Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Luật Giang Hồ

Chương 26

Tác giả: Jeffrey Archer

Hamid Al Obaydi bị lôi vào phòng Hội đồng bởi hai người trong đội Vệ binh của Tổng thống rồi bị xô lên một chiếc ghế cách xa cái bàn dài mấy mét.

Ông ta ngẩng đầu lên và lần lượt nhìn mười hai người lập thành Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng. Không một ai trong bọn họ để mắt tới ông ta, ngoại trừ vị Biện lý chính phủ.

Ông ta đã làm gì khiến cho những người này cương quyết định bắt ông ta ở biên giới, còng tay ông ta tống ông ta vào tù, bỏ ông ta ngủ trên nền đá và thậm chí không cho ông ta vào phòng vệ sinh?

Vẫn còn mặc bộ com lê như lúc qua biên giới, lúc này ông ta đang ngồi lên phần của chính mình.

Saddam đưa một bàn tay lên, và vị Biện lý Chính phủ mỉm cười.

Nhưng Al Obaydi không sợ Nakir Farra. Chẳng những ông ta vô tội đối với bất cứ sự vu cáo nào, ông ta còn có thông tin họ đang cần. Vị Biện lý Chính phủ từ từ đứng lên khỏi chỗ ngồi.

– Tên ông là Hamid Al Obaydi?

– Vâng, – Al Obaydi vừa trả lời vừa nhìn thẳng vào vị Biện lý Chính phủ.

– Ông bị buộc tội phản quốc và lấy trộm tài sản quốc gia. Ông bào chữa như thế nào?

– Tôi vô tội, và Allah sẽ làm chứng cho tôi…

– Nếu Allah phải làm chứng cho ông, tôi chắc chắn ngài sẽ sẵn lòng yêu cầu tôi hỏi ông vài câu đơn giản.

– Tôi sẽ hết sức vui lòng trả lời bất cứ điều gì.

– Khi ông từ New York trở về hồi đầu tháng, ông đã tiếp tục làm việc ở Bộ Ngoại giao. Có phải thế không? Và có phải một trong những trách nhiệm của ông là kiểm tra tình trạng mới nhất của chính phủ liên quan đến những biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc?

– Vâng. Đó là một phần công việc của tôi với tư các Phó đại sứ ở Liên Hiệp Quốc.

– Đúng như thế. Và khi ông thực hiện các kiểm tra đó, ông đã biết một số món đã được bãi bỏ lệnh cấm vận. Tôi nói có đúng không?

– Vâng, ông nói rất đúng, – Al Obaydi quả quyết.

– Có phải một trong những món đó là cái tủ sắt?

– Phải, -Al Obaydi nói.

– Khi ông biết việc này, ông đã làm gì?

– Tôi đã điện thoại cho công ty Thuỵ điển chế tạo chiếc tủ sắt để biết chắc tình trạng mới nhất như thế nào, nhờ đó tôi có thể đưa sự việc vào bản phúc trình.

– Và ông đã khám phá ra điều gì?

Al Obaydi chợt do dự, không rõ vị Biện lý Chính phủ biết đến mức độ nào.

– Ông đã khám phá ra điều gì? – Farrar hỏi lại.

– Chiếc tủ sắt đã được một người tên Riffat lấy đi.

– Ông có biết người có tên Riffat này không?

– Không, tôi không biết.

– Rồi ông đã làm gì sau đó?

– Tôi gọi điện thoại cho Bộ Công nghiệp, vì tôi đinh ninh rằng họ chịu trách nhiệm về chiếc tủ sắt.

– Và họ đã nói gì với ông?

– Họ nói trách nhiệm đó không còn thuộc về họ nữa.

– Có phải họ cũng nói với ông trách nhiệm đã được giao cho ai? – vị Biện lý Chính phủ hỏi.

– Tôi không nhớ rõ.

– Thế thì để cho tôi thứ nhắc ông nhớ lại – hay là tôi sẽ gọi ông Bí thư thường trực là người ông đã nói chuyện điện thoại sáng hôm ấy.

– Tôi nghĩ có lẽ ông ta đã nói nó không còn thuộc trách nhiệm của họ nữa.

– Ông ta có nói trách nhiệm thuộc về ai hay không? Vị Biện lý nhắc lại.

– Tôi nghĩ ông ta đã nói hồ sơ đã được gởi đến Geneva.

– Ông nên biết ông Bí thư đã viết báo cáo xác nhận điều đó

Al Obaydi cúi đầu.

– Thế rồi, ngay sau khi ông biết hồ sơ được gửi đến Geneva, ông đã làm gì sau đó?

– Tôi đã gọi điện thoại cho Geneva và được cho biết ông Đại sứ không rảnh. Tôi liền nhắc là tôi đã gọi và xin ông ấy gọi lại. – Al Obaydi nói một cách tự tin.

– Ông thực sự tin ông Đại sứ sẽ gọi lại hay sao?

– Tôi đoán ông ấy sẽ gọi.

– Ông đoán ông ấy sẽ gọi. Thế là ông đã viết trong bản báo cáo, trong hồ sơ chế tài?

– Hồ sơ? – Al Obaydi hỏi.

– Phải. Ông đã lập một báo cáo cho người kế nhiệm. Ông đã chuyển lại thông tin gì?

– Tôi không nhớ. – Al Obaydi nói.

– Thế thì tôi cho phép nhắc nhở ông một lần nữa, – vị Biện lý vừa nói vừa nhấc một tập hồ sơ mỏng màu nâu lên khỏi mặt bàn. “Bộ Công nghiệp đã gửi hồ sơ liên quan đến món này thẳng tới Geneva. Tôi đã điện thoại cho Đại sứ của chúng ta ở đó, nhưng không thể liên lạc được với ông ấy. Vì vậy tôi không thể biết gì hơn từ đầu này cho tới lúc ông ấy gọi điện thoại lại cho tôi. Hamid Al Obaydi”. Có phải ông đã viết như thế không?

– Tôi không thể nhớ.

– Ông không thể nhớ những gì ông Bí thư Thường trực đã nói với ông, ông không thể nhớ những gì ông đã viết trong bản báo cáo của chính mình khi tài sản quốc gia có thể đã bị lấy trộm, hoặc tệ hơn nữa… Nhưng tôi sẽ nói tới vấn đề đó sau này. Có lẽ ông muốn kiểm tra nét chữ của chính ông? – vị Biện lý nói trong lúc ông bước khỏi bàn và gí tờ giấy vào trước mặt Al Obaydi. – Đây có phải là nét chữ của ông?

– Vâng, nhưng tôi có thể giải thích.

– Và đây có phải là chữ ký của ông ở cuối trang giấy?

Al Obaydi cúi tới trước, xem xét kỹ chữ ký và gật đầu.

– Phải hay không? – vị Biện lý gằn giọng.

– Phải, – Al Obaydi nhẹ nhàng nói.

– Có phải buổi chiều hôm ấy, ông đã đến gặp Đại tướng Al- Hassan, Chỉ huy trưởng An ninh Quốc gia?

– Không, ông ấy đến gặp tôi.

– A, tôi đã nhầm lẫn. Chính ông ấy đã đến gặp ông.

– Vâng, – Al Obaydi nói.

Ông có thể báo động ông ấy về việc một điệp viên thù địch rất có thể đang nhắm vào Iraq, đã tìm được cách qua biên giới, có lẽ với ý định ám sát lãnh tụ của chúng ta?

– Tôi không thể biết được điều đó.

– Nhưng chắc hắn ông đã nghi ngờ một điều gì đó không bình thường đang xảy ra?

– Tôi không chắc chắn vào lúc đó.

– Ông đã cho Đại tướng Al-Hassan biết về tình trạng không chắc chắn của ông?

– Không.

– Có phải vì ông không tin ông ấy?

– Tôi không quen biết ông ấy. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Trước…

Al Obaydi hối tiếc đã nói như thế.

– Ông định nói gì? – vị Biện lý hỏi.

– Không có gì.

– Thế thì chúng ta hãy chuyển sang ngày kế tiếp, khi ông đi gặp ông Thứ trưởng Ngoại giao – bởi vì tôi có cảm tưởng chắc chắn ông ấy đã không đến gặp ông…

Câu nói đó khiến một số nhân vật quanh bàn mỉm cười, nhưng Al Obaydi không trông thấy họ.

– Vâng, một cú điện thoại bình thường để thảo luận việc bổ nhiệm của tôi đến Paris. Xét cho cùng, ông ấy là vị Đại sứ tiền nhiệm.

– Đúng. Nhưng ông ấy không phải là thượng cấp trực tiếp của ông?

– Vâng, – Al Obaydi nói.

– Thế là ông đã nói với ông ấy về những điều nghi ngờ của ông?

– Tôi không biết chắc là đã nói bất cứ chuyện gì với ông ấy.

– Ông đã nói với ông ấy về những điều nghi ngờ của ông? – vị Biện lý lên giọng hỏi lại.

– Không.

– Ông ấy cũng không đáng tin hay sao? Hay là ông không biết rõ ông ấy?

– Tôi không chắc chắn. Tôi cần thêm bằng chứng.

– Tôi hiểu. Ông cần thêm bằng chứng. Thế rồi ông đã làm gì sau đó?

– Tôi đi đến Paris. – Al Obaydi nói.

– Vào ngày hôm sau? – vị Biện lý Chính phủ hỏi.

– Không, – Al Obaydi nói với vẻ do dự.

– Có lẽ vào ngày sau nữa? Hay là ngày sau đó nữa?

– Có lẽ vậy.

– Trong thời gian đó, chiếc tủ sắt đang trên đường tới Daghdad. Có đúng thế không?

– Vâng, nhưng,…

– Và ông cũng không thông báo cho bất cứ một ai? Cũng đúng như thế phải không

Al Obaydi không trả lời.

– Cũng đúng như thế phải không? – Farrar lớn tiếng.

– Vâng, nhưng vẫn còn có đủ thời gian…

– Đủ thời gian để làm gì? – vị Biện lý Chính phủ hỏi.

– Đầu của Al Obaydi lại gục xuống.

– Để cho ông đến được nơi an toàn ở Toà đại sứ của chúng ta tại Paris chứ gì?

– Không, Al Obaydi nói. Tôi đã tiếp tục đi đến…

– Thế à? – Farrar nói – Ông tiếp tục đi đến đâu?

Al Obaydi chợt nhận thức rằng mình đã rơi vào bẫy.

– Có lẽ đến Thuỵ điển?

– Vâng. – Al Obaydi nói, – Nhưng chỉ vì…

– Ông đã kiểm tra chiếc tủ đúng là trên đường đi phải không? Hay là, như ông đã nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao, ông chỉ đi nghỉ phép?

– Không, nhưng… Vâng nhưng, không nhưng.…

– Có phải ông đã đi nghỉ phép ở Thuỵ Điển? Hay là ông đại diện cho Chính phủ?

– Tôi đại diện cho Chính phủ.

– Thế thì tại sao ông đã đi bằng vé loại rẻ nhất và không tính vào chi phí do Chính phủ đài thọ?

Al Obaydi không trả lời được.

Vị Biện lý cúi người về phía trước.

– Có phải vì ông không muốn bất cứ một ai biết ông đã đến Thuỵ Điển, khi các cấp trên của ông tưởng ông ở Paris?

– Vâng, nhưng sớm hay muộn…

– Sau đó có lẽ đã quá muộn. Có phải ông định nói với chúng tôi như thế chứ gì?

– Không. Tôi không nói như thế.

– Thế thì tại sao ông không chịu nhấc một máy điện thoại lên và gọi ông Đại sứ của chúng ta ở Geneva. Ông ấy có thể giúp ông khỏi phải tốn kém mọi thứ và tránh được chuyện rắc rối. Có phải bởi vì ông cũng không tin tưởng ông ấy? Hay là có lẽ ông ấy không tin tưởng ông?

– Tất cả đều không phải. – Al Obaydi vừa lớn tiếng vừa đứng vụt lên, nhưng mấy vệ binh chộp lấy vai ông ta và xô ông ta trở xuống ghế.

– Bây giờ ông đã bớt nóng giận, vị Biện lý trầm tĩnh nói – Có lẽ chúng ta có thể tiếp tục. Ông đã đến Thuỵ Điển, đúng hơn là đến Kalmar để đúng hẹn với ông Perdersson, người mà dường như ông đã vui lòng điện thoại.

Vị Biện lý lại xem các ghi chép trước khi nói tiếp:

– Và mục đích của cuộc viếng thăm này là gì, sau khi ông đã xác nhận không phải ông đi nghỉ phép.

– Tôi cố tìm xem ai là kẻ lấy trộm chiếc tủ sắt.

– Hay là để biết chắc chắn là tủ sắt đã lên đường theo kế hoạch của ông?

– Chắc chắn không phải, – Al Obaydi nói, giọng bắt đầu lớn – Chính tôi là người đã khám phá ra kẻ mang tên Riffat đó là điệp viên Kratz của Mossad.

– Ông đã biết rằng Riffat là một điệp viên của Mossad?

Vị Biện lý chất vấn với vẻ hoài nghi pha giễu cợt.

– Vâng, tôi đã phát giác ra khi tôi đến Kalmar, – A lObaydi nói.

– Nhưng ông lại nói với ông Perdersson rằng ông Riffat là một con người rất kỹ lưỡng, một con người có thể tin tưởng. Tôi nói có đúng không? Thế là giờ đây cuối cùng chúng tôi tìm được một người mà ông có thể tin tưởng.

– Đó chỉ là vì tôi không muốn ông Perdersson biết điều tôi đã khám phá ra.

– Tôi không nghĩ ông muốn bất cứ người nào biết điều ông đã khám phá ra, như tôi sẽ tiếp tục trưng bày. Ông đã làm gì sau đó?

– Tôi đã bay trở về Paris.

– Và ông đã qua đêm ở Toà đại sứ?

– Vâng, nhưng tôi chỉ tạm ngừng trên đường đi Jordan.

– Tôi sẽ nói tới chuyến đi của ông đến Jordan một lát nữa, nếu tôi có thể. Nhưng điều tôi muốn biết lúc này là tại sao khi ông trở về Toà đại sứ của chúng ta ở Paris, ông lại không gọi ngay cho ông Đại sứ của chúng ta ở Geneva để thông báo với ông ấy về điều ông đã khám phá ra? Chẳng những ông Đại sứ đang ở nhà, mà ông ấy còn nhận một cú điện thoại từ một người khác trong số nhân viên của Toà đại sứ sau khi ông đã đi ngủ.

Al Obaydi đột nhiên nhận thức được Farrar biết nhiều như thế nào. Ông ta cố lấy lại bình tĩnh.

– Mối quan tâm duy nhất của tôi là trở về Baghdad để cho ông Bộ trưởng Ngoại giao biết nỗi nguy hiểm mà lãnh tụ của chúng ta đang gặp phải.

– Như vụ ném bom sắp xảy ra của Mỹ lên đại bản doanh Mukhbarat, – vị Biện lý Chính phủ gợi ý.

– Tôi không biết những gì bọn Mỹ đang dự tính. – Al Obaydi lớn tiếng.

– Tôi hiểu. – Farrar nói – Quả thực không phải là một sự trùng phùng chẳng vui vẻ gì trong khi ông ngủ êm ấm trên giường ở Paris thì các tên lửa Tomahawk rơi như mưa lên Baghdad.

– Nhưng tôi đã trở về Baghdad ngay sau khi nghe tin về vụ oanh tạc, – Al Obaydi biện hộ.

– Có lẽ ông sẽ không quá vội vã trở về như thế nếu bọn Mỹ đã thành công trong việc ám sát vị lãnh tụ của chúng.

– Nhưng bản báo cáo của tôi đã chứng thực…

– Và bàn báo cáo đó ở đâu?

– Tôi đã có ý định viết trên cuộc hành trình từ Jordan đến Baghdad.

– Thuận tiện quá. Và ông đã khuyên ông bạn Riffat đáng tin cậy của ông gọi điện thoại cho ông Bộ trưởng Công nghiệp để hỏi xem ông ta có được trông đợi hay không?

– Không, tôi không làm việc đó, – Al Obaydi nói, – Nếu bất cứ điểm nào trong điều này là đúng sự thực, thì tại sao tôi phải làm việc hết sức vất vả để biết rõ vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta đã giữ an toàn bản Tuyên ngôn?

– Tôi đã vui mừng vì ông đã nhắc tới bản Tuyên ngôn – vị Biện lý Chính phủ dịu dàng nói, – bởi vì tôi cũng đang mù tịt về vai trò ông đóng trong công việc đặc biệt này. Nhưng trước hết hãy để tôi hỏi. Ông có tin cậy vị đại sứ của chúng ta ở Geneva để đảm đương công việc chuyển giao bản Tuyên ngôn về Baghdad?

– Vâng, tôi tin.

– Và nó có đến Baghdad một cách an toàn hay không? – vị Biện lý vừa hỏi vừa liếc mắt về tấm giấy da nhàu nhỏ, vẫn còn đóng bằng đinh vào bức tường phía sau Saddam.

– Vâng, an toàn.

– Thế thì tại sao ông lại không tin giao hiểu biết mà ông đã tìm hiểu được về chiếc tủ sắt cho cùng một người trong lúc ông vẫn nhớ rằng đó là trách nhiệm của ông ấy?

– Đây là vấn đề khác.

– Chắc chắn như vậy, và tôi sẽ trưng bày với Hội đồng nó khác như thế nào. Bản Tuyên ngôn đã được trả tiền như thế nào?

– Tôi không hiểu. – Al Obaydi nói.

– Thế thì hãy để cho tôi làm cho ông dễ hiểu hơn. Mỗi lần trả tiền được giải quyết như thế nào?

– Mười tám triệu đô la phải đưa ngay sau khi hợp đồng được thoả thuận, và bốn mươi triệu đô la nữa khi bản Tuyên ngôn được chuyền giao.

– Và trong số tiền đó – tiền của quốc gia – Ông đã giữ riêng cho ông bao nhiêu?

– Không một xu.

– Tốt. Chúng ta sẽ xem đó có phải là hoàn toàn chính xác hay không. Nhưng cuộc gặp gỡ đã diễn ra ở đâu đề trao đổi những số tiền quá lớn như thế?

– Làn trả đầu tiên được thực hiện cho một ngân hàng ở New Jersey, và lần thứ hai cho công ty Dummond, một trong những ngân hàng của chúng ta ở Thuỵ Sĩ.

– Và lần trả đầu tiên gồm mười triệu dô la, nếu tôi hiểu đúng, ông đã yêu cầu phải trả bằng tiền mặt.

– Điều đó không đúng, – Al Obaydi nói – Phía bên kia đã yêu cầu phải trả bằng tiền mặt.

– Thuận tiện quá. Nhung rồi, một lần nữa, chúng tôi chỉ có lời nói của ông làm bằng, bởi vì ông Đại sứ của chúng ta ở New York đã phát biểu chính ông ta yêu cầu lần trả đầu tiên phải bằng tiền mặt. Có lẽ ông ấy cũng đã hiểu lầm ông. Nhưng chúng ta hãy nói sang lần trả thứ hai. Và ông hãy đính chính nếu tôi đã hiểu lầm ông.

Vị Biện lý ngừng một lát rồi tiếp:

– Có phải tiền đã được chuyển thẳng vào công ty Franchard?

– Đúng thế, – Al Obaydi nói.

– Và ông đã nhận lại một số tiền ăn chia sau mỗi lần trả?

– Chắc chắn không.

– Tốt. Điều chắc chắn là, vì lần trả đầu tiên được thực hiện bằng tiền mặt, bất cứ ai cũng khó chứng minh ngược lại. Nhưng về lần trả thứ hai…

Vị Biện lý ngừng lại để cho ý nghĩa lời nói của ông thấm sâu.

– Tôi không biết ông đang nói chuyện gì? – Al Obaydi rít lên.

– Thế thì trí nhớ của ông phải có một sai sót nữa, bởi vì trong thời gian ông đi vắng, khi ông vội vã trở về từ Paris để cảnh giác Tổng thống về mối nguy hiểm sắp xảy ra cho tính mạng của Người, ông đã nhận được một thông báo của công ty Franchard mà vì bức thư đề địa chỉ ông Đại sứ của chúng ta ở Paris nên cuối cùng nằm trên bàn của ông Thứ trưởng Ngoại giao.

– Tôi không có liên lạc với công ty Franchard…

– Tôi không có ý nói như vậy, – vị Biện lý nói trong lúc ông sải bước tới cách Al Obaydi chừng một mét. – Tôi chỉ có ý nói họ đã liên lạc với ông. Bởi vì họ đã gửi cho ông bản kê khai các khoản tiền gửi vào lấy ra gần đây nhất của ông với tên Hamid Al Obaydi, đề ngày 25 tháng 7 năm 1993, cho thấy tài khoán đã được trả vào một triệu đô la vào ngày 18 tháng 2 năm 1993.

– Không thể như thế được, – Al Obaydi nói với vẻ thách thức.

– Không thể như thế sao? – vị Biện lý vừa nói vừa ném một bản sao của bản kê khai trước mặt Al Obaydi.

– Cái này rất dễ giải thích. Gia đình Cavalli đang cố trả thù vì chúng ta đã không chịu trả đủ số tiền một trăm triệu đô la như đã hứa hẹn ban đầu.

– Trả thù, đó chính là ông nói. Tiền không phải là thực hay sao? Chẳng lẽ nó không hiện hữu? Đây chỉ là một mảnh giấy à? Một ảo tưởng của chúng tôi?

– Vâng, – Al Obaydi nói – Đó là sự thực.

– Như vậy có lẽ ông có thể giải thích tại sao một trăm nghìn đô la được rút ra khỏi tài khoản này một ngày sau khi ông đã viếng thăm công ty Franchard?

– Không thể như thế được.

– Lại một điều không thể nữa sao? Một ảo tưởng nửa của chúng tôi à? Thế thì ông đã trông thấy lệnh rút một trăm nghìn đô la, được gửi đến cho ông mấy ngày sau? Chữ ký trên đó rất giống chữ ký trên bản phúc trình về chế tài mà ông đã nhìn nhận là xác thực.

Vị Biện lý giơ hai bản tài liệu trước mặt Al Obaydi sát vào chóp mũi của ông ta. Ông ta nhìn vào hai chữ ký và nhận thức được những gì Cavalli đã làm. Vi Biện lý tuyên án tử hình trước cả khi Al Obaydi được phép giải thích.

– Và bây giờ chắc là ông sắp sửa yêu cầu Hội đống tín rằng cũng chính Cavalli đã giả mạo chữ ký của ông?

Một tiếng cười nhỏ từ từ chuyển quanh bàn và Al Obaydi tin chắc rằng vị Biện lý biết rõ ông ta chỉ nói sự thực.

– Tôi đã chán ngấy chuyện này, – người duy nhất trong phòng dám ngắt lời vị Biện lý lên tiếng.

Al Obaydi ngước lên với một cố gắng cuối cùng lôi cuốn sự chú ý của vị Tổng thống, nhưng ngoại trừ vị Biện lý Chính phủ.

Cả Hội đồng đang nhìn về phía đầu bàn và gật đầu đồng ý.

– Hội đồng có những vấn đề cấp bách hơn cần phai xem xét. – Ông vừa nói vừa vẫy một bàn tay như thể đang đập một con ruồi gây khó chịu.

Hai quân nhân liền bước tới và đưa Al Obaydi khỏi mắt ông.

° ° °

– Mọi việc dễ hơn nhiều so với những gì chúng ta chờ đợi – Cohen nói, sau khi họ đã qua khỏi trạm liềm tra cứu Iraq.

– Có lẽ hơi quá dễ, – Kratz nói.

– Thật là thú vị khi chúng ta có một người lạc quan và một người bi quan trong chuyến đi này, – Scott nói.

Sau khi Cohen đã cho xe chạy trên xa lộ, anh ta vẫn thận trọng không vượt quá tám mươi cây số giờ. Những chiếc xe tải chạy theo hướng ngược lại về phía Jordan ít khi có hơn hai ngọn đèn pha cháy sáng, khiến cho một đôi lẳn ở từ xa trông giống như mô tô, vì vậy thật là nguy hiểm khi vượt qua. Nhưng mắt anh ta cần phải hết sức cảnh giác đối với các chiếc xe tải chạy phía trước, đối với chúng, một ngọn đèn đỏ phía sau đã là một sự xa xỉ.

Kratz vẫn luôn luôn nghĩ cuộc hành trình gần năm trăm cây số từ biên giới Baghdad quá dài không thể chạy một mạch, vì thế ông đã quyết định họ sẽ nghỉ ngơi một lát khi còn cách thủ đô của Iraq khoảng năm mươi cây số.

Scott hỏi Cohen lúc nào theo ý anh ta sẽ đến nơi nghỉ.

– Giả sử tôi không đâm đầu vào một chiếc xe tải bị phế bỏ đậu ở giữa đường hoặc lọt thỏm xuống một lỗ nước xói, tôi nghĩ chúng ta sẽ đến đó vào khoảng bốn, năm giờ là chậm nhất.

– Tôi không thích thấy tất cả những chiếc xe nhà binh đó chạy trên đường. Anh nghĩ họ có thể làm gì? – Kratz hỏi, ông ta đã không chợp mắt kể từ khi họ qua biên giới.

– Một tiểu đoàn đang chuyển quân, tôi đoán thế, thưa ông. Đối với tôi, điều đó không có vẻ bất thường, và tôi nghĩ chúng ta không cần phải lo ngại họ trừ phi họ đi cùng hướng với chúng ta.

– Có lẽ anh nói đúng, – Kratz báo.

– Nếu ông qua biên giới một cách hợp pháp, chắc là ông đã không suy nghĩ như thế.

– Có lẽ… Nhưng, Trung sĩ, – Kratz vừa nói vừa quay sự chú ý trở lại Cohen, – anh hãy cho tôi biết ngay lúc anh bất cứ điều gì mà anh cho là bất thường.

– Có phải ông muốn nói, như một người phụ nữ đáng nhìn lại một lần thứ hai?

Kratz không bình luận. Ông quay sang hỏi Scott một câu chỉ để nhận thấy anh lại ngủ gật. Ông ganh tỵ tính dễ ngủ của Scott ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào, đặc biệt khi đang lâm vào tình trạng căng thẳng như thế này.

Trung sĩ Cohen tiếp tục lái xe suốt đêm, không phải luôn luôn theo một đường thẳng, vì anh ta thỉnh thoảng phải tránh một chiếc xe tăng bị đốt cháy hoặc một hố bom lớn do chiến tranh để lại. Họ cứ liên tục di chuyển qua những thị trấn nhỏ và những thôn làng đang ngủ yên tựa hồ không có người ở, cho tới lúc bốn giờ mấy phút, khi Cohen tách khỏi xa lộ và đì vào một con đường mòn rất có thể chỉ được lưu thông một chiều. Anh ta lái xe trong hai mươi phút nữa, cuối cùng dừng lại khi con đường chấm dứt tại một ngọn đồi cao.

– Ngay cả một coin chim kền kền cũng không tìm được chúng ta ở đây, – Cohen nói trong lúc anh ta tắt máy xe – Đại tá có cho phép hút một điếu thuốc và chợp mắt một chút?

Kratz gật đầu và quan sát Cohen nhảy ra khỏi buồng lái và đưa cho Aziz một điếu thuốc trước khi biến dạng vào phía sau một cây cọ. Ông kiểm tra miền thôn dã chung quanh một cách cẩn thận, và quyết định Cohen nói đúng.

Khi ông trở lại xe, ông nhận thấy Aziz và viên trung sĩ đã ngủ, trong lúc Scott đang ngồi trên một ngọn đồi ngắm cảnh, mặt trời mọc về phía Baghdad.

– Thật là một cảnh tượng thanh bình. – anh nói trong lúc Kratz ngồi xuống bên cạnh anh, hầu như anh đang nói với một người nào khác. – Chỉ có Chúa mới có thể tạo nên một cảnh mặt trời mọc đẹp như thế.

– Có điều gì đó không ổn, – Kratz khẽ nói.

Bình luận