Tôi, bây giờ đã là một tay chèo lão luyện trên biển, có khả năng chở Gwennol, hay Jenifry cũng như bất kỳ ai, miễn là họ đừng đề cập trở lại chuyện đến thăm Micheal Hydrock của tôi; đồng thời tôi cũng quên đi, như chưa từng có sự giận dữ của họ ở chốn này.
Jago rất bận rộn với công việc trên đảo. Anh đích thân quản lý các trang trại, giao dịch thoả thuận buôn bán với các nơi, khiến anh phải vào đất liền như cơm bữa. Như thường lệ, anh thích hơn cả được cưỡi ngựa cùng với tôi vòng quanh đảo. Anh giới thiệu tôi với chủ trang trại, chủ tiệm, chủ nhà trọ, cha nhà thờ, bác sỹ… nghĩa là các thành viên chính trên đảo. Hầu như tôi đã bị cuối hút vào sự say mê của anh với cái cộng đồng nhỏ bé này. Chúng tôi đã xích lại gần nhau hơn.
Anh rất vui vì sự tiến bộ của tôi trong việc chào thuyền. Một buổi sáng anh bảo tôi đi xuống vịnh, anh tặng cho tôi một con thuyền mới tinh mang biển tên Ellen. Tôi rất hài lòng.
Con thuyền Ellen đã trở nên thân thuộc với tôi, nhưng tôi vẫn chưa dám bơi ra xa, chỉ bơi gần ven đảo, dạo quanh các vịnh gần đó. Tôi miên man suy nghĩ những gì đã xảy ra, kinh ngạc những gì mà tương lai nắm giữ. Có những bí ẩn bắt tôi phải dè dặt thận trọng. Tôi tin rằng, nếu khám phá ra những sự thật đã xảy ra với chị Sylvia, thì đó chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa bí mật. Tại sao chị Sylvia lại đi ra biển trong lúc bão tố dữ dội bằng con thuyền mỏng manh? Điều đó chỉ có một cách trả lời duy nhất: Chị đã quá mệt mỏi, chị muốn thoát khỏi cuộc sống tồi tệ mà chị không thể nào chịu nổi.
Chị đã kiên quyết từ bỏ tất cả? Ôi người chị đáng thương của tôi, chị thật bất hạnh biết nhường nào!
“Tôi là một người tù bị giam giữ trong phòng này”… chỉ mới là một đứa trẻ, chị đã thốt lên những lời cay đắng. Dẫu cho đó là ngây thơ, nhưng trong đó tiềm ẩn một cơn bão sắp xảy ra… ChỊ là một con người mất thăng bằng, chưa đến mức mất hết lý trí, nhưng Jago đã không muốn nói tới chị, anh đã xua chị ra khỏi suy nghĩ của anh. Thật ngốc nghếch, chị đã vội vàng kết thúc cuộc đời bằng con thuyền trôi dạt trong bão biển
Cha của tôi cũng là cha của chị, ông đã ghét bỏ chị. Có lẽ ông là người không thích trẻ con. Ông là con người không có lòng bao dung nhân từ… Ông đã cãi cọ với mẹ của Sylvia và với cả mẹ của tôi nữa, khiến mẹ tôi phải rời bỏ ông. Mẹ tôi vẫn còn sâu đậm trong ký ức tôi, tình mẫu tử, lòng thương yêu hết mực, sự chiều chuộng nâng niu,… Mẹ đã hết lòng vì con, nhưng không thể hết lòng vì chồng. Bỏ ông, có thể đó là một sai lầm. Nhưng tất nhiên mẹ tôi phải có lý do. Một người mẹ tốt không nhất thiết phải là một người vợ tốt. Ôi tôi mong ước sao họ sống lại để nói cho tôi biết lý do họ đã làm cho tôi phải đau đớn thất vọng…
Tôi bỗng nhớ một người có thể giải thích cho tôi nhiều điề, ông Fenwick! – người hầu tâm phúc của cha tôi. Người luôn ở bên ông, nhất là trong những ngày cuối cùng cha tôi phải nằm liệt giường. Nhưng bây giờ biết tìm ông ở đâu? Hay là hỏi Jago? Nhưng thế nào Jago cũng nói: “Ông Fenwick có thể nói cho cô biết điều gì hơn nữa?” Có thể điều mỉa mai đó là đúng, nhưng chẳng lẽ có ý kiến của người thứ hai lai không có giá trị hay sao, mà thông thường người hầu tâm phúc lại biết về ông chủ của mình hơn ai hết. Với Gwennol, hoặc chị Jenifry lại càng khôn thể được, bởi giữa chúng tôi còn có nhiều điều nghi kỵ…
Trong lúc đắn đo suy nghĩ, bỗng tôi nhận được thư từ đất liền gửi tới. Thư được chuyển bằng thuyền ngày một lần, nếu thời tiết biển cho phép. Tôi rất vui khi nhận ra đó là thư của Esmeralda. Tôi hồi hộp… vội về phòng mở thư ra đọc.
Trong thư, cô kể: Cô vui mừng biết nhường nào, khi biết tôi đã tìm được một cuộc sống thú vị với họ hàng thân thiết, với một lâu đài nổi tiếng tuyệt vời mà không biết đến bao giờ cô mới được nhìn thấy. Cha mẹ cô đã tổ chức những đêm vũ hội dành cho cô. Ở đó cô đã gặp Freddy Belling một chàng trai xứng đáng. Anh ta có đôi mắt đẹp, phong độ hoàn toàn nhã nhặn, không làm mất lòng bất kỳ ai. Anh là con trai thứ hai của dòng họ Belling giàu có, khiến mẹ cô không còn gì để phàn nàn… Hanh phú đã mỉm cười với Esmeralda, tôi hài lòng biết bao. Vậy là tâm nguyện của tôi và Phllip đã thành sự thật…
… Esmeralda viết: “Tôi nghĩ gia sư của bà Oman Lemming sao mà tồi tệ đến thế! Một con người nhút nhát thật đáng thương… Ôi Ellen, thật may mắn chị đã thoát khỏi nơi đáng nguyền rủa ấy.”
“Chúng tôi cũng đã đến thăm nhà Carrington, bà Emily cũng đã bắt đầu tổ chức tiệc tùng đãi khách… Không một ai nhắc tới Phillip, nhưng nhìn bà Emily thật đáng thương, bà vẫn còn rất buồn… Bà hỏi thăm về chị, và hy vọng chị sống hạnh phúc. Có một người khác cũng hỏi về chị, đó là Rollo… Anh ta muốn biết nơi chị ở, muô`n chiết chị còn chán nản, thất vọng… không? Tôi nói tôi chỉ mới nhận được thư của chị kể về những ngày đầu tiên ở trên đảo, về Lâu đài và một số chuyện khác… Hình như anh ta rất chú ý tới chị.”
Tôi đặt lá thư xuống bàn. Không vui mừng sao được khi mà Esmeralda đã tìm được Freddy và được dì Agatha chấp thuận. Với Rollo, anh đã gây cho tôi bao nhiêu sự kinh ngạc, không biết tại sao anh ta còn chú ý tới tôi như vậy?… Có lẽ anh ta ân hận chăng?… Trong quá khứ anh đã đối xử với tôi thật tàn nhẫn. Nhưng quá khứ vẫn là quá khứ, hiện tại vẫn cần thiết hơn. Câu hỏi: Ông Fenwick ở đâu?… tiếp tục hối thúc tôi.
Bơi thuyền một mình, dạo chơi trên mặt biển êm ả… với tôi đã trở thành niềm vui không thể thiếu được, nhờ đó tôi ngày một tự tin vào tay chèo của mình. Đã đến lúc… bơi vào đất liền! tôi nghĩ tôi đã có đủ điều kiện tự chèo thuyền vào đất liền rồi quay trở về. Chỉ một lần thành công thôi là tôi có thể đi lại thường xuyên với đất liền.
Tôi quyết định ngồi vào Ellen, cầm chèo bơi thẳng vào đất liền. Tôi vượt biển, đưa Ellen cập bến an toàn, đi thẳng vào nhà trọ tìm gặp bà Pengelly.
Vẫn như thường lệ, bà mang rượu mâm xôi, bánh nướng nghệ ra mời. Bà hỏi vì y do gì mà tôi ần tìm ông Fenwick. Bà nói: – Vậy là cô đã biết ông Fenwick, người giúp việc đắc lực của ông Charles Kellaway?
– Vâng ông ta là người hầu tâm phúc của cha tôi
– Và ông ta đã đi khỏi Kelleway khi cha cô chết…
– Vậy thời gian qua ông ta ở đâu, bà biết chứ?
– Vâng tôi biết… Ông ta ẩn mình trong một căn nhà nhỏ ở Fellerton.
– Nó cách đây bao xa?
– Ồ, vào khoảng mười bốn, mười năm cây số…Tôi nghe ông ta làm vườn, trồng rau, trồng hoa. Ông ta vốn thích những công việc như vậy.
– Tôi muốn tới gặp ông ta.
Bà tỏ ra hoảng hốt lo sợ
Tôi nói: – Tôi muốn hỏi ông ta về cha của tôi.
Bà lắc đầu, nói:
– Cha của cô trong những ngày cuối cùng bị ốm rất nặng, cô Ellen ạ. Những chuyện về bệnh tật… chỉ làm cô thêm đau lòng.
– Không sao, đó là ý muốn của tôi. Tôi nghỉ nó không gây phiền phức gì cho người kể.
– Rất tiếc, tôi không biết gì nhiều về ông Fenwick. Đã mười năm nay rồi, kể từ khi mẹ cô bỏ ra đi tôi đã không làm cho nhà Kellaway nữa.
– Tôi hiểu, cha tôi là người đàn ông bất hạnh. Mẹ của tôi đã bỏ ông…
– Đó là vì… bà chủ không có thể sống mãi ở Đảo xa được. Bà luôn nói, ở đây, bà giống như người bị tù đày.
– Hẳn bà biết chị Sylvia của tôi?
– Ôi, vâng, cô Sylia… một cô gái thật kỳ lạ.
– Khi bà đi khỏi thì chị ấy bao nhiêu tuổi?
– Vâng, để tôi tính… cô ta khoảng mười ba tuổi. Tôi không chắ lắm, nhưng dường như là vậy. Không hiểu tại sao cô ta lại dại dột như thế. Trong lúc biển nổi gió, cô bỏ ra đi. Khoảng một giờ sau khi cô biến mất, chúng tôi nghĩ, đã có chuyện xảy ra với cô. Đúng như vậ, cô làm chúng tôi náo loạn hết cả lên. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm… Khi mẹ cô ẵm cô ra đi, chúng tôi nghĩ cô Sylvia sẽ khá hơn. Vậy mà không phải, ngược lại còn tệ hơn. Cô thích làm theo ý muốn của cô, nhưng cha cô thì không muốn. Ông không muốn gặp cô và ngày một xa lánh cô. Tôi không biết tại sao lại như vậy. Đôi khi tôi gặp cô đang khóc thổn thức, tôi tới an ủi cô, vạy mà ngay lập tức cô nhảy dựng lên, cười rũ rượi và nhạo báng: “Bà nghĩ tôi quan tâm tới ông ta ư?… Thôi đi, bà già ngốc nghếch!” Trời, đó là một lần đáng để tôi nhớ đời!.
– Như bà nói, chị Sylvia ra đi là một điều bất thường, phải không?
Trong mắt bà Pengelly ánh lên một sự cảnh giác, nó gợi tôi nhớ ngay tới Slack với đôi mắt e dè sợ dệt… Và tôi cũng nhận ra, dù cho bà có biết… thì bà cũng không nói vậy thì, bằng bất cứ giá nào, tôi cũng phải tìm bằng được ông Fenwick. Tôi nói:
– Tôi muốn có một con ngựa để đi tới Fallerton, bà Pengelly!
– Tôi không thể, co Ellen. Vì… Fallerton là một làng xa xôi hẻo lánh, ít người biết đến.
Trong lúc tôi thất vọng, chuẩn bị rời khỏi nhà trọ, bất ngờ Michael cưỡi ngựa đi tới. Anh ngạc nhiên mừng rỡ:
– Chào cô Kellaway, ngọn gió nào gửi cô tới đây thế này?
– Tôi đang chuẩn bị tới Fallerton – tôi nói
– Fallerton cũng trên đường đi của tôi, vậy là tôi cùng đi với cô.
– Tôi nghĩ anh đang đi vào nhà trọ
– Ồ, không sao đâu… chỉ là ăn uống chút ít cho vui. Tôi có thể đi cùng với cô, được chứ?
– Thế thì còn gì vui bằng. Nhưng dừng có vì tôi mà anh hoãn lại niềm vui sáng nay đấy nhé.
– Cô Kellaway thân mến – anh cười… nói – ngay như có phải hoãn nó lại, thì niềm vui của tôi đã được nhân đôi rồi còn gì.
Anh quay ra, dắt ngựa đi tới. Anh nói: – Tôi biết có một con đường tắt đi tới Fallerton, tôi sẽ chỉ cho cô… Nhưng cô muốn tìm ai ở Fallerton, một nơi xa xôi, hẻo lánh?
Sẽ là cố chấp, nếu tôi khăng khăng một mực từ chối lời đề nghị hết sức chân thành của anh, đồng thời cũng là điều kiện duy nhất lúc này cho tôi khi tới Fallerton xa lạ. Điều này cũng không tệ hại đến nỗi làm cho Gwennol đau khổ. Tôi nói:
– Vâng, tôi muốn tìm ông Fenwick
– Fenwick… Fenwick là người đã từng làm việc trong Lâu đài Kellaway?
– Đúng, tôi đang tìm ông Fenwick để hỏi ông về cha tôi
– Ông Fenwick là n gười hầu tâm phúc của cha cô trong nhiều năm, cho tới khi cha cô mất ông được nghỉ hưu và chuyển về ở Fallerton. Đó là những gì tôi nghe nói về ông.
– Tôi sẵn sàng tìm gặp bất cứ ai biết về cha tôi để hỏi chuyện. Thật là có lỗi, khi một người con lại không biết gì về cha mình.
Mẹ cô… đã bỏ ông đi?
– Vâng đúng vậy. Thật kỳ lạ, suốt ngần ấy năm trời ông không bao giờ cho người tìm tôi. Nhưng… dù sao tôi vẫn là con ông.
– Tôi nghe ông ta không được khoan dung cho lắm
– Tôi cũng được nghe kể về ông với những điều không lấy gì làm vui lắm
– Thôi đi, cô Ellen. Theo tôi… tốt hơn hết nên để cho quá khứ ngủ yên.
– Nhưng lòng tôi khao khát đến cháy bỏng… vì muốn biết tất cả.
– Vậy thì, chúng ta hãy cùng đi tới Fallerton nào.
Chúng tôi cùng nhau cưỡi trên mình ngựa, phóng như bay vượt qua làng mạc đồng quê,… nơi mà Michael thuộc như lòng bàn tay. Tất cả cuộc sống của anh đã gắn bó với mảnh đất này, nó thân thiết với nah biết bao. Đáng tiếc là Fallerton nằm ngoài lãnh địa Hydrock, nếu không anh đã cho tôi biết nhiều tin tức hơn về Fallerton.
Chẳng mấy chốc chúng tôi đã tới Fallerton một làng nhỏ bé… lác đáng vài cái nhà, đúng như bà Pengelly đã nói. Làng, chỉ có một số ít các ngôi nhà cụm lại với nhau ở trung tâm, và lèo tèo ngôi nhà khác nằm rải ngoài rìa.
Thật may, tới đầu làng, chúng tôi gặp một người đàn ông đánh một chiếc xe ngựa, chở đầy cỏ khô ở ngoài đồng về. Anh ta ghìm dây cương cho xe ngựa dừng lại, khi đi ngang qua chúng tôi, Michael hỏi:
– Anh có biết ông Fenwick ở chỗ nào không?
Người đàn ông người nhìn lên, ngay lập tức tỏ ra kính cẩn trước một Micheal mực thước, đang khẩn thiết yêu cầu. Anh ta nói: – Thật đáng tiếc, thưa ngài. Ông John Fenwick đã bán Nhà Cây Dâu đi rồi.
– Nhà Cây Dâu đó ở đâu? – Michael hỏi
– Thưa ngài, nó ở ngay cuối làng. Ngoài đi khoảng một trăm mét, rẽ phải là tới Cây Dâu lớn. Ngài sẽ nhìn thấy khu vườn của ông Fenwick. Đó là một khu vườn tươi tốt, trồng toàn rau và hoa rất đẹp, nhưng không còn của ông ấy nữa. Tất nhiên, con đường ông phải đi là tất cả đối với ông. Ông ta đã nhiều năm làm việc ở Lâu đài Kellaway, ông nói, ông không thể xa nó được. Ông đã bán mảnh đất này để ra đi.
– Anh có biết ông ta dời đến chỗ nào không?
– Không, thưa ngài tôi không biết
– Có lẽ quanh đây phải có người biết chứ?
– Tôi cũng không rõ. Có thể những người ở nhà hàng họ biết chăng? Bởi ông ta thường ra đấy ăn uống, tôi nghĩ vậy.
Sau khi cám ơn người chỉ đường, chúng tôi phóng ngựa tới Nhà Cây Dâu. Trước mặt chúng tôi là một cây dâu to, những vồng hồng rất đẹp… “Đúng là nhà Cây Dâu của ông Fenwick rồi. Nhưng chúng đã được bán cách đây sáu tháng…” Chủ nhân mới của khu vườn – một người phụ nữ chỉ biết về Fenwick có thế. Chị ta không biết gì về chỗ ở mới của ông. Trước mọi sự chị cho chúng tôi biết vỏn vẹn có một điều “Ông ta bây giờ không còn ở đây nữa.”
Michael nảy ra một ý kiến khá hay, chúng tôi cần phải đi tới nhà hàng để nghỉ ngơi… và hỏi thăm về Fenwick.
Chúng tôi đã tìm thấy một nhà hàng ở ven đường với biển hiệu treo trước cửa “Bắp tiên”. Chúng tôi đi vào, nhà hàng vắng vẻ, không có một vị khách nào ngoài chúng tôi. Chúng tôi ngồi vào bàn, gọi rượu táo và yêu cầu một số món ăn thông thường. Bà vợ của chủ quán nhanh nhẩu mang ra chả nướng, bồ câu hầm, pate thịt nướng, và cả món thịt đông nữa. Ngay lúc đó Michael hỏi bà về ông Fenwick.
– Ôi thưa ông, ông đang hỏi về người Nhà Cây Dâu phải không? – Bà nói – Thật đáng tiếc, ông ta không còn ở đây nữa. Hẳn vì ông muốn thay đổi cuộc sống, ông ta thích làm việc nhàn nhã hơn.
– Ông ta thường tới đây? – Michael hỏi
– Ôi vâng, ông ta tới đây thường xuyên. Rượu táo, đó là món ưa thích nhất của ông ta. Rồi đến pate cùng những món ăn giống như ông yêu cầu.
Tôi nói, cái ngon thường trùng hợp khiến bà rất vui. NHưng bà cũng chẳng giúp gì được cho chúng tôi, bởi bà cũng không biết ông Fenwick đã dời đến nơi nào.
Ồ, một buổi sáng uổng phí – Michael buồn bã nói. Chúng ta không thể tìm thấy ông ta… Nhưng cô cứ yên tâm, tôi sẽ tiếp tục đò hỏi, điều này không khó khăn gì… À, cô có suy nghĩ gì về cái biển “Bắp tiên” kia không?
Một cái tên hấn dẫn
Cô có nhìn thấy gì lạ trước bảng hiệu?
Có, tôi nhìn thấy một túm bắp kết lại giống như một con búp bê.
Đúng vậ, cứ đến cuối vụ thu hoạch, nông dân thường tết bắp ại thành những con búp bê ngộ nghĩnh đem treo khắp nơi, kể cả phòng khách nữa. Họ cho rằng, làm như vậy thì mùa màng sang năm sẽ bội thu hơn.
Tôi nhớ ra rồi… nó cũng được treo trên lò sưởi… trên xà nhà nghỉ Polcrag…
Ồ, nhìn xem, đây không phải là đèn đất nung sao – Michael đặt lên giữa bàn một vật rất kỳ cục, nó có hình dạng giống như một trái dưa… anh nói, hãy nhìn vào cái lỗ ở trên đỉnh, nó dùng để rót dầu vào… có một cái bấc gài vào trong để làm tim đèn. Đây là vật cổ lỗ xa xưa, bây giờ khó mà tìm thấy được ở Stonen Chill. Tôi rất thích nó.
Tôi cầm cái đèn lên tần ngần, ngắm nghía. Miệng thì tán thành sự kỳ quặc của nó, nhưng trong đầu lại buồn bã nghĩ tới Fenwick với một nỗi thất vọng ê chề.
Anh đưa tay vỗ nhẹ tay tôi an ủi. Anh nói – Hãy vui lên, Ellen. Tôi hứa, nhất định sẽ tìm ra ông Fenwick cho cô.
– Xin cám ơn lòng tốt của anh. Thật may mắn tôi đã được anh giúp đỡ
– Không có gì, tôi rất vui vì được giúp đỡ cô. Tôi sẽ làm tất cả những gì mà tôi đã hứa. Khi nào tôi phát hiện ra điều gì đó, tôi sẽ báo cho cô bằng bồ câu… cô thấy thế nào?
– Thật thú vị, tôi chắc rằng Slack cũng rất vui.
– Gwennol và tôi cũng thường nhận và gửi thư như thế
– Vâng, cô ấy cũng đã nói với tôi.
Chúng tôi rời khỏi nhà hàng Bắp Tiên, vượt qua làng quê hướng về biển. Tôi chợt hoảng hót… nhìn lên bầu trời thấy xuất hiện một con ngựa bạch tung vó phi vội vã.
– Trời thế này ắt ngoài khơi đang nổi gió – Michael nói – không lâu đâu, chúng sẽ mạnh hơn. Muốn ra khơi lúc này phải thật nhanh, không được chậm trễ, cô Ellen.
– Đúng vậy, phải thật khẩn trương thì tôi mới kịp chèo thuyền quay về đảo được – tôi nói
– Ôi, một mình cô ư. Khôn, không thể như thế được – Anh lo lắng khi chúng tôi về gần tới nhà trọ.
Lúc này tôi đã nhìn thấy sóng bạc đầu xuất hiện nhiều hơn. Michael tuyên bố:
– Tôi sẽ chèo thuyền đưa cô về đảo.
Tôi vội vàng từ chối: – Cám ơn Michael, anh không cần phải làm như vậy.
– Nhưng, đây là yêu cầu của tôi. Trời thế này thì ra khơi hơi khó. Cô cần phải có một người đàn ông cầm chèo trong lúc biển đang giận dữ – Michael khẳng định
– Nhưng tôi sẽ tự hào, vì đã chèo thuyền trở về một mình
– Biển lúc này đang yên. Nhưng đáng buồn là nó sẽ thay đổi rất nhanh.
… Michael đi đến một thoả thuận dứt khoát: Anh sẽ thuê một con thuyền chắc chắn hơn, cầm chèo đưa tôi đi. Còn con thuyền Ellen mảnh khảnh được người đàn ông trong nhà trọ cầm chèo. Cả hai con thuyền cùng sang đảo. Khi tới đảo, anh sẽ quay về cùng người đàn ông kia bằng con thuyền đã thuê.
Tuy vậy, ngồi trong thuyền tôi bứt rứt không yên… Tôi sẽ giải thích sao đây nếu Gwennol phát hiện ra, tôi đã có một ngày cùng với Michael Hydrock ở trong đất liền và chính anh lại đưa tôi trở về đảo.
Khi thuyền chúng tôi đã rời xa đất liền, gió dường như đã giảm bớt đi chút ít.
Tôi khẩn khoản nói: – Biển đã lắng, tôi có thể tự xoay xở được rồi.
– Có lẽ vậy… – Michael nói – nhưng tôi sẽ rất buồn…
Cuối cùng thì thuyền của chúng tôi cũng cặp bến. Tôi đã bước ra khỏi thuyền, cùng anh đứng trên bờ vịnh.
Tôi ngập ngừng: – Anh sẽ tới thăm lâu đài chứ?
Anh buồn rầu, nói: – Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi phải quay trở về ngay.
Vừa lúc đó chúng tôi nhìn thấy con thuyền Ellen đã tới gần.
– Cám ơn rất nhiều, anh Michael, anh thật chu đáo với tôi.
– Ồ, có gì đâu, Ellen, đó là việc làm cho tôi yên tâm nhất.
Anh vội nhảy vào con thuyền đã thuê do người đàn ông kia đã cầm chèo. Tôi nhìn theo…vẫy tay chào tạm biệt. Con thuyền của họ từ từ xa dần…
Trong lúc tôi leo dốc đi về phía lâu đài bất chợt tôi gặp Jenifry. Tôi nghĩ, chị đã nhìn thấy tất cả, từ lúc con thuyền vào bờ… và cả lúc Michael nắm tay tôi chào tạm biệt, không đoái hoài gì tới lâu đài Kellaway…
Tôi bồn chồn, ngạc nhiên bởi chị Jenifry không nói gì với Gwennol. Tôi tự nhủ, phải cảnh giác với cái liếc nhìn… họ có thể xử tôi như 1 kẻ phạm tội.
Ngày hôm sau Gwennol đi vào đất liền. Ở lại trên đảo, tôi chợt nảy ra ý định đi tới bà Tassie. Có thể bà sẽ tìm ra những điều khác… khi không có mặt Jago ở đó.
Bà đang ngồi trước cửa, khuôn mặt nhăn nheo móm mém của bà bỗng tươi rói khi tôi tới gần. Con mèo mực trườn ra khỏi váy bà đưa mắt nhìn trừng trừng.
– Xin mời vào, – bà nói.
Tôi đi theo bà vào trong nhà. Mùi thảo mộc bốc mùi hắc hơn lò sưởi bốc lửa đượm hồng đốt cháy mấy khúc cây khô quắn.
– Vậy, tiểu thư hôm nay đến đây có 1 mình thôi sao, – bà cười móm mém, nói: – Tôi hy vọng được bói cho cô.
– Vâng, xin cám ơn, tôi hy vọng được bà xem cho.
Bà vẫn cười với nụ cười đầy ngụ ý, cho rằng tôi cũng như những người khác đang ở trong hoàn cảnh cấp thiết, không thể chờ đợi nổi phải đến với bà.
– Nào, tiểu thư, tôi có thể xem gì cho tôi bây giờ? – Bà hỏi – Hãy cho tôi biết cô thích xem kiểu gì, xem bằng quả cầu pha lê hay xem tay?
– Tốt lắm, lần trước bà đã cho tôi nghe về tương lai. Hôm nay tôi muốn được nghe về những điều không may sẽ đến với tôi.
Bà cười phỉnh nịnh: – Ôi trời, lần này tôi xem thật kỹ cho cô, làm cho cô phải hài lòng.
– Tôi muốn bà xem cho tôi về người khác nữa.
– Ôi? – Bà đưa tay vỗ đầu bồm bộp, bà càng giống con khỉ tinh ranh hơn. – Meo! Meo! Meo!… hãy bẩm báo với ngài đi!… – bà giương mắt chăn chú nhìn tới Thần Mèo lầm rầm khẩn cầu: – Hỡi đức ngài linh thiêng của con, con xin cầu nguyện ngài chỉ bảo…
Con mèo kêu meo meo đáp lại lời cầu khẩn của bà.
– Người đó còn sống… hay là đã chết? – tôi vội hỏi.
– Hồn ma không có tương lai. – Bà đáp gọn lỏn.
– Nếu bà tìm thấy tương lai có lẽ bà cũng nhìn thấy quá khứ. Tôi muốn bà nói về Silva – chị cùng cha khác mẹ với tôi.
– Ôi, cô muốn nói tới ai? Một cô gái đáng thương ư, số phận của cô ấy thật đen đủi!
– Chị Silva đã từng tới đây để cho bà xem, đúng không?
– Đúng vậy, cô ta thường tới đây, nhất là những ngày cuối cùng. Cô ta có lý do để tới…
– Lý do gì vậy? – tôi xúc động hỏi.
– Cô ta lo lắng về tương lai.
– Chị Silva rất cô đơn, không ai quan tâm tới chị?
– Đây là số mệnh… Cô ta có thể đã nằm sâu dưới đáy biển làm bạn với cá. Một cô gái đau khổ, một cô gái thật đáng thương! –
– Bà nhìn thấy chị ấy dưới đáy biển?
Bà lắc đầu tinh ranh nhìn tôi, bà nói: – Tôi nhìn thấy cô ấy ở 1 nơi nào đó.
– Bà biết chắc chắn chị Silva chết rồi chứ?
– Có nhiều người bàn tán, họ đã nghe thấy cô ta kêu gào thảm thiết trong gió rít ngoài khơi…
– Bà nói chị ấy thật sự đã chết đuối phải không?
– Con thuyền của cô ta đã trôi dạt vào bờ, cô ta có thể chết nếu con thuyền không có ai.
– Vậy là bà không biết 1 cách chắc chắn. – Tôi kết luận.
– Tôi đã nói rồi, tiểu thư. Tôi nói 1 số người đã nghe thấy hồn ma của cô ta và con thuyền trở về mà không có cô.
– Ngày cuối cùng chị Silva có đến chỗ bà?
– Cô ta đến… muốn biết về tương lai.
– Chị ấy thế nào… có giống tôi không?
– Hoàn toàn khác…
– Phải có cái giống chứ.
– Không, tóc cô ta rất vàng… Cô ta là bức hình vẽ lại của mẹ, không có 1 chút Kellaway nào ở trong cô ta cả.
– Chị Silva tới bà với nỗi đau khổ khủng khiếp?
– Cô ta sinh ra trong bất hạnh, có lẽ cô ta biết điều đó.
– Tại sao chị ấy biết?
– Tiểu thư, cô thề giữ bí mật chứ?
– Ôi, vâng… tôi xin thề giữ bí mật, bà nói đi.
– Mẹ cô ta đã đến chỗ tôi trước ngày sinh… Bà ta muốn huỷ bỏ cái thai.
Tôi rùng mình, hỏi: – Tại sao?
– Tôi chắc là bà ta có lý do riêng.
– Vậy, lý do ấy là gì?
– Ôi, bà Effie đã từ lâu không còn giữ vai trò bà chủ lâu đài. Cha cô không còn tin tưởng bà nữa… ông đã lựa chọn mẹ cô. Cha cô khao khát có 1 đứa con trai. Ông ta luôn phải bận rộn với công việc, cũng y như Jago bây giờ. Bà Effie lén tìm đến chỗ tôi và nói: “Tassie, tôi sắp có con… nhưng tôi không thể sinh đứa con này.” Tôi xem xét và nói: “Đã quá trễ rồi, thưa bà Effie. Lẽ ra, bà phải tới tôi từ hai tháng trước. Bây giờ, tôi không thể làm bất kỳ điều gì cho bà được nữa rồi.”
– Đúng là một đứa trẻ đáng thương! Vậy là mẹ chị đã không muốn chị ra đời.
– Đây là nỗi đau buồn của 1 đứa trẻ ngoài mong muốn. Cô ta đã nhận biết được nó từ khi còn bé, thật bất hạnh.
– Bà còn nhớ, lúc tôi còn nhỏ như thế nào không?
– Ôi, tôi nhớ chứ. Cô rất giống bà Frances có đôi mắt sáng long lanh.
– Và sau đó là gia đình hạnh phúc?
– Trên đời này có những người không thoả mãn với những gì mình có. Cha cô là 1 người như vậy, tiểu thư của tôi ạ.
– Bà hãy nói cho tôi nghe những gì đã xảy ra trong những ngày trước khi chị Silva mất tích.
– Vào 1 tuần trước khi cô ấy ra đi, cô ấy đã tới đây cho tôi xem…cô ta xem cả 2 kiểu…
– Chị Silva xem vận rũi phải không?
– Tiểu thư không được chứng kiến cô ta cười như thế nào đâu. Cô ta cười sặc sụa, cười chảy ra nước mắt. Cô ta nói: “ Tôi không còn ở đây lâu nữa đâu, bàTassie.”… Sau đó tôi xem bàn tay cho cô…, cô muốn tìm xem có chút may mắn nào không. Nhưng tôi không biết nói gì với cô, tất cả đều rất xấu.
Sau đó, bà trố mắt chăm chăm nhìn vào quả cầu thủy tinh, thì thầm với một giọng nói bí ẩn xa xăm: – Ta đã nhìn thấy bóng tối lảng vảng…Ôi, chúng đã bắt đầu chuyển sang đen kịt, nguy hiểm sáp xảy ra. Tiểu thư Ellen, chú ý nghe ta nói đây: “Hãy cảnh giác đề phòng”…
Giật mình, tôi liếc nhìn bà. Sự bí hiểm đã biến khỏi khuôn mặt, nhường chỗ cho nụ cười móm mém, bà nói: – Đó là tất cả những gì tôi đã nói với cô, tiểu thư quý mến của tôi ạ. Hãy cảnh giác…đề phòng.
Đó là dấu hiệu đã đến lúc tôi phải ra về. Dù sao, bà cũng đã nói cho tôi biết nhiều hơn một chút về Silva – người chị cùng cha khác mẹ với tôi.
Tôi bỏ mấy đồng tiền xu vào cái bát để trên bàn, y như Jago đã làm lần trước. con mắt tinh ranh của bà lại sáng ngời soi mói.
– Hãy tới tôi nữa nhé, tiểu thư yêu quý, – bà nói – hãy tới tôi bất kỳ lúc nào cô thấy cần thiết.
– Tôi cám ơn, chào bà…
Tôi ra về trong nắng trưa vàng ấm áp.
Hai ngày sau, trời yên biển lặng, tôi lại chèo thuyền vào đất liền một lần nữa. Trong dịp này tôi có ý định thăm quầy tạp hóa, bởi ngày lễ Noel không còn xa nữa. Tôi cần phải đi mua quà tặng cho những người thân ở trên đảo.
Cách bờ không xa, tôi tự nhủ…phải cảnh giác với sự thay đổi của thời tiết.
Thủy triều lên, đưa thuyền tôi cập bến. Lần đầu tiên tôi bước vào trong cửa hàng tạp hóa, với ý định mua một hai món nho nhỏ. Ngay cửa sổ, tôi nhìn thấy một bức tranh…bức tranh “mồng biển”. Biển trong xanh như ngọc saphia, sóng lớp lớp nối tiếp nhau thè lưỡi uốn cong trắng xóa…đùa giỡn xô vào bờ cát vàng óng. Nhưng đáng chú ý hơn là đàn mồng biện, chúng giống như một đám mây trắng bay là là mặt biển, một sự tương phản hài hòa giữa hai màu trắng và xanh, càng tôn thêm vẻ quyến rũ thơ mộng. tôi thầm nghĩ, bức tranh tuyệt vời này phải thuộc về tôi. Bức tranh làm cho tôi luôn nhớ về Đảo Chim, một khu bảo tồn lý thú, nơi tôi đã từng đặt chân tới.
Tặng quà vào dịp Noel đã trở thành thói quen của tôi. Bức tranh sẽ là món quà có ý nghĩa, xứng đáng là món quà đầu tiên tôi tặng cho Jago. Nghĩ tới lúc trao nó cho anh, tôi càng thấy vui hơn.
Tôi đi vào trong cửa hàng, nói với ông chủ cho tôi xem bức tranh. Thật may mắn, giá bức tranh rất hợp với túi tiền của tôi. Bức tranh “Mồng BIển” chắc chắn thuộc về tôi.
Tại nơi giao dịch, một người đàn ông đã thỏa thuận xong, ông quay trở lại cửa hàng. Ngay lập tức tôi đã nhận ra ông. Ông chính là James Manton, họa sĩ Đảo Đá Xanh mà tôi và Jago đã gặp ông ở trên Đảo Chim.
Mắt ông sáng lên mừng rỡ, ông cảm động khi nhìn thấy tôi. Tôi đã hiểu ra, ông chính là tác giả của bức tranh “Mồng Biển”. ông đã trung bày một tác phẩm nghệ thuật, mong sao cho mọi người đến chiêm ngưỡng và đáng giá đúng giá trị nghệ thuật của bức tranh, và đánh giá đúng tài năng của ông.
– Ồ, cô Ellen Kellaway đó sao, – ông nói.
– Chào ông, ông James Manton.
– Vậy…cô đã hoàn toàn bị chinh phục bởi bức tranh, chỉ vừa mới thấy, tôi đã muốn…nó là của tôi.
– Cô thích nhiều đến vậy ư?
– Màu sắc, đường nét, bố cục…tất cả nghệ thuật của bức tranh đã làm tôi say mê. Nhất là đàn mồng biển, thật sinh động. chúng giống như một cánh diều trắng mộng mơ,, bay là là trên mặt biển. ôi, biển mới em đềm quyến rũ làm sao. Tôi như muốn hòa mình vào biển, thật kỳ diệu…
– Cô đã làm cho tôi sung sướng, – ông nói, – cô đã ban thưởng cho tôi một niềm vui đúng mức, tương xứng với công sức của tôi đã bỏ ra. Vậy, cô sẽ làm gì với bức tranh này?
– Tôi muốn có một món quà tặng có nhiều ý nghĩa, trong dịp lễ Giáng Sinh.
– ồ, cô đi một mình sao?
– Vâng, đúng vậy…tôi muốn được ngắm nhìn vẻ đẹp của biền bằng chính mắt của mình.
Ông cười, nói: – Tôi có một sáng kiến, trong lúc họ gói bức tranh, chúng ta có thể đi uống trà. Sau đó, tôi sẽ cho người mang nó xuống thuyền cho cô. Thế nào, cô đồng ý chứ?
– Một sáng kiến tuyệt vời.
Tôi đi cùng với ông Jame Manton ngồi vào bàn ăn trong nhà nghỉ Polrag. Chúng tôi uống rượu táo, ăn bánh nướng quết kem. Đúng là: một dịp may hiếm có!
Ông hỏi tôi cuộc sống trên đảo thế nào, có thích không?…Tôi trả lời, đôi khi dường như nó không còn là một hòn đảo nữa…mà giống như một nhà tù ở trên biển.
– Ôi, cô còn được ở trên một hòn đảo lớn hơn hòn Đá Xanh rất nhiều, cô còn may mắn hơn tôi đấy, cô hiểu chứ?
Tôi quyết định khám phá một điều mà tôi biết nó rất nặng nề với ông, tôi hỏi: – Ông Manton, ông biết cha tôi, phải không?
Mặt ông đanh lại, im lặng một lát, ông nói: – Đúng, tôi biết cha cô.
– Ôi, xin lỗi, tôi nhận thấy…ông không ưa gì cha tôi.
– Đúng vậy, cô Kellaway, tôi hoàn toàn không muốn nhắc đến ông ta.
– Xin ông làm ơn, hãy nói cho tôi được biết về cha tôi. Tôi rất muốn được nghe, nhưng hầu như không một ai muốn nói về ông ta.
– Có lẽ, tôi sẽ làm cho cô phải thất vọng. cô không thể nghe những điều từ một người mà cha cô coi như kẻ thù.
– Ôi nặng nề đến thế sao? Tôi chắc rằng có một sự nhầm lẫn nào đó chăng.
– Thực tế, cha cô là một người võ đoán, luôn cho mình đúng.
– Tôi được nghe, người vợ đầu tiên của ông ta chết trong sự cô đơn, buồn bã…
– Ông ta đối xử với bà ta thật nghiệt ngã, độc ác.
– Nhưng không phải đến mức…giết vợ!
– Chao ôi, đó là kiểu giết người còn tàn nhẫn hơn cả dùng dao để đâm vào tim, hay cho ăn súp có thuốc độc. cô không biết ông ta độc ác đến mức nào đâu. Cuộc đời của bà ta khốn khổ vì ông ấy. ông ta luôn ghen tuông và thù hận.
Tôi rùng mình, trước những lời nguyền rủa cay đắng. ông họa sỹ vống là một người điềm tĩnh ôn hòa, chỉ biết có nghệ thuật, vậy mà lòng căm giận khủng khiếp đến nỗi làm mặt ông đỏ gay căng thẳng. dường như thuốc súng đã nổ, khi đã dồn nén bao nhiêu năm qua. Tôi nghĩ, phải dập tắt nó ngay, tôi nói: – Thôi, ông hãy kể về mẹ của tôi đi.
Ông nguôi giận, mặt tươi trở lại, giọng dằm xuống: – Đúng vậy, mẹ cô cũng là một họa sĩ có tài, và nhẽ ra có thể là một người vợ tốt, nhưng ông ta đã làm hỏng tất cả. sự thực dụng võ đoán của ông ta không hợp với sự lãng mạn của nghệ thuật, họ chê bai coi thường nhau…vì có chung một ham thích hội họa, một tính cách nghệ sĩ.
– Vậy là cuộc sống gia đình của mẹ tôi và cha tôi không có gì là em thấm…chúng tôi thật bất hạnh!
– Cuối cùng mẹ cô phải mang cô bỏ trốn, khi cô còn bé tý tẹo.
– Điều đó làm cha tôi phải đau lòng.
James Manton cười mỉa mai: – Đau lòng ư? Ông ta vui mừng thi đúng hơn!
– Vui mừng cùng với chị Silva con gái của ông ta sao?
– Ôi, Silva thật đáng thương! Ông ta căm ghét cô ta hơn ai hết. nhẽ ra cô ta có thể khác đi, với một gia đình hạnh phúc, giống như tôi mong muốn. – Ông nhún vai, nói – Silva không bao giờ có một cơ hội nào khác. Đó là lý do tại sao.
– Chị ấy đã biến mất, – tôi tiếp lời, điều mà ông còn ngập ngừng không muốn nói ra. Tôi nói – cuộc sống của chị Silva quá đau khổ, khủng khiếp, không thể nào chịu nổi, chị ấy hoàn toàn mất cân bằng.
– Còn có người nào chịu nổi một áp lực nặng nề như vậy trong cuộc sống? cô ấy còn quá trẻ, vậy mà khi mẹ chết, cô phải chịu đựng tất cả.
– Tôi đã cùng mẹ tôi xa rời khỏi ông khi tôi mới lên ba. Hẳn ông ấy cũng căm ghét tôi?
– Ông ta không có thời gian dành cho con trẻ.
– Ôi, ông biết những gì đã xảy ra, khi mẹ tôi bỏ cha tôi để ra đi?
– Ông ta đã không đi tìm bà và cô…ông ta không thể nào tha thứ cho mẹ cô, vì bà đã bỏ ông ra đi, cũng như không bao giờ tha thứ cho Effie… – ông lắc đầu, – tôi không thể nói hết những điều cô muốn biết về ông…về chính người cha của cô được nữa.
– Những gì tôi muốn biết ở ông chính là sự thật. Dù cho sự thật đó cay đắng với tôi như thế nào, thì tôi cũng sẵn sàng chịu đựng, còn hơn là phải ngắm nghía sự thật xấu xa được che đậy bởi quần áo đẹp ở bên ngoài.
– Cô phải tha thứ cho tôi, – ông xúc động, nói: – Tôi đã bị tình cảm lôi cuốn…Cha cô và tôi không còn nói chuyện với nhau được nữa. khi còn sống, ông ta đã cấm không cho tôi được lên đảo. nếu tôi đặt chân lên đảo thì sẽ bị bắt và ném xuống biển.
– Thật khủng khiếp, tôi hy vọng điều bất hạnh đó bây giờ không còn xảy ra nữa.
– Ôi, đó là mối thù truyền kiếp. Mọi người không thể thoát ra nổi cuộc tranh cãi, khi mà họ không hiểu hết nguyên nhân sâu xa của nó. Chúng ta đã từng biết nỗi đau buồn đó xuất phát từ Montagu và Capulet, phải không? Bây giờ tôi không còn mong muốn gì ở đảo Kellaway, dù là mơ đi nữa. tôi đã bằng lòng với cuộc sống ở trên Đảo đá Xanh.
– Ôi, ông đã tìm thấy niềm vui của cuộc sống trên hòn đảo nhỏ bé đấy ư?
– Nó rất thích hợp với tôi. Tôi đã có thể dồn hết thời gian công sức để vẽ, đôi khi phải tạm dừng lại là lúc tôi mang tranh đi London để dự triển lãm, và xem tranh của các họa sỹ khác. Tôi mang tranh đặt vào cửa hàng ở Polcrag để cho mọi người được chiêm ngưỡng nghệ thuật, và hy vọng những người ham thích nghệ thuật ở xa tới mua chúng.
– Tôi vui sướng khi được nhìn thấy bức tranh “Mồng Biển”, và càng vui mừng hơn khi biết tác giả chính là ông. Tôi hy vọng, sự xuất hiện của bức tranh ở Kellaway có thể xóa sạch đi mối thù truyền kiếp ở chúng ta.
Ông mỉm cười nhìn tôi, thốt lên: – Thật tuyệt vời! Thật huyền diệu! tôi không thể ngờ, tôi lại được gặp mẹ cô, trong chính người con gái của bà”.
Buổi trưa hôm đó mới thú vị làm sao!…
Sau đó, tôi chèo thuyền trở về đảo cùng với bức tranh “Mồng Biển”. Tôi mang tranh về phòng, ngắm nhìn say sưa…Tôi thầm nhủ, sẽ giữ bí mật với Jago cho đến tận ngày lễ Noel.
Thời tiết đã chuyển sang thu. Nắng tháng mười vàng nhạt, se se lạnh, làm cho người ta nhớ tới cái nắng mùa hè gay gắt… Nhưng gió vẫn chưa nổi lên, chỉ có sương mù dày đặc xuất hiện. Sự khắc nghiệt của biển như Jago nói, hẳn phải đến tháng mười một mới bắt đầu.
Hàng ngày tôi vẫn cùng với con thuyền Ellen bơi dạo quanh đảo. Nhờ Jago giới thiệu, bây giờ tôi đã quen với một số người dân lao động. Họ cũng đã quen với tôi, sau những cuộc gặp gỡ chuyện trò cởi mở. Đặc biệt, tôi thấy vui hơn khi họ ngầm ca ngợi những việc làm tốt của Chúa đảo.
– Ông ấy rất nghiêm khắc, – một bà già nói – nhưng nghiêm khắc để giữ cho nhà cửa của chúng tôi được gọn gàng, sạch sẽ… ruộng vườn tươi tốt. ông đã nhìn tới nóc nhà nào là y như phải sửa chữa lại ngay lập tức…
Có lẽ, khi mặt trời buổi trưa đã lên cao, chiếu những tia nắng vàng ấm, xua tan sương mù dày đặc, khiến lòng tôi bồi hồi xao xuyến. không, không phải thế, có lẽ chính những người dân lao động chuyên cần kia, đã làm cho lòng tôi nhân ái, cảm thông với họ…với cuộc sống mong manh đầy trắc trở khiến họ phải vật lộn giành giật kiên cường mới có được, tuy rằng hiệu quả mang lại cho họ còn quá nghèo nàn và khiêm tốn.
Không hiểu sao tôi lại băn khoăn lo lắng về họ đến như vậy…
Nếu Philip còn sống, hẳn anh ta sẽ cười chế nhạo: “Đúng là một sự mủi lòng viển vông!”
Còn Esmeralda sẽ nói: “Ôi, chị lúc nào cũng để ý đến mọi cái…người dân lao khổ thật đáng thương!”
Hơn thế nữa, tôi ân hận tự trách mình chưa thật sự hòa nhập với họ, tôi còn chưa hiểu hết về họ. vậy mà tôi đòi nắm bắt tất cả những gì đã diễn ra trên hòn đảo có về dày lịch sử này.
Ngay cả Jago, người gần gũi với tôi nhất, vậy mà anh vẫn còn xa cách biết bao, mặc dù anh luôn quan tâm chú ý đến tôi. Tôi thường ngắm nhìn chân dung của anh, nhưng con người thật của anh…tôi vẫn không sao nắm bắt nổi. Mẹ tôi đã nhận biết được tính chất hai mặt đối lập trong của một ocn người và bà đã thể hiện xuất sắc điều đó ở cả Jago, ở Silva…Bà đã thành công trong sự nắm bắt mọi người, nhưng lại thất bại khi nắm bắt cha tôi, có lẽ cha tôi là một trường hợp ngoại lệ…mẹ tôi đã không đủ can đảm để vẽ ông, mặc dù lúc đó bà đã yêu ông và chấp thuận lấy ông.
Tôi lắp chèo vào thuyền, chờ cho thủy triều dâng lên đưa thuyền ra xa bờ. Trời thật đẹp, gió nhẹ thổi se lạnh…mặt tôi ửng hồng dưới ánh nắng. Những đám mây đủ hình thù kỳ dị, tôi từ từ theo gió, làm tôi chợt nhận ra, ở đó có hình dạng một khuôn mặt nhăn nheo dăn dúm khó quên…khuôn mặt bà Tassie. Và ngay kia là áng mây xám đen đang lảng vảng trôi về phía chân trời, khiến tôi nhớ tới câu nói thầm thì đầy bí hiểm: “Hãy cảnh giác đề phòng!”… Phải chăng đó là một ám chỉ quanh co về mối nguy hiểm đang đe dọa tôi, bằng một ngôn từ rất riêng của phù thủy? tôi còn nhớ, khi tôi tới bà Tassie cùng với Jago thì đó là “Hạnh phúc sẽ thành, ngay sau khi cô quay trở về đúng…” Điều đó áp dụng riêng cho tôi hay cho tất cả mọi người? “Quay trở về đúng” có nghĩa là làm cho hạnh phúc…quyền quý cao sang chảy ào ạt vào cuộc sống, vượt xa yêu cầu của Jago. Tôi thầm nghĩ, sự ẩn dụ này liệu có ứng nghiệm?
Thuyền của tôi đã trôi xa cách đảo khoảng một dặm. tôi nghĩ, đã tới lúc quay trở lại.
Trong lúc vung mái chèo, tôi bỗng kinh hoàng…chợt nhìn thấy ở dưới đáy thuyền có nước rỉ vào.
Tôi cúi xuống, đưa tay dò dẫm kiểm tra đáy thuyền. Nước thấm vào, ắt hẳn đáy thuyền phải có lỗ rò. Tay tôi đã chạm vào một thứ gì lầy nhầy giống như đường mật.
Ngay lúc đó, nước bắt đầu chảy vào qua lỗ rò rất nhanh, trên đáy thuyền nước đã lênh láng. Tôi nắm chặt tay chèo bơi thật nhanh vào bờ.
Con thuyền Ellen đã bung ra một lỗ rò to… Không còn nghi ngờ gì nữa: Thuyền sắp đắm!
Tuy bờ không xa là bao, nhưng con thuyền của tôi lại chòng chành lắc lư như người say, trong lúc tay tôi đã mỏi nhừ không còn chèo mạnh được nữa.
Nước đã dâng cao lên tận mạn thuyền.
Không bình tĩnh được nữa, tôi điên cuồng, hoảng hốt nắm chặt lấy mạn thuyền. May mắn sao, tôi đã ôm chặt được sống mũi của con thuyền, phần còn lại duy nhất nổi trên mặt nước, còn tất cả đã chìm nghỉm. Tạm thời tôi vẫn an toàn, nhưng hẳn chẳn được bao lâu rồi cũng phải chìm!
Có thể bơi vào bờ chăng? Tôi cảm thấy không thể, vì váy áo ướt sũng nước nặng nề sẽ quấn giữ tôi lại. tôi chỉ mới biết bơi rất ít; từ những ngày còn nhỏ khi tôi và Esmeralda được cô gia sư đưa đi tắm biển ở Brighton vào những ngày lễ, nhưng lúc đó các thuyền bảo vệ luôn chuẩn bị sẵn sàng vất phao ra cứu vớt, nếu chúng tôi đuối sức. Nhưng bây giờ thì không thể vậy được nữa rồi!
Tạm thời tôi vẫn bám chắc lấy con thuyền, kêu to: – Cứu! hãy cứu tôi!… – giọng kêu yếu ớt của tôi lọt thỏm trên mặt biển bao la cùng với tiếng kêu rít giễu cợt của lũ mòng biển đang bay lượn trên đầu.
– Ôi, cầu xin Chúa, hãy để cho mọi người nhìn thấy con, – tôi thầm cầu nguyện. Bất chợt, tôi liên tưởng tới chị Silva, tôi chính là hiện thân của chị, tôi sẽ chết. chỉ có khác tôi và con thuyền Ellen đều bị chìm xuống biển xanh sâu thẳm…
Ôi, đây là sự phản trắc của biển! Ngay cả khi biển êm ái hiền hòa. Thật khủng khiếp biết bao!
Bơi vào bờ!?…Lại một lần nữa tôi muốn bơi vào bờ, nhưng tôi nhận thấy tai họa xảy ra còn nguy hiểm hơn. Khôn ngoan hơn cả, vẫn là bám chắc lấy con thuyền.
Tay của tôi đã tê cóng, tôi không thể bám chặt lâu hơn được nữa. vậy là kết thức rồi ư? Điều kỳ lạ đã đến với tôi như thế này ư? Không! Không!…Sẽ có người tới cứu tôi. Jago sẽ tới. Đúng, Jago nhất định phải tới. nếu như anh đang dạo chơi trên vách đá cheo leo kia.
– Jago! Jago! – tôi tuyệt vọng kêu lên. Tay tôi hình như đã bị tuột khỏi chỗ bám. Tôi như muốn chìm xuống?
Theo bản năng, tôi vùng vẫy chân tay…Thật không ngờ tôi lại nổi lên được lên mặt nước. Một sức mạnh phi thường trỗi dậy trong tôi, sức mạnh của con người trong đỉnh điểm của tuyệt vọng, hiểm nghèo. Tôi không muốn chết, tôi phải chiến đấu giành lấy cuộc sống của chính tôi.
Lời cầu nguyện của tôi đã thấu tới Chúa. Người đã ra tay cứu vớt tôi. Tôi không dám bơi vào bờ, chỉ vùng vẫy xoay sở để bám chắc lấy vị trí cũ trên con thuyền mà tôi vừa để tuột.
Chợt có tiếng gọi từ dưới nước vang lên: – Hãy bám chắc lấy, cô Ellen!…Tôi đây!…
Slack!…tôi thầm nghĩ.
Đúng là Slack, thật may mắn! Bây giờ cậu đã ở sát bên tôi. Tôi biết cậu bơi giỏi như Rái cá, tôi đã nhiều lần được nhìn thấy cậu bơi ra sao.
– Tất cả đã ổn rồi cô Ellen…Bây giờ tôi đã ở bên cô.
Cậu sao mà bé nhỏ đến thế! Sao mà yếu ớt đến thế!…Tôi thầm nghĩ, Slack chỉ là một cậu con trai mới lớn. vậy mà bây giờ tôi phải dựa vào sự yếu ớt ấy, tôi cảm thấy mình còn nhỏ bé hơn, yếu ớt run rẩy như một con chim non bị thương trong tay cậu.
– Nào, bây giờ tôi sẽ đưa cô vào bờ, – cậu thúc giục tôi chuẩn bị.
Trong lúc tay tôi vẫn còn bám chặt vào mũi thuyền, tôi kêu lên: – Tôi không thể…tôi bơi rất yếu, Slack.
– Không sao, cô Ellen. Đã có tôi dìu cô…
– Tôi thả tay, đạp chân rời khỏi chỗ bám, chỉ một lát người tôi chìm xuống mặt nước, nhưng ngay lập tức tôi được nâng bổng nổi lên nhờ bàn tay của Slack.
Chúng tôi từ từ xa dần con thuyền đắm, đảo ở trước mặt xích lại gần hơn.
Tôi không thể ngờ, một cậu bé mảnh khảnh như Slack lại cứu được tôi.
Sau đó tôi nghe thấy tiếng của Jago.
– Tôi tới đây.
Tôi vừa kịp nhận ra, tôi đã thoát nạn! Và lịm đi…
Tôi chỉ còn nhớ một cách mơ hồ, tôi đã được mang vào bờ, Jago ẵm tôi trong cánh tay khỏe mạnh của anh đi vào Lâu đài. Tôi bị ngất xỉu, phải nằm dốc nghiêng ở trên giường cho nước biện từ trong bụng trào hết ra khỏi miệng. sau đó, tôi dần dần hồi tỉnh, khi được ủ kín trong chăn, xung quanh chườm kín các chai nước nóng. Tôi phải nằm im trong hai ngày, sau khi nếm trải một cơn sốt lớn nhất trong đời. Số mệnh của tôi trôi dạt lênh đênh, tưởng đã chìm sâu xuống đáy biển, thật hú vía!
Lúc này nằm ở trên giường, tôi không sao quên được nỗi sợ hãi kinh hoàng, khi tôi phát hiện ra lỗ thủng ở trên thuyền. tưởng rằng mọi chuyện đã kết thúc, nếu không có Slack kịp thời ở đó và sau đấy là Jago. Tôi vẫn chua hết ngạc nhiên, một con người nhỏ bé như Slack mà lại mang nổi tôi bơi vào bờ…
Tôi đã kịp nhận ra Jago trước khi ngất xỉu. Tôi đã hết sợ hãi khi nghe tiếng anh…
Jago, bây giờ anh đang ngồi sát ngay bên tôi.
– Ellen, cái gì đã xảy ra với cô vậy? – anh hỏi – cô có thể nói về nó được không?
– Ôi, vâng, dĩ nhiên… Mọi cái xảy ra thật bất ngờ đối với tôi, có một lỗ thủng ở đáy con thuyền.
– Không, tôi không tin điều đó. Nếu cô không va thuyền vào một cái gì, thì điều đó không bao giờ xảy ra. Vì tất cả các con thuyền đều được kiểm tra cẩn thận trước khi hạ thủy.
– Đúng vậy, tôi đã kiểm tra ngay từ lúc đầu, nhưng không phát hiện ra một vấn đề gì. Khi thuyền đã đi được khoảng mười phút, vừa ra xa khỏi bờ thì bất ngờ sự cố xảy ra.
– May sao tai nạn đã qua. Cám ơn Chúa, tôi đã tới kịp.
– Cả Slack cũng thế.
– Đúng, Slack là một cậu bé tốt, nhưng chỉ hơi yếu một chút. Cậu ta không có đủ sức để mang cô vào bờ.
– Tôi cảm thấy váy áo ướt sũng, nặng trĩu kéo tôi chìm xuống nước.
– Đúng, đó là lúc rất nguy hiểm. Ellen… nếu như điều gì xảy ra với cô…thì tôi rất ân hận. – Mặt anh xúc động méo xệch, anh nói – âu cũng là bài học cho tất cả chúng ta. Sắp tới, chúng ta cần phải cẩn thận hơn.
– Vậy, tôi vẫn được chèo thuyền một mình chứ?
– ồ, đây là một yêu cầu không đúng lúc. Trong lúc này, tốt hơn cả cô nên nằm nghỉ ở trên giường. việc này ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần ghê gớm, hơn cả cô tưởng rất nhiều.
– Anh Jago, tôi không biết phải cảm ơn anh ra sao, anh đã cứu sống tôi.
Anh đứng lên sát ngay bên tôi, anh nói – tất cả phải cảm ơn Chúa. Chúa đã cho tôi được chăm sóc, bảo vệ cô. Mong sao, cô đừng có quên, tôi là người bảo trợ của cô.
– Cám ơn anh, Jago.
Anh ôm hôn tôi.
Anh vội buông tôi ra, bởi cảm xúc của tôi vẫn còn đóng băng lạnh lùng cứng ngắc với suy tư: “Con người ta nhỏ bé và yếu ớt biêt chừng nào, thật dễ bị tổn thương…”
Gwennol đi vào. Cô buồn rầu nói: – Ellen, cô vừa trải qua một tai họa, thật đáng tiếc… Cô bơi dở lắm phải không?
Tôi gượng cười: – Gwennol, hẳn cô bơi rất giỏi?
– Rồi tôi sẽ cho cô biết, tôi bơi thế nào. Chính mẹ tôi đã dạy tôi bơi đấy. bà nói, bơi là điều kiện tối cần thiết cho bất kỳ người nào sống trên đảo.
– Vậy, tôi sẽ tập bơi trong thời gian tới.
– Ellen, có lẽ cô đã gặp may… – Chúa đã che chở cho cô.
– Ôi, tôi cũng nghĩ như vậy.
– Tương lai, cô phải cẩn thận hơn đấy nhé!
– Gwennol, tôi nhận thấy tôi cũng không đến nỗi chủ quan. Ai có thể nghĩ rằng, con thuyền Ellen bị thủng?
– Cô Ellen, bất kỳ con thuyền nào cũng đều có thể bị thủng. Nó thường không bị thủng ngay trong bờ, nó đợi khi trôi ra biển mới thủng. Nếu nó trôi dạt được vào bờ thì đó là điều hiếm thấy. thông thường nó bị sóng gió đánh vỡ tan tành, đến một ngày nào đó, trên mặt biển người ta chỉ thấy một cột buồm nổi lềnh bềnh với biển chữ Ellen.
– Và mọi người sẽ hỏi: “Ai là Ellen?”, phải không?
– Ôi, họ chỉ biết rằng đó là con thuyền mang tên Ellen bị đắm.
– Họ có thể tò mò muốn biết về chủ nhân của nó chứ, người có tên Ellen… cũng là tên của con thuyền.
Thật tồi tệ, giữa chúng tôi hình như vẫn có một tảng băng lạnh lùng, chúng tôi cố làm ra vẻ không có nó…Cô ngập ngừng muốn nán lại để hỏi tôi về Michael? Hẳn Gwennol muốn biết những gì đã xảy ra với tôi và Michael trong cả một ngày ở đất liền? tại sao, anh chèo thuyền đưa tôi về tận đảo mà không vào gặp cô?… Tôi chắc rằng chị Jenifry đã nhìn thấy tất cả và chị đã nói lại cho cô. Nhưng Gwennol lúng túng không biết hỏi tôi như thế nào. Cô không thể vượt qua tảng băng kia nằm giữa vết rạn, khiến cho chúng tôi không thể ở bên nhau lâu hơn. Cô đành sớm chào tạm biệt, đi ra khỏi phòng.
Chị Jenifry tới. Khuôn mặt quỷ của chị đượm vẻ quan tâm.
– Cô cảm thấy thế nào rồi, Ellen? Lạy chúa tôi, cô đã làm cho chúng tôi bị một phen hết hồn…Tất cả chạy ùa cả ra biển. tôi không tin vào mắt mình nữa, khi nhìn thấy Jago ẵm cô ngất lịm trên tay. Thật khủng khiếp, tôi nghĩ là cô đã chết…
– Chị Jenifry, tôi rất khỏe, tai họa không dễ dàng giết chết tôi được đâu.
– Ellen, đó là một niềm tin đáng được khích lệ, – chị nói – tôi có mang thuốc tới cho cô đây này. Thuốc được pha chế từ thảo mộc, chữa an thần rất tốt, nhất là trường hợp bị sốt như cô. Vú nuôi của tôi thường cho tôi uống, mỗi khi tôi mê sảng.
– Cám ơn chị. Chị thật tốt, chị đã mang thuốc tới cho tôi uống.
– Hãy uống ngay đi Ellen, chắc chắn cô sẽ thấy dễ chịu.
Tôi nhìn vào chén thuốc, bất chợt gặp ánh mắt chị liếc nhìn tôi. Thật ớn lạnh…khi tôi nhận thấy cái nhìn kinh dị y hệt trong gương. Tôi vội nói – chị Jenifry, tôi không uống nổi bất kỳ cái gì trong lúc này, tôi đang ớn, muốn nôn.
Chị nài nỉ: – Uống thuốc vào, cô sẽ dễ chịu hơn…
– Để lát nữa tôi sẽ uống. – Tôi quả quyết đặt chén thuốc xuống bàn.
Chỉ thở dài, nói: – Nếu cô chịu khó uống thuốc thì mới mau bình phục.
Tôi uể oải nói: – Tôi rất mệt…xin lỗi chị, tôi muốn nằm nghỉ. – Tôi từ từ nhắm mắt, đủ để nhìn thấy chị qua hàng lông mi khép hờ.
Chị thất vọng, đứng im lặng nhìn tôi…, một lát sau chị nói: – Tôi sẽ đi khỏi đây, nhưng cô đừng có quên uống thuốc,…đó là thuốc bổ đấy!
Nói xong chị Jenifry bước nhanh ra khỏi phòng.
Tôi nằm trên giường thầm nghĩ, ở chị có một sự vụng trộm lén lút khiến tôi khó chịu đến thế, y như lần đầu tôi mới gặp. khi tiếng bước chân của chị đã đi xa, tôi bưng ngay chén thuốc lên nhìn, một cái chén đựng đầy một thứ nước đen sệt, hắc mùi thảo một. Tôi đưa chén thuốc lên miệng, bỗng, bên tai tôi văng vẳng lời của bà già Tassie: “Hãy cảnh giác đề phòng!”
Tôi hoang mang… nghĩ thầm: – Ellen, cô có thể chết… bởi chén thuốc đáng ngờ!
Tôi bưng chén thuốc hất ngay ra ngoài cửa sổ, nước thuốc đen đặc tung tóe chảy rớt xuống chân tường bên ngoài lâu đài.
Tôi quay trở về giường, nằm suy nghĩ miên man…