Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khái Quát Về Lịch Sử Nước Mỹ

Chương 3: Chặng đường giành độc lập

Tác giả: Alonzo L. Hamby

 “Cuộc Cách mạng đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Cách mạng đã nằm trong trái tim và khối óc của nhân dân”.
Cựu Tổng thống John Adams, 1818

Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng chế độ tự trị. Trong thập niên 1760, tổng số dân của họ đã vượt 1.500.000 người – tăng sáu lần kể từ năm 1700. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia.

MỘT HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA MỚI

Sau cuộc chiến tranh với Pháp, Luân Đôn thấy cần phải xây dựng một mô hình đế quốc mới mang tính chất tập quyền nhiều hơn, chia sẻ những chi phí vận hành của đế chế bình đẳng hơn và đảm bảo lợi ích của cả cộng đồng người Canada gốc Pháp và thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Trái lại, tất cả các thuộc địa vốn từ lâu đã quen được hưởng độc lập giờ đây lại hy vọng được tự do nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Do mối đe dọa từ Pháp đã bị loại bỏ nên họ cảm thấy ít cần sự hiện diện quá mạnh của người Anh tại đây. Trong khi đó hoàng gia và Quốc hội thiếu nhạy bén ở bên kia Đại Tây Dương đã tự thấy họ phải cạnh tranh với những người đi khai hoang vốn đã quen với mô hình tự trị và không chịu được tình trạng can thiệp.

Việc tổ chức quản lý Canada và thung lũng Ohio đòi hỏi phải có những chính sách không được làm cho người Pháp và thổ dân da đỏ xa lánh. Nhưng ở đây Luân Đôn lại đi ngược lại lợi ích cơ bản của các thuộc địa. Do dân số tăng nhanh và nhu cầu đất đai định cư ngày càng lớn nên các thuộc địa đã đòi quyền mở rộng cương vực về phía Tây châu thổ sông Mississippi.

Lo sợ sẽ xảy ra hàng loạt các cuộc chiến với thổ dân da đỏ, Chính phủ Anh khẳng định việc mở rộng đất đai cho các thuộc địa cần được thực hiện theo từng bước. Việc hạn chế đi lại cũng là một phương cách bảo đảm sự kiểm soát của Hoàng gia đối với các khu định cư hiện có trước khi cho phép họ lập những khu định cư mới. Tuyên bố của Hoàng gia vào năm 1763 đã chuyển tất cả lãnh thổ phía tây nằm giữa dãy Allegheny, bang Florida, sông Mississippy và Quebec cho thổ dân da đỏ sử dụng. Như vậy, Hoàng gia đã cố bác bỏ yêu cầu mở rộng cương vực sang phía Tây của 13 thuộc địa và chấm dứt phong trào khai hoang sang phía Tây. Tuy tuyên bố đó chưa bao giờ được thực thi, song theo nhiều người đi khai hoang, quy định này lại là một bằng chứng rõ ràng về thái độ xem thường quyền được chiếm và định cư ở những vùng đất miền Tây của họ.

Hậu quả nghiêm trọng hơn của quy định này là chính sách thu ngân sách mới của Chính phủ Anh. Luân Đôn cần có nhiều tiền hơn để hỗ trợ đế chế ngày càng lớn mạnh của họ, đồng thời họ đang vấp phải sự bất mãn ngày càng lớn của những người dân nộp thuế trong nước. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua những loại thuế mới do Quốc hội áp đặt, song lại làm tổn hại lợi ích của các chính quyền tự trị của thuộc địa.

Bước đầu tiên là sự thay thế Đạo luật Mật đường năm 1733, vốn đã đặt ra mức thuế cắt cổ đối với rượu vang và mật đường nhập khẩu từ mọi khu vực nằm ngoài nước Anh, bằng Đạo luật Đường năm 1764. Đạo luật này cấm nhập khẩu rượu rum; áp mức thuế tương đối với mật đường nhập từ tất cả mọi nơi, đánh thuế rượu vang, lụa, cà phê và nhiều mặt hàng xa xỉ khác. Người ta hy vọng việc giảm thuế mật đường sẽ làm giảm động cơ buôn lậu mật từ miền Tây ấn thuộc Hà Lan và Pháp để phục vụ các lò cất rượu rum ở vùng New England. Chính phủ Anh ra sức thực hiện Đạo luật Đường. Các quan chức hải quan cũng được lệnh tăng cường hiệu quả làm việc. Các tàu chiến của Anh ở vùng lãnh hải của Hoa Kỳ cũng được lệnh bắt giữ buôn lậu. Nhà vua cũng ban hành các sắc lệnh cho phép các sỹ quan khám xét những khu vực bị tình nghi.

Cả thuế quan nhập khẩu theo quy định Đạo luật Đường và các biện pháp thực thi đạo luật này đều khiến các lái buôn ở vùng New England hoang mang. Họ cho rằng việc chi trả các khoản thuế, thậm chí ở mức thấp vẫn có thể khiến công việc kinh doanh của họ bị phá sản. Các lái buôn, các cơ quan lập pháp và các cuộc họp của thị chính đều phản đối đạo luật. Các luật sư ở thuộc địa đã phản đối với khẩu hiệu “đánh thuế không cần đại diện” để thuyết phục nhiều người Mỹ rằng họ đang bị chính mẫu quốc áp bức.

Cuối năm 1764, Quốc hội ban hành Đạo luật Tiền tệ nhằm ngăn chặn các loại tiền giấy kể từ nay được phát hành ở bất kỳ thuộc địa nào thuộc Hoàng gia không được trở thành đồng tiền hợp pháp. Do các thuộc địa luôn bị thâm hụt thương mại và thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh, nên biện pháp này đã gây thêm một gánh nặng nghiêm trọng cho nền kinh tế thuộc địa. Một đạo luật cũng bị thuộc địa phản đối tương tự là Đạo luật Hậu cần được thông qua năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp thực phẩm và doanh trại cho các đơn vị quân đội Hoàng gia.

ĐẠO LUẬT THUẾ TEM

Một phương pháp đánh thuế không cần đại diện đã làm bùng lên sự phản kháng có tổ chức lớn nhất là Đạo luật Thuế tem (Stamp Act). Đạo luật này quy định tất cả báo chí, biểu ngữ, sách nhỏ, giấy môn bài, hợp đồng thuê mướn và các loại văn bản pháp luật khác đều bị dán tem để đánh thuế. Số tiền do hải quan Mỹ thu được sẽ được sử dụng cho phòng thủ, bảo vệ và duy trì an ninh cho các thuộc địa.

Được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người bất kể ngành, nghề kinh doanh, Đạo luật Thuế tem đã khiến những nhóm hùng mạnh và có tiếng nói nhất trong cộng đồng dân cư Mỹ có thái độ thù nghịch: các nhà báo, luật sư, tăng lữ, lái buôn và các doanh nhân ở cả miền Bắc và miền Nam, miền Đông và miền Tây. Các lái buôn có thế lực nhất đã tập hợp lực lượng để phản kháng và lập ra những hiệp hội phi nhập khẩu.

Thương mại với mẫu quốc đã sụt giảm vào mùa hè năm 1765 vì những nhân vật có uy thế đã tụ hợp thành nhóm những người con của tự do- những tổ chức bí mật được thành lập để phản đối Đạo luật Thuế tem, thường là bằng các biện pháp bạo lực. Từ bang Massachusetts tới bang Nam Carolina, những đám đông buộc những viên chức thuế tội nghiệp phải thôi việc, đồng thời đập tan những con tem đánh thuế. Phong trào phản kháng của du kích cũng đã vô hiệu hóa được Đạo luật này.

Được đại biểu Patrick Henry khích lệ, Quốc hội bang Virginia đã thông qua một loạt nghị quyết vào tháng 5 lên án việc đánh thuế không cần đại diện là một sự đe dọa đối với các quyền tự do của thuộc địa. Quốc hội cũng tuyên bố người dân Virginia có mọi quyền như người Anh, và do vậy chỉ có các đại biểu do họ bầu chọn mới có quyền áp thuế. Hội đồng Lập pháp bang Massachusetts đã mời tất cả các thuộc địa cử đại biểu tới dự Đại hội Thuế tem ở New York tổ chức vào tháng 10/1765 để xem xét những lời kêu gọi Hoàng gia và Quốc hội Anh giảm thuế. 27 đại biểu từ chín thuộc địa nhân cơ hội này đã tranh thủ dư luận ở thuộc địa. Sau nhiều cuộc tranh cãi, Đại hội đã thông qua một loạt nghị quyết khẳng định không có loại thuế nào đã từng hay có thể được áp lên họ, ngoại trừ bởi cơ quan lập pháp của riêng họ và Thuế tem đã thể hiện rõ ràng xu hướng bãi bỏ mọi quyền và tự do của những người đi khai hoang.

 

ĐÁNH THUẾ KHÔNG CẦN ĐẠI DIỆN

Câu hỏi được nêu ra như vậy chỉ xoay quanh vấn đề đại diện. Những người đi khai hoang tin rằng họ sẽ không được đại diện trong Quốc hội trừ phi họ thực sự bầu ra các Thượng nghị sỹ. Nhưng ý tưởng này trái ngược với nguyên tắc của người Anh về đại diện thực tế, theo đó mỗi đại biểu Quốc hội đều đại diện cho lợi ích của cả nước và của cả đế chế – ngay cả khi khu vực cử tri của vị đại biểu đó chỉ bao gồm một số rất ít chủ sở hữu tài sản. Lý thuyết này cho rằng tất cả thần dân Anh đều có chung lợi ích như nhau với tư cách là người sở hữu tài sản khi bầu các đại biểu Quốc hội.

Các nhà lãnh đạo Mỹ lại lập luận rằng họ chỉ có quan hệ hợp pháp duy nhất với Hoàng gia. Chính nhà vua đã cho phép thiết lập các thuộc địa bên kia đại dương và chính nhà vua đã cung cấp cho họ bộ máy chính quyền. Họ khẳng định rằng nhà vua vừa là người trị vì nước Anh vừa trị vì tất cả các thuộc địa, song họ quả quyết Quốc hội Anh có quyền ban hành các sắc luật cho thuộc địa thì cơ quan lập pháp của thuộc địa cũng có quyền ban hành luật pháp cho nước Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc đấu tranh của họ với vua George đệ Tam cũng quyết liệt không kém so với Quốc hội. Các phe phái câu kết với Hoàng gia nhìn chung kiểm soát Quốc hội và thể hiện quyết tâm của nhà vua muốn duy trì chế độ quân chủ hùng mạnh.

Quốc hội Anh bác bỏ lập luận của thuộc địa. Tuy nhiên, các lái buôn người Anh do đánh giá được tác động của phong trào tẩy chay ở Mỹ nên đã ủng hộ phong trào đòi hủy bỏ luật. Năm 1766, Quốc hội đã lùi bước, bãi bỏ Thuế tem và sửa đổi Đạo luật Đường. Tuy nhiên, để xoa dịu những người ủng hộ chế độ trung ương tập quyền đối với các thuộc địa, Quốc hội thực hiện các biện pháp nêu trên, đồng thời thông qua Đạo luật Tuyên bố quyền lập pháp, khẳng định Quốc hội đều có quyền ban hành pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các thuộc địa trong bất luận mọi trường hợp. Các thuộc địa chỉ được tạm thời miễn thi hành trong trường hợp sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng.

CÁC ĐẠO LUẬT TOWNSHEND

Năm 1767 đã chứng kiến hàng loạt các biện pháp khác chứa đựng những nhân tố gây mâu thuẫn. Charles Townshend, Bộ trưởng Tài chính Anh đã cố xây dựng một chương trình tài khóa mới sau khi liên tục có sự phản đối tình trạng sưu cao, thuế nặng ở trong nước. Với ý định giảm thuế cho người Anh bằng cách thu thuế triệt để hơn vào ngành thương mại của Mỹ, Charles Townshend đã xiết chặt quản lý thuế quan, đồng thời áp đặt thuế nhập khẩu đối với các thuộc địa khi nhập các các mặt hàng của Anh như giấy, thủy tinh, chì và chè. Các Đạo luật Townshend được đưa ra với lập luận cho rằng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu của các thuộc địa là hợp pháp nhưng loại thuế trong nước (như Thuế tem) lại không hợp pháp.

Các Đạo luật Townshend được ban hành để gia tăng nguồn thu, một phần là để lo cho các quan chức ở thuộc địa và duy trì lực lượng quân đội Anh tại Mỹ. Trước tình hình đó, luật sư Philadelphia là John Dickinson trong tác phẩm Những bức thư của một chủ trại xứ Pennsylvania đã lập luận rằng Quốc hội có quyền kiểm soát thương mại của đế chế nhưng không có quyền đánh thuế các thuộc địa, cho dù các khoản thuế quan đó đánh vào hàng trong nước hay nước ngoài.

Tình trạng phản đối việc thông qua các sắc thuế Townshend ít mang tính bạo lực hơn so với cơn thịnh nộ của dân chúng đối với Thuế tem. Tuy vậy, nó vẫn mạnh mẽ, đặc biệt ở các thành phố duyên hải miền Đông. Một lần nữa, các lái buôn lại thỏa thuận không nhập khẩu, đồng thời người dân buộc phải sử dụng các sản phẩm địa phương. Chẳng hạn, những người đi khai hoang giờ đây mặc quần áo dệt bằng sợi se tại nhà và dùng những đồ uống khác thay thế nước chè. Họ sử dụng giấy tự chế, còn nhà cửa thì không cần quét vôi. Ở Boston, việc thực thi các quy định mới đã châm ngòi cho bạo lực. Khi phòng thuế tìm cách thu thuế, họ đã bị quần chúng tấn công và đối xử thô bạo. Vì lý do vi phạm như vậy nên hai trung đoàn từ nước Anh đã được cử tới để bảo vệ nhân viên thuế vụ.

Sự hiện diện của quân lính Anh ở Boston đã trở thành nguyên nhân thường xuyên dẫn tới tình trạng rối loạn. Ngày 5/3/1770, mâu thuẫn giữa dân chúng với binh lính Anh lại bùng nổ thành bạo lực. Việc ném tuyết vô hại vào binh sỹ Anh lúc đầu giờ đây đã chuyển thành cuộc tấn công của đám đông hỗn độn. Một kẻ nào đó ra lệnh bắn. Khi khói súng tan đi, ba người dân Boston nằm chết trên tuyết. Được gọi là vụ thảm sát ở Boston, sự kiện này đã được mô tả là một bằng chứng về sự tàn nhẫn và bạo ngược của người Anh.

Phải đối mặt với tình trạng phản đối như vậy, năm 1770, Quốc hội đã quyết định rút lui chiến lược và hủy bỏ tất cả các luật thuế Townshend, ngoại trừ thuế đánh vào chè – một loại hàng xa xỉ ở thuộc địa chỉ rất ít người có điều kiện uống. Đối với hầu hết mọi người, quyết định của Quốc hội Anh chứng tỏ các thuộc địa đã giành được một sự nhượng bộ lớn và phong trào chống nước Anh phần lớn đã lắng xuống. Lệnh cấm vận của thuộc địa đối với chè Anh vẫn tiếp tục nhưng không được áp dụng một cách quá cứng nhắc. Đời sống ngày càng được cải thiện, do vậy phần lớn các nhà lãnh đạo thuộc địa đều sẵn sàng để tương lai muốn diễn ra như thế nào tùy ý.

SAMUEL ADAMS

Trong suốt ba năm yên lặng, một số ít những người cấp tiến vẫn ra sức dấy lên cuộc tranh luận. Họ thừa nhận việc trả thuế đồng nghĩa với việc chấp nhận nguyên tắc Quốc hội Anh cũng có quyền cai trị các thuộc địa. Họ lo sợ đến một lúc nào đó trong tương lai, nguyên tắc cai trị qua nghị trường có thể sẽ được áp dụng và làm tổn hại tới tất cả các quyền tự do của các thuộc địa.

Vị thủ lĩnh tích cực nhất trong số những người cấp tiến là Samuel Adams ở bang Massachusetts. Ông đã chiến đấu không mệt mỏi duy nhất chỉ vì một mục đích: độc lập. Kể từ khi tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1743, Adams là công chức trải qua nhiều chức vụ – thanh tra các ống khói, nhân viên thu thuế và người điều khiển các phiên họp ở tòa thị chính. Tuy luôn thất bại trong kinh doanh nhưng ông là người nhạy bén và rất giỏi về chính trị. Các cuộc họp của Tòa thị chính New England là mảnh đất dung nạp tài năng của ông.

Adams mong muốn giải phóng con người thoát khỏi nỗi kinh sợ trước những kẻ đầy quyền uy về xã hội và chính trị, giúp họ nhận thấy sức mạnh và tầm quan trọng của chính mình và từ đó thôi thúc họ hành động. Để đạt được những mục tiêu này, ông đã viết báo và đăng đàn tại các cuộc họp ở tòa thị chính, khởi xướng những nghị quyết kêu gọi người dân xứ thuộc địa đề cao dân chủ.

Năm 1772, ông thuyết phục cuộc họp của tòa thị chính Boston bầu ra ủy ban quan hệ thư từ để nêu rõ mọi quyền và nỗi bất bình của người dân thuộc địa. ủy ban đã phản đối quyết định của người Anh sử dụng nguồn thu thuế để trả lương cho thẩm phán. Họ lo ngại thu nhập của các thẩm phán sẽ không còn phụ thuộc vào cơ quan lập pháp nữa, do đó các thẩm phán sẽ không còn trách nhiệm với cơ quan này. Đây chính là căn nguyên thúc đẩy một hình thức chính phủ chuyên quyền xuất hiện. ủy ban cũng trao đổi với các thị trấn khác về vấn đề này và đề nghị họ phúc đáp. Các ủy ban đã được thành lập gần như ở tất cả các thuộc địa và chính họ đã trở thành nòng cốt của các tổ chức cách mạng tích cực. Dẫu vậy, Adams vẫn chưa có đủ nhiên liệu thổi bùng lên đám cháy.

“BỮA TIỆC TRÀ BOSTON”

Tuy nhiên, vào năm 1773, nước Anh đã gây ra một sự kiện khiến Adams và đồng minh của ông thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng. Công ty Đông Ấn hùng mạnh lâm vào tình trạng bi đát về tài chính đã cầu viện Chính phủ Anh cho phép công ty được độc quyền xuất khẩu chè sang thuộc địa. Chính phủ cũng cho phép Công ty Đông Ấn trực tiếp phân phối chè cho những người bán lẻ chứ không thông qua các nhà bán buôn thuộc địa. Đến thời điểm đó, hầu hết số lượng chè tiêu thụ ở Mỹ đều được nhập khẩu trái phép và hoàn toàn không chịu thuế. Với việc bán chè thông qua các đại lý riêng với giá thấp hơn giá thông thường, Công ty Đông Ấn đã khiến cho việc buôn lậu trở nên không có lãi và gây nguy cơ đánh bại tất cả các lái buôn độc lập ở thuộc địa. Không chỉ tức giận vì thua lỗ trong buôn chè mà còn vì tình trạng độc quyền từ bên ngoài, các lái buôn thuộc địa đã liên kết với những người cấp tiến để kích động phong trào giành độc lập.

ở các hải cảng dọc theo Đại Tây Dương, đại lý của Công ty Đông Ấn bị ép phải từ bỏ công việc. Những lô chè mới chở đến hoặc bị trả lại nước Anh hoặc phải bốc dỡ vào kho ngay. Tuy nhiên, ở Boston, các nhân viên đại lý đã chống lại người dân thuộc địa. ỷ lại thế của viên thống sứ, họ đã chuẩn bị cho cập bến những lô hàng mới chở đến bằng tàu biển bất chấp sự phản đối. Đêm ngày 16/12/1773, một nhóm người cải trang thành người da đỏ Mohawk do Samuel Adams chỉ huy đã đột nhập lên ba chiếc tàu Anh đang buông neo và đổ các kiện chè xuống cảng Boston. Do không tin quyết tâm giữ vững nguyên tắc của người dân thuộc địa nên họ sợ rằng nếu chè được đem lên bờ, dân khai hoang cuối cùng có thể lại mua chè và trả thuế.

Vào lúc này, một cuộc khủng hoảng đang đặt ra với nước Anh. Công ty Đông Ấn đã thực thi theo luật do Quốc hội ban hành. Nếu việc phá hủy số chè đó không bị trừng phạt thì Quốc hội sẽ tự thừa nhận với thế giới họ không thể kiểm soát được thuộc địa. Dư luận chính thức ở nước Anh hầu như đều nhất trí lên án sự kiện Bữa tiệc trà Boston là hành động cố tình hủy hoại tài sản và ủng hộ các biện pháp hợp pháp buộc dân khai hoang nổi loạn phải tuân phục.

CÁC ĐẠO LUẬT CƯỠNG BỨC

Quốc hội đã đáp lại bằng các đạo luật mới mà người dân thuộc địa gọi là các đạo luật cưỡng bức hay độc đoán. Đầu tiên, Đạo luật Cảng Boston đã đóng cửa cảng Boston cho đến khi số chè đó được bồi thường đầy đủ. Hành động này đã khiến cả đời sống của cư dân thành phố bị lâm nguy, bởi lẽ việc ngăn Boston không giao thương bằng đường biển cũng đồng nghĩa với một thảm họa kinh tế. Các đạo luật khác hạn chế quyền lực của chính quyền địa phương và cấm tổ chức hầu hết các cuộc họp hội đồng thành phố nếu không được thống sứ chấp thuận. Đạo luật Hậu cần yêu cầu giới chức địa phương tìm chỗ ăn ở phù hợp cho binh lính Anh, kể cả nhà dân nếu cần thiết. Thay vì chỉ khuất phục và cô lập bang Massachusetts theo ý đồ ban đầu của Quốc hội, những đạo luật này lại tập hợp các thuộc địa khác để giúp đỡ cho bang Massachusetts. Đạo luật Quebec được thông qua gần như cùng lúc đã mở rộng địa giới phía Nam Quebec đến tận sông Ohio. Để phù hợp với các quy định trước đó của Pháp, đạo luật này cho phép xét xử không cần bồi thẩm đoàn, không thiết lập cơ quan lập pháp mang tính đại diện, đồng thời cho phép Cơ- đốc giáo hưởng quy chế bán chính thức. Phớt lờ những quy định nêu trong hiến chương trước đây, đạo luật này còn đe dọa chặn đứng việc mở rộng cương vực sang phía Bắc và Tây Bắc. Đạo luật này cũng thừa nhận các giáo phái Tin Lành đã xúc phạm Tòa thánh La-MÃ và có vị trí áp đảo ở tất cả mọi thuộc địa. Tuy không được thông qua như biện pháp trừng phạt, song Đạo luật Quebec cũng vẫn bị người Mỹ đánh đồng với các đạo luật cưỡng bức khác. Tất cả các đạo luật đó sau này bị người ta gọi là “Năm đạo luật không thể dung thứ”.

Theo đề nghị của Hội đồng Thị dân Virginia, đại diện các thuộc địa đã nhóm họp tại Philadelphia ngày 5/9/1774 để xem xét thực trạng đáng buồn hiện nay của các thuộc địa. Các đại biểu tham dự cuộc họp này – hay còn gọi Đại hội Lục địa lần thứ nhất – đã được bầu chọn qua đại hội nhân dân. Duy nhất bang Georgia không cử đại biểu tới dự, song tổng số 55 đại biểu đã đủ lớn để bảo đảm tính đa dạng quan điểm, đồng thời cũng đủ nhỏ để tổ chức cuộc tranh luận thực sự và hành động hiệu quả. Sự bất đồng ý kiến trong các thuộc địa đã gây ra tình huống tiến thoái lưỡng nan thật sự cho các đại biểu. Một mặt, họ sẽ phải thể hiện sự nhất trí mạnh mẽ để thuyết phục Chính phủ Anh nhượng bộ, nhưng mặt khác họ phải tránh để lộ bất kỳ tư tưởng cấp tiến hay tinh thần độc lập vốn có thể sẽ làm những người Mỹ chủ trương ôn hòa hơn cảm thấy lo sợ.

Một bài diễn văn thận trọng, kèm theo đó là một cam kết không tuân thủ các đạo luật cưỡng bức, đã kết thúc bằng việc thông qua một loạt nghị quyết khẳng định người dân thuộc địa có quyền sống, tự do và sở hữu, và các cơ quan lập pháp địa phương có quyền giải quyết tất cả mọi trường hợp đánh thuế và chính trị nội bộ. Tuy nhiên, quyết định quan trọng nhất của Đại hội là việc thành lập “Liên hiệp Lục địa nhằm khôi phục các biện pháp tẩy chay thương mại. Đại hội cũng xây dựng hệ thống các ủy ban điều tra hải quan, công bố tên những lái buôn vi phạm cam kết, tịch thu hàng hóa nhập khẩu của họ, khuyến khích tiết kiệm, phát triển kinh tế và công nghiệp.

Liên hiệp Lục địa ngay lập tức đã đảm nhận vai trò lãnh đạo ở các thuộc địa, khuyến khích các tổ chức mới ở địa phương xóa bỏ những quyền hành của hoàng gia còn sót lại. Dưới sự chèo lái của những nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập, họ đã tranh thủ được sự ủng hộ không chỉ của những tầng lớp nghèo hơn mà cả những người thuộc tầng lớp trí thức (đặc biệt là các luật sư), hầu hết các chủ đồn điền ở thuộc địa miền Nam và một số lái buôn. Họ lôi kéo những người còn do dự tham gia phong trào dân túy; trừng phạt những kẻ thù địch; bắt đầu tích lũy quân nhu phẩm và động viên binh sỹ; và hướng dư luận thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng.

Nhiều người tuy phản đối việc người Anh xâm phạm các quyền của mình nhưng lại ủng hộ giải pháp thương thuyết và thỏa hiệp. Nhóm này gồm các sỹ quan do nhà vua bổ nhiệm, tín đồ Quaker và tín đồ các giáo phái phản đối sử dụng bạo lực, nhiều lái buôn (đặc biệt ở các thuộc địa miền Trung), những nông dân bất mãn và những cư dân vùng giáp ranh biên giới các thuộc địa miền Nam.

Lẽ ra nhà vua đã có thể gây dựng được liên minh với đông đảo những phần tử ôn hòa, đồng thời cùng với những nhượng bộ đúng lúc, củng cố được vị thế của họ tới mức đội quân cách mạng sẽ khó có thể đối phó với lực lượng thù địch. Nhưng vua George đệ Tam đã không có ý định nhượng bộ. Tháng 9/1774, phớt lờ đơn thỉnh cầu của các tín đồ Quaker ở Philadelphia gửi tới, ông viết giờ đây ván đã đóng thuyền, các thuộc địa hoặc sẽ phải khuất phục hoặc họ sẽ chiến thắng. Động thái này đã cô lập phe Bảo hoàng đang rất lo sợ trước những diễn biến của các sự kiện diễn ra sau khi ban hành các đạo luật cưỡng bức.

CUỘC CÁCH MẠNG BẮT ĐẦU

Tướng Thomas Gage, một quý tộc người Anh rất tốt bụng, có vợ là người được sinh ra ở Mỹ, đã chỉ huy một đơn vị đồn trú ở Boston. Đây là khu vực các hoạt động chính trị đã gần như thay thế vị trí của thương mại. Nhiệm vụ chính của Gage ở các thuộc địa là đẩy mạnh việc thực thi các đạo luật cưỡng bức. Khi nhận được tin người dân ở thuộc địa Massachusetts đang thu gom thuốc súng và binh khí ở thành phố Concord cách đó 32 cây số, Gage liền gửi một nhóm quân tinh nhuệ đi tịch thu vũ khí.

Sau một đêm hành quân, đội quân người Anh đã tới làng Lexington ngày 19/4/1775 và nhìn thấy một nhóm gồm 77 du kích đằng đằng sát khí – gọi như vậy là vì họ luôn sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức – hiện ra trong lớp sương mù ban mai. Những du kích chỉ có ý định phản đối bằng cách giữ im lặng, nhưng thiếu tá hải quân John Pitcairn, chỉ huy nhóm binh lính Anh đã hét lên: “Giải tán ngay, lũ bạo loạn đáng nguyền rủa! Đồ chó, cút!”. Đại úy John Parker, người chỉ huy nhóm du kích, ra lệnh cho lính của ông không được nổ súng trừ phi họ bị bắn trước. Du kích người Mỹ đang rút lui thì ai đó đã nổ súng, tiếng súng đã khiến quân Anh bắn vào du kích quân. Sau đó lính Anh tấn công bằng lưỡi lê và để lại trên bãi chiến trường tám xác chết và 10 người bị thương. Theo cách nói của nhà thơ Ralph Waldo Emerson – tác giả những vần thơ vẫn thường được trích dẫn thì đó là tiếng súng vọng khắp hành tinh.

Sau đó quân Anh tiếp tục tiến vào Concord. Người Mỹ đã giấu hầu hết vũ khí, nhưng phá bỏ tất cả những gì còn sót lại. Trong lúc đó, các lực lượng quân sự của Mỹ ở nông thôn đã được điều động để quấy rối quân Anh trên đường họ rút về Boston. Trên tất cả mọi nẻo đường, từ sau những vách đá, triền đồi và những ngôi nhà, du kích quân từ tất cả các trang trại và ngôi làng ở Middlesex đã chĩa thẳng súng vào những chiếc áo khoác màu đỏ nhạt của đám binh lính Anh. Đến khi đội quân kiệt sức của Gage lê bước đến Boston thì họ đã có hơn 250 lính bị chết và bị thương. Phía quân du kích có 93 người hy sinh.

Đại hội Lục địa lần thứ hai đã khai mạc ở Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 10/5. Đại hội đã bỏ phiếu quyết định tham chiến, tuyển mộ du kích quân thuộc địa vào lực lượng quân đội lục địa. Đại hội đã cử Đại tá Geoge Washington ở bang Virginia làm Tổng Tư lệnh ngày 15/6. Chỉ trong hai ngày, quân Mỹ đã bị tổn thất nặng nề về người tại đồi Bunker ở ngay ngoại thành Boston. Đại hội cũng ra lệnh cho các đội quân viễn chinh Mỹ hành quân lên phía Bắc tới Canada trước mùa thu. Sau khi chiếm được Montreal họ đã thua trong trận đột kích mùa đông vào Quebec và cuối cùng phải rút về New York.

Bất chấp xung đột vũ trang đã nổ ra, một số đại biểu dự Đại hội Lục địa vẫn phản đối ý tưởng ly khai hoàn toàn khỏi nước Anh. Vào tháng 7, Đại hội thông qua Lời thỉnh cầu Cành Ôliu (Olive Branch Petiton), cầu xin nhà vua ngăn chặn mọi hành động thù địch leo thang cho đến khi đạt được một thỏa thuận nào đó. Vua George bác bỏ; trái lại, ngày 23/8/1775 lại tuyên bố các thuộc địa đang gây ra tình trạng nổi loạn.

Nước Anh hy vọng các thuộc địa miền Nam vẫn trung thành, một phần là vì họ phải dựa vào chế độ nô lệ. Nhiều người ở các thuộc địa miền Nam sợ rằng cuộc khởi nghĩa chống lại mẫu quốc có thể cũng sẽ châm ngòi cho một cuộc khởi nghĩa của nô lệ. Tháng 11/1775, Dunmore, Thống sứ bang Virginia, đã cố lợi dụng nỗi lo sợ đó bằng cách trao tự do cho tất cả những nô lệ sẽ chiến đấu vì người Anh. Tuy nhiên, tuyên bố của Dunmore khiến cho nhiều người Virginia lẽ ra trước đây vẫn là bảo hoàng thì nay lại đứng về phía quân nổi loạn.

Thống sứ bang Bắc Carolina, Josiah Martin, cũng kêu gọi người dân Bắc Carolina trung thành với nhà vua. Khi 1500 quân đáp lại lời kêu gọi của Martin thì họ liền bị quân đội cách mạng đánh bại trước khi quân đội Anh có thể tới cứu giúp.

Tàu chiến Anh tiếp tục tiến xuống bờ biển Charleston, bang Nam Carolina và nã pháo vào thành phố vào đầu tháng 6/1776. Nhưng người dân Nam Carolina đã có thời gian chuẩn bị và họ đã đánh bật được quân Anh khỏi khu vực đó vào cuối tháng 6. Hai năm sau, những chiếc tàu chiến Anh vẫn không dám quay trở lại.

LƯƠNG TRI VÀ ĐỘC LẬP

Tháng 1/1776, Thomas Paine, một lý thuyết gia chính trị và nhà văn cấp tiến từ nước Anh đến Mỹ năm 1774, đã ấn hành cuốn sách dày 50 trang mang tựa đề “Lương tri”. Trong vòng ba tháng, 100.000 bản của cuốn sách này đã bán hết. Paine đã tấn công tư tưởng quân chủ cha truyền con nối. Ông nêu rõ một con người trung thực sẽ có giá trị đối với xã hội nhiều hơn tất cả phường lưu manh vô lại núp bóng triều đình đã từng sống trên cõi đời này. Ông cũng đưa ra những giải pháp thay thế – hoặc là tiếp tục cam chịu cúi đầu trước tên vua tàn bạo và một chính phủ mục ruỗng, hoặc là tự do và hạnh phúc với tư cách là một nền cộng hòa độc lập, tự chủ. Được phổ biến ở khắp các thuộc địa, “Lương tri” đã tiếp thêm sức mạnh cho quyết tâm ly khai.

Tuy nhiên, nhiệm vụ kêu gọi từng thuộc địa thông qua tuyên ngôn chính thức vẫn còn đó. Ngày 7/6, Richard Henry Lee người bang Virginia đã trình bày một nghị quyết tại Đại hội Lục địa lần thứ hai, tuyên bố rằng những thuộc địa hợp nhất này được, và có quyền phải được trở thành những quốc gia tự do và độc lập… Ngay lập tức một ủy ban năm người do Thomas Jefferson người bang Virginia đứng đầu đã được phân công nhiệm vụ soạn thảo một tuyên ngôn để bỏ phiếu thông qua.

Phần lớn tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập được thông qua ngày 4/7/1776 của Jefferson không chỉ tuyên bố sự ra đời của một quốc gia mới mà còn trình bày một triết lý về tự do của con người. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới. Mặc dù bản Tuyên ngôn Độc lập đã tiếp thu triết lý khai sáng của phong trào Khai sáng ở Anh và Pháp song một văn kiện quan trọng cũng có một ảnh hưởng đặc biệt to lớn: Chuyên luận thứ hai về chính phủ của John Locke. John Locke đã tiếp thu những khái niệm về quyền vốn đã có từ lâu của người Anh và phổ biến chúng thành quyền tự nhiên của toàn nhân loại. Đoạn mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập đã nhắc lại khế ước xã hội của Locke về cai trị:

Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ.

Jefferson đã trực tiếp liên hệ những nguyên lý của Locke với tình hình ở các thuộc địa. Đấu tranh giành độc lập cho nước Mỹ là đấu tranh để xây dựng một chính phủ theo sự chấp thuận của nhân dân thay thế cho một chính phủ của một ông vua đã cùng với một số thế lực khác buộc chúng ta phải tuân theo quyền tài phán xa lạ với hiến pháp của chúng ta và không được luật pháp của chúng ta công nhận…. Chỉ có một chính phủ dựa trên sự tán thành của dân chúng mới có thể bảo vệ được mọi quyền tự nhiên – quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Như vậy, tranh đấu vì nền độc lập của nước Mỹ là tranh đấu vì quyền tự nhiên của mỗi con người.

 

NHỮNG THẤT BẠI VÀ NHỮNG THẮNG LỢI

Mặc dù người Mỹ đã lâm vào thoái trào nghiêm trọng trong nhiều tháng sau khi tuyên bố độc lập, song tính bền bỉ và lòng kiên trì của họ cuối cùng đã được đền đáp. Tháng 8/1776, trong trận chiến Long Island tại New York, Washington trở nên khó có thể trụ vững, và vì vậy ông đã cùng binh lính rút lui rất khéo léo trên những con thuyền nhỏ từ Brooklyn đến bờ biển Manhattan. Tướng Anh William Howe đã hai lần chần chừ và để mặc quân Mỹ bỏ chạy. Tuy nhiên cho đến tháng 11, Howe đã chiếm được Pháo đài Washington trên đảo Manhattan. Thành phố New York đã nằm trong tầm kiểm soát của quân Anh cho tới khi chiến tranh kết thúc.

Tháng 12 năm đó, các lực lượng của Washington đã gần như tan rã vì không có viện binh và cứu trợ như đã hứa hẹn. Một lần nữa, Howe lại bỏ qua cơ hội đánh bại hoàn toàn quân Mỹ với quyết định chờ đến tận mùa xuân mới tiếp tục chiến đấu. Đúng ngày Giáng sinh 25/12/1776, Washington đã vượt sông Delaware phía bắc Trenton, bang New Jersey. Tờ mờ sáng ngày 26/12, các chiến binh của ông bất ngờ tấn công đơn vị đồn trú của quân Anh ở đó, bắt sống hơn 900 tù binh. Một tuần sau, ngày 3/1/1777, Washington tấn công quân Anh ở Princeton, chiếm lại hầu hết lãnh thổ mà quân Anh đã chính thức chiếm đóng. Những thắng lợi ở Trenton và Princeton đã lấy lại tinh thần phấn chấn của quân Mỹ.

Tuy nhiên, đến tháng 9/1777, Howe đã đánh bại quân Mỹ tại Brandywine ở bang Pennsylvania, chiếm Philadelphia và buộc Đại hội Lục địa phải bỏ chạy. Washington đã phải trải qua một mùa đông lạnh cắt da cắt thịt năm 1777-1778 ở Thung lũng Forge, bang Pennsylvania, thiếu thực phẩm, quần áo và quân dụng. Nông dân và lái buôn đã đổi hàng lấy để lấy vàng và bạc từ người Anh chứ không lấy loại tiền giấy không đáng tin cậy do Đại hội Lục địa và các bang phát hành.

Thung lũng Forge là điểm thoái trào tồi tệ nhất đối với quân đội lục địa của Washington, nhưng ở nhiều nơi khác trong năm 1777 đã xuất hiện một bước ngoặt của cuộc chiến. Tướng Anh John Burgoyne, chuyển quân từ Canada sang phía Nam, đã âm mưu chiếm New York và New England qua hồ Champlain và sông Hudson. Thật không may, ông có quá nhiều đồ quân trang nặng nề đến nỗi không thể vượt qua được vùng đầm lầy và rừng rậm. Ngày 6/8, tại Oriskany, bang New York, một nhóm Bảo hoàng và thổ dân da đỏ dưới sự chỉ huy của Burgoyne đã đụng độ với lực lượng cơ động của Mỹ đang tìm cách ngăn chặn bước tiến của họ. Một vài ngày sau tại Bennington, bang Vermont, ngày càng nhiều binh lính của Burgoyne khi đi tìm đồ quân nhu thiết yếu đã bị các chiến binh Mỹ đẩy lùi.

Chuyển sang phía Tây lưu vực sông Hudson, đội quân của Burgoyne đã tiến vào Albany. Những chiến binh Mỹ đã mai phục sẵn. Dưới sự chỉ huy của Benedict Arnold – người sau này đã phản bội quân Mỹ ở West Point, bang New York – các chiến binh Mỹ đã hai lần đẩy lùi bước tiến của quân Anh. Lần này bị tổn thất nặng nề, Burgoyne phải rút về Saratoga, New York nơi lực lượng hùng hậu hơn nhiều của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Horatio Gates đã bao vây quân Anh. Ngày 17/10/1777, Burgoyne đã đầu hàng toàn bộ – bao gồm sáu vị tướng, 300 sỹ quan và 5.500 lính.

LIÊN MINH PHÁP-MỸ

Ở Pháp, tinh thần ủng hộ sự nghiệp cách mạng của người Mỹ ngày càng dâng cao: bản thân giới trí thức Pháp đang khuấy động phong trào chống chế độ phong kiến và đặc quyền trong xã hội. Tuy nhiên, nhà vua lại ủng hộ các thuộc địa vì lý do địa chính trị hơn là vì lý do hệ tư tưởng. Chính phủ Pháp đã rất muốn trả thù Anh ngay sau khi họ bị bại trận năm 1763. Để nêu cao ngọn cờ cách mạng Mỹ, Benjamin Franklin đã được cử sang Paris năm 1776. Sự thông minh, tài trí và am hiểu của ông đã khiến sự hiện diện của phái đoàn do Benjamin dẫn đầu thành sự kiện đáng chú ý ở thủ đô của Pháp, đồng thời những phẩm chất ấy đã đóng vai trò quan trọng trong việc tranh thủ sự ủng hộ của Pháp.

Pháp bắt đầu viện trợ cho các thuộc địa từ tháng 5/1776 bằng cách cử 14 tàu chở các quân nhu phẩm sang Mỹ. Trên thực tế, hầu hết số thuốc súng do quân đội Mỹ sử dụng có nguồn gốc từ Pháp. Sau thất bại của quân Anh ở Saratoga, Pháp đã thấy có cơ hội làm suy yếu kẻ thù truyền kiếp và lấy lại thế cân bằng lực lượng vốn đã bị mất đi trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (hay còn gọi cuộc Chiến tranh Pháp và người da đỏ). Ngày 6/2/1778, Mỹ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và Thương mại, trong đó Pháp công nhận và dành những ưu đãi thương mại cho Mỹ. Hai nước cũng ký Hiệp ước Liên minh, quy định rằng nếu Pháp tham chiến thì không nước nào được hạ vũ khí chừng nào tất cả các thuộc địa Mỹ vẫn chưa giành độc lập, rằng không nước nào được ký kết hòa ước với Anh nếu không có sự chấp thuận của nước kia, và rằng mỗi nước phải bảo đảm tài sản của phía bên kia ở Mỹ. Tính đến năm 1949 thì đây là hiệp ước phòng thủ song phương duy nhất mà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc các thuộc địa trước đó đã từng ký kết.

Liên minh Pháp – Mỹ chẳng bao lâu sau đã mở rộng cuộc xung đột. Tháng 6/1778, tàu chiến Anh đã bắn vào tàu của Pháp và hai quốc gia đã giao chiến. Năm 1779, do hy vọng giành lại được những phần lãnh thổ bị nước Anh chiếm trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, Tây Ban Nha đã bắt đầu tham gia và đứng về phía Pháp trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, Tây Ban Nha lại không là đồng minh của Mỹ. Năm 1780, Anh tuyên chiến với Hà Lan vì đã tiếp tục buôn bán với Mỹ. Sự gắn kết giữa các cường quốc châu Âu mà đứng đầu là nước Pháp đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm với nước Anh hơn nhiều so với hiểm họa từ các thuộc địa riêng rẽ ở Mỹ.

QUÂN ANH NAM TIẾN

Sau khi người Pháp đã can dự, quân Anh liền tăng cường những nỗ lực của họ ở các thuộc địa miền Nam bởi họ vẫn tin rằng phần lớn dân miền Nam là những người Bảo hoàng. Một cuộc tiến công đã diễn ra vào cuối năm 1778, bắt đầu bằng việc chiếm giữ Savannah, bang Georgia. Chẳng bao lâu sau, bộ binh và hải quân Anh cùng tiến về Charleston, bang Nam Carolina, hải cảng chính ở miền Nam. Họ cũng tìm cách dồn các lực lượng của Mỹ trên bán đảo Charleston. Ngày 12/5/1780, Tướng Benjamin Lincoln đã dâng nộp toàn bộ thành phố cùng 5.000 binh sỹ. Đây là thất bại lớn nhất của quân Mỹ trong chiến tranh.

Nhưng tình thế bị đảo ngược như vậy chỉ khích lệ tinh thần những phiến quân mà thôi. Binh lính Nam Carolina đã bắt đầu sục sạo khắp vùng nông thôn và tấn công các đường tiếp viện của quân Anh. Trong tháng 7, Tướng Mỹ Horatio Gates – trước đây đã từng tập hợp lực lượng dự bị gồm dân quân chưa được huấn luyện – đã tiến quân tới Camden, bang Nam Carolina để đối phó với lực lượng của Anh do Tướng Charles Cornwallis chỉ huy. Tuy nhiên, những binh sỹ chưa từng được huấn luyện đã hoảng sợ và bỏ chạy khi phải đối mặt với lính chính quy của Anh. Binh lính của Cornwallis đã chạm trán với quân Mỹ nhiều lần nữa, nhưng trận đánh quan trọng nhất đã diễn ra ở Cowpens, bang Nam Carolina đầu năm 1781. Chính tại đây, quân Mỹ đã chiến thắng thật vẻ vang trước quân đội Anh. Sau cuộc truy đuổi đến kiệt sức nhưng không có kết quả qua bang Nam Carolina, Cornwallis đã hạ quyết tâm chiếm bằng được bang Virginia.

THẮNG LỢI VÀ NỀN ĐỘC LẬP

Tháng 7/1780, vua Pháp Louis XVI đã cử tới Mỹ đội quân viễn chinh gồm 6.000 người dưới sự chỉ huy của Bá tước Jean de Rochambeau. Ngoài ra, hạm đội Pháp đã quấy rối việc vận tải biển của Anh và ngăn cản việc chi viện và các nguồn cung cấp của quân đội Anh ở bang Virginia. Lực lượng bộ binh và hải quân của Pháp và Mỹ với tổng số 18.000 người có sức mạnh ngang bằng với binh lực của Cornwallis trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Cuối cùng, ngày 19/9/1781, sau khi bị mắc bẫy ở Yorktown gần cửa biển Vịnh Chesapeake, Cornwallis đã phải dâng nộp toàn bộ đội quân gồm 8.000 lính Anh.

Mặc dù thất bại của Cornwallis đã không chấm dứt chiến tranh ngay lập tức – cuộc chiến tranh còn kéo dài dai dẳng thêm gần hai năm nữa – song tân chính phủ của Anh đã quyết định hòa đàm ở Paris đầu năm 1782. Đại điện của phía Mỹ là Benjamin Franklin, John Adams và John Jay. Ngày 15/4/1783, Đại hội Lục địa đã thông qua hiệp ước cuối cùng. Hòa ước Paris được ký ngày 3/9 đã thừa nhận nền độc lập, tự do và chủ quyền của 13 thuộc địa cũ, nay là các tiểu bang. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới ra đời có biên giới kéo dài về phía Tây đến tận lưu vực sông Mississippi, về phía Bắc đến tận Canada và về phía Nam đến tận Florida – vùng đất đã được trả lại cho Tây Ban Nha. Các thuộc địa còn non nớt mà Richard Henry Lee từng nói tới hơn bảy năm trước cuối cùng đã trở thành các tiểu bang tự do và độc lập. Song nhiệm vụ gắn kết các tiểu bang thành một dân tộc vẫn còn đó.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG MỸ

Cách mạng Mỹ có ý nghĩa quan trọng không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới lục địa Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng đã thu hút sự chú ý của chính giới khắp châu Âu. Những nhân vật trứ danh theo chủ nghĩa lý tưởng như Thaddeus Kosciusko, Friedrich von Steuben, và Marquis de Lafayette đã cùng nhau khẳng định tư tưởng tự do mà họ hy vọng sẽ được lan tỏa tới các quốc gia của họ. Thành công của cuộc cách mạng đã tạo chỗ dựa vững chắc cho khái niệm quyền tự nhiên khắp thế giới phương Tây và càng thể hiện rõ hơn những lời phê phán của những người theo chủ nghĩa duy lý trong thời kỳ Khai sáng về mô hình cổ điển dựa trên chế độ quân chủ cha truyền con nối và giáo hội. Trên thực tế, Cách mạng Mỹ là phát súng báo hiệu cuộc Cách mạng Pháp, nhưng lại không có tính chất bạo lực và bạo loạn như cuộc Cách mạng Pháp bởi lẽ nó diễn ra ở một xã hội vốn đã rất tự do.

Những tư tưởng cách mạng đã được thể hiện rõ ràng nhất qua chiến thắng áp đảo của triết thuyết khế ước xã hội /quyền tự nhiên của John Locke. Diễn ra thật đúng lúc, tính chất của cuộc cách mạng này còn bác bỏ thật nhanh chóng tầm quan trọng của đạo Tin Lành phái Can-vanh bất mãn. Từ những người hành hương đến những tín đồ Thanh giáo đều ủng hộ những lý tưởng của khế ước xã hội và cộng đồng tự trị. Những học giả ủng hộ triết thuyết của John Locke và giới tăng lữ Tin Lành đều là lực lượng cổ xúy những tư tưởng tự do chủ nghĩa vốn đã rất phát triển ở các thuộc địa Bắc Mỹ thuộc Anh.

Các học giả cũng lập luận rằng tư tưởng cộng hòa cũng đã góp phần làm nên cuộc cách mạng này. Họ cho rằng tư tưởng cộng hòa không phủ nhận sự tồn tại của quyền tự nhiên mà đặt những quyền này dưới niềm tin cho rằng cần phải có một nhà nước cộng hòa tự do để duy trì trách nhiệm cộng đồng và dung dưỡng tính chất tự đào thải trong các nhà lãnh đạo của họ. Trái lại, việc đề cao quyền cá nhân, thậm chí cả mưu cầu hạnh phúc cá nhân, dường như là quá ích kỷ. Có một thời tư tưởng cộng hòa đã đe dọa gạt bỏ các quyền tự nhiên với tư cách là chủ đề lớn của cuộc cách mạng. Tuy vậy, hầu hết các sử gia ngày nay lại thừa nhận sự khác biệt như vậy đã bị đề cao quá mức. Hầu hết mọi cá nhân đều nghĩ như vậy trong thế kỷ XVIII và thấy rằng hai tư tưởng khác nhau này cũng chỉ như hai mặt của một đồng xu trí tuệ mà thôi.

Cách mạng thường gắn liền với những đảo lộn và bạo lực trong xã hội trên quy mô lớn. Nếu theo những tiêu chí như vậy thì Cách mạng Mỹ tương đối ôn hòa. Khoảng 100.000 nhân vật bảo hoàng đã rời bỏ Hợp chủng quốc mới được thành lập. Vài ngàn người thuộc giới tinh túy trước đây đã bị tịch thu tài sản và trục xuất. Nhiều người khác là dân thường trung thành với nhà vua. Phần lớn trong số họ đã lưu vong một cách tự nguyện. Cuộc cách mạng không mở ra và thúc đẩy tự do nhiều hơn ở một xã hội vốn đã tự do. Ở bang New York và hai bang Carolina, bất động sản lớn của những kẻ bảo hoàng đã bị chia cho nông dân nghèo. Những giả thuyết của tư tưởng tự do đã trở thành chuẩn mực chính thống trong văn hóa chính trị Mỹ – cho dù là thể hiện ở việc bãi bỏ giáo hội Anh, nguyên tắc bầu chọn giới chức hành pháp của tiểu bang và quốc gia, hay việc phổ biến rộng rãi tư tưởng tự do cá nhân. Song cơ cấu xã hội hầu như không thay đổi. Cho dù có cách mạng hay không thì hầu hết người dân vẫn được đảm bảo an toàn trong cuộc sống, quyền tự do và sở hữu của riêng họ.

 “Cuộc Cách mạng đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Cách mạng đã nằm trong trái tim và khối óc của nhân dân”.
Cựu Tổng thống John Adams, 1818

Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng chế độ tự trị. Trong thập niên 1760, tổng số dân của họ đã vượt 1.500.000 người – tăng sáu lần kể từ năm 1700. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia.

MỘT HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA MỚI

Sau cuộc chiến tranh với Pháp, Luân Đôn thấy cần phải xây dựng một mô hình đế quốc mới mang tính chất tập quyền nhiều hơn, chia sẻ những chi phí vận hành của đế chế bình đẳng hơn và đảm bảo lợi ích của cả cộng đồng người Canada gốc Pháp và thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Trái lại, tất cả các thuộc địa vốn từ lâu đã quen được hưởng độc lập giờ đây lại hy vọng được tự do nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Do mối đe dọa từ Pháp đã bị loại bỏ nên họ cảm thấy ít cần sự hiện diện quá mạnh của người Anh tại đây. Trong khi đó hoàng gia và Quốc hội thiếu nhạy bén ở bên kia Đại Tây Dương đã tự thấy họ phải cạnh tranh với những người đi khai hoang vốn đã quen với mô hình tự trị và không chịu được tình trạng can thiệp.

Việc tổ chức quản lý Canada và thung lũng Ohio đòi hỏi phải có những chính sách không được làm cho người Pháp và thổ dân da đỏ xa lánh. Nhưng ở đây Luân Đôn lại đi ngược lại lợi ích cơ bản của các thuộc địa. Do dân số tăng nhanh và nhu cầu đất đai định cư ngày càng lớn nên các thuộc địa đã đòi quyền mở rộng cương vực về phía Tây châu thổ sông Mississippi.

Lo sợ sẽ xảy ra hàng loạt các cuộc chiến với thổ dân da đỏ, Chính phủ Anh khẳng định việc mở rộng đất đai cho các thuộc địa cần được thực hiện theo từng bước. Việc hạn chế đi lại cũng là một phương cách bảo đảm sự kiểm soát của Hoàng gia đối với các khu định cư hiện có trước khi cho phép họ lập những khu định cư mới. Tuyên bố của Hoàng gia vào năm 1763 đã chuyển tất cả lãnh thổ phía tây nằm giữa dãy Allegheny, bang Florida, sông Mississippy và Quebec cho thổ dân da đỏ sử dụng. Như vậy, Hoàng gia đã cố bác bỏ yêu cầu mở rộng cương vực sang phía Tây của 13 thuộc địa và chấm dứt phong trào khai hoang sang phía Tây. Tuy tuyên bố đó chưa bao giờ được thực thi, song theo nhiều người đi khai hoang, quy định này lại là một bằng chứng rõ ràng về thái độ xem thường quyền được chiếm và định cư ở những vùng đất miền Tây của họ.

Hậu quả nghiêm trọng hơn của quy định này là chính sách thu ngân sách mới của Chính phủ Anh. Luân Đôn cần có nhiều tiền hơn để hỗ trợ đế chế ngày càng lớn mạnh của họ, đồng thời họ đang vấp phải sự bất mãn ngày càng lớn của những người dân nộp thuế trong nước. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua những loại thuế mới do Quốc hội áp đặt, song lại làm tổn hại lợi ích của các chính quyền tự trị của thuộc địa.

Bước đầu tiên là sự thay thế Đạo luật Mật đường năm 1733, vốn đã đặt ra mức thuế cắt cổ đối với rượu vang và mật đường nhập khẩu từ mọi khu vực nằm ngoài nước Anh, bằng Đạo luật Đường năm 1764. Đạo luật này cấm nhập khẩu rượu rum; áp mức thuế tương đối với mật đường nhập từ tất cả mọi nơi, đánh thuế rượu vang, lụa, cà phê và nhiều mặt hàng xa xỉ khác. Người ta hy vọng việc giảm thuế mật đường sẽ làm giảm động cơ buôn lậu mật từ miền Tây ấn thuộc Hà Lan và Pháp để phục vụ các lò cất rượu rum ở vùng New England. Chính phủ Anh ra sức thực hiện Đạo luật Đường. Các quan chức hải quan cũng được lệnh tăng cường hiệu quả làm việc. Các tàu chiến của Anh ở vùng lãnh hải của Hoa Kỳ cũng được lệnh bắt giữ buôn lậu. Nhà vua cũng ban hành các sắc lệnh cho phép các sỹ quan khám xét những khu vực bị tình nghi.

Cả thuế quan nhập khẩu theo quy định Đạo luật Đường và các biện pháp thực thi đạo luật này đều khiến các lái buôn ở vùng New England hoang mang. Họ cho rằng việc chi trả các khoản thuế, thậm chí ở mức thấp vẫn có thể khiến công việc kinh doanh của họ bị phá sản. Các lái buôn, các cơ quan lập pháp và các cuộc họp của thị chính đều phản đối đạo luật. Các luật sư ở thuộc địa đã phản đối với khẩu hiệu “đánh thuế không cần đại diện” để thuyết phục nhiều người Mỹ rằng họ đang bị chính mẫu quốc áp bức.

Cuối năm 1764, Quốc hội ban hành Đạo luật Tiền tệ nhằm ngăn chặn các loại tiền giấy kể từ nay được phát hành ở bất kỳ thuộc địa nào thuộc Hoàng gia không được trở thành đồng tiền hợp pháp. Do các thuộc địa luôn bị thâm hụt thương mại và thường xuyên thiếu ngoại tệ mạnh, nên biện pháp này đã gây thêm một gánh nặng nghiêm trọng cho nền kinh tế thuộc địa. Một đạo luật cũng bị thuộc địa phản đối tương tự là Đạo luật Hậu cần được thông qua năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp thực phẩm và doanh trại cho các đơn vị quân đội Hoàng gia.

ĐẠO LUẬT THUẾ TEM

Một phương pháp đánh thuế không cần đại diện đã làm bùng lên sự phản kháng có tổ chức lớn nhất là Đạo luật Thuế tem (Stamp Act). Đạo luật này quy định tất cả báo chí, biểu ngữ, sách nhỏ, giấy môn bài, hợp đồng thuê mướn và các loại văn bản pháp luật khác đều bị dán tem để đánh thuế. Số tiền do hải quan Mỹ thu được sẽ được sử dụng cho phòng thủ, bảo vệ và duy trì an ninh cho các thuộc địa.

Được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người bất kể ngành, nghề kinh doanh, Đạo luật Thuế tem đã khiến những nhóm hùng mạnh và có tiếng nói nhất trong cộng đồng dân cư Mỹ có thái độ thù nghịch: các nhà báo, luật sư, tăng lữ, lái buôn và các doanh nhân ở cả miền Bắc và miền Nam, miền Đông và miền Tây. Các lái buôn có thế lực nhất đã tập hợp lực lượng để phản kháng và lập ra những hiệp hội phi nhập khẩu.

Thương mại với mẫu quốc đã sụt giảm vào mùa hè năm 1765 vì những nhân vật có uy thế đã tụ hợp thành nhóm những người con của tự do- những tổ chức bí mật được thành lập để phản đối Đạo luật Thuế tem, thường là bằng các biện pháp bạo lực. Từ bang Massachusetts tới bang Nam Carolina, những đám đông buộc những viên chức thuế tội nghiệp phải thôi việc, đồng thời đập tan những con tem đánh thuế. Phong trào phản kháng của du kích cũng đã vô hiệu hóa được Đạo luật này.

Được đại biểu Patrick Henry khích lệ, Quốc hội bang Virginia đã thông qua một loạt nghị quyết vào tháng 5 lên án việc đánh thuế không cần đại diện là một sự đe dọa đối với các quyền tự do của thuộc địa. Quốc hội cũng tuyên bố người dân Virginia có mọi quyền như người Anh, và do vậy chỉ có các đại biểu do họ bầu chọn mới có quyền áp thuế. Hội đồng Lập pháp bang Massachusetts đã mời tất cả các thuộc địa cử đại biểu tới dự Đại hội Thuế tem ở New York tổ chức vào tháng 10/1765 để xem xét những lời kêu gọi Hoàng gia và Quốc hội Anh giảm thuế. 27 đại biểu từ chín thuộc địa nhân cơ hội này đã tranh thủ dư luận ở thuộc địa. Sau nhiều cuộc tranh cãi, Đại hội đã thông qua một loạt nghị quyết khẳng định không có loại thuế nào đã từng hay có thể được áp lên họ, ngoại trừ bởi cơ quan lập pháp của riêng họ và Thuế tem đã thể hiện rõ ràng xu hướng bãi bỏ mọi quyền và tự do của những người đi khai hoang.

 

ĐÁNH THUẾ KHÔNG CẦN ĐẠI DIỆN

Câu hỏi được nêu ra như vậy chỉ xoay quanh vấn đề đại diện. Những người đi khai hoang tin rằng họ sẽ không được đại diện trong Quốc hội trừ phi họ thực sự bầu ra các Thượng nghị sỹ. Nhưng ý tưởng này trái ngược với nguyên tắc của người Anh về đại diện thực tế, theo đó mỗi đại biểu Quốc hội đều đại diện cho lợi ích của cả nước và của cả đế chế – ngay cả khi khu vực cử tri của vị đại biểu đó chỉ bao gồm một số rất ít chủ sở hữu tài sản. Lý thuyết này cho rằng tất cả thần dân Anh đều có chung lợi ích như nhau với tư cách là người sở hữu tài sản khi bầu các đại biểu Quốc hội.

Các nhà lãnh đạo Mỹ lại lập luận rằng họ chỉ có quan hệ hợp pháp duy nhất với Hoàng gia. Chính nhà vua đã cho phép thiết lập các thuộc địa bên kia đại dương và chính nhà vua đã cung cấp cho họ bộ máy chính quyền. Họ khẳng định rằng nhà vua vừa là người trị vì nước Anh vừa trị vì tất cả các thuộc địa, song họ quả quyết Quốc hội Anh có quyền ban hành các sắc luật cho thuộc địa thì cơ quan lập pháp của thuộc địa cũng có quyền ban hành luật pháp cho nước Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc đấu tranh của họ với vua George đệ Tam cũng quyết liệt không kém so với Quốc hội. Các phe phái câu kết với Hoàng gia nhìn chung kiểm soát Quốc hội và thể hiện quyết tâm của nhà vua muốn duy trì chế độ quân chủ hùng mạnh.

Quốc hội Anh bác bỏ lập luận của thuộc địa. Tuy nhiên, các lái buôn người Anh do đánh giá được tác động của phong trào tẩy chay ở Mỹ nên đã ủng hộ phong trào đòi hủy bỏ luật. Năm 1766, Quốc hội đã lùi bước, bãi bỏ Thuế tem và sửa đổi Đạo luật Đường. Tuy nhiên, để xoa dịu những người ủng hộ chế độ trung ương tập quyền đối với các thuộc địa, Quốc hội thực hiện các biện pháp nêu trên, đồng thời thông qua Đạo luật Tuyên bố quyền lập pháp, khẳng định Quốc hội đều có quyền ban hành pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các thuộc địa trong bất luận mọi trường hợp. Các thuộc địa chỉ được tạm thời miễn thi hành trong trường hợp sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng.

CÁC ĐẠO LUẬT TOWNSHEND

Năm 1767 đã chứng kiến hàng loạt các biện pháp khác chứa đựng những nhân tố gây mâu thuẫn. Charles Townshend, Bộ trưởng Tài chính Anh đã cố xây dựng một chương trình tài khóa mới sau khi liên tục có sự phản đối tình trạng sưu cao, thuế nặng ở trong nước. Với ý định giảm thuế cho người Anh bằng cách thu thuế triệt để hơn vào ngành thương mại của Mỹ, Charles Townshend đã xiết chặt quản lý thuế quan, đồng thời áp đặt thuế nhập khẩu đối với các thuộc địa khi nhập các các mặt hàng của Anh như giấy, thủy tinh, chì và chè. Các Đạo luật Townshend được đưa ra với lập luận cho rằng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu của các thuộc địa là hợp pháp nhưng loại thuế trong nước (như Thuế tem) lại không hợp pháp.

Các Đạo luật Townshend được ban hành để gia tăng nguồn thu, một phần là để lo cho các quan chức ở thuộc địa và duy trì lực lượng quân đội Anh tại Mỹ. Trước tình hình đó, luật sư Philadelphia là John Dickinson trong tác phẩm Những bức thư của một chủ trại xứ Pennsylvania đã lập luận rằng Quốc hội có quyền kiểm soát thương mại của đế chế nhưng không có quyền đánh thuế các thuộc địa, cho dù các khoản thuế quan đó đánh vào hàng trong nước hay nước ngoài.

Tình trạng phản đối việc thông qua các sắc thuế Townshend ít mang tính bạo lực hơn so với cơn thịnh nộ của dân chúng đối với Thuế tem. Tuy vậy, nó vẫn mạnh mẽ, đặc biệt ở các thành phố duyên hải miền Đông. Một lần nữa, các lái buôn lại thỏa thuận không nhập khẩu, đồng thời người dân buộc phải sử dụng các sản phẩm địa phương. Chẳng hạn, những người đi khai hoang giờ đây mặc quần áo dệt bằng sợi se tại nhà và dùng những đồ uống khác thay thế nước chè. Họ sử dụng giấy tự chế, còn nhà cửa thì không cần quét vôi. Ở Boston, việc thực thi các quy định mới đã châm ngòi cho bạo lực. Khi phòng thuế tìm cách thu thuế, họ đã bị quần chúng tấn công và đối xử thô bạo. Vì lý do vi phạm như vậy nên hai trung đoàn từ nước Anh đã được cử tới để bảo vệ nhân viên thuế vụ.

Sự hiện diện của quân lính Anh ở Boston đã trở thành nguyên nhân thường xuyên dẫn tới tình trạng rối loạn. Ngày 5/3/1770, mâu thuẫn giữa dân chúng với binh lính Anh lại bùng nổ thành bạo lực. Việc ném tuyết vô hại vào binh sỹ Anh lúc đầu giờ đây đã chuyển thành cuộc tấn công của đám đông hỗn độn. Một kẻ nào đó ra lệnh bắn. Khi khói súng tan đi, ba người dân Boston nằm chết trên tuyết. Được gọi là vụ thảm sát ở Boston, sự kiện này đã được mô tả là một bằng chứng về sự tàn nhẫn và bạo ngược của người Anh.

Phải đối mặt với tình trạng phản đối như vậy, năm 1770, Quốc hội đã quyết định rút lui chiến lược và hủy bỏ tất cả các luật thuế Townshend, ngoại trừ thuế đánh vào chè – một loại hàng xa xỉ ở thuộc địa chỉ rất ít người có điều kiện uống. Đối với hầu hết mọi người, quyết định của Quốc hội Anh chứng tỏ các thuộc địa đã giành được một sự nhượng bộ lớn và phong trào chống nước Anh phần lớn đã lắng xuống. Lệnh cấm vận của thuộc địa đối với chè Anh vẫn tiếp tục nhưng không được áp dụng một cách quá cứng nhắc. Đời sống ngày càng được cải thiện, do vậy phần lớn các nhà lãnh đạo thuộc địa đều sẵn sàng để tương lai muốn diễn ra như thế nào tùy ý.

SAMUEL ADAMS

Trong suốt ba năm yên lặng, một số ít những người cấp tiến vẫn ra sức dấy lên cuộc tranh luận. Họ thừa nhận việc trả thuế đồng nghĩa với việc chấp nhận nguyên tắc Quốc hội Anh cũng có quyền cai trị các thuộc địa. Họ lo sợ đến một lúc nào đó trong tương lai, nguyên tắc cai trị qua nghị trường có thể sẽ được áp dụng và làm tổn hại tới tất cả các quyền tự do của các thuộc địa.

Vị thủ lĩnh tích cực nhất trong số những người cấp tiến là Samuel Adams ở bang Massachusetts. Ông đã chiến đấu không mệt mỏi duy nhất chỉ vì một mục đích: độc lập. Kể từ khi tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1743, Adams là công chức trải qua nhiều chức vụ – thanh tra các ống khói, nhân viên thu thuế và người điều khiển các phiên họp ở tòa thị chính. Tuy luôn thất bại trong kinh doanh nhưng ông là người nhạy bén và rất giỏi về chính trị. Các cuộc họp của Tòa thị chính New England là mảnh đất dung nạp tài năng của ông.

Adams mong muốn giải phóng con người thoát khỏi nỗi kinh sợ trước những kẻ đầy quyền uy về xã hội và chính trị, giúp họ nhận thấy sức mạnh và tầm quan trọng của chính mình và từ đó thôi thúc họ hành động. Để đạt được những mục tiêu này, ông đã viết báo và đăng đàn tại các cuộc họp ở tòa thị chính, khởi xướng những nghị quyết kêu gọi người dân xứ thuộc địa đề cao dân chủ.

Năm 1772, ông thuyết phục cuộc họp của tòa thị chính Boston bầu ra ủy ban quan hệ thư từ để nêu rõ mọi quyền và nỗi bất bình của người dân thuộc địa. ủy ban đã phản đối quyết định của người Anh sử dụng nguồn thu thuế để trả lương cho thẩm phán. Họ lo ngại thu nhập của các thẩm phán sẽ không còn phụ thuộc vào cơ quan lập pháp nữa, do đó các thẩm phán sẽ không còn trách nhiệm với cơ quan này. Đây chính là căn nguyên thúc đẩy một hình thức chính phủ chuyên quyền xuất hiện. ủy ban cũng trao đổi với các thị trấn khác về vấn đề này và đề nghị họ phúc đáp. Các ủy ban đã được thành lập gần như ở tất cả các thuộc địa và chính họ đã trở thành nòng cốt của các tổ chức cách mạng tích cực. Dẫu vậy, Adams vẫn chưa có đủ nhiên liệu thổi bùng lên đám cháy.

“BỮA TIỆC TRÀ BOSTON”

Tuy nhiên, vào năm 1773, nước Anh đã gây ra một sự kiện khiến Adams và đồng minh của ông thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng. Công ty Đông Ấn hùng mạnh lâm vào tình trạng bi đát về tài chính đã cầu viện Chính phủ Anh cho phép công ty được độc quyền xuất khẩu chè sang thuộc địa. Chính phủ cũng cho phép Công ty Đông Ấn trực tiếp phân phối chè cho những người bán lẻ chứ không thông qua các nhà bán buôn thuộc địa. Đến thời điểm đó, hầu hết số lượng chè tiêu thụ ở Mỹ đều được nhập khẩu trái phép và hoàn toàn không chịu thuế. Với việc bán chè thông qua các đại lý riêng với giá thấp hơn giá thông thường, Công ty Đông Ấn đã khiến cho việc buôn lậu trở nên không có lãi và gây nguy cơ đánh bại tất cả các lái buôn độc lập ở thuộc địa. Không chỉ tức giận vì thua lỗ trong buôn chè mà còn vì tình trạng độc quyền từ bên ngoài, các lái buôn thuộc địa đã liên kết với những người cấp tiến để kích động phong trào giành độc lập.

ở các hải cảng dọc theo Đại Tây Dương, đại lý của Công ty Đông Ấn bị ép phải từ bỏ công việc. Những lô chè mới chở đến hoặc bị trả lại nước Anh hoặc phải bốc dỡ vào kho ngay. Tuy nhiên, ở Boston, các nhân viên đại lý đã chống lại người dân thuộc địa. ỷ lại thế của viên thống sứ, họ đã chuẩn bị cho cập bến những lô hàng mới chở đến bằng tàu biển bất chấp sự phản đối. Đêm ngày 16/12/1773, một nhóm người cải trang thành người da đỏ Mohawk do Samuel Adams chỉ huy đã đột nhập lên ba chiếc tàu Anh đang buông neo và đổ các kiện chè xuống cảng Boston. Do không tin quyết tâm giữ vững nguyên tắc của người dân thuộc địa nên họ sợ rằng nếu chè được đem lên bờ, dân khai hoang cuối cùng có thể lại mua chè và trả thuế.

Vào lúc này, một cuộc khủng hoảng đang đặt ra với nước Anh. Công ty Đông Ấn đã thực thi theo luật do Quốc hội ban hành. Nếu việc phá hủy số chè đó không bị trừng phạt thì Quốc hội sẽ tự thừa nhận với thế giới họ không thể kiểm soát được thuộc địa. Dư luận chính thức ở nước Anh hầu như đều nhất trí lên án sự kiện Bữa tiệc trà Boston là hành động cố tình hủy hoại tài sản và ủng hộ các biện pháp hợp pháp buộc dân khai hoang nổi loạn phải tuân phục.

CÁC ĐẠO LUẬT CƯỠNG BỨC

Quốc hội đã đáp lại bằng các đạo luật mới mà người dân thuộc địa gọi là các đạo luật cưỡng bức hay độc đoán. Đầu tiên, Đạo luật Cảng Boston đã đóng cửa cảng Boston cho đến khi số chè đó được bồi thường đầy đủ. Hành động này đã khiến cả đời sống của cư dân thành phố bị lâm nguy, bởi lẽ việc ngăn Boston không giao thương bằng đường biển cũng đồng nghĩa với một thảm họa kinh tế. Các đạo luật khác hạn chế quyền lực của chính quyền địa phương và cấm tổ chức hầu hết các cuộc họp hội đồng thành phố nếu không được thống sứ chấp thuận. Đạo luật Hậu cần yêu cầu giới chức địa phương tìm chỗ ăn ở phù hợp cho binh lính Anh, kể cả nhà dân nếu cần thiết. Thay vì chỉ khuất phục và cô lập bang Massachusetts theo ý đồ ban đầu của Quốc hội, những đạo luật này lại tập hợp các thuộc địa khác để giúp đỡ cho bang Massachusetts. Đạo luật Quebec được thông qua gần như cùng lúc đã mở rộng địa giới phía Nam Quebec đến tận sông Ohio. Để phù hợp với các quy định trước đó của Pháp, đạo luật này cho phép xét xử không cần bồi thẩm đoàn, không thiết lập cơ quan lập pháp mang tính đại diện, đồng thời cho phép Cơ- đốc giáo hưởng quy chế bán chính thức. Phớt lờ những quy định nêu trong hiến chương trước đây, đạo luật này còn đe dọa chặn đứng việc mở rộng cương vực sang phía Bắc và Tây Bắc. Đạo luật này cũng thừa nhận các giáo phái Tin Lành đã xúc phạm Tòa thánh La-MÃ và có vị trí áp đảo ở tất cả mọi thuộc địa. Tuy không được thông qua như biện pháp trừng phạt, song Đạo luật Quebec cũng vẫn bị người Mỹ đánh đồng với các đạo luật cưỡng bức khác. Tất cả các đạo luật đó sau này bị người ta gọi là “Năm đạo luật không thể dung thứ”.

Theo đề nghị của Hội đồng Thị dân Virginia, đại diện các thuộc địa đã nhóm họp tại Philadelphia ngày 5/9/1774 để xem xét thực trạng đáng buồn hiện nay của các thuộc địa. Các đại biểu tham dự cuộc họp này – hay còn gọi Đại hội Lục địa lần thứ nhất – đã được bầu chọn qua đại hội nhân dân. Duy nhất bang Georgia không cử đại biểu tới dự, song tổng số 55 đại biểu đã đủ lớn để bảo đảm tính đa dạng quan điểm, đồng thời cũng đủ nhỏ để tổ chức cuộc tranh luận thực sự và hành động hiệu quả. Sự bất đồng ý kiến trong các thuộc địa đã gây ra tình huống tiến thoái lưỡng nan thật sự cho các đại biểu. Một mặt, họ sẽ phải thể hiện sự nhất trí mạnh mẽ để thuyết phục Chính phủ Anh nhượng bộ, nhưng mặt khác họ phải tránh để lộ bất kỳ tư tưởng cấp tiến hay tinh thần độc lập vốn có thể sẽ làm những người Mỹ chủ trương ôn hòa hơn cảm thấy lo sợ.

Một bài diễn văn thận trọng, kèm theo đó là một cam kết không tuân thủ các đạo luật cưỡng bức, đã kết thúc bằng việc thông qua một loạt nghị quyết khẳng định người dân thuộc địa có quyền sống, tự do và sở hữu, và các cơ quan lập pháp địa phương có quyền giải quyết tất cả mọi trường hợp đánh thuế và chính trị nội bộ. Tuy nhiên, quyết định quan trọng nhất của Đại hội là việc thành lập “Liên hiệp Lục địa nhằm khôi phục các biện pháp tẩy chay thương mại. Đại hội cũng xây dựng hệ thống các ủy ban điều tra hải quan, công bố tên những lái buôn vi phạm cam kết, tịch thu hàng hóa nhập khẩu của họ, khuyến khích tiết kiệm, phát triển kinh tế và công nghiệp.

Liên hiệp Lục địa ngay lập tức đã đảm nhận vai trò lãnh đạo ở các thuộc địa, khuyến khích các tổ chức mới ở địa phương xóa bỏ những quyền hành của hoàng gia còn sót lại. Dưới sự chèo lái của những nhà lãnh đạo ủng hộ độc lập, họ đã tranh thủ được sự ủng hộ không chỉ của những tầng lớp nghèo hơn mà cả những người thuộc tầng lớp trí thức (đặc biệt là các luật sư), hầu hết các chủ đồn điền ở thuộc địa miền Nam và một số lái buôn. Họ lôi kéo những người còn do dự tham gia phong trào dân túy; trừng phạt những kẻ thù địch; bắt đầu tích lũy quân nhu phẩm và động viên binh sỹ; và hướng dư luận thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng.

Nhiều người tuy phản đối việc người Anh xâm phạm các quyền của mình nhưng lại ủng hộ giải pháp thương thuyết và thỏa hiệp. Nhóm này gồm các sỹ quan do nhà vua bổ nhiệm, tín đồ Quaker và tín đồ các giáo phái phản đối sử dụng bạo lực, nhiều lái buôn (đặc biệt ở các thuộc địa miền Trung), những nông dân bất mãn và những cư dân vùng giáp ranh biên giới các thuộc địa miền Nam.

Lẽ ra nhà vua đã có thể gây dựng được liên minh với đông đảo những phần tử ôn hòa, đồng thời cùng với những nhượng bộ đúng lúc, củng cố được vị thế của họ tới mức đội quân cách mạng sẽ khó có thể đối phó với lực lượng thù địch. Nhưng vua George đệ Tam đã không có ý định nhượng bộ. Tháng 9/1774, phớt lờ đơn thỉnh cầu của các tín đồ Quaker ở Philadelphia gửi tới, ông viết giờ đây ván đã đóng thuyền, các thuộc địa hoặc sẽ phải khuất phục hoặc họ sẽ chiến thắng. Động thái này đã cô lập phe Bảo hoàng đang rất lo sợ trước những diễn biến của các sự kiện diễn ra sau khi ban hành các đạo luật cưỡng bức.

CUỘC CÁCH MẠNG BẮT ĐẦU

Tướng Thomas Gage, một quý tộc người Anh rất tốt bụng, có vợ là người được sinh ra ở Mỹ, đã chỉ huy một đơn vị đồn trú ở Boston. Đây là khu vực các hoạt động chính trị đã gần như thay thế vị trí của thương mại. Nhiệm vụ chính của Gage ở các thuộc địa là đẩy mạnh việc thực thi các đạo luật cưỡng bức. Khi nhận được tin người dân ở thuộc địa Massachusetts đang thu gom thuốc súng và binh khí ở thành phố Concord cách đó 32 cây số, Gage liền gửi một nhóm quân tinh nhuệ đi tịch thu vũ khí.

Sau một đêm hành quân, đội quân người Anh đã tới làng Lexington ngày 19/4/1775 và nhìn thấy một nhóm gồm 77 du kích đằng đằng sát khí – gọi như vậy là vì họ luôn sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức – hiện ra trong lớp sương mù ban mai. Những du kích chỉ có ý định phản đối bằng cách giữ im lặng, nhưng thiếu tá hải quân John Pitcairn, chỉ huy nhóm binh lính Anh đã hét lên: “Giải tán ngay, lũ bạo loạn đáng nguyền rủa! Đồ chó, cút!”. Đại úy John Parker, người chỉ huy nhóm du kích, ra lệnh cho lính của ông không được nổ súng trừ phi họ bị bắn trước. Du kích người Mỹ đang rút lui thì ai đó đã nổ súng, tiếng súng đã khiến quân Anh bắn vào du kích quân. Sau đó lính Anh tấn công bằng lưỡi lê và để lại trên bãi chiến trường tám xác chết và 10 người bị thương. Theo cách nói của nhà thơ Ralph Waldo Emerson – tác giả những vần thơ vẫn thường được trích dẫn thì đó là tiếng súng vọng khắp hành tinh.

Sau đó quân Anh tiếp tục tiến vào Concord. Người Mỹ đã giấu hầu hết vũ khí, nhưng phá bỏ tất cả những gì còn sót lại. Trong lúc đó, các lực lượng quân sự của Mỹ ở nông thôn đã được điều động để quấy rối quân Anh trên đường họ rút về Boston. Trên tất cả mọi nẻo đường, từ sau những vách đá, triền đồi và những ngôi nhà, du kích quân từ tất cả các trang trại và ngôi làng ở Middlesex đã chĩa thẳng súng vào những chiếc áo khoác màu đỏ nhạt của đám binh lính Anh. Đến khi đội quân kiệt sức của Gage lê bước đến Boston thì họ đã có hơn 250 lính bị chết và bị thương. Phía quân du kích có 93 người hy sinh.

Đại hội Lục địa lần thứ hai đã khai mạc ở Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 10/5. Đại hội đã bỏ phiếu quyết định tham chiến, tuyển mộ du kích quân thuộc địa vào lực lượng quân đội lục địa. Đại hội đã cử Đại tá Geoge Washington ở bang Virginia làm Tổng Tư lệnh ngày 15/6. Chỉ trong hai ngày, quân Mỹ đã bị tổn thất nặng nề về người tại đồi Bunker ở ngay ngoại thành Boston. Đại hội cũng ra lệnh cho các đội quân viễn chinh Mỹ hành quân lên phía Bắc tới Canada trước mùa thu. Sau khi chiếm được Montreal họ đã thua trong trận đột kích mùa đông vào Quebec và cuối cùng phải rút về New York.

Bất chấp xung đột vũ trang đã nổ ra, một số đại biểu dự Đại hội Lục địa vẫn phản đối ý tưởng ly khai hoàn toàn khỏi nước Anh. Vào tháng 7, Đại hội thông qua Lời thỉnh cầu Cành Ôliu (Olive Branch Petiton), cầu xin nhà vua ngăn chặn mọi hành động thù địch leo thang cho đến khi đạt được một thỏa thuận nào đó. Vua George bác bỏ; trái lại, ngày 23/8/1775 lại tuyên bố các thuộc địa đang gây ra tình trạng nổi loạn.

Nước Anh hy vọng các thuộc địa miền Nam vẫn trung thành, một phần là vì họ phải dựa vào chế độ nô lệ. Nhiều người ở các thuộc địa miền Nam sợ rằng cuộc khởi nghĩa chống lại mẫu quốc có thể cũng sẽ châm ngòi cho một cuộc khởi nghĩa của nô lệ. Tháng 11/1775, Dunmore, Thống sứ bang Virginia, đã cố lợi dụng nỗi lo sợ đó bằng cách trao tự do cho tất cả những nô lệ sẽ chiến đấu vì người Anh. Tuy nhiên, tuyên bố của Dunmore khiến cho nhiều người Virginia lẽ ra trước đây vẫn là bảo hoàng thì nay lại đứng về phía quân nổi loạn.

Thống sứ bang Bắc Carolina, Josiah Martin, cũng kêu gọi người dân Bắc Carolina trung thành với nhà vua. Khi 1500 quân đáp lại lời kêu gọi của Martin thì họ liền bị quân đội cách mạng đánh bại trước khi quân đội Anh có thể tới cứu giúp.

Tàu chiến Anh tiếp tục tiến xuống bờ biển Charleston, bang Nam Carolina và nã pháo vào thành phố vào đầu tháng 6/1776. Nhưng người dân Nam Carolina đã có thời gian chuẩn bị và họ đã đánh bật được quân Anh khỏi khu vực đó vào cuối tháng 6. Hai năm sau, những chiếc tàu chiến Anh vẫn không dám quay trở lại.

LƯƠNG TRI VÀ ĐỘC LẬP

Tháng 1/1776, Thomas Paine, một lý thuyết gia chính trị và nhà văn cấp tiến từ nước Anh đến Mỹ năm 1774, đã ấn hành cuốn sách dày 50 trang mang tựa đề “Lương tri”. Trong vòng ba tháng, 100.000 bản của cuốn sách này đã bán hết. Paine đã tấn công tư tưởng quân chủ cha truyền con nối. Ông nêu rõ một con người trung thực sẽ có giá trị đối với xã hội nhiều hơn tất cả phường lưu manh vô lại núp bóng triều đình đã từng sống trên cõi đời này. Ông cũng đưa ra những giải pháp thay thế – hoặc là tiếp tục cam chịu cúi đầu trước tên vua tàn bạo và một chính phủ mục ruỗng, hoặc là tự do và hạnh phúc với tư cách là một nền cộng hòa độc lập, tự chủ. Được phổ biến ở khắp các thuộc địa, “Lương tri” đã tiếp thêm sức mạnh cho quyết tâm ly khai.

Tuy nhiên, nhiệm vụ kêu gọi từng thuộc địa thông qua tuyên ngôn chính thức vẫn còn đó. Ngày 7/6, Richard Henry Lee người bang Virginia đã trình bày một nghị quyết tại Đại hội Lục địa lần thứ hai, tuyên bố rằng những thuộc địa hợp nhất này được, và có quyền phải được trở thành những quốc gia tự do và độc lập… Ngay lập tức một ủy ban năm người do Thomas Jefferson người bang Virginia đứng đầu đã được phân công nhiệm vụ soạn thảo một tuyên ngôn để bỏ phiếu thông qua.

Phần lớn tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập được thông qua ngày 4/7/1776 của Jefferson không chỉ tuyên bố sự ra đời của một quốc gia mới mà còn trình bày một triết lý về tự do của con người. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới. Mặc dù bản Tuyên ngôn Độc lập đã tiếp thu triết lý khai sáng của phong trào Khai sáng ở Anh và Pháp song một văn kiện quan trọng cũng có một ảnh hưởng đặc biệt to lớn: Chuyên luận thứ hai về chính phủ của John Locke. John Locke đã tiếp thu những khái niệm về quyền vốn đã có từ lâu của người Anh và phổ biến chúng thành quyền tự nhiên của toàn nhân loại. Đoạn mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập đã nhắc lại khế ước xã hội của Locke về cai trị:

Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ.

Jefferson đã trực tiếp liên hệ những nguyên lý của Locke với tình hình ở các thuộc địa. Đấu tranh giành độc lập cho nước Mỹ là đấu tranh để xây dựng một chính phủ theo sự chấp thuận của nhân dân thay thế cho một chính phủ của một ông vua đã cùng với một số thế lực khác buộc chúng ta phải tuân theo quyền tài phán xa lạ với hiến pháp của chúng ta và không được luật pháp của chúng ta công nhận…. Chỉ có một chính phủ dựa trên sự tán thành của dân chúng mới có thể bảo vệ được mọi quyền tự nhiên – quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Như vậy, tranh đấu vì nền độc lập của nước Mỹ là tranh đấu vì quyền tự nhiên của mỗi con người.

 

NHỮNG THẤT BẠI VÀ NHỮNG THẮNG LỢI

Mặc dù người Mỹ đã lâm vào thoái trào nghiêm trọng trong nhiều tháng sau khi tuyên bố độc lập, song tính bền bỉ và lòng kiên trì của họ cuối cùng đã được đền đáp. Tháng 8/1776, trong trận chiến Long Island tại New York, Washington trở nên khó có thể trụ vững, và vì vậy ông đã cùng binh lính rút lui rất khéo léo trên những con thuyền nhỏ từ Brooklyn đến bờ biển Manhattan. Tướng Anh William Howe đã hai lần chần chừ và để mặc quân Mỹ bỏ chạy. Tuy nhiên cho đến tháng 11, Howe đã chiếm được Pháo đài Washington trên đảo Manhattan. Thành phố New York đã nằm trong tầm kiểm soát của quân Anh cho tới khi chiến tranh kết thúc.

Tháng 12 năm đó, các lực lượng của Washington đã gần như tan rã vì không có viện binh và cứu trợ như đã hứa hẹn. Một lần nữa, Howe lại bỏ qua cơ hội đánh bại hoàn toàn quân Mỹ với quyết định chờ đến tận mùa xuân mới tiếp tục chiến đấu. Đúng ngày Giáng sinh 25/12/1776, Washington đã vượt sông Delaware phía bắc Trenton, bang New Jersey. Tờ mờ sáng ngày 26/12, các chiến binh của ông bất ngờ tấn công đơn vị đồn trú của quân Anh ở đó, bắt sống hơn 900 tù binh. Một tuần sau, ngày 3/1/1777, Washington tấn công quân Anh ở Princeton, chiếm lại hầu hết lãnh thổ mà quân Anh đã chính thức chiếm đóng. Những thắng lợi ở Trenton và Princeton đã lấy lại tinh thần phấn chấn của quân Mỹ.

Tuy nhiên, đến tháng 9/1777, Howe đã đánh bại quân Mỹ tại Brandywine ở bang Pennsylvania, chiếm Philadelphia và buộc Đại hội Lục địa phải bỏ chạy. Washington đã phải trải qua một mùa đông lạnh cắt da cắt thịt năm 1777-1778 ở Thung lũng Forge, bang Pennsylvania, thiếu thực phẩm, quần áo và quân dụng. Nông dân và lái buôn đã đổi hàng lấy để lấy vàng và bạc từ người Anh chứ không lấy loại tiền giấy không đáng tin cậy do Đại hội Lục địa và các bang phát hành.

Thung lũng Forge là điểm thoái trào tồi tệ nhất đối với quân đội lục địa của Washington, nhưng ở nhiều nơi khác trong năm 1777 đã xuất hiện một bước ngoặt của cuộc chiến. Tướng Anh John Burgoyne, chuyển quân từ Canada sang phía Nam, đã âm mưu chiếm New York và New England qua hồ Champlain và sông Hudson. Thật không may, ông có quá nhiều đồ quân trang nặng nề đến nỗi không thể vượt qua được vùng đầm lầy và rừng rậm. Ngày 6/8, tại Oriskany, bang New York, một nhóm Bảo hoàng và thổ dân da đỏ dưới sự chỉ huy của Burgoyne đã đụng độ với lực lượng cơ động của Mỹ đang tìm cách ngăn chặn bước tiến của họ. Một vài ngày sau tại Bennington, bang Vermont, ngày càng nhiều binh lính của Burgoyne khi đi tìm đồ quân nhu thiết yếu đã bị các chiến binh Mỹ đẩy lùi.

Chuyển sang phía Tây lưu vực sông Hudson, đội quân của Burgoyne đã tiến vào Albany. Những chiến binh Mỹ đã mai phục sẵn. Dưới sự chỉ huy của Benedict Arnold – người sau này đã phản bội quân Mỹ ở West Point, bang New York – các chiến binh Mỹ đã hai lần đẩy lùi bước tiến của quân Anh. Lần này bị tổn thất nặng nề, Burgoyne phải rút về Saratoga, New York nơi lực lượng hùng hậu hơn nhiều của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Horatio Gates đã bao vây quân Anh. Ngày 17/10/1777, Burgoyne đã đầu hàng toàn bộ – bao gồm sáu vị tướng, 300 sỹ quan và 5.500 lính.

LIÊN MINH PHÁP-MỸ

Ở Pháp, tinh thần ủng hộ sự nghiệp cách mạng của người Mỹ ngày càng dâng cao: bản thân giới trí thức Pháp đang khuấy động phong trào chống chế độ phong kiến và đặc quyền trong xã hội. Tuy nhiên, nhà vua lại ủng hộ các thuộc địa vì lý do địa chính trị hơn là vì lý do hệ tư tưởng. Chính phủ Pháp đã rất muốn trả thù Anh ngay sau khi họ bị bại trận năm 1763. Để nêu cao ngọn cờ cách mạng Mỹ, Benjamin Franklin đã được cử sang Paris năm 1776. Sự thông minh, tài trí và am hiểu của ông đã khiến sự hiện diện của phái đoàn do Benjamin dẫn đầu thành sự kiện đáng chú ý ở thủ đô của Pháp, đồng thời những phẩm chất ấy đã đóng vai trò quan trọng trong việc tranh thủ sự ủng hộ của Pháp.

Pháp bắt đầu viện trợ cho các thuộc địa từ tháng 5/1776 bằng cách cử 14 tàu chở các quân nhu phẩm sang Mỹ. Trên thực tế, hầu hết số thuốc súng do quân đội Mỹ sử dụng có nguồn gốc từ Pháp. Sau thất bại của quân Anh ở Saratoga, Pháp đã thấy có cơ hội làm suy yếu kẻ thù truyền kiếp và lấy lại thế cân bằng lực lượng vốn đã bị mất đi trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (hay còn gọi cuộc Chiến tranh Pháp và người da đỏ). Ngày 6/2/1778, Mỹ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và Thương mại, trong đó Pháp công nhận và dành những ưu đãi thương mại cho Mỹ. Hai nước cũng ký Hiệp ước Liên minh, quy định rằng nếu Pháp tham chiến thì không nước nào được hạ vũ khí chừng nào tất cả các thuộc địa Mỹ vẫn chưa giành độc lập, rằng không nước nào được ký kết hòa ước với Anh nếu không có sự chấp thuận của nước kia, và rằng mỗi nước phải bảo đảm tài sản của phía bên kia ở Mỹ. Tính đến năm 1949 thì đây là hiệp ước phòng thủ song phương duy nhất mà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc các thuộc địa trước đó đã từng ký kết.

Liên minh Pháp – Mỹ chẳng bao lâu sau đã mở rộng cuộc xung đột. Tháng 6/1778, tàu chiến Anh đã bắn vào tàu của Pháp và hai quốc gia đã giao chiến. Năm 1779, do hy vọng giành lại được những phần lãnh thổ bị nước Anh chiếm trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, Tây Ban Nha đã bắt đầu tham gia và đứng về phía Pháp trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, Tây Ban Nha lại không là đồng minh của Mỹ. Năm 1780, Anh tuyên chiến với Hà Lan vì đã tiếp tục buôn bán với Mỹ. Sự gắn kết giữa các cường quốc châu Âu mà đứng đầu là nước Pháp đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm với nước Anh hơn nhiều so với hiểm họa từ các thuộc địa riêng rẽ ở Mỹ.

QUÂN ANH NAM TIẾN

Sau khi người Pháp đã can dự, quân Anh liền tăng cường những nỗ lực của họ ở các thuộc địa miền Nam bởi họ vẫn tin rằng phần lớn dân miền Nam là những người Bảo hoàng. Một cuộc tiến công đã diễn ra vào cuối năm 1778, bắt đầu bằng việc chiếm giữ Savannah, bang Georgia. Chẳng bao lâu sau, bộ binh và hải quân Anh cùng tiến về Charleston, bang Nam Carolina, hải cảng chính ở miền Nam. Họ cũng tìm cách dồn các lực lượng của Mỹ trên bán đảo Charleston. Ngày 12/5/1780, Tướng Benjamin Lincoln đã dâng nộp toàn bộ thành phố cùng 5.000 binh sỹ. Đây là thất bại lớn nhất của quân Mỹ trong chiến tranh.

Nhưng tình thế bị đảo ngược như vậy chỉ khích lệ tinh thần những phiến quân mà thôi. Binh lính Nam Carolina đã bắt đầu sục sạo khắp vùng nông thôn và tấn công các đường tiếp viện của quân Anh. Trong tháng 7, Tướng Mỹ Horatio Gates – trước đây đã từng tập hợp lực lượng dự bị gồm dân quân chưa được huấn luyện – đã tiến quân tới Camden, bang Nam Carolina để đối phó với lực lượng của Anh do Tướng Charles Cornwallis chỉ huy. Tuy nhiên, những binh sỹ chưa từng được huấn luyện đã hoảng sợ và bỏ chạy khi phải đối mặt với lính chính quy của Anh. Binh lính của Cornwallis đã chạm trán với quân Mỹ nhiều lần nữa, nhưng trận đánh quan trọng nhất đã diễn ra ở Cowpens, bang Nam Carolina đầu năm 1781. Chính tại đây, quân Mỹ đã chiến thắng thật vẻ vang trước quân đội Anh. Sau cuộc truy đuổi đến kiệt sức nhưng không có kết quả qua bang Nam Carolina, Cornwallis đã hạ quyết tâm chiếm bằng được bang Virginia.

THẮNG LỢI VÀ NỀN ĐỘC LẬP

Tháng 7/1780, vua Pháp Louis XVI đã cử tới Mỹ đội quân viễn chinh gồm 6.000 người dưới sự chỉ huy của Bá tước Jean de Rochambeau. Ngoài ra, hạm đội Pháp đã quấy rối việc vận tải biển của Anh và ngăn cản việc chi viện và các nguồn cung cấp của quân đội Anh ở bang Virginia. Lực lượng bộ binh và hải quân của Pháp và Mỹ với tổng số 18.000 người có sức mạnh ngang bằng với binh lực của Cornwallis trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Cuối cùng, ngày 19/9/1781, sau khi bị mắc bẫy ở Yorktown gần cửa biển Vịnh Chesapeake, Cornwallis đã phải dâng nộp toàn bộ đội quân gồm 8.000 lính Anh.

Mặc dù thất bại của Cornwallis đã không chấm dứt chiến tranh ngay lập tức – cuộc chiến tranh còn kéo dài dai dẳng thêm gần hai năm nữa – song tân chính phủ của Anh đã quyết định hòa đàm ở Paris đầu năm 1782. Đại điện của phía Mỹ là Benjamin Franklin, John Adams và John Jay. Ngày 15/4/1783, Đại hội Lục địa đã thông qua hiệp ước cuối cùng. Hòa ước Paris được ký ngày 3/9 đã thừa nhận nền độc lập, tự do và chủ quyền của 13 thuộc địa cũ, nay là các tiểu bang. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới ra đời có biên giới kéo dài về phía Tây đến tận lưu vực sông Mississippi, về phía Bắc đến tận Canada và về phía Nam đến tận Florida – vùng đất đã được trả lại cho Tây Ban Nha. Các thuộc địa còn non nớt mà Richard Henry Lee từng nói tới hơn bảy năm trước cuối cùng đã trở thành các tiểu bang tự do và độc lập. Song nhiệm vụ gắn kết các tiểu bang thành một dân tộc vẫn còn đó.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG MỸ

Cách mạng Mỹ có ý nghĩa quan trọng không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới lục địa Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng đã thu hút sự chú ý của chính giới khắp châu Âu. Những nhân vật trứ danh theo chủ nghĩa lý tưởng như Thaddeus Kosciusko, Friedrich von Steuben, và Marquis de Lafayette đã cùng nhau khẳng định tư tưởng tự do mà họ hy vọng sẽ được lan tỏa tới các quốc gia của họ. Thành công của cuộc cách mạng đã tạo chỗ dựa vững chắc cho khái niệm quyền tự nhiên khắp thế giới phương Tây và càng thể hiện rõ hơn những lời phê phán của những người theo chủ nghĩa duy lý trong thời kỳ Khai sáng về mô hình cổ điển dựa trên chế độ quân chủ cha truyền con nối và giáo hội. Trên thực tế, Cách mạng Mỹ là phát súng báo hiệu cuộc Cách mạng Pháp, nhưng lại không có tính chất bạo lực và bạo loạn như cuộc Cách mạng Pháp bởi lẽ nó diễn ra ở một xã hội vốn đã rất tự do.

Những tư tưởng cách mạng đã được thể hiện rõ ràng nhất qua chiến thắng áp đảo của triết thuyết khế ước xã hội /quyền tự nhiên của John Locke. Diễn ra thật đúng lúc, tính chất của cuộc cách mạng này còn bác bỏ thật nhanh chóng tầm quan trọng của đạo Tin Lành phái Can-vanh bất mãn. Từ những người hành hương đến những tín đồ Thanh giáo đều ủng hộ những lý tưởng của khế ước xã hội và cộng đồng tự trị. Những học giả ủng hộ triết thuyết của John Locke và giới tăng lữ Tin Lành đều là lực lượng cổ xúy những tư tưởng tự do chủ nghĩa vốn đã rất phát triển ở các thuộc địa Bắc Mỹ thuộc Anh.

Các học giả cũng lập luận rằng tư tưởng cộng hòa cũng đã góp phần làm nên cuộc cách mạng này. Họ cho rằng tư tưởng cộng hòa không phủ nhận sự tồn tại của quyền tự nhiên mà đặt những quyền này dưới niềm tin cho rằng cần phải có một nhà nước cộng hòa tự do để duy trì trách nhiệm cộng đồng và dung dưỡng tính chất tự đào thải trong các nhà lãnh đạo của họ. Trái lại, việc đề cao quyền cá nhân, thậm chí cả mưu cầu hạnh phúc cá nhân, dường như là quá ích kỷ. Có một thời tư tưởng cộng hòa đã đe dọa gạt bỏ các quyền tự nhiên với tư cách là chủ đề lớn của cuộc cách mạng. Tuy vậy, hầu hết các sử gia ngày nay lại thừa nhận sự khác biệt như vậy đã bị đề cao quá mức. Hầu hết mọi cá nhân đều nghĩ như vậy trong thế kỷ XVIII và thấy rằng hai tư tưởng khác nhau này cũng chỉ như hai mặt của một đồng xu trí tuệ mà thôi.

Cách mạng thường gắn liền với những đảo lộn và bạo lực trong xã hội trên quy mô lớn. Nếu theo những tiêu chí như vậy thì Cách mạng Mỹ tương đối ôn hòa. Khoảng 100.000 nhân vật bảo hoàng đã rời bỏ Hợp chủng quốc mới được thành lập. Vài ngàn người thuộc giới tinh túy trước đây đã bị tịch thu tài sản và trục xuất. Nhiều người khác là dân thường trung thành với nhà vua. Phần lớn trong số họ đã lưu vong một cách tự nguyện. Cuộc cách mạng không mở ra và thúc đẩy tự do nhiều hơn ở một xã hội vốn đã tự do. Ở bang New York và hai bang Carolina, bất động sản lớn của những kẻ bảo hoàng đã bị chia cho nông dân nghèo. Những giả thuyết của tư tưởng tự do đã trở thành chuẩn mực chính thống trong văn hóa chính trị Mỹ – cho dù là thể hiện ở việc bãi bỏ giáo hội Anh, nguyên tắc bầu chọn giới chức hành pháp của tiểu bang và quốc gia, hay việc phổ biến rộng rãi tư tưởng tự do cá nhân. Song cơ cấu xã hội hầu như không thay đổi. Cho dù có cách mạng hay không thì hầu hết người dân vẫn được đảm bảo an toàn trong cuộc sống, quyền tự do và sở hữu của riêng họ.

Bình luận