Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ổ Buôn Người

Chương 41

Tác giả: Giản Tư Hải

45 phút sau có tiếng xe rầm rầm ngoài sân. Chiếc Land Cruiser màu đen nhẹ

nhàng đỗ xịch trước cửa. Người lái xe bước xuống xuất trình giấy tờ cho hai lính gác. Hai tên lính lạnh lùng hất hàm mệnh lệnh Han lên chiếc xe màu đen đang chờ. Chết tiệt, chúng bắt mình đi đâu nhỉ? Họ đưa xe xịn để đón một tên bị truy nã sao. Mặc dù sợ phải về Đồn 35 nhưng nay hắn không còn đường lùi. Nhìn hai tên lính gác ngồi hai bên tuy có khoảng cánh nhưng hắn cứ như bị ép đến ngạt thở. Sau một giờ trên con đường quốc lộ 1A, chiếc xe chở hắn ngược lại Hà Nội. Đường Điện Biên Phủ hiện ra với những hàng cây cao xanh ngát. Bị dẫn lên tầng trên rồi vào căn phòng lớn có đề chữ Giám Đốc bên trên. Han bủn rủn chân tay. Như nhìn xuyên qua cánh cửa, một người đàn ông cao lớn trong bộ quần áo cảnh sát đặc nhiệm có cặp mắt vàng đục tiến ra. Hắn như chết đứng trước căn phòng, người đó là Trần Phách. Chính con người đáng sợ này đêm qua đã bắn hụt hắn trên cầu.

– Ông Han! – Tưởng ông đã về Poshan sáng nay rồi cơ đấy.

– Tôi… tôi phải gặp các ông đã…

– Vậy hả, sao không làm việc đó từ hôm qua? Vào đi!

Hai lính gác hộ tống Han đến chiếc ghế sa-lon trong phòng khách của vị đại úy rồi ông ta phẩy tay để họ ra ngoài. Lúc này một mình Han ngồi đối diện với con người được giới giang hồ trong nước phong làm hung thần số một.

– Tôi giao cho ông một tài liệu hết sức quan trọng. Tôi đã săn lùng rồi ghi âm hắn trong suốt một tháng trời. Cũng vì nó mà tôi suýt bỏ mạng không dưới ba lần đây. Mọi thứ sẽ sáng tỏ. – Han tự tin móc túi đưa chiếc USB màu sáng cho người chỉ huy. Trần Phách dường như không quan tâm đến lời anh ta tuy vẫn đưa tay đón lấy chiếc USB rồi thả xuống bàn một cách hờ hững.

– Tôi không cần đến thứ đó làm gì nữa, ông Han!

Han ù tai:

– Thế ông có biết cái gì trong này không hả? – Hắn cầm cái USB lên rồi đưa trước mặt ông ta lần nữa cầu may.

– Nó không có giá trị gì. Lẽ ra hôm qua anh đừng điên cuồng thì tốt cho cả hai rồi!

– Sao? vậy các ông vẫn quyết bắt tôi? Tôi không phải là thủ phạm vụ án đèo Hốc, hơn nữa các ông phải biết ơn tôi vì đã tìm ra thủ phạm mới phải. – Han đứng bật dậy nói như quát vào đối phương bất chấp trước mặt hắn là viên cảnh sát uy lực nhất Đồn 35. Ngay cả hắn cũng không ngờ trong khoảnh khắc lòng tự ái trào lên hắn lại có thể thốt lên những đanh thép và trôi chảy đến như vậy.

– Các ông phải hiểu rằng nửa tá cô gái vô tội mà tôi giải cứu đã về hoặc sẽ về đến Việt Nam. Họ sẽ làm chứng cho tôi. Họ sẽ nói với các ông rằng chính tôi đã mang họ trở về từ hang quỷ như thế nào. Họ sẽ nói rằng tôi mang trên người hàng chục vết thương chỉ vì tính mạng và danh dự của họ. Họ sẽ nói với hàng triệu cô gái Việt rằng … Trần Phách đập mạnh tay xuống bàn trừng trừng nhìn gã thanh niên đã từng làm lực lượng Đồn 35 và cảnh sát Nam Tu bẽ bàng sau những vụ bắt hụt.

– Thôi đủ rồi! Tôi đang định nói rằng ông vô tội. Ông là người đã lập công lớn!

Nghe rõ chưa?

Han câm bặt, mắt trân trối nhìn viên cảnh sát mà không tin nổi vào tai mình. Cái gì kia, ông ta nói mình vô tội. Mình lập công lớn. Chính ông ta vừa nói ra. Người dữ dằn này chắc chắn không nói đùa.

– Mời ông theo tôi. – Trần Phách nhổm thân hình vạm vỡ rồi chỉ tay vào một phòng kín tối om. Ông với tay bật điện và một màn hình lớn nổi rõ trên tường như một phòng chiếu phim mini. Ông ta bước về chiếc bàn đối diện rồi khởi động máy quay. Màn hình phẳng 27 inch nháy liên hồi rồi một cảnh như trong phim hành động hiện ra. Han không tin nổi vào mắt mình khi trên màn ảnh hiện lên chính hắn máu me đầy mình đang ở trong một căn phòng tối om. Cảnh chiếu chuyển sang góc độ khác và thi thể của Sam nằm dọc trên giường hiện lên rõ mồn một. Cảnh quay liên tục thay đổi. Một vụ ẩu đả bằng mã tấu và súng ngắn xảy ra kinh hãi. Chính hắn cũng thót tim khi tên Mãnh nhằm đầu hắn siết cò. Tim hắn lồng lên trong khuôn ngực. Han phấn khích khi cảnh sát lại có những thước phim không khác trên màn ảnh Holiwood mà hắn lại là nhân vật chính. Khi chiếc camera quay cận cảnh, Han rùng mình lùi ra. Lúc này hắn mới thực sự hiểu vì sao Mãnh đã gục đổ tức khắc khi đang siết cò vào hắn. Viên đạn xuyên chéo từ phía sau qua hộp sọ phá hủy tiểu não, vùng não điều khiển cử động làm nạn nhân chết tức thì. Trần phách cho máy tạm dừng rồi kiêu hãnh nhìn Han đang vã mồ hôi như tắm.

– Ông Han, ông có biết ai cứu ông không?

– Có lẽ… à hình như cảnh sát… chính các ông đúng không?

Tiếng cười viên đại úy vang lên như sấm trong căn phòng nhỏ:

– Khi tên Mãnh bất ngờ nổ súng giết ông. Tôi tưởng mọi thứ đã hết. Nhưng cú né đạn quá chuyên nghiệp của ông đã dành cho tôi một cơ hội cuối cùng. Bất đắc dĩ tôi buộc phải nổ súng. Khi hắn nhằm ngực ông siết cò lần hai thì viên đạn từ khẩu Dragunov của tôi cách đó 120m đã đến đích nhanh hơn kết liễu đời hắn. Han quay về phía tay viên đại úy và thấy khẩu súng bắn tỉa của Nga treo trên tường. Viên đại úy tóc hoa râm có đôi mắt dữ dội nhưng cái nhìn của ông lúc này tràn đầy lòng bác ái. Ông ta toát lên vẻ gần gũi và đáng kính hơn bao giờ hết. Nếu không có sự e ngại nào có lẽ hắn đã ôm chầm lấy ông ta.

– Thật vậy sao? Lúc đó tôi không hề thấy một bóng cảnh sát nào nên tôi cứ đinh ninh đồng bọn của tên Mãnh bắn nhầm.

– Tại một nóc nhà ba tầng đối diện cách đó mẫy dãy nhà lụp xụp, sau khi hạ xong hắn chúng tôi nhảy khỏi chỗ nấp để tiếp cận hiện trường. Khi xuống đến nơi ông đã cao chạy xa bay môt cách … không cần thiết. Tuy nhiên, suy nghĩ như ông cũng có lí do vì khi đó đồng bọn tên Mãnh cũng đang ẩn nấp xung quanh và sẵn sàng xả đạn để báo thù cho thủ lĩnh.

Lo sợ đến tính mạng của ông, chúng tôi đã phải huy động cả cảnh sát giao thông đuổi theo bảo vệ và kêu gọi ông dừng lại. Buồn thay, ông vẫn ngoan cố bỏ chạy. May mà ông không chống trả chúng tôi, nếu không vấn đề sẽ rất nghiêm trọng đấy.

Han thở phào lộ rõ thoáng ngượng ngùng, suýt nữa hắn đã gây thêm một việc đáng tiếc trên cầu.

– Đa tạ các ông. Tôi thật là hồ đồ quá, nhưng sao các ông lại quay được những thước phim này?

– Chuyện dài lắm và tôi không thể nói hết cho ông được. Ông nên hiểu rằng, hơn năm nay tên Mãnh là kẻ truy nã số một của chúng tôi, lẽ đương nhiên ông và Sam cũng nằm trong danh sách đó. Những bước đi của các ông đều được bí mật theo dõi sát sao. Các camera bí mật đã được lắp đặt tại những nơi khả nghi trong đó có căn nhà bỏ không của Sam.

Sau khi theo dõi Sam chúng tôi nhận ra đây là con người không dính líu đến tội ác nào. Hai chiếc camera đặt trong ngôi nhà hắn ta đã nói lên điều đó. Chỉ tiếc rằng đêm hôm trước, cái chết bất ngờ của Sam làm chúng tôi vô cùng hối tiếc vì không thể can thiệp kịp thời. Nội dung trong chiếc USB kia là gì tôi cũng đã biết qua cuộc đối chất ngắn nhưng quan trọng của ông và Mãnh. Ngay lúc đó chúng tôi mới sáng tỏ mục đích của ông và Mãnh khác hẳn nhau. Tôi sẽ giữ lại đoạn băng những mẩu ghi âm của ông cho đến phiên tòa xử vắng mặt hắn. Ông sẽ là nhân chứng đặc biệt của vụ án này. Có tiếng gõ cửa yếu ớt bên ngoài. Hai người đóng cửa buồng rồi đi ra, lúc đó

một thanh niên trẻ mặc sắc phục với bộ mặt rầu rĩ như người có lỗi đã ngồi ngoài phòng khách.

– Em chào thủ trưởng.

– À đây rồi. Thiếu úy Long. – Ông ta vội quay sang Han. Xin giới thiệu với ông Han. Đây là trinh sát hàng đầu của chúng tôi. Thiếu úy Long. Cậu ta vừa đi công tác Campuchia về. Nếu cậu ta thay tôi đuổi theo ông hôm qua có lẽ tôi cũng không dám chắc giờ này ông còn sống hay không. Long ngượng ngùng và ngạc nhiên không hiểu sao thủ trưởng lại biết anh đi Campuchia. Vợ anh ta nói sao? Không thể, vợ anh thề là không để ai biết. Với ánh mắt nhìn xuyên suốt bộ não người khác, Trần Phách nói đầy phẫn khích:

– Ngạc nhiên hả? Công nghệ kĩ thuật số mách tôi tất cả. Trong đoạn phim kia tôi đã thấy gần hết nội dung bức thư mà Han gửi cho Long. Khi tên Mãnh rút lá thư từ người Sam mang ra đọc trong phòng, chiếc camera ghi nhận hết. Xem xong, Mãnh hạ quyết tâm triệt hạ Sam và Han trước khi hai người liên lạc được với cơ quan công an. Để an toàn tuyệt đối chúng tìm mọi cách dụ Long đi càng xa Hà Nội càng tốt. Hắn mạo danh thư của Han và thay tên nạn nhân là Thu Hương, vợ Long. Hắn đã thành công khi kéo Long sang tận Pnompenh mà không tốn một xu nào.

– Anh Long! Tôi là Han, cũng là môn đệ của thầy Cung ngày xưa đây.

– Thật sao? Anh cũng học từ lò ông ấy ra à? – Mắt Long sáng quắc.

– Đúng vậy! Tôi là người đã từng dâng hai lá thư cho anh đây, nhưng tiếc thay vụ xuất ngoại sang Campuchia không phải là ý đồ của tôi đâu.

– Tôi vẫn chưa hiểu lắm, lá thư này không phải do anh viết sao. Long mở cặp lấy ra tờ giấy đánh máy đã nhàu nát đưa cho Han.

“Nạn nhân tiếp theo, Vũ Thu Hương. Đại học Văn Lang, trú tại 12 Thái Thịnh’

Cả Han và Trần Phách đều phì cười.

– Không phải đâu, tên Mãnh đã đánh tráo, lá thư gốc của tôi là: “Nạn nhân tiếp theo: Nguyễn Bạch Phương Lan, lớp 31k sinh viên trường múa Hà Nội’. Khi đặt hàng cho Mãnh, tôi giao một mẩu giấy cho hắn và một mẩu giấy nội dung y đúc cho Sam mang về để các anh tiện theo dõi.

Viên thiếu úy há hốc mồm kinh ngạc nhìn người thanh niên tàn tạ như vừa thoát ra khỏi một vụ sập hầm. Chỉ có khuôn mặt tươi tỉnh và dưới hốc mắt thâm quầng là cặp mắt long lanh còn đầy sức sống. Chính hắn đây ư. Trần Phách bỗng quay sang Long với ánh mắt nghiêm khắc:

– Đồng chí Long! Tôi thẳng thắn phê bình đồng chí vì đã không báo cáo kịp thời những tình tiết nghi vấn cho cấp trên để cùng nhau xử lí. Cho dù đang đi công tác xa nhưng tôi vẫn có thể chỉ đạo một cách sát sao vấn đề, thậm chí vẫn bảo vệ an toàn cho đồng chí nếu nó nguy hiểm đến tính mạng.

– Vâng, em xin rút kinh nghiệm. Thú thực khi nhận được bức thư báo trước vợ em bị bắt cóc, em chẳng còn đủ tỉnh táo để suy nghĩ gì nữa cả. Han hỏi:

– Thưa ông cảnh sát, sao chúng biết tôi sẽ đến gặp anh Long ở Hàng Hành để mạo danh người nhà anh Long? Trong thư tôi gửi cho Sam không nghi rõ người nhận và chi tiết cuộc hẹn nào. Phải chăng Sam đã khai ra?

Trần Phách rầu rĩ đầy vẻ tiếc nuối:

– Rất tiếc là chúng đã tra tấn Sam nên anh ta đã khai ra cuộc hẹn này. Sam hi vọng khai ra chúng sẽ tha chết nhưng tên Mãnh vẫn xuống tay. Đột ngột và tàn nhẫn. Khi camera chúng tôi truyền về hình ảnh Mãnh và Chúc ập vào nhà Sam. Tuy đinh ninh cả 3 tên đều là đồng bọn của nhau nhưng tôi vẫn không hề chủ quan. Tôi đã lập tức cử ngay một đội đặc nhiệm đến ẩn nấp quanh hiện trường để đề phòng những tình huống ngoài dự tính. Thật không ngờ, khi họ vừa xuất phát thì hình ảnh Sam bị chúng hành quyết được truyền ngay tức thì đến trước mắt anh em chúng tôi. Không kịp mặc áo chống đạn, tôi liền vùng dậy xách khẩu Druganov lao xuống ga ra đích thân lái xe đến hiện trường. Chiếc màn hình nối mạng nội bộ đặt trong chiếc Landcruiser vẫn liên tục nhận được những hình ảnh trực tiếp từ trung tâm. Gần nửa tiếng sau tôi và các chiến sỹ đặc nhiệm đã chiếm giữ các vị trí chiến thuật quanh ngôi nhà và điều gì xảy ra sau đó thì chúng ta đều biết rồi đấy.

Han ôm mặt hồi lâu rồi nặng nề nói:

– Tôi đã có lỗi với Sam. Anh ta sẽ không chết nếu tôi không gửi bức thư định mệnh đó. Tôi là người gây ra tất cả. Anh ấy là bạn cũng là người cùng quê nội với tôi.

– Thế sao, vậy xin hỏi quê anh ở đâu?

– Chuyện dài lắm, cha tôi quê Tứ Xuyên bên Tàu, mẹ tôi lại người tỉnh Hà Nam của Việt Nam.

Trần Phách chen vào.

– Theo hồ sơ của chúng tôi, thì cậu được sinh ra ở Nam Tu, sống từ nhỏ và có hộ khẩu lại ở Hà Nam, sao kì lạ vậy?

Han nhìn hai người cảnh sát đang đứng sát mình chăm chú. Giọng hắn trầm lắng:

– Báo cáo các anh, sở dĩ phức tạp thế là do cách đây 33 năm về trước mẹ em cũng bị bọn ma cô lừa bán cho nhà chứa bên biên giới. Sau khi được một người đàn ông Trung Quốc tốt bụng cứu thoát rồi thả về, nhưng trớ trêu thay, bà ta đã mang thai được 3 tháng. Người trở về đến quê hương thì bị bà con dèm pha và họ hàng thì xua đuổi. Nhục nhã quá mẹ tôi lại một lần nữa bỏ đi quyết tìm bằng được người đàn ông tốt bụng ấy. May sao người công nhân ấy vẫn sống nơi cũ và họ gặp nhau. Dù biết cái thai trong bụng là không phải của mình nhưng ông ta vẫn cưu mang mẹ tôi cho đến ngày sinh nở. Sau đó, vì xa nhà quá lâu và thương nhớ mẹ già, mẹ tôi lại muốn về quê cũ và van nài bố tôi sang cùng để nhận là người chồng hợp pháp. Họ bắt đầu lập nghiệp ở đó.

– Hóa ra song thân anh đã có một thiên tình sử đầy lòng nhân ái không sách nào tả nổi. Có lẽ vì thế mà hun đúc lên một con người dũng cảm và căm thù bọn bất lương đến tận xương tủy như anh.

Long vỗ nhẹ vai Han như một người bạn cũ:

– Có lẽ hôm nào đó chúng ta sẽ thăm lại thầy Cung và trò chuyện nhiều hơn về quê nội của anh nhé.

– Bây giờ tôi muốn làm rõ một số tình tiết! – Trần Phách bất ngờ nghiêm giọng.

– Ông cứ nói.

– Đêm 15/9 tại Đèo Hốc, cái gì đã xảy ra với anh?

– Lúc 9 giờ tôi đến nhà Hà Vi định rủ cô ta đi uống cà phê thì biết cô ta đang trực nên về trễ. Tôi bèn đi lòng vòng chờ lát nữa sẽ quay lại. Nửa tiếng sau, khi quay lại nhà cô ấy thì thấy một chiếc xe BMW đỗ ngoài ngõ. Tôi nhận ra cuộc hẹn hò lúc đêm khuya của cô ấy với Tà nên không yên lòng. Đơn giản, tôi có cảm tình với cô ta. Đợi chiếc xe chuyển bánh tôi liền tò mò bám theo.

Ra đến cầu Chương Dương chiếc xe lao rất nhanh và tôi linh cảm rằng chuyến đi này của họ sẽ rất xa. Rất đáng ngờ vì họ chưa bao giờ đi theo hướng đó lúc đêm khuya. Tôi quyết bám đến cùng. Khi đến chân đèo Hốc, một tiếng động ghê rợn như chiếc xe bị lật làm tôi kinh hoàng. Tôi đứng như chết lặng dưới chân dốc mà nhìn lên ngọn đèo đen hun hút. Có những tiếng xì xào trên đỉnh dốc làm tôi yên tâm vẫn có người sống trên đó nên vội lao lên cùng với họ xem sao. Lạ thay, lên đến nơi lại không thấy ai hết. Trời rất tối, tôi liều mình dựng xe rồi lần mò xuống vực xem xét Hà Vi thế nào thì thấy xác Tà. Tôi mở cửa xe xem kĩ nhưng không có ai nữa, xung quanh cũng không thấy cô ta. Tôi định lội xuống sông tìm kiếm thì có ai đó phía sau lấy xe của tôi chạy ngược Lạng Sơn. Tôi hoảng quá, hóa ra có kẻ đang ẩn nấp đâu đó theo dõi tôi. Lúc này tôi lại nghi Hà Vi không nằm dưới sông mà nằm đâu đó trên đèo. Tôi lấy hết can đảm tiến lên đỉnh đèo nhưng tất cả vắng tanh. Tôi hi vọng Hà Vi không chết sau vụ lật xe nhưng cũng không muốn tin cô ta lại bị bắt đi đâu đó. Linh cảm chuyện tày trời đã xẩy ra, tôi quyết đi tìm cô ta. Hai tiếng sau có một chiếc xe khách tuyến Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua, tôi bắt xe lên đó rồi vượt rừng về phía bên kia đường biên. Nhất định cô ta đã bị đưa sang đó.

– Ông Han, lúc ông lảng vảng tìm kiếm quanh chiếc xe, ông có lo sợ ai đó sẽ

hãm hại ông không?

– Không nghi ngờ gì cả, tôi nghĩ đó là một vụ tai nạn. Cô ta vị văng rất xa hoặc chìm xuống nước mất xác. Tôi gọi tên cô ta và bắt đầu tìm kiếm thì…chiếc 67 bỗng dưng tự động rồ máy chạy đi một cách ma quái. Lúc đó tôi bắt đầu sợ thực sự.

– Ông Han à! một điều mà ông không thể ngờ nổi, đó là khi ông lẽo đẽo sau chiếc BMW của Tà nhưng thực chất người điều khiển lại là một nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng phát hiện ông đeo bám và rất lo ngại bị bại lộ nên chúng tính kế giết ông để bịt hậu họa. Sau khi hất chiếc xe xuống vực, một tên nấp lại ven đường định giết nốt ông. Nhưng thấy ông chạy xuống vực tìm kiếm và gọi tên cô gái chúng mới vỡ lẽ là ông chưa biết gì hết. Chúng nhận ra không nên để lại một xác chết nếu không cần thiết. Tên nấp trong bụi rậm chui ra và lấy luôn xe ông để tẩu thoát khỏi hiện trường càng nhanh càng tốt. Kể cũng hay, những tên tội phạm tưởng như ranh ráo đến mấy nhưng vẫn có những giây phút hành động một cách ngẫu hứng đến khó

hiểu.

-May cho tôi quá. Vậy kẻ nào đã lấy con xe của tôi?

Trần Phách khẳng định:

– Nhiều vết giày đinh đã dẫm nát sau một gốc cây ven đường trên đèo. Chúng tôi đã nhặt được một bã kẹo cao su Doublemint ấn chặt trên thân cây. Qua phân tích các mẫu phẩm tại hiện trường và lời kể nhân chứng thì tên mặc đồ lính đó chính là tên chết trong nhà Sam.

Han kinh ngạc:

– Thế hóa ra tôi và hắn suýt giáp mặt nhau trên đèo à? Tôi cứ nghĩ hắn kéo Hà Vi đi trước. Nếu lộ mặt ra lúc đó có lẽ tôi đã cho hắn nằm luôn tại gốc cây kia rồi. Vậy mà gần tháng trời kề vai sát cánh bên Poshan chúng tôi không hề nhận ra nhau. Ngoài tên Mãnh đã thú nhận với tôi tham gia vụ ấy. Vụ đó chúng có ba tên tham gia đúng không?

Long đáp:

– Ít nhất là ba. Một phụ nữ đã sa lưới công an Hải Phòng mấy ngày trước. Cô ta thừa nhận đã đóng giả Hà Vi để lên xe ô tô đêm đó, trong túi cô ta còn mang cả một bản “căn cước nạn nhân’’ mà tên Mãnh giao trước đó. Tên Mãnh vừa bỏ mạng. Còn một vài kẻ đóng vai phụ khác chưa bị tóm mà thôi.

Han liếc nhìn Long đầy ẩn ý, hắn không dám chắc con người tinh quái như Trần Phách đã biết bức thư mật đầu tiên mà hắn gửi cho Long hay chưa. Bức thư đó là ngòi nổ cho công an Hải Phòng phá án.

Giọng viên đại úy cắt ngang ý nghĩ của hắn:

– Trưa rồi, chắc ông từ hôm qua đến nay chưa ăn gì. Chúng ta ra cuối phố làm vài cốc bia đã nào. – Trần Phách nói như ra lệnh rồi nhìn Han từ đầu đến chân:

– Ông ăn mặc thế này, tôi e rằng thiên hạ lại xì xèo tội phạm đi nhậu với cảnh sát. Hãy mặc bộ kia vào!

Han nhìn theo hướng chỉ tay viên đại úy nhưng không thấy gì ngoài bộ trang phục rằn ri xám có chiếc quân hàm một gạch 4 sao treo trên móc áo. Chẳng lẽ ông ta…

– Tôi chỉ cho ông mượn một lát thôi. Nhanh lên. Mặc nó ra đường thì cậu mới không bị ai đuổi. – Tất cả cười rộ lên.

Han khoác lên người bộ quần áo mà hắn từng sợ vãi linh hồn bấy lâu này. Giờ đây mang nó lên người, hắn mới nhận ra bên trong bộ trang phục mới là tất cả. Họ cũng là những người bình thường như tất cả những người khác. Han đứng trước gương ngó nghiêng và nhận ra phía sau lưng, Trần Phách đã tiến sát bên hắn. Ông đặt bàn tay thô ráp vỗ nhẹ lên vai hắn đổi giọng thân mật:

– Từ nay cậu là một hiệp sĩ. Đêm qua sau khi nhận ra cậu là ai tôi đã gọi điện trực tiếp lên Bộ Nội Vụ yêu cầu đặc cách một người có công lớn vào hàng ngũ cảnh sát để xem họ phản ứng ra sao. Người ta rất tôn trọng ý kiến của tôi và hứa xem xét. Cậu Han! nếu cậu không phản đối, hãy cộng tác lâu dài với chúng tôi. Han quay lại nhìn vào ánh mắt xám sáng quắc của viên cảnh sát tóc đã lốm đốm bạc và nắm lấy bàn tay cứng như thép thỏi của ông.

– Xin đa tạ ông. Cái này tôi không dám nghĩ…

– Cậu sẽ làm chiến sỹ SBC của chúng tôi! Tại sao không?

– Thôi, để tí nữa tính tiếp. Chúng ta đi nào. – Long nhìn đồng hồ giục giã. Ba người xuống cầu thang rồi vui vẻ tiến về cuối đường Điện Biên Phủ.

HẾT

Bình luận