NHỮNG CÂU HỎI NHẰM XÁC LẬP VÀ CỦNG CỐ VỊ TRÍ CỦA BẠN
Ed Koch, cựu thị trưởng thành phố New York, Mỹ, có một câu nói châm biếm nổi tiếng: “Tôi đang làm việc như thế nào nhỉ?” Trong cuộc đối thoại với người phỏng vấn, bạn nên hỏi dồn dập ông/bà ta những kiểu câu hỏi như thế này. Những câu hỏi phản hồi sẽ giúp bạn phát hiện ra và làm tiêu tan những điều thắc mắc của người phỏng vấn.
Việc khám phá ra người phỏng vấn không thích điều gì ở bạn là vô cùng khó khăn. Trong nhiều trường hợp, chính sách công ty hay nỗi lo sợ xảy ra kiện tụng, tranh chấp ngăn cản không cho người phỏng vấn cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giúp bạn biết liệu bạn có cần cải thiện kỹ năng đi phỏng vấn xin việc hay không. Janice Brookshier, hiện đang làm việc cho công ty Seattle-jobs.org, nói rằng: “Các ứng viên cần hiểu rằng việc đưa ra thái độ phản hồi trung thực là một việc làm đòi hỏi sự khéo léo đối với những nhà tuyển dụng, thậm chí đôi khi là không thể được. Chẳng hạn nếu bạn được người khác giới thiệu với những lời nhận xét chẳng lấy gì làm hay ho, thì tôi chẳng thể nói cho bạn biết điều đó được”.
Tuy nhiên, bạn cần phải tìm ra những mối nghi ngờ nếu chúng thực sự tồn tại. Tôi tin rằng những điều thực tế thì khá dễ chấp nhận. Chúng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nếu bạn bị sa thải, bị giam hoặc ngồi tù, hay có một khoảng thời gian ngắt quãng trong quá trình làm việc của mình thì những điều này quả là chẳng dễ chịu chút nào. Nhưng chúng là những thực tế có thể chấp nhận, vì bạn làm chủ được việc tiết lộ những thông tin đó. Bạn sẽ chỉ có lợi khi chủ động đối mặt với chúng, thay vì hi vọng người ta sẽ phớt lờ chúng đi. Người ta có thể không nói tới những thực tế đó, nhưng họ sẽ không bao giờ quên những điều đó đâu.
Vấn đề là bạn không thể đạt được mục tiêu nào mà bạn không biết rõ về nó. Những câu hỏi này đòi hỏi lòng dũng cảm. Đừng sợ phơi bày những điểm yếu của mình. Bạn cần phải có mong muốn ở trong một vị trí vượt qua mọi sự chống đối lại việc bạn nhận công việc này vì đây chính là lúc “cuộc mua bán” diễn ra.
10 CÂU HỎI PHẢN HỒI HAY NHẤT
11-1
Hiện giờ ông/bà quan tâm đến tôi ở mức độ nào?
Đây là một câu hỏi hết sức thô lỗ, nhưng nếu bạn nói với một nụ cười và chất giọng nhẹ nhàng thì nó lại có tác dụng đấy.
11-2
Ông/bà có bất cứ điều gì thắc mắc về năng lực làm việc và khả năng phù hợp với công việc này của tôi không?
Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó thể hiện sự khiêm tốn và tạo cho bạn cơ hội xác định và giải quyết lý do phản đối của người phỏng vấn.
11-3
Có bất cứ điều gì cản trở chúng ta đi tới thỏa thuận về công việc hay không?
Hãy lưu ý là câu hỏi này không nói về lời đề nghị nhận bạn vào làm mà đề cập vấn đề thỏa thuận và thống nhất quan điểm.
11-4
Ông/bà có bất cứ điều gì thắc mắc về kinh nghiệm, trình độ học vấn và kỹ năng của tôi không?
Đây là một câu hỏi thẳng thắn về bất cứ lý do phản đối mà người phỏng vấn có thể có.
11-5
So với những ứng viên khác mà ông/bà đã phỏng vấn thì ông/bà thấy tôi thế nào?
Đây là một cách nhìn khác để đánh giá kỹ hơn vị thế của bạn, và câu hỏi này luôn phát huy tác dụng trong việc tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong cuộc phỏng vấn xin việc này.
11-6
Xin ông/bà vui lòng miêu tả ứng viên lý tưởng của mình. Năng lực, trình độ chuyên môn của tôi có gì thiếu sót so với mẫu hình ứng viên lý tưởng đó?
Nếu bạn rơi vào tình thế người phỏng vấn cho là bạn chưa có đủ năng lực hay khả năng chuyên môn, thì đây là câu hỏi có thể giúp bạn nhanh chóng thuyết phục ông/bà ta rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng mà công việc yêu cầu.
11-7
Điều gì tôi có thể nói thêm để ông/bà hiểu rõ hơn về năng lực, khả năng chuyên môn và sự thích hợp với vị trí công việc này của tôi không?
Câu trả lời thường sẽ cho thấy người phỏng vấn chưa hoàn toàn hài lòng với năng lực, phẩm chất của bạn ở điểm nào.
11-8
Có bất kỳ lĩnh vực nào mà ông/bà cảm thấy tôi còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của ông/bà hay không?
Bạn đang thẳng thắn yêu cầu người phỏng vấn nói về những thiếu sót của bạn. Bây giờ, hãy thể hiện cho người phỏng vấn thấy là bạn có thể lắng nghe những lời phê bình mà không co mình lại thủ thế, bào chữa và thanh minh.
11-9
Ông/bà có thể cho tôi biết bất cứ thông tin phản hồi nào để trong tương lai, tôi sẽ được công ty quan tâm hơn, hoặc tôi sẽ có lợi thế hơn trong lần phỏng vấn xin việc sau được không?
Nếu bạn không được nhận vào làm công việc đó, thì có lẽ câu hỏi này ít nhất cũng sẽ cung cấp cho bạn một thông tin phản hồi quan trọng nào đó mà bạn có thể sử dụng cho lần phỏng vấn xin việc sau.
11-10
Có bất cứ điều gì mà ông/bà cần biết về tôi để hiểu được đầy đủ hơn về năng lực hay trình độ chuyên môn của tôi không?
Đây là một cách khác rất lịch sự để đưa ra câu hỏi phản hồi trọng tâm.
NHỮNG CÂU HỎI NHẰM XÁC LẬP VÀ CỦNG CỐ VỊ TRÍ CỦA BẠN
Ed Koch, cựu thị trưởng thành phố New York, Mỹ, có một câu nói châm biếm nổi tiếng: “Tôi đang làm việc như thế nào nhỉ?” Trong cuộc đối thoại với người phỏng vấn, bạn nên hỏi dồn dập ông/bà ta những kiểu câu hỏi như thế này. Những câu hỏi phản hồi sẽ giúp bạn phát hiện ra và làm tiêu tan những điều thắc mắc của người phỏng vấn.
Việc khám phá ra người phỏng vấn không thích điều gì ở bạn là vô cùng khó khăn. Trong nhiều trường hợp, chính sách công ty hay nỗi lo sợ xảy ra kiện tụng, tranh chấp ngăn cản không cho người phỏng vấn cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giúp bạn biết liệu bạn có cần cải thiện kỹ năng đi phỏng vấn xin việc hay không. Janice Brookshier, hiện đang làm việc cho công ty Seattle-jobs.org, nói rằng: “Các ứng viên cần hiểu rằng việc đưa ra thái độ phản hồi trung thực là một việc làm đòi hỏi sự khéo léo đối với những nhà tuyển dụng, thậm chí đôi khi là không thể được. Chẳng hạn nếu bạn được người khác giới thiệu với những lời nhận xét chẳng lấy gì làm hay ho, thì tôi chẳng thể nói cho bạn biết điều đó được”.
Tuy nhiên, bạn cần phải tìm ra những mối nghi ngờ nếu chúng thực sự tồn tại. Tôi tin rằng những điều thực tế thì khá dễ chấp nhận. Chúng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nếu bạn bị sa thải, bị giam hoặc ngồi tù, hay có một khoảng thời gian ngắt quãng trong quá trình làm việc của mình thì những điều này quả là chẳng dễ chịu chút nào. Nhưng chúng là những thực tế có thể chấp nhận, vì bạn làm chủ được việc tiết lộ những thông tin đó. Bạn sẽ chỉ có lợi khi chủ động đối mặt với chúng, thay vì hi vọng người ta sẽ phớt lờ chúng đi. Người ta có thể không nói tới những thực tế đó, nhưng họ sẽ không bao giờ quên những điều đó đâu.
Vấn đề là bạn không thể đạt được mục tiêu nào mà bạn không biết rõ về nó. Những câu hỏi này đòi hỏi lòng dũng cảm. Đừng sợ phơi bày những điểm yếu của mình. Bạn cần phải có mong muốn ở trong một vị trí vượt qua mọi sự chống đối lại việc bạn nhận công việc này vì đây chính là lúc “cuộc mua bán” diễn ra.
10 CÂU HỎI PHẢN HỒI HAY NHẤT
11-1
Hiện giờ ông/bà quan tâm đến tôi ở mức độ nào?
Đây là một câu hỏi hết sức thô lỗ, nhưng nếu bạn nói với một nụ cười và chất giọng nhẹ nhàng thì nó lại có tác dụng đấy.
11-2
Ông/bà có bất cứ điều gì thắc mắc về năng lực làm việc và khả năng phù hợp với công việc này của tôi không?
Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó thể hiện sự khiêm tốn và tạo cho bạn cơ hội xác định và giải quyết lý do phản đối của người phỏng vấn.
11-3
Có bất cứ điều gì cản trở chúng ta đi tới thỏa thuận về công việc hay không?
Hãy lưu ý là câu hỏi này không nói về lời đề nghị nhận bạn vào làm mà đề cập vấn đề thỏa thuận và thống nhất quan điểm.
11-4
Ông/bà có bất cứ điều gì thắc mắc về kinh nghiệm, trình độ học vấn và kỹ năng của tôi không?
Đây là một câu hỏi thẳng thắn về bất cứ lý do phản đối mà người phỏng vấn có thể có.
11-5
So với những ứng viên khác mà ông/bà đã phỏng vấn thì ông/bà thấy tôi thế nào?
Đây là một cách nhìn khác để đánh giá kỹ hơn vị thế của bạn, và câu hỏi này luôn phát huy tác dụng trong việc tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong cuộc phỏng vấn xin việc này.
11-6
Xin ông/bà vui lòng miêu tả ứng viên lý tưởng của mình. Năng lực, trình độ chuyên môn của tôi có gì thiếu sót so với mẫu hình ứng viên lý tưởng đó?
Nếu bạn rơi vào tình thế người phỏng vấn cho là bạn chưa có đủ năng lực hay khả năng chuyên môn, thì đây là câu hỏi có thể giúp bạn nhanh chóng thuyết phục ông/bà ta rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng mà công việc yêu cầu.
11-7
Điều gì tôi có thể nói thêm để ông/bà hiểu rõ hơn về năng lực, khả năng chuyên môn và sự thích hợp với vị trí công việc này của tôi không?
Câu trả lời thường sẽ cho thấy người phỏng vấn chưa hoàn toàn hài lòng với năng lực, phẩm chất của bạn ở điểm nào.
11-8
Có bất kỳ lĩnh vực nào mà ông/bà cảm thấy tôi còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của ông/bà hay không?
Bạn đang thẳng thắn yêu cầu người phỏng vấn nói về những thiếu sót của bạn. Bây giờ, hãy thể hiện cho người phỏng vấn thấy là bạn có thể lắng nghe những lời phê bình mà không co mình lại thủ thế, bào chữa và thanh minh.
11-9
Ông/bà có thể cho tôi biết bất cứ thông tin phản hồi nào để trong tương lai, tôi sẽ được công ty quan tâm hơn, hoặc tôi sẽ có lợi thế hơn trong lần phỏng vấn xin việc sau được không?
Nếu bạn không được nhận vào làm công việc đó, thì có lẽ câu hỏi này ít nhất cũng sẽ cung cấp cho bạn một thông tin phản hồi quan trọng nào đó mà bạn có thể sử dụng cho lần phỏng vấn xin việc sau.
11-10
Có bất cứ điều gì mà ông/bà cần biết về tôi để hiểu được đầy đủ hơn về năng lực hay trình độ chuyên môn của tôi không?
Đây là một cách khác rất lịch sự để đưa ra câu hỏi phản hồi trọng tâm.