Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt

Chương 14: Những Ý Kiến Trái Chiều

Tác giả: Richard H. Thaler - Cass R. Sunstein

Ai là người không tán thành việc sử dụng các cú hích? Chúng tôi nhận thấy những người chống chủ nghĩa gia trưởng và có lẽ nhiều người khác sẽ phản bác. Chúng ta lần lượt xem xét một số phản biện sau đây, từ những phản biện yếu nhất đến những ý kiến trái chiều mạnh mẽ nhất.

Con dốc trơn(14)

Quả thật, chúng ta quan ngại những người theo chủ nghĩa gia trưởng tự do đang trượt xuống một con dốc trơn tuột cần cảnh báo. Những kẻ nghi ngờ tác dụng của những cú hích e rằng một khi chấp nhận, dù một thứ chủ nghĩa gia trưởng khiêm tốn nhất về vấn đề tiết kiệm hay bảo vệ môi trường, thì những sự can thiệp mang tính chất xâm phạm cao chắc chắn sẽ xuất hiện. Họ có thể phản bác rằng nếu chúng ta cho phép các chiến dịch truyền thông khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng thì cỗ máy tuyên truyền của chính phủ Mỹ sẽ nhanh chóng chuyển từ giáo dục sang các hành động ép buộc và cấm đoán.

Những người chỉ trích có thể dễ dàng nhìn thẳng vào sự công kích dữ dội của điều dường như đối với họ là những hình thức xâm phạm không thể chấp nhận được của chủ nghĩa gia trưởng. Cảnh báo nguy hiểm của việc hút thuốc lá là một ví dụ. Người ta đi từ những cảnh báo nhẹ nhàng nhất cho đến những chiến dịch tuyên truyền sâu rộng và quyết liệt nhất, kể cả đánh thuế cao và cấm hút thuốc nơi công cộng. Và, người hút thuốc lá dù hoang tưởng nhất cũng biết rằng sẽ có ngày chính phủ kiểm soát hoàn toàn vấn đề sản xuất và tiêu thụ thuốc lá, hoặc cấm hẳn sự tồn tại của thuốc lá. Thực ra, nhiều người hoan nghênh cú hích này đối với thuốc lá, dù không đồng ý lắm đối với rượu. Vậy chúng ta nên dừng ở đâu? Trượt xuống đáy con dốc là điều không thể, nhưng trước khi sự việc có thể bị đẩy đi quá xa, những người chỉ trích cho rằng tốt hơn là nên tránh con dốc ngay từ đầu.

Chúng tôi xin đưa ra ba luận điểm trả lời cho mối quan tâm của họ. Đầu tiên là sự tin cậy dựa trên lý lẽ “con dốc trơn” đã cố ý đánh chìm vai trò và giá trị các đề nghị của chúng tôi. Nếu những cú hích của chúng tôi giúp mọi người tiết kiệm được nhiều hơn, no ấm hơn, đầu tư sinh lợi hơn và chọn được những gói bảo hiểm có lợi hơn, tất nhiên theo sự tự nguyện và quyền lựa chọn của mỗi người, há chẳng phải là một điều tốt? Nếu những lời khuyên của chúng tôi là ngu xuẩn, vậy những lời phê bình mang tính xây dựng chẳng lẽ không tốt hơn phép ngụy biện “con dốc trơn” đầy giả thuyết để phản bác? Và nếu đề nghị của chúng tôi là có giá trị, chúng ta hãy cùng thực hiện. Chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể để đổ thêm cát vào con dốc nhằm làm cho nó không còn trơn nữa!

Câu trả lời thứ hai là vị thế tự do của chúng tôi, vốn yêu cầu tôn trọng quyền tự do từ bỏ quyền lợi với chi phí thấp, sẽ làm giảm độ nghiêng của con dốc tưởng chừng rất trơn này. Những đề nghị của chúng tôi được thiết kế một cách chủ ý để bảo vệ quyền tự do lựa chọn. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục đến bảo vệ môi trường hay vấn đề chẩn đoán và điều trị sai, chúng tôi luôn ý thức tạo ra quyền tự do lựa chọn cho nơi nào còn đang thiếu. Miễn là những người tìm kiếm và bằng lòng với giải pháp của riêng họ có thể dễ dàng tránh sự can thiệp của chủ nghĩa gia trưởng, thì nguy cơ sụt giảm giá trị gây ra bởi những kẻ chống chủ nghĩa gia trưởng sẽ ở mức thấp nhất. Những lý lẽ dựa vào “con dốc trơn” chính là những lý lẽ kém thuyết phục nhất vì không thể phân biệt chuỗi hành động được đề nghị là xấu xa, không thể chấp nhận được hay đáng sợ. Là những người ủng hộ quyền tự do lựa chọn, chúng tôi có thể mạnh dạn nói rằng phương pháp của chúng tôi luôn phản đối những kiểu cách can thiệp đáng bị phản bác nhất.

Luận điểm thứ ba là điều chúng tôi luôn nhấn mạnh trong suốt quyển sách này: Trong nhiều trường hợp, một loại cú hích nào đó là không thể tránh khỏi, cho nên thật vô nghĩa khi yêu cầu chính phủ đứng ngoài cuộc. Các nhà kiến trúc lựa chọn, dù tư hay công, phải làm một điều gì đó. Nếu chính phủ có ý ban hành quy định kiểm soát danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo chỉ định của bác sĩ thì một kiến trúc lựa chọn tương ứng phải được hoàn thiện trước. Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, luật lệ phải được thiết lập trước, dù chỉ để xác nhận rằng những kẻ gây ô nhiễm không phải chịu trách nhiệm gì cả, hoặc họ có thể gây ô nhiễm mà không bị trừng phạt.

Cuộc sống thường phát sinh những vấn đề mà chúng ta không thể tiên đoán được. Ngay cả các định chế xã hội cũng cần các quy tắc để quyết định xem những tình huống ấy phải được giải quyết như thế nào. Nếu những quy tắc đó trông có vẻ vô hình thì đó là do người ta xem chúng quá hiển nhiên và dễ nhận biết, đến mức họ không nhận ra rằng chúng đang tồn tại.

Những người không đồng tình sử dụng những cú hích có lẽ sẽ chấp nhận quan điểm này đối với lĩnh vực tư nhân. Có lẽ họ tin rằng áp lực cạnh tranh có thể đánh bại những loại cú hích tệ hại nhất. Các công ty cho thuê xe hơi hay điện thoại di động hãy coi chừng bị mất khách hàng, nếu tiếp tục đẩy người tiêu dùng vào những hướng bất lợi. Chúng tôi đã từng đề cập đến vấn đề dựa trên quan điểm này và chúng tôi sẽ còn tiếp tục làm như thế. Hiện tại, chúng tôi muốn tập trung vào lý lẽ theo lối ngụy biện “cái dốc trơn” đối với riêng nhà nước. Những người đưa ra lý lẽ này đôi khi nói như thể chính phủ có thể không can dự, như thể các quy tắc mặc định làm nền tảng từ trên trời rơi xuống vậy. Đây là một sai lầm lớn. Điều chắc chắn là các quy tắc mặc định đang được áp dụng hiện nay trong bất cứ ngữ cảnh cụ thể nào có thể là tốt nhất, hiểu theo nghĩa chúng thúc đẩy sự quan tâm của con người một cách toàn diện hay ngang bằng. Tuy nhiên, quan điểm đó cần được bảo vệ bởi những chứng lý vững chắc, chứ không phải bằng các giả thuyết. Cuối cùng, thật khôi hài cho những ai đánh giá thấp vai trò của nhà nước mà nghĩ rằng trong mọi lĩnh vực, các chính phủ từng tồn tại trong quá khứ đã va vấp, bằng cách này hay cách khác, khi muốn tạo ra những sắp đặt xã hội chuẩn mực.

Những cú hích xấu và những cú hích tồi

Để đưa ra những cú hích hữu ích, các nhà kiến trúc lựa chọn có thể có lộ trình của họ. Những người thích dùng quy tắc mặc định này để hích quy tắc mặc định khác có thể làm thế vì lợi ích kinh tế riêng của họ. Chúng ta hãy bắt đầu bằng quan điểm cho rằng các nhà kiến trúc lựa chọn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống luôn nhận được lợi ích khi dùng những cú hích thúc đẩy người khác theo hướng có lợi cho họ (hoặc thân chủ của họ), hơn là có lợi cho người sử dụng. Vậy kết luận là gì? Các nhà kiến trúc lựa chọn thực sự có thể bị xung đột lợi ích với khách hàng của họ. Chúng tôi cố gắng sắp xếp các lợi ích để giải thích – khi có thể, và sẽ mượn đến yếu tố kiểm tra và tính minh bạch – khi không thể.

Vấn đề đầu tiên là chúng ta có nên lo lắng về các nhà kiến trúc lựa chọn công hơn các nhà kiến trúc lựa chọn tư không? Có lẽ thế, nhưng chúng tôi lo lắng cả hai. Thật khập khiễng khi nói rằng các nhà kiến trúc lựa chọn công nguy hiểm hơn những người đồng nghiệp tư nhân của họ. Các nhà quản lý trong lĩnh vực công phải trả lời cử tri của họ, trong khi các nhà quản lý trong khu vực tư nhân có trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận và giá cổ phiếu, chứ không phải phúc lợi của người tiêu dùng. Thực ra, một số người ngờ vực nhất về nhà nước cho rằng trách nhiệm duy nhất của các nhà quản lý tư là tối đa hóa giá cổ phiếu. Như chúng tôi đã từng nhấn mạnh, bàn tay vô hình(15) sẽ, trong một hoàn cảnh cụ thể, dẫn dắt những người muốn tối đa hóa lợi nhuận đến chỗ tối đa hóa phúc lợi cho người tiêu dùng. Nhưng khi người tiêu dùng bị lẫn lộn về các tính năng của những sản phẩm mà họ mua, thì chính vấn đề tối đa hóa lợi nhuận khiến người ta bối rối, đặc biệt trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể trong cả dài hạn.

Bàn tay vô hình hoạt động hiệu quả nhất khi sản phẩm là đơn giản và được mua bán thường xuyên. Chúng ta ít khi lo lắng về việc người tiêu dùng có thể bị các nhà sản xuất làm cho kiệt quệ. Nhà sản xuất nào để mất tín nhiệm hay bất ngờ tăng giá hàng hóa sẽ không trụ được lâu trên thương trường. Nhưng một nhà môi giới thế chấp không xác định được mức sinh lời của các khoản đầu tư cũng sẽ nhanh chóng biến mất lúc khách hàng của anh ta nhận được tin xấu.

Các biên tập viên của tờ Economist trong một ứng xử đầy cảm thông về chủ nghĩa gia trưởng tự do đã nêu ra lưu ý này: “Trên quan điểm tự do, có một hiểm họa phát sinh từ việc đi quá giới hạn, và đó là điều cần hết sức chú ý. Các chính khách khó có thể là những người xa lạ trong nghệ thuật định hướng lựa chọn của công chúng và đầu cơ quyết định của họ vào các đảng phái chính trị. Và, điều gì có thể ngăn cản các nhà vận động hành lang, những tay anh chị hay những người hay “nhúng mũi” vào chuyện người khác trở thành loại người chuyên dùng vũ lực để trấn áp mọi nỗ lực của người khác?”.

Đành rằng các tổ chức nhà nước thường bị kéo vào quyền lợi của khu vực tư nhân mà những người đại diện cho họ đang tìm cách hích người khác theo hướng phục vụ những mục tiêu ích kỷ của nhóm này. Đó là lý do đầu tiên chúng tôi muốn duy trì quyền tự do lựa chọn. Nhưng nếu quyền lợi của khu vực tư nhân đang đi theo bàn tay vô hình nhằm tăng thêm lợi ích cho khách hàng của họ thì vấn đề nằm ở đâu? Vậy thì điều chúng ta cần lo nhiều hơn chính là toàn bộ các nhà kiến trúc lựa chọn, công cũng như tư. Chúng ta cần thiết lập các quy tắc ràng buộc để giảm thiểu gian lận và những sự lạm dụng khác, chẳng hạn để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hạn chế quyền lực theo nhóm lợi ích và tạo ra nhiều phúc lợi hơn để phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với cả hai lĩnh vực công và tư, mục tiêu cơ bản phải là tăng cường tính minh bạch. Những đề nghị RECAP khác nhau của chúng tôi được đặc biệt thiết kế để giúp người tiêu dùng dễ dàng hình dung họ đang sử dụng bao nhiêu dịch vụ và chi trả bao nhiêu cho các dịch vụ đó. Riêng trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi cho rằng việc công bố thông tin là một công cụ giám sát hiệu quả và chi phí thấp.

Nhấn mạnh tác động của việc lập kế hoạch lựa chọn, chúng tôi hy vọng các nhà thiết kế sẽ được cập nhật thông tin kịp thời và đầy đủ hơn. Và, qua tranh luận nhằm tìm ra những hạn chế quyền tự do trong những cú hích tồi, chúng tôi mong tạo ra một cơ chế bảo vệ mạnh mẽ trước những kế hoạch thiếu cân nhắc hoặc không có tính động viên. Tóm lại, nếu nói rằng lợi ích cá nhân là một cuộc kiểm tra “độ lành mạnh” của các nhà quy hoạch, thì quyền tự do lựa chọn là một chất điều hòa vô cùng quan trọng.

Quyền phạm sai lầm

Những người hoài nghi có thể lập luận nếu đã là một xã hội tự do thì người ta có quyền va vấp và phạm sai lầm. Thực ra, sai lầm đôi khi cũng có ích vì đó là một trong những cách chúng ta học hỏi. Tuy nhiên, bạn có tin rằng trẻ con nên học về sự nguy hiểm của hồ bơi bằng cách nhảy thẳng xuống hồ khi chưa biết bơi không? Khách bộ hành trên đường phố Luân Đôn có cần phải bị xe buýt hai tầng đụng vài lần để biết cách “nhìn bên phải” không? Bạn có quyền phạm sai lầm, nhưng bạn cũng có quyền chọn cách phạm sai lầm.

Trừng phạt, tái phân phối và sự lựa chọn

Một bộ phận trong số những người chỉ trích cực đoan đưa ra một phản bác có thể làm bạn đọc bị sốc. Rằng họ không ủng hộ bất cứ hình thức trao đổi nào. Họ không thích lấy của Peter trao cho Paul, dù Peter rất giàu và Paul rất nghèo. Tất nhiên là họ cũng phản đối cả biểu thuế thu nhập lũy tiến. Họ không chấp nhận những chính sách hướng đến lợi ích của quần chúng yếu thế, nghèo khổ, học vấn thấp hay nói chung không có đẳng cấp. Họ phản đối không phải bởi vì họ thiếu sự cảm thông, mà vì họ nghĩ mọi sự trợ giúp cho các nhóm này phải đến một cách tự nguyện từ khu vực tư nhân, như các tổ chức từ thiện, và chính sách nhà nước chỉ phục vụ cho những nhóm người khác (thường là nhóm có thế lực, giàu có, học vấn cao hay có địa vị xã hội). Họ không thích bất kỳ chính sách nào của nhà nước lấy đi các nguồn lực của họ để chia sẻ cho các nhóm khác.

Thực lòng, chúng tôi không thể tán thành quan điểm cho rằng mọi sự tái phân phối thu nhập đều không chính đáng. Chúng tôi nghĩ rằng một xã hội tốt phải tạo ra những cuộc trao đổi giữa việc bảo vệ những người kém may mắn với người may mắn hơn, đồng thời khuyến khích phát huy sáng kiến và tự giúp bản thân vươn lên, giữa việc chia sẻ với mọi người một phần nhỏ của cái bánh và nỗ lực tăng kích cỡ của cả cái bánh. Theo quan điểm của chúng tôi, mức tái phân phối tối ưu không phải là số 0. Ngay những người không thích tái phân phối cũng có mối quan tâm, dù nhỏ, đến các chính sách mà chúng tôi đề nghị. Trong phần lớn các trường hợp, việc tạo ra những cú hích sẽ giúp những người cần hỗ trợ, trong khi chỉ áp đặt một mức chi phí tối thiểu cho những người không cần giúp đỡ. Nếu người ta đã có kế hoạch tiết kiệm của riêng mình thì việc mời họ tham gia chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” cũng không thành vấn đề. Nếu người ta không hút thuốc, hoặc đã có thân hình thon thả một cách tự nhiên thì các chiến dịch giúp họ bỏ thuốc lá hay chống béo phì hoàn toàn không gây hại gì cho họ.

Vài người nghi hoặc có thể phản bác rằng một số trong các đề nghị của chúng tôi đòi hỏi các Econ phải chi trả gì đó (không nhiều) cho các chương trình mà họ không cần và cũng không được hưởng lợi. Nhưng nếu những người cần được giúp đỡ cũng phải gánh chịu chi phí đối với xã hội, ví dụ, qua chi phí y tế cao, khi đó việc kêu gọi các Econ chia sẻ một phần chi phí giúp đỡ Con người chỉ đem lại một kết quả khiêm tốn. Tất nhiên, một vài kiểu tái phân phối nào đó sẽ phản đối mọi hệ thống chăm sóc y tế bắt buộc phần còn lại trong chúng ta phải đóng góp cho những người cần được trợ giúp y tế. Sự thật là trên cơ sở đó, Econ vẫn có thể bị mất mát từ các chính sách hỗ trợ Con người. Nếu hạnh phúc của Peter tùy thuộc (một phần) vào việc ông ấy giàu có hơn Paul, thì bất cứ điều gì làm cho Paul khấm khá lên sẽ làm Peter bớt thịnh vượng đi. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận chúng tôi không có bằng chứng rằng mọi Peter trên thực tế mưu cầu hạnh phúc bằng việc giúp đỡ những thành viên kém may mắn hơn trong xã hội (ngay cả khi các Paul nhận được sự hỗ trợ của nhà nước nhiều hơn các tổ chức tư nhân). Đối với những người cảm thấy khổ tâm vì hàng xóm của họ trở nên khá giả hơn, chúng tôi thấu hiểu, nhưng không thể thông cảm với họ.

Những người có tư tưởng tự do nhất lại có một mũi tên khác trong bao đựng tên của họ. Họ quan tâm đến tự do và quyền tự do lựa chọn hơn là phúc lợi xã hội. Vì lý do này, họ thích có quyền lựa chọn những cú hích. Đặc biệt họ thích cung cấp cho mọi người toàn bộ thông tin cần thiết và đầy đủ để có một lựa chọn đúng mà không cần một cú hích vẽ đường nào cả! Quan điểm này được thể hiện qua chiến dịch của Chính phủ Thụy Điển nhằm giúp công dân của họ lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp, và ý tưởng áp dụng cho vấn đề hiến tạng. Người ta phải được yêu cầu làm rõ mong muốn của họ mà không cần một quy tắc mặc định nào.

Mặc dù những cú hích là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng chúng tôi đồng ý rằng việc lựa chọn tích cực và bắt buộc đôi khi lại là con đường đúng, và chúng ta cũng không gặp khó khăn gì trong việc cung cấp thông tin hay tổ chức các chiến dịch truyền thông cho cộng đồng. Nhưng lựa chọn bắt buộc không phải lúc nào cũng tốt. Khi lựa chọn trở nên khó khăn và số lượng lựa chọn càng lớn, việc bắt người ta tự chọn cho mình có thể được ưa chuộng hơn, nhưng cũng có thể không dẫn đến những quyết định tốt nhất. Đành rằng người ta thường chọn phương án “Không chọn gì cả”, nhưng cũng khó biết được tại sao những người yêu thích tự do bắt buộc phải chọn, mặc dù họ (thường xuyên và tự nguyện) chống lại điều đó. Nếu bạn bảo người phục vụ nhà hàng mang ra một chai rượu vang ngon nhất, nhưng anh ta bảo bạn hãy tự chọn lấy, liệu bạn có hài lòng không?

Đối với các chiến dịch truyền thông và giáo dục, một trong những bài học từ ngành tâm lý là không có chương trình nào trung lập cả, bất kể các nhà thiết kế có thận trọng đến mấy. Vì thế, nói một cách đơn giản, ép buộc lựa chọn không phải cách khôn ngoan, và phương án trung lập không phải lúc nào cũng khả thi.

Đường kẻ giới hạn và Nguyên tắc công khai

Cách đây không lâu, Sunstein đưa con gái đi Lollapalooza dự lễ hội nhạc rock kéo dài ba ngày được tổ chức thường niên tại Chicago. Vào tối thứ Sáu, có một bảng chỉ dẫn lớn chạy những thông tin điện tử thay đổi liên tục, từ lịch biểu diễn đến những nhắc nhở tưởng như rất vặt vãnh như “HÃY UỐNG THÊM NƯỚC” và tiếp sau đó là dòng giải thích “BẠN SẼ ĐỔ MỒ HÔI NHIỀU VÀ BẠN MẤT NƯỚC ĐẤY”.

Ý nghĩa của thông báo này là gì? Chicago từng rơi vào một cơn nóng kinh hoàng và những người tổ chức lễ hội Lollapalooza rõ ràng đang cố gắng phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe khi cơ thể bị mất nước. Tín hiệu đó là một cú hích. Không ai bị ép uống nước cả. Nhưng những người nghĩ ra thông báo trên đã rất nhạy bén với cách nghĩ của người khác. Cụ thể, cách chọn câu “Hãy uống thêm nước” là một lựa chọn xuất sắc. Câu này có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với những câu có thể thay thế khác, như “Hãy uống đủ nước”, hay “Hãy uống nước”. Bạn thấy đấy, gợi ý bạn “sẽ bị mất nước” đã khôn khéo nhắc đến hậu quả xấu, nếu bị thiếu nước.

Bây giờ, hãy so sánh với một phương án tưởng tượng thế này. Giả sử thay vì đưa một thông điệp có thể nhìn thấy là “HÃY UỐNG THÊM NƯỚC”, người ta cho chiếu những lời nhắc nhở như: “BẠN KHÔNG KHÁT À?” hay “ĐỪNG VỪA UỐNG VỪA LÁI XE”, “MA TÚY GÂY CHẾT NGƯỜI!”, “HÃY ỦNG HỘ TỔNG THỐNG”, “PHÁ THAI LÀ TỘI ÁC”, hay “HÃY MUA MƯỜI CÚ HÍCH”… Liệu những quảng cáo dưới ngưỡng kích thích tâm lý như thế có nên được xem là một hình thức của chủ nghĩa gia trưởng tự do? Đúng là chúng định hướng lựa chọn của mọi người, nhưng lại không giúp họ đưa ra được quyết định nào!

Vậy, đâu là giới hạn cho những quảng cáo dưới ngưỡng? Một số người không đồng tình với chủ nghĩa gia trưởng tự do nói rằng cứ để mọi cú hích ở trạng thái ẩn tàng, rằng họ sẵn sàng trao quyền cho chính phủ định hướng người dân theo ý họ, đồng thời cung cấp cho nhà nước những công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề. So sánh quảng cáo dưới ngưỡng với những cú hích khác cũng khá thú vị. Chẳng hạn, nếu muốn người dân giảm cân thì một trong những cách hiệu quả là đặt nhiều gương trong các tiệm ăn hay nhà hàng. Thực khách có thể ăn ít đi nếu trông thấy mình đã đủ mũm mĩm rồi. Thế được không? Tất nhiên cú hích này quả là hay, nhưng ngộ nhỡ người ta chế ra những tấm gương, hay đặt hệ gương sao cho chúng có thể biến những người đẫy đà thành thon gọn thì sao?

Để giải quyết vấn đề này, một lần nữa chúng ta lại dựa vào nguyên tắc định hướng là sự minh bạch. Trong ngữ cảnh này, chúng ta xác nhận điều nhà triết học John Rawls (1971) gọi là nguyên tắc công khai. Ở hình thái đơn giản nhất, nguyên tắc công khai cấm chính phủ không được chọn một chính sách không có khả năng hoặc không muốn công khai trước người dân.

Chúng tôi cho rằng nguyên tắc công khai là một cơ sở hướng dẫn tốt trong việc bắt buộc và thực hiện những cú hích ở cả khu vực công lẫn khu vực tư. Ví dụ, khi các công ty đưa ra chương trình tự động đăng ký tham gia quỹ hưu bổng, họ không hề bí mật gì và thành thật mà nói, họ làm thế bởi vì họ nghĩ hầu hết nhân viên sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn qua chương trình này. Vậy các công ty khác cũng có thể nói như vậy để buộc nhân viên mua cổ phiếu của chính công ty họ không?

Đối với các quy tắc mặc định của pháp luật cũng thế. Nếu chính phủ thay đổi những quy tắc ấy, dù để khuyến khích hiến tạng hay giảm phân biệt chủng tộc, họ cũng không nên giữ bí mật về những gì họ đang làm. Nếu nhân viên nhà nước biết cách sử dụng từ ngữ khéo léo trên những bảng cấm xả rác, biển báo cảnh giác bọn trộm cướp hay khuyến khích người ta hiến tạng, thì họ nên công khai một cách rõ ràng cả phương pháp lẫn mục đích họ làm điều đó.

Trung lập

Chúng tôi từng nhấn mạnh rằng trong nhiều tình huống, chính phủ không thể thuần túy trung lập. Tuy nhiên, một hình thức trung lập đôi khi cũng khả thi và rất quan trọng.

Ngoài phạm vi các quyền hiến định, còn một vấn đề khái quát hơn nữa về tính trung lập, mở rộng cho cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân. Chúng tôi chỉ trích các công ty hích nhân viên mua cổ phiếu của họ với số lượng lớn, nhưng chúng tôi hoan nghênh công ty nào hích nhân viên của mình tham gia các chương trình tiết kiệm. Kết luận của chúng tôi là việc đánh giá những cú hích tùy thuộc vào tác động của chúng, nghĩa là xem chúng hỗ trợ hay làm tổn thương người khác. Những người hoài nghi có thể tranh luận rằng trong một vài lĩnh vực, tốt nhất là nên tránh mọi cú hích. Nhưng bao nhiêu công ty có thể làm điều đó? Chúng ta không thể tránh kiến trúc lựa chọn, và theo nghĩa đó, chúng ta không thể tránh gây ảnh hưởng đối với người khác. Chúng tôi đồng ý trong một số trường hợp, lựa chọn bắt buộc là cách tốt nhất, nhưng thường không khả thi và đôi khi dẫn tới rắc rối.

Thật vậy, vài kiểu hích nào đó là có thể tránh khỏi, ví dụ các chiến dịch quảng cáo và giáo dục thường mang tính tùy chọn. Nên chăng nhà nước giáo dục người dân về hiểm họa của việc hút thuốc lá, uống rượu, tình dục không an toàn, sử dụng axit béo chuyển hóa hay đi giày cao gót? Các chủ sử dụng lao động có nên thực hiện những chiến dịch tương tự cho nhân viên của họ hay không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu một chút về những người tạo cú hích và những người bị hích. Vấn đề đầu tiên là một người bên ngoài (người tạo cú hích) có thể giúp một cá nhân (người bị hích) có một lựa chọn tốt hơn không? Điều đó một phần tùy thuộc vào việc các lựa chọn khó như thế nào đối với người bị hích. Như chúng ta đã biết, con người thường có khuynh hướng cần các cú hích trước những lựa chọn phức tạp, hiếm xảy ra và khi họ thiếu thông tin cũng như có rất ít cơ hội học hỏi.

Nhưng tiềm năng từ những cú hích có lợi còn phụ thuộc vào khả năng người tạo cú hích khi tư vấn đâu là lựa chọn tốt cho người bị hích. Nói chung, những người tạo cú hích sẽ đưa ra những phán đoán đúng khi họ tinh thông trong cách sắp đặt cú hích của mình, và khi sự khác nhau trong thị hiếu hay sở thích giữa các cá nhân không lớn lắm (gần như ai cũng thích kem sô-cô-la hơn kem cam thảo), hoặc khi những khác biệt trong thị hiếu và nhu cầu có thể dễ dàng nhận ra. Qua tất cả những lý do chúng ta vừa thảo luận, việc tạo cú hích cho thấy nó có ý nghĩa đối với một hợp đồng vay mượn có thế chấp (vốn phức tạp và người bên ngoài có thể giúp đỡ ở nhiều mặt) hơn là việc chọn thức uống. Thực thế, không một chuyên gia nào hướng dẫn bạn cách tìm hiểu xem bạn thích Coke hay Pepsi hơn bằng cách uống mỗi thứ một ngụm nhỏ. Nói tóm lại, khi các lựa chọn trở nên quá nhiều, khi những người tạo cú hích thông thạo công việc họ làm, và khi sự khác nhau trong sở thích của từng cá nhân không còn là vấn đề quan trọng và dễ ước lượng, thì khả năng áp dụng các cú hích là rất cao.

Tại sao dừng lại ở chủ nghĩa gia trưởng tự do?

Chúng tôi hy vọng rằng những người bảo thủ, những người ôn hòa, những người tự do và cả những người tự nhận mình có tư tưởng tự do cùng nhiều người khác nữa có thể chứng thực cho chủ nghĩa gia trưởng tự do. Cho đến lúc này, chúng tôi đã từng nhấn mạnh sự chỉ trích của một số người có đầu óc bảo thủ và những người tự do cuồng nhiệt nhất. Nhưng sự phản bác là có thể nhìn thấy. Những người theo chủ nghĩa gia trưởng nhiệt thành có thể cảm thấy được khuyến khích thông qua bằng chứng về tình trạng dễ tổn thương, dễ vỡ của Con người. Được khích lệ như thế, họ cảm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau, việc tạo cú hích và chủ nghĩa gia trưởng tự do trở nên quá khiêm tốn và cẩn trọng. Nếu chúng ta muốn bảo vệ Con người, tại sao chúng ta không đi xa hơn chủ nghĩa gia trưởng tự do. Trong một số hoàn cảnh, lẽ nào cuộc sống Con người không trở thành tốt đẹp nhất, nếu chúng ta lấy đi quyền tự do lựa chọn của họ?

Sự thật là không có điểm dừng nào cả. Chúng tôi đã định nghĩa chủ nghĩa gia trưởng tự do bao gồm các hành động, quy tắc và những cú hích có thể tránh được một cách dễ dàng thông qua sự chọn lựa. Chúng tôi không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là “dễ dàng tránh được”, nhưng chúng tôi muốn nêu lên chủ nghĩa gia trưởng “một-cú-nhấp-chuột” để gần gũi hơn với công nghệ hiện đại ngày nay. Mục tiêu của chúng tôi là cho phép người ta làm theo cách của họ với chi phí thấp nhất. Chắc chắn là một số chính sách mà chúng ta chủ trương thực hiện có chi phí cao hơn một cú nhấp chuột. Để chọn một chương trình tiết kiệm hưu bổng tự động, nhân viên nói chung phải điền vào mẫu đăng ký và nộp lại, tuy không phải là một chi phí lớn nhưng chắc chắn nhiều hơn một cú nhấp chuột. Thật độc đoán và kỳ quặc khi đề xuất một quy tắc cứng nhắc để xác định khi nào chi phí được xem là cao để bác bỏ một chính sách, nhưng câu hỏi chính xác về mức độ lại không thực sự quan trọng. Hãy đơn giản nói rằng chúng ta muốn chi phí thấp. Vấn đề thực sự là khi nào chúng ta nên áp dụng một vài loại chi phí quan trọng nhằm cải thiện phúc lợi xã hội.

Phương pháp tư duy hiệu quả về các vấn đề này đã được trình bày trong một tuyển tập của các nhà kinh tế học và luật sư dưới tên gọi “chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng”. Nguyên tắc định hướng của các tác giả này là chúng ta nên thiết kế các chính sách sao cho có thể hỗ trợ các tầng lớp bình dân nhất trong xã hội, đồng thời duy trì chi phí thấp nhất đối với những người có đẳng cấp cao nhất. (Chủ nghĩa gia trưởng tự do là một hình thức của chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng, trong đó chi phí đối với tầng lớp cao gần như bằng không). Một minh họa đơn giản về chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng có thể được nhìn thấy qua những chiếc đèn chiếu công suất lớn, có tác dụng giúp người tiêu dùng có làn da như rám nắng mà không cần phơi mình ngoài bãi biển. Sử dụng loại đèn này, người tiêu dùng chỉ cần nằm xuống, nhắm mắt và cho đèn chiếu vào người trong vòng vài phút. Tuy nhiên, thời gian chiếu quá năm phút sẽ rất nguy hiểm vì da có thể bị bỏng. (Việc sử dụng đèn chiếu như thế có thể gây ung thư da, nhưng chúng ta thường chạy theo đám đông mà bỏ qua hiểm họa này). Bản chất của đèn chiếu là nóng ấm, vì thế nhà kiến trúc lựa chọn nào kỳ vọng xảy ra lỗi sẽ nhận ra một hiểm họa ở đây: Vài người sử dụng khi nằm nhắm mắt dưới đèn dễ rơi vào giấc ngủ và tỉnh dậy với bộ da bị phỏng cấp độ ba!

Nào, bây giờ chúng ta đặt giả thuyết với một chi phí cộng thêm nho nhỏ, chiếc đèn chiếu được gắn thêm một công tắc hẹn giờ để nó tự động tắt sau một khoảng thời gian định trước (thiết kế này rất phổ biến trong các phòng tắm khách sạn). Nên chăng nhà nước bắt buộc mọi đèn chiếu loại này đều phải có công tắc hẹn giờ tự động? Các nhà chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng tin rằng câu trả lời tùy thuộc vào việc phân tích chi phí/lợi ích. Nếu chi phí lắp cái công tắc ấy thấp và rủi ro bị cháy da cao thì câu trả lời là “Có”.

Các điều luật về an toàn lao động và chăm sóc y tế lại vượt quá giới hạn của chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng; chúng cứng nhắc và làm tổn thương con người. Những luật đó không cho phép người làm công ăn lương quyền trao đổi môi trường làm việc an toàn lấy một mức lương cao hơn, dù những người có kiến thức cao và vị thế lớn cũng muốn làm điều đó. Các chương trình an sinh xã hội không đơn thuần khuyến khích tiết kiệm, mà yêu cầu mọi người phải tiết kiệm. Các quy định pháp luật về cấm phân biệt đối xử dựa vào chủng tộc, giới tính và vùng miền là không thể từ bỏ. Nhân viên không thể bị yêu cầu trao đổi quyền không bị xâm phạm tình dục để nhận mức lương cao hơn. Những cấm đoán này không có một chút tự do nào cả, nhưng có lẽ một vài trong số đó có thể được biện hộ sau khi tham khảo các loại lỗi của Con người mà chúng ta vừa khám phá nơi đây. Các nhà chủ nghĩa gia trưởng phi tự do có thể muốn xây dựng những sáng kiến đó để phát huy hiệu quả cao hơn, có lẽ áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bảo vệ người tiêu dùng.

Phần nhiều trong số các luận điểm này có sức hấp dẫn lớn, nhưng chúng tôi cố không đi sâu hơn nữa vào con đường gia trưởng. Đâu là cơ sở để chúng tôi cưỡng lại điều đó? Dù sao, chúng ta đã biết rằng chi phí phát sinh từ chủ nghĩa gia trưởng tự do có thể không bằng 0, vì thế sẽ là không thành thật nếu chúng ta nói rằng chúng ta luôn phản đối một cách mạnh mẽ các quy định làm tăng chi phí từ gần-như-bằng-0 thành chi phí ở mức khiêm tốn. Hoặc cá nhân chúng ta không chống lại những quy định bắt buộc. Nhưng quả thật là rắc rối khi phải quyết định dừng lại ở đâu, và khi nào thì một cú hích được gọi là một cú đẩy mạnh. Khi các quan điểm bắt buộc xen vào và các lựa chọn không có sẵn thì những tranh cãi kiểu “con dốc trơn” có thể bắt đầu tỏ rõ giá trị, đặc biệt khi các nhà thi hành luật làm mạnh tay. Chúng tôi đồng ý những cấm đoán cứng nhắc có thể chấp nhận được trong một vài ngữ cảnh, nhưng chúng làm xuất hiện những quyền lợi liên quan đặc biệt, và nói chung, chúng tôi thích những can thiệp mang tính tự do cao hơn và ít xâm phạm hơn.

Ai là người không tán thành việc sử dụng các cú hích? Chúng tôi nhận thấy những người chống chủ nghĩa gia trưởng và có lẽ nhiều người khác sẽ phản bác. Chúng ta lần lượt xem xét một số phản biện sau đây, từ những phản biện yếu nhất đến những ý kiến trái chiều mạnh mẽ nhất.

Quả thật, chúng ta quan ngại những người theo chủ nghĩa gia trưởng tự do đang trượt xuống một con dốc trơn tuột cần cảnh báo. Những kẻ nghi ngờ tác dụng của những cú hích e rằng một khi chấp nhận, dù một thứ chủ nghĩa gia trưởng khiêm tốn nhất về vấn đề tiết kiệm hay bảo vệ môi trường, thì những sự can thiệp mang tính chất xâm phạm cao chắc chắn sẽ xuất hiện. Họ có thể phản bác rằng nếu chúng ta cho phép các chiến dịch truyền thông khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng thì cỗ máy tuyên truyền của chính phủ Mỹ sẽ nhanh chóng chuyển từ giáo dục sang các hành động ép buộc và cấm đoán.

Những người chỉ trích có thể dễ dàng nhìn thẳng vào sự công kích dữ dội của điều dường như đối với họ là những hình thức xâm phạm không thể chấp nhận được của chủ nghĩa gia trưởng. Cảnh báo nguy hiểm của việc hút thuốc lá là một ví dụ. Người ta đi từ những cảnh báo nhẹ nhàng nhất cho đến những chiến dịch tuyên truyền sâu rộng và quyết liệt nhất, kể cả đánh thuế cao và cấm hút thuốc nơi công cộng. Và, người hút thuốc lá dù hoang tưởng nhất cũng biết rằng sẽ có ngày chính phủ kiểm soát hoàn toàn vấn đề sản xuất và tiêu thụ thuốc lá, hoặc cấm hẳn sự tồn tại của thuốc lá. Thực ra, nhiều người hoan nghênh cú hích này đối với thuốc lá, dù không đồng ý lắm đối với rượu. Vậy chúng ta nên dừng ở đâu? Trượt xuống đáy con dốc là điều không thể, nhưng trước khi sự việc có thể bị đẩy đi quá xa, những người chỉ trích cho rằng tốt hơn là nên tránh con dốc ngay từ đầu.

Chúng tôi xin đưa ra ba luận điểm trả lời cho mối quan tâm của họ. Đầu tiên là sự tin cậy dựa trên lý lẽ “con dốc trơn” đã cố ý đánh chìm vai trò và giá trị các đề nghị của chúng tôi. Nếu những cú hích của chúng tôi giúp mọi người tiết kiệm được nhiều hơn, no ấm hơn, đầu tư sinh lợi hơn và chọn được những gói bảo hiểm có lợi hơn, tất nhiên theo sự tự nguyện và quyền lựa chọn của mỗi người, há chẳng phải là một điều tốt? Nếu những lời khuyên của chúng tôi là ngu xuẩn, vậy những lời phê bình mang tính xây dựng chẳng lẽ không tốt hơn phép ngụy biện “con dốc trơn” đầy giả thuyết để phản bác? Và nếu đề nghị của chúng tôi là có giá trị, chúng ta hãy cùng thực hiện. Chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể để đổ thêm cát vào con dốc nhằm làm cho nó không còn trơn nữa!

Câu trả lời thứ hai là vị thế tự do của chúng tôi, vốn yêu cầu tôn trọng quyền tự do từ bỏ quyền lợi với chi phí thấp, sẽ làm giảm độ nghiêng của con dốc tưởng chừng rất trơn này. Những đề nghị của chúng tôi được thiết kế một cách chủ ý để bảo vệ quyền tự do lựa chọn. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục đến bảo vệ môi trường hay vấn đề chẩn đoán và điều trị sai, chúng tôi luôn ý thức tạo ra quyền tự do lựa chọn cho nơi nào còn đang thiếu. Miễn là những người tìm kiếm và bằng lòng với giải pháp của riêng họ có thể dễ dàng tránh sự can thiệp của chủ nghĩa gia trưởng, thì nguy cơ sụt giảm giá trị gây ra bởi những kẻ chống chủ nghĩa gia trưởng sẽ ở mức thấp nhất. Những lý lẽ dựa vào “con dốc trơn” chính là những lý lẽ kém thuyết phục nhất vì không thể phân biệt chuỗi hành động được đề nghị là xấu xa, không thể chấp nhận được hay đáng sợ. Là những người ủng hộ quyền tự do lựa chọn, chúng tôi có thể mạnh dạn nói rằng phương pháp của chúng tôi luôn phản đối những kiểu cách can thiệp đáng bị phản bác nhất.

Luận điểm thứ ba là điều chúng tôi luôn nhấn mạnh trong suốt quyển sách này: Trong nhiều trường hợp, một loại cú hích nào đó là không thể tránh khỏi, cho nên thật vô nghĩa khi yêu cầu chính phủ đứng ngoài cuộc. Các nhà kiến trúc lựa chọn, dù tư hay công, phải làm một điều gì đó. Nếu chính phủ có ý ban hành quy định kiểm soát danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo chỉ định của bác sĩ thì một kiến trúc lựa chọn tương ứng phải được hoàn thiện trước. Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, luật lệ phải được thiết lập trước, dù chỉ để xác nhận rằng những kẻ gây ô nhiễm không phải chịu trách nhiệm gì cả, hoặc họ có thể gây ô nhiễm mà không bị trừng phạt.

Cuộc sống thường phát sinh những vấn đề mà chúng ta không thể tiên đoán được. Ngay cả các định chế xã hội cũng cần các quy tắc để quyết định xem những tình huống ấy phải được giải quyết như thế nào. Nếu những quy tắc đó trông có vẻ vô hình thì đó là do người ta xem chúng quá hiển nhiên và dễ nhận biết, đến mức họ không nhận ra rằng chúng đang tồn tại.

Những người không đồng tình sử dụng những cú hích có lẽ sẽ chấp nhận quan điểm này đối với lĩnh vực tư nhân. Có lẽ họ tin rằng áp lực cạnh tranh có thể đánh bại những loại cú hích tệ hại nhất. Các công ty cho thuê xe hơi hay điện thoại di động hãy coi chừng bị mất khách hàng, nếu tiếp tục đẩy người tiêu dùng vào những hướng bất lợi. Chúng tôi đã từng đề cập đến vấn đề dựa trên quan điểm này và chúng tôi sẽ còn tiếp tục làm như thế. Hiện tại, chúng tôi muốn tập trung vào lý lẽ theo lối ngụy biện “cái dốc trơn” đối với riêng nhà nước. Những người đưa ra lý lẽ này đôi khi nói như thể chính phủ có thể không can dự, như thể các quy tắc mặc định làm nền tảng từ trên trời rơi xuống vậy. Đây là một sai lầm lớn. Điều chắc chắn là các quy tắc mặc định đang được áp dụng hiện nay trong bất cứ ngữ cảnh cụ thể nào có thể là tốt nhất, hiểu theo nghĩa chúng thúc đẩy sự quan tâm của con người một cách toàn diện hay ngang bằng. Tuy nhiên, quan điểm đó cần được bảo vệ bởi những chứng lý vững chắc, chứ không phải bằng các giả thuyết. Cuối cùng, thật khôi hài cho những ai đánh giá thấp vai trò của nhà nước mà nghĩ rằng trong mọi lĩnh vực, các chính phủ từng tồn tại trong quá khứ đã va vấp, bằng cách này hay cách khác, khi muốn tạo ra những sắp đặt xã hội chuẩn mực.

Để đưa ra những cú hích hữu ích, các nhà kiến trúc lựa chọn có thể có lộ trình của họ. Những người thích dùng quy tắc mặc định này để hích quy tắc mặc định khác có thể làm thế vì lợi ích kinh tế riêng của họ. Chúng ta hãy bắt đầu bằng quan điểm cho rằng các nhà kiến trúc lựa chọn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống luôn nhận được lợi ích khi dùng những cú hích thúc đẩy người khác theo hướng có lợi cho họ (hoặc thân chủ của họ), hơn là có lợi cho người sử dụng. Vậy kết luận là gì? Các nhà kiến trúc lựa chọn thực sự có thể bị xung đột lợi ích với khách hàng của họ. Chúng tôi cố gắng sắp xếp các lợi ích để giải thích – khi có thể, và sẽ mượn đến yếu tố kiểm tra và tính minh bạch – khi không thể.

Vấn đề đầu tiên là chúng ta có nên lo lắng về các nhà kiến trúc lựa chọn công hơn các nhà kiến trúc lựa chọn tư không? Có lẽ thế, nhưng chúng tôi lo lắng cả hai. Thật khập khiễng khi nói rằng các nhà kiến trúc lựa chọn công nguy hiểm hơn những người đồng nghiệp tư nhân của họ. Các nhà quản lý trong lĩnh vực công phải trả lời cử tri của họ, trong khi các nhà quản lý trong khu vực tư nhân có trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận và giá cổ phiếu, chứ không phải phúc lợi của người tiêu dùng. Thực ra, một số người ngờ vực nhất về nhà nước cho rằng trách nhiệm duy nhất của các nhà quản lý tư là tối đa hóa giá cổ phiếu. Như chúng tôi đã từng nhấn mạnh, bàn tay vô hình(15) sẽ, trong một hoàn cảnh cụ thể, dẫn dắt những người muốn tối đa hóa lợi nhuận đến chỗ tối đa hóa phúc lợi cho người tiêu dùng. Nhưng khi người tiêu dùng bị lẫn lộn về các tính năng của những sản phẩm mà họ mua, thì chính vấn đề tối đa hóa lợi nhuận khiến người ta bối rối, đặc biệt trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể trong cả dài hạn.

Bàn tay vô hình hoạt động hiệu quả nhất khi sản phẩm là đơn giản và được mua bán thường xuyên. Chúng ta ít khi lo lắng về việc người tiêu dùng có thể bị các nhà sản xuất làm cho kiệt quệ. Nhà sản xuất nào để mất tín nhiệm hay bất ngờ tăng giá hàng hóa sẽ không trụ được lâu trên thương trường. Nhưng một nhà môi giới thế chấp không xác định được mức sinh lời của các khoản đầu tư cũng sẽ nhanh chóng biến mất lúc khách hàng của anh ta nhận được tin xấu.

Các biên tập viên của tờ Economist trong một ứng xử đầy cảm thông về chủ nghĩa gia trưởng tự do đã nêu ra lưu ý này: “Trên quan điểm tự do, có một hiểm họa phát sinh từ việc đi quá giới hạn, và đó là điều cần hết sức chú ý. Các chính khách khó có thể là những người xa lạ trong nghệ thuật định hướng lựa chọn của công chúng và đầu cơ quyết định của họ vào các đảng phái chính trị. Và, điều gì có thể ngăn cản các nhà vận động hành lang, những tay anh chị hay những người hay “nhúng mũi” vào chuyện người khác trở thành loại người chuyên dùng vũ lực để trấn áp mọi nỗ lực của người khác?”.

Đành rằng các tổ chức nhà nước thường bị kéo vào quyền lợi của khu vực tư nhân mà những người đại diện cho họ đang tìm cách hích người khác theo hướng phục vụ những mục tiêu ích kỷ của nhóm này. Đó là lý do đầu tiên chúng tôi muốn duy trì quyền tự do lựa chọn. Nhưng nếu quyền lợi của khu vực tư nhân đang đi theo bàn tay vô hình nhằm tăng thêm lợi ích cho khách hàng của họ thì vấn đề nằm ở đâu? Vậy thì điều chúng ta cần lo nhiều hơn chính là toàn bộ các nhà kiến trúc lựa chọn, công cũng như tư. Chúng ta cần thiết lập các quy tắc ràng buộc để giảm thiểu gian lận và những sự lạm dụng khác, chẳng hạn để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hạn chế quyền lực theo nhóm lợi ích và tạo ra nhiều phúc lợi hơn để phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với cả hai lĩnh vực công và tư, mục tiêu cơ bản phải là tăng cường tính minh bạch. Những đề nghị RECAP khác nhau của chúng tôi được đặc biệt thiết kế để giúp người tiêu dùng dễ dàng hình dung họ đang sử dụng bao nhiêu dịch vụ và chi trả bao nhiêu cho các dịch vụ đó. Riêng trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi cho rằng việc công bố thông tin là một công cụ giám sát hiệu quả và chi phí thấp.

Nhấn mạnh tác động của việc lập kế hoạch lựa chọn, chúng tôi hy vọng các nhà thiết kế sẽ được cập nhật thông tin kịp thời và đầy đủ hơn. Và, qua tranh luận nhằm tìm ra những hạn chế quyền tự do trong những cú hích tồi, chúng tôi mong tạo ra một cơ chế bảo vệ mạnh mẽ trước những kế hoạch thiếu cân nhắc hoặc không có tính động viên. Tóm lại, nếu nói rằng lợi ích cá nhân là một cuộc kiểm tra “độ lành mạnh” của các nhà quy hoạch, thì quyền tự do lựa chọn là một chất điều hòa vô cùng quan trọng.

Những người hoài nghi có thể lập luận nếu đã là một xã hội tự do thì người ta có quyền va vấp và phạm sai lầm. Thực ra, sai lầm đôi khi cũng có ích vì đó là một trong những cách chúng ta học hỏi. Tuy nhiên, bạn có tin rằng trẻ con nên học về sự nguy hiểm của hồ bơi bằng cách nhảy thẳng xuống hồ khi chưa biết bơi không? Khách bộ hành trên đường phố Luân Đôn có cần phải bị xe buýt hai tầng đụng vài lần để biết cách “nhìn bên phải” không? Bạn có quyền phạm sai lầm, nhưng bạn cũng có quyền chọn cách phạm sai lầm.

Một bộ phận trong số những người chỉ trích cực đoan đưa ra một phản bác có thể làm bạn đọc bị sốc. Rằng họ không ủng hộ bất cứ hình thức trao đổi nào. Họ không thích lấy của Peter trao cho Paul, dù Peter rất giàu và Paul rất nghèo. Tất nhiên là họ cũng phản đối cả biểu thuế thu nhập lũy tiến. Họ không chấp nhận những chính sách hướng đến lợi ích của quần chúng yếu thế, nghèo khổ, học vấn thấp hay nói chung không có đẳng cấp. Họ phản đối không phải bởi vì họ thiếu sự cảm thông, mà vì họ nghĩ mọi sự trợ giúp cho các nhóm này phải đến một cách tự nguyện từ khu vực tư nhân, như các tổ chức từ thiện, và chính sách nhà nước chỉ phục vụ cho những nhóm người khác (thường là nhóm có thế lực, giàu có, học vấn cao hay có địa vị xã hội). Họ không thích bất kỳ chính sách nào của nhà nước lấy đi các nguồn lực của họ để chia sẻ cho các nhóm khác.

Thực lòng, chúng tôi không thể tán thành quan điểm cho rằng mọi sự tái phân phối thu nhập đều không chính đáng. Chúng tôi nghĩ rằng một xã hội tốt phải tạo ra những cuộc trao đổi giữa việc bảo vệ những người kém may mắn với người may mắn hơn, đồng thời khuyến khích phát huy sáng kiến và tự giúp bản thân vươn lên, giữa việc chia sẻ với mọi người một phần nhỏ của cái bánh và nỗ lực tăng kích cỡ của cả cái bánh. Theo quan điểm của chúng tôi, mức tái phân phối tối ưu không phải là số 0. Ngay những người không thích tái phân phối cũng có mối quan tâm, dù nhỏ, đến các chính sách mà chúng tôi đề nghị. Trong phần lớn các trường hợp, việc tạo ra những cú hích sẽ giúp những người cần hỗ trợ, trong khi chỉ áp đặt một mức chi phí tối thiểu cho những người không cần giúp đỡ. Nếu người ta đã có kế hoạch tiết kiệm của riêng mình thì việc mời họ tham gia chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” cũng không thành vấn đề. Nếu người ta không hút thuốc, hoặc đã có thân hình thon thả một cách tự nhiên thì các chiến dịch giúp họ bỏ thuốc lá hay chống béo phì hoàn toàn không gây hại gì cho họ.

Vài người nghi hoặc có thể phản bác rằng một số trong các đề nghị của chúng tôi đòi hỏi các Econ phải chi trả gì đó (không nhiều) cho các chương trình mà họ không cần và cũng không được hưởng lợi. Nhưng nếu những người cần được giúp đỡ cũng phải gánh chịu chi phí đối với xã hội, ví dụ, qua chi phí y tế cao, khi đó việc kêu gọi các Econ chia sẻ một phần chi phí giúp đỡ Con người chỉ đem lại một kết quả khiêm tốn. Tất nhiên, một vài kiểu tái phân phối nào đó sẽ phản đối mọi hệ thống chăm sóc y tế bắt buộc phần còn lại trong chúng ta phải đóng góp cho những người cần được trợ giúp y tế. Sự thật là trên cơ sở đó, Econ vẫn có thể bị mất mát từ các chính sách hỗ trợ Con người. Nếu hạnh phúc của Peter tùy thuộc (một phần) vào việc ông ấy giàu có hơn Paul, thì bất cứ điều gì làm cho Paul khấm khá lên sẽ làm Peter bớt thịnh vượng đi. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận chúng tôi không có bằng chứng rằng mọi Peter trên thực tế mưu cầu hạnh phúc bằng việc giúp đỡ những thành viên kém may mắn hơn trong xã hội (ngay cả khi các Paul nhận được sự hỗ trợ của nhà nước nhiều hơn các tổ chức tư nhân). Đối với những người cảm thấy khổ tâm vì hàng xóm của họ trở nên khá giả hơn, chúng tôi thấu hiểu, nhưng không thể thông cảm với họ.

Những người có tư tưởng tự do nhất lại có một mũi tên khác trong bao đựng tên của họ. Họ quan tâm đến tự do và quyền tự do lựa chọn hơn là phúc lợi xã hội. Vì lý do này, họ thích có quyền lựa chọn những cú hích. Đặc biệt họ thích cung cấp cho mọi người toàn bộ thông tin cần thiết và đầy đủ để có một lựa chọn đúng mà không cần một cú hích vẽ đường nào cả! Quan điểm này được thể hiện qua chiến dịch của Chính phủ Thụy Điển nhằm giúp công dân của họ lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp, và ý tưởng áp dụng cho vấn đề hiến tạng. Người ta phải được yêu cầu làm rõ mong muốn của họ mà không cần một quy tắc mặc định nào.

Mặc dù những cú hích là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng chúng tôi đồng ý rằng việc lựa chọn tích cực và bắt buộc đôi khi lại là con đường đúng, và chúng ta cũng không gặp khó khăn gì trong việc cung cấp thông tin hay tổ chức các chiến dịch truyền thông cho cộng đồng. Nhưng lựa chọn bắt buộc không phải lúc nào cũng tốt. Khi lựa chọn trở nên khó khăn và số lượng lựa chọn càng lớn, việc bắt người ta tự chọn cho mình có thể được ưa chuộng hơn, nhưng cũng có thể không dẫn đến những quyết định tốt nhất. Đành rằng người ta thường chọn phương án “Không chọn gì cả”, nhưng cũng khó biết được tại sao những người yêu thích tự do bắt buộc phải chọn, mặc dù họ (thường xuyên và tự nguyện) chống lại điều đó. Nếu bạn bảo người phục vụ nhà hàng mang ra một chai rượu vang ngon nhất, nhưng anh ta bảo bạn hãy tự chọn lấy, liệu bạn có hài lòng không?

Đối với các chiến dịch truyền thông và giáo dục, một trong những bài học từ ngành tâm lý là không có chương trình nào trung lập cả, bất kể các nhà thiết kế có thận trọng đến mấy. Vì thế, nói một cách đơn giản, ép buộc lựa chọn không phải cách khôn ngoan, và phương án trung lập không phải lúc nào cũng khả thi.

Cách đây không lâu, Sunstein đưa con gái đi Lollapalooza dự lễ hội nhạc rock kéo dài ba ngày được tổ chức thường niên tại Chicago. Vào tối thứ Sáu, có một bảng chỉ dẫn lớn chạy những thông tin điện tử thay đổi liên tục, từ lịch biểu diễn đến những nhắc nhở tưởng như rất vặt vãnh như “HÃY UỐNG THÊM NƯỚC” và tiếp sau đó là dòng giải thích “BẠN SẼ ĐỔ MỒ HÔI NHIỀU VÀ BẠN MẤT NƯỚC ĐẤY”.

Ý nghĩa của thông báo này là gì? Chicago từng rơi vào một cơn nóng kinh hoàng và những người tổ chức lễ hội Lollapalooza rõ ràng đang cố gắng phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe khi cơ thể bị mất nước. Tín hiệu đó là một cú hích. Không ai bị ép uống nước cả. Nhưng những người nghĩ ra thông báo trên đã rất nhạy bén với cách nghĩ của người khác. Cụ thể, cách chọn câu “Hãy uống thêm nước” là một lựa chọn xuất sắc. Câu này có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với những câu có thể thay thế khác, như “Hãy uống đủ nước”, hay “Hãy uống nước”. Bạn thấy đấy, gợi ý bạn “sẽ bị mất nước” đã khôn khéo nhắc đến hậu quả xấu, nếu bị thiếu nước.

Bây giờ, hãy so sánh với một phương án tưởng tượng thế này. Giả sử thay vì đưa một thông điệp có thể nhìn thấy là “HÃY UỐNG THÊM NƯỚC”, người ta cho chiếu những lời nhắc nhở như: “BẠN KHÔNG KHÁT À?” hay “ĐỪNG VỪA UỐNG VỪA LÁI XE”, “MA TÚY GÂY CHẾT NGƯỜI!”, “HÃY ỦNG HỘ TỔNG THỐNG”, “PHÁ THAI LÀ TỘI ÁC”, hay “HÃY MUA MƯỜI CÚ HÍCH”… Liệu những quảng cáo dưới ngưỡng kích thích tâm lý như thế có nên được xem là một hình thức của chủ nghĩa gia trưởng tự do? Đúng là chúng định hướng lựa chọn của mọi người, nhưng lại không giúp họ đưa ra được quyết định nào!

Vậy, đâu là giới hạn cho những quảng cáo dưới ngưỡng? Một số người không đồng tình với chủ nghĩa gia trưởng tự do nói rằng cứ để mọi cú hích ở trạng thái ẩn tàng, rằng họ sẵn sàng trao quyền cho chính phủ định hướng người dân theo ý họ, đồng thời cung cấp cho nhà nước những công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề. So sánh quảng cáo dưới ngưỡng với những cú hích khác cũng khá thú vị. Chẳng hạn, nếu muốn người dân giảm cân thì một trong những cách hiệu quả là đặt nhiều gương trong các tiệm ăn hay nhà hàng. Thực khách có thể ăn ít đi nếu trông thấy mình đã đủ mũm mĩm rồi. Thế được không? Tất nhiên cú hích này quả là hay, nhưng ngộ nhỡ người ta chế ra những tấm gương, hay đặt hệ gương sao cho chúng có thể biến những người đẫy đà thành thon gọn thì sao?

Để giải quyết vấn đề này, một lần nữa chúng ta lại dựa vào nguyên tắc định hướng là sự minh bạch. Trong ngữ cảnh này, chúng ta xác nhận điều nhà triết học John Rawls (1971) gọi là nguyên tắc công khai. Ở hình thái đơn giản nhất, nguyên tắc công khai cấm chính phủ không được chọn một chính sách không có khả năng hoặc không muốn công khai trước người dân.

Chúng tôi cho rằng nguyên tắc công khai là một cơ sở hướng dẫn tốt trong việc bắt buộc và thực hiện những cú hích ở cả khu vực công lẫn khu vực tư. Ví dụ, khi các công ty đưa ra chương trình tự động đăng ký tham gia quỹ hưu bổng, họ không hề bí mật gì và thành thật mà nói, họ làm thế bởi vì họ nghĩ hầu hết nhân viên sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn qua chương trình này. Vậy các công ty khác cũng có thể nói như vậy để buộc nhân viên mua cổ phiếu của chính công ty họ không?

Đối với các quy tắc mặc định của pháp luật cũng thế. Nếu chính phủ thay đổi những quy tắc ấy, dù để khuyến khích hiến tạng hay giảm phân biệt chủng tộc, họ cũng không nên giữ bí mật về những gì họ đang làm. Nếu nhân viên nhà nước biết cách sử dụng từ ngữ khéo léo trên những bảng cấm xả rác, biển báo cảnh giác bọn trộm cướp hay khuyến khích người ta hiến tạng, thì họ nên công khai một cách rõ ràng cả phương pháp lẫn mục đích họ làm điều đó.

Chúng tôi từng nhấn mạnh rằng trong nhiều tình huống, chính phủ không thể thuần túy trung lập. Tuy nhiên, một hình thức trung lập đôi khi cũng khả thi và rất quan trọng.

Ngoài phạm vi các quyền hiến định, còn một vấn đề khái quát hơn nữa về tính trung lập, mở rộng cho cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân. Chúng tôi chỉ trích các công ty hích nhân viên mua cổ phiếu của họ với số lượng lớn, nhưng chúng tôi hoan nghênh công ty nào hích nhân viên của mình tham gia các chương trình tiết kiệm. Kết luận của chúng tôi là việc đánh giá những cú hích tùy thuộc vào tác động của chúng, nghĩa là xem chúng hỗ trợ hay làm tổn thương người khác. Những người hoài nghi có thể tranh luận rằng trong một vài lĩnh vực, tốt nhất là nên tránh mọi cú hích. Nhưng bao nhiêu công ty có thể làm điều đó? Chúng ta không thể tránh kiến trúc lựa chọn, và theo nghĩa đó, chúng ta không thể tránh gây ảnh hưởng đối với người khác. Chúng tôi đồng ý trong một số trường hợp, lựa chọn bắt buộc là cách tốt nhất, nhưng thường không khả thi và đôi khi dẫn tới rắc rối.

Thật vậy, vài kiểu hích nào đó là có thể tránh khỏi, ví dụ các chiến dịch quảng cáo và giáo dục thường mang tính tùy chọn. Nên chăng nhà nước giáo dục người dân về hiểm họa của việc hút thuốc lá, uống rượu, tình dục không an toàn, sử dụng axit béo chuyển hóa hay đi giày cao gót? Các chủ sử dụng lao động có nên thực hiện những chiến dịch tương tự cho nhân viên của họ hay không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu một chút về những người tạo cú hích và những người bị hích. Vấn đề đầu tiên là một người bên ngoài (người tạo cú hích) có thể giúp một cá nhân (người bị hích) có một lựa chọn tốt hơn không? Điều đó một phần tùy thuộc vào việc các lựa chọn khó như thế nào đối với người bị hích. Như chúng ta đã biết, con người thường có khuynh hướng cần các cú hích trước những lựa chọn phức tạp, hiếm xảy ra và khi họ thiếu thông tin cũng như có rất ít cơ hội học hỏi.

Nhưng tiềm năng từ những cú hích có lợi còn phụ thuộc vào khả năng người tạo cú hích khi tư vấn đâu là lựa chọn tốt cho người bị hích. Nói chung, những người tạo cú hích sẽ đưa ra những phán đoán đúng khi họ tinh thông trong cách sắp đặt cú hích của mình, và khi sự khác nhau trong thị hiếu hay sở thích giữa các cá nhân không lớn lắm (gần như ai cũng thích kem sô-cô-la hơn kem cam thảo), hoặc khi những khác biệt trong thị hiếu và nhu cầu có thể dễ dàng nhận ra. Qua tất cả những lý do chúng ta vừa thảo luận, việc tạo cú hích cho thấy nó có ý nghĩa đối với một hợp đồng vay mượn có thế chấp (vốn phức tạp và người bên ngoài có thể giúp đỡ ở nhiều mặt) hơn là việc chọn thức uống. Thực thế, không một chuyên gia nào hướng dẫn bạn cách tìm hiểu xem bạn thích Coke hay Pepsi hơn bằng cách uống mỗi thứ một ngụm nhỏ. Nói tóm lại, khi các lựa chọn trở nên quá nhiều, khi những người tạo cú hích thông thạo công việc họ làm, và khi sự khác nhau trong sở thích của từng cá nhân không còn là vấn đề quan trọng và dễ ước lượng, thì khả năng áp dụng các cú hích là rất cao.

Chúng tôi hy vọng rằng những người bảo thủ, những người ôn hòa, những người tự do và cả những người tự nhận mình có tư tưởng tự do cùng nhiều người khác nữa có thể chứng thực cho chủ nghĩa gia trưởng tự do. Cho đến lúc này, chúng tôi đã từng nhấn mạnh sự chỉ trích của một số người có đầu óc bảo thủ và những người tự do cuồng nhiệt nhất. Nhưng sự phản bác là có thể nhìn thấy. Những người theo chủ nghĩa gia trưởng nhiệt thành có thể cảm thấy được khuyến khích thông qua bằng chứng về tình trạng dễ tổn thương, dễ vỡ của Con người. Được khích lệ như thế, họ cảm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau, việc tạo cú hích và chủ nghĩa gia trưởng tự do trở nên quá khiêm tốn và cẩn trọng. Nếu chúng ta muốn bảo vệ Con người, tại sao chúng ta không đi xa hơn chủ nghĩa gia trưởng tự do. Trong một số hoàn cảnh, lẽ nào cuộc sống Con người không trở thành tốt đẹp nhất, nếu chúng ta lấy đi quyền tự do lựa chọn của họ?

Sự thật là không có điểm dừng nào cả. Chúng tôi đã định nghĩa chủ nghĩa gia trưởng tự do bao gồm các hành động, quy tắc và những cú hích có thể tránh được một cách dễ dàng thông qua sự chọn lựa. Chúng tôi không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là “dễ dàng tránh được”, nhưng chúng tôi muốn nêu lên chủ nghĩa gia trưởng “một-cú-nhấp-chuột” để gần gũi hơn với công nghệ hiện đại ngày nay. Mục tiêu của chúng tôi là cho phép người ta làm theo cách của họ với chi phí thấp nhất. Chắc chắn là một số chính sách mà chúng ta chủ trương thực hiện có chi phí cao hơn một cú nhấp chuột. Để chọn một chương trình tiết kiệm hưu bổng tự động, nhân viên nói chung phải điền vào mẫu đăng ký và nộp lại, tuy không phải là một chi phí lớn nhưng chắc chắn nhiều hơn một cú nhấp chuột. Thật độc đoán và kỳ quặc khi đề xuất một quy tắc cứng nhắc để xác định khi nào chi phí được xem là cao để bác bỏ một chính sách, nhưng câu hỏi chính xác về mức độ lại không thực sự quan trọng. Hãy đơn giản nói rằng chúng ta muốn chi phí thấp. Vấn đề thực sự là khi nào chúng ta nên áp dụng một vài loại chi phí quan trọng nhằm cải thiện phúc lợi xã hội.

Phương pháp tư duy hiệu quả về các vấn đề này đã được trình bày trong một tuyển tập của các nhà kinh tế học và luật sư dưới tên gọi “chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng”. Nguyên tắc định hướng của các tác giả này là chúng ta nên thiết kế các chính sách sao cho có thể hỗ trợ các tầng lớp bình dân nhất trong xã hội, đồng thời duy trì chi phí thấp nhất đối với những người có đẳng cấp cao nhất. (Chủ nghĩa gia trưởng tự do là một hình thức của chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng, trong đó chi phí đối với tầng lớp cao gần như bằng không). Một minh họa đơn giản về chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng có thể được nhìn thấy qua những chiếc đèn chiếu công suất lớn, có tác dụng giúp người tiêu dùng có làn da như rám nắng mà không cần phơi mình ngoài bãi biển. Sử dụng loại đèn này, người tiêu dùng chỉ cần nằm xuống, nhắm mắt và cho đèn chiếu vào người trong vòng vài phút. Tuy nhiên, thời gian chiếu quá năm phút sẽ rất nguy hiểm vì da có thể bị bỏng. (Việc sử dụng đèn chiếu như thế có thể gây ung thư da, nhưng chúng ta thường chạy theo đám đông mà bỏ qua hiểm họa này). Bản chất của đèn chiếu là nóng ấm, vì thế nhà kiến trúc lựa chọn nào kỳ vọng xảy ra lỗi sẽ nhận ra một hiểm họa ở đây: Vài người sử dụng khi nằm nhắm mắt dưới đèn dễ rơi vào giấc ngủ và tỉnh dậy với bộ da bị phỏng cấp độ ba!

Nào, bây giờ chúng ta đặt giả thuyết với một chi phí cộng thêm nho nhỏ, chiếc đèn chiếu được gắn thêm một công tắc hẹn giờ để nó tự động tắt sau một khoảng thời gian định trước (thiết kế này rất phổ biến trong các phòng tắm khách sạn). Nên chăng nhà nước bắt buộc mọi đèn chiếu loại này đều phải có công tắc hẹn giờ tự động? Các nhà chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng tin rằng câu trả lời tùy thuộc vào việc phân tích chi phí/lợi ích. Nếu chi phí lắp cái công tắc ấy thấp và rủi ro bị cháy da cao thì câu trả lời là “Có”.

Các điều luật về an toàn lao động và chăm sóc y tế lại vượt quá giới hạn của chủ nghĩa gia trưởng bất đối xứng; chúng cứng nhắc và làm tổn thương con người. Những luật đó không cho phép người làm công ăn lương quyền trao đổi môi trường làm việc an toàn lấy một mức lương cao hơn, dù những người có kiến thức cao và vị thế lớn cũng muốn làm điều đó. Các chương trình an sinh xã hội không đơn thuần khuyến khích tiết kiệm, mà yêu cầu mọi người phải tiết kiệm. Các quy định pháp luật về cấm phân biệt đối xử dựa vào chủng tộc, giới tính và vùng miền là không thể từ bỏ. Nhân viên không thể bị yêu cầu trao đổi quyền không bị xâm phạm tình dục để nhận mức lương cao hơn. Những cấm đoán này không có một chút tự do nào cả, nhưng có lẽ một vài trong số đó có thể được biện hộ sau khi tham khảo các loại lỗi của Con người mà chúng ta vừa khám phá nơi đây. Các nhà chủ nghĩa gia trưởng phi tự do có thể muốn xây dựng những sáng kiến đó để phát huy hiệu quả cao hơn, có lẽ áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bảo vệ người tiêu dùng.

Phần nhiều trong số các luận điểm này có sức hấp dẫn lớn, nhưng chúng tôi cố không đi sâu hơn nữa vào con đường gia trưởng. Đâu là cơ sở để chúng tôi cưỡng lại điều đó? Dù sao, chúng ta đã biết rằng chi phí phát sinh từ chủ nghĩa gia trưởng tự do có thể không bằng 0, vì thế sẽ là không thành thật nếu chúng ta nói rằng chúng ta luôn phản đối một cách mạnh mẽ các quy định làm tăng chi phí từ gần-như-bằng-0 thành chi phí ở mức khiêm tốn. Hoặc cá nhân chúng ta không chống lại những quy định bắt buộc. Nhưng quả thật là rắc rối khi phải quyết định dừng lại ở đâu, và khi nào thì một cú hích được gọi là một cú đẩy mạnh. Khi các quan điểm bắt buộc xen vào và các lựa chọn không có sẵn thì những tranh cãi kiểu “con dốc trơn” có thể bắt đầu tỏ rõ giá trị, đặc biệt khi các nhà thi hành luật làm mạnh tay. Chúng tôi đồng ý những cấm đoán cứng nhắc có thể chấp nhận được trong một vài ngữ cảnh, nhưng chúng làm xuất hiện những quyền lợi liên quan đặc biệt, và nói chung, chúng tôi thích những can thiệp mang tính tự do cao hơn và ít xâm phạm hơn.

Bình luận
× sticky