“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh”
Tổng thống Calvin Coolidge, 1925
CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP
Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 – khi quân đội Đức – áo – Hung tấn công Anh-Pháp-Nga – đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ – một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt.
Nước Anh, vốn có thế mạnh về hàng hải, đã chặn và khám xét các tàu biển của Mỹ rồi sau đó sung công các chuyến tàu chở hàng đến nước Đức. Ngược lại, Đức đã sử dụng thứ vũ khí hải quân quan trọng nhất của mình là tàu ngầm để đánh chìm các tàu viễn dương đến Anh và Pháp. Tổng thống Wilson cảnh báo rằng Hoa Kỳ, với tư cách một quốc gia trung lập, sẽ không từ bỏ quyền lợi truyền thống của mình là được phép giao thương trên các đại dương. Ông cũng tuyên bố rằng, nước Mỹ sẽ buộc Đức phải chịu trách nhiệm nghiêm khắc về những thiệt hại của các con tàu viễn dương Mỹ và về sinh mạng của người Mỹ. Vào ngày 7/5/1915, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm con tàu Lusitania của Hàng hải nước Anh, khiến 1198 người chết, trong đó có 128 là người Mỹ. Trước sự căm phẫn của công chúng Mỹ, Wilson đã yêu cầu nước Đức phải chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công vào các tàu khách và tàu buôn trên biển.
Để né tránh chiến tranh với Hoa Kỳ, nước Đức đã đồng ý là sẽ cảnh báo cho các tàu buôn, kể cả tàu có treo cờ của đối phương, trước khi bắn vào những con tàu đó. Nhưng sau khi hai cuộc tấn công nữa lại tiếp tục xảy ra – tàu hơi nước Arabic của nước Anh đã bị đánh đắm vào tháng 8/1915 và tàu Sussex của Pháp đã bị đánh đắm bằng ngư lôi vào tháng 3/1916 – Wilson đã ra tối hậu thư tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức nếu nước này không từ bỏ các cuộc tấn công bằng tàu ngầm. Nước Đức đã chấp thuận yêu cầu đó và không gây ra một cuộc tấn công nào khác cho đến tận cuối năm.
Wilson đã tái đắc cử tổng thống năm 1916 một phần nhờ khẩu hiệu Wilson đã giúp nước Mỹ tránh được chiến tranh. Cảm thấy mình có một trọng trách phải hành động như một người gìn giữ hòa bình, ngày 22/1/1917, trong bài diễn văn đọc trước Thượng viện, Wilson đã đề nghị các quốc gia đang tham chiến hãy chấp nhận một nền hòa bình không có chiến thắng.
HOA KỲ THAM GIA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT
Tuy nhiên, ngày 31/1/1917, Chính phủ Đức đã tiếp tục cuộc chiến tranh bằng tàu ngầm không hạn chế. Sau khi năm tàu Mỹ bị bắn chìm, ngày 2/4/1917, Wilson đã yêu cầu Quốc hội cho phép nước Mỹ tuyên chiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua yêu cầu này. Ngay lập tức, Chính phủ đã tiến hành huy động các nguồn lực quân sự, công nghiệp, lao động và nông nghiệp. Đến tháng 10/1918, vào đêm chiến thắng của Khối Đồng minh, quân đội Mỹ gồm 1.750.000 binh sỹ đã được triển khai tại Pháp.
Vào mùa hè năm 1918, dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing, các đơn vị thiện chiến của Mỹ đã đóng vai trò quyết định trong việc đẩy lùi cuộc tấn công cuối cùng của Đức trên đất liền. Vào mùa thu năm đó, quân Mỹ đã góp phần quan trọng trong cuộc tấn công chiến tuyến Meuse Argonne và bẻ gãy chiến tuyến Hindenburg nổi tiếng là kiên cố của quân Đức.
Tổng thống Wilson đã có đóng góp lớn lao vào việc sớm chấm dứt chiến tranh. Ông đã xác định rõ những mục tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ và luôn nhấn mạnh rằng cuộc chiến này được tiến hành không phải để chống lại nhân dân Đức, mà nhằm chống lại chính phủ chuyên chế của nước Đức. Mười bốn điểm nổi tiếng do ông đưa ra đã được đệ trình trước Thượng viện vào tháng 1/1918, có nội dung kêu gọi: bãi bỏ những hiệp ước quốc tế bí mật, tự do khai thác các tuyến đường biển, tự do thương mại giữa các quốc gia, giải trừ quân bị, điều chỉnh những đòi hỏi của chế độ thực dân liên quan tới quyền lợi người dân, đảm bảo quyền tự trị và tự do phát triển kinh tế của các dân tộc châu Âu, và quan trọng nhất là thành lập Hội Quốc Liên trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau về độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ đối với các quốc gia lớn cũng như các quốc gia nhỏ.
Tháng 10/1918, đứng trước sự thất bại chắc chắn, Chính phủ Đức đã kêu gọi Wilson đàm phán trên cơ sở mười bốn điểm. Sau một tháng đàm phán bí mật mà không hề đưa ra một đảm bảo chắc chắn nào đối với nước Đức, một hiệp định đình chiến (về mặt kỹ thuật thì đó là sự ngừng bắn, còn trên thực tế thì đó là sự đầu hàng của quân Đức) đã được ký kết ngày 11/11/1918.
HỘI QUỐC LIÊN
Tổng thống Wilson hy vọng rằng hiệp định cuối cùng do các quốc gia thắng trận soạn thảo sẽ làm hài lòng các bên, nhưng những mất mát về vật chất và tinh thần sau bốn năm chiến tranh đã khiến các đồng minh châu Âu đưa ra những đòi hỏi khắc nghiệt. Bị thuyết phục bởi niềm tin rằng một Hội Quốc Liên – hy vọng lớn nhất của ông về hòa bình sau chiến tranh – sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu ông không có những nhượng bộ đối với Khối Đồng minh, nên Tổng thống Wilson đã thỏa hiệp ở các điều khoản về quyền tự quyết, về nền ngoại giao cởi mở và về những vấn đề cụ thể khác. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ thành công yêu sách của Thủ tướng Pháp, Georges Clemanceau, đòi tách toàn bộ vùng Rhineland khỏi nước Đức. Ông cũng đã bác bỏ đề nghị buộc nước Đức phải bồi hoàn toàn bộ tổn thất chiến tranh. Tuy nhiên, Hiệp ước cuối cùng (Hiệp ước Versailles) cũng đã cho phép Pháp chiếm đóng vùng Saar Basin với các mỏ than và thiếc giàu có, đồng thời, cũng buộc nước Đức phải chịu một gánh nặng to lớn trong việc bồi thường tổn thất chiến tranh.
Cuối cùng, các đề nghị của Wilson về một nền hòa bình rộng rãi và lâu dài hầu như đều thất bại ngoài việc thành lập Hội Quốc Liên – một nội dung mà Wilson đã đưa vào trong hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, do tỏ ra không có đủ sức thuyết phục, ông đã không đưa được những người lãnh đạo Đảng Cộng hòa vào trong các cuộc đàm phán hòa bình. Sau đó, cùng với với một văn kiện mang tính đảng phái, ông đã không chịu đưa ra những nhượng bộ cần thiết để làm an lòng những mối quan ngại của Đảng Cộng hòa về vấn đề bảo vệ chủ quyền cho nước Mỹ.
Trong khi Hiệp định đang bị một ủy ban của Thượng viện đình lại, Wilson đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng. Ngày 25/9/1919, vốn bị suy kiệt về thể lực do những lăn lộn vất vả cho sự nghiệp kiến tạo hòa bình và do những sức ép của nhiệm kỳ tổng thống trong thời buổi chiến tranh, ông đã bị đột quỵ. Sau nhiều tuần ốm nặng, ông đã không bao giờ hoàn toàn bình phục được nữa. Trong hai lần bỏ phiếu khác nhau – tháng 11/1919 và tháng 3/1920, một lần nữa, Thượng viện đã bác bỏ Hiệp ước Versailles trong đó có đề nghị thành lập Hội Quốc Liên.
Hội Quốc Liên không bao giờ có khả năng duy trì trật tự thế giới. Thất bại của Wilson chỉ ra rằng dân chúng Mỹ chưa sẵn sàng đóng vai trò người lãnh đạo các công việc quốc tế. Tầm nhìn không tưởng của Tổng thống Wilson đã cổ vũ cho nước Mỹ trong một thời gian ngắn, nhưng sự thất bại của tầm nhìn ấy với cùng với hoàn cảnh thực tại đã nhanh chóng khiến dân Mỹ không còn ảo tưởng đối với các sự kiện quốc tế. Từ đó, nước Mỹ đã bắt đầu quay lại với chủ nghĩa biệt lập bản năng của mình.
TÌNH TRẠNG BẤT ỔN SAU CHIẾN TRANH
Quá trình chuyển tiếp từ chiến tranh sang hòa bình thực sự là hỗn độn. Sự bùng nổ kinh tế sau chiến tranh diễn ra cùng với giá tiêu dùng leo thang. Các công đoàn lao động vốn không hề có cuộc đình công nào trong chiến tranh nay bắt đầu có những đòi hỏi quan trọng về việc làm. Mùa hè năm 1919, một số cuộc nổi loạn sắc tộc đã xuất hiện, phản ánh nỗi lo sợ đối với sự nổi lên của phong trào người da đen mới – tức là những người đã tham gia quân ngũ hoặc đã di cư lên phía Bắc để làm việc trong các ngành công nghiệp chiến tranh.
Những sự kiện này xảy ra đồng thời với mối lo ngại trên khắp nước Mỹ về một phong trào cách mạng quốc tế mới xảy ra. Năm 1917, người Bôn-sê-vích đã thâu tóm quyền lực ở nước Nga. Sau chiến tranh, họ đã thực hiện thành công các cuộc cách mạng ở Đức và Hungari. Đến năm 1919, dường như họ đã đến nước Mỹ. Noi theo những tấm gương Bôn-sê-vích, nhiều quân nhân Mỹ của Đảng Xã hội đã đứng ra thành lập Đảng Cộng sản ở nước Mỹ. Tháng 4/1919, cơ quan bưu điện đã ngăn chặn được hơn 40 trái bom gửi tới địa chỉ của các quan chức cao cấp. Nơi ở của Tổng Chưởng lý A. Mitchell Palmer tại Washington cũng bị đánh bom. Để trả đũa, Palmer đã cho phép các toán quân liên bang được phép thu thập hồ sơ về các phần tử cấp tiến nổi tiếng và trục xuất những phần tử không phải là công dân Mỹ. Những cuộc vây ráp này đã làm tổn thương nhiều nhân vật cấp tiến và được mô tả như những phát súng mở màn cho một cuộc thanh trừng.
Những lời cảnh báo ghê gớm của Palmer đã châm ngòi cho mối kinh sợ bọn Đỏ, nhưng nỗi lo sợ này cũng đã lắng xuống vào giữa những năm 1920. Ngay cả cuộc đánh bom Phố Wall vào tháng 9 cũng không làm mối lo ngại đó trở lại. Tuy nhiên, từ năm 1919 trở đi, một làn sóng đối đầu về quân sự đối với chủ nghĩa cộng sản cách mạng đã ngấm ngầm chảy trong cuộc sống của người dân nước Mỹ.
NỀN KINH TẾ THỊNH VƯỢNG TRONG THẬP NIÊN 20
Tổng thống Wilson, quá bận tâm về những lo toan chiến tranh và sau đó lại bị đột quỵ, đã xử lý các vấn đề sau chiến tranh rất tồi. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đã bắt đầu suy sụp vào giữa những năm 1920. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tranh cử chức Tổng thống và Phó Tổng thống là Warren G. Harding và Calvin Coolidge đã dễ dàng đánh bại các ứng viên của Đảng Dân chủ đối lập là James M. Cox và Franklin D. Roosevelt.
Sau sự phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp Mỹ, lần đầu tiên, phụ nữ Mỹ đã được quyền tham gia bầu cử tổng thống.
Hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Hardings là thời gian đất nước vẫn trong tình trạng suy thoái kinh tế vốn đã bắt đầu dưới thời Wilson. Tuy nhiên, năm 1923, sự thịnh vượng đã quay trở lại. Trong sáu năm sau đó, nước Mỹ đã có một nền kinh tế thịnh vượng nhất trong lịch sử, ít nhất là đối với các khu đô thị. Các chính sách kinh tế của chính phủ trong những năm 1920 vẫn mang tư tưởng bảo thủ rõ rệt. Những chính sách này dựa trên quan điểm cho rằng nếu chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển thì hầu hết các tầng lớp dân cư khác đều sẽ được hưởng những lợi ích từ sự phát triển đó.
Đảng Cộng hòa đã cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Đạo luật Thuế quan Fordney-McCumber năm 1922 và Đạo luật Hawley-Smoot năm 1930 đã đẩy các hàng rào quan thuế lên tới mức cao hơn nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất Mỹ một vị thế độc quyền hết trong lĩnh vực này tới lĩnh vực khác trên thị trường nội địa. Nhưng những đạo luật này cũng đã cản trở thương mại lành mạnh với châu Âu – một hoạt động thương mại lẽ ra đã có thể thúc đẩy kinh tế thế giới. Đạo luật Smoot – Hawley ra đời vào giai đoạn đầu của cuộc Đại suy thoái đã châm ngòi cho hàng loạt hành động trả đũa của các quốc gia công nghiệp khác, khiến thương mại quốc tế suy giảm nghiêm trọng và đẩy kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái sâu sắc hơn.
Chính phủ Liên bang cũng đã bắt đầu một chương trình cắt giảm thuế, điều này phản ánh chủ trương của Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon cho rằng mức thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp cao sẽ ngăn cản đầu tư vào các doanh nghiệp công nghiệp mới. Quốc hội đã ủng hộ những đề xuất của ông bằng hàng loạt các điều luật được thông qua trong khoảng thời gian từ 1921 đến 1929.
“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh” – ông Calvin Coolidge đã tuyên bố như vậy. Ông là vị Phó Tổng thống, sinh ra ở Vermont, đã kế nhiệm năm 1923 sau khi Tổng thống Harding qua đời. Sau đó, ông đã chính thức được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1924. Coolidge đã công kích các chính sách kinh tế bảo thủ của Đảng Cộng hòa, nhưng ông là một nhà quản lý có năng lực hơn so với Harding yếu kém, vì chính phủ của ông này đã bị buộc tội tham nhũng trong những tháng trước khi ông qua đời.
Trong suốt những năm 1920, các doanh nghiệp tư nhân đã nhận được sự khuyến khích lớn từ phía chính phủ, bao gồm các khoản vay xây dựng, các hợp đồng vận chuyển thư tín có lợi và những khoản trợ cấp gián tiếp khác. Chẳng hạn, Đạo luật Vận tải năm 1920 đã trao quyền quản lý hệ thống đường sắt quốc gia cho tư nhân vốn thuộc về chính phủ trong thời gian chiến tranh. Đội tàu buôn từng thuộc quyền sở hữu của chính phủ nay cũng được bán cho các nhà quản lý tư nhân.
Tuy nhiên, các chính sách của Đảng Cộng hòa trong nông nghiệp ngày càng bị phê phán vì nông dân ít được hưởng lợi từ sự hưng thịnh kinh tế trong thập niên 20. Giai đoạn từ 1900 đến 1920 là một trong những thời kỳ mà giá nông phẩm gia tăng, một phần là do nhu cầu lớn chưa từng có về sản phẩm nông nghiệp trong thời gian chiến tranh đã kích thích sản xuất. Nhưng đến cuối năm 1920, chiến tranh đã kết thúc kéo theo sự suy giảm trong tiêu thụ nông sản khiến thương mại nông nghiệp với các sản phẩm chính là lúa mì và ngô đã bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nguyên nhân đã được nêu ra để giải thích cho tình trạng suy thoái của nông nghiệp Mỹ, nhưng nhân tố quan trọng nhất vẫn là do các thị trường nước ngoài của Mỹ không còn nữa. Hiện tượng này xảy ra một phần là do các phản ứng đối với chính sách quan thuế của nước Mỹ, nhưng đồng thời cũng là do sản lượng nông nghiệp đã tăng trưởng quá mạnh – một hiện tượng phổ biến trên thế giới vào thời điểm bấy giờ. Khi cuộc Đại suy thoái diễn ra trong những năm 1930, nó đã phá hủy nền kinh tế trang trại Mỹ trước đó vốn đã rất mong manh.
Nếu không tính đến những khó khăn trong nông nghiệp, có thể nói rằng thập niên 20 đã mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho đại đa số người Mỹ. Đây là thập kỷ mà những gia đình Mỹ bình thường có thể mua chiếc xe ôtô đầu tiên của họ, mua tủ lạnh, máy hút bụi, giải trí bằng radio và thường xuyên tới rạp chiếu bóng. Thịnh vượng là có thật và đã mang lại lợi ích cho đa số người dân Mỹ. Kết quả là Đảng Cộng hòa đã chiếm được lòng tin của dân chúng và do đó, có được những ủng hộ quan trọng về chính trị.
NHỮNG CĂNG THẲNG TRONG VẤN ĐỀ NHẬP CƯ
Trong những năm 1920, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ bắt đầu cấm người nhập cư từ nước ngoài. Từ lâu nay, dòng người nhập cư lớn từ nước ngoài đã gây ra những căng thẳng xã hội sâu sắc, nhưng những người này chủ yếu là từ Bắc Âu – những người nếu không nhanh chóng đồng hóa thì cũng có những nét tương đồng với hầu hết dân Mỹ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, đại đa số dân nhập cư đến Hoa Kỳ là người Nam Âu và Đông Âu. Theo thống kê năm 1900, dân số Mỹ chỉ khoảng 76 triệu người. 15 năm sau, hơn 15 triệu người nhập cư đã đến sinh sống trên đất Mỹ.
Khoảng 2/3 trong số những người này là thuộc các dân tộc cấp tiến và các nhóm dân tộc thiểu số khác – người Do Thái gốc Nga, người Ba Lan, người Slavic, người Hy Lạp, người Nam Italia. Họ là những người không theo đạo Tin Lành, cũng không theo đạo Thiên Chúa Bắc Âu, và nhiều người Mỹ e ngại rằng những người nhập cư mới này không chịu đồng hóa. Họ thường làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và được trả công thấp – nhưng họ cũng là nguyên nhân khiến tiền lương của những người Mỹ định cư bị giảm đi. Họ thường sống tập trung trong những khu vực riêng tồi tàn của từng dân tộc và vẫn giữ những phong tục địa phương của Cựu Thế giới, biết rất ít tiếng Anh và ủng hộ các bộ máy chính trị xấu xa phục vụ cho những nhu cầu của họ. Những người theo chủ nghĩa dân Mỹ chính gốc muốn gửi trả những người dân mới nhập cư này về châu Âu còn các nhà xã hội thì muốn Mỹ hóa họ. Cả hai giới này đều cho rằng họ là mối đe dọa đối với bản sắc văn hóa Mỹ.
Tạm chững lại do Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, làn sóng nhập cư đã trở lại vào năm 1919, nhưng nhanh chóng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm dân cư trong xã hội Mỹ như Liên đoàn Lao động Mỹ và tổ chức Klux Klan. Hàng triệu người dân Mỹ không thuộc cả hai tổ chức này đã đồng tình với quan điểm của nhiều người cho rằng những người di cư đến từ các dân tộc không thuộc Bắc Âu là những người thấp kém hơn họ, và do đó ủng hộ quan điểm hạn chế nhập cư. Tất nhiên cũng có những quan điểm ủng hộ người nhập cư để dân tộc Mỹ trưởng thành hơn, nhưng với điều kiện phải hạn chế số lượng nhập cư.
Năm 1921, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Nhập cư Khẩn cấp Hạn chế. Nó đã được thay thế bởi Đạo luật Johnson-Reed National Origins Act năm 1924. Đạo luật này quy định một hạn ngạch nhập cư cho mỗi một quốc tịch. Các hạn ngạch này được xây dựng dựa trên số liệu điều tra dân số năm 1890 – năm mà trào lưu nhập cư mới chưa để lại dấu ấn của nó. Đạo luật này đã vấp phải sự phản đối của những người nhập cư từ Nam và Đông Âu, và làm giảm số lượng người nhập cư đi đáng kể. Sau năm 1929, những ảnh hưởng kinh tế của cuộc Đại suy thoái cũng là nguyên nhân làm cho lượng người nhập cư ít ỏi đó lại di cư ra khỏi nước Mỹ – cho đến khi các người dân tị nạn từ các nước châu Âu phát xít bắt đầu gây áp lực để được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA
Một số người Mỹ thể hiện sự bất mãn của mình đối với đặc điểm của cuộc sống hiện đại của thập niên 20 bằng cách chú trọng đời sống gia đình và đời sống tôn giáo khi xã hội ngày càng mang sắc thái thành thị và coi trọng vật chất, khiến gây ra những xung đột với các phong tục truyền thống ở nông thôn. Các nhà truyền giáo theo chủ nghĩa chính thống như Billy Sunday đã mở đường cho nhiều người đã từng mong muốn được quay về với một quá khứ đơn giản hơn.
Có lẽ biểu hiện mạnh mẽ nhất của khát khao này là cuộc đấu tranh dữ dội của phái chính thống nhằm tìm những luận điểm từ thánh kinh để chống lại lý thuyết khoa học về tiến hóa sinh học của Darwin. Vào thập niên 20, những dự luật cấm giảng dạy thuyết tiến hóa trong nhà trường đã bắt đầu xuất hiện trong luật của các bang miền Nam và miền Trung Tây. Người cầm đầu cuộc tranh đấu dữ dội này là William Jennings Bryan – phát ngôn viên bảo vệ các giá trị văn hóa nông thôn và là một nhà chính trị cấp tiến. Ông đã khéo léo dung hòa quan điểm chống thuyết tiến hóa của mình với thuyết cấp tiến về kinh tế do ông đưa ra trước đó, cho rằng sự phát triển “bằng cách từ chối nhu cầu hay khả năng tái sinh về tôn giáo, đã ngăn cách tất cả các cuộc cải cách”.
Căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1925 khi John Scopes, một giáo viên trẻ dạy ở trường trung học, đã bị kết án là vi phạm luật pháp bang Tennessee vì luật pháp bang này cấm dạy về thuyết tiến hóa tại các trường công lập. Vụ án này đã trở thành một sự kiện được quan tâm trên khắp nước Mỹ và được nói đến trong tất cả các bản tin. Liên hiệp Tự do công dân Mỹ đã yêu cầu luật sư Clarence Darrow bào chữa cho Scopes. Bryan đã tranh cãi với vị luật sư đặc biệt này và sau đó đã tỏ ra khá điên rồ khi cho phép Darrow gọi ông là người làm chứng thù địch. Những lý lẽ lộn xộn của Bryans nhằm bảo vệ các điều răn dạy của Kinh thánh như là sự thật theo nghĩa đen trần tục hơn là theo nghĩa ẩn dụ đã gây một làn sóng phản đối rộng rãi. Scopes, gần như đã bị bỏ quên trong vụ tranh cãi, nay bị kết án phạm tội nhưng được bảo lưu vì tính chất phạm tội không quá nghiêm trọng. Bryan đã chết vài ngày sau khi vụ án kết thúc. Tòa án bang đã khôn khéo từ chối xét xử lại vụ án. Các cư dân thành thị đã nhạo báng các tín đồ cực đoan nhưng chủ nghĩa cực đoan vẫn tiếp tục có sức mạnh chi phối ở khu vực nông thôn và ở các thị trấn nhỏ trên nước Mỹ.
Một ví dụ khác về xung đột văn hóa – với những hậu quả nghiêm trọng hơn trên khắp quốc gia – đó là Đạo luật Cấm rượu. Năm 1919, sau gần một thế kỷ tuyên truyền cổ động, Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp đã được ban hành, có nội dung cấm sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống chứa cồn. Có mục tiêu là loại bỏ hình ảnh về các quán rượu và những người nghiện rượu ra khỏi xã hội Mỹ, Luật Cấm rượu này lại làm nảy sinh hàng ngàn quán rượu bất hợp pháp khác, được gọi là Speakeasy, kèm theo đó là một hình thức tội phạm với lợi nhuận cao – vận chuyển rượu bất hợp pháp – nấp dưới tên lóng là Boot – legging. Luật cấm này là một vấn đề nhạy cảm trong thập niên 20, được tuân thủ ở các vùng nông thôn và bị vi phạm rộng rãi tại các khu vực thành thị Mỹ. Khi cuộc Đại suy thoái nổ ra, đạo luật này càng ngày càng trở nên không còn phù hợp. Điều bổ sung sửa đổi thứ 18 đã được khôi phục vào năm 1933.
Trào lưu chính thống và Đạo luật Cấm rượu là một phần dễ thấy nhất trong những phản ứng rộng rãi đối với xã hội hiện đại và cuộc cách mạng tri thức, với những lối cư xử và quy chuẩn đạo đức thay đổi, khiến cho thập niên 20 được mệnh danh là thời đại nhạc Jazz, thập niên 20 ồn ào, hay kỷ nguyên của thanh niên sôi nổi. Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã đảo lộn trật tự đạo đức và trật tự xã hội thời Victoria. Sự thịnh vượng về kinh tế đã tạo nên một phong cách sống cởi mở và hưởng lạc trong tầng lớp thanh niên trung lưu.
Các nhà học giả hàng đầu đã bày tỏ quan điểm ủng hộ sự thay đổi này. H.L. Mencken, một nhà phê bình xã hội nổi tiếng nhất của thập niên 20, đã lên án không thương xót tính giả tạo và nịnh đầm đã tồn tại trong đời sống của người Mỹ. Ông đã thường xuyên quan sát thấy những biểu hiện này ở các vùng nông thôn và trong giới doanh nhân. Những người ủng hộ ông trong các phong trào tiến bộ đã bày tỏ lòng tin của họ vào nhân dân và lớn tiếng kêu gọi một xã hội dân chủ. Mencken, tín đồ của Nietzsche, đã gọi nhân vật ủng hộ dân chủ này là kẻ khờ khạo và coi tầng lớp trung lưu Mỹ là tầng lớp khờ khạo.
Nhà văn F. Scott Fitzgerald đã mô tả sức sống, sự hỗn loạn và ảo tưởng của dân chúng Mỹ trong thập niên này qua các cuốn sách của ông như Người đẹp và những tâm hồn bị đày đọa (1922), Gatsby vĩ đại (1925). Sinclair Lewis, người Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học đã chế nhạo những người bao thu chật hẹp ích kỷ, chỉ chạy theo lợi nhuận trong tiểu thuyết trên đường phố (In Street 1920) và Babbitt (1922). Ernest Hemingway đã phác họa tình trạng bất ổn do cuộc chiến gây ra qua cuốn tiểu thuyết Mặt trời cũng mọc (1926) và cuốn Từ biệt vũ khí (1929). Fitzgerald, Hemingway, và nhiều nhà văn nổi tiếng khác đã thể hiện sự xa lánh nước Mỹ của mình bằng cách chuyển đến sống ở Paris trong hầu hết thập niên đó.
Văn hóa Mỹ gốc Phi cũng nở rộ. Vào khoảng thời gian từ năm 1910 đến năm 1930, hàng loạt người Mỹ da đen đã di cư từ miền Nam lên miền Bắc để tìm kiếm việc làm và tự do cá nhân. Phần lớn trong số họ định cư ở các khu vực đô thị như Harlem của thành phố New York, Detroit, và Chicago. Vào năm 1910, W.E.B Dubois và những trí thức khác đã thành lập Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da đen (NAACP), nhằm giúp đỡ người Mỹ gốc Phi giành được tiếng nói trên toàn đất Mỹ, một tiếng nói ngày càng có tầm quan trọng trong những năm sau đó.
Đồng thời, một phong trào văn học và nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi lấy tên là Phong trào phục hưng ở khu Harlem đã xuất hiện. Giống như phong trào Thế hệ đã mất, những nhà văn như Langston Hughes và Countee Cullen đã chối bỏ các giá trị của giai cấp trung lưu và những hình thức văn chương truyền thống khi họ mô tả cuộc sống hiện thực của người Mỹ trong các tác phẩm của mình. Các nhạc sỹ người Mỹ gốc Phi như Duke Ellington, King Oliver, Louis Armstrong lần đầu tiên đã khiến nhạc Jazz trở thành một yếu tố chính trong đời sống văn hóa Mỹ trong những năm 1920.
CUỘC ĐẠI SUY THOÁI
Tháng 10/1929, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh đã bị sụp đổ khiến nhiều nhà đầu tư phá sản. Nhưng việc thị trường chứng khoán sụp đổ không trực tiếp gây ra cuộc Đại suy thoái, mặc dù nó đã phản ánh chuyện các chính sách tín dụng quá dễ dãi đã khiến thị trường vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nó cũng làm trầm trọng hơn nền kinh tế vốn đã mong manh ở châu Âu – là thị trường có liên quan chặt chẽ đến các khoản cho vay của nước Mỹ. Trong ba năm sau đó, cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ đã trở thành một phần của cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp đóng cửa, các nhà máy ngừng sản xuất, các nhà băng phá sản vì mất các khoản tiền gửi tiết kiệm. Thu nhập nông nghiệp giảm khoảng 50%. Đến tháng 11/1932, cứ năm người Mỹ thì có khoảng một người thất nghiệp.
Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1932 chủ yếu là cuộc tranh luận về các nguyên nhân và những giải pháp có thể cho cuộc Đại suy thoái. Tổng thống Herbert Hoover đã không may mắn khi bước vào Nhà Trắng chỉ tám tháng trước khi thị trường chứng khoán tan vỡ, đã buộc phải nỗ lực và làm việc căng thẳng hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước đó để đối phó với giai đoạn kinh tế vô cùng khó khăn này. Ông đã cố gắng tổ chức kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng những công trình công cộng, thành lập Công ty Tái thiết Tài chính nhằm hỗ trợ các thể chế kinh doanh và tài chính, và đã thuyết phục Quốc hội còn đang miễn cưỡng, cho phép thành lập một cơ quan bảo lãnh thế chấp nhà cửa. Tuy nhiên, các nỗ lực của ông không có mấy hiệu quả và ông đã là một hình ảnh của sự thất bại.
Đối thủ thuộc Đảng Dân chủ của ông là Franklin D.Roosevelt, vốn đã nổi tiếng từ khi làm thống đốc bang New York trong thời kỳ khủng hoảng đang lên cao. Từ ông luôn tỏa ra một tinh thần lạc quan có tính lan tỏa mạnh. Sẵn sàng sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các giải pháp còn mạnh tay hơn, Roosevelt đã giành được 22.800.000 phiếu bầu phổ thông so với 15.700.000 phiếu bầu cho Tổng thống đương nhiệm Hoover. Nước Mỹ đang chuẩn bị bước vào một kỷ nguyên mới với sự thay đổi lớn về kinh tế và chính trị.
“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh”
Tổng thống Calvin Coolidge, 1925
CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP
Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 – khi quân đội Đức – áo – Hung tấn công Anh-Pháp-Nga – đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ – một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt.
Nước Anh, vốn có thế mạnh về hàng hải, đã chặn và khám xét các tàu biển của Mỹ rồi sau đó sung công các chuyến tàu chở hàng đến nước Đức. Ngược lại, Đức đã sử dụng thứ vũ khí hải quân quan trọng nhất của mình là tàu ngầm để đánh chìm các tàu viễn dương đến Anh và Pháp. Tổng thống Wilson cảnh báo rằng Hoa Kỳ, với tư cách một quốc gia trung lập, sẽ không từ bỏ quyền lợi truyền thống của mình là được phép giao thương trên các đại dương. Ông cũng tuyên bố rằng, nước Mỹ sẽ buộc Đức phải chịu trách nhiệm nghiêm khắc về những thiệt hại của các con tàu viễn dương Mỹ và về sinh mạng của người Mỹ. Vào ngày 7/5/1915, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm con tàu Lusitania của Hàng hải nước Anh, khiến 1198 người chết, trong đó có 128 là người Mỹ. Trước sự căm phẫn của công chúng Mỹ, Wilson đã yêu cầu nước Đức phải chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công vào các tàu khách và tàu buôn trên biển.
Để né tránh chiến tranh với Hoa Kỳ, nước Đức đã đồng ý là sẽ cảnh báo cho các tàu buôn, kể cả tàu có treo cờ của đối phương, trước khi bắn vào những con tàu đó. Nhưng sau khi hai cuộc tấn công nữa lại tiếp tục xảy ra – tàu hơi nước Arabic của nước Anh đã bị đánh đắm vào tháng 8/1915 và tàu Sussex của Pháp đã bị đánh đắm bằng ngư lôi vào tháng 3/1916 – Wilson đã ra tối hậu thư tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức nếu nước này không từ bỏ các cuộc tấn công bằng tàu ngầm. Nước Đức đã chấp thuận yêu cầu đó và không gây ra một cuộc tấn công nào khác cho đến tận cuối năm.
Wilson đã tái đắc cử tổng thống năm 1916 một phần nhờ khẩu hiệu Wilson đã giúp nước Mỹ tránh được chiến tranh. Cảm thấy mình có một trọng trách phải hành động như một người gìn giữ hòa bình, ngày 22/1/1917, trong bài diễn văn đọc trước Thượng viện, Wilson đã đề nghị các quốc gia đang tham chiến hãy chấp nhận một nền hòa bình không có chiến thắng.
HOA KỲ THAM GIA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT
Tuy nhiên, ngày 31/1/1917, Chính phủ Đức đã tiếp tục cuộc chiến tranh bằng tàu ngầm không hạn chế. Sau khi năm tàu Mỹ bị bắn chìm, ngày 2/4/1917, Wilson đã yêu cầu Quốc hội cho phép nước Mỹ tuyên chiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua yêu cầu này. Ngay lập tức, Chính phủ đã tiến hành huy động các nguồn lực quân sự, công nghiệp, lao động và nông nghiệp. Đến tháng 10/1918, vào đêm chiến thắng của Khối Đồng minh, quân đội Mỹ gồm 1.750.000 binh sỹ đã được triển khai tại Pháp.
Vào mùa hè năm 1918, dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing, các đơn vị thiện chiến của Mỹ đã đóng vai trò quyết định trong việc đẩy lùi cuộc tấn công cuối cùng của Đức trên đất liền. Vào mùa thu năm đó, quân Mỹ đã góp phần quan trọng trong cuộc tấn công chiến tuyến Meuse Argonne và bẻ gãy chiến tuyến Hindenburg nổi tiếng là kiên cố của quân Đức.
Tổng thống Wilson đã có đóng góp lớn lao vào việc sớm chấm dứt chiến tranh. Ông đã xác định rõ những mục tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ và luôn nhấn mạnh rằng cuộc chiến này được tiến hành không phải để chống lại nhân dân Đức, mà nhằm chống lại chính phủ chuyên chế của nước Đức. Mười bốn điểm nổi tiếng do ông đưa ra đã được đệ trình trước Thượng viện vào tháng 1/1918, có nội dung kêu gọi: bãi bỏ những hiệp ước quốc tế bí mật, tự do khai thác các tuyến đường biển, tự do thương mại giữa các quốc gia, giải trừ quân bị, điều chỉnh những đòi hỏi của chế độ thực dân liên quan tới quyền lợi người dân, đảm bảo quyền tự trị và tự do phát triển kinh tế của các dân tộc châu Âu, và quan trọng nhất là thành lập Hội Quốc Liên trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau về độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ đối với các quốc gia lớn cũng như các quốc gia nhỏ.
Tháng 10/1918, đứng trước sự thất bại chắc chắn, Chính phủ Đức đã kêu gọi Wilson đàm phán trên cơ sở mười bốn điểm. Sau một tháng đàm phán bí mật mà không hề đưa ra một đảm bảo chắc chắn nào đối với nước Đức, một hiệp định đình chiến (về mặt kỹ thuật thì đó là sự ngừng bắn, còn trên thực tế thì đó là sự đầu hàng của quân Đức) đã được ký kết ngày 11/11/1918.
HỘI QUỐC LIÊN
Tổng thống Wilson hy vọng rằng hiệp định cuối cùng do các quốc gia thắng trận soạn thảo sẽ làm hài lòng các bên, nhưng những mất mát về vật chất và tinh thần sau bốn năm chiến tranh đã khiến các đồng minh châu Âu đưa ra những đòi hỏi khắc nghiệt. Bị thuyết phục bởi niềm tin rằng một Hội Quốc Liên – hy vọng lớn nhất của ông về hòa bình sau chiến tranh – sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu ông không có những nhượng bộ đối với Khối Đồng minh, nên Tổng thống Wilson đã thỏa hiệp ở các điều khoản về quyền tự quyết, về nền ngoại giao cởi mở và về những vấn đề cụ thể khác. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ thành công yêu sách của Thủ tướng Pháp, Georges Clemanceau, đòi tách toàn bộ vùng Rhineland khỏi nước Đức. Ông cũng đã bác bỏ đề nghị buộc nước Đức phải bồi hoàn toàn bộ tổn thất chiến tranh. Tuy nhiên, Hiệp ước cuối cùng (Hiệp ước Versailles) cũng đã cho phép Pháp chiếm đóng vùng Saar Basin với các mỏ than và thiếc giàu có, đồng thời, cũng buộc nước Đức phải chịu một gánh nặng to lớn trong việc bồi thường tổn thất chiến tranh.
Cuối cùng, các đề nghị của Wilson về một nền hòa bình rộng rãi và lâu dài hầu như đều thất bại ngoài việc thành lập Hội Quốc Liên – một nội dung mà Wilson đã đưa vào trong hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, do tỏ ra không có đủ sức thuyết phục, ông đã không đưa được những người lãnh đạo Đảng Cộng hòa vào trong các cuộc đàm phán hòa bình. Sau đó, cùng với với một văn kiện mang tính đảng phái, ông đã không chịu đưa ra những nhượng bộ cần thiết để làm an lòng những mối quan ngại của Đảng Cộng hòa về vấn đề bảo vệ chủ quyền cho nước Mỹ.
Trong khi Hiệp định đang bị một ủy ban của Thượng viện đình lại, Wilson đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng. Ngày 25/9/1919, vốn bị suy kiệt về thể lực do những lăn lộn vất vả cho sự nghiệp kiến tạo hòa bình và do những sức ép của nhiệm kỳ tổng thống trong thời buổi chiến tranh, ông đã bị đột quỵ. Sau nhiều tuần ốm nặng, ông đã không bao giờ hoàn toàn bình phục được nữa. Trong hai lần bỏ phiếu khác nhau – tháng 11/1919 và tháng 3/1920, một lần nữa, Thượng viện đã bác bỏ Hiệp ước Versailles trong đó có đề nghị thành lập Hội Quốc Liên.
Hội Quốc Liên không bao giờ có khả năng duy trì trật tự thế giới. Thất bại của Wilson chỉ ra rằng dân chúng Mỹ chưa sẵn sàng đóng vai trò người lãnh đạo các công việc quốc tế. Tầm nhìn không tưởng của Tổng thống Wilson đã cổ vũ cho nước Mỹ trong một thời gian ngắn, nhưng sự thất bại của tầm nhìn ấy với cùng với hoàn cảnh thực tại đã nhanh chóng khiến dân Mỹ không còn ảo tưởng đối với các sự kiện quốc tế. Từ đó, nước Mỹ đã bắt đầu quay lại với chủ nghĩa biệt lập bản năng của mình.
TÌNH TRẠNG BẤT ỔN SAU CHIẾN TRANH
Quá trình chuyển tiếp từ chiến tranh sang hòa bình thực sự là hỗn độn. Sự bùng nổ kinh tế sau chiến tranh diễn ra cùng với giá tiêu dùng leo thang. Các công đoàn lao động vốn không hề có cuộc đình công nào trong chiến tranh nay bắt đầu có những đòi hỏi quan trọng về việc làm. Mùa hè năm 1919, một số cuộc nổi loạn sắc tộc đã xuất hiện, phản ánh nỗi lo sợ đối với sự nổi lên của phong trào người da đen mới – tức là những người đã tham gia quân ngũ hoặc đã di cư lên phía Bắc để làm việc trong các ngành công nghiệp chiến tranh.
Những sự kiện này xảy ra đồng thời với mối lo ngại trên khắp nước Mỹ về một phong trào cách mạng quốc tế mới xảy ra. Năm 1917, người Bôn-sê-vích đã thâu tóm quyền lực ở nước Nga. Sau chiến tranh, họ đã thực hiện thành công các cuộc cách mạng ở Đức và Hungari. Đến năm 1919, dường như họ đã đến nước Mỹ. Noi theo những tấm gương Bôn-sê-vích, nhiều quân nhân Mỹ của Đảng Xã hội đã đứng ra thành lập Đảng Cộng sản ở nước Mỹ. Tháng 4/1919, cơ quan bưu điện đã ngăn chặn được hơn 40 trái bom gửi tới địa chỉ của các quan chức cao cấp. Nơi ở của Tổng Chưởng lý A. Mitchell Palmer tại Washington cũng bị đánh bom. Để trả đũa, Palmer đã cho phép các toán quân liên bang được phép thu thập hồ sơ về các phần tử cấp tiến nổi tiếng và trục xuất những phần tử không phải là công dân Mỹ. Những cuộc vây ráp này đã làm tổn thương nhiều nhân vật cấp tiến và được mô tả như những phát súng mở màn cho một cuộc thanh trừng.
Những lời cảnh báo ghê gớm của Palmer đã châm ngòi cho mối kinh sợ bọn Đỏ, nhưng nỗi lo sợ này cũng đã lắng xuống vào giữa những năm 1920. Ngay cả cuộc đánh bom Phố Wall vào tháng 9 cũng không làm mối lo ngại đó trở lại. Tuy nhiên, từ năm 1919 trở đi, một làn sóng đối đầu về quân sự đối với chủ nghĩa cộng sản cách mạng đã ngấm ngầm chảy trong cuộc sống của người dân nước Mỹ.
NỀN KINH TẾ THỊNH VƯỢNG TRONG THẬP NIÊN 20
Tổng thống Wilson, quá bận tâm về những lo toan chiến tranh và sau đó lại bị đột quỵ, đã xử lý các vấn đề sau chiến tranh rất tồi. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ đã bắt đầu suy sụp vào giữa những năm 1920. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tranh cử chức Tổng thống và Phó Tổng thống là Warren G. Harding và Calvin Coolidge đã dễ dàng đánh bại các ứng viên của Đảng Dân chủ đối lập là James M. Cox và Franklin D. Roosevelt.
Sau sự phê chuẩn Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp Mỹ, lần đầu tiên, phụ nữ Mỹ đã được quyền tham gia bầu cử tổng thống.
Hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Hardings là thời gian đất nước vẫn trong tình trạng suy thoái kinh tế vốn đã bắt đầu dưới thời Wilson. Tuy nhiên, năm 1923, sự thịnh vượng đã quay trở lại. Trong sáu năm sau đó, nước Mỹ đã có một nền kinh tế thịnh vượng nhất trong lịch sử, ít nhất là đối với các khu đô thị. Các chính sách kinh tế của chính phủ trong những năm 1920 vẫn mang tư tưởng bảo thủ rõ rệt. Những chính sách này dựa trên quan điểm cho rằng nếu chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển thì hầu hết các tầng lớp dân cư khác đều sẽ được hưởng những lợi ích từ sự phát triển đó.
Đảng Cộng hòa đã cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Đạo luật Thuế quan Fordney-McCumber năm 1922 và Đạo luật Hawley-Smoot năm 1930 đã đẩy các hàng rào quan thuế lên tới mức cao hơn nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất Mỹ một vị thế độc quyền hết trong lĩnh vực này tới lĩnh vực khác trên thị trường nội địa. Nhưng những đạo luật này cũng đã cản trở thương mại lành mạnh với châu Âu – một hoạt động thương mại lẽ ra đã có thể thúc đẩy kinh tế thế giới. Đạo luật Smoot – Hawley ra đời vào giai đoạn đầu của cuộc Đại suy thoái đã châm ngòi cho hàng loạt hành động trả đũa của các quốc gia công nghiệp khác, khiến thương mại quốc tế suy giảm nghiêm trọng và đẩy kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái sâu sắc hơn.
Chính phủ Liên bang cũng đã bắt đầu một chương trình cắt giảm thuế, điều này phản ánh chủ trương của Bộ trưởng Tài chính Andrew Mellon cho rằng mức thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp cao sẽ ngăn cản đầu tư vào các doanh nghiệp công nghiệp mới. Quốc hội đã ủng hộ những đề xuất của ông bằng hàng loạt các điều luật được thông qua trong khoảng thời gian từ 1921 đến 1929.
“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh” – ông Calvin Coolidge đã tuyên bố như vậy. Ông là vị Phó Tổng thống, sinh ra ở Vermont, đã kế nhiệm năm 1923 sau khi Tổng thống Harding qua đời. Sau đó, ông đã chính thức được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1924. Coolidge đã công kích các chính sách kinh tế bảo thủ của Đảng Cộng hòa, nhưng ông là một nhà quản lý có năng lực hơn so với Harding yếu kém, vì chính phủ của ông này đã bị buộc tội tham nhũng trong những tháng trước khi ông qua đời.
Trong suốt những năm 1920, các doanh nghiệp tư nhân đã nhận được sự khuyến khích lớn từ phía chính phủ, bao gồm các khoản vay xây dựng, các hợp đồng vận chuyển thư tín có lợi và những khoản trợ cấp gián tiếp khác. Chẳng hạn, Đạo luật Vận tải năm 1920 đã trao quyền quản lý hệ thống đường sắt quốc gia cho tư nhân vốn thuộc về chính phủ trong thời gian chiến tranh. Đội tàu buôn từng thuộc quyền sở hữu của chính phủ nay cũng được bán cho các nhà quản lý tư nhân.
Tuy nhiên, các chính sách của Đảng Cộng hòa trong nông nghiệp ngày càng bị phê phán vì nông dân ít được hưởng lợi từ sự hưng thịnh kinh tế trong thập niên 20. Giai đoạn từ 1900 đến 1920 là một trong những thời kỳ mà giá nông phẩm gia tăng, một phần là do nhu cầu lớn chưa từng có về sản phẩm nông nghiệp trong thời gian chiến tranh đã kích thích sản xuất. Nhưng đến cuối năm 1920, chiến tranh đã kết thúc kéo theo sự suy giảm trong tiêu thụ nông sản khiến thương mại nông nghiệp với các sản phẩm chính là lúa mì và ngô đã bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nguyên nhân đã được nêu ra để giải thích cho tình trạng suy thoái của nông nghiệp Mỹ, nhưng nhân tố quan trọng nhất vẫn là do các thị trường nước ngoài của Mỹ không còn nữa. Hiện tượng này xảy ra một phần là do các phản ứng đối với chính sách quan thuế của nước Mỹ, nhưng đồng thời cũng là do sản lượng nông nghiệp đã tăng trưởng quá mạnh – một hiện tượng phổ biến trên thế giới vào thời điểm bấy giờ. Khi cuộc Đại suy thoái diễn ra trong những năm 1930, nó đã phá hủy nền kinh tế trang trại Mỹ trước đó vốn đã rất mong manh.
Nếu không tính đến những khó khăn trong nông nghiệp, có thể nói rằng thập niên 20 đã mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho đại đa số người Mỹ. Đây là thập kỷ mà những gia đình Mỹ bình thường có thể mua chiếc xe ôtô đầu tiên của họ, mua tủ lạnh, máy hút bụi, giải trí bằng radio và thường xuyên tới rạp chiếu bóng. Thịnh vượng là có thật và đã mang lại lợi ích cho đa số người dân Mỹ. Kết quả là Đảng Cộng hòa đã chiếm được lòng tin của dân chúng và do đó, có được những ủng hộ quan trọng về chính trị.
NHỮNG CĂNG THẲNG TRONG VẤN ĐỀ NHẬP CƯ
Trong những năm 1920, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ bắt đầu cấm người nhập cư từ nước ngoài. Từ lâu nay, dòng người nhập cư lớn từ nước ngoài đã gây ra những căng thẳng xã hội sâu sắc, nhưng những người này chủ yếu là từ Bắc Âu – những người nếu không nhanh chóng đồng hóa thì cũng có những nét tương đồng với hầu hết dân Mỹ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, đại đa số dân nhập cư đến Hoa Kỳ là người Nam Âu và Đông Âu. Theo thống kê năm 1900, dân số Mỹ chỉ khoảng 76 triệu người. 15 năm sau, hơn 15 triệu người nhập cư đã đến sinh sống trên đất Mỹ.
Khoảng 2/3 trong số những người này là thuộc các dân tộc cấp tiến và các nhóm dân tộc thiểu số khác – người Do Thái gốc Nga, người Ba Lan, người Slavic, người Hy Lạp, người Nam Italia. Họ là những người không theo đạo Tin Lành, cũng không theo đạo Thiên Chúa Bắc Âu, và nhiều người Mỹ e ngại rằng những người nhập cư mới này không chịu đồng hóa. Họ thường làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và được trả công thấp – nhưng họ cũng là nguyên nhân khiến tiền lương của những người Mỹ định cư bị giảm đi. Họ thường sống tập trung trong những khu vực riêng tồi tàn của từng dân tộc và vẫn giữ những phong tục địa phương của Cựu Thế giới, biết rất ít tiếng Anh và ủng hộ các bộ máy chính trị xấu xa phục vụ cho những nhu cầu của họ. Những người theo chủ nghĩa dân Mỹ chính gốc muốn gửi trả những người dân mới nhập cư này về châu Âu còn các nhà xã hội thì muốn Mỹ hóa họ. Cả hai giới này đều cho rằng họ là mối đe dọa đối với bản sắc văn hóa Mỹ.
Tạm chững lại do Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, làn sóng nhập cư đã trở lại vào năm 1919, nhưng nhanh chóng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm dân cư trong xã hội Mỹ như Liên đoàn Lao động Mỹ và tổ chức Klux Klan. Hàng triệu người dân Mỹ không thuộc cả hai tổ chức này đã đồng tình với quan điểm của nhiều người cho rằng những người di cư đến từ các dân tộc không thuộc Bắc Âu là những người thấp kém hơn họ, và do đó ủng hộ quan điểm hạn chế nhập cư. Tất nhiên cũng có những quan điểm ủng hộ người nhập cư để dân tộc Mỹ trưởng thành hơn, nhưng với điều kiện phải hạn chế số lượng nhập cư.
Năm 1921, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Nhập cư Khẩn cấp Hạn chế. Nó đã được thay thế bởi Đạo luật Johnson-Reed National Origins Act năm 1924. Đạo luật này quy định một hạn ngạch nhập cư cho mỗi một quốc tịch. Các hạn ngạch này được xây dựng dựa trên số liệu điều tra dân số năm 1890 – năm mà trào lưu nhập cư mới chưa để lại dấu ấn của nó. Đạo luật này đã vấp phải sự phản đối của những người nhập cư từ Nam và Đông Âu, và làm giảm số lượng người nhập cư đi đáng kể. Sau năm 1929, những ảnh hưởng kinh tế của cuộc Đại suy thoái cũng là nguyên nhân làm cho lượng người nhập cư ít ỏi đó lại di cư ra khỏi nước Mỹ – cho đến khi các người dân tị nạn từ các nước châu Âu phát xít bắt đầu gây áp lực để được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
SỰ XUNG ĐỘT CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA
Một số người Mỹ thể hiện sự bất mãn của mình đối với đặc điểm của cuộc sống hiện đại của thập niên 20 bằng cách chú trọng đời sống gia đình và đời sống tôn giáo khi xã hội ngày càng mang sắc thái thành thị và coi trọng vật chất, khiến gây ra những xung đột với các phong tục truyền thống ở nông thôn. Các nhà truyền giáo theo chủ nghĩa chính thống như Billy Sunday đã mở đường cho nhiều người đã từng mong muốn được quay về với một quá khứ đơn giản hơn.
Có lẽ biểu hiện mạnh mẽ nhất của khát khao này là cuộc đấu tranh dữ dội của phái chính thống nhằm tìm những luận điểm từ thánh kinh để chống lại lý thuyết khoa học về tiến hóa sinh học của Darwin. Vào thập niên 20, những dự luật cấm giảng dạy thuyết tiến hóa trong nhà trường đã bắt đầu xuất hiện trong luật của các bang miền Nam và miền Trung Tây. Người cầm đầu cuộc tranh đấu dữ dội này là William Jennings Bryan – phát ngôn viên bảo vệ các giá trị văn hóa nông thôn và là một nhà chính trị cấp tiến. Ông đã khéo léo dung hòa quan điểm chống thuyết tiến hóa của mình với thuyết cấp tiến về kinh tế do ông đưa ra trước đó, cho rằng sự phát triển “bằng cách từ chối nhu cầu hay khả năng tái sinh về tôn giáo, đã ngăn cách tất cả các cuộc cải cách”.
Căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1925 khi John Scopes, một giáo viên trẻ dạy ở trường trung học, đã bị kết án là vi phạm luật pháp bang Tennessee vì luật pháp bang này cấm dạy về thuyết tiến hóa tại các trường công lập. Vụ án này đã trở thành một sự kiện được quan tâm trên khắp nước Mỹ và được nói đến trong tất cả các bản tin. Liên hiệp Tự do công dân Mỹ đã yêu cầu luật sư Clarence Darrow bào chữa cho Scopes. Bryan đã tranh cãi với vị luật sư đặc biệt này và sau đó đã tỏ ra khá điên rồ khi cho phép Darrow gọi ông là người làm chứng thù địch. Những lý lẽ lộn xộn của Bryans nhằm bảo vệ các điều răn dạy của Kinh thánh như là sự thật theo nghĩa đen trần tục hơn là theo nghĩa ẩn dụ đã gây một làn sóng phản đối rộng rãi. Scopes, gần như đã bị bỏ quên trong vụ tranh cãi, nay bị kết án phạm tội nhưng được bảo lưu vì tính chất phạm tội không quá nghiêm trọng. Bryan đã chết vài ngày sau khi vụ án kết thúc. Tòa án bang đã khôn khéo từ chối xét xử lại vụ án. Các cư dân thành thị đã nhạo báng các tín đồ cực đoan nhưng chủ nghĩa cực đoan vẫn tiếp tục có sức mạnh chi phối ở khu vực nông thôn và ở các thị trấn nhỏ trên nước Mỹ.
Một ví dụ khác về xung đột văn hóa – với những hậu quả nghiêm trọng hơn trên khắp quốc gia – đó là Đạo luật Cấm rượu. Năm 1919, sau gần một thế kỷ tuyên truyền cổ động, Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp đã được ban hành, có nội dung cấm sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống chứa cồn. Có mục tiêu là loại bỏ hình ảnh về các quán rượu và những người nghiện rượu ra khỏi xã hội Mỹ, Luật Cấm rượu này lại làm nảy sinh hàng ngàn quán rượu bất hợp pháp khác, được gọi là Speakeasy, kèm theo đó là một hình thức tội phạm với lợi nhuận cao – vận chuyển rượu bất hợp pháp – nấp dưới tên lóng là Boot – legging. Luật cấm này là một vấn đề nhạy cảm trong thập niên 20, được tuân thủ ở các vùng nông thôn và bị vi phạm rộng rãi tại các khu vực thành thị Mỹ. Khi cuộc Đại suy thoái nổ ra, đạo luật này càng ngày càng trở nên không còn phù hợp. Điều bổ sung sửa đổi thứ 18 đã được khôi phục vào năm 1933.
Trào lưu chính thống và Đạo luật Cấm rượu là một phần dễ thấy nhất trong những phản ứng rộng rãi đối với xã hội hiện đại và cuộc cách mạng tri thức, với những lối cư xử và quy chuẩn đạo đức thay đổi, khiến cho thập niên 20 được mệnh danh là thời đại nhạc Jazz, thập niên 20 ồn ào, hay kỷ nguyên của thanh niên sôi nổi. Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã đảo lộn trật tự đạo đức và trật tự xã hội thời Victoria. Sự thịnh vượng về kinh tế đã tạo nên một phong cách sống cởi mở và hưởng lạc trong tầng lớp thanh niên trung lưu.
Các nhà học giả hàng đầu đã bày tỏ quan điểm ủng hộ sự thay đổi này. H.L. Mencken, một nhà phê bình xã hội nổi tiếng nhất của thập niên 20, đã lên án không thương xót tính giả tạo và nịnh đầm đã tồn tại trong đời sống của người Mỹ. Ông đã thường xuyên quan sát thấy những biểu hiện này ở các vùng nông thôn và trong giới doanh nhân. Những người ủng hộ ông trong các phong trào tiến bộ đã bày tỏ lòng tin của họ vào nhân dân và lớn tiếng kêu gọi một xã hội dân chủ. Mencken, tín đồ của Nietzsche, đã gọi nhân vật ủng hộ dân chủ này là kẻ khờ khạo và coi tầng lớp trung lưu Mỹ là tầng lớp khờ khạo.
Nhà văn F. Scott Fitzgerald đã mô tả sức sống, sự hỗn loạn và ảo tưởng của dân chúng Mỹ trong thập niên này qua các cuốn sách của ông như Người đẹp và những tâm hồn bị đày đọa (1922), Gatsby vĩ đại (1925). Sinclair Lewis, người Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học đã chế nhạo những người bao thu chật hẹp ích kỷ, chỉ chạy theo lợi nhuận trong tiểu thuyết trên đường phố (In Street 1920) và Babbitt (1922). Ernest Hemingway đã phác họa tình trạng bất ổn do cuộc chiến gây ra qua cuốn tiểu thuyết Mặt trời cũng mọc (1926) và cuốn Từ biệt vũ khí (1929). Fitzgerald, Hemingway, và nhiều nhà văn nổi tiếng khác đã thể hiện sự xa lánh nước Mỹ của mình bằng cách chuyển đến sống ở Paris trong hầu hết thập niên đó.
Văn hóa Mỹ gốc Phi cũng nở rộ. Vào khoảng thời gian từ năm 1910 đến năm 1930, hàng loạt người Mỹ da đen đã di cư từ miền Nam lên miền Bắc để tìm kiếm việc làm và tự do cá nhân. Phần lớn trong số họ định cư ở các khu vực đô thị như Harlem của thành phố New York, Detroit, và Chicago. Vào năm 1910, W.E.B Dubois và những trí thức khác đã thành lập Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da đen (NAACP), nhằm giúp đỡ người Mỹ gốc Phi giành được tiếng nói trên toàn đất Mỹ, một tiếng nói ngày càng có tầm quan trọng trong những năm sau đó.
Đồng thời, một phong trào văn học và nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi lấy tên là Phong trào phục hưng ở khu Harlem đã xuất hiện. Giống như phong trào Thế hệ đã mất, những nhà văn như Langston Hughes và Countee Cullen đã chối bỏ các giá trị của giai cấp trung lưu và những hình thức văn chương truyền thống khi họ mô tả cuộc sống hiện thực của người Mỹ trong các tác phẩm của mình. Các nhạc sỹ người Mỹ gốc Phi như Duke Ellington, King Oliver, Louis Armstrong lần đầu tiên đã khiến nhạc Jazz trở thành một yếu tố chính trong đời sống văn hóa Mỹ trong những năm 1920.
CUỘC ĐẠI SUY THOÁI
Tháng 10/1929, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh đã bị sụp đổ khiến nhiều nhà đầu tư phá sản. Nhưng việc thị trường chứng khoán sụp đổ không trực tiếp gây ra cuộc Đại suy thoái, mặc dù nó đã phản ánh chuyện các chính sách tín dụng quá dễ dãi đã khiến thị trường vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nó cũng làm trầm trọng hơn nền kinh tế vốn đã mong manh ở châu Âu – là thị trường có liên quan chặt chẽ đến các khoản cho vay của nước Mỹ. Trong ba năm sau đó, cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ đã trở thành một phần của cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp đóng cửa, các nhà máy ngừng sản xuất, các nhà băng phá sản vì mất các khoản tiền gửi tiết kiệm. Thu nhập nông nghiệp giảm khoảng 50%. Đến tháng 11/1932, cứ năm người Mỹ thì có khoảng một người thất nghiệp.
Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1932 chủ yếu là cuộc tranh luận về các nguyên nhân và những giải pháp có thể cho cuộc Đại suy thoái. Tổng thống Herbert Hoover đã không may mắn khi bước vào Nhà Trắng chỉ tám tháng trước khi thị trường chứng khoán tan vỡ, đã buộc phải nỗ lực và làm việc căng thẳng hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước đó để đối phó với giai đoạn kinh tế vô cùng khó khăn này. Ông đã cố gắng tổ chức kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng những công trình công cộng, thành lập Công ty Tái thiết Tài chính nhằm hỗ trợ các thể chế kinh doanh và tài chính, và đã thuyết phục Quốc hội còn đang miễn cưỡng, cho phép thành lập một cơ quan bảo lãnh thế chấp nhà cửa. Tuy nhiên, các nỗ lực của ông không có mấy hiệu quả và ông đã là một hình ảnh của sự thất bại.
Đối thủ thuộc Đảng Dân chủ của ông là Franklin D.Roosevelt, vốn đã nổi tiếng từ khi làm thống đốc bang New York trong thời kỳ khủng hoảng đang lên cao. Từ ông luôn tỏa ra một tinh thần lạc quan có tính lan tỏa mạnh. Sẵn sàng sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các giải pháp còn mạnh tay hơn, Roosevelt đã giành được 22.800.000 phiếu bầu phổ thông so với 15.700.000 phiếu bầu cho Tổng thống đương nhiệm Hoover. Nước Mỹ đang chuẩn bị bước vào một kỷ nguyên mới với sự thay đổi lớn về kinh tế và chính trị.