Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghĩ Giàu Làm Giàu – Think And Grow Rich

Chương 14: Bước Thứ Mười Ba Vươn Tới Của Cải: Giác Quan Thứ Sáu

Tác giả: Napoleon Hill

Bạn mở cánh cửa vào Lâu đài Tài trí. Con đường sáng tạo đầy hoa chào mời bạn đến với giàu sang.

—————————

BƯỚC THỨ MƯỜI BA VƯƠN TỚI CỦA CẢI: GIÁC QUAN THỨ SÁU

Bạn đã nhận thấy trong mỗi chương có một nguyên tắc triết lý thành đạt mới. Nguyên tắc thứ mười ba – nguyên tắc giác quan thứ sáu. Nhờ có giác quan này, Trí tuệ Thế giới có thể liên hệ và sẽ liên hệ trực tiếp với nhận thức của cá nhân mà người này không cần cố gắng gì.

Nguyên tắc này là đỉnh cao trong triết lý của chúng tôi. Nhưng chỉ có thể hiểu nó và hành động sau khi tiếp thu được mười hai nguyên tắc trước đó.

Khi chúng ta nói đến lĩnh vực tiềm thức với tên gọi là ôtrí tưởng tượng sáng tạoằ – cái đó chính là giác quan thứ sáu. Nhờ có giác quan thứ sáu làm ôthiết bị nhận tinằ, các tư tưởng, kế hoạch và ý nghĩ bùng lên trong nhận thức. Thỉnh thoảng người ta gọi sự bùng lên này là hưng phấn.

Không thể mô tả nổi giác quan thứ sáu! Thật sự là như vậy, làm sao có thể kể cho một người không nắm được các nguyên tắc trong triết lý của chúng tôi biết thế nào là giác quan thứ sáu? Bởi vì người này chẳng có cả Kiến thức lẫn Kinh nghiệm để có thể so sánh giác quan này. Sự hiểu biết giác quan thứ sáu chỉ đến với ta qua thiền tâm, qua phát triển nhận thức từ bên trong.

Sau khi làm quen với những nguyên tắc trình bày trong quyển sách này, bạn phải sẵn sàng tiếp nhận và coi như chân lý một nhận định mà trước đây bạn có thể thấy vô nghĩa. Nhờ có giác quan thứ sáu, bạn sẽ được báo trước về những tai họa đang đến gần, cũng như những cơ hội không nên bỏ qua.

Giác quan thứ sáu phát triển thì Thần hộ mệnh sẽ luôn ở bên bạn, và lúc nào cũng sẵn sàng mở cho bạn cánh cửa vào Lâu đài Tài trí.

—————————-

CÚ HUÝCH LỚN BAN ĐẦU

Tác giả không tin vào phép màu và không định thuyết phục ai tin vào sự tồn tại của nó – kiến thức của tôi về thiên nhiên đủ để hiểu: thiên nhiên không bao giờ làm khác với quy luật của mình. Nhưng một số quy luật phức tạp và khó giải thích đến mức đẩy người ta tới ý nghĩ về ô phép nhiệm màuằ. Trong tất cả những điều tôi đã trải qua trong cuộc đời, gần với phép nhiệm màu nhất chính là giác quan thứ sáu. Và tôi biết chắc rằng trên thế giới có một sức mạnh, hay là Cú huých đầu tiên, hay là Trí tuệ, xuyên thấu từng nguyên tử vật chất và khiến con người tiếp thu được năng lượng cô đặc; Trí tuệ thế giới này biến quả sồi thành cây sồi, bắt nước đổ từ trên cao xuống thấp (phân trách nhiệm này cho Quy luật vạn vật hấp dẫn); lấy ngày thay đêm, dùng mùa hè tiếp nối mùa đông, định ra cho mỗi sự vật một vị trí và quan hệ với toàn bộ thế giới còn lại. Trí tuệ này cùng với các nguyên tắc trong triết lý của chúng tôi có thể giúp cả bạn nữa – trong việc biến mong muốn của bạn thành những hình thái vật chất cụ thể. Tôi biết rõ điều này: tôi có kinh nghiệm, và kinh nghiệm này đã dạy tôi.

Theo trình tự các chương trước, bạn đã tiến gần đến nguyên tắc cuối cùng. Chỉ sau khi nắm được các nguyên tắc đi trước, bạn mới sẵn sàng cởi mở tiếp thu những nhận định lạ thường mà tôi sẽ đưa ra trong chương này. Vì thế, nếu bạn chưa nắm vững, hãy đọc lại những chương trước một lần nữa.

Khi tôi còn ở lứa tuổi ôsáng tạo thần tượngằ, tôi thường cố bắt chước những người tôi sùng bái trong mọi hành động của mình. Hơn thế nữa, tôi phát hiện ra rằng chính lòng tin vào những thần tượng của tôi đã giúp tôi hiện thân thành họ.

—————————

BẠN CÓ THỂ MƯỢN CÁC Ô CỐ VẤN VÔ HÌNH

Thật ra mà nói, tôi chưa bao giờ rời bỏ thói quen biến mình thành các nhân vật mà tôi yêu thích. Kinh nghiệm dạy tôi rằng thi đua với sự vĩ đại, thi đua bằng cảm xúc và bằng hành động, cho đến khi tiệm cận tối đa mục tiêu đã chọn – đó cũng là một sự vĩ đại không kém.

Trước khi tôi viết ra được những dòng đầu tiên để đăng, hoặc phát biểu bài diễn văn đầu tiên, tôi đã tạo cho mình thói quen rèn luyện: tôi rèn mình dựa vào tiểu sử những người gây ấn tượng cho tôi mạnh nhất. Đó là Emerson, Pain, Edison, Darwin, Lincoln, Berbenk, Napoleon, Ford và Carneghi. Trong suốt nhiều năm, tôi thường xuyên trao đổi với những người mà tôi vẫn gọi là những ôcố vấn vô hình.

Điều đó diễn ra như sau. Tối nào trước khi đi ngủ tôi cũng nhắm mắt và tưởng tượng nhóm chín người vĩ đại ngồi cùng một bàn với tôi. Nhưng ở đây tôi không những ngồi cùng một bàn với những người tôi coi là vĩ đại, mà còn lãnh đạo họ, bởi vì tất nhiên là tôi chủ tọa những cuộc họp đó.

Và bạn hãy tin rằng tôi không chỉ thỏa mãn trong tưởng tượng bằng những buổi gặp gỡ chiều chiều này – tôi đặt ra cho mình một mục tiêu cụ thể: sửa đổi sao cho tính cách của mình trở thành tổng hợp tính cách các cố vấn tưởng tượng của tôi.

Tôi sinh ra giữa dốt nát và định kiến. Từ rất sớm tôi đã hiểu là mình cần khắc phục trở ngại này trên con đường đi đến cuộc sống chân chính như tôi vẫn hình dung. Vì thế tôi đặt cho mình mục tiêu tái sinh theo ý chí của mình. Bằng cách nào? Tôi đã kể cho bạn nghe rồi.

—————————-

LÚC NÀO CẦN TỰ KỶ ÁM THỊ?

Tôi hiểu, tất cả những người này có thể trở thành những nhân vật như vậy là do họ rất muốn điều đó. Tôi biết, nếu một mong muốn nào đó định vị chắc chắn và sâu sắc trong con người bạn thì kiểu gì nó cũng sẽ tìm cách vượt ra ngoài, tức là được thực hiện. Tôi rõ là tự kỷ ám thị có một sức mạnh rất to lớn, và đặc biệt trong việc hình thành nhân cách thì ý nghĩa này khó đánh giá hết được.

Hiểu nguyên tắc điều khiển nhận thức, tôi sẵn sàng sửa đổi tính cách của mình. Trong các buổi họp của Hội đồng tưởng tượng, tôi hỏi những lời khuyên và kiến thức cần thiết của từng người thuộc bộ chín trứ danh. Tôi nói lên thành tiếng. Ví dụ:

Ngài Emerson, tôi mong có được một phần nhỏ hiểu biết về thiên nhiên phong phú mà người khác không có được của ngài. Tôi xin ngài tác động vào tiềm thức của tôi và chỉ dẫn những phẩm chất nào đã giúp ngài hiểu và áp dụng các quy luật tự nhiên phục vụ mục đích của mình.

Ngài Berbenk, xin ngài hãy truyền cho tôi kiến thức đã giúp ngài chinh phục các quy luật tự nhiên, làm cho xương rồng trong tay ngài thì mất gai và trở thành ăn được. Hãy giúp tôi tiếp cận những kiến thức đã giúp ngài buộc thiên nhiên phải dành sự sống cho hai ngọn cỏ ở những nơi trước đây chỉ có một.

Napoleon, tôi thèm muốn được thi đua, và bạn hãy cho tôi biết làm thế nào để tạo cảm hứng cho mọi người, động viên mọi người hành động một cách mạnh mẽ và có mục đích, làm thế nào để có lòng tin và truyền bá được niềm tin, niềm tin có sức mạnh chuyển bại thành thắng và san bằng mọi trở ngại.

Ngài Pain, tôi cũng muốn có được những suy nghĩ tự do, lòng dũng cảm và sự trong sạch như ở ngài khi ngài phát biểu những tư tưởng của mình, những tư tưởng đã đưa ngài lên đỉnh vinh quang.

Ngài Darwin, tôi mong có được sự bình tĩnh tuyệt vời và khả năng nghiên cứu các mối quan hệ nhân-qủa mà không hạn chế bởi lá chắn định kiến giống như ngài đã làm trong khoa học tự nhiên.

Ngài Lincoln, tôi ước ao rèn luyện cho mình sự công bằng, tính chịu đựng, sự khôi hài, nhân tính và kiên nhẫn – tức là tất cả những đặc điểm tập trung cao độ trong tính cách riêng của ngài.

Ngài Carneghi, tôi muốn thấm nhuần nguyên tắc ônỗ lực có mục đíchằ mà ngài đã vận dụng vô cùng hiệu qủa trong khi xây dựng đế quốc công nghiệp khổng lồ của mình.

Ngài Ford, tôi muốn nắm được bí quyết kiên định, nhất quán, tự tin, ngoan cường đã giúp ngài chiến thắng đói nghèo và tổ chức, đoàn kết được mọi người, để tôi cũng có thể giúp đỡ được mọi người đi theo con đường ngài đã đi.

Ngài Edison, hãy cho tôi niềm tin đã giúp ngài khám phá hàng loạt bí mật của tự nhiên, cho tôi khả năng lao động bền bỉ để tự dành lấy chiến thắng về mình.

—————————

HỘI ĐỒNG TƯỞNG TƯỢNG

Lẽ đương nhiên, mỗi lần tôi hỏi ý kiến các thành viên ôHội đồngằ tưởng tượng của tôi một cách khác nhau, tuỳ thuộc vào việc tôi cần rèn luyện đặc điểm nào trong tính cách của mình ở thời điểm đó. Sau vài tháng họp vào các buổi tối, tôi vô cùng ngạc nhiên phát hiện ra rằng tôi nhìn thấy họ như những người sống thật.

Từng người trong bộ chín này thể hiện tính cách riêng của mình mạnh mẽ đến mức tôi phải ngạc nhiên. Ví dụ, ngài Lincoln quen đến muộn và sau đó cứ một mình dạo quanh trong phòng. Lúc nào vẻ mặt ngài cũng trầm ngâm và đăm chiêu. Rất hiếm khi tôi nhìn thấy ngài Lincoln mỉm cười.

Những người kia thì khác hẳn. Ngài Berbenk và ngài Pain thường thích tấn công nhau bằng những lời công kích sắc sảo làm choáng váng những người khác. Có một lần ngài Berbenk tới muộn. Ông đầy hồi hộp và hào hứng giải thích nguyên nhân đến muộn là do ông bận làm một thí nghiệm mà ông hy vọng kết quả của nó cho phép quả táo ra trên cây nào cũng được. Ngài Pain mỉa mai rằng táo chính là nguyên nhân cơ bản nhất của mọi vấn đề trong quan hệ giữa đàn ông và đàn bà. Ngài Darwin vừa cười vừa khuyên ngài Pain nên cẩn thận với bọn rắn con trong khi thu hoạch táo, bởi vì chúng có thói quen trở thành rắn lớn. Ngài Emerson ngắt lời: ôKhông rắn không táo gì cảằ. Còn Napoleon thì kết luận: ôKhông táo -không đất nướcằ.

Tôi nhìn thấy những buổi gặp gỡ này sống động đến mức tôi đâm sợ hậu quả và tạm dừng một vài tháng. Nó có vẻ siêu nhiên, và tôi bỗng sợ rằng nếu tôi cứ tiếp tục, thì tới một lúc nào đó tôi sẽ quên mất rằng đây chỉ là trò chơi trong trí tưởng tượng của tôi mà thôi.

Và lần đầu tiên tôi đủ dũng cảm để kể về tất cả những điều này. Lúc đầu tôi im lặng vì tôi biết: nếu mô tả trung thực thí nghệm của tôi thì mọi người sẽ hiểu sai về tôi. Và quả thật, nếu điều này diễn ra với người nào khác thì tôi cũng sẽ nhìn nhận giống như mọi người thôi. Ngoài ra, hiện nay tôi ít quan tâm xem ôngười ta sẽ nói saoằ như những năm trước đây.

Song thậm chí nếu bị mọi người hiểu sai, tôi vẫn muốn tuyên bố cứng rắn và thành thật rằng mặc dù ôHội đồngằ của tôi chỉ họp trong tưởng tượng, họ đã dẫn dắt tôi đến với con đường phiêu du đầy hồi hộp, thức tỉnh trong tôi lòng thán phục trước sự vĩ đại chân chính, củng cố niềm tin sáng tạo, khuyến khích phát triển những ý nghĩ trung thực.

————————–

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH THỨC ĐƯỢC GIÁC QUAN THỨ SÁU

ở đâu đó trong cấu trúc của não có một cơ quan có khả năng tiếp thu giao động ý nghĩ được gọi là trí tưởng tượng. Khoa học vẫn chưa biết được nó nằm ở đâu, nhưng thực ra điều đó cũng không quan trọng. Sự thật quan trọng là con người nhận được thông tin qua các nguồn khác ngoài các giác quan vật chất bình thường. Thông tin này được tiếp thu bằng nhận thức khích động hơn lúc bình thường. Tất cả những gì làm cho trái tim đập nhanh hơn đều có khả năng làm cho giác quan thứ sáu thức tỉnh. Những người lái xe đang ở vào tình huống sắp bị tai nạn đều biết rằng lúc đó, chỉ trong một vài phần giây, giác quan thứ sáu lập tức có mặt và giúp thoát khỏi điều bất hạnh.

Tôi đưa ra những nhận xét sơ bộ này để dẫn tới một thực tế sau: trong thời gian gặp gỡ các ôcố vấn vô hìnhằ, nhận thức của tôi ở vào trạng thái dễ tiếp thu nhất các tư tưởng, ý nghĩ và kiến thức đến với nó thông qua giác quan thứ sáu.

Trong nhiều trường hợp, khi tôi gặp những điều bất ngờ, đôi lúc nguy hiểm đến cả tính mạng, những ôcố vấn vô hìnhằ đã cứu tôi thoát khỏi mối nguy cơ.

Mục tiêu duy nhất ban đầu của việc tôi tổ chức gặp gỡ những nhân vật tưởng tượng là mong muốn nhờ tự kỷ ám thị tác động đến tiềm thức để rèn luyện những tính cách cần thiết. Về sau, những thí nghiệm này mang bóng dáng khác hẳn: tôi cầu cứu họ giúp đỡ giải quyết những vấn đề khó mà tôi hoặc khách hàng của tôi gặp phải. Nhiều khi có những kết quả kinh ngạc, nhưng tất nhiên tôi không hoàn toàn dựa vào hình thức làm việc này.

———————–

GIÁC QUAN THỨ SÁU – NGUỒN SINH LỰC TRỖI DẬY

Không thể lôi giác quan thứ sáu từ trong túi áo ra và bật lên cho nó làm việc được. Kỹ năng sử dụng sức mạnh vĩ đại này đến với ta từ từ, thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc khác đề ra trong quyển sách này.

Bạn là ai đi nữa, bạn đọc quyển sách này với mục tiêu nào đi nữa, bạn cũng không thể nào vận dụng được cái lợi cho mình nếu không hiểu được nguyên tắc mô tả trong chương này. Điều đó lại càng cần thiết nếu mục đích của bạn là tích luỹ tài sản.

Tôi đưa chương này vào cuốn sách vì tôi muốn giới thiệu đầy đủ triết lý của mình, triết lý mà nếu tuân theo nó thì không cần phải có những nỗ lực bất thường gì, người nào cũng có thể đạt được những điều mình mong mỏi trong đời. Xuất phát điểm của bất cứ thành tựu nào cũng là sự mong muốn đam mê. Cái đích cuối cùng – nhận thức đạt tới trạng thái hiểu biết -hiểu mình, hiểu người khác, hiểu các quy luật của tự nhiên; trạng thái cho phép khám phá và hiểu được hạnh phúc. Song, sự hiểu biết đầy đủ chỉ đến khi ta làm chủ được giác quan thứ sáu.

Đọc chương này, bạn không thể không nhận thấy là mình đang ở trong trạng thái tình cảm kích động. Thật tuyệt vời! Một tháng sau hãy đọc lại chương này một lần nữa, và bạn sẽ thấy rằng trí tuệ của mình được nâng cao hơn. Lặp lại việc này vài lần, và không quan trọng là tới lúc đó bạn biết nhiều hay biết ít, nhất định bạn sẽ cảm thấy một sức mạnh – bạn sẽ thấy tràn đầy sức lực để chiến thắng tinh thần sa sút, chiến thắng nỗi sợ hãi, khắc phục tính chần chừ, và kết quả là tự do hấp thụ thông tin từ nguồn tưởng tượng vô tận. Bạn sẽ cảm thấy mình được đụng chạm đến cáigì đóằ vô danh đã từng khích lệ những nhà tư tưởng, lãnh đạo, họa sỹ, nhạc công, và những nhà hoạt động xã hội có tiếng. Và khi đó bạn sẽ thấy đủ sức thay đổi và thực hiện bất kỳ ước mơ nào của mình. Và lúc đó điều này cũng dễ dàng y như hiện nay, bạn ẩn mình bất động khi xuất hiện khó khăn đầu tiên ngăn cản bạn thực hiện mong muốn của mình.

————————

Suy nghĩ cần ghi chép

Sự hưng phấn sẽ không bỏ qua bạn: nó sẽ dâng tràn trong bạn bằng sức mạnh của Trí tưởng tượng sáng tạo, bằng sự hùng hậu của Giác quan thứ sáu.

Tác giả đã chọn Henry Ford và tám người vĩ đại khác làm ôcố vấn vô hìnhằ của mình. Phương pháp kỳ diệu này cũng có thể có ích cho bạn – hãy hành động đi!

Bạn đụng chạm đến cáigì đóằ vô danh đã từng là ngôi sao dẫn lối cho những người vĩ đại thuộc mọi thời đại. Cho tới nay nó vẫn còn tiếp tục làm ra những điều kỳ diệu trong nghệ thuật, khoa học và doanh nghiệp.

Bạn muốn giàu có? Chương này – dành riêng cho bạn!

CHÚNG TÔI THUỘC VỀ SỐ ÍT – NHỮNG NGƯỜI Ở TRÊN ĐỈNH CAO CỦA SỰ THÀNH ĐẠT.

Bình luận
720
× sticky