Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt

Chương 9: Cách Nào Để Tăng Số Lượng Người Hiến Tạng?

Tác giả: Richard H. Thaler - Cass R. Sunstein

Ca ghép tạng đầu tiên thành công trên thế giới được thực hiện vào năm 1954, khi một người tặng người anh em song sinh của mình một quả thận. Ca hiến thận thứ nhất từ người đã chết xảy ra tám năm sau đó. Lịch sử hiến tạng ra đời như thế.

Từ năm 1988 đến nay, tại Mỹ đã có hơn 360.000 cơ quan nội tạng được cấy ghép, trong đó gần 80% được hiến từ những người đã chết. Không may là nhu cầu ghép tạng lớn hơn nhiều so với khả năng cung cấp. Kể từ tháng 01/2006, hơn 90.000 người Mỹ nằm trong danh sách chờ ghép tạng, phần lớn là ghép thận. Hầu hết (khoảng 60%) trong số họ sẽ chết trong khi chờ đợi, và danh sách chờ ngày càng dài ra với tốc độ trung bình 12% mỗi năm(13). Mặc dù chủ đề này rất hay và đáng để viết cả một cuốn sách, nhưng chúng tôi chỉ muốn thảo luận vắn tắt về tác động của nó đối với kiến trúc lựa chọn trong việc tạo cú hích làm tăng số lượng người hiến tạng. Chúng tôi tin rằng chỉ cần một vài can thiệp nhỏ, chúng ta đã có thể cứu sống hàng ngàn sinh mạng mỗi năm.

Một trong những nguồn hiến tạng là các bệnh nhân chết não, nghĩa là não của họ mất hoàn toàn khả năng hoạt động và cơ thể họ được duy trì ở trạng thái sống thực vật. Ở Mỹ, mỗi năm có từ 12.000 – 15.000 ca rơi vào nhóm này, nhưng chỉ một nửa trong số đó trở thành người hiến tạng. Vì mỗi người có thể hiến ba bộ phận khác nhau, nên tương ứng sẽ có ba bệnh nhân có cơ may được cứu sống. Trở ngại lớn nhất đối với việc tăng số lượng tạng được hiến là sự đồng ý của gia đình người đã mất. Có thể một vài quy tắc mặc định sẽ giúp giải quyết được vấn đề này chăng? Chúng ta hãy xem qua các cú hích sau đây.

Sự đồng ý rõ ràng

Ở Hoa Kỳ, hầu hết các bang đều áp dụng quy tắc gọi là “Sự đồng ý rõ ràng”, nghĩa là người ta cần thực hiện một số thủ tục để trở thành người hiến tạng. Có rất nhiều người muốn hiến một phần thân thể mình, nhưng lại thiếu những thủ tục bắt buộc này. Một nghiên cứu của Sheldon Kurtz và Michael Saks tại Iowa cho thấy “97% người được hỏi nói chung ủng hộ phương pháp ghép tạng, thậm chí đa số họ sẵn sàng hiến tạng (và nếu họ qua đời bất ngờ thì con cháu sẽ thay mặt họ hoàn tất các thủ tục còn lại). Tuy nhiên, mọi người sẵn lòng cho tạng, nhưng lại không biến thiện ý của mình thành hành động”. Trong số 97% ủng hộ nói trên, chỉ có 43% đánh dấu ghi nhớ trên bằng lái xe của mình; trong số những người sẵn sàng hiến tạng thì 64% đánh dấu ghi nhớ trên bằng lái xe và chỉ 36% ký tên vào thẻ hiến tạng.

Như vậy, những bước thiết yếu để đăng ký thành người hiến tạng sẽ quyết định việc những người có ý hiến tạng có thực sự cam kết làm điều đó hay không. Nhiều người Mỹ không đăng ký trở thành người hiến tạng, nhưng cũng bày tỏ nguyện vọng tốt đẹp của họ. Như trong mọi lĩnh vực khác, quy tắc mặc định có tác động rất lớn, và sức ỳ tâm lý cũng gây ảnh hưởng lớn không kém. Vì thế, sự thay đổi kiến trúc lựa chọn sẽ bảo đảm tăng số lượng tạng được hiến để không chỉ cứu sống nhiều mạng người, mà còn đáp ứng được nguyện vọng cao đẹp của những người cho tạng tiềm năng.

Lấy tạng theo thủ tục

Đây là phương pháp mạnh tay hơn so với phương pháp “Sự đồng ý rõ ràng”. Theo phương pháp này, chính quyền các bang có quyền sử dụng những phần thân thể còn sử dụng được của những người đã chết hoặc không còn hy vọng cứu chữa, và họ có thể lấy đi các tạng mà không cần xin phép bất kỳ ai. Dù nghe có vẻ xâm phạm và lố bịch, nhưng phương pháp “Lấy tạng theo thủ tục” không phải không thể thực hiện. Về mặt lý thuyết, nó giúp cứu mạng người và hoàn toàn khả thi nếu không xâm phạm quyền được sống của bất cứ ai.

Dù không được áp dụng hoàn toàn tại tất cả các bang của nước Mỹ, nhưng nhiều bang đang áp dụng quy tắc này trong việc ghép giác mạc cho người mù. Ở một số bang, các nhà giải phẫu tử thi được phép lấy giác mạc của người chết mà không cần hỏi ý kiến thân nhân họ. Nhờ thế mà số lượng người tìm lại được ánh sáng đã tăng lên rõ rệt. Ví dụ, tại Georgia, quy tắc này đã nâng con số ca ghép giác mạc từ 25 ca vào năm 1978 lên hơn 1.000 ca vào năm 1984. Nếu việc lấy và ghép thận cũng được thực hiện theo cách này, thì số lượng người không phải chết trẻ chắc chắn giảm đi nhiều. Tất nhiên, phương pháp này vi phạm các nguyên tắc chung về đạo đức, vốn có phạm vi rất rộng, nhưng cũng đáng được xem xét vì tính nhân đạo đằng sau nó.

Xem như đồng ý

“Xem như đồng ý” bảo đảm quyền tự do lựa chọn, nhưng khác với phương pháp “Sự đồng ý rõ ràng” ở chỗ hoán đổi quy tắc mặc định. Theo đề xuất này, mọi công dân được xem như đồng ý hiến tạng, nhưng nếu không muốn, họ có thể tuyên bố rút lui một cách dễ dàng với một thủ tục đơn giản. Chúng tôi muốn nhấn mạnh từ đơn giản, bởi thủ tục rút lui phức tạp sẽ tạo cảm giác xâm phạm quyền tự quyết của mỗi cá nhân.

Giả sử, đối với cả hai lựa chọn “Đồng ý rõ ràng” và “Xem như đồng ý”, chúng ta chỉ cần thiết kế một cú nhấp chuột, thế là xong! Trong thế giới Econ, hai chính sách này mang lại kết quả giống hệt nhau qua một cú nhấp chuột hầu như không tốn kém gì cả. Nhưng mặc định sẽ trở thành vấn đề lớn, nếu đó là Con người.

Nhờ công trình nghiên cứu của Eric Johnson và Dan Goldstein (2003), chúng ta biết được lựa chọn theo mặc định có tầm quan trọng như thế nào trong lĩnh vực hiến tạng này. Johnson và Goldstein tiến hành khảo sát trên ba nhóm người: với nhóm thứ nhất, họ thiết kế mặc định “Không” đối với “Đồng ý rõ ràng”; nhóm thứ hai, mặc định “Có” đối với “Xem như đồng ý”; và nhóm thứ ba, trung lập; tức là họ tự chọn “Đồng ý” hay “Không đồng ý”. Những người tham gia khảo sát chỉ việc thực hiện một cú nhấp chuột vào ô họ muốn.

Và đây là kết quả. Với việc phải nhấp chuột “Đồng ý” mới trở thành người hiến tạng, chỉ 42% thực hiện cú nhấp chuột. Để xác nhận rút lui khỏi chương trình, có 82% đồng ý. Và ngạc nhiên hơn, có đến 79% số người thuộc nhóm trung lập chọn trở thành người hiến tạng!

Lựa chọn bắt buộc

Mặc dù “Xem như đồng ý” là một biện pháp hết sức hiệu quả để tăng số lượng người hiến tạng, nhưng không dễ được các nhà làm luật chấp nhận. Họ sẽ phản đối kịch liệt ý tưởng “Xem như đồng ý” đối với mọi vấn đề, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như hiến tạng.

Tuy nhiên, nếu được thông qua, “Lựa chọn bắt buộc” có thể được thực hiện bằng cách đơn giản thêm vào bằng lái xe các lựa chọn “Có” – “Không” để trở thành người hiến tạng, và ý muốn của bạn chỉ được chấp nhận khi bạn đã đánh dấu vào một trong hai ô cho sẵn. Có người đề nghị đưa cả lựa chọn “Không chắc lắm”, hoặc “Không biết” vào đây, nhưng như vậy thì không còn là phương pháp “Lựa chọn bắt buộc” nữa. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng trong các ngành khác cho thấy một khi bạn thiết kế lựa chọn này, người ta có xu hướng trì hoãn quyết định và đánh dấu ngay vào lựa chọn “Không biết” đó.

Chúng tôi không tin “Lựa chọn bắt buộc” mang lại kết quả thấp hơn “Xem như đồng ý”. Trên thực tế, các gia đình thường tôn trọng nguyện vọng rõ ràng của người quá cố, một khi họ đã từng chủ động ghi “Có” tại một văn bản nào đó.

Chuẩn mực

Bang Illinios, Hoa Kỳ đã áp dụng một chính sách tiên tiến thể hiện một nhận thức ở bậc cao về kiến trúc lựa chọn trong vấn đề hiến tạng.

Phần chính của chính sách này là “Sự đồng ý của Chủ thể về việc hiến tạng”, được ban hành vào năm 2006, và đã thu hút hơn 2,3 triệu người đăng ký hiến tạng. Điểm đáng lưu ý của chính sách này là một khi người hiến đã đồng ý thì các thành viên còn lại trong gia đình không cần được hỏi ý kiến nữa. Và Illinois tạo điều kiện cho những người có tấm lòng cao thượng đăng ký một cách dễ dàng qua mạng internet.

Dưới đây là giao diện đăng ký trực tuyến trên trang web “Cứu người” của bang Illinois.

Chiến dịch truyền thông trực tuyến kêu gọi hiến tạng, hiến mô của chính quyền bang Illinois.

Chúng tôi cho rằng trang web này là một ví dụ xuất sắc về việc tạo cú hích hiệu quả. Đầu tiên, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề về mặt tổng thể (97.000 người đang trong danh sách chờ) và đưa vấn đề quốc gia về địa phương và từng gia đình của Illinois (4.700 người trong danh sách đó ở Illinios). Thứ hai, các chuẩn mực xã hội được đưa vào ngữ cảnh để tạo ra tác động xã hội: 87% người dân ở Illinios cho rằng đăng ký trở thành người hiến tạng là điều đáng làm và 60% người trưởng thành của Illinois đã đăng ký tham gia. Hãy nhớ lại quy tắc con người thích làm những điều mà đa số người khác nghĩ rằng đúng, hoặc đang làm. Chính quyền tận dụng các chuẩn mực xã hội đang tồn tại bằng cách hướng dư luận vào hành động cao đẹp: cứu người. Họ kêu gọi người dân lựa chọn mà không ép buộc bất cứ ai. Thứ ba, trang web này được kết nối với trang web xã hội rộng lớn MySpace, nơi mọi người có thể tự hào thể hiện rằng mình là một công dân tốt.

Trang web của Illinois đã cứu sinh mạng biết bao người và rất đáng để các bang khác tham khảo thực hiện.

Ca ghép tạng đầu tiên thành công trên thế giới được thực hiện vào năm 1954, khi một người tặng người anh em song sinh của mình một quả thận. Ca hiến thận thứ nhất từ người đã chết xảy ra tám năm sau đó. Lịch sử hiến tạng ra đời như thế.

Từ năm 1988 đến nay, tại Mỹ đã có hơn 360.000 cơ quan nội tạng được cấy ghép, trong đó gần 80% được hiến từ những người đã chết. Không may là nhu cầu ghép tạng lớn hơn nhiều so với khả năng cung cấp. Kể từ tháng 01/2006, hơn 90.000 người Mỹ nằm trong danh sách chờ ghép tạng, phần lớn là ghép thận. Hầu hết (khoảng 60%) trong số họ sẽ chết trong khi chờ đợi, và danh sách chờ ngày càng dài ra với tốc độ trung bình 12% mỗi năm(13). Mặc dù chủ đề này rất hay và đáng để viết cả một cuốn sách, nhưng chúng tôi chỉ muốn thảo luận vắn tắt về tác động của nó đối với kiến trúc lựa chọn trong việc tạo cú hích làm tăng số lượng người hiến tạng. Chúng tôi tin rằng chỉ cần một vài can thiệp nhỏ, chúng ta đã có thể cứu sống hàng ngàn sinh mạng mỗi năm.

Một trong những nguồn hiến tạng là các bệnh nhân chết não, nghĩa là não của họ mất hoàn toàn khả năng hoạt động và cơ thể họ được duy trì ở trạng thái sống thực vật. Ở Mỹ, mỗi năm có từ 12.000 – 15.000 ca rơi vào nhóm này, nhưng chỉ một nửa trong số đó trở thành người hiến tạng. Vì mỗi người có thể hiến ba bộ phận khác nhau, nên tương ứng sẽ có ba bệnh nhân có cơ may được cứu sống. Trở ngại lớn nhất đối với việc tăng số lượng tạng được hiến là sự đồng ý của gia đình người đã mất. Có thể một vài quy tắc mặc định sẽ giúp giải quyết được vấn đề này chăng? Chúng ta hãy xem qua các cú hích sau đây.

Ở Hoa Kỳ, hầu hết các bang đều áp dụng quy tắc gọi là “Sự đồng ý rõ ràng”, nghĩa là người ta cần thực hiện một số thủ tục để trở thành người hiến tạng. Có rất nhiều người muốn hiến một phần thân thể mình, nhưng lại thiếu những thủ tục bắt buộc này. Một nghiên cứu của Sheldon Kurtz và Michael Saks tại Iowa cho thấy “97% người được hỏi nói chung ủng hộ phương pháp ghép tạng, thậm chí đa số họ sẵn sàng hiến tạng (và nếu họ qua đời bất ngờ thì con cháu sẽ thay mặt họ hoàn tất các thủ tục còn lại). Tuy nhiên, mọi người sẵn lòng cho tạng, nhưng lại không biến thiện ý của mình thành hành động”. Trong số 97% ủng hộ nói trên, chỉ có 43% đánh dấu ghi nhớ trên bằng lái xe của mình; trong số những người sẵn sàng hiến tạng thì 64% đánh dấu ghi nhớ trên bằng lái xe và chỉ 36% ký tên vào thẻ hiến tạng.

Như vậy, những bước thiết yếu để đăng ký thành người hiến tạng sẽ quyết định việc những người có ý hiến tạng có thực sự cam kết làm điều đó hay không. Nhiều người Mỹ không đăng ký trở thành người hiến tạng, nhưng cũng bày tỏ nguyện vọng tốt đẹp của họ. Như trong mọi lĩnh vực khác, quy tắc mặc định có tác động rất lớn, và sức ỳ tâm lý cũng gây ảnh hưởng lớn không kém. Vì thế, sự thay đổi kiến trúc lựa chọn sẽ bảo đảm tăng số lượng tạng được hiến để không chỉ cứu sống nhiều mạng người, mà còn đáp ứng được nguyện vọng cao đẹp của những người cho tạng tiềm năng.

Đây là phương pháp mạnh tay hơn so với phương pháp “Sự đồng ý rõ ràng”. Theo phương pháp này, chính quyền các bang có quyền sử dụng những phần thân thể còn sử dụng được của những người đã chết hoặc không còn hy vọng cứu chữa, và họ có thể lấy đi các tạng mà không cần xin phép bất kỳ ai. Dù nghe có vẻ xâm phạm và lố bịch, nhưng phương pháp “Lấy tạng theo thủ tục” không phải không thể thực hiện. Về mặt lý thuyết, nó giúp cứu mạng người và hoàn toàn khả thi nếu không xâm phạm quyền được sống của bất cứ ai.

Dù không được áp dụng hoàn toàn tại tất cả các bang của nước Mỹ, nhưng nhiều bang đang áp dụng quy tắc này trong việc ghép giác mạc cho người mù. Ở một số bang, các nhà giải phẫu tử thi được phép lấy giác mạc của người chết mà không cần hỏi ý kiến thân nhân họ. Nhờ thế mà số lượng người tìm lại được ánh sáng đã tăng lên rõ rệt. Ví dụ, tại Georgia, quy tắc này đã nâng con số ca ghép giác mạc từ 25 ca vào năm 1978 lên hơn 1.000 ca vào năm 1984. Nếu việc lấy và ghép thận cũng được thực hiện theo cách này, thì số lượng người không phải chết trẻ chắc chắn giảm đi nhiều. Tất nhiên, phương pháp này vi phạm các nguyên tắc chung về đạo đức, vốn có phạm vi rất rộng, nhưng cũng đáng được xem xét vì tính nhân đạo đằng sau nó.

“Xem như đồng ý” bảo đảm quyền tự do lựa chọn, nhưng khác với phương pháp “Sự đồng ý rõ ràng” ở chỗ hoán đổi quy tắc mặc định. Theo đề xuất này, mọi công dân được xem như đồng ý hiến tạng, nhưng nếu không muốn, họ có thể tuyên bố rút lui một cách dễ dàng với một thủ tục đơn giản. Chúng tôi muốn nhấn mạnh từ đơn giản, bởi thủ tục rút lui phức tạp sẽ tạo cảm giác xâm phạm quyền tự quyết của mỗi cá nhân.

Giả sử, đối với cả hai lựa chọn “Đồng ý rõ ràng” và “Xem như đồng ý”, chúng ta chỉ cần thiết kế một cú nhấp chuột, thế là xong! Trong thế giới Econ, hai chính sách này mang lại kết quả giống hệt nhau qua một cú nhấp chuột hầu như không tốn kém gì cả. Nhưng mặc định sẽ trở thành vấn đề lớn, nếu đó là Con người.

Nhờ công trình nghiên cứu của Eric Johnson và Dan Goldstein (2003), chúng ta biết được lựa chọn theo mặc định có tầm quan trọng như thế nào trong lĩnh vực hiến tạng này. Johnson và Goldstein tiến hành khảo sát trên ba nhóm người: với nhóm thứ nhất, họ thiết kế mặc định “Không” đối với “Đồng ý rõ ràng”; nhóm thứ hai, mặc định “Có” đối với “Xem như đồng ý”; và nhóm thứ ba, trung lập; tức là họ tự chọn “Đồng ý” hay “Không đồng ý”. Những người tham gia khảo sát chỉ việc thực hiện một cú nhấp chuột vào ô họ muốn.

Và đây là kết quả. Với việc phải nhấp chuột “Đồng ý” mới trở thành người hiến tạng, chỉ 42% thực hiện cú nhấp chuột. Để xác nhận rút lui khỏi chương trình, có 82% đồng ý. Và ngạc nhiên hơn, có đến 79% số người thuộc nhóm trung lập chọn trở thành người hiến tạng!

Mặc dù “Xem như đồng ý” là một biện pháp hết sức hiệu quả để tăng số lượng người hiến tạng, nhưng không dễ được các nhà làm luật chấp nhận. Họ sẽ phản đối kịch liệt ý tưởng “Xem như đồng ý” đối với mọi vấn đề, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như hiến tạng.

Tuy nhiên, nếu được thông qua, “Lựa chọn bắt buộc” có thể được thực hiện bằng cách đơn giản thêm vào bằng lái xe các lựa chọn “Có” – “Không” để trở thành người hiến tạng, và ý muốn của bạn chỉ được chấp nhận khi bạn đã đánh dấu vào một trong hai ô cho sẵn. Có người đề nghị đưa cả lựa chọn “Không chắc lắm”, hoặc “Không biết” vào đây, nhưng như vậy thì không còn là phương pháp “Lựa chọn bắt buộc” nữa. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng trong các ngành khác cho thấy một khi bạn thiết kế lựa chọn này, người ta có xu hướng trì hoãn quyết định và đánh dấu ngay vào lựa chọn “Không biết” đó.

Chúng tôi không tin “Lựa chọn bắt buộc” mang lại kết quả thấp hơn “Xem như đồng ý”. Trên thực tế, các gia đình thường tôn trọng nguyện vọng rõ ràng của người quá cố, một khi họ đã từng chủ động ghi “Có” tại một văn bản nào đó.

Bang Illinios, Hoa Kỳ đã áp dụng một chính sách tiên tiến thể hiện một nhận thức ở bậc cao về kiến trúc lựa chọn trong vấn đề hiến tạng.

Phần chính của chính sách này là “Sự đồng ý của Chủ thể về việc hiến tạng”, được ban hành vào năm 2006, và đã thu hút hơn 2,3 triệu người đăng ký hiến tạng. Điểm đáng lưu ý của chính sách này là một khi người hiến đã đồng ý thì các thành viên còn lại trong gia đình không cần được hỏi ý kiến nữa. Và Illinois tạo điều kiện cho những người có tấm lòng cao thượng đăng ký một cách dễ dàng qua mạng internet.

Dưới đây là giao diện đăng ký trực tuyến trên trang web “Cứu người” của bang Illinois.

Chiến dịch truyền thông trực tuyến kêu gọi hiến tạng, hiến mô của chính quyền bang Illinois.

Chúng tôi cho rằng trang web này là một ví dụ xuất sắc về việc tạo cú hích hiệu quả. Đầu tiên, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề về mặt tổng thể (97.000 người đang trong danh sách chờ) và đưa vấn đề quốc gia về địa phương và từng gia đình của Illinois (4.700 người trong danh sách đó ở Illinios). Thứ hai, các chuẩn mực xã hội được đưa vào ngữ cảnh để tạo ra tác động xã hội: 87% người dân ở Illinios cho rằng đăng ký trở thành người hiến tạng là điều đáng làm và 60% người trưởng thành của Illinois đã đăng ký tham gia. Hãy nhớ lại quy tắc con người thích làm những điều mà đa số người khác nghĩ rằng đúng, hoặc đang làm. Chính quyền tận dụng các chuẩn mực xã hội đang tồn tại bằng cách hướng dư luận vào hành động cao đẹp: cứu người. Họ kêu gọi người dân lựa chọn mà không ép buộc bất cứ ai. Thứ ba, trang web này được kết nối với trang web xã hội rộng lớn MySpace, nơi mọi người có thể tự hào thể hiện rằng mình là một công dân tốt.

Trang web của Illinois đã cứu sinh mạng biết bao người và rất đáng để các bang khác tham khảo thực hiện.

Bình luận