“Trời và đất chưa bao giờ hòa hợp với nhau tốt hơn để tạo nên một nơi như thế cho sự cư trú của con người”
John Smith, Người sáng lập Jamestown, năm 1607
NHỮNG NGƯỜI MỸ ĐẦU TIÊN
Lúc đỉnh cao của thời kỳ băng hà vào khoảng giữa năm 34000 và năm 30000 trước công nguyên, phần lớn lượng nước trên thế giới được bao bọc trong những lớp băng lục địa rộng lớn. Vì vậy, biển Bering nông hơn mực nước biển ngày nay hàng trăm mét, đồng thời khi đó có một dải đất mang tên Beringia đã nổi lên giữa châu Á và Bắc Mỹ. Người ta cho rằng, tại đỉnh của nó, Beringia rộng tới 1.500 km. Là vùng đất trơ trụi và ẩm ướt, Beringia được bao phủ bởi thảm cỏ và các loài thực vật, thu hút các loài thú lớn – những con mồi mà con người thời tiền sử đã săn bắt để đảm bảo sự sinh tồn của chính họ.
Những con người đầu tiên đến Bắc Mỹ chắc chắn đã tới đây mà không hề biết rằng họ đã vượt qua biển cả để đến một lục địa mới. Chắc chắn họ đã săn đuổi các loài thú như tổ tiên họ đã làm suốt hàng nghìn năm dọc bờ biển Siberia và sau đó băng qua vùng đất nổi ấy.
Khi đã tới Alaska, những cư dân Bắc Mỹ đầu tiên đó có thể đã phải mất thêm hàng nghìn năm nữa mới xuyên qua những khoảng trống trong những tảng băng hà khổng lồ ở phía nam để đến vùng đất ngày nay là Hoa Kỳ. Người ta vẫn tiếp tục tìm thấy những bằng chứng về cuộc sống thời tiền sử ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng có thể được xác định một cách đáng tin cậy là đã có từ trước năm 12000 trước công nguyên, chẳng hạn, việc một chòi canh săn bắn ở miền Bắc Alaska được phát hiện gần đây có thể đã có từ thời gian đó. Những mũi lao được gia công rất khéo cùng những cổ vật khác tìm thấy gần Clovis, bang New Mexico, cũng được xác định có niên đại như vậy.
Các di vật tương tự cũng đã được tìm thấy tại nhiều nơi khắp Bắc và Nam Mỹ. Điều đó chứng tỏ cuộc sống có thể đã rất phát triển ở phần lớn diện tích thuộc Tây bán cầu trước năm 10000 trước công nguyên. Cũng trong thời gian đó, voi ma-mút đã bắt đầu bị tuyệt diệt và bò rừng đã thay thế voi ma -mút làm nguồn cung cấp thực phẩm và da cho những cư dân Bắc Mỹ thời xa xưa ấy. Theo thời gian, do ngày càng nhiều loài thú lớn bị diệt vong vì bị săn bắn quá mức hoặc do thiên tai, nên các loài cây, quả mọng và các loại hạt ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong thực phẩm của người Mỹ thời tiền sử. Dần dần, việc tìm kiếm thức ăn và những nỗ lực canh tác nông nghiệp nguyên thủy đã xuất hiện. Những người da đỏ ở khu vực nay là miền Trung Mexico đã tiên phong trong việc trồng ngô, bí và đậu có thể ngay từ đầu năm 8000 trước công nguyên. Dần dần, tri thức của họ đã được phổ biến lên phía Bắc.
Cho đến năm 3000 trước công nguyên, loại ngô nguyên thủy đã được trồng ở các lưu vực sông ở tiểu bang New Mexico và Arizona. Sau đó, những dấu hiệu đầu tiên của công tác thủy lợi đã xuất hiện và tới năm 300 trước công nguyên, những dấu hiện đầu tiên về cuộc sống theo công xã nguyên thủy đã bắt đầu.
Trong những thế kỷ đầu sau công nguyên, người Hohokum sống ở các khu vực quần cư ở những khu vực giáp Phoenix, bang Arizona ngày nay. Họ đã xây dựng những ngôi nhà hình cầu và kim tự tháp như những cái gò khiến chúng ta liên tưởng tới những công trình được phát hiện ở Mexico, và họ cũng xây dựng một hệ thống kênh và thủy lợi nữa.
NHỮNG NGƯỜI THỢ XÂY DỰNG ĐỒI GÒ VÀ NHỮNG NGÔI LÀNG CỦA NGƯỜI BẢN ĐỊA
Nhóm người da đỏ đầu tiên xây dựng những khu đồi gò ở khu vực nay là của Hoa Kỳ thường được gọi là người Adenans. Họ bắt đầu xây cất những khu nghĩa địa và thành lũy vào khoảng năm 600 truớc công nguyên. Một số gò đồi trong thời kỳ đó còn có hình những con chim hay những con rắn lớn. Có thể những khu vực đó đã được dùng cho những mục đích tôn giáo nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu biết trọn vẹn.
Người Adenans dường như đã bị đồng hóa hoặc bị những nhóm người khác – thường được gọi chung là Hopewellian – đánh đuổi khỏi khu vực này. Một trong những trung tâm quan trọng nhất trong nền văn hóa của họ đã được phát hiện ở miền Nam bang Ohio với những dấu tích của hàng ngàn đồi gò như thế vẫn còn sót lại. Người ta tin rằng người Hopewellian là những lái buôn cừ khôi bởi lẽ họ đã sử dụng và trao đổi các công cụ và nguyên liệu ở một khu vực rộng hàng trăm cây số.
Cho đến khoảng năm 500 sau công nguyên, người Hopewellian cũng biến mất và dần dần nhường vị trí cho một nhóm đông đảo các bộ lạc mang tên Mississippi hoặc văn hóa Đền. Người ta cho rằng đô thị Cahokia giáp Collinsville, bang Illinois vào thời kỳ hưng thịnh nhất đầu thế kỷ XII đã có số dân chừng hai vạn người. Tại trung tâm thành phố có một gò đất lớn với mặt phẳng ở trên đỉnh, cao 30 mét và đáy rộng 37 hécta. Xung quanh đó cũng có tới 80 cái gò đồi khác.
Nguồn thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác ở những đô thị như Cahokia phụ thuộc vào việc kết hợp săn bắt, cướp phá, buôn bán và làm nông nghiệp. Trước ảnh hưởng của những xã hội phồn thịnh ở phía nam, các đô thị này phát triển thành những xã hội có tôn ti trật tự phức tạp, có chiếm hữu nô lệ và tế thần bằng con người.
ở vùng đất thuộc tây nam Hoa Kỳ, người Anasazi – tổ tiên của người da đỏ Hopi hiện đại – đã bắt đầu xây dựng những ngôi làng bằng đá và gạch thô vào khoảng năm 900. Những kiến trúc giống như khu chung cư độc đáo này thường được xây dọc theo các vách đá. Nổi tiếng nhất là lâu đài vách đá ở Mesa Verde, Colorado, có hơn 200 phòng. Một nơi khác – những tàn tích của làng Bonito dọc sông Chaco ở bang New Mexico – đã từng có hơn 800 phòng.
Có lẽ những dân tộc phồn thịnh nhất trong số những người da đỏ châu Mỹ thời kỳ tiền Columbus đã sống ở miền Tây bắc Thái Bình Dương trù phú, có nhiều cá và nguyên liệu thô để làm nguồn thực phẩm rất dồi dào và xây dựng những ngôi làng khoảng năm 1000 trước công nguyên. Sự xa hoa trong những buổi lễ phân phát của cải vẫn là một chuẩn mực đánh giá sự hoang phí và cảnh hội hè đình đám dường như không gì có thể sánh nổi trong lịch sử nước Mỹ thời lập quốc.
NHỮNG NỀN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DA ĐỎ
Như vậy, nước Mỹ khi chào đón những người châu Âu đầu tiên đã hoàn toàn không phải là vùng đất hoang. Ngày nay, người ta cho rằng vào thời đó, dân số của Tây bán cầu đã ngang bằng ở Tây Âu – khoảng 40 triệu người. Những ước tính về số người da đỏ sinh sống ở vùng đất nay là Hoa Kỳ khi mới là thuộc địa của người châu Âu dao động từ 2 tới 18 triệu. Tuy nhiên, phần lớn các nhà sử học chọn con số thấp hơn. Một điều chắc chắn là ngay từ buổi đầu tiếp xúc, những căn bệnh được mang tới từ châu Âu đã gây ra những hậu quả tàn khốc cho cư dân bản xứ. Đặc biệt, bệnh đậu mùa đã tàn phá toàn bộ nhiều cộng đồng và được coi là nguyên nhân trực tiếp làm sụt giảm nhiều người da đỏ vào những năm 1600 hơn là các cuộc chiến và giao tranh với dân di cư từ châu Âu.
Phong tục và văn hóa của người da đỏ thời gian đó đa dạng một cách lạ thường do họ sinh sống trên vùng lãnh thổ rộng lớn và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đúc kết một số khái quát chung về họ. Hầu hết các bộ lạc, đặc biệt ở miền Đông có rừng bao phủ và ở miền Trung Tây, đã khéo léo kết hợp săn bắt, hái lượm, trồng ngô và những sản phẩm khác để có đủ lương thực. Thông thường phụ nữ đảm đương việc trồng cấy và phân phối thức ăn, còn đàn ông thì đi săn bắn và tham gia chiến đấu.
Xét từ mọi góc độ, xã hội của người da đỏ ở Bắc Mỹ gắn bó chặt chẽ với đất đai. Việc tìm hiểu thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên đã góp phần tạo nên những tín ngưỡng của họ. Cuộc sống của họ về cơ bản được tổ chức theo hình thức lãnh địa và công xã, trong đó trẻ em được hưởng nhiều quyền tự do và khoan dung hơn so với phong tục châu Âu khi đó.
Tuy một số bộ lạc Bắc Mỹ có phát minh ra một kiểu chữ tượng hình để giữ gìn tri thức, song nền văn hóa của người da đỏ vẫn mang đậm nét truyền khẩu, đề cao việc thuật lại các câu chuyện và những giấc mơ. Đồng thời, giữa các bộ tộc khác nhau đã có nhiều mối quan hệ buôn bán. Có rất nhiều bằng chứng đầy thuyết phục cho thấy những bộ lạc sống gần nhau đã duy trì những mối quan hệ thật rộng rãi và nghiêm túc – có cả hữu hảo lẫn thù nghịch.
NHỮNG NGƯỜI CHÂU ÂU ĐẦU TIÊN
Những người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ – ít nhất là với những người đầu tiên mà chúng ta có bằng chứng đáng tin cậy – là người Na Uy. Họ đã khởi hành từ Greenland để đi về hướng tây – nơi thủ lĩnh Erik the Red đã lập một khu định cư vào khoảng năm 985. Người ta cho rằng Leif, con trai của ông, vào năm 1001 đã thám hiểm vùng duyên hải ông Bắc – Canada ngày nay – và đã sống ở đó ít nhất một mùa đông.
Mặc dù những trường ca của người Na Uy mô tả các thủy thủ người Viking đã phiêu lưu thám hiểm duyên hải Đại Tây Dương của Bắc Mỹ đến tới tận vùng Bahamas, song những nội dung như vậy vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, vào năm 1963, những dấu tích của một số ngôi nhà của người Na Uy có niên đại từ thời đồ đá được phát hiện ở L’Anse-aux-Meadows tại miền Bắc Newfoundland, do đó đã minh chứng cho ít nhất một số nội dung trong trường ca của người Na Uy.
Năm 1497, đúng 5 năm sau khi Christopher Columbus đặt chân lên vùng đất Caribê để đi tìm đường từ phía Tây sang châu Á, một thủy thủ người Venetia (vùng đông bắc Italia) tên là John Cabot đã tới Newfoundland theo sứ mệnh của vua Anh. Mặc dù nhanh chóng bị chìm vào quên lãng, song chuyến hành trình của Cabot về sau này đã trở thành căn cứ để người Anh đề ra yêu sách với Bắc Mỹ. Chuyến đi đó cũng mở đường tới những khu vực giàu hải sản ở ngoài khơi khu vực Georges Bank. Không lâu sau đó, ngư dân châu Âu, đặc biệt là người Bồ Đào Nha, đã thường xuyên lui tới khu vực này.
Mặc dù Columbus chưa bao giờ nhìn thấy đất liền của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tương lai, song những cuộc thám hiểm đầu tiên với sự giúp đỡ của ông đã được tổ chức nhờ đóng góp vật chất của người Tây Ban Nha. Cuộc thám hiểm đầu tiên trong số đó được tiến hành năm 1513 khi một nhóm thủy thủ dưới sự chỉ huy của Juan Ponce de Leon đã đặt chân lên bờ biển Florida gần thành phố St.Augustine ngày nay.
Nhờ chinh phục được Mexico vào năm 1522, người Tây Ban Nha đã củng cố vững chắc vị trí của mình ở Tây bán cầu. Những phát hiện tiếp theo đã bổ sung thêm cho tri thức của người châu Âu về miền đất mà bây giờ được gọi là nước Mỹ (America) theo tên của nhà hàng hải người Italia – Amerigo Vespucci. Amerigo đã có những bài mô tả nổi tiếng về các cuộc hành trình của ông tới Tân Thế giới. Đến năm 1529, người ta đã vẽ được những tấm bản đồ đáng tin cậy của vùng bờ biển Đại Tây Dương từ Labrador đến Tierra del Fuego. Tuy nhiên, trải qua hơn một thế kỷ nữa thì niềm hy vọng phát hiện ra con đường phía tây sang châu Á mới hoàn toàn bị gác bỏ.
Một trong những cuộc thám hiểm đầu tiên quan trọng nhất của người Tây Ban Nha là của Hernando De Doto. Ông đã từng tháp tùng Francisco Pizzaro trong cuộc chinh phục Peru. Sau khi rời Havana vào năm 1539, đoàn thám hiểm của De Soto đặt chân tới Florida và đi sâu vào miền Đông nam nước Mỹ tới tận sông Mississippi để tìm kiếm của cải.
Một người Tây Ban Nha khác, Francisco Coronado, đã khởi hành từ Mexico vào năm 1540 để đi tìm bảy đô thị huyền bí của xứ Cibola. Những cuộc thám hiểm đã đưa Coronado tới vùng Grand Canyon và Kansas, nhưng ông đã không tìm thấy vàng hay kho báu mà người Tây Ban Nha đã ra sức tìm kiếm.
Trong khi người Tây Ban Nha ra sức thám hiểm miền Nam thì miền Bắc nước Mỹ cũng đã dần được phát hiện thông qua những chuyến đi của các nhà thám hiểm như Giovanni da Verrazano. Là người xứ Florence lái thuyền thuê cho người Pháp, Verrazano đã đặt chân tới Nam Carolina vào năm 1524 và tiến về phía bắc dọc theo Đại Tây Dương đến tận cảng New York ngày nay.
Mười năm sau, một người Pháp tên là Jacques Cartier, cũng giống như những người châu Âu khác trước đó, đã ra khơi với hy vọng tìm được tuyến đường biển tới châu Á. Các cuộc thám hiểm của Cartier dọc theo sông St. Lawrence đã trở thành căn cứ để người Pháp đưa ra yêu sách đòi đất ở Bắc Mỹ. Những yêu sách này còn kéo dài tới tận năm 1763.
Sau khi thuộc địa Quebec đầu tiên của họ bị sụp đổ vào những năm 1540, những người Pháp theo đạo Tin Lành tìm cách định cư ở vùng bờ biển phía bắc Florida suốt hai mươi năm sau đó. Vì cho rằng người Pháp là mối đe dọa đối với tuyến đường thương mại dọc hải lưu Gulf Stream của mình nên người Tây Ban Nha đã tàn phá thuộc địa này vào năm 1565. Thật trớ trêu, thủ lĩnh của đội quân Tây Ban Nha, Pedro Menendez, ngay sau đó đã xây dựng một thị trấn cách đó không xa mang tên St. Augustine. Đây là khu vực định cư lâu dài đầu tiên của người châu Âu ở vùng đất là nước Mỹ ngày nay.
Số của cải khổng lồ từ các thuộc địa ở Mexico, quần đảo Caribê và Peru được chở về Tây Ban Nha đã thôi thúc nhiều cường quốc châu Âu khác. Những quốc gia hàng hải mới nổi lên như Anh đã bắt đầu quan tâm đến Tân Thế giới, một phần là vì các cuộc tấn công dưới sự chỉ huy của Francis Drake nhằm vào tàu chở kho báu của người Tây Ban Nha đã thành công.
Năm 1578, Humphrey Gibert, tác giả luận thuyết về việc tìm đường theo hướng tây bắc, đã được Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập một thuộc địa cho những vùng đất còn man di, mọi rợ ở Tân Thế giới nơi các nước châu Âu khác vẫn chưa xác lập quyền kiểm soát. Phải mất năm năm Humphrey Gibert mới thực sự bắt đầu những nỗ lực của mình. Song khi ông bị mất tích trên biển, người em trai cùng mẹ khác cha của ông là Walter Raleigh đã tiếp bước.
Năm 1585, Raleigh thiết lập thuộc địa của người Anh đầu tiên ở Bắc Mỹ trên đảo Roanoke ngoài khơi bờ biển bang Bắc Carolina. Sau đó thuộc địa này đã bị từ bỏ, và những nỗ lực tiếp theo của ông hai năm sau đó cũng bị thất bại. Hai mươi năm sau người Anh mới cố gắng lần nữa tại Jamestown vào năm 1607. Thuộc địa của họ đã thành công và Bắc Mỹ bước vào một kỷ nguyên mới.
NHỮNG KHU ĐỊNH CƯ ĐẦU TIÊN
Làn sóng nhập cư ồ ạt từ châu Âu sang Bắc Mỹ đã bắt đầu vào đầu những năm 1600. Phong trào này kéo dài suốt hơn ba thế kỷ, bắt đầu từ nhóm nhỏ vài trăm người Anh tới sự xuất hiện ồ ạt của hàng triệu người nhập cư mới. Được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ khác nhau, họ đã xây dựng một nền văn minh mới ở phần phía bắc của lục địa này.
Những dân nhập cư người Anh đầu tiên tới miền đất là Hoa Kỳ ngày nay đã vượt Đại Tây Dương rất lâu sau khi người Tây Ban Nha đã gây dựng được những thuộc địa giàu có ở Mexico, Tây ấn và Nam Mỹ. Cũng giống như tất cả những người đầu tiên đến Tân Thế giới, họ đã tới đây trên những con tàu nhỏ bé, chật chội. Suốt chặng đường kéo dài từ sáu tới 12 tuần lễ, họ chỉ được ăn rất ít và rất nhiều người đã chết vì bệnh tật. Tàu của họ thường xuyên bị đánh tơi tả trong các cơn bão và một số tàu đã mất tích ngoài khơi.
Phần lớn dân di cư châu Âu vượt biên để tránh các cuộc đàn áp chính trị và tìm đến những vùng đất được tự do hành đạo hoặc được hưởng những cơ hội luôn nằm ngoài tầm tay của họ ở cố quốc. Từ năm 1620 đến 1635, nước Anh nhanh chóng lâm vào cảnh khó khăn kinh tế. Nhiều người không thể tìm được việc làm. Thậm chí ngay cả những nghệ nhân cũng chỉ có mức thu nhập giúp họ sống trên mức thiếu thốn. Những đợt mất mùa càng làm tình cảnh khốn khó trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, cuộc cách mạng thương mại đã mở đường cho ngành dệt phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi nguồn cung cấp lông cừu tăng nhanh chưa từng có nhằm duy trì hoạt động của những cỗ máy dệt. Địa chủ đã rào đất, đuổi nông dân để dành đất nuôi cừu. Do đó, việc mở rộng thuộc địa đã trở thành lối thoát cho những tá điền bị gạt ra ngoài lề xã hội như vậy.
Cảm nhận đầu tiên của những người dân di cư tới vùng đất mới là khung cảnh những cánh rừng bạt ngàn. Nhưng chắc hẳn họ đã không thể sống sót nếu như không có những người da đỏ tốt bụng giúp đỡ và dạy cách trồng những loài cây bản địa như bí ngô, bí, đậu và ngô. Ngoài ra, những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn trải dài gần 2100 cây số dọc duyên hải phía đông cung cấp cho họ nguồn củi gỗ và những loài thú săn thật phong phú. Rừng cũng cung cấp cho họ gỗ để dựng nhà, đóng đồ, đóng thuyền và sản xuất những mặt hàng có giá trị để xuất khẩu.
Mặc dù lục địa mới được thiên nhiên ưu đãi, song việc buôn bán với châu Âu vẫn đóng vai trò quan trọng sống còn, giúp những người định cư có được những mặt hàng họ không thể tự sản xuất được. Khu vực duyên hải rất có ý nghĩa với những người nhập cư. Dọc theo toàn bộ chiều dài của bờ biển có vô số vịnh và hải cảng. Chỉ có hai khu vực Bắc Carolina và Nam New Jersey là thiếu các cảng cho tàu viễn dương tới neo đậu.
Những dòng sông hùng vĩ như Kennebec, Hudson, Delaware, Susquehanna, Potomac và rất nhiều con sông khác nối các vùng đất nằm giữa bờ biển và dãy núi Appalachian với đại dương. Tuy nhiên, chỉ duy nhất dòng sông St. Lawrence thuộc quyền kiểm soát của người Pháp ở Canada là tuyến đường thủy nối với vùng Hồ Lớn và trung tâm của lục địa. Những cánh rừng ngút ngàn, sự phản kháng của một số bộ lạc da đỏ và dãy núi Appalachian cao sừng sững đã làm nản lòng những người muốn lập khu định cư cách xa đồng bằng ven biển. Chỉ có những người đặt bẫy thú lấy da và những lái buôn mới mạo hiểm tiến vào vùng đất hoang vu. Trong một trăm năm đầu tiên, những người đi khai hoang đã xây dựng những khu định cư thật khăng khít bên nhau dọc theo bờ biển.
Có nhiều lý do chính trị thôi thúc người ta di cư sang Mỹ. Vào những năm 1630, chế độ cai trị chuyên quyền của vua Anh Charles đệ Nhất đã trở thành động lực thúc đẩy phong trào di cư. Cuộc nổi dậy và những thắng lợi sau đó của những người chống đối Charles đệ Nhất dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell trong những năm 1640 đã khiến những tên nịnh thần trong triều đình phải tha hương tới vùng đất Virginia. Ở những khu vực nói tiếng Đức tại châu Âu, các chính sách đàn áp của nhiều vị hoàng thân có tư tưởng hẹp hòi – đặc biệt về vấn đề tôn giáo – cùng với hậu quả nặng nề của hàng loạt các cuộc chiến đã tạo làn sóng di cư sang Mỹ cuối thế kỷ XVII và XVIII.
Mỗi chuyến đi đều đòi hỏi việc lập kế hoạch và quản lý thật cẩn trọng và phải tính tới chi phí cùng những rủi ro. Những người di cư đã phải vượt chặng đường dài gần 5000 km trên biển cả. Họ cần có những dụng cụ, quần áo, hạt giống, công cụ, vật liệu xây dựng, vật nuôi, vũ khí và đạn dược. Khác với các chính sách thực dân của các quốc gia vào những thời kỳ khác nhau, phong trào di cư từ nước Anh không trực tiếp do chính phủ hậu thuẫn, mà do các nhóm gồm những cá nhân riêng rẽ thực hiện với động cơ chủ yếu là lợi nhuận.
JAMESTOWN
Thuộc địa đầu tiên của nước Anh được thiết lập ở Bắc Mỹ là khu Jamestown. Theo chiếu chỉ của vua James đệ Nhất ban cho công ty Virginia (hay công ty Luân Đôn), vào năm 1607, một nhóm khoảng 100 người đã lên đường tới vịnh Chesapeake. Để tránh xung đột với người Tây Ban Nha, họ đã chọn một khu vực cách vịnh chừng 60 cây số ở thượng lưu sông James.
Nhóm người này chủ yếu là dân đô thị và những người phiêu lưu, thích tìm vàng hơn làm nông nghiệp. Họ hoàn toàn không có chí khí hay khả năng lập thân ở một vùng đất hoang sơ. Trong số họ, thuyền trưởng John Smith đã vươn lên thành nhân vật chủ chốt. Mặc dù có các cuộc cãi vã, những trận đói và các cuộc tấn công của người da đỏ, nhưng ông vẫn tăng cường tính kỷ luật nội bộ. Chính điều đó đã giúp tạo nên tinh thần đoàn kết trong khu định cư bé nhỏ trong suốt năm đầu tiên.
Năm 1609, sau khi Smith trở về nước Anh, khu định cư đó đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Suốt mùa đông năm 1609-1610, phần lớn những người ở lại đã không thể chiến thắng được bệnh tật. Đến tháng 5/1610, chỉ còn 60 trong số 300 người sống sót. Cũng vào năm đó, thị trấn Henrico (ngày nay là thành phố Richmond) đã được xây dựng ở khu vực xa hơn nữa thuộc thượng lưu sông James.
Tuy nhiên, không bao lâu sau đã có một sự kiện làm nên cuộc cách mạng trong nền kinh tế của Virginia. Năm 1612, John Rolfe bắt đầu lai giống cây thuốc lá nhập từ vùng Tây ấn với cây bản địa và đã tạo ra giống mới hợp khẩu vị người châu Âu. Chuyến tàu biển đầu tiên chở loại thuốc lá này đã cập cảng Luân Đôn năm 1614. Trong suốt một thập niên sau đó, loại thuốc lá này đã trở thành nguồn thu nhập chính của Virginia.
Dẫu vậy, sự giàu có cũng không đến với họ một cách quá dễ dàng và nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong do bệnh tật và số lượng những cuộc tấn công của người da đỏ vẫn rất cao. Từ năm 1607 đến năm 1624 đã có khoảng 14.000 người di cư tới khu vực này, song vào năm 1624 chỉ còn vỏn vẹn 1.132 người vẫn sống ở đó. Theo kiến nghị của một ủy ban trong hoàng triều, nhà vua đã giải tán công ty Virginia và biến khu vực này thành thuộc địa của hoàng gia ngay trong năm đó.
MASSACHUSETTS
Trong những biến cố tôn giáo xảy ra vào thế kỷ XVI, một nhóm gồm cả nam và nữ tín đồ Thanh giáo đã tìm cách cải tổ Anh giáo ngay từ bên trong. Họ yêu cầu mọi nghi lễ và tổ chức gắn với Giáo hội La-mã phải được thay thế bằng những hình thức tín ngưỡng và nghi lễ Can-vanh đơn giản hơn. Với việc phá bỏ tính thống nhất giữa nhà nước và nhà thờ, tư tưởng cải cách tôn giáo của họ đã đe dọa chia rẽ công chúng và ngầm phá hoại quyền lực của hoàng triều.
Năm 1607, một nhóm nhỏ những người Phân lập – phái Thanh giáo cấp tiến không tin Giáo hội chính thức có thể được cải tổ – đã bỏ tới Leyden, Hà Lan bởi tại đây, Hà Lan cho phép họ được hưởng quy chế tị nạn. Tuy nhiên, những người Hà Lan theo phái Can-vanh lại hạn chế họ chỉ được làm những công việc có mức lương thấp. Một số người trong giáo đoàn đã chán nản với sự kỳ thị này và quyết tâm di cư sang Tân Thế giới.
Năm 1620, một nhóm những tín đồ Thanh giáo ở Leyden đã được công ty Virginia cấp phép sở hữu đất. 101 người trong số họ đã lên đường tới Virginia trên con tàu Mayflower. Một trận bão đã đánh dạt họ về phía bắc và họ đã đặt chân lên vùng đất New England tại Mũi Cá tuyết (Cape Cod). Do tin rằng họ nằm ngoài phạm vi tài phán của bất kỳ một chính phủ có tổ chức nào nên họ đã soạn một điều ước chính thức cam kết tuân thủ những đạo luật công bằng và bình đẳng do các nhà lãnh đạo được họ lựa chọn soạn thảo. Đó chính là Hiệp ước Mayflower.
Đến tháng 12, tàu Mayflower cập cảng Plymouth. Những người hành hương đã bắt đầu xây dựng khu định cư trong suốt mùa đông. Gần một nửa số người đi khai hoang đó đã bị chết trong cảnh màn trời chiếu đất và vì bệnh tật, nhưng những người da đỏ thuộc bộ lạc Wampanoag gần đó đã cung cấp cho họ kiến thức giúp họ tồn tại: đó là cách trồng ngô. Đến mùa thu năm sau, những người hành hương đã có một vụ ngô bội thu và nghề buôn lông thú và gỗ xẻ đã phát triển mạnh mẽ.
Một làn sóng nhập cư mới đã ập đến bờ biển Vịnh Massachusetts vào năm 1630 sau khi vua Charles đệ Nhất đã ban chiếu cho phép họ lập thuộc địa. Nhiều người trong số họ theo Thanh giáo và những nghi lễ tôn giáo của họ đã ngày càng bị cấm nghiêm ngặt ở nước Anh. John Winthrop, thủ lĩnh của họ, đã kêu gọi xây dựng một thành phố trên đồi ở Tân Thế giới – một nơi họ hoàn toàn có thể sống theo đúng đức tin của mình và là tấm gương cho tất cả những ai theo đạo Cơ-đốc.
Thuộc địa Vịnh Massachusetts chắc hẳn đã đóng vai trò rất quan trọng quá trình phát triển toàn bộ vùng New England nói chung, một phần là vì Winthrop và những chiến hữu theo Thanh giáo của ông đã có thể mang tới đây hiến chương của riêng mình. Do đó, quyền lực của chính phủ thuộc địa chỉ giới hạn ở Massachusetts, chứ không phải ở nước Anh.
Theo những điều khoản của hiến chương, quyền lực thuộc về Tòa án Tối cao có thành viên là những công dân tự do – một điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên của giáo đoàn Thanh giáo. Điều này bảo đảm các tín đồ Thanh giáo vừa là lực lượng chính trị vừa là lực lượng tôn giáo chính ở thuộc địa. Tòa án Tối cao bầu ra thống đốc, và vị thống đốc không là ai khác ngoài John Winthrop.
Không phải ai cũng ưa giáo lý khắt khe của Thanh giáo. Một trong số những người đầu tiên công khai thách thức Tòa án Tối cao là Roger Williams, một mục sư trẻ tuổi. Ông đã phản đối việc thuộc địa chiếm đất của người da đỏ, nhưng ủng hộ việc tách biệt nhà thờ và nhà nước. Anne Hutchinson, một người bất đồng chính kiến khác, đã phản bác những triết lý chủ đạo trong giáo lý của Thanh giáo. Kết quả là họ và những người ủng hộ đã bị trục xuất khỏi thuộc địa.
Năm 1636, Williams đã mua đất của người da đỏ thuộc bộ lạc Narragansett ở khu vực Providence, bang Rhode Island ngày nay. Năm 1644, Quốc hội Anh do phe Thanh giáo kiểm soát đã cho phép ông biến Rhode Island thành thuộc địa riêng, trong đó nhà thờ hoàn toàn tách khỏi nhà nước và người dân được tự do hành đạo.
Những người bị coi là tín đồ dị giáo như Williams không phải là những người duy nhất rời bỏ Massachusetts. Những tín đồ Thanh giáo chính thống với mục tiêu tìm đến những vùng đất và vận hội tốt hơn cũng đã bắt đầu rời bỏ thuộc địa Vịnh Massachusetts. Chẳng hạn, những tin tức thung lũng sông Connecticut màu mỡ đã thôi thúc những nông dân đang gặp khó khăn vì đất đai bạc màu, khô kiệt. Đến đầu thập niên 1630, nhiều người đã sẵn sàng đối đầu với nguy cơ bị người da đỏ tấn công để chiếm vùng đất bằng phẳng và màu mỡ. Những khu dân cư mới như vậy thường yêu cầu bắt buộc bỏ quy chế chỉ thành viên giáo hội mới được quyền bầu cử. Bằng cách đó họ đã mở rộng quyền bầu cử tới số lượng người đông đảo hơn.
Cũng trong thời gian này, những khu định cư khác đã bắt đầu xuất hiện dọc theo duyên hải New Hampshire và Maine bởi lẽ ngày càng có nhiều người nhập cư đi tìm đất đai và tự do ở Tân Thế giới.
TÂN HÀ LAN VÀ MARYLAND
Vào năm 1609, công ty Đông Ấn, Hà Lan đã thuê Henry Hudson khảo sát khu vực xung quanh vùng đất thành phố New York ngày nay và dòng sông mang tên ông cho tới tận phía bắc Albany, bang New York ngày nay. Những cuộc hành trình tiếp theo của người Hà Lan đã trở thành căn cứ đòi đất của họ và xây dựng những khu định cư đầu tiên của người Hà Lan ở khu vực này.
Giống như người Pháp ở phía bắc, người Hà Lan trước tiên quan tâm tới nghề buôn bán lông thú. Để làm được điều đó, người Hà Lan gây dựng mối quan hệ gần gũi với năm bộ tộc của người Iroquois. Họ là nguồn cung cấp lông thú chủ yếu ở vùng đất trung tâm này. Vào năm 1617, người Hà Lan đã xây dựng một pháo đài ở điểm gặp nhau của hai con sông Hudson và Mohawk thuộc thành phố Albany ngày nay.
Khu định cư trên đảo Manhattan bắt đầu được xây dựng từ đầu thập niên 1620. Vào năm 1624, người ta đã mua hòn đảo này từ tay những da đỏ địa phương với giá 24 đô-la. Ngay sau đó, hòn đảo được đổi tên thành New Amsterdam.
Để thu hút người định cư tới khu vực sông Hudson, người Hà Lan đã khuyến khích xây dựng chế độ quý tộc phong kiến, hay còn gọi là chế độ điền chủ. Thái ấp lớn như vậy đầu tiên được thiết lập dọc theo dòng sông Hudson năm 1630. Theo chế độ điền chủ đó, bất kỳ ông chủ nào thu hút được 50 người lớn tới sinh sống trong lãnh địa của mình trong thời gian hơn bốn năm thì sẽ được thưởng một khu đất dài 25 km dọc theo triền sông Hudson, được hưởng đặc quyền đánh cá và săn bắn, và có quyền tài phán dân sự và hình sự trong lãnh địa của mình. Đổi lại, điền chủ phải cung cấp cho họ vật nuôi, công cụ và nhà ở. Tá điền phải trả tiền thuê đất và ưu tiên cho điền chủ mua nông sản dư thừa.
Ba năm sau, một công ty thương mại Thụy Điển có quan hệ với người Hà Lan đã cố gắng lập khu định cư đầu tiên của họ dọc sông Delaware về phía nam. Do không đủ sức để củng cố vị trí của mình, khu New Sweden (Tân Thụy Điển) dần dần đã bị sáp nhập vào khu New Netherland (Tân Hà Lan) và sau này là bang Pennsylvania và bang Delaware.
Năm 1632, dòng họ Calvert theo đạo Cơ-đốc đã được vua Charles đệ Nhất cho phép sở hữu vùng đất nằm ở phía bắc sông Potomac – bang Maryland ngày nay. Vì chiếu chỉ của nhà vua không nêu rõ việc cấm xây dựng các nhà thờ không thuộc đạo Tin Lành, nên thuộc địa này đã trở thành thiên đường đối với những tín đồ Cơ-đốc giáo. Thị trấn đầu tiên của bang Maryland là St.Mary’s đã được thành lập năm 1634 gần khu vực nơi sông Potomac đổ vào Vịnh Chesapeake.
Trong khi thiết lập khu tị nạn cho những tín đồ Cơ-đốc giáo ngày càng bị Anh giáo ngược đãi thậm tệ, dòng họ Calvert vẫn quan tâm tới việc tạo ra những bất động sản sinh lợi. Để làm được điều đó và để tránh phiền hà với Chính phủ Anh, họ cũng khuyến khích các tín đồ Tin Lành tới nhập cư.
Chiếu chỉ của nhà vua ban cho vùng đất Maryland vừa có những nội dung cổ hủ, vừa có những nội dung cấp tiến. Một mặt, dòng họ Calvert có quyền lập thái ấp, mặt khác họ chỉ có thể ban hành luật nếu được những công dân tự do (những người được ban đất) chấp thuận. Họ thấy rằng để thu hút người định cư – và để kiếm lời từ việc cho thuê đất – họ đã phải cho những người định cư trang trại chứ không chỉ có duy nhất việc thuê điền trang. Do đó, số lượng các trang trại độc lập đã tăng lên. Những ông chủ trang trại cũng đòi hỏi có tiếng nói trong những chuyện đại sự của thuộc địa. Cơ quan lập pháp đầu tiên của bang Maryland đã được triệu tập vào năm 1635.
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC DÂN VÀ NGƯỜI DA ĐỎ
Cho đến năm 1640, người Anh đã thiết lập được những thuộc địa vững chắc dọc bờ biển New England và Vịnh Chesapeake. Ở giữa những thuộc địa của họ là khu vực sinh sống của người Hà Lan và một nhóm nhỏ người Thụy Điển. Ở phía tây là khu vực sinh sống của những người thổ dân da đỏ.
Hết thân mật rồi tới thù nghịch, các bộ lạc ở miền Đông không còn xa lạ với người châu Âu. Mặc dù thổ dân da đỏ được lợi nhờ tiếp cận công nghệ mới và thương mại, song bệnh tật và cơn sốt đất đai do những người định cư đầu tiên đem tới trở thành thách thức nghiêm trọng với lối sống vốn đã có từ lâu đời của họ.
Lúc đầu, việc buôn bán với người châu Âu đã đem lại nhiều lợi ích. Họ đã có dao, rìu, vũ khí, đồ nấu ăn, lưỡi câu cá và vô số các loại hàng hóa khác. Những người da đỏ buôn bán với người châu Âu ngay từ đầu đã nhiều lợi thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh sau này của họ. Trước nhu cầu của người châu Âu, các bộ lạc như người Iroquois đã bắt đầu dốc sức săn bắt thú lấy da trong suốt thế kỷ XVII. Đến tận thế kỷ XVIII, lông và da thú chưa thuộc đã giúp các bộ lạc có tiền để mua hàng hóa của thực dân châu Âu.
Mối quan hệ giữa thổ dân da đỏ với thực dân châu Âu trong giai đoạn đầu vừa mang tính hợp tác vừa mang tính đấu tranh. Mối quan hệ hữu hảo đến mẫu mực đã kéo dài trong suốt nửa thế kỷ tồn tại của Pennsylvania. Tuy nhiên, đã có vô số những trở ngại, giao tranh và chiến tranh kéo dài, và bao giờ cũng vậy, thổ dân da đỏ luôn bị thua và mất đất.
Cuộc nổi dậy quan trọng đầu tiên của người da đỏ đã nổ ra tại bang Virginia vào năm 1622, khiến gần 347 người da trắng bị thiệt mạng, trong đó có một số nhà truyền giáo mới đặt chân tới Jamestown.
Việc người da trắng định cư ở khu vực sông Connecticut đã châm ngòi cho cuộc chiến với người Pequot vào năm 1673. Năm 1675, vua Philip – con trai của một tù trưởng đã từng ký hòa ước đầu tiên với những người hành hương vào năm 1621 – đã cố gắng đoàn kết các bộ lạc miền Nam New England chống lại việc người châu Âu tiếp tục xâm lấn đất đai của họ. Tuy nhiên, Phillip đã bị tử trận và nhiều người da đỏ bị bán đi làm nô lệ.
Dòng người di cư liên tục đổ về khu vực hẻo lánh ở các thuộc địa miền Đông đã phá vỡ cuộc sống của thổ dân da đỏ. Do các loài thú hoang dã bị săn bắn đến cạn kiệt nên các bộ lạc buộc phải đứng trước những lựa chọn đầy khó khăn – hoặc là bị chết đói hoặc là gây chiến hoặc xung đột với các bộ lạc khác ở phía Tây.
Người Iroquois sinh sống ở hạ lưu vùng hồ Ontario và Erie ở Bắc New York và bang Pennsylvania đã thành công hơn trong việc chống lại các cuộc tấn công của người châu Âu. Năm 1570, năm bộ lạc đã hợp nhất thành một quốc gia đa dạng nhất của thổ dân da đỏ lúc bấy giờ – “Ho-De-No-Sau-Nee” hay còn gọi là Liên minh Iroquois. Liên minh này do một hội đồng gồm 50 đại diện từ từng bộ lạc trong tổng số năm bộ lạc đó điều hành. Hội đồng giải quyết công việc chung của tất cả các bộ lạc, nhưng không quyết định cách thức các bộ lạc tự do và bình đẳng giải quyết các vấn đề hàng ngày của họ như thế nào. Không một bộ lạc nào được phép tự tuyên chiến. Hội đồng đã thông qua các đạo luật để đối phó với tội phạm, trong đó có tội giết người.
Liên minh Iroquois là một thế lực hùng mạnh trong thế kỷ XVII và XVIII. Họ đã buôn bán lông thú với người Anh và đứng về phía Anh để chống lại người Pháp trong cuộc chiến giành vị trí thống lĩnh ở châu Mỹ từ năm 1754 đến 1763. Chắc hẳn nếu không có sự giúp đỡ như vậy của họ, người Anh đã không thể chiến thắng trong cuộc chiến đó.
Liên minh Iroquois vẫn hùng mạnh cho tới khi Cách mạng Mỹ nổ ra. Lần đầu tiên sau đó, hội đồng đã không thể nhất trí quyết định ủng hộ phe nào. Các bộ lạc thành viên đã tự đưa ra quyết định riêng của họ. Một số cùng chiến đấu với người Anh, một số đứng về phía những người khai hoang, số còn lại thì giữ thái độ trung lập. Do vậy, tất cả đều chống lại Liên minh Iroquois. Tổn thất của họ quá lớn và liên minh đó đã không bao giờ có thể hồi phục trở lại.
THẾ HỆ THỨ HAI CÁC THUỘC ĐỊA CỦA ANH QUỐC
Các cuộc nổi loạn của dân chúng và xung đột tôn giáo ở nước Anh vào giữa thế kỷ XVII đã cản trở phong trào nhập cư và khiến cho mẫu quốc thiếu quan tâm tới những thuộc địa còn non nớt ở châu Mỹ.
Năm 1643, lợi dụng nước Anh đang xao nhãng các biện pháp phòng ngự, các thuộc địa Vịnh Massachusetts, Plymouth, Connecticut và New Heaven đã thành lập Liên minh New England. Đó là nỗ lực đầu tiên của những người châu Âu đi khai hoang nhằm thống nhất địa giới.
Những trang sử đầu tiên của người Anh đi khai hoang ở vùng đất mới chứa đựng vô số những mâu thuẫn tôn giáo và chính trị. Các phe phái khác nhau cạnh tranh quyền lực và vị trí trong nội bộ và với những người láng giềng của họ. Đặc biệt, bang Maryland đã phải gánh chịu những cuộc xung đột tôn giáo gay gắt vốn đã từng gây tổn thất to lớn cho nước Anh trong thời kỳ của Oliver Cromwell. Một trong số những tổn thất đó là việc hủy bỏ Đạo luật Khoan dung trong những năm 1650. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, đạo luật này đã được phục hồi cùng với quyền tự do tôn giáo.
Cùng với việc vua Charles đệ Nhị khôi phục lại ngai vàng vào năm 1660, người Anh lại một lần nữa quan tâm tới Bắc Mỹ. Trong một thời gian ngắn, các khu định cư của người châu Âu đầu tiên đã được thiết lập tại Carolinas, còn người Hà Lan đã bị đánh bật khỏi khu vực New Netherland. Các thuộc địa có sở chủ sở hữu riêng cũng đã được thành lập ở các bang New York, New Jersey, Delaware và Pennsylvania.
Các khu vực định cư của người Hà Lan nằm dưới sự lãnh đạo của các thống sứ độc tài được cử tới từ châu Âu. Qua nhiều năm, cư dân trong các khu vực này đã xa lánh họ. Do vậy, khi thực dân Anh bắt đầu xâm chiếm đất đai của người Hà Lan ở Long Island và Manhattan, các thống sứ không được lòng dân đã không thể kêu gọi dân chúng đứng về phía họ. Khu vực New Netherland đã bị sụp đổ vào năm 1664. Tuy nhiên, các điều kiện trong thỏa ước rất ôn hòa, cho phép cư dân Hà Lan vẫn tiếp tục duy trì sở hữu và hành đạo theo ý muốn của họ.
Ngay từ đầu thập niên 1650, khu vực Albemarle Sound ở ngoài khơi phía bắc bang Bắc Carolina ngày nay chủ yếu có cư dân từ bang Virginia chuyển xuống sinh sống. Vị thống sứ đầu tiên được cử tới khu vực này vào năm 1664. MÃi tới khi một nhóm người Pháp theo đạo Tin Lành đến Albemarle vào năm 1704 thì thị trấn đầu tiên mới được xây dựng ở khu vực này – một vùng đất thậm chí đến nay vẫn còn hẻo lánh.
Năm 1670, những người nhập cư đầu tiên từ New England và đảo Barbados thuộc Ca-ri-bê đã chuyển tới khu vực Charleston, bang Nam Carolina ngày nay. Người ta đã chuẩn bị sẵn cho thuộc địa mới này một hệ thống chính quyền hết sức công phu theo tư tưởng của John Locke, triết gia người Anh. Một trong những đặc điểm của hệ thống chính quyền này là loại bỏ việc xây dựng chế độ quý tộc cha truyền con nối. Song một trong những điểm tồi tệ nhất của thuộc địa này là họ đã bắt đầu buôn nô lệ người da đỏ từ rất sớm. Tuy nhiên, theo thời gian, gỗ, gạo và bột chàm đã giúp thuộc địa này có nền tảng kinh tế vững chắc hơn.
Năm 1681, William Penn, một tín đồ Quaker giàu có và là bạn của vua Charles đệ Nhị, đã được ban một vùng đất lớn nằm ở phía Tây sông Delaware – sau này là bang Pennsylvania. Để giúp tăng dân số trong khu vực này, Penn đã chủ động tuyển mộ hàng loạt những người bất đồng tôn giáo ở nước Anh và châu Âu – bao gồm những tín đồ Quaker, tín đồ dòng Menno (Tin Lành ở Hà Lan), Amish, Moravia và Baptist (giáo phái chỉ rửa tội cho người lớn).
Một năm sau khi Penn chuyển tới khu vực này đã có người Hà Lan, Thụy Điển và người Anh sinh sống dọc theo sông Delaware. Cũng chính tại đó ông đã thành lập Philadelphia – “Thành phố của Tình huynh đệ”.
Trong khi vẫn giữ vững đức tin của mình, Penn đã được thôi thúc nhờ tinh thần bình đẳng thường không thể tìm thấy ở những thuộc địa khác ở châu Mỹ lúc bấy giờ. Do đó, phụ nữ ở bang Pennsylvania có quyền từ rất lâu trước khi những phụ nữ khác ở nước Mỹ được hưởng những quyền như vậy. Penn và những chiến hữu của ông cũng rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ với người da đỏ ở bang Delaware và đảm bảo những người thổ dân da đỏ này cũng được trả tiền cho những mảnh đất dành cho người châu Âu đã tới định cư.
Người ta đã định cư tại bang Georgia vào năm 1732 – thuộc địa cuối cùng trong tổng số 13 bang thuộc địa được thành lập. Nằm gần sát, nếu không muốn nói là thực sự nằm trong địa giới của vùng đất Florida của người Tây Ban Nha, khu vực này được coi là vùng đệm chống lại các cuộc đột nhập của người Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khu vực này còn có một nét nổi bật khác: Tướng James Oglethorpe chịu trách nhiệm về các công trình bố phòng của bang Georgia là một người có tư tưởng cải cách. Ông đã chủ động xây dựng một khu vực nương náu an toàn cho những người nghèo và tù nhân trước đây để giúp họ có những cơ hội mới.
DÂN DI CƯ, NÔ LỆ VÀ NHỮNG KẺ HẦU
Những người ít quan tâm tới cuộc sống mới ở nước Mỹ thường được lôi kéo sang Tân Thế giới nhờ những lời thuyết phục điêu luyện của những người khởi xướng phong trào. Chẳng hạn, William Penn đã tuyên truyền về những vận hội mới đang đón chờ những người sang định cư tại thuộc địa Pennsylvania. Các thẩm phán và chức sắc trong các nhà lao cho phạm nhân cơ hội di cư sang các thuộc địa như Georgia để thay cho việc chịu kết án tù.
Nhưng hầu như không ai trong số họ có đủ tiền để chi trả cho chuyến vượt biển của chính họ và gia đình họ nhằm bắt đầu một cuộc sống mới ở miền đất mới. Trong một số trường hợp, thuyền trưởng của các tàu kiếm được những khoản tiền kếch xù từ việc ký hợp đồng với những người di cư nghèo khổ – hay còn gọi là người hầu. Họ cũng sử dụng mọi ngón nghề từ hứa hão cho tới bắt cóc để càng thu hút nhiều số hành khách trên tàu càng tốt.
Trong những trường hợp khác, chi phí đi lại và ăn uống, sinh hoạt lại do các công ty, như công ty Virginia và Vịnh Massachusetts chi trả. Nhưng đổi lại, những người hầu đó phải cam kết làm việc cho những công ty này thông thường từ bốn tới bảy năm theo chế độ hợp đồng. Khi hết thời hạn, họ sẽ được trao quyền tự do, đôi khi bao gồm cả một mảnh đất nhỏ.
Có thể một nửa số người đến định cư ở các thuộc địa phía nam New England đã đến Mỹ theo hình thức này. Mặc dù hầu hết trong số họ đã hoàn thành những bổn phận theo đúng cam kết, song cũng có một số kẻ bỏ trốn. Dẫu vậy, cuối cùng, nhiều người trong số họ đã có đất và xây nhà hoặc là ở những thuộc địa mà họ đã đặt chân đến từ đầu hoặc là những thuộc địa lân cận. Tuyệt nhiên không có sự kỳ thị trong xã hội đối với gia đình lập nghiệp ở nước Mỹ theo hình thức này. Tất cả các thuộc địa đều có lãnh đạo trước đây từng một thời đã là người hầu theo khế ước như vậy.
Còn một ngoại lệ rất quan trọng trong mô hình này, đó là nô lệ châu Phi. Những người da đen đầu tiên được đưa tới bang Virginia vào năm 1612, đúng 12 năm sau khi thị trấn Jamestown được thành lập. Lúc đầu, nhiều người trong số họ được coi là những người hầu theo khế ước và sau này có thể được tự do. Tuy nhiên, cho đến những năm 1660, do nhu cầu về lao động trong các đồn điền ở thuộc địa miền Nam ngày càng gia tăng nên chế độ nô lệ bắt đầu trở nên hà khắc đối với họ. Nhiều người châu Phi đã bị xiềng xích đưa sang Mỹ làm nô lệ bắt buộc suốt cả cuộc đời.
ĐIỀU HUYỀN BÍ BẤT TẬN CỦA NGƯỜI ANASAZI
Những khu làng Pueblo đã bị phôi pha theo thời gian và những thị trấn trên ghềnh đá nằm giữa những ngọn núi gồ ghề, trơ trụi cùng những hẻm núi ở Colorado và New Mexico là nét đặc trưng của những nơi sinh sống của những cư dân thời tiền sử ở Bắc Mỹ, hay còn gọi là người Anasazi (theo tiếng Navajo, từ này có nghĩa là những người cổ đại).
Đến năm 500 sau Công nguyên, người Anasazi đã xây dựng một số ngôi làng đầu tiên ở Tây Nam nước Mỹ. Tại đây, họ đi săn và trồng ngô, bí và đậu. Người Anasazi đã phát triển hưng thịnh qua nhiều thế kỷ. Họ xây dựng hệ thống đê điều và thủy lợi rất tinh xảo cùng nghề gốm sứ khéo léo và độc đáo. Họ đã khoét sâu vào những vách đá dựng đứng để xây dựng những ngôi nhà nhiều phòng. Cho đến nay, những công trình kiến trúc của họ vẫn là một trong những khu khảo cổ nổi bật nhất ở Hoa Kỳ ngày nay.
Tuy nhiên, đến năm 1300, họ đã rời bỏ các khu định cư của mình, bỏ lại mọi đồ gốm sứ, công cụ, đồ đạc, thậm chí cả quần áo – cứ như là họ có ý định quay trở lại. Tuy vậy, sự tồn tại của họ chỉ còn lại trong sử sách. MÃi tới khi các bộ lạc mới như Navajo và Ute, đặt chân tới đây và sau đó là những người Tây Ban Nha và châu Âu khác thì quê hương của họ mới hết cảnh hiu quạnh sau hơn một thế kỷ.
Câu chuyện về người Anasazi gắn chặt với vùng đất mà họ đã lựa chọn để sinh sống – thật tươi đẹp nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Những khu định cư đầu tiên chỉ có những ngôi nhà hầm giản dị được khoét sâu vào trong lòng đất và sau này đã trở thành những căn phòng bị lún sâu được sử dụng làm nơi tụ họp và hành lễ. Những thế hệ kế tiếp đã tìm ra phương pháp tạo nền xây dựng những ngôi làng Pueblo vuông bằng đá. Nhưng sự thay đổi ghê gớm nhất trong cuộc sống của người Anasazi lại là quyết định chuyển tới những vách đá bên dưới những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Chính tại nơi đây, người Anasazi đã khoét vách đá thành những căn nhà nhiều tầng đẹp đến kinh ngạc.
Người Anasazi sống theo mô hình làng xã. Họ buôn bán với những dân tộc khác trong vùng, tuy nhiên có rất ít vết tích về những cuộc chiến tranh. Mặc dù người Anasazi chắc chắn có các thủ lĩnh tôn giáo và các thủ lĩnh khác cũng như những người thợ tài hoa, song gần như không có bất kỳ sự phân biệt về xã hội hay giai cấp nào tồn tại trong xã hội của họ.
Những động lực tôn giáo và xã hội chắc chắn đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những khu dân cư trên vách đá và việc quyết định rời bỏ khu vực đó. Nhưng việc vật lộn để tìm có thêm lương thực trong hoàn cảnh ngày càng khó khăn có thể là nguyên nhân chính dẫn tới những sự kiện trên. Khi dân số tăng, nông dân lại tăng diện tích canh tác trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Chính điều đó đã khiến một số cộng đồng phải canh tác trên những phần đất sát vách núi trong khi những nhóm khác đã rời các đỉnh núi bằng phẳng để sang khu vực vách đá. Nhưng người Anasazi đã không thể ngăn chặn tình trạng đất đai dần dần mất độ phì nhiêu do liên tục phải canh tác. Họ cũng không thể chống chọi lại được những trận hạn hán theo chu kỳ. Chẳng hạn, việc phân tích các vòng tuổi thân cây đã cho thấy đợt hạn hán cuối cùng kéo dài 23 năm, từ năm 1276 đến năm 1299, và cuối cùng đã buộc những nhóm người Anasazi cuối cùng phải vĩnh viễn rời bỏ khu vực này.
Mặc dù người Anasazi đã phải ly tán khỏi vùng đất của tổ tiên, song những di sản mà họ để lại vẫn còn nguyên vẹn trong dấu tích khảo cổ và còn lưu lại trong những tộc người như Hopi, Zuni và những người Pueblo là con cháu của họ.
|
“Trời và đất chưa bao giờ hòa hợp với nhau tốt hơn để tạo nên một nơi như thế cho sự cư trú của con người”
John Smith, Người sáng lập Jamestown, năm 1607
NHỮNG NGƯỜI MỸ ĐẦU TIÊN
Lúc đỉnh cao của thời kỳ băng hà vào khoảng giữa năm 34000 và năm 30000 trước công nguyên, phần lớn lượng nước trên thế giới được bao bọc trong những lớp băng lục địa rộng lớn. Vì vậy, biển Bering nông hơn mực nước biển ngày nay hàng trăm mét, đồng thời khi đó có một dải đất mang tên Beringia đã nổi lên giữa châu Á và Bắc Mỹ. Người ta cho rằng, tại đỉnh của nó, Beringia rộng tới 1.500 km. Là vùng đất trơ trụi và ẩm ướt, Beringia được bao phủ bởi thảm cỏ và các loài thực vật, thu hút các loài thú lớn – những con mồi mà con người thời tiền sử đã săn bắt để đảm bảo sự sinh tồn của chính họ.
Những con người đầu tiên đến Bắc Mỹ chắc chắn đã tới đây mà không hề biết rằng họ đã vượt qua biển cả để đến một lục địa mới. Chắc chắn họ đã săn đuổi các loài thú như tổ tiên họ đã làm suốt hàng nghìn năm dọc bờ biển Siberia và sau đó băng qua vùng đất nổi ấy.
Khi đã tới Alaska, những cư dân Bắc Mỹ đầu tiên đó có thể đã phải mất thêm hàng nghìn năm nữa mới xuyên qua những khoảng trống trong những tảng băng hà khổng lồ ở phía nam để đến vùng đất ngày nay là Hoa Kỳ. Người ta vẫn tiếp tục tìm thấy những bằng chứng về cuộc sống thời tiền sử ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng có thể được xác định một cách đáng tin cậy là đã có từ trước năm 12000 trước công nguyên, chẳng hạn, việc một chòi canh săn bắn ở miền Bắc Alaska được phát hiện gần đây có thể đã có từ thời gian đó. Những mũi lao được gia công rất khéo cùng những cổ vật khác tìm thấy gần Clovis, bang New Mexico, cũng được xác định có niên đại như vậy.
Các di vật tương tự cũng đã được tìm thấy tại nhiều nơi khắp Bắc và Nam Mỹ. Điều đó chứng tỏ cuộc sống có thể đã rất phát triển ở phần lớn diện tích thuộc Tây bán cầu trước năm 10000 trước công nguyên. Cũng trong thời gian đó, voi ma-mút đã bắt đầu bị tuyệt diệt và bò rừng đã thay thế voi ma -mút làm nguồn cung cấp thực phẩm và da cho những cư dân Bắc Mỹ thời xa xưa ấy. Theo thời gian, do ngày càng nhiều loài thú lớn bị diệt vong vì bị săn bắn quá mức hoặc do thiên tai, nên các loài cây, quả mọng và các loại hạt ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong thực phẩm của người Mỹ thời tiền sử. Dần dần, việc tìm kiếm thức ăn và những nỗ lực canh tác nông nghiệp nguyên thủy đã xuất hiện. Những người da đỏ ở khu vực nay là miền Trung Mexico đã tiên phong trong việc trồng ngô, bí và đậu có thể ngay từ đầu năm 8000 trước công nguyên. Dần dần, tri thức của họ đã được phổ biến lên phía Bắc.
Cho đến năm 3000 trước công nguyên, loại ngô nguyên thủy đã được trồng ở các lưu vực sông ở tiểu bang New Mexico và Arizona. Sau đó, những dấu hiệu đầu tiên của công tác thủy lợi đã xuất hiện và tới năm 300 trước công nguyên, những dấu hiện đầu tiên về cuộc sống theo công xã nguyên thủy đã bắt đầu.
Trong những thế kỷ đầu sau công nguyên, người Hohokum sống ở các khu vực quần cư ở những khu vực giáp Phoenix, bang Arizona ngày nay. Họ đã xây dựng những ngôi nhà hình cầu và kim tự tháp như những cái gò khiến chúng ta liên tưởng tới những công trình được phát hiện ở Mexico, và họ cũng xây dựng một hệ thống kênh và thủy lợi nữa.
NHỮNG NGƯỜI THỢ XÂY DỰNG ĐỒI GÒ VÀ NHỮNG NGÔI LÀNG CỦA NGƯỜI BẢN ĐỊA
Nhóm người da đỏ đầu tiên xây dựng những khu đồi gò ở khu vực nay là của Hoa Kỳ thường được gọi là người Adenans. Họ bắt đầu xây cất những khu nghĩa địa và thành lũy vào khoảng năm 600 truớc công nguyên. Một số gò đồi trong thời kỳ đó còn có hình những con chim hay những con rắn lớn. Có thể những khu vực đó đã được dùng cho những mục đích tôn giáo nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu biết trọn vẹn.
Người Adenans dường như đã bị đồng hóa hoặc bị những nhóm người khác – thường được gọi chung là Hopewellian – đánh đuổi khỏi khu vực này. Một trong những trung tâm quan trọng nhất trong nền văn hóa của họ đã được phát hiện ở miền Nam bang Ohio với những dấu tích của hàng ngàn đồi gò như thế vẫn còn sót lại. Người ta tin rằng người Hopewellian là những lái buôn cừ khôi bởi lẽ họ đã sử dụng và trao đổi các công cụ và nguyên liệu ở một khu vực rộng hàng trăm cây số.
Cho đến khoảng năm 500 sau công nguyên, người Hopewellian cũng biến mất và dần dần nhường vị trí cho một nhóm đông đảo các bộ lạc mang tên Mississippi hoặc văn hóa Đền. Người ta cho rằng đô thị Cahokia giáp Collinsville, bang Illinois vào thời kỳ hưng thịnh nhất đầu thế kỷ XII đã có số dân chừng hai vạn người. Tại trung tâm thành phố có một gò đất lớn với mặt phẳng ở trên đỉnh, cao 30 mét và đáy rộng 37 hécta. Xung quanh đó cũng có tới 80 cái gò đồi khác.
Nguồn thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác ở những đô thị như Cahokia phụ thuộc vào việc kết hợp săn bắt, cướp phá, buôn bán và làm nông nghiệp. Trước ảnh hưởng của những xã hội phồn thịnh ở phía nam, các đô thị này phát triển thành những xã hội có tôn ti trật tự phức tạp, có chiếm hữu nô lệ và tế thần bằng con người.
ở vùng đất thuộc tây nam Hoa Kỳ, người Anasazi – tổ tiên của người da đỏ Hopi hiện đại – đã bắt đầu xây dựng những ngôi làng bằng đá và gạch thô vào khoảng năm 900. Những kiến trúc giống như khu chung cư độc đáo này thường được xây dọc theo các vách đá. Nổi tiếng nhất là lâu đài vách đá ở Mesa Verde, Colorado, có hơn 200 phòng. Một nơi khác – những tàn tích của làng Bonito dọc sông Chaco ở bang New Mexico – đã từng có hơn 800 phòng.
Có lẽ những dân tộc phồn thịnh nhất trong số những người da đỏ châu Mỹ thời kỳ tiền Columbus đã sống ở miền Tây bắc Thái Bình Dương trù phú, có nhiều cá và nguyên liệu thô để làm nguồn thực phẩm rất dồi dào và xây dựng những ngôi làng khoảng năm 1000 trước công nguyên. Sự xa hoa trong những buổi lễ phân phát của cải vẫn là một chuẩn mực đánh giá sự hoang phí và cảnh hội hè đình đám dường như không gì có thể sánh nổi trong lịch sử nước Mỹ thời lập quốc.
NHỮNG NỀN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DA ĐỎ
Như vậy, nước Mỹ khi chào đón những người châu Âu đầu tiên đã hoàn toàn không phải là vùng đất hoang. Ngày nay, người ta cho rằng vào thời đó, dân số của Tây bán cầu đã ngang bằng ở Tây Âu – khoảng 40 triệu người. Những ước tính về số người da đỏ sinh sống ở vùng đất nay là Hoa Kỳ khi mới là thuộc địa của người châu Âu dao động từ 2 tới 18 triệu. Tuy nhiên, phần lớn các nhà sử học chọn con số thấp hơn. Một điều chắc chắn là ngay từ buổi đầu tiếp xúc, những căn bệnh được mang tới từ châu Âu đã gây ra những hậu quả tàn khốc cho cư dân bản xứ. Đặc biệt, bệnh đậu mùa đã tàn phá toàn bộ nhiều cộng đồng và được coi là nguyên nhân trực tiếp làm sụt giảm nhiều người da đỏ vào những năm 1600 hơn là các cuộc chiến và giao tranh với dân di cư từ châu Âu.
Phong tục và văn hóa của người da đỏ thời gian đó đa dạng một cách lạ thường do họ sinh sống trên vùng lãnh thổ rộng lớn và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đúc kết một số khái quát chung về họ. Hầu hết các bộ lạc, đặc biệt ở miền Đông có rừng bao phủ và ở miền Trung Tây, đã khéo léo kết hợp săn bắt, hái lượm, trồng ngô và những sản phẩm khác để có đủ lương thực. Thông thường phụ nữ đảm đương việc trồng cấy và phân phối thức ăn, còn đàn ông thì đi săn bắn và tham gia chiến đấu.
Xét từ mọi góc độ, xã hội của người da đỏ ở Bắc Mỹ gắn bó chặt chẽ với đất đai. Việc tìm hiểu thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên đã góp phần tạo nên những tín ngưỡng của họ. Cuộc sống của họ về cơ bản được tổ chức theo hình thức lãnh địa và công xã, trong đó trẻ em được hưởng nhiều quyền tự do và khoan dung hơn so với phong tục châu Âu khi đó.
Tuy một số bộ lạc Bắc Mỹ có phát minh ra một kiểu chữ tượng hình để giữ gìn tri thức, song nền văn hóa của người da đỏ vẫn mang đậm nét truyền khẩu, đề cao việc thuật lại các câu chuyện và những giấc mơ. Đồng thời, giữa các bộ tộc khác nhau đã có nhiều mối quan hệ buôn bán. Có rất nhiều bằng chứng đầy thuyết phục cho thấy những bộ lạc sống gần nhau đã duy trì những mối quan hệ thật rộng rãi và nghiêm túc – có cả hữu hảo lẫn thù nghịch.
NHỮNG NGƯỜI CHÂU ÂU ĐẦU TIÊN
Những người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ – ít nhất là với những người đầu tiên mà chúng ta có bằng chứng đáng tin cậy – là người Na Uy. Họ đã khởi hành từ Greenland để đi về hướng tây – nơi thủ lĩnh Erik the Red đã lập một khu định cư vào khoảng năm 985. Người ta cho rằng Leif, con trai của ông, vào năm 1001 đã thám hiểm vùng duyên hải ông Bắc – Canada ngày nay – và đã sống ở đó ít nhất một mùa đông.
Mặc dù những trường ca của người Na Uy mô tả các thủy thủ người Viking đã phiêu lưu thám hiểm duyên hải Đại Tây Dương của Bắc Mỹ đến tới tận vùng Bahamas, song những nội dung như vậy vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, vào năm 1963, những dấu tích của một số ngôi nhà của người Na Uy có niên đại từ thời đồ đá được phát hiện ở L’Anse-aux-Meadows tại miền Bắc Newfoundland, do đó đã minh chứng cho ít nhất một số nội dung trong trường ca của người Na Uy.
Năm 1497, đúng 5 năm sau khi Christopher Columbus đặt chân lên vùng đất Caribê để đi tìm đường từ phía Tây sang châu Á, một thủy thủ người Venetia (vùng đông bắc Italia) tên là John Cabot đã tới Newfoundland theo sứ mệnh của vua Anh. Mặc dù nhanh chóng bị chìm vào quên lãng, song chuyến hành trình của Cabot về sau này đã trở thành căn cứ để người Anh đề ra yêu sách với Bắc Mỹ. Chuyến đi đó cũng mở đường tới những khu vực giàu hải sản ở ngoài khơi khu vực Georges Bank. Không lâu sau đó, ngư dân châu Âu, đặc biệt là người Bồ Đào Nha, đã thường xuyên lui tới khu vực này.
Mặc dù Columbus chưa bao giờ nhìn thấy đất liền của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tương lai, song những cuộc thám hiểm đầu tiên với sự giúp đỡ của ông đã được tổ chức nhờ đóng góp vật chất của người Tây Ban Nha. Cuộc thám hiểm đầu tiên trong số đó được tiến hành năm 1513 khi một nhóm thủy thủ dưới sự chỉ huy của Juan Ponce de Leon đã đặt chân lên bờ biển Florida gần thành phố St.Augustine ngày nay.
Nhờ chinh phục được Mexico vào năm 1522, người Tây Ban Nha đã củng cố vững chắc vị trí của mình ở Tây bán cầu. Những phát hiện tiếp theo đã bổ sung thêm cho tri thức của người châu Âu về miền đất mà bây giờ được gọi là nước Mỹ (America) theo tên của nhà hàng hải người Italia – Amerigo Vespucci. Amerigo đã có những bài mô tả nổi tiếng về các cuộc hành trình của ông tới Tân Thế giới. Đến năm 1529, người ta đã vẽ được những tấm bản đồ đáng tin cậy của vùng bờ biển Đại Tây Dương từ Labrador đến Tierra del Fuego. Tuy nhiên, trải qua hơn một thế kỷ nữa thì niềm hy vọng phát hiện ra con đường phía tây sang châu Á mới hoàn toàn bị gác bỏ.
Một trong những cuộc thám hiểm đầu tiên quan trọng nhất của người Tây Ban Nha là của Hernando De Doto. Ông đã từng tháp tùng Francisco Pizzaro trong cuộc chinh phục Peru. Sau khi rời Havana vào năm 1539, đoàn thám hiểm của De Soto đặt chân tới Florida và đi sâu vào miền Đông nam nước Mỹ tới tận sông Mississippi để tìm kiếm của cải.
Một người Tây Ban Nha khác, Francisco Coronado, đã khởi hành từ Mexico vào năm 1540 để đi tìm bảy đô thị huyền bí của xứ Cibola. Những cuộc thám hiểm đã đưa Coronado tới vùng Grand Canyon và Kansas, nhưng ông đã không tìm thấy vàng hay kho báu mà người Tây Ban Nha đã ra sức tìm kiếm.
Trong khi người Tây Ban Nha ra sức thám hiểm miền Nam thì miền Bắc nước Mỹ cũng đã dần được phát hiện thông qua những chuyến đi của các nhà thám hiểm như Giovanni da Verrazano. Là người xứ Florence lái thuyền thuê cho người Pháp, Verrazano đã đặt chân tới Nam Carolina vào năm 1524 và tiến về phía bắc dọc theo Đại Tây Dương đến tận cảng New York ngày nay.
Mười năm sau, một người Pháp tên là Jacques Cartier, cũng giống như những người châu Âu khác trước đó, đã ra khơi với hy vọng tìm được tuyến đường biển tới châu Á. Các cuộc thám hiểm của Cartier dọc theo sông St. Lawrence đã trở thành căn cứ để người Pháp đưa ra yêu sách đòi đất ở Bắc Mỹ. Những yêu sách này còn kéo dài tới tận năm 1763.
Sau khi thuộc địa Quebec đầu tiên của họ bị sụp đổ vào những năm 1540, những người Pháp theo đạo Tin Lành tìm cách định cư ở vùng bờ biển phía bắc Florida suốt hai mươi năm sau đó. Vì cho rằng người Pháp là mối đe dọa đối với tuyến đường thương mại dọc hải lưu Gulf Stream của mình nên người Tây Ban Nha đã tàn phá thuộc địa này vào năm 1565. Thật trớ trêu, thủ lĩnh của đội quân Tây Ban Nha, Pedro Menendez, ngay sau đó đã xây dựng một thị trấn cách đó không xa mang tên St. Augustine. Đây là khu vực định cư lâu dài đầu tiên của người châu Âu ở vùng đất là nước Mỹ ngày nay.
Số của cải khổng lồ từ các thuộc địa ở Mexico, quần đảo Caribê và Peru được chở về Tây Ban Nha đã thôi thúc nhiều cường quốc châu Âu khác. Những quốc gia hàng hải mới nổi lên như Anh đã bắt đầu quan tâm đến Tân Thế giới, một phần là vì các cuộc tấn công dưới sự chỉ huy của Francis Drake nhằm vào tàu chở kho báu của người Tây Ban Nha đã thành công.
Năm 1578, Humphrey Gibert, tác giả luận thuyết về việc tìm đường theo hướng tây bắc, đã được Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập một thuộc địa cho những vùng đất còn man di, mọi rợ ở Tân Thế giới nơi các nước châu Âu khác vẫn chưa xác lập quyền kiểm soát. Phải mất năm năm Humphrey Gibert mới thực sự bắt đầu những nỗ lực của mình. Song khi ông bị mất tích trên biển, người em trai cùng mẹ khác cha của ông là Walter Raleigh đã tiếp bước.
Năm 1585, Raleigh thiết lập thuộc địa của người Anh đầu tiên ở Bắc Mỹ trên đảo Roanoke ngoài khơi bờ biển bang Bắc Carolina. Sau đó thuộc địa này đã bị từ bỏ, và những nỗ lực tiếp theo của ông hai năm sau đó cũng bị thất bại. Hai mươi năm sau người Anh mới cố gắng lần nữa tại Jamestown vào năm 1607. Thuộc địa của họ đã thành công và Bắc Mỹ bước vào một kỷ nguyên mới.
NHỮNG KHU ĐỊNH CƯ ĐẦU TIÊN
Làn sóng nhập cư ồ ạt từ châu Âu sang Bắc Mỹ đã bắt đầu vào đầu những năm 1600. Phong trào này kéo dài suốt hơn ba thế kỷ, bắt đầu từ nhóm nhỏ vài trăm người Anh tới sự xuất hiện ồ ạt của hàng triệu người nhập cư mới. Được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ khác nhau, họ đã xây dựng một nền văn minh mới ở phần phía bắc của lục địa này.
Những dân nhập cư người Anh đầu tiên tới miền đất là Hoa Kỳ ngày nay đã vượt Đại Tây Dương rất lâu sau khi người Tây Ban Nha đã gây dựng được những thuộc địa giàu có ở Mexico, Tây ấn và Nam Mỹ. Cũng giống như tất cả những người đầu tiên đến Tân Thế giới, họ đã tới đây trên những con tàu nhỏ bé, chật chội. Suốt chặng đường kéo dài từ sáu tới 12 tuần lễ, họ chỉ được ăn rất ít và rất nhiều người đã chết vì bệnh tật. Tàu của họ thường xuyên bị đánh tơi tả trong các cơn bão và một số tàu đã mất tích ngoài khơi.
Phần lớn dân di cư châu Âu vượt biên để tránh các cuộc đàn áp chính trị và tìm đến những vùng đất được tự do hành đạo hoặc được hưởng những cơ hội luôn nằm ngoài tầm tay của họ ở cố quốc. Từ năm 1620 đến 1635, nước Anh nhanh chóng lâm vào cảnh khó khăn kinh tế. Nhiều người không thể tìm được việc làm. Thậm chí ngay cả những nghệ nhân cũng chỉ có mức thu nhập giúp họ sống trên mức thiếu thốn. Những đợt mất mùa càng làm tình cảnh khốn khó trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, cuộc cách mạng thương mại đã mở đường cho ngành dệt phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi nguồn cung cấp lông cừu tăng nhanh chưa từng có nhằm duy trì hoạt động của những cỗ máy dệt. Địa chủ đã rào đất, đuổi nông dân để dành đất nuôi cừu. Do đó, việc mở rộng thuộc địa đã trở thành lối thoát cho những tá điền bị gạt ra ngoài lề xã hội như vậy.
Cảm nhận đầu tiên của những người dân di cư tới vùng đất mới là khung cảnh những cánh rừng bạt ngàn. Nhưng chắc hẳn họ đã không thể sống sót nếu như không có những người da đỏ tốt bụng giúp đỡ và dạy cách trồng những loài cây bản địa như bí ngô, bí, đậu và ngô. Ngoài ra, những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn trải dài gần 2100 cây số dọc duyên hải phía đông cung cấp cho họ nguồn củi gỗ và những loài thú săn thật phong phú. Rừng cũng cung cấp cho họ gỗ để dựng nhà, đóng đồ, đóng thuyền và sản xuất những mặt hàng có giá trị để xuất khẩu.
Mặc dù lục địa mới được thiên nhiên ưu đãi, song việc buôn bán với châu Âu vẫn đóng vai trò quan trọng sống còn, giúp những người định cư có được những mặt hàng họ không thể tự sản xuất được. Khu vực duyên hải rất có ý nghĩa với những người nhập cư. Dọc theo toàn bộ chiều dài của bờ biển có vô số vịnh và hải cảng. Chỉ có hai khu vực Bắc Carolina và Nam New Jersey là thiếu các cảng cho tàu viễn dương tới neo đậu.
Những dòng sông hùng vĩ như Kennebec, Hudson, Delaware, Susquehanna, Potomac và rất nhiều con sông khác nối các vùng đất nằm giữa bờ biển và dãy núi Appalachian với đại dương. Tuy nhiên, chỉ duy nhất dòng sông St. Lawrence thuộc quyền kiểm soát của người Pháp ở Canada là tuyến đường thủy nối với vùng Hồ Lớn và trung tâm của lục địa. Những cánh rừng ngút ngàn, sự phản kháng của một số bộ lạc da đỏ và dãy núi Appalachian cao sừng sững đã làm nản lòng những người muốn lập khu định cư cách xa đồng bằng ven biển. Chỉ có những người đặt bẫy thú lấy da và những lái buôn mới mạo hiểm tiến vào vùng đất hoang vu. Trong một trăm năm đầu tiên, những người đi khai hoang đã xây dựng những khu định cư thật khăng khít bên nhau dọc theo bờ biển.
Có nhiều lý do chính trị thôi thúc người ta di cư sang Mỹ. Vào những năm 1630, chế độ cai trị chuyên quyền của vua Anh Charles đệ Nhất đã trở thành động lực thúc đẩy phong trào di cư. Cuộc nổi dậy và những thắng lợi sau đó của những người chống đối Charles đệ Nhất dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell trong những năm 1640 đã khiến những tên nịnh thần trong triều đình phải tha hương tới vùng đất Virginia. Ở những khu vực nói tiếng Đức tại châu Âu, các chính sách đàn áp của nhiều vị hoàng thân có tư tưởng hẹp hòi – đặc biệt về vấn đề tôn giáo – cùng với hậu quả nặng nề của hàng loạt các cuộc chiến đã tạo làn sóng di cư sang Mỹ cuối thế kỷ XVII và XVIII.
Mỗi chuyến đi đều đòi hỏi việc lập kế hoạch và quản lý thật cẩn trọng và phải tính tới chi phí cùng những rủi ro. Những người di cư đã phải vượt chặng đường dài gần 5000 km trên biển cả. Họ cần có những dụng cụ, quần áo, hạt giống, công cụ, vật liệu xây dựng, vật nuôi, vũ khí và đạn dược. Khác với các chính sách thực dân của các quốc gia vào những thời kỳ khác nhau, phong trào di cư từ nước Anh không trực tiếp do chính phủ hậu thuẫn, mà do các nhóm gồm những cá nhân riêng rẽ thực hiện với động cơ chủ yếu là lợi nhuận.
JAMESTOWN
Thuộc địa đầu tiên của nước Anh được thiết lập ở Bắc Mỹ là khu Jamestown. Theo chiếu chỉ của vua James đệ Nhất ban cho công ty Virginia (hay công ty Luân Đôn), vào năm 1607, một nhóm khoảng 100 người đã lên đường tới vịnh Chesapeake. Để tránh xung đột với người Tây Ban Nha, họ đã chọn một khu vực cách vịnh chừng 60 cây số ở thượng lưu sông James.
Nhóm người này chủ yếu là dân đô thị và những người phiêu lưu, thích tìm vàng hơn làm nông nghiệp. Họ hoàn toàn không có chí khí hay khả năng lập thân ở một vùng đất hoang sơ. Trong số họ, thuyền trưởng John Smith đã vươn lên thành nhân vật chủ chốt. Mặc dù có các cuộc cãi vã, những trận đói và các cuộc tấn công của người da đỏ, nhưng ông vẫn tăng cường tính kỷ luật nội bộ. Chính điều đó đã giúp tạo nên tinh thần đoàn kết trong khu định cư bé nhỏ trong suốt năm đầu tiên.
Năm 1609, sau khi Smith trở về nước Anh, khu định cư đó đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Suốt mùa đông năm 1609-1610, phần lớn những người ở lại đã không thể chiến thắng được bệnh tật. Đến tháng 5/1610, chỉ còn 60 trong số 300 người sống sót. Cũng vào năm đó, thị trấn Henrico (ngày nay là thành phố Richmond) đã được xây dựng ở khu vực xa hơn nữa thuộc thượng lưu sông James.
Tuy nhiên, không bao lâu sau đã có một sự kiện làm nên cuộc cách mạng trong nền kinh tế của Virginia. Năm 1612, John Rolfe bắt đầu lai giống cây thuốc lá nhập từ vùng Tây ấn với cây bản địa và đã tạo ra giống mới hợp khẩu vị người châu Âu. Chuyến tàu biển đầu tiên chở loại thuốc lá này đã cập cảng Luân Đôn năm 1614. Trong suốt một thập niên sau đó, loại thuốc lá này đã trở thành nguồn thu nhập chính của Virginia.
Dẫu vậy, sự giàu có cũng không đến với họ một cách quá dễ dàng và nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong do bệnh tật và số lượng những cuộc tấn công của người da đỏ vẫn rất cao. Từ năm 1607 đến năm 1624 đã có khoảng 14.000 người di cư tới khu vực này, song vào năm 1624 chỉ còn vỏn vẹn 1.132 người vẫn sống ở đó. Theo kiến nghị của một ủy ban trong hoàng triều, nhà vua đã giải tán công ty Virginia và biến khu vực này thành thuộc địa của hoàng gia ngay trong năm đó.
MASSACHUSETTS
Trong những biến cố tôn giáo xảy ra vào thế kỷ XVI, một nhóm gồm cả nam và nữ tín đồ Thanh giáo đã tìm cách cải tổ Anh giáo ngay từ bên trong. Họ yêu cầu mọi nghi lễ và tổ chức gắn với Giáo hội La-mã phải được thay thế bằng những hình thức tín ngưỡng và nghi lễ Can-vanh đơn giản hơn. Với việc phá bỏ tính thống nhất giữa nhà nước và nhà thờ, tư tưởng cải cách tôn giáo của họ đã đe dọa chia rẽ công chúng và ngầm phá hoại quyền lực của hoàng triều.
Năm 1607, một nhóm nhỏ những người Phân lập – phái Thanh giáo cấp tiến không tin Giáo hội chính thức có thể được cải tổ – đã bỏ tới Leyden, Hà Lan bởi tại đây, Hà Lan cho phép họ được hưởng quy chế tị nạn. Tuy nhiên, những người Hà Lan theo phái Can-vanh lại hạn chế họ chỉ được làm những công việc có mức lương thấp. Một số người trong giáo đoàn đã chán nản với sự kỳ thị này và quyết tâm di cư sang Tân Thế giới.
Năm 1620, một nhóm những tín đồ Thanh giáo ở Leyden đã được công ty Virginia cấp phép sở hữu đất. 101 người trong số họ đã lên đường tới Virginia trên con tàu Mayflower. Một trận bão đã đánh dạt họ về phía bắc và họ đã đặt chân lên vùng đất New England tại Mũi Cá tuyết (Cape Cod). Do tin rằng họ nằm ngoài phạm vi tài phán của bất kỳ một chính phủ có tổ chức nào nên họ đã soạn một điều ước chính thức cam kết tuân thủ những đạo luật công bằng và bình đẳng do các nhà lãnh đạo được họ lựa chọn soạn thảo. Đó chính là Hiệp ước Mayflower.
Đến tháng 12, tàu Mayflower cập cảng Plymouth. Những người hành hương đã bắt đầu xây dựng khu định cư trong suốt mùa đông. Gần một nửa số người đi khai hoang đó đã bị chết trong cảnh màn trời chiếu đất và vì bệnh tật, nhưng những người da đỏ thuộc bộ lạc Wampanoag gần đó đã cung cấp cho họ kiến thức giúp họ tồn tại: đó là cách trồng ngô. Đến mùa thu năm sau, những người hành hương đã có một vụ ngô bội thu và nghề buôn lông thú và gỗ xẻ đã phát triển mạnh mẽ.
Một làn sóng nhập cư mới đã ập đến bờ biển Vịnh Massachusetts vào năm 1630 sau khi vua Charles đệ Nhất đã ban chiếu cho phép họ lập thuộc địa. Nhiều người trong số họ theo Thanh giáo và những nghi lễ tôn giáo của họ đã ngày càng bị cấm nghiêm ngặt ở nước Anh. John Winthrop, thủ lĩnh của họ, đã kêu gọi xây dựng một thành phố trên đồi ở Tân Thế giới – một nơi họ hoàn toàn có thể sống theo đúng đức tin của mình và là tấm gương cho tất cả những ai theo đạo Cơ-đốc.
Thuộc địa Vịnh Massachusetts chắc hẳn đã đóng vai trò rất quan trọng quá trình phát triển toàn bộ vùng New England nói chung, một phần là vì Winthrop và những chiến hữu theo Thanh giáo của ông đã có thể mang tới đây hiến chương của riêng mình. Do đó, quyền lực của chính phủ thuộc địa chỉ giới hạn ở Massachusetts, chứ không phải ở nước Anh.
Theo những điều khoản của hiến chương, quyền lực thuộc về Tòa án Tối cao có thành viên là những công dân tự do – một điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên của giáo đoàn Thanh giáo. Điều này bảo đảm các tín đồ Thanh giáo vừa là lực lượng chính trị vừa là lực lượng tôn giáo chính ở thuộc địa. Tòa án Tối cao bầu ra thống đốc, và vị thống đốc không là ai khác ngoài John Winthrop.
Không phải ai cũng ưa giáo lý khắt khe của Thanh giáo. Một trong số những người đầu tiên công khai thách thức Tòa án Tối cao là Roger Williams, một mục sư trẻ tuổi. Ông đã phản đối việc thuộc địa chiếm đất của người da đỏ, nhưng ủng hộ việc tách biệt nhà thờ và nhà nước. Anne Hutchinson, một người bất đồng chính kiến khác, đã phản bác những triết lý chủ đạo trong giáo lý của Thanh giáo. Kết quả là họ và những người ủng hộ đã bị trục xuất khỏi thuộc địa.
Năm 1636, Williams đã mua đất của người da đỏ thuộc bộ lạc Narragansett ở khu vực Providence, bang Rhode Island ngày nay. Năm 1644, Quốc hội Anh do phe Thanh giáo kiểm soát đã cho phép ông biến Rhode Island thành thuộc địa riêng, trong đó nhà thờ hoàn toàn tách khỏi nhà nước và người dân được tự do hành đạo.
Những người bị coi là tín đồ dị giáo như Williams không phải là những người duy nhất rời bỏ Massachusetts. Những tín đồ Thanh giáo chính thống với mục tiêu tìm đến những vùng đất và vận hội tốt hơn cũng đã bắt đầu rời bỏ thuộc địa Vịnh Massachusetts. Chẳng hạn, những tin tức thung lũng sông Connecticut màu mỡ đã thôi thúc những nông dân đang gặp khó khăn vì đất đai bạc màu, khô kiệt. Đến đầu thập niên 1630, nhiều người đã sẵn sàng đối đầu với nguy cơ bị người da đỏ tấn công để chiếm vùng đất bằng phẳng và màu mỡ. Những khu dân cư mới như vậy thường yêu cầu bắt buộc bỏ quy chế chỉ thành viên giáo hội mới được quyền bầu cử. Bằng cách đó họ đã mở rộng quyền bầu cử tới số lượng người đông đảo hơn.
Cũng trong thời gian này, những khu định cư khác đã bắt đầu xuất hiện dọc theo duyên hải New Hampshire và Maine bởi lẽ ngày càng có nhiều người nhập cư đi tìm đất đai và tự do ở Tân Thế giới.
TÂN HÀ LAN VÀ MARYLAND
Vào năm 1609, công ty Đông Ấn, Hà Lan đã thuê Henry Hudson khảo sát khu vực xung quanh vùng đất thành phố New York ngày nay và dòng sông mang tên ông cho tới tận phía bắc Albany, bang New York ngày nay. Những cuộc hành trình tiếp theo của người Hà Lan đã trở thành căn cứ đòi đất của họ và xây dựng những khu định cư đầu tiên của người Hà Lan ở khu vực này.
Giống như người Pháp ở phía bắc, người Hà Lan trước tiên quan tâm tới nghề buôn bán lông thú. Để làm được điều đó, người Hà Lan gây dựng mối quan hệ gần gũi với năm bộ tộc của người Iroquois. Họ là nguồn cung cấp lông thú chủ yếu ở vùng đất trung tâm này. Vào năm 1617, người Hà Lan đã xây dựng một pháo đài ở điểm gặp nhau của hai con sông Hudson và Mohawk thuộc thành phố Albany ngày nay.
Khu định cư trên đảo Manhattan bắt đầu được xây dựng từ đầu thập niên 1620. Vào năm 1624, người ta đã mua hòn đảo này từ tay những da đỏ địa phương với giá 24 đô-la. Ngay sau đó, hòn đảo được đổi tên thành New Amsterdam.
Để thu hút người định cư tới khu vực sông Hudson, người Hà Lan đã khuyến khích xây dựng chế độ quý tộc phong kiến, hay còn gọi là chế độ điền chủ. Thái ấp lớn như vậy đầu tiên được thiết lập dọc theo dòng sông Hudson năm 1630. Theo chế độ điền chủ đó, bất kỳ ông chủ nào thu hút được 50 người lớn tới sinh sống trong lãnh địa của mình trong thời gian hơn bốn năm thì sẽ được thưởng một khu đất dài 25 km dọc theo triền sông Hudson, được hưởng đặc quyền đánh cá và săn bắn, và có quyền tài phán dân sự và hình sự trong lãnh địa của mình. Đổi lại, điền chủ phải cung cấp cho họ vật nuôi, công cụ và nhà ở. Tá điền phải trả tiền thuê đất và ưu tiên cho điền chủ mua nông sản dư thừa.
Ba năm sau, một công ty thương mại Thụy Điển có quan hệ với người Hà Lan đã cố gắng lập khu định cư đầu tiên của họ dọc sông Delaware về phía nam. Do không đủ sức để củng cố vị trí của mình, khu New Sweden (Tân Thụy Điển) dần dần đã bị sáp nhập vào khu New Netherland (Tân Hà Lan) và sau này là bang Pennsylvania và bang Delaware.
Năm 1632, dòng họ Calvert theo đạo Cơ-đốc đã được vua Charles đệ Nhất cho phép sở hữu vùng đất nằm ở phía bắc sông Potomac – bang Maryland ngày nay. Vì chiếu chỉ của nhà vua không nêu rõ việc cấm xây dựng các nhà thờ không thuộc đạo Tin Lành, nên thuộc địa này đã trở thành thiên đường đối với những tín đồ Cơ-đốc giáo. Thị trấn đầu tiên của bang Maryland là St.Mary’s đã được thành lập năm 1634 gần khu vực nơi sông Potomac đổ vào Vịnh Chesapeake.
Trong khi thiết lập khu tị nạn cho những tín đồ Cơ-đốc giáo ngày càng bị Anh giáo ngược đãi thậm tệ, dòng họ Calvert vẫn quan tâm tới việc tạo ra những bất động sản sinh lợi. Để làm được điều đó và để tránh phiền hà với Chính phủ Anh, họ cũng khuyến khích các tín đồ Tin Lành tới nhập cư.
Chiếu chỉ của nhà vua ban cho vùng đất Maryland vừa có những nội dung cổ hủ, vừa có những nội dung cấp tiến. Một mặt, dòng họ Calvert có quyền lập thái ấp, mặt khác họ chỉ có thể ban hành luật nếu được những công dân tự do (những người được ban đất) chấp thuận. Họ thấy rằng để thu hút người định cư – và để kiếm lời từ việc cho thuê đất – họ đã phải cho những người định cư trang trại chứ không chỉ có duy nhất việc thuê điền trang. Do đó, số lượng các trang trại độc lập đã tăng lên. Những ông chủ trang trại cũng đòi hỏi có tiếng nói trong những chuyện đại sự của thuộc địa. Cơ quan lập pháp đầu tiên của bang Maryland đã được triệu tập vào năm 1635.
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC DÂN VÀ NGƯỜI DA ĐỎ
Cho đến năm 1640, người Anh đã thiết lập được những thuộc địa vững chắc dọc bờ biển New England và Vịnh Chesapeake. Ở giữa những thuộc địa của họ là khu vực sinh sống của người Hà Lan và một nhóm nhỏ người Thụy Điển. Ở phía tây là khu vực sinh sống của những người thổ dân da đỏ.
Hết thân mật rồi tới thù nghịch, các bộ lạc ở miền Đông không còn xa lạ với người châu Âu. Mặc dù thổ dân da đỏ được lợi nhờ tiếp cận công nghệ mới và thương mại, song bệnh tật và cơn sốt đất đai do những người định cư đầu tiên đem tới trở thành thách thức nghiêm trọng với lối sống vốn đã có từ lâu đời của họ.
Lúc đầu, việc buôn bán với người châu Âu đã đem lại nhiều lợi ích. Họ đã có dao, rìu, vũ khí, đồ nấu ăn, lưỡi câu cá và vô số các loại hàng hóa khác. Những người da đỏ buôn bán với người châu Âu ngay từ đầu đã nhiều lợi thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh sau này của họ. Trước nhu cầu của người châu Âu, các bộ lạc như người Iroquois đã bắt đầu dốc sức săn bắt thú lấy da trong suốt thế kỷ XVII. Đến tận thế kỷ XVIII, lông và da thú chưa thuộc đã giúp các bộ lạc có tiền để mua hàng hóa của thực dân châu Âu.
Mối quan hệ giữa thổ dân da đỏ với thực dân châu Âu trong giai đoạn đầu vừa mang tính hợp tác vừa mang tính đấu tranh. Mối quan hệ hữu hảo đến mẫu mực đã kéo dài trong suốt nửa thế kỷ tồn tại của Pennsylvania. Tuy nhiên, đã có vô số những trở ngại, giao tranh và chiến tranh kéo dài, và bao giờ cũng vậy, thổ dân da đỏ luôn bị thua và mất đất.
Cuộc nổi dậy quan trọng đầu tiên của người da đỏ đã nổ ra tại bang Virginia vào năm 1622, khiến gần 347 người da trắng bị thiệt mạng, trong đó có một số nhà truyền giáo mới đặt chân tới Jamestown.
Việc người da trắng định cư ở khu vực sông Connecticut đã châm ngòi cho cuộc chiến với người Pequot vào năm 1673. Năm 1675, vua Philip – con trai của một tù trưởng đã từng ký hòa ước đầu tiên với những người hành hương vào năm 1621 – đã cố gắng đoàn kết các bộ lạc miền Nam New England chống lại việc người châu Âu tiếp tục xâm lấn đất đai của họ. Tuy nhiên, Phillip đã bị tử trận và nhiều người da đỏ bị bán đi làm nô lệ.
Dòng người di cư liên tục đổ về khu vực hẻo lánh ở các thuộc địa miền Đông đã phá vỡ cuộc sống của thổ dân da đỏ. Do các loài thú hoang dã bị săn bắn đến cạn kiệt nên các bộ lạc buộc phải đứng trước những lựa chọn đầy khó khăn – hoặc là bị chết đói hoặc là gây chiến hoặc xung đột với các bộ lạc khác ở phía Tây.
Người Iroquois sinh sống ở hạ lưu vùng hồ Ontario và Erie ở Bắc New York và bang Pennsylvania đã thành công hơn trong việc chống lại các cuộc tấn công của người châu Âu. Năm 1570, năm bộ lạc đã hợp nhất thành một quốc gia đa dạng nhất của thổ dân da đỏ lúc bấy giờ – “Ho-De-No-Sau-Nee” hay còn gọi là Liên minh Iroquois. Liên minh này do một hội đồng gồm 50 đại diện từ từng bộ lạc trong tổng số năm bộ lạc đó điều hành. Hội đồng giải quyết công việc chung của tất cả các bộ lạc, nhưng không quyết định cách thức các bộ lạc tự do và bình đẳng giải quyết các vấn đề hàng ngày của họ như thế nào. Không một bộ lạc nào được phép tự tuyên chiến. Hội đồng đã thông qua các đạo luật để đối phó với tội phạm, trong đó có tội giết người.
Liên minh Iroquois là một thế lực hùng mạnh trong thế kỷ XVII và XVIII. Họ đã buôn bán lông thú với người Anh và đứng về phía Anh để chống lại người Pháp trong cuộc chiến giành vị trí thống lĩnh ở châu Mỹ từ năm 1754 đến 1763. Chắc hẳn nếu không có sự giúp đỡ như vậy của họ, người Anh đã không thể chiến thắng trong cuộc chiến đó.
Liên minh Iroquois vẫn hùng mạnh cho tới khi Cách mạng Mỹ nổ ra. Lần đầu tiên sau đó, hội đồng đã không thể nhất trí quyết định ủng hộ phe nào. Các bộ lạc thành viên đã tự đưa ra quyết định riêng của họ. Một số cùng chiến đấu với người Anh, một số đứng về phía những người khai hoang, số còn lại thì giữ thái độ trung lập. Do vậy, tất cả đều chống lại Liên minh Iroquois. Tổn thất của họ quá lớn và liên minh đó đã không bao giờ có thể hồi phục trở lại.
THẾ HỆ THỨ HAI CÁC THUỘC ĐỊA CỦA ANH QUỐC
Các cuộc nổi loạn của dân chúng và xung đột tôn giáo ở nước Anh vào giữa thế kỷ XVII đã cản trở phong trào nhập cư và khiến cho mẫu quốc thiếu quan tâm tới những thuộc địa còn non nớt ở châu Mỹ.
Năm 1643, lợi dụng nước Anh đang xao nhãng các biện pháp phòng ngự, các thuộc địa Vịnh Massachusetts, Plymouth, Connecticut và New Heaven đã thành lập Liên minh New England. Đó là nỗ lực đầu tiên của những người châu Âu đi khai hoang nhằm thống nhất địa giới.
Những trang sử đầu tiên của người Anh đi khai hoang ở vùng đất mới chứa đựng vô số những mâu thuẫn tôn giáo và chính trị. Các phe phái khác nhau cạnh tranh quyền lực và vị trí trong nội bộ và với những người láng giềng của họ. Đặc biệt, bang Maryland đã phải gánh chịu những cuộc xung đột tôn giáo gay gắt vốn đã từng gây tổn thất to lớn cho nước Anh trong thời kỳ của Oliver Cromwell. Một trong số những tổn thất đó là việc hủy bỏ Đạo luật Khoan dung trong những năm 1650. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, đạo luật này đã được phục hồi cùng với quyền tự do tôn giáo.
Cùng với việc vua Charles đệ Nhị khôi phục lại ngai vàng vào năm 1660, người Anh lại một lần nữa quan tâm tới Bắc Mỹ. Trong một thời gian ngắn, các khu định cư của người châu Âu đầu tiên đã được thiết lập tại Carolinas, còn người Hà Lan đã bị đánh bật khỏi khu vực New Netherland. Các thuộc địa có sở chủ sở hữu riêng cũng đã được thành lập ở các bang New York, New Jersey, Delaware và Pennsylvania.
Các khu vực định cư của người Hà Lan nằm dưới sự lãnh đạo của các thống sứ độc tài được cử tới từ châu Âu. Qua nhiều năm, cư dân trong các khu vực này đã xa lánh họ. Do vậy, khi thực dân Anh bắt đầu xâm chiếm đất đai của người Hà Lan ở Long Island và Manhattan, các thống sứ không được lòng dân đã không thể kêu gọi dân chúng đứng về phía họ. Khu vực New Netherland đã bị sụp đổ vào năm 1664. Tuy nhiên, các điều kiện trong thỏa ước rất ôn hòa, cho phép cư dân Hà Lan vẫn tiếp tục duy trì sở hữu và hành đạo theo ý muốn của họ.
Ngay từ đầu thập niên 1650, khu vực Albemarle Sound ở ngoài khơi phía bắc bang Bắc Carolina ngày nay chủ yếu có cư dân từ bang Virginia chuyển xuống sinh sống. Vị thống sứ đầu tiên được cử tới khu vực này vào năm 1664. MÃi tới khi một nhóm người Pháp theo đạo Tin Lành đến Albemarle vào năm 1704 thì thị trấn đầu tiên mới được xây dựng ở khu vực này – một vùng đất thậm chí đến nay vẫn còn hẻo lánh.
Năm 1670, những người nhập cư đầu tiên từ New England và đảo Barbados thuộc Ca-ri-bê đã chuyển tới khu vực Charleston, bang Nam Carolina ngày nay. Người ta đã chuẩn bị sẵn cho thuộc địa mới này một hệ thống chính quyền hết sức công phu theo tư tưởng của John Locke, triết gia người Anh. Một trong những đặc điểm của hệ thống chính quyền này là loại bỏ việc xây dựng chế độ quý tộc cha truyền con nối. Song một trong những điểm tồi tệ nhất của thuộc địa này là họ đã bắt đầu buôn nô lệ người da đỏ từ rất sớm. Tuy nhiên, theo thời gian, gỗ, gạo và bột chàm đã giúp thuộc địa này có nền tảng kinh tế vững chắc hơn.
Năm 1681, William Penn, một tín đồ Quaker giàu có và là bạn của vua Charles đệ Nhị, đã được ban một vùng đất lớn nằm ở phía Tây sông Delaware – sau này là bang Pennsylvania. Để giúp tăng dân số trong khu vực này, Penn đã chủ động tuyển mộ hàng loạt những người bất đồng tôn giáo ở nước Anh và châu Âu – bao gồm những tín đồ Quaker, tín đồ dòng Menno (Tin Lành ở Hà Lan), Amish, Moravia và Baptist (giáo phái chỉ rửa tội cho người lớn).
Một năm sau khi Penn chuyển tới khu vực này đã có người Hà Lan, Thụy Điển và người Anh sinh sống dọc theo sông Delaware. Cũng chính tại đó ông đã thành lập Philadelphia – “Thành phố của Tình huynh đệ”.
Trong khi vẫn giữ vững đức tin của mình, Penn đã được thôi thúc nhờ tinh thần bình đẳng thường không thể tìm thấy ở những thuộc địa khác ở châu Mỹ lúc bấy giờ. Do đó, phụ nữ ở bang Pennsylvania có quyền từ rất lâu trước khi những phụ nữ khác ở nước Mỹ được hưởng những quyền như vậy. Penn và những chiến hữu của ông cũng rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ với người da đỏ ở bang Delaware và đảm bảo những người thổ dân da đỏ này cũng được trả tiền cho những mảnh đất dành cho người châu Âu đã tới định cư.
Người ta đã định cư tại bang Georgia vào năm 1732 – thuộc địa cuối cùng trong tổng số 13 bang thuộc địa được thành lập. Nằm gần sát, nếu không muốn nói là thực sự nằm trong địa giới của vùng đất Florida của người Tây Ban Nha, khu vực này được coi là vùng đệm chống lại các cuộc đột nhập của người Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khu vực này còn có một nét nổi bật khác: Tướng James Oglethorpe chịu trách nhiệm về các công trình bố phòng của bang Georgia là một người có tư tưởng cải cách. Ông đã chủ động xây dựng một khu vực nương náu an toàn cho những người nghèo và tù nhân trước đây để giúp họ có những cơ hội mới.
DÂN DI CƯ, NÔ LỆ VÀ NHỮNG KẺ HẦU
Những người ít quan tâm tới cuộc sống mới ở nước Mỹ thường được lôi kéo sang Tân Thế giới nhờ những lời thuyết phục điêu luyện của những người khởi xướng phong trào. Chẳng hạn, William Penn đã tuyên truyền về những vận hội mới đang đón chờ những người sang định cư tại thuộc địa Pennsylvania. Các thẩm phán và chức sắc trong các nhà lao cho phạm nhân cơ hội di cư sang các thuộc địa như Georgia để thay cho việc chịu kết án tù.
Nhưng hầu như không ai trong số họ có đủ tiền để chi trả cho chuyến vượt biển của chính họ và gia đình họ nhằm bắt đầu một cuộc sống mới ở miền đất mới. Trong một số trường hợp, thuyền trưởng của các tàu kiếm được những khoản tiền kếch xù từ việc ký hợp đồng với những người di cư nghèo khổ – hay còn gọi là người hầu. Họ cũng sử dụng mọi ngón nghề từ hứa hão cho tới bắt cóc để càng thu hút nhiều số hành khách trên tàu càng tốt.
Trong những trường hợp khác, chi phí đi lại và ăn uống, sinh hoạt lại do các công ty, như công ty Virginia và Vịnh Massachusetts chi trả. Nhưng đổi lại, những người hầu đó phải cam kết làm việc cho những công ty này thông thường từ bốn tới bảy năm theo chế độ hợp đồng. Khi hết thời hạn, họ sẽ được trao quyền tự do, đôi khi bao gồm cả một mảnh đất nhỏ.
Có thể một nửa số người đến định cư ở các thuộc địa phía nam New England đã đến Mỹ theo hình thức này. Mặc dù hầu hết trong số họ đã hoàn thành những bổn phận theo đúng cam kết, song cũng có một số kẻ bỏ trốn. Dẫu vậy, cuối cùng, nhiều người trong số họ đã có đất và xây nhà hoặc là ở những thuộc địa mà họ đã đặt chân đến từ đầu hoặc là những thuộc địa lân cận. Tuyệt nhiên không có sự kỳ thị trong xã hội đối với gia đình lập nghiệp ở nước Mỹ theo hình thức này. Tất cả các thuộc địa đều có lãnh đạo trước đây từng một thời đã là người hầu theo khế ước như vậy.
Còn một ngoại lệ rất quan trọng trong mô hình này, đó là nô lệ châu Phi. Những người da đen đầu tiên được đưa tới bang Virginia vào năm 1612, đúng 12 năm sau khi thị trấn Jamestown được thành lập. Lúc đầu, nhiều người trong số họ được coi là những người hầu theo khế ước và sau này có thể được tự do. Tuy nhiên, cho đến những năm 1660, do nhu cầu về lao động trong các đồn điền ở thuộc địa miền Nam ngày càng gia tăng nên chế độ nô lệ bắt đầu trở nên hà khắc đối với họ. Nhiều người châu Phi đã bị xiềng xích đưa sang Mỹ làm nô lệ bắt buộc suốt cả cuộc đời.
ĐIỀU HUYỀN BÍ BẤT TẬN CỦA NGƯỜI ANASAZI
Những khu làng Pueblo đã bị phôi pha theo thời gian và những thị trấn trên ghềnh đá nằm giữa những ngọn núi gồ ghề, trơ trụi cùng những hẻm núi ở Colorado và New Mexico là nét đặc trưng của những nơi sinh sống của những cư dân thời tiền sử ở Bắc Mỹ, hay còn gọi là người Anasazi (theo tiếng Navajo, từ này có nghĩa là những người cổ đại).
Đến năm 500 sau Công nguyên, người Anasazi đã xây dựng một số ngôi làng đầu tiên ở Tây Nam nước Mỹ. Tại đây, họ đi săn và trồng ngô, bí và đậu. Người Anasazi đã phát triển hưng thịnh qua nhiều thế kỷ. Họ xây dựng hệ thống đê điều và thủy lợi rất tinh xảo cùng nghề gốm sứ khéo léo và độc đáo. Họ đã khoét sâu vào những vách đá dựng đứng để xây dựng những ngôi nhà nhiều phòng. Cho đến nay, những công trình kiến trúc của họ vẫn là một trong những khu khảo cổ nổi bật nhất ở Hoa Kỳ ngày nay.
Tuy nhiên, đến năm 1300, họ đã rời bỏ các khu định cư của mình, bỏ lại mọi đồ gốm sứ, công cụ, đồ đạc, thậm chí cả quần áo – cứ như là họ có ý định quay trở lại. Tuy vậy, sự tồn tại của họ chỉ còn lại trong sử sách. MÃi tới khi các bộ lạc mới như Navajo và Ute, đặt chân tới đây và sau đó là những người Tây Ban Nha và châu Âu khác thì quê hương của họ mới hết cảnh hiu quạnh sau hơn một thế kỷ.
Câu chuyện về người Anasazi gắn chặt với vùng đất mà họ đã lựa chọn để sinh sống – thật tươi đẹp nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Những khu định cư đầu tiên chỉ có những ngôi nhà hầm giản dị được khoét sâu vào trong lòng đất và sau này đã trở thành những căn phòng bị lún sâu được sử dụng làm nơi tụ họp và hành lễ. Những thế hệ kế tiếp đã tìm ra phương pháp tạo nền xây dựng những ngôi làng Pueblo vuông bằng đá. Nhưng sự thay đổi ghê gớm nhất trong cuộc sống của người Anasazi lại là quyết định chuyển tới những vách đá bên dưới những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Chính tại nơi đây, người Anasazi đã khoét vách đá thành những căn nhà nhiều tầng đẹp đến kinh ngạc.
Người Anasazi sống theo mô hình làng xã. Họ buôn bán với những dân tộc khác trong vùng, tuy nhiên có rất ít vết tích về những cuộc chiến tranh. Mặc dù người Anasazi chắc chắn có các thủ lĩnh tôn giáo và các thủ lĩnh khác cũng như những người thợ tài hoa, song gần như không có bất kỳ sự phân biệt về xã hội hay giai cấp nào tồn tại trong xã hội của họ.
Những động lực tôn giáo và xã hội chắc chắn đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những khu dân cư trên vách đá và việc quyết định rời bỏ khu vực đó. Nhưng việc vật lộn để tìm có thêm lương thực trong hoàn cảnh ngày càng khó khăn có thể là nguyên nhân chính dẫn tới những sự kiện trên. Khi dân số tăng, nông dân lại tăng diện tích canh tác trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Chính điều đó đã khiến một số cộng đồng phải canh tác trên những phần đất sát vách núi trong khi những nhóm khác đã rời các đỉnh núi bằng phẳng để sang khu vực vách đá. Nhưng người Anasazi đã không thể ngăn chặn tình trạng đất đai dần dần mất độ phì nhiêu do liên tục phải canh tác. Họ cũng không thể chống chọi lại được những trận hạn hán theo chu kỳ. Chẳng hạn, việc phân tích các vòng tuổi thân cây đã cho thấy đợt hạn hán cuối cùng kéo dài 23 năm, từ năm 1276 đến năm 1299, và cuối cùng đã buộc những nhóm người Anasazi cuối cùng phải vĩnh viễn rời bỏ khu vực này.
Mặc dù người Anasazi đã phải ly tán khỏi vùng đất của tổ tiên, song những di sản mà họ để lại vẫn còn nguyên vẹn trong dấu tích khảo cổ và còn lưu lại trong những tộc người như Hopi, Zuni và những người Pueblo là con cháu của họ.