Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Phấn Hoa Lầu Xanh

Chương 19-20

Tác giả: Tào Đình

Sau ngày hôm đó, trong phòng Phấn Đại đã không còn đốt nến song hỷ nữa.

Lâu dần, Phấn Đại cũng bắt đầu quen với việc có Tô Kỷ xuất hiện hàng ngày, bắt đầu giống như một phu nhân có duyên có phận đàng hoàng, thi thoảng còn tự tay nấu một vài món, chờ đợi Tô Kỷ, tựa như đợi tướng công của nàng ở xa mới về. Nàng đã không còn bị người đàn ông nào quấy rầy, chòng ghẹo nữa.

Các chị em đều chúc mừng nàng, mừng cho nàng được bao bọc bởi một người đàn ông tốt như vậy, sau này nhất định sẽ được chuộc về làm phu nhân!

Phấn Đại chỉ cười, nụ cười sao mà hiền, mà lặng lẽ đến vậy. Dường như thế gian này không ai hay biết về thân phận kỹ nữ của nàng, dường như chính nàng cũng sắp quên mất thân phận của mình rồi.

Thân làm gái lầu xanh, ai không ao ước một ngày kia được tự do, ai không ao ước có một mái ấm gia đình, có một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa để mình chăm chút, hầu hạ, đấy cũng là mục tiêu cuối cùng của tất cả những người đàn bà trên đời này.

Hoa khôi thì cũng chỉ là một người con gái bình thường, hoa khôi cũng đâu phải thần tiên mà uống nước ăn sương sống cả đời. Trước đây chẳng phải đã từng có người muốn chuộc nàng ra hay sao, kẻ bị đánh bại vì số tiền phải trả quá nhiều, kẻ thì lại chỉ coi đó là những lời mê nói sảng, sớm ngày hôm sau tỉnh dậy đã quên hết, không bao giờ nhắc lại nữa.

Mọi người ở đây đã quá quen mặt Tô Kỷ, tuy không rõ chàng là con cái nhà nào, nhưng chỉ riêng chuyện bao nuôi nàng cả mấy tháng trời không áy náy chuyện tiền bạc cũng đủ thấy rằng, gia sản nhà chàng lớn cỡ nào.

Ai cũng chúc mừng vì nàng gặp được người đàn ông tốt, vậy là Phấn Đại cũng mặc nhiên thừa nhận như chuyện tất nhiên phải vậy.

Tần ma ma cầm tay Phấn Đại, khóe mắt chằng chịt những vết chân chim ngân ngấn nước, nói – “Con gái của ta à, ma ma vẫn còn muốn con theo ta mấy năm nữa cơ đấy! Sao con vội rời đi làm vậy!… Ma ma dày công nuôi dưỡng được một cô gái xuất sắc như con đâu dễ dàng gì! Ta thật không nỡ lòng nào rời xa con! Nhưng con người vốn là động vật có tình cảm mà, ma ma cũng coi trọng vị công tử đó, giao con cho chàng ta, ma ma cũng cảm thấy yên tâm”.

Nghễ Nghi cứ ôm lấy Phấn Đại mà khóc – “Chị Phấn Đại ơi, chị được gả đi rồi, em biết làm sao đây? Nhưng chị tìm được người đàn ông tốt, bọn em cũng không thể không để chị đi, vì đây là hạnh phúc của chị mà!”.

Phấn Đại cảm động quá, thẹn thùng cười mà nói – “Ba mươi chưa phải là Tết, công tử Tô Kỷ nhà người ta còn chưa nói gì đến chuyện này mà!”.

“Hãy cứ chờ đấy rồi xem, ma ma này không nhìn lầm người đâu, chỉ mấy ngày nữa thôi!” – Tần ma ma nói chắc như đinh đóng cột – “Mà sao con không thử dò hỏi xem ý cậu ta ra sao?”.

Tối hôm đó, khi Tô Kỷ đúng hẹn lại có mặt ở trong phòng, Phấn Đại đã mấy lần định cất lời, nhưng rồi lại nuốt ngược vào bên trong.

Nhìn dáng vẻ ấp úng thẹn thùng của nàng, Tô Kỷ thấy ngạc nhiên, hứng thú, bèn chủ động hỏi – “Cô nương Phấn Đại, có điều gì muốn nói hay sao?”.

Lúc này, Phấn Đại mới thỏ thẻ cất lời – “Phấn Đại thiếp biết mình vận mỏng, nay công tử đối với thiếp có nghĩa có tình, ân trọng như núi. Có điều Phấn Đại thiếp, thân ở chốn lầu xanh này thật không phải kế vẹn toàn. Tuy Phấn Đại có tình với chàng mà muốn giữ mình trong sạch, nhưng chốn trăng hoa này, có những chuyện khó bề tự chủ được…”.

“Tại hạ hiểu nỗi lòng cô nương, tại hạ chẳng phải cũng nóng lòng muốn đưa nàng sớm rời xa chốn này lắm sao? Cứ nghĩ đến việc người con gái mình yêu vẫn còn giam thân nơi lầu xanh, tại hạ thực lòng tơ vò trăm mối, cứ nghĩ tới việc mỗi ngày nàng đều bị những gã đàn ông khác dòm ngó, tại hạ… Ôi chao! Mỗi ngày tại hạ đều suy nghĩ về việc chuộc nàng ra, có điều, việc này ta cần thương lượng với thân phụ đại nhân. Phấn Đại, nàng cứ kiên nhẫn đợi thêm dăm ngày, được chứ? Ta nhất định sẽ chuộc nàng ra, rồi sẽ tìm cách để cưới gả đàng hoàng! Ta sẽ cho nàng có một mái nhà thực sự! Đây chính là lời thề của ta!” – Tô Kỷ phấn khích nói, tim chàng như đập nhanh hơn, hơi thở thêm phần gấp gáp.

Phấn Đại sụp đổ hoàn toàn bởi người đàn ông đang hiện hữu trước mặt nàng, bị chinh phục hoàn toàn bởi những lời hứa vừa thốt ra kia, với đôi mắt đẫm lệ, nàng ngã vùi vào lòng chàng.

Sau thoáng chần chừ, Tô Kỷ cũng xiết chặt vào lòng bóng hình yêu kiều đã khiến chàng đêm mơ ngày tưởng, giờ đã mềm tựa dải lụa đào.

Khi chìm đắm trong vòng tay xiết chặt của chàng, đôi mắt nàng khép thật chặt, dòng lệ cứ hối hả tuôn trào, nàng nghĩ, đây chắc chắn là bến đỗ cho cuộc đời nàng, sẽ không bao giờ phải sống kiếp lênh đênh phù du nữa.

“Tô công tử, Phấn Đại nhất định sẽ chờ chàng, chàng… nhất định quay lại nhé!” – Nghĩ đến một đời cô độc đáng thương của mình, cuối cùng đã có người thân, nàng nghẹn ngào khóc không thành tiếng – “Nhưng cõi lòng thiếp thực sự vẫn lo sợ lắm… Thiếp e rằng, đây lại chỉ là giấc mộng Nam Kha, phận thiếp đây, cứ gọi là mái ấm tựa hồ chỉ như phù dung sớm nở tối tàn mà thôi.”

Tô Kỷ an ủi nàng, và để khiến nàng có thể tin tưởng hơn, đã thề rằng, nếu chàng phụ nàng, thì đời đời kiếp kiếp sau cũng không là con người nữa!

Đôi mắt Phấn Đại rạng rỡ niềm tin, những giọt nước mắt lã chã tuôn rơi trong niềm hạnh phúc vô bờ, khóe môi khẽ rung động. Chàng đê mê, đắm đuối, cúi xuống hôn lên môi nàng.

Bao nhiêu thề non hẹn biển, những khát khao hạnh phúc và cả những ý đượm tình sâu đều đều chứa chất trong nụ hôn cháy bỏng ấy.

Thế rồi, mọi thứ mới lặng yên trở lại, không nghe nức nở, không còn nghe những lời thề thốt, không còn những tiếng ồn, chỉ còn nghe nhịp đập của trái tim, khoảng cách chỉ là một lồng ngực, từng nhịp, từng nhịp một. Nụ hôn dài cuối cùng cũng ngưng lại, Phấn Đại nhìn chàng bằng đôi mắt kiều diễm còn hoen ướt, cứ đắm đuối mà chăm chú nhìn chàng, có những khát vọng, có sự khích lệ, có cả những thẹn thùng không nói…

Đêm hôm đó, Tô Kỷ đã không rời phòng nàng, quá nửa đêm Phấn Đại mới ra khỏi phòng. Phấn Đại vẫn giữ thói quen không ngủ qua đêm với bất cứ người khách nào.

Sáng sớm hôm sau, Phấn Đại nửa như e ấp, thẹn thùng bước vào phòng Tô Kỷ. Tô Kỷ thản nhiên ôm chầm lấy nàng và lại tiếp tục những nụ hôn dài cháy bỏng. Sau đó chàng vừa mặc quần áo vừa lặp đi lặp lại rằng sẽ tới chuộc nàng ra, chàng còn nói sẽ chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra đêm qua.

Nàng lặng yên không nói gì, ngồi bên mép giường nhìn chàng lúng túng, luống cuống mặc quần áo, nỗi ấm ức mơ hồ dấy lên nghèn nghẹn con tim.

Nàng đã không ít lần nhìn thấy đàn ông mặc quần áo rồi, sau khi y phục đã chỉnh tề, họ từ cầm thú biến thành con người, lại ngước lên phía vầng dương, bảnh bao chỉnh tề như ai. Khi bước chân ra khỏi Ngọc Hương Lầu này, những gì họ để lại, ngoài những bóng hình mờ ảo ra, chỉ là những vết tích của cuộc ân ái trên giường mà không ai buồn nhắc tới.

Có thơ rằng:

“Công tử vương tôn cùng một giuộc, chăn gối mây mưa chỉ thoáng qua, sớm ra về lại trong phủ ấy, tình lang thôi đã hóa người dưng.”

Tô Kỷ thấy nàng dung mạo rầu rĩ, đoán biết lòng nàng tơ vò trăm mối, liền khẽ lấy tay mà vỗ yêu lên má nàng – “Tô Kỷ ta đã nói, ắt sẽ giữ lời”.

Thấy sự hoài nghi của mình bị chàng soi tỏ, Phấn Đại ngượng ngùng khẽ cười, nói – “Thiếp đợi chàng”.

Thế rồi tất cả đều nhuốm màu thời gian trong câu nói đợi chờ đó của nàng.

Bắt đầu bằng những lá thư Tô Kỷ gửi tới, chàng viết vội viết vàng về nỗi tương tư nhớ mong nàng, rồi lại nói sắp phải vào kinh dự khoa thi, không có thì giờ để nghĩ đến những chuyện khác, thi rồi nhất định sẽ đến chuộc nàng về. Thế rồi không còn thêm tin tức gì của chàng nữa.

Đôi lúc Phấn Đại miên man nghĩ hoặc giả số kiếp nàng chính là sự đợi chờ, xưa kia đã vậy, giờ nương náu ở chốn này, cũng vẫn phải đợi trông.

Chờ đợi vốn dĩ là việc không dễ dàng gì trên thế gian này, chỉ có xuất phát điểm mà vĩnh viễn không có điểm dừng. Dùng dằng day dứt mãi không thôi.

Lẽ nào, khi những vấn vương níu buộc đã hết thì tình yêu cũng lặng lẽ chết theo.

Lẽ nào, mối tình bắt đầu bằng những mong ngóng đợi trông ấy giờ lại nhạt nhòa tựa gió thoảng mây trôi.

Phấn Đại loay hoay hoài mà không tìm ra lời đáp.

Có điều, sau dạo ấy, Tô Kỷ không còn đặt chân đến Ngọc Hương Lầu nữa. Phấn Đại mỗi ngày đều đứng trên gác trông ngóng chàng, hễ thấy bóng dáng một vị công tử nào đó nhang nhác giống chàng, nàng càng hồi hộp chờ đợi, mong ngóng, nhưng lần nào cũng đều thất vọng. Từ những hy vọng ban đầu cho đến nỗi thất vọng, đến tuyệt vọng, đến nguội lạnh cả tấm chân tình, nàng vẫn không nỡ từ bỏ. Ngày qua ngày, nàng ngóng mãi theo phía chàng đã rời đi, vô vọng đợi chờ, mong mỏi. Đợi chờ đến héo hon vóc ngọc, xanh gầy dáng mai.

Về sau, người ta đồn Tô Kỷ là tam công tử nhà họ Tô giàu nức tiếng Tô Châu, lại có người nói, Tô Kỷ đã lấy người cô nương môn đăng hộ đối…, về sau không còn nghe tin tức gì của chàng nữa.

Sau khi nhận rõ rằng tất cả chỉ là một phen lừa dối, Phấn Đại thấy nực cười cho chính mình, nàng cười mình ngu xuẩn, đem lòng tin vào đàn ông, tin vào những lời thề thốt, mà đây đâu phải lần đầu bị lường gạt, ấy vậy mà, nàng vẫn cứ mắc lừa đấy thôi, lỗi lầm này thật không thể thứ tha.

Hẹn thề, yêu đương, lầu xanh, tổ ấm… Phấn Đại đổ bệnh.

Sau khi những vết thương lòng dần nguôi ngoai, tựa như chưa từng xảy ra biến cố gì, tháng ngày cũng như cơ thể nàng, ngày một đẫy đà hơn.

Nàng lại tiếp tục thân phận gái lầu xanh của mình, diêm dúa gọi mời, lả lơi dễ dãi giải sầu trong hơi rượu, càng lẳng lơ mà ghẹo nguyệt trêu trăng, dọc ngang trông chờ những mảnh tình tiếp nối mãi không thôi.

Tô Kỷ, giờ chỉ còn là một cái tên đã chôn chặt vùi sâu trong những giấc mộng mà thôi.

Những tháng ngày sau đó, còn có biết bao các công từ giàu có phong tình đắm đuối vì nàng, thơ từ ca tụng quốc sắc thiên hương của nàng viết đầy ắp cả bức hoành của Ngọc Hương Lầu; cũng đã từng có biết bao nhiêu các hiệp sĩ kiếm khách chết chìm trong nét môi nụ cười của nàng, ghen tuông vì nàng, nổi giận vì nàng. Tuy con số những kẻ mê đắm Phấn Đại thì nhiều, nhưng người muốn cho nàng một mái nhà danh chính ngôn thuận thì không hề thấy nữa.

Tháng ngày cứ trôi nổi hững hờ mà qua đi trong chốn trăng hoa hoang lạnh, mới đó mà thấm thoắt đã hai năm.

Nghễ Nghi vừa bước qua tuổi dậy thì, bỗng đẹp nức lòng, những ngón tay thon dài mềm mại, làn môi chúm chím sen hồng, càng lúc càng có nhiều gã đàn ông đắm đuối, mê muội vì nàng.

Còn Phấn Đại, đã qua tuổi hai mươi ba rồi, tuy dung mạo của nàng vẫn thuộc hàng quốc sắc thiên hương, thời gian dường như cũng không để lại dấu vết gì trên khuôn mặt nàng, nhưng dẫu sao cũng đã đến tuổi nhụy rữa hương tàn. Ngọc Hương Lầu tiếp nhận ngày một đông các cô gái trẻ đẹp. Dần dần, Phấn Đại đã bị đánh khỏi vị trí cao nhất trong chốn thanh lâu.

Địa vị hoa khôi ấy nay lại rơi vào tay Nghễ Nghi. Quá trình soán ngôi đoạt vị có phần tàn khốc nhưng lại hợp với lẽ tự nhiên.

Giờ Nghễ Nghi đã là hoa khôi rồi, nàng ta đã chẳng còn thơ ngây e ấp mà gọi “chị Phấn Đại” nữa, vênh váo kiêu kỳ mà gọi thẳng nàng bằng tên.

Những người đàn ông Tần ma ma dẫn vào phòng Nghễ Nghi mỗi một đêm giàu có hơn, trong khi đó cái giá của Phấn Đại thì càng lúc càng bị đánh hụt thê thảm. Hoa khôi nức tiếng một thời như nàng, giờ đây chỉ còn dăm ba gã đàn ông đang phất nhưng lại già lụ khụ bám quanh, thi thoảng mới có vài khách làng chơi là mấy cậu trai còn sung sức, nhưng số tiền bỏ ra cũng bèo bọt.

Đối diện với những gã đàn ông miệng tứa đầy nước miếng thèm thuồng ấy, Phấn Đại thấy ghê tởm, đáng khinh, nhưng cứ nhìn vào cái vẻ mặt càng lúc càng khó coi của Tần ma ma, nàng không dám ca thán gì thêm.

Về sau, có khi mấy ngày liền không có khách nào dòm ngó đến nàng.

Một ngày kia, Tần ma ma với vẻ mặt cầu cạnh, ngần ngại nói với Phấn Đại, mấy lão gia ở dưới tầng đang cao hứng, hay là con xuống dưới đó đàn hầu các vị vài bài?

Phấn Đại lặng yên không nói, nàng biết rất rõ, ưu thế của nàng ở chốn này đã hoàn toàn mất đi theo thời gian vô tình kia.

Tay cầm đàn, nụ cười thường trực trên môi, mặc kệ những ánh nhìn đăm đắm khó hiểu của những người xung quanh, nàng đi xuống lầu.

Lần này nàng đi, là sẽ không bao giờ còn có ngày trở lại vị trí ấy.

Thân nàng mặc lụa là gấm vóc, váy áo thướt tha, nàng bắt đầu đàn hát, nhảy múa, làm trò mua vui.

Gương mặt mĩ miều khi ẩn hiện sau chiếc quạt tròn, hương thơm từ phục sức của nàng như lan tỏa trong từng bước đi điệu múa.

Có những kẻ lưu manh ghẹo trêu cợt nhả, lại có kẻ cố tình hoạnh họe, có cả những kẻ vô liêm sỉ loạn cuồng mà sờ ngực vuốt mông, lại còn luôn miệng thốt ra những âm thanh tục tĩu… Phấn Đại không hề cáu giận, cũng không tỏ ra hưởng ứng. Nàng vẫn mỉm cười, nụ cười đáng yêu đắm đuối, lượn múa qua lại như cá bơi trong bể cảnh.

Khí chất nho nhã cao quý xưa kia, lại cả kiểu cười nhạt không vướng bụi hồng trần khi trước… nàng đã không thể diễn lại nữa rồi.

Biết bao lần, khi đêm khuya vắng người, nàng đã thức một mình cho tới khi trời sáng. Nàng giờ đã không còn nước mắt nữa, lòng nàng cũng không còn thù oán. Nàng đã học được cách phục tùng.

Nàng bắt buộc phải sống, cuộc đời là như thế, muốn sống cũng cần phải dũng cảm.

Nàng cứ đờ đẫn, chai lì mà sống qua ngày đoạn tháng.

Mỗi sớm mai thức giấc, nàng lại cảm thấy ngạc nhiên vì nhận thấy rằng mình vẫn còn đang sống.

Hoặc giả mỗi ngày đều làm những việc giống nhau, cho dù đó la việc mua vui cho những người đàn ông khác nhau đi chăng nữa, thì cũng nhạt nhẽo vô vị lắm rồi. Thế là, nàng cứ ngớ cuộc đời sẽ cứ trôi qua như vậy thôi, không còn vương vấn điều gì nữa.

Cho tới ngày gặp lại chàng. Mãi cho tới ngày nghe thấy tiếng chàng thất thanh mà gọi tên nàng, Ngụy Sở Sở…

Nàng thừa nhận đã từng gặp chàng trong dai dẳng những cơn mơ, nhưng dù có nằm mơ, nàng cũng chưa từng nghĩ thực sự sẽ được gặp lại chàng. Chuyện xảy ra đã từng ấy năm, khi nàng từ một thiếu nữ trở thành người vợ bị ruồng bỏ, giờ lại là một kĩ nữ chốn lầu xanh… nàng không biết làm thế nào gửi tới chàng một tiếng cười thật êm ái.

Khi ấy, ở lầu xanh, nàng gặp lại tướng công Ngô Văn Bác ngày nào.

Tần ma ma kêu Phấn Đại đàn thử vài khúc mới lạ, chơi mãi bài Tứ Trương Cơ khách nghe đều chán ngấy rồi, thôi thì cứ hát bài nào hay hay một chút.

“Thôi, cô cũng đừng cành cao cành thấp mà làm gì!” – Tần ma ma chán nản than phiền.

Phấn Đại chỉ sẽ sàng “Dạ” một tiếng.

Chiều hôm đó nàng ca bài Bạch huyết di hương:

Ngày xưa than thở thương cô nhạn, nay phận đơn côi ai thương mình, nét hoa dáng ngọc hao gầy, biết bày biết tỏ biết rầy trách ai, hỡi hoa rơi hỡi hoa tàn, không nỡ lòng nào mà cứ mãi rụng rơi, lòng dâng lớp lớp xót xa, thiếp càng nghĩ càng quắt quay, lại hận lòng đang tâm ngắt cảnh, mây đen cuồn cuộn vẩn khắp trời, thôi từ nay không còn đau khổ thê lương, biết bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ thương.

Không phải là những ca từ hàm xúc uyển chuyển như những bài trước, không có trăm mối nghìn vòng lắc léo, cũng chẳng có những bóng hồng thướt tha làm dáng phụ họa. Ca từ ấy như thổi ra tự trong lồng ngực, lâm ly da diết, thấm đẫm tâm can. Lại thêm giọng ca thánh thót tựa tiếng chim hót, trong trẻo tựa tiếng châu ngọc của Phấn Đại khi bổng lúc trầm, thú vị muôn phần.

Các thiếu gia càng nghe càng mê đắm, không ngớt khen hay.

Chợt nghe phía dưới có người bình luận.

“Ngô huynh thấy rồi chứ, tại hạ đâu có gạt huynh, đệ đã nói Ngọc Hương Lầu này không thua kém gì Túy Hoan Viện chỗ các huynh đâu! Huynh xem cái cô vừa hát đó, dung mạo thật xinh đẹp” – Một vị công tử dáng vẻ thư sinh cười hỉ hả nói.

“Ấy, Trần huynh không biết rồi. Đó là cô nương Phấn Đại, hoa khôi một thời của Ngọc Hương Lầu này đấy. Tài sắc song toàn, nghiêng nước nghiên thành, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, quả xứng danh là một tài nữ! Trên giường lại càng phong tình nhé, tấm thân ngọc ngà ấy… quả là vật báu hiếm có, làm cả nửa thành Tô Chây này chết mê chết mệt ấy chứ!” – Một vị công tử mặc áo xanh khe khẽ phe phẩy chiếc quạt giấy, ra chiều đắc ý, dường như đang hồi tưởng dư vị hảo hạng đó.

“Ồ, vậy chắc hẳn đại ca đây đã từng được thưởng thức?” – Vài kẻ thư sinh khác trầm trồ thán phục.

Vị công tử mặc áo xanh chỉ buông hai tiếng cười “Khì khì…” đầy ẩn ý, không đáp lời.

“Nghe nói vậy ta đây cũng thấy ngứa ngáy chân tay lắm rồi, lại muốn thử xem lúc trên giường, cô ta có chiêu lẳng lơ phóng đãng nào đây!” – Gã thư sinh làm bộ thèm thuồng liếm mép, đột nhiên quay đầu lại, nói – “Thường ngày, Ngô huynh đến những chỗ có nhiều gái đẹp bao quanh thì phấn khích hào hứng lắm, hôm nay cớ sao lại lặng yên như vậy? Ngô huynh có muốn thưởng thức hương vị của Hoa khôi năm nào không? Ngô huynh à? Ngô huynh!!!”

Lúc này, mọi người mới để ý thấy Ngô huynh, đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào cô kỹ nữ, vẻ mặt kinh ngạc, thất thần, sắc diện bợt bạt khác thường.

Từ khoảnh khắc chàng và Phấn Đại bốn mắt nhìn nhau, toàn thân chàng đã đông cứng lại, không thể nhúc nhích nổi nữa.

Chàng không thể nào ngờ được, chính tại sân khấu của kĩ viện này, kĩ nữ yểu điệu thướt tha, lộng lẫy xinh đẹp kia lại chính là Ngụy Sở Sở, người vợ đã bị chàng dứt tình phụ bỏ năm năm về trước.

Dẫu nàng giờ đã khác trước, trát phấn bôi son, xiêm y sặc sỡ, nhưng đôi mắt trong veo ấy, cái nhìn ai oán ấy, chàng đâu thể nào lầm được. Nàng chính là Sở Sở, là người vợ không thức thời, ít nói, hay khóc, ngoan ngoãn và đa sầu đa cảm năm xưa!

Năm năm không gặp rồi, đôi khi chàng cũng thấy trong lòng có chút nhớ nhung tới nàng. Lại thường nghĩ, không biết nàng giờ sống ra sao, có lẽ đã cải giá rồi cũng nên. Ngoài nàng ra, đã không có thêm người phụ nữ nào có thể giúp chàng mặc áo một cách ân cần, chu đáo như vậy nữa.

Thật chẳng ngờ, nàng lại lưu lạc đến chốn lầu xanh này.

Nàng cũng đang nhìn Ngô Văn Bác, ánh mắt thẫn thờ ngây dại của nàng cho hay, nàng cũng đã nhận ra cố nhân rồi.

Từ xa trông lại, đôi mắt nàng thoáng có chút ngạc nhiên, xấu hổ, ngượng ngùng, có cả nỗi day dứt, có cả những nỗi nhớ niềm thương đã đào sâu chôn chặt tự thuở nào.

Hai người cứ đắm đuối nhìn nhau từ khoảng cách xa như vậy, khoảnh khắc ánh mắt họ chạm nhau ấy, cả hai đều không còn thốt nên lời.

Vị công tử kia lẩm bẩm, nói – “Lẽ nào, Ngô huynh và cô nương Phấn Đại kia đã sớm quen biết nhau?”.

Thấy nàng lặng yên lâu quá, phía dưới đã bắt đầu có kẻ ồn ào, Phấn Đại vội lau khô giọt lệ nóng bỏng bên khóe mắt, vội vã bỏ chạy lên lầu…

Giờ đây nàng thân làm kỹ nữ, gặp lại tướng công từng đầu gối tay ấp cùng mình tại chính chốn lầu xanh này, một bên là gái điếm, một bên là khách làng chơi. Xót xa, oan nghiệt nào hơn thế?

Tiếng một gã cao to quát lớn – “Này cô ả kia, còn chưa hát xong mà? Chạy đi đâu thế? Ông mày đã trả tiền rồi đấy nhé!” – Nói rồi thẳng tay túm chặt lấy cánh tay Phấn Đại. Phấn Đại khẽ xuýt xoa vì đau, mặt mũi nhăn nhó.

Ngô Văn Bác đứng vụt dậy, nhưng chợt thấy Phấn Đại đang lắc đầu quầy quậy nhìn chàng, ra hiệu chàng đừng bước tới, đành chậm rãi ngồi xuống.

Tần ma ma hớt hơ hớt hải chạy tới, thấy nước mắt đã hoen cả phấn trên mặt Phấn Đại, lại thấy bọn đàn ông to khỏe kia đang gây lộn ầm ĩ, vốn là người tinh ý, bà dường như cũng đoán ra bảy tám phần câu chuyện. Bà bắt đầu thốt lên những lời có cánh – “Ôi chao, lão gia à, ngài làm gì vậy, ngài định so đo với Phấn Đại nhà chúng tôi thật hay sao? Phấn Đại hôm nay bị cảm lạnh, cô ấy đang ốm trong người mà vẫn gắng sức đến đây để mua vui cho các vị lão gia đây. Lão gia xin chớ có chấp một đứa con gái mà làm gì, hay là, để mụ già tôi tìm cho lão gia một em tươi xinh nhé, chỉ hầu hạ riêng cho lão gia đây? Coi như Ngọc Hương Lầu chúng tôi thất lễ với ngài, tôi xin tạ lỗi với ngài” – Nói rồi, bà vội vàng dùng quạt gạt bàn tay gã đàn ông kia ra.

Những lời vừa rồi quả đã khiến cho vị khách đã ngà ngà hơi men kia tạm nguôi giận. Gã giật phắt tay lại, phẩy áo mà về lại chỗ ngồi.

Tần ma ma lại vội vã gọi cô nương Tư Tư xuống, ca nốt thay cho Phấn Đại.

Phấn Đại giam mình trong phòng, không muốn gặp ai. Nỗi thổn thức dồn dập bóp nghẹn nơi lồng ngực nàng, tâm trạng của nàng lúc này vô cùng phức tạp.

Cho dù năm xưa, Ngô Văn Bác đối xử với nàng ra sao, có tội lỗi gì, nàng chưa từng nửa lời oán trách.

Năm đó, khi nàng xuất giá, mẹ đã dạy nàng rằng, bước chân vào nhà họ Ngô, thì đã là người của Ngô Văn Bác rồi.

Người ấy chính là tướng công trước kia của Phấn Đại, là người đàn ông đầu tiên của đời nàng, là ông trời, là thần thánh. Nàng cho rằng, bất kể người ấy làm gì đi chăng nữa, cũng đều rất chính đáng. Đó chính là những giáo huấn về đức hạnh của người phụ nữ, những giáo huấn ấy đã sớm ăn sâu trong máu của nàng.

Thế mà, ngày hôm nay đây, trước mặt chàng, nàng lại ong bướm đong đưa với cả lũ đàn ông đang đập bàn đập ghế vì phấn khích, đê mê.

Chàng ơi, việc xảy ra mới đó đã năm năm, Sở Sở và chàng đã tận nghĩa phu thê, sao chàng còn gặp thiếp mà làm chi…

Nàng gục xuống giường, đau đớn khóc không thành tiếng.

Tần ma ma đi vào, ngồi bên giường, thấy nàng khóc lóc đau khổ, ngạc nhiên mà hỏi – “Con gái à, bữa nay con sao vậy? Trước tới giờ, có bao giờ con để xảy ra chuyện như vậy đâu? Hay con ốm thật rồi? Có cần gọi đại phu đến thăm bệnh cho con không?”.

Phấn Đại tựa hồ không hay biết, chỉ khóc mãi, nàng khóc như trút hết, dốc hết những ấm ức tức tưởi đè nén, bóp nghẹt trái tim nàng bao tháng ngày qua.

Tần ma ma gắng gượng dùng lời ngon tiếng ngọt khuyên giải, vậy mà nàng vẫn không chịu nghe. Hồi lâu, chút kiên nhẫn cuối cùng của Tần ma ma cũng đã cạn, sa sầm mặt mày mà bảo:

“Con gái, ta biết gần đây, con chịu nhiều ấm ức, nhưng con cũng không thể đang tâm mà đạp đổ sân khấu của ta chứ. Tuổi thanh xuân của đàn bà được mấy năm? Con không tranh thủ lúc còn trẻ mà kiếm tiền, mai này già đi, lấy ai chăm sóc cho mình? Cứ cho là con không cần tiền cần bạc, nhưng Ngọc Hương Lầu của ta thì vẫn phải làm ăn chứ? Con thử nghĩ xem những năm vừa rồi, ta đối với con thế nào? Ta đâu có để con phải thiệt thòi! Mà thôi, không cần nhiều lời, có vị công tử dưới lầu đã chọn con rồi, bạc ta đã nhận của người ta rồi, con hãy hầu hạ người ta cho tử tế đi! Còn muốn làm loạn lên thì đừng trách ma ma ta không nương tay!”

“Không! Tần ma ma… con… hôm nay con không muốn tiếp khách… không muốn thật mà!” – Phấn Đại hoảng hốt, vội trở mình dậy, nước mắt như mưa, thỉnh cầu.

“Việc này không thể chiều theo ý con được. Phấn Đại à, con là đứa có thiên phú nhất mà ta từng dìu dắt, làm ta ưng ý hài lòng nhất. Từ khi con bước chân vào cánh cửa này, chưa từng làm cho ta phải phiền lòng. Ấy thế mà con nhìn lại con lúc này đi, khóc lóc sụt sùi, con ngỡ mình là khuê nữ cành vàng lá ngọc chắc? Một khi đã bước chân vào chốn lầu xanh này rồi, thì đừng nghĩ đến chuyện phục danh phận tự tôn, trinh tiết mà làm gì! Vài năm nữa con có muốn tiếp khách cũng chả có ma nào thèm ngó ngàng tới đâu. Mau mau đi rửa mặt, trang điểm đi, ta ra ngoài ứng phó cho một lát. Lát nữa khách vào, chắc chắn không muốn nhìn thấy con trong bộ dạng này đâu.” – Nói rồi, Tần ma ma quay người đi thẳng.

Phấn Đại ngẫm nghĩ những lời nói của Tần ma ma, một khi đã lỡ sa chân đến chốn này, thì ngay cả việc khóc lóc cũng không thể là khóc thật, chẳng qua chỉ là dối trá, ngụy trang mà thôi. Bỗng nhiên, nàng tự chế giễu bản thân mình, ngồi dậy và làm theo lời Tần ma ma, dùng nước mát rửa mặt, thay bộ váy áo màu xanh lá sen, lại còn cài lên tóc đóa hoa tường vi phơn phớt hồng, dịu dàng mà quyến rũ, thoa thêm chút phấn, kẻ lại đường chân mày…

Một lát sau, gương mặt yêu kiều của một tuyệt thế giai nhân đã lại xuất hiện trong gương.

Phấn Đại châm thêm nến đỏ, lại bày biện đủ bình rượu ấm trà, ngồi ngay ngắn trước bàn.

Tiếng gõ cửa ngập ngừng vang lên, Phấn Đại vừa mở cánh cửa liền hướng về phía đối diện nở một nụ cười đắm đuối.

Chợt nụ cười ấy như đông cứng lại, ngay khi nàng vừa nhìn thấy khuôn mặt của người đàn ông ngoài cửa.

Vị khách đó chính là Ngô Văn Bác!

Cả hai nhìn nhau trong yên lặng. Ngô Văn Bác cuối cùng đã phá tan nó – “Sở Sở…”.

Tên nàng vừa được thốt ra, giọng chàng như khản đặc lại. Dòng suy nghĩ của Phấn Đại đang lang thang trôi về miền ký ức xa xăm; ấy là một ngày mùa đông, sinh nhật tuổi mười sáu của nàng, chàng bón cho nàng ăn món canh trứng, rồi cảnh tượng quấn quýt lấy nhau, nàng đã ôm lấy tấm thân nóng bỏng của chàng trong cái giá rét của ngày đông ấy. Có tiếng cười, có nước mắt lại có cả niềm hạnh phúc vô bờ, sao mà đẹp đến thế.

“Ôi chao, thoạt nhìn qua đã biết ngay Ngô công tử đây là chỗ thân tình, là khách quen của chỗ chúng tôi rồi. Chẳng thế mà một mình có thể tự tìm đường đến phòng của Phấn Đại.” – Đúng lúc đó, Tần ma ma đong đưa đi tới, tươi cười hớn hở nhìn hai người – “Hai người cứ tâm tình đi nhé, tôi còn có chút chuyện không làm phiền nữa. Ngô công tử về sau nhớ thường xuyên đến Ngọc Hương Lầu chúng tôi nhé!” – Vừa nói vừa dùng quạt giấy khẽ vỗ vỗ lên vai Ngô công tử đầy ngụ ý.

“E hèm” – Ngô Văn Bác bị hai tiếng “khách quen” mà Tần ma ma thốt ra ấy làm cho ngượng ngùng lúng túng, cứ bần thần đứng yên trước mặt người vợ cũ.

“Thôi thôi, tôi đi đây, đi đây!” – Tần ma ma còn gửi tới chàng nụ cười đầy ẩn ý rồi mới chịu rời đi.

Dòng suy tưởng của Phấn Đại bị thực tại đánh thức. Nàng giờ không còn là Sở Sở, vợ của người ta nữa, giờ nàng là gái lầu xanh.

Thói quen nghề nghiệp thôi thúc nàng cười nốt với chàng nụ cười khi nãy còn dang dở.

Nàng cười, gắng gượng tỏ ra yểu điệu, đáng yêu, khi nàng liếc mắt đưa tình, vẫn vô cùng ấm áp, dịu dàng. Dẫu rằng, vẻ e ấp trinh nguyên đã tan tác bởi gió dập mưa vùi tự bao giờ, thời gian đã hằn lên đó những dấu vết chằng chịt.

Khẽ giang đôi cánh tay ngọc ngà, nàng ra đón chàng – “Mời công tử vào trong phòng!”.

Sau ngày hôm đó, trong phòng Phấn Đại đã không còn đốt nến song hỷ nữa.

Lâu dần, Phấn Đại cũng bắt đầu quen với việc có Tô Kỷ xuất hiện hàng ngày, bắt đầu giống như một phu nhân có duyên có phận đàng hoàng, thi thoảng còn tự tay nấu một vài món, chờ đợi Tô Kỷ, tựa như đợi tướng công của nàng ở xa mới về. Nàng đã không còn bị người đàn ông nào quấy rầy, chòng ghẹo nữa.

Các chị em đều chúc mừng nàng, mừng cho nàng được bao bọc bởi một người đàn ông tốt như vậy, sau này nhất định sẽ được chuộc về làm phu nhân!

Phấn Đại chỉ cười, nụ cười sao mà hiền, mà lặng lẽ đến vậy. Dường như thế gian này không ai hay biết về thân phận kỹ nữ của nàng, dường như chính nàng cũng sắp quên mất thân phận của mình rồi.

Thân làm gái lầu xanh, ai không ao ước một ngày kia được tự do, ai không ao ước có một mái ấm gia đình, có một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa để mình chăm chút, hầu hạ, đấy cũng là mục tiêu cuối cùng của tất cả những người đàn bà trên đời này.

Hoa khôi thì cũng chỉ là một người con gái bình thường, hoa khôi cũng đâu phải thần tiên mà uống nước ăn sương sống cả đời. Trước đây chẳng phải đã từng có người muốn chuộc nàng ra hay sao, kẻ bị đánh bại vì số tiền phải trả quá nhiều, kẻ thì lại chỉ coi đó là những lời mê nói sảng, sớm ngày hôm sau tỉnh dậy đã quên hết, không bao giờ nhắc lại nữa.

Mọi người ở đây đã quá quen mặt Tô Kỷ, tuy không rõ chàng là con cái nhà nào, nhưng chỉ riêng chuyện bao nuôi nàng cả mấy tháng trời không áy náy chuyện tiền bạc cũng đủ thấy rằng, gia sản nhà chàng lớn cỡ nào.

Ai cũng chúc mừng vì nàng gặp được người đàn ông tốt, vậy là Phấn Đại cũng mặc nhiên thừa nhận như chuyện tất nhiên phải vậy.

Tần ma ma cầm tay Phấn Đại, khóe mắt chằng chịt những vết chân chim ngân ngấn nước, nói – “Con gái của ta à, ma ma vẫn còn muốn con theo ta mấy năm nữa cơ đấy! Sao con vội rời đi làm vậy!… Ma ma dày công nuôi dưỡng được một cô gái xuất sắc như con đâu dễ dàng gì! Ta thật không nỡ lòng nào rời xa con! Nhưng con người vốn là động vật có tình cảm mà, ma ma cũng coi trọng vị công tử đó, giao con cho chàng ta, ma ma cũng cảm thấy yên tâm”.

Nghễ Nghi cứ ôm lấy Phấn Đại mà khóc – “Chị Phấn Đại ơi, chị được gả đi rồi, em biết làm sao đây? Nhưng chị tìm được người đàn ông tốt, bọn em cũng không thể không để chị đi, vì đây là hạnh phúc của chị mà!”.

Phấn Đại cảm động quá, thẹn thùng cười mà nói – “Ba mươi chưa phải là Tết, công tử Tô Kỷ nhà người ta còn chưa nói gì đến chuyện này mà!”.

“Hãy cứ chờ đấy rồi xem, ma ma này không nhìn lầm người đâu, chỉ mấy ngày nữa thôi!” – Tần ma ma nói chắc như đinh đóng cột – “Mà sao con không thử dò hỏi xem ý cậu ta ra sao?”.

Tối hôm đó, khi Tô Kỷ đúng hẹn lại có mặt ở trong phòng, Phấn Đại đã mấy lần định cất lời, nhưng rồi lại nuốt ngược vào bên trong.

Nhìn dáng vẻ ấp úng thẹn thùng của nàng, Tô Kỷ thấy ngạc nhiên, hứng thú, bèn chủ động hỏi – “Cô nương Phấn Đại, có điều gì muốn nói hay sao?”.

Lúc này, Phấn Đại mới thỏ thẻ cất lời – “Phấn Đại thiếp biết mình vận mỏng, nay công tử đối với thiếp có nghĩa có tình, ân trọng như núi. Có điều Phấn Đại thiếp, thân ở chốn lầu xanh này thật không phải kế vẹn toàn. Tuy Phấn Đại có tình với chàng mà muốn giữ mình trong sạch, nhưng chốn trăng hoa này, có những chuyện khó bề tự chủ được…”.

“Tại hạ hiểu nỗi lòng cô nương, tại hạ chẳng phải cũng nóng lòng muốn đưa nàng sớm rời xa chốn này lắm sao? Cứ nghĩ đến việc người con gái mình yêu vẫn còn giam thân nơi lầu xanh, tại hạ thực lòng tơ vò trăm mối, cứ nghĩ tới việc mỗi ngày nàng đều bị những gã đàn ông khác dòm ngó, tại hạ… Ôi chao! Mỗi ngày tại hạ đều suy nghĩ về việc chuộc nàng ra, có điều, việc này ta cần thương lượng với thân phụ đại nhân. Phấn Đại, nàng cứ kiên nhẫn đợi thêm dăm ngày, được chứ? Ta nhất định sẽ chuộc nàng ra, rồi sẽ tìm cách để cưới gả đàng hoàng! Ta sẽ cho nàng có một mái nhà thực sự! Đây chính là lời thề của ta!” – Tô Kỷ phấn khích nói, tim chàng như đập nhanh hơn, hơi thở thêm phần gấp gáp.

Phấn Đại sụp đổ hoàn toàn bởi người đàn ông đang hiện hữu trước mặt nàng, bị chinh phục hoàn toàn bởi những lời hứa vừa thốt ra kia, với đôi mắt đẫm lệ, nàng ngã vùi vào lòng chàng.

Sau thoáng chần chừ, Tô Kỷ cũng xiết chặt vào lòng bóng hình yêu kiều đã khiến chàng đêm mơ ngày tưởng, giờ đã mềm tựa dải lụa đào.

Khi chìm đắm trong vòng tay xiết chặt của chàng, đôi mắt nàng khép thật chặt, dòng lệ cứ hối hả tuôn trào, nàng nghĩ, đây chắc chắn là bến đỗ cho cuộc đời nàng, sẽ không bao giờ phải sống kiếp lênh đênh phù du nữa.

“Tô công tử, Phấn Đại nhất định sẽ chờ chàng, chàng… nhất định quay lại nhé!” – Nghĩ đến một đời cô độc đáng thương của mình, cuối cùng đã có người thân, nàng nghẹn ngào khóc không thành tiếng – “Nhưng cõi lòng thiếp thực sự vẫn lo sợ lắm… Thiếp e rằng, đây lại chỉ là giấc mộng Nam Kha, phận thiếp đây, cứ gọi là mái ấm tựa hồ chỉ như phù dung sớm nở tối tàn mà thôi.”

Tô Kỷ an ủi nàng, và để khiến nàng có thể tin tưởng hơn, đã thề rằng, nếu chàng phụ nàng, thì đời đời kiếp kiếp sau cũng không là con người nữa!

Đôi mắt Phấn Đại rạng rỡ niềm tin, những giọt nước mắt lã chã tuôn rơi trong niềm hạnh phúc vô bờ, khóe môi khẽ rung động. Chàng đê mê, đắm đuối, cúi xuống hôn lên môi nàng.

Bao nhiêu thề non hẹn biển, những khát khao hạnh phúc và cả những ý đượm tình sâu đều đều chứa chất trong nụ hôn cháy bỏng ấy.

Thế rồi, mọi thứ mới lặng yên trở lại, không nghe nức nở, không còn nghe những lời thề thốt, không còn những tiếng ồn, chỉ còn nghe nhịp đập của trái tim, khoảng cách chỉ là một lồng ngực, từng nhịp, từng nhịp một. Nụ hôn dài cuối cùng cũng ngưng lại, Phấn Đại nhìn chàng bằng đôi mắt kiều diễm còn hoen ướt, cứ đắm đuối mà chăm chú nhìn chàng, có những khát vọng, có sự khích lệ, có cả những thẹn thùng không nói…

Đêm hôm đó, Tô Kỷ đã không rời phòng nàng, quá nửa đêm Phấn Đại mới ra khỏi phòng. Phấn Đại vẫn giữ thói quen không ngủ qua đêm với bất cứ người khách nào.

Sáng sớm hôm sau, Phấn Đại nửa như e ấp, thẹn thùng bước vào phòng Tô Kỷ. Tô Kỷ thản nhiên ôm chầm lấy nàng và lại tiếp tục những nụ hôn dài cháy bỏng. Sau đó chàng vừa mặc quần áo vừa lặp đi lặp lại rằng sẽ tới chuộc nàng ra, chàng còn nói sẽ chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra đêm qua.

Nàng lặng yên không nói gì, ngồi bên mép giường nhìn chàng lúng túng, luống cuống mặc quần áo, nỗi ấm ức mơ hồ dấy lên nghèn nghẹn con tim.

Nàng đã không ít lần nhìn thấy đàn ông mặc quần áo rồi, sau khi y phục đã chỉnh tề, họ từ cầm thú biến thành con người, lại ngước lên phía vầng dương, bảnh bao chỉnh tề như ai. Khi bước chân ra khỏi Ngọc Hương Lầu này, những gì họ để lại, ngoài những bóng hình mờ ảo ra, chỉ là những vết tích của cuộc ân ái trên giường mà không ai buồn nhắc tới.

Có thơ rằng:

“Công tử vương tôn cùng một giuộc, chăn gối mây mưa chỉ thoáng qua, sớm ra về lại trong phủ ấy, tình lang thôi đã hóa người dưng.”

Tô Kỷ thấy nàng dung mạo rầu rĩ, đoán biết lòng nàng tơ vò trăm mối, liền khẽ lấy tay mà vỗ yêu lên má nàng – “Tô Kỷ ta đã nói, ắt sẽ giữ lời”.

Thấy sự hoài nghi của mình bị chàng soi tỏ, Phấn Đại ngượng ngùng khẽ cười, nói – “Thiếp đợi chàng”.

Thế rồi tất cả đều nhuốm màu thời gian trong câu nói đợi chờ đó của nàng.

Bắt đầu bằng những lá thư Tô Kỷ gửi tới, chàng viết vội viết vàng về nỗi tương tư nhớ mong nàng, rồi lại nói sắp phải vào kinh dự khoa thi, không có thì giờ để nghĩ đến những chuyện khác, thi rồi nhất định sẽ đến chuộc nàng về. Thế rồi không còn thêm tin tức gì của chàng nữa.

Đôi lúc Phấn Đại miên man nghĩ hoặc giả số kiếp nàng chính là sự đợi chờ, xưa kia đã vậy, giờ nương náu ở chốn này, cũng vẫn phải đợi trông.

Chờ đợi vốn dĩ là việc không dễ dàng gì trên thế gian này, chỉ có xuất phát điểm mà vĩnh viễn không có điểm dừng. Dùng dằng day dứt mãi không thôi.

Lẽ nào, khi những vấn vương níu buộc đã hết thì tình yêu cũng lặng lẽ chết theo.

Lẽ nào, mối tình bắt đầu bằng những mong ngóng đợi trông ấy giờ lại nhạt nhòa tựa gió thoảng mây trôi.

Phấn Đại loay hoay hoài mà không tìm ra lời đáp.

Có điều, sau dạo ấy, Tô Kỷ không còn đặt chân đến Ngọc Hương Lầu nữa. Phấn Đại mỗi ngày đều đứng trên gác trông ngóng chàng, hễ thấy bóng dáng một vị công tử nào đó nhang nhác giống chàng, nàng càng hồi hộp chờ đợi, mong ngóng, nhưng lần nào cũng đều thất vọng. Từ những hy vọng ban đầu cho đến nỗi thất vọng, đến tuyệt vọng, đến nguội lạnh cả tấm chân tình, nàng vẫn không nỡ từ bỏ. Ngày qua ngày, nàng ngóng mãi theo phía chàng đã rời đi, vô vọng đợi chờ, mong mỏi. Đợi chờ đến héo hon vóc ngọc, xanh gầy dáng mai.

Về sau, người ta đồn Tô Kỷ là tam công tử nhà họ Tô giàu nức tiếng Tô Châu, lại có người nói, Tô Kỷ đã lấy người cô nương môn đăng hộ đối…, về sau không còn nghe tin tức gì của chàng nữa.

Sau khi nhận rõ rằng tất cả chỉ là một phen lừa dối, Phấn Đại thấy nực cười cho chính mình, nàng cười mình ngu xuẩn, đem lòng tin vào đàn ông, tin vào những lời thề thốt, mà đây đâu phải lần đầu bị lường gạt, ấy vậy mà, nàng vẫn cứ mắc lừa đấy thôi, lỗi lầm này thật không thể thứ tha.

Hẹn thề, yêu đương, lầu xanh, tổ ấm… Phấn Đại đổ bệnh.

Sau khi những vết thương lòng dần nguôi ngoai, tựa như chưa từng xảy ra biến cố gì, tháng ngày cũng như cơ thể nàng, ngày một đẫy đà hơn.

Nàng lại tiếp tục thân phận gái lầu xanh của mình, diêm dúa gọi mời, lả lơi dễ dãi giải sầu trong hơi rượu, càng lẳng lơ mà ghẹo nguyệt trêu trăng, dọc ngang trông chờ những mảnh tình tiếp nối mãi không thôi.

Tô Kỷ, giờ chỉ còn là một cái tên đã chôn chặt vùi sâu trong những giấc mộng mà thôi.

Những tháng ngày sau đó, còn có biết bao các công từ giàu có phong tình đắm đuối vì nàng, thơ từ ca tụng quốc sắc thiên hương của nàng viết đầy ắp cả bức hoành của Ngọc Hương Lầu; cũng đã từng có biết bao nhiêu các hiệp sĩ kiếm khách chết chìm trong nét môi nụ cười của nàng, ghen tuông vì nàng, nổi giận vì nàng. Tuy con số những kẻ mê đắm Phấn Đại thì nhiều, nhưng người muốn cho nàng một mái nhà danh chính ngôn thuận thì không hề thấy nữa.

Tháng ngày cứ trôi nổi hững hờ mà qua đi trong chốn trăng hoa hoang lạnh, mới đó mà thấm thoắt đã hai năm.

Nghễ Nghi vừa bước qua tuổi dậy thì, bỗng đẹp nức lòng, những ngón tay thon dài mềm mại, làn môi chúm chím sen hồng, càng lúc càng có nhiều gã đàn ông đắm đuối, mê muội vì nàng.

Còn Phấn Đại, đã qua tuổi hai mươi ba rồi, tuy dung mạo của nàng vẫn thuộc hàng quốc sắc thiên hương, thời gian dường như cũng không để lại dấu vết gì trên khuôn mặt nàng, nhưng dẫu sao cũng đã đến tuổi nhụy rữa hương tàn. Ngọc Hương Lầu tiếp nhận ngày một đông các cô gái trẻ đẹp. Dần dần, Phấn Đại đã bị đánh khỏi vị trí cao nhất trong chốn thanh lâu.

Địa vị hoa khôi ấy nay lại rơi vào tay Nghễ Nghi. Quá trình soán ngôi đoạt vị có phần tàn khốc nhưng lại hợp với lẽ tự nhiên.

Giờ Nghễ Nghi đã là hoa khôi rồi, nàng ta đã chẳng còn thơ ngây e ấp mà gọi “chị Phấn Đại” nữa, vênh váo kiêu kỳ mà gọi thẳng nàng bằng tên.

Những người đàn ông Tần ma ma dẫn vào phòng Nghễ Nghi mỗi một đêm giàu có hơn, trong khi đó cái giá của Phấn Đại thì càng lúc càng bị đánh hụt thê thảm. Hoa khôi nức tiếng một thời như nàng, giờ đây chỉ còn dăm ba gã đàn ông đang phất nhưng lại già lụ khụ bám quanh, thi thoảng mới có vài khách làng chơi là mấy cậu trai còn sung sức, nhưng số tiền bỏ ra cũng bèo bọt.

Đối diện với những gã đàn ông miệng tứa đầy nước miếng thèm thuồng ấy, Phấn Đại thấy ghê tởm, đáng khinh, nhưng cứ nhìn vào cái vẻ mặt càng lúc càng khó coi của Tần ma ma, nàng không dám ca thán gì thêm.

Về sau, có khi mấy ngày liền không có khách nào dòm ngó đến nàng.

Một ngày kia, Tần ma ma với vẻ mặt cầu cạnh, ngần ngại nói với Phấn Đại, mấy lão gia ở dưới tầng đang cao hứng, hay là con xuống dưới đó đàn hầu các vị vài bài?

Phấn Đại lặng yên không nói, nàng biết rất rõ, ưu thế của nàng ở chốn này đã hoàn toàn mất đi theo thời gian vô tình kia.

Tay cầm đàn, nụ cười thường trực trên môi, mặc kệ những ánh nhìn đăm đắm khó hiểu của những người xung quanh, nàng đi xuống lầu.

Lần này nàng đi, là sẽ không bao giờ còn có ngày trở lại vị trí ấy.

Thân nàng mặc lụa là gấm vóc, váy áo thướt tha, nàng bắt đầu đàn hát, nhảy múa, làm trò mua vui.

Gương mặt mĩ miều khi ẩn hiện sau chiếc quạt tròn, hương thơm từ phục sức của nàng như lan tỏa trong từng bước đi điệu múa.

Có những kẻ lưu manh ghẹo trêu cợt nhả, lại có kẻ cố tình hoạnh họe, có cả những kẻ vô liêm sỉ loạn cuồng mà sờ ngực vuốt mông, lại còn luôn miệng thốt ra những âm thanh tục tĩu… Phấn Đại không hề cáu giận, cũng không tỏ ra hưởng ứng. Nàng vẫn mỉm cười, nụ cười đáng yêu đắm đuối, lượn múa qua lại như cá bơi trong bể cảnh.

Khí chất nho nhã cao quý xưa kia, lại cả kiểu cười nhạt không vướng bụi hồng trần khi trước… nàng đã không thể diễn lại nữa rồi.

Biết bao lần, khi đêm khuya vắng người, nàng đã thức một mình cho tới khi trời sáng. Nàng giờ đã không còn nước mắt nữa, lòng nàng cũng không còn thù oán. Nàng đã học được cách phục tùng.

Nàng bắt buộc phải sống, cuộc đời là như thế, muốn sống cũng cần phải dũng cảm.

Nàng cứ đờ đẫn, chai lì mà sống qua ngày đoạn tháng.

Mỗi sớm mai thức giấc, nàng lại cảm thấy ngạc nhiên vì nhận thấy rằng mình vẫn còn đang sống.

Hoặc giả mỗi ngày đều làm những việc giống nhau, cho dù đó la việc mua vui cho những người đàn ông khác nhau đi chăng nữa, thì cũng nhạt nhẽo vô vị lắm rồi. Thế là, nàng cứ ngớ cuộc đời sẽ cứ trôi qua như vậy thôi, không còn vương vấn điều gì nữa.

Cho tới ngày gặp lại chàng. Mãi cho tới ngày nghe thấy tiếng chàng thất thanh mà gọi tên nàng, Ngụy Sở Sở…

Nàng thừa nhận đã từng gặp chàng trong dai dẳng những cơn mơ, nhưng dù có nằm mơ, nàng cũng chưa từng nghĩ thực sự sẽ được gặp lại chàng. Chuyện xảy ra đã từng ấy năm, khi nàng từ một thiếu nữ trở thành người vợ bị ruồng bỏ, giờ lại là một kĩ nữ chốn lầu xanh… nàng không biết làm thế nào gửi tới chàng một tiếng cười thật êm ái.

Khi ấy, ở lầu xanh, nàng gặp lại tướng công Ngô Văn Bác ngày nào.

Tần ma ma kêu Phấn Đại đàn thử vài khúc mới lạ, chơi mãi bài Tứ Trương Cơ khách nghe đều chán ngấy rồi, thôi thì cứ hát bài nào hay hay một chút.

“Thôi, cô cũng đừng cành cao cành thấp mà làm gì!” – Tần ma ma chán nản than phiền.

Phấn Đại chỉ sẽ sàng “Dạ” một tiếng.

Chiều hôm đó nàng ca bài Bạch huyết di hương:

Ngày xưa than thở thương cô nhạn, nay phận đơn côi ai thương mình, nét hoa dáng ngọc hao gầy, biết bày biết tỏ biết rầy trách ai, hỡi hoa rơi hỡi hoa tàn, không nỡ lòng nào mà cứ mãi rụng rơi, lòng dâng lớp lớp xót xa, thiếp càng nghĩ càng quắt quay, lại hận lòng đang tâm ngắt cảnh, mây đen cuồn cuộn vẩn khắp trời, thôi từ nay không còn đau khổ thê lương, biết bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ thương.

Không phải là những ca từ hàm xúc uyển chuyển như những bài trước, không có trăm mối nghìn vòng lắc léo, cũng chẳng có những bóng hồng thướt tha làm dáng phụ họa. Ca từ ấy như thổi ra tự trong lồng ngực, lâm ly da diết, thấm đẫm tâm can. Lại thêm giọng ca thánh thót tựa tiếng chim hót, trong trẻo tựa tiếng châu ngọc của Phấn Đại khi bổng lúc trầm, thú vị muôn phần.

Các thiếu gia càng nghe càng mê đắm, không ngớt khen hay.

Chợt nghe phía dưới có người bình luận.

“Ngô huynh thấy rồi chứ, tại hạ đâu có gạt huynh, đệ đã nói Ngọc Hương Lầu này không thua kém gì Túy Hoan Viện chỗ các huynh đâu! Huynh xem cái cô vừa hát đó, dung mạo thật xinh đẹp” – Một vị công tử dáng vẻ thư sinh cười hỉ hả nói.

“Ấy, Trần huynh không biết rồi. Đó là cô nương Phấn Đại, hoa khôi một thời của Ngọc Hương Lầu này đấy. Tài sắc song toàn, nghiêng nước nghiên thành, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, quả xứng danh là một tài nữ! Trên giường lại càng phong tình nhé, tấm thân ngọc ngà ấy… quả là vật báu hiếm có, làm cả nửa thành Tô Chây này chết mê chết mệt ấy chứ!” – Một vị công tử mặc áo xanh khe khẽ phe phẩy chiếc quạt giấy, ra chiều đắc ý, dường như đang hồi tưởng dư vị hảo hạng đó.

“Ồ, vậy chắc hẳn đại ca đây đã từng được thưởng thức?” – Vài kẻ thư sinh khác trầm trồ thán phục.

Vị công tử mặc áo xanh chỉ buông hai tiếng cười “Khì khì…” đầy ẩn ý, không đáp lời.

“Nghe nói vậy ta đây cũng thấy ngứa ngáy chân tay lắm rồi, lại muốn thử xem lúc trên giường, cô ta có chiêu lẳng lơ phóng đãng nào đây!” – Gã thư sinh làm bộ thèm thuồng liếm mép, đột nhiên quay đầu lại, nói – “Thường ngày, Ngô huynh đến những chỗ có nhiều gái đẹp bao quanh thì phấn khích hào hứng lắm, hôm nay cớ sao lại lặng yên như vậy? Ngô huynh có muốn thưởng thức hương vị của Hoa khôi năm nào không? Ngô huynh à? Ngô huynh!!!”

Lúc này, mọi người mới để ý thấy Ngô huynh, đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào cô kỹ nữ, vẻ mặt kinh ngạc, thất thần, sắc diện bợt bạt khác thường.

Từ khoảnh khắc chàng và Phấn Đại bốn mắt nhìn nhau, toàn thân chàng đã đông cứng lại, không thể nhúc nhích nổi nữa.

Chàng không thể nào ngờ được, chính tại sân khấu của kĩ viện này, kĩ nữ yểu điệu thướt tha, lộng lẫy xinh đẹp kia lại chính là Ngụy Sở Sở, người vợ đã bị chàng dứt tình phụ bỏ năm năm về trước.

Dẫu nàng giờ đã khác trước, trát phấn bôi son, xiêm y sặc sỡ, nhưng đôi mắt trong veo ấy, cái nhìn ai oán ấy, chàng đâu thể nào lầm được. Nàng chính là Sở Sở, là người vợ không thức thời, ít nói, hay khóc, ngoan ngoãn và đa sầu đa cảm năm xưa!

Năm năm không gặp rồi, đôi khi chàng cũng thấy trong lòng có chút nhớ nhung tới nàng. Lại thường nghĩ, không biết nàng giờ sống ra sao, có lẽ đã cải giá rồi cũng nên. Ngoài nàng ra, đã không có thêm người phụ nữ nào có thể giúp chàng mặc áo một cách ân cần, chu đáo như vậy nữa.

Thật chẳng ngờ, nàng lại lưu lạc đến chốn lầu xanh này.

Nàng cũng đang nhìn Ngô Văn Bác, ánh mắt thẫn thờ ngây dại của nàng cho hay, nàng cũng đã nhận ra cố nhân rồi.

Từ xa trông lại, đôi mắt nàng thoáng có chút ngạc nhiên, xấu hổ, ngượng ngùng, có cả nỗi day dứt, có cả những nỗi nhớ niềm thương đã đào sâu chôn chặt tự thuở nào.

Hai người cứ đắm đuối nhìn nhau từ khoảng cách xa như vậy, khoảnh khắc ánh mắt họ chạm nhau ấy, cả hai đều không còn thốt nên lời.

Vị công tử kia lẩm bẩm, nói – “Lẽ nào, Ngô huynh và cô nương Phấn Đại kia đã sớm quen biết nhau?”.

Thấy nàng lặng yên lâu quá, phía dưới đã bắt đầu có kẻ ồn ào, Phấn Đại vội lau khô giọt lệ nóng bỏng bên khóe mắt, vội vã bỏ chạy lên lầu…

Giờ đây nàng thân làm kỹ nữ, gặp lại tướng công từng đầu gối tay ấp cùng mình tại chính chốn lầu xanh này, một bên là gái điếm, một bên là khách làng chơi. Xót xa, oan nghiệt nào hơn thế?

Tiếng một gã cao to quát lớn – “Này cô ả kia, còn chưa hát xong mà? Chạy đi đâu thế? Ông mày đã trả tiền rồi đấy nhé!” – Nói rồi thẳng tay túm chặt lấy cánh tay Phấn Đại. Phấn Đại khẽ xuýt xoa vì đau, mặt mũi nhăn nhó.

Ngô Văn Bác đứng vụt dậy, nhưng chợt thấy Phấn Đại đang lắc đầu quầy quậy nhìn chàng, ra hiệu chàng đừng bước tới, đành chậm rãi ngồi xuống.

Tần ma ma hớt hơ hớt hải chạy tới, thấy nước mắt đã hoen cả phấn trên mặt Phấn Đại, lại thấy bọn đàn ông to khỏe kia đang gây lộn ầm ĩ, vốn là người tinh ý, bà dường như cũng đoán ra bảy tám phần câu chuyện. Bà bắt đầu thốt lên những lời có cánh – “Ôi chao, lão gia à, ngài làm gì vậy, ngài định so đo với Phấn Đại nhà chúng tôi thật hay sao? Phấn Đại hôm nay bị cảm lạnh, cô ấy đang ốm trong người mà vẫn gắng sức đến đây để mua vui cho các vị lão gia đây. Lão gia xin chớ có chấp một đứa con gái mà làm gì, hay là, để mụ già tôi tìm cho lão gia một em tươi xinh nhé, chỉ hầu hạ riêng cho lão gia đây? Coi như Ngọc Hương Lầu chúng tôi thất lễ với ngài, tôi xin tạ lỗi với ngài” – Nói rồi, bà vội vàng dùng quạt gạt bàn tay gã đàn ông kia ra.

Những lời vừa rồi quả đã khiến cho vị khách đã ngà ngà hơi men kia tạm nguôi giận. Gã giật phắt tay lại, phẩy áo mà về lại chỗ ngồi.

Tần ma ma lại vội vã gọi cô nương Tư Tư xuống, ca nốt thay cho Phấn Đại.

Phấn Đại giam mình trong phòng, không muốn gặp ai. Nỗi thổn thức dồn dập bóp nghẹn nơi lồng ngực nàng, tâm trạng của nàng lúc này vô cùng phức tạp.

Cho dù năm xưa, Ngô Văn Bác đối xử với nàng ra sao, có tội lỗi gì, nàng chưa từng nửa lời oán trách.

Năm đó, khi nàng xuất giá, mẹ đã dạy nàng rằng, bước chân vào nhà họ Ngô, thì đã là người của Ngô Văn Bác rồi.

Người ấy chính là tướng công trước kia của Phấn Đại, là người đàn ông đầu tiên của đời nàng, là ông trời, là thần thánh. Nàng cho rằng, bất kể người ấy làm gì đi chăng nữa, cũng đều rất chính đáng. Đó chính là những giáo huấn về đức hạnh của người phụ nữ, những giáo huấn ấy đã sớm ăn sâu trong máu của nàng.

Thế mà, ngày hôm nay đây, trước mặt chàng, nàng lại ong bướm đong đưa với cả lũ đàn ông đang đập bàn đập ghế vì phấn khích, đê mê.

Chàng ơi, việc xảy ra mới đó đã năm năm, Sở Sở và chàng đã tận nghĩa phu thê, sao chàng còn gặp thiếp mà làm chi…

Nàng gục xuống giường, đau đớn khóc không thành tiếng.

Tần ma ma đi vào, ngồi bên giường, thấy nàng khóc lóc đau khổ, ngạc nhiên mà hỏi – “Con gái à, bữa nay con sao vậy? Trước tới giờ, có bao giờ con để xảy ra chuyện như vậy đâu? Hay con ốm thật rồi? Có cần gọi đại phu đến thăm bệnh cho con không?”.

Phấn Đại tựa hồ không hay biết, chỉ khóc mãi, nàng khóc như trút hết, dốc hết những ấm ức tức tưởi đè nén, bóp nghẹt trái tim nàng bao tháng ngày qua.

Tần ma ma gắng gượng dùng lời ngon tiếng ngọt khuyên giải, vậy mà nàng vẫn không chịu nghe. Hồi lâu, chút kiên nhẫn cuối cùng của Tần ma ma cũng đã cạn, sa sầm mặt mày mà bảo:

“Con gái, ta biết gần đây, con chịu nhiều ấm ức, nhưng con cũng không thể đang tâm mà đạp đổ sân khấu của ta chứ. Tuổi thanh xuân của đàn bà được mấy năm? Con không tranh thủ lúc còn trẻ mà kiếm tiền, mai này già đi, lấy ai chăm sóc cho mình? Cứ cho là con không cần tiền cần bạc, nhưng Ngọc Hương Lầu của ta thì vẫn phải làm ăn chứ? Con thử nghĩ xem những năm vừa rồi, ta đối với con thế nào? Ta đâu có để con phải thiệt thòi! Mà thôi, không cần nhiều lời, có vị công tử dưới lầu đã chọn con rồi, bạc ta đã nhận của người ta rồi, con hãy hầu hạ người ta cho tử tế đi! Còn muốn làm loạn lên thì đừng trách ma ma ta không nương tay!”

“Không! Tần ma ma… con… hôm nay con không muốn tiếp khách… không muốn thật mà!” – Phấn Đại hoảng hốt, vội trở mình dậy, nước mắt như mưa, thỉnh cầu.

“Việc này không thể chiều theo ý con được. Phấn Đại à, con là đứa có thiên phú nhất mà ta từng dìu dắt, làm ta ưng ý hài lòng nhất. Từ khi con bước chân vào cánh cửa này, chưa từng làm cho ta phải phiền lòng. Ấy thế mà con nhìn lại con lúc này đi, khóc lóc sụt sùi, con ngỡ mình là khuê nữ cành vàng lá ngọc chắc? Một khi đã bước chân vào chốn lầu xanh này rồi, thì đừng nghĩ đến chuyện phục danh phận tự tôn, trinh tiết mà làm gì! Vài năm nữa con có muốn tiếp khách cũng chả có ma nào thèm ngó ngàng tới đâu. Mau mau đi rửa mặt, trang điểm đi, ta ra ngoài ứng phó cho một lát. Lát nữa khách vào, chắc chắn không muốn nhìn thấy con trong bộ dạng này đâu.” – Nói rồi, Tần ma ma quay người đi thẳng.

Phấn Đại ngẫm nghĩ những lời nói của Tần ma ma, một khi đã lỡ sa chân đến chốn này, thì ngay cả việc khóc lóc cũng không thể là khóc thật, chẳng qua chỉ là dối trá, ngụy trang mà thôi. Bỗng nhiên, nàng tự chế giễu bản thân mình, ngồi dậy và làm theo lời Tần ma ma, dùng nước mát rửa mặt, thay bộ váy áo màu xanh lá sen, lại còn cài lên tóc đóa hoa tường vi phơn phớt hồng, dịu dàng mà quyến rũ, thoa thêm chút phấn, kẻ lại đường chân mày…

Một lát sau, gương mặt yêu kiều của một tuyệt thế giai nhân đã lại xuất hiện trong gương.

Phấn Đại châm thêm nến đỏ, lại bày biện đủ bình rượu ấm trà, ngồi ngay ngắn trước bàn.

Tiếng gõ cửa ngập ngừng vang lên, Phấn Đại vừa mở cánh cửa liền hướng về phía đối diện nở một nụ cười đắm đuối.

Chợt nụ cười ấy như đông cứng lại, ngay khi nàng vừa nhìn thấy khuôn mặt của người đàn ông ngoài cửa.

Vị khách đó chính là Ngô Văn Bác!

Cả hai nhìn nhau trong yên lặng. Ngô Văn Bác cuối cùng đã phá tan nó – “Sở Sở…”.

Tên nàng vừa được thốt ra, giọng chàng như khản đặc lại. Dòng suy nghĩ của Phấn Đại đang lang thang trôi về miền ký ức xa xăm; ấy là một ngày mùa đông, sinh nhật tuổi mười sáu của nàng, chàng bón cho nàng ăn món canh trứng, rồi cảnh tượng quấn quýt lấy nhau, nàng đã ôm lấy tấm thân nóng bỏng của chàng trong cái giá rét của ngày đông ấy. Có tiếng cười, có nước mắt lại có cả niềm hạnh phúc vô bờ, sao mà đẹp đến thế.

“Ôi chao, thoạt nhìn qua đã biết ngay Ngô công tử đây là chỗ thân tình, là khách quen của chỗ chúng tôi rồi. Chẳng thế mà một mình có thể tự tìm đường đến phòng của Phấn Đại.” – Đúng lúc đó, Tần ma ma đong đưa đi tới, tươi cười hớn hở nhìn hai người – “Hai người cứ tâm tình đi nhé, tôi còn có chút chuyện không làm phiền nữa. Ngô công tử về sau nhớ thường xuyên đến Ngọc Hương Lầu chúng tôi nhé!” – Vừa nói vừa dùng quạt giấy khẽ vỗ vỗ lên vai Ngô công tử đầy ngụ ý.

“E hèm” – Ngô Văn Bác bị hai tiếng “khách quen” mà Tần ma ma thốt ra ấy làm cho ngượng ngùng lúng túng, cứ bần thần đứng yên trước mặt người vợ cũ.

“Thôi thôi, tôi đi đây, đi đây!” – Tần ma ma còn gửi tới chàng nụ cười đầy ẩn ý rồi mới chịu rời đi.

Dòng suy tưởng của Phấn Đại bị thực tại đánh thức. Nàng giờ không còn là Sở Sở, vợ của người ta nữa, giờ nàng là gái lầu xanh.

Thói quen nghề nghiệp thôi thúc nàng cười nốt với chàng nụ cười khi nãy còn dang dở.

Nàng cười, gắng gượng tỏ ra yểu điệu, đáng yêu, khi nàng liếc mắt đưa tình, vẫn vô cùng ấm áp, dịu dàng. Dẫu rằng, vẻ e ấp trinh nguyên đã tan tác bởi gió dập mưa vùi tự bao giờ, thời gian đã hằn lên đó những dấu vết chằng chịt.

Khẽ giang đôi cánh tay ngọc ngà, nàng ra đón chàng – “Mời công tử vào trong phòng!”.

Bình luận