Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Truyện cổ Nhật Bản

Chuyện con lửng và con cáo thách đố nhau

Tác giả: Nhiều tác giả

Ngày xưa tại một hòn đảo xa xôi ở vùng Sađô (Sado) có một con lửng [1] tên là ĐăngXaBuRô (Densabouro). Trong số những con thú sống ở đảo này, nó là một con vật được đánh giá cao, vì không những nó lanh lợi oai nghiêm, mà còn rất khôn ngoan nữa. Thậm chí nó còn có tài biến hóa thành những thức gì mà nó thích, và nội trong lĩnh vực này thôi nó đã là kẻ vô địch rồi. ĐăngXaBuRô sống hạnh phúc trên đảo. Nó sống thoải mái với các thứ mà không một ai trên vùng Xađô có được. Nhưng với thời gian, sống mãi cảnh này cũng đâm buồn, rồi một hôm nó tự nhủ: “Mình nổi tiếng rồi, không ai trên đảo này so với mình được cả, nhưng có thể vài nơi trên vương quốc này có kẻ còn tài giỏi hơn ta về một vài phương diện nào đó. Mình còn trẻ nên không được quên rằng cần phải học tập thêm nhiều nữa.

Thế là nó quyết định đi chu du khắp nơi. Mà cho dù trên đời này không có gì mới mẻ để học hỏi thêm, thì ít ra nó cũng khám phá ra được cách sinh sống của nhiều người ở khắp nơi ra sao. Quyết định thế, cho nên chẳng bao lâu sau, người ta thấy chú lửng thân yêu đi ngao du khắp nước. Dĩ nhiên là nó nghe được nhiều chuyện hay ho lý thú, nhưng chuyện tìm được một bậc thầy mà mọi người nói đến thì nó vẫn chưa tìm ra.

Một hôm, khi đi qua một khu rừng tối tăm và trong lúc đang phân vân không biết phải đi đường nào, thì bỗng nó gặp một con cáo. Cáo chào nó một cách lễ phép, kẻ này chào qua, kẻ kia chào lại rồi sau đó, cáo hỏi chú lửng đi đâu, làm gì.

Tôi là lửng ĐăngXaBuRô ở đảo XaĐô, tôi đi không có mục đích gì rõ rệt, đi khắp nước Nhật để trau dồi thêm kiến thức thôi.

Ồ, thì ra chính anh là ông ĐăngXaBuRô, là lửng danh tiếng ở đảo XaĐô.- Cáo hồ hởi reo lên. – Tôi đã nghe người ta nói đến anh rất nhiều.

Cáo nghiêng mình thật thấp hơn nữa.

Lửng rất hả dạ, nó lại hỏi cáo đi đâu và làm gì.

Tôi là cáo HăngXaBuRô ở tỉnh Oha (Eha), mục đích đi của tôi cũng nhanh vậy thôi. Tại quê mình, tôi không tìm ra được người nào xứng đáng để học hỏi thêm, vì vậy mà tôi ra đi mong gặp được những bậc cao minh đồng chủng, hầu học tập thêm những điều mới lạ. Thật may mắn, lại tình cờ gặp được anh ở đây, quả là chuyện kỳ ngộ.

Ồ, ông HăngXaBuRô (Hansabouro) ở tỉnh Oha, lửng đáp, rồi cũng nghiêng mình thật thấp. – Ông nổi tiếng không những trong số bà con thân thích họ hàng của mình thôi, mà dân lửng chúng tôi cũng thường nhắc nhở đến tên ông một cách trân trọng. Trên bước đường ngao du, tôi thường nghe nhắc đến tên ông, cho nên bây giờ tôi cảm thấy rất sung sướng được quen biết ông.

Lửng và cáo chúc tụng nhau rất lịch sự một hồi, rồi trao đổi nhau nhiều vấn đề quan trọng, và cuối cùng thỏa thuận trổ tài cho nhau xem. Có thế, cả hai mới được tận

mắt chứng kiến tài năng của nhau, và xác nhận ai là bậc thầy vĩ đại được. Họ thỏa thuận với nhau rằng kẻ nào biến hóa ra cái gì mà kẻ kia không nhận ra, sẽ là người thắng cuộc. Chính kẻ đó là bậc thầy vĩ đại của toàn quốc.

Anh có thấy cái chùa đằng xa ấy không? – Cáo hỏi lửng. – Chúng ta hãy đến đó nhé. Trên đường đến đó, chúng ta trổ tài biến hóa để xem ai làm trội nhất.

Nhất trí xong, hai con vật chia tay. Cáo liền chạy đi, và một lát sau nó biến mất. Lửng xách bị chậm rãi đi sau. Một lát nó ra khỏi rừng, đi theo một con đường chạy qua ruộng lúa dẫn đến một ngôi làng. Nó chăm chú nhìn quanh, nhưng không thấy gì khả nghi.

Chắc cáo đi thẳng đến chùa rồi. Ở đấy luôn luôn có khách thập phương, hắn dễ dàng lẩn tránh.

Bỗng nhiên lửng thấy bên vệ đường có bức tượng gỗ tạc thánh ĐiXô (Djiso). Ông thánh được tạc với tư thế ngồi thiền, hai chân tréo nhau, hai bàn tay để trên đầu gối, đầu cạo trọc, mắt nhân từ nhìn ra cảnh vật phía trước. Lửng tự nhủ:

“Chắc bức tượng này phải do một bậc thầy mới tạc được như thế. Lâu lắm rồi mình mới thấy một tác phẩm điêu khắc tinh vi, không có một vết gợn lăn tăn. Mình nên lấy ra một vắt cơm để cúng, xin thánh phù hộ cho mình đi đường được yên ổn”.

Lửng mở bị lấy ra một vắt cơm để dưới chân bức tượng thánh. Rồi nó kính cẩn nghiêng mình trước tượng, miệng lẩm bẩm cầu nguyện. Nhưng nó kinh ngạc biết bao khi ngẩng đầu lên thì vắt cơm đã biến mất.

Nó kinh ngạc tự nhủ: “Lạ nhỉ. Thánh hưởng đồ cúng khi nào mà nhanh thế nhỉ? Chắc có lẽ gió đã thổi đồ cúng bay đi rồi”.

Nhưng tìm mãi vẫn không thấy, nó ngửi dưới đất khắp nơi quanh đấy, vắt cơm vẫn mất tiêu.

“Có lẽ vắt cơm đã lăn ở dưới cái hang nào rồi: nếu muốn thánh gia hộ cho, thì mình phải cúng thêm một vắt cơm nữa mới được”.

Nó lấy trong bị ra một vắt cơm nữa, để trên bệ ngay dưới chân thánh, rồi lại thành khẩn cầu nguyện, khi vừa ngẩng đầu lên, nó lại thấy vắt cơm thứ hai cũng biến mất.

“Kỳ lạ thật!”. Lửng tự nhủ và vì muốn biết cho ra thực hư ra sao, đã là bậc thầy cao minh thì phải thế thôi- nó bèn lấy ra vắt thứ ba. Nhưng lần này nó chú ý đến vắt cơm.

Nó để vắt cơm trước mặt bức tượng, cúi đầu cầu nguyện. Nhưng nó chỉ giả vờ vậy thôi; nó giả vờ làm như kẻ đang chú tâm vào việc cầu nguyện nhưng mắt vẫn liếc vào bức tượng. Rồi thình lình nó ngẩng đầu lên, đúng lúc bức tượng đang ăn vất cơm. Con lửng táp vào tay tượng thánh, đồng thời, bức tượng biến thành con cáo.

Ông hóa khéo đấy, thưa ông cáo, -con lửng nói, và khâm phục. – Tôi đã mất ba vắt cơm, nhưng cuối cùng vì ham ăn mà ông đã bể dĩa.

Theo vụ này thì không thể phân được ai thắng ai thua. Mặc dù mới đầu thì con

lửng đã bị con cáo lừa được. Và lửng đã mất mấy vắt cơm mới nhận ra trò lừa bịp, thậm chí phải nhờ cáo ham ăn lửng mới khám phá ra được.

Sau đó, cáo nói:

Ông ĐăngXaBuRô này, chuyện cái tượng chỉ là trò chơi trẻ con đối với tôi. Tôi sẽ biểu diễn cho anh thấy một trò biến hóa khó hơn thế này nhiều. Anh có thấy cái làng trước mặt chúng ta không. Rồi nhé, bây giờ anh hãy chú ý đi, chúng ta sẽ thấy!

Nói xong, cáo biến mất. Lửng đi về phía làng, và xa xa, nó thấy có cái gì đang xảy ra, vì tất cả dân chúng đang vội vã đi về phía ấy.

Chuyện gì thế nhỉ? Những người này đi đâu thế? Ta phải đến xem mới được. Lửng theo dân làng, nhưng để khỏi bị người ta chú ý, nó hóa thành một nhà sư

đang đi.

Tất cả dân làng đều tụ tập dọc theo con đường dẫn đến chùa; đúng là có chuyện gì quan trọng rồi đấy! Một đoàn đám cưới đang đi! Cô dâu ngồi trên chiếc kiệu lộng lẫy phủ màn đỏ. Cha mẹ hai bên đi theo mặc Kimônô bằng lụa mỏng màu đen đẹp rực rỡ, gia huy thêu thật đẹp trên tay áo và ngựa. Cả một đoàn gia nhân đi theo sau kiệu, họ mang những tô đựng đồ cúng.

Mọi người đều có vẻ hớn hở vui mừng, vì đã từ lâu trong làng không có một cái đám cưới nào đẹp lộng lẫy như thế. Chắc có lẽ đây là đám cưới của con nhà giàu, rất giàu đây!

Ông ĐăngXaBuRô của chúng ta biến dạng thành nhà sư đang chen lấn vào đám đông hiếu kỳ để xem. Bỗng có một chú tiểu kéo tay áo nhà sư rồi kính cẩn nói:

Chắc thầy mới từ xa đến đây, vì tôi chưa bao giờ thấy thầy ở trong ngôi chùa này. Thầy có muốn vào chùa nghỉ ngơi một chút không?

Chú tiểu dẫn vị sư giả mạo vào chùa.

Lúc đó, đám cưới cũng vừa đến trước chùa. Cô dâu bước xuống kiệu, và khi nàng bước qua cửa chùa, một vắt cơm dùng làm đồ cúng lăn trước chân nàng. Cô dâu bèn nhanh nhẹn cúi xuống để lượm vắt cơm, và ngay khi nàng sắp sửa ngoạm lấy vắt cơm, thì vắt cơm vừa thở hổn hển vừa nói:

Chính tôi đã thắng cuộc rồi nhé!

Ngay lúc đó cả đám cưới lẫn ông thầy tu đều biến mất: chỉ còn lại con cáo và con lửng đứng trước ngưỡng cửa chùa; cả hai vội chạy trốn ngay tức khắc, vì sợ dân trong làng biết chúng đã tạo ra cảnh đám cưới này, họ sẽ giết ngay. Khi đến tận bìa rừng cả hai mới dám dừng lại, mệt đến hụt hơi.

Sau khi đã nghỉ ngơi cho lại sức sau một đoạn đường phải chạy nhanh, con lửng nói:

Này, ông HăngXaBuRô ơi, cái đám cưới này cũng không tệ lắm, nhưng ông đã không lượng được sức mình! Ông chỉ là con vật nhỏ nhoi thôi, mà lại muốn biến thành một cái đám cưới lớn với nhiều người như thế, nên ông đã mắc phải sai lầm

trầm trọng. Chắc ông không chú ý đến số áo quần của những người gánh kiệu đi phía sau, áo quần của họ để thòi ra một khúc đuôi cáo. Chính vì thế mà ông đã lộ tẩy. Ngày mai, đến phiên tôi sẽ biểu diễn pháp thuật cho ông xem. Tôi chọn nơi thi thố tài năng là ngôi chùa nằm giữa hai cái làng xa nhất, vì dân chúng của các làng lân cận đây đều biết chúng ta rồi, hộ không để cho chúng ta yên thân đâu. Ngày mai hãy đến con đường dẫn đến ngôi chùa làng đã được chỉ định ấy, ông sẽ thấy tôi làm một đám rước nhà vua, một đám rước chưa bao giờ ông thấy được, hãy chú ý nhìn nhé; tôi cam đoan là ông sẽ không nhận ra tôi đâu.

HăngXaBuRô thật khó mà tin nổi con lửng này. Làm một đám rước nhà vua! Biến thành một đám người nho nhỏ, thì còn được, nhưng biến thành một đám rước nhà vua ư? Con lửng không biết một đám rước như thế này phải tạo ra biết bao nhiêu người không? Được rồi, đồng ý là lửng có to xác hơn cáo một chút đấy. Nhưng biến thành một đám rước nhà vua được ư? Không được đâu, đây là một việc làm quá sức!

Con lửng khinh khỉnh đưa tay làm dấu bác bỏ hết những nhận định ấy, nói:

– Ngày mai ông cứ đến nơi qui định rồi sẽ thấy!

Suốt cả buổi chiều con cáo cứ suy nghĩ mãi chuyện này. Mặc dù không tin nổi con lửng, nhưng nó vẫn lo sợ. Cuối cùng nó tự nhủ: “Một đám rước nhà vua sẽ rất dài và con lửng không thể đến từ xa được trong tình trạng biến hóa. Cho nên nó sẽ đến đây và hóa phép tại chỗ. Nếu đến đúng giờ, thế nào mình cũng biết được nó hóa ra cái gì”.

Đêm đó cáo ngủ ít, vì sợ ngày mai sẽ dậy trưa. Khi mặt trời mọc, cáo đã ở trên con đường dẫn đến ngôi chùa, nằm giữa hai làng xa nhất. Nó nấp trong một bụi rậm và căng mắt nhìn quanh để thấy con lửng tới. Nhưng mặt trời lên cao đã lâu, chim chóc ca hát, thỉnh thoảng những bác nông dân mang giỏ trên lưng đi qua, nhưng nó vẫn không thấy con lửng đâu hết. Trưa đến, mặt trời nóng rực, chim chóc thôi hót đã lâu, và tất cả thú vật đều đi tìm chỗ im mát để ẩn náu, bỗng thình lình cáo nghe có tiếng chân ngựa từ xa vang lại. Rồi từ đằng xa, cáo thấy một đám rước xuất hiện, uy nghi, đến gần chỗ nó đang ẩn núp.

“Cơn lửng đấy phải không?” – Con cáo tự hỏi, ngần ngừ vì khó tin. “Nó dám đi trên một đoạn đường dài dưới mặt trời nóng ư? Mà lại đi trong tình trạng biến hóa thành một đám rước khó khăn như thế này ư?”

Cáo liền biến thành một nông dân để có thể quan sát cảnh tượng được dễ dàng. Đúng là một đám rước tuyệt đẹp và hùng tráng. Nhiều gia nhân đi trước để dẹp đường, rồi sau đó là bốn con ngựa giống rất đẹp, trên lưng là bốn võ sĩ uy nghiêm, vũ khí trang bị đầy người, mặt mày nghiêm trang bất động.

Cáo nghĩ bụng: “Chắc đây là một ông vua và đoàn tùy tùng thật. Một cảnh tượng hùng tráng tuyệt đẹp như thế này làm sao mà con lửng biến hóa cho được!”

Cảnh tượng đã gây cho cáo một ấn tượng thật sâu sắc đến nỗi nó cúi rạp người như thể nó là một nông dân thực sự đứng bên đường tránh chỗ cho nhà vua đi qua.

Nó đứng yên như trời trồng để nhìn đoàn diễu hành đi đến gần.

Liền sau đó, chiếc kiệu sơn mài đi qua, nhà vua đang ngồi dựa trên chiếc kiệu êm ái. Những người gánh kiệu đi một cách thận trọng để khỏi làm cho nhà vua giao động. Đi theo sau kiệu lại có bốn võ sĩ, khí giới đầy đủ, theo sau họ là đoàn tùy tùng đi theo hàng ngũ chỉnh tề, sát vào nhau. Toàn là quan võ oai phong lẫm liệt, mỗi người đều đeo hai kiếm. Nói tóm lại, đây là đám rước rất oai phong, đầy ấn tượng, đến nỗi chú cáo không dám thở. Đầu cúi xuống thật thấp, chú đợi cho người võ sĩ cuối cùng đi qua.

Bỗng đám rước biến mất. Trước mặt cáo là ĐăngXaBuRô, hắn cười ngạo nói với cáo:

Ông cáo à, ông có thể phủi bụi được rồi! Tại sao ông lại quá kính cẩn như thế trước một con lửng bình thường như tôi thế?

Con cáo bàng hoàng, tức giận vì bị con lửng lường gạt được. Thế nhưng con lửng đã nói trước cho nó là sẽ biến hóa ra cái gì rồi kia mà. Thật nhục nhã!

Quá giận dữ, cáo thách lửng:

Này ông ĐăngXaBuRô, rồi ông sẽ thấy. Tôi sẽ chứng tỏ là không thua sút gì ông đâu. Nếu ngày mai ông đến cùng chỗ này, ông sẽ thấy một đám rước vua đẹp hơn thế này nữa. Ông sẽ nhớ cả đời về pháp thuật của HăngXaBuRô này!

Ngày hôm sau, con lửng dậy thật sớm, nó đi đến chỗ đã qui định, leo lên cây để đợi đám rước. Nó tin rằng con cáo sẽ cố gắng hết mình để làm cho được một đám rước nhà vua nho nhỏ, nhưng thế nào cũng sai sót. Có lẽ sẽ dễ dàng tìm thấy chỗ sơ hở này của cáo cho nên nó bình tĩnh chờ đợi. Đến khi nó nghe có tiếng chân ngựa vang lên từ xa vọng lại. Nhưng tuy từ xa, nó đã cảm thấy đám rước này không phải nhỏ. Trước đám rước là gia nhân đi dọn đường, rồi đến những võ sĩ oai phong lẫm liệt, gồm cả thảy mười sáu người, tất cả cưỡi những con ngựa giống thật đẹp và đi theo từng cặp. Họ mang chiếc kiệu sơn vàng, màn bằng lụa thêu; trong kiệu nhà vua ngồi dựa vào những chiếc nệm mềm thật êm ái. Đằng sau kiệu là mười sáu võ sĩ nữa, họ cưỡi những con ngựa con thật đẹp, theo sau là một đoàn võ sĩ, mỗi người đều mang hai thanh gươm báu.

“Đây là tác phẩm của con cáo ư? Mình phải xem xét cho kỹ mới được.” – Con lửng tự nhủ, và trước khi đoàn người đến ngang tầm của mình, lửng liền biến hóa thành một võ sĩ và đến đứng một bên vệ đường, thái độ rất kính cẩn. Nó đứng cúi đầu xuống, nhưng vẫn để mắt quan sát trò pháp thuật này. Khi đoàn tùy tùng của nhà vua đến trước mắt, nó cười rồi chạy theo sau chiếc kiệu của nhà vua. Đến kiệu, nó vén màn lụa phủ kín kiệu ra rồi nói:

Thưa ông cáo, công việc như thế này quả đã vượt quá sức của ông rồi, cho dù đám rước của ông không tệ đi nữa, thì người võ sĩ sau cùng của ông đã thòi cái đuôi dưới áo choàng của hắn ta rồi.

Cái gì xảy ra lạ thế này! Nhà vua giận tím mặt, và tất cả võ sĩ đều tuất gươm nhảy vào nó. Nếu chú lửng không nhanh nhẹn biến lại thành lửng để dễ bề chui dưới chân họ trốn thoát, thì chắc nó đã bị các võ sĩ giết chết rồi.

Vì cáo tin chắc mình không thể làm được một đám rước như thế, nên cáo ta bèn biến cái mũi kiếm thò ra dưới áo choàng của người võ sĩ trông giống như cái đuôi. Vì đám cưới này quả là đám rước nhà vua thật. Hôm qua, trong khi cáo chờ lửng quá lâu, nó đã nghe các nông dân nói chuyện với nhau rằng ngày hôm sau sẽ có một buổi lễ lớn ở chùa làng, và nhà vua sẽ đến tham dự buổi lễ này. Cáo tức giận vì đã thất bại, nó muốn trả thù con lửng, cho nên đã giăng ra một cái bẫy để lừa chú lửng thơ ngây.

Khi lửng chạy vào đến rừng rồi, nó mới hét lên cho hả giận, vì vừa trở thành nạn nhân của một trò lừa bịp đáng phỉ nhổ như thế này. May thay là chú cáo đã trốn biệt đâu mất, chứ nếu hai con mà gặp lại nhau, thì chắc là chúng sẽ không còn có được cái hòa khí thanh hữu như ban đầu.

Mấy ngày sau, khi các vết thương trên người lửng đã lành lên rồi, nó bèn quay về đảo XaĐô, vì con cáo đã làm cho lửng hoàn toàn mất hết hứng thú đi ngao du. Như để trừng trị mưu chước ác độc của HăngXaBuRô, lửng trục xuất hết cáo ra khỏi đảo. Và đấy là lý do tại sao mà bạn không tìm ra được con cáo nào trên đảo XaĐô, ngay cả khì bạn dùng kính lúp để tìm đi nữa.

[1]: Con lửng: động vật có vú, đi trên gan bàn chân (như gấu), (dài 0.70cm, nặng 20kg), ở hang, thường thấy trên các rừng Châu Âu.

Ngày xưa tại một hòn đảo xa xôi ở vùng Sađô (Sado) có một con lửng [1] tên là ĐăngXaBuRô (Densabouro). Trong số những con thú sống ở đảo này, nó là một con vật được đánh giá cao, vì không những nó lanh lợi oai nghiêm, mà còn rất khôn ngoan nữa. Thậm chí nó còn có tài biến hóa thành những thức gì mà nó thích, và nội trong lĩnh vực này thôi nó đã là kẻ vô địch rồi. ĐăngXaBuRô sống hạnh phúc trên đảo. Nó sống thoải mái với các thứ mà không một ai trên vùng Xađô có được. Nhưng với thời gian, sống mãi cảnh này cũng đâm buồn, rồi một hôm nó tự nhủ: “Mình nổi tiếng rồi, không ai trên đảo này so với mình được cả, nhưng có thể vài nơi trên vương quốc này có kẻ còn tài giỏi hơn ta về một vài phương diện nào đó. Mình còn trẻ nên không được quên rằng cần phải học tập thêm nhiều nữa.

Thế là nó quyết định đi chu du khắp nơi. Mà cho dù trên đời này không có gì mới mẻ để học hỏi thêm, thì ít ra nó cũng khám phá ra được cách sinh sống của nhiều người ở khắp nơi ra sao. Quyết định thế, cho nên chẳng bao lâu sau, người ta thấy chú lửng thân yêu đi ngao du khắp nước. Dĩ nhiên là nó nghe được nhiều chuyện hay ho lý thú, nhưng chuyện tìm được một bậc thầy mà mọi người nói đến thì nó vẫn chưa tìm ra.

Một hôm, khi đi qua một khu rừng tối tăm và trong lúc đang phân vân không biết phải đi đường nào, thì bỗng nó gặp một con cáo. Cáo chào nó một cách lễ phép, kẻ này chào qua, kẻ kia chào lại rồi sau đó, cáo hỏi chú lửng đi đâu, làm gì.

Tôi là lửng ĐăngXaBuRô ở đảo XaĐô, tôi đi không có mục đích gì rõ rệt, đi khắp nước Nhật để trau dồi thêm kiến thức thôi.

Ồ, thì ra chính anh là ông ĐăngXaBuRô, là lửng danh tiếng ở đảo XaĐô.- Cáo hồ hởi reo lên. – Tôi đã nghe người ta nói đến anh rất nhiều.

Cáo nghiêng mình thật thấp hơn nữa.

Lửng rất hả dạ, nó lại hỏi cáo đi đâu và làm gì.

Tôi là cáo HăngXaBuRô ở tỉnh Oha (Eha), mục đích đi của tôi cũng nhanh vậy thôi. Tại quê mình, tôi không tìm ra được người nào xứng đáng để học hỏi thêm, vì vậy mà tôi ra đi mong gặp được những bậc cao minh đồng chủng, hầu học tập thêm những điều mới lạ. Thật may mắn, lại tình cờ gặp được anh ở đây, quả là chuyện kỳ ngộ.

Ồ, ông HăngXaBuRô (Hansabouro) ở tỉnh Oha, lửng đáp, rồi cũng nghiêng mình thật thấp. – Ông nổi tiếng không những trong số bà con thân thích họ hàng của mình thôi, mà dân lửng chúng tôi cũng thường nhắc nhở đến tên ông một cách trân trọng. Trên bước đường ngao du, tôi thường nghe nhắc đến tên ông, cho nên bây giờ tôi cảm thấy rất sung sướng được quen biết ông.

Lửng và cáo chúc tụng nhau rất lịch sự một hồi, rồi trao đổi nhau nhiều vấn đề quan trọng, và cuối cùng thỏa thuận trổ tài cho nhau xem. Có thế, cả hai mới được tận

mắt chứng kiến tài năng của nhau, và xác nhận ai là bậc thầy vĩ đại được. Họ thỏa thuận với nhau rằng kẻ nào biến hóa ra cái gì mà kẻ kia không nhận ra, sẽ là người thắng cuộc. Chính kẻ đó là bậc thầy vĩ đại của toàn quốc.

Anh có thấy cái chùa đằng xa ấy không? – Cáo hỏi lửng. – Chúng ta hãy đến đó nhé. Trên đường đến đó, chúng ta trổ tài biến hóa để xem ai làm trội nhất.

Nhất trí xong, hai con vật chia tay. Cáo liền chạy đi, và một lát sau nó biến mất. Lửng xách bị chậm rãi đi sau. Một lát nó ra khỏi rừng, đi theo một con đường chạy qua ruộng lúa dẫn đến một ngôi làng. Nó chăm chú nhìn quanh, nhưng không thấy gì khả nghi.

Chắc cáo đi thẳng đến chùa rồi. Ở đấy luôn luôn có khách thập phương, hắn dễ dàng lẩn tránh.

Bỗng nhiên lửng thấy bên vệ đường có bức tượng gỗ tạc thánh ĐiXô (Djiso). Ông thánh được tạc với tư thế ngồi thiền, hai chân tréo nhau, hai bàn tay để trên đầu gối, đầu cạo trọc, mắt nhân từ nhìn ra cảnh vật phía trước. Lửng tự nhủ:

“Chắc bức tượng này phải do một bậc thầy mới tạc được như thế. Lâu lắm rồi mình mới thấy một tác phẩm điêu khắc tinh vi, không có một vết gợn lăn tăn. Mình nên lấy ra một vắt cơm để cúng, xin thánh phù hộ cho mình đi đường được yên ổn”.

Lửng mở bị lấy ra một vắt cơm để dưới chân bức tượng thánh. Rồi nó kính cẩn nghiêng mình trước tượng, miệng lẩm bẩm cầu nguyện. Nhưng nó kinh ngạc biết bao khi ngẩng đầu lên thì vắt cơm đã biến mất.

Nó kinh ngạc tự nhủ: “Lạ nhỉ. Thánh hưởng đồ cúng khi nào mà nhanh thế nhỉ? Chắc có lẽ gió đã thổi đồ cúng bay đi rồi”.

Nhưng tìm mãi vẫn không thấy, nó ngửi dưới đất khắp nơi quanh đấy, vắt cơm vẫn mất tiêu.

“Có lẽ vắt cơm đã lăn ở dưới cái hang nào rồi: nếu muốn thánh gia hộ cho, thì mình phải cúng thêm một vắt cơm nữa mới được”.

Nó lấy trong bị ra một vắt cơm nữa, để trên bệ ngay dưới chân thánh, rồi lại thành khẩn cầu nguyện, khi vừa ngẩng đầu lên, nó lại thấy vắt cơm thứ hai cũng biến mất.

“Kỳ lạ thật!”. Lửng tự nhủ và vì muốn biết cho ra thực hư ra sao, đã là bậc thầy cao minh thì phải thế thôi- nó bèn lấy ra vắt thứ ba. Nhưng lần này nó chú ý đến vắt cơm.

Nó để vắt cơm trước mặt bức tượng, cúi đầu cầu nguyện. Nhưng nó chỉ giả vờ vậy thôi; nó giả vờ làm như kẻ đang chú tâm vào việc cầu nguyện nhưng mắt vẫn liếc vào bức tượng. Rồi thình lình nó ngẩng đầu lên, đúng lúc bức tượng đang ăn vất cơm. Con lửng táp vào tay tượng thánh, đồng thời, bức tượng biến thành con cáo.

Ông hóa khéo đấy, thưa ông cáo, -con lửng nói, và khâm phục. – Tôi đã mất ba vắt cơm, nhưng cuối cùng vì ham ăn mà ông đã bể dĩa.

Theo vụ này thì không thể phân được ai thắng ai thua. Mặc dù mới đầu thì con

lửng đã bị con cáo lừa được. Và lửng đã mất mấy vắt cơm mới nhận ra trò lừa bịp, thậm chí phải nhờ cáo ham ăn lửng mới khám phá ra được.

Sau đó, cáo nói:

Ông ĐăngXaBuRô này, chuyện cái tượng chỉ là trò chơi trẻ con đối với tôi. Tôi sẽ biểu diễn cho anh thấy một trò biến hóa khó hơn thế này nhiều. Anh có thấy cái làng trước mặt chúng ta không. Rồi nhé, bây giờ anh hãy chú ý đi, chúng ta sẽ thấy!

Nói xong, cáo biến mất. Lửng đi về phía làng, và xa xa, nó thấy có cái gì đang xảy ra, vì tất cả dân chúng đang vội vã đi về phía ấy.

Chuyện gì thế nhỉ? Những người này đi đâu thế? Ta phải đến xem mới được. Lửng theo dân làng, nhưng để khỏi bị người ta chú ý, nó hóa thành một nhà sư

đang đi.

Tất cả dân làng đều tụ tập dọc theo con đường dẫn đến chùa; đúng là có chuyện gì quan trọng rồi đấy! Một đoàn đám cưới đang đi! Cô dâu ngồi trên chiếc kiệu lộng lẫy phủ màn đỏ. Cha mẹ hai bên đi theo mặc Kimônô bằng lụa mỏng màu đen đẹp rực rỡ, gia huy thêu thật đẹp trên tay áo và ngựa. Cả một đoàn gia nhân đi theo sau kiệu, họ mang những tô đựng đồ cúng.

Mọi người đều có vẻ hớn hở vui mừng, vì đã từ lâu trong làng không có một cái đám cưới nào đẹp lộng lẫy như thế. Chắc có lẽ đây là đám cưới của con nhà giàu, rất giàu đây!

Ông ĐăngXaBuRô của chúng ta biến dạng thành nhà sư đang chen lấn vào đám đông hiếu kỳ để xem. Bỗng có một chú tiểu kéo tay áo nhà sư rồi kính cẩn nói:

Chắc thầy mới từ xa đến đây, vì tôi chưa bao giờ thấy thầy ở trong ngôi chùa này. Thầy có muốn vào chùa nghỉ ngơi một chút không?

Chú tiểu dẫn vị sư giả mạo vào chùa.

Lúc đó, đám cưới cũng vừa đến trước chùa. Cô dâu bước xuống kiệu, và khi nàng bước qua cửa chùa, một vắt cơm dùng làm đồ cúng lăn trước chân nàng. Cô dâu bèn nhanh nhẹn cúi xuống để lượm vắt cơm, và ngay khi nàng sắp sửa ngoạm lấy vắt cơm, thì vắt cơm vừa thở hổn hển vừa nói:

Chính tôi đã thắng cuộc rồi nhé!

Ngay lúc đó cả đám cưới lẫn ông thầy tu đều biến mất: chỉ còn lại con cáo và con lửng đứng trước ngưỡng cửa chùa; cả hai vội chạy trốn ngay tức khắc, vì sợ dân trong làng biết chúng đã tạo ra cảnh đám cưới này, họ sẽ giết ngay. Khi đến tận bìa rừng cả hai mới dám dừng lại, mệt đến hụt hơi.

Sau khi đã nghỉ ngơi cho lại sức sau một đoạn đường phải chạy nhanh, con lửng nói:

Này, ông HăngXaBuRô ơi, cái đám cưới này cũng không tệ lắm, nhưng ông đã không lượng được sức mình! Ông chỉ là con vật nhỏ nhoi thôi, mà lại muốn biến thành một cái đám cưới lớn với nhiều người như thế, nên ông đã mắc phải sai lầm

trầm trọng. Chắc ông không chú ý đến số áo quần của những người gánh kiệu đi phía sau, áo quần của họ để thòi ra một khúc đuôi cáo. Chính vì thế mà ông đã lộ tẩy. Ngày mai, đến phiên tôi sẽ biểu diễn pháp thuật cho ông xem. Tôi chọn nơi thi thố tài năng là ngôi chùa nằm giữa hai cái làng xa nhất, vì dân chúng của các làng lân cận đây đều biết chúng ta rồi, hộ không để cho chúng ta yên thân đâu. Ngày mai hãy đến con đường dẫn đến ngôi chùa làng đã được chỉ định ấy, ông sẽ thấy tôi làm một đám rước nhà vua, một đám rước chưa bao giờ ông thấy được, hãy chú ý nhìn nhé; tôi cam đoan là ông sẽ không nhận ra tôi đâu.

HăngXaBuRô thật khó mà tin nổi con lửng này. Làm một đám rước nhà vua! Biến thành một đám người nho nhỏ, thì còn được, nhưng biến thành một đám rước nhà vua ư? Con lửng không biết một đám rước như thế này phải tạo ra biết bao nhiêu người không? Được rồi, đồng ý là lửng có to xác hơn cáo một chút đấy. Nhưng biến thành một đám rước nhà vua được ư? Không được đâu, đây là một việc làm quá sức!

Con lửng khinh khỉnh đưa tay làm dấu bác bỏ hết những nhận định ấy, nói:

– Ngày mai ông cứ đến nơi qui định rồi sẽ thấy!

Suốt cả buổi chiều con cáo cứ suy nghĩ mãi chuyện này. Mặc dù không tin nổi con lửng, nhưng nó vẫn lo sợ. Cuối cùng nó tự nhủ: “Một đám rước nhà vua sẽ rất dài và con lửng không thể đến từ xa được trong tình trạng biến hóa. Cho nên nó sẽ đến đây và hóa phép tại chỗ. Nếu đến đúng giờ, thế nào mình cũng biết được nó hóa ra cái gì”.

Đêm đó cáo ngủ ít, vì sợ ngày mai sẽ dậy trưa. Khi mặt trời mọc, cáo đã ở trên con đường dẫn đến ngôi chùa, nằm giữa hai làng xa nhất. Nó nấp trong một bụi rậm và căng mắt nhìn quanh để thấy con lửng tới. Nhưng mặt trời lên cao đã lâu, chim chóc ca hát, thỉnh thoảng những bác nông dân mang giỏ trên lưng đi qua, nhưng nó vẫn không thấy con lửng đâu hết. Trưa đến, mặt trời nóng rực, chim chóc thôi hót đã lâu, và tất cả thú vật đều đi tìm chỗ im mát để ẩn náu, bỗng thình lình cáo nghe có tiếng chân ngựa từ xa vang lại. Rồi từ đằng xa, cáo thấy một đám rước xuất hiện, uy nghi, đến gần chỗ nó đang ẩn núp.

“Cơn lửng đấy phải không?” – Con cáo tự hỏi, ngần ngừ vì khó tin. “Nó dám đi trên một đoạn đường dài dưới mặt trời nóng ư? Mà lại đi trong tình trạng biến hóa thành một đám rước khó khăn như thế này ư?”

Cáo liền biến thành một nông dân để có thể quan sát cảnh tượng được dễ dàng. Đúng là một đám rước tuyệt đẹp và hùng tráng. Nhiều gia nhân đi trước để dẹp đường, rồi sau đó là bốn con ngựa giống rất đẹp, trên lưng là bốn võ sĩ uy nghiêm, vũ khí trang bị đầy người, mặt mày nghiêm trang bất động.

Cáo nghĩ bụng: “Chắc đây là một ông vua và đoàn tùy tùng thật. Một cảnh tượng hùng tráng tuyệt đẹp như thế này làm sao mà con lửng biến hóa cho được!”

Cảnh tượng đã gây cho cáo một ấn tượng thật sâu sắc đến nỗi nó cúi rạp người như thể nó là một nông dân thực sự đứng bên đường tránh chỗ cho nhà vua đi qua.

Nó đứng yên như trời trồng để nhìn đoàn diễu hành đi đến gần.

Liền sau đó, chiếc kiệu sơn mài đi qua, nhà vua đang ngồi dựa trên chiếc kiệu êm ái. Những người gánh kiệu đi một cách thận trọng để khỏi làm cho nhà vua giao động. Đi theo sau kiệu lại có bốn võ sĩ, khí giới đầy đủ, theo sau họ là đoàn tùy tùng đi theo hàng ngũ chỉnh tề, sát vào nhau. Toàn là quan võ oai phong lẫm liệt, mỗi người đều đeo hai kiếm. Nói tóm lại, đây là đám rước rất oai phong, đầy ấn tượng, đến nỗi chú cáo không dám thở. Đầu cúi xuống thật thấp, chú đợi cho người võ sĩ cuối cùng đi qua.

Bỗng đám rước biến mất. Trước mặt cáo là ĐăngXaBuRô, hắn cười ngạo nói với cáo:

Ông cáo à, ông có thể phủi bụi được rồi! Tại sao ông lại quá kính cẩn như thế trước một con lửng bình thường như tôi thế?

Con cáo bàng hoàng, tức giận vì bị con lửng lường gạt được. Thế nhưng con lửng đã nói trước cho nó là sẽ biến hóa ra cái gì rồi kia mà. Thật nhục nhã!

Quá giận dữ, cáo thách lửng:

Này ông ĐăngXaBuRô, rồi ông sẽ thấy. Tôi sẽ chứng tỏ là không thua sút gì ông đâu. Nếu ngày mai ông đến cùng chỗ này, ông sẽ thấy một đám rước vua đẹp hơn thế này nữa. Ông sẽ nhớ cả đời về pháp thuật của HăngXaBuRô này!

Ngày hôm sau, con lửng dậy thật sớm, nó đi đến chỗ đã qui định, leo lên cây để đợi đám rước. Nó tin rằng con cáo sẽ cố gắng hết mình để làm cho được một đám rước nhà vua nho nhỏ, nhưng thế nào cũng sai sót. Có lẽ sẽ dễ dàng tìm thấy chỗ sơ hở này của cáo cho nên nó bình tĩnh chờ đợi. Đến khi nó nghe có tiếng chân ngựa vang lên từ xa vọng lại. Nhưng tuy từ xa, nó đã cảm thấy đám rước này không phải nhỏ. Trước đám rước là gia nhân đi dọn đường, rồi đến những võ sĩ oai phong lẫm liệt, gồm cả thảy mười sáu người, tất cả cưỡi những con ngựa giống thật đẹp và đi theo từng cặp. Họ mang chiếc kiệu sơn vàng, màn bằng lụa thêu; trong kiệu nhà vua ngồi dựa vào những chiếc nệm mềm thật êm ái. Đằng sau kiệu là mười sáu võ sĩ nữa, họ cưỡi những con ngựa con thật đẹp, theo sau là một đoàn võ sĩ, mỗi người đều mang hai thanh gươm báu.

“Đây là tác phẩm của con cáo ư? Mình phải xem xét cho kỹ mới được.” – Con lửng tự nhủ, và trước khi đoàn người đến ngang tầm của mình, lửng liền biến hóa thành một võ sĩ và đến đứng một bên vệ đường, thái độ rất kính cẩn. Nó đứng cúi đầu xuống, nhưng vẫn để mắt quan sát trò pháp thuật này. Khi đoàn tùy tùng của nhà vua đến trước mắt, nó cười rồi chạy theo sau chiếc kiệu của nhà vua. Đến kiệu, nó vén màn lụa phủ kín kiệu ra rồi nói:

Thưa ông cáo, công việc như thế này quả đã vượt quá sức của ông rồi, cho dù đám rước của ông không tệ đi nữa, thì người võ sĩ sau cùng của ông đã thòi cái đuôi dưới áo choàng của hắn ta rồi.

Cái gì xảy ra lạ thế này! Nhà vua giận tím mặt, và tất cả võ sĩ đều tuất gươm nhảy vào nó. Nếu chú lửng không nhanh nhẹn biến lại thành lửng để dễ bề chui dưới chân họ trốn thoát, thì chắc nó đã bị các võ sĩ giết chết rồi.

Vì cáo tin chắc mình không thể làm được một đám rước như thế, nên cáo ta bèn biến cái mũi kiếm thò ra dưới áo choàng của người võ sĩ trông giống như cái đuôi. Vì đám cưới này quả là đám rước nhà vua thật. Hôm qua, trong khi cáo chờ lửng quá lâu, nó đã nghe các nông dân nói chuyện với nhau rằng ngày hôm sau sẽ có một buổi lễ lớn ở chùa làng, và nhà vua sẽ đến tham dự buổi lễ này. Cáo tức giận vì đã thất bại, nó muốn trả thù con lửng, cho nên đã giăng ra một cái bẫy để lừa chú lửng thơ ngây.

Khi lửng chạy vào đến rừng rồi, nó mới hét lên cho hả giận, vì vừa trở thành nạn nhân của một trò lừa bịp đáng phỉ nhổ như thế này. May thay là chú cáo đã trốn biệt đâu mất, chứ nếu hai con mà gặp lại nhau, thì chắc là chúng sẽ không còn có được cái hòa khí thanh hữu như ban đầu.

Mấy ngày sau, khi các vết thương trên người lửng đã lành lên rồi, nó bèn quay về đảo XaĐô, vì con cáo đã làm cho lửng hoàn toàn mất hết hứng thú đi ngao du. Như để trừng trị mưu chước ác độc của HăngXaBuRô, lửng trục xuất hết cáo ra khỏi đảo. Và đấy là lý do tại sao mà bạn không tìm ra được con cáo nào trên đảo XaĐô, ngay cả khì bạn dùng kính lúp để tìm đi nữa.

[1]: Con lửng: động vật có vú, đi trên gan bàn chân (như gấu), (dài 0.70cm, nặng 20kg), ở hang, thường thấy trên các rừng Châu Âu.

Bình luận