Bạn quyết định sửa đổi bản thân mình – hãy kiểm tra laị xem trong người bạn có còn nỗi sợ hãi không. Bạn muốn, tức là bạn sẽ giàu. Bởi vì không còn gì ngăn cản con đường đi của bạn.
————————
SÁU TRIỆU CHỨNG CỦA NỖI SỢ HÃI
Trước khi bạn có thể vận dụng triết lý của tôi một cách có ích cho mình, nhận thức của bạn phải được chuẩn bị để sẵn sàng tiếp nhận.
Giai đoạn chuẩn bị không dài và không phức tạp, nó bắt đầu bằng việc nghiên cứu, phân tích và hiểu rõ ba kẻ thù mà ta cần tiêu diệt – đó là thiếu kiên quyết, hồ nghi và sợ hãi.
Cả giác quan thứ sáu cũng không thể giúp bạn nếu ba kẻ thù này (hoặc ít nhất là một trong số đó) còn tồn tại trong nhận thức của bạn. Ba thành viên của gia đình quỷ sứ này liên minh chặt với nhau: chỉ cần có một tên, là lập tức ở ngay đâu đó đã lởn vởn hai tên kia.
Thiếu kiên quyết sinh ra sợ hãi. Hãy nhớ kỹ điều này! Thiếu kiên quyết lại kết tinh từ hồ nghi, và khi chúng quấn lấy nhau – sinh ra sợ hãi. Đôi khi quá trình này tiến triển chậm chạp. Và chính vì thế mà bộ ba nói trên hết sức nguy hiểm. Nó sinh ra và phát triển, còn bạn thì không hề nghi ngờ gì về sự tồn tại của chúng.
Mục đích của chương này là tập trung chú ý đến nguyên nhân xuất hiện và phương pháp điều trị đối với sáu dạng sợ hãi chủ yếu. Muốn tiêu diệt được kẻ thù, chúng ta phải biết rõ tên gọi, thói quen và nơi trú ngụ của nó. Vì thế, trong khi đọc, bạn nên kết hợp tự phân tích – hãy xác định xem trong tâm hồn bạn có chỗ nương náu cho nỗi sợ hãi nào không.
Nhưng bạn đừng để những kẻ thù giảo quyệt này lừa mình, bởi vì thỉnh thoảng chúng ẩn nấp trong tiềm thức là nơi rất khó phát hiện và tiêu diệt được chúng.
———————–
SỢ HÃI – ĐÓ CHỈ LÀ MỘT TRẠNG THÁI
Như vậy là có sáu dạng sợ hãi phổ biến nhất, và mỗi chúng ta đều có hân hạnh được làm quen với các tổ hợp khác nhau của chúng. Hạnh phúc là người không phải chịu đủ sáu nỗi sợ hãi này. Tôi liệt kê ra theo trình tự mà về ý nghĩa, có lẽ bạn cũng sẽ sắp xếp đúng như vậy. Đó là NỗI Sợ HãI
Đói nghèo;
Bị phê phán;
ốm đau bệnh tật;
Thất tình;
Tuổi già;
Cái chết.
Ba nỗi sợ hãi đầu tiên luôn xuất hiện trong bất kỳ sự lo lắng nào. Những nỗi sợ hãi còn lại (ngoài những cái kể trên) hoặc ít quan trọng, hoặc có thể quy về sáu điểm này. Song bất luận trường hợp nào bạn cũng phải nhớ: sợ hãi – đó chỉ là trạng thái nhận thức của bạn, tức là, nó có thể được kiểm soát và được hướng dẫn.
Trước khi xây dựng phải hình dung và tưởng tượng: ý nghĩ sinh ra đầu tiên. Từ đây rút ra kết luận quan trọng hơn: chỉ cần loé lên – ý nghĩ sẽ trở thành hiện thực. Dù bạn có muốn hay không! Tính chất của ý nghĩ là như vậy. Nhưng cả những ý nghĩ của người khác mà mình chớp được cũng có thể quyết định số phận tài chính, doanh nghiệp, nghề nghiệp hoặc xã hội của mình như chính bản thân mình nghĩ ra.
Bây giờ chúng ta sẽ đặt nền móng để hiểu một hiện tượng hết sức quan trọng trong cuộc đời này: tại sao nhiều người ôhạnh phúcằ trong khi những người khác, không thua kém về khả năng, mức độ chuẩn bị, kinh nghiệm và trình độ trí tuệ, lại dường như bị số phận nghiệt ngã an bài thất bại. Tại sao vậy? Bạn hãy tự suy luận: mỗi người đều có khả năng hoàn toàn kiểm soát nhận thức của mình, có nghĩa là – ai cũng có đủ sức cởi mở trí tuệ của mình trước ôkhí quyển tư duyằ và tiếp nhận sức mạnh từ đó, hoặc khép chặt lại không chịu giao lưu với Trí tuệ vạn năng.
Nhìn chung, thiên nhiên đã phú cho con người khả năng kiểm soát tuyệt đối đối với mọi sự vật . . . trừ ý nghĩ. Hãy gắn sự việc này với một thực tế là bất cứ quá trình xây dựng nào cũng bắt đầu từ một xung lực ý nghĩ – và bạn đã tiến gần đến khái niệm nguyên tắc điều khiển nỗi sợ hãi.
Và nếu như nhận định ở mọi ý nghĩ luôn có xu hướng được thực hiệnằ là đúng, thì làm thế nào để biến những ý nghĩ về nỗi sợ hãi và nghèo đói thành lòng dũng cảm và sự thành đạt về tài chính?
————————-
Ở NGÃ BA ĐƯỜNG
Giữa nghèo đói và giàu sang không có sự thỏa hiệp. Con đường dẫn tới những kết quả này ngược nhau hoàn toàn. Nếu bạn muốn sang giàu, đừng chấp nhận những hoàn cảnh dẫn đến đói nghèo: đừng để ý đến chúng – đối với bạn chúng không tồn tại (ở đây, chúng tôi sử dụng từ ôgiàu sangằ với ý nghĩa rộng lớn nhất của nó, tức không chỉ bao gồm sự giàu sang về vật chất, tài chính, mà kể cả sự giàu sang về tinh thần và trí tuệ). Thế nào, ta hãy nhớ lại một lần nữa, là con đường dẫn đến thịnh vượng bắt đầu từ mong muốn thịnh vượng. Trong chương ôMong muốnằ chúng tôi đã cố gắng giải thích bạn cần làm gì. Và chính tại chương này – chương nói về nỗi sợ hãi – bạn có điều kiện rất tốt để tập thực hiện những chỉ dẫn của chúng tôi.
Bắt đầu đi – và bạn sẽ thấy ngay là mình đã nắm được những gì trong triết lý của chúng tôi. Bắt đầu đi – và bạn sẽ trở thành người tiên tri số phận cho mình và nói trước chính xác là tương lai của bạn sẽ ra sao. Nếu sau khi đọc hết chương này bạn vẫn còn đồng ý chấp nhận nghèo đói – thì biết làm sao, bạn sẽ nhận được sự nghèo đói! Nhất định là như vậy.
Nếu bạn mong muốn giàu sang, hãy xác định bạn muốn dưới dạng nào, và bao nhiêu. Con đường đi bạn đã rõ – tôi đã cung cấp cho bạn bản đồ, và nếu bạn theo đúng, thì không thể nào lạc đường được. Nếu bạn không đủ sức bắt đầu hoặc dừng lại giữa chừng – đừng buộc tội ai ngoài chính mình. Chính bạn phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và không có tình trạng ngoại phạm nào cứu được bạn thoát khỏi trách nhiệm đó, bởi vì có một thứ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn: trạng thái nhận thức của bạn. Bạn hãy ngẫm nghĩ xem: trạng thái nhận thức của bạn. Người ta không mua được – người ta phải tạo ra trạng thái này.
————————
SỢ HÃI TỪ ĐÂU ĐẾN?
Sợ nghèo đói – đó chỉ là trạng thái của nhận thức, không hơn không kém! Thế nhưng, nó có khả năng huỷ diệt mọi cơ hội thành công của bạn trong bất cứ một công việc nào.
Nỗi sợ hãi này làm trí tuệ tê liệt, phá vỡ trí tưởng tượng, giết chết sự tự tin, gặm nhấm sự hào hứng, làm nguội lạnh sáng kiến, lu mờ mục tiêu, cướp đi khả năng tự kiểm soát. Nó làm cho cá nhân mất tính thuyết phục, tư duy hết rõ ràng, quấy phá việc tập trung sức lực. Nó làm mất tính kiên định, biến sức mạnh thành sự bất lực vô công rồi nghề, làm tiêu tan tham vọng, giảm trí nhớ, thu hút sự rủi ro. Nó bóp chết tình yêu, cưỡng bức những tình cảm tốt nhất trong tâm hồn, đày đọa tình bạn, kéo theo sự bất hạnh, dẫn đến mất ngủ, buồn rầu, tuyệt vọng. . . Và những điều đó thường xuyên xảy ra bất chấp một chân lý hiển nhiên là chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những điều tốt lành mà tâm hồn chúng ta mong muốn, và giữa ta với điều mong mỏi chẳng có trở ngại nào ngoài một trở ngại duy nhất – không có mục tiêu cụ thể.
Trong tất cả mọi nỗi sợ hãi, sợ nghèo đói – không còn nghi ngờ gì nữa – là nỗi sợ có tính phá hoại mạnh nhất. Khó khắc phục nó nhất, vì thế mà chúng tôi bắt đầu từ điểm này. Nó phát sinh từ nỗi sợ hãi trở thành nạn nhân của những người anh em của mình – nỗi sợ hãi đã bắt rễ trong đầu chúng ta. Súc vật hành động theo bản năng, nhưng khả năng tư duy của chúng rất hạn chế cho nên chúng săn đuổi và ăn thịt lẫn nhau theo đúng nghĩa đen của từ này. Con người, có tổ chức tâm lý và thần kinh cao cấp, có khả năng suy nghĩ và lập luận, không ăn thịt đồng loại – nó tìm thấy sự thỏa mãn lớn hơn trong việc ô ăn thịtằ bằng kinh tế. Con người tham lam đến mức xã hội phải nghĩ ra các loại luật có thể để chặn anh ta khỏi những người gần gũi.
Nghèo đói! Không gì có thể đem lại nhiều khổ đau và lăng nhục như vậy. Chỉ những người đã trải qua tình trạng này mới hiểu hết ý tôi nói.
Chẳng có gì lạ lùng trong việc chúng ta sợ đói nghèo. Kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác cho thấy rằng có những người ta không nên tin khi vấn đề đụng chạm đến tiền bạc và các loại phúc lợi trần tục khác.
Con người tham muốn giàu sang tới mức sử dụng mọi phương tiện có thể để có được nó – từ phương tiện trung thực nếu được đến bất kỳ phương tiện nào nếu cần thiết hoặc nếu có cơ hội.
Vậy thì, làm thế nào để thoát khỏi con quỷ này? Hãy tự phân tích mình để tìm ra những điểm yếu mà bạn không muốn biết. Điều này rất cần cho những người không muốn tiếp tục sống trong sự tầm thường và nghèo đói. Khi tự lục vấn mình mà có sự thiên vị, đừng quên rằng bạn đồng thời vừa là quan tòa vừa là thẩm phán đoàn, vừa là công tố viên buộc tội vừa là luật sư bào chữa, mà là luật sư của cả bên nguyên lẫn bên bị. Và tất nhiên đừng quên rằng người đang bị xét xử cũng chính là bạn. Hãy đặt cho mình những câu hỏi cụ thể và hãy đòi hỏi những câu trả lời thẳng thắn, và khi quá trình điều tra chấm dứt, ít nhất bạn cũng biết rõ hơn về mình. Nếu bạn cảm thấy mình không phải là một quan toà khách quan, hãy nhờ ai đó biết rõ về bạn đóng giúp vai trò này. Đừng uỷ quyền cho bất kỳ một ai lấy khẩu cung chéo về mình. Bạn đang tìm kiếm sự thật. Hãy tìm ra nó bằng bất kỳ giá nào, thậm chí có phải thất vọng trong một thời gian nào đó cũng vậy!
Hãy hỏi một người nào đó xem anh ta sợ gì. Trong phần lớn trường hợp bạn sẽ nghe thấy câu trả lời: Không sợ gì. Đó là câu trả lời sai: ít ai nhận thức được là mình bị nỗi sợ hãi ràng buộc, xúc phạm, săn đuổi cả về tinh thần lẫn vật chất. Cảm giác sợ hãi rất khó nắm bắt và ăn sâu trong nhận thức, cho nên nhiều khi con người sống hết cuộc đời, bị đè nặng bởi bao nỗi sợ hãi, mà vẫn không biết. Chỉ phân tích thẳng thắn mới phát hiện được kẻ thù chung của nhân loại. Hãy bắt đầu phân tích ngay đi và hãy ngắm nghía kỹ tính cách của mình. Để giúp thêm, tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài triệu chứng – bạn có thể tìm kiếm chúng trong bản thân mình.
———————–
SỢ NGHÈO ĐÓI: SÁU TRIỆU CHỨNG
Bàng quan – không tự ái, không muốn phá bỏ tình trạng nghèo đói, không có thái độ chống lại sự trêu ngươi của số phận, lười biếng về trí óc cũng như về cơ thể, thiếu sáng kiến, thiếu tưởng tượng, thiếu hào hứng, không tự kìm chế.
Thiếu kiên quyết – thói quen để cho người khác suy nghĩ hộ mình, còn mình thì chờ đợi cầm chừng.
Hoài nghi – thể hiện dưới dạng phân trần và xin lỗi, che đậy và biện bạch cho những thất bại của mình, đôi khi pha lẫn với sự ghen tỵ trước sự thành đạt của người khác hoặc phê phán người khác.
Lo lắng – cố tìm lỗi của người khác, tiêu pha quá thu nhập; coi thường bề ngoài của mình, thường xuyên nhăn nhó, cau có; uống rượu không kiềm chế, đôi khi dùng cả ma tuý; mất bình tĩnh, thiếu tự tin ở bản thân.
Thận trọng quá mức – xu hướng chỉ nhìn thấy mặt trái của vấn đề; nghĩ và nói về những thất bại có thể xảy ra thay vì tập trung nhận thức tìm kiếm phương tiện để đạt kết quả; biết tất cả mọi con đường dẫn đến thất bại đồng thời không muốn tìm cách để tránh; thói quen chờ đợi ôthời cơ của mìnhằ, lâu dần trở thành thế giới quan; hồi tưởng về những kẻ không may mà quên người chiến thắng; suy luận theo kiểu: ôÔi dào, vô ích! Đánh bùn sang ao!ằ; thái độ bi quan dẫn đến việc dạ dày không tiêu hóa nổi, không thải được cặn bã ra khỏi cơ thể, nhiễm độc, rối loạn hô hấp và dễ mắc bệnh.
Lần lữa và trì hoãn – thói quen khất sang ngày mai những việc đáng ra phải làm từ năm ngoái; tốn sức lực để biện bạch cho việc ăn không ngồi rồi thay vì làm việc. Tính lần lữa kết hợp với sự thận trọng quá mức, hoài nghi và lo lắng, sẽ dẫn đến việc trốn tránh trách nhiệm ở những nơi có thể; thích thoả hiệp hơn đấu tranh không khoan nhượng; bằng lòng chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống thay vì khắc phục chúng (và sau này có thể gọi đó là những trở ngại ngăn cản việc tiến lên phía trước); mặc cả từng xu một với cuộc đời trong khi lẽ ra phải đòi hỏi cả thịnh vượng, giàu sang, sung túc lẫn hạnh phúc và viên mãn; lập kế hoạch hành động tỷ mỷ khi thất bại thay vì đốt cháy hết cầu, cắt hết mọi đường rút lui; sự yếu đuối và hoàn toàn thiếu tự tin, thiếu mục tiêu cụ thể và tự kìm chế, thiếu sáng kiến, hào hứng, thiếu tự ái và khả năng suy xét hợp lý; giao du với những kẻ chấp nhận nghèo nàn thay vì vươn lên đánh bạn với những người đã giàu có và còn mong muốn trở thành giàu có hơn.
————————-
CHÍNH LÀ TIỀN
Ai đó sẽ bảo: Tại sao anh lại viết về tiền? Phải chăng sự giàu có chỉ đo được bằng đôla? Nhiều người tin rằng có những hình thức của cải khác xứng đáng với tâm hồn hơn. Vâng, của cải không chỉ là đôla, nhưng trên thế giới này sẽ có hàng triệu người nói với bạn rằng: Hãy đưa tôi đủ số tiền tôi cần, những cái khác tôi sẽ tự lo lấy.
Nguyên nhân chính thúc đẩy tôi viết quyển sách này là nỗi sợ hãi đói nghèo đang làm tê liệt hàng triệu người – nam cũng như nữ. Bạn hãy mục kích những việc làm của nỗi sợ hãi này. Sau đây là câu chuyện do Westbrook Pengler kể lại:
Tiền – đó chỉ là những chuỗi vỏ ốc, những vòng kim loại hoặc những tờ giấy. Cũng có những dạng của cải thuộc trái tim và tâm hồn không mua nổi bằng tiền; nhưng khi ở trong tình trạng ức chế người ta thường không đủ sức nghĩ về điều này và thậm chí không đủ sức giữ được tinh thần. Một người bị quẳng ra đường; anh ta ở dưới đáy, anh ta ở ngoài lề; và những gì diễn ra trong tâm hồn người đó thể hiện rất rõ ở đôi vai buông xuôi, ở cái cách anh ta đội mũ, đi đứng và ngó nhìn. Anh ta không thể thoát khỏi cảm giác về giá trị kém cỏi của bản thân mình khi thấy xung quanh là những người có công ăn việc làm ổn định, mặc dù có thể anh ta biết rằng mình hơn hẳn người khác về trí tuệ, tính cách và năng khiếu.
Về phần mình, những người này (thậm chí là bạn bè) cảm thấy mình trội hơn anh ta, và cứ cho là không cố tình đi, sẽ cư xử với anh ta như với người bị thương. Trong một khoảng thời gian nào đó anh ta có thể vay được tiền, nhưng dĩ nhiên số tiền này không thể đủ để duy trì mức sống như trước, và nói cho cùng thì cũng không ai cho vay mượn mãi được. Anh ta phải vay tiền ôănằ cho nên càng cảm thấy u uất, và ở đây không có sức mạnh sống động của những đồng tiền mới kiếm ra được. Lẽ đương nhiên là tôi không nói đến những kẻ vô công rồi nghề hay những người đầu hàng hiện tại, mà về những người đàn ông bình thường, biết tự ái và tự trọng.
Tôi cho rằng, ở vào tình huống tương tự, những người phụ nữ sẽ hành động khác hẳn. Nhân đây tôi cũng nhận xét luôn là khi nói về những người thừa, sao ta thường không ám chỉ phụ nữ. Đúng rồi, rất hiếm khi có thể nhìn thấy một người phụ nữ xếp hàng để lĩnh một bát súp, đi ăn mày thì lại càng không. Bạn không nhận ra họ như nhận ra nam giới, giữa đám đông, do một dấu hiệu nào đó đập vào mắt. Tôi nhắc lại là tôi không nói về những kẻ lang thang không nhà cửa, nam hay nữ giới; có thể, số đó cũng như nhau. Vấn đề ở đây là về những người phụ nữ tương đối trẻ, đàng hoàng, trí thức. Số người này có lẽ cũng nhiều, nhưng họ không bao giờ muốn phô bày ra ngoài sự sụp đổ của đời mình. Có thể, họ thích chọn hình thức tự tử hơn.
Người mất việc có khá nhiều thời gian để suy ngẫm. Anh ta có thời gian đi rất xa để xin vào chỗ trống mới xuất hiện nhưng người khác lại vừa chiếm mất rồi, hoặc anh ta nghe thấy là mình phải đi bán một loại hàng hóa vớ vẩn nào đó mà nếu như người ta có mua thì cũng chỉ do thương hại mình mà thôi, và anh ta phải sống bằng tiền hoa hồng. Từ chối triển vọng ôquyến rũằ này, anh ta bỗng nhận ra mình đã ở ngoài phố và muốn đi đâu thì đi, và cũng có nghĩa là chẳng biết đi đâu. Và anh ta cứ đi, đi, đi mãi. Anh ta liếc nhìn các tủ kính với những đồ vật xa xỉ không dành cho anh và cảm thấy mình là công dân loại hai; anh nhường chỗ bên tủ kính cho những người ngắm nhìn chúng với sự quan tâm tích cực hơn. Sau đó anh ta xuống metro hoặc rẽ vào thư viện để sưởi ấm một chút và cho đôi chân nghỉ ngơi. Đó không phải là tìm việc mặc dầu anh ta lại đi. Anh ta không biết rằng việc tìm kiếm thiếu mục đích, tuy chưa hiện ra ở vẻ ngoài của anh ta, nhưng đã đầy nguy cơ bị từ chối. Quần áo còn lại từ thời oanh liệt của anh ta tuy chưa đến nỗi nào nhưng vẫn không giấu được vẻ suy sụp của tinh thần.
Anh ta thấy hàng ngàn người bận rộn vì công việc của mình, và trong thâm tâm anh ghen tỵ với họ – những người bán kiốt, thư ký, nhân viên hiệu thuốc, nhân viên soát vé. Những người đó – họ độc lập, đầy tự tin và đường hoàng, còn anh thì không làm thế nào tự thuyết phục được mình, rằng anh cũng là người tốt, mặc dù anh thường xuyên tranh luận với chính mình và luôn đi đến những kết luận có lợi cho mình.
Chính là tiền, đúng hơn, chính là thiếu tiền mà con người này thay đổi đến như vậy. Cứ có một ít tiền xem, anh ta sẽ trở lại là chính mình ngay lập tức.
————————
BẠN CÓ SỢ BỊ PHÊ PHÁN KHÔNG?
Không ai nói được cụ thể từ đâu ra nỗi sợ hãi này của con người, nhưng có một điều chắc chắn – nó tồn tại trong ta và rất phát triển. Cũng có thể, sợ phê phán là do một phần bản chất của con người chẳng những muốn cướp thức ăn và tài sản của người thân, mà còn biện bạch cho những hành vi của mình bằng sự phê phán tính cách của người bị cướp. Ai còn lạ gì, kẻ trộm thì hay nói xấu người bị chúng lấy cắp, còn các nhà chính trị, muốn giành thắng lợi trong bầu cử, chẳng những khoe với thế giới những phẩm chất và trình độ riêng của mình, mà còn bôi nhọ đối phương nữa.
Hãy nhìn xem, các nhà sản xuất quần áo lớn lợi dụng nỗi sợ hãi bị phê phán mới nhanh làm sao! Mùa nào cũng thay rất nhiều chi tiết trên những thứ ta mặc. Nhưng ai là người đặt mốt? Tất nhiên không phải người mua, mà là người sản xuất quần áo. Cần gì thay kiểu nhiều như thế? Câu trả lời rất rõ ràng: để bán được nhiều hơn. Hay ôtô cũng vậy. Mùa nào cũng ra mác mới, mốt mới. Và ít ai mạo hiểm ngồi vào chiếc ôtô đã lỗi thời.
Những gì chúng tôi vừa mô tả tất nhiên chỉ là điều vụn vặt. Bây giờ ta hãy nghiên cứu hành vi của con người dưới tác động của nỗi sợ hãi bị phê phán trong những hoàn cảnh đáng kể hơn. Ví dụ, ta hãy lấy một người bất kỳ ở độ tuổi trưởng thành về trí tuệ (thông thường đó là độ tuổi 35-40), và nếu bạn biết đọc những ý nghĩ thầm kín của anh ta, bạn sẽ phát hiện ra rằng anh ta hoàn toàn không tin vào những câu chuyện mà linh mục vẫn kể cho anh ta nghe khi anh ta còn bé. Vậy tại sao một người sống trong thời đại văn minh của chúng ta lại ngại nói thẳng về những điều mình không tin? à, là bởi vì anh ta sợ bị phê phán! Bởi vì không ít đàn ông và đàn bà đã từng bị hỏa thiêu trên giàn lưả chỉ vì họ dám nghi ngờ sự tồn tại của những bóng ma. Vì thế, chẳng có gì lạ khi chúng ta thừa hưởng kho tàng nhận thức thiên về sợ hãi. Nói cho cùng thì cái thời mà cứ có ý phê phán là sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc cũng chưa cách xa thời chúng ta là mấy. ở một số nước đến tận ngày nay vẫn còn những hiện tượng như vậy.
Nỗi sợ hãi bị phê phán giết chết sáng kiến, phá vỡ sức mạnh tưởng tượng, hạn chế cá tính, làm con người mất tự tin và gây hại cho anh ta trong nhiều trường hợp khác. Vâng . . . Sự phê phán của cha mẹ rất hay để lại những vết thương không bao giờ lành cho con người. Mẹ một người bạn thưở thiếu thời của tôi giã nó (theo đúng nghĩa đen của từ này!), tức là giáo dục con bằng chày, ngày nào cũng đánh, và lần nào cũng kết thúc hành lễ bằng tuyên bố sau: Ôi, nhà tù nó nhớ mày quá rồi đấy, mày trước hai mươi tuổi thể nào cũng vào tù.Và thế là cậu này rơi vào trại cải tạo năm. . . 17 tuổi.
Phê phán – đó là dạng dịch vụ rất sẵn. Mỗi một người trong số chúng ta đã nhận được không biết bao nhiêu món quà không mất tiền này! Và họ hàng nữa chứ (đặc biệt là những người gần gũi nhất)! Tôi cho rằng những cha mẹ nào dùng phê phán để nuôi dạy con cái và tạo ra cho con mình mặc cảm kém giá trị đội lốt người, phải liệt vào hàng tội phạm (bởi vì đây là loại tội ác xấu xa nhất!). Những người làm công tác quản lý hiểu bản chất con người không phải bằng phê phán mà bằng quan hệ mang tính xây dựng vận dụng được tất cả những gì tốt đẹp nhất ở nhân viên dưới quyền. Những người làm cha làm mẹ cũng có thể đạt được những kết quả như vậy. Phê phán đem lại cho trái tim cảm giác tầm thường kém cỏi hoặc giận dỗi. Chứ không phải lòng biết ơn. Chứ không phải tình yêu.
———————
SỢ PHÊ PHÁN: BẢY TRIỆU CHỨNG
Nỗi sợ hãi này cũng tổng hợp như nỗi sợ nghèo đói, và hậu quả của nó cũng tai hại cho cá nhân con người như vậy bởi vì sợ phê phán sẽ giết chết sáng kiến và làm cho những cố gắng của trí tưởng tượng trở nên vô nghĩa. Những triệu chứng chủ yếu là:
Rụt rè e ngại – thường thể hiện ở sự lúng túng, bẳn gắt trong khi nói chuyện hoặc khi gặp người lạ, động tác lóng ngóng, mắt không dám nhìn thẳng.
Mất cân bằng – không kìm chế được giọng nói của mình, cáu kỉnh trước mặt người khác, phong thái diện mạo và trí nhớ kém.
Cá tính yếu – thiếu cứng rắn khi quyết định, thiếu sự hấp dẫn và kỹ năng giải thích rõ ràng ngắn gọn; có thói quen ôhẹn rày hẹn maiằ; đồng ý ngay với ý kiến của người khác.
Giá trị tầm thường – thích võ mồm; thói quen dùng những từ đao to búa lớn để gây ấn tượng (mà thường là không hiểu ý nghĩa thật sự của những từ này); bắt chước phong cách nói chung, đặc biệt là phong cách ăn mặc và nói năng; thích bịa, chủ yếu là về đề tài thành công của mình. Những người dạng này thường ra vẻ tự tin.
Đua đòi – cố để bằng người, không khỏi dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn thu nhập.
Thiếu sáng kiến – không biết vận dụng mọi khả năng để tự vận động; sợ phát biểu quan điểm và không tin vào những tư tưởng của mình; né tránh trong khi phải trả lời; ngôn ngữ và điệu bộ vụng về; dối trá.
Thiếu tự tôn – cả tâm hồn lẫn thể xác đều lười; quyết định chậm chạp, không biết cách và không muốn tự khẳng định; thích nói xấu sau lưng và nịnh trước mặt; không dám chiếm đấu với những thất bại, dễ dàng từ bỏ sự nghiệp ngay khi mới xuất hiện những dấu hiệu đối lập đầu tiên từ bên ngoài; nghi ngờ vô căn cứ; nói chuyện thiếu lịch thiệp; không muốn công nhận khuyết điểm của mình.
——————–
BẠN CÓ SỢ ỐM ĐAU BỆNH TẬT KHÔNG?
Nỗi sợ hãi này có thể coi là di sản vật chất hay xã hội cũng được. Nếu nói về cội nguồn thì tôi dám khẳng định là nó gắn chặt với sợ tuổi già và cái chết – hai sứ giả của những kinh hoàng thuộc thế giới bên kia mà thực ra con người không hiểu biết gì mặc dù từ nhỏ đã được nhồi nhét đủ mọi chuyện. Hiện tượng này phổ biến đến nỗi nhiều người qua đường rao bán cẩm nang sức khỏe và cùng lúc duy trì nỗi sợ hãi cái chết.
Nhìn chung, con người sợ ốm đau bệnh tật là do những nỗi sợ hãi đã truyền vào nhận thức của anh ta trước đây, và do sợ các hậu quả có thể về kinh tế.
Một thầy thuốc có tiếng đã phát hiện ra rằng 75% số người đến khám bệnh là do . . . bệnh tưởng. Đã chứng minh được rằng cứ sợ ốm đau bệnh tật, cho dù chỉ là nỗi sợ vớ vẩn nhất, cũng đem lại những triệu chứng thực sự về bệnh mà người đó sợ. Nhận thức của con người mạnh như vậy đó! Cả trong xây dựng sáng tạo, cả trong phá phách.
Lợi dụng điểm yếu này của con người, không ít người bán thuốc có chứng chỉ đã kiếm được tài sản không nhỏ. Ngu phí này tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây, đến mức một tạp chí phổ biến đã vận động một chiến dịch chống lại những kẻ bán các loại thuốc trường sinh càn rỡ nhất.
Thí nghiệm mà chúng tôi tiến hành cách đây không lâu chứng tỏ có thể thôi miên bệnh tật cho con người. Ba người lần lượt hỏi các ônạn nhânằ được chọn cùng một câu hỏi sau: Có vấn đề gì vậy? Trông bạn kém lắm. Lần đầu, câu hỏi chỉ gợi một nụ cười hồn nhiên: ồ không, mọi việc đều bình thườngằ. Lần thứ hai, câu trả lời thường là:tôi cũng không rõ, nhưng đúng là tôi cảm thấy mình không khoẻ. Còn đến lần thứ ba thì người được hỏi trả lời thẳng là anh ta ốm.
Bạn đừng cười, mà hãy thử với ai đó trong số người quen của mình mà xem. Chỉ có điều đừng cố quá, nếu không họ có thể ốm thật đấy! Nhân đây, tôi biết là cũng có những giáo phái trả thù kẻ thù của mình bằng cách như chúng tôi đã làm, chỉ khác là lặp đi lặp lại sáu lần (phương pháp hecsaedra). Đương nhiên, họ gọi đó là bỏ bùa.
Có những bằng chứng kỳ lạ chứng tỏ bệnh tật bắt đầu từ những ý nghĩ xấu. ý nghĩ xấu có thể do ám thị, cũng có thể tự sinh ra trong nhận thức của con người.
Vì thế hãy làm theo tấm gương của một nhà thông thái, thông thái hơn ta thoạt tưởng nhiều khi ta nghe ông nói những lời sau: Khi ai đó hỏi tôi là tôi thấy trong người thế nào, bao giờ tôi cũng muốn đấm vào giữa mõm anh ta một quả.
Các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân của mình thay đổi khí hậu (trongmột khoảng thời gian nào đó), ngụ ý thay đổi hoàn cảnh. Thành phần sợ bệnh tật luôn tồn tại trong nhận thức của mỗi người. Những yếu tố khác như lo âu, sợ sệt, thất tình và không may trong công việc hoài thai ra nó và cho nó ra đời.
Những thất bại trong tình yêu và công việc đứng ở vị trí khá cao trong danh sách này. . . Một chàng trai đau khổ vì tình yêu bất hạnh của mình đến nỗi rơi vào bệnh viện.
Suốt một tháng trời anh ta ở trong tình trạng giữa cuộc sống và cái chết. Cuối cùng người ta mời bác sỹ chuyên về thần kinh đến. Việc đầu tiên là bác sỹ thay hộ lý bằng một người phụ nữ trẻ đẹp đầy quyến rũ. Theo thỏa thuận với bác sỹ, ngay từ ngày đầu tiên cô bắt đầu làm tình với chàng trai của chúng ta, và sau ba tuần người ta đã cho anh xuất viện, với một căn bệnh hoàn toàn khác: anh lại yêu. Cú lừa này đã trở thành liều thuốc, nhưng kết quả là sau đó hai người đã cưới nhau.
———————–
SỢ BỆNH TẬT: BẢY TRIỆU CHỨNG
Đó là những triệu chứng như sau:
Tự kỷ ám thị – tìm kiếm và đinh ninh rằng mình có những triệu chứng của tất cả các loại bệnh tật trên đời, ôthưởng thứcằ các loại bệnh tật tự tưởng tượng ra và tin rằng chúng có thật; thích mua đủ các loại thuốc men (mà mọi người đều bảo là hiệu nghiệm lắm!); thường xuyên bàn tán về chuyện mổ xẻ, tai nạn . . .; tự mình thử nghiệm các chế độ ăn kiêng, tập thể dục, gầy đi không có sự kiểm soát của bác sỹ; sử dụng các loại thuốc men tự chế hoặc của bọn bịp bợm.
Bệnh tưởng – thói quen nói và tập trung vào các loại bệnh tật, gần như hứng thú chờ đợi nó sẽ đến, và rốt cuộc là căng thẳng thần kinh (stress). Không loại thuốc nào từ bất cứ một loại chai lọ nào (kể cả cái bình của ông già Khốt-ta-bít) có thể chữa được loại bệnh này. Bệnh tưởng phát sinh từ những ý nghĩ tồi tệ, và không gì chữa được nó ngoài những ý nghĩ tốt đẹp. Người ta bảo rằng bệnh tưởng làm hại sức khỏe ngang chính bệnh tật thật sự. ôThưa Bà, Bà có vấn đề gì?ằ – ôThần kinh tôi yếuằ. Thông thường thì thần kinh của bà này gần ngang ngựa chiến.
Uể oải. Nỗi sợ ốm thường hay ngăn cản người ta tập thể dục, và kết quả là thừa trọng lượng gây ra ngại cử động, chỉ quanh quẩn trong nhà.
Mẫn cảm. Nỗi sợ bệnh tật làm cho cơ thể mất sức kháng cự và tạo mọi điều kiện để ngã bệnh. Sợ bệnh tật có thể gắn chặt với sợ nghèo đói, đặc biệt là đối với những người hay bệnh tưởng vì họ luôn luôn lo lắng về việc mình phải trả tiền chữa bệnh. Mà những người này tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị chờ đón bệnh tật. Mà còn có cả cái chết nữa chứ – họ cũng cần phải đề cập đến nó, phải dành dụm để trả tiền chỗ ở nghĩa địa và làm tang lễ. . .
Ốm vờ – tính hay gợi sự thông cảm và thương hại của người khác bằng cách sử dụng căn bệnh tự tưởng tượng ra làm mồi nhử (người ta cũng dùng mẹo này để tránh phải làm việc); giả vờ ốm để bao biện cho tính lười biếng hoặc thiếu tham vọng của mình.
Sự vô độ – thói quen dùng rượu hoặc ma tuý để thoát khỏi đau đầu, thần kinh . . . thay vì khắc phục nguyên nhân.
Quá lo âu – thích đọc tài liệu y học và các loại sách vở quảng cáo thuốc men, và tự nhiên trở nên lo âu, sợ mắc bệnh.
————————–
BẠN CÓ SỢ BỊ THẤT TÌNH KHÔNG?
Nỗi sợ hãi này phát sinh từ thời có chế độ đa hôn do phong tục bắt cóc phụ nữ và thói quen làm tình tự do ở tất cả mọi nơi mọi lúc.
Ghen tuông và những dạng cáu kỉnh tương tự sinh ra từ nỗi sợ hãi di truyền về việc có thể đánh mất đối tượng tình yêu; dạng sợ hãi này có lẽ là loại nặng nề nhất trong cả sáu loại. Nó gây rối loạn nhiều nhất cho cuộc sống của thể xác và tâm hồn.
ở thời đại đồ đá, đàn ông dùng vũ lực để ăn trộm phụ nữ. Cho đến nay họ vẫn còn tiếp tục làm điều đó, nhưng tất nhiên kỹ thuật có thay đổi. Họ dùng cách thuyết phục, hứa hẹn quần áo tốt, xe đẹp và các loại đồ vật quyến rũ khác, và những thứ này tác động hiệu qủa hơn nhiều so với sức mạnh chân tay. Thời nay so với thời trước, thói quen của đàn ông không thay đổi mà chỉ thay đổi phương pháp thực hiện.
Phân tích kỹ cho thấy phụ nữ sợ thất tình hơn. Theo kinh nghiệm, họ biết rằng đàn ông bản chất đa thê và bất luận trường hợp nào cũng không thể trao đàn ông vào tay những kẻ tình địch được.
————————–
SỢ THẤT TÌNH: BA TRIỆU CHỨNG
Những triệu chứng nổi bật nhất là:
Ghen: thói quen nghi ngờ bạn bè gần gũi và người yêu thiếu căn cứ; buộc tội vợ hay chồng thiếu chung thuỷ (tất nhiên là vô cớ); đa nghi, tuyệt đối không tin.
Tìm lỗi ở người khác: bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, người yêu (là loại số 1) khi có bất cứ nguyên nhân nào hoặc thậm chí không có nguyên nhân cũng vậy.
Phiêu lưu: thiên về những hành động mạo hiểm, ăn cắp, bịp bợm và những trò nguy hiểm khác để kiếm tiền cho người yêu, vì họ tin rằng có thể mua được tình yêu; mắc nợ để mua quà vì muốn thể hiện những mặt tốt của mình; mất ngủ, bẳn gắt, thiếu kiên định, kiềm chế và tự tin; ý chí yếu đuối, tinh thần sút kém.
—————————–
BẠN CÓ SỢ TUỔI GIÀ KHÔNG?
Thực chất, nỗi sợ hãi này có hai nguồn gốc. Trước hết, từ ý nghĩ rằng tuổi già sẽ kéo theo nghèo đói. Thứ hai (nguồn này quan trọng hơn nhiều), từ những học thuyết hà khắc và dối trá trong quá khứ về vạc dầu địa ngục và những hăm dọa khác nhằm dựa vào sợ hãi để biến con người thành nô lệ.
Con người còn có thêm hai nguyên nhân hợp lý khác nữa để sợ tuổi già. Một là không tin những người gần gũi vì họ hoàn toàn có thể chiếm tất cả những của cải trần thế thuộc về bạn; hai là những hình ảnh rợn người về thế giới bên kia mà nhận thức của bạn đã ám ảnh.
Kề liền với nỗi sợ hãi này là nỗi sợ ốm đau bệnh tật rất phổ biến. Nguyên nhân ở đây là yếu tố tình ái, bởi vì không ai thích ý nghĩ là mình sẽ mất đi sự hấp dẫn về tình dục.
Cũng không nên quên viễn cảnh nghèo đói. Nhà dưỡng lão không phải là từ dễ nghe nhất. Nó phả hơi thở lạnh như băng vào nhận thức của mỗi người đang đứng trước khả năng sống những năm về già trong sự lãng quên.
Và, cuối cùng, tuổi già không loại trừ khả năng mất tự do và độc lập, cả về thể xác lẫn kinh tế.
————————–
SỢ TUỔI GIÀ: BỐN TRIỆU CHỨNG
Phổ biến nhất là những triệu chứng sau:
Sớm sa sút. Tức là xu thế xuống dốc ngay từ độ tuổi bốn mươi (thật ra thì đây là độ tuổi chín về trí tuệ), phát triển mặc cảm kém cỏi và quan niệm sai lầm cho rằng cá nhân con người đến tuổi nhất định thì suy thoái.
Hãy tha lỗi cho lão già này . . . Nhiều người ở độ tuổi bốn năm mươi hay vừa nói vừa xin lỗi như vậy. Trong khi phải nói ra những lời cảm tạ vì hạnh phúc được sống ở độ tuổi khôn ngoan và hiểu biết.
Thiếu sáng kiến. Sáng kiến, tưởng tượng, tự tin mất đi ở những người tự cho là mình đã quá già không còn đủ sức thể hiện những phẩm chất đó nữa.
Cưa sừng làm nghé. Bắt chước cách ăn mặc và có những hành vi giống như thanh niên, và tất nhiên là trở nên kệch cỡm trong con mắt những người xung quanh, xa và gần.
—————————–
BẠN CÓ SỢ CHẾT KHÔNG?
Nhiều người sợ cái này nhất. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Nỗi đau buốt bất thình lình xuyên thấu con tim khi nghĩ đến cái chết, thường là do sự cuồng tín về tôn giáo. Những người theo đa thần giáo ít sợ chết hơn những người đại diện cho thế giới văn minh. Từ hàng nghìn năm nay người ta đã đặt ra những câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được trả lời: tôi từ đâu đến? và tôi đi về đâu?
Từ những thời kỳ đen tối của quá khứ đã có những người vô tâm và ranh ma chào bán những câu trả lời lấy tiền.
Hãy đến với ta, hãy chấp nhận tín ngưỡng của ta, hãy theo các giáo điều của ta, và ta sẽ cho người một tấm vé để sau khi chết người sẽ được lên thẳng thiên đàng, – người đứng đầu một giáo phái kêu lên như vậy. Tất nhiên người có thể không đi cũng ta, – ông ta nói tiếp, – nhưng lúc đó quỷ sứ sẽ tóm lấy người và thiêu đốt người trong địa ngục.
Ý nghĩ về sự trừng phạt dưới địa ngục làm mất hết thích thú sống và tiêu tan hạnh phúc.
Mặc dù không một thủ lĩnh tôn giáo nào đủ sức đảm bảo đường lên thiên đàng hoặc đày xuống địa ngục (vì không có địa danh này) nhưng khái niệm địa ngục khủng khiếp đến nỗi bản thân ý nghĩ về nó trở thành một gánh nặng đè lên trí tưởng tượng, đè nặng đến mức làm tê liệt trí óc, và trên cơ sở đó hình thành nỗi sợ hãi cái chết.
Ngày nay, may mắn thay, nỗi sợ hãi này không còn phổ biến như trước đây, khi chưa có các trường đại học và cao học. Khoa học đã chiếu tia sáng sự thật vào nhân loại, và sự thật này nhanh chóng giải phóng mọi người trên trái đất khỏi nỗi sợ chết. Không còn dễ dàng gây ấn tượng bỏ vạc dầu đối với thanh niên nam nữ có học. Nhờ có sinh vật học, thiên văn học, địa chất học và các bộ môn khoa học khác, nỗi sợ hãi thít chặt tâm hồn con người từ những thế kỷ tăm tối nay đã tiêu tan.
Toàn bộ thế giới cấu tạo từ hai thứ: năng lượng và vật chất. Từ đầu chương trình học vật lý chúng ta đã biết là cả vật chất lẫn năng lượng (hai dạng thực tế mà con người được biết) đều không thể được tạo ra hay mất đi. Chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác chứ không mất đi.
Sự sống – đó là năng lượng chứ còn gì nữa? Và, cũng như các dạng năng lượng khác, nó trải qua những thay đổi và biến thể. Và cái chết – cũng chỉ là một sự biến thể. Nếu đúng như vậy thì có nghĩa là sau khi chết bắt đầu một giấc ngủ dài vĩnh viễn, hiền lành, mà ngủ – thì có gì phải sợ? Hãy trấn áp nỗi sợ chết trong con người mình!
————————-
SỢ CHẾT: BA TRIỆU CHỨNG
Suy nghĩ về cái chết. Thói quen này thường gặp ở những người đứng tuổi, nhưng thậm chí nhiều thanh niên cũng hay nghĩ đến hư vô trong khi lẽ ra phải tận hưởng cuộc đời. Không hiếm khi do thiếu mục đích sống hoặc không có khả năng ( hai nguyên nhân này rất hay gắn với nhau) tìm được nghề nghiệp thích hợp. Loại thuốc tốt nhất để chữa sợ chết – đó là mong muốn đam mê đạt được một điều gì đó có ý nghĩa phục vụ mọi người. Con người bận rộn không nghĩ gì tới cái chết.
Liên hệ với sợ nghèo đói. Sợ tình cảnh nghèo đói đang đến gần hoặc đến do cái chết của ai đó.
Liên hệ với bệnh tật hoặc tính thất thường. Bệnh tật có thể dẫn đến trầm uất. Thất tình, cuồng tín, bẳn tính hay mất trí khôn đều có thể trở thành nguyên nhân gây sợ chết.
———————
LO ÂU CŨNG LÀ NỖI SỢ HÃI ẤY
Lo âu là trạng thái của nhận thức phát sinh từ nỗi sợ hãi. Nó tác động dần dần nhưng chắc chắn. Từng bước, từng bước, nó ôthâm căn cố đếằ trong nhận thức cho tới lúc làm tê liệt khả năng tư duy lành mạnh của con người, làm mất đi tính tự tin và sáng kiến của anh ta; lo âu – đó là dạng sợ hãi liên tục mà nguyên nhân là sự thiếu kiên quyết, và có nghĩa là, đó cũng chính là trạng thái nhận thức mà ta có thể và cần phải kiểm soát.
Nhận thức bị rối loạn thì vô cùng yếu ớt. Tính thiếu kiên quyết tạo ra nó như vậy. Phần lớn chúng ta không đủ sức mạnh ý chí để nhanh chóng quyết định, và sau đó (khi đã quyết định rồi) gắng hết sức mình để thực hiện.
Sau khi định cho mình một phương châm hành động nhất định, chúng ta không nghĩ gì đến hoàn cảnh nữa.
Một lần, tôi có dịp nói chuyện với một người hai tiếng sau sẽ bị tử hình trên ghế điện. Đó là người bình tĩnh nhất trong số tám người cùng chung xà-lim tử tù. Sự bình thản của ông ta khiến tôi tò mò hỏi xem ông ta có cảm giác gì khi biết mình chỉ một chốc nữa sẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Cảm giác không tồi. Người anh em cứ nghĩ mà xem, mọi khổ đau của tôi sắp chấm dứt rồi. Cuộc đời tôi chẳng có gì ngoài khổ đau. Kiếm thức ăn và quần áo mặc đối với tôi lúc nào cũng khó khăn. Sắp tới đây tôi chẳng còn cần gì nữa. Tự nhiên tôi cảm thấy thật sự phấn khởi khi biết chính xác mình sẽ phải chết. Lúc đó tôi quyết định: tôi sẽ chấp nhận số phận của mình với một tinh thần phấn chấn.
Vừa nói ông ta vừa chén ngon lành một bữa ăn đủ cho ba người , nhấm nháp từng miếng nhỏ một dường như chẳng có gì khủng khiếp đang chờ đợi ông ta. Một quyết định đã giúp cho con người này chấp thuận số phận! Và quyết định cũng có thể tránh cho bạn khỏi lao theo dòng cuốn của những hoàn cảnh bất lợi.
Do thiếu kiên quyết mà mỗi một nỗi sợ hãi có thể biến thành lo âu. Hãy một lần và vĩnh viễn giải phóng khỏi nỗi sợ chết bằng cách công nhận nó là cái không thể tránh khỏi. Hãy đuổi hẳn ra khỏi đầu nỗi sợ nghèo đói với quyết định thành đạt đến chừng mực có thể và không lo lắng gì. Hãy chặn ngang họng nỗi sợ bị phê phán bằng quyết định không thèm đếm xỉa đến những điều người ta nghĩ và nói về bạn. Hãy loại trừ sợ hãi ra khỏi nhận thức của bạn thông qua cách nhìn nhận mới – coi sợ hãi không phải là một trở ngại, mà là một điểm tựa tốt, đem lại sự khôn ngoan, tự kiềm chế và hiểu biết về cuộc đời mà tuổi trẻ không có được. Hãy thoát khỏi nỗi sợ ốm đau bệnh tật bằng cách quên đi mọi triệu chứng. Hãy điều khiển nỗi lo sợ thất tình bằng cách tự nhủ rằng không có nó bạn vẫn không sao.
Và nói chung – hãy quên hẳn lo âu đi! Hãy quyết định cho tất cả mọi trường hợp: không có gì trong đời xứng đáng với sự lo lắng của bạn. Và bạn sẽ thấy rằng cùng với quyết định này, bạn sẽ có được tính trầm lắng, trí tuệ minh mẫn, suy nghĩ điềm đạm, mà những cái này nhất định sẽ dẫn đến hạnh phúc.
Người mà trong nhận thức đầy sợ hãi chẳng những phá vỡ mọi khả năng hành động có suy nghĩ của chính mình mà còn tác động xấu đến nhận thức của những người anh ta giao tiếp và phá hoại khả năng của họ.
Thậm chí chó hoặc ngựa cũng cảm thấy được khi nào chủ sợ chúng. Hơn thế nữa, chúng nắm bắt được sự xung động của sợ hãi do con người thể hiện và có hành động tương ứng. Nhiều loại súc vật có mức độ phát triển trí tuệ kém hơn cũng phát hiện thấy khả năng này – khả năng nhận biết nỗi sợ hãi của người khác.
————————-
Ý NGHĨ – BÓNG MA
Xung động sợ hãi chuyển từ nhận thức của người này sang nhận thức của người khác cũng nhanh và không đảo ngược được giống như xung lượng giọng nói từ đài phát chuyển sang máy thu thanh.
Con người nói ra mồm những ý nghĩ tiêu cực hoặc thiếu xây dựng phải biết rằng mình sẽ nhận được ôđòn vu hồiằ có sức phá hoại mạnh không kém. Chỉ đơn giản xả ra những ý nghĩ tiêu cực cũng đủ để bị phản hồi mấy hướng cùng một lúc. Điều trước hết và có lẽ cũng quan trọng nhất là ở chỗ bộ óc, bị rung động bởi những ý nghĩ tiêu cực, có khả năng tưởng tượng sáng tạo rất kém. Nên nhớ kỹ điều này. Hai là, khi trong nhận thức có những tình cảm tiêu cực thì bản thân con người cũng bị lây xấu, những người khác tự nhiên cảm thấy xa lánh anh ta, và có khi còn có thái độ thù địch. Khía cạnh thiệt hại thứ ba không kém phần quan trọng là: những ý nghĩ loé lên theo chiều hướng xấu chẳng những gây tác hại cho những người xung quanh, mà khi đã bắt rễ trong tiềm thức của chính người sinh ra ý nghĩ đó thì như vậy sẽ trở thành một phần cá tính của anh ta.
Cuộc đời công danh của bạn trước hết nhằm mục đích thành đạt. Muốn đạt được điều đó, bạn phải làm cho nhận thức của mình trở nên thanh bình, chiếm hữu được của cải vật chất, và quan trọng nhất là có được hạnh phúc. Nhưng tất cả những dấu hiệu thành đạt này đều bắt đầu từ những xung động ý nghĩ.
Bạn có thể kiểm soát được nhận thức của mình, bạn đủ sức ghi nhận mọi ý nghĩ vào nhận thức theo sự lựa chọn của mình. Nhưng đặc quyền này đòi hỏi trách nhiệm đối với việc sử dụng chúng có tích cực hay không? Bạn là chủ nhân số phận trần tục của mình chừng nào bạn điều khiển được những ý nghĩ của mình. Bạn có thể từ chối, không sử dụng đặc quyền ấy, chấp nhận cái mà cuộc sống quy định, tức là thả mình trôi nổi trên đầu sóng của hoàn cảnh và bị chúng vần như mảnh vỏ bào trong đại dương đời rộng lớn mênh mông.
———————-
BẠN QUÁ NHẠY CẢM?
Để bạn khỏi thấy sáu nỗi sợ hãi kể trên là ít, tôi nêu thêm một điều ác nữa mà nhiều người nhiễm phải. Đó là mảnh đất hết sức màu mỡ giúp các loại không may, rủi ro nảy mầm. Điều ác này rất khó nắm bắt. Chặt chẽ ra thì điều này không được xếp thành một nỗi sợ hãi. Không có tên gọi nào tốt hơn, chúng tôi gọi nó là chịu tác động của ảnh hưởng xấu.
Những người muốn kiếm tiền cần tránh xa nó. ủ dột vì nghèo đói – không bao giờ! Nếu bạn đang thành đạt trong một lĩnh vực nào đó, hãy đánh lại con quỷ này. Nếu bạn làm quen với triết lý của tôi nhằm mục đích tích luỹ tài sản, thì bạn càng cần hiểu rõ vấn đề này trong con người mình. Còn nếu bạn coi thường việc tự phân tích và kiểm điểm, thì – hãy vĩnh biệt ước mơ thầm kín của mình!
Hãy tìm kiếm thật nghiêm khắc. Sau khi đọc các câu hỏi để tự phân tích, bạn hãy chính xác tối đa, như người làm công tác tài vụ, để trả lời. Hãy làm việc này cẩn thận như khi bạn tìm kẻ thù đang phục kích bạn, và thái độ đối với khuyết điểm của mình cũng phải nghiêm khắc như đối với kẻ thù bằng xương bằng thịt.
Tìm người cứu giúp chống lại bọn cướp đường đối với bạn không có gì khó, bởi vì luật pháp đã dành cho ta cả hệ thống tương trợ xã hội có tổ chức để phục vụ lợi ích chung. Chế ngự được điều ác nói trên phức tạp hơn nhiều, bởi vì nó đánh vào ý chí mà bạn thậm chí còn không nghi ngờ gì về sự tồn tại của nó, kể cả khi bạn ngủ lẫn lúc bạn thức. Vũ khí của nó phi vật chất, bởi vì đó là trạng thái nhận thức của chính bạn. Đôi khi nó đến với bạn từ lời người thân hoặc từ ngay nếp nghĩ của bạn. Nhưng nó luôn luôn là loại thuốc độc, có thể từ từ, song giết chết chúng ta.
———————-
HÃY TỰ VỆ!
Để tự bảo vệ chống lại ảnh hưởng tiêu cực của chính mình hay của những người xấu xung quanh, bạn hãy nhớ là mình có sức mạnh ý chí. Hãy tạo điều kiện cho nó làm việc, và nó sẽ xây trong nhận thức bạn một bức tường miễn dịch.
Hãy tự thú nhận với mình là về bản chất, bạn (và tất cả chúng ta đều thế cả thôi) lười, thờ ơ và dễ tiếp thu tất cả mọi thứ hợp với nhược điểm của mình.
Hãy nhận thức rằng những xung lượng tiêu cực lọt vào con người bạn thông qua tiềm thức, cho nên mới khó phát hiện ra chúng. Vì vậy cho nên phải hết sức đề phòng những người mà khi tiếp xúc bạn có cảm giác ức chế hoặc nản chí.
Đừng quên là bản chất chúng ta chịu tác động của tất cả sáu nỗi sợ hãi nói trên, và bạn chỉ có một lối thoát – rèn luyện kỹ năng để đối phó.
Hãy bắt đầu bằng việc tổng vệ sinh tủ thuốc nhà bạn, tống khứ tất cả các loại chai lọ, thuốc viên yêu thích của bạn đi, đừng nâng niu tất cả các loại cảm cúm, đau đầu, bệnh tật mà bạn tự nghĩ ra cho mình.
Hãy cố tiếp xúc với những người đánh thức trong bạn những ý nghĩ và hành động tích cực.
Đừng chờ đợi những lo lắng – có lẽ chúng sẽ đến.
Không còn nghi ngờ gì nữa, điểm yếu phổ biến nhất của con người là nhận thức cởi mở đón những tác động xấu. Nó mang tính phá hoại rất lớn vì phần đông mọi người không chịu công nhận là mình cũng chịu ảnh hưởng này, và nếu có công nhận, thì cũng từ chối hoặc né tránh việc đấu tranh chống lại nó, làm cho nó trở thành bản chất không thể kiểm soát nổi.
Những câu hỏi sau đây được đặt ra để giúp đỡ những người muốn biết mình là người thế nào. Hãy đọc to cả câu hỏi, cả câu trả lời, để bạn nghe thấy được giọng nói của mình. Điều này sẽ giúp bạn thành thật hơn với chính mình.
————————
CÂU HỎI ĐỂ TỰ PHÂN TÍCH
Bạn có hay phàn nàn về sức khoẻ của mình không? Nếu có, thì do nguyên nhân gì?
Nếu có thể, bạn có hay tìm lỗi ở người khác không?
Bạn có hay sai lầm trong công việc không? Nếu có, thì tại sao?
Bạn thường nói chuyện như thế nào, châm biếm cay độc hay tấn công?
Bạn có cố tình tránh tiếp xúc với ai không? Nếu có, thì tại sao?
Bạn có hay khổ sở vì bệnh khó tiêu không? Nếu có, thì do nguyên nhân gì?
Bạn có cảm thấy cuộc đời vô nghĩa, còn tương lai thì vô vọng không?
Bạn có thích nghề mình làm không? Nếu không, thì tại sao?
Bạn có hay cảm thấy thương hại mình không? Nếu có, thì tại sao?
Bạn có hay ghen tỵ những người hơn bạn trong một lĩnh vực nào đó không?
Bạn hay dành thời gian cho những ý nghĩ về thành công hơn hay về thất bại hơn?
Cùng với sự trưởng thành, tính tự tin của bạn tăng lên hay giảm đi?
Bạn có rút ra bài học từ những sai lầm của mình không?
Bạn có cho phép họ hàng hoặc người quen gây lo âu hồi hộp cho bạn không? Nếu có, thì tại sao?
Bạn có hay lúc thì bay bổng chín tầng mây, lúc thì lại chìm đắm trong đáy sâu vô vọng không?
Ai gây cảm hứng cho bạn nhiều nhất? Tại sao?
Bạn có hay cam chịu những người tác động tiêu cực đến bạn hoặc làm bạn ngã lòng, thậm chí nếu có thể tránh được?
Bạn có chăm chút cho vẻ ngoài của mình không? Nếu có, thì lúc nào và ra sao?
Bạn có biết quên mọi lo lắng bằng công việc, tức là bận rộn đến mức không còn thời gian để bực bội nữa?
Bạn có gọi mình là kẻ thiếu lập trường và yếu ý chí vì đã cho phép người khác suy nghĩ hộ mình không?
Bạn có bao giờ coi thường việc tẩy rửa, làm sạch cơ thể cho đến khi táo bón biến bạn thành kẻ bẳn gắt và giận dữ không?
Những lo âu hồi hộp mà lẽ ra có thể tránh được có thường hay khuấy động bạn không, và tại sao bạn phải chịu đựng như vậy?
Bạn có hay dùng rượu, thuốc phiện hoặc thuốc lá để ôtrấn an tinh thầnằ không? Nếu có, thì tại sao thay vì điều này bạn không huy động sức mạnh ý chí?
Có ai ôgây sựằ bạn không? Nếu có, thì nguyên nhân gì?
Bạn có mục đích chính trong đời không? Nếu có, thì đó là mục đích gì? Bạn đã lập kế hoạch để thực hiện nó như thế nào?
Bạn có mắc phải nỗi sợ hãi nào không? Nếu có, thì loại nào, hay những loại nào?
Bạn có biện pháp nào tự vệ chống lại những tác động xấu không?
Bạn có thường xuyên tự kỷ ám thị để hướng nhận thức của mình vào những việc làm tích cực không?
Bạn quý gì hơn – những giá trị vật chất hay khả năng kiểm soát ý nghĩ của mình?
Có dễ dàng ảnh hưởng đến bạn bất chấp suy luận riêng của bạn không?
Ngày hôm nay có bổ sung được gì có giá trị cho kiến thức và trí tuệ của bạn không?
Bạn có nhìn thẳng vào thực tế đang làm bạn trở nên bất hạnh không, hay bạn lẩn tránh trách nhiệm?
Bạn có phân tích sai lầm và thất bại của mình nhằm rút ra bài học không, hay bạn cho rằng không cần làm điều này?
Bạn có thể kể ra những điểm yếu gây cho bạn thiệt hại lớn nhất không? Bạn làm gì để khắc phục những điểm yếu này?
Bạn có sẵn sàng thông cảm với những người đến với bạn để tâm sự về những nỗi lo âu của họ không?
Theo kinh nghiệm sống của bạn thì điều gì giúp bạn tiến lên phía trước nhiều hơn – những bài học của bản thân hay tác động của người khác?
Sự hiện diện của bạn có luôn tác động xấu đến những người khác không?
Thói quen nào của người khác làm bạn bực bội nhất?
Bạn tự có ý kiến riêng hay bạn cho phép mình chịu ảnh hưởng của người khác?
Bạn có biết cách có được tâm trạng chống lại mọi tác động làm bạn nản chí không?
Nghề bạn làm có tiếp thêm cho tâm hồn bạn lòng tin và niềm hy vọng không?
Bạn có ý thức rằng mình có được một sức mạnh tinh thần đủ để chống lại mọi nỗi sợ hãi không?
Tôn giáo có hướng được tâm hồn của bạn đến với những ý nghĩ tích cực không?
Bạn có cho rằng chia sẻ những lo âu của người khác là nghĩa vụ của mình không? Nếu có, thì tại sao?
Nếu bạn đồng ý với câu ngạn ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã hoặc Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng thì bạn sẽ biết gì về mình nhờ quan sát các bạn bè của mình?
Bạn có thấy mối liên hệ nào giữa những người bạn quan hệ chặt chẽ nhất với những nỗi khó chịu của bạn không?
Có thể nào một người mà bạn coi là bạn mình lại chính là kẻ thù tai hại nhất của bạn do những tác động tiêu cực của anh ta đối với bạn không?
Bạn dùng những tiêu chuẩn nào để đánh giá ai là người có ích , còn ai là người có hại đối với bạn?
Trí tuệ những người xung quanh bạn cao hơn hay thấp hơn bạn?
Trong 24 giờ của một ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian cho:
Công việc,
Ngủ,
Nghỉ ngơi giải trí,
Thu thập kiến thức hữu ích,
Ngồi không?
Trong số người quen của bạn, ai là người gây cho bạn:
Cảm hứng,
Cảnh giác,
Thất vọng?
Lo lắng lớn nhất của bạn là gì? Tại sao?
Khi người ta cho bạn một lời khuyên không mất tiền, bạn tiếp nhận vô điều kiện hay bạn phân tích động cơ của họ?
Bạn muốn gì hơn cả? Bạn có định thực hiện mong muốn đó của mình không? Bạn có sẵn sàng hy sinh mọi thứ khác vì mục đích chính này không? Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc thực hiện mong muốn đó?
Bạn có hay thay đổi ý định của mình không? Nếu có, thì tại sao?
Bạn có luôn làm đến cùng những việc mình đã bắt đầu không?
Thành công của người khác, danh hiệu, bằng cấp và tài sản của họ có tác động đến bạn không?
Những điều người khác nói và nghĩ về bạn có ảnh hưởng đến bạn không?
Bạn có cố làm vừa lòng người khác chỉ vì địa vị xã hội hoặc tài chính của họ không?
Bạn xếp ai là người vĩ đại nhất của nhân loại? Người đó hơn bạn ở điểm nào?
Bạn dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu các câu hỏi này và trả lời? (Để phân tích và trả lời các câu hỏi này cần ít nhất không dưới một ngày).
Nếu bạn trả lời trung thực tất cả các câu hỏi trên đây, bạn sẽ biết rõ về mình hơn đa số những người khác. Hãy nghiên cứu các câu hỏi này thật cẩn thận, tuần nào cũng suy nghĩ về nó trong thời gian vài tháng, và bạn sẽ sửng sốt về khối lượng thông tin hết sức quan trọng về chính bản thân mình mà bạn sẽ nắm được khi trả lời trung thực những câu hỏi đó. Nếu bạn thấy không chắc chắn lắm về một vài câu nào đó, hãy xin lời khuyên của những người biết rõ bạn, đặc biệt là những người chẳng có lý do gì để nịnh bạn, và hãy thử nhìn nhận mình bằng con mắt của họ. ấn tượng sẽ rất mạnh.
————————–
ĐIỀU DUY NHẤT MÀ BẠN CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC
Bạn có thể kiểm soát được một điều duy nhất – đó là những ý nghĩ của mình. Đây là thực tế đáng kể nhất và gây hưng phấn mạnh nhất trong tất cả những điều loài người biết được! Nó phản ánh bản chất tuyệt diệu của con người.
Đặc quyền thần thánh này là phương tiện duy nhất giúp bạn điều khiển số phận của mình. Nếu bạn không biết cách điều khiển nhận thức của mình thì có thể cầm chắc rằng bạn chẳng thể điều khiển nổi cái gì khác. Nếu bạn thiếu quan tâm đến tài sản của mình thì mong rằng đó chỉ là tài sản vật chất. Nhận thức – đó là vốn quý tinh thần của bạn! Hãy gìn giữ và sử dụng nâng niu cho đúng với tầm cỡ cao quý của nó. Để làm việc này, bạn có sức mạnh ý chí.
Rất tiếc là luật pháp không bảo vệ chúng ta chống lại những người vô tình hay hữu ý đầu độc nhận thức người khác bằng những ý nghĩ tiêu cực. Hình thức hoạt động phá hoại này cần phải bị trừng phạt nặng nề, bởi vì nó cản trở người khác phấn đấu để giành lấy số của cải vật chất mà luật pháp cho phép.
Những người có ý nghĩ tiêu cực cố thuyết phục Thomas A.Edison là anh không thể chế tạo được thiết bị ghi và tái tạo giọng nói con người, họ nói ôbởi vì điều đó không thể có đượcằ. Edison không nghe theo họ. Anh tin có thể chế tạo tất cả những gì nảy sinh trong óc, và chính lòng tin này đã nâng Edison vĩ đại cao hơn hẳn những người xung quanh.
Những người có ý nghĩ tiêu cực nói với Woolwort là ông sẽ phá sản nếu cứ bán trong cửa hàng của mình các loại hàng hóa giá năm mười xu. Ông không tin. Ông biết rằng ông có thể làm mọi thứ trong phạm vi hợp lý nếu hành động dựa trên lòng tin. Ông thực hiện dự định của mình và đã trở thành chủ nhân của một gia sản trị giá hơn một triệu đôla!
Các ngài Mít đặc cười khinh bỉ Henry Ford khi chiếc ôtô thô thiển đầu tiên của ông xuất hiện trên đường phố Detroit. Nhiều người cho rằng phương tiện chuyển động như thế không thực dụng. Những người khác khẳng định rằng sẽ không ai mua xe này. Ford tuyên bố: Tôi có thể thắt thắt lưng cho cả trái đất bằng ôtô và đã làm đúng như vậy! Những người muốn trở nên giàu có cần phải nhớ rằng giữa Henry Ford và công nhân của ông ta chỉ có một sự khác nhau duy nhất: Ford có nhận thức, và ông đã điều khiển được nhận thức đó; những người khác cũng có nhận thức, nhưng họ không điều khiển được nó.
Điều khiển được nhận thức là kết quả của kỷ luật tự thân và thói quen. Hoặc bạn điều khiển nhận thức của mình, hoặc nhận thức điều khiển ngược trở lại bạn. ở đây không thể có sự thỏa hiệp. Biện pháp điều khiển nhận thức thực tế nhất là luôn luôn đặt ra cho nó một mục tiêu nhất định, gắn với kế hoạch thực hiện cụ thể. Không kiểm soát được như vậy thì không thể có thành công.
————————-
ÔNG GIÀ BAO BIỆN – NĂM MƯƠI NHĂM CÂU GIÁ NHƯ . . .
Tất cả những người không thành công đều có một đặc điểm rất chung. Họ biết tất cả những nguyên nhân làm cho mình thất bại. Bao giờ họ cũng có sẵn một sự giải thích rất đáng tin cậy, như họ nghĩ, tại sao họ không đạt được điều gì.
Nhiều câu bao biện cũng có vẻ có lý và thậm chí còn có thực tế đi kèm. Nhưng bao biện không thể thay thế được tiền bạc. Thế giới chỉ muốn biết một điều: bạn đã thành công chưa?
Một nhà tâm lý học có tiếng đã liệt kê ra danh sách những biện bạch sau đây. Đọc danh sách này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy không ít những cái trong chương trình của chính bạn. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng đối với những người quyết định làm theo những lời khuyên trong quyển sách này, những biện bạch đó trở nên không còn cần thiết nữa.
Giá như tôi không nặng nợ vợ con, gia đình . . .
Giá như tôi có được các quan hệ . . .
Giá như tôi có tiền. . .
Giá như tôi được học hành đến nơi đến chốn. . .
Giá như tôi có việc làm. . .
Giá như tôi có sức khoẻ. . .
Giá như tôi có thời gian. . .
Giá như thời buổi không đến nỗi khó khăn. . .
Giá như người khác hiểu tôi. . .
Giá như điều kiện khác. . .
Giá như tôi được sống lại cuộc đời mình từ đầu. . .
Giá như tôi không phải e ngại những điều họ nói. . .
Giá như người ta cho tôi một cơ hội. . .
Giá như những người khác không chống lại tôi. . .
Giá như tôi không phải ngại ngần gì. . .
Giá như tôi còn trẻ. . .
Giá như tôi có thể làm những gì tôi muốn. . .
Giá như tôi sinh ra trong nhung lụa. . .
Giá như tôi được gặp những người đứng đắn. . .
Giá như tôi có năng khiếu như những người khác. . .
Giá như tôi kiên định. . .
Giá như tôi biết tận dụng những khả năng trước đây. . .
Giá như không ai chọc tức tôi. . .
Giá như tôi không phải làm việc nhà và trông con. . .
Giá như tôi tiết kiệm được một ít tiền. . .
Giá như thủ trưởng đánh giá đúng tôi. . .
Giá như có người giúp tôi. . .
Giá như gia đình thông cảm cho tôi. . .
Giá như tôi được sống ở thành phố lớn. . .
Giá như tôi mới chỉ bắt đầu. . .
Giá như tôi được tự do. . .
Giá như tính tôi được như người khác. . .
Giá như tôi không béo như thế này. . .
Giá như khả năng của tôi được mọi người biết đến. . .
Giá như tôi gặp may. . .
Giá như tôi trả được hết nợ. . .
Giá như lần đó không thất bại. . .
Giá như tôi biết trước phải làm thế nào. . .
Giá như không ai cản phá tôi. . .
Giá như tôi không phải quá lo lắng như vậy. . .
Giá như tôi may mắn hơn trong việc lấy vợ. . .
Giá như mọi người không đến nỗi ngu ngốc như vậy. . .
Giá như gia đình tôi không kỳ quặc như vậy. . .
Giá như tôi tự tin. . .
Giá như hạnh phúc không quay lưng lại tôi. . .
Giá như tôi không bị sinh vào đúng cung bất hạnh. . .
Giá như không phải là cuộc đời này, cuộc đời mà cứ xét đoán thế nào thì thành ra thế. . .
Giá như tôi không phải làm việc nhiều như vậy. . .
Giá như tôi không làm mất tiền. . .
Giá như tôi sống ở vùng khác. . .
Giá như tôi không có cái ôquá khứằ của mình. . .
Giá như tôi có công việc riêng của mình. . .
Giá như người ta nghe tôi. . .
Giá như – đó là sự thoái thác chủ yếu nhất – giá như tôi có đủ lòng dũng cảm để nhận chân con người mình thì tôi đã hiểu ra điều gì ở tôi không đúng và sửa chữa nó. Khi đó tôi có thể rút ra bài học từ sai lầm của mình và thu được điều bổ ích từ kinh nghiệm của người khác, đồng thời biết cái gì ở mình là chưa được. Giá như tôi biết chính xác là cái gì, thì tôi đã dành thời gian để phân tích những điểm yếu của mình chứ không phải để tìm kiếm sự biện bạch.
Tìm cách giải thích cho những thất bại riêng của mình có thể nói là một phong trào toàn quốc. Thói quen này xưa cũ như chính bản thân nhân loại, và nguy hiểm chết người cho thành công! Tại sao người ta bám chặt lấy sự bao biện yêu thích của mình? Câu trả lời quá rõ ràng. Họ bảo vệ sự biện bạch của mình bởi vì chính họ tạo ra nó! Biện bạch là con đẻ của tưởng tượng. Mà bản chất con người là bảo vệ cái mà óc mình nghĩ ra.
Tìm lý do biện bạch là thói quen bắt rễ rất sâu. Khó mà từ bỏ thói quen, đặc biệt là khi nó biện giải cho hành động ta làm. Platon đã nói rất chính xác: chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính mình. Chịu thua cái tôi thì thật là hèn hạ và nhục nhã
Một nhà triết học khác cũng phát biểu tương tự: tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tất cả những cái xấu mà tôi nhìn thấy ở những người khác đều có trong tính cách cuả tôi.
Tôi cảm thấy khó hiểu, – Elbert Habbard nói, – tại sao người ta lại tốn nhiều thời giờ để cố tình tự lừa dối mình và bịa ra sự biện bạch cho những điểm yếu của mình. Nếu sử dụng thời gian đó theo một cách khác, thì đã đủ để sửa chữa hết các điểm yếu, và lúc đó cũng chẳng cần gì biện bạch nữa.
———————-
Suy nghĩ cần ghi chép
Chia tay, tôi muốn nhắc bạn rằng: cuộc đời là chiếc bàn cờ, còn đấu thủ ngồi trước mặt bạn – là thời gian. Nếu bạn không đi, và không đi nhanh, thì quân của bạn sẽ bị thời gian ăn hết. Trước mặt bạn là đối phương không chấp nhận sự thiếu kiên quyết.
Trước đây bạn có thể tìm kiếm sự giải thích tại sao bạn không bắt được cuộc đời cấp cho bạn những thứ bạn cần, nhưng bây giờ thì tất cả mọi biện bạch đều là thừa bởi vì bạn đã nắm trong tay Chìa khoá chính mở mọi cánh cửa dẫn đến giàu sang.
Chìa khoá chính không sờ thấy được nhưng vô cùng mạnh! Để sử dụng chiếc Chìa khoá đó bạn không mất gì cả, nhưng nếu bạn không sử dụng nó – bạn sẽ phải trả giá đắt. Đó là cái giá của thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chiếc Chìa khoá đó, một phần thưởng hậu hĩnh sẽ chờ đón bạn. Phần thưởng đó là sự mãn nguyện đến với tất cả những người đã chiến thắng bản thân mình và bắt cuộc đời cho anh ta những thứ anh ta muốn.
Phần thưởng sẽ xứng đáng với những cố gắng của bạn. Bạn có muốn bắt đầu và tự mình khẳng định không?
Nếu chúng ta có liên quan với nhau, – Emerson bất tử đã nói, – nhất định chúng ta sẽ gặp nhau. Để kết thúc, tôi tự cho phép mượn lời của ông để nói: Nếu chúng ta có liên quan với nhau, thì tại những trang sách này chúng ta đã gặp nhau rồi.
HẾT