Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt

Chương 6: “Ngày Mai Còn Tiết Kiệm Nhiều Hơn”

Tác giả: Richard H. Thaler - Cass R. Sunstein

PHẦN II TIỀN BẠC

Không có gì ngạc nhiên rằng Con người khác xa với Econ về cách thức sử dụng tiền bạc. Econ là người tiêu dùng và người tiết kiệm rất có ý thức. Họ tiết kiệm tiền bạc phòng lúc khó khăn hay khi nghỉ hưu, do đó họ đầu tư những khoản tiền họ có như những người có bằng

MBA thực thụ. Khi vay mượn, Econ không bao giờ gặp rắc rối trong việc lựa chọn tài sản thế chấp ở lãi suất cố định hay biến đổi, và họ chỉ thanh toán thẻ tín dụng mỗi tháng một lần. Nếu bạn là một Econ, bạn có thể bỏ qua chương này, trừ khi bạn muốn hiểu thêm về hành vi tiêu dùng của vợ/chồng, con cái hay những Con người quen biết khác của bạn. Mục tiêu chính của bốn chương kế tiếp là khám phá xem người ta làm sao để đạt kết quả tốt hơn trong vấn đề tiết kiệm, đầu tư và vay mượn. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra vài khuyến nghị cho các định chế và tổ chức để tạo ra những cú hích giúp người dân được thịnh vượng và an toàn hơn.

Chương 6 “NGÀY MAI CÒN TIẾT KIỆM NHIỀU HƠN”

Năm 2005, số dư tài khoản tiết kiệm cá nhân của Mỹ rơi xuống mức âm lần đầu tiên kể từ thời kỳ Đại Suy thoái lịch sử của Hoa Kỳ (năm 1932 – 1933). Trung bình, các gia đình Mỹ chi tiêu nhiều hơn thu nhập họ kiếm ra và vay mượn nhiều hơn số họ tiết kiệm được. Mức tăng các khoản vay mượn lại được kích ứng thêm bởi sự tăng trưởng mạnh của các khoản cho vay mua nhà và các khoản nợ từ việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Đối với nhiều người Mỹ, lãi suất tiết kiệm, đặc biệt đối với các khoản lương hưu, rớt xuống thấp thảm hại, nếu không nói gần như bằng không. Lấy trường hợp Tony Snow làm ví dụ. Tony là cựu thư ký báo chí Nhà Trắng, nghỉ hưu vào năm 2007 ở tuổi 52 và chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân. Ông nói động lực làm ông quyết định nghỉ sớm là vì lý do tài chính. “Tôi hết sạch tiền. Chúng tôi đã mượn một khoản lớn khi tôi bước vào Nhà Trắng, và món nợ đó giờ đã trả xong. Hiện tại tôi phải tự thanh toán các hóa đơn bằng đồng lương của mình”, Tony nói với các phóng viên. Trước khi phục vụ tại Nhà Trắng, Tony là một “con tàu” lớn nơi bến bờ bình yên là Hãng Fox News. Nhưng ông quyết định rời Fox News để chuyển đến làm việc cho Nhà Trắng, trong khi chưa thuộc bài học về Đạo luật Nghỉ hưu 101. Tony nói: “Rõ ràng là tôi quá mù mờ trước Chương trình Hưu bổng 401(k) nên đã không tham gia(12)”.

Sự thật là vẫn có nhiều người Mỹ không muốn dành dụm cho tuổi nghỉ hưu. Điều này làm trầm trọng thêm các vấn đề mà hệ thống an sinh xã hội Mỹ đang gặp phải. Có lẽ người Mỹ sẽ có cuộc sống tốt hơn khi về già, nếu họ chịu tham gia các chương trình tiết kiệm hưu bổng tự chọn. Nhận thức rõ điều đó, chính phủ Mỹ đã ban hành những đạo luật khuyến khích người dân lập các quỹ tiết kiệm cá nhân hay tham gia các quỹ hưu bằng cách miễn giảm thuế cho các khoản này.

Theo kinh tế học thì các chương trình tiết kiệm hưu bổng rất đơn giản và hiệu quả. Người tham gia chỉ cần tính toán khoản tiền mình muốn có và số tuổi khi nghỉ hưu, sau đó đăng ký vào một chương trình tự chọn, như thế là họ có thể an tâm về một tuổi già không thiếu thốn sau này. Tuy nhiên, khi nào nên nghỉ hưu và khi nào nên khai báo hưởng an sinh xã hội là những quyết định đầy khó khăn. Ở cuối chương này, chúng ta sẽ xem chính phủ Mỹ đưa ra những cú hích nào để xử lý vấn đề này. Còn người ta thực hiện các chương trình này như thế nào lại là một chuyện khác nữa. Có hai vấn đề phát sinh. Một là giả định rằng tất cả mọi người đều có khả năng giải được những bài toán phức tạp để biết sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu. Không có sự trợ giúp của phần mềm thì ngay cả các chuyên gia kinh tế giỏi cũng khó tính toán thông suốt được. Vấn đề thứ hai là giả định rằng mọi người có đủ ý chí để theo đuổi chương trình tới cùng. Theo lý thuyết chuẩn thì những chiếc xe hơi thể thao sang trọng hay những kỳ nghỉ mát xa xỉ không bao giờ chi phối được họ, làm họ xa rời kế hoạch tiết kiệm vì sự bình yên tuổi già. Nói ngắn gọn, lý thuyết chuẩn chỉ đúng với Econ, chứ không đúng với Con người.

Trong hầu như suốt cuộc đời mình, Con người không phải lo lắng nhiều về việc dành dụm cho tuổi già, vì đa số họ không sống đủ lâu đến mức cần phải thu xếp trước một kế hoạch tiết kiệm hưu bổng hoành tráng. Trước đây, người già thường được con cái chăm sóc. Ở thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao, trong khi các thành viên trong gia đình ngày càng xa cách nhau về mặt địa lý. Sự kết hợp đó làm cho người ta nghĩ rằng họ phải tự thu xếp cuộc sống cho riêng mình chứ đừng trông nhờ vào bọn trẻ. Cả chính phủ lẫn các chủ sử dụng lao động đều thực hiện những bước đi thích hợp để giải quyết vấn đề này. Về mặt kiến trúc lựa chọn, các chương trình hưu bổng mang một ý nghĩa tốt đẹp, nhân bản đối với người tham gia, thậm chí cả những Con người vô tâm nhất về sự bình an của mình. Tuy nhiên, những người làm công ăn lương phải thực hiện quá nhiều bước, từ đăng ký tham gia, tính toán tuổi hưu và số tiền tiết kiệm kỳ vọng, cho đến quản lý danh mục đầu tư tới ngày về hưu… Đối với một bộ phận lớn trong số họ, quy trình này thật phức tạp và phiền toái. Thực tế, đã có nhiều người rối tung cả lên vì những chương trình hưu bổng mà họ đã “trót” tham gia.

Chúng ta đã tiết kiệm thỏa đáng?

Tất nhiên, vấn đề chính yếu là con người có tiết kiệm đủ không? Đây là một câu hỏi khó và gây tranh cãi. Trước hết, các nhà kinh tế học không đồng ý ở điểm tiết kiệm bao nhiêu là đủ, bởi vì họ không tán thành mức thu nhập cố định kỳ vọng sau khi nghỉ hưu. Vài người trong số họ tranh luận rằng người ta cần xác định rõ ràng khoản tiền hàng tháng họ muốn có sau khi nghỉ hưu, và khoản này ít nhất phải bằng mức thu nhập khi họ còn làm việc (đủ đáp ứng nhu cầu du lịch thường xuyên vì lúc đó họ có rất nhiều thời gian nhàn rỗi). Sau đó, những người nghỉ hưu cũng cần chú ý đến chi phí chăm sóc sức khỏe mỗi ngày một tăng lên theo tuổi tác. Nhiều người nói rằng những người nghỉ hưu có thể sử dụng thời gian của mình để sống một cuộc sống tiết kiệm hơn: không phải mất tiền mua sắm trang phục đi làm, mua sắm có cân nhắc, tự nấu ăn và hưởng những ưu đãi dành cho người già.

Chúng tôi không phản đối quan điểm trên, nhưng hãy xem xét một vài khía cạnh. Rõ ràng chi phí cho những khoản tiết kiệm ít ỏi thực ra lại cao hơn chi phí cho những khoản tiết kiệm lớn. Có nhiều cách làm tiêu tán nhanh những khoản dành dụm lớn, như nghỉ hưu sớm hơn, tham gia câu lạc bộ golf, du lịch châu Âu thường xuyên, hay mua những món quà đắt tiền cho lũ cháu nhỏ yêu dấu. Cho nên, sống tiết kiệm quả là không vui. Song, có những người tiết kiệm quá ít, họ chính là những người không hề tham gia bất cứ chương trình tiết kiệm hưu bổng nào, hoặc dành rất ít thu nhập để gửi tiết kiệm sau tuổi 40. Có lẽ những người này cần một cú hích.

Cú hích nào để khuyến khích tiết kiệm?

Tại Hoa Kỳ, để tiết kiệm, đầu tiên người ta phải đăng ký tham gia một chương trình nào đó, như Chương trình 401(k) – Chương trình Tiết kiệm Hưu bổng dành cho những người làm công ăn lương ở Mỹ. Đa số người tham gia Chương trình 401(k) đều cho rằng chương trình này hấp dẫn do các khoản đóng góp định kỳ vào tài khoản tiết kiệm đều được miễn thuế, các khoản lợi nhuận lũy kế được hoãn thuế và đôi khi các chủ sử dụng lao động còn đóng góp đối chứng vào quỹ hưu cho nhân viên. Chẳng hạn, người sử dụng lao động có thể đóng 50% trong tổng số tiền nhân viên trích ra để lập quỹ hưu, nếu con số này không quá 6% thu nhập hàng tháng của nhân viên.

Việc đóng góp đối chứng hoàn toàn không gây tốn kém thêm cho nhân viên, mà còn chia sẻ gánh nặng tài chính cho họ. Tận dụng tối đa ưu đãi này là điều không cần phải suy nghĩ đối với tất cả mọi người, trừ những người thiếu kiên nhẫn nhất và những gia đình đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, tỉ lệ đăng ký tham gia vẫn rất thấp. Có đến 30% những người đủ điều kiện tham gia Chương trình 401(k) không muốn đăng ký. Cụ thể, đó là những người trẻ tuổi, học vấn thấp, thu nhập thấp, đôi khi những người học vấn cao cũng không muốn tham gia, như trường hợp Tony Snow, cựu nhân viên Nhà Trắng, đã nói ở trên.

Không chỉ ở Mỹ, ngay cả ở Anh, người ta cũng không mặn mà với các quỹ hưu bổng, dù ở một số quỹ các công ty Anh đóng góp 100% cho nhân viên của họ (nhân viên không phải đóng đồng nào cả!). Tất cả những gì nhân viên cần làm chỉ đơn giản là ghi danh. Thế mà trong số 25 quỹ được khảo sát, chỉ có 51% nhân viên đủ tiêu chuẩn muốn đăng ký tham gia, có nghĩa là một nửa trong số họ chỉ muốn nhận tiền ngay hàng tháng, chứ không muốn để dành cho tương lai!

Những người làm công ăn lương có tuổi ở Mỹ cũng thích được nhận tiền và chính phủ xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra ba điều kiện: Một là họ phải hơn 59,5 tuổi để không bị phạt tiền thuế khi rút tiền từ tài khoản hưu bổng; hai là công ty của họ có đóng góp đối chứng cho nhân viên; ba là công ty của họ đồng ý cho nhân viên được phép rút tiền trong khi còn đang làm việc. Ba điều kiện trên hoàn toàn thuận lợi cho nhân viên và vì lợi ích lâu dài của họ, ấy thế mà chỉ có 40% nhân viên chịu tham gia!

Những ví dụ nói trên cho thấy sự ngớ ngẩn của Con người trước những lợi ích “dọn sẵn” cho họ. Và những người tham gia các chương trình trên đa phần là những người biết vượt qua tính chây ỳ, trì trệ của mình hơn là đã có những quyết định đầy lý trí trong vấn đề sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả hơn. Làm thế nào chúng ta có thể hích họ đây?

Tự động hóa tiết kiệm

Một câu trả lời hiển nhiên là thay đổi quy tắc mặc định. Thay vì đưa cho mỗi nhân viên mới một bản đăng ký với những yêu cầu điền thông tin phức tạp đến mức họ chọn ngay giải pháp “không làm gì cả”, chúng ta nên áp dụng chế độ gia nhập tự động. Tức là, khi một nhân viên hội đủ tiêu chuẩn tham gia, họ tự động trở thành người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong một chương trình hưu bổng, trừ khi họ có đơn khước từ quyền lợi này. Và, bạn biết không, cách này có tác dụng bất ngờ trong việc gia tăng số lượng người tham gia các chương trình hưu bổng tại Mỹ. Nghiên cứu của Brigitte Madrian và Dennis Shea (2001) cho thấy tỉ lệ tham gia trước khi áp dụng phương pháp tự động hóa là 20% trong ba tháng đầu tiên sau khi nhân viên làm việc, và 65% sau ba năm đầu tiên. Nhưng sau khi thực hiện chế độ tự động, tỉ lệ này tăng tương ứng là 90% và 98%! Như vậy, cú hích tự động đăng ký đã tạo ra hai tác động: người ta đăng ký sớm hơn và số người tham gia tăng lên.

Có phải chương trình tự động đăng ký đơn thuần giúp nhân viên vượt qua sức ỳ tâm lý cố hữu của họ, giúp họ có sự lựa chọn mà họ thích hơn không? Hay chương trình này khuyến dụ nhân viên thực hành tiết kiệm, trong khi họ lại muốn chi xài hơn? Xin thưa rằng chỉ có một số rất ít nhân viên bỏ cuộc sau khi đã đăng ký (tự động). Một khảo sát tại bốn công ty lớn cho thấy chỉ có 0,3 – 0,6% rút lui. Rõ ràng tỉ lệ bỏ cuộc thấp như thế cho thấy nhân viên không bất ngờ khi nhận ra rằng họ đang tiết kiệm những khoản tiền nhiều hơn họ từng mong muốn.

Bắt buộc chọn lựa và đơn giản hơn nữa

Phương pháp tự động tham gia chỉ đơn giản yêu cầu từng nhân viên phải có một quyết định chủ động về việc họ có tham gia một chương trình nào đó hay không. Họ chỉ cần đánh dấu “Có” hoặc “Không” vào ô thích hợp để được chính thức trả lương. So với phương pháp tự quyết (bạn xem như không tham gia, nếu không nộp đơn) thì phương pháp tự động tham gia làm tăng tỉ lệ người đăng ký và thực hiện một chương trình. Một công ty nọ nhận thấy sau khi chuyển sang phương pháp tự động, số nhân viên tham gia chương trình hưu bổng tăng đến 25%.

Một cách khác là đơn giản hóa thủ tục đăng ký. Một thí nghiệm cho thấy khi trao cho các nhân viên mới một bản đăng ký tham gia quỹ hưu bổng với tỉ lệ trích lương và giá trị quỹ hưu cá nhân kỳ vọng đã được tính sẵn để họ chỉ cần đánh dấu lựa chọn thích hợp, kết quả là tỉ lệ đăng ký từ 9% trước đó nay tăng lên 34%! Các quy trình được giản lược thực chất là tạo ra các “kênh lựa chọn” định trước (như chúng tôi từng đề cập trong Chương 3). Người ta thực sự muốn tham gia chương trình, và nếu bạn tạo ra một hành lang đủ rộng, đồng thời xóa bỏ các chướng ngại tưởng như không đáng kể, bạn sẽ nhận được những kết quả ngoạn mục.

Có một lưu ý nhỏ nhưng quan trọng ở đây là lựa chọn bắt buộc và sự đơn giản hóa luôn làm gia tăng số lượng người tham gia, nhưng nếu bạn thiết kế quá nhiều phương án có thể chọn lựa thì bạn đang làm cho họ bối rối, thậm chí gây khó khăn cho họ đấy. Và nhiều người vì thế mà từ chối tham gia!

Giáo dục

Người ta có thể tạo ra những cú hích nào khác để tăng số lượng người tham gia một kế hoạch, một chương trình, một diễn đàn hay tổ chức xã hội? Giáo dục là câu trả lời được nhiều người đề nghị tiếp theo. Con người cần được hướng dẫn, giảng giải để ra những quyết định tốt hơn, chính xác và hiệu quả hơn. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy giáo dục không phải là một biện pháp có tác dụng đáng kể.

Một công ty lớn cho phép nhân viên của họ được chuyển đổi phương thức tiết kiệm hưu bổng bằng cách chuyển từ chính sách phúc lợi cố định sang phúc lợi theo nguyện vọng, đồng thời cung cấp cho họ một chương trình giáo dục kiến thức tài chính miễn phí. Trước khóa học, họ được cho làm một bài trắc nghiệm và điểm số được lưu lại để đối chiếu với kết quả sau khi lớp học kết thúc. Kết quả, trước khóa học, điểm số trung bình của họ là 54 và sau khóa học là 55.

“Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn”

Dù phương pháp đăng ký tham gia tự động tỏ ra hiệu quả, nhưng người ta vẫn có khuynh hướng bám chặt vào những mặc định đã được họ lựa chọn. Thaler và cộng sự thân cận của ông, Shlomo Benartzi, đã phát triển một chương trình tính toán các khoản đóng góp tiết kiệm có tên gọi là “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn”.

“Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” là một phương pháp kiến trúc lựa chọn được thiết kế dựa vào năm nguyên tắc tâm lý học cơ bản là nền tảng giải thích hành vi con người. Đó là:

• Nhiều người tham gia nói rằng họ nghĩ mình cần tiết kiệm nhiều hơn và lên kế hoạch dành dụm tiền bạc, nhưng họ chỉ nói mà không bao giờ hành động.

• Những hạn chế về mặt tự chủ sẽ dễ chấp nhận hơn, nếu chúng xảy ra trong tương lai. (Nhiều người trong chúng ta từng hăm hở lập chương trình ăn kiêng, nhưng không phải bắt đầu từ hôm nay).

• Tính không thích bị mất mát: Người ta thường không thích nhìn thấy phiếu lương của mình giảm đi (dù là những khoản khấu trừ vì sự an toàn trong tương lai của chính họ).

• Ảo tưởng tiền bạc: Mất mát được đo lường bằng giá trị của tiền tệ (nghĩa là, nếu không kể đến lạm phát, một đô-la năm 1995 phải bằng một đô-la năm 2005).

• Sức ỳ tâm lý là một lực cản lớn.

Chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” kêu gọi những người tham gia tự cam kết về một chuỗi đóng góp tăng dần sau những lần được lên lương. Bằng cách kết hợp tăng lương với tăng số tiền đóng góp vào tài khoản tiết kiệm, họ sẽ không có cảm giác thu nhập hàng tháng của mình bị giảm đi, vì thế họ sẽ không xem việc đóng góp hiện tại là một mất mát. Một khi tham gia chương trình, các khoản tiết kiệm sẽ tự động tăng lên. Người ta sử dụng sức ỳ để làm tăng, chứ không để ngăn cản tiết kiệm.

Phối hợp với chế độ đăng ký tự động, chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” có thể đạt được cả hai mục tiêu là tăng số lượng người tham gia và tăng mức đóng góp tiết kiệm.

Năm 1998, một công ty có quy mô trung bình quyết định áp dụng phương pháp “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” vì số người tham gia rất ít và mức đóng góp cũng không cao, chỉ 1-2%. Họ mời một chuyên gia tư vấn tài chính đến nói chuyện với toàn thể nhân viên và sau đó với từng người một, nếu nhân viên có yêu cầu. Nhà tư vấn sau đó đề nghị mức 15% trên thu nhập hàng tháng của nhân viên, nhưng ngay lập tức bị phản đối. Sau khi cân nhắc tình hình, ông ấy khuyên họ đóng ở mức 5% và chỉ có 25% nhân viên đồng ý. Số còn lại bảo rằng họ không có khả năng đóng 5% mỗi tháng vì nhiều lý do khác nhau. Lúc này, nhà tư vấn mới đề nghị họ mức 3% cho mỗi lần họ được tăng lương (thông thường một lần tăng lương trung bình từ 3,25 – 3,5%). Thế là trong số những người không muốn tăng khoản đóng góp tức thời, có đến 78% đồng ý với phương án này.

Kết quả ấn tượng trên đây cho thấy sức mạnh tiềm tàng của kiến trúc lựa chọn. Ngày nay, phương pháp “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” đang được áp dụng rộng rãi tại hàng ngàn công ty trên khắp nước Mỹ, trong đó có Vanguard, Fedelity, Hewitt Associates… Ủy ban Chia sẻ Lợi nhuận Hoa Kỳ trong báo cáo năm 2007 nói rằng có 39% các công ty lớn tại Mỹ sử dụng phương pháp này trong các chương trình tiết kiệm hưu bổng của họ.

Vai trò của nhà nước

Các sáng kiến trên không còn là một hiện tượng trong khu vực kinh tế tư nhân tại Mỹ. Các chủ doanh nghiệp đã áp dụng các chương trình tự động đăng ký tham gia đối với nhân viên của họ mà không chờ một cú hích nào từ phía nhà nước. Vai trò chính của nhà nước giờ đây là bước ra khỏi lối mòn tư duy để dỡ bỏ những chướng ngại kìm hãm sự phát huy tác dụng của những chương trình như thế này. Trên thực tế, từ tháng 6/1998, Mark Iwry, sau này là quan chức chịu trách nhiệm về chính sách hưu bổng quốc gia của Cục Ngân khố Hoa Kỳ, đã chỉ đạo Cục Thuế Liên bang Mỹ ban hành một loạt quy định nhằm định nghĩa, chấp thuận hay xúc tiến việc sử dụng phương pháp gia nhập tự động trong Chương trình 401(k) và các chương trình tiết kiệm hưu bổng mang tầm quốc gia khác.

Tiết kiệm cho tuổi già là điều mà Con người cảm thấy khó thực hiện. Họ phải giải một bài toán phức tạp để tìm ra số tiền họ cần tiết kiệm là bao nhiêu, và sau đó phải kiên trì theo đuổi đến cùng một kế hoạch tiết kiệm hưu bổng (tức là cho đến ngày họ có thể an tâm rời bỏ công việc mà đi du lịch vòng quanh thế giới, thưởng thức những món ngon vật lạ bằng khoản tiền mà họ đã tiết kiệm được trong thời gian đi làm). Đây là một “vùng đất” lý tưởng để thiết kế những cú hích có lợi, một môi trường trong đó người ta phải ra một quyết định duy nhất trong suốt cuộc đời làm việc của họ, và chúng ta có trách nhiệm giúp họ lựa chọn quyết định đúng đắn nhất.

Không có gì ngạc nhiên rằng Con người khác xa với Econ về cách thức sử dụng tiền bạc. Econ là người tiêu dùng và người tiết kiệm rất có ý thức. Họ tiết kiệm tiền bạc phòng lúc khó khăn hay khi nghỉ hưu, do đó họ đầu tư những khoản tiền họ có như những người có bằng

MBA thực thụ. Khi vay mượn, Econ không bao giờ gặp rắc rối trong việc lựa chọn tài sản thế chấp ở lãi suất cố định hay biến đổi, và họ chỉ thanh toán thẻ tín dụng mỗi tháng một lần. Nếu bạn là một Econ, bạn có thể bỏ qua chương này, trừ khi bạn muốn hiểu thêm về hành vi tiêu dùng của vợ/chồng, con cái hay những Con người quen biết khác của bạn. Mục tiêu chính của bốn chương kế tiếp là khám phá xem người ta làm sao để đạt kết quả tốt hơn trong vấn đề tiết kiệm, đầu tư và vay mượn. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra vài khuyến nghị cho các định chế và tổ chức để tạo ra những cú hích giúp người dân được thịnh vượng và an toàn hơn.

Năm 2005, số dư tài khoản tiết kiệm cá nhân của Mỹ rơi xuống mức âm lần đầu tiên kể từ thời kỳ Đại Suy thoái lịch sử của Hoa Kỳ (năm 1932 – 1933). Trung bình, các gia đình Mỹ chi tiêu nhiều hơn thu nhập họ kiếm ra và vay mượn nhiều hơn số họ tiết kiệm được. Mức tăng các khoản vay mượn lại được kích ứng thêm bởi sự tăng trưởng mạnh của các khoản cho vay mua nhà và các khoản nợ từ việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Đối với nhiều người Mỹ, lãi suất tiết kiệm, đặc biệt đối với các khoản lương hưu, rớt xuống thấp thảm hại, nếu không nói gần như bằng không. Lấy trường hợp Tony Snow làm ví dụ. Tony là cựu thư ký báo chí Nhà Trắng, nghỉ hưu vào năm 2007 ở tuổi 52 và chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân. Ông nói động lực làm ông quyết định nghỉ sớm là vì lý do tài chính. “Tôi hết sạch tiền. Chúng tôi đã mượn một khoản lớn khi tôi bước vào Nhà Trắng, và món nợ đó giờ đã trả xong. Hiện tại tôi phải tự thanh toán các hóa đơn bằng đồng lương của mình”, Tony nói với các phóng viên. Trước khi phục vụ tại Nhà Trắng, Tony là một “con tàu” lớn nơi bến bờ bình yên là Hãng Fox News. Nhưng ông quyết định rời Fox News để chuyển đến làm việc cho Nhà Trắng, trong khi chưa thuộc bài học về Đạo luật Nghỉ hưu 101. Tony nói: “Rõ ràng là tôi quá mù mờ trước Chương trình Hưu bổng 401(k) nên đã không tham gia(12)”.

Sự thật là vẫn có nhiều người Mỹ không muốn dành dụm cho tuổi nghỉ hưu. Điều này làm trầm trọng thêm các vấn đề mà hệ thống an sinh xã hội Mỹ đang gặp phải. Có lẽ người Mỹ sẽ có cuộc sống tốt hơn khi về già, nếu họ chịu tham gia các chương trình tiết kiệm hưu bổng tự chọn. Nhận thức rõ điều đó, chính phủ Mỹ đã ban hành những đạo luật khuyến khích người dân lập các quỹ tiết kiệm cá nhân hay tham gia các quỹ hưu bằng cách miễn giảm thuế cho các khoản này.

Theo kinh tế học thì các chương trình tiết kiệm hưu bổng rất đơn giản và hiệu quả. Người tham gia chỉ cần tính toán khoản tiền mình muốn có và số tuổi khi nghỉ hưu, sau đó đăng ký vào một chương trình tự chọn, như thế là họ có thể an tâm về một tuổi già không thiếu thốn sau này. Tuy nhiên, khi nào nên nghỉ hưu và khi nào nên khai báo hưởng an sinh xã hội là những quyết định đầy khó khăn. Ở cuối chương này, chúng ta sẽ xem chính phủ Mỹ đưa ra những cú hích nào để xử lý vấn đề này. Còn người ta thực hiện các chương trình này như thế nào lại là một chuyện khác nữa. Có hai vấn đề phát sinh. Một là giả định rằng tất cả mọi người đều có khả năng giải được những bài toán phức tạp để biết sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu. Không có sự trợ giúp của phần mềm thì ngay cả các chuyên gia kinh tế giỏi cũng khó tính toán thông suốt được. Vấn đề thứ hai là giả định rằng mọi người có đủ ý chí để theo đuổi chương trình tới cùng. Theo lý thuyết chuẩn thì những chiếc xe hơi thể thao sang trọng hay những kỳ nghỉ mát xa xỉ không bao giờ chi phối được họ, làm họ xa rời kế hoạch tiết kiệm vì sự bình yên tuổi già. Nói ngắn gọn, lý thuyết chuẩn chỉ đúng với Econ, chứ không đúng với Con người.

Trong hầu như suốt cuộc đời mình, Con người không phải lo lắng nhiều về việc dành dụm cho tuổi già, vì đa số họ không sống đủ lâu đến mức cần phải thu xếp trước một kế hoạch tiết kiệm hưu bổng hoành tráng. Trước đây, người già thường được con cái chăm sóc. Ở thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao, trong khi các thành viên trong gia đình ngày càng xa cách nhau về mặt địa lý. Sự kết hợp đó làm cho người ta nghĩ rằng họ phải tự thu xếp cuộc sống cho riêng mình chứ đừng trông nhờ vào bọn trẻ. Cả chính phủ lẫn các chủ sử dụng lao động đều thực hiện những bước đi thích hợp để giải quyết vấn đề này. Về mặt kiến trúc lựa chọn, các chương trình hưu bổng mang một ý nghĩa tốt đẹp, nhân bản đối với người tham gia, thậm chí cả những Con người vô tâm nhất về sự bình an của mình. Tuy nhiên, những người làm công ăn lương phải thực hiện quá nhiều bước, từ đăng ký tham gia, tính toán tuổi hưu và số tiền tiết kiệm kỳ vọng, cho đến quản lý danh mục đầu tư tới ngày về hưu… Đối với một bộ phận lớn trong số họ, quy trình này thật phức tạp và phiền toái. Thực tế, đã có nhiều người rối tung cả lên vì những chương trình hưu bổng mà họ đã “trót” tham gia.

Tất nhiên, vấn đề chính yếu là con người có tiết kiệm đủ không? Đây là một câu hỏi khó và gây tranh cãi. Trước hết, các nhà kinh tế học không đồng ý ở điểm tiết kiệm bao nhiêu là đủ, bởi vì họ không tán thành mức thu nhập cố định kỳ vọng sau khi nghỉ hưu. Vài người trong số họ tranh luận rằng người ta cần xác định rõ ràng khoản tiền hàng tháng họ muốn có sau khi nghỉ hưu, và khoản này ít nhất phải bằng mức thu nhập khi họ còn làm việc (đủ đáp ứng nhu cầu du lịch thường xuyên vì lúc đó họ có rất nhiều thời gian nhàn rỗi). Sau đó, những người nghỉ hưu cũng cần chú ý đến chi phí chăm sóc sức khỏe mỗi ngày một tăng lên theo tuổi tác. Nhiều người nói rằng những người nghỉ hưu có thể sử dụng thời gian của mình để sống một cuộc sống tiết kiệm hơn: không phải mất tiền mua sắm trang phục đi làm, mua sắm có cân nhắc, tự nấu ăn và hưởng những ưu đãi dành cho người già.

Chúng tôi không phản đối quan điểm trên, nhưng hãy xem xét một vài khía cạnh. Rõ ràng chi phí cho những khoản tiết kiệm ít ỏi thực ra lại cao hơn chi phí cho những khoản tiết kiệm lớn. Có nhiều cách làm tiêu tán nhanh những khoản dành dụm lớn, như nghỉ hưu sớm hơn, tham gia câu lạc bộ golf, du lịch châu Âu thường xuyên, hay mua những món quà đắt tiền cho lũ cháu nhỏ yêu dấu. Cho nên, sống tiết kiệm quả là không vui. Song, có những người tiết kiệm quá ít, họ chính là những người không hề tham gia bất cứ chương trình tiết kiệm hưu bổng nào, hoặc dành rất ít thu nhập để gửi tiết kiệm sau tuổi 40. Có lẽ những người này cần một cú hích.

Tại Hoa Kỳ, để tiết kiệm, đầu tiên người ta phải đăng ký tham gia một chương trình nào đó, như Chương trình 401(k) – Chương trình Tiết kiệm Hưu bổng dành cho những người làm công ăn lương ở Mỹ. Đa số người tham gia Chương trình 401(k) đều cho rằng chương trình này hấp dẫn do các khoản đóng góp định kỳ vào tài khoản tiết kiệm đều được miễn thuế, các khoản lợi nhuận lũy kế được hoãn thuế và đôi khi các chủ sử dụng lao động còn đóng góp đối chứng vào quỹ hưu cho nhân viên. Chẳng hạn, người sử dụng lao động có thể đóng 50% trong tổng số tiền nhân viên trích ra để lập quỹ hưu, nếu con số này không quá 6% thu nhập hàng tháng của nhân viên.

Việc đóng góp đối chứng hoàn toàn không gây tốn kém thêm cho nhân viên, mà còn chia sẻ gánh nặng tài chính cho họ. Tận dụng tối đa ưu đãi này là điều không cần phải suy nghĩ đối với tất cả mọi người, trừ những người thiếu kiên nhẫn nhất và những gia đình đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, tỉ lệ đăng ký tham gia vẫn rất thấp. Có đến 30% những người đủ điều kiện tham gia Chương trình 401(k) không muốn đăng ký. Cụ thể, đó là những người trẻ tuổi, học vấn thấp, thu nhập thấp, đôi khi những người học vấn cao cũng không muốn tham gia, như trường hợp Tony Snow, cựu nhân viên Nhà Trắng, đã nói ở trên.

Không chỉ ở Mỹ, ngay cả ở Anh, người ta cũng không mặn mà với các quỹ hưu bổng, dù ở một số quỹ các công ty Anh đóng góp 100% cho nhân viên của họ (nhân viên không phải đóng đồng nào cả!). Tất cả những gì nhân viên cần làm chỉ đơn giản là ghi danh. Thế mà trong số 25 quỹ được khảo sát, chỉ có 51% nhân viên đủ tiêu chuẩn muốn đăng ký tham gia, có nghĩa là một nửa trong số họ chỉ muốn nhận tiền ngay hàng tháng, chứ không muốn để dành cho tương lai!

Những người làm công ăn lương có tuổi ở Mỹ cũng thích được nhận tiền và chính phủ xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra ba điều kiện: Một là họ phải hơn 59,5 tuổi để không bị phạt tiền thuế khi rút tiền từ tài khoản hưu bổng; hai là công ty của họ có đóng góp đối chứng cho nhân viên; ba là công ty của họ đồng ý cho nhân viên được phép rút tiền trong khi còn đang làm việc. Ba điều kiện trên hoàn toàn thuận lợi cho nhân viên và vì lợi ích lâu dài của họ, ấy thế mà chỉ có 40% nhân viên chịu tham gia!

Những ví dụ nói trên cho thấy sự ngớ ngẩn của Con người trước những lợi ích “dọn sẵn” cho họ. Và những người tham gia các chương trình trên đa phần là những người biết vượt qua tính chây ỳ, trì trệ của mình hơn là đã có những quyết định đầy lý trí trong vấn đề sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả hơn. Làm thế nào chúng ta có thể hích họ đây?

Một câu trả lời hiển nhiên là thay đổi quy tắc mặc định. Thay vì đưa cho mỗi nhân viên mới một bản đăng ký với những yêu cầu điền thông tin phức tạp đến mức họ chọn ngay giải pháp “không làm gì cả”, chúng ta nên áp dụng chế độ gia nhập tự động. Tức là, khi một nhân viên hội đủ tiêu chuẩn tham gia, họ tự động trở thành người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong một chương trình hưu bổng, trừ khi họ có đơn khước từ quyền lợi này. Và, bạn biết không, cách này có tác dụng bất ngờ trong việc gia tăng số lượng người tham gia các chương trình hưu bổng tại Mỹ. Nghiên cứu của Brigitte Madrian và Dennis Shea (2001) cho thấy tỉ lệ tham gia trước khi áp dụng phương pháp tự động hóa là 20% trong ba tháng đầu tiên sau khi nhân viên làm việc, và 65% sau ba năm đầu tiên. Nhưng sau khi thực hiện chế độ tự động, tỉ lệ này tăng tương ứng là 90% và 98%! Như vậy, cú hích tự động đăng ký đã tạo ra hai tác động: người ta đăng ký sớm hơn và số người tham gia tăng lên.

Có phải chương trình tự động đăng ký đơn thuần giúp nhân viên vượt qua sức ỳ tâm lý cố hữu của họ, giúp họ có sự lựa chọn mà họ thích hơn không? Hay chương trình này khuyến dụ nhân viên thực hành tiết kiệm, trong khi họ lại muốn chi xài hơn? Xin thưa rằng chỉ có một số rất ít nhân viên bỏ cuộc sau khi đã đăng ký (tự động). Một khảo sát tại bốn công ty lớn cho thấy chỉ có 0,3 – 0,6% rút lui. Rõ ràng tỉ lệ bỏ cuộc thấp như thế cho thấy nhân viên không bất ngờ khi nhận ra rằng họ đang tiết kiệm những khoản tiền nhiều hơn họ từng mong muốn.

Phương pháp tự động tham gia chỉ đơn giản yêu cầu từng nhân viên phải có một quyết định chủ động về việc họ có tham gia một chương trình nào đó hay không. Họ chỉ cần đánh dấu “Có” hoặc “Không” vào ô thích hợp để được chính thức trả lương. So với phương pháp tự quyết (bạn xem như không tham gia, nếu không nộp đơn) thì phương pháp tự động tham gia làm tăng tỉ lệ người đăng ký và thực hiện một chương trình. Một công ty nọ nhận thấy sau khi chuyển sang phương pháp tự động, số nhân viên tham gia chương trình hưu bổng tăng đến 25%.

Một cách khác là đơn giản hóa thủ tục đăng ký. Một thí nghiệm cho thấy khi trao cho các nhân viên mới một bản đăng ký tham gia quỹ hưu bổng với tỉ lệ trích lương và giá trị quỹ hưu cá nhân kỳ vọng đã được tính sẵn để họ chỉ cần đánh dấu lựa chọn thích hợp, kết quả là tỉ lệ đăng ký từ 9% trước đó nay tăng lên 34%! Các quy trình được giản lược thực chất là tạo ra các “kênh lựa chọn” định trước (như chúng tôi từng đề cập trong Chương 3). Người ta thực sự muốn tham gia chương trình, và nếu bạn tạo ra một hành lang đủ rộng, đồng thời xóa bỏ các chướng ngại tưởng như không đáng kể, bạn sẽ nhận được những kết quả ngoạn mục.

Có một lưu ý nhỏ nhưng quan trọng ở đây là lựa chọn bắt buộc và sự đơn giản hóa luôn làm gia tăng số lượng người tham gia, nhưng nếu bạn thiết kế quá nhiều phương án có thể chọn lựa thì bạn đang làm cho họ bối rối, thậm chí gây khó khăn cho họ đấy. Và nhiều người vì thế mà từ chối tham gia!

Người ta có thể tạo ra những cú hích nào khác để tăng số lượng người tham gia một kế hoạch, một chương trình, một diễn đàn hay tổ chức xã hội? Giáo dục là câu trả lời được nhiều người đề nghị tiếp theo. Con người cần được hướng dẫn, giảng giải để ra những quyết định tốt hơn, chính xác và hiệu quả hơn. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy giáo dục không phải là một biện pháp có tác dụng đáng kể.

Một công ty lớn cho phép nhân viên của họ được chuyển đổi phương thức tiết kiệm hưu bổng bằng cách chuyển từ chính sách phúc lợi cố định sang phúc lợi theo nguyện vọng, đồng thời cung cấp cho họ một chương trình giáo dục kiến thức tài chính miễn phí. Trước khóa học, họ được cho làm một bài trắc nghiệm và điểm số được lưu lại để đối chiếu với kết quả sau khi lớp học kết thúc. Kết quả, trước khóa học, điểm số trung bình của họ là 54 và sau khóa học là 55.

Dù phương pháp đăng ký tham gia tự động tỏ ra hiệu quả, nhưng người ta vẫn có khuynh hướng bám chặt vào những mặc định đã được họ lựa chọn. Thaler và cộng sự thân cận của ông, Shlomo Benartzi, đã phát triển một chương trình tính toán các khoản đóng góp tiết kiệm có tên gọi là “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn”.

“Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” là một phương pháp kiến trúc lựa chọn được thiết kế dựa vào năm nguyên tắc tâm lý học cơ bản là nền tảng giải thích hành vi con người. Đó là:

• Nhiều người tham gia nói rằng họ nghĩ mình cần tiết kiệm nhiều hơn và lên kế hoạch dành dụm tiền bạc, nhưng họ chỉ nói mà không bao giờ hành động.

• Những hạn chế về mặt tự chủ sẽ dễ chấp nhận hơn, nếu chúng xảy ra trong tương lai. (Nhiều người trong chúng ta từng hăm hở lập chương trình ăn kiêng, nhưng không phải bắt đầu từ hôm nay).

• Tính không thích bị mất mát: Người ta thường không thích nhìn thấy phiếu lương của mình giảm đi (dù là những khoản khấu trừ vì sự an toàn trong tương lai của chính họ).

• Ảo tưởng tiền bạc: Mất mát được đo lường bằng giá trị của tiền tệ (nghĩa là, nếu không kể đến lạm phát, một đô-la năm 1995 phải bằng một đô-la năm 2005).

• Sức ỳ tâm lý là một lực cản lớn.

Chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” kêu gọi những người tham gia tự cam kết về một chuỗi đóng góp tăng dần sau những lần được lên lương. Bằng cách kết hợp tăng lương với tăng số tiền đóng góp vào tài khoản tiết kiệm, họ sẽ không có cảm giác thu nhập hàng tháng của mình bị giảm đi, vì thế họ sẽ không xem việc đóng góp hiện tại là một mất mát. Một khi tham gia chương trình, các khoản tiết kiệm sẽ tự động tăng lên. Người ta sử dụng sức ỳ để làm tăng, chứ không để ngăn cản tiết kiệm.

Phối hợp với chế độ đăng ký tự động, chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” có thể đạt được cả hai mục tiêu là tăng số lượng người tham gia và tăng mức đóng góp tiết kiệm.

Năm 1998, một công ty có quy mô trung bình quyết định áp dụng phương pháp “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” vì số người tham gia rất ít và mức đóng góp cũng không cao, chỉ 1-2%. Họ mời một chuyên gia tư vấn tài chính đến nói chuyện với toàn thể nhân viên và sau đó với từng người một, nếu nhân viên có yêu cầu. Nhà tư vấn sau đó đề nghị mức 15% trên thu nhập hàng tháng của nhân viên, nhưng ngay lập tức bị phản đối. Sau khi cân nhắc tình hình, ông ấy khuyên họ đóng ở mức 5% và chỉ có 25% nhân viên đồng ý. Số còn lại bảo rằng họ không có khả năng đóng 5% mỗi tháng vì nhiều lý do khác nhau. Lúc này, nhà tư vấn mới đề nghị họ mức 3% cho mỗi lần họ được tăng lương (thông thường một lần tăng lương trung bình từ 3,25 – 3,5%). Thế là trong số những người không muốn tăng khoản đóng góp tức thời, có đến 78% đồng ý với phương án này.

Kết quả ấn tượng trên đây cho thấy sức mạnh tiềm tàng của kiến trúc lựa chọn. Ngày nay, phương pháp “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” đang được áp dụng rộng rãi tại hàng ngàn công ty trên khắp nước Mỹ, trong đó có Vanguard, Fedelity, Hewitt Associates… Ủy ban Chia sẻ Lợi nhuận Hoa Kỳ trong báo cáo năm 2007 nói rằng có 39% các công ty lớn tại Mỹ sử dụng phương pháp này trong các chương trình tiết kiệm hưu bổng của họ.

Các sáng kiến trên không còn là một hiện tượng trong khu vực kinh tế tư nhân tại Mỹ. Các chủ doanh nghiệp đã áp dụng các chương trình tự động đăng ký tham gia đối với nhân viên của họ mà không chờ một cú hích nào từ phía nhà nước. Vai trò chính của nhà nước giờ đây là bước ra khỏi lối mòn tư duy để dỡ bỏ những chướng ngại kìm hãm sự phát huy tác dụng của những chương trình như thế này. Trên thực tế, từ tháng 6/1998, Mark Iwry, sau này là quan chức chịu trách nhiệm về chính sách hưu bổng quốc gia của Cục Ngân khố Hoa Kỳ, đã chỉ đạo Cục Thuế Liên bang Mỹ ban hành một loạt quy định nhằm định nghĩa, chấp thuận hay xúc tiến việc sử dụng phương pháp gia nhập tự động trong Chương trình 401(k) và các chương trình tiết kiệm hưu bổng mang tầm quốc gia khác.

Tiết kiệm cho tuổi già là điều mà Con người cảm thấy khó thực hiện. Họ phải giải một bài toán phức tạp để tìm ra số tiền họ cần tiết kiệm là bao nhiêu, và sau đó phải kiên trì theo đuổi đến cùng một kế hoạch tiết kiệm hưu bổng (tức là cho đến ngày họ có thể an tâm rời bỏ công việc mà đi du lịch vòng quanh thế giới, thưởng thức những món ngon vật lạ bằng khoản tiền mà họ đã tiết kiệm được trong thời gian đi làm). Đây là một “vùng đất” lý tưởng để thiết kế những cú hích có lợi, một môi trường trong đó người ta phải ra một quyết định duy nhất trong suốt cuộc đời làm việc của họ, và chúng ta có trách nhiệm giúp họ lựa chọn quyết định đúng đắn nhất.

Bình luận