Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ổ Buôn Người

Chương 33

Tác giả: Giản Tư Hải

PHNOMPENH-CAMPHUCHIA, NGÀY 3 THÁNG 10.

Khi xe dừng lại một bến nhỏ ngoại ô Pnompenh anh xuống đổi số tiền sót lại trong ví được 700 ngàn Riel cả thảy. Long mua một chiếc SIM của hãng Metfone rồi gọi ngay về cơ quan vợ ở Hà Nội để hỏi địa chỉ và lịch trình lịch làm việc ở đâu trên Pnompenh rộng lớn này.

– Chị Mai à, chị có lịch và địa điểm làm việc của Hương ở chỗ nào bên Campuchia không ạ? – Long hỏi ngay khi nhận ra bà tạp vụ cùng cơ quan vợ, một đối tác mua sắm cửa vợ anh.

– Chỉ nắm lịch chung chung thôi. Không biết địa điểm.

– Thế đó là chỗ nào?

– Sao anh hỏi kĩ thế? Sợ vợ đi với trai hả?

– Bà trả lời tôi đi, gấp lắm.

– Khách sạn thì không rõ lắm vì sang đến nơi mới đặt. Chiều hôm nay sẽ gặp gỡ trưởng khoa Văn Hóa trường đại học Pnompenh.

– Cô tra cho tôi số điện thoại của trường này hoặc khoa văn hóa thì càng tốt. Đầu dây bên kia lặng đi một hồi như thể đang kiểm tra người gọi là ai. Tuy xem Hương như em gái nhưng với Long, bà ấy luôn xem anh là một anh công an xa lạ. Bà ta đổi sang giọng thận trọng:

– Tôi không có chi tiết, chỉ ai đi mới có thôi. Anh đang ở đâu, lát tôi gọi lại.

– Không có thời gian đâu, tìm ngay cho tôi. – Long sắp mất hết kiên nhẫn. Để nguyên điện thoại chế độ chờ. Long vẫy một chiếc xe ôm đến trường đại học.

– Đại học Pnompenh.

Việc bất đồng ngôn ngữ chưa xảy ra vì Long biết khá nhiều tiếng Khơ Me từ khi quen biết Thu Hương, hơn nữa phát âm tên địa điểm cho gã xe ôm thì rất dễ. Từ khi đem lòng yêu mến Thu Hương anh yêu luôn những gì thuộc về cô ta kể cả những thứ không hẳn hợp với anh. Ví dụ, mua sắm và học ngoại ngữ. Hai người từng dự định sẽ đi du lịch khắp thế giới, nhưng trước khi đi những nơi xa xôi, anh muốn đến ngay Pnompenh và Ăngcovat. Hôm nay, anh đã thực hiện được ước mong đó, nhưng mỉa mai thay, chẳng thể ngờ nó lại xảy ra trong cảnh ngộ éo le như bây giờ. Xe ôm Pnompenh có thể nói là một bản sao hoàn hảo của xe ôm Hà Nội. Luôn có mặt khi khách cần. Xe máy xịn. Mũ bảo hiểm không quai để tiện đội vào tháo ra tùy theo có hoặc không có cảnh sát giao thông. Không cần mặc cả, gã chở ngay Long ngay đến nơi cần mà không hỏi han gì thêm. Có lẽ trường này quá nổi tiếng ở đây hoặc anh phát âm quá chuẩn.

– Hãy đợi tôi ở đây! – Long rút mấy ngàn Riel đưa gã xe ôm. Đã quá giờ tan trường, giảng đường thưa thớt và những căn phòng đã khóa cửa. Long hớt ha hớt hải chạy vào cổng trường rồi gặp ngay một chàng y hệt sinh viên.

– Chào anh! xin hỏi, khoa Văn Hóa ở đâu?

Người thanh niên chỉ tay và Long bước nhanh về phía đó. Long tự hài lòng, cho đến giờ phút này anh chưa vấp váp vấn đề ngôn ngữ. Cuối hành lang một phòng lớn mở cửa và Long mạnh bạo tiến vào khi nhìn thấy một cô gái ngồi trong góc phòng. 114

– Xin chào! Tôi muốn hỏi chiều nay có hai giảng viên Việt nam đã đến đây?

Cô gái có nước da ngăm đen ngửng lên nhìn kĩ vị khách có giọng nói lơ lớ.

– Xin lỗi anh là ai?

– Tôi là thành viên của đoàn đó. Họ hẹn sau buổi hội thảo chiều nay sẽ đến đây tìm họ.

– Đúng rồi, nhưng anh đã đến muộn.

Họ về rồi. – Cô ta ái ngại nhìn vị khách ngoại quốc.

– Thật hả chỉ? Hai người Việt đúng không?

– Đúng rồi, chính tôi lên lịch cho trưởng khoa gặp mà. Long thở phào như trút được gánh nặng ngàn cân. Vậy là cho đến lúc này vợ anh vẫn an toàn.

– Họ về đâu? Chị có biết không? – Long dấn thêm mấy bước.

– Không biết, tưởng là anh phải biết điều đó chứ?

– Đúng ra thì là như vậy, nhưng tôi bị trễ chuyến bay. Số điện thoại của họ không nối mạng quốc tế nên tôi không gọi được. Những gì tôi biết là địa chỉ khoa Văn Hóa này thôi. – Long mân mê chiếc điện thoại trên tay.

– Vậy anh thử đến khách sạn Apsara xem. Đoàn cán bộ Việt Nam thường ở khu ấy vì gần trường lại an toàn nhất Pnompenh. Anh đến đấy hỏi xem.

– Khách sạn Apsara ở đâu? – Long như vớ được manh mối. Chợt nhớ đến gã xe ôm ngoài cổng anh vội vã chào cô gái đang đứng dậy gấp sổ sách trên bàn.

– Cảm ơn chị. À mà nếu họ còn quay lại nhờ chị nhắn giùm họ gọi tôi theo số này. Bây giờ tôi phải về khách sạn. Long nghi vội số điện thoại của mình rồi trao cho cô ta.

– Anh yên tâm, có thông tin gì tôi sẽ báo cho.

Long chạy ra cổng và mừng rỡ vì gã xe ôm vẫn ngồi đó.

– Khách sạn Apsara! – Long cộc lốc rồi nhảy lên xe. Chiếc xe rồ máy lao đi.

– Bộ anh biết khách sạn này à? – Long bắt chuyện để rèn lại ngoại ngữ.

– Tôi lạ gì khu đó, khu người Việt ấy mà. Anh là người Việt đúng không?

– Phải. Sao anh biết?

Gã không đáp. Có lẽ ở Pnompenh quá nhiều người Việt nên anh ta nhìn quen. Ngồi trên chiếc Dream Thái lướt như bay trên phố, Long nhận thấy thủ đô Phnom Penh khá nhiều ô tô xịn, xe máy chỉ là thiểu số trên những trục đường rải nhựa nhôm nham. Hai bên phố là những công trình dáng dấp chùa chiền thấp thoáng bóng cây và ít khu nhà ống chen chúc xé nát mặt phố như Hà Nội. Chiếc xe bỗng đi vào một phố đông hơn nhưng ngăn nắp và sạch sẽ.

– Khách sạn Apsara kia? – Gã chỉ tay sang tòa nhà 7 tầng có chiếc cổng mở ra vỉa hè lác đác xe ô tô đang đậu. Trời đã tối hẳn và anh cũng nên tính chuyện trú thân nơi đất khách quê người đầy nguy hiểm này. Long bước lại quầy lễ tân:

– Chào chị, cho tôi hỏi khách sạn còn phòng nữa không?

– Còn hạng sang thôi. Anh cần mấy phòng?

Long chột dạ khi không mang giấy tờ. Mình không thể ngủ nếu chưa tìm ra vợ mình. Các khách sạn không tiết lộ danh tính khách hàng cho người ngoài. Làm thế nào để biết được cô ta có đây hay không.

– Tôi cần đặt hai phòng cho 3 người, nhưng nếu họ đặt rồi thì tôi chỉ cần một thôi. Cô tiếp viên trẻ măng nhìn anh khó hiểu?

– Tóm lại anh đặt một hay hai đây? mà không đặt ngay lát nữa hết đó.

– À thì cho tôi đặt một trước đi. Cho tôi hỏi cô Vũ Thu Hương người nước ngoài đã đặt phòng đây chưa nhỉ?

– Thu Hương nào?

– Chiều nay có hai cô gái vào đây đặt phòng, chúng tôi đều là khách quen cả.

– Cô gái tra nhanh sổ đăng kí rồi trả lời anh.

– Không có. – Cô ta lạnh lùng đáp.

Long thảng thốt nhìn cô ta ngây dại. Vậy là Thu Hương không ở đây hay đã bị bắt cóc?

Đồng hồ chỉ hơn 9 giờ đêm, giờ này chắc vợ anh đã yên vị trong một khách sạn khác, hay là bị bọn ma cô dắt đi một nơi nào rồi. Anh nghĩ thủ đô Campuchia ban đêm yên ắng và nguy hiểm hơn bất cứ thành phố nào của Việt Nam nhiều. Long biết giờ này có đi tìm cũng không biết tìm ở đâu. Các đồn cảnh sát cũng đã đóng cửa. Ngày mai anh sẽ bắt đầu báo công an và đi tìm theo cách của riêng mình. Long quyết định cần ngủ tạm một đêm ở khách sạn này. Anh chợt nhớ không mang hộ chiếu hay bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Mà nếu có thì lộ tẩy ra kẻ vượt biên mà thôi. Thật trớ trêu, chỉ còn cách tìm một gầm cầu hay một công viên nào đó ngủ tạm. Chợt rùng mình khi tưởng tượng bọn cướp. Long bất ngờ quay lại bàn tiếp tân:

– Cho tôi đăng kí một phòng đơn.

– Xin anh đưa chứng minh thư và 50 ngàn riel đặt cọc.

– Long rút ví đếm đủ 50 ngàn riel:

– Tôi đi công tác và bị mất hết giấy tờ rồi. – Long lắc đầu thả xấp tiền lên quầy.

– Thế thì không được rồi, anh thông cảm nhé.

– Cô phải thông cảm cho tôi mới phải. Thú thực tôi từ dưới quê lên thủ đô công tác và không may lâm vào cảnh này. May mà chiếc ví chưa mất chứ nếu không có lẽ ngủ vỉa hè rồi.

Cô tiếp viên có đôi mắt tròn xoe mấp máy nhìn vị khách bơ phờ có chất giọng có vẻ như không phải nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer phổ biến. Tuy câu được câu mất nhưng cô hiểu hết. Dù sao cũng tốt chán so với vùng giáp Lào. Mà chẳng phải lâu la gì, ngay hôm qua một lão nông người dân tộc Lun từ tỉnh Stung Treng đến tìm mối tiêu thụ cho hai tạ thịt rùa mà nói thành tìm khách cho cô con gái hai tạ của mình làm cả ban lẽ tân cười vỡ bụng. Nhìn vị khách đẹp trai trước quầy, cô dường như có chút cảm tình, đoạn quay sang trao đổi gì đó với cô đồng nghiệp lớn tuổi hơn mình. Thoáng chốc cô ta lấp láy nhìn Long đầy vẻ thông cảm:

– Theo quy định của khách sạn là không được. Lát nữa có công an kiểm tra hộ

khẩu thì liên lụy bọn em lắm. Nhưng… nể anh có tình cảnh đặc biệt nên chúng tôi chiếu cố.

Cô gái lấy ra một cuốn sổ đăng kí dày đặc những khách hàng thuê phòng.

– Anh hãy nghi tên và số chứng minh thư vào cuốn sổ này cho tôi. Long mừng húm nhưng kìm nén không hề biểu lộ ra ngoài. Tuyệt đối không được tiết lộ người ngoại quốc. Mặc dù giọng nói lơ lớ, nhưng nhiều người nông thôn những vùng khác nhau của Campuchia hay bất cứ quốc gia nào cũng có những chất giọng khác nhau. Thậm chí ngay cả người trong nước cũng không thể hiểu. Tiếng là người thủ đô nhưng một nông dân Sóc Sơn mà nói với một chị Quảng Trị thì có bố giời mới hiểu nổi. Mình phải bịa ra một tên Campuchia. Nhìn danh sách dày đặc tên tuổi và số chứng minh thư. Liếc thấy số chứng minh thư công dân Campuchia có 9 chữ số. Long lấy họ của một người rồi ghép với tên của người khác sau đó ghi lên sổ. Anh đã có một tên rất Khmer: Khieu sam met. Số CMT: 573485739. Quê quán: Anlong Veng. Cô tiếp viên nhìn dòng chữ mới ghi rồi nhìn Long.

– Anh Khieu này!

Long ngơ ngác nhìn quanh.

– Vì lí do đặc biệt nên chúng tôi chiếu cố cho anh. Nhưng đặt cọc của anh phải 60 ngàn riel.

– Vâng, không vấn đề gì. – Long vui vẻ lấy thêm 10 ngàn riel rồi nhận hóa đơn leo vội lên cầu thang.

Mờ sáng hôm sau công việc đầu tiên của Long là phải đến đồn công an báo cáo sự việc và nhờ lực lượng cảnh sát địa phương giúp đỡ. Anh nhảy lên một chiếc xe ôm rồi bằng giọng nói Khmer sống sượng của mình, gã xe ôm này cũng hiểu vấn đề. Mười phút sau chiếc xe dừng lại ngay cổng đồn cảnh sát. Long nhảy xuống ngó quanh, bên trên tấm bảng trước ngôi nhà là dòng chữ ngoằn ngèo anh không đọc nổi. Phía trên cùng là quốc huy Hoàng Gia Campuchia in hình hai sư tử đứng chầu một vương miện sắc ánh vàng rực.

Long ung dung đi vào, viên trực ban hỏi bằng tiếng khmer. Anh không hiểu lắm. Bây giờ mà trình bày ra quả dài dòng. Thời gian của anh có hạn. Họ cần phải cần hiểu anh đang muốn gì. Anh vung một tràng tiếng khmer tự học với viên trực ban. Bất chấp anh ta hiểu hay không Long móc túi lấy tấm ảnh vợ mà anh nhét trong ví.

– Tôi muốn tìm người phụ nữ này.

Bình luận