Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên

Chương 5

Tác giả: Gabriel Wyner
Thể loại: Học Ngoại Ngữ

Chơi Với Các Câu

Đầu tiên bạn học chơi những nhạc cụ, các bản nhạc, sau đó hãy quên hết tất cả và chỉ chơi thôi.

— Charlie Parker

Bạn đã học được cách chơi với các từ đơn giản, và đó là thứ tạo nên câu chuyện đơn giản. NGỦ ĂN LÀM ĂN LÀM ĂN NGỦ là câu chuyện phổ biến trong mọi ngôn ngữ, và bạn không cần chút ngữ pháp nào để kể nó. Nếu kể theo kiểu đôi lúc tạm dừng để tạo kịch tính, thêm một ly rượu vang, một giọng Pháp tốt (dormir… manger… travailler…), bạn có thể bị nhầm với một triết gia người Pháp hay một nhà thơ nếu ở bối cảnh phù hợp.

Nhưng ngôn ngữ không chỉ có những câu chuyện đơn giản, và rất ít người có thể chịu đựng lâu được những câu chuyện dài dòng kiểu “Bạn Hamburger cho! Tôi Hamburger ăn! Bạn nhanh cho!”

Ngữ pháp xuất hiện.

Trong chương này, bạn sẽ học cách sử dụng ngữ pháp để tạo ra phép màu với từ ngữ. Bạn sẽ khám phá ra cách khơi dậy những bản năng đã từng giúp bạn học ngữ pháp khi còn nhỏ, với sự giúp đỡ của các câu văn và câu chuyện trong sách ngữ pháp. Bạn sẽ học cách phá vỡ các cấu trúc ngữ pháp phức tạp nhất thành những mảnh nhỏ dễ học, và ghi nhớ những mảnh này bằng cách sử dụng hệ thống nhắc lại cách quãng. Bạn sẽ bắt đầu kể những câu chuyện của riêng mình. Với sự giúp đỡ của các công cụ trực tuyến mới cho phép kết nối bạn với những người bản xứ, bạn có thể chuyển đổi những câu chuyện đó thành lớp học ngoại ngữ cho riêng mình, chúng cung cấp cho bạn tất cả những hướng dẫn vô cùng cần thiết.

Vào điểm cuối của cuộc hành trình này, bạn sẽ có thể suy nghĩ bằng một ngôn ngữ mới, và dệt nên những câu chuyện theo một cách hoàn toàn mới. Đó là một quá trình hết sức ly kỳ.

SỨC MẠNH CỦA NGÔN NGỮ ĐẦU VÀO: CỖ MÁY NGÔN NGỮ CỦA BẠN

Thiên tài chỉ đơn giản là gọi lại được tuổi thơ bất kỳ lúc nào.

— Charles Baudelaire, tác giả của The Painter of Modern Life and Other Essays

Có thể bạn không nhận ra, nhưng có một cỗ máy nhỏ ẩn trong não bạn. Nó chạy bằng các câu nói mà nó nghe thấy, hấp thụ các quy luật của chúng, và nhả ra một thứ ngữ pháp hoàn hảo mà không cần đến một giây nỗ lực. Khi là một đứa trẻ, bạn sử dụng cỗ máy này để học ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, và bạn sẽ sử dụng nó một lần nữa để học ngôn ngữ mới. Hãy tìm hiểu xem nó hoạt động thế nào.

Trẻ em giỏi học ngữ pháp đến khó tin. Chúng giỏi đến nỗi, khi lên sáu, chúng đã có thể thường xuyên tự tạo ra những câu mà chưa từng nghe nói trước đó, và mỗi câu là một kiệt tác về ngữ pháp. Bạn có thể tự mình kiểm chứng điều này, nếu có một vài đứa trẻ con và một vài con rối. Cho bất kỳ nhóm trẻ nói tiếng Anh từ ba đến năm tuổi xem một con rối quái vật, và nói với chúng rằng con quái vật này thích ăn bùn (mud). Chúng sẽ cho bạn biết con rối của bạn là một mud-eater.

Nếu bạn cho chúng thấy một con rối khác thích ăn những con chuột (mice), chúng sẽ gọi nó là một mice-eater. Nhưng nếu con rối của bạn thích ăn những con chuột cống (rats), chúng sẽ không bao giờ gọi nó là rats-eater; chúng sẽ nói rat-eater.

HAI THỨ NGỮ PHÁP

Có hai loại ngữ pháp mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống: “ngữ pháp nói” chúng ta thu được khi còn là những đứa trẻ và “ngữ pháp viết” chúng ta được học khi ở trường. Hầu hết mọi người nghĩ đến loại thứ hai khi nghe thấy từ “ngữ pháp”: Thời gian ở trường học dành rất nhiều cho việc sử dụng các dấu phẩy đúng cách, việc loại bỏ các giới từ ở cuối mỗi câu, hoặc vai trò của your và you’re hay which và that. Rất nhiều trong số những quy tắc đó có thể dễ gây bực bội, bởi chúng được xây dựng dựa trên hàng loạt các quy tắc học thuật phi logic. Ví dụ, lệnh cấm dùng giới từ trong mọi thứ tiếng là một thứ gần đây mới được “du nhập” vào tiếng Anh từ tiếng Latinh. Lệnh cấm đó “lẻn” sang tiếng Anh và một nhóm các nhà xuất bản ở London tranh nhau phát hành một loạt các hướng dẫn phong cách viết văn, và bằng cách nào đó đã thuyết phục quần chúng rằng những quy tắc này đã luôn có trong tiếng Anh “chuẩn”. Trên thực tế, ngôn ngữ viết là ngoại ngữ đầu tiên chúng ta học – một thứ phương ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, mà mỗi người trong chúng ta học với một mức độ thành công khác nhau.

Có một quy tắc ngữ pháp rất tinh tế đang hoạt động ở đây: Với những danh từ có dạng số nhiều bất quy tắc (mouse − mice) thì khi tạo thành từ ghép sẽ dùng dạng số nhiều của từ đó (mice-infested); còn với các danh từ mà dạng số nhiều có quy tắc (rat − rats) thì khi tạo thành từ ghép phải sử dụng dạng số ít của danh từ đó (rat-infested). Đây là loại quy tắc rất phiền hà, bí ẩn luôn khiến các học sinh học tiếng Anh của tôi phải khóc thét, ấy vậy nhưng mọi đứa trẻ nói tiếng Anh bản xứ dù chưa vào lớp 1 vẫn có thể học được.

Vậy chúng làm điều này bằng cách nào? Rõ ràng, chúng đã học tiếng Anh từ gia đình và bạn bè mình, nhưng chúng không chỉ đơn giản nhại lại những gì nghe thấy. Khả năng rất lớn là chúng chưa bao giờ nghe nói về thứ gì có tên “rat-eaters”, hay cũng chưa bao giờ nghe nói về quy tắc tạo từ ghép trong tiếng Anh, ấy vậy nhưng những từ này vẫn không khiến chúng gặp khó khăn. Bằng cách nào đó, chúng đã hấp thụ được ngôn ngữ đầu vào từ môi trường xung quanh, và biến nó thành một thứ gì đó lớn hơn nhiều. Chúng đã phát triển được một thứ ngữ pháp hoàn chỉnh, tự động, cho phép chúng tạo ra những từ và câu hoàn toàn mới.

Ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu

Nhắc lại chính xác hơn, trẻ em học ngôn ngữ không phải từ bất kỳ loại ngôn ngữ đầu vào nào. Loại ngôn ngữ đầu vào duy nhất có ý nghĩa là loại mà trẻ em có thể hiểu được. Trong giới ngôn ngữ, điều này được biết đến với cái tên “ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu”. Ý tưởng cơ bản ở đây là: Trẻ em cần phải hiểu ý chính của những gì chúng nghe mới có thể học được ngôn ngữ từ những thứ đó.

Nếu bạn vẫy một chiếc bánh quy trước mặt một cô bé mới biết đi và nói: “Con có muốn một chiếc bánh quy không?,” cô bé sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc hiểu chính xác bạn định nói gì, ngay cả khi chưa bao giờ nghe nói về từ “bánh quy” trước đây. Những đồ vật cụ thể, ngôn ngữ cơ thể, và các loại tương tác đều đóng vai trò như một “phiên dịch viên” giúp trẻ hiểu ra ý nghĩa của từ mới; nó biến các từ ngữ thành ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu. Sau này, khi các bé biết “bánh quy” là gì, bạn có thể hỏi xem chúng có muốn một chiếc bánh quy không, mà không cần phải cầm một cái bánh quy thật trong tay, và chúng vẫn sẽ biết chính xác bạn đang nói về cái gì.

Ngược lại, bạn không thể dạy tiếng Nhật cho một đứa trẻ bằng cách cho nó xem những chương trình truyền hình Nhật Bản, ngay cả khi bạn cho nó ngồi trước ti vi hàng trăm giờ. Ti vi đơn giản không có đủ ý nghĩa; nó thiếu “phiên dịch viên” kia – những cái bánh thật, những tương tác thật – và do đó nó không phải là một dạng ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu. Ít nhất cho đến khi chúng ta thiết kế ra chiếc ti vi biết nướng bánh và phục vụ bàn, cách duy nhất để dạy đứa trẻ một ngôn ngữ mới là tìm người thật nói chuyện với nó. Sau này, khi đã có đủ ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu từ người khác, trẻ em có thể học cách hiểu những chương trình truyền hình, lúc này bạn và cái bánh quy thật bỗng trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều so với nhân vật Quái vật Bánh Quy và những cái bánh của cậu ta.

Nếu bạn hỏi các nhà ngôn ngữ học rằng trẻ con làm điều này như thế nào, hầu hết họ sẽ kể cho bạn biết về một cỗ máy học ngôn ngữ ẩn trong não của chúng. Bản chất thực sự của cỗ máy này là chủ đề làm dấy nên biết bao cuộc tranh luận trong giới ngôn ngữ học – có thể trẻ em có một cỗ máy ngôn ngữ, hoặc có thể nó là một cỗ máy ngôn ngữ + mọi thứ khác – nhưng tất cả đều đồng ý rằng trẻ em có một dạng cỗ máy phát hiện quy luật rất tuyệt trong đầu. Trước khi tròn sáu tuổi, mỗi đứa trẻ đều có thể lấy những câu nói từ cha mẹ mình, nhai nát chúng, và tự động nhả ra sản phẩm cuối là vốn ngữ pháp hoàn hảo. May mắn thay, cỗ máy trong đầu chúng ta chưa bao giờ ngừng làm việc. Nếu muốn học một ngôn ngữ mới, chúng ta chỉ cần tìm ra cách sử dụng nó.

Thiên tài ngữ pháp ở người lớn

Làm thế nào chúng ta biết rằng người lớn vẫn còn giữ lại những cỗ máy ngôn ngữ từ thời còn là trẻ con? Rõ ràng điều này có vẻ không đúng. Trẻ em có thể tự hào với tỷ lệ thành công tuyệt đối; chưa ai từng thất bại trong việc học ngôn ngữ mẹ đẻ trước sáu tuổi, nhưng người lớn có thể dành nhiều năm miệt mài học một ngôn ngữ mà vẫn không có dấu hiệu thành công nào.

Bởi chưa có ai thực sự tìm thấy cỗ máy ngôn ngữ trong não bộ mình – xét cho cùng ý tưởng về cỗ máy đó đến từ ngôn ngữ học, chứ không phải đến từ khoa học thần kinh – chúng ta không thể chọc thử hay kích điện để xem nó làm việc như thế nào. Nhưng chúng ta có thể nhìn vào sản phẩm đầu ra của cỗ máy đó: Những câu mà trẻ em nói ra khi chúng chỉ mới bắt đầu học một ngôn ngữ. Và chúng ta có thể so sánh những câu nói đó với những gì chúng ta quan sát thấy ở người lớn khi bắt đầu học một ngôn ngữ thứ hai.

Khi trẻ em học ngôn ngữ, chúng tuân theo một loạt các giai đoạn có thể dự đoán được. Ví dụ, trong tiếng Anh, chúng bắt đầu với câu đơn giản giống như câu chuyện NGỦ ĂN LÀM: birdie go (The bird has gone), doggie jump (The dog is jumping). Tới khi ba tuổi, chúng bắt đầu sử dụng dạng -ing của động từ (doggie jumping). Trong vòng sáu tháng, chúng đã thêm được các dạng quá khứ bất quy tắc của động từ (birdies went) và từ is (daddy is big). Cuối cùng là các động từ thì quá khứ có quy tắc (doggie jumped) và dạng động từ ngôi thứ ba ở thì hiện tại (Daddy eats). Mọi đứa trẻ nói tiếng Anh đều trải qua nhiều giai đoạn với cùng một thứ tự. Theo các nhà nghiên cứu, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một đứa trẻ học cách nói “Mommy works” trước “Mommy working”.

Nếu nhìn vào các câu người lớn tạo ra khi đang học ngôn ngữ thứ hai, bạn sẽ không kỳ vọng tìm được bất cứ quy luật nào. Xét cho cùng, trong khi trẻ em luôn học ngôn ngữ từ gia đình và bạn bè của chúng, thì người lớn lại học ngôn ngữ theo đủ mọi cách khác nhau. Một số theo học các lớp bài bản, một số chuyển ra nước ngoài sống và học theo cách “đắm mình”, một số đọc sách, và một số lại yêu và học ngoại ngữ từ bạn trai hoặc bạn gái của họ.1 Thêm vào đó, hàng ngàn ngôn ngữ bản địa mà một người trưởng thành có thể nói như tiếng mẹ đẻ, và bạn có một công thức cho sự bất quy tắc. Không có lý do gì để hy vọng rằng một thiếu niên Nhật Bản học tiếng Anh từ bạn gái của mình sẽ có bất cứ điểm chung nào với một người phụ nữ Đức học tiếng Anh từ sách giáo khoa.

1. Từ mới trong ngày: Một người bạn trai hay bạn gái dạy cho bạn một ngoại ngữ vẫn được gọi một cách hoa mỹ là “từ điển gối ôm” (pillow dictionary).

Tuy nhiên, nếu bạn theo dõi những người lớn học ngôn ngữ thứ hai, bạn sẽ thấy một thứ hoàn toàn kỳ lạ. Người phụ nữ Đức với cuốn sách giáo khoa tiếng Anh trải qua các giai đoạn phát triển chính xác như anh chàng Nhật Bản với cô bạn gái người Mỹ kia vậy. Người phụ nữ Đức có thể sẽ tiến triển qua các giai đoạn nhanh hơn – tiếng Đức, xét cho cùng khá giống với tiếng Anh – nhưng sẽ không bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào cả. Không chỉ vậy, cả hai người học tiếng Anh này đều sẽ trải qua các giai đoạn phát triển gần giống với quá trình phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ. Cũng giống như những đứa trẻ, họ bắt đầu với –ing (He watching television) và sau đó mới học is (He is watching). Họ làm chủ thì quá khứ bất quy tắc (He fell) trước thì quá khứ có quy tắc (He jumped). Cuối sự phát triển, họ làm chủ được thì hiện tại ngôi thứ ba (He eats the cheeseburger).

Những kết quả này khá khó hiểu, một phần vì chúng chẳng liên quan gì đến thứ tự bài học thường thấy trong sách giáo khoa và lớp học ngoại ngữ. Các học sinh tiếng Anh thường gặp phải những câu từ giai đoạn phát triển cuối cùng – như “He eats the cheeseburger” – ngay trong tuần học đầu tiên. Họ có thể học thành công cách sử dụng các quy tắc của giai đoạn cuối – ví dụ: he + eat = he eats – với cách học chậm chạp của bài về nhà và bài kiểm tra, nhưng họ luôn quên chính quy tắc đó bất cứ khi nào cố gắng nói. “Nói” là thứ diễn ra quá nhanh, và các học sinh chỉ đơn giản không có đủ thời gian để áp dụng những quy tắc ngữ pháp mà họ đã cố học. Trong mỗi lời nói, họ phải đi qua từng giai đoạn phát triển theo đúng thứ tự (He eating carrot → He is eating a carrot → Yesterday he ate a carrot → He eats carrots daily). Cũng giống như trẻ em, không có học sinh tiếng Anh nào thốt lên “He eats hamburgers” trước “He is eating”, trừ khi họ có đủ thời gian để chủ động lên kế hoạch trước cho các câu nói của mình, cố ý áp dụng các quy tắc ngữ pháp đúng, và đọc to chúng lên.

Cho đến giờ, theo các nhà nghiên cứu, đây chỉ đơn giản là thứ tự mà não con người thu nhận tiếng Anh. Và trong khi một số người học có thể di chuyển qua các giai đoạn này nhanh hơn, không có loại bài tập rèn luyện quy tắc ngữ pháp nào – ví dụ: I eat, he eats, we sit, she sits, they fall, it falls – có thể giúp người học bỏ qua bất cứ một giai đoạn phát triển nào. Không bao giờ!

Đương nhiên, không chỉ có tiếng Anh. Các giai đoạn phát triển này trông sẽ khác nhau giữa các ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có một trật tự phát triển đặc biệt, mà cả trẻ em và những người học ngôn ngữ thứ hai đều phải tuân theo trên con đường đi đến sự lưu loát. Lời giải thích hợp lý nhất cho các giai đoạn phát triển cứng nhắc, không thể tránh khỏi này là: Những cỗ máy ngôn ngữ của chúng ta chưa bao giờ tắt. Khi học một ngôn ngữ thứ hai, chúng ta phát triển như những đứa trẻ bởi chúng ta học như những đứa trẻ. Nếu chúng ta cho cỗ máy ngôn ngữ của mình “nạp” đủ ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu, thì chúng ta sẽ tự động học được ngữ pháp trong ngôn ngữ mới, cũng giống như chúng ta đã làm khi còn là đứa trẻ vậy.

Trẻ em dường như thành công trong việc học ngôn ngữ còn người lớn thì thất bại, nhưng đó chỉ là vì chúng nhận được nhiều ngôn ngữ đầu vào hơn so với người lớn. Trong sáu năm đầu đời, đứa trẻ được tiếp xúc với hàng chục nghìn giờ học một ngôn ngữ. Trong vài năm theo học các lớp ngoại ngữ ở trường, nếu may mắn, chúng ta được học khoảng hơn vài trăm giờ và đa số được dành để nói về một ngôn ngữ hơn là nói bằng ngôn ngữ đó. Vì vậy, những cỗ máy ngôn ngữ của chúng ta dường như không làm việc: Chúng đang bị bỏ đói ngôn ngữ đầu vào. Nếu chúng ta có những người lớn nói tiếng Tây Ban Nha trò chuyện cùng từ 12-16 giờ một ngày trong vòng sáu năm liên tiếp, chúng ta có lẽ sẽ nói tốt tiếng này ít nhất tương đương với một đứa bé sáu tuổi người Tây Ban Nha.

Một cách khách quan, trẻ em sở hữu một số lợi thế bẩm sinh so với người lớn: Chúng không lo lắng về việc mắc sai lầm, và đến một tuổi, đôi tai chúng đã được rèn luyện hoàn hảo để nghe các âm trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhưng người lớn cũng có những món quà riêng. Chúng ta rất giỏi phát hiện quy luật, và đã phát triển được những chiến lược học tập tốt hơn so với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Nếu ngừng so sánh những đứa trẻ có hàng nghìn giờ tiếp xúc ngôn ngữ với những người lớn chỉ có vài trăm giờ tiếp xúc, chúng ta sẽ thấy một xu hướng đáng ngạc nhiên: Người lớn thường học ngôn ngữ nhanh hơn trẻ em.

Cho cỗ máy của bạn “ăn” một cách hiệu quả

Đến đây, chúng ta đã bàn về việc tại sao học quy tắc ngữ pháp sẽ không có tác dụng nếu bạn đã sử dụng nó một cách bản năng. Những người học tiếng Anh có thể tập đọc đi đọc lại he runs, she goes và it falls cho đến khi mệt xỉu, nhưng không bao giờ học được cách nói ra những câu đó tự nhiên nếu chưa làm chủ được dạng -ing (he is running), mạo từ (the dog is running), và thì quá khứ bất quy tắc (the dog ran). Nếu sự thật là thế, thì có vẻ những bài luyện tập ngữ pháp rất lãng phí thời gian. Và đúng là vậy. Nhưng đừng vội vứt cuốn sách ngữ pháp của bạn đi.

Như chúng ta đã nhắc đến, bạn chỉ có thể cho cỗ máy ngôn ngữ “ăn” những ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu; bạn cần phải hiểu ý chính của những gì bạn đọc và nghe được trước khi có thể học hỏi từ nó. Vì vậy, bạn sẽ không bắt đầu với văn học Trung Quốc, cũng giống như bạn đã không bắt đầu học tiếng Anh với tác phẩm A Tale of Two Cities (Chuyện hai thành phố) của Charles Dickens.

Nhưng làm sao để hiểu được một thứ mà bạn vẫn chưa hiểu? Khi còn là một đứa trẻ, bạn có những người lớn xung quanh với bánh quy, sữa và một tá các câu nói đơn giản. Khi trưởng thành, có thể bạn không đủ khả năng chi trả cho thứ dịch vụ xa xỉ này (và bạn có lẽ cũng không muốn ăn nhiều bánh quy đến thế).

Đó là khi bạn bắt đầu sử dụng đến hai năng lực học được khi là người lớn: khả năng tìm kiếm và sử dụng các bản dịch, cũng như khả năng học các quy tắc ngữ pháp. Chúng ta đã bàn luận chi tiết về các vấn đề với những bản dịch – chúng rất khó nhớ và không đem lại cho bạn bức tranh toàn cảnh – nhưng lại giúp bạn hiểu ý chính của một câu nói lạ. Một bản dịch đơn giản như Voulez-vous un cookie?

Bạn muốn có một chiếc bánh quy không?

có thể dạy cho bạn những ý chính đại khái đằng sau câu này, ngay cả khi nó không cung cấp đủ tất cả phép thuật, âm nhạc và bí ẩn trong từng từ. Và bạn có một loạt các câu mẫu được dịch rất tốt đang chờ trong cuốn sách ngữ pháp của mình. Đó là một mỏ vàng của các ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu.

Cuốn sách đó không chỉ hữu ích vì các câu mẫu đã được dịch sẵn. Các quy tắc ngữ pháp cũng rất đáng học tập; các nghiên cứu chỉ ra bạn sẽ học một ngôn ngữ nhanh hơn khi học được các quy tắc. Bạn không cần phải làm các bài luyện liên tục – như chúng ta đã nói, những bài tập ngữ pháp như thế sẽ không giúp bạn bỏ qua bất cứ giai đoạn phát triển nào – nhưng khi đã quen một chút với ngữ pháp, bạn sẽ có thể chia các câu phức tạp thành những phần nhỏ để hiểu, và càng có nhiều câu để hiểu, bạn càng học nhanh hơn.

Hãy lấy một ví dụ như: He buys flowers for them. Có một anh chàng, có nhiều bông hoa và có nhiều chủ nhân mới của các bông hoa đó. Đây không phải là câu “They buy him a flower”, mặc dù tất cả các nhân vật chính trong cả hai câu – he, they, flower – đều giống nhau. Và chúng ta biết chúng khác nhau nhờ ngữ pháp.

Câu của chúng ta – He buys flowers for them – là một câu phức tạp; nó không phải là loại câu một người mới học tiếng Anh có thể nói ra tự nhiên: buy đã biến thành buys, they thành them, flower thành flowers, for không biết từ đâu xuất hiện, và thứ tự của mỗi thành phần là rất quan trọng. Học sinh tiếng Anh của chúng ta có lẽ sẽ có thể ghi nhớ từng quy tắc ngữ pháp có liên quan đến câu này, nhưng không có chuyện anh ta sẽ nói được câu này một cách tự nhiên. Và nếu bạn đang học tiếng Pháp, bạn cũng sẽ không thể tự nhiên bật ra phiên bản tiếng Pháp của câu này – Il leur achète des fleurs (He-them-buy – mạo từ số nhiều không xác định các thể loại − flowers) − kể cả nếu bạn biết từng từ và quy tắc ngữ pháp riêng lẻ. Đây là toán cao cấp, và với tư cách là một người học mới bắt đầu, bạn chỉ đang chập chững học môn đại số cơ bản mà thôi.

Tuy nhiên, ngay cả một người mới bắt đầu học cũng vẫn có thể dùng khối kiến thức thô sơ của mình về các quy tắc ngữ pháp để hiểu câu chuyện về hoa của chúng ta, kể cả khi anh ấy không thể tự nói ra nó một cách dễ dàng. Bằng việc hiểu được câu nói đó, anh ấy đã cho cỗ máy ngôn ngữ của mình “ăn”, và tiến thêm một bước tới sự lưu loát. Đây là một điểm rất tinh tế. Nếu mỗi câu bạn hiểu đều đưa bạn đến gần hơn tới sự lưu loát, vậy thì có vấn đề gì với việc luyện tập ngữ pháp nhiều lần? Chẳng lẽ chúng không được tính là ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu?

Quả thật, chúng có được tính. Chỉ là chúng không đặc biệt thú vị cho lắm. Nếu bạn là kiểu người thích điền vào các bảng chia động từ (I sit, you sit, he sits, she sits, it sits, we sit, they sit, v.v..) vậy thì thực sự không có vấn đề gì cả, hãy học chúng đi. Đây là những câu dễ hiểu và bạn có thể cho cỗ máy ngoại ngữ của mình “ăn” chúng “ngon lành”.

Nhưng nếu không phải là một tên “cuồng” ngữ pháp, thì bạn không cần phải làm hết những cuốn sách bài tập chứa vô số các loại bài tập ngữ pháp. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng cuốn sách ngữ pháp như cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch để nhanh chóng dạo qua ngoại ngữ của mình. Bạn sẽ đọc những phần giải thích, học một hoặc hai ví dụ, và bỏ qua các bài tập luyện nhiều lần (thường rất đơn điệu). Các ví dụ sẽ giúp bạn nhớ từng quy tắc ngữ pháp, và cùng lúc đó cũng sẽ đóng vai trò là ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu. Bạn sẽ cho cỗ máy ngôn ngữ của mình ăn, trong khi ở bên cạnh nó, bạn đang ráp nối các mảnh ngữ pháp trong ngoại ngữ của bạn lại với nhau.

Ví dụ, trong tiếng Ý, bạn sẽ gặp phải các quy tắc cho danh từ số nhiều trong một vài chương đầu tiên của hầu hết các sách ngữ pháp. Bạn thêm số nhiều trong tiếng Ý bằng cách “chỉnh sửa” chữ cái cuối cùng của một từ, bánh pizza số ít là pizza, nhưng số nhiều là pizze. Cuốn sách ngữ pháp của bạn sẽ cho bạn biết các quy tắc, cung cấp một vài ví dụ (một calzone, hai calzoni, một gnocco, hai gnocchi) và sau đó là một đến hai trang bài tập để luyện các quy tắc này. Bạn có thể bỏ qua hoàn toàn những bài tập này. Chỉ cần chọn ra một hoặc hai ví dụ hay mà đặc biệt bạn thấy thú vị (tôi là một người hâm mộ pizze và gelati), làm thẻ cho chúng (tôi sẽ cho bạn các gợi ý trong chương này), và bạn sẽ ghi nhớ mãi mãi quy tắc ngữ pháp đó. Giờ bạn có thể chuyển sang phần tiếp theo được rồi.

Trong một thời gian ngắn, bạn sẽ có được một cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống ngữ pháp của ngoại ngữ mới, cho phép bạn hiểu và tiếp thu gần như mọi thứ. Bạn đồng thời cũng sẽ thu nhặt được một loạt từ vựng; bạn sẽ không thể học dạng số nhiều cho từ “fritelle” (những chiếc bánh rán hình cầu ngon đến khó tin từ Venice) mà lại không học luôn được từ vựng cho “những chiếc bánh rán hình cầu ngon đến khó tin từ Venice” (hãy chọn cái loại có nhiều “crema” ấy).

Quá trình này rất thú vị, bạn có thể cảm thấy ngoại ngữ của mình đang tự xây dựng chính nó trong tâm trí bạn. Thay vì lãng phí thời gian với những bài luyện tập ngữ pháp đơn điệu, bạn sẽ liên tục gặp từ mới, những dạng ngữ pháp mới, và những cách thức mới để thể hiện chính mình − một dòng thác lũ ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu chảy ào ạt vào cỗ máy ngôn ngữ của bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn và rõ hơn nữa mỗi ngày. Đây là nhiên liệu cho những ngày “phát cuồng vì ngoại ngữ” − những kỳ nghỉ cuối tuần dành trọn bên sách giáo khoa và laptop, học ngữ pháp mới và từ vựng mới, làm thẻ học và tiếp thu ngôn ngữ mới. Đó là phần yêu thích của tôi. Và khi bạn bè của bạn trầm trồ trước kỷ luật làm việc của bạn, họ đã không thấy được thứ đang thực sự xảy ra. Bạn không phải đang làm việc, bạn chỉ đang chơi.

NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ

• Bạn sẽ học nhanh nhất nếu biết tận dụng cỗ máy học ngôn ngữ của mình — thứ xử lý các quy tắc ngữ pháp đã giúp bạn học tiếng mẹ đẻ. Cỗ máy này chạy bằng các ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu — những câu nói mà bạn có thể hiểu — vì vậy bạn sẽ cần phải tìm một nguồn cung cấp các câu tốt, đơn giản, rõ ràng, với các bản dịch và giải thích.

• Hãy dùng những câu đầu tiên từ sách ngữ pháp. Bằng cách này, các câu của bạn có thể làm hai nhiệm vụ: Dạy cho bạn mọi quy tắc ngữ pháp một cách có ý thức, trong khi cỗ máy ngôn ngữ của bạn vẫn hoạt động ở chế độ tự động phía sau, tạo ra cho bạn khả năng hiểu ngữ pháp bằng trực giác, tự động, nhanh chóng đưa bạn đến sự lưu loát.

ĐƠN GIẢN HÓA, ĐƠN GIẢN HÓA: BIẾN NHỮNG QUẢ NÚI THÀNH TỔ MỐI

Cũng như tất cả mọi thứ vĩ đại khác, nó rất đơn giản.

— Natalie Babbitt, Nhà Tuck bất tử

Khi nhìn kỹ vào những gì ngữ pháp có thể làm, bạn chắc chắn sẽ kết luận rằng ngữ pháp phức tạp đến không tưởng. Xét cho cùng, tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể lấy một vài từ thông dụng và sử dụng chúng để tạo ra một câu mà chưa bao giờ được viết hoặc nói ra trong lịch sử thế giới, và còn không tưởng hơn nữa, nó vẫn hoàn toàn có ý nghĩa với bất kỳ ai nói ngôn ngữ của bạn. Tôi thậm chí đã không thể tìm trên Google và thấy được câu nào khác bắt đầu với cụm từ “Xét cho cùng, tại bất kỳ thời điểm nào trong một ngày bất kỳ.” Ngữ pháp có thể tạo ra số lượng vô hạn các khả năng từ một tập hợp hữu hạn các từ. Đây là một loại phép thuật không tưởng, nhưng chúng ta vẫn sử dụng nó hằng ngày mà không cần suy nghĩ hay dụng công.

Khi mở một cuốn sách ngữ pháp, bạn sẽ thấy 200 đến 600 trang đầy các dạng ngữ pháp khác nhau. Những cuốn sách này không dài vô hạn – một điều cũng khá lạ, khi ta nghĩ đến tiềm năng vô hạn của ngữ pháp – nhưng chúng vẫn quá dài. Ngữ pháp, xét cho cùng, vẫn có rất nhiều việc phải làm. Nó cần phải nói với chúng ta biết ai đang làm gì, khi nào họ đang làm những việc đó, họ đang làm những việc đó như thế nào, và đủ các thể loại đi vào đầu và chảy ra từ miệng của chúng ta. Cuối cùng, ngữ pháp cho phép chúng ta kết nối bất kỳ ý tưởng nào với nhau, gửi tất cả những kết nối đó vào đầu của những người đang lắng nghe chúng ta bằng bất kỳ cách nào. Trên mọi phương diện, ngữ pháp đúng ra phải phức tạp đến mức hoàn toàn không thể miêu tả nổi, nhưng các tác giả viết sách ngữ pháp vẫn làm được điều không thể này một cách thường xuyên.

Ngữ pháp là thứ phức tạp đến khó tin, nhưng cũng đơn giản đến đáng kinh ngạc. Tất cả những khả năng vô hạn của ngữ pháp đều là sản phẩm của ba quá trình cơ bản: chúng ta thêm từ (You like it → Do you like it?), chúng ta thay đổi dạng từ (I eat → I ate), và chúng ta thay đổi thứ tự của các từ (This is nice → Is this nice?) Chỉ có thế. Và không chỉ với tiếng Anh. Ngữ pháp của mọi ngôn ngữ đều phụ thuộc vào ba hoạt động trên để biến các từ ngữ thành những câu chuyện.

Ví dụ, một trong những công việc kể chuyện chính của ngữ pháp là nói cho chúng ta biết ai đang làm gì. Trong tiếng Anh, chúng ta làm điều này bằng cách thay đổi vị trí các từ: Dogs eat cats so với Cats eat dogs. Tiếng Nga thay đổi dạng thức của từ ngữ để đạt được kết quả tương tự: Nếu một con chó đang ăn một con mèo, đó là một sobaka (собака), nhưng nếu con chó đó đang bị ăn, nó biến thành một sobaku (собаку). Tiếng Nhật lại thêm những từ chức năng nhỏ: Một con chó là “inu” (犬), nhưng nếu nó đang ăn, nó là“inu wa” (犬は), và nếu nó đang bị ăn, nó là “inu wo” (犬を).

Sự đơn giản này khiến ngữ pháp cực kỳ dễ học, vì ngay cả những dạng ngữ pháp phức tạp nhất cũng được xây dựng trên ba phần cơ bản. Hãy lấy dạng câu bị động tiếng Anh làm ví dụ, và xem xét sự khác biệt giữa My dog ate my homework (chủ động) so với My homework was eaten by my dog (bị động). Đây là một sự biến đổi ngữ pháp phức tạp; hai câu này gần như không còn giống nhau, và sự thay đổi về ý nghĩa giữa chúng là rất tinh tế. Mặc dù các sự kiện trong cả hai câu đều giống nhau, chúng ta bắt đầu với câu chuyện về một con chó hư, và kết thúc với câu chuyện về một cuốn bài tập về nhà không may, tội nghiệp.

Nhưng tất cả những sự phức tạp này đều là sản phẩm của các quá trình đơn giản: Có một vài từ mới (was và by), một dạng thức mới của từ (ate đã biến thành eaten) và trật tự từ thay đổi. Học cùng lúc những điều này là hơi nhiều, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu học lần lượt từng phần nhỏ, và đó chính xác là những gì bạn sẽ làm với ngoại ngữ đích.

Để học một dạng ngữ pháp mới, tất cả những gì bạn phải làm là tìm một ví dụ từ cuốn sách ngữ pháp, nắm được ý chính của câu chuyện trong ví dụ đó – bạn sẽ sử dụng những phần giải thích và các bản dịch trong sách ngữ pháp – đồng thời tự hỏi ba câu sau:

• Bạn có thấy bất kỳ từ mới nào ở đây không?

• Bạn có thấy bất kỳ dạng thức mới của từ không?

• Trật tự từ có khiến bạn bất ngờ không? Sau đó, bạn sẽ làm thẻ học cho bất kỳ thông tin bạn muốn học:

 

Bạn sẽ nhận thấy trong các thẻ học ở trên, tôi sử dụng một câu ví dụ để dạy cho bản thân mình từ by. Đây là cách bạn sẽ học từ vựng trừu tượng. Một từ như “by” rất khó hình dung hoặc định nghĩa. Bạn thường không nhìn thấy “by” trên đường đi làm hằng ngày. Và dù có thể vật lộn với một vài định nghĩa khó hiểu – “by là giới từ chỉ ra chủ thể của một cấu trúc bị động” – thì việc tạo ra một định nghĩa từ câu ví dụ của chúng ta vẫn dễ dàng hơn nhiều: By là từ phù hợp để điền vào “My homework was eaten _____ my dog.” Xét cho cùng, đó là ý nghĩa thật của nó, là từ mà chúng ta đã tình cờ sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể này. Và vì câu ví dụ của chúng ta cho từ by là một câu chuyện có thật, chúng ta có thể tìm một hình ảnh để ghi nhớ từ ngữ đó – có hơn 1.000.000 hình ảnh của những con chó hư và những cuốn bài tập về nhà bị nhai nát trên Google Hình ảnh.

Chúng ta có thể sử dụng chiến lược này cho mọi từ không? Hầu hết. Đối với những từ chức năng như of và what, chiến lược này luôn hiệu quả. Những từ này không có nhiều ý nghĩa bên ngoài ngữ cảnh của chúng, và vì vậy bất kỳ ví dụ nào cũng có thể cho bạn biết chính xác làm thế nào để sử dụng chúng. Of là từ phù hợp để điền vào I’d like a glass _____ water và what là từ phù hợp để điền vào _____’s your name? Đây có thể không phải là cách duy nhất để sử dụng những từ này. Ví dụ, what xuất hiện trong đủ mọi ngữ cảnh: What did you do today? và I’ll eat what he’s having! Nhưng bạn có thể học bất kỳ ví dụ mới và bất ngờ của một từ bằng cách biến chúng thành thẻ học bổ sung. Trong quá trình này, bạn sẽ phát triển được một cảm nhận trực quan, vững chắc cho những từ này trong một loạt các ngữ cảnh khác nhau, hữu ích hơn hàng nghìn lần so với việc học một định nghĩa theo kiểu từ điển phiền phức, hoặc một khối khổng lồ các bản dịch (ví dụ, theo từ điển của tôi, từ tiếng Đức bei có nghĩa là “for, at, by, on, with, during, upon, near, in, care of, next to” trong tiếng Anh. Không hữu ích lắm).

Đối với một số từ có ý nghĩa trừu tượng, như change hoặc honesty, bạn có thể cần được giúp đỡ thêm. Bạn có thể học cách sử dụng một từ với bất kỳ câu ví dụ nào – He’s an honest man – nhưng bạn thường cần một ví dụ đặc biệt tốt để ghi nhớ nghĩa của một từ là gì: Abraham Lincoln was an honest man. Nói chung, bạn sẽ không gặp vấn đề này thường xuyên. Bạn đang sử dụng một cuốn sách ngữ pháp, và nó đã được thiết kế để cung cấp cho bạn những ví dụ tốt, rõ ràng cho các từ và khái niệm bạn gặp phải. Nhưng khi bạn gặp phải một từ có vấn đề, hãy cứ bỏ qua nó. Ngay khi có ít vốn ngữ pháp giắt lưng, bạn sẽ có thể bỏ lại cuốn sách giáo khoa của mình và tìm ra các ví dụ trên Internet, một chiến lược mà chúng ta sẽ bàn đến trong chương tiếp theo.

Bằng cách lấy các câu ví dụ từ sách ngữ pháp và chia nhỏ chúng thành những từ mới, dạng thức từ mới, và trật tự từ mới, bạn sẽ có được lợi ích lớn từ mỗi ví dụ đã chọn. Kết quả là, bạn học nhanh hơn rất nhiều so với mức bạn “đúng ra” phải học. Trong khi cuốn sách ngữ pháp của bạn còn bận rộn giải thích thì quá khứ của eat (She ate her sister’s birthday cake), bạn đã học được tất cả mọi thứ mà câu đó cung cấp – nên đặt her ở đâu, làm thế nào sister biến thành sister’s, v.v.. Đến khi cuốn sách ngữ pháp của bạn tới được chỗ giải thích dạng từ sở hữu her, bạn đã thuộc lòng nó. Điều này tạo ra một trò chơi rất vui – nó giống như một cuộc chạy đua với sách ngữ pháp, để xem liệu bạn có thể hoàn toàn làm chủ một chủ điểm trước khi cuốn sách ngữ pháp nhắc đến nó không. Lần nào bạn cũng chiến thắng.

NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ

• Hãy dùng sách ngữ pháp như là một nguồn cung cấp các câu ví dụ và các đoạn hội thoại đơn giản.

• Lựa chọn các ví dụ mà bạn yêu thích cho từng quy tắc ngữ pháp. Sau đó phá vỡ ví dụ thành các từ mới, dạng từ mới, và trật tự từ mới. Bạn sẽ có một lượng thẻ hiệu quả, dễ học.

GIỜ KỂ CHUYỆN: LÀM CHO CÁC QUY LUẬT TRỞ NÊN ĐÁNG NHỚ

Bạn đã lựa chọn một số câu ví dụ từ cuốn sách ngữ pháp và phá nhỏ chúng thành những từ mới, dạng từ mới và trật tự từ mới. Bạn đang bắt đầu có được cảm giác về ngữ pháp, và đột nhiên bạn đụng phải một thứ đáng sợ có tên “bảng biến cách” – một khối dữ liệu khổng lồ cho chúng ta thấy 12 dạng thức của một danh từ trong tiếng Nga, 16 cách thể của tính từ trong tiếng Đức, hoặc 65 cách để chia một động từ tiếng Pháp. Giờ sao đây?

Bạn có thể tìm thấy đủ 65 câu ví dụ cho động từ tiếng Pháp, nhưng còn động từ tiếp theo thì sao? Và động từ sau đó nữa? Những bảng biến cách động từ thực sự có thể lấp kín nhiều cuốn sách; tôi sở hữu ba tập 550 trang các bảng biến cách động từ trong tiếng Pháp, Đức và Ý. Nếu bạn cố gắng để ghi nhớ từng cách chia của mỗi động từ, bạn sẽ còn ôm cuốn sách giáo khoa trong một thời gian dài. Chúng ta cần một đường tắt để vượt qua thứ điên rồ này.

Trước tiên: Không cần phải ghi nhớ tất cả bằng cách học thuộc lòng. Bất kỳ đứa trẻ Pháp năm tuổi nào cũng có thể đọc vanh vách hầu hết nội dung trong cuốn 501 French Verbs Book (tạm dịch: 501 động từ tiếng Pháp) của tôi, và chúng chưa bao giờ ngồi xuống và ghi nhớ cách chia động từ. Chúng đang sử dụng cỗ máy ngôn ngữ của mình để làm điều đó. Chúng đã thu thập và hiểu đủ lượng ngôn ngữ đầu vào để tự “cảm nhận” được các quy luật trong ngôn ngữ đó một cách hoàn hảo. Và chúng ta cũng sẽ làm như vậy.

Như đã bàn ở trên, các ngôn ngữ đầu vào duy nhất có thể dùng làm thức ăn cho cỗ máy ngôn ngữ là ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu. Chúng ta cần những câu chuyện, và 65 cách để nói “to be”(I am, you are, he is, I was, you were, he was, v.v..) chỉ đơn giản là không đủ.

Sách ngữ pháp thường chỉ cung cấp một số chứ không phải tất cả câu chuyện bạn cần. Đa phần, bạn sẽ thấy thế này: Cuốn sách của bạn sẽ bắt đầu với một câu chuyện đơn giản như “I am a student”. Sau đó, nó sẽ giải thích nghĩa câu đó, từ nào có nhiệm vụ gì, v.v.. Cuối cùng, nó sẽ ném một bảng biến cách động từ vào mặt bạn (I am, you are, she is, we are, v.v..) rồi chuyển sang chủ đề tiếp theo. Bạn sẽ cần cách nào đó để nhớ tất cả dữ liệu trong bảng biến cách, nhưng chỉ có câu chuyện tệ hại về một học sinh để làm điều đó. Giờ sao đây?

Bạn có thể tạo ra những câu chuyện của riêng mình. Hãy sử dụng các bảng biến cách để nhanh chóng tạo ra một loạt các biến thể của bất cứ ví dụ nào trong sách giáo khoa. Bạn có thể viết She is a doctor và đính câu chuyện đó vào một thẻ học trong vòng vài giây. Ngược lại với sự vô nghĩa (hoặc có lẽ triết học) của She is, câu chuyện She is a doctor của bạn dễ hình dung, và có nghĩa hơi khác so với ví dụ ban đầu từ sách giáo khoa, “I am a student”. Bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ nó, và nó là một loại ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu, rõ ràng có thể giúp cho cỗ máy ngôn ngữ của bạn phát triển mạnh.

Trong quá trình tạo ra các câu chuyện, có thể bạn sẽ phạm phải một số lỗi. Có thể một câu “We are a teacher” sẽ vô tình lọt vào đâu đó. Nhưng đừng lo lắng – bạn sẽ “bắt” được các lỗi sai của chính mình trong vòng một vài ngày. Đến cuối chương này, tôi sẽ chỉ cho bạn nơi kiếm được người bản xứ để sửa lỗi sai miễn phí. Nếu mắc phải lỗi sai, vậy thì càng tốt; bạn sẽ học được thậm chí còn nhiều hơn từ những câu chuyện của mình.

Bạn có thể tạo ra những câu chuyện như thế này để học tất cả các dạng của một động từ duy nhất. Bạn thậm chí có thể tạo ra các mảnh nhỏ của một câu chuyện (one potato chip, two potato chips) cho bất kỳ dạng thức của tính từ và danh từ nào mà bạn gặp phải. Nhưng làm thế nào để bạn học được mọi dạng thức của động từ, tính từ và danh từ? Lượng 65 dạng thức động từ trong tiếng Pháp kia mới chỉ là bắt đầu của câu chuyện. Nếu đang học tiếng Pháp, bạn sẽ phải học một tập hợp các dạng động từ hoàn toàn mới cho các động từ kết thúc bằng -ir (fi nir, kết thúc) hoặc -re (vendre, bán), đó là chưa kể tới 100-200 động từ bất quy tắc nữa. Làm thế nào những đứa trẻ Pháp khi còn chưa đến tuổi đi học học được hết tất cả những thứ này vậy?

Trẻ con dựa nhiều vào các quy luật để học, và thậm chí các ngôn ngữ bất quy tắc nhất vẫn có đầy các quy luật. Ví dụ, tiếng Anh, luôn khét tiếng với các dạng thì quá khứ bất quy tắc: go/went/have gone, do/did/have done, have/had/have had. Có đến hàng trăm trường hợp như thế này, và chúng khiến cho những người học tiếng Anh phát điên. Nhưng ẩn bên trong sự hỗn loạn luôn có những quy luật – những hòn đảo nhỏ của sự ổn định, như: steal/stole/stolen, choose/chose/chosen, và speak/spoke/spoken. Khi bắt đầu học một dạng ngữ pháp mới – giả sử như bạn đang học tiếng Anh, và steal/ stole/stolen là động từ bất quy tắc đầu tiên của bạn – hãy học nó với các câu ví dụ, như chúng ta đã làm lúc trước: Jon stole a delicious hamburger yesterday, George has stolen pizzas in fifty states. Nhưng bạn không cần phải đặt các câu ví dụ mới cho động từ bất quy tắc tiếp theo, choose/chose/chosen. Bạn đã học được quy luật đó, giờ chỉ cần kết nối choose với cái quy luật mà bạn đã học ở từ steal bằng bất kỳ cách nào mà thôi.

Đây là lúc các bảng biến cách trở nên có ích. Dù cho chúng không quá hữu hiệu trong việc học các quy luật mới, nhưng lại khiến việc nhìn ra các quy luật chúng ta đã học trở nên dễ dàng vô cùng. Chúng ta rất giỏi nhìn ra các quy luật; đó là lý do chúng ta nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình tốt đến thế. Nếu bạn đã học được cách dùng một động từ như steal, bạn sẽ học dễ hơn nhiều ba dạng thức của một động từ tương tự – choose/chose/chosen – cùng một lúc. Bạn có thể viết ba dạng thức này (hoặc thậm chí là một bảng biến cách khổng lồ của tiếng Pháp) vào mặt sau một thẻ học. Kể cả khi đang học một động từ tiếng Pháp với 65 biến cách khác nhau thì bạn vẫn có thể ghi nhớ nó. Xét cho cùng, bạn không thực sự nhớ tới 65 dạng thức động từ khác nhau cùng một lúc; bạn chỉ cần nhớ rằng động từ này cũng tuân theo quy luật của một động từ khác, quen thuộc hơn.

Và chúng ta sẽ khiến quá trình này trở nên dễ dàng và thú vị hơn khi sử dụng phiên bản mới của trò chơi nhớ mẹo hình ảnh.

NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ

• Các ngôn ngữ thường có vô vàn những quy luật phức tạp, khó nhớ. Bạn có thể dễ dàng học những quy luật này bằng cách gắn chúng vào những câu chuyện dễ hiểu, đơn giản.

• Bất cứ khi nào gặp phải một bảng biến cách khó hiểu trong sách ngữ pháp, hãy lấy câu ví dụ gần nhất và dùng nó để tạo ra những câu chuyện bao gồm mọi dạng thức từ mới mà bạn cần.

• Bạn sẽ biến những câu chuyện đó thành thẻ học có minh họa — vẫn những thẻ học cho từ mới/dạng thức từ mới/trật tự từ mới mà chúng ta đã bàn đến trước đó — và bạn sẽ sử dụng những thẻ học đó để học các quy luật trong ngoại ngữ mục tiêu của mình.

ARNOLD SCHWARZENEGGER VÀ NHỮNG CHÚ CHÓ: CÁC HÌNH ẢNH NHỚ MẸO CHO NGỮ PHÁP

Kuato: Ông muốn gì, ông Quaid?

Douglas Quaid: Cũng giống như ông, tôi muốn nhớ.

—Truy tìm ký ức, TriStar Pictures

Còn nhớ những chú chó (giống đực) của chúng ta không? Trong chương trước, chúng ta đã gắn các hình ảnh nhớ mẹo vào các danh từ, để biến một chủ điểm hết sức khó nhớ – giống của từ trong ngữ pháp – thành những câu chuyện sống động, đáng nhớ. Chúng ta gắn một động từ sống động vào các khái niệm trừu tượng – bốc cháy (giống cái), nổ tung (giống đực) – và trong lúc làm thế, tạo ra được một công cụ ghi nhớ vừa vui vừa mạnh mẽ.

Bây giờ, chúng ta lại phải đối phó với các khái niệm trừu tượng mới khó nhớ. Chúng ta đã bàn đến chuyện làm thế nào để ghi nhớ các quy luật cơ bản trong ngoại ngữ đích – ví dụ, 6 5 dạng thức của động từ trong tiếng Pháp kia chẳng hạn – nhưng làm thế nào để nhớ hết từ nào sử dụng những quy luật nào? Xét cho cùng, chúng cũng khá khó dự đoán, không có một cách đơn giản để biết liệu một từ sẽ tuân theo một quy luật này (“teach/taught/had taught”) hay một quy luật khác (“reach/ reached/had reached”).

Giá như bạn có thể tạo ra các hình ảnh nhớ mẹo để nhắc “động từ này tuân theo cùng một quy luật với ‘teach/taught/had taught’” hoặc “tính từ tiếng Nga này cũng tuân theo một quy luật tương tự như tính từ tiếng Nga kia”. Bạn có thể đính kèm những hình ảnh này với mọi từ mới (ví dụ, caught, thought và bought) có tuân theo một quy luật cũ (ví dụ, quy luật của “teach/taught/had taught”) và khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Thật không may, những hình ảnh nhớ mẹo cũ của chúng ta sẽ không giúp ích được gì ở đây. Chúng đã làm tốt với các danh từ – những chú chó và ngựa bị chia nhỏ khiến cho câu chuyện đáng nhớ hơn nhiều – nhưng những hình ảnh tương tự sẽ vô dụng nếu bạn cố gắng sử dụng chúng với các động từ hoặc tính từ. Làm thế nào bạn “chia nhỏ” một động từ như “catch/caught/had caught”? Hoặc với “tall”? “Tall” bị chia nhỏ không phải là một câu chuyện sống động đáng nhớ; đó là một bài thơ kiểu E. E. Cummings rất tồi.

Bạn thậm chí có thể gặp phải vấn đề với danh từ. Các danh từ trong tiếng Đức có tới ba giống từ và mười dạng số nhiều. Nếu bạn đã sử dụng ba hình ảnh nhớ mẹo cho ba giống từ, làm sao bạn có thể thêm được mười hình ảnh nhớ mẹo nữa cho các dạng số nhiều? Con chó bị chia nhỏ của chúng ta không thể làm hai việc cùng một lúc. Nó đã bị chia nhỏ rồi, chúng ta không thể mong nó bơi hoặc hát cùng lúc nữa.

Nếu muốn sử dụng thuật nhớ mẹo để học ngữ pháp, bạn cần tìm cách đính kèm nhiều hình ảnh ghi nhớ vào cùng một từ duy nhất, và sẽ cần những hình ảnh tác động được vào động từ và tính từ.

Đối tượng: Các hình ảnh nhớ mẹo của các nhà quán quân ghi nhớ

Chúng ta tìm giải pháp trong một lĩnh vực kỳ lạ: thi đấu ghi nhớ chuyên nghiệp. Ở đó, trong các cuộc thi quốc tế khốc liệt, các thí sinh ghi nhớ nhiều bộ bài, các bài thơ dài, và hàng nghìn chữ số, để đổi lấy giải thưởng tiền mặt, danh vọng và vinh quang. Những cuộc thi này đã tạo ra một dạng chạy đua vũ trang trí nhớ, nơi mà đối thủ cạnh tranh liên tục tạo ra và cải tiến các kỹ thuật nhớ mẹo bằng hình ảnh mới tốt hơn, cho phép họ ghi nhớ được nhiều và nhanh hơn.

Một trong những vũ khí nhớ mẹo cốt lõi có trong kho vũ khí của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào là hệ thống người-hành động-đối tượng (person-action-object, hay viết tắt là PAO), và chúng ta sẽ sử dụng phiên bản đơn giản hơn của nó để đính kèm các hình ảnh nhớ mẹo vào các từ ngữ. PAO dựa trên một tiền đề đơn giản: Ba thành phần cơ bản của câu chuyện là một người (Arnold Schwarzenegger), một hành động (bị chia nhỏ), và một đối tượng (một chú chó).

PAO có thể cung cấp cho bạn sự linh hoạt cần thiết để kết nối một hình ảnh nhớ mẹo với bất cứ loại từ nào. Ví dụ, nếu muốn học được mười dạng danh từ số nhiều trong tiếng Đức, bạn có thể chọn lấy mười người đại diện cho chúng. Sau đó, bạn có thể sử dụng những người này bất cứ khi nào cần. Arnold Schwarzenegger (dạng số nhiều 1) bị chia nhỏ (giống đực) một con chó là một câu chuyện kỳ lạ, sống động, và gọn nhẹ có thể cho bạn biết giống từ và dạng thức số nhiều của con chó Đức tội nghiệp. Và nếu cái bàn trong tiếng Đức cũng tuân theo các quy luật tương tự như những con chó Đức (và đúng thế – cái bàn trong tiếng Đức cũng là giống đực, dạng thức số nhiều 1), thì tôi chắc chắn rằng Arnold cũng sẽ không phản đối việc cho nổ tung cái bàn luôn đâu.

Nếu muốn nhớ fight/fought, buy/bought và think/thought đều tuân theo cùng một quy luật, bạn có thể đặt các động từ này vào khe “hành động” trong câu chuyện PAO. Điều đó cho phép bạn chọn một nhân vật nhớ mẹo, hay một đối tượng nhớ mẹo để đại diện cho quy luật “động từ có thì quá khứ dạng – ought”.

Ví dụ, nếu chọn một nhân vật nhớ mẹo – giả dụ, Patrick Stewart – bạn có thể tưởng tượng ông ta fighting (chiến đấu) với một cái gì đó, buying (mua) một cái gì đó, hoặc thinking (suy nghĩ) về một điều gì đó. Nếu thay vào đó, bạn chọn một đối tượng nhớ mẹo – một cái máy nướng bánh mì chẳng hạn – bạn có thể tưởng tượng ra cảnh fighting với lò nướng hoặc buying một cái lò nướng ưa thích. Vì những câu chuyện này rất giàu hình ảnh, chúng sẽ dễ nhớ hơn một dạng thức động từ trừu tượng nào đó, đặc biệt khi bạn đang cố gắng để học rất nhiều động từ cùng một lúc.

Tính từ cũng có thể được nhét vào mô hình câu chuyện PAO, nhưng chúng hiếm khi đủ phức tạp cho một câu chuyện như Bruce Lee ăn một cái bánh hotdog lớn/lạnh/hạnh phúc. Thay vào đó, bạn có thể chỉ sử dụng một đối tượng nhớ mẹo đơn giản mà thôi. Ví dụ, tiếng Pháp có năm tính từ – đẹp, mới, điên, mềm và cũ − cùng tuân theo một quy luật bất thường giống nhau. Chúng ta có thể kết nối chúng với một đối tượng duy nhất: một quả bóng đẹp, một quả bóng mới, một quả bóng điên – và dễ dàng ghi nhớ quy luật đó trong tương lai.

Làm sao để nhớ được tất cả những câu chuyện này? Cũng giống như cách bạn đã nhớ tất cả các từ mới: Bạn có thể tạo ra một vài thẻ học cho từng hình ảnh nhớ mẹo, và để cho hệ thống nhắc lại cách quãng phân loại chúng. Trong vòng một hoặc hai tuần, bạn sẽ không thể nào quên được những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Patrick Stewart cũng như lượng động từ của ông ấy.

Các thuật nhớ mẹo là cách thuận tiện để chuyển các bảng biến cách khó sử dụng thành những câu chuyện đáng nhớ sống động. Thay vì luyện tập không ngừng về các dạng thức động từ hoặc danh từ, bạn có thể học quy luật một lần, đính kèm một hình ảnh vào nó, và sử dụng hình ảnh đó để nhanh chóng ghi nhớ quy luật của từ khác có liên quan.

NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ

• Các ngôn ngữ thường có những nhóm “bất quy tắc” cùng tuân theo một quy luật giống nhau. Dù bạn dễ dàng học từng quy luật với sự giúp đỡ của những câu chuyện minh họa, bạn sẽ vẫn cần tìm cách nhớ xem từ nào tuân theo quy luật nào.

• Bất cứ lúc nào bạn gặp phải một quy luật phức tạp, hãy lựa chọn một người, một hành động, hoặc một đối tượng giúp bạn ghi nhớ. Đối với các quy luật về động từ, hãy chọn một người hoặc một đối tượng nhớ mẹo. Đối với các quy luật về danh từ, hãy sử dụng một người hoặc một hành động. Các tính từ phù hợp với các đối tượng, và các trạng từ phù hợp với các hành động.

Bạn không phải lúc nào cũng cần đến các hình ảnh nhớ mẹo. Trong một số ngôn ngữ, chính cách viết chính tả của một từ có thể chỉ ra quy luật cụ thể, và bạn không cần một câu chuyện điên rồ nào đó liên quan đến Patrick Stewart cùng cây gậy bóng chày. Nhưng đến lúc nào đó, bạn chắc chắn sẽ gặp phải những trường hợp bất quy tắc. Xét cho cùng, ngôn ngữ là sản phẩm của con người, và chúng ta không làm mọi thứ hợp logic cho lắm. Khi gặp phải rắc rối, hãy sử dụng thuật nhớ mẹo để khiến những trường hợp bất quy tắc rối rắm trở nên dễ nhớ và thú vị.

SỨC MẠNH CỦA NGÔN NGỮ ĐẦU RA: LỚP HỌC NGOẠI NGỮ TỰ CHỌN CỦA RIÊNG BẠN

Anh bạn ơi, kém một việc gì chính là bước khởi đầu để trở nên giỏi việc đó đấy.

— Jake the Dog, Adventure Time

Bạn đã lấy một vài ví dụ từ mỗi chương của cuốn sách ngữ pháp, chia nhỏ và biến chúng thành thẻ học. Bạn đã biết cách học các quy luật ngữ pháp, và cách làm thế nào để đính kèm chúng vào các từ mới bằng những hình ảnh nhớ mẹo. Bạn đang đi đúng hướng trên con đường học hệ thống ngữ pháp. Có một công cụ cuối cùng bạn có thể dùng, và nó là nơi mà tất cả mọi thứ đến với nhau: Ngôn ngữ đầu ra.

Bạn sẽ viết bằng ngôn ngữ mới của mình, nhưng đây không phải là các bài tiểu luận dài dòng mệt mỏi. Thay vào đó, bạn sẽ viết về bất cứ điều gì bạn muốn học. Nếu bạn muốn có được khả năng gọi món ở nhà hàng bằng tiếng Pháp, hãy tập viết về đồ ăn. Nếu bạn muốn nói về chính trị bằng tiếng Nga, hãy tập viết về nó.

Tập viết tự định hướng là lớp học ngoại ngữ tự chọn cao nhất của riêng bạn. Trong khoảnh khắc khi mà bạn cố gắng viết về kỳ nghỉ sắp tới nhưng lại không biết từ “nghỉ phép” hoặc thì tương lai, bạn sẽ biết được chính xác những mẩu ngôn ngữ nào còn đang thiếu. Viết đồng thời luyện cho bạn khả năng đem những quy luật ngữ pháp đã ghi nhớ ra và thực sự sử dụng chúng. Đây là nơi bạn học cách đem những thông tin thô và biến chúng thành ngôn ngữ.

Bạn không thể học được nhiều từ việc tập viết nếu không có ai đó sửa lỗi cho mình. Bạn cần những người bản xứ tới với bạn, và nói cho bạn biết làm thế nào để nói về bất cứ điều gì. May mắn thay, những người bản xứ ở ngay ngoài kia trên Internet, và họ rất sẵn lòng sửa các bài viết của bạn, miễn là bạn sẵn lòng sửa lại các bài viết của họ. Bạn mất một vài phút để sửa những lỗi sai trong câu “He go to the store” của ai đó viết, và để đổi lại, bạn được chỉ dạy về ngoại ngữ đang học bằng một trong những cách tốt nhất. Một vài trang trong số các cộng đồng trao đổi bằng hình thức này cực kỳ hữu dụng; tôi thường nhận được những bài sửa lỗi sai rất chi tiết từ những người Nga trên trang Lang-8.com trong vòng chỉ một giờ, và sau một vài giờ, thường có tới năm người Nga bình luận về một đoạn văn nhỏ của tôi. Thật không thể tin nổi.

Nếu bạn không muốn sửa lỗi cho bài viết của ai đó, có những cộng đồng khác – italki.com là một lựa chọn tốt – kết nối các gia sư với giá cả vô cùng phải chăng. Nhờ phép màu của sự chênh lệch tỉ giá hối đoái cùng lợi thế làm việc ở nhà, bạn có thể thuê gia sư cho bất kỳ ngôn ngữ nào với giá cực kỳ thấp.

Một khi bạn đã có một nguồn sửa lỗi sai, mục tiêu khi viết của bạn là phạm phải các lỗi sai. Bạn không cần phải viết ra một bài luận hoàn hảo, và trong thực tế, bạn sẽ học được nhiều hơn nếu viết một cách nhanh chóng và cẩu thả một vài lần. Hãy cố gắng nói những gì bạn muốn nói, và nếu không có các từ hoặc ngữ pháp để nói nó, hãy sử dụng Google Dịch (translate.google.com). Một khi nhận được bản chữa lỗi, bạn sẽ xác định được chính xác vấn đề nằm ở đâu, và cách làm thế nào để một người bản xứ thể hiện những ý tưởng tương tự. Đây là loại ngôn ngữ đầu vào tốt nhất; nó dựa vào chính những bài viết và suy nghĩ của riêng bạn, vì vậy nó đáng nhớ hơn bất cứ điều gì bạn có thể tìm thấy trong sách ngữ pháp.

Hãy đưa mọi bản chữa lỗi mà bạn nhận được vào thẻ học. Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ quên một lỗi sai nào. Đây là một trong những tính năng tốt nhất của các hệ thống nhắc lại cách quãng; chúng cung cấp cho bạn khả năng ghi nhớ tất cả mọi thứ. Khi còn học ngoại ngữ ở trường, bạn có thể được sửa cùng một lỗi sai đến hàng trăm lần, và vẫn không bao giờ thực sự nhớ được nó. Với sự nhắc lại cách quãng, bạn chỉ cần được sửa lỗi sai một lần, và trong vòng vài tuần, nó sẽ trở thành một phần vĩnh viễn trong bộ nhớ dài hạn của bạn.

NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ

• Hãy sử dụng việc tập viết để kiểm tra kiến thức và tìm ra những điểm yếu của bạn. Hãy lấy các câu ví dụ trong cuốn sách ngữ pháp của bạn làm mẫu và viết về sở thích của chính mình.

• Hãy gửi các bài viết của bạn tới một cộng đồng giao lưu trực tuyến. Biến mỗi bài sửa lỗi sai mà bạn nhận được thành một thẻ học. Bằng cách này, bạn sẽ tìm và lấp được hết bất cứ phần ngữ pháp và từ vựng nào còn thiếu.

Bạn đang không chắc chắn phải viết gì? Ban đầu, hãy sử dụng cuốn sách ngữ pháp của bạn để lấy cảm hứng. Lấy mỗi mẫu câu bạn mới học và sử dụng chúng để viết ra một thứ gì đó về cuộc sống của mình. Bạn làm nghề gì để sống? Bạn sẽ gọi món gì trong một nhà hàng? Hãy biến các đoạn hội thoại và ví dụ trong sách ngữ pháp thành ngôn ngữ đời sống, và xem bạn có thể tìm thấy những lỗi sai cùng từ còn thiếu nào.

Sau đó, chúng ta sẽ nói về việc sử dụng các danh sách tần suất – những phiên bản lớn hơn của danh sách 625 từ – giúp các bài tập viết của bạn trở nên hiệu quả hơn. Bạn sẽ học các từ vựng quan trọng trong khi học ngữ pháp. Nhưng bạn đã có rất nhiều thứ để chơi ngay lúc này. Hãy dùng việc tập viết để cảm nhận về những từ và quy tắc ngữ pháp trong sách giáo khoa. Trong một thời gian ngắn, bạn sẽ sẵn sàng dẹp cuốn sách đi và giải quyết các từ vựng quan trọng của ngoại ngữ đích nhờ Internet.

HÃY LÀM ĐIỀU NÀY NGAY: HỌC NHỮNG CÂU ĐẦU TIÊN CỦA BẠN

Trong phần này, chúng ta sẽ bàn về việc có thể tìm ra các câu ví dụ ở đâu, và những gì cần phải làm với các câu mà bạn đã tìm thấy. Để làm được điều này, bạn sẽ phải dựa vào một kỹ năng duy nhất: Khả năng chẻ một câu thành các phần. Bạn sẽ sử dụng kỹ năng này mãi mãi, cho đến khi làm chủ ngữ pháp và từ vựng.

Đây là điểm mà ngoại ngữ của bạn bắt đầu phát triển. Bằng cách đem các từ đã học được vào các câu, bạn đã thổi hơi thở ngữ pháp vào từ mới. Chúng không chỉ là một loạt các quy tắc chính tả, hình ảnh và âm thanh đơn thuần; chúng đã là ngôn ngữ.

Tìm lấy các câu của bạn

Hãy sử dụng cuốn sách ngữ pháp của bạn. Nó ở đó để khiến cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Bạn sẽ tìm thấy một bộ sưu tập các câu ví dụ dễ hiểu và các đoạn hội thoại, những lời giải thích chi tiết, và phần yêu thích nhất của chúng ta, những bảng biến cách khổng lồ.

Hãy đi lần lượt từng chương và xem cuốn sách đang cố gắng dạy cho bạn điều gì. Thông thường, cuốn sách sẽ bắt đầu bằng cách chỉ cho bạn thấy cách chào hỏi mọi người, giới thiệu tên, nghề nghiệp, v.v.. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy hàng tá những ví dụ – one apple, two apples, one horse, two horses. Hãy lướt qua và chọn lấy một hoặc hai ví dụ yêu thích nhất của bạn từ mỗi phần. Nếu bỏ lỡ một nguyên tắc quan trọng hoặc một trường hợp ngoại lệ không tuân theo quy tắc nào đó (one fish, two fish), cũng đừng lo lắng về nó. Tại thời điểm này, bạn chỉ cần cố gắng để giữ những điều cơ bản. Bạn sẽ nhớ được nhiều chi tiết hơn khi học được nhiều câu hơn.

Hãy nhớ rằng, bạn sẽ sử dụng hệ thống nhắc lại cách quãng, thứ về cơ bản sẽ cung cấp cho bạn một trí nhớ hoàn hảo. Bạn sẽ nhớ mọi chi tiết nhỏ xíu về mỗi câu mà bạn chọn. Như vậy, bạn không cần tới 50 ví dụ gần như giống hệt nhau cho việc “tạo thành một danh từ số nhiều”. Chỉ cần lấy một hoặc hai ví dụ, biến chúng thành thẻ học, và sau đó chuyển sang chủ đề tiếp theo.

Chia nhỏ mỗi câu thành các từ mới, dạng thức từ mới và trật tự từ mới Hãy lấy mỗi câu và chia nhỏ nó ra. Dưới đây là một vài câu từ những chương đầu tiên của cuốn sách giáo khoa tiếng Anh tưởng tượng. Giả sử rằng bạn đang bắt đầu học tiếng Anh. Chúng ta sẽ từng bước đi qua toàn bộ quá trình này.

My name is George. I have a pet monkey.

CÁC TỪ MỚI

Bước đầu tiên là xem qua từ ngữ và nhận diện từ mới. Nếu không biết bất kỳ từ nào, vậy thì bạn có tám từ để học (không tính George).

Tiếp theo, hãy tìm hiểu xem những từ nào trong số này có thể được thay thế bằng một hình ảnh đơn giản. Những từ như: Name, I, pet và monkey đều thuộc nhóm này (và hai trong số chúng – name và I – xuất hiện trong danh sách 625 từ của chúng ta). Bạn sẽ lấy những từ này và làm thẻ học như ở chương trước, bằng cách chơi trò chơi Phát hiện điểm khác biệt bằng Google Hình ảnh, thêm vào các kết nối cá nhân, và sử dụng các hình ảnh nhớ mẹo cho giống từ (nếu cần). Vậy là bạn còn lại bốn từ nữa: my, is, have và a.

Hãy đối phó với a đầu tiên. A là một con thú lạ được biết đến với cái tên “mạo từ không xác định”. Nó có nghĩa là không quan trọng George có con khỉ nào, anh ấy không có the monkey – anh ấy có a monkey. Nếu ngoại ngữ của bạn có một thứ gì đó tương tự như thế, sách ngữ pháp sẽ giải thích chi tiết. Hãy đọc lời giải thích đó, và sử dụng câu ví dụ của bạn để ghi nhớ nó: “A” là từ thích hợp để điền vào I have _____ pet monkey.

Bạn có thể sử dụng chiến lược này để định nghĩa tất cả các từ khác. Ví dụ, have là từ phù hợp để điền vào I _____ a pet monkey. Cũng phải công nhận, nó không phải là từ duy nhất thích hợp để điền vào chỗ trống trên. George có thể walk (dắt) con khỉ của mình. Dù vậy, I _____ a pet monkey vẫn có thể dạy bạn từ have, vì ba lý do.

Đầu tiên, bạn sẽ tìm kiếm hình ảnh cho George và con khỉ, và nếu George không tích cực walking hoặc disintegrating con khỉ của mình, bạn sẽ không tự nhiên nghĩ về những từ đó.

Thứ hai, bạn sẽ biến câu chuyện về con khỉ này thành mười hoặc nhiều hơn mười thẻ học. Với nhiều sự kích thích đến thế, không có lý nào bạn lại gặp khó khăn để nhớ lại từ have.

Thứ ba, và quan trọng nhất, bạn đang tự mình làm ra các tấm thẻ này. Quay lại phía trên, khi chúng ta bàn về việc học các từ ngữ đơn giản, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự làm các tấm thẻ của riêng mình. Tôi đã chỉ ra rằng quá trình học thực sự xảy ra khi bạn chơi trò Phát hiện điểm khác biệt trên Google Hình ảnh, chọn một kết nối cá nhân, và cứ thế. Thẻ học chỉ là một lời nhắc nhở nhỏ của một trải nghiệm lớn hơn nhiều. Và dù bạn có thể chia sẻ thẻ học với bạn bè và dạy cho họ một vài từ đơn giản (Đây là một quả ball, đây là một con horse), bạn luôn là người duy nhất sở hữu đầy đủ lợi ích từ tấm thẻ của chính mình.

Ngữ pháp thậm chí còn mang tính cá nhân hơn cả từ vựng. Bạn sẽ không thể chia sẻ bất kỳ thẻ học ngữ pháp nào với bạn bè. Những tấm thẻ đó chỉ có nghĩa nhờ vào những trải nghiệm khi bạn tạo ra chúng. Bạn bắt đầu với một câu ví dụ từ cuốn sách ngữ pháp và so sánh với bản dịch của nó. Bạn dành một vài giây để nhìn vào câu I have a pet monkey và tìm kiếm hình ảnh minh họa. Trong mỗi bước, bạn đang xây dựng mối liên hệ giữa những từ ngữ đó (I-have-a-pet-monkey) trong tâm trí. Thẻ học chỉ là một cách để kích hoạt lại và làm sâu sắc thêm những kết nối đó mà thôi.

Bạn chọn một hoặc hai hình ảnh, nhưng hình ảnh cuối cùng bạn chọn gần như không mấy quan trọng; đến khi bạn chọn được một hình ảnh, bạn đã tạo ra được các kết nối bạn cần để nhớ câu của mình mãi mãi. Bạn còn nhớ hình ảnh trừu tượng cho câu “Táo ngon tuyệt” ở Chương 2 không? Mục đích chính của hình ảnh này là giúp cho câu của bạn trở nên đáng nhớ hơn. Bạn có thể sẽ chọn một ảnh kinh khủng hình dấu chân con khỉ chẳng hạn. Không ai khác có thể nhìn thấy hình ảnh này trên một thẻ học và nghĩ rằng: “Ồ! Dấu chân khỉ! Đó hẳn phải là từ “have”, như trong ‘I have a pet monkey. Nhưng miễn là chính bạn chọn hình ảnh đó và tự bạn thiết kế ra thẻ học của riêng mình, câu của bạn (và các từ còn thiếu trong nó) sẽ được ghi nhớ sâu sắc.

Thỉnh thoảng, bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn. Đôi khi sách ngữ pháp có thể bao gồm các câu ví dụ mơ hồ đến khủng khiếp, và một câu như “_____ is a good thing” chỉ đơn giản sẽ không thể dạy bạn về ý nghĩa của một từ như integrity, bất kể bạn có làm ra bao nhiêu thẻ học đi nữa. Trong trường hợp như thế, hãy bỏ qua những từ đó. Bạn sẽ học được chúng bằng cách sử dụng các công cụ trong chương tiếp theo khi bắt đầu tìm các câu ví dụ của riêng mình bằng Google Hình ảnh, và bổ sung bằng từ điển đơn ngữ.

CÁC DẠNG THỨC TỪ MỚI

Không phải lúc nào bạn cũng biết rõ đâu là một từ mới và đâu là một dạng thức từ mới. Hãy lấy từ my làm ví dụ. My không thực sự là một từ mới; nó chỉ là một dạng thức khác của từ I. Bạn có thể sẽ không nghĩ đến điều này khi lướt qua, nhưng nếu tôi nói với bạn, “I favorite monkey’s name is George”, bạn có lẽ sẽ sửa lại cho tôi thành “My favorite monkey’s name is George.”

Khi bắt đầu học ngoại ngữ đích, bạn có thể sẽ không chú ý đến những loại kết nối này, và nếu thế, nó cũng không phải là một vấn đề. Bạn sẽ học my như thể nó là một từ vựng mới, cũng giống như cách chúng ta học được a và have ở trên.

Nhưng giả sử bạn để ý đến kết nối này. Giả sử bạn cũng nhận thấy is là một dạng thức đặc biệt của động từ to be. Đây là nơi mà bạn có thể học được các dạng thức từ mới. My là từ phù hợp để điền vào _____ name is George (I) và is là từ phù hợp vào My name _____ George (to be). Sự khác biệt duy nhất giữa từ mới và dạng thức từ mới ở đây là bạn sẽ tự cho mình thêm một gợi ý (I hoặc to be). Điều này khiến cho thẻ học phần nào dễ nhớ hơn, và kết nối các khái niệm có liên quan chặt chẽ lại với nhau.

CÁC TRẬT TỰ TỪ MỚI

Bạn đã học được từ mới. Giờ bạn chỉ cần nhớ phải đặt chúng ở đâu. Phần này khá dễ. Hãy bỏ đi một từ khỏi câu của bạn: I a pet monkey. Giờ hãy đặt nó trở lại câu hoàn chỉnh ở mặt sau thẻ học. Từ “have” phải để ở chỗ nào? Hãy làm điều này một hoặc hai lần với mỗi câu − I have a monkey (điền vào pet) − và bạn sẽ nhớ trật tự các từ không chỉ cho câu này, mà với mọi câu khác có cấu trúc tương tự.

Quá trình này sẽ khác nhau trong mỗi ngôn ngữ – bạn sẽ có được một sự kết hợp khác nhau giữa các từ, dạng thức từ, và trật tự từ mới – nhưng các bước giống hệt nhau. Dưới đây là phiên bản tiếng Ý về câu chuyện của chúng ta:

Mi chiamo George. Ho una scimmietta.

Me-I call-George. I have-a (giống cái)-little monkey pet).

Người Ý truyền đạt trong sáu từ tiếng Ý cùng một lượng thông tin như chúng ta truyền đạt trong chín từ tiếng Anh. Họ làm điều này bằng cách nhét một lượng thông tin vào các dạng thức từ của họ: chiamo (I call) là một dạng thức đặc biệt của chiamare (to call). Ho (I have) là một dạng thức đặc biệt của avere (to have). Để học một cặp câu tiếng Ý như thế này, bạn sẽ làm một vài thẻ cho các từ mới (và có lẽ cho cả una), một lượng thẻ khổng lồ cho các dạng thức từ mới, và một vài thẻ cho trật tự từ mới.

Bạn có thể làm toàn bộ các công việc dài dòng phức tạp này cho những câu đầu tiên, nhưng từ đó về sau, bạn sẽ có ít việc phải làm hơn.

Nếu bạn đã làm các thẻ học cho trật tự từ trong câu I have a pet monkey, thì giờ bạn đã biết chính xác phải đặt have và pet ở đâu trong một câu. Từ giờ trở đi, bạn có thể bỏ qua không cần làm thẻ học trật tự từ cho những câu như: She has a kid hoặc That pet monkey has a gun! nữa. Điều này có thể được áp dụng với mọi từ mới và các dạng thức từ mới. Bất cứ khi nào vị trí của một từ, các dạng thức của một từ, hoặc chính từ đó làm bạn bất ngờ, vậy thì hãy học nó. Nhưng nếu nó không làm bạn bất ngờ, hãy bỏ qua và chuyển sang câu tiếp theo.

Tìm hình ảnh

Những hình ảnh ở đó để giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Chúng “lừa” bộ não của bạn nghĩ về những câu chuyện trong mỗi câu thay vì nghĩ về một mối quan hệ ngữ pháp trừu tượng nào đó. Điều này khiến mọi khía cạnh của ngữ pháp trở nên đáng nhớ và hữu ích hơn. Bạn không cần phải biết dạng ngôi thứ ba số ít của từ “to have” là has; nhưng bạn cần phải biết làm thế nào để nói chuyện về George và con khỉ của anh ta, và bạn có thể “lừa” chính mình luyện kỹ năng đó bằng cách thêm một hình ảnh của một con khỉ vào thẻ có câu George _____ a monkey (to have).

Trừ khi đang sử dụng một chiếc hộp Leitner và tự vẽ hình minh họa, nếu không hãy sử dụng Google Hình ảnh. Nếu không học các từ mới cụ thể, bạn không cần phải tìm kiếm hình ảnh bằng ngoại ngữ đích. Chúng ta không cần chơi trò Phát hiện điểm khác biệt ở đây, vì vậy nếu bạn cần hình ảnh một người đàn ông với một con khỉ, cứ thoải mái tìm kiếm với từ khóa “man with a monkey”. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, và cho phép bạn tìm được gần như bất kỳ hình ảnh nào bạn muốn. Xét cho cùng, Internet chủ yếu bằng tiếng Anh; có 625.000.000 kết quả cho “man with a monkey”, và chỉ có 1.000.000 cho “hommes avec singes” mà thôi.

Khi đang chia nhỏ một câu thành một loạt các mảnh nhỏ, bạn có thể cẩn thận tìm kiếm hình ảnh hoàn hảo cho người đàn ông/con khỉ, và tái sử dụng nó trong tất cả thẻ học; hoặc bạn cũng có thể tùy ý lấy một vài hình ảnh khác nhau của những người đàn ông và những con khỉ. Cách đầu tiên – sử dụng cùng một hình ảnh duy nhất trên tất cả các thẻ − có lẽ sẽ ngốn của bạn ít thời gian hơn, và cách thứ hai − mỗi thẻ sử dụng một hình ảnh khác nhau − sẽ giúp bạn nhớ dễ hơn.

Hãy thử cả hai cách và xem bộ não của bạn phản ứng như thế nào. Tôi thích sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để làm nổi bật những khía cạnh khác nhau của câu. Với thẻ cho câu George _____ a pet monkey (to have) của tôi, tôi có thể có hình ảnh của một con khỉ và một bàn tay đang nắm, để nhấn mạnh bản chất sở hữu của từ have. Hãy thử nghiệm. Bạn sẽ cảm nhận được đâu là hình ảnh phù hợp nhất với mình sau vài tuần.

Lưu ý rằng không phải mọi câu đều có thể đi kèm với một hình ảnh cụ thể, rõ ràng. Một câu như Honesty is the best policy không liên quan đến bất cứ con khỉ nào. Trong những trường hợp như thế, hãy tìm một hình ảnh về bất cứ điều gì nảy đến trong đầu bạn. Bạn có thể lấy một hình ảnh của George Washington, hoặc hình ảnh một bàn tay đang đặt lên cuốn Bible (Kinh Thánh) để tuyên thệ, hay hình ảnh về Pinocchio. Nếu vẫn không được, hãy tìm một hình ảnh của bất cứ ai có thể sẽ nói câu của bạn – có hàng tỷ hình ảnh những người khác nhau trên Internet (cứ tìm kiếm với từ khóa “man talking”). Chọn hình ảnh yêu thích của bạn. Bất kỳ hình ảnh nào cũng sẽ giúp biến một khái niệm về ngữ pháp trừu tượng thành một câu chuyện cụ thể. Kết quả là bạn sẽ dễ nhớ câu của mình hơn rất nhiều.

Đối phó với các bảng biến cách

Hãy đối phó với các bảng biến cách (I am, he/she is, we are, v.v..) theo cùng một cách như khi bạn đối phó với các câu ví dụ: Biến chúng thành loại thẻ hình ảnh như miêu tả ở trên. Sự khác biệt duy nhất ở đây là sách ngữ pháp sẽ không cung cấp tất cả các câu ví dụ bạn cần. Vì vậy, hãy tự tạo ra các câu cho chính mình. Lấy một câu ví dụ từ sách ngữ pháp (I am a student) và biến nó thành một loạt các câu mới (She is an architect, he is a duck inspector).

Bất cứ khi nào có thể, hãy làm cho mỗi câu đều độc đáo; sẽ tương đối dễ nhớ với I _____ a student và She _____ an architect, trong khi bốn thẻ học gần như giống hệt nhau cho I/he/she/you _____ a student có thể khá khó hiểu.

Khi bạn đã gõ các ví dụ của mình, hãy gửi chúng đi để được sửa lỗi sai. Bạn có hai lựa chọn tuyệt vời ở đây: Lang-8.comitalki.com.

Lang-8.com là một trang miễn phí. Bạn đăng ký tài khoản trên trang web, viết ra đoạn văn của bạn, và nhấn vào nút gửi. Trong vòng một ngày, bạn sẽ nhận được bản sửa lỗi sai cho mình. Hãy biến các câu đã được sửa lỗi thành thẻ học từ mới, dạng thức từ mới, và trật tự từ mới bạn gặp phải. Nếu bạn sửa bài viết tiếng Anh cho một ai đó, bài viết của bạn sẽ luôn nhảy lên đầu trong số các bài đang chờ được sửa, và bạn sẽ được ai đó sửa lỗi sớm hơn.

Nếu bạn còn muốn được sửa lỗi sớm hơn nữa, hãy tìm kiếm những người bản xứ đang học tiếng Anh, và gửi yêu cầu kết bạn với họ (Nhấp vào nút Add Friend). Nếu họ đồng ý, họ sẽ thấy và sửa bài viết của bạn trước bất kỳ ai khác (và bạn cũng sẽ thấy bài viết của họ đầu tiên).

italki.com cũng có các dịch vụ miễn phí, nhưng với kỹ năng viết. Nó cũng tương tự như ở Lang-8, nhưng Lang-8 lại làm chúng tốt hơn. Hãy sử dụng những dịch vụ phải trả phí tuyệt vời của italki.com. Hãy đăng ký tài khoản trên trang web và bắt đầu tìm kiếm một giáo viên ngoại ngữ. Bạn sẽ tìm thấy cả những giáo viên chuyên nghiệp (đắt hơn, được đào tạo tốt hơn) và các gia sư không chuyên (ít tốn kém hơn, chưa qua đào tạo, nhưng thường rất hữu ích). Trang web này được thiết kế ra cho các bài học Nói – về cơ bản bạn đang trả tiền cho các buổi dạy kèm qua video chat – nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó để tìm một giáo viên chữa lỗi cho các bài viết và gửi lại cho bạn qua e-mail. Hãy liên hệ với một vài giáo viên và xem họ nhận sắp xếp sửa bài viết kiểu gì. Ví dụ, một độc giả trên trang web của tôi cực kỳ nghiện tập viết (anh ấy viết một trang đầy tiếng Đức mỗi ngày). Gia sư của anh ấy trên italki nhận sửa bài viết cho anh ấy với giá khoảng 1 đô-la mỗi trang.

Tự tạo ra các câu của riêng bạn

Viết lách chính là lãnh địa của bạn. Đó là nơi bạn có thể chơi với các từ cũng như các quy tắc ngữ pháp mà bạn đã học được, đồng thời xem bạn có thể tạo ra những gì từ chúng. Chúng ta đã bàn về tầm quan trọng của việc biến các bảng biến cách thành những câu chuyện đáng nhớ, nhưng không có lý do gì để dừng lại ở đó. Hãy viết về cuộc sống của bạn, sở thích của bạn, hoặc bất cứ điều gì khác.

Bất cứ lúc nào bạn có một câu hỏi – “Làm thế nào để mình nói x?”, “Mình có thể làm y được không?” – chỉ cần viết ra một vài câu, gửi chúng đi để được sửa lỗi, và nhận câu trả lời. Nếu bạn hoàn toàn không biết cách viết một cái gì đó, hãy sử dụng Google Dịch (translate.google. com) để viết đại khái thứ bạn muốn nói.1 Sau đó gửi các câu của bạn đi để được chữa lỗi, và xem những người bản xứ nói gì.

1. Hãy cẩn thận, đừng quá phụ thuộc vào Google Dịch khi viết lách. Sẽ đến lúc bạn phải tự mình tạo ra các cấu trúc ngữ pháp mới nếu muốn nhớ chúng vĩnh viễn, vì vậy nếu cơ bản bạn đã biết làm thế nào để nói ra một điều gì đó, thì hãy cố gắng tránh nhờ vả Google. Hãy nhớ rằng, bạn có thể nhờ người bản xứ giúp biến những lỗi sai của bạn thành thẻ mới, hữu ích.

Sau khi bạn đã có được bản chữa lỗi cho các bài viết, hãy biến chúng thành thẻ từ mới/dạng thức từ mới/trật tự từ mới. Đây chỉ là biến thể của cùng một trò chơi với các câu mà thôi. Đến lúc này, bạn đã biết cách chơi với một câu, do vậy không gì có thể ngăn cản bạn chơi với rất nhiều câu.

Với những người đã ở trình độ trung cấp

Học ngữ pháp là một điệu nhảy ứng biến ở mọi trình độ. Khi bạn gặp các đoạn văn trong sách ngữ pháp, hoặc ở một nơi khác, bạn luôn tự hỏi: “Liệu câu này có chứa điều gì mới không?” Bạn có biết tất cả các từ không? Bạn đã thấy những dạng thức từ này lần nào chưa? Trật tự từ này có làm bạn ngạc nhiên không? Hãy dùng thẻ học với bất cứ điều gì bạn thấy thú vị. Hệ thống nhắc lại cách quãng sẽ đảm bảo rằng bạn không bao giờ quên nó.

Trong phần đầu của chương tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về cách sử dụng Google Hình ảnh để giúp bạn tìm các câu ví dụ cho bất kỳ từ nào và bất kỳ cấu trúc ngữ pháp nào. Vì đã có chút vốn từ vựng và ngữ pháp giắt lưng, bạn có thể sẽ bắt đầu sử dụng công cụ đó ngay lập tức. Hãy đọc phần Vài lời về các từ và bắt đầu sử dụng nó để bổ sung cho sách ngữ pháp, nó là một công cụ hiệu quả đáng kinh ngạc.

Một lưu ý về việc tập viết: Nếu đang cố gắng để nhớ lại một ngoại ngữ mà bạn đã quên, viết là một trong những cách tốt nhất để kích hoạt lại ký ức cũ. Hãy viết nhiều hết mức có thể, và biến tất cả những bài sửa lỗi sai thành thẻ học. Không có dạng ôn tập ngữ pháp và từ vựng nào tốt hơn đâu.

Bình luận