Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chùm Nho Phẫn Nộ

Chương 19

Tác giả: John Steinbeck

Xưa kia, bang California thuộc nước Mexicanh và đất ruộng thuộc của người Mexicanh, nhưng rồi có một đoàn người Mỹ rách rưới điên cuồng ào ạt đổ tới. Vì thèm khát đất nên chúng đã cướp luôn đất này. Chúng ăn cắp ruộng đất của người Sulier, ruộng đất của người Guerrero và cướp luôn các đồn điền của họ. Sau đó thì những bọn người háu đói cuồng nộ ấy chia xẻ đất đai, tranh giành nhau, vừa gầm ghè vừa nhe nanh. Và chúng đã lăm lăm tay súng canh giữ đất mà chúng đã ăn cắp được. Chúng dựng nhà cưa, làm chuồng bò, chúng cày cấy, đất đai và trồng trọt hoa màu. Tất cả các thứ đó trở thành sở hữu của chúng, và sự sở hữu biến thành tư hữu.Một đời sống ăn no chén đầy trên một vùng đất, phì nhiêu đã khiến cho người Mexicains yếu hèn, đi Họ không có đủ sức chống cự lại bọn người kia, bởi lẽ lòng ham muốn của họ đối với bất cứ thứ, gì trên đời này, đều không có thể so sánh được, với lòng ham muốn điên cuồng thúc đẩy người Mỹ, phải có cho được ruộng đất. Với thời gian, bọn, người Spuatters1 chiếm đất biến thành chủ đất; con cái của họ lớn hơn, và lại sinh đẻ con cái cũng trên đất này.

Cho tới lúc ấy, họ thôi không còn bị giày vò bởi, cơn đói man rợ, cơn đói ngẫu nghiến cấu xé, đói, khát ruộng đất, nước, đất màu mỡ và bầu trời tốt, lành trên đầu, cơn đói khát những đồng cỏ xanh um và những rễ củ căng nhựa sống. tất cả những, thứ đó, họ đã có rồi, có quá nhiều đến nỗi họ, không còn trông thấy chúng nữa. Họ không còn bị, giày vò bởi lòng tham xé ruột xé gan về mấy sào, đất tơi xốp, một chiếc cày có lưỡi sáng loáng để, trồng trọt, những hạt giống để tung xuống và một chiếc cối xay gió, cành quay tít trên không. Trong lúc chờ cho bầu trời sáng để lao động trên những, mẫu đất thân yêu, họ không còn thức giấc trong bóng đêm để nghe tiếng rít đầu tiên của bầy chim còn ngái ngủ hoặc làn gió nhẹ ban mai vờn quanh nhà. Họ đã mất đi ý thức về các điều đó, và bây giờ mùa màng được tính theo đôla, ruộng đất được đánh giá bằng tiền vốn sản sinh ra tiền lợi nhuận, và hoa màu được bán được mua trước kỳ giao hạt. Thế rồi, mùa màng thất bát, một kỳ hạn hán, một trận ngập lụt không phải là những chết chóc nhỏ cắt ngang đời sống, nhưng chỉ là những thua lỗ đơn giản về tiền bạc. Và những gì là lòng yêu thương họ mang trong trái tim đã bị loãng đi một khi tiếp xúc với đồng tiền; tất cả nhiệt tình mãnh liệt đến tan rỉ giọt và mất đi trong những vấn đề vụ lợi bẩn thỉu cho tới lúc, xuất thân là những tá điền, họ trở thành những người lái buôn thảm hại về nông sản, những người sản xuất nhỏ buộc phải bán hàng của mình trước khi hàng được làm ra. Thế rồi những trại chủ nào mà không phải là những chủ hiệu khôn ngoan tháo vát đành chịu để ruộng đất rơi vào tay những chủ hiệu lắm mánh khoé, và cho dẫu thông minh đến mấy, tha thiết đến mấy với ruộng đất cùng những thứ trồng trên đó, một con người không thể tồn tại được nếu đồng thời y không phải là một tay chủ hiệu có tài xoay sở. Thời gian trôi qua, những nhà kinh doanh chiếm được các trang trại, các trang trại mỗi ngày một mở rộng, nhưng các trại chủ lại ít đi.

Nông nghiệp trở thành một kĩ nghệ, các điền chủ vô tình đi theo nước La Mã cổ đại. Họ nhập cảng nô lệ, tuy rằng họ không gọi đó là nô lệ: người Trung Hoa, người Nhật, người Mêxicô, người Phi Luật Tân. Theo lời bọn người kinh doanh nói những người nô lệ đó chỉ ăn cơm và đậu. Họ không có nhu cầu. Họ không biết làm gì với tiền công cao. Thì đấy, cứ nhìn xem họ sống như thế nào.Chỉ cần xem họ ăn những gì. Mà nếu họ tỏ vẻ ca cẩm thì, cứ việc trục xuất họ, thế là ổn.

Trang trại ngày càng rộng lớn thêm nhưng chủ trại ngày càng ít đi. Duy chỉ còn lại một dúm tá điền thảm hại vẫn bám lấy ruộng đất. Và những nông nô nhập cảng bị đánh đập, bị hăm doạ, phải ăn uống đói khổ đến nỗi một số trong đám họ phải trở về xứ sở quê hương còn những người khác thì trở nên hung dữ để rồi bị giết chết hoặc bị trục xuất khỏi vùng. Và trang trại càng bành trướng thêm còn các chủ sở hữu càng ít đi.

Rồi hoa màu thay đổi. Cây ăn quả thay thế những cánh đồng ngũ cốc; và đủ các thứ rau để nuôi sống cả toàn cầu. Giăng trải bát ngát trong các thung lũng rau diếp, xúp lơ, khoai – các thứ cây củ mà người ta phải cúi gập người mới thu lượm được. Người ta có thể đứng khi cầm liềm hái, cầy bừa, chống nạng, nhưng phải đi bốn chân như con bọ hung giữa các luống xà lách, phải còng lưng kéo các bao tải dài giữa các luống bông, và quỳ gối mà lê lết như người chịu tội, trong các vườn xúp lơ.

Rồi đến một lúc các chủ điền chấm dứt hẳn công việc của họ ở trang trại. Họ trồng trọt trên giấy tờ và họ quên ruộng đất, quên mùi ruộng đất, quên cảm giác về ruộng đất, họ chi nhớ rằng đất đai thuộc về họ, chỉ nhớ độc nhất những món lời lãi nó đem đến cho họ và vì nó mà đến bao nhiêu. Và một số các trang trại đã bành trướng đến mức mà một người thậm chí không thể tưởng tượng nổi, bành trướng đến mức cần phải có một đội quân những người kế toán để nắm cho được đầu mối các lợi tức, tiền lỗ lãi, các nhà hoá học để thử nghiệm chất đất, khiến cho nó phì nhiêu, và những tay- giám thị để trông coi sao cho những con người đang cúi lom khom dọc các hàng cây kia phải chuyển động thật nhanh, nhanh đến mức tận cùng sức chịu đựng của thân xác. Từ đó người chủ trại thực ra đã trở thành một thương gia, trông nom một cửa hiệu. Y trả công người làm, bán cho họ thực phẩm bằng cách đó lấy lại số tiền y đã chi ra. Ít lâu sau, y chẳng còn phải trả công cho họ nữa và như thế đỡ phải sổ sách lôi thôi. Các trang trại đó bán chịu thực phẩm. Mọi người công nhân có thể lao động và mua chịu thức ăn; và khi công việc đã xong xuôi đâu vào đấy, lúc đó anh ta mới có thể thấy mình nợ tiền của công ty. Và không những các chủ trại không làm việc ở trại nữa, mà một số lớn bọn họ thậm chí cả đời chưa nhìn thấy trang trại mà họ sở hữu.

Vào lúc đó, đám người bị tước mất ruộng đất bị lôi cuốn về miền Tây – tràn tới từ Kansas, Oklahoma, Texas. New Mexico, Nevada và Arkansas; họ đến từng gia đình, từng bộ lạc, bị bụi xua đuổi, bị máy cày xua đuổi. Chồng chất trên xe tải, trên từng đoàn xe, những con người đói khát, không nhà không cửa; hai mươi ngàn rồi năm mươi ngàn, rồi trăm ngàn, rồi hai trăm ngàn. Họ từ các núi cao tràn xuống như cơn lũ, bụng rỗng mà đứng ngồi không yên. – lăng xăng như những con kiến bận rộn tìm công việc gì đó để làm – để bốc vác, để đẩy để kéo, để cuốc, để chặt – bất cứ gì, bất cứ vật nặng nào để mang hòng đổi lấy một chút thức ăn. Bọn trẻ con đang đói. Chúng tôi không có nơi sinh sống. Giống như đàn kiến suốt đời tìm kiếm việc làm, thức ăn và trên hết là ruộng đất.Chúng ta đâu có phải người nước ngoài. Là người Mỹ đã bảy thế hệ, con cháu người Liêclan Xcốt, Anh, Đức. Một trong các tổ phụ của chúng ta đã chiến đấu trong cách mạng – một số đông trong chúng ta đã dự cuộc chiến Nam Bắc phân tranh – ở cả hai phe. Người Mỹ chính cống!

Họ đòi và họ nổi khùng. Nơi mà họ mong mỏi tìm thấy một căn nhà ấm cúng, họ chỉ thấy sự thù hằn. Quân Okies! Bọn chủ ghét họ vì chúng biết chúng bị mềm yếu bởi một cuộc sống quá sung túc còn quân Okies thì khoẻ, vì chúng ăn no chén đẫy mà quân Okies lại đói; và có thể bọn chủ đất đã nghe ông cha chúng kể lại rằng cướp ruộng đất của một con người ươn lười thì dễ biết bao, khi mà bản thân mình đói khát, tàn bạo mà lại có vũ khí trong tay. Bọn chủ đất ghét họ. Và vào các thành phố những người buôn bán căm ghét họ vì họ không có tiền để tiêu xài. Không có con đường nào ngắn hơn dẫn đến sự khinh miệt của một tay chủ hiệu; và mọi sự ngưỡng mộ của y hoàn toàn ngả về hướng đối lập. Dân thành thị, các nhà ngân hàng nhỏ ghét quân Okies vì chả moi được gì ở mọi người khố rách áo ôm này. Họ chỉ có hai bàn tay không, còn dân thuyền thợ ghét quân Okies, bởi vì một người đang đói cần có công ăn việc làm, nếu họ phải lao động, sống chết gì cũng cần phải lao động, thì thế nào? Tay chủ thuê lập tức trả cho họ một tiền công ít ỏi hơn; và sau đó thì không ai có được tiền công cao hơn.

Và những kẻ bị tước đoạt, trở thành dân di tản, tràn vào California như dòng nước lũ – hai trăm năm mươi ngàn, rồi ba trăm ngàn. Ở nơi kia, nơi quê hương bản quán, sự xâm lăng ngày càng bành trướng của máy cày ném ra đường cái những đoàn tá điền mới, những làn sóng mới đang ào ạt đổ tới – làn sóng những người bị tước đoạt, không nhà cửa, dạn dày, quyết chí và nguy hiểm.

Trong khi người dân California thèm khát đủ thứ của cải tích luỹ, thành đạt xã hội, lạc thú, xa hoa và bảo hiểm ngân hàng thì người di tản, quân rợ mới, chỉ muốn có hai điều – ruộng đất và cái ăn; và đối với họ, hai điều nhưng chỉ là một. Và trong khi những thèm khát của người California mơ hồ không xác định, thì mong muốn của quân Okies đã trải rộng dọc bên đường cái ngày dưới mất và khiến phải thèm khát những cánh đồng phì nhiêu có sẵn nước gần đây; những cánh đồng xanh tươi, đất màu mỡ của người ta có thể bóp vụn trong tay để thử nghiệm; cỏ thơm và những thân lúa mạch mà người ta nhai nhấm cho tới lúc cảm thấy trong cố họng cái hương vị ngọt sắc.

Đứng trước một cánh đồng bỏ hoang hoá biết bao con người đã mường tượng trong đầu óc mình đang bắt tay vào việc, vì họ biết rằng cái lưng họ cúi xuống và cánh tay gần bắp của họ căng ra sẽ làm nẩy ra trong ánh sáng các thứ xu hào, bắp cái, cà rốt và ngô vàng óng.

Một người đói khát không nhà cửa, chạy xe trên các nẻo đường với vợ bên cạnh và những đứa con gầy gò ngồi ở phía sau, nhìn vào những cánh đồng bỏ hoang có thể sản xuất lương thực chứ không phải lợi nhuận, và con người đó có cảm tưởng rằng bỏ hoang ruộng đất là có tội, không sử dụng đất đai là một tội ác chống lại đàn trẻ con đói khát.

Và khi con người đó chạy xe dọc các nẻo đường, bị giày vò bởi sự cám dỗ trước mỗi cánh đồng, bị giày vò bởi lòng ham muốn chiếm lấy các cánh đồng đó, và từ đó rút ra cái gì đem lại sức khỏe cho con cái y và một ít tiện nghi cho vợ y. Sự cám dỗ mãi mãi ra trước mắt ý. Các cánh đồng thúc vào y, các con kênh tưới tiêu của công ty mà nước chảy dồi dào, là một cái gậy nhọn đâm vào y.

Khi tới miền Nam y trông thấy những quả cam vàng ối lủng lẳng trên cành, những quả cam nhỏ vàng rực treo trên các vòng lá xanh thẫm, và y cũng thấy bọn người cầm súng đi tuần canh gác trại cam; ngăn không cho người cha hái một quả cam cho một đứa con còi cọc – những quả cam đó sẽ bị đem đố thành những đống rác nếu giá cả trên thị trường bị đánh sụt.

Y lái chiếc xe cũ kỹ vào một thành phố và đi khắp các trang trại để kiếm việc làm.

Đêm nay ta sẽ ngủ ở đâu?

Thôi, có thành phố Hooverville trên bờ sông. Ở đấy đã có một đám đông người Okies.

Y đánh chiếc xe cũ kỹ tới Hooverville. Sau đó y không cần hỏi han gì thêm nữa vì trên bờ sông của mỗi thành phố, đã có một Hooverville.

Thành phố xơ mướp nằm sát bờ sông, nhất là những lều vải, những túp bằng lau sậy, những chòi bằng giấy bối – toàn cảnh là một đống những thứ tạp nhập bỏ đi. Người đàn ông đưa gia đình vào chỗ cắm trại và trở thành công dân của Hooverville- tất thảy đều gọi là Hooverville. Y cố dựng lều càng gần nước càng hay, mà nếu không có lều, y sẽ đi kiếm những mẩu giấy bồi ở đống rác thành phố và tự tay lắp dựng một nhà giấy bồi mái chấp nhô. Trận mưa đầu tiên vừa ập xuống thì nhà đã nhão ra và sụp đổ tan tành. Y bám lấy Hooverville, từ đó sẽ đi khắp xứ để tìm công ăn việc làm, và món tiền nhỏ nhoi mà y có tan biến thành etxăng. Buổi tối đàn ông túm tụm lại nói chuyện. Họ ngồi xổm, họ nói đến những ruộng đồng mà họ đã trông thấy.

Có ba mươi ngàn mẫu, ở kia ở mạn Tây – Lạy Chúa, đất nằm đấy mà bỏ hoang. Có ruộng đất kia, chỉ cần năm mẫu thôi, tôi có thể làm được bao nhiêu chuyện! Ô, mẹ kiếp nó, tha hồ thừa ăn. Bác có nhận thấy điều gì không? Họ không có gia cầm, có rau, cũng không có lợn trong trang trại. Họ chỉ trồng độc một thứ – bông, chẳng hạn, hay đào hay rau diếp. Nơi khác, chỉ độc là gà. Họ mua đủ các thứ mà lý ra họ có thể trồng ngay ở trước cửa.

Lạy chúa, giá có một hay hai con lợn, tôi sẽ được bao nhiêu thứ!

Ối chà! Bác không có được đâu, sắp tới đây cũng không có đâu.

Làm ăn thế nào bây giờ? Với cung cách này thì trẻ con lớn làm sao được.

Một tiếng đồn đại mơ hồ lan đi trong khắp các trại. Hình như ở Shafter có việc làm. Thế là đang đêm xe hơi lại hối hả chồng chất đồ đạc chạy ngổn ngang trên đường cái – một cuộc đổ xô đi tìm việc làm như đi tìm vàng. Ở Shafter, người người chen chúc, giày xéo nhau đông gấp mười so với công việc. Một cuộc chạy đua tìm công ăn việc làm. Họ lẻn ra đi trong đêm như kẻ trộm, điên cuồng lên với ý nghĩ được thuê làm. Và suốt dọc các nẻo đường, sự cám dỗ vẫn sờ sờ trước mắt: những cánh đồng có thể nuôi sống họ.

Cánh đồng đó, đã có chủ rồi. Đâu phải của chúng ta.

Ồ! Dễ chừng ta có thể có được một khoảnh nhỏ – một khoảnh bé tẹo thôi mà. Ấy, kia kìa – cái mảnh đầu thừa đuôi thẹo kia. Hiện giờ ở đây chỉ có cây gai. Lạy Chúa. Tôi có thể trồng một ít khoai tây đủ để nuôi cả gia đình, ở cái mảnh thừa ấy!

Thửa đất đó không phải của chúng ta. Thì đã bảo mà, ở đây chỉ có gai góc mọc thôi.

Thỉnh thoảng, có một người thử đánh liều xem sao, y lẻn vào trong thửa đất, dọn sạch cả một góc nhỏ, cố đánh cắp của đất một ít sự phì nhiêu của nó. Những khu vườn bí mật được bụi rậm che dấu.Một gói hạt giống cà rốt, vài củ xu hào, khoai tây.ban đêm lẻn đến cuốc mảnh đất lấy trộm.

Cứ để cỏ dại, cây gai mọc xung quanh – Thế là ai mà thấy được chúng ta đang làm gì. Cũng để một ít cỏ dại ở giữa nữa.

Những buổi làm bí mật vào ban đêm; nước tưới dựng trong một hộp sắt tây rỉ. Thế rồi, một ngày nọ viên phó quận trưởng cảnh sát ập tới:

– Thế nào đây, cái anh kia, anh định làm gì đấy

– Tôi có định làm gì bậy đâu ạ?

– Ta đã theo dõi anh rồi. Đất này không thuộc của anh. Anh đã phạm luật.

– Đất không được cày cấy, như thế chả hại cho ai!

– Một giuộc như nhau, cái bọn Okies khốn kiếp! Nếu cứ để anh làm, chẳng mấy chốc anh tưởng đâu ruộng đất là của anh. Đến lúc đó anh mới thấy đau như hoạn. Anh tưởng đâu đất là của anh? Thôi, cuốn xéo ngay, cút!

Thế là các mầm xanh mới nhú của cà rốt và xu hào bị dẫm xéo tan hoang. Thế rồi gai góc cỏ dại lại mọc đầy. Nhưng gã cảnh sát nói đúng quá. Một thứ hoa màu – thì tức là quyền sở hữu chứ còn gì. Cày xới đất đai, có cà rốt ăn. Một con người sẽ liều mạng đánh lộn để gìn giữ mảnh đất đã từng nuôi sống hắn. Phải tống khứ hắn ngay lập tức. Hắn sẽ cho là đất thuộc của hắn. Thậm chí hắn có thể liều mạng vì một góc đất nằm lút giữa cỏ dại gai góc.

Ông đã trông thấy cái mặt hắn khi người ta phá cái mảnh xu hào của hắn chưa? Chẳng khác cái mặt thằng giết người, nói thật đấy mà! Cái ngữ ấy, phải trị thẳng tay, không thể chúng sẽ chiếm cả nước. Hết cả nước, ông nghe chửa?

Toàn lũ tứ chiếng giang hồ, toàn bọn ngoại bang.

Chúng cũng nói tiếng như chúng ta, cái đó thì đồng ý nhưng dẫu sao chúng không giống chúng ta. Ông chỉ cần xem chúng sống thế nào. Ông có thấy ai trong chúng ta sống như thế không? A. mẹ kiếp, không!

Buổi tối, lại ngồi xổm rồi lại trò chuyện- và đột nhiên, một người hăng tiết

– Cớ sao ta không rủ lấy hai mươi người để chiếm lấy một mảnh đất? Ta có súng. Ta cứ chiếm rồi nói vào mặt chúng “Bây giờ thử tống bọn ta ra ngoài xem”. Sao ta lại không làm thế?

– Chúng sẽ hạ chúng ta như những con chó.

– Thì sao? Các anh, các anh muốn thế nào hơn? Muốn chết hay muốn ở đây mà sống vất vưởng?Nằm dưới ba thước đất hay nằm dưới một cái chái lều bằng những mảnh khố tải chắp lại? Các anh thích thế nào hơn cho các cháu nhà các anh? Để cho chúng chết ngay lập tức, hay sau hai năm mới chết vì… người ta nói thế nào nhỉ… thiếu dinh dưỡng? Các ông có biết cả tuần chúng ta có gì ăn không nào? Bột tầm ma và bánh kẹp! Mà bột làm bánh lấy ở đâu, các anh biết không? Quét sàn toa tàu chở hàng hoá!

Chuyện trò cứ râm ran trong các trại. Bọn nhân viên phụ tá béo mập, mặt đỏ gay, to mông, khẩu súng lủng lẳng bên đùi, nghênh ngang đi qua đi lại các nhóm: Phải trị thẳng tay cho chúng biết thân. Chỉ có cách đó mới khiến chúng ngồi yên.Không thế thì chỉ có Trời biết những tụi chó chết ấy chúng sẽ làm gì? Ôi, lạy Chúa chúng cũng nguy hiểm như quân da đen khốn kiếp ở Miền Nam! Nếu để yên cho chúng kết đoàn kết toán thì thôi, chả có gì chặn chúng lại được.

Chú ý: tại Lawrenceville một viên phó quận trưởng, tiến hành việc trục xuất một gã di tản. Gã di tản chống cự khiến viên cảnh sát buộc phải dùng bạo lực. Đứa con trai gã di tản, mười một tuổi dùng khẩu súng trường 22 bắn chết viên phó quận trưởng.

Đã bảo rồi, chúng là loại rắn chuông! Đừng có dây dưa với bọn chúng: nếu chúng cãi lý, phơ luôn. Một thằng oắt con mà dám bắn một viên cảnh sát, thì người lớn còn dám làm tới đâu? Vấn đề là mềm nắn rắn buông 1. Thẳng tay với chúng, thế thôi, cho chúng phải khiếp chứ.

Nhưng nếu chúng không sợ thì sao? Nếu chúng chống lại và bắn trả? Từ thuở còn là trẻ con, tay chúng đã cầm súng rồi. Với chúng, khẩu súng là một gạch nối dài con người của chúng. Vậy nếu chúng không sợ bị uy hiếp thì sao? Và nếu một ngày nào đó một đội quân những hạng người đó tràn vào xứ, như xưa kia, rợ Lombard vào Ý, người Đức vào xứ Gaule, người Thổ vào Byzantium thì sao? Bọn rợ đó cũng đòi đất đai, bọn rợ đó cũng chỉ là quân ô hợp với vũ khí thô sơ, ấy thế mà Đạo quân lê dương đâu có ngăn chặn được chúng? Làm thế nào cho một con người biết sợ, khi cơn đói không chỉ hành hạ dạ dày y mà cơn đói còn giày vò ruột gan con cái y? Đừng hòng bắt y phải sợ – Chả có gì khiến y phải sợ. Có bị sét đánh y cũng chả sợ. 2

Tại Hooverville cánh đàn ông bàn tán: Đất của y là do ông nội y chiếm đoạt của người da đen.

À, không, nói thế tôi không đồng ý. Của ấy là của phi nghĩa, của ăn cắp, tôi đây, tôi không phải là thằng ăn cắp.

– Thật không? Thế chiều hôm kia, anh đã đánh cắp một chai sữa ở trước cửa nhà nào đó. Cũng đánh cắp một ít dây đồng đem đổi lấy một miếng thịt…

Ờ ờ… nhưng tụi nhỏ đang đói.

Muốn sao vẫn cứ là ăn cắp.

Anh có biết lão Fairfield có được trại nuôi gia súc như thế nào không? Tôi kể anh nghe. Hồi xưa cả xứ là tài sản của chính phủ, ai cũng có thể xin một khoảnh đất. Lão Fairfield, lão đi tới tận San-Francisco, tới đó lão đi khắp các tiệm rượu, chèo kéo dụ dỗ bọn người say rượu hoặc vô gia cư. Lão dẫn về ba trăm đứa. Bọn người đó xin đất chính phủ. Fairfield đãi họ ăn, đãi rượu whisky khi họ đã lấy đủ giấy tờ chứng nhận rồi, lão già thu lại tất. Lão nói là cứ là cứ một acre lão phải chi ra một lít rượu mạnh. Cái đó, các anh nghĩ xem, có phải là ăn cắp hay không?

Ờ, kể ra thì làm thế là không đúng, nhưng có bao giờ lão phải đi tù vì chuyện đó?

Không đời nào lão bị tù… Còn cái thằng cha đã giấu một cái thuyền trong xe, hắn làm tờ trình khiến người ta tin là của cải đồ đạc đã bị chìm cả dưới nước bởi lẽ lão đã đi thuyền tới. Cũng vậy, lão này chả bao giờ phải tù. Và những kẻ đã mua các ông nghị, các hội viên Hội đồng, chúng cũng không bao giờ đi tù. Trong khắp Tiểu bang, khắp các ngoại ô Hooverville thiên hạ cứ đồn kháo lung tung. Thế là bắt đầu những cuộc vây ráp. Bọn cảnh sát vũ trang xông vào các trại di tản.

Đi khỏi nơi đây – theo lệnh của Bộ Y tế vệ sinh.Trại này uy hiếp đến sức khoẻ.

Chúng tôi đi đâu?

Không phải việc chúng tôi. Chúng tôi nhận được lệnh trục xuất các người. Trong nửa giờ nữa, chúng tôi đốt trại.

Trong các trại ở kia, đã có những trường hợp bị thương hàn. Các người muốn bệnh lan tràn khắp hay sao?

Nửa tiếng sau, các căn nhà bằng giấy bổi, các túp lều cỏ, tan tành theo mây khói. Người ta lại lếch thếch ra đi, xe lại chạy nườm nượp trên đại lộ, tìm một Hooverville khác.

Và trong các báng Kansas, Oklahoma, Texas và New Mexico, sự xâm lăng ngày càng bành trướng của các máy xay xua đuổi thêm những tá điền ra khỏi nhà của họ.

Đã có ba ngàn người ở California, và những đoàn người khác còn kéo đến thêm nữa. Và ở California đường xá đầy tràn những hạng người liều mạng chạy ngược chạy xuôi khắp nơi như loại kiến, tìm việc làm, kéo, đẩy, bốc, vác. Một món hàng chỉ cần một người bốc dỡ, nhưng có mười cánh tay vươn lên. Vì một phần thức ăn, năm cái miệng đã há ra.

Và những đại điền chủ mà vì một cuộc nổi dậy sẽ bị mất hết ruộng đất – những đại điền chủ đã biết đến các bài học lịch sử, có mắt để đọc, để nhận ra cái chân lý lớn lao này: lúc của cải tích luỹ vào tay một dúm người quá ít ỏi, nó sẽ bị tước đi… và chân lý khác bạn đồng hành với nó: một số đông người lâm vào đói rét, họ sẽ dùng sức mạnh chiếm lấy những gì họ cần… và chân lý khác nữa, cái chân lý hiển nhiên vang vọng qua lịch sử: sự đàn áp chỉ đem lại kết quả củng cố thêm ý chí đấu tranh của những người phải gánh chịu sự trấn áp và thắt chặt tình đoàn kết. Nhưng các đại điền chủ vẫn đút nút lỗ tai để khỏi phải nghe ba lời cảnh cáo đó của lịch sử. Ruộng đất tích luỹ trong một số người ngày càng ít ỏi: đám người bị tước đoạt ngày càng đông lên, và mọi cố gắng của các điền chủ đều hướng tới tăng cường đàn áp. Để bảo vệ các tài sản ruộng đất lớn, người ta tiêu phí tiền bạc để mua sắm vũ khí, hơi cay: người ta sai các tay chỉ điểm phát hiện những ý định bạo loạn dẫu chỉ là thoáng qua, sao cho mọi mưu toan khởi nghĩa bị bóp chết trong trứng. Người ta mù tịt sự tiến bộ kinh tế, người ta mù tịt các dự án cải cách. Người ta chỉ nghĩ đến cách đè bẹp khởi nghĩa, trong khi các nguyên nhân khởi nghĩa lại vẫn tiến triển.

Những máy cày vất con người ra khỏi lao động, những đường xe điện vành đai chuyên chở hàng, những máy móc để sản xuất, tất cả đã ngày càng gia tăng: ngày càng có nhiều những gia đình chạy nhốn nháo hỗn loạn trên đại lộ, tìm kiếm một mẩu bánh từ những điền trang rộng lớn, khao khát ruộng đất đang trải dài trải rộng hai bên đường và ở trong tầm tay. Các đại điền chủ liên kết lại, thành lập các hội tương trợ và họp bàn các biện pháp uy hiếp, giết chóc, phóng hơi ngạt. Và bao giờ cũng như bao giờ, lại lơ lửng trên đầu họ nỗi kinh sợ chủ yếu – ba trăm ngàn con người, nếu có lúc nào đó, chúng chuyển động dưới quyền một thủ lĩnh – thì thôi, ngày cáo chung đã tới. Ba trăm ngàn con người đói khát, khốn khổ, nếu có bao giờ họ ý thức được sức mạnh của họ, đất ruộng sẽ thuộc về họ, và lúc đó, cả súng, cả lựu đạn hơi cay trên thế giới đều bất lực không chặn họ lại được Và những đại điền chủ, thông qua những tài sản ruộng đất của họ dần dần trở nên ít nhiều không còn là con người nữa, họ sẽ lao đầu vào chỗ huỷ diệt, sử dụng những biện pháp mà về lâu về dài sẽ tiêu diệt chính họ. Mọi biện pháp nhỏ, mọi bạo lực, mọi cuộc vây ráp, mọi phó quận trưởng cảnh sát, đi nghênh ngang vênh váo qua các trại rách nát xác xơ đó, đang làm cho ngày cáo chung chậm lại một ít nhưng gia cố sự không tránh khỏi cái ngày tận số đó.

Những người đàn ông ngồi xổm; những người có khuôn mặt xương xẩu hốc hác vì đói khát, và đanh lại vì phải chống lại cái đói; những người đàn ông mắt tối sầm, hàm răng rắn chắc.

Ông có hay tin gì về các thằng bé ở lều thứ tư kia chưa?

Chưa, tôi vừa mới đến đây.

Thế này, cháu vừa ngủ vừa khóc và cứ giẫy giụa hoài hoài.

Lúc đó, ở đây họ tưởng cháu bị giun sán. Họ cho cháu uống một liều thuốc tẩy và vì thế cháu chết. Lưỡi cháu đen kịt. Đâu hình như chỉ tại không có gì để ăn.

Tội nghiệp thằng bé.

Ờ, thế mà người nhà không biết lấy gì để chôn cất cháu. – Phải vào nghĩa địa người bần cùng mất thôi!

Ấy, mẹ kiếp, đợi tí đã nào! Rồi những bàn tay lục lọi trong túi áo lấy ra vài ba đồng xu nhỏ. Trước của lều, một đồng tiền nho nhỏ cao dần. Và gia đình thấy tiền ở trước cửa.

Dân ta là những người tử tế, dân ta là những người tốt lòng tốt dạ. Ta hãy cầu nguyện Chúa cho một ngày nào đó, những con người tử tế ấy không còn đói khổ nữa. Nguyện xin Chúa cho một ngày nào đó trẻ con có gì để ăn.

Và những Hiệp hội Điền chủ biết rằng một ngày nào đó, những lời cầu nguyện sẽ chấm dứt.

Lúc đó sẽ là ngày cáo chung.

Chú thích

1. Nguyên văn: Vấn đề là phải cứng rắn hơn chúng

2. Nguyên văn: “Y đã biết đến một nỗi kinh sợ vượt quá mọi nỗi kinh sợ”

Bình luận