Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Một trang giấy trắng.

Một tấm bảng trống không.

Một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ.

Có rất nhiều cách thể hiện những khó khăn mà các tác giả vấp phải khi bắt tay viết một cuốn sách. Một bên là không ít hứa hẹn tiềm năng, còn bên kia là rất nhiều “nguyên liệu” đang thét gào đòi sắp xếp vào trật tự.

Cơ hội cũng là tương tự đối với các ứng viên tìm việc mà tôi đã gặp trong 20 năm làm công tác tư vấn và chỉ dẫn người lao động. Cái cốt lõi nằm trong mỗi cuốn sách, trong mỗi cuộc phỏng vấn việc làm, trong mỗi cuộc tranh đấu của loài người, để định hình và khống chế: để viết nên câu chuyện bạn lựa chọn, để đạt được kết quả bạn mong muốn, để nói lên sự thật trong cuộc sống. Trên nền tảng đó, John Kador đã cho ra đời một cuốn sách dành cho những người biết tự cam kết tiến bộ trong sự nghiệp của mình.

Trong lĩnh vực nguồn nhân lực, nếu chúng ta có thể đem đến cho người tìm việc một cái gì đó, thì điều đó là một dạng của sự trao quyền. Trao quyền là một cơ chế vận hành hoạt động. Trao quyền khác với tự tin, bởi vì trao quyền được đặt ở một vị trí cao hơn so với thái độ và ý nghĩ – nó thể hiện sự tồn tại.

Trao quyền không phải là đem cá đến cho ngư dân, để họ có cái ăn, mà là dạy ngư dân cách đánh bắt cá. Trao quyền là kết quả tất yếu của giáo dục, bởi vì giáo dục cung cấp nền tảng để phát triển – không đơn thuần là việc làm chủ kiến thức, mà phải sử dụng kiến thức đó để giành được nhiều hơn – chính vì thế phương diện này của sự trao quyền cho phép người tìm việc kiểm soát và làm chủ được sự nghiệp của mình. Trong khi tiến hành công việc, không phải những khó khăn trong việc làm hiện tại, mà là những khó khăn trên suốt chiều dài con đường chúng ta đã chọn là lý do để chúng ta làm việc suốt cả cuộc đời. Và như John đã thể hiện rất hấp dẫn trong cuốn sách này, sự trao quyền bắt đầu cùng với những câu hỏi mà ứng viên đưa ra.

Nhờ có Richard Bolles và cuốn sách tuyệt vời của ông “Cái ô che mưa của bạn màu gì?” (What color is your parachute?) mà rất nhiều sáng tạo và hiểu biết sâu sắc đã được đưa vào khái niệm “cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin”. Đối với những người tìm việc, cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, kiểm soát các kỳ vọng của cá nhân và ngoài ra, nó còn có chức năng khơi gợi thông tin. Đối với nhà tuyển dụng, một cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin như vậy cũng rất hữu ích.

Nhưng John đã có một bước tiến xa hơn Richard. Khi hướng dẫn ứng viên cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ông đã đưa “cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin” lên một bậc cao hơn. Do đó, khi chiều hướng thực tế diễn ra đúng như những gì ông khuyến nghị thì cả nhà tuyển dụng và người tìm việc mới hiểu rõ những lợi ích của một cuộc phỏng vấn.

Do đâu tôi hiểu được tất cả những điều này? Đó là bởi vì quá trình trao quyền không diễn ra như một sự khám phá lớn lao; sự trao quyền nằm ở những chi tiết rất nhỏ, như những vết khắc li ti trên tấm đá hoa cương, đó chính là những câu hỏi phù hợp được đặt ra đúng cách và đúng lúc. Và bởi vì, đối với riêng tôi, quá trình này thực sự hiệu quả mặc dù chưa lần nào tôi lý giải cụ thể được điều đó.

Tôi sinh ra và đi học tại một cộng đồng nhỏ ở Tarboro, Bắc Carolina. Tôi nhận thấy sách của John là kim chỉ nam cho những kinh nghiệm thuở ban đầu của mình. Khi còn là một cô bé, tôi đã thấy rằng nhiều cuộc đời biến đổi và định hình từ những cơ hội nghề nghiệp của họ, và tôi biết rằng những tiến bộ mà tôi đã đạt được xuất phát từ tính cách hay đặt câu hỏi của tôi hiện giờ. Khi là sinh viên trong chương trình Project Upward Bound – một chương trình lý thuyết đơn thuần dành cho các sinh viên thiệt thòi, tôi đã rời Bắc Carolina để học lên cao hơn và cuối cùng tôi đến làm việc cho Học viện Khoa học Quốc gia tại thủ đô Washington, D.C.

Trong suốt cuộc hành trình của mình, tôi đã nhận thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đó là: Chất lượng của những câu trả lời tôi nhận được đều liên quan trực tiếp đến bản chất cốt lõi của những câu hỏi mà tôi đã đặt ra. Càng đặt nhiều câu hỏi, tôi càng nhận được nhiều những phản hồi giá trị từ xung quanh mình. Quá trình này vừa được thể hiện bằng lời, lại vừa được thể hiện không thông qua ngôn ngữ. Mặc dù không nói rõ điều đó ra, ngay cả với bản thân mình, tôi cũng nhận thấy rằng mình ngày càng được tín nhiệm nhiều hơn, nhờ luôn biết cách chủ động, thậm chí hơi quá chủ động nữa.

Ngày nay, khi đã sáng lập một công ty kinh doanh dịch vụ hỗ trợ mọi người chuyển đổi công việc sang một sự nghiệp có ý nghĩa (và cũng có nghĩa là họ được trao nhiều quyền hạn hơn), tôi có thể tuyên bố rằng thậm chí trong một nền kinh tế không ổn định, thì lúc nào cũng có những nhân tài xuất hiện. Những người tốt theo đúng nghĩa, sẽ luôn đứng ra “đứng mũi chịu sào”. Và một cuộc phỏng vấn chính là điểm khởi đầu đầy mới mẻ cho tất cả mọi người.

Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến John Kador vì nhờ có ông mà chúng ta nhận ra rằng mỗi chúng ta không bao giờ chỉ là một tờ giấy trống trơn.

JANICEBRYANTHOWROYDSáng lập viên, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ nhân sự ACT-1, Torrance, California

Một trang giấy trắng.

Một tấm bảng trống không.

Một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ.

Có rất nhiều cách thể hiện những khó khăn mà các tác giả vấp phải khi bắt tay viết một cuốn sách. Một bên là không ít hứa hẹn tiềm năng, còn bên kia là rất nhiều “nguyên liệu” đang thét gào đòi sắp xếp vào trật tự.

Cơ hội cũng là tương tự đối với các ứng viên tìm việc mà tôi đã gặp trong 20 năm làm công tác tư vấn và chỉ dẫn người lao động. Cái cốt lõi nằm trong mỗi cuốn sách, trong mỗi cuộc phỏng vấn việc làm, trong mỗi cuộc tranh đấu của loài người, để định hình và khống chế: để viết nên câu chuyện bạn lựa chọn, để đạt được kết quả bạn mong muốn, để nói lên sự thật trong cuộc sống. Trên nền tảng đó, John Kador đã cho ra đời một cuốn sách dành cho những người biết tự cam kết tiến bộ trong sự nghiệp của mình.

Trong lĩnh vực nguồn nhân lực, nếu chúng ta có thể đem đến cho người tìm việc một cái gì đó, thì điều đó là một dạng của sự trao quyền. Trao quyền là một cơ chế vận hành hoạt động. Trao quyền khác với tự tin, bởi vì trao quyền được đặt ở một vị trí cao hơn so với thái độ và ý nghĩ – nó thể hiện sự tồn tại.

Trao quyền không phải là đem cá đến cho ngư dân, để họ có cái ăn, mà là dạy ngư dân cách đánh bắt cá. Trao quyền là kết quả tất yếu của giáo dục, bởi vì giáo dục cung cấp nền tảng để phát triển – không đơn thuần là việc làm chủ kiến thức, mà phải sử dụng kiến thức đó để giành được nhiều hơn – chính vì thế phương diện này của sự trao quyền cho phép người tìm việc kiểm soát và làm chủ được sự nghiệp của mình. Trong khi tiến hành công việc, không phải những khó khăn trong việc làm hiện tại, mà là những khó khăn trên suốt chiều dài con đường chúng ta đã chọn là lý do để chúng ta làm việc suốt cả cuộc đời. Và như John đã thể hiện rất hấp dẫn trong cuốn sách này, sự trao quyền bắt đầu cùng với những câu hỏi mà ứng viên đưa ra.

Nhờ có Richard Bolles và cuốn sách tuyệt vời của ông “Cái ô che mưa của bạn màu gì?” (What color is your parachute?) mà rất nhiều sáng tạo và hiểu biết sâu sắc đã được đưa vào khái niệm “cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin”. Đối với những người tìm việc, cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, kiểm soát các kỳ vọng của cá nhân và ngoài ra, nó còn có chức năng khơi gợi thông tin. Đối với nhà tuyển dụng, một cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin như vậy cũng rất hữu ích.

Nhưng John đã có một bước tiến xa hơn Richard. Khi hướng dẫn ứng viên cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ông đã đưa “cuộc phỏng vấn trao đổi thông tin” lên một bậc cao hơn. Do đó, khi chiều hướng thực tế diễn ra đúng như những gì ông khuyến nghị thì cả nhà tuyển dụng và người tìm việc mới hiểu rõ những lợi ích của một cuộc phỏng vấn.

Do đâu tôi hiểu được tất cả những điều này? Đó là bởi vì quá trình trao quyền không diễn ra như một sự khám phá lớn lao; sự trao quyền nằm ở những chi tiết rất nhỏ, như những vết khắc li ti trên tấm đá hoa cương, đó chính là những câu hỏi phù hợp được đặt ra đúng cách và đúng lúc. Và bởi vì, đối với riêng tôi, quá trình này thực sự hiệu quả mặc dù chưa lần nào tôi lý giải cụ thể được điều đó.

Tôi sinh ra và đi học tại một cộng đồng nhỏ ở Tarboro, Bắc Carolina. Tôi nhận thấy sách của John là kim chỉ nam cho những kinh nghiệm thuở ban đầu của mình. Khi còn là một cô bé, tôi đã thấy rằng nhiều cuộc đời biến đổi và định hình từ những cơ hội nghề nghiệp của họ, và tôi biết rằng những tiến bộ mà tôi đã đạt được xuất phát từ tính cách hay đặt câu hỏi của tôi hiện giờ. Khi là sinh viên trong chương trình Project Upward Bound – một chương trình lý thuyết đơn thuần dành cho các sinh viên thiệt thòi, tôi đã rời Bắc Carolina để học lên cao hơn và cuối cùng tôi đến làm việc cho Học viện Khoa học Quốc gia tại thủ đô Washington, D.C.

Trong suốt cuộc hành trình của mình, tôi đã nhận thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đó là: Chất lượng của những câu trả lời tôi nhận được đều liên quan trực tiếp đến bản chất cốt lõi của những câu hỏi mà tôi đã đặt ra. Càng đặt nhiều câu hỏi, tôi càng nhận được nhiều những phản hồi giá trị từ xung quanh mình. Quá trình này vừa được thể hiện bằng lời, lại vừa được thể hiện không thông qua ngôn ngữ. Mặc dù không nói rõ điều đó ra, ngay cả với bản thân mình, tôi cũng nhận thấy rằng mình ngày càng được tín nhiệm nhiều hơn, nhờ luôn biết cách chủ động, thậm chí hơi quá chủ động nữa.

Ngày nay, khi đã sáng lập một công ty kinh doanh dịch vụ hỗ trợ mọi người chuyển đổi công việc sang một sự nghiệp có ý nghĩa (và cũng có nghĩa là họ được trao nhiều quyền hạn hơn), tôi có thể tuyên bố rằng thậm chí trong một nền kinh tế không ổn định, thì lúc nào cũng có những nhân tài xuất hiện. Những người tốt theo đúng nghĩa, sẽ luôn đứng ra “đứng mũi chịu sào”. Và một cuộc phỏng vấn chính là điểm khởi đầu đầy mới mẻ cho tất cả mọi người.

Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến John Kador vì nhờ có ông mà chúng ta nhận ra rằng mỗi chúng ta không bao giờ chỉ là một tờ giấy trống trơn.

JANICEBRYANTHOWROYDSáng lập viên, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ nhân sự ACT-1, Torrance, California

Bình luận
× sticky