Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ký Ức Nửa Đêm

Chương 16

Tác giả: Sidney Sheldon

Tony Rozzoli ngắm nàng đi từ trong buồng đi ra. Nàng lao lên giường cạnh hắn, vòng tay ôm hắn và thì thầm:

Em rất vui mừng vì anh đã chọn em, Poulaki. Ngay khi vừa nhìn thấy anh, em đã muốn anh rồi.

– Thế à? – hắn nói – Anh cũng cảm thấy y như thế, bé ạ!

Hắn đã lôi em nhỏ từ The New Yorker, một hộp đêm tồi tàn trên phố Kallari, khi con nhỏ làm ca sĩ, con nhỏ là cái loại mà người Hy Lạp gọi khinh miệt là gavyêzêklo, nghĩa là con chó đang sủa. Chẳng có đứa con gái nào làm việc ở câu lạc bộ có tài năng gì cả – chẳng phải do họng, chẳng phải gì cả – mà chỉ vì tiền, bọn chúng đáng tóm cổ về nhà cả. Con này, Helena là một đứa khá hấp dẫn, mắt đen sẫm, khuôn mặt gợi cảm, và một thân hình đầy đặn và đang chín tới. Nàng đã hai mươi tư rồi, với “khẩu vị” của Rozzoli thì hơi già một chút, nhưng hắn không có quen một mệnh phụ nào ở Anthens cả, và hắn cũng không phải là quá kén chọn.

– Anh có thích em không? – Helena hỏi với vẻ thẹn thùng.

– À, anh Pazzo về xem.

Hắn bắt đầu sờ vú, và khi thấy hai nụ hoa của cô gái đã cứng, hắn bắt đầu bóp.

– Ối!

– Cúi đầu xuống, bé.

Cô gái lắc đầu:

– Em không làm thế đâu.

Rozzoli nhìn vào cô gái:

– Thực thế à?

Một lát sau, hắm tóm tóc cô gái và kéo.

Helena kêu lên:

– Parakalo?

Rozzoli tát mạnh và mặt cô một cái:

– Còn nói to nữa tao sẽ bẻ gẫy cổ mày.

– Buông tôi ra – cô gái kêu khẽ. – Ông làm đau tôi.

Rozzoli nắm chặt tóc cô gái, và cô nhìn hắn, mắt đầy căm tức.

– Cho mày đi…

Cái nhìn của hắn làm cô gái phải dừng lại. Có một cái gì đó rất ghê rợn ở con người này. Sao lúc đầu cô không nhận ra?

– Không có lý do gì cho mình đánh hắn, cô gái nói thầm – Mày và tao… – Những ngón tay hắn thọc vào cổ cô gái – Tao không thuê mày để nói chuyện. – Cánh tay của hắn cọ vào má cô.

– Ngậm miệng lại và làm đi.

– Tất nhiên, anh yêu! – Helena thì thầm – tất nhiên!

Rozzoli vẫn chưa thoả mãn và đến lúc hắn thoả mãn, thì Helena cũng đã mệt nhoài. Cô gái nằm nghiêng đến khi thiếp, rồi cô nhẹ nhàng tuột xuống giường và mặc quần áo. Cô bị đau. Rozzoli không trả tiền cho cô và bình thường thì Helena phải móc tiền từ ví hắn thêm một khoản thưởng nhỏ cho riêng cô. Nhưng không hiểu linh tính nào làm cô quyết định phải rời đây không lấy tiền.

Một giờ sau Tony Rozzoli thức dậy bởi tiếng đấm cửa.

Hắn ngồi dậy và nhìn vào cái đồng hồ đeo tay của hắn. Đã bốn giờ sáng rồi. Hắn nhìn xung quanh. Cô gái đã đi.

– Ai đấy! – hắn gọi.

– Hàng xóm ông đây! – tiếng nói có vẻ tức giận – Có điện thoại gọi ông.

Rozzoli bóp trán:

– Tôi sang đây!

Hắn mặc áo choàng và bước qua buồng tới chỗ cái quần hắn vắt ở thành ghế. Hắn kiểm tra ví. Tiền vẫn còn đó. Thế đấy, con chó cái này không ngây ngô đâu. Hắn lấy ra một trăm đô la, đi ra và mở cửa.

Ông hàng xóm đang đứng ở hành lang trong cái áo choàng và đi đôi dép khách sạn.

– Ông có biết mấy giờ rồi không? –

Hắn ta hỏi thản nhiên. – Ông nói với tôi…

Rozzoli đưa cho ông ta tờ một trăm đô la.

– Tôi xin lỗi ông! – hắn nói có vẻ hối lỗi lắm. – Tôi không muốn nói dài.

Người đàn ông đó nuốt nước bọt, vẻ hờ hững biến mất.

– Được mà. Phải là việc quan trọng nên có người mới đánh thức ông vào bốn giờ sáng.

Rozzoli bước nhanh qua hành lang vào buồng bên và cầm lấy ống nghe:

– Rozzoli.

Một tiếng nói:

– Có vấn đề, Rozzoli ạ.

– Ai đấy?

– Spyros Lambrous bảo tôi gọi cho anh!

– Ồ – Anh ta cảm thấy đột nhiên như có điều gì báo động.

– Vấn đề gì nhỉ?

– Có liên quan đến Constantin Denmiris!

– Hắn ra sao rồi!

– Một trong những chiếc tàu của hắn, tàu Thele, đang ở Marseilles! Tàu này đang cột vào cọc bến Vịnh Grande Joliette.

– Thế à?

– Chúng tôi được biết ông Denmiris đã ra lệnh tàu đi về Anthens. Tàu này sẽ tới đó vào sáng chủ nhật theo dự định và lại rời cảng đêm chủ nhật. Constantin Denmiris dự định sẽ có mặt trên tàu lúc nhổ neo.

– Sao?

– Ông ta chuồn rồi.

– Nhưng anh và tôi đang…

– Ông Lambrous bảo anh rằng Denmiris dự kiến trốn ở Mỹ đến khi nào ông ta tìm cách để khử được anh.

– Thằng chó đẻ ăn cắp! Tôi hiểu. Cám ơn ông Lambrous cho tôi. Nói với ông, cảm ông nhiều.

– Ý ông ấy muốn vậy! Liệu mọi việc có xuôi không ông Rozzoli?

– Việc gì? À, mọi việc đều to tát cả.

Và thế là…

Rozzoli càng nghĩ về cú điện thoại, hắn càng vui. Hắn đã làm cho Constantin Denmiris phải sợ mà chạy đi. Điều đó sẽ làm dễ cho hắn hơn nhiều. Chủ nhật. Hắn có hai ngày để lập kế hoạch.

Rozzoli biết hắn phải thận trọng. Hắn bị theo dõi bất cứ nơi nào hắn đến. Mấy thằng cớm chết tiệt, Rozzoli khinh thường. Khi mọi việc xong. Ta sẽ cho bọn nó biết tay.

Sáng hôm sau, Rozzoli đến phòng điện thoại công cộng ở phố Kfissas và quay số Bảo tàng quốc gia Anthens.

Trong ánh phản chiếu của tấm kính, Rozzoli có thể nhận ra một người giả vờ nhìn vào cửa hiệu và bên kia đường, một người khác đang nói chuyện với người bán hoa.

Cả hai trong đội theo sõi hắn. Chúc chúng mày may mắn. Rozzoli nghĩ.

– Văn phòng giám sát bảo vệ. Tôi có thể giúp gì được ông?

– Victor à? Tony đây.

– Có điều gì xấu không? – Có vẻ sợ hãi trong giọng nói của Korontzis.

– Không, – Rozzoli nói nhẹ nhàng. – Mọi việc tốt đẹp chứ.

– Victor à, anh có biết cái lọ xinh xinh có cái hình đo đỏ không?

– Ấm ca ấy à?

– Ừ. Tôi sẽ lấy tối nay nhé.

Im lặng một lúc lâu.

– Tối nay? Tôi… tôi không biết.

Giọng nói của Korontzis như run run:

– Nếu mọi việc xấu đi…

– OK, bạn thân, quên đi. Tôi cố làm cho anh. Anh phải bảo cái thằng Sal Prizzi anh không có tiền và kệ cho hắn muốn làm gì thì làm…

– Không, Tony à. Tôi… tôi…

Lại im lặng.

– Được.

– Anh chắc là được không Victor? Bởi vì nếu anh không muốn làm việc đó, cứ cho như là vậy, tôi sẽ quay về phía nhà nước, và ở đó tôi sẽ chẳng có vấn đề gì cả. Tôi chẳng cần phải quan trọng hoá vấn đề gì cả, anh biết đấy. Tôi có thể…

– Không không. Tôi đánh giá cao mọi việc anh đang làm cho tôi, Tony. Tôi nói thực đó, tối nay sẽ được thôi.

– OK. Khi bảo tàng đóng cửa, việc anh phải làm là thay một phiên bản vào chỗ cái lọ thật thôi.

– Bảo vệ họ kiểm tra mọi gói bọc qua đây!

– Thế là thế nào? Bọn bảo vệ có đứa nào là chuyên gia về nghệ thuật không?

– Không. Tất nhiên không, nhưng…

– Được rồi, Victor, nghe tôi đây. Anh lấy hoá đơn bán một lọ phiên bản và gắn hoá đơn đó vào bản gốc trong cái túi giấy. Anh hiểu không?

– Vâng. Tôi… tôi hiểu, chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu?

– Chúng ta sẽ không cần gặp nhau. Hãy rời bảo tàng lúc 6 giờ. Sẽ có một chiếc taxi đứng trước cửa. Mang cái bọc theo anh, Bảo lái xe đưa anh đến khách sạn Grande Bretange. Nói nó đợi anh. Để bọc trong xe. Vào khách sạn, quán bar và uống một chút gì đó. Sau về nhà.

– Nhưng còn gói đồ… – Khỏi lo. Nó sẽ được chăm sóc cẩn thận.

Victor Korontzis toát cả mồ hôi.

– Tôi chưa bao giờ làm như vậy, Tony à. Tôi chưa bao giờ lấy cắp cái gì. Suốt đời tôi!

– Tôi biết! – Rozzoli nói nhẹ nhàng:

– Tôi cũng chưa bao giờ. Hãy nhớ nhé. Victor, tôi chịu mọi rủi ro, và tôi không để một điều gì sai khác đâu nhé!

Giọng Korontzis lạc cả đi.

– Anh là một người bạn tốt, Tony. Người bạn tốt nhất tôi chưa bao giờ gặp. – Anh đang vặn cổ tay – Anh có biết khi nào tôi nhận được tiền của tôi?

– Nhanh thôi, – Rozzoli bảo đảm với anh – Một khi mà chúng ta đẩy xong, thì anh chẳng còn gì lo lắng nữa. – Và cả tôi cũng không còn lo gì nữa. – Rozzoli nghĩ đến thắng lợi. Không bao giờ nữa.

Trưa hôm đó có hai hạm tàu đậu ở Cảng Piraeus và do vậy bảo tàng đầy khách du lịch. Thông thường Victor Korontzis thích nhìn họ, cố đoán xem họ sống ra sao. Có những người Mỹ, người Anh và khách từ hàng chục nước khác nhau. Bây giờ, Korontzis đang quá sợ hãi nên không dám nghĩ gì về họ.

– Anh nhìn sang hai tủ trưng bày, ở đó người ta bán các phiên bản của các loại đồ cổ. Có một đám đông xung quanh và hai cố bán hàng rất bận rộn, cố gắng thoả mãn những đòi hỏi của họ.

Có thể họ đã bán mất rồi, Korontzis nghĩ nhưng vẫn hy vọng và ta không thể làm tròn kế hoạch của Rozzoli.

Nhưng anh biết anh không thực tế chút nào. Có hàng trăm cái phiên bản để ở kho hầm của bảo tàng.

Cái lọ mà Tony đã bắt anh lấy cắp là một tài sản lớn của bảo tàng. Nó có từ thế kỷ mười lăm trước công nguyên, một cái lọ với những hình thần thoại vẽ trên nền đen. Lần cuối cùng Victor Korontzis sờ được vào cái lọ đã mười lăm năm nay khi anh trân trọng đặt nó vào tủ và khoá lại vĩnh viễn. Và bây giờ ta lại lấy cắp nó, Korontzis suy nghĩ đau khổ. Mong Chúa giúp ta.

Đầu óc như điên dại, suốt trưa hôm đó Korontzis cứ sợ cái giây phút khi anh trở thành một tên ăn trộm. Anh quay về phòng làm việc, đóng cửa, và ngồi vào bàn trong lòng đầy tuyệt vọng. Ta không thể làm thế được, anh nghĩ.

Liệu có cách nào khác chăng. Nhưng cách nào bây giờ?

Anh nghĩ không ra cách nào có thể có món tiền đó. Anh như còn nghe thấy tiếng nói của Prizzi. Tối nay, mày phải đưa tao số tiền đó, hay tao sẽ đưa mày làm mồi cho cá. Mày hiểu không? Thằng cha ấy là một tên giết người.

Không, anh chẳng còn có cách lựa chọn nào khác.

Trước sáu giờ chiều mấy phút, Korontzis ra khỏi nơi làm việc. Hai cô bán hàng những vật làm theo nguyên bản, gọi là đồ tạo tác, đang bắt đầu khoá quầy hàng Signmi.

Korontzis gọi.

– Bạn anh sắp đến sinh nhật, anh nghĩ phải tặng anh ta một cái gì ở bảo tàng này.

– Anh bước qua các tủ trưng bày và làm ra vẻ đang suy nghĩ về việc đó. Có những cái bình, và tượng bán thân những cốc ly, và sách, bản đồ. Anh ngắm các thứ đó như là cố quyết định chọn cái gì. Cuối cùng anh chỉ vào phiên bản cái lọ đỏ – Anh nghĩ bạn anh thích cái này.

– Tôi tin là bạn anh sẽ thích lắm, – cô bán hàng nói. Cô lấy cái lọ đó ra khỏi tủ và đưa cho Korontzis.

– Làm ơn cho anh một hoá đơn.

– Nhất định rồi, anh Korontzis ạ. Anh có cần tôi gói như tặng phẩm cho anh không?

– Không, không cần – Korontzis nói rất nhanh. – Cô cứ đút vào túi cho tôi.

– Anh nhìn cô bán hàng đút cái phiên bản vào túi giấy và cả cái hoá đơn vào. – Cám ơn.

– Tôi hy vọng bạn anh thích cái đó.

– Tôi cũng chắc anh ta thích.

Anh lấy cái túi, tay anh hơi run, anh bước vội về nơi làm việc. Anh mở cửa, rồi lấy cái lọ giả ra và đặt nó lên bàn. Vẫn chưa muộn lắm, Korontzis nghĩ. Ta chưa bao giờ phạm một tội lỗi nào. Anh đang trong cơn hấp hối của sự do dự. Bao nhiêu suy nghĩ hãi hùng hiện ra rồi lại biến đi trong đầu anh.

Ta có thể chạy sang một nước nào và bỏ vợ, bỏ con. Hoặc là ta phạm tội giết người. Ta có thể ra sở cảnh sát và bảo họ là ta đang bị đe doạ. Nhưng sự việc vỡ lở ta cũng sẽ ra tro. Không, không có con đường nào thoát. Nếu anh không trả tiền nợ, anh biết rằng Prizzi sẽ giết anh.

Trời, anh nghĩ, có anh bạn Tony. Không có anh, ta trở thành người chết rồi.

– Anh nhìn đồng hồ đeo tay. Thời gian cứ trôi đi.

Korontzis đứng thẳng dậy, đôi chân anh như không vững nữa. Anh đứng đó, thở mạnh, cố trấn tĩnh bản thân mình.

Bàn tay anh ướt đẫm mồ hôi. Anh lau tay vào vạt áo sơ mi. Anh đặt vật phiên bản vào túi giấy và đi ra cửa. Có một người bảo vệ đứng ngay cửa trước còn mở tới sáu giờ khi bảo tàng đã đóng cửa, và một người bảo vệ nữa đang đi vòng quanh, nhưng hắn nghĩ phải kiểm tra hàng chục buồng hiện hắn đang ở phía đầu kia của nhà bảo tàng.

Korontzis ra khỏi phòng làm việc, va ngay vào thằng cha bảo vệ. Tay này nhìn anh giật mình vì có lỗi.

– Xin lôi, ông Korontzis. Tôi không biết ông còn ở đây.

– Ừ, tôi tôi sắp về đây!

– Ông biết, – người bảo vệ nói tỏ vẻ khâm phục, – Tôi thèm muốn được như ông!

Nếu mà hắn biết.

– Thật thế à? Vì sao?

– Ông biết nhiều về những đồ đẹp đẽ này. Tôi đi quanh đây và nhìn các vật đó, đó là các mảng của lịch sử, có phải không ông? Tôi không biết nhiều về các thứ đó. Có thể hôm nào, ông giảng cho chúng tôi nghe. Tôi thực…

Cái thằng điên rồ cứ nói không chịu thôi.

– Ừ, tất nhiên. Hôm nào nhớ. Tôi sẽ rất vui lòng.

Ở đầu kia của căn phòng, Korontzis đã thấy tủ để cái lọ quý. Anh phải thoát được thằng cha này mới xong.

– Hình như… có vấn đề về hệ thống báo động ở tầng hầm. Anh có thể kiểm tra lại xem sao?

– Nhất định rồi. Tôi hiểu ở đây có một vài vật có niên đại vừa được chuyển tới… Anh nên chú ý kiểm tra ngay đi. Tôi không muốn rời đây trước khi tôi biết mọi thứ đều ổn cả.

– Nhất định thế, ông Korontzis. Tôi sẽ quay lại ngay.

Victor Korontzis đứng đó, nhìn người bảo vệ đi qua các phòng, rồi quay xuống tầng hầm. Lúc anh ta đã khuất không nhìn thấy, Korontzis vội đến tủ chứa cái lọ đỏ. Anh lấy chìa khoá ra, và nghĩ, ta thực sự sắp làm việc đó. Ta đang ăn trộm. Chiếc chìa khoá lướt qua những ngón tay anh, và rơi xuống sàn nhà. Mồ hôi vã ra như tắm. Anh cúi xuống nhặt chìa khoá và nhìn vào cái lọ. Nó hoàn toàn thanh tú. Cái lọ đã được tổ tiên của anh làm với sự cẩn thận đáng quý biết chừng nào từ hàng ngàn năm trước.

Người bảo vệ nói phải, đó là những mảng lịch sử, có nhiều cái không bao giờ thay thế được.

Korontzis nhắm mắt lại một lát và rùng mình. Anh nhìn xung quanh xem có ai đang theo dõi anh không, rồi mở khoá tủ và lấy cái lọ ra cẩn thận. Anh lấy vật phiên bản ra khỏi túi giấy và đặt vào tủ đúng chỗ cái vật chính cống kia.

Korontzis đứng đó, ngắm nghía nó một tý. Đó là sản phẩm tái tạo của một chuyên gia mà đối với anh, nó như muốn kêu lên cho mọi người biết. Đồ giả. Đó là việc rõ ràng. Nhưng chỉ có ta, Korontzis nghĩ, và một vài chuyên gia khác biết. Không có ai khác có thể thấy sự khác nhau.

Và sẽ không có lý do gì cho ai có thể ngắm nhìn sát tận mắt. Korontzis đóng tủ và khoá lại, đặt cái lọ chính cống vào túi giấy cùng tờ hoá đơn. Anh rút khăn mùi xoa lau mặt và tay. Thế là xong.

Anh nhìn vào đồng hồ đeo tay. Sáu giờ mười. Phải nhanh lên. Anh đi ra cửa và thấy người bảo vệ, đi về phía anh.

– Tôi không thấy trục trặc gì về hệ thống báo động cả, ông Korontzis và…

– Tốt – Korontzis nói – Về mặt đó ông nói đúng, về thôi chứ.

– Chào, ngủ ngon nhé.

– Ngủ ngon.

Người bảo vệ thứ hai đang ở cửa trước, sắp đi. Hắn nhận thấy có cái túi giấy và cười nhạt.

– Tôi sẽ phải kiểm tra cái đó. Quy định của các ông.

– Tất nhiên, – Korontzis nói rất nhanh. Anh đưa cái túi cho người bảo vệ.

Người bảo vệ nhìn vào trong, lấy cái lọ ra và thấy tờ giấy biên lai.

– Đây tôi mua làm tặng phẩm cho người bạn! – Korontzis giải thích. – Tay đó là một kỹ sư.

Làm sao ta phải nói thế? Hắn chú ý cái gì! Ta phải hành động tự nhiên chứ.

– Tốt – người bảo vệ vứt cái lọ vào trong túi, và cái giây lát khủng khiếp đó, Korontzis nghĩ khéo nó vỡ mất.

Korontzis ôm cái túi vào ngực “Klispchua”.

Người bảo vệ mở cửa cho anh.

Korontzis đi ra ngoài trời lạnh ban đêm, thở mạnh và phải gượng cho khỏi bị nôn. Anh đã có một vật giá trị hàng triệu đô la trong tay, nhưng Korontzis không nghĩ đến mặt giá trị bằng tiền của vật đó. Điều anh nghĩ là anh phản bội đất nước anh, ăn cắp một mảng của lịch sử nước Hy Lạp kính yêu và bán cho một người nước ngoài không rõ.

Anh đi xuống dốc. Như Rozzoli đã hứa, có một xe taxi đang đợi ở trước bảo tàng. Korontzis lên xe.

– Khách sạn Grande Bretagne, – anh nói.

– Anh ngồi thụp xuống ghế. Anh cảm thấy như bị đòn và kiệt sức, như thể là anh vừa trải qua một cuộc chiến đấu khủng khiếp. Nhưng rồi anh sẽ thắng hay thua?

Khi chiếc xe taxi đậu ở trước khách sạn Grande Bretagne, Korontzis nói với lái xe:

– Đợi đấy nhé.

Anh nhìn lần cuối cái gói vật quý giá đang ở ghế sau xe, rồi đi nhanh chóng bước vào đại sảnh của khách sạn. Từ bên trong cửa, anh ngoái cổ nhìn ra. Có một người đang vào xe taxi. Một lát sau, xe phóng vút đi.

Thế là xong. Ta sẽ không bao giờ phải làm điều gì như thế nữa, Korontzis nghĩ. Chừng nào ta còn sống.

Cơn ác mộng đã qua.

Buổi chiều vào ba giờ, chủ nhật, Tony Rozzoli bước ra khỏi khách sạn và đi dạo phía Platia Omonia. Anh ta mặc một cái áo màu sáng nhạt vải kẻ, quần xanh lá cây và đầu đội mũ bêrê đỏ. Hai thám tử theo dõi anh. Một trong hai người nói “Hắn chắc phải đi mua những đồ này ở rạp xiếc”.

Từ phố Metaxa, Tony Rozzoli gọi một chiếc taxi. Thám tử nói vào bộ đàm “đối tượng đang chui vào một taxi quay về hướng tây”.

Tiếng trả lời “Chúng tôi đã thấy hắn, chúng tôi đang theo dõi. Quay về khách sạn”.

– Bên phải.

Một chiếc xe màu xám không có số chạy sau xe taxi, giữ một khoảng cách thận trọng. Taxi quay về hướng nam, qua Monastiraki. Trong xe mui kín viên thám tử ngồi gần lái xe nhấc ống nói bộ đàm lên. “Trung tâm. Đây là đơn vị bốn. Đối tượng đang ở trong taxi. Xe đang lái về phố Phihellinon…” Đợi. “Nó lại quay phải tới phố Peta. Hình như hắn nhằm hướng về Plaka”. “Chúng ta phải nhả hắn ra ở đó” “Các anh có một nhân viên lẻ nào để theo hắn đi bộ không?” “Đợi một phút, đơn vị bốn”. Sau vài giây, máy vô tuyến loẹt xoẹt rồi lại làm việc. “Đơn vị bốn. Chúng tôi đã có hỗ trợ”.

Nếu hắn chạy về phía Plaka, hắn sẽ bị theo dõi tiếp.

“Kala. Đối tượng mặc một cái áo kẻ đỏ, quần xanh lá cây và đội bêrê đỏ, hắn rất khó bị lẫn. Taxi dừng lại. Hắn chui ra ở Plaka”.

“Chúng tôi sẽ báo tin. Hắn đã bị vây. Rõ chưa. Hết”.

Ở Plaka, hai thám tử đang theo dõi khi người đàn ông đó ló đầu ra khỏi taxi.

– Cái thằng ở địa ngục này nó mua đâu ra cái bộ đồ này? – một thám tử ngạc nhiên nói to lên.

Họ nấp đằng sau và bắt đầu theo dõi hắn đi qua cái phố hỗn độn đông đúc ở khu cổ của thành phố. Sang giờ thứ hai, hắn đi bộ không có chủ đích qua các phố Anaphiotika và dừng để xem lướt qua chợ trời treo đầy gươm, giáo, súng trường cổ, nồi nấu ăn, cây nến, đèn dầu và kính hai tròng.

– Cái thằng địa ngục định đi đâu thế?

– Cứ trông như hắn đi dạo phố buổi chiều. Bám sát bất cứ đâu hắn đến.

Họ theo hắn quay sang phố Aghiou Cteronda và nhắm hướng khách sạn Tầu. Hai thám tử đứng ngoài, cách xa, xem hắn gọi món gì ăn.

Các thám tử bắt đầu thấy khó chịu.

– Tôi hy vọng nó đi sớm cho. Tôi muốn về nhà. Tôi phải chợp mắt một lát.

– Tỉnh đi thôi. Nếu chúng ta để mất nó thanh tra Nicolino sẽ lấy mất cái hĩm của chúng ta.

– Sao ta lại để mất được? Nó lỳ như một cây gỗ.

Một thám tử khác đang nhìn chằm chằm vào nó.

– Cái gì? Anh nói cái gì thế?

– Tôi nói… – Không sao – Trong tiếng nói của anh có cái gì có vẻ khẩn cấp.

– Anh đã nhìn vào mặt hắn chưa?

– Không.

– Tôi cũng chưa thấy. Tiflo, tiếp tục đi!

Hai thám tử vội vào khách sạn và nhảy ngay vào cái bàn của nó.

Họ cùng nhìn vào mặt, một người lạ hoàn toàn.

Thanh tra Nicolino rất tức giận.

– Tôi có ba đội chỉ để theo dõi Rozzoli. Sao các anh để xổng nó?

– Nó thay hình đổi dạng trước mặt chúng tôi, thanh tra ạ. Đội thứ nhất đã thấy nó vào taxi mà…

– Và họ để xổng taxi?

– Không, thưa ngài. Chúng tôi theo dõi hắn đi ra. Hoặc ít ra thì chúng tôi nghi là nó. Nó mặc bộ đồ như một thằng dở hơi. Thế là Rozzoli có một thằng khác ngồi trốn trong xe với hắn và hai đứa đổi quần áo cho nhau. Hoá ra chúng tôi theo dõi thằng khác.

– Và Rozzoli chuồn mất trong taxi?

– Vâng, thưa ngài.

– Anh có nhớ số đăng ký xe?

– Có không, thưa ngài. Hình như… số xe không quan trọng!

– Thế người mà các anh bắt được thế nào?

– Nó chỉ là thằng bé sai vặt trong khách sạn của Rozzoli. Rozzoli nói với nó rằng hắn ta đang chơi trò đùa với một ai đó. Hắn cho nó một trăm đô la. Đó là mọi chi tiết mà thằng bé biết được.

Thanh tra Nicolino thở mạnh.

– Và tôi không cho rằng có người biết ông Rozzoli ở đâu ngay lúc đó?

– Không, thưa ngài. Tôi e rằng không!

Hy Lạp có bảy cảng chính: Thessaloniki. Patras, Volos, Igoumenita, Kavala, Irakhon và Piraeus.

Piraeus nằm cách trung tâm Anthens bẩy dặm phía Tây Nam, và Piraeus không chỉ là cảng chính của Hy Lạp mà là một trong những cảng chính của châu Âu. Tổng thể kiến trúc của cảng gồm có bốn bến, ba trong bốn bến cho thuyền đi du lịch và một bến cho tàu đại dương. Bến thứ tư, Herakles, giành cho tàu vận tải có thiết kế khoang tàu có thể mở đưa hàng ra ngay cầu cảng.

Tàu Thele đang neo, đậu ở cảng Herakles. Đó là một tàu chở dầu rất lớn, và đang còn nằm ở cảng tối, nó giống như một con quái vật khổng lồ sẵn sàng đổ hàng.

Xe Tony Rozzoli, đằng sau có bốn người, đang đi ra bến tàu. Rozzoli nhìn lên con tàu khổng lồ và nghĩ thế đấy nó đây rồi. Nào xem ông bạn Denmiris của chúng ta có trên tàu không? Hắn quay lại với người đàn ông đi cùng hắn.

– Tôi muốn hai trong các anh đợi ở đây. Các người khác đi với tôi. Trông không cho ai xuống khỏi tàu.

– Dạ.

Rozzoli và hai người kia đi cầu thang leo lên tàu. Khi họ vừa tới đầu cầu thang, một tay đứng ở boong đã tới gần họ.

– Tôi có thể giúp gì các ngài ạ?

– Chúng tôi đến đây để gặp ông Denmiris.

– Ông Denmiris ở trong buồng chủ tàu. Ông ấy có đợi các ông không?

Thế là cú đấm được đấy. Rozzoli mỉm cười.

– Có. Ông ấy đang đợi chúng tôi. Khi nào tàu nhổ neo?

– Khoảng nửa đêm. Tôi xin chỉ đường cho các ông!

– Cám ơn.

Họ đi theo người thuỷ thủ đi dọc theo boong đến chỗ một cái thang dẫn xuống tầng dưới. Ba người cứ theo tay thuỷ thủ xuống thang và đi theo một hành lang hẹp nữa, qua hành lang từ ca-bin dọc đường đi.

Khi họ tới ca-bin cuối cùng, tay thuỷ thủ bắt đầu gõ cửa. Rozzoii đẩy hắn sang một bên.

– Chúng tôi sẽ báo theo cái kiểu của chúng tôi. – Hắn đẩy cửa mở và đi vào.

Ca-bin này rộng hơn là Rozzoli tưởng tượng. Có một cái giường, một đi-văng, một bàn làm việc và hai ghế xếp.

Sau bàn, Constantin Denmiris đang ngồi.

Khi nhìn lên thấy Rozzoli, Denmiris run lên. Mặt ông ta nhợt hẳn.

– Anh… anh làm gì ở đây? – Giọng ông lạc hẳn như nói thầm.

– Các bạn của tôi nhất định thăm anh và chúc anh thượng lộ bình an. Costa à.

– Làm sao anh biết tôi… Tôi muốn… tôi không có đợi anh ở đây.

– Tôi cũng biết chắc anh không đợi – Rozzoli nói. Hắn quay ra người thuỷ thủ. – Cám ơn chàng trai.

Người thuỷ thủ đi ra.

Rozzoli quay lại nói với Denmiris.

– Có phải anh định không chào tạm biệt các bạn hàng phải không?

Denmiris nói vội:

– Không. Nhất định không phải thế. Tôi vừa… tôi vừa đến đây để kiểm tra vài việc trên tàu. Tàu sẽ nhổ neo sáng mai – Các ngón tay ông ta cứ run lên.

Rozzoli lại đến gần ông ta hơn. Khi hắn nói, giọng hắn lại rất nhẹ nhàng.

– Cậu Costa này, cậu có khuyết điểm lớn lắm. Không thể cố chạy đi được bởi vì cậu không có chỗ nào để trốn cả. Cậu và tôi có công việc làm ăn chung, nhớ không? Cậu có biết điều gì sẽ xảy ra khi người ta tháo lui bỏ việc? Họ sẽ chết rất khổ thật rất khổ.

Denmiris nuốt nước bọt.

– Tôi… tôi muốn nói chuyện riêng với anh!

Rozzoli quay lại nói với các bộ hạ của hắn.

– Đợi bên ngoài.

Khi họ đã ra, Rozzoli ngồi phịch xuống ghế.

– Tôi rất bực với anh Costa ạ.

– Tôi không thể theo đuổi anh mãi với việc đó. – Denmiris nói – Tôi sẽ đưa anh tiền – nhiều tiền hơn là anh mơ được.

– Để trả lại cái gì?

– Tôi cho con tàu này đi và để tôi yên một mình! – Trong giọng nói của Denmiris, có sự thất vọng. – Các anh không thể làm thế với tôi. Chính phủ sẽ lấy mất đội tàu của tôi. Tôi sẽ bị sụp. Xin anh. Tôi sẽ cho anh bất cứ cái gì anh muốn.

Tony Rozzoli cười.

– Tôi đã có mọi thứ tôi muốn. Anh có bao nhiêu tàu chở dầu? Hai mươi! Ba mươi! Chúng tôi sẽ làm cho các con tàu của anh bận rộn, anh và tôi. Mọi việc anh phải làm là thêm một cái hay hai cái cảng để gọi điện thôi.

– Anh… anh không thấy anh đang làm gì tôi?

– Tôi cho rằng anh sẽ hiểu điều đó trước khi anh kéo cái khung này lên – Tony Rozzoli đứng thẳng lên. – Anh sẽ nói với viên thuyền trưởng. Bảo hắn là chúng ta sẽ có thêm một nơi đỗ nữa ngoài khơi Flordia.

Denmiris do dự:

– Được. Sáng mai khi nào anh quay lại?

Rozzoli cười:

– Tôi sẽ không đi đâu cả. Cuộc chơi đã mãn rồi. Các anh định nửa đêm chuồn. Được. Tôi sẽ cùng chuồn với anh. Chúng ta sẽ mang một lô hàng heroin lên tàu, Costa ạ, và để làm cho phi vụ của chúng ta đậm đà thêm, chúng ta mang theo một trong những vật báu của Bảo tàng quốc gia. Và anh sẽ bán cái đó ở Hoa Kỳ cho tôi. Đó là sự trừng phạt anh, vì cố tình lừa dối tôi.

Con mắt của Denmiris như đờ đẫn.

– Tôi có gì đâu. – Ông ta như thanh minh – Cái tôi có thể tìm là…

Rozzoli vỗ nhẹ vào vai.

– Vui lên. Tôi hứa rằng anh sẽ vui thích làm đối tác với tôi.

Rozzoli mở cửa ra.

– Được rồi, đưa hàng lên boong đi! – hắn nói. – Anh muốn chúng ta chất hàng ở đâu?

Có hàng trăm chỗ giấu trong bất cứ tàu nào, nhưng Rozzoli không cảm thấy cần phải khôn ngoan về việc này.

Tàu của Denmiris không thuộc loại bị nghi ngờ.

– Để trong đống túi khoai tây đó, – hắn nói. – Đánh dấu túi và xếp đống ở phía sau bếp. Mang cái lọ tới chỗ ông Denmiris. Ông ấy sẽ giữ lấy của riêng của ông ấy.

Rozzoli quay lại Denmiris, con mắt của ông ta đầy khâm phục Rozzoli.

– Anh có ý kiến gì về những việc đó không?

Denmiris cố nói, nhưng không nói được lời nào.

– Được, chúng mày. – Rozzoli nói. – Cho chạy thôi. – Rozzoli ngồi lại vào ghế bành. – Cái ca-bin này đẹp thật. Tôi sẽ để anh ở đây, Costa ạ. Tôi và mấy thằng lính của tôi sẽ tìm chỗ riêng.

– Cám ơn! – Denmiris nói rất khổ sở – Cám ơn.

Vào lúc nửa đêm, chiếc tàu chở dầu khổng lồ nhổ neo từ bến cảng với hai tàu lai dắt ra khơi. Heroin đã được giấu trên boong, và chiếc lọ quý đã giao cho Constantin Denmiris để ở ca-bin của ông ta.

Tony Rozzoli gọi cho người của hắn ra ngoài:

– Tôi muốn anh vô phòng vô tuyến và cắt đứt các hệ thống liên lạc. Tôi không muốn cho Denmiris gửi đi các bức điện.

– Vâng lệnh, Tony.

Constantin Denmiris làm một người bị cụt, nhưng Rozzoli tận dụng cơ hội.

Rozzoli vẫn còn sợ mãi đến lúc tàu nhổ neo, vì có thể có điều gì hỏng ăn, hoặc có điều gì xảy ra ngoài những giấc mơ như điên như dại của hắn. Constantin Denmiris, một trong những người giàu nhất, có quyền lực nhất trên thế giới, đã là đối tác của hắn. Đối tác, cái đồ chết tiệt, Rozzoli nghĩ. Ta đã chiếm được thằng con hoang này. Toàn đội tàu trời phạt của hắn đã thuộc về ta. Ta có thể chuyên chở hàng bao nhiêu cũng được nếu bọn tay chân giao nổi cho ta. Mặc cho bọn khác làm. Và rồi các báu vật của bảo tàng.

Đấy là cả một mỏ vàng thực sự nữa. Chỉ có ta là chủ các báu vật đó. Bọn nó không biết điều gì đã làm chúng chết điếng được.

Tony Rozzoli ngủ thiếp đi với giấc mơ một đội tàu cung điện bằng vàng cùng các cô gái hầu đến tuổi cập kê.

Khi Rozzoli thức dậy vào buổi sáng, hắn và các tay chân đi đến phòng ăn sáng. Có hàng tá các thuỷ thủ đã ở đó rồi. Một tên hầu bàn tiến lại gần.

– Xin chào.

– Ông Denmiris ở đâu? – Rozzoli hỏi. – Ông ấy có ăn sáng không?

– Ông ấy còn ở ca-bin, ông Rozzoli ạ. Ông ấy chỉ thị cho chúng tôi là phải làm mọi yêu cầu mà ông và các bạn ông muốn.

– Ông ấy tốt quá, – Rozzoli cười. – Tôi muốn có nước cam, thịt mỡ và trứng. Các cậu thế nào, các bạn trẻ?

– Cái gì ngon ngon ấy!

Khi họ đã gọi xong. Rozzoli nói.

– Tôi muốn các cậu giữ kín đấy. Đừng để cho người ta thấy các buồng của các cậu. Phải lịch sự và tốt đấy. Hãy nhớ rằng chúng ta là khách của ông Denmiris.

Hôm đó, Denmiris không thấy có mặt khi ăn trưa. Rồi tối cũng không thấy ông ăn tối.

Rozzoli lên để nói chuyện với ông ta.

Denmiris vẫn ở trong ca-bin, nhìn chăm chăm qua cửa lỗ của tàu. Trông ông nhợt nhạt và mỏi mệt.

Rozzoli nói:

– Anh cần ăn để giữ sức khoẻ tốt, ông bạn đối tác ạ. Tôi không muốn ông bị ốm. Chúng ta có nhiều việc phải làm. Tôi bảo hầu bàn mang cơm tối vào đây nhé.

Denmiris thở mạnh:

– Tôi không thể – thôi được. Xin ông ra cho, làm ơn.

Rozzoli cười gằn.

– Được. Sau khi ăn tối, ngủ đi nhé.

– Anh trông ghê quá đấy.

Vào buổi sáng, Rozzoli đến gặp thuyền trưởng.

– Tôi là Tony Rozzoli, – hắn nói. – Tôi là khách của ông Denmiris.

– À, vâng ạ. Tôi xin ông biết cho. Khi nào chúng ta sẽ đến phía ngoài bờ biển Florida.

– Xấp xỉ ba tuần nữa, ông Rozzoli ạ!

– Tốt, hẹn gặp anh sau.

Rozzoli ra và dạo khắp tàu. Tàu của hắn. Toàn đội tàu Chúa phạt này là của hắn. Thế giới này là của hắn, Rozzoli tràn đầy hớn hở, cái cảm giác mà chưa bao giờ hắn có.

Cuộc vượt đại dương trôi chảy, và thỉnh thoảng Rozzoli vẫn vào buồng của Constantin Denmiris.

– Anh phải có vài con đàn bà trên tàu! – Rozzoli nói. – Nhưng tôi cho rằng người Hy Lạp các anh không cần gái, có phải không?

Denmiris từ chối trả lời câu nói trêu chọc đó.

Ngày ngày qua đi chậm chạp, nhưng mỗi giờ lại đưa Rozzoli lại gần với những giấc mơ của hắn. Hắn đang lên cơn sốt không kiên nhẫn. Một tuần đã qua, rồi lại tuần nữa trôi đi, và hệ thống đã tới gần lục địa Bắc Mỹ.

Vào tối chủ nhật, Rozzoli đang đứng gần đường ray trên tàu nhìn ra đại dương khi thấy có một ánh sáng loé lên.

Người thuỷ thủ đầu tiên đến gần hắn.

– Chúng ta có thể gặp thời tiết xấu, ông Rozzoli ạ. Tôi hy vọng ông là một thuỷ thủ giỏi!

Rozzoli nhún vai:

– Chẳng có gì làm tôi không chịu được!

Biển bắt đầu động. Con tàu bắt đầu chúi sâu xuống rồi lại ngóc đầu lên cứ như là nó cày vào sóng.

Rozzoli bắt đầu thấy buồn nôn. Thế hoá ra ta không phải là thuỷ thủ giỏi, hắn nghĩ. Có cái gì khác nhau nhỉ? Hắn làm chủ cả thế giới. Hắn quay về ca-bin sớm hơn và lên giường nằm.

Hắn đã mơ. Lần này thì không phải lên con tàu bằng vàng hay những cô gái đẹp trần truồng. Đó là những giấc mơ tối tăm. Chiến tranh lại nổ ra, và hắn chỉ nghe thấy tiếng thét gầm của đại bác. Một tiếng nổ đánh thức hắn dậy.

Rozzoli ngồi trên giường, tỉnh táo. Ca-bin tàu tròng trành. Con tàu đang ở giữa một trận giông bão chúa phạt.

Hắn còn có thể nghe được những bước chân chạy ở hành lang. Địa ngục này sẽ còn đi đến đâu?

Tony Rozzoli vội nhảy khỏi giường đi ra ngoài hành lang. Tàu tự nhiên xô cả về một bên và rồi mọi vật không còn thăng bằng được nữa.

– Cái gì đấy? – Hắn gọi một trong những đứa chạy ngang qua hắn.

– Nổ. Tàu bị cháy. Chúng ta đang bị chìm. Các ông lên ngay boong đi.

– Chìm…?

Rozzoli không thể nào tin được điều đó. Mọi việc đều diễn ra êm ả. Nhưng không sao. Rozzoli nghĩ. Ta không thể để mất cái tàu này. Sẽ có nhiều cái hơn nữa. Ta phải cứu Denmiris. Hắn là chìa khoá của mọi điều. Chúng ta sẽ gọi cấp cứu. Và rồi hắn nhớ ra rằng hắn đã ra lệnh phá huỷ hệ thống liên lạc vô tuyến.

Chiến đấu giữ thăng bằng, Tony Rozzoli cứ theo đường đồng bọn và leo được lên boong. Hắn rất sửng sốt, hắn thấy cơn giông đã hết. Biển rất êm. Mặt trăng tròn đầy đã mọc lên.

Lại có tiếng nổ khác, và rồi lại nổ nữa và tàu đã bắt đầu nghiêng nhiều hơn. Các thuỷ thủ cố hạ các thuyền cấp cứu, nhưng đã quá muộn. Nước xung quanh tàu là một khối dầu đang bốc lửa. Constantin Denmiris ở đâu?

Và rồi Rozzoli nghe thấy. Đó là tiếng gió vù vù, ở tận trên cao chỗ gầm rú của vụ nổ. Hắn nhìn lên. Có một máy bay trực thăng đang treo lơ lửng khoảng mười bộ trên mặt tàu.

Chúng ta được cứu thoát, Rozzoli nghĩ, rất vui mừng.

Hắn vẫy chiếc trực thăng như điên rồ.

Một bộ mặt xuất hiện ở cửa sổ trực thăng. Phải mất một lát sau Rozzoli mới kịp nhận ra đó là Constantin Denmiris. Ông ta tươi cười, và trong cánh tay giơ lên, ông ta cắp cái lọ vô giá đó.

Rozzoli nhìn đăm đăm, đầu óc hắn đang ghép các sự kiện đã xảy ra vào với nhau. Làm thế nào mà Constantin Denmiris tìm được một chiếc trực thăng giữa đêm tối thế này… Rồi Rozzoli đã biết, lòng dạ của hắn tan ra thành nước, Constantin Denmiris không bao giờ có ý định làm ăn với hắn. Đồ chó đẻ này đã lập kế hoạch mọi việc ngay từ đầu. Cú điện thoại gọi cho hắn báo là Denmiris đã chạy đi – cú điện thoại đó không phải từ Spyros Lambrous – chính là của Denmiris, ông ta đã gài bẫy để cho hắn vào tàu, và Rozzoli đã nhảy vào bẫy.

– Con tàu chở dầu bắt đầu chìm nhanh hơn và sâu hơn, Rozzoli đã thấy đại dương lạnh cóng tới ngay chân hắn, rồi đầu gối hắn. Thằng con hoang đã để cho cả bọn chết tại đây, ở giữa một nơi chẳng biết ở đâu, nơi mà sẽ chẳng còn dấu vết.

Rozzoli nhìn lên chiếc trực thăng, và la hét điên rồ.

– Quay lại, tao sẽ cho mày mọi thứ? – Gió thổi mạnh lời hắn bay đi.

Điều cuối cùng Tony Rozzoli nhìn thấy trước khi con tàu lật xấp và đôi mắt hắn đã nhoà vì nước muối mặn xát là chiếc trực thăng bay vọt về phía mặt trăng.

Bình luận