Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt

Chương 10: Hãy Cứu Lấy Hành Tinh Chúng Ta!

Tác giả: Richard H. Thaler - Cass R. Sunstein

Trong những thập niên gần đây, các quốc gia trên khắp thế giới không ngừng thực hiện những bước đi mạnh mẽ để bảo vệ môi trường, như quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí và nguồn nước, việc phun thuốc trừ sâu và các loại hóa chất độc hại cũng như sự sụt giảm số lượng của một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các nước đã tăng cường nguồn lực với hy vọng cải thiện sức khỏe con người và giảm thiểu tác động có hại do con người gây ra đối với thiên nhiên hoang dã và những vùng nguyên sinh cần được bảo tồn. Những bước đi đó đã đem lại kết quả đáng khích lệ: nỗ lực giảm ô nhiễm không khí đã giúp ngăn ngừa hàng triệu ca mắc bệnh phổi hay hen suyễn. Song nhiều nỗ lực rất tốn kém và lãng phí, thậm chí một vài cố gắng trong số đó còn làm trầm trọng thêm vấn đề vốn đã nghiêm trọng. Chẳng hạn, sự kiểm soát quá gắt gao những nguồn gây ô nhiễm mới có thể kéo dài tuổi thọ của các nguồn cũ, bẩn và vì thế càng làm tăng mức độ ô nhiễm, ít nhất là trong ngắn hạn.

Những năm gần đây, sự chú ý đã chuyển sang các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó có sự kiệt quệ của tầng ozone, hiện được kiểm soát bởi một loạt hiệp ước quốc tế và đã thành công trong việc cấm sử dụng các loại hóa chất gây thủng tầng ozone. Nhưng quan trọng hơn, dư luận đang hướng đến sự biến đổi khí hậu, trong khi chủ đề này chưa nhận được sự quan tâm và kiểm soát đúng mức bởi cộng đồng quốc tế, và chúng ta sẽ có nhiều điều để nói ở đây. Phải chăng những cú hích và việc cải thiện kiến trúc lựa chọn giúp giảm được hiệu ứng nhà kính? Chắc chắn có! Chúng ta sẽ phác họa một vài khả năng.

Nhìn chung, khi nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát các tác động có hại cho sức khỏe người dân, chính phủ các nước đã đi xa hơn những cú hích, nhưng những bước đi ấy không phải của những người tự do. Trong hoàn cảnh đó, quyền tự do lựa chọn khó trở thành một nguyên tắc dẫn đường. Các nhà làm luật chỉ chọn hình thức mệnh lệnh và kiểm soát, trong đó hoàn toàn bác bỏ lựa chọn tự do và thị trường tự do, và người dân chỉ còn lại rất ít sự linh hoạt trong những lựa chọn hướng đến các mục tiêu bảo vệ môi trường. Nguyên tắc mệnh lệnh và kiểm soát đôi khi là biểu hiện của các quy định bắt buộc về công nghệ, qua đó nhà nước yêu cầu sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.

Thường thì nhà nước không chỉ định một công nghệ cụ thể nào, mà chỉ đưa ra một yêu cầu chung về vấn đề giảm chất thải độc hại. Ví dụ, họ sẽ nói trong mười năm tới, tất cả các loại xe mới phải giảm 90% khí CO so với hiện tại. Hoặc họ có thể ban hành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng môi trường không khí và mỗi bang phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn này vào một ngày xác định trong tương lai (có lẽ ngoại trừ một vài trường đặc biệt, nhưng hiếm khi xảy ra).

Ở Mỹ, các quy định quốc gia về hạn chế khí thải được áp đặt lên các nguồn thải chính mà không có ngoại lệ. Và điều đó đã có tác dụng. Môi trường không khí hiện nay đã tốt hơn nhiều so với những năm 70. Tuy nhiên, những cấm đoán đó xem ra khó được chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, khi các nhà chức trách bàn giấy ra lệnh cho hàng triệu người dân phải thay đổi hành vi sinh hoạt của họ trong vòng năm năm tới thì sẽ có người nghe theo, nhưng cũng có người không thực hiện, hoặc chi phí để tạo ra sự thay đổi đó cao ngoài dự tính, và do đó các nhà làm luật lại phải quay về văn phòng của mình để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khác. Nếu mục tiêu là bảo vệ môi trường thì lẽ nào một kiến trúc lựa chọn tốt không trở nên hữu ích?

Tất cả chúng ta đều quá chú trọng đến vấn đề môi trường đến nỗi không nhìn thấy những cú hích xuất hiện một cách bất ngờ, giống như nỗ lực bắt sư tử bằng bẫy chuột vậy. Khi không khí hay nguồn nước trở nên ô nhiễm quá mức, phép phân tích chuẩn nói rằng đó là do những kẻ gây ô nhiễm tạo ra “sự nguy hại” cho những người đang hít thở không khí hay sử dụng nước. Những kẻ gây ô nhiễm (có thể nói là tất cả chúng ta) không trả giá đầy đủ cho hành động hủy hoại môi trường của mình, và những ai bị nguy hiểm (một lần nữa lại là tất cả chúng ta) bởi sự ô nhiễm lại thiếu biện pháp hiệu quả buộc những kẻ gây ô nhiễm phải trả lại sự trong lành cho chúng ta. Những người yêu chuộng quyền tự do lựa chọn đều nhận thức rõ rằng khi “chi phí nghiệp vụ” (thuật ngữ công nghệ chỉ chi phí phải bỏ ra để tham gia vào một thỏa thuận tự nguyện) cao, có lẽ không có cách nào khác ngoại trừ sự can thiệp của nhà nước bằng các mệnh lệnh hành chính. Khi người ta không ở vào thế phải đưa ra những giao ước tự nguyện, đa phần những người tự do thường có khuynh hướng chấp nhận sự can thiệp của nhà nước.

Hãy nghĩ về môi trường như kết quả của một hệ thống kiến trúc lựa chọn toàn cầu, trong đó các quyết định được đưa ra bởi tất cả các tầng lớp xã hội, từ người tiêu dùng cho đến các đại công ty và nhà nước. Thị trường đóng vai trò lớn trong hệ thống này bằng những phẩm chất tốt đẹp của nó, nhưng phải đối mặt với hai vấn đề tác động đến môi trường. Một là, các lợi ích không được chia đều. Nếu bạn thay đổi hành vi tiêu dùng mà người khác (và cả bạn) phải trả giá đắt về mặt môi trường trong năm tới, có lẽ bạn không trả gì cả cho các nguy hại mà bạn gây ra. Đây được gọi là “thảm kịch của số đông”. Mỗi trang trại bò sữa đều có lợi khi gia tăng đàn bò của mình, bởi chủ nhân của nó thu được lợi ích từ những con bò tăng thêm và chỉ chịu một phần nhỏ chi phí; nhưng đàn bò sẽ tàn phá đồng cỏ nhanh hơn. Các chủ trang trại cần có biện pháp ngăn chặn thảm kịch này, có lẽ bằng một cam kết giới hạn số lượng bò tăng thêm hàng năm. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy thảm họa tương tự trong ngành nuôi trồng thủy hải sản.

Vấn đề thứ hai làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường là người dân không nhận được thông tin phản hồi về hậu quả môi trường từ hành động của họ. Nếu bạn sử dụng các loại năng lượng gây ô nhiễm không khí, bạn dường như không hề biết, cũng không hề được cảnh báo về tác hại của hành động đó, và nếu có cũng không thường xuyên. Những người mở máy điều hòa nhiệt độ hết công suất và cho nó chạy nhiều tuần lễ liền dường như không biết rằng từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây trôi qua, cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân chúng ta phải trả giá như thế nào về mặt môi trường. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu thảo luận về vấn đề môi trường ở hai khía cạnh này của kiến trúc lựa chọn: lợi ích và thông tin phản hồi.

Lợi ích cao hơn

Khi lợi ích chung và riêng được phân chia mất cân đối thì nhà nước cần phải can thiệp. Trong lĩnh vực môi trường, có ít nhất hai phương án đã được đề nghị. Phương án thứ nhất là đánh thuế hay phí đối với những người gây ô nhiễm. Phương án thứ hai là bán quyền xả thải với một hạn ngạch nhất định và quyền này có thể được đấu giá hay cho phép mua bán trên thị trường. Hầu hết các chuyên gia cho rằng hai phương án này có thể thay thế kiểu quản lý mệnh lệnh và kiểm soát. Chúng tôi tán thành ý kiến trên vì phương pháp này có tác dụng và hiệu quả cao, đồng thời bảo đảm được quyền tự do lựa chọn, vốn hoạt động theo nguyên tắc “anh có quyền tiếp tục hành vi gây ô nhiễm chừng nào anh còn khả năng bồi thường những thiệt hại do anh gây ra”. Cách ứng xử này tốt hơn nhiều so với nguyên tắc “anh phải chấp hành đúng những gì nhà nước quy định”. Các công ty thích phương pháp này hơn phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát vì họ cảm thấy quyền tự do lựa chọn của họ được tôn trọng, và họ có thể kiểm soát chi phí sản xuất nếu chính sách mua bán hạn ngạch xả thải được quy định rõ ràng. Nghị định thư Kyoto, được lập ra nhằm kiểm soát các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng chứa một cơ chế trao đổi (mua bán) được thiết kế rất cụ thể nhằm giảm chi phí của việc hạn chế chất thải nguy hại môi trường.

Khi áp dụng phương pháp bán hạn ngạch xả thải, giá cả các loại hàng hóa gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất sẽ tăng lên và sức mua sẽ giảm xuống. Hẳn nhiên không ai trong chúng ta thích đóng thuế thêm, nhưng tăng thuế tiêu thụ xăng dầu sẽ buộc người ta chọn những chiếc xe tiêu hao nhiên liệu ít hơn, hoặc hạn chế sử dụng xe, hoặc cả hai. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất xe hơi sẽ có nhiều lợi ích để phát triển những công nghệ mới đáp ứng nhu cầu tiết kiệm nhiên liệu hay các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hiệu quả tích cực của chương trình làm sạch môi trường không khí và kiểm soát lượng mưa a-xít tại Mỹ là một thành công rõ ràng của cơ chế mua bán hạn ngạch xả thải. So với chính sách mệnh lệnh và kiểm soát, cơ chế này đã giúp tiết kiệm 357 triệu đô-la hàng năm trong năm năm đầu tiên và người ta đặt chỉ tiêu 2,28 tỉ đô-la mỗi năm cho 20 năm đầu tiên. Vì chi phí để thực hiện chính sách này thấp hơn nhiều so với dự đoán, hệ số chi phí – lợi ích đặc biệt tốt với chi phí tuân thủ luật là 870 triệu đô-la, trong khi lợi ích thu về từ 12 đến 78 tỉ đô-la. Đó là chưa kể giảm được gần 10.000 ca chết trẻ và hơn 14.500 ca tử vong vì hen phế quản cấp tính.

Thông tin và thông tin phản hồi

Mặc dù chúng ta nghĩ rằng bước đi quan trọng nhất để giải quyết vấn đề môi trường là xác định đúng những cái giá phải trả (hay lợi ích), nhưng chúng ta nhận ra cách này gặp khó khăn về mặt chính trị. Khi cử tri than phiền về việc giá cả xăng dầu tăng cao, các chính khách khó lòng thống nhất với nhau một giải pháp mà hậu quả là làm tăng giá. Lý do chủ yếu là chi phí bảo vệ môi trường bị giấu đi, trong khi giá cả tăng vùn vụt là điều ai cũng thấy. Vì thế, chúng tôi đề nghị cùng với việc xác định giá đúng, chúng ta nên sử dụng một cú hích khác có thể giúp giảm nhẹ vấn đề bằng những phương cách dễ chịu hơn về mặt chính trị.

Một bước đi quan trọng và thể hiện tính tự do cao là cải thiện quy trình cung cấp thông tin phản hồi đến người tiêu dùng bằng những thông tin chất lượng hơn và hoạt động chia sẻ thông tin tốt hơn. Những chiến lược như thế có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cũng như của chính phủ, hạ thấp chi phí, ít mang tính xâm phạm hơn so với phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát mà các nhà lập pháp thường sử dụng. Tuy nhiên, các nhà môi trường học e rằng chỉ chia sẻ thông tin thôi vẫn chưa đủ. Có thể họ nói đúng, nhưng đôi khi thông tin là một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ đến kinh ngạc.

Thông điệp bắt buộc gửi đến cộng đồng về mối nguy hại của việc hút thuốc lá lần đầu tiên được công khai vào năm 1965, sau đó được sửa đổi vào năm 1969 và 1984. Đây có lẽ là ví dụ quen thuộc nhất về chính sách chia sẻ thông tin. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – Food & Drug Administration) từ lâu đã duy trì chính sách yêu cầu các nhà bào chế thuốc phải ghi nhãn cảnh báo rủi ro trên mọi sản phẩm của họ. Cục Bảo vệ Môi trường (EPA – Environment Protection Agency) cũng thực hiện bước đi tương tự để kiểm soát vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu và chất a-mi-ăng. Trước nguy cơ tầng ozone biến mất vì việc sử dụng một số hóa chất “giết ozone”, các cảnh báo ghi bằng chữ phải được dán trên mọi sản phẩm có sử dụng những loại hóa chất độc hại đó. Quốc hội Mỹ cũng yêu cầu dán nhãn cảnh báo các sản phẩm có đường. Dưới thời Tổng thống Reagan, Cục Quản lý An toàn Sức khỏe và Lao động đã ban hành bộ Tiêu chuẩn Thông tin Hiểm họa (HSC – Hazard Communication Standard). Tất cả các chủ sử dụng lao động đều phải tham gia huấn luyện và thực hiện chương trình này, theo đó, họ bắt buộc phải thông báo cho nhân viên biết về các rủi ro tiềm ẩn trong công việc đang làm hay sẽ làm. Quy định này làm tăng độ an toàn nơi làm việc cho người lao động, mà không đòi hỏi nhà sử dụng lao động phải thay đổi hành vi của họ, dù nhỏ nhất.

Nhưng cũng có những chế định được thiết kế để phục vụ mục đích chính trị nhiều hơn là phù hợp với cơ chế thị trường. Họ không cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, mà chỉ nhằm thông báo cho các cử tri và đại biểu của họ. Chế định nổi tiếng nhất loại này là Đạo luật Môi trường Quốc gia của Mỹ, được ban hành vào năm 1972. Mục tiêu chính của đạo luật này là yêu cầu chính phủ soạn và thông báo những thông tin có liên quan đến môi trường trước khi chấp thuận bất cứ dự án đầu tư nào có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Mục đích chia sẻ thông tin là kích hoạt cơ chế bảo vệ thông qua hoạt động chính trị, xuất phát từ những phán đoán của chính phủ một khi tác động môi trường được làm rõ, hoặc từ áp lực bên ngoài lên một bộ phận dân chúng – những người hiểu rõ các tác động đó. Mục đích ẩn sau đạo luật này là nếu dân chúng phản ứng mạnh, chính phủ sẽ bị áp lực và phải đưa ra hành động bảo vệ môi trường; ngược lại, nếu người dân thờ ơ trước thông tin được cung cấp, chính phủ sẽ không làm gì cả.

Một câu chuyện thành công khác về yêu cầu tiết lộ thông tin là Đạo luật về Quyền được biết của công dân đối với trường hợp khẩn cấp, được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1986 sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine. Ban đầu, đạo luật này không được thiết kế để tạo ra các lợi ích môi trường, mà chỉ là một công cụ theo dõi thông tin nhằm cung cấp cho Cục Bảo vệ Môi trường một khái niệm về những gì đang diễn ra trên nước Mỹ. Nhưng hóa ra nó lại làm được nhiều hơn thế. Thực vậy, điều khoản bắt buộc công bố thông tin Dự trữ và Sử dụng Nguyên liệu Độc hại là thành công rõ ràng nhất trong toàn bộ các quy định về bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ. Điều khoản này yêu cầu mọi công ty và cá nhân phải báo cáo chính phủ số lượng các loại chất độc hại mà họ đang tồn trữ hay sẽ thải ra môi trường, và các thông tin này được công bố trên trang web của Cục Bảo vệ Môi trường để mọi người có thể tiếp cận một cách dễ dàng khi cần. Những người sử dụng các loại hóa chất độc hại cũng phải báo cáo cho sở cứu hỏa địa phương về địa điểm, chủng loại và số lượng các loại hóa chất mà họ cất trữ. Ngoài ra, họ phải cung cấp thông tin về các tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

Thật ngạc nhiên, chỉ qua cú hích yêu cầu cung cấp thông tin, đạo luật này đã mang lại những lợi ích to lớn qua việc cắt giảm một lượng lớn chất thải nguy hại trên khắp nước Mỹ. Tại sao?

Lý do chính nằm ở các nhóm hành động vì môi trường và sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ luôn gây áp lực đối với “những kẻ làm bẩn môi trường” bằng cách tạo ra một “danh sách đen” được cập nhật thường xuyên và công khai trước bàn dân thiên hạ. Lẽ tất nhiên, trên thực tế không một công ty nào thích bị liệt vào danh sách này, nếu họ không muốn hàng hóa của mình bị tẩy chay. Còn các công ty sử dụng nhiều hóa chất độc hại cũng tự động cắt giảm số lượng hay thành phần các chất đó trong sản phẩm của họ, hoặc thay đổi công nghệ để tránh trở thành mục tiêu của danh sách này. Đây quả là một ví dụ hoàn hảo về hiệu quả của cú hích xã hội.

Nhân tiện, có bao giờ bạn để ý và tự hỏi tại sao ngày nay ở nhiều khách sạn, đặc biệt là ở châu Âu, khách phải tra một tấm thẻ nhựa trên đó có chìa khóa phòng vào khe hở được thiết kế ngay bên trong cửa để bật đèn không? Đây lại là một cú hích thông minh khác có tác dụng tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí cho nhà kinh doanh khách sạn. Bởi khi khách ra khỏi phòng, họ phải khóa cửa, nhưng trước khi khóa cửa họ phải lấy tấm thẻ ra khỏi khe cắm, mà làm như thế là họ đã tắt toàn bộ hệ thống điện trong phòng. Kết quả là chủ khách sạn không phải thanh toán hóa đơn tiền điện cho những bóng đèn hay máy điều hòa nhiệt độ được mở mà không phục vụ ai cả.

Tại sao bạn không thiết kế một công tắc thông minh với quy tắc hoạt động tương tự cho ngôi nhà thân yêu của mình nhỉ?

Những cú hích bảo vệ môi trường đầy tham vọng

Dưới đây là một ý tưởng tham vọng hơn nữa: Làm thế nào để mọi người biết được mỗi ngày họ đã sử dụng bao nhiêu năng lượng?

Clive Thompson (2007) nhận ra nỗ lực của Công ty Điện lực Nam California trong việc khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm điện, và cả giải pháp gần giống một cú hích của họ. Những cố gắng trước đây nhằm thông báo cho khách hàng lượng điện tiêu thụ bằng cách gửi email hoặc tin nhắn điện thoại di động không mang lại kết quả như kỳ vọng. Nhưng khi họ thay đổi bằng cách trao cho khách hàng Ambient Orb, tức là một quả cầu có tính năng chuyển sang màu đỏ khi khách hàng sử dụng nhiều điện và xanh khi ít điện thì mọi chuyện khác hẳn. Chỉ trong vòng một vài tuần, quả cầu Ambient đã giúp các gia đình tiết kiệm đến 40% lượng điện sử dụng. Màu đỏ của quả cầu thu hút sự chú ý và tạo cảm giác thúc bách phải thực hiện một hành động (đó chính là giảm bớt mức tiêu thụ điện). Chúng tôi nghĩ phương pháp này còn phát huy tác dụng lớn hơn nữa, nếu họ thay màu đỏ bằng những âm thanh khó chịu khi lượng điện tiêu thụ vượt quá ngưỡng định trước.

Như ghi nhận của Thompson, vấn đề chính nằm ở chỗ điện là vô hình, không sờ mó hay nhìn thấy được nên người ta không thể biết khi nào họ dùng nhiều hay ít. Cái hay của quả cầu là làm cho năng lượng trở thành hữu hình. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin phản hồi, Thompson cho rằng chúng ta có thể tìm ra cách “nhìn” thấy lượng điện chúng ta tiêu thụ hàng ngày, và thậm chí có thể cung cấp những con số cụ thể trên các trang web xã hội, chẳng hạn như Facebook. Không rõ có bao nhiêu người muốn công khai hóa lượng điện sử dụng của mình và chúng tôi nghĩ chưa đến lúc nhà nước bắt buộc mọi gia đình phải làm thế, nhưng nếu mọi người muốn tham gia vào một cuộc thi tiết kiệm điện thì có lẽ không ai phản đối cách này. Điểm nổi bật là nếu chúng ta có cách làm cho lượng điện sử dụng trở thành hữu hình, chúng ta sẽ hích nhiều người khác làm theo, và nhờ đó năng lượng được tiết kiệm mà không phải áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên hay một mệnh lệnh hành chính cứng rắn từ phía nhà nước.

Tiếp theo là một ý tưởng liên quan: các chương trình tự nguyện tham gia được thiết kế để trợ giúp không chỉ các cá nhân, mà cả các công ty lớn và nhỏ. Trong các chương trình ấy, nhà nước không yêu cầu bất kỳ ai làm bất cứ điều gì. Thay vào đó, họ hỏi xem các công ty có muốn tuân theo một số tiêu chuẩn nào đó để tạo ra những tác động tốt đối với môi trường hay không. Ý tưởng cơ bản là ngay trong thị trường tự do, các công ty cũng thường quên sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, và đôi khi chính phủ có thể giúp họ thu được lợi nhuận, trong khi vẫn bảo đảm yêu cầu giảm ô nhiễm.

Ví dụ, vào năm 1991, Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) thực hiện chương trình “Ánh sáng xanh”, vốn được thiết kế để tăng hiệu năng sử dụng năng lượng – một mục tiêu vừa mang lại lợi nhuận, vừa rất có lợi cho môi trường. Thế là EPA tiến hành ký kết thỏa thuận với cả các tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận (trong đó có các bệnh viện và trường đại học). Thông qua các thỏa thuận này, các công ty cam kết thực hiện những cải tiến về hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện. Năm 1992, EPA tiến hành một chương trình khác có tên gọi Sản phẩm Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, tập trung vào máy in, máy photocopy, máy vi tính và các thiết bị sử dụng điện khác. EPA đặt ra những tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và cho phép các công ty đạt chuẩn được sử dụng logo “Ngôi sao Năng lượng” của EPA. Ngoài ra, EPA còn tôn vinh các công ty thực hiện tốt chương trình bằng cách khen ngợi họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kèm theo những phần thưởng hay huy chương ghi nhận thành tích của họ.

Một trong những mục tiêu của EPA là làm cho mọi người thấy rằng việc sử dụng hiệu quả năng lượng không chỉ tốt cho môi trường, mà còn giúp cả xã hội tiết kiệm. Nhưng nhìn từ khía cạnh lý thuyết kinh tế chuẩn, những khoản tiết kiệm như thế không nên được dự đoán. Đây là lý do: Nếu các công ty thực sự có thể tiết kiệm được tiền trong khi bảo vệ môi trường thì họ không cần chính phủ giúp họ cắt giảm chi phí. Chính áp lực cạnh tranh làm cho các công ty không cắt giảm chi phí sớm bị mất thêm tiền, và bị loại ra khỏi thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như thế. Các nhà quản lý công ty thường rất bận rộn và không thể bao quát tất cả mọi thứ. Để thực hiện một thay đổi, trước hết họ phải là người đấu tranh cho sự thay đổi đó. Thế nhưng trong hầu hết các công ty, người ta không cho rằng làm người thúc đẩy chính sách tiết kiệm năng lượng là con đường đúng dẫn tới chiếc ghế giám đốc, đặc biệt khi những khoản tiết kiệm chi phí chỉ là vụn vặt so với tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Thế rồi người đấu tranh cho tiết kiệm được giới thiệu vào phòng kế toán nhờ khả năng tính toán chi phí giỏi, thay vì vào vị trí giám đốc.

Về mặt lý thuyết, các chương trình của EPA không có tác dụng, nhưng hóa ra chúng lại thành công trong việc thúc đẩy sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng với chi phí thấp. Kết quả là các công nghệ mới đó càng được sử dụng rộng rãi hơn. Qua “Ánh sáng xanh”, các chương trình chiếu sáng tiết kiệm năng lượng được chấp nhận và thực hiện ở rất nhiều nơi trên toàn nước Mỹ. Chương trình “Ngôi sao Năng lượng” cũng dẫn đến những cải thiện lớn trong vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả. Như vậy, chính phủ đã làm được tất cả những việc này không phải bằng một mệnh lệnh hành chính, mà bằng một cú hích rất nhẹ nhàng.

Thành công của các chương trình nói trên mang lại những bài học giá trị trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với những người đặc biệt quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu, bài học là rất rõ ràng. Bất kể chính phủ có áp dụng chính sách lấy lợi ích làm nền tảng hay không, nhưng bằng một cú hích, họ có thể khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng và qua đó giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Những người thi hành công vụ nhà nước thường không để ý tất cả mọi việc, nhưng đôi khi họ nắm trong tay nhiều thông tin hữu ích và các công ty có thể hưởng lợi từ đó. Kết quả là họ không những có thể làm tốt, mà còn làm một cách xuất sắc.

Trong những thập niên gần đây, các quốc gia trên khắp thế giới không ngừng thực hiện những bước đi mạnh mẽ để bảo vệ môi trường, như quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí và nguồn nước, việc phun thuốc trừ sâu và các loại hóa chất độc hại cũng như sự sụt giảm số lượng của một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các nước đã tăng cường nguồn lực với hy vọng cải thiện sức khỏe con người và giảm thiểu tác động có hại do con người gây ra đối với thiên nhiên hoang dã và những vùng nguyên sinh cần được bảo tồn. Những bước đi đó đã đem lại kết quả đáng khích lệ: nỗ lực giảm ô nhiễm không khí đã giúp ngăn ngừa hàng triệu ca mắc bệnh phổi hay hen suyễn. Song nhiều nỗ lực rất tốn kém và lãng phí, thậm chí một vài cố gắng trong số đó còn làm trầm trọng thêm vấn đề vốn đã nghiêm trọng. Chẳng hạn, sự kiểm soát quá gắt gao những nguồn gây ô nhiễm mới có thể kéo dài tuổi thọ của các nguồn cũ, bẩn và vì thế càng làm tăng mức độ ô nhiễm, ít nhất là trong ngắn hạn.

Những năm gần đây, sự chú ý đã chuyển sang các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó có sự kiệt quệ của tầng ozone, hiện được kiểm soát bởi một loạt hiệp ước quốc tế và đã thành công trong việc cấm sử dụng các loại hóa chất gây thủng tầng ozone. Nhưng quan trọng hơn, dư luận đang hướng đến sự biến đổi khí hậu, trong khi chủ đề này chưa nhận được sự quan tâm và kiểm soát đúng mức bởi cộng đồng quốc tế, và chúng ta sẽ có nhiều điều để nói ở đây. Phải chăng những cú hích và việc cải thiện kiến trúc lựa chọn giúp giảm được hiệu ứng nhà kính? Chắc chắn có! Chúng ta sẽ phác họa một vài khả năng.

Nhìn chung, khi nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường và kiểm soát các tác động có hại cho sức khỏe người dân, chính phủ các nước đã đi xa hơn những cú hích, nhưng những bước đi ấy không phải của những người tự do. Trong hoàn cảnh đó, quyền tự do lựa chọn khó trở thành một nguyên tắc dẫn đường. Các nhà làm luật chỉ chọn hình thức mệnh lệnh và kiểm soát, trong đó hoàn toàn bác bỏ lựa chọn tự do và thị trường tự do, và người dân chỉ còn lại rất ít sự linh hoạt trong những lựa chọn hướng đến các mục tiêu bảo vệ môi trường. Nguyên tắc mệnh lệnh và kiểm soát đôi khi là biểu hiện của các quy định bắt buộc về công nghệ, qua đó nhà nước yêu cầu sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.

Thường thì nhà nước không chỉ định một công nghệ cụ thể nào, mà chỉ đưa ra một yêu cầu chung về vấn đề giảm chất thải độc hại. Ví dụ, họ sẽ nói trong mười năm tới, tất cả các loại xe mới phải giảm 90% khí CO so với hiện tại. Hoặc họ có thể ban hành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng môi trường không khí và mỗi bang phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn này vào một ngày xác định trong tương lai (có lẽ ngoại trừ một vài trường đặc biệt, nhưng hiếm khi xảy ra).

Ở Mỹ, các quy định quốc gia về hạn chế khí thải được áp đặt lên các nguồn thải chính mà không có ngoại lệ. Và điều đó đã có tác dụng. Môi trường không khí hiện nay đã tốt hơn nhiều so với những năm 70. Tuy nhiên, những cấm đoán đó xem ra khó được chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, khi các nhà chức trách bàn giấy ra lệnh cho hàng triệu người dân phải thay đổi hành vi sinh hoạt của họ trong vòng năm năm tới thì sẽ có người nghe theo, nhưng cũng có người không thực hiện, hoặc chi phí để tạo ra sự thay đổi đó cao ngoài dự tính, và do đó các nhà làm luật lại phải quay về văn phòng của mình để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khác. Nếu mục tiêu là bảo vệ môi trường thì lẽ nào một kiến trúc lựa chọn tốt không trở nên hữu ích?

Tất cả chúng ta đều quá chú trọng đến vấn đề môi trường đến nỗi không nhìn thấy những cú hích xuất hiện một cách bất ngờ, giống như nỗ lực bắt sư tử bằng bẫy chuột vậy. Khi không khí hay nguồn nước trở nên ô nhiễm quá mức, phép phân tích chuẩn nói rằng đó là do những kẻ gây ô nhiễm tạo ra “sự nguy hại” cho những người đang hít thở không khí hay sử dụng nước. Những kẻ gây ô nhiễm (có thể nói là tất cả chúng ta) không trả giá đầy đủ cho hành động hủy hoại môi trường của mình, và những ai bị nguy hiểm (một lần nữa lại là tất cả chúng ta) bởi sự ô nhiễm lại thiếu biện pháp hiệu quả buộc những kẻ gây ô nhiễm phải trả lại sự trong lành cho chúng ta. Những người yêu chuộng quyền tự do lựa chọn đều nhận thức rõ rằng khi “chi phí nghiệp vụ” (thuật ngữ công nghệ chỉ chi phí phải bỏ ra để tham gia vào một thỏa thuận tự nguyện) cao, có lẽ không có cách nào khác ngoại trừ sự can thiệp của nhà nước bằng các mệnh lệnh hành chính. Khi người ta không ở vào thế phải đưa ra những giao ước tự nguyện, đa phần những người tự do thường có khuynh hướng chấp nhận sự can thiệp của nhà nước.

Hãy nghĩ về môi trường như kết quả của một hệ thống kiến trúc lựa chọn toàn cầu, trong đó các quyết định được đưa ra bởi tất cả các tầng lớp xã hội, từ người tiêu dùng cho đến các đại công ty và nhà nước. Thị trường đóng vai trò lớn trong hệ thống này bằng những phẩm chất tốt đẹp của nó, nhưng phải đối mặt với hai vấn đề tác động đến môi trường. Một là, các lợi ích không được chia đều. Nếu bạn thay đổi hành vi tiêu dùng mà người khác (và cả bạn) phải trả giá đắt về mặt môi trường trong năm tới, có lẽ bạn không trả gì cả cho các nguy hại mà bạn gây ra. Đây được gọi là “thảm kịch của số đông”. Mỗi trang trại bò sữa đều có lợi khi gia tăng đàn bò của mình, bởi chủ nhân của nó thu được lợi ích từ những con bò tăng thêm và chỉ chịu một phần nhỏ chi phí; nhưng đàn bò sẽ tàn phá đồng cỏ nhanh hơn. Các chủ trang trại cần có biện pháp ngăn chặn thảm kịch này, có lẽ bằng một cam kết giới hạn số lượng bò tăng thêm hàng năm. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy thảm họa tương tự trong ngành nuôi trồng thủy hải sản.

Vấn đề thứ hai làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường là người dân không nhận được thông tin phản hồi về hậu quả môi trường từ hành động của họ. Nếu bạn sử dụng các loại năng lượng gây ô nhiễm không khí, bạn dường như không hề biết, cũng không hề được cảnh báo về tác hại của hành động đó, và nếu có cũng không thường xuyên. Những người mở máy điều hòa nhiệt độ hết công suất và cho nó chạy nhiều tuần lễ liền dường như không biết rằng từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây trôi qua, cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân chúng ta phải trả giá như thế nào về mặt môi trường. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu thảo luận về vấn đề môi trường ở hai khía cạnh này của kiến trúc lựa chọn: lợi ích và thông tin phản hồi.

Khi lợi ích chung và riêng được phân chia mất cân đối thì nhà nước cần phải can thiệp. Trong lĩnh vực môi trường, có ít nhất hai phương án đã được đề nghị. Phương án thứ nhất là đánh thuế hay phí đối với những người gây ô nhiễm. Phương án thứ hai là bán quyền xả thải với một hạn ngạch nhất định và quyền này có thể được đấu giá hay cho phép mua bán trên thị trường. Hầu hết các chuyên gia cho rằng hai phương án này có thể thay thế kiểu quản lý mệnh lệnh và kiểm soát. Chúng tôi tán thành ý kiến trên vì phương pháp này có tác dụng và hiệu quả cao, đồng thời bảo đảm được quyền tự do lựa chọn, vốn hoạt động theo nguyên tắc “anh có quyền tiếp tục hành vi gây ô nhiễm chừng nào anh còn khả năng bồi thường những thiệt hại do anh gây ra”. Cách ứng xử này tốt hơn nhiều so với nguyên tắc “anh phải chấp hành đúng những gì nhà nước quy định”. Các công ty thích phương pháp này hơn phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát vì họ cảm thấy quyền tự do lựa chọn của họ được tôn trọng, và họ có thể kiểm soát chi phí sản xuất nếu chính sách mua bán hạn ngạch xả thải được quy định rõ ràng. Nghị định thư Kyoto, được lập ra nhằm kiểm soát các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng chứa một cơ chế trao đổi (mua bán) được thiết kế rất cụ thể nhằm giảm chi phí của việc hạn chế chất thải nguy hại môi trường.

Khi áp dụng phương pháp bán hạn ngạch xả thải, giá cả các loại hàng hóa gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất sẽ tăng lên và sức mua sẽ giảm xuống. Hẳn nhiên không ai trong chúng ta thích đóng thuế thêm, nhưng tăng thuế tiêu thụ xăng dầu sẽ buộc người ta chọn những chiếc xe tiêu hao nhiên liệu ít hơn, hoặc hạn chế sử dụng xe, hoặc cả hai. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất xe hơi sẽ có nhiều lợi ích để phát triển những công nghệ mới đáp ứng nhu cầu tiết kiệm nhiên liệu hay các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hiệu quả tích cực của chương trình làm sạch môi trường không khí và kiểm soát lượng mưa a-xít tại Mỹ là một thành công rõ ràng của cơ chế mua bán hạn ngạch xả thải. So với chính sách mệnh lệnh và kiểm soát, cơ chế này đã giúp tiết kiệm 357 triệu đô-la hàng năm trong năm năm đầu tiên và người ta đặt chỉ tiêu 2,28 tỉ đô-la mỗi năm cho 20 năm đầu tiên. Vì chi phí để thực hiện chính sách này thấp hơn nhiều so với dự đoán, hệ số chi phí – lợi ích đặc biệt tốt với chi phí tuân thủ luật là 870 triệu đô-la, trong khi lợi ích thu về từ 12 đến 78 tỉ đô-la. Đó là chưa kể giảm được gần 10.000 ca chết trẻ và hơn 14.500 ca tử vong vì hen phế quản cấp tính.

Mặc dù chúng ta nghĩ rằng bước đi quan trọng nhất để giải quyết vấn đề môi trường là xác định đúng những cái giá phải trả (hay lợi ích), nhưng chúng ta nhận ra cách này gặp khó khăn về mặt chính trị. Khi cử tri than phiền về việc giá cả xăng dầu tăng cao, các chính khách khó lòng thống nhất với nhau một giải pháp mà hậu quả là làm tăng giá. Lý do chủ yếu là chi phí bảo vệ môi trường bị giấu đi, trong khi giá cả tăng vùn vụt là điều ai cũng thấy. Vì thế, chúng tôi đề nghị cùng với việc xác định giá đúng, chúng ta nên sử dụng một cú hích khác có thể giúp giảm nhẹ vấn đề bằng những phương cách dễ chịu hơn về mặt chính trị.

Một bước đi quan trọng và thể hiện tính tự do cao là cải thiện quy trình cung cấp thông tin phản hồi đến người tiêu dùng bằng những thông tin chất lượng hơn và hoạt động chia sẻ thông tin tốt hơn. Những chiến lược như thế có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cũng như của chính phủ, hạ thấp chi phí, ít mang tính xâm phạm hơn so với phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát mà các nhà lập pháp thường sử dụng. Tuy nhiên, các nhà môi trường học e rằng chỉ chia sẻ thông tin thôi vẫn chưa đủ. Có thể họ nói đúng, nhưng đôi khi thông tin là một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ đến kinh ngạc.

Thông điệp bắt buộc gửi đến cộng đồng về mối nguy hại của việc hút thuốc lá lần đầu tiên được công khai vào năm 1965, sau đó được sửa đổi vào năm 1969 và 1984. Đây có lẽ là ví dụ quen thuộc nhất về chính sách chia sẻ thông tin. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – Food & Drug Administration) từ lâu đã duy trì chính sách yêu cầu các nhà bào chế thuốc phải ghi nhãn cảnh báo rủi ro trên mọi sản phẩm của họ. Cục Bảo vệ Môi trường (EPA – Environment Protection Agency) cũng thực hiện bước đi tương tự để kiểm soát vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu và chất a-mi-ăng. Trước nguy cơ tầng ozone biến mất vì việc sử dụng một số hóa chất “giết ozone”, các cảnh báo ghi bằng chữ phải được dán trên mọi sản phẩm có sử dụng những loại hóa chất độc hại đó. Quốc hội Mỹ cũng yêu cầu dán nhãn cảnh báo các sản phẩm có đường. Dưới thời Tổng thống Reagan, Cục Quản lý An toàn Sức khỏe và Lao động đã ban hành bộ Tiêu chuẩn Thông tin Hiểm họa (HSC – Hazard Communication Standard). Tất cả các chủ sử dụng lao động đều phải tham gia huấn luyện và thực hiện chương trình này, theo đó, họ bắt buộc phải thông báo cho nhân viên biết về các rủi ro tiềm ẩn trong công việc đang làm hay sẽ làm. Quy định này làm tăng độ an toàn nơi làm việc cho người lao động, mà không đòi hỏi nhà sử dụng lao động phải thay đổi hành vi của họ, dù nhỏ nhất.

Nhưng cũng có những chế định được thiết kế để phục vụ mục đích chính trị nhiều hơn là phù hợp với cơ chế thị trường. Họ không cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, mà chỉ nhằm thông báo cho các cử tri và đại biểu của họ. Chế định nổi tiếng nhất loại này là Đạo luật Môi trường Quốc gia của Mỹ, được ban hành vào năm 1972. Mục tiêu chính của đạo luật này là yêu cầu chính phủ soạn và thông báo những thông tin có liên quan đến môi trường trước khi chấp thuận bất cứ dự án đầu tư nào có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Mục đích chia sẻ thông tin là kích hoạt cơ chế bảo vệ thông qua hoạt động chính trị, xuất phát từ những phán đoán của chính phủ một khi tác động môi trường được làm rõ, hoặc từ áp lực bên ngoài lên một bộ phận dân chúng – những người hiểu rõ các tác động đó. Mục đích ẩn sau đạo luật này là nếu dân chúng phản ứng mạnh, chính phủ sẽ bị áp lực và phải đưa ra hành động bảo vệ môi trường; ngược lại, nếu người dân thờ ơ trước thông tin được cung cấp, chính phủ sẽ không làm gì cả.

Một câu chuyện thành công khác về yêu cầu tiết lộ thông tin là Đạo luật về Quyền được biết của công dân đối với trường hợp khẩn cấp, được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1986 sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine. Ban đầu, đạo luật này không được thiết kế để tạo ra các lợi ích môi trường, mà chỉ là một công cụ theo dõi thông tin nhằm cung cấp cho Cục Bảo vệ Môi trường một khái niệm về những gì đang diễn ra trên nước Mỹ. Nhưng hóa ra nó lại làm được nhiều hơn thế. Thực vậy, điều khoản bắt buộc công bố thông tin Dự trữ và Sử dụng Nguyên liệu Độc hại là thành công rõ ràng nhất trong toàn bộ các quy định về bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ. Điều khoản này yêu cầu mọi công ty và cá nhân phải báo cáo chính phủ số lượng các loại chất độc hại mà họ đang tồn trữ hay sẽ thải ra môi trường, và các thông tin này được công bố trên trang web của Cục Bảo vệ Môi trường để mọi người có thể tiếp cận một cách dễ dàng khi cần. Những người sử dụng các loại hóa chất độc hại cũng phải báo cáo cho sở cứu hỏa địa phương về địa điểm, chủng loại và số lượng các loại hóa chất mà họ cất trữ. Ngoài ra, họ phải cung cấp thông tin về các tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

Thật ngạc nhiên, chỉ qua cú hích yêu cầu cung cấp thông tin, đạo luật này đã mang lại những lợi ích to lớn qua việc cắt giảm một lượng lớn chất thải nguy hại trên khắp nước Mỹ. Tại sao?

Lý do chính nằm ở các nhóm hành động vì môi trường và sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ luôn gây áp lực đối với “những kẻ làm bẩn môi trường” bằng cách tạo ra một “danh sách đen” được cập nhật thường xuyên và công khai trước bàn dân thiên hạ. Lẽ tất nhiên, trên thực tế không một công ty nào thích bị liệt vào danh sách này, nếu họ không muốn hàng hóa của mình bị tẩy chay. Còn các công ty sử dụng nhiều hóa chất độc hại cũng tự động cắt giảm số lượng hay thành phần các chất đó trong sản phẩm của họ, hoặc thay đổi công nghệ để tránh trở thành mục tiêu của danh sách này. Đây quả là một ví dụ hoàn hảo về hiệu quả của cú hích xã hội.

Nhân tiện, có bao giờ bạn để ý và tự hỏi tại sao ngày nay ở nhiều khách sạn, đặc biệt là ở châu Âu, khách phải tra một tấm thẻ nhựa trên đó có chìa khóa phòng vào khe hở được thiết kế ngay bên trong cửa để bật đèn không? Đây lại là một cú hích thông minh khác có tác dụng tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí cho nhà kinh doanh khách sạn. Bởi khi khách ra khỏi phòng, họ phải khóa cửa, nhưng trước khi khóa cửa họ phải lấy tấm thẻ ra khỏi khe cắm, mà làm như thế là họ đã tắt toàn bộ hệ thống điện trong phòng. Kết quả là chủ khách sạn không phải thanh toán hóa đơn tiền điện cho những bóng đèn hay máy điều hòa nhiệt độ được mở mà không phục vụ ai cả.

Tại sao bạn không thiết kế một công tắc thông minh với quy tắc hoạt động tương tự cho ngôi nhà thân yêu của mình nhỉ?

Dưới đây là một ý tưởng tham vọng hơn nữa: Làm thế nào để mọi người biết được mỗi ngày họ đã sử dụng bao nhiêu năng lượng?

Clive Thompson (2007) nhận ra nỗ lực của Công ty Điện lực Nam California trong việc khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm điện, và cả giải pháp gần giống một cú hích của họ. Những cố gắng trước đây nhằm thông báo cho khách hàng lượng điện tiêu thụ bằng cách gửi email hoặc tin nhắn điện thoại di động không mang lại kết quả như kỳ vọng. Nhưng khi họ thay đổi bằng cách trao cho khách hàng Ambient Orb, tức là một quả cầu có tính năng chuyển sang màu đỏ khi khách hàng sử dụng nhiều điện và xanh khi ít điện thì mọi chuyện khác hẳn. Chỉ trong vòng một vài tuần, quả cầu Ambient đã giúp các gia đình tiết kiệm đến 40% lượng điện sử dụng. Màu đỏ của quả cầu thu hút sự chú ý và tạo cảm giác thúc bách phải thực hiện một hành động (đó chính là giảm bớt mức tiêu thụ điện). Chúng tôi nghĩ phương pháp này còn phát huy tác dụng lớn hơn nữa, nếu họ thay màu đỏ bằng những âm thanh khó chịu khi lượng điện tiêu thụ vượt quá ngưỡng định trước.

Như ghi nhận của Thompson, vấn đề chính nằm ở chỗ điện là vô hình, không sờ mó hay nhìn thấy được nên người ta không thể biết khi nào họ dùng nhiều hay ít. Cái hay của quả cầu là làm cho năng lượng trở thành hữu hình. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin phản hồi, Thompson cho rằng chúng ta có thể tìm ra cách “nhìn” thấy lượng điện chúng ta tiêu thụ hàng ngày, và thậm chí có thể cung cấp những con số cụ thể trên các trang web xã hội, chẳng hạn như Facebook. Không rõ có bao nhiêu người muốn công khai hóa lượng điện sử dụng của mình và chúng tôi nghĩ chưa đến lúc nhà nước bắt buộc mọi gia đình phải làm thế, nhưng nếu mọi người muốn tham gia vào một cuộc thi tiết kiệm điện thì có lẽ không ai phản đối cách này. Điểm nổi bật là nếu chúng ta có cách làm cho lượng điện sử dụng trở thành hữu hình, chúng ta sẽ hích nhiều người khác làm theo, và nhờ đó năng lượng được tiết kiệm mà không phải áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên hay một mệnh lệnh hành chính cứng rắn từ phía nhà nước.

Tiếp theo là một ý tưởng liên quan: các chương trình tự nguyện tham gia được thiết kế để trợ giúp không chỉ các cá nhân, mà cả các công ty lớn và nhỏ. Trong các chương trình ấy, nhà nước không yêu cầu bất kỳ ai làm bất cứ điều gì. Thay vào đó, họ hỏi xem các công ty có muốn tuân theo một số tiêu chuẩn nào đó để tạo ra những tác động tốt đối với môi trường hay không. Ý tưởng cơ bản là ngay trong thị trường tự do, các công ty cũng thường quên sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, và đôi khi chính phủ có thể giúp họ thu được lợi nhuận, trong khi vẫn bảo đảm yêu cầu giảm ô nhiễm.

Ví dụ, vào năm 1991, Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) thực hiện chương trình “Ánh sáng xanh”, vốn được thiết kế để tăng hiệu năng sử dụng năng lượng – một mục tiêu vừa mang lại lợi nhuận, vừa rất có lợi cho môi trường. Thế là EPA tiến hành ký kết thỏa thuận với cả các tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận (trong đó có các bệnh viện và trường đại học). Thông qua các thỏa thuận này, các công ty cam kết thực hiện những cải tiến về hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện. Năm 1992, EPA tiến hành một chương trình khác có tên gọi Sản phẩm Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, tập trung vào máy in, máy photocopy, máy vi tính và các thiết bị sử dụng điện khác. EPA đặt ra những tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và cho phép các công ty đạt chuẩn được sử dụng logo “Ngôi sao Năng lượng” của EPA. Ngoài ra, EPA còn tôn vinh các công ty thực hiện tốt chương trình bằng cách khen ngợi họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kèm theo những phần thưởng hay huy chương ghi nhận thành tích của họ.

Một trong những mục tiêu của EPA là làm cho mọi người thấy rằng việc sử dụng hiệu quả năng lượng không chỉ tốt cho môi trường, mà còn giúp cả xã hội tiết kiệm. Nhưng nhìn từ khía cạnh lý thuyết kinh tế chuẩn, những khoản tiết kiệm như thế không nên được dự đoán. Đây là lý do: Nếu các công ty thực sự có thể tiết kiệm được tiền trong khi bảo vệ môi trường thì họ không cần chính phủ giúp họ cắt giảm chi phí. Chính áp lực cạnh tranh làm cho các công ty không cắt giảm chi phí sớm bị mất thêm tiền, và bị loại ra khỏi thị trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như thế. Các nhà quản lý công ty thường rất bận rộn và không thể bao quát tất cả mọi thứ. Để thực hiện một thay đổi, trước hết họ phải là người đấu tranh cho sự thay đổi đó. Thế nhưng trong hầu hết các công ty, người ta không cho rằng làm người thúc đẩy chính sách tiết kiệm năng lượng là con đường đúng dẫn tới chiếc ghế giám đốc, đặc biệt khi những khoản tiết kiệm chi phí chỉ là vụn vặt so với tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Thế rồi người đấu tranh cho tiết kiệm được giới thiệu vào phòng kế toán nhờ khả năng tính toán chi phí giỏi, thay vì vào vị trí giám đốc.

Về mặt lý thuyết, các chương trình của EPA không có tác dụng, nhưng hóa ra chúng lại thành công trong việc thúc đẩy sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng với chi phí thấp. Kết quả là các công nghệ mới đó càng được sử dụng rộng rãi hơn. Qua “Ánh sáng xanh”, các chương trình chiếu sáng tiết kiệm năng lượng được chấp nhận và thực hiện ở rất nhiều nơi trên toàn nước Mỹ. Chương trình “Ngôi sao Năng lượng” cũng dẫn đến những cải thiện lớn trong vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả. Như vậy, chính phủ đã làm được tất cả những việc này không phải bằng một mệnh lệnh hành chính, mà bằng một cú hích rất nhẹ nhàng.

Thành công của các chương trình nói trên mang lại những bài học giá trị trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với những người đặc biệt quan tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu, bài học là rất rõ ràng. Bất kể chính phủ có áp dụng chính sách lấy lợi ích làm nền tảng hay không, nhưng bằng một cú hích, họ có thể khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng và qua đó giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Những người thi hành công vụ nhà nước thường không để ý tất cả mọi việc, nhưng đôi khi họ nắm trong tay nhiều thông tin hữu ích và các công ty có thể hưởng lợi từ đó. Kết quả là họ không những có thể làm tốt, mà còn làm một cách xuất sắc.

Bình luận
× sticky