Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

201 Câu Hỏi Hay Nhất Có Thể Đặt Ra Cho Nhà Tuyển Dụng

Chương 12:Câu Hỏi Thúc Giục Hành Động

Tác giả: John Kador

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP BẠN NHẬN ĐƯỢC LỜI ĐỀ NGHỊ LÀM VIỆC

Những buổi phỏng vấn xin việc cũng giống như những cuộc nói chuyện bán hàng qua điện thoại. Sản phẩm mà bạn chào bán chính là bản thân bạn. Marketing 101 cho rằng mỗi thông điệp tiếp thị, quảng bá sản phẩm đều cần lời thúc giục hành động: đó là một lời đề nghị người tiêu dùng đặt mua hàng được diễn đạt rõ ràng. Hãy nhấc ống nghe điện thoại lên nào. Gửi cho tôi phiếu trả lời. Nhấp chuột vào đường dẫn. Đặt hàng cho tôi nào.

Mỗi buổi phỏng vấn xin việc là như thế đó. Mỗi lần bạn gặp một giám đốc tuyển dụng, bạn lại có một cơ hội hiếm có để đề nghị ông/bà ta mời bạn vào làm việc.

Bob Conlin, Phó Chủ tịch Incentive Systems tại Bedford, Massachusetts nói rằng: “Khi phỏng vấn ứng viên cho một vị trí bán hàng, tôi muốn họ tỏ ra gần gũi với tôi. Nếu họ chỉ có đôi chút vẻ gần gũi, hay tệ hơn là chẳng tỏ ra gần gũi chút nào, thì tôi cảm thấy khá thắc mắc”. Đây là ví dụ về điều mà Conlin coi là “rất cởi mở, thân mật”:

Ông Bob ạ, năm nào tôi cũng sẽ là người bán hàng giỏi nhất của ông. Mỗi năm tôi đều sẽ vượt chỉ tiêu bán hàng. Tôi là một ứng viên sáng giá của ông đấy. Khi nào thì tôi có thể bắt đầu công việc được?

Bob Conlin cho biết: “Tôi hiểu rằng lúc này tôi có được cảm giác gần gũi. Ứng viên này có giọng điệu giống như tôi. Sự tự tin của anh ta có khả năng lan truyền sang người khác”.

Nhưng Conlin cũng muốn nhìn thấy bằng chứng cho thấy ứng viên này quan tâm tới những mục tiêu của tổ chức chứ không chỉ quan tâm tới những mục tiêu của cá nhân người bán hàng. Câu hỏi tiếp theo đây thậm chí còn sâu sắc hơn vì nó chứng minh ứng viên này đã nghĩ tới việc trở thành thành viên của một nhóm làm việc:

Tôi biết là tôi có thể tăng doanh số và lôi kéo được nhiều khách hàng. Công ty có những cách thức gì giúp tôi cộng tác với các nhân viên khác?

Không chỉ hỏi về công việc, những câu hỏi thúc giục hành động còn nhằm tìm kiếm dấu hiệu cho thấy người phỏng vấn có cái nhìn đánh giá thiện cảm với bạn ở mức độ nào. Việc nhận biết người phỏng vấn cố gắng đến mức nào khi xếp bạn vào một vị trí công việc phù hợp, khi bạn đặt ra những câu hỏi này là một cách để đánh giá mối quan tâm của công ty đối với bạn. Một số ứng viên tự làm mình trở nên mờ nhạt khi nói những điều rõ ràng có ý như thế này:

Ông/bà đã sẵn sàng đồng ý nhận tôi vào làm việc bây giờ chưa, hay là tôi cần phải quảng cáo, tiếp thị bản thân mình thêm nữa?

Nhưng bạn sẽ mất gì nhỉ? Nếu bạn đang xin việc và công việc đó có đòi hỏi đôi chút phẩm chất về quản lý hay tiếp thị, thì sự tự tin của bạn sẽ gây ấn tượng cho người phỏng vấn. Mọi người bán hàng thành công đều biết cách “đề nghị khách hàng đặt mua hàng”. Đây là cách giúp bạn được nhận vào làm trong buổi phỏng vấn cuối cùng. Hãy bắt đầu bằng một lời phát biểu cho thấy rằng bạn sẽ nắm bắt cơ hội dành cho mình:

Theo như tôi hiểu, thì ứng viên thành công sẽ là người có trình độ học vấn X, khả năng chuyên môn Y và kinh nghiệm Z. Tôi đã hiểu chính xác về cơ hội này chưa ạ?

Lúc này bạn có thêm ba mục tiêu. Trước hết, bạn đang thử xem liệu mình có thực sự hiểu rõ tình huống hay không. Nếu bạn bỏ sót điều gì đó, hay, có lẽ đúng hơn là người phỏng vấn đã quên mất một yêu cầu quan trọng nào đó thì bây giờ là lúc xác minh lại. Thứ hai, giả sử rằng bạn đã tóm tắt những yêu cầu của vị trí công việc này đúng thì người phỏng vấn cũng sẽ bị ấn tượng trước kỹ năng tổ chức, sắp xếp thông tin của bạn. Thứ ba, yêu cầu của bạn để có sự nhất trí về yêu cầu công việc với người phỏng vấn tại thời điểm này là một chiến lược đưa người phỏng vấn tới chỗ muốn gật đầu chấp nhận bạn. Câu đồng ý là câu trả lời mà bạn muốn có được trong câu hỏi tiếp theo, và việc đưa người phỏng vấn vào trạng thái muốn gật đầu nói đồng ý là một việc rất đáng làm.

Câu hỏi quan trọng kế tiếp là:

Tôi có đáp ứng được những yêu cầu đó hay không?

Bây giờ hãy chờ đợi. Đây là phần khó khăn rồi đấy. Người phỏng vấn đang đưa ra quyết định của mình. Câu trả lời sẽ cho bạn biết liệu đã đến lúc kết thúc hay bạn vẫn còn phải tiếp tục thuyết phục người phỏng vấn. Nếu người phỏng vấn tỏ thái độ tích cực và nói rằng: “đồng ý (từ này lại xuất hiện tiếp), anh/chị có đầy đủ trình độ chuyên môn” thì bây giờ bạn có thể đưa ra câu kết thúc có hiệu quả mạnh mẽ nhất như sau:

Tôi thật vui mừng là chúng ta nhất trí với nhau như vậy. Tôi cũng cảm thấy như thế. Vì vậy, tôi sẽ rất quan tâm nếu ông/bà có thể xác nhận chắc chắn hơn về việc nhận tôi vào làm.

Nhưng tôi phải đưa ra cho bạn một lời cảnh báo thẳng thắn. Lúc này bạn đang trong tình thế nguy hiểm đấy nhé. Quyết định đề nghị được nhận vào làm việc của bạn cần phải hết sức hoàn hảo. Trước khi đề nghị được nhận vào làm việc, bạn phải thiết lập được mối quan hệ tốt với người phỏng vấn của mình, tạo được suy nghĩ rằng bạn là người thích hợp với công việc đó, và tạo được ít nhất một sự quan tâm, thích thú nhất định nào đó từ phía người phỏng vấn. Sự sắp xếp thời gian của bạn cần phải hoàn hảo đến mức người phỏng vấn có thể theo dõi bằng đồng hồ. Nói cách khác là tôi sẽ chẳng giúp được gì cho bạn nếu bạn thực sự tự tin cao về từng điểm này.

Đây là một bước tiến liều lĩnh vì hai lý do:

Thứ nhất, trong khi việc một người tiếp thị đề nghị một khách hàng đồng ý mua mười hai tá bút có khắc biểu tượng của doanh nghiệp trên đó đôi khi có thể dẫn tới việc khách hàng đó ký vào đơn đặt hàng, thì sẽ chẳng có gì là chắc chắn rằng bạn thực sự sẽ khiến một người quản lý nói rằng: “Chắc chắn rồi, có phải anh muốn công việc này không? Anh đã trúng tuyển rồi đấy! Khi nào thì anh có thể bắt đầu làm việc?” Ngay cả một người quản lý có quyền tuyển dụng cũng phải trải qua một quy trình và phải bàn bạc với những người khác. Tuy nhiên, việc thẳng thừng đề nghị người phỏng vấn nhận bạn vào làm việc lại vẫn có thể nâng bạn lên một vị trí cao hơn so với đám đông những ứng viên xin việc khác.

Thứ hai là, điều này có thể khiến bạn bị loại ra. Đó là vì trong văn hóa kinh doanh Mỹ hiện nay, việc đề nghị được chấp nhận một điều gì đó quan trọng như công việc thường gắn bó khá chặt chẽ với vấn đề cảm xúc. Điều này rất giống với việc nói chuyện về tiền bạc. Nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn về tiền bạc là một điều tối kỵ. Mọi người đều biết đó là phần quan trọng nhất của cuộc đối thoại trong buổi phỏng vấn xin việc, nhưng những đòi hỏi về mặt tiền bạc mà tất cả chúng ta ai cũng có lại dẫn buổi phỏng vấn tới hồi kết thúc, như thể tiền bạc là điều sẽ được giải quyết sau cùng.

Cách trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc là như vậy đó. Đương nhiên là, lợi ích thường nhiều hơn rủi ro. Nếu giọng nói của bạn được điều chỉnh hoàn hảo và sự sắp xếp thời gian để đưa ra các câu hỏi là hợp lý, thì việc thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt về những phẩm chất, năng lực của mình so với đám đông các ứng viên khác, tăng cường sức mạnh cho lời đề nghị đầy giá trị của bạn, và trong những trường hợp cực kỳ hiếm khi xảy ra, thì thậm chí còn ngay lập tức đem lại cho bạn lời đề nghị làm việc của người phỏng vấn.

Các nhà tuyển dụng nghĩ gì

Việc trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc là một việc làm đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, và giữa những nhà tuyển dụng và những người xin việc vẫn còn một số bất đồng về điều này. Có người cho rằng việc đề nghị được nhận vào làm việc thể hiện tính quyết đoán của ứng viên; nhưng nhiều người khác lại nghĩ làm như vậy là bất lịch sự hay biểu lộ sự liều lĩnh tuyệt vọng. Bản thân tôi thì nghiêng về sự thể hiện tính quyết đoán hơn. Như mọi khi, bạn phải sử dụng khả năng quan sát của mình và tin tưởng vào bản năng của chính bạn.

Tony Stanic, nhà quản lý nguồn lực tại công ty CNC Global, Ottawa, Ontario, Canada cho rằng sẽ là rất tốt nếu ứng viên trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc: “Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu tỏ ra nhiệt tình và thẳng thắn hết mức có thể. Người nào tỏ ra mong muốn có được vị trí tuyển dụng nhất sẽ nhận được lời đề nghị làm việc. Hãy cố gắng tìm hiểu xem họ quan tâm, thích thú bạn đến mức nào bằng cách trực tiếp hỏi họ”. Stanic đã rất ấn tượng với những ứng viên nào có thể đưa ra được những câu hỏi như:

• Ông/bà có cảm thấy tôi là người thích hợp với vị trí công việc đó không?

• Ông/bà còn điều gì chưa hài lòng về năng lực đảm nhiệm công việc này của tôi không?

Stanic nói tiếp “Đừng ngại đặt ra những câu hỏi như thế này. Có thể bạn có khả năng vượt qua bất cứ lý do phản đối nào mà họ có thể có. Điều đó có thể khiến bạn có đôi chút cảm giác không thoải mái nhưng biết được điều họ quan tâm, thắc mắc là gì sẽ tốt hơn là đơn giản chỉ biết rằng bạn không được nhận vào vị trí công việc đó. Việc đề nghị được nhận vào làm việc có thể là một nhân tố quan trọng trong quá trình ra quyết định của người phỏng vấn”.

Giám đốc nguồn nhân lực của Công ty KnowledgePoint, Rich Franklin, cho hay: “Có một sự khác biệt lớn giữa sự tự tin và sự kiêu căng, ngạo mạn. Để thành công trong một số công việc, bạn cần phải tự đề cao bản thân và chứng tỏ trong cuộc phỏng vấn là bạn có thể bán hàng nhanh chóng như thế nào. Chẳng hạn như Franklin đã tuyển các nhà môi giới chứng khoán cho Dean Witter trong vòng 10 năm trước khi ông vào làm việc tại KnowledgePoint. Tất nhiên, các nhà môi giới chứng khoán là những người bán hàng chuyên bán chứng khoán. Đây là câu hỏi do một ứng viên vào vị trí bán hàng đã gây ấn tượng mạnh cho ông:

• Tôi là người thích hợp với công việc này! Ông có thể cho tôi biết khi nào tôi sẽ nhận được lời mời vào làm việc được không?

Franklin nói tiếp rằng: “Trong ngành dịch vụ phần mềm nơi mọi thứ đều có vẻ thoải mái hơn, thì tôi cảm thấy không được thoải mái lắm trước một anh chàng tỏ ra mạnh mẽ như vậy”.

Nancy Levine thuộc Công ty Pacific cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự. Đối với bà, những câu hỏi trực tiếp, thẳng thắn như vậy là dấu hiệu cho thấy quá nhiều điều cần suy nghĩ sâu xa. Điều mà Levine muốn nghe được từ các ứng viên là những lời khôn khéo thăm dò thái độ phản đối từ phía người phỏng vấn:

• Tôi rất thích vị trí này. Ông/bà có bất cứ câu hỏi hay điều gì còn thắc mắc mà tôi có thể giải đáp được không?

• Tôi rất vinh hạnh được gặp ông/bà. Tôi thực sự rất thích công việc này. Ông/bà có thể cho tôi biết ông/bà đã đi đến quyết định thế nào rồi được không?

Levine nói: “Sau đó, hi vọng là người phỏng vấn sẽ nói ra những lý do phản đối mà người xin việc có thể giải thích và vượt qua”.

Bà cho biết, điều quan trọng không phải là bạn tỏ ra là mình đang hết sức cố gắng. Ví dụ như Levine có chỉ trích một câu nói máy móc như sau:

Theo như tôi hiểu thì ứng cử viên thành công sẽ là người có trình độ học vấn X, khả năng chuyên môn Y và kinh nghiệm Z. Tôi đã hiểu đúng về cơ hội việc làm này chưa ạ?

Bà nói: “Đối với tôi, câu nói đầy tính công thức này quá giống việc cắt bánh một cách máy móc, hay giống như một nhân viên bán ô tô vậy, có thể nhận thấy khá rõ là bạn đang cố tỏ ra gần gũi với người phỏng vấn. Câu nói này có thể mang lại hiệu quả khi bạn đặt câu hỏi trong cuộc nói chuyện điện thoại đầu tiên, nhưng không hiệu quả trong việc giúp bạn trở nên gần gũi, thân thiện với người phỏng vấn. Tôi thì tôi mong là cuộc thảo luận giữa tôi và người đi xin việc phải chỉ ra được điều mà chúng tôi cùng tìm kiếm”.

Kimberly Bedore, Giám đốc bộ phận giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực tại Peopleclick, Dallas, Texas cũng đồng tình với điều này: “Phải có một phản ứng đồng tình hoặc phản đối nào đó giữa tôi và những ứng viên đặt ra các câu hỏi đó. Bạn cần phải thấy rằng người phỏng vấn sẽ thực sự quan tâm, thích thú; nếu không thì câu hỏi đó sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy không thoải mái”. Bà nói thêm rằng đừng đặt người phỏng vấn vào tình thế phòng thủ. “Chỉ cần chứng minh là bạn hiểu được vấn đề kinh doanh lớn nhất của công ty và bạn có cách để giải quyết vấn đề đó. Việc hỏi xem bước tiếp theo là gì cũng luôn đem lại hiệu quả đấy”.

Vì thế, gánh nặng trên vai bạn là tự bạn phải xác định đúng được những câu hỏi phù hợp để hỏi vào thời điểm đó. Ngay cả nếu việc sắp xếp thời gian để đưa ra câu hỏi của bạn không hợp lý hay giọng nói của bạn có đôi chút không êm ái, bạn sẽ thể hiện bản thân như thể một người đang cay cú, vụng về, và tồi tệ hơn cả là tuyệt vọng. Nếu bạn định đề nghị được nhận vào làm việc thì hãy tập hỏi những câu hỏi này với một người bạn đáng tin cậy hay một cố vấn dày kinh nghiệm trước. Hãy sử dụng một chiếc máy quay để thu hình ảnh bạn lúc đặt ra những câu hỏi này. Chừng nào bạn còn chưa có được cảm giác tự tin thoải mái, nếu tôi là bạn, tôi sẽ tránh hỏi những câu hỏi như thế này.

Nhưng những công việc bán hàng lại khác đấy

Nói chung, như chúng ta đã bàn trên đây, việc trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc đòi hỏi bạn phải hết sức khéo léo. Nhưng nếu bạn đang nộp hồ sơ cho bất cứ công việc nào liên quan tới việc đại diện bán hàng, thì việc đề nghị được nhận vào làm việc không phải là một chọn lựa mà trở thành một nguyên tắc bắt buộc. Nếu bạn không đề nghị được nhận vào làm việc trong cuộc phỏng vấn, có thể bạn sẽ không được nhận vào vị trí đó. Ông chủ một công ty, người sẽ thuê bạn muốn bạn có khả năng kết thúc một vụ bán hàng nào đó. Tại sao ông ta lại phải tạo cơ hội cho bạn bán sản phẩm hay dịch vụ của ông ta nếu bạn thậm chí không thể “bán” (tiếp thị, quảng cáo) chính bản thân mình? Hãy nhớ rằng, công việc của một đại diện bán hàng là phải đề nghị khách đặt hàng và kết thúc vụ làm ăn, chứ không phải chỉ diễn thuyết thật hay. Trong những cuộc phỏng vấn bán hàng, những câu như thế này có thể sẽ thích hợp đấy:

• Tôi thực sự muốn làm công việc này. Tôi sẽ được nhận vào làm việc chứ?

• Tôi nghĩ là tôi sẽ giành được công việc này. Khi nào thì tôi sẽ được mời vào làm việc?

• Tôi đã được nhận vào làm việc rồi chứ?

• Tôi muốn bắt đầu công việc ngay. Khi nào chúng ta có thể làm xong những công việc giấy tờ này?

Những câu hỏi thúc giục hành động dưới đây cung cấp cho bạn một vài cách diễn đạt để đề nghị được nhận vào làm việc với mức độ trực tiếp, thẳng thắn khác nhau. Mỗi câu hỏi có thể hỗ trợ cho việc nhanh chóng tiếp cận gần hơn tới phần chính của cuộc phỏng vấn. Mỗi câu hỏi đã được thử nghiệm và, trong những tình huống thích hợp, đã tỏ ra có hiệu quả. Trong nhiều trường hợp khác, những câu hỏi này có thể dẫn tới kết quả ngược lại với sự mong đợi. Điều rủi ro là ở chỗ người phỏng vấn có thể nghĩ bạn hơi hỗn láo. Hãy đánh giá tình huống của mình thật kỹ và thận trọng trong việc đặt ra những câu hỏi như vậy.

10 CÂU HỎI THÚC GIỤC

HÀNH ĐỘNG HAY NHẤT

12-1

Có điều gì đó về mặt cá nhân hay chuyên môn mà ông/bà cho là sẽ cản trở tôi đóng góp sức mình trong vị trí công việc này không?

Nếu không có điều gì như vậy thì bạn nên tin rằng bước tiếp theo chỉ còn là làm rõ hơn nữa những vấn đề chi tiết liên quan tới việc tuyển dụng. Còn nếu có, thì bạn cần phải xác định và giải quyết những lý do phản đối bạn.

12-2

Thưa ông/bà, việc tìm kiếm ứng viên của ông/bà đã kết thúc rồi. Ông/bà sẽ không tìm được ai có khả năng chuyên môn hơn tôi để làm công việc này đâu. Nếu tôi là ông/bà thì tôi sẽ hủy bỏ tất cả những cuộc phỏng vấn khác và đề nghị tôi vào làm việc.

Cách diễn đạt này có thể được coi là tự tin hoặc cũng có thể bị coi là xấc láo. Nhưng nó có thể hiệu quả nếu giọng nói của bạn có âm điệu thích hợp đấy.

12-3

Thưa ông/bà, tôi sẽ không giữ điều này trong lòng nữa. Tôi thực sự muốn làm công việc này, và tôi biết là tôi sẽ đảm nhiệm công việc này rất tuyệt vời.

Bây giờ đừng nói nữa và hãy lắng nghe. Hãy cưỡng lại mong muốn của chính bạn để chứng tỏ câu nói táo bạo này. Nếu bạn đang ở một vị trí cạnh tranh căng thẳng với hai ứng viên khác nữa, trong khi tất cả những điều khác là ngang bằng với họ, thì tôi có thể cược là người tìm việc nào nhiệt tình nhất sẽ được nhận vào làm việc.

12-4

Cho tới khi tôi nhận được tin của ông/bà, tôi nên tìm hiểu những khía cạnh nào của công việc này và của buổi phỏng vấn này?

Hãy chú ý là câu hỏi này thể hiện sự tự tin. Vấn đề ở đây không phải là “nếu” mà là “khi nào”. Câu hỏi này khéo léo nhắc nhở người phỏng vấn rằng chừng nào mà công ty vẫn đang cân nhắc tuyển dụng bạn, thì bạn cũng đang xem xét, tìm hiểu thêm về công ty.

12-5

Tôi biết là tôi có thể đáp ứng được những yêu cầu của vị trí này và sẽ có những đóng góp đang kể. Vậy tôi sẽ được nhận vào làm việc chứ?

Khi được hỏi trực tiếp như thế này, người phỏng vấn sẽ phải đưa ra một lời tuyên bố về cơ hội tuyển dụng bạn. Nếu người phỏng vấn không làm như vậy, thì ông/bà ta không hề quan tâm tới bạn.

12-6

Ông/bà sẽ giới thiệu về tôi như thế nào trước Hội đồng tuyển dụng?

Đặt câu hỏi như thế này là bạn đang tâng bốc người phỏng vấn rằng sự giới thiệu của ông/bà ta sẽ rất có giá trị.

12-7

Tôi sẵn sàng ra quyết định căn cứ vào những thông tin tôi có. Có bất cứ điều gì ông/bà còn cần biết để quyết định nhận tôi vào làm việc không?

Câu hỏi này là một mũi tên trúng hai đích, nó là sự kết hợp giữa việc biểu lộ sự quan tâm, thích thú của cá nhân bạn với một lời gợi ý khéo léo để người phỏng vấn đưa ra đề nghị nhận bạn vào làm việc.

12-8

Tôi rất thích công việc này, và tôi biết rằng sự chấp nhận của ông/bà là chìa khóa giúp tôi được nhận vào làm việc. Ông/bà có thể nhận tôi vào làm việc không ạ?

Khi được đặt ra theo cách này, câu hỏi không đòi hỏi người phỏng vấn phải nhận bạn vào làm việc, nhưng chỉ đề nghị ông/bà ta ủng hộ bạn. Nó cũng tâng bốc người phỏng vấn bằng cách nói rõ ràng rằng sự tiến cử của ông/bà ta có trọng lượng rất đáng kể dù cho điều đó có đúng hay không.

12-9

Tôi thấy là dường như ở đây chúng ta rất hợp quan điểm với nhau. Ông/bà nghĩ sao?

Hãy lưu ý đây là một cách hỏi rất nhanh nhẹn, chủ động, có lẽ thích hợp nhất trong trường hợp bạn xin vị trí bán hàng.

12-10

Chúng ta đã trải qua một cuộc trao đổi rất thú vị và hiệu quả. Tôi rất muốn chuyển sang bước tiếp theo.

Đây là một câu nói hơn là một câu hỏi, nhưng câu nói này kết thúc cuộc phỏng vấn rất hiệu quả bằng cách chỉ yêu cầu chuyển sang bước tiếp theo, nhưng bạn hãy chắc rằng sẽ có bước tiếp theo nhé.

Tạo cảm giác cấp bách

Nếu bạn muốn đẩy nhanh việc ra quyết định của người phỏng vấn, bạn có thể khéo léo tạo ra sức ép bằng cách sử dụng một trong số những câu hỏi dưới đây. Bạn sẽ tạo nên một cảm giác cấp bách, cảm giác này sẽ thúc giục người phỏng vấn chấp nhận bạn vào làm việc nhanh hơn là ông/bà ta có thể. Nhưng điều đó cũng đem lại khá nhiều rủi ro. Người phỏng vấn có thể cảm thấy họ phải chịu sức ép hay thậm chí là bị ép buộc. Chỉ làm điều này khi bạn có thể đánh liều chấp nhận mất việc làm này – nếu trong thực tế, bạn đã có những lời đề nghị làm việc khác hoặc bạn đang có công ăn việc làm dễ chịu, thoải mái. 4 câu hỏi kết thúc sau tạo một chút sức ép lên người phỏng vấn:

• Tôi cũng đang có những lời mời làm việc khác, những công việc đó mang lại tiềm năng rất lớn cho tôi. Nhưng tôi thích những gì tôi được thấy tại đây, và tôi biết tôi là người thích hợp với công ty ông/bà. Nếu ông/bà đồng ý thì chúng ta có thể nói chuyện thẳng thắn được không?

• Có điều gì tôi đã nói cho thấy tôi không phải là ứng viên hoàn hảo dành cho công việc này không?

• Tôi đang có những buổi phỏng vấn cuối cùng với những công ty khác, nhưng tôi thích những gì tôi được thấy tại đây. Tôi muốn được ông/bà nhận vào làm việc, như thế tôi có thể ra quyết định sẽ làm ở đâu.

• Căn cứ vào nhu cầu gia đình và những cuộc phỏng vấn khác, tôi cam kết sẽ đưa ra quyết định của mình vào thứ sáu tới. Chúng ta cần làm gì để ông/bà nhanh chóng quyết định để tôi có thể cân nhắc tới lời đề nghị làm việc của ông/bà cho tới thời điểm đó?

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP BẠN NHẬN ĐƯỢC LỜI ĐỀ NGHỊ LÀM VIỆC

Những buổi phỏng vấn xin việc cũng giống như những cuộc nói chuyện bán hàng qua điện thoại. Sản phẩm mà bạn chào bán chính là bản thân bạn. Marketing 101 cho rằng mỗi thông điệp tiếp thị, quảng bá sản phẩm đều cần lời thúc giục hành động: đó là một lời đề nghị người tiêu dùng đặt mua hàng được diễn đạt rõ ràng. Hãy nhấc ống nghe điện thoại lên nào. Gửi cho tôi phiếu trả lời. Nhấp chuột vào đường dẫn. Đặt hàng cho tôi nào.

Mỗi buổi phỏng vấn xin việc là như thế đó. Mỗi lần bạn gặp một giám đốc tuyển dụng, bạn lại có một cơ hội hiếm có để đề nghị ông/bà ta mời bạn vào làm việc.

Bob Conlin, Phó Chủ tịch Incentive Systems tại Bedford, Massachusetts nói rằng: “Khi phỏng vấn ứng viên cho một vị trí bán hàng, tôi muốn họ tỏ ra gần gũi với tôi. Nếu họ chỉ có đôi chút vẻ gần gũi, hay tệ hơn là chẳng tỏ ra gần gũi chút nào, thì tôi cảm thấy khá thắc mắc”. Đây là ví dụ về điều mà Conlin coi là “rất cởi mở, thân mật”:

Ông Bob ạ, năm nào tôi cũng sẽ là người bán hàng giỏi nhất của ông. Mỗi năm tôi đều sẽ vượt chỉ tiêu bán hàng. Tôi là một ứng viên sáng giá của ông đấy. Khi nào thì tôi có thể bắt đầu công việc được?

Bob Conlin cho biết: “Tôi hiểu rằng lúc này tôi có được cảm giác gần gũi. Ứng viên này có giọng điệu giống như tôi. Sự tự tin của anh ta có khả năng lan truyền sang người khác”.

Nhưng Conlin cũng muốn nhìn thấy bằng chứng cho thấy ứng viên này quan tâm tới những mục tiêu của tổ chức chứ không chỉ quan tâm tới những mục tiêu của cá nhân người bán hàng. Câu hỏi tiếp theo đây thậm chí còn sâu sắc hơn vì nó chứng minh ứng viên này đã nghĩ tới việc trở thành thành viên của một nhóm làm việc:

Tôi biết là tôi có thể tăng doanh số và lôi kéo được nhiều khách hàng. Công ty có những cách thức gì giúp tôi cộng tác với các nhân viên khác?

Không chỉ hỏi về công việc, những câu hỏi thúc giục hành động còn nhằm tìm kiếm dấu hiệu cho thấy người phỏng vấn có cái nhìn đánh giá thiện cảm với bạn ở mức độ nào. Việc nhận biết người phỏng vấn cố gắng đến mức nào khi xếp bạn vào một vị trí công việc phù hợp, khi bạn đặt ra những câu hỏi này là một cách để đánh giá mối quan tâm của công ty đối với bạn. Một số ứng viên tự làm mình trở nên mờ nhạt khi nói những điều rõ ràng có ý như thế này:

Ông/bà đã sẵn sàng đồng ý nhận tôi vào làm việc bây giờ chưa, hay là tôi cần phải quảng cáo, tiếp thị bản thân mình thêm nữa?

Nhưng bạn sẽ mất gì nhỉ? Nếu bạn đang xin việc và công việc đó có đòi hỏi đôi chút phẩm chất về quản lý hay tiếp thị, thì sự tự tin của bạn sẽ gây ấn tượng cho người phỏng vấn. Mọi người bán hàng thành công đều biết cách “đề nghị khách hàng đặt mua hàng”. Đây là cách giúp bạn được nhận vào làm trong buổi phỏng vấn cuối cùng. Hãy bắt đầu bằng một lời phát biểu cho thấy rằng bạn sẽ nắm bắt cơ hội dành cho mình:

Theo như tôi hiểu, thì ứng viên thành công sẽ là người có trình độ học vấn X, khả năng chuyên môn Y và kinh nghiệm Z. Tôi đã hiểu chính xác về cơ hội này chưa ạ?

Lúc này bạn có thêm ba mục tiêu. Trước hết, bạn đang thử xem liệu mình có thực sự hiểu rõ tình huống hay không. Nếu bạn bỏ sót điều gì đó, hay, có lẽ đúng hơn là người phỏng vấn đã quên mất một yêu cầu quan trọng nào đó thì bây giờ là lúc xác minh lại. Thứ hai, giả sử rằng bạn đã tóm tắt những yêu cầu của vị trí công việc này đúng thì người phỏng vấn cũng sẽ bị ấn tượng trước kỹ năng tổ chức, sắp xếp thông tin của bạn. Thứ ba, yêu cầu của bạn để có sự nhất trí về yêu cầu công việc với người phỏng vấn tại thời điểm này là một chiến lược đưa người phỏng vấn tới chỗ muốn gật đầu chấp nhận bạn. Câu đồng ý là câu trả lời mà bạn muốn có được trong câu hỏi tiếp theo, và việc đưa người phỏng vấn vào trạng thái muốn gật đầu nói đồng ý là một việc rất đáng làm.

Câu hỏi quan trọng kế tiếp là:

Tôi có đáp ứng được những yêu cầu đó hay không?

Bây giờ hãy chờ đợi. Đây là phần khó khăn rồi đấy. Người phỏng vấn đang đưa ra quyết định của mình. Câu trả lời sẽ cho bạn biết liệu đã đến lúc kết thúc hay bạn vẫn còn phải tiếp tục thuyết phục người phỏng vấn. Nếu người phỏng vấn tỏ thái độ tích cực và nói rằng: “đồng ý (từ này lại xuất hiện tiếp), anh/chị có đầy đủ trình độ chuyên môn” thì bây giờ bạn có thể đưa ra câu kết thúc có hiệu quả mạnh mẽ nhất như sau:

Tôi thật vui mừng là chúng ta nhất trí với nhau như vậy. Tôi cũng cảm thấy như thế. Vì vậy, tôi sẽ rất quan tâm nếu ông/bà có thể xác nhận chắc chắn hơn về việc nhận tôi vào làm.

Nhưng tôi phải đưa ra cho bạn một lời cảnh báo thẳng thắn. Lúc này bạn đang trong tình thế nguy hiểm đấy nhé. Quyết định đề nghị được nhận vào làm việc của bạn cần phải hết sức hoàn hảo. Trước khi đề nghị được nhận vào làm việc, bạn phải thiết lập được mối quan hệ tốt với người phỏng vấn của mình, tạo được suy nghĩ rằng bạn là người thích hợp với công việc đó, và tạo được ít nhất một sự quan tâm, thích thú nhất định nào đó từ phía người phỏng vấn. Sự sắp xếp thời gian của bạn cần phải hoàn hảo đến mức người phỏng vấn có thể theo dõi bằng đồng hồ. Nói cách khác là tôi sẽ chẳng giúp được gì cho bạn nếu bạn thực sự tự tin cao về từng điểm này.

Đây là một bước tiến liều lĩnh vì hai lý do:

Thứ nhất, trong khi việc một người tiếp thị đề nghị một khách hàng đồng ý mua mười hai tá bút có khắc biểu tượng của doanh nghiệp trên đó đôi khi có thể dẫn tới việc khách hàng đó ký vào đơn đặt hàng, thì sẽ chẳng có gì là chắc chắn rằng bạn thực sự sẽ khiến một người quản lý nói rằng: “Chắc chắn rồi, có phải anh muốn công việc này không? Anh đã trúng tuyển rồi đấy! Khi nào thì anh có thể bắt đầu làm việc?” Ngay cả một người quản lý có quyền tuyển dụng cũng phải trải qua một quy trình và phải bàn bạc với những người khác. Tuy nhiên, việc thẳng thừng đề nghị người phỏng vấn nhận bạn vào làm việc lại vẫn có thể nâng bạn lên một vị trí cao hơn so với đám đông những ứng viên xin việc khác.

Thứ hai là, điều này có thể khiến bạn bị loại ra. Đó là vì trong văn hóa kinh doanh Mỹ hiện nay, việc đề nghị được chấp nhận một điều gì đó quan trọng như công việc thường gắn bó khá chặt chẽ với vấn đề cảm xúc. Điều này rất giống với việc nói chuyện về tiền bạc. Nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn về tiền bạc là một điều tối kỵ. Mọi người đều biết đó là phần quan trọng nhất của cuộc đối thoại trong buổi phỏng vấn xin việc, nhưng những đòi hỏi về mặt tiền bạc mà tất cả chúng ta ai cũng có lại dẫn buổi phỏng vấn tới hồi kết thúc, như thể tiền bạc là điều sẽ được giải quyết sau cùng.

Cách trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc là như vậy đó. Đương nhiên là, lợi ích thường nhiều hơn rủi ro. Nếu giọng nói của bạn được điều chỉnh hoàn hảo và sự sắp xếp thời gian để đưa ra các câu hỏi là hợp lý, thì việc thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt về những phẩm chất, năng lực của mình so với đám đông các ứng viên khác, tăng cường sức mạnh cho lời đề nghị đầy giá trị của bạn, và trong những trường hợp cực kỳ hiếm khi xảy ra, thì thậm chí còn ngay lập tức đem lại cho bạn lời đề nghị làm việc của người phỏng vấn.

Các nhà tuyển dụng nghĩ gì

Việc trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc là một việc làm đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, và giữa những nhà tuyển dụng và những người xin việc vẫn còn một số bất đồng về điều này. Có người cho rằng việc đề nghị được nhận vào làm việc thể hiện tính quyết đoán của ứng viên; nhưng nhiều người khác lại nghĩ làm như vậy là bất lịch sự hay biểu lộ sự liều lĩnh tuyệt vọng. Bản thân tôi thì nghiêng về sự thể hiện tính quyết đoán hơn. Như mọi khi, bạn phải sử dụng khả năng quan sát của mình và tin tưởng vào bản năng của chính bạn.

Tony Stanic, nhà quản lý nguồn lực tại công ty CNC Global, Ottawa, Ontario, Canada cho rằng sẽ là rất tốt nếu ứng viên trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc: “Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu tỏ ra nhiệt tình và thẳng thắn hết mức có thể. Người nào tỏ ra mong muốn có được vị trí tuyển dụng nhất sẽ nhận được lời đề nghị làm việc. Hãy cố gắng tìm hiểu xem họ quan tâm, thích thú bạn đến mức nào bằng cách trực tiếp hỏi họ”. Stanic đã rất ấn tượng với những ứng viên nào có thể đưa ra được những câu hỏi như:

• Ông/bà có cảm thấy tôi là người thích hợp với vị trí công việc đó không?

• Ông/bà còn điều gì chưa hài lòng về năng lực đảm nhiệm công việc này của tôi không?

Stanic nói tiếp “Đừng ngại đặt ra những câu hỏi như thế này. Có thể bạn có khả năng vượt qua bất cứ lý do phản đối nào mà họ có thể có. Điều đó có thể khiến bạn có đôi chút cảm giác không thoải mái nhưng biết được điều họ quan tâm, thắc mắc là gì sẽ tốt hơn là đơn giản chỉ biết rằng bạn không được nhận vào vị trí công việc đó. Việc đề nghị được nhận vào làm việc có thể là một nhân tố quan trọng trong quá trình ra quyết định của người phỏng vấn”.

Giám đốc nguồn nhân lực của Công ty KnowledgePoint, Rich Franklin, cho hay: “Có một sự khác biệt lớn giữa sự tự tin và sự kiêu căng, ngạo mạn. Để thành công trong một số công việc, bạn cần phải tự đề cao bản thân và chứng tỏ trong cuộc phỏng vấn là bạn có thể bán hàng nhanh chóng như thế nào. Chẳng hạn như Franklin đã tuyển các nhà môi giới chứng khoán cho Dean Witter trong vòng 10 năm trước khi ông vào làm việc tại KnowledgePoint. Tất nhiên, các nhà môi giới chứng khoán là những người bán hàng chuyên bán chứng khoán. Đây là câu hỏi do một ứng viên vào vị trí bán hàng đã gây ấn tượng mạnh cho ông:

• Tôi là người thích hợp với công việc này! Ông có thể cho tôi biết khi nào tôi sẽ nhận được lời mời vào làm việc được không?

Franklin nói tiếp rằng: “Trong ngành dịch vụ phần mềm nơi mọi thứ đều có vẻ thoải mái hơn, thì tôi cảm thấy không được thoải mái lắm trước một anh chàng tỏ ra mạnh mẽ như vậy”.

Nancy Levine thuộc Công ty Pacific cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự. Đối với bà, những câu hỏi trực tiếp, thẳng thắn như vậy là dấu hiệu cho thấy quá nhiều điều cần suy nghĩ sâu xa. Điều mà Levine muốn nghe được từ các ứng viên là những lời khôn khéo thăm dò thái độ phản đối từ phía người phỏng vấn:

• Tôi rất thích vị trí này. Ông/bà có bất cứ câu hỏi hay điều gì còn thắc mắc mà tôi có thể giải đáp được không?

• Tôi rất vinh hạnh được gặp ông/bà. Tôi thực sự rất thích công việc này. Ông/bà có thể cho tôi biết ông/bà đã đi đến quyết định thế nào rồi được không?

Levine nói: “Sau đó, hi vọng là người phỏng vấn sẽ nói ra những lý do phản đối mà người xin việc có thể giải thích và vượt qua”.

Bà cho biết, điều quan trọng không phải là bạn tỏ ra là mình đang hết sức cố gắng. Ví dụ như Levine có chỉ trích một câu nói máy móc như sau:

Theo như tôi hiểu thì ứng cử viên thành công sẽ là người có trình độ học vấn X, khả năng chuyên môn Y và kinh nghiệm Z. Tôi đã hiểu đúng về cơ hội việc làm này chưa ạ?

Bà nói: “Đối với tôi, câu nói đầy tính công thức này quá giống việc cắt bánh một cách máy móc, hay giống như một nhân viên bán ô tô vậy, có thể nhận thấy khá rõ là bạn đang cố tỏ ra gần gũi với người phỏng vấn. Câu nói này có thể mang lại hiệu quả khi bạn đặt câu hỏi trong cuộc nói chuyện điện thoại đầu tiên, nhưng không hiệu quả trong việc giúp bạn trở nên gần gũi, thân thiện với người phỏng vấn. Tôi thì tôi mong là cuộc thảo luận giữa tôi và người đi xin việc phải chỉ ra được điều mà chúng tôi cùng tìm kiếm”.

Kimberly Bedore, Giám đốc bộ phận giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực tại Peopleclick, Dallas, Texas cũng đồng tình với điều này: “Phải có một phản ứng đồng tình hoặc phản đối nào đó giữa tôi và những ứng viên đặt ra các câu hỏi đó. Bạn cần phải thấy rằng người phỏng vấn sẽ thực sự quan tâm, thích thú; nếu không thì câu hỏi đó sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy không thoải mái”. Bà nói thêm rằng đừng đặt người phỏng vấn vào tình thế phòng thủ. “Chỉ cần chứng minh là bạn hiểu được vấn đề kinh doanh lớn nhất của công ty và bạn có cách để giải quyết vấn đề đó. Việc hỏi xem bước tiếp theo là gì cũng luôn đem lại hiệu quả đấy”.

Vì thế, gánh nặng trên vai bạn là tự bạn phải xác định đúng được những câu hỏi phù hợp để hỏi vào thời điểm đó. Ngay cả nếu việc sắp xếp thời gian để đưa ra câu hỏi của bạn không hợp lý hay giọng nói của bạn có đôi chút không êm ái, bạn sẽ thể hiện bản thân như thể một người đang cay cú, vụng về, và tồi tệ hơn cả là tuyệt vọng. Nếu bạn định đề nghị được nhận vào làm việc thì hãy tập hỏi những câu hỏi này với một người bạn đáng tin cậy hay một cố vấn dày kinh nghiệm trước. Hãy sử dụng một chiếc máy quay để thu hình ảnh bạn lúc đặt ra những câu hỏi này. Chừng nào bạn còn chưa có được cảm giác tự tin thoải mái, nếu tôi là bạn, tôi sẽ tránh hỏi những câu hỏi như thế này.

Nhưng những công việc bán hàng lại khác đấy

Nói chung, như chúng ta đã bàn trên đây, việc trực tiếp, thẳng thắn đề nghị được nhận vào làm việc đòi hỏi bạn phải hết sức khéo léo. Nhưng nếu bạn đang nộp hồ sơ cho bất cứ công việc nào liên quan tới việc đại diện bán hàng, thì việc đề nghị được nhận vào làm việc không phải là một chọn lựa mà trở thành một nguyên tắc bắt buộc. Nếu bạn không đề nghị được nhận vào làm việc trong cuộc phỏng vấn, có thể bạn sẽ không được nhận vào vị trí đó. Ông chủ một công ty, người sẽ thuê bạn muốn bạn có khả năng kết thúc một vụ bán hàng nào đó. Tại sao ông ta lại phải tạo cơ hội cho bạn bán sản phẩm hay dịch vụ của ông ta nếu bạn thậm chí không thể “bán” (tiếp thị, quảng cáo) chính bản thân mình? Hãy nhớ rằng, công việc của một đại diện bán hàng là phải đề nghị khách đặt hàng và kết thúc vụ làm ăn, chứ không phải chỉ diễn thuyết thật hay. Trong những cuộc phỏng vấn bán hàng, những câu như thế này có thể sẽ thích hợp đấy:

• Tôi thực sự muốn làm công việc này. Tôi sẽ được nhận vào làm việc chứ?

• Tôi nghĩ là tôi sẽ giành được công việc này. Khi nào thì tôi sẽ được mời vào làm việc?

• Tôi đã được nhận vào làm việc rồi chứ?

• Tôi muốn bắt đầu công việc ngay. Khi nào chúng ta có thể làm xong những công việc giấy tờ này?

Những câu hỏi thúc giục hành động dưới đây cung cấp cho bạn một vài cách diễn đạt để đề nghị được nhận vào làm việc với mức độ trực tiếp, thẳng thắn khác nhau. Mỗi câu hỏi có thể hỗ trợ cho việc nhanh chóng tiếp cận gần hơn tới phần chính của cuộc phỏng vấn. Mỗi câu hỏi đã được thử nghiệm và, trong những tình huống thích hợp, đã tỏ ra có hiệu quả. Trong nhiều trường hợp khác, những câu hỏi này có thể dẫn tới kết quả ngược lại với sự mong đợi. Điều rủi ro là ở chỗ người phỏng vấn có thể nghĩ bạn hơi hỗn láo. Hãy đánh giá tình huống của mình thật kỹ và thận trọng trong việc đặt ra những câu hỏi như vậy.

10 CÂU HỎI THÚC GIỤC

HÀNH ĐỘNG HAY NHẤT

12-1

Có điều gì đó về mặt cá nhân hay chuyên môn mà ông/bà cho là sẽ cản trở tôi đóng góp sức mình trong vị trí công việc này không?

Nếu không có điều gì như vậy thì bạn nên tin rằng bước tiếp theo chỉ còn là làm rõ hơn nữa những vấn đề chi tiết liên quan tới việc tuyển dụng. Còn nếu có, thì bạn cần phải xác định và giải quyết những lý do phản đối bạn.

12-2

Thưa ông/bà, việc tìm kiếm ứng viên của ông/bà đã kết thúc rồi. Ông/bà sẽ không tìm được ai có khả năng chuyên môn hơn tôi để làm công việc này đâu. Nếu tôi là ông/bà thì tôi sẽ hủy bỏ tất cả những cuộc phỏng vấn khác và đề nghị tôi vào làm việc.

Cách diễn đạt này có thể được coi là tự tin hoặc cũng có thể bị coi là xấc láo. Nhưng nó có thể hiệu quả nếu giọng nói của bạn có âm điệu thích hợp đấy.

12-3

Thưa ông/bà, tôi sẽ không giữ điều này trong lòng nữa. Tôi thực sự muốn làm công việc này, và tôi biết là tôi sẽ đảm nhiệm công việc này rất tuyệt vời.

Bây giờ đừng nói nữa và hãy lắng nghe. Hãy cưỡng lại mong muốn của chính bạn để chứng tỏ câu nói táo bạo này. Nếu bạn đang ở một vị trí cạnh tranh căng thẳng với hai ứng viên khác nữa, trong khi tất cả những điều khác là ngang bằng với họ, thì tôi có thể cược là người tìm việc nào nhiệt tình nhất sẽ được nhận vào làm việc.

12-4

Cho tới khi tôi nhận được tin của ông/bà, tôi nên tìm hiểu những khía cạnh nào của công việc này và của buổi phỏng vấn này?

Hãy chú ý là câu hỏi này thể hiện sự tự tin. Vấn đề ở đây không phải là “nếu” mà là “khi nào”. Câu hỏi này khéo léo nhắc nhở người phỏng vấn rằng chừng nào mà công ty vẫn đang cân nhắc tuyển dụng bạn, thì bạn cũng đang xem xét, tìm hiểu thêm về công ty.

12-5

Tôi biết là tôi có thể đáp ứng được những yêu cầu của vị trí này và sẽ có những đóng góp đang kể. Vậy tôi sẽ được nhận vào làm việc chứ?

Khi được hỏi trực tiếp như thế này, người phỏng vấn sẽ phải đưa ra một lời tuyên bố về cơ hội tuyển dụng bạn. Nếu người phỏng vấn không làm như vậy, thì ông/bà ta không hề quan tâm tới bạn.

12-6

Ông/bà sẽ giới thiệu về tôi như thế nào trước Hội đồng tuyển dụng?

Đặt câu hỏi như thế này là bạn đang tâng bốc người phỏng vấn rằng sự giới thiệu của ông/bà ta sẽ rất có giá trị.

12-7

Tôi sẵn sàng ra quyết định căn cứ vào những thông tin tôi có. Có bất cứ điều gì ông/bà còn cần biết để quyết định nhận tôi vào làm việc không?

Câu hỏi này là một mũi tên trúng hai đích, nó là sự kết hợp giữa việc biểu lộ sự quan tâm, thích thú của cá nhân bạn với một lời gợi ý khéo léo để người phỏng vấn đưa ra đề nghị nhận bạn vào làm việc.

12-8

Tôi rất thích công việc này, và tôi biết rằng sự chấp nhận của ông/bà là chìa khóa giúp tôi được nhận vào làm việc. Ông/bà có thể nhận tôi vào làm việc không ạ?

Khi được đặt ra theo cách này, câu hỏi không đòi hỏi người phỏng vấn phải nhận bạn vào làm việc, nhưng chỉ đề nghị ông/bà ta ủng hộ bạn. Nó cũng tâng bốc người phỏng vấn bằng cách nói rõ ràng rằng sự tiến cử của ông/bà ta có trọng lượng rất đáng kể dù cho điều đó có đúng hay không.

12-9

Tôi thấy là dường như ở đây chúng ta rất hợp quan điểm với nhau. Ông/bà nghĩ sao?

Hãy lưu ý đây là một cách hỏi rất nhanh nhẹn, chủ động, có lẽ thích hợp nhất trong trường hợp bạn xin vị trí bán hàng.

12-10

Chúng ta đã trải qua một cuộc trao đổi rất thú vị và hiệu quả. Tôi rất muốn chuyển sang bước tiếp theo.

Đây là một câu nói hơn là một câu hỏi, nhưng câu nói này kết thúc cuộc phỏng vấn rất hiệu quả bằng cách chỉ yêu cầu chuyển sang bước tiếp theo, nhưng bạn hãy chắc rằng sẽ có bước tiếp theo nhé.

Tạo cảm giác cấp bách

Nếu bạn muốn đẩy nhanh việc ra quyết định của người phỏng vấn, bạn có thể khéo léo tạo ra sức ép bằng cách sử dụng một trong số những câu hỏi dưới đây. Bạn sẽ tạo nên một cảm giác cấp bách, cảm giác này sẽ thúc giục người phỏng vấn chấp nhận bạn vào làm việc nhanh hơn là ông/bà ta có thể. Nhưng điều đó cũng đem lại khá nhiều rủi ro. Người phỏng vấn có thể cảm thấy họ phải chịu sức ép hay thậm chí là bị ép buộc. Chỉ làm điều này khi bạn có thể đánh liều chấp nhận mất việc làm này – nếu trong thực tế, bạn đã có những lời đề nghị làm việc khác hoặc bạn đang có công ăn việc làm dễ chịu, thoải mái. 4 câu hỏi kết thúc sau tạo một chút sức ép lên người phỏng vấn:

• Tôi cũng đang có những lời mời làm việc khác, những công việc đó mang lại tiềm năng rất lớn cho tôi. Nhưng tôi thích những gì tôi được thấy tại đây, và tôi biết tôi là người thích hợp với công ty ông/bà. Nếu ông/bà đồng ý thì chúng ta có thể nói chuyện thẳng thắn được không?

• Có điều gì tôi đã nói cho thấy tôi không phải là ứng viên hoàn hảo dành cho công việc này không?

• Tôi đang có những buổi phỏng vấn cuối cùng với những công ty khác, nhưng tôi thích những gì tôi được thấy tại đây. Tôi muốn được ông/bà nhận vào làm việc, như thế tôi có thể ra quyết định sẽ làm ở đâu.

• Căn cứ vào nhu cầu gia đình và những cuộc phỏng vấn khác, tôi cam kết sẽ đưa ra quyết định của mình vào thứ sáu tới. Chúng ta cần làm gì để ông/bà nhanh chóng quyết định để tôi có thể cân nhắc tới lời đề nghị làm việc của ông/bà cho tới thời điểm đó?

Bình luận
× sticky