Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

201 Câu Hỏi Hay Nhất Có Thể Đặt Ra Cho Nhà Tuyển Dụng

Phần II: Đặt Câu Hỏi Cho Các Nhà Phỏng Vấn Tuyển Dụng

Tác giả: John Kador

Tất cả các buổi phỏng vấn đều quan trọng, nhưng một số buổi phỏng vấn sẽ quan trọng hơn những buổi khác.

Cuổi phỏng vấn quan trọng nhất là buổi phỏng vấn với người có quyết định tuyển dụng cuối cùng. Chúng ta gọi đó là nhà quản lý.

Mặc dù tất cả các cuộc phỏng vấn đều rất quan trọng nhưng chúng đều mang mục đích loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Khi bạn gặp các nhà tuyển dụng hoặc người phụ trách nhân sự, họ sẽ đánh giá xem bạn có đủ khả năng để được vào vòng phỏng vấn với người duy nhất có quyền quyết định nhận bạn vào làm hay không. Do vậy chiến lược thể hiện bản thân và các câu hỏi bạn đưa ra phải tùy thuộc vào người phỏng vấn bạn là ai. Nhìn chung thì các người phỏng vấn được chia làm 3 cấp độ:

• Người đại lý tuyển dụng hoặc các tay “săn đầu người”

• Người phụ trách nhân sự

• Nhà tuyển dụng

Ở Phần II này, chúng ta sẽ đề cập những kỳ vọng và vai trò khác nhau của những người phỏng vấn trên. Vì mỗi cấp độ người phỏng vấn sẽ có những kỳ vọng và quyền lực trong công ty không giống nhau nên các câu hỏi bạn nên đưa ra cũng sẽ phải khác nhau. Sẽ không ai muốn hỏi một nhà quản lý những câu hỏi quá chi tiết về trợ cấp y tế. Tương tự như vậy, những người đại diện tuyển dụng cũng không thể biết cụ thể về các công cụ hay chương trình mà bạn sẽ dùng cho công việc. Vì vậy, đừng phí phạm thời gian vàng của bạn để hỏi những câu hỏi mà họ không thể trả lời được. Trong 3 chương tiếp theo sau đây, bạn sẽ thấy những câu hỏi hay và thích hợp nhất để hỏi mỗi cấp độ người phỏng vấn. Những câu hỏi này sẽ giúp nâng cao giá trị lá đơn xin việc của bạn và tối đa hóa cơ hội để bạn tiến xa hơn tới những vòng phỏng vấn sau.

Cuộc phỏng vấn với nhà quản lý, người duy nhất có quyền quyết định có nhận bạn vào làm hay không, là quan trọng nhất. Do đó, hầu hết các câu hỏi hay nhất đều tập trung ở Chương 8.

Chú ý: Vì mỗi tình huống phỏng vấn lại có những điểm khác nhau nên bạn phải tự biến đổi các câu hỏi trên thành của mình để phù hợp với yêu cầu của những cuộc phỏng vấn cụ thể. Hãy xem cách diễn đạt các câu hỏi trong cuốn sách này như điểm xuất phát để biến những câu hỏi này thành của chính bạn trong quá trình tham gia cuộc phỏng vấn. Để hỗ trợ bạn trên khía cạnh này, cuốn sách sẽ đưa ra nhiều chọn lựa biến đổi để đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Bạn càng thay đổi được nhiều câu hỏi phù hợp theo yêu cầu của mỗi cuộc phỏng vấn, cơ hội của bạn càng chắc chắn hơn.

Tất cả các buổi phỏng vấn đều quan trọng, nhưng một số buổi phỏng vấn sẽ quan trọng hơn những buổi khác.

Cuổi phỏng vấn quan trọng nhất là buổi phỏng vấn với người có quyết định tuyển dụng cuối cùng. Chúng ta gọi đó là nhà quản lý.

Mặc dù tất cả các cuộc phỏng vấn đều rất quan trọng nhưng chúng đều mang mục đích loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Khi bạn gặp các nhà tuyển dụng hoặc người phụ trách nhân sự, họ sẽ đánh giá xem bạn có đủ khả năng để được vào vòng phỏng vấn với người duy nhất có quyền quyết định nhận bạn vào làm hay không. Do vậy chiến lược thể hiện bản thân và các câu hỏi bạn đưa ra phải tùy thuộc vào người phỏng vấn bạn là ai. Nhìn chung thì các người phỏng vấn được chia làm 3 cấp độ:

• Người đại lý tuyển dụng hoặc các tay “săn đầu người”

• Người phụ trách nhân sự

• Nhà tuyển dụng

Ở Phần II này, chúng ta sẽ đề cập những kỳ vọng và vai trò khác nhau của những người phỏng vấn trên. Vì mỗi cấp độ người phỏng vấn sẽ có những kỳ vọng và quyền lực trong công ty không giống nhau nên các câu hỏi bạn nên đưa ra cũng sẽ phải khác nhau. Sẽ không ai muốn hỏi một nhà quản lý những câu hỏi quá chi tiết về trợ cấp y tế. Tương tự như vậy, những người đại diện tuyển dụng cũng không thể biết cụ thể về các công cụ hay chương trình mà bạn sẽ dùng cho công việc. Vì vậy, đừng phí phạm thời gian vàng của bạn để hỏi những câu hỏi mà họ không thể trả lời được. Trong 3 chương tiếp theo sau đây, bạn sẽ thấy những câu hỏi hay và thích hợp nhất để hỏi mỗi cấp độ người phỏng vấn. Những câu hỏi này sẽ giúp nâng cao giá trị lá đơn xin việc của bạn và tối đa hóa cơ hội để bạn tiến xa hơn tới những vòng phỏng vấn sau.

Cuộc phỏng vấn với nhà quản lý, người duy nhất có quyền quyết định có nhận bạn vào làm hay không, là quan trọng nhất. Do đó, hầu hết các câu hỏi hay nhất đều tập trung ở Chương 8.

Chú ý: Vì mỗi tình huống phỏng vấn lại có những điểm khác nhau nên bạn phải tự biến đổi các câu hỏi trên thành của mình để phù hợp với yêu cầu của những cuộc phỏng vấn cụ thể. Hãy xem cách diễn đạt các câu hỏi trong cuốn sách này như điểm xuất phát để biến những câu hỏi này thành của chính bạn trong quá trình tham gia cuộc phỏng vấn. Để hỗ trợ bạn trên khía cạnh này, cuốn sách sẽ đưa ra nhiều chọn lựa biến đổi để đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Bạn càng thay đổi được nhiều câu hỏi phù hợp theo yêu cầu của mỗi cuộc phỏng vấn, cơ hội của bạn càng chắc chắn hơn.

Bình luận
× sticky