây giờ, tôi đây thảm hại thế này. Tôi bị người ta xua đuổi, bị đối xử lạnh lùng khinh bỉ; cuộc đời rách rưới, lang thang, đau đớn và bị hạ xuống cái thế cùng, phải đánh bạn với những người khốn khổ ở trên mọi cái bè gỗ.
Jim nghe xong lấy làm thương hại anh ta lắm. Tôi cũng vậy. Chúng tôi định tìm cách an ủi nhưng anh ta nói an ủi làm gì vô ích; không ai có thể an ủi anh ta được nữa. Anh ta bảo răng nếu như chúng tôi có muốn thừa nhận anh ta như thế còn tốt hơn là bất cứ gì khác. Chung tôi bảo: được chúng tôi sẽ thừa nhậnm, những thừa nhận như thế nào thì anh ta phải nói cho biết. Anh ta bảo mỗi khi chúng tôi nói chuyện với anh ta thì phải nghiêng mình chào và nói “Thưa quận công”, “thưa quý ngài” vân vân… và nếu như chúng tôi gọi anh ta bằng cái tên Bilgewater thì cũng không sao, và nói rằng cái tên đó dù sao cũng chỉ là danh vị thôi chứ không phải là tên; và lại bảo rằng một người trong chúng tôi phải đứng hầu ở bên khi anh ta ăn uống; và phải làm tất cả mọi việc lặt vặt mà anh ta sai bảo.

Tất cả những cái đo cũng chẳng khó gì nên chúng tôi ngoan ngoãn làm theo. Suốt cả bữa trưa, Jim đứng quanh đó hầu anh ta và nói: “Quận công có dùng cái này, dùng cái kia không ạ?” vân vân… Quân công có vẻ hài lòng lắm.
Nhưng còn cái lão già thì im lặng không nói gì. Lão ta tỏ vẻ khó chịu với điệu bộ của anh chàng công tước kia lắm. Hình như lão ta đang nghĩ gì trong đầu. Đến cuối buổi chiều, lão nói:
– Này, Bilgewater, tôi rất thông cảm với anh. Nhưng anh không phải là người duy nhất gặp những khó khăn như vậy đâu.
– Không ư?
– Đúng vậy. Anh không phải là người duy nhất đã bị người ta hạ bệ một cách trắng trợn như vậy
đâu!
– Trời!
– Không, anh không phải là người duy nhất giáu kín bí mật về đời mình đâu. Nói đến đó ta bắt đầy khóc tức tưởi.
– Khoan đã, ông định nói gì vậy?
– Bilgewater, tôi có thể tin anh được không? – Lão ta hỏi, giọng vẫn còn nức nở.
– Tôi thề sống để dạ, chết mang theo – Anh kia cầm tay lão này, nằm chặt lấy, rồi nói tiếp – Ông nói đi, bí mật của đời ông là gì vậy?
– Bilgewater, tôi là hoàng tử kế vị đấy.

– Ông nói sao?

– Phải, anh bạn ạ, lời tôi vừa nói là sự thực đấy. Lúc này, trong mắt anh là vị hoàng tử tội nghiệp, Louis thứ mười bảy, còn của Louis thứ mười sau và Marry Antonette đây.

– Là ông ư? Với tuổi của ông là ngần này ư? Nếu như là Charlemagne cuối cùng thì năm nay cũng phải sáu trăm tuổi rồi.
– Vì gian khổ đã biến tôi thành con người tàn lạ như thế này đấy, Bilgewater ạ. Gian khổ đã làm cho tóc tôi bạc trắng ra và hỏi như thế này đấy. Trước mắt các vị, một kẻ mặc bộ quần áo xanh bẩn thỉu, kẻ bị lang thang đầy đọa, bị chà đạp và đau đớn này chính là vua nước Pháp đấy.
Nói xong, lão ta cứ khóc mãi khiến tôi và Jim không biết làm sao thế nào. Chúng tôi thường thấy thương lão lại hãnh diện nữa vì lão đến đây với chúng tôi. Thế là chúng tôi bước đến ản ủi lão ta, như đã an ủi quận công lúc trước. Nhưng lão nói rằng an ủi cũng vô ích, chỉ có cái chết mới giúp lão giải tỏa mọi buồn đau. Nhưng lão cũng thấy dễ chịu vị của lão chẳng hạn như quỳ một bên gối xuống khi nói với lão và bao giờ cũng xưng hô là: Tâu hoàng thượng, rồi đứng hầu bên cạnh lão khi lão ăn uống, và trước mặt lão không được ngồi nếu lão không cho phép. Thế là Jim và tôi lại phải xưng hô lão ta là hoàng thượng, làm cái này cái khác cho lão, và cứ phải đứng mãi khi nào lão cho phép mới được ngồi. Cái đó làm cho lão ta khoái lắm, tỏ va rất vui vẻ, thú vị. Nhưng quận công thì lại thấy khó chịu về chuyện này. Dù thế, Nhà vua vẫn tỏ vẻ rất thận mật với quân công. Lão nói rằng tất cả dòng công tước Bilgewater đều được vua cha của lão ta tưởng đến và vẫn được vời vào cung điện luôn. Nhưng quận công có vẻ bực tức. Lát sau, nhà vua lại nói:
– Chúng ta chẳng ở cùng với nhau trên cái bè gỗ này bao lâu nữa, Bilgewater ạ, vậy thì hà cớ gì mà anh phải buồn? Tôi sinh ra không phải là quận công, đâu phải lỗi tại tôi. Anh sinh ra không phải là vua, cũng đâu phải lỗi tại anh. Thế thì việc gì mà phải nghĩ ngợi? Chấp nhận và tận dụng hoàn cảnh của mình là điều mà chúng ta nên làm. Hơn nữa cuộc sống nơi đây không đến mức quá khó chịu, thức ăn, thức uống vẫn đầy đủ. Thôi, ta bắt tay nhau đi, quận công, chúng ta là bạn cơ mà.
Quận công chìa tay ra bắt. Tôi và Jim thấy thế cũng mừng. Không khí đang nặng nề bỗng tiêu tan và chúng tôi thấy như vậy cũng vui lây. Trên một chiếc bè, mọi người phải vui vẻ, hòa thuận với nhau thì cuộc sống mới dễ chịu đôi phút. Chẳng bao lâu tôi mới nhận ra hai gã này chẳng phải là vua hay quân công gì cả mà chỉ là những tên lưu manh chuyên lừa đảo, trộm cướp. Nhưng tôi không hề răng nói nửa lời mà cũng chẳng to thái độ gì cả. Đó là cách tốt nhất để không gây ra những chuyện cãi cọ rắc rối. Nếu chúng muốn được gọi là vua hay quân công thì tôi cũng gọi miễn sao cho gia đình êm ấm. Tôi cũng không nói với Jim vì xét cũng chẳng có ích lợi gì. Nếu như tôi không học được cái gì khác của bố tôi thì ở đây tôi đã học được một điều là: cứ sống chúng với những thứ người như thế này, và để mặc cho họ muốn làm gì thì làm.

Bình luận