Sau lần đó, McMurphy làm chủ được tình thế khá lâu. Mụ y tá đang chịu đựng trong lúc tìm cách lấy lại quyền lực. Mụ biế́t là vòng một đã bị phơi áo và vòng hai cũng đang bị dẫn điểm, nhưng mụ không vội. Điều cốt yếu nhất là quyết định xuất viện cho hắn thì mụ không có ý định làm; cuộc đọ sức này có thể kéo dài bao nhiêu cũng được, chừng nào hắn chưa phạm sai lầm, chưa đầu hàng, hay mụ chưa tìm ra chiến thuật mới để giành lại ưu thế đã mất.
Trong lúc mụ mày mò với chiến thuật của mình thì nhiều sự kiện đã xảy ra. Sau thời gian có thể tạm gọi là lùi vào hậu trường nghỉ ngơi và McMurphy lại bước ra, tuyên bố sự quay lại võ đài của mình bằng việc đập vỡ kính, cuộc sống trong khoa sinh động hẳn lên. McMurphy tham gia vào mọi cuộc họp, mọi cuộc tranh luận, kéo dài giọng nói, nháy mắt, đùa cợt thả cửa, cố gây cho được một tiếng cười héo hon ở tụi Cấp tính, kể cả những gã đã khiếp nhược tới độ không dám nhếch mép từ năm mười hai tuổi. Hắn lôi kéo đủ người cho một đội bóng rổ và tìm được cách thuyết phục gã bác sĩ để mình lấy một quả bóng ở cung thể thao cho tụi Cấp tính tập chơi. Mụ y tá phản đối, mụ bảo ngày mai chúng sẽ đá bóng ở ngay trong phòng chung hay chơi polo ngoài hành lang, nhưng lần này bác sĩ không chịu nhường và bảo cứ để họ chơi. “Bà Ratched, từ ngày có đội bóng rổ, nhiều bệnh nhân có tiến triển hơn. Tôi cho rằng môn thể thao này đã chứng tỏ giá trị về mặt trị liệu.”
Mụ nhìn gã kinh ngạc hồi lâu. À, gã cũng muốn biểu dương sức mạnh với mụ đây. Mụ sẽ nhớ lấy giọng điệu này và sẽ có ngày gã biết tay mụ. Nhưng lúc này mụ chỉ gật đầu rồi quay về buồng kính với những núm điều khiển của mình. Đám lao công đã đặt một miếng các tông thay vào ô kính vỡ trong lúc chưa cắt được mảnh cửa kính nào vừa cỡ, và ngày nào mụ cũng ngồi đó cứ như nó không hễ làm vướng tâm mắt của mụ, như mụ dễ dàng nhìn xuyên qua nó và vẫn thấy rõ cả phòng chung. Đằng sau tấm các tông hình chữ nhật mụ y tá trông như một bức tranh quay mặt vào tường.
Mụ chờ đợi và im lặng, còn McMurphy sáng sáng vẫn mặc quần đùi với những chú cá voi màu trắng lông nhông ngoài hành lang, tung đồng xu trong phòng ngủ hay ngậm chiế́c còi trọng tài mạ kền dạy cho tụi Cấp tính thực hiện những đường phản công dài từ của phòng ngủ đầu này đến tận của Buồng Cách ly đầu kia hành lang, những cú sút như những phát đạn đại bác bắn quả bóng đi khắp hành lang trong khi McMurphy với phong cách chỉ huy của một viên hạ sĩ hét vang: “Giữ nguyên cường độ, nào, các vận động viện, giữ nguyên cường độ!”
Cả hai nói năng với nhau nhã nhặn không để đâu cho hết. Hắn rất lịch sự hỏi mụ rằng có thể mạn phép mượn chiếc bút của mụ thảo lá đơn xin đi nghỉ không có người kèm được chăng, rồi viết trên bàn ngày trước mặt mụ, rồi trả lại chiếc bút, đưa luôn lá đơn và nói nhẹ nhàng: “Rất cảm ơn”, rồi mụ xem qua và cũng nhã nhặn hứa sẽ “bàn với các nhân viên”, một việc mất khoảng ba phút, rồi mụ quay về và nói với hắn rằng, rất tiếc nghỉ vào thời gian này không được coi là có giá trị trị liệu. Hắn cảm ơn mụ và đi ra, thổi chiếc còi ré lên tưởng làm nứt cả cửa kính mười dặm quanh đó: “Tập đi, tập đi, các chàng trai ẻo lả, vận động lên!”
Hắn điều trị trong khoa đã một tháng và có quyền ghi tên, đăng ký đi nghỉ có người kèm lên bảng thông báo treo ở hành lang để cuộc họp tiế́p đó sẽ quyết định được đi hay không. Hắn đứng trước bảng thông báo, tay cầm chiếc bút của mụ y tá, tiếp theo dòng NGƯỜI ĐI KÈM, hắn ghi: “Một cô nương ởPortlandtên Candy Starr” và làm gãy ngòi bút ở dấu chấm cuối cùng. Sau đó vài hôm, đúng vào ngày người ta thay cho Y tá Trưởng tấm kính mới, vấn đề đi nghỉ của McMurphy mới được đem ra thảo luận, và sau khi bị từ chối bởi lý do với tư cách người đi kèm, chắc gì cô Stan đã có thể gây ảnh hưởng tốt đến bệnh nhân, McMurphy nhún vai nói đời là thế đấy, rồi đứng dậy đi về buồng trực và lại thụi vỡ tấm kính còn nguyên nhãn ghi tên hãng sản xuất, và trong khi máu còn đang chảy ra từ các ngón tay; hắn giải thích cho mụ là tấm các tông đã bị tháo đi và hắn ngỡ đó là một khung cửa trống. “Chúng kịp lắp tấm kính khốn nạn này vào từ bao giờ thế nhỉ? Đây quả là một trò nguy hiểm.”
Mụ y tá ngồi trong hộp kính dùng băng dính băng bó cho McMurphy trong khi Scanlon và Harding moi từ thùng rác ra tấm bìa các tông, lắp lại vào khung bằng chính cuộn băng dính đang dùng dán lên ngón tay và cổ tay McMurphy. McMurphy ngồi trên ghế đẩu, mặt nhăn nhó trong lúc vế́t thương đang được chăm sóc, nhưng qua đầu mụ y tá vẫn nháy mắt đùa nghịch với chúng. Gương mặt mụ điềm tĩnh, cứng đờ như được tráng men, tuy nhiên vẻ căng thẳng vẫn cứ lộ. Cứ nhìn động tác siết chặt miếng băng hết mức có thể thì rõ sức chịu đựng, độ lì lợm của mụ không còn nguyên vẹn.
Chúng tôi tập trung ở phòng thể thao để xem trận đấu giao hữu giữa đội bệnh nhân – Harding, Billy Bibbit, Scanlon, Fredrickson, Martini và McMurphy (máu đã cầm, hắn có thể ra sân được) – và đội nhân viên. Hai đứa hộ lý đa đen cao lớn của khoa tôi chơi cho đội nhân viên. Chúng tỏ ra là những cầu thủ xuất sắc nhất trên sân, cả hai đứa lên tham gia tấn công rồi lùi về phòng ngự nhịp nhàng như đôi bóng gắn thân thể đỏ, ghi hết bàn này đến bàn khác chính xác như những cỗ máy. Đội nhà, ngoài McMurphy toàn những đứa nhỏ con, yếu đuối và chậm chạp, còn Martini luôn chuyền bóng cho những người mà ngoài hắn ra chẳng ai thấy cả, để cuối cùng đội nhân viên thắng đậm, dẫn trước hai mươi điểm. Nhưng kết cục, chúng tôi ra khỏi phòng thể thao với tậm trạng của kẻ chiên thắng: trong một pha tranh bóng, hộ lý Washington ăn một cùi chỏ vào giữa mặt, khiến cả đội nhân viên phải ghì chặt để hắn không lao vào McMurphy đang ngồi nguyên trên quả bóng, không thèm để ý đến máu đang chảy thành dòng từ cái mũi to bè của Washington xuống ngực như những giọt sơn lăn trên tấm bảng đen, hắn vừa giãy giụa trong tay tụi hộ lý vừa la: “Hắn muốn khiêu khích mà, hắn muốn khiêu khích mà, đồ đểu!”
McMurphy lại ngồi thảo thư dán vào bồn đái cho mụ y tá đọc qua gương. Hắn viết những câu chuyện dài dòng nhẩm nhí về chính mình vào sổ trực rồi ký tên Vô danh. Đôi lúc hắn ngủ đến tận tám giờ. Mụ sẽ nhẹ nhàng cảnh cáo hắn, còn hắn đứng im lắng nghe tỏ vẻ hối lỗi, nhưng khi mụ vừa kết thúc bài phê bình thì lập tức hắn hỏi mụ đeo nịt vú loại nào, cỡ bốn, cỡ năm hay nói chung, không đeo?
Tụi Cấp tính lấy đó làm gương. Harding chọc ghẹo tất cả các nữ y tá thực tập, còn Billy Bibbit thôi không viết vào sổ trực cái gọi là “những quan sát” của hắn nữa, và khi tấm kính mới lại được lắp vào trước bàn của mụ y tá, lần này có vôi vạch chéo một hình chữ thập lên đó để McMurphy thôi không giả vờ nhầm lẫn mà đập vỡ nữa thì vệt vôi chưa khô Scanlon đã làm vụn tấm kính bằng một cú đập bóng bay thẳng vào đó. Quả bóng xì hơi, và Martini lượm lên như một chú chim trúng đạn và mang vào phòng kính nơi mụ đang ngồi nhìn những mảnh vụn mới ngổn ngang trên bàn, hắn hỏi mụ xem có thể dùng băng đính hay bằng cách nào đó chữa chạy cho quả bóng sống lại được không? Không nói một lời, mụ giật quả bóng ném vào sọt rác.
Mùa bóng rổ thế là kết thúc, McMurphy quyết định chuyển sang câu cá. Hắn giải thích với gã bác sĩ rằng tụi bạn hắn ở Florencebên bờ vịnh Siuslaw bằng lòng dẫn tám, chín đứa ra biển câu cá. Rồi hắn viết lên bảng thông báo là trong chuyến đi này hắn sẽ được “hai bà cô già dễ thương ở ngoại ô thành phốOregon” đi kèm. Phiên họp quyết định cho hắn nghỉ vào Chủ nhật tới. Mụ y tá trịnh trọng đánh dấu chuyến đi vào sổ trực nhưng sau đó lại lôi khỏi giỏ mảnh cắt của một tờ báo buổi sáng, đọc to lên cho tất cả cùng nghe rằng dù năm nay số lượng người đánh cá đọc theo bờ biển Oregon nhiều chưa từng có, cá hồi lại đẻ muộn và biển thời kỳ này thường có sóng dữ. Mụ khuyên chúng tôi nên nghĩ kỹ trước khi quyết định. “Một lời khuyên bổ ích,” McMurphy nói. Hắn nhắm mắt, hít một hơi dài qua kẽ răng. “Hay lắm! Chúng ta sẽ được nếm vị mặn chát của muối khi biển động, sẽ thách thức với bão tố, với những con sóng đánh vào mũi tàu. Đó là nơi mà người đàn ông là người đàn ông và con tàu là con tàu. Bà Ratched, bà đã hoàn toàn thuyết phục được tôi. Tối nay tôi sẽ gọi điện thuê tàu ngay. Tôi ghi thêm tên bà nhé.”
Thay cho trả lời, mụ đi dán mảnh báo lên tấm bảng thông báo.
Ngày hôm sau, McMurphy bắt đầu lập danh sách những kẻ muốn đi và thu mỗi đứa mười đô la cho việc thuê tàu, còn mụ y tá cẩn thận thu góp những mảnh báo về những vụ đắm tàu và những cơn bão bất ngờ trên vùng biển chúng tôi. McMurphy nhổ toẹt vào những mảnh báo và nói rằng cả hai bà cô hắn gần suốt cuộc đời lênh đênh trên sóng nước, đã qua không biết bao nhiêu cảng, đã từng đi tàu với đủ loại thủy thủ, họ hứa là chuyến ra khơi này sẽ thuận buồm xuôi gió, chẳng phải lo lắng gì. Nhưng mụ y tá biết rõ các con bệnh của mình. Những mảnh báo làm chúng sợ hơn McMurphy nghĩ. Những tưởng cả bọn sẽ tranh nhau đăng ký, nào ngờ hắn phải van lạy dỗ dành từng đứa. Một ngày trước lúc khởi hành vẫn thiếu hai, ba đứa nữa mới đủ tiền thuê tàu.
Tôi không có tiền nhưng cảm giác mình rất muốn nhập hội. Hắn càng nhắc đến những chuyến đi săn cá hồi tôi càng thèm khát. Tôi rất hiểu rằng đó là điều ngốc nghếch: đăng ký, nghĩa là tự khai với tất cả rằng tôi không điếc. Nếu tôi nghe được chuyện về tàu, về chuyến đánh cá nghĩa là mười năm qua tôi cũng nghe được những cuộc đàm thoại của các thầy lang và những điều đó không còn bí mật của riêng chúng nữa. Nếu mụ y tá biết tôi đã nghe tất cả những mưu mô phản trắc chúng tuôn ra trong lúc nghĩ không ai ở gần, mụ sẽ lao vào tôi với chiếc cưa điện trong tay và biến tôi thành câm điếc thật sự. Tôi thèm đi quá rồi, nhưng lại cười với chính mình: Muốn không bị điếc thật thì tôi phải giả vờ điếc đến cùng.
Đêm trước chuyến đi, tôi cố nhớ lại là mình đã bị điế́c như thế nào, nhớ lại bao năm nay không ai biết rằng tôi đã nghe hết chuyện của mọi người, và tự hỏi không rõ liệu tôi có khác đi được không. Nhưng tôi vẫn nhớ đinh ninh một điều: tôi đã không tự giả vờ điếc, mà chính người đời ngay từ đầu đã coi tôi là một thằng đần, mất khả năng nghe, nhìn và nói.
Và cũng không phải từ khi tôi vào viện này mới thế: người ta đã quen coi như tôi không biết nghe hoặc nói từ rất lâu trước đó rồi. Trong quân ngũ những kẻ có nhiều vạch trên quân hàm hơn tôi đã coi tôi như thế. Họ nghĩ rằng con người ta cần phải làm như thế đối với một kẻ có bề ngoài giống như tôi. Ngay từ hồi ở trường tiểu học tôi đã nhớ người ta nói rằng họ không nghĩ tôi có nghe ai nói, thành thử họ cũng thôi không nghe tôi nói nữa. Tôi nằm trong chăn và cố nhớ xem đã nhận ra điều này từ khi nào. Chắc từ những ngày chúng tôi còn sống ở làng bên con sông Columbia, đúng rồi, từ những ngày đó. Một mùa hè…
… tôi lên mười và đang ngồi trước cửa rắc muối lên cá hồi để phơi, bỗng nhiên có một chiếc ô tô từ đường lớn rẽ vào, băng qua những luống cây đè lên đám ngải cứu, kéo lê đằng sau một đám bụi màu đỏ, đặc như một đoàn rơ mooc.
Tôi theo đõi chiếc xe trườn lên đồi và dừng lại cách sân nhà tôi không xa, trong lúc đám bụi vẫn chồm tới, đâm sầm vào đuôi xe và nổ tung ra tứ phía cho đến khi đọng lại trên những đám ngải cứu, khiến chúng trông như những mảnh sắt vụn màu đỏ bốc khói. Chiếc xe đứng đó, bụi lắng xuống, lấp lánh trong nắng hè. Tôi biết đó không phải là những người du lịch đeo máy ảnh, bởi họ không bao giờ đám đến gần làng. Nếu cần cá, họ mua ngay ngoài đường lớn; họ không dám lại gần làng vì nghĩ chúng tôi sẽ lột da đầu những ai lạc vào địa phận của mình rồi trói vào cọc mà đốt. Họ không biết rằng trong chúng tôi cũng có những người là luật sư, làm việc tận Portland, có nói chắc họ cũng chẳng tin. Tôi có một người cậu đã trở thành luật sư thực thụ chỉ cốt để chứng minh chúng tôi là ai, bố tôi bảo vậy, còn thực ra cậu chỉ muốn cầm đinh ba đi săn cá hồi khi thu sang. Bố tôi bảo nếu không coi chừng thì sẽ bị người ta dồn ép vào một trong hai con đường, làm tất cả những gì chúng cần, hoặc trở nên ngang bướng như con lừa và làm tất cả những gì chúng cho là gai mắt.
Mấy canh của xe nhất loạt mở bung, ba người chui ra, hai cửa trên, một của dưới. Họ men theo sườn dốc dẫn đến làng tôi, và tôi thấy hai người đi đầu mặc com lê màu xanh nhạt, còn người thứ ba bước ra từ của sau là một bà già tóc bạc, bộ quần áo trên người cứng và nặng như một bộ giáp. Chỉ mới đi qua đám ngài cứu và bước vào mảnh sân, họ đã thở hổn hển, mặt nhễ nhại mồ hôi.
Người đàn ông thứ nhất đội chiếc mũ rộng vành, béo tròn, dừng lại ngó nghiêng và lắc đầu trước những dàn phơi ẹo ẹp, những chiếc ô tô cũ kỹ, những chuồng gà, những mô tô và những con chó.
“Trong đời các vị đã thấy cảnh nào tương tự thể này chưa? Chưa, đúng không? Lạy Chúa.”
Ông ta cởi mũ, rút chiếc khăn mùi soa lau cái đầu đỏ hỏn như một quả bóng cao su. Ông ta làm việc đó cẩn thận như sợ làm xước mất mảnh khăn hay vò rối mấy dúm tóc ướt đang dính bết vào đầu.
“Các vị có tưởng tượng nổi là con người muốn sống thế này không? John, ông nói xem?” Ông ta hét to vì chưa quen với tiếng ồn của thác nước.
John vểnh bộ ria mép màu xám lên, bịt kín hai lỗ mũi như để không phải ngửi thấy vị tanh của con cá hồi trong tay tôi. Mô hôi chảy ròng ròng trên má và cổ, thân sau của chiếc áo vest ướt đẫm, dính vào lưng. Ông ta viết gì đó vào cuốn sổ tay, quay tại chỗ, ngắm nghía túp lều, bờ dậu, mảnh vườn con trước nhà, những chiế́c xe sơn màu đỏ, những bộ váy tối thứ Bẩy màu đỏ xanh vàng của má phơi trên dây, quay tròn một vòng đến khi ông ta lại đối mặt với tôi, nhìn tôi như thể mới trông thấy lần đầu – mà tôi chỉ cách có hai mét, nào phải xa xôi gì. Cúi về phía tôi, ông ta chớp mắt, lại vểnh bộ ria lên và khịt mũi như đang ngửi thấy mùi tanh của tôi chứ không phải của đống cá.
“Theo ông, bố mẹ nó ở đâu?” John hỏi. “Trong nhà? Hay ngoài thác nước? Đã đến đây, chúng ta có thể bàn chuyện với ông chủ.”
“Tôi sẽ không bước vào túp lều này,” lão béo trả lời.
“Túp lều này,” John nói qua bộ ria, “là nơi ở của viên Thủ lĩnh, Brickenridge ạ, người chúng ta cần tới gặp để tiế́n hành đàm phán, Thủ lĩnh hào hiệp của bộ tộc này”
“Đàm phán ư? Không phải là việc của tôi. Tôi lĩnh lương để đi định giá chứ không phải đi gây tình bằng hữu.”
John cười vì câu trả lời đó.
“Đúng rồi, nhưng phải có ai đó thông báo cho họ về những kế hoạch của nhà nước chứ?”
“Nếu họ chưa biết thì sẽ biết nhanh thôi.”
“Rất đơn giản mà, vào và tiếp chuyện với ông ta.”
“Vào cái hộp rác này ư? Tôi cam đoan trong đó nhung nhúc nhện độc. Thế mà người ta bảo những túp lều này chứa đựng cả một nền văn minh thực thụ trong các bức tường giữa hai lớp đất sét cơ đấy. Lạy Chúa, và nóng. Tôi dám cá đây là cái lò nướng bánh. Ông nhìn kia, thằng bé Hiawatha này đã bị nướng quá lửa. Ha – ha! Thậm chí còn hơi cháy nữa là khác.”
Ông ta cười, tay chấm lên đầu nhưng lại nín bặt vì gặp cái nhìn của bà già. Ông ta ho lên, khạc ra một bãi đờm và đi tới ngồi xuống chiếc đu mà ba treo lên cây đỗ tùng cho tôi, khẽ đung đưa, tay phe phẩy chiếc mũ.
Những điều ông ta nói khiến tôi càng nghĩ càng tức giận. Hai gã đàn ông vẫn tiếp tục bình phẩm về căn nhà của chúng tôi, về làng mạc, đất đai và giá cả những thứ đó, và tôi hiểu ra rằng chắc họ nghĩ là tôi không hiểu tiếng Anh, nếu không họ chả huyên thuyên trước mặt tôi như vậy. Cũng có thể họ từ nơi nào đó ở miền Đông, và cho dân da đỏ chỉ là một lũ người man rợ vì họ chỉ biế́t đến chúng tôi qua phim ảnh. Tôi tưởng tượng cả ba sẽ xấu hổ đến mức nào nếu biết rằng tôi hiểu hết những gì họ nói.
Tôi đợi cho họ còn buông thêm một vài nhận xét về cái nóng và cả về căn nhà; sau đó tôi đứng dậy, nói bằng thứ tiếng Anh nhà trường hoàn hảo nhất giải thích cho người béo lùn rằng túp lều bằng đất sét của chúng tôi mát mẻ hơn bất kỳ một căn hộ sang trọng nào ở thành phố. “Tôi biết chính xác rằng nhà tôi mát hơn trường học và mát hơn cả rạp chiếu bóng ở thành phố Dalles, mặc dầu ở đó có những bảng quảng cáo lòe loẹt với những dòng chữ ghép từ những que băng ‘Rạp chiếu bóng của chúng tôi luôn mát mẻ’.”
Tôi sắp sửa nói với họ rằng nếu họ vào nhà, tôi sẽ chạy đi gọi ba từ thác nước về, thì bỗng nhận ra là họ chẳng hề có vẻ đang nghe tôi nói. Thậm chí họ còn không nhìn tôi. Người đàn ông to béo đung đưa trên chiế́c đu, nhìn xuống theo rìa nham thạch tới chỗ những người đàn ông làng tôi đang đứng trên cầu bắc bên thác nước, chỉ thấp thoáng những bóng áo kẻ trong màn sương. Chốc chốc ai đó vung tay và bước tới như một vận động viên đấu kiếm rồi chìa chiếc đinh ba dài năm mét cho người đứng trên cầu để anh ta gỡ con cá hồi ra. Ông ta nhìn đám người đang đứng dưới cột nước khổng lồ cao mười lăm mét và mỗi lần có người tung đinh ba đâm cá, ông lại chớp mắt và hự lên một tiếng.
John và bà già chỉ đứng không. Hình như chẳng một ai trong ba người nghe thấy tôi. Cả hai cùng nhìn xuyên qua người tôi tựa như tôi không hề tồn tại.
Và mọi vật đều ngưng lại, chế́t lặng đi trong vài giây.
Tôi có một cảm giác lạ lùng, dường như mặt trời chiếu lên ba đứa dữ dội hơn trước. Thế giới xung quanh vẫn y nguyên – đàn gà bới trong đám cỏ khô trên nóc nhà, những con cào cào nhẩy lách tách giữa các bụi cậy, đám trẻ con dùng chiếc chổi ngải cứu đang phủi sạch ruồi ở những con cá khô thành những đám mây đen vo ve, vạn vật đều thanh bình trong một ngày hè yên tĩnh. Chỉ có mặt trời, trên đầu họ, chiêu sáng một trăm lần mạnh mẽ hơn thường lệ, và tôi thấy được… cả những mối nối trong người họ. Tôi thấy được cả bộ máy bên trong tiếp nhận lời nói của tôi, cố kiếm chỗ để nhét thông tin nhận được vào đâu đó, nhưng không còn một ô trống làm sẵn nào để chứa những thứ đó, nó bèn loại bỏ tựa như tôi chưa hề nói ra lời nào.
Những vị khách hoàn toàn chế́t cứng, không cựa quậy trong suốt thời gian đó. Thậm chí chiếc đu cũng ngừng lắc vì ghìm vào một tia nắng chiếu xiên, còn lão béo ngồi trên đó bất động như một con búp bê. Một chú gà Phi của ba đang ngủ trên cành đỗ tùng tỉnh dậy thấy người lạ, chú sủa lên như chó phá tan khoảnh khắc bị yểm bùa.
Lão béo rú lên, bật khỏi cái đu, bì bạch đi qua đám cát vơ vội chiếc mũ che nắng và nhìn lên xem con gì trong tán lá đỗ tùng đã kêu lên đến rợn người như vậy. Thấy trên đó chỉ có một chú gà sặc sỡ, lão nhổ xuống đất và đội mũ lên đầu.
“Riêng tôi, tôi thành thực cho rằng trả bao nhiêu cho cái… thị thành này của họ thì cũng quá nhiều.”
“Có thể như vậy. Nhưng tôi vẫn nghĩ trước hết phải đàm phán với Thủ lĩnh đã…”
Bà già cúp ngang lời và bước lên phía trước. “Không,” lần đầu tiên bà cất tiêng. “Không,” bà lặp lại bằng một giọng tôi thấy hệt như mụ Y tá Trưởng. Bà rướn đôi mày đưa mắt nhìn xóm làng. Trong mắt bà có cái gì đó đang nhẩy múa như những con số trên máy tính tiền; bà nhìn những bộ váy áo của mẹ được treo cẩn thận trên dây và gật gù.
“Không. Hôm nay chung ta sẽ không nói chuyện với Thủ lĩnh. Phải đợi thêm một thời gian. Tôi nghĩ… Lần này tôi đồng ý với Brikenridge. Nhưng vì những lý do khác. Các vị còn nhớ không, theo giấy tờ của chúng ta, vợ Thủ lĩnh không phải là người da đỏ mà là người da trắng. Một phụ nữ thành thị. Họ của bà là Bromden. Ông ta lấy họ vợ chứ không phải ngược lại. Đúng, đúng! Thử nghĩ xem nế́u ta đi ngay bây giờ, trở về thành phố và tung tin đồn về kế́ hoạch của chính phủ, để mọi người trong thành phổ thấy nếu thay những túp lều đất sét bên thác nước bằng một nhà máy thủy điện thì sẽ có lợi thế nào, sau đó in lời đề nghị và qua bưu điện gửi cho bà vợ… các vị hiểu không, giả vờ nhầm lẫn? Tôi cho việc làm đó đơn giản hóa bài toán của chúng ta rất nhiều.”