Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Truyện cổ Nhật Bản

Ba triệu, ba trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm sáu mươi ba quả sồi

Tác giả: Nhiều tác giả

Ngày xưa trong ngôi làng nọ, một người cha có ba đứa con. Người con cả và người con thứ rất siêng năng cần mẫn, luôn tay luôn chân, không bao giờ nghỉ ngơi một phút. Cho nên dân làng rất khen ngợi hai người. Họ tuyên bố rằng, rồi đây hai cậu sẽ trở thành những người nông dân gương mẫu, giàu có. Trái lại, người em thức ba là DinRôKu thì rất khác. Khác không phải anh nhác nhớm hay tính tình xấu, mà khác ở chỗ là anh rất thích nghe những chuyện hấp dẫn, và vì thế anh để hết tâm trí vào việc nghe kể chuyện, đến nỗi quên cả công việc phải làm. Tai hại nhất là khi có một nhóm kể chuyện rong xuất hiện ở trong làng.Thế là anh moi hết đồng xu cuối cùng trong nhà để mua một chỗ ngồi nghe, và khi thiếu tiền, anh bán ngay những thứ gì có trong tay. Cha anh cấm đoán mấy cũng vô ích; DinRôKu thường trốn khỏi nhà, chạy ra bờ sông cạn nước, nơi những nghệ sĩ cắm lều để diễn.

Khi đã có chỗ ngồi xem rồi, anh chú ý theo dõi tất cả những gì diễn ra trên sân khấu, chăm chú đến độ quên cả thở. Khi về nhà, anh cứ trầm trồ khen mãi, dù cha có khiển trách và các anh chế nhạo, anh vẫn bình tĩnh đáp:

Giá mà cha và các anh biết được câu chuyện họ vừa kể hấp dẫn biết bao nhiêu! Để con kể lại cho cả nhà nghe. Nhưng tiếc thay là con không thể kể lại hay như người kể trên sân khấu được. – Nói xong, anh bình tĩnh cười, bất cần đến việc mọi người đã tức giận anh như thế nào.

Người cha thường tự hỏi: “Không biết tươnglai cái thằng DinRôKu này rồi sẽ ra sao. Nó hảo tâm đấy, có cái gì cũng cho, chỉ để nghe một câu chuyện hay, thậm chí có thể cho luôn cả cái áo cuối cùng”.

Năm tháng trôi qua, người cha già đi, một hôm ông gọi cả ba con lại rồi nói:

Các con thân yêu, bây giờ các con khôn lớn rồi, đã đến tuổi phải nhìn xem thiên hạ cho biết, trước khi ổn định để thân tự lập thân. Hãy suy nghĩ xem, các con muốn đi đâu và tìm cho mình con đường mà mình cho là tốt nhất. Cha không có nhiều, nhưng ta sẽ chia đồng đều cho các con số tiền dành dụm được lâu nay, để các con có vốn bắt đầu sự nghiệp ở đời. Ta chúc các con gặp được nhiều may mắn trên đường tham quan thế sự, và trở về nhà với ta được bình an hạnh phúc.

Nói xong, ông chia cho ba người con mỗi người ba Ê quy (đồng tiền xưa bằng bạc), rồi để cho họ ra đi. Ba anh em sửa soạn hành lý, mang giày chắc chắn rồi lên đường. Họ vui vẻ ra đi dưới bầu trời đẹp cho đến một ngã tư đường. Đến đây, người anh cả nói:

Này các em, vì trước sau gì chúng ta cũng phải chia tay nhau, vậy tại sao chúng ta không chia tay ở đây. Bắt đầu từ đây, mỗi người sẽ đi một ngả, như cha chúng ta đã khuyên.

Hai người em không phản đối. Họ chúc nhau may mắn, cúi chào nhau, rồi người anh đi về phía trái, người em thứ đi về phải, còn người em thứ ba đi thẳng tới trước. Anh vui sướng hát hò, nghĩ đến những giây phút hào hứng sắp đến khi được tiếp xúc với người đời, và nhất là được nghe những câu chuyện hay ho hấp dẫn. Đường đi càng lúc càng khó khăn, mặt trời lặn dần, rồi cuối cùng biến mất. DinRôKu đi vào một khu rừng khi mặt trời đã lặn, và muốn đến ngôi làng gần nhất, anh phải leo lên một ngọn núi cáo.

Vì thiếu kinh nghiệm, nên anh tự nhủ:

Ngủ trong rừng thì có sao đâu mà sợ. Mình tìm đám cỏ nào dưới gốc cây làm giường để ngủ qua đêm.

Anh nằm xuống cỏ, lấy lá khô đắp lên người cho khỏi lạnh. Vừa nằm xuống là anh ngủ liền, ngủ một giấc thật say cho đến khi ánh nắng mặt trời chiếu qua tàn lá rọi xuống người, anh mới thức dậy.

Chưa mở hết mắt, anh đã nghe có tiếng người bên cạnh nói với anh

Ngủ đã rồi phải không? Dậy ăn sáng rồi lên đường.

DinRôKu ngồi dậy, thấy hai người ăn mày đang ngồi dưới chân anh, gần bên đống lửa.

Người vừa nói với DinRôKu cất giọng tiếp:

Hôm qua, khi chúng tôi vào trong rừng này thì trời đã tối. Khi đang tìm một chỗ để ngủ đêm, thì bỗng chúng tôi thấy anh nằm ngủ ở đây. Anh nằm trên cỏ thật vô tư , chứng tỏ anh rất thiếu kinh nghiệm về rừng, vì anh ngủ một mình giữa nơi trống trải như thế này mà không sợ thú hoang xé xác. Cho nên chúng tôi phải ở lại đây để canh chừng cho anh. Anh ngủ say như chết, không hay biết gì đến việc chúng tôi đã nhóm lửa ở đây nữa.

Người ăn mày thứ hai nói tiếp:

Đúng đấy, chúng tôi lại nói với nhau chắc anh chàng này đói meo sau một đêm lạnh lẽo trong rừng như thế này, cho nên chúng tôi nấu ít cơm. Vậy đến ăn với chúng tôi đi. Anh thế là gặp may đấy, may mà gặp chúng tôi chứ nếu gặp thú dữ thì chắc anh đã mất mạng rồi. – Nói xong, anh ta đưa cho DinRôKu một nắm cơm.

DinRôKu hết lời cám ơn hai người ăn mày. Rồi anh nói tiếp:

Các anh thật là tốt. Các anh này, cha tôi đã cho tôi ba Êquy để lên đường. Cho nên chúng ta chia ra ba, mỗi người một Êquy. Ý kiến như thế được chứ. – Anh vui vẻ nói, vừa mở túi lấy một cái khăn gói cẩn thận ba đồng bạc. Hai người ăn mày nhìn nhau ngạc nhiên, rồi khi thấy người thanh niên không đùa, họ đều rất vui mừng.

Người ăn mày thứ nhất nói:

Anh thật là tốt bụng. Món quà của anh sẽ mang đến cho chúng tôi hạnh phúc. Nhưng chúng tôi nhận quà của anh, thì anh cũng phải nhận quà của chúng tôi. Món quà của chúng tôi tặng anh không đáng gì đâu, nhưng sẽ có ngày anh dùng đến nó.

Người ăn mày thứ nhất đưa cho anh một cây kim, còn người ăn mày thứ hai đưa cho anh một sợi chỉ. Người ăn mày thứ nhất nói:

Anh đừng tưởng đây là cây kim bình thường. Anh có thể khâu vá bất cứ cái gì anh muốn.

Người ăn mày thứ hai nói:

Sợi chỉ này không phải chỉ bình thường. Anh có thể khâu vá lâu bao nhiêu cũng được, sẽ không bao giờ hết.

Anh đi theo con đường băng qua nhiều đồi núi cheo leo, qua nhiều vực sâu, và một hôm, khi đến một thung lũng hẹp, anh gặp một ông già nhỏ con, lưng còng. Ông già đội cái khăn dệt bằng sợi vàng, khoác chiếc áo thêu những đóa hoa đủ màu thật lớn, và chân mang giày bện bằng sợi gai. Điều lạ lùng nhất là khuôn mặt của ông già không hợp với cái lưng còng và bộ râu bạc dài của mình, vì mặt ông hồng hào láng lẩy.

Ông già mang trên lưng cái túi xách lớn đã sờn mòn, và đi đứng nhanh nhẹn khác xa những người cùng lứa tuổi với ông. Vừa thấy DinRôKu bước đi một cách thanh thản, ông già bèn dừng lại để chờ anh. Khi anh đã đi ngang hàng rồi, ông già nhìn anh soi mói và dịu dàng nói:

Này cậu, tôi có cảm giác cậu thích nghe những chuyện hấp

Ồ, đúng thế đấy, thưa ông, tôi thích nghe chuyện hấp dẫn hơn bất cứ cái gì, – DinRôKu đáp, lòng mừng khấp khởi vì nghĩ chắc mình sắp được nghe chuyện hay.

Nếu thế thì chắc anh cũng biết kể chuyện hay và kể rất hấp dẫn rồi -Ông già nói tiếp. DinRôKu liền trở nên buồn bã, vì anh không thể kể được. Anh đáp:

Ông lầm rồi, ông ơi, tôi không biết kể. Tôi đã nghe nhiều chuyện hấp dẫn, nhưng khi muốn kể thì tôi lại không kể được.

Ông già lắc đầu tỏ vẻ tiếc rẻ vả nói:

Thật đáng tiếc, vì phía sau rừng này, có một vương quốc, vị vua của vương quốc này rất thích nghe chuyện lạ lùng hấp dẫn.

Ngoài ra ông ta hứa sẽ gả con gái cho ai kể cho ông ta nghe chuyện kỳ lạ khó tin nhất. Nhưng, anh đừng buồn, tôi có ý kiến với anh như thế này. Tôi đi bán chuyện, anh có muốn mua không?

Sẵn sàng, thưa ông, nhưng giá bao nhiêu một chuyện?

Thật rủi cho anh là những chuyện có giá rẻ tôi đã bán hết. Chỉ còn một chuyện trong túi này thôi. Giá rất rẻ. Chỉ một đồng Êquy, nhưng đây là chuyện hay nhất.

DinRôKu vui mừng, anh nói:

May quá. Tôi còn một đồng Êquy của cha cho đấy. – Nhưng rồi anh tỏ vẻ ngần ngại một lát mới nói tiếp: -Nếu tiêu hết, tôi không còn tiền bạc gì nữa. Mà ông này, ông có tin là chuyện này sẽ mang lại may mắn cho tôi không?

Ông già cam đoan chuyện này sẽ mang lại may mắn cho anh. Ông khuyên anh đừng

lo, vì một câu chuyện giá trị đến một đồng Êquy, thì chắc chắn là không thể làm người ta thất vọng. Thế là việc mua bán kết thúc.

DinRôKu đưa cho ông già đồng bạc cuối cùng. Ông này đưa túi xách lên để kế bên tai

DinRôKu, rồi ép nhè nhẹ vào túi xách. Tức thì có tiếng nho nhỏ phát ra, câu chuyện

nằm ở đáy túi xách truyền sang lỗ tai anh.

Xong xuôi ông già xếp túi lại, hỏi anh:

Sao, câu chuyện anh vừa ý chứ? DinRôKu gật gù với vẻ ngạc nhiên rồi đáp:
Quả là một câu chuyện kỳ lạ?

Anh cúi đầu kính cẩn chào ông già rồi đi nhanh ra phố, về phía lâu đài của nhà vua. Anh vấp chân mãi trên đường, chân cẳng bị u nhiều chỗ vì anh không chú ý khi đi, tai cứ lắng nghe câu chuyện trong đầu. Cuối cùng, anh đến lâu đài. Khi DinRôKu gõ cửa, lính gác hỏi:

Ai đấy?

Tôi là DinRôKu, tôi biết câu chuyện hay nhất nước Nhật. Tôi muốn kể cho nhà vua nghe.

DinRôKu được dẫn vào yết kiến nhà vua.

Nhà vua mở đầu chào khách lạ bằng lời lẽ như sau:

Ta đã được báo cho hay là ngươi biết một câu chuyện kỳ lạ. Vậy ngươi hãy kể mau cho ta nghe để xem thử có đúng không, hay ngươi chỉ là đồ láo toét. Ngươi biết phần thưởng dành cho việc này rồi đấy. Nhưng, nếu ngươi làm ta bực mình, thì ta sẽ lấy đầu ngươi liền. Thôi, kể đi:

Nghe thế, DinRôKu thấy sợ, nhưng trễ quá rồi, anh không thể chạy trốn được nữa, bèn kể câu chuyện đã mua của ông già.

Ngày xưa, rất xưa, có một cây sồi. Cây sồi hết sức lớn, bây giờ không làm sao tìm ra được một cây sồi như thế. Cành lá của nó trải rộng từ tỉnh ÊSiGô (Etchigô) cho đến đảo SaĐô, còn thân của nó có vòng tròn dài ba trăm ba mươi ba ngàn thước, ba tấc, ba phân.

Nhà vua ngạc nhiên, nhận xét:

Quả là một cây sồi kỳ lạ.

Nhưng cây sồi không những chỉ lớn thôi đâu, mà nó còn cao kinh khủng nữa, cao đến ba trăm ba mươi ba thước.
Nhà vua lại ngắt ngang lời anh:

Sao ngươi biết được chiều cao của cây sồi? Ngươi có đo nó hay sao?

Thần không đo, nhưng đọt cao đã mất hút sang thế giới lân cận. Và ở đây đã có một ông già quá hiếu kỳ về cây này. Cái cây đã kích thích tính tò mò của ông ta, thế là một hôm, ông ta leo lên một cành cây và trèo xuống. Phải mất mấy năm trời ông ta mới

đến chỗ phần nhánh. Ông già tụt xuống đến đó vào mùa thu.

Vì di chuyển trên cây như thế, nên ông đã làm những trái sồi rớt xuống đất. Trái thì rớt xuống nhà XăngCôĐi (Senkodji) nằm trong tỉnh phía Bắc; trái thứ hai rớt xuống miền núi lửa danh tiếng của chúng ta, ngọn Phú Sĩ (Fouji); trái thứ ba rớt vào hồ Biva (BiWa) nằm ở phía Nam…

Được, được ta biết rồi; rồi sao nữa?

Sau đó, – DinRôKu kể tiếp- một trái sồi khác rơi trúng vào cái chuông nhỏ của một khách hành hương ở đảo SiKôKu (ShiKoKou), ngày ngày đi từ chùa này đến chùa khác. Cái chuông phát ra tiếng kêu khiến cho đạo hữu này khiếp hãi. Trái thứ năm…

Nhà vua lại ngắt ngang câu chuyện:

Có cả thảy bao nhiêu trái sồi tất cả?

Ồ, nhiều lắm- DinRôKu đáp, anh vẫn không mất bình tĩnh – có đúng ba triệu, ba trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm ba mươi ba trái sồi. Và mỗi trái đều có sự tích riêng của nó.

Nhà vua thấy khả nghi, lại hỏi:

Làm sao ngươi đếm được một lượng trái sồi lớn như thế?

Nghe hỏi, DinRôKu dừng lại, bối rối trong lòng. Anh có thể kể mạch lạc sự tích mỗi trái sồi, nhưng trong số những chuyện cái túi đã rỉ tai cho anh nghe, không có chuyện nào nói đến việc làm sao đếm được số trái sồi này. Anh đang hình dung ra cảnh đao phủ lôi mình lên máy chém, thì bỗng may mắn sao, anh nhớ đến món quà của hai người ăn mày đã tặng. Anh liền đáp:

Ồ dễ lắm, tâu bệ hạ. Thần đã lấy kim đâm qua từng trái và xâu lại thành chuỗi, xâu trái nào đếm trái ấy.

Thế là quá rồi, ngay cả đối với nhà vua mà cũng dám nói láo. Ngài tức giận, la lên:

Làm gì có chuyện tào lao như thế! Trên đời này làm gì có sợi chỉ dài để xâu hết hơn cả một triệu quả sồi!

DinRôKu liền lấy cây kim và sợi chỉ ra, anh đưa cho nhà vua thấy rồi nói :

Tâu bệ hạ, đây là cây kim và sợi chỉ. Nếu bệ hạ không tin, tôi sẽ đếm hết số hoa trong vườn cho bệ hạ xem.

Nói xong, anh ném cây kim và sợi chỉ qua cửa sổ lên đọt cây anh đào đang nở hoa. Ngay lúc ấy, người ta nghe trong vườn vang lên tiếng thét thất thanh, và liền đó có tiếng cái gì nặng nề rơi đánh phịch xuống đất. Tất cả cử tọa trong phòng đều hoảng hồn, vội vã chạy đến cửa sổ để nhìn xem chuyện gì đã xảy ra.

Dưới gốc cây anh đào đang nở hoa, một tên cướp đang trút hơi thở cuối cùng.

Cây kim do DinRôKu ném ra đâm xuyên qua tim của hắn, khiến hắn rơi xuống đất. Đây là tên cướp rất ác ôn, từ nhiều năm nay hắn gieo kinh hoàng khắp nơi trên vương quốc, và ngay cả nhà vua cũng sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Mặc dù triều đình

đã hết sức truy tìm, nhưng vẫn không bắt được, ngày hôm nay, hắn đã lẻn vào được trong cung với ý đồ ám sát nhà vua cùng gia đình ngài. Nhưng, cây kim của chàng thanh niên đã kết liễu đời hắn, chấm dứt những hành động tội lỗi của hắn.

Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua gả con gái cho DinRôKu, thế là nhờ lòng từ tâm và nhờ tính mê chuyện hay, hấp dẫn, mà chàng trai út trong ba anh em đã gặp được may mắn.

Ngày xưa trong ngôi làng nọ, một người cha có ba đứa con. Người con cả và người con thứ rất siêng năng cần mẫn, luôn tay luôn chân, không bao giờ nghỉ ngơi một phút. Cho nên dân làng rất khen ngợi hai người. Họ tuyên bố rằng, rồi đây hai cậu sẽ trở thành những người nông dân gương mẫu, giàu có. Trái lại, người em thức ba là DinRôKu thì rất khác. Khác không phải anh nhác nhớm hay tính tình xấu, mà khác ở chỗ là anh rất thích nghe những chuyện hấp dẫn, và vì thế anh để hết tâm trí vào việc nghe kể chuyện, đến nỗi quên cả công việc phải làm. Tai hại nhất là khi có một nhóm kể chuyện rong xuất hiện ở trong làng.Thế là anh moi hết đồng xu cuối cùng trong nhà để mua một chỗ ngồi nghe, và khi thiếu tiền, anh bán ngay những thứ gì có trong tay. Cha anh cấm đoán mấy cũng vô ích; DinRôKu thường trốn khỏi nhà, chạy ra bờ sông cạn nước, nơi những nghệ sĩ cắm lều để diễn.

Khi đã có chỗ ngồi xem rồi, anh chú ý theo dõi tất cả những gì diễn ra trên sân khấu, chăm chú đến độ quên cả thở. Khi về nhà, anh cứ trầm trồ khen mãi, dù cha có khiển trách và các anh chế nhạo, anh vẫn bình tĩnh đáp:

Giá mà cha và các anh biết được câu chuyện họ vừa kể hấp dẫn biết bao nhiêu! Để con kể lại cho cả nhà nghe. Nhưng tiếc thay là con không thể kể lại hay như người kể trên sân khấu được. – Nói xong, anh bình tĩnh cười, bất cần đến việc mọi người đã tức giận anh như thế nào.

Người cha thường tự hỏi: “Không biết tươnglai cái thằng DinRôKu này rồi sẽ ra sao. Nó hảo tâm đấy, có cái gì cũng cho, chỉ để nghe một câu chuyện hay, thậm chí có thể cho luôn cả cái áo cuối cùng”.

Năm tháng trôi qua, người cha già đi, một hôm ông gọi cả ba con lại rồi nói:

Các con thân yêu, bây giờ các con khôn lớn rồi, đã đến tuổi phải nhìn xem thiên hạ cho biết, trước khi ổn định để thân tự lập thân. Hãy suy nghĩ xem, các con muốn đi đâu và tìm cho mình con đường mà mình cho là tốt nhất. Cha không có nhiều, nhưng ta sẽ chia đồng đều cho các con số tiền dành dụm được lâu nay, để các con có vốn bắt đầu sự nghiệp ở đời. Ta chúc các con gặp được nhiều may mắn trên đường tham quan thế sự, và trở về nhà với ta được bình an hạnh phúc.

Nói xong, ông chia cho ba người con mỗi người ba Ê quy (đồng tiền xưa bằng bạc), rồi để cho họ ra đi. Ba anh em sửa soạn hành lý, mang giày chắc chắn rồi lên đường. Họ vui vẻ ra đi dưới bầu trời đẹp cho đến một ngã tư đường. Đến đây, người anh cả nói:

Này các em, vì trước sau gì chúng ta cũng phải chia tay nhau, vậy tại sao chúng ta không chia tay ở đây. Bắt đầu từ đây, mỗi người sẽ đi một ngả, như cha chúng ta đã khuyên.

Hai người em không phản đối. Họ chúc nhau may mắn, cúi chào nhau, rồi người anh đi về phía trái, người em thứ đi về phải, còn người em thứ ba đi thẳng tới trước. Anh vui sướng hát hò, nghĩ đến những giây phút hào hứng sắp đến khi được tiếp xúc với người đời, và nhất là được nghe những câu chuyện hay ho hấp dẫn. Đường đi càng lúc càng khó khăn, mặt trời lặn dần, rồi cuối cùng biến mất. DinRôKu đi vào một khu rừng khi mặt trời đã lặn, và muốn đến ngôi làng gần nhất, anh phải leo lên một ngọn núi cáo.

Vì thiếu kinh nghiệm, nên anh tự nhủ:

Ngủ trong rừng thì có sao đâu mà sợ. Mình tìm đám cỏ nào dưới gốc cây làm giường để ngủ qua đêm.

Anh nằm xuống cỏ, lấy lá khô đắp lên người cho khỏi lạnh. Vừa nằm xuống là anh ngủ liền, ngủ một giấc thật say cho đến khi ánh nắng mặt trời chiếu qua tàn lá rọi xuống người, anh mới thức dậy.

Chưa mở hết mắt, anh đã nghe có tiếng người bên cạnh nói với anh

Ngủ đã rồi phải không? Dậy ăn sáng rồi lên đường.

DinRôKu ngồi dậy, thấy hai người ăn mày đang ngồi dưới chân anh, gần bên đống lửa.

Người vừa nói với DinRôKu cất giọng tiếp:

Hôm qua, khi chúng tôi vào trong rừng này thì trời đã tối. Khi đang tìm một chỗ để ngủ đêm, thì bỗng chúng tôi thấy anh nằm ngủ ở đây. Anh nằm trên cỏ thật vô tư , chứng tỏ anh rất thiếu kinh nghiệm về rừng, vì anh ngủ một mình giữa nơi trống trải như thế này mà không sợ thú hoang xé xác. Cho nên chúng tôi phải ở lại đây để canh chừng cho anh. Anh ngủ say như chết, không hay biết gì đến việc chúng tôi đã nhóm lửa ở đây nữa.

Người ăn mày thứ hai nói tiếp:

Đúng đấy, chúng tôi lại nói với nhau chắc anh chàng này đói meo sau một đêm lạnh lẽo trong rừng như thế này, cho nên chúng tôi nấu ít cơm. Vậy đến ăn với chúng tôi đi. Anh thế là gặp may đấy, may mà gặp chúng tôi chứ nếu gặp thú dữ thì chắc anh đã mất mạng rồi. – Nói xong, anh ta đưa cho DinRôKu một nắm cơm.

DinRôKu hết lời cám ơn hai người ăn mày. Rồi anh nói tiếp:

Các anh thật là tốt. Các anh này, cha tôi đã cho tôi ba Êquy để lên đường. Cho nên chúng ta chia ra ba, mỗi người một Êquy. Ý kiến như thế được chứ. – Anh vui vẻ nói, vừa mở túi lấy một cái khăn gói cẩn thận ba đồng bạc. Hai người ăn mày nhìn nhau ngạc nhiên, rồi khi thấy người thanh niên không đùa, họ đều rất vui mừng.

Người ăn mày thứ nhất nói:

Anh thật là tốt bụng. Món quà của anh sẽ mang đến cho chúng tôi hạnh phúc. Nhưng chúng tôi nhận quà của anh, thì anh cũng phải nhận quà của chúng tôi. Món quà của chúng tôi tặng anh không đáng gì đâu, nhưng sẽ có ngày anh dùng đến nó.

Người ăn mày thứ nhất đưa cho anh một cây kim, còn người ăn mày thứ hai đưa cho anh một sợi chỉ. Người ăn mày thứ nhất nói:

Anh đừng tưởng đây là cây kim bình thường. Anh có thể khâu vá bất cứ cái gì anh muốn.

Người ăn mày thứ hai nói:

Sợi chỉ này không phải chỉ bình thường. Anh có thể khâu vá lâu bao nhiêu cũng được, sẽ không bao giờ hết.

Anh đi theo con đường băng qua nhiều đồi núi cheo leo, qua nhiều vực sâu, và một hôm, khi đến một thung lũng hẹp, anh gặp một ông già nhỏ con, lưng còng. Ông già đội cái khăn dệt bằng sợi vàng, khoác chiếc áo thêu những đóa hoa đủ màu thật lớn, và chân mang giày bện bằng sợi gai. Điều lạ lùng nhất là khuôn mặt của ông già không hợp với cái lưng còng và bộ râu bạc dài của mình, vì mặt ông hồng hào láng lẩy.

Ông già mang trên lưng cái túi xách lớn đã sờn mòn, và đi đứng nhanh nhẹn khác xa những người cùng lứa tuổi với ông. Vừa thấy DinRôKu bước đi một cách thanh thản, ông già bèn dừng lại để chờ anh. Khi anh đã đi ngang hàng rồi, ông già nhìn anh soi mói và dịu dàng nói:

Này cậu, tôi có cảm giác cậu thích nghe những chuyện hấp

Ồ, đúng thế đấy, thưa ông, tôi thích nghe chuyện hấp dẫn hơn bất cứ cái gì, – DinRôKu đáp, lòng mừng khấp khởi vì nghĩ chắc mình sắp được nghe chuyện hay.

Nếu thế thì chắc anh cũng biết kể chuyện hay và kể rất hấp dẫn rồi -Ông già nói tiếp. DinRôKu liền trở nên buồn bã, vì anh không thể kể được. Anh đáp:

Ông lầm rồi, ông ơi, tôi không biết kể. Tôi đã nghe nhiều chuyện hấp dẫn, nhưng khi muốn kể thì tôi lại không kể được.

Ông già lắc đầu tỏ vẻ tiếc rẻ vả nói:

Thật đáng tiếc, vì phía sau rừng này, có một vương quốc, vị vua của vương quốc này rất thích nghe chuyện lạ lùng hấp dẫn.

Ngoài ra ông ta hứa sẽ gả con gái cho ai kể cho ông ta nghe chuyện kỳ lạ khó tin nhất. Nhưng, anh đừng buồn, tôi có ý kiến với anh như thế này. Tôi đi bán chuyện, anh có muốn mua không?

Sẵn sàng, thưa ông, nhưng giá bao nhiêu một chuyện?

Thật rủi cho anh là những chuyện có giá rẻ tôi đã bán hết. Chỉ còn một chuyện trong túi này thôi. Giá rất rẻ. Chỉ một đồng Êquy, nhưng đây là chuyện hay nhất.

DinRôKu vui mừng, anh nói:

May quá. Tôi còn một đồng Êquy của cha cho đấy. – Nhưng rồi anh tỏ vẻ ngần ngại một lát mới nói tiếp: -Nếu tiêu hết, tôi không còn tiền bạc gì nữa. Mà ông này, ông có tin là chuyện này sẽ mang lại may mắn cho tôi không?

Ông già cam đoan chuyện này sẽ mang lại may mắn cho anh. Ông khuyên anh đừng

lo, vì một câu chuyện giá trị đến một đồng Êquy, thì chắc chắn là không thể làm người ta thất vọng. Thế là việc mua bán kết thúc.

DinRôKu đưa cho ông già đồng bạc cuối cùng. Ông này đưa túi xách lên để kế bên tai

DinRôKu, rồi ép nhè nhẹ vào túi xách. Tức thì có tiếng nho nhỏ phát ra, câu chuyện

nằm ở đáy túi xách truyền sang lỗ tai anh.

Xong xuôi ông già xếp túi lại, hỏi anh:

Sao, câu chuyện anh vừa ý chứ? DinRôKu gật gù với vẻ ngạc nhiên rồi đáp:
Quả là một câu chuyện kỳ lạ?

Anh cúi đầu kính cẩn chào ông già rồi đi nhanh ra phố, về phía lâu đài của nhà vua. Anh vấp chân mãi trên đường, chân cẳng bị u nhiều chỗ vì anh không chú ý khi đi, tai cứ lắng nghe câu chuyện trong đầu. Cuối cùng, anh đến lâu đài. Khi DinRôKu gõ cửa, lính gác hỏi:

Ai đấy?

Tôi là DinRôKu, tôi biết câu chuyện hay nhất nước Nhật. Tôi muốn kể cho nhà vua nghe.

DinRôKu được dẫn vào yết kiến nhà vua.

Nhà vua mở đầu chào khách lạ bằng lời lẽ như sau:

Ta đã được báo cho hay là ngươi biết một câu chuyện kỳ lạ. Vậy ngươi hãy kể mau cho ta nghe để xem thử có đúng không, hay ngươi chỉ là đồ láo toét. Ngươi biết phần thưởng dành cho việc này rồi đấy. Nhưng, nếu ngươi làm ta bực mình, thì ta sẽ lấy đầu ngươi liền. Thôi, kể đi:

Nghe thế, DinRôKu thấy sợ, nhưng trễ quá rồi, anh không thể chạy trốn được nữa, bèn kể câu chuyện đã mua của ông già.

Ngày xưa, rất xưa, có một cây sồi. Cây sồi hết sức lớn, bây giờ không làm sao tìm ra được một cây sồi như thế. Cành lá của nó trải rộng từ tỉnh ÊSiGô (Etchigô) cho đến đảo SaĐô, còn thân của nó có vòng tròn dài ba trăm ba mươi ba ngàn thước, ba tấc, ba phân.

Nhà vua ngạc nhiên, nhận xét:

Quả là một cây sồi kỳ lạ.

Nhưng cây sồi không những chỉ lớn thôi đâu, mà nó còn cao kinh khủng nữa, cao đến ba trăm ba mươi ba thước.
Nhà vua lại ngắt ngang lời anh:

Sao ngươi biết được chiều cao của cây sồi? Ngươi có đo nó hay sao?

Thần không đo, nhưng đọt cao đã mất hút sang thế giới lân cận. Và ở đây đã có một ông già quá hiếu kỳ về cây này. Cái cây đã kích thích tính tò mò của ông ta, thế là một hôm, ông ta leo lên một cành cây và trèo xuống. Phải mất mấy năm trời ông ta mới

đến chỗ phần nhánh. Ông già tụt xuống đến đó vào mùa thu.

Vì di chuyển trên cây như thế, nên ông đã làm những trái sồi rớt xuống đất. Trái thì rớt xuống nhà XăngCôĐi (Senkodji) nằm trong tỉnh phía Bắc; trái thứ hai rớt xuống miền núi lửa danh tiếng của chúng ta, ngọn Phú Sĩ (Fouji); trái thứ ba rớt vào hồ Biva (BiWa) nằm ở phía Nam…

Được, được ta biết rồi; rồi sao nữa?

Sau đó, – DinRôKu kể tiếp- một trái sồi khác rơi trúng vào cái chuông nhỏ của một khách hành hương ở đảo SiKôKu (ShiKoKou), ngày ngày đi từ chùa này đến chùa khác. Cái chuông phát ra tiếng kêu khiến cho đạo hữu này khiếp hãi. Trái thứ năm…

Nhà vua lại ngắt ngang câu chuyện:

Có cả thảy bao nhiêu trái sồi tất cả?

Ồ, nhiều lắm- DinRôKu đáp, anh vẫn không mất bình tĩnh – có đúng ba triệu, ba trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm ba mươi ba trái sồi. Và mỗi trái đều có sự tích riêng của nó.

Nhà vua thấy khả nghi, lại hỏi:

Làm sao ngươi đếm được một lượng trái sồi lớn như thế?

Nghe hỏi, DinRôKu dừng lại, bối rối trong lòng. Anh có thể kể mạch lạc sự tích mỗi trái sồi, nhưng trong số những chuyện cái túi đã rỉ tai cho anh nghe, không có chuyện nào nói đến việc làm sao đếm được số trái sồi này. Anh đang hình dung ra cảnh đao phủ lôi mình lên máy chém, thì bỗng may mắn sao, anh nhớ đến món quà của hai người ăn mày đã tặng. Anh liền đáp:

Ồ dễ lắm, tâu bệ hạ. Thần đã lấy kim đâm qua từng trái và xâu lại thành chuỗi, xâu trái nào đếm trái ấy.

Thế là quá rồi, ngay cả đối với nhà vua mà cũng dám nói láo. Ngài tức giận, la lên:

Làm gì có chuyện tào lao như thế! Trên đời này làm gì có sợi chỉ dài để xâu hết hơn cả một triệu quả sồi!

DinRôKu liền lấy cây kim và sợi chỉ ra, anh đưa cho nhà vua thấy rồi nói :

Tâu bệ hạ, đây là cây kim và sợi chỉ. Nếu bệ hạ không tin, tôi sẽ đếm hết số hoa trong vườn cho bệ hạ xem.

Nói xong, anh ném cây kim và sợi chỉ qua cửa sổ lên đọt cây anh đào đang nở hoa. Ngay lúc ấy, người ta nghe trong vườn vang lên tiếng thét thất thanh, và liền đó có tiếng cái gì nặng nề rơi đánh phịch xuống đất. Tất cả cử tọa trong phòng đều hoảng hồn, vội vã chạy đến cửa sổ để nhìn xem chuyện gì đã xảy ra.

Dưới gốc cây anh đào đang nở hoa, một tên cướp đang trút hơi thở cuối cùng.

Cây kim do DinRôKu ném ra đâm xuyên qua tim của hắn, khiến hắn rơi xuống đất. Đây là tên cướp rất ác ôn, từ nhiều năm nay hắn gieo kinh hoàng khắp nơi trên vương quốc, và ngay cả nhà vua cũng sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Mặc dù triều đình

đã hết sức truy tìm, nhưng vẫn không bắt được, ngày hôm nay, hắn đã lẻn vào được trong cung với ý đồ ám sát nhà vua cùng gia đình ngài. Nhưng, cây kim của chàng thanh niên đã kết liễu đời hắn, chấm dứt những hành động tội lỗi của hắn.

Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua gả con gái cho DinRôKu, thế là nhờ lòng từ tâm và nhờ tính mê chuyện hay, hấp dẫn, mà chàng trai út trong ba anh em đã gặp được may mắn.

Bình luận