Ngày xưa có một đôi vợ chồng già chỉ có một cậu con trai độc nhất tên là Kôtarô (kotaro). Kôtarô lo cày xới mảnh ruộng nhỏ của gia đình, và khi hết việc đồng áng anh lại vào rừng kiếm củi để mang ra chợ bán. Công việc này chẳng đem lại lợi lộc bao nhiêu, nhưng gia đình quá nghèo, có đồng nào hay đồng nấy. Kôtarô là một thanh niên vừa cần cù lại vừa hiếu thảo. Thế nhưng, cha mẹ lại thường hay la mắng anh, la mắng là vì anh có lòng nhân ái. Mỗi khi đi bán củi ở chợ về, anh thường lấy bớt tiền bán củi để cho một người ăn mày mà anh gặp trên đường đi. Nhưng điều làm cho anh khác biệt với bố mình là khi theo cha đi săn để kiếm thêm thức ăn hòng cái thiện bữa ăn gia đình, gặp được một con thú săn, là anh ném một viên đá, hay la một tiếng, để báo cho con mồi biết nó đang lâm nguy để chạy hoặc bay đi.
Hai vợ chồng già thường nói với nhau:
Phải công bằng mà nói con mình rất cần cù, nhưng nó không có trí. Cả đời nó chỉ biết loanh quanh ngoài thửa ruộng rồi vào rừng, đổ mồ hôi mới sống nổi, vì nó không có ý chí vươn lên với đời – Không trách hai vợ chồng nói thế về con.
Một hôm, Kôtarô ở chợ về, anh băng qua rừng để về nhà. Đang sung sướng rảo bước trên đường, lắng nghe tiếng chim hót, bỗng anh nghe có tiếng xột xoạt là lạ. Nhìn về hướng có tiếng kêu để xem cái gì, anh liền thấy một con chim sếu trắng mắc kẹt trong đám cành cây đang vùng vẫy thoát ra. Nó đã yếu sức, vì vùng vẫy để cố thoát ra nhưng không được, hai cánh như đã muốn cất lên không nổi nữa rồi. Lập tức anh trèo nhanh lên cây. Con chim mở to hai mắt lo sợ nhìn anh. Kôtarô cẩn thận gỡ con chim ra khỏi cành cây, nó đã bị thương nặng, mũi tên xuyên qua cánh của nó.
Tội nghiệp con chim bé nhỏ ,- Kôtarô nói, vừa vuốt ve bộ lông của nó- chắc mày sợ quá chứ. Có lẽ một tay thợ săn nào đó đã bắn trúng mày và mày rơi vào đám cành lá này nên bị vướng không thoát ra được chứ gì. Nhưng đừng lo, vết thương không nặng lắm, mày sẽ khỏi thôi.- Anh nhẹ tay lôi mũi tên ra, lau sạch vết thương. Rồi anh mang con sếu đến một nơi kín đáo trong rừng sâu.
Anh khuyên con chim trước khi về nhà:
Vài hôm nữa là mày lấy lại sức thôi. Trong thời gian này, không có việc gì ở ngoài đồng để làm hết, cho nên sáng nào anh cũng vào rừng đến chiều tối mới về nhà. Ngày nọ khi anh đã đi khỏi nhà, có một cô gái đẹp đến gặp cha mẹ anh. Cô ta mang trên vai
một cái xách lớn, trông vào người ta biết ngay là từ xa đến. Cô gái tựa người vào hàng rào, hỏi cha mẹ anh có ông Kôtarô ở nhà không, giọng cô dịu dàng trong trẻo. Bà mẹ bước ra, rất ngạc nhiên khi thấy một cô gái quá xinh đẹp đến hỏi gặp con mình.
Mời cháu vào. Con tôi không có nhà, nó vào rừng rồi, tối mới về. Nếu muốn gặp nó, xin mời cô vào nhà đợi.
Cô gái từ chối không vào trong nhà mà chỉ đứng đợi anh ở ngoài cửa. Hai vợ chồng già chốc chối lại đến trước mặt cô, ngạc nhiên nhìn cô, cố bắt chuyện để hỏi cô cần gì đến con họ. Nhưng cô gái chỉ cười lễ phép và trả lời cô muốn đợi ông Kôtarô.
Hoàng hôn xuống thì Kôtarô về nhà, mang trên lưng một bó củi lớn. Cô gái đứng dậy, cúi người thật thấp chào anh, rồi bằng một giọng dịu dàng êm ái, cô hỏi:
Ông có phải là ông Kôtarô không?
Vâng, chính tôi dây, Kôtarô đáp, anh rất ngạc nhiên, hỏi cô gái cần gì đến anh. Cô gái cười hiền từ rồi đáp:
Em đã đợi anh từ sáng sớm.
Mời cô vào nhà, chắc cô mệt quá rồi, Kôtarô nói, anh rất bối rối vì được người đẹp đến thăm một cách bất ngờ như thế này. Anh mời cô gái vào nhà, rồi mời cô cùng ăn bữa cơm đạm bạc với gia đình.
Lần này cô gái không chối từ, cô tháo dép, theo anh vào nhà rồi cùng ngồi vào bàn ăn với gia đình anh.
Ăn xong cô lại nhìn Kôtarô, cười với anh, rồi e thẹn cụp mặt nhìn xuống, hỏi anh có muốn lấy cô làm vợ không?
Kôtarô quá đỗi kinh ngạc, anh lặng thinh nhìn cô. Một cô gái đẹp thế này mà lại muốn làm vợ một anh chàng nông dân kiêm đốn củi nghèo khó ư. Cha mẹ anh cũng ngạc nhiên không kém, họ nói rằng con họ không có đủ tiền để cưới một người vợ đẹp như thế này. Họ nói gia đình quá nghèo và Katarô chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình.
Cô gái đáp:
– Muốn có hạnh phúc, không cần phải giàu có, mà chỉ cần có lòng tốt. Kôtarô là người
có lòng tốt, cháu xin cam đoan với hai cụ là hai cụ sẽ không ân hận vì nhận cháu làm con dâu. Cháu sẽ cố sức làm việc và hy vọng cuộc sống của bốn người sẽ dễ chịu cho mà xem.
Bà mẹ thường cho rằng vợ không cần phải đẹp mà chỉ cần chăm chỉ làm việc, cho nên khi nghe cô gái nói thế, bà rất mừng vì sẽ có người giúp đỡ. Cho nên sau đó bà không hề chống đối nữa.
Còn Katarô thì rất vui sướng. Nào ngờ có ngày anh cưới được một người vợ đẹp như thế này. Thế nhưng anh vẫn chưa biết tên cô.
Cô gái đáp:
– Cứ gọi em là: Kômátchi Thanh Đạm.
Cô lấy từ túi xách ra một ít tiền, đưa cho Katarô ra phố mua kẹo bánh, rượu xakê và ít đồ nhắm để về tổ chức tiệc cưới. Bữa ăn rất ngon, chưa bao giờ hai vợ chồng được ăn một bữa ngon như thế, họ không ngớt lời khen ngợi cô dâu.
Sau đám cưới, Kôtarô lại tiếp tục vào rừng đốn củi, nhưng xong việc anh liền về nhà. Suốt ngày trong khi làm việc, anh cứ trông ngóng giây phút về nhà để được gặp lại vợ. Bà mẹ cũng hài lòng. Thanh Đạm làm tròn công việc rất nhanh, hễ bà mẹ cần báo công việc gì phải làm, là cô làm xong ngay. Cho nên bốn người sống trong cảnh hạnh phúc sung sướng. Niềm hạnh phúc của họ càng lớn hơn nữa khi Thanh Đạm sinh được một đứa con trai.
Một buổi tối, khi Tôkatô đang nghỉ ngơi sau một ngày lao động cực nhọc, Thanh Đạm nói với anh:
Anh làm việc đầu tắt mặt tối mà chúng ta cũng không có gì dư giả. Nếu bây giờ chúng ta tìm cách mua bán thì anh sẽ đỡ bớt cảnh lao động vất vả suốt ngày ngoài đồng và trong rừng. Em rất thạo nghề dệt vải, em sẽ dệt vải để anh đi bán thử ra sao?
Rồi nàng lấy trong túi xách một ít tiền đưa cho anh ra phố mua một số thứ cần thiết để đem về cho nàng dệt.
Ngày hôm sau khi anh đi mua sắm đồ dệt về, nàng nói với anh: cho thiếp lập một bàn dệt trên vựa nhà. Rồi nàng dặn trong lúc nàng dệt, mọi người không được quấy rầy, nàng lại còn nói thêm công việc này phải làm lâu mới xong.
Kể từ ngày hôm ấy, cứ sáng sớm là Thanh Đạm lên vựa trên gác để làm việc, và đến chiều tối mới xuống dưới nhà. Càng ngày nàng càng xanh xao, gầy gò, có bữa đi lảo đảo vì quá mệt. Nhiều lần, Katarô bảo vợ dẹp bỏ công việc nặng nhọc ấy đi, anh bảo rằng anh không cần giàu. Nhưng nàng chỉ một mực lắc đầu.
Công việc kéo dài mất ba năm trời mới xong, một hôm nàng từ trên gác đi xuống, hai tay mang theo một tấm vải thật dài,vải đẹp đến nỗi hai vợ chồng già và Kôtarô chưa bao giờ thấy được như thế. Tấm vải sáng loáng lấp lánh đủ màu sắc tươi đẹp: nó nhẹ như lông chim, nhưng lại ấm áp hơn lụa là gấm vóc dày dặn. Quả thật đây là một tấm vải độc nhất vô nhị.
Nhưng Thanh Đạm mệt phờ người không đứng nổi trên hai chân. Nàng quá yếu đến nỗi phải nằm trên giường. Bằng một giọng thều thào, nàng nhờ Katarô mang đến cái túi xách mà nàng đã mang theo- từ ngày mới đến, cái túi xách nằm yên ở một chỗ từ nhiều năm nay. Nàng mở cái túi xách lấy ra mấy đồng tiễn vàng.
Anh hãy mang xấp vải đi thật xa, xa đến khi nào anh tiêu hết hai đồng tiến vàng này thì hãy bán, nhưng khi chưa tiêu hết tiền thì không bán, nếu anh làm đúng người em dặn, anh sẽ bán được rất nhiều tiền.
Kôtarô xếp vải bỏ vào xách rồi dắt tiến vào thắt lưng và ra đi. Anh rất buồn khi phải xa vợ, người vợ vừa mới khỏi một căn bệnh dài ngày.
Kôtarô đi ngày này qua ngày nọ mãi mà không tiêu hết một đồng tiền vàng. Đó là anh không tiêu pha dè sẻn đấy. Rồi anh đến một phố thị thật xa, đến chợ, anh gặp một người hỏi anh mang cái gì Katarô lấy xấp vải ra đưa cho ông ta xem. Người thương gia nhìn thấy xấp vải, ướm thử trong tay xem nặng nhẹ ra sao, rồi vừa vuốt ve tấm vải vừa tha thít khen :
Xấp vải đẹp làm sao! Ấm mà nhẹ làm sao! Lộng lẫy biết bao! chưa bao giờ tôi thấy một xấp vải như thế này. Anh kiếm đâu ra xấp vải đẹp như thế này?
Vợ tôi dệt đấy, – Katarô hãnh diện đáp.
Bán cho tôi đi. Tôi sẽ mua với giá một ngàn đồng tiền vàng. Khi Katarô nghe người thương gia trả một giá như thế, liền biết Thanh Đạm đã dệt một tấm vải đáng giá cả một gia tài. Nhưng đồng thời anh lại nhớ đến lời vợ dặn là không bán xấp vải khi chưa xài hết hai đồng tiền vàng. Cho nên anh xin lỗi nhà buôn, nói rằng anh không bán và tiếp tục lên đường.
Một thời gian sau, anh đến một phố thị khác. Anh đi thẳng ra chợ, vừa lôi xấp vải trong xách ra, xấp vải lóng lánh rực rỡ khiến nhiều người đổ xô chạy đến xem. Một thương gia giàu nhất đề nghị mua xấp vải bốn ngàn đồng tiền vàng, nhưng Kôtarô nhớ lời vợ dặn, và vì anh còn trong túi nguyên cả một đồng tiền vàng, mà đồng thứ nhất anh tiêu cũng chưa hết, nên anh không bán và tiếp tục lên đường.
Vùng anh đến tiếp theo ít người, nên anh đi tiếp đến một thành phố khác. Ở đây dân chúng đông đúc và người ta tụ đến xem xấp vải nhiều hơn trước nữa, có một thương gia giàu có đã trả anh tám ngàn đồng tiền vàng. Nhưng một lần nữa Katarô không bán vì trong lưng anh còn nguyên một đồng tiền vàng.
Khắp nơi, người ta đều nói đến xấp vải quí báu lộng lẫy của anh, cho nên khi anh đến thành phố tiếp theo, gia nhân của một thương gia giàu có đã ra đứng nơi cửa đợi anh để dẫn anh đến gặp chủ nhà của họ.
Khi người thương gia này thấy cuộn vải, nhẹ hơn lông mà ấm hơn cả lụa dày, sáng loáng và lấp lánh, đủ màu sắc, ông ta biết đây là vải quỷ giá vô cùng. Ông bèn trá giá mười ngàn đồng tiền vàng.
Nhưng Katarô trả lời không bán, mặc dù mười ngàn đồng tiền vàng là cả một gia tài lớn mà anh chưa bao giờ dám mơ tới.
Bán cho tôi đi, – người thương gia cố nài nỉ, – nếu anh chê mười ngàn đồng là ít, tôi trả cho anh hai chục đấy.
Hai chục ngàn đồng tiến vàng. Tim của Katarô như muốn ngưng đập. Giá này chắc làm cho Thanh Đạm hài lòng, ngay cả khi anh tiêu chưa hết đồng tiền vàng. Anh bèn bán xấp vải.
Người thương gia giàu có trả cho anh hai chục ngàn đồng vàng. Số tiền quá nhiều phải làm cho Katarô chật vật lắm mới khiêng nổi.
Rất hài lòng anh quay về nhà, đi khó khăn mệt nhọc, vì mang cả một số tiền hai mươi ngàn đồng vàng trên vai chứ không như xách túi vải nhẹ nhàng.
Cuối cùng anh cũng về đến nhà, Thanh Đạm đã bình phục trong thời gian chồng đi xa, nàng vui mừng đón anh về.
Khi nàng hỏi anh đã bán xấp vải được bao nhiêu tiền, Kôtarô hãnh diện chỉ rương tiền cho nàng :
Hai mươi ngàn đồng tiền vàng trong này. Không thiếu một đồng, anh đã đếm cẩn thận rồi.
Cha mẹ anh sửng sốt cả người. Hai mươi ngàn đồng tiền vàng, với họ đây là một sự giàu có ngoài sức tướng tượng. Họ bảo Kôtarô mở rương ra xem.
Nhưng Thanh Đạm có vẻ hơi thất vọng, nàng nói:
Sao anh không đợi tiêu cho hết hai đồng tiền vàng rồi hãy bán? Nếu anh không hấp tấp thì đã có thể bán được ba mươi ngàn đồng, như thế này là chúng ta mất đi mười ngàn đồng tiền vàng rồi đấy.
Nhưng chỉ một lát nàng khoát tay:
– Thôi thế cũng được, cũng khá nhiều tiền rồi.
Nói xong, Thanh Đạm chuẩn bị một bữa tiệc để ăn mừng ngày trở về của chồng.
Gia đình xây một ngôi nhà lớn, Kotarô trở thành một thương gia giàu có, nhưng vẫn luôn là người nhân ái và rộng lượng.
Họ có thể sống hạnh phúc như thế suốt đời nếu như mẹ của Kotarô không quên được cảnh đã thấy cả một rương tiền. Ngày nào bà cũng nói với nàng câu: “con phải dệt thêm một xấp vải như thế nữa, có một xấp nữa chúng ta sẽ giàu hơn, và lần này ta cũng cất tiền trong rương như thế, vì con đã có đầy đủ rồi. Cứ giữ số tiền ấy, và có lẽ một ngày nào đấy con sẽ dùng đến. Nếu con là một người vợ hiền và biết lo cho tương lai của con cái, thì con nên dệt một xấp nữa…”
Ngày nào bà cũng đề nghị như thế.
Thanh Đạm phân trần với cha mẹ chồng bao nhiêu cũng không được. Nàng nói rằng gia đình đã có đủ tiền rồi, công việc buôn bán của Katarô tiến hành tốt đẹp rồi, cho nên không có gì phải lo sợ cho tương lai hết. Nhưng cứ mỗi lần nghe xong bà lại nói:
Nói như thế chỉ là ngụy biện. Tóm lại, mày là đồ lười biếng… theo tao thì dệt thêm cho gia đình một tấm vải nữa.
Cuối cùng Thanh Đạm, không cãi lại lời mẹ chồng nữa, nàng lên vựa, đóng cửa một mình ngồi dệt. Khi Katarô biết vợ dệt thêm một xấp vải nữa, anh tìm cách can ngăn vợ. Anh nhắc nàng lần trước vì dệt mà đã đuối sức, và anh nói rằng gia đình sống như
vậy là giàu có đủ rồi.
Nhưng Thanh Đạm chỉ cười rồi đáp chồng:
Ba năm trôi qua nhanh thôi. Em xin anh đừng quấy rầy công việc của em.
Kể từ hôm ấy, cứ mỗi buổi sáng là nàng lại lên gác để dệt vải, dệt miết cho đến chiều tối mới xuống, mới mấy ngày đầu mà trông nàng mệt mỏi bơ phờ. Hai má mất vẻ hồng hào, người gầy tóp lại, phải thu bớt thắt lưng vào.
Bà mẹ chồng tự hỏi:
Không biết nó dệt ra sao nhỉ. Mình đoán nó gầy đi vì bực tức mà thôi. Nhìn chung thì có ai dệt vải mà giữ bí mật như thế này bao giờ đâu?
Một buổi sáng, đợi tất cả mọi người ai vào việc nấy rồi, bà mới rón rén lên chỗ Thanh Đạm dệt. Bà ta quì xuống chỗ cánh cửa và hé mở cánh cửa một chút. Bà thấy trước bàn dệt thật lớn, một con Sếu trắng đang đứng dệt, nó dùng mỏ để mổ lông trong cánh ra. Người nó vấy đầy máu và lông nơi cánh đã mất đi.
Bỗng con Sếu nhìn ra cửa, thấy bà già đang nhìn qua khe, nó liền thét lên một tiếng, rồi cất cánh bay ra cửa sổ đang mở rộng.
Kôtarô cũng nghe tiếng thét ấy, anh liền chạy nhanh lên vựa, mặt mày tái mét vì lo sợ. Bà mẹ kể lại cho anh nghe những gì vừa thấy. Kôtarô bèn vội vàng chạy ra vườn, nhìn khắp các cây. Anh thấy trên một cây có con Sếu trắng. Hai cánh nó bị rách nát hết, nên không thể bay xa được. Con chim phải đậu tại đấy và sắp chết vì kiệt sức . Kôtarô khóc nức nở, anh leo lên cây ôm con chim vào lòng vuốt ve nó. Trong giây phút lâm chung, Sếu thì thào nói với anh :
Kôtarô, anh có nhớ con sếu trắng mà anh đã cứu mạng không? Em đến ở với anh để đền đáp công ơn anh đã cứu em. Bây giờ thì em sắp chết rồi. Anh hãy cố chăm sóc con.
Kôtarô quá đau buồn, anh chôn con Sếu trong vườn. Anh đổi tên họ mình là Kôtarô Thanh Đạm. Ngày nào anh cũng dẫn con ra vườn. Hai cha con đến đứng thật lâu trước mồ, khóc cho nàng Thanh Đạm.
Ngày xưa có một đôi vợ chồng già chỉ có một cậu con trai độc nhất tên là Kôtarô (kotaro). Kôtarô lo cày xới mảnh ruộng nhỏ của gia đình, và khi hết việc đồng áng anh lại vào rừng kiếm củi để mang ra chợ bán. Công việc này chẳng đem lại lợi lộc bao nhiêu, nhưng gia đình quá nghèo, có đồng nào hay đồng nấy. Kôtarô là một thanh niên vừa cần cù lại vừa hiếu thảo. Thế nhưng, cha mẹ lại thường hay la mắng anh, la mắng là vì anh có lòng nhân ái. Mỗi khi đi bán củi ở chợ về, anh thường lấy bớt tiền bán củi để cho một người ăn mày mà anh gặp trên đường đi. Nhưng điều làm cho anh khác biệt với bố mình là khi theo cha đi săn để kiếm thêm thức ăn hòng cái thiện bữa ăn gia đình, gặp được một con thú săn, là anh ném một viên đá, hay la một tiếng, để báo cho con mồi biết nó đang lâm nguy để chạy hoặc bay đi.
Hai vợ chồng già thường nói với nhau:
Phải công bằng mà nói con mình rất cần cù, nhưng nó không có trí. Cả đời nó chỉ biết loanh quanh ngoài thửa ruộng rồi vào rừng, đổ mồ hôi mới sống nổi, vì nó không có ý chí vươn lên với đời – Không trách hai vợ chồng nói thế về con.
Một hôm, Kôtarô ở chợ về, anh băng qua rừng để về nhà. Đang sung sướng rảo bước trên đường, lắng nghe tiếng chim hót, bỗng anh nghe có tiếng xột xoạt là lạ. Nhìn về hướng có tiếng kêu để xem cái gì, anh liền thấy một con chim sếu trắng mắc kẹt trong đám cành cây đang vùng vẫy thoát ra. Nó đã yếu sức, vì vùng vẫy để cố thoát ra nhưng không được, hai cánh như đã muốn cất lên không nổi nữa rồi. Lập tức anh trèo nhanh lên cây. Con chim mở to hai mắt lo sợ nhìn anh. Kôtarô cẩn thận gỡ con chim ra khỏi cành cây, nó đã bị thương nặng, mũi tên xuyên qua cánh của nó.
Tội nghiệp con chim bé nhỏ ,- Kôtarô nói, vừa vuốt ve bộ lông của nó- chắc mày sợ quá chứ. Có lẽ một tay thợ săn nào đó đã bắn trúng mày và mày rơi vào đám cành lá này nên bị vướng không thoát ra được chứ gì. Nhưng đừng lo, vết thương không nặng lắm, mày sẽ khỏi thôi.- Anh nhẹ tay lôi mũi tên ra, lau sạch vết thương. Rồi anh mang con sếu đến một nơi kín đáo trong rừng sâu.
Anh khuyên con chim trước khi về nhà:
Vài hôm nữa là mày lấy lại sức thôi. Trong thời gian này, không có việc gì ở ngoài đồng để làm hết, cho nên sáng nào anh cũng vào rừng đến chiều tối mới về nhà. Ngày nọ khi anh đã đi khỏi nhà, có một cô gái đẹp đến gặp cha mẹ anh. Cô ta mang trên vai
một cái xách lớn, trông vào người ta biết ngay là từ xa đến. Cô gái tựa người vào hàng rào, hỏi cha mẹ anh có ông Kôtarô ở nhà không, giọng cô dịu dàng trong trẻo. Bà mẹ bước ra, rất ngạc nhiên khi thấy một cô gái quá xinh đẹp đến hỏi gặp con mình.
Mời cháu vào. Con tôi không có nhà, nó vào rừng rồi, tối mới về. Nếu muốn gặp nó, xin mời cô vào nhà đợi.
Cô gái từ chối không vào trong nhà mà chỉ đứng đợi anh ở ngoài cửa. Hai vợ chồng già chốc chối lại đến trước mặt cô, ngạc nhiên nhìn cô, cố bắt chuyện để hỏi cô cần gì đến con họ. Nhưng cô gái chỉ cười lễ phép và trả lời cô muốn đợi ông Kôtarô.
Hoàng hôn xuống thì Kôtarô về nhà, mang trên lưng một bó củi lớn. Cô gái đứng dậy, cúi người thật thấp chào anh, rồi bằng một giọng dịu dàng êm ái, cô hỏi:
Ông có phải là ông Kôtarô không?
Vâng, chính tôi dây, Kôtarô đáp, anh rất ngạc nhiên, hỏi cô gái cần gì đến anh. Cô gái cười hiền từ rồi đáp:
Em đã đợi anh từ sáng sớm.
Mời cô vào nhà, chắc cô mệt quá rồi, Kôtarô nói, anh rất bối rối vì được người đẹp đến thăm một cách bất ngờ như thế này. Anh mời cô gái vào nhà, rồi mời cô cùng ăn bữa cơm đạm bạc với gia đình.
Lần này cô gái không chối từ, cô tháo dép, theo anh vào nhà rồi cùng ngồi vào bàn ăn với gia đình anh.
Ăn xong cô lại nhìn Kôtarô, cười với anh, rồi e thẹn cụp mặt nhìn xuống, hỏi anh có muốn lấy cô làm vợ không?
Kôtarô quá đỗi kinh ngạc, anh lặng thinh nhìn cô. Một cô gái đẹp thế này mà lại muốn làm vợ một anh chàng nông dân kiêm đốn củi nghèo khó ư. Cha mẹ anh cũng ngạc nhiên không kém, họ nói rằng con họ không có đủ tiền để cưới một người vợ đẹp như thế này. Họ nói gia đình quá nghèo và Katarô chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình.
Cô gái đáp:
– Muốn có hạnh phúc, không cần phải giàu có, mà chỉ cần có lòng tốt. Kôtarô là người
có lòng tốt, cháu xin cam đoan với hai cụ là hai cụ sẽ không ân hận vì nhận cháu làm con dâu. Cháu sẽ cố sức làm việc và hy vọng cuộc sống của bốn người sẽ dễ chịu cho mà xem.
Bà mẹ thường cho rằng vợ không cần phải đẹp mà chỉ cần chăm chỉ làm việc, cho nên khi nghe cô gái nói thế, bà rất mừng vì sẽ có người giúp đỡ. Cho nên sau đó bà không hề chống đối nữa.
Còn Katarô thì rất vui sướng. Nào ngờ có ngày anh cưới được một người vợ đẹp như thế này. Thế nhưng anh vẫn chưa biết tên cô.
Cô gái đáp:
– Cứ gọi em là: Kômátchi Thanh Đạm.
Cô lấy từ túi xách ra một ít tiền, đưa cho Katarô ra phố mua kẹo bánh, rượu xakê và ít đồ nhắm để về tổ chức tiệc cưới. Bữa ăn rất ngon, chưa bao giờ hai vợ chồng được ăn một bữa ngon như thế, họ không ngớt lời khen ngợi cô dâu.
Sau đám cưới, Kôtarô lại tiếp tục vào rừng đốn củi, nhưng xong việc anh liền về nhà. Suốt ngày trong khi làm việc, anh cứ trông ngóng giây phút về nhà để được gặp lại vợ. Bà mẹ cũng hài lòng. Thanh Đạm làm tròn công việc rất nhanh, hễ bà mẹ cần báo công việc gì phải làm, là cô làm xong ngay. Cho nên bốn người sống trong cảnh hạnh phúc sung sướng. Niềm hạnh phúc của họ càng lớn hơn nữa khi Thanh Đạm sinh được một đứa con trai.
Một buổi tối, khi Tôkatô đang nghỉ ngơi sau một ngày lao động cực nhọc, Thanh Đạm nói với anh:
Anh làm việc đầu tắt mặt tối mà chúng ta cũng không có gì dư giả. Nếu bây giờ chúng ta tìm cách mua bán thì anh sẽ đỡ bớt cảnh lao động vất vả suốt ngày ngoài đồng và trong rừng. Em rất thạo nghề dệt vải, em sẽ dệt vải để anh đi bán thử ra sao?
Rồi nàng lấy trong túi xách một ít tiền đưa cho anh ra phố mua một số thứ cần thiết để đem về cho nàng dệt.
Ngày hôm sau khi anh đi mua sắm đồ dệt về, nàng nói với anh: cho thiếp lập một bàn dệt trên vựa nhà. Rồi nàng dặn trong lúc nàng dệt, mọi người không được quấy rầy, nàng lại còn nói thêm công việc này phải làm lâu mới xong.
Kể từ ngày hôm ấy, cứ sáng sớm là Thanh Đạm lên vựa trên gác để làm việc, và đến chiều tối mới xuống dưới nhà. Càng ngày nàng càng xanh xao, gầy gò, có bữa đi lảo đảo vì quá mệt. Nhiều lần, Katarô bảo vợ dẹp bỏ công việc nặng nhọc ấy đi, anh bảo rằng anh không cần giàu. Nhưng nàng chỉ một mực lắc đầu.
Công việc kéo dài mất ba năm trời mới xong, một hôm nàng từ trên gác đi xuống, hai tay mang theo một tấm vải thật dài,vải đẹp đến nỗi hai vợ chồng già và Kôtarô chưa bao giờ thấy được như thế. Tấm vải sáng loáng lấp lánh đủ màu sắc tươi đẹp: nó nhẹ như lông chim, nhưng lại ấm áp hơn lụa là gấm vóc dày dặn. Quả thật đây là một tấm vải độc nhất vô nhị.
Nhưng Thanh Đạm mệt phờ người không đứng nổi trên hai chân. Nàng quá yếu đến nỗi phải nằm trên giường. Bằng một giọng thều thào, nàng nhờ Katarô mang đến cái túi xách mà nàng đã mang theo- từ ngày mới đến, cái túi xách nằm yên ở một chỗ từ nhiều năm nay. Nàng mở cái túi xách lấy ra mấy đồng tiễn vàng.
Anh hãy mang xấp vải đi thật xa, xa đến khi nào anh tiêu hết hai đồng tiến vàng này thì hãy bán, nhưng khi chưa tiêu hết tiền thì không bán, nếu anh làm đúng người em dặn, anh sẽ bán được rất nhiều tiền.
Kôtarô xếp vải bỏ vào xách rồi dắt tiến vào thắt lưng và ra đi. Anh rất buồn khi phải xa vợ, người vợ vừa mới khỏi một căn bệnh dài ngày.
Kôtarô đi ngày này qua ngày nọ mãi mà không tiêu hết một đồng tiền vàng. Đó là anh không tiêu pha dè sẻn đấy. Rồi anh đến một phố thị thật xa, đến chợ, anh gặp một người hỏi anh mang cái gì Katarô lấy xấp vải ra đưa cho ông ta xem. Người thương gia nhìn thấy xấp vải, ướm thử trong tay xem nặng nhẹ ra sao, rồi vừa vuốt ve tấm vải vừa tha thít khen :
Xấp vải đẹp làm sao! Ấm mà nhẹ làm sao! Lộng lẫy biết bao! chưa bao giờ tôi thấy một xấp vải như thế này. Anh kiếm đâu ra xấp vải đẹp như thế này?
Vợ tôi dệt đấy, – Katarô hãnh diện đáp.
Bán cho tôi đi. Tôi sẽ mua với giá một ngàn đồng tiền vàng. Khi Katarô nghe người thương gia trả một giá như thế, liền biết Thanh Đạm đã dệt một tấm vải đáng giá cả một gia tài. Nhưng đồng thời anh lại nhớ đến lời vợ dặn là không bán xấp vải khi chưa xài hết hai đồng tiền vàng. Cho nên anh xin lỗi nhà buôn, nói rằng anh không bán và tiếp tục lên đường.
Một thời gian sau, anh đến một phố thị khác. Anh đi thẳng ra chợ, vừa lôi xấp vải trong xách ra, xấp vải lóng lánh rực rỡ khiến nhiều người đổ xô chạy đến xem. Một thương gia giàu nhất đề nghị mua xấp vải bốn ngàn đồng tiền vàng, nhưng Kôtarô nhớ lời vợ dặn, và vì anh còn trong túi nguyên cả một đồng tiền vàng, mà đồng thứ nhất anh tiêu cũng chưa hết, nên anh không bán và tiếp tục lên đường.
Vùng anh đến tiếp theo ít người, nên anh đi tiếp đến một thành phố khác. Ở đây dân chúng đông đúc và người ta tụ đến xem xấp vải nhiều hơn trước nữa, có một thương gia giàu có đã trả anh tám ngàn đồng tiền vàng. Nhưng một lần nữa Katarô không bán vì trong lưng anh còn nguyên một đồng tiền vàng.
Khắp nơi, người ta đều nói đến xấp vải quí báu lộng lẫy của anh, cho nên khi anh đến thành phố tiếp theo, gia nhân của một thương gia giàu có đã ra đứng nơi cửa đợi anh để dẫn anh đến gặp chủ nhà của họ.
Khi người thương gia này thấy cuộn vải, nhẹ hơn lông mà ấm hơn cả lụa dày, sáng loáng và lấp lánh, đủ màu sắc, ông ta biết đây là vải quỷ giá vô cùng. Ông bèn trá giá mười ngàn đồng tiền vàng.
Nhưng Katarô trả lời không bán, mặc dù mười ngàn đồng tiền vàng là cả một gia tài lớn mà anh chưa bao giờ dám mơ tới.
Bán cho tôi đi, – người thương gia cố nài nỉ, – nếu anh chê mười ngàn đồng là ít, tôi trả cho anh hai chục đấy.
Hai chục ngàn đồng tiến vàng. Tim của Katarô như muốn ngưng đập. Giá này chắc làm cho Thanh Đạm hài lòng, ngay cả khi anh tiêu chưa hết đồng tiền vàng. Anh bèn bán xấp vải.
Người thương gia giàu có trả cho anh hai chục ngàn đồng vàng. Số tiền quá nhiều phải làm cho Katarô chật vật lắm mới khiêng nổi.
Rất hài lòng anh quay về nhà, đi khó khăn mệt nhọc, vì mang cả một số tiền hai mươi ngàn đồng vàng trên vai chứ không như xách túi vải nhẹ nhàng.
Cuối cùng anh cũng về đến nhà, Thanh Đạm đã bình phục trong thời gian chồng đi xa, nàng vui mừng đón anh về.
Khi nàng hỏi anh đã bán xấp vải được bao nhiêu tiền, Kôtarô hãnh diện chỉ rương tiền cho nàng :
Hai mươi ngàn đồng tiền vàng trong này. Không thiếu một đồng, anh đã đếm cẩn thận rồi.
Cha mẹ anh sửng sốt cả người. Hai mươi ngàn đồng tiền vàng, với họ đây là một sự giàu có ngoài sức tướng tượng. Họ bảo Kôtarô mở rương ra xem.
Nhưng Thanh Đạm có vẻ hơi thất vọng, nàng nói:
Sao anh không đợi tiêu cho hết hai đồng tiền vàng rồi hãy bán? Nếu anh không hấp tấp thì đã có thể bán được ba mươi ngàn đồng, như thế này là chúng ta mất đi mười ngàn đồng tiền vàng rồi đấy.
Nhưng chỉ một lát nàng khoát tay:
– Thôi thế cũng được, cũng khá nhiều tiền rồi.
Nói xong, Thanh Đạm chuẩn bị một bữa tiệc để ăn mừng ngày trở về của chồng.
Gia đình xây một ngôi nhà lớn, Kotarô trở thành một thương gia giàu có, nhưng vẫn luôn là người nhân ái và rộng lượng.
Họ có thể sống hạnh phúc như thế suốt đời nếu như mẹ của Kotarô không quên được cảnh đã thấy cả một rương tiền. Ngày nào bà cũng nói với nàng câu: “con phải dệt thêm một xấp vải như thế nữa, có một xấp nữa chúng ta sẽ giàu hơn, và lần này ta cũng cất tiền trong rương như thế, vì con đã có đầy đủ rồi. Cứ giữ số tiền ấy, và có lẽ một ngày nào đấy con sẽ dùng đến. Nếu con là một người vợ hiền và biết lo cho tương lai của con cái, thì con nên dệt một xấp nữa…”
Ngày nào bà cũng đề nghị như thế.
Thanh Đạm phân trần với cha mẹ chồng bao nhiêu cũng không được. Nàng nói rằng gia đình đã có đủ tiền rồi, công việc buôn bán của Katarô tiến hành tốt đẹp rồi, cho nên không có gì phải lo sợ cho tương lai hết. Nhưng cứ mỗi lần nghe xong bà lại nói:
Nói như thế chỉ là ngụy biện. Tóm lại, mày là đồ lười biếng… theo tao thì dệt thêm cho gia đình một tấm vải nữa.
Cuối cùng Thanh Đạm, không cãi lại lời mẹ chồng nữa, nàng lên vựa, đóng cửa một mình ngồi dệt. Khi Katarô biết vợ dệt thêm một xấp vải nữa, anh tìm cách can ngăn vợ. Anh nhắc nàng lần trước vì dệt mà đã đuối sức, và anh nói rằng gia đình sống như
vậy là giàu có đủ rồi.
Nhưng Thanh Đạm chỉ cười rồi đáp chồng:
Ba năm trôi qua nhanh thôi. Em xin anh đừng quấy rầy công việc của em.
Kể từ hôm ấy, cứ mỗi buổi sáng là nàng lại lên gác để dệt vải, dệt miết cho đến chiều tối mới xuống, mới mấy ngày đầu mà trông nàng mệt mỏi bơ phờ. Hai má mất vẻ hồng hào, người gầy tóp lại, phải thu bớt thắt lưng vào.
Bà mẹ chồng tự hỏi:
Không biết nó dệt ra sao nhỉ. Mình đoán nó gầy đi vì bực tức mà thôi. Nhìn chung thì có ai dệt vải mà giữ bí mật như thế này bao giờ đâu?
Một buổi sáng, đợi tất cả mọi người ai vào việc nấy rồi, bà mới rón rén lên chỗ Thanh Đạm dệt. Bà ta quì xuống chỗ cánh cửa và hé mở cánh cửa một chút. Bà thấy trước bàn dệt thật lớn, một con Sếu trắng đang đứng dệt, nó dùng mỏ để mổ lông trong cánh ra. Người nó vấy đầy máu và lông nơi cánh đã mất đi.
Bỗng con Sếu nhìn ra cửa, thấy bà già đang nhìn qua khe, nó liền thét lên một tiếng, rồi cất cánh bay ra cửa sổ đang mở rộng.
Kôtarô cũng nghe tiếng thét ấy, anh liền chạy nhanh lên vựa, mặt mày tái mét vì lo sợ. Bà mẹ kể lại cho anh nghe những gì vừa thấy. Kôtarô bèn vội vàng chạy ra vườn, nhìn khắp các cây. Anh thấy trên một cây có con Sếu trắng. Hai cánh nó bị rách nát hết, nên không thể bay xa được. Con chim phải đậu tại đấy và sắp chết vì kiệt sức . Kôtarô khóc nức nở, anh leo lên cây ôm con chim vào lòng vuốt ve nó. Trong giây phút lâm chung, Sếu thì thào nói với anh :
Kôtarô, anh có nhớ con sếu trắng mà anh đã cứu mạng không? Em đến ở với anh để đền đáp công ơn anh đã cứu em. Bây giờ thì em sắp chết rồi. Anh hãy cố chăm sóc con.
Kôtarô quá đau buồn, anh chôn con Sếu trong vườn. Anh đổi tên họ mình là Kôtarô Thanh Đạm. Ngày nào anh cũng dẫn con ra vườn. Hai cha con đến đứng thật lâu trước mồ, khóc cho nàng Thanh Đạm.