Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nữ Thần Báo Oán

Chương 2

Tác giả: Agatha Christie

Cô Marlhe Đọc Báo. (2)

Cô Marple cầm phong thư trong tay, nhìn ngắm một cách lạ lẫm. Phong bì đóng dấu bưu điện London, địa chỉ ghi bằng máy chữ? Cô cẩn thận lấy dao rọc phong bì, rút ra một tờ giấy có tiêu đề của Hãng công chứng Broadribb và Schuster, văn phòng đặt tại khu phố Bloomsbury. Bằng lời lẽ lịch sự, thư mời cô vui lòng có mặt tại văn phòng một ngày nào đó trong tuần sau – tốt nhất là ngày 24 để thảo luận một đề nghị có lợi cho ta. Nếu ngày đó klhông hợp, cô co thể hạn lại ngày khác. Broadribb và Schuster nói rõ họ là luật gia của ngài Rafiel đã quá cố, mà họ tin là cô có quen biết.

Cô Marple chau mày nghĩ ngợi, cầm lá thư đi xuống dưới nhà, có Cherry đỡ một bên, phòng cô vấp ngã khi xuống cầu thang.

– Con hy vọng không phải là tin dữ? Cherry hỏi. Con thấy cô hơi … xúc động.

– Không. Chỉ là một lá thư hơi bất ngờ của một luật gia London.

– Không ai kiện tụng gì cô chứ ạ?

Cherry luôn có ý nghĩ rằng luật gia là những người chỉ mang đến rắc rối.

– Ồ không! Họ yêu cầu cô tuần sau đến London.

– Hay cô được hưởng thừa kế của ai!

– Chuyện ấy chắc không có đâu.

– Ồ, biết đâu đấy- Cherry đáp, giọng đầy hy vọng.

Cô Marple ngồi lại vào ghế bành với bộ đồ đan, đồng thời tính đến khả năng ông Rafiel có thể để lại cho mình cái gì thật. Nhưng giả thiết ấy lập tức tỏ ra quá xa vời. Ông Rafiel không phải người hành độngb như thế.

Cô không thể rời Sainte -Mariê Meal vào ngày đã định, vì hôm đó cô phải dự cuộc họp quan trọng của câu lạc bộ phụ nữ. Vì thế, cô viết thư đề nghị ngày khác, và nhận ngay được hồi âm tỏ sự đồng ý. Thư trả lời ký tên J.R. Broadribb, có vẻ như là cổ động chính.

Cô Maeple nghĩ thầm: có thể ông Rafiel để lại cho mình một vật kỷ niệm nào đó, ví dụ một cuốn sách nói về hoa sẵn có trong tủ sách của ông, mà ông nghĩ có thể làm vui lòng một bà cô già vốn thích trồng hoa. Hoặc là một cái châm có đá chạm nổi vốn là di vật từ thời ông bà để lại. Tuy nhiên, cô cảm thấy những ý nghĩ đó chỉ là tưởng tượng, vì nếu Broadribb và Schuster là những người thực hiện di chúc của ông Rafiel, họ chỉ cần gửi vật đó qua đường bưu điện là đủ. Chả hơi đâu mất công mời cô lên hội kiến!

– Ối dào ! Cô chép miệng , đến thứ ba sau rồi sẽ rõ.

* * *

Ông Broadribb ngước mắt nhìn đồng hồ:

– Không hiểu bà cô này là người như thế nào?

Ông Schuster đáp:

– Còn mười lăm phút nữa đến giờ hẹn. Liệu bà ấy có đúng hẹn không?

– Chắc đúng giờ. Bà này đã nhiều tuổi, hẳn nghiêm túc hơn các cô nhí nhố thời nay.

– Rafiel không nói gì với ông về bà ta à?

– Ông ấy tỏ ra hết sức kín đáo.

– Tôi thấy chuyện này có vẻ lạ. Mà chúng mình chẳng biết gì hơn.

– Có thể bà này có chút liên quan nào với Michael, ông Broadribb trầm ngâm.

– Sao ? Sau ngần ấy năm trời? Không thể thế. Tại sao ông nẩy ra ý nghĩ ấy? Hay Rafiel có nói …

– Ông Rafiel không nói gì, cũng không cho chỉ dẫn gì thêm. Ông ấy chỉ yêu cầu tôi làm như thế, như thế …

– Tôi có cảm tưởng ông này càng về già càng kỳ quặt.

– Không có chuyện ấy đâu. Về mặt trí lực, ông ấy vẫn tráng kiện như xưa. Sức khoẻ yếu, nhưng không ảnh hưởng trí óc. Chỉ trong hai tháng cuối cùng, ông ta còn xoay xỏa thu thêm được hai mươi vạn livrơ.

– Ông ta quả có tài – Ông Schuster công nhận một cách thán phục.

– Phải, hiếm có người như ông ta.

Điện thoại nội bộ reo chuông. Ông Schuster nhấc máy.

– Ông Broadribb có thể tiếp cô Jane Marple được không ạ? – Giọng phụ nữ hỏi.

Ông Schuster nháy mắt đồng nghiệp, đáp:

– Cho mời vào.

Thoạt tiên lúc mới bước vào, cô Marple thấy một ông đã đứng tuổi đứng lên tiếp. Ông ta cao và gầy, mặt dài ngoằng. Chắc là ông Broadribb , và cô nghĩ: hình hài không xứng với tên (1). Cạnh ông là một người trẻ hơn và cũng mập mạp hơn, tóc đen, mát sắc, cằm hai ngấn.

– Người cộng sự của tôi,ông Schuster – Broadribb giới thiệu.

– Thưa cô Marple, mong rằng cô không mệt khi phải leo thang gác.

Ông Schuster đoán bà khách ít nhất phải bảy mươi, nếu không là tám mươi tuổi.

– Vâng, lên thang gác là thế nào tôi cũng thở.

– Trụ sở này đã quá cũ, không có thang máy. Ông Broadribb nói như thanh minh. Chúng tôi làm việc ở đây từ nhiều năm rồi, các tiện nghi không được đầy đủ như khách hàng mong muốn.

Cô Marple ngồi vào chiếc ghế ông Brodribb đưa mời, trong khi ông Schuster kín đáo đi ra. Cô mặc bộ đồ bằng vải tuyl, đầu đội mũ len. ” Đúng là một bà già tỉnh lẻ. Không hiểu ông Rafiel quen bà ở đâu?”. Viên công chứng nghĩ bụng, rồi mỉm cười sắp xếp đống giấy trên bàn, nói:

– Tôi chắc cô muốn biết ngay lý do của cuộc hội kiến này. Chắc cô đã nghe nói ông Rafiel đã mất.

– Vâng, tôi đọc báo.

– Hẳn ông ấy là bạn của cô.

– Tôi quen ông ấy năm ngoái, ở quần đảo Antilles.

– Vâng, tôi nhớ ông Rafiel có ra đó một thời gian để dưỡng bệnh. Thực tình lúc ấy sắc ông đã kém lắm rồi.

– Đúng vậy.

– Cô biết rõ ông ấy?

– Thực ra là không. Chúng tôi cùng ở một khách sạn, nên có lúc cũng chuyện trò đôi chút. Trở về Anh, tôi không gặp ông nữa. Tôi sống ẩn dật ở nông thôn, còn ông ấy thì bận nhiều công việc?

– Vâng, ông ấy làm việc đến ngày cuối cùng. Quả là một người có tài về tài chính.

– Tôi đã nhận ra ông ấy là con người xuất sắc.

– Cô có ý niệm gì về cái việc mà tôi có trách nhiệm sắp trình bày.

– Tôi không thể hình dung được là việc gì.

-Ông ấy đánh giá cao về cô.

– Nói thế thật là quá nhã ý, nhưng chắc không chính xác.

– Như cô đã biết, ông ấy chết đi, để lại tài sản rất lớn. Tuy nhiên, các điểu khoản của di chúc lại quá đơn giản, vì ít lâu trước khi chết, ông đã định đoạt tất cả qua phương thức ủy thác di sản.

– Tôi không thạo các vấn đề tài chính, song cũng biết đó là cách ngày nay nhiều người thường làm .

– Tôi được ủy thác thông báo để cô biết: hiện chúng tôi giữ một số tiền, số tiền đó sẽ thuộc về cô một năm sau, với điều kiện cô chấp nhận đề nghị sắp nói sau đây.

Viên công chứng lấy trên bàn một phong bì dài gắn si, đưa cho cô Marple:

– Tốt nhất là cô hãy trực tiếp đọc văn bản này. Xin mời.

Cô Marple cầm con dao ông Broadribb đưa, rọc phong bì, rút ra một lá thư đánh máy. Cô chăm chú đọc, rồi đọc lại lần nữa, ngước mắt nhìn ông luật gia.

– Thư nói không rõ. Liệu có còn phụ lục nào khác nói cụ thể hơn?

– Phần tôi, tôi chỉ có trách nhiệm trao cô phong bì này và nói giá trị số tiền sẽ tặng. Số tiền sẽ trao cho cô, trừ các khoản thuế thừa kế, sẽ là hai vạn livrơ.

Cô Marple sững người vì ngạc nhiên. Quả là cô không thể ngờ điều này. Cô nói:

– Đây là một số tiền lớn, và tôi thú thực rất lấy làm lạ.

Cô lại dán mắt vào lá thư, đọc lại thứ ba:

– Tôi đoán là ông biết nội dụng văn bản này.

– Vâng. Chính ông Rafiel đã đọc cho tôi viết.

– Ông ấy không giải thích gì thêm?

– Không.

– Ít nhất ông cũng phải nhận xét với ông ấy rắng lời lẽ lấy gì làm sáng sủa?

Ông Broadribb nở một nụ cười:

– Cô đoán không sai. Tôi đã nói là với văn bản này, cô sẽ khó hiểu được ý đồ của ông. Song, dù sao cô không nhất thiết phải trả lời ngay.

– Vâng, tôi cũng muốn có thì giờ để thư thả suy nghĩ việc này. Tôi đã già, và rất có thể không còn sống đủ lâu để mong hưởng số tiền này. Ấy là nói tôi có khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ được trao điều này cũng không chắc.

– Dù tuổi nào, cũng không nên coi thường tiền bạc.

– Tất nhiên, tôi có thể cúng số tiền đó vào những công việc từ thiện mà tôi quan tâm. Vả lại, ai mà chẳng ấp ủ trong lòng những ước muốn chưa thể thỏa mãn. Hẳn ông Rafiel đã nghĩ một người già cả như tôi sẽ rất sung sướng có điều kiện bất ngờ như vậy để thực hiện ước mơ của mình!

– Đúng vậy.

– Thôi , tôi xin mang thư này về để suy nghĩ. Từ hồi chia tay ông Rafiel đến nay đã hơn mười lăm tháng, ông ấy lẽ ra phải hiểu rằng thời gian ấy, với tuổi tác, tôi càng suy kém đi, có thể không còn khả năng như trước. Ông ấy đã dại dột trao cho tôi cái trách nhiệm lạ kỳ này. Thiếu gì người đủ tư cách hơn tôi để tiến hành cuộc điều tra loại này.

– Cô nghĩ vậy. Nhưng ông Rafiel, ông lại cứ chọn cô. Xin lỗi vì sự tò mò, trước đây cô đã tham gia điều tra hình sự bao giờ chưa?

– Đúng ra thì chưa. Có nghĩa là tôi chưa bao giờ cộng tác với cảh sát hay với một hãng thám tử tư nào. Chỉ có thể nói rằng, trong thời gian ở Antilles, ông Rafiel và tôi bỗng dưng dính dáng vào một vụ án mạng. Một vụ án khó tin, đầy bí ẩn.

– Và hai người đã giải được vụ án?

– Không hẳn thế. Ông Rafiel, nhờ tính cách mạnh mẽ, và tôi, nhờ ráp nối một số việc có liên quan, đã ngăn được vụ án mạng thứ hai đúng lúc nó sắp xảy ra. Mình tôi thì không làm được, vì tôi không đủ sức lực, còn ông Rafiel, công cũng không thể can thiệp một mình, vì đang ốm yếu.

– Cô Marple ; tôi xin được hỏi một câu nữa, nếu cô cho phép. Cái tên Némésis với cô ý nghĩa thế nào?

– Némésis , cô nhắc lại với một nụ cười thoáng nở trên môi. Phải, tôi đã nói ra tên đó trước mặt ông Rafiel, và ông rất thú vị nhận xét rằng tôi là hiện thân của Némésis(2).

Lời giải thích đó hoàn toàn rất bất ngờ với ông Broadribb . Ông nhìn bà khách, cũng ngạc nhiên như ông Rafiel đã ngạc nhiên cái tối hôm đó trong văn phòng của ông tại đảo Saint – Honoré. Một bà già rất thông minh, dí dỏm. Nhưng bà ta mà là …. Nữ thần báo oán?

– Cô Marple đứng lên :

– Nếu ông tìm thấy hoặc nhận được những chỉ dẫn khác liên quan đến việc này, xin ông vui lòng báo cho tôi biết. Nhất định phải có những chỉ dẫn nào khác nữa, chứ chỉ một lá thư này, tôi hoàn toàn không hiểu ôngb Rafiel muốn tôi phải làm gì.

– Thế ra cô cũng không biết gì về gia đình , bè bạn của ông.

– Không. Tôi đã nói ông chỉ là người đồng hành với tôi trong một chuyến du lịch. Chúng tôi có quan hệ với nhau qua cái vụ việc bí ẩn ấy ở Antilles, thế thôi.

Cô đã ra đến cửa , bỗng quay trở lại:

– Ông ấy có một bà thư ký, Esther Walters. Nếu không có gì bí mật, xin hỏi bà ấy có được hưởng năm vạn livrơ của ông ấy không?

– Các món quà tặng ông Rafiel để lại sẽ được công bố công khai. Do đó xin trả lời cô là có. Hơn nữa, bà Walters đã tái giá; giờ đây bà ấy là bà Anderson.

– Thế thì mừng cho bà ấy. Bà ấy góa bụa, có một con gái. Người dễ thương. Là thư ký có năng lực nữa. Và rất hợp với ông Rafiel. Tôi mừng là ông ta đã không quên bà ấy.

* * *

Ngay tối đó, thoải mái trong chiếc ghế bành có tựa cao, chân duỗi thẳng về phía lò sưởi tí tách lửa hồng, cô Marple một lần nữa rút lá thư từ trong phong bì:

Gửi cô Marple.

Cư trú tại làng Saint -Marie – Meal

Thư này sẽ được ông James Broadribb, công chứng viên của tôi, chuyển tới tay cô sau khi tôi chết. Ông Boadribb là người có trách nhiệm giải quyết về mặt pháp lý các việc liên quan đến đời tư của tôi. Đó là một luật gia trung thực, đáng tin cậy. Như phần lớn người đời, ông ta cũng có tính tò mò. Song lâu nay tôi không thỏa mãn tính tò mò ấy, muốn giữ việc này chỉ giữa riêng tôi với cô. Mật mã của chúng ta là Némésis. Tôi chắc cô chưa quên lần đầu tiên cô thốt cái tên ấy trước mặt tôi trong trường hợp nào. Qua cả cuộc đời hoạt động, tôi hiểu rằng muốn hoàn thành một sứ mệnh nhất định , phải có thiên bẩm. Chỉ kiến thức và kinh nghiệm không thôi chưa đủ.

Về phần cô, cô có thiên hướng tự nhiên về công lý, nên cô sớm đoán biết chỗ nào có tội ác. Vì vậy tôi muốn cô sẽ tiến hành điều tra giúp về một vụ án. Tôi đã dành riêng một số tiền, số tiền này sẽ thuộc về cô nếu cô đồng ý nhận việc này, làm cho nó sáng tỏ. Cô có cả một năm trời để hoàn thành trách nhiệm này. Cô không còn trẻ, nhưng vẫn chắc nịch – cho phép tôi dùng từ đó – và tôi nghĩ có thể tin vào số mệnh sẽ giữ cô còn sống lâu dài.

Tôi hình dung thấy cô ngồi trong ghế bành, đang đan áo, khăn hay gì đó. Tôi mường tượng thấy cô đúng như tôi nhìn thấy tối hôm đó, đầu quấn khăn len hồng, lúc tôi vừa bị cô đến đánh thức dậy.

Nếu cô thích cứ ngồi đan êm ả như thế hơn, xin tùy. Ngược lại, nếu cô muốn phục vụ công lý, tôi hy vọng cô sẽ lưu ý đề nghị của tôi.

Công lý hỡi, hãy ào lên như sóng biển.

Và Đức hạnh ơi, hãy chảy như dòng thác không ngừng.

AMOS (3)

Chú thích:

(1) Broadribb : sườn to

(2) Trong thần thoại Hy Lạp, Némésis là nữ thần của báo thù và công lý.

(3) AMOS: nhà tiên tri thế kỷ thứ 9 trước công nguyên , lên tiếng chống lại những bất công của người đương thời

Bình luận