Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghĩ Giàu Làm Giàu – Think And Grow Rich

Chương 9: Bước Thứ Tám Vươn Tới Của Cải: Sự Kiên Định

Tác giả: Napoleon Hill

Sự kiên định – nhân tố chủ yếu trong quá trình biến mong muốn thành tương đương tiền tệ. Có thể cho rằng sức mạnh ý chí chính là cơ sở của sự kiên định.

ý chí kết hợp đúng với đam mê sẽ đem lại hiệu qủa không ngờ. Thông thường người ta hay có quan niệm sai lầm về những người đã tích luỹ được tài sản lớn: những người này bị coi là những tên kẻ cướp băng giá, ác độc và không biết thế nào là lòng thương hại. Người ta không hiểu nổi họ. Người ta không hiểu rằng cái mà họ có – đó chính là sức mạnh ý chí kết hợp với kiên định để đảm bảo đạt tới mục tiêu.

Phần đông mọi người khi có dấu hiệu bất lợi đầu tiên sẵn sàng từ bỏ ngay mục tiêu và ý định của mình. Và chỉ có rất ít người coi thường mọi khó khăn, chiến đấu đến cùng cho tới khi đạt được mục tiêu của mình mới thôi.

Trong từ ôkiên địnhằ không có gì mang nghĩa anh hùng. Nhưng những người có tính cách này giống như loại quặng dùng để nấu thép.

Chúng ta đã nói về mười ba nguyên tắc triết học giúp tạo ra của cải. Chỉ có thể xác định và áp dụng đúng đắn những nguyên tắc này khi bạn có lòng kiên định.

—————–

ĐIỂM YẾU – NẰM TRONG SỰ THIẾU KIÊN ĐỊNH

Nếu bạn làm theo chỉ dẫn của quyển sách này và cố áp dụng kiến thức thu được vào thực tế, tiêu chuẩn kiểm tra đầu tiên về tính kiên định của bạn sẽ là việc thực hiện sáu bước trình bày ở chương ômong muốnằ.

Khi bạn còn chưa thuộc về nhóm ít ỏi những người có mục tiêu rõ ràng và kế hoạch đạt mục tiêu cũng cụ thể và rõ ràng không kém, hãy hết sức chú ý đọc chỉ dẫn. Cuối cùng bạn sẽ dứt bỏ được sự máy móc tẻ nhạt hàng ngày và không bao giờ nhìn lại chúng nữa. Cuộc sống không cho phép chúng ta hành động theo một sơ đồ cứng nhắc nào!

Thiếu kiên định là nguyên nhân thất bại phổ biến nhất. Kinh nghiệm của hàng ngàn người cho thấy rằng thiếu kiên định là điểm yếu nhất của phần đông trong số họ. Tuy nhiên, điểm yếu này có thể khắc phục nếu bạn có một số cố gắng nỗ lực. Tất cả phụ thuộc vào sự mong muốn của bạn.

Bất cứ một thành tựu nào cũng khởi đầu bằng mong muốn và ước mơ. Hãy thường xuyên nhớ đến điều đó. Cố gắng nhỏ đưa lại kết quả nhỏ, cũng như ngọn lửa yếu chẳng sưởi ấm được bao nhiêu. Nếu bạn phát hiện ra rằng mình thiếu kiên định thì cũng dễ chữa khỏi bất hạnh này: hãy đốt trong mình ngọn lửa mong muốn để cho nó thực sự cháy sáng.

Đọc hết quyển sách này, hãy quay lại chương ôMong muốnằ và bắt đầu thực hiện ngay những chỉ dẫn về sáu bước biến tư tưởng thành tiền tệ. Lòng nhiệt huyết và sự hăng hái trong hành động của bạn sẽ là chỉ số tốt nhất nói lên lòng mong muốn tiền bạc của bạn mạnh (hoặc yếu) đến đâu. Nếu bạn thấy mình thờ ơ, bạn hãy biết rằng: bạn sẽ không bao giờ suy nghĩ bằng các phạm trù tiền tệ được và bạn sẽ không bao giờ trở thành triệu phú.

Những người mà bộ óc của họ hướng về của cải, hút tiền triệu cũng dễ dàng như đại dương hút nước khi thuỷ triều xuống.

Nếu bạn thiếu chính sự kiên định, hãy tập trung vào những chỉ dẫn nói về sức mạnh ý chí. Hãy vận dụng sức mạnh của ôTrung tâm não bộằ, và bạn sẽ tạo được cho mình phẩm chất cần thiết này. Có những chỉ dẫn bổ sung ở chương nói về tự kỷ ám thị và tiềm thức. Hãy làm theo các chỉ dẫn cho đến khi trở thành thói quen và hình tượng rõ ràng về điều mong ước được hình thành trong tiềm thức. Từ lúc đó trở đi, tính kiên định sẽ trở thành đồng minh của bạn. Dù bạn ngủ hay thức, tiềm thức cũng sẽ làm nhiệm vụ của mình.

———————

NẾU TƯ DUY – THÌ HÃY TƯ DUY BẰNG PHẠM TRÙ TIỀN TỆ

Một giọt mồ hôi – ba hạt thóc vàng. Muốn đạt kết quả, phải thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các quy tắc – cho đến khi cố gắng trở thành điều dĩ nhiên, tức là bản năng thứ hai của bạn. Không còn cách nào khác để rèn luyện cho mình khả năng tư duy bằng phạm trù tiền tệ, khả năng mà bạn rất cần phải có.

Nghèo đói sẽ dính chặt vào những người mà nhận thức hướng về nghèo đói. Giàu sang cũng tuân theo quy luật như vậy. Nếu bạn không tư duy bằng phạm trù tiền tệ thì chẳng còn cách nào khác là chỉ suy nghĩ về sự nghèo nàn. Nó sẽ chiếm trong nhận thức của bạn chỗ đáng ra phải dành cho những ý nghĩ sang giàu. Trong nhận thức của bạn, nghèo đói có thể phát triển mà không cần bạn phải rèn luyện thói quen suy nghĩ như vậy. Khả năng tư duy bằng phạm trù tiền tệ thì ngược lại, cần luyện tập và tạo thói quen, nếu như con người ta sinh ra mà không có sẵn nó trong đầu.

Có hiểu được điều nói trên mới có thể hiểu được ý nghĩa của tính kiên định trong việc làm giàu. Thiếu tính kiên định, bạn sẽ thua ngay từ khi chưa bắt đầu cuộc chơi. Tính kiên định khắc phục mọi khó khăn và luôn chiến thắng.

Giá trị của phẩm chất này rất rõ đối với những người đã có lần trong đời gặp cơn ác mộng, khi, tỉnh dậy khó khăn, bạn bỗng hiểu ra rằng mình không thể nào cựa quậy nổi. Hình như người ta bóp cổ bạn. Bằng những nỗ lực, ý chí kiên định, bạn bắt những nhón tay của mình cử động, đầu tiên ở một bàn tay, sau đó – ở bàn tay thứ hai. Tiếp tục cử động các ngón tay, bạn thúc đẩy cánh tay của mình cho đến khi nhấc được nó lên. Sau đó, bạn kiểm soát được bắp chân, v.v. . . cuối cùng, với nỗ lực lần chót và lớn nhất, bạn kiểm soát được toàn bộ cơ thể, đuổi cơn ác mộng. Nhưng chỉ làm được điều này nếu liên tục cố gắng, từng bước, từng bước.

——————–

NGƯỜI BẠN BÍ MẬT

Bây giờ bạn sẽ hiểu được rằng có thể thoát khỏi sức ỳ trong tư duy giống như thoát khỏi cơn ác mộng, có nghĩa là lúc đầu chậm, càng về sau kiểm soát ý chí càng tự tin hơn. Hãy kiên định, đặc biệt là lúc khởi đầu. Tính kiên định dứt khoát sẽ đem lại cho bạn thành công.

Nếu bạn cẩn thận chọn người cho ôTrung tâm não bộằ của mình, nhất định trong số đó sẽ có người giúp bạn rèn luyện tính kiên định. Nhiều triệu phú làm như vậy khi thấy cần. Họ tập cho mình thói quen kiên định khi lâm vào những hoàn cảnh khó khăn thôi thúc.

Kiên định là sự bảo vệ tốt nhất chống lại những khó chịu không may. Dù thất bại có theo sát gót bạn nhiều đến đâu đi chăng nữa, kiểu gì rồi bạn cũng sẽ đạt tới đỉnh cao của bậc thang xã hội.

Có thể có cảm giác tồn tại một giám thị bí ẩn vô hình nào đó chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra sức chiụ đựng của mọi người bằng cách đặt ra cho họ những vấn đề khó giải quyết. Cảm giác này đặc biệt hay xuất hiện ở những người không chịu khuất phục khó khăn mà tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu. ở những người mà xung quanh đều phải thốt lên: ôChúng tôi biết là thế nào bạn cũng sẽ làm được mà! Chúng tôi tin ở bạn!ằ Nhưng người bạn vô hình chưa bao giờ cho phép ai đạt thành công lớn mà không kiểm tra tính kiên định. Những người không vượt qua được thì không được chấm điểm. Những người qua được sự kiểm tra này đã nhận được phần thưởng hào phóng nhất – đạt mục tiêu của mình. Nhưng chưa hết! Cái họ nhận được lớn hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là sự bù đắp vật chất. Họ đã thu nhận cho mình kiến thức rằng ômỗi thất bại đều mang trong mình hạt giống phát triển thuận lợi cho tương laiằ. Thực tế, ôtrong cái rủi bao giờ cũng có cái mayằ.

——————

THẤT BẠI-CHỈ LÀ TẠM THỜI

Có những người bằng kinh nghiệm của mình biết rằng tính kiên định – đó là cả một toà lâu đài. Trong lâu đài này họ phòng thủ chống lại mọi thất bại và ngang ngạnh thực hiện mong muốn của mình đến nỗi sớm muộn gì thất bại cũng phải xoay chuyển thành chiến thắng.

Chúng ta thường nhìn cuộc đời trong vai người đứng bên lề đường, ở đó thấy rất rõ bao nhiêu con người ngã xuống và không đứng dậy được nữa. Và chỉ rất ít người biết cách tiếp nhận thất bại như một cú huých đẩy ta đến những nỗ lực mới, không chiụ thích nghi với những trò đùa ngu xuẩn cuộc đời quẳng cho ta. Nhưng lạy Trời, vẫn có một lực lượng im lặng và vô hình đến giải thoát những người tiếp tục vật lộn khi phần đông đã nản. Không có định nghĩa nào thích hợp với nó hơn là sự kiên định. Và đã rõ: ai không có tính kiên định, người đó không nên nghĩ đến thành công.

Viết đến những dòng này, tôi dừng lại và nhìn quanh. Tôi nhìn thấy Broadway vĩ đại và huyền bí – cùng một lúc cả ônghĩa trang Hy vọngằ và ôcổng chào Cơ hộiằ. Người từ khắp thế giới đổ về Broadway tìm kiếm tiền bạc, giàu có, vinh quang và tất cả những gì được gọi là thành đạt. Thỉnh thoảng trong đám người diễu hành có ai đó vượt lên trước, và thế giới biết rằng lại có thêm một người chinh phục được Broadway. Nhưng không ai mau chóng đạt được điều này. Broadway quý trọng tài năng, gắn vinh quang cho thiên tài và hậu đãi tiền nong cho những người không run sợ trước những khó khăn.

Vậy là chúng ta đã tiến gần đến điều bí quyết – làm thế nào chinh phục được Broadway. Bí quyết này không tách rời sự kiên định! Bí quyết này nổi bật trong câu chuyện của Fenny Herst, người phụ nữ đã chinh phục ôCon đường Trắng Vĩ đạiằ nhờ lòng kiên định của mình. Cô đến Nữu-ước với hy vọng làm giàu bằng nghề viết văn. Thành công không vội đến gặp cô, nhưng dù sao thì cũng đã đến. Bốn năm đầu Broadway thử thách cô Herst. Ban ngày – cô làm việc, ban đêm – cô hy vọng. Khi hy vọng tiêu tan như sương mù buổi sáng, cô không nói: ôừ, Broadway, mi đã thắng!ằ không! Cô bảo: ôĐược, Broadway, mi có thể quật ngã ai cũng được, nhưng người đó không phải là ta. Ta sẽ buộc mi phải đầu hàngằ.

Một nhà xuất bản (đó là nhà xuất bản báo ôBưu điện chiều chủ nhậtằ) đã gửi cho cô ba mươi sáu lá thư từ chối trước khi cô ôđập tan băng đáằ để đạt điều mình cần. Nhà văn khác hoặc một người trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào khác chắc đã rời bỏ công việc ngay sau lần đầu tiên bị từ chối. Fenny đắp đường cho mình trong suốt bốn năm vì cô quyết định là mình sẽ chiến thắng.

Sau đó là sự kết thúc. Tà bùa bị đập vỡ, và giám thị vô hình cho điểm tốt – cô đã qua được thử thách về độ vững chãi.

Từ thời điểm đó trở đi, các nhà xuất bản tự tìm đường đến nhà cô. Tiền chảy về nhanh đến mức cô không kịp đếm. Sau đó, các nhà làm phim phát hiện ra cô, – và tiền nhiều như nước.

Tôi kể cho các bạn câu chuyện minh họa những khả năng của kiên định. Cô Fenny Herst không phải trường hợp ngoại lệ. Ai thành đạt trước hết đều phải có tính kiên định. Broadway có thể cho cà-phê và bánh sandwich cho bất kỳ kẻ ăn mày nào, nhưng lại đòi hỏi tính kiên định ở những người đặt cược cao.

Kate Smith đọc những dòng này chắc sẽ nói : ôAmenằ. Bởi vì khi chị lên được sân khấu, chị đã hát nhiều năm mà không được công nhận. Broadway rất nghiêm khắc: ôMuốn hát à? Cứ việc, nếu hát được!ằ Và chị đã hát vì chị biết làm việc này. Rốt cuộc thì Broadway cũng phải đầu hàng: ôCòn chờ đợi gì nữa? Nếu cô đã đứng vững được, thì hãy định giá và hãy làm việcằ. Và Smith phát giá của mình. Rất cao.

——————-

AI CŨNG CÓ THỂ TRỞ NÊN KIÊN ĐỊNH

Kiên định – đó là trạng thái nhận thức của bạn, vì thế có thể rèn luyện được. Cũng như bất kỳ trạng thái nhận thức nào khác, kiên định dựa trên những nguyên tắc nhất định, cụ thể là:

Dự định rõ ràng. Biết mình muốn gì – đó có lẽ là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển tính kiên định. Các tình huống quan trọng trong cuộc đời thúc đẩy vượt qua những khó khăn lớn.

Mong muốn. Làm người kiên định và không đánh mất phẩm chất này sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn bị thôi thúc bằng một niềm đam mê nào đó.

Tự tin. Niềm tin rằng bạn biết cách theo đuổi công việc đến cùng sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch với sự kiên định cần thiết (bạn có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách làm theo các nguyên tắc nói trong chương ôTự kỷ ám thịằ).

Kế hoạch xác định. Một kế hoạch được sắp xếp, thậm chí hoàn toàn không hiện thực và không thể thực hiện nổi, vẫn có khả năng tiếp thêm tính kiên định cho bạn.

Phân tích tỉ mỉ. Dựa vào kinh nghiệm và quan sát để biết kế hoạch của mình hiện thực và đáng tin cậy – điều đó sẽ củng cố tính kiên định; ngược lại, đoán mò thay vì phân tích sẽ làm mất sạch tính kiên định.

Hợp tác. Thiện cảm, hiểu biết và hợp tác hài hoà sẽ luôn giúp phát triển tính kiên định.

Sức mạnh ý chí. Sự kiên định cũng được củng cố thêm bằng thói quen tập trung suy nghĩ để xây dựng kế hoạch đạt mục tiêu cụ thể.

Thói quen. Kiên định là kết quả trực tiếp của thói quen và trở thành tính cách riêng. Một phần kinh nghiệm hàng ngày liên tục thấm dần vào nhận thức. Thuốc trị sợ hãi mạnh nhất là tỏ ra gan dạ nhiều lần. Ai đã ở mặt trận, trên tuyến đầu, hiểu điều này rất rõ.

——————–

TÍNH KIÊN ĐỊNH ĐƯỢC RÈN LUYỆNẰ – QUA NHỮNG ĐỔI THAY

Trước khi chuyển từ phẩm chất kiên định sang đề tài khác, hãy xác định xem bạn khác những người khác ở điểm nào, và bạn còn cần gì để có được phẩm chất quan trọng nói trên. Hãy suy nghĩ kỹ từng bước hành động, và bạn sẽ thấy được hết các khó khăn như trên lòng bàn tay mình. Hơn nữa, phân tích như vậy sẽ giúp bạn nhận biết mình rõ hơn. Dưới đây là danh sách điểm mặt những kẻ thù đang ngăn chặn bạn đến với thành công. Trong danh sách này bạn sẽ thấy không chỉ những triệu chứng chứng tỏ thiếu kiên định, mà cả những nhược điểm người mong muốn thành đạt cần phải khắc phục.

Không hiểu mình muốn gì.

Chần chừ, không quan trọng là có chính đáng hay không (bao giờ cũng có thể tìm ra hàng ngàn nguyên nhân biện bạch cho sự chần chừ).

Không thích tìm hiểu kiến thức chuyên sâu.

Giao động và thiếu cương quyết trong mọi công việc, quen đẩy trách nhiệm cho người khác thay vì tự mình chiến đấu để ra khỏi tình trạng khó khăn.

Thói quen đổ lỗi cho khách quan trong khi đáng ra phải lập kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề.

Tự ái quá cao. Bệnh này hầu như không có thuốc chữa, và những người mắc bệnh này cũng khó hy vọng.

Thờ ơ và lãnh đạm, thể hiện ở chỗ sẵn sàng nhượng bộ trong bất cứ vấn đề nào mà không đấu tranh và kháng cự.

Thói quen buộc tội người khác trong những sai lầm riêng của chính mình và coi các tình huống bất lợi là tất yếu.

Thiếu sự đam mê có khả năng làm tất cả chuyển động, không có động cơ thôi thúc.

Sẵn sàng, đôi khi trở thành vội vã, chấm dứt công việc ngay khi mới xuất hiện dấu hiệu không thành (xem chương cuối ôSáu dấu hiệu của sự sợ hãiằ).

Thiếu kế hoạch hành động cụ thể thảo ra trên giấy trong những trường hợp cần có sự phân tích tỉ mỉ.

Không tính toán đến việc phải thay đổi tư tưởng hoặc kế hoạch ban đầu, chụp giật nếu có cơ hội.

Chỉ muốn mà không đòi hỏi.

Quen với đói nghèo thay vì vươn tới giàu sang, thiếu hẳn lòng hiếu thắng: thiếu mong muốn tồn tại, làm và chiếm hữu.

Thói quen đàm đạo về những điều vụn vặt, đánh bạn với bọn đầu cơ nhỏ mọn, muốn có ngay tất cả mà không đánh đổi cái gì hoặc cống hiến rất ít; muốn thu nhiều lợi không đúng giá ( thể hiện ở sự mạo hiểm cao, ký kết những hợp đồng giống áp-phe hơn là kinh doanh).

Sợ bị người khác phê phán và chỉ trích. Thông thường chỉ một ý nghĩ rằng người nào đó sẽ nghĩ gì, nói gì và làm gì đã đủ làm cho người này mất hết mọi khả năng suy nghĩ và hành động. Tên kẻ thù này cần được xếp đầu danh sách, bởi vì nó luôn tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong tiềm thức, và nhiều người thậm chí không biết đến sự tồn tại này (xem chương cuối ôSáu dấu hiệu của sự sợ hãiằ).

——————

PHÊ PHÁN THÌ CHẲNG CÓ GÌ KHÓ

Chúng ta hãy xem xét các dấu hiệu. Phần đông mọi người phải sống dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của họ hàng, bạn bè và xã hội, mạnh đến nỗi họ không thể sống cuộc sống riêng của mình và tự mình là mình chỉ vì sợ bị người khác phê phán.

Thí dụ, nhiều người sai lầm trong khi chọn chồng (hoặc vợ) và đành cam chịu suốt đời bất hạnh và không thỏa mãn, vì sợ rằng họ sẽ bị lên án nếu họ có ý định sửa chữa sai lầm của mình. Ai quen với hình thức sợ hãi này hãy biết rằng anh ta chịu một thiệt hại không gì gỡ lại được khi tự giết chết mọi cố gắng danh vọng và mong muốn đạt được một điều gì đó trong đời.

Hàng triệu người sau khi tốt nghiệp một trường nào đó bỏ qua khả năng học thêm cũng vì sợ bị phê phán (ôôi dào, học suốt đời – chết vẫn dốtằ).

Nhiều người cho phép họ hàng phá hoại cuộc sống của mình bằng những suy luận trịch thượng về vấn đề nghĩa vụ mà thực tế chẳng đáng giá một xu. (Có nghĩa vụ không có nghĩa là cho phép người khác phá vỡ những cố gắng và kế hoạch về danh vọng của mình, hoặc tước bỏ quyền có cuộc sống riêng và quyền tự quyết định của bạn).

Tiếp tục. Nhiều người không sử dụng cơ hội trong kinh doanh vì sợ bị phê phán khi thất bại. Những con người này quá rõ: nỗi sợ hãi bị phê phán còn lớn hơn mong muốn thành đạt.

Nhiều người không đặt ra cho mình mục tiêu cao, thậm chí không dám lựa chọn công danh chỉ vì sợ họ hàng và ôbạn bèằ chỉ trích: ôTrứng khôn hơn vịt!ằ hoặc ôĐừng chõ mũi vào!ằ

Khi Andrew Carneghi đề nghị tôi dành hai mươi năm để xây dựng học thuyết về thành đạt cá nhân – học thuyết mang tính tổng kết triết học, – cảm giác đầu tiên của tôi là sợ hãi: không hiểu mọi người sẽ nói gì? Đề nghị của Andrew Carneghi đặt ra cho tôi mục tiêu lớn đến nỗi chỉ cần đạt một phần nào đó là tôi cũng đã rất hạnh phúc rồi. Bỗng nhiên trong nhận thức của tôi xuất hiện một loạt lý do biện bạch để từ chối tư tưởng nói trên, và tất cả vẫn chỉ là hậu quả của nỗi sợ hãi bẩm sinh – nỗi sợ hãi bị lên án. Có một tiếng nói nào đó từ bên trong thì thầm với tôi: ôĐó không phải việc của mi – công việc quá lớn lao và nó sẽ chiếm toàn bộ phần đời còn lại, những người thân của mi sẽ nghĩ gì? Mi kiếm đâu ra tiền để nuôi thân? Chưa ai bắt tay xây dựng một quan điểm thành đạt mang tính triết học chặt chẽ, mi có quyền gì, mi, nhà triết học nửa mùa? Mà mi là ai mà dám đặt cho mình những mục tiêu cao như vậy? Hãy tỉnh lại đi, mi sinh ra và lớn lên ở đâu, mi có thể biết gì về triết học – khoa học của tất cả các bộ môn khoa học? Mọi người sẽ bảo mi là đứa gàn dở (và đúng là về sau họ nói thế thật). Tại sao trước mi chưa ai nghĩ đến việc đó, mà nếu có nghĩ, sao chưa ai làm?ằ

Những ý nghĩ như vậy thoảng nhanh như chớp trong nhận thức của tôi. Dường như cả thế giới đột nhiên nhìn tôi mỉa mai – có nghĩa là phải chối bỏ mọi mong muốn phát sinh từ đề nghị của Ngài Carneghi.

Lúc đó và về sau tôi còn nhiều cơ hội giết chết mọi cố gắng hiếu danh của mình trước khi nó chiến thắng hoàn toàn và bắt đầu kiểm soát mọi hành động của tôi. Sau này, khi đã có kinh nghiệm sống, tôi rút ra kết luận rằng phần lớn số người sinh ra trên thế giới này là chết lưu hoặc đẻ non, và những người đẻ non rất cần không khí dưới dạng một kế hoạch hành động cụ thể, và hành động trực tiếp, tức thời. Thời gian hoài thai một tư tưởng chính là thời gian sinh ra tư tưởng đó. Mỗi một phút giây sống làm tăng cơ hội tồn tại cho tư tưởng đó. Nỗi sợ hãi bị phê phán là cơ sở phá vỡ phần lớn các ý nghĩ và dự kiến, làm cho nó không bao giờ trở thành hiện thực.

——————-

ĐỪNG BỎ QUA CƠ HỘI CỦA MÌNH

Nhiều người cho rằng thành đạt về vật chất – đó chính là kết quả của sự may mắn, do gặp may vớ được con bài ngon. Tất nhiên ở đây cũng có một phần sự thật, nhưng những người chỉ trông chờ vào việc gặp may hầu như cuối cùng bao giờ cũng thất vọng. Sai lầm chính của họ là ở chỗ họ không nhìn thấy các nhân tố khác làm nên thành công, những nhân tố không thể bỏ qua nếu bạn thật sự muốn thành đạt. Một trong những nhân tố đó là: biết cách biến cơ hội thành quy luật.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, diễn viên hài kịch nổi tiếng L.M.Fields mất hết vốn liếng tích cóp được, mất việc và thành thử mất cả nguồn sống (thể loại hài kịch chết dần). Lúc đó ông đã hơn sáu mươi tuổi và mọi người đều coi ông là một ông già. Nhưng ông muốn dành lại cho mình tài sản đã mất và đồng ý làm việc không lương trên một mặt trận mới (ngành điện ảnh). Cộng thêm vào toàn bộ những khó khăn đó là việc ông ngã và bị gãy cổ. Nhiều người như ông thì đã đầu hàng. Nhưng Fields sinh ra đã là người kiên định. Ông biết rằng nếu cứ ngoan cường tiếp tục công việc thì sớm muộn gì cũng gặp cơ hội của mình. Và ông đã nhận được cơ hội đó. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không phải tình cờ!

Mary Dressler xuống tận đáy xã hội – không tiền, không hy vọng có được một công việc nào, lúc đó bà đã gần sáu mươi tuổi. Nhưng bà vẫn đuổi theo ôcánh chim xanhằ của mình và cũng đã thành công. Sự kiên định đã đưa bà đến khải hoàn, điều mà nhiều người trẻ hơn bà nhiều nằm mơ cũng không thấy được. Ai đến tuổi này còn giữ được tham vọng và những mục tiêu lớn lao?

Eddi Cantor mất hết vốn liếng của mình vào năm 1929, do thị trường chứng khoán sụp đổ, nhưng bù lại, ông giữ được cho mình cả sự mạnh dạn lẫn tính kiên định. Nhờ có tính cách này và đôi mắt tuyệt vời của mình, ông mau chóng kiếm được mỗi tuần 10.000 đôla! Thật sự, ai có tính kiên định thì bất kỳ tình huống nào cũng giải quyết được, kể cả khi thiếu nhiều phẩm chất khác cần cho việc làm giàu!

Cơ hội duy nhất mà bạn có thể trông đợi chính là cơ hội mà bạn tự mình tìm ra với sự kiên định cần thiết. Chỉ có điều, ngay từ đầu đã cần có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

—————-

CHÚNG TA THIẾU NHAU

Ngày xưa có một ông vua. . . Chỉ có điều từ trong trái tim mình, ông không phải nhà vua mà là một người cô đơn. Trái tim ông – trái tim hoàng tử xứ Gal – hơn bốn mươi năm được bao người đẹp thầm yêu trộm nhớ, bao công chúa trên toàn châu Âu héo mòn vì ông. Ông sống không lẻ loi, và khi trở thành vua Eduard VIII ông bỗng cảm thấy sự trống rỗng sâu sắc tự trong lòng mà không ai trong số những người kề cận có thể hiểu nổi, – và sự trống rỗng chỉ có thể được lấp đầy bằng tình yêu. Các vị có nhớ Wallis Simpson không? Hai lần thất bại khi tìm kiếm tình yêu, cô vẫn dũng cảm tiếp tục đi tìm. Tình yêu là trách nhiệm lớn nhất của cô. Còn gì vĩ đại hơn tình yêu? Đấng tạo hóa không nói: hãy nghĩ ra các ước lệ, hãy phê phán, hãy xuyên tạc, hãy ác khẩu, hãy sống tính toán. Người nói: hãy yêu thương.

Nghĩ về Wallis Simpson, hãy nhớ đến ai là người biết cô cần gì và kết quả đã tặng cô nhiều hơn cả vương quốc. Những người phụ nữ cho rằng thế giới thuộc về đàn ông sẽ không có một chút cơ hội chiến thắng nào. Và những người này tốt nhất là nên quan sát cuộc sống của những người tuy ở độ tuổi ômuộn màngằ nhưng đã tìm thấy những điều mà phần đông phụ nữ chưa chồng trên thế giới không tìm thấy được.

Còn vua Eduard thì sao? Ông có phải trả giá quá đắt cho người phụ nữ mà cuộc đời ông cần đến hay không?

Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán mà thôi. Nhưng nhìn thấy sự cương quyết, chúng ta biết rằng sự cương quyết cần được trả giá, đã được trả giá, và trả giá đầy đủ.

Vương quốc Anh trải đường cho một trật tự thế giới mới. Quận công Windsor cùng phu nhân cuối cùng cũng làm lành với gia đình hoàng gia. Lịch sử tình yêu, sự kiên định và hướng đích của họ, giá đắt mà họ phải trả, và cuối cùng là thắng lợi rực rỡ của tình yêu – tất cả những điều đó đã thuộc về quá khứ. Nhưng lúc nào cũng phải nhớ họ đã tìm kiếm báu vật lớn nhất trên thế giới và đạt được nó như thế nào.

Hãy hỏi một trăm người đầu tiên bạn gặp xem họ muốn gì trong cuộc đời này, và chín mươi tám người trong số họ sẽ không trả lời chính xác được. Nếu bạn cứ khăng khăng hỏi, những người này sẽ nói: ôsự yên tĩnhằ, những người khác muốn tiền, một số người bảo: ôhạnh phúcằ, những người khác nữa : ôvinh quang và sức mạnhằ, những người còn lại – ôđịa vị xã hộiằ, ô cuộc sống tiện nghiằ, ôkhả năng hát, múa, viếtằ. Nhưng sẽ không ai trong số họ nói rõ được về những khái niệm này, và nói làm cách nào để đạt được những điều đó thì lại càng không. Không ai đả động chút gì đến việc cần có một kế hoạch rõ ràng giúp đạt tới những mong muốn được nêu ra một cách mơ hồ này. Chỉ mong muốn không thì không thể giàu được. Giàu sang sẽ đến khi có một kế hoạch hành động rõ ràng dựa trên những dự kiến cũng rõ ràng như vậy, và kế hoạch phải được thực hiện với một sự kiên định cần thiết.

—————–

RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN ĐỊNH THEO BỐN BƯỚC

Người nào muốn rèn luyện cho mình tính kiên định cần thiết đều phải thực hành bốn bước đơn giản sau đây. Để làm được việc này không cần có trí tuệ đặc biệt, học vấn đặc biệt, những nỗ lực to lớn hay tốn kém thời gian gì. Bốn bước như sau:

Mục tiêu hoặc sự vươn tới rõ ràng dựa trên mong muốn đam mê đạt được kết quả.

Kế hoạch mô tả trình tự hành động rõ ràng.

Nhận thức độc lập không chịu ảnh hưởng của những tác động có hại kể cả tác động của họ hàng, bạn bè, người quen.

Liên minh hợp tác với một hoặc một vài người ủng hộ sự cố gắng vươn tới mục tiêu theo đúng kế hoạch hành động của bạn.

Bốn bước (giai đoạn) này rất quan trọng nếu muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Ai sẵn sàng làm theo mười ba nguyên tắc trong triết lý của chúng tôi, bốn bước này phải trở thành bản năng thứ hai hay còn gọi là tính cách của mình.

Đây là bốn bước quy định của cải vật chất của bạn.

Đây là bốn bước dẫn đến tự do và độc lập suy nghĩ.

Đây là bốn bước dẫn bạn đến sự giàu sang và rất giàu sang.

Đây là bốn bước dọn đường cho bạn đến với hùng cường, vinh quang và tiếng tăm thế giới.

Đây là bốn bước đảm bảo cơ hội cho bạn.

Đây là bốn bước biến giấc mơ thành thực tế, mơ ước thành hiện thực.

Đây là bốn bước mở đường để chiến thắng những nỗi sợ hãi, thờ ơ và thất vọng.

Ai học được cách thực hiện cả bốn bước này sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Bạn sẽ tự mình cấp cho mình tấm vé vào cửa tương lai mà bản thân bạn mong muốn.

———————

TRÍ TUỆ SIÊU NHIÊN GIÚP ĐỠ AI?

Lực lượng thần bí nào cho những người kiên định và vươn tới mục tiêu những khả năng tuyệt vời để khắc phục khó khăn? Hay kiên định chính là cái phẩm chất trong tính cách con người đã làm nảy sinh trong nhận thức một loại năng lượng tinh thần, tình cảm, mà thậm chí cũng có thể là năng lượng hóa học, cho phép tiếp cận với những lực lượng siêu nhiên? Ai biết được, cũng có thể, Trí tuệ siêu nhiên bao giờ cũng ủng hộ những người không ngừng chiến đấu. Thậm chí có lúc bại trận, tưởng chừng như tất cả đều chống lại mình?

Những câu hỏi kiểu như vậy bắt đầu xuất hiện trong đầu tôi khi tôi nghiên cứu những người như ông Henry Ford. Thực tế ông ta bắt đầu từ số không, và kết thúc bằng việc ông đã lập ra một vương quốc công nghiệp khổng lồ, chỉ nhờ mỗi một tính kiên định. Hay là Thomas A.Edison, với trình độ học vấn ba tháng, nhưng đã đưa tính kiên định của mình áp dụng vào ômáy biết nóiằ, vào ôđiện ảnhằ, bóng đèn giây tóc và khoảng năm chục phát minh khác có ý nghĩa không kém phần quan trọng cho cuộc đời.

Trong suốt một thời gian dài, năm này sang năm khác, tôi có may mắn được quan sát ngài Edison, ngài Ford, và được nghiên cứu hành vi của các ngài trong một phạm vi hoạt động khá hẹp, vì thế cho nên những kết luận của tôi đều dựa trên những phân tích và ý nghĩa thật sự. Mà những kết luận đó là như sau: ngoài tính kiên định tôi không tìm ra điều gì khác có thể gợi hé về nguyên nhân và nguồn gốc của những thành tựu diệu kỳ của họ.

Bất cứ người nào nghiên cứu hoạt động của các nhà tiên tri, triết học, những người có phép màu, những nhà hoạt động tôn giáo huyền thoại trong quá khứ, cũng đều phải đến cùng một kết luận, rằng nguyên nhân chính và chủ yếu đưa họ đến với những thành tựu lịch sử như vậy chính là tính kiên định, tập trung nỗ lực và mục tiêu xác định.

Ta hãy lấy tiểu sử lạ kỳ và có sức lôi cuốn bao người của Mahomet làm ví dụ, ta hãy phân tích cuộc đời của ông và so sánh với cuộc đời của những người thành đạt hiện nay, cuộc đời mà trong đó công nghiệp và tài chính quyết định tất cả, và chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy được cái gì là điểm chung của họ. Vâng, đó chính là tính kiên định!

Nếu như bạn muốn hiểu được cái sức mạnh thần bí đã sinh ra phẩm chất kiên định mạnh mẽ, hãy đọc tiểu sử của Mahomet. Tôi giới thiệu bạn nên đọc tiểu sử do Isoed Bei viết. Tóm tắt quyển sách này đăng trên báo ôGerald Tribuneằ sẽ giới thiệu ngắn gọn trước với những người thật sự quan tâm và muốn đọc đầy đủ quyển sách này để thưởng thức hết cái hay của nó.

——————–

NHÀ TIÊN TRI VĨ ĐẠI CUỐI CÙNG

(bình luận viên Thomas Sugru)

Mahomet là một nhà tiên tri, nhưng không làm phép lạ. Ông không phải là nhà thần bí, không sáng tạo ra một học thuyết chính thức nào, trước bốn mươi tuổi Ông vẫn chưa bắt đầu thi hành sứ mạng của mình. Khi Mahomet tuyên bố ông là sứ giả của đức Alla và sẽ tiên tri về một đức tin chân chính, ông bị mọi người diễu cợt nhạo báng và bị chính thức công bố là người điên. Trẻ con chỉ chỏ vào mặt ông, phụ nữ ném bùn bẩn và đá. Ông bị đuổi khỏi thành phố quê hương của mình – thành phố Mecca – và những học trò của ông cũng bị tước bỏ mọi quyền lợi trần tục và bị đuổi ra sa mạc cùng với ông. Sau mười năm làm tiên tri, Mahomet không được gì ngoài sự chế nhạo, báng bổ, bần cùng và khổ đau. Nhưng chỉ mười năm nữa trôi qua, ông đã ngồi tại Mecca trị vì toàn xứ ả-rập, trở thành người đứng đầu một tôn giáo mới của thế giới mà sau này sẽ phát triển rộng từ Đa-nuýp đến Pirinei. Động lực phát triển của tôn giáo này dựa trên ba chiếc kiềng lớn: sức mạnh của lời, sức mạnh của cầu nguyện và sự giống nhau giữa người với đức Alla.

Không phải cả cuộc đời của Mahomet đều mang ý nghĩa đặc biệt. Ông sinh ra tại một trong những dòng họ lâu đời nhất ở Mecca mà thời đó đang là một thành phố thương mại lớn, cũng có thể gọi đó là trung tâm thương mại của cả nhân loại, và vì thế nó cũng giống như cái sân chung cho mọi người qua lại. Trong thành phố lúc nào cũng bụi, bẩn và oi bức, cho nên người ta thường gửi con cái cho những người du mục giáo dục. Mahomet cũng được giáo dục như vậy, anh lớn lên bằng sữa ngựa, trở thành một chàng trai khoẻ mạnh và cường tráng. Đầu tiên anh chăn cừu, sau đó được vào làm thuê cho một bà góa phụ giàu có chỉ huy thương đoàn qua sa mạc. Cứ như vậy, Mahomet đi khắp phương Đông, chuyện trò tiếp xúc với những người thuộc những tôn giáo khác nhau nhất. Anh nhìn thấy Thiên chúa giáo phân chia thành nhiều giáo phái nhỏ và có khi còn thù địch với nhau. Khi anh tròn hai mươi tám tuổi, quả phụ lấy anh làm chồng. Bố anh chống lại cuộc hôn nhân này, nhưng bà góa chuốc rượu và buộc ông cầu nguyện cho họ. Mười hai năm tiếp theo, Mahomet trở thành một nhà lái buôn giàu có, tháo vát và được tất cả mọi người kính trọng. Rồi sau đó, bỗng nhiên ông bỏ nhà vào sa mạc, cho tới một ngày đẹp trời ông trở về với những dòng thơ đầu tiên của kinh Coran và tuyên bố mình là Sứ giả của thánh Alla.

Kinh Coran, linh cảm của Đấng tối cao, chính là điều kỳ diệu nhất không giải thích nổi trong cuộc đời Mahomet. Ông không phải là nhà thơ, ông không có thiên phú về câu chữ. Thế mà những dòng thơ tràn đầy niềm tin trong Coran lại tuyệt vời hơn tất cả những gì mà các nhà thơ chuyên nghiệp của tất cả các dân tộc ả-rập có thể sáng tác ra. Đối với người ả-rập, đây thực sự là một điều kỳ diệu. Bởi vì thiên khiếu ngôn ngữ được coi là năng khiếu lớn nhất, và nhà thơ được xếp ngang với Đấng tối cao. Mahomet nói rằng mọi người đều bình đẳng trước Đấng tối cao và cả thế giới phải trở thành một quốc gia đạo Hồi dân chủ. Về chính trị, đó là một điều nhảm nhí, và ngoài tất cả những cái đó ra, Mahomet còn cháy bỏng mong muốn phá vỡ 360 ngẫu tượng ở sân trong, bên cạnh tảng đá Kaaba. Tảng đá này thu hút rất nhiều dân du mục đến Mecca, và như thế có nghĩa là buôn bán phát triển thuận lợi. Vì thế các nhà ôtư bảnằ địa phương, mà chính Mahomet cũng thuộc tầng lớp này, đã nổi giận nhà Tiên tri. Ông lại bỏ vào sa mạc và đòi quyền thống trị toàn thế giới.

Phong trào Hồi giáo ra đời như vậy. Từ trong sa mạc đã nhóm lên một ngọn lửa không dập tắt nổi – đó là đội quân của một dân tộc chiến đấu, đội quân mạnh bởi sự thống nhất và mong ước được hy sinh cho chiến thắng. Mahomet kêu gọi Do thái giáo và Thiên chúa giáo đoàn kết thống nhất với Hồi giáo. Ông nói rằng ông không lập ra tôn giáo mới mà chỉ kêu gọi tập trung dưới ngọn cờ của mình những người tin vào Đấng tối cao duy nhất và sẵn sàng chiến đấu vì tín ngưỡng. Nếu như những người Thiên chúa giáo và Do thái giáo ủng hộ Mahomet, thì ông đã chinh phục được cả thế giới. Nhưng họ từ chối, không sẵn sàng chấp nhận tư tưởng mới về cuộc chiến tranh thần thánh. Khi quân đội của Tiên tri tiến vào Jerusalem, không ai trong số dân cư thành phố bị giết chết, bởi vì tín điều của Mahomet yêu cầu như vậy. Nhưng vài thế kỷ sau, khi đoàn quân Thập tự chinh chiếm được Jerusalem, người già, phụ nữ và trẻ em theo đạo Hồi bị giết không thương tiếc. Tuy nhiên, Thiên chúa giáo và Hồi giáo vẫn có điểm giống nhau. Giống nhau ở học thuyết tổng hợp về Đấng tối cao duy nhất.

———————

Suy nghĩ cần ghi chép

Kiên định tôi luyện con người cũng giống như than biến quặng thành thép chất lượng cao. Kiên định giúp bạn phát triển đến mức hoàn thiện kỹ năng tư duy bằng phạm trù tiền tệ, còn tiềm thức của bạn trở thành ôxưởng in tiềnằ.

Hãy nhắc đi nhắc lại tám điểm cần có để rèn luyện cho mình tính kiên định. Hãy treo danh mục này lên tường để nó thường xuyên làm điểm ngắm cho bạn vươn lên.

Những người như Fenny Herst, Kate Smith, L.M.Fields cho ta bài học vô giá rằng kiên định là tuyệt đối cần thiết. Mahomet và những người khác chỉ ra sự kiên định có thể thay đổi tiến trình diễn biến của lịch sử như thế nào.

Bốn bước đơn giản dẫn đến thói quen kiên định, và triệt tiêu ảnh hưởng bất lợi đối với nhận thức và tiềm thức của bạn, những ảnh hưởng mà có lẽ đến nay bạn vẫn chưa thoát khỏi hoàn toàn.

NẾU NÚI KHÔNG ĐẾN VÍỚI MAHOMET – MAHOMET SẼ ĐẾN VÍỚI NÚI

Bình luận
720
× sticky