Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghĩ Giàu Làm Giàu – Think And Grow Rich

Chương 10: Bước Thứ Chín Vươn Tới Của Cải: Trung Tâm Não Bộ

Tác giả: Napoleon Hill

Kết hợp tác động của hai quy luật – từ lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực tâm lý – sẽ đưa lại kết quả rực rỡ. Sức mạnh trí tuệ sẽ giúp bạn tăng được tài sản.

—————-

BƯỚC THỨ CHÍN VƯƠN TỚI CỦA CẢI: TRUNG TÂM NÃO BỘ

Sức mạnh trí tuệ – điều then chốt để thành công. Bản thân các kế hoạch là vô nghĩa nếu như không có một lực nào đó đẩy chúng rời khỏi chỗ. Chương này mô tả phương pháp giúp trí tuệ vào việc, giúp bạn sử dụng trí tuệ đó có hiệu qủa.

Nói ôsức mạnh trí tuệằ, tôi hàm ý ôkiến thức được tổ chức và sử dụng thông minhằ. Bạn cũng sẽ gặp thuật ngữ ônỗ lực có tổ chứcằ, có nghĩa là kết hợp nỗ lực của hai hoặc nhiều người thống nhất với nhau bởi mục tiêu và kế hoạch làm việc chung.

Ta hãy cùng nhau nghĩ xem làm cách nào ta có thể tạo cho mình sức mạnh này được tốt hơn. Vì nó chính là ôkiến thức có tổ chứcằ, nên ta hãy nghiên cứu nguồn gốc của kiến thức:

Trí tuệ siêu nhiên. Với nguồn kiến thức này bạn có thể tiếp xúc bằng phương pháp mô tả trong một chương, nhờ trí tưởng tượng sáng tạo.

Kinh nghiệm tích lũy. Kinh nghiệm loài người tích lũy được (ít nhất là phần ghi nhận lại được) có thể lấy ra từ sách có trong các thư viện. Một phần rất quan trọng của kinh nghiệm này được phân loại, hệ thống hóa và giảng dạy ở các trường phổ thông và cao học.

Thí nghiệm và nghiên cứu. Cả trong khoa học lẫn trong đời sống hàng ngày con người thu thập, phân loại và tổng kết tất cả những sự kiện mới. Không nên coi thường nguồn kiến thức này, đặc biệt nếu bạn không sử dụng được ôkinh nghiệm tích lũyằ. Nhưng ngay trong trường hợp này cũng đừng quên trí tưởng tượng sáng tạo.

Kiến thức, thu nhận được từ bất kỳ nguồn nào, đều có thể trở thành sức mạnh nếu nó được tổ chức trong kế hoạch hành động và cuối cùng bản thân nó cũng trở thành hành động.

Hãy đọc lại một lần nữa cả ba nguồn thu nhận kiến thức và hãy nghĩ xem bạn có dễ dàng hành động đơn độc – thu thập, tổ chức, và hơn nữa, áp dụng trong thực tế – hay không? Và nếu như kế hoạch to lớn và đòi hỏi phải có những hoạt động toàn diện, bạn sẽ không thể không hợp tác trước khi có những tia lửa đầu tiên của sức mạnh trí tuệ.

———————

BÍ QUYẾT CỦA ANDREW CARNEGHI

Thế nào là ôTrung tâm não bộằ và cần nó để làm gì? Đó là sự hài hòa ôphối hợp kiến thức và nỗ lựcằ của hai hoặc nhiều người, thống nhất với nhau bởi cùng một cố gắng vươn tới mục tiêu nhất định. Trong chương trước có những chỉ dẫn về cách thức biến mong muốn tiền bạc của bạn thành tiền bạc thật sự. Nếu bạn thực hiện những chỉ dẫn này một cách kiên định, thông minh, và đồng thời nghiêm khắc trong việc lựa chọn người vào ôTrung tâm não bộằ của mình thì tức là bạn đã đi được nửa chặng đường đến với thành công rồi.

Để hiểu rõ hơn những ưu thế tiềm ẩn trong việc sử dụng ôTrung tâm não bộằ, ta hãy xem xét khía cạnh kinh tế và tâm lý của vấn đề. Nếu xung quanh bạn là những người tận tâm muốn giúp bạn bằng những lời khuyên, bằng sự hỗ trợ và hợp tác, – thì cái lợi về kinh tế của sự giao tiếp là quá rõ ràng. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng sự liên minh hài hòa như vậy chính là cơ sở để tạo ra tất cả những gia tài lớn. Nhận thức được chân lý đơn giản này sẽ là nhân tố quyết định trong việc cải thiện tình hình tài chính của bạn.

Hiểu được khía cạnh tâm lý của việc sử dụng ôTrung tâm não bộằ để quản lý có khó hơn. Cũng có thể bạn biết câu nói sau: ôHai bộ óc kết hợp với nhau nhất định sẽ tạo ra trường thứ ba có giá trị ngang bộ óc thứ baằ.

Trí tuệ của con người là một dạng năng lượng tinh thần. Khi hai bộ óc phối hợp hài hòa, năng lượng tâm lý của chúng bước vào giai đọan tương tác – đây chính là bản chất khía cạnh tâm lý trong nguyên tắc làm việc của ôTrung tâm não bộằ.

Năm mươi năm trước đây, Andrew Carneghi gợi tôi chú ý đến nguyên tắc ôTrung tâm não bộằ trong kinh tế. Có cần phải nhắc lại rằng chính điều này đã xác định nội dung cả cuộc đời còn lại của tôi?

ôTrung tâm não bộằ của ngài Carneghi gồm khoảng năm mươi người, liên kết với nhau bằng một mục tiêu cụ thể – sản xuất và bán thép. Ngài Carneghi cho rằng sở dĩ ông có được của cải như vậy là nhờ có tài sản trí tuệ vô giá do những con người này đóng góp.

Phân tích tiểu sử tất cả những người giàu có, ta cũng thấy bức tranh tương tự. Bản thân họ có hiểu điều này hay không cũng không rõ, chỉ biết rằng tất cả những người này đều bắt sức mạnh của ôTrung tâm não bộằ phục vụ cho mình.

Mà nói cho cùng, có thể nào khác đi được không?

———————–

ĐỪNG KHINH THƯỜNG NHỮNG LỜI KHUYÊN TỐT

Có thể so sánh bộ óc của con người với cục pin. Ai cũng biết rằng một chuỗi pin lắp liên tục sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn một chiếc pin lẻ. Mọi người cũng biết rằng năng lượng của một cục pin phụ thuộc vào số lượng và công suất của những thành phần tạo nên nó.

Bộ óc con người làm việc cũng đại loại như vậy. Điều này giải thích được tại sao bộ óc người này làm việc hiệu qủa hơn bộ óc người khác, và cái chính, nó cho phép ta đi đến kết luận quan trọng rằng một ôchuỗiằ trí tuệ, nối với nhau bằng tinh thần nhất trí hài hòa, sản sinh ra nhiều ônăng lượng tư duyằ hơn một trí tuệ. Tôi nhắc lại, cũng giống như một chuỗi pin cung cấp nhiều điện hơn một chiếc pin lẻ.

Phép ẩn dụ này mở ra cho ta thấy bí quyết hoạt động của nguyên tắc ôTrung tâm não bộằ. Lúc đầu, cả tập thể trí tuệ tương tác hài hòa và tạo ra một trình độ trí tuệ mới. Song cái chính – là trình độ mới này trở thành gần gũi với mỗi một trí tuệ có trong tập thể.

Ai không biết rằng Henry Ford bắt đầu con đường doanh nghiệp của mình từ một người nghèo rớt, vô học và thậm chí dốt nát? Làm thế nào chỉ trong thời gian ngắn khó tưởng tượng nổi (mười năm!) ông đã khắc phục được cả ba chướng ngại vật này, và trong hai mươi lăm năm đã trở thành con người giàu nhất nước Mỹ? Hãy liên hệ thực tế này với một sự kiện khác: những thành tựu đáng kể đầu tiên xuất hiện sau khi ngài Ford thành thân với Thomas Edison. Bạn sẽ nói được điều gì khi biết ngài Ford đạt những kết quả lớn nhất của mình sau khi làm quen với Harvey Firestone, John Berrose và Luther Berbenk?! Cộng đồng của những trí tuệ có thể đưa lại những điều vĩ đại như vậy đấy!

Con người có khả năng tiếp nhận tính cách, kỹ năng và sức mạnh tư duy của những người mình cùng hợp tác. Việc ngài Ford thường xuyên tiếp xúc với T.Edison, L. Berbenk, J. Berrose và H.Firestone đã làm cho trí tuệ riêng của ông tăng thêm mức tổng các trí tuệ, kinh nghiệm, kiến thức và sức mạnh tinh thần của bộ tứ này. Đó là chưa nói đến việc chấp hành vô điều kiện nguyên tắc ôTrung tâm não bộằ theo những phương pháp trình bày trong quyển sách của chúng ta. Nhưng đó là một nguyên tắc – hãy vận dụng nó!

Chúng ta có nhắc tới Mahatma Gandi. Ta hãy xem ông làm thế nào để có được ảnh hưởng vô hạn đến khối óc của hai trăm triệu con người, thống nhất họ lại để cùng phấn đấu cho một mục đích chung. Tất nhiên, đó là một điều diệu kỳ. Nếu bạn không nghĩ như vậy, hãy thử thuyết phục chỉ cần hai người cùng thống nhất hành động trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nào đó xem sao.

Bất cứ nhà doanh nghiệp nào cũng biết rằng bắt các nhân viên của mình làm việc với một tinh thần có thể xa xôi gọi là hòa hợp – khó đến mức nào.

Như các bạn đã hiểu, nguồn sức mạnh đầu tiên và chủ yếu cho ý nghĩ chính là Trí tuệ siêu nhiên. Khi một vài người cùng hoạt động hài hòa với nhau, cùng được thúc đẩy bởi một mục tiêu xác định chung, Trí tuệ siêu nhiên chính là nguồn vạn năng cho họ khai thác bởi vì trí tuệ này là nguồn sức mạnh tư tưởng vĩ đại nhất mà các thiên tài và lãnh tụ dù có ý thức hay không, vẫn thường hướng đến.

Hai nguồn sức mạnh khác của chúng ta, rất tiếc là chúng cũng chỉ đáng tin cậy ngang với năm giác quan của con người. Hiểu được điều này, trong những chương tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn để độc giả có thể dễ dàng tiếp xúc với Trí tuệ siêu nhiên. Nhưng quyển sách này không mang tính chất tôn giáo giáo điều. Nếu coi những nguyên tắc chủ yếu của quyển sách này như một sự can thiệp có chủ ý, dù là trực tiếp hay gián tiếp, vào cuộc sống tâm linh của con người, đều là không chính xác. Quyển sách chỉ có một mục tiêu duy nhất: giúp độc giả biến mong muốn thành tiền bạc.

Hãy đọc, suy nghĩ và thiền trong thời gian nghiền ngẫm quyển sách này. Bạn hãy tin rằng bạn sẽ nhanh chóng hiểu và nhìn thấy được toàn bộ triển vọng. Mỗi chương là một chi tiết. Nhưng chi tiết này – dành riêng cho bạn.

————————

NGHÈO ĐÓI KHÔNG CẦN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Ôi, tiền bạc mới hay thẹn thùng làm sao! Phải thuyết phục và dỗ dành cứ như với các cô gái. Nhưng đây không đơn giản là sự trùng hợp tình cờ, bởi vì lực tác động ở đây không khác nhau mấy về bản chất. Làm việc với cô gái hay với tiền bạc – bạn phải tin vào thắng lợi. Làm việc với cô gái hay với tiền bạc – bạn phải mong muốn đam mê. Làm việc với cô gái hay với tiền bạc – bạn không được quên tính kiên định. Làm việc với cô gái hay với tiền bạc – trước hết phải lập kế hoạch làm thế nào để chiếm hữu được họ. Và cuối cùng, trong cả hai trường hợp, nhất thiết cần đạt được mục tiêu.

Khi tiền lớn lên, nó đổ ập xuống đầu bạn như một dòng thác. Tiền – đổ về tiền! Cuộc đời có thể so sánh với một dòng sông với hai dòng chảy ngược nhau. Một dòng – lên phía trước và lên trên, nơi có sự giàu sang. Dòng ngược lại – xuống dưới, nơi nghèo đói và bần hàn – bơi trên đó là những kẻ bất hạnh, bị cuốn vào đó và không có khả năng vẫy vùng để thoát ra.

Tôi không còn ngờ vực gì ở chỗ những người đã đạt kết quả giàu sang biết rất rõ về hai dòng đời chảy ngược này. Về nguyên tắc, nó giống hệt như phương hướng và nội dung của quá trình tư duy trong mỗi con người. Tư duy theo hướng tích cực dẫn ta đến của cải giàu sang. Tư duy theo hướng tiêu cực – dẫn đến nghèo hèn. Từ đó rút ra một tư tưởng rất quan trọng đối với người đọc quyển sách này để làm giàu.

Thậm chí nếu dòng chảy đang đẩy bạn về nơi bần hàn, tư tưởng này có thể trở thành mái chèo giúp bạn sang được dòng nước bên kia.

Chú ý! Nghèo hèn và giàu sang thường hay đổi chỗ cho nhau. Khi của cải sang giàu đến được với người nghèo, đó thường là kết quả của những kế hoạch xây dựng cẩn thận và thực hiện chính xác. Nghèo hèn thì có gì phải lập kế hoạch? Nghèo hèn bản chất ngạo mạn và khắc nghiệt. Giàu sang thẹn thùng và mỏng manh. Phải làm sao cho giàu sang yêu thích mình!

————————

Suy nghĩ cần ghi chép

Tư tưởng ôTrung tâm não bộằ của Andrew Carneghi – đó là hòn đá tảng trong thành công cá nhân và doanh nghiệp của ông. Giờ đây, tư tưởng đó thuộc về bạn – hãy sử dụng nó! Đó là phương pháp biến trí tuệ có tổ chức, có định hướng thành quyền lực.

Trí tuệ của con người cũng là năng lượng. Hợp tác với nhau, tập thể trí tuệ tạo thành ôngân hàng năng lượngằ. Chưa kể đến sức mạnh vô hình thứ ba – sức mạnh của Doanh nghiệp.

Giàu sang là kết quả của kế hoạch và tổ chức. Còn làm người nghèo – thật đơn giản biết bao! Nghèo hèn thì có gì phải lập kế hoạch?

Ba nguồn sức mạnh trí tuệ chính sẵn sàng giúp bạn. Chỉ còn cần ý chí của bạn. Chỉ còn cần biết phải làm thế nào. Mà bạn đã biết rồi còn gì. . .

HẠNH PHÚC KHÔNG Ở SẢN NGHIỆP, MÀ Ở SỰ LÀM CHỦ

Bình luận
720
× sticky