Chuyện này kể ra nghe có vẻ như chuyện bịa, các cháu ạ. Nhưng quả là có thật, vì truyện do ông tôi kể lại, mà kể một cách thích thú lắm. Ông tôi thường bảo:
– Các cháu ạ, truyện này tất là có thật, nếu không có thì làm sao kể lại được!
Đầu đuôi câu chuyện thế nà
Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, lúa mạch đen đáng độ đâm bông. Mặt trời đã lên cao. Ngọn gió ấm áp thổi lướt trên các thân rạ. Chim sơn ca hót trên không. Ong vo vo ngoài đồng lúa. Thiên hạ ăn mặc quần áo đẹp đẽ đi lễ nhà thờ, mọi người đều vui vẻ, kể cả chú Nhím nhà ta.
Chú Nhím đứng trước cửa nhà, hai tay buông thõng, ngó ngang ngó dọc trong gió sớm, khẽ hát lên một bài, – nghêu ngao như họ hàng nhà Nhím thường hát vào buổi sáng chủ nhật. Đang nghêu ngao hát thì chú chợt nảy ra ý là trong khi đợi vợ rửa ráy mặc quần áo cho con cái, hãy tạt ra đồng dạo chơi xem củ cải mọc ra sao. Chả là củ cải mọc ngay cạnh nhà mà, chú và cả nhà thường ăn nên coi là của riêng của nhà mình.
Nghĩ là làm liền.
Nhím đóng cửa lại rồi ra đồng. Chưa đi khỏi nhà bao xa, vừa định vòng qua bụi tường vi ngay trước đồng để băng sang ruộng củ cải, thì Nhím gặp ngay thỏ cũng đi việc ấy, nghĩa là cũng muốn xem cải bắp của mình ra sao. Nhím thấy thỏ thân mật chào. Nhưng thỏ vốn ỷ mình là bậc thượng lưu, tính kiêu kỳ, không đáp lễ Nhím, mà còn lên mặt khinh khỉnh nói:
– Thế nào! Trời còn sớm quá chạy ra đồng làm gì thế, chú mày?
Nhím đáp:
– Tôi đi dạo chơi một tí!
Thỏ cười bảo:
– Dạo chơi gì cái đồ này! Tao cho là mày nên dùng chân vào việc khác còn hơn
Câu ấy làm cho Nhím bực lắm, vì gì thì chú cũng chịu được, nhưng đừng động đến đôi chân chú, tuy rằng trời đất sinh ra chú vốn bị khoèo chân.
Nhím bảo thỏ:
– Dễ mày tưởng là mày hơn tao về đôi chân đấy hẳn!
Thỏ đáp:
– Hẳn đi chứ lị!
Nhím nói:
– Thì hãy thử xem cái đã nào. Tao cuộc là chạy thi thế nào tao cũng được mày.
Thỏ nói:
– Tức cười chưa! Đôi chân thì khoèo mà… ! Nhưng thôi tao cũng chiều mày, nếu mày tha thiết thế. Cuộc gì nào?
– Một đồng vàng và một chai rượu mạnh đấy.
– Được, đập tay nào. Bắt đầu nhé!
– Ấy không, làm gì mà hấp tấp thế! Trong bụng tao đã có tí gì đâu? Để tao về nhà ăn mấy miếng lót dạ cái đã. Nửa giờ nữa, tao sẽ lại đây.
Nói rồi Nhím đi. Thỏ hớn hở thích lắm. Nhím đi đường nghĩ bụng:
– Thỏ ta cậy có hai chân dài, nhưng mình sẽ có cách được nó. Nó là con người thượng lưu nhưng chẳng qua là đồ ngu ngốc, thế nào cũng bị mình cho một vố.
Nhím về nhà bảo vợ:
– Nhà nó ơi, mặc quần áo vào nhanh lên ra đồng với tôi. Vợ hỏi:
– Có chuyện
– Tôi đánh cược với thỏ lấy một đồng tiền vàng và một chai rượu mạnh. Tôi định chạy thi với nó, nhà cũng phải dự cuộc mới được.
Vợ Nhím kêu lên:
– Ối trời ôi! Nhà mất trí, điên rồi hay sao? Sao nhà lại dám thi chạy với thỏ?
Nhím bảo:
– Mình im cái mồm đi, đấy là chuyện của tôi. Đừng có giây đến chuyện đàn ông. Thôi mặc quần áo rồi đi.
Cô Nhím không biết làm sao, đành theo chồng đi.
Đi đường, Nhím bảo vợ:
– Này, nhà nghe tôi cẩn thận nhé! Chúng tôi sẽ chạy thi dọc theo cánh đồng dài đấy nhé. Thỏ chạy trong một luống, tôi chạy trong một luống, mà chạy từ trên xuống. Nhà chỉ việc đứng ở đây, chỗ cuối luống. Thỏ chạy từ phía kia tới thì nhà kêu lên gọi: tao đã ở đây rồi!
Đến cánh đồng, Nhím chỉ chỗ cho vợ đứng rồi trèo lên. Tới đầu cánh đồng đã thấy Thỏ đợi đấy rồi. Thỏ bảo:
– Chạy được chưa nào?
Nhím đáp:
– Được. Nào chạy!
Hai con đứng mỗi con vào một luống. Thỏ đếm: “Một, hai, ba!” rồi chạy xuống như bay. Nhím chỉ chạy vài bước rồi rúc vào luống cày ngồi im. Thỏ chạy xuống tới đầu cánh đồng thì ợ Nhím kêu lên:
– Tao ở đây rồi!
Thỏ giật mình, ngạc nhiên lắm. Nó đinh ninh là chính Nhím gọi nó vì vợ Nhím giống chồng như hệt, điều đó ai cũng biết.
Thỏ nghĩ bụng:
– Có cái gì không ổn đây.
Nó kêu:
– Chạy lần nữa. Nào ta chạy ngược lên!
Rồi nó lại chạy như bay, tai đập cả vào đầu. Vợ Nhím vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Thỏ chạy lên tới nơi, Nhím gọi:
– Tao ở đây rồi!
Đến lần thứ bảy mươi thì thỏ đành bỏ dở cuộc, nằm lăn ra giữa đồng.
Nhím thắng cuộc liền lấy đồng tiền vàng và chai rượu mạnh, gọi vợ ra khỏi luống, cùng nhau vui vẻ về nhà. Nếu hai vợ chồng Nhím chưa chết thì ắt là còn sống, các cháu ạ!
Như vậy là ở cánh đồng Buctêhut, Nhím chạy thi đã được Thỏ, và từ đó, không có Thỏ nào dám nghĩ đến chuyện chạy thi với Nhím Buctêhut nữa.
Truyện này cho ta mấy bài học. Thứ nhất là kẻ nào nghĩ mình là thượng lưu đến đâu cũng đừng nghĩ là có thể giễu cợt được một người thường, dù chỉ là một chú Nhím.
Thứ hai là, nếu có lấy vợ thì nên lấy người nào giống mình. Ai là Nhím thì phải kén vợ là nhím, v.
Qua câu chuyện trên các ai thấy yêu quý ai hơn, Thỏ hay Nhím? Bằng sự mưu trí và thông minh Nhím đã thắng được Thỏ. Qua đó nói lên rằng không phải lúc nào kẻ mạnh hơn cũng chiến thắng kẻ yếu, kẻ yếu sẽ chiến thắng nếu dựa vào sự thông minh và mưu trí.