Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

201 Câu Hỏi Hay Nhất Có Thể Đặt Ra Cho Nhà Tuyển Dụng

Chương 10: Câu Hỏi Phòng Vệ

Tác giả: John Kador

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP BẠN BIẾT MÌNH ĐANG ĐI TỚI ĐÂU VÀ TRÁNH MẮC SAI LẦM

Những câu hỏi phòng vệ được xây dựng nhằm giúp bạn khẳng định được rằng chính bạn muốn có được vị trí công việc đó. Vào thời điểm này, tổ chức tuyển dụng hẳn đã mời bạn làm việc cho họ hoặc bày tỏ mối quan tâm sâu sắc tới năng lực, trình độ chuyên môn của bạn. Hãy tận dụng điều đó. Bạn sẽ không bao giờ ở trong một tình thế thuận lợi hơn. Đây chính là lúc đặt ra những câu hỏi khó, những câu hỏi này sẽ cung cấp cho bạn thông tin mà nhờ đó bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

Ngay cả khi bạn đang thất nghiệp, hãy kháng cự trước cám dỗ nhận công việc này chỉ vì bạn được mời làm công việc đó. Có thể, bây giờ bạn đang trong một tình thế khó chọn lựa, nhưng mọi việc sẽ càng khó hơn nếu bạn chấp nhận làm một công việc mà bạn không hoàn toàn hiểu rõ về nó. Vì thế bạn hãy mạnh dạn đặt câu hỏi.

Nếu bạn không muốn đặt ra những câu hỏi làm hỏng mối quan hệ với người phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn có thể có được những câu trả lời thẳng thắn của người phỏng vấn. Thực ra, vào thời điểm này thì việc tỏ ra thành thực sẽ mang lại lợi thế.

Phần lớn những người phỏng vấn đều mong đợi bạn sẽ tìm ra mối quan tâm của chính mình. Nếu bạn không thể thẳng thắn nói ra những mối quan tâm của riêng mình, họ sẽ nghĩ rằng làm sao họ có thể trông mong bạn nói thẳng ra những lợi ích tốt nhất của công ty họ?

Đây là lúc những nghiên cứu của bạn bảo đảm cho những lợi ích của bạn. Bạn cần phải biết tại sao công ty lại thua lỗ, tại sao những cán bộ cao cấp lại rời bỏ công ty, và những kế hoạch tái cơ cấu bộ phận là gì. Sẽ hoàn toàn thích hợp khi đề nghị nói chuyện với các nhân viên cấp dưới và những đồng nghiệp trong tương lai. Họ là những nguồn thông tin tuyệt vời. Họ biết điều gì đang diễn ra và điều gì có thể trực tiếp tác động tới bạn. Bạn có thể hỏi những người này về cơ cấu quyền lực ngầm, những điều ưu tiên không được viết ra dưới dạng văn bản, điều gì thực sự mang tới thành công, và họ muốn thay đổi điều gì nhất.

15 CÂU HỎI PHÒNG VỆ HAY NHẤT

10-1

Nếu tôi thành công trong chức vụ này sau sáu tháng, tôi sẽ phải làm công việc gì tiếp theo?

Đây là một cách thức táo bạo để hiểu được “danh sách trông đợi” về những công việc mà xét theo một cấp độ nào đó, người ta mong muốn bạn sẽ hoàn thành.

10-2

Ông/bà có dự kiến là công việc này sẽ đòi hỏi khối lượng đáng kể thời gian làm việc quá giờ hoặc làm việc cả vào những ngày nghỉ cuối tuần hay không?

Đây là một câu hỏi hợp lý, vì thế đừng do dự đặt câu hỏi này.

10-4

Công ty xử lý các đợt giảm biên chế như thế nào về khía cạnh thông báo, gián đoạn công việc, các dịch vụ bị dừng cung cấp, v.v…?

Bạn muốn biết nếu bạn bị cho nghỉ việc vì lý do giảm biên chế, thì công ty sẽ giải quyết việc nghỉ việc của mình như thế nào.

10-5

Công ty có những biện pháp chính thức nào để đánh giá và khen thưởng những kết quả làm việc thêm giờ không?

Ấn tượng mà bạn muốn tạo ra cho người phỏng vấn là bạn có năng lực và bạn muốn công ty có những biện pháp để công nhận điều đó.

10-6

Ba mục tiêu kinh doanh quan trọng hàng đầu của công ty đã được truyền đạt hiệu quả như thế nào?

Nếu người phỏng vấn không thể nói rõ về điều này thì bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi đấy.

10-7

Tôi là một nhân viên làm việc chăm chỉ. Tôi mong muốn được làm việc với những nhân viên chăm chỉ khác. Liệu mức độ cố gắng của các nhân viên ở đây có làm cho tôi cảm thấy phù hợp với mình không?

Bạn đang hỏi người phỏng vấn liệu rằng bạn có tìm thấy kiểu môi trường làm việc chăm chỉ tại đó bạn sẽ thành đạt trong vị trí công việc này hay không. Nếu người phỏng vấn thoái thác không trả lời, thì bạn tự có được câu trả lời cho mình rồi đấy.

10-8

Chiến lược đào tạo của công ty có liên quan chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh trọng tâm của công ty hay không?

Những công ty phức tạp nhất thường gắn các hoạt động đầu tư vào đào tạo và giáo dục của mình với các mục tiêu kinh doanh trọng tâm.

10-9

Công ty ông/bà làm thế nào để công nhận một công việc đã được thực hiện tốt?

Cách thức một tổ chức khen thưởng cho những thành tựu đạt được giúp bạn hiểu biết rất nhiều về văn hóa của tổ chức đó.

10-10

Lần cuối cùng ông/bà khen thưởng một nhân viên cấp dưới vì những nỗ lực của anh/chị ta là khi nào? Ông/bà đã tuyên dương nhân viên đó như thế nào?

Câu hỏi này đi từ chung chung tới cụ thể. Bây giờ bạn đang hỏi về những ví dụ thực tế về việc khen thưởng nhân viên cấp dưới của nhà quản lý.

10-11

Công ty rút ra kinh nhiệm gì từ một nỗ lực lớn trong công việc nhưng không mang lại kết quả như đã mong đợi?

Nhiều công ty nói rằng họ có quan điểm không phạt những người quản lý phạm lỗi, nhưng rất ít công ty hoạt động theo quan điểm đó. Hãy hỏi về một thời điểm nào đó trong công ty khi những bài học rút ra từ một sai lầm được phổ biến khắp công ty đó.

10-12

Tôi được quyền tự quyết định các mục tiêu và thời hạn công việc của mình ở mức nào?

Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem bạn sẽ có quyền hạn ở mức độ nào để có thể làm việc theo cách mà bạn cảm thấy là phù hợp với mình, hay phải làm việc theo ý muốn của người nào khác.

10-13

Vị trí công việc này đã tồn tại ở tổ chức bao lâu rồi? Phạm vi thẩm quyền của vị trí này gần đây có thay đổi gì không?

Những thông tin về lịch sử và sự phát triển gần đây của vị trí công việc này có thể ảnh hưởng tới quyết định của bạn.

10-14

Những thách thức lớn nhất tôi sẽ gặp phải ở chức vụ này khi thực hiện các công việc của mình là gì?

Câu hỏi này yêu cầu người phỏng vấn xác định những khó khăn, trở ngại và những rào cản khác mà bất cứ ai đảm nhiệm bất cứ chức vụ nào trong một tổ chức đều phải đối mặt. Nếu người phỏng vấn nói rằng chẳng có trở ngại nào hết, bạn cần hiểu rằng đó là một lời nói dối.

10-15

Có phải phần việc của tôi chỉ giới hạn trong bản miêu tả công việc, hay tôi sẽ thực hiện cả những nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi công việc đã được miêu tả?

Nếu thực sự có một bản miêu tả công việc thì nó thường bị phớt lờ đi. Nếu bạn phải làm tốt phần việc của mình cũng như phần việc của người khác nữa thì bạn nên nắm rõ điều đó ngay bây giờ, trước khi bạn chấp nhận công việc đó.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP BẠN BIẾT MÌNH ĐANG ĐI TỚI ĐÂU VÀ TRÁNH MẮC SAI LẦM

Những câu hỏi phòng vệ được xây dựng nhằm giúp bạn khẳng định được rằng chính bạn muốn có được vị trí công việc đó. Vào thời điểm này, tổ chức tuyển dụng hẳn đã mời bạn làm việc cho họ hoặc bày tỏ mối quan tâm sâu sắc tới năng lực, trình độ chuyên môn của bạn. Hãy tận dụng điều đó. Bạn sẽ không bao giờ ở trong một tình thế thuận lợi hơn. Đây chính là lúc đặt ra những câu hỏi khó, những câu hỏi này sẽ cung cấp cho bạn thông tin mà nhờ đó bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

Ngay cả khi bạn đang thất nghiệp, hãy kháng cự trước cám dỗ nhận công việc này chỉ vì bạn được mời làm công việc đó. Có thể, bây giờ bạn đang trong một tình thế khó chọn lựa, nhưng mọi việc sẽ càng khó hơn nếu bạn chấp nhận làm một công việc mà bạn không hoàn toàn hiểu rõ về nó. Vì thế bạn hãy mạnh dạn đặt câu hỏi.

Nếu bạn không muốn đặt ra những câu hỏi làm hỏng mối quan hệ với người phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn có thể có được những câu trả lời thẳng thắn của người phỏng vấn. Thực ra, vào thời điểm này thì việc tỏ ra thành thực sẽ mang lại lợi thế.

Phần lớn những người phỏng vấn đều mong đợi bạn sẽ tìm ra mối quan tâm của chính mình. Nếu bạn không thể thẳng thắn nói ra những mối quan tâm của riêng mình, họ sẽ nghĩ rằng làm sao họ có thể trông mong bạn nói thẳng ra những lợi ích tốt nhất của công ty họ?

Đây là lúc những nghiên cứu của bạn bảo đảm cho những lợi ích của bạn. Bạn cần phải biết tại sao công ty lại thua lỗ, tại sao những cán bộ cao cấp lại rời bỏ công ty, và những kế hoạch tái cơ cấu bộ phận là gì. Sẽ hoàn toàn thích hợp khi đề nghị nói chuyện với các nhân viên cấp dưới và những đồng nghiệp trong tương lai. Họ là những nguồn thông tin tuyệt vời. Họ biết điều gì đang diễn ra và điều gì có thể trực tiếp tác động tới bạn. Bạn có thể hỏi những người này về cơ cấu quyền lực ngầm, những điều ưu tiên không được viết ra dưới dạng văn bản, điều gì thực sự mang tới thành công, và họ muốn thay đổi điều gì nhất.

15 CÂU HỎI PHÒNG VỆ HAY NHẤT

10-1

Nếu tôi thành công trong chức vụ này sau sáu tháng, tôi sẽ phải làm công việc gì tiếp theo?

Đây là một cách thức táo bạo để hiểu được “danh sách trông đợi” về những công việc mà xét theo một cấp độ nào đó, người ta mong muốn bạn sẽ hoàn thành.

10-2

Ông/bà có dự kiến là công việc này sẽ đòi hỏi khối lượng đáng kể thời gian làm việc quá giờ hoặc làm việc cả vào những ngày nghỉ cuối tuần hay không?

Đây là một câu hỏi hợp lý, vì thế đừng do dự đặt câu hỏi này.

10-4

Công ty xử lý các đợt giảm biên chế như thế nào về khía cạnh thông báo, gián đoạn công việc, các dịch vụ bị dừng cung cấp, v.v…?

Bạn muốn biết nếu bạn bị cho nghỉ việc vì lý do giảm biên chế, thì công ty sẽ giải quyết việc nghỉ việc của mình như thế nào.

10-5

Công ty có những biện pháp chính thức nào để đánh giá và khen thưởng những kết quả làm việc thêm giờ không?

Ấn tượng mà bạn muốn tạo ra cho người phỏng vấn là bạn có năng lực và bạn muốn công ty có những biện pháp để công nhận điều đó.

10-6

Ba mục tiêu kinh doanh quan trọng hàng đầu của công ty đã được truyền đạt hiệu quả như thế nào?

Nếu người phỏng vấn không thể nói rõ về điều này thì bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi đấy.

10-7

Tôi là một nhân viên làm việc chăm chỉ. Tôi mong muốn được làm việc với những nhân viên chăm chỉ khác. Liệu mức độ cố gắng của các nhân viên ở đây có làm cho tôi cảm thấy phù hợp với mình không?

Bạn đang hỏi người phỏng vấn liệu rằng bạn có tìm thấy kiểu môi trường làm việc chăm chỉ tại đó bạn sẽ thành đạt trong vị trí công việc này hay không. Nếu người phỏng vấn thoái thác không trả lời, thì bạn tự có được câu trả lời cho mình rồi đấy.

10-8

Chiến lược đào tạo của công ty có liên quan chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh trọng tâm của công ty hay không?

Những công ty phức tạp nhất thường gắn các hoạt động đầu tư vào đào tạo và giáo dục của mình với các mục tiêu kinh doanh trọng tâm.

10-9

Công ty ông/bà làm thế nào để công nhận một công việc đã được thực hiện tốt?

Cách thức một tổ chức khen thưởng cho những thành tựu đạt được giúp bạn hiểu biết rất nhiều về văn hóa của tổ chức đó.

10-10

Lần cuối cùng ông/bà khen thưởng một nhân viên cấp dưới vì những nỗ lực của anh/chị ta là khi nào? Ông/bà đã tuyên dương nhân viên đó như thế nào?

Câu hỏi này đi từ chung chung tới cụ thể. Bây giờ bạn đang hỏi về những ví dụ thực tế về việc khen thưởng nhân viên cấp dưới của nhà quản lý.

10-11

Công ty rút ra kinh nhiệm gì từ một nỗ lực lớn trong công việc nhưng không mang lại kết quả như đã mong đợi?

Nhiều công ty nói rằng họ có quan điểm không phạt những người quản lý phạm lỗi, nhưng rất ít công ty hoạt động theo quan điểm đó. Hãy hỏi về một thời điểm nào đó trong công ty khi những bài học rút ra từ một sai lầm được phổ biến khắp công ty đó.

10-12

Tôi được quyền tự quyết định các mục tiêu và thời hạn công việc của mình ở mức nào?

Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem bạn sẽ có quyền hạn ở mức độ nào để có thể làm việc theo cách mà bạn cảm thấy là phù hợp với mình, hay phải làm việc theo ý muốn của người nào khác.

10-13

Vị trí công việc này đã tồn tại ở tổ chức bao lâu rồi? Phạm vi thẩm quyền của vị trí này gần đây có thay đổi gì không?

Những thông tin về lịch sử và sự phát triển gần đây của vị trí công việc này có thể ảnh hưởng tới quyết định của bạn.

10-14

Những thách thức lớn nhất tôi sẽ gặp phải ở chức vụ này khi thực hiện các công việc của mình là gì?

Câu hỏi này yêu cầu người phỏng vấn xác định những khó khăn, trở ngại và những rào cản khác mà bất cứ ai đảm nhiệm bất cứ chức vụ nào trong một tổ chức đều phải đối mặt. Nếu người phỏng vấn nói rằng chẳng có trở ngại nào hết, bạn cần hiểu rằng đó là một lời nói dối.

10-15

Có phải phần việc của tôi chỉ giới hạn trong bản miêu tả công việc, hay tôi sẽ thực hiện cả những nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi công việc đã được miêu tả?

Nếu thực sự có một bản miêu tả công việc thì nó thường bị phớt lờ đi. Nếu bạn phải làm tốt phần việc của mình cũng như phần việc của người khác nữa thì bạn nên nắm rõ điều đó ngay bây giờ, trước khi bạn chấp nhận công việc đó.

Bình luận