Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Luật 101 – Mọi Điều Bạn Cần Biết Về Pháp Luật Hoa Kỳ

Phần 5: Thương Tích Cá Nhân Và Luật Bồi Thường Thiệt Hại Do Lỗi Bất Cẩn

Tác giả: Jay M. Feinman

Tai nạn ô tô, đổ cà phê nóng và sai sót trong hành nghề y 

Stella Liebeck, bảy mươi chín tuổi, đi trên xe cùng cháu trai, bà mua một tách cà phê với giá bốn mươi chín xu Mỹ tại một nhà hàng ăn nhanh ven đường của hãng McDonald’s ở Albuquerque, bang New Mexico. Khi kẹp tách cà phê giữa hai đùi để mở nắp nhựa đậy bên trên cho thêm kem và đường vào, bà làm đổ tách cà phê và bị bỏng. Liebeck đã kiện nhà hàng ăn nhanh McDonald’s, cho rằng cà phê quá nóng và hội thẩm đoàn đã ra phán quyết bồi thường thương tích 160.000 đô-la cho bà Liebeck đồng thời phạt hãng McDonald’s 2,7 triệu đô-la, tương đương doanh thu hai ngày.

Đây là vụ kiện “mang tính lạm dụng kiện cáo” nổi tiếng nhất, nhằm vào những người ủng hộ việc cải cách luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, vì họ tìm cách sửa đổi hệ thống trách nhiệm dân sự mà ở Mỹ thường được gọi là luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Mọi người đều biết cà phê là nóng, và nếu bạn đánh đổ, bạn sẽ làm mình bị bỏng. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận hậu quả của tai nạn hàng ngày, những nhà cải cách luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho biết như vậy. Thay vì thế, các thẩm phán và hội thẩm đoàn rất muốn tạo điều kiện cho nguyên đơn chuyển sự bất hạnh của họ cho một người nào đó có túi tiền nặng hơn.

Trong khi đó, những người ủng hộ luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn coi vụ kiện của Liebeck là minh chứng cho hệ thống luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn hoạt động hiệu quả như thế nào. Hãng đồ ăn nhanh McDonald’s từng nhận được hơn 700 đơn khiếu nại về nhiệt độ của tách cà phê được đem ra phục vụ, họ đã bác khá nhiều đơn khiếu nại này nhưng cũng phải chấp nhận đền bù 500.000 đô-la cho một phầ số đơn khiếu nại đó. Công ty này đã phục vụ cà phê ở nhiệt độ nóng hơn 20oC so với các công ty cạnh tranh, mức nhiệt mà các nhà quản lý của công ty thừa nhận là quá nóng để có thể uống ngay lập tức và đủ nóng để có thể gây bỏng. Liebeck đã nằm viện một tuần với mức bỏng độ ba, cần phải cấy ghép da. Lúc đầu, bà sẵn sàng giải quyết vụ kiện chỉ với mong muốn nhận một khoản bồi hoàn đủ chi trả các chi phí y tế, nhưng hãng McDonald’s từ chối. Hội thẩm đoàn ước tính khoản tiền 2,7 triệu đô-la là doanh thu từ bán hàng trong hai ngày của hãng McDonald’s, vì vậy đã sử dụng số tiền đó như một phán quyết bồi thường mang tính chất chế tài. Hội thẩm đoàn cũng phát hiện ra rằng Liebeck phải chịu một phần trách nhiệm về thương tích của mình do bà không đã cẩn thận, vì vậy đã quyết định giảm khoản bồi thường đã phán quyết trước đó, và thẩm phán tòa sơ thẩm đã phán quyết giảm thêm mức bồi thường có tính chất chế tài xuống 480.000 đô-la. Sau vụ kiện này và khi phán quyết được công khai, hãng McDonald’s đã buộc phải giảm nhiệt độ cà phê của mình. Ở đây, hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đã có tác dụng, những người ủng hộ hệ thống này cho biết; người làm sai buộc phải bồi thường cho nạn nhân bị thương tích và khắc phục hành vi nguy hiểm. Vụ kiện cũng có ảnh hưởng tích cực đến những hành vi nguy hiểm tiềm tàng khác; Chuỗi nhà hàng Wendy đã giảm nhiệt độ của món socola nóng, chủ yếu phục vụ trẻ em.

Trong vài trăm năm, các tòa án và cơ quan lập pháp đã soạn thảo các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn để xác định khi nào một người phải có trách nhiệm đối với thương tích của người khác. Những người đề xuất hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho biết các vụ kiện giống như vụ kiện của Stella Liebeck chứng tỏ hệ thống này hoạt động hiệu quả như thế nào, và những thay đổi đã xuất hiện trong suốt quá trình phát triển liên tục kéo dài hàng thế kỷ. Những nhà cải cách luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho rằng mọi thứ đã đi quá xa, chuyển dần trách nhiệm từ cá nhân và áp đặt các chi phí đối với bị đơn vô tội, vì vậy cần phải có những sự thay đổi lớn về lập pháp. Tuy nhiên, trước khi chúng ta có thể quyết định duy trì hoặc sửa đổi hệ thống này, chúng ta cần phải hiểu toàn bộ nội dung của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. 

Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn?

Ở mức khái quát rất dễ để mô tả Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, nhưng rất khó khi định nghĩa một cách chính xác hơn về luật này. Bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn có nguồn gốc từ tiếng Latinh, nghĩa là “bị bóp méo” hoặc “bị sai lệch” vì vậy lỗi bất cẩn là một hành động không theo tiêu chuẩn của một hành vi đúng đắn một hành động sai trái. Nếu bạn đấm vào mũi người hàng xóm, lái xe ẩu vượt qua người đi bộ, hoặc gây thương tích cho khách hàng vì đưa ra một tách cà phê quá nóng, bạn đã phạm phải hành động bất cẩn. (Một số trường hợp bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không được thảo luận ở đây, chúng chỉ liên quan đến thiệt hại kinh tế và không gây thương tích thân thể, chẳng hạn như việc vu khống một người là kẻ lừa đảo hoặc lừa gạt người khác để xúi giục họ tham gia một giao dịch tài chính). Toàn bộ những sự việc trên là hành động sai trái và nạn nhân có thể nhận phán quyết phải bồi thường tiền bạc cho những hành động đó.

Chúng ta có thể hiểu tốt hơn nội dung luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn từ những vụ kiện điển hình này. Tuy nhiên, thông cáo trong đó có đề cập đến các chi tiết về cơ bản không có ý nghĩa vì chúng không trả lời câu hỏi căn bản về luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn: Nếu luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn quy định hình thức phạt hành vi sai trái, làm thế nào chúng ta có thể kết luận được một hành vi nào là sai? Một người hàng xóm có phải bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn hay không khi anh ta đấm vào mũi bạn? Liệu nhà hàng ăn nhanh McDonald’s có phải bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn hay không khi nhà hàng đó phục vụ cà phê nóng đến nỗi làm khách hàng bị bỏng? Thế còn lái xe chạy dưới mức hạn chế tốc độ nhưng lại bị cho là đang lái quá nhanh vì điều kiện thời tiết thì sao?

Các câu hỏi như thế này cho thấy hai đặc điểm quan trọng của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Thứ nhất, một số vụ kiện dễ phán quyết nhưng một số vụ kiện lại khó. Các thẩm phán, luật sư, và các học giả về lĩnh vực bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn sử dụng những vụ kiện dễ để xây dựng các chính sách và nguyên tắc giúp họ phân tích các vụ kiện khó. (Đôi khi, bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cũng có tác dụng ngược lại; việc suy ngẫm về các vụ kiện khó đã kích thích sự hiểu biết sâu sắc và khiến chúng ta nghĩ lại câu trả lời của mình đối với những vụ kiện dễ). Thứ hai, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn là một quy trình giống như một loạt các quy tắc. Một yếu tố quan trọng của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn là việc áp dụng các nguyên tắc rất chung chẳng hạn như “mọi người phải cẩn thận hợp lý để không làm người khác bị thương” đối với các vụ kiện cụ thể, giống như tai nạn ô tô xảy ra vào một buổi tối trời mưa. Cơ cấu tổ chức qua đó các quy tắc được áp dụng hệ thống kiện tụng trong đó trách nhiệm được chia sẻ giữa tòa án và hội đồng xét xử có tính chất quan trọng trong luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn là nội dung chính của các quy tắc đó. 

Trong một thời gian rất dài, hệ thống kiện đòi bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn gần như đều liên quan đến các vụ kiện do nguyên đơn là cá nhân đệ trình đối với bị đơn là cá nhân phát sinh từ một sự việc đơn lẻ. Phần lớn, các nhóm nhỏ sẽ đứng về một bên này hoặc bên kia trong việc khởi kiện; người lái xe và ba hành khách trong một chiếc xe sẽ kiện người lái chiếc xe khác gây ra tai nạn, hoặc một bệnh nhân bị tổn hại trong quá trình phẫu thuật sẽ kiện bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ gây mê hồi sức, và bệnh viện. Những kiểu kiện này vẫn chiếm đa số, nhưng trong những thập kỷ gần đây, các vụ kiện liên quan đến nhiều người bị thương tích do cùng một hành vi, được gọi là bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều nạn nhân, trở nên quan trọng hơn. Một số trường hợp bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều nạn nhân liên quan đến những thương tích phát sinh từ một tai nạn duy nhất, chẳng hạn như vụ nổ, hoặc một nguồn đơn lẻ như ô nhiễm từ nhà máy hóa chất. Một số trường hợp khác liên quan đến nhiều thương tích gây nên bởi một kiểu hành vi duy nhất được lặp lại trong một thời gian, như việc sử dụng chất a-mi-ăng hoặc cho lưu hành một loại thuốc nguy hiểm. Hậu quả của một số trường hợp bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều nạn nhân như trên đầy kịch tính: 6.000 nạn nhân trong thảm kịch ngày 11 tháng 9; 20.000 vụ kiện về thẩm mỹ nâng ngực; hơn 800.000 vụ kiện về nhiễm chất a-mi-ăng; và ít nhất 600.000 nguyên đơn đòi bồi thường tổn hại do thuốc ăn kiêng fen-phen (và có khả năng còn tăng thêm 5 triệu nguyên đơn nữa).

Bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều người tạo ra một số thách thức với hệ thống. Một là khiến việc giải quyết toàn bộ số lượng vụ kiện có thể chuyển qua hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho một cá nhân bị tồn đọng, làm cho số lượng kiện tụng ngày càng tăng và có khả năng áp đảo tòa án, gây trì hoãn xét xử các vụ kiện khác. Một vấn đề khác là việc phân loại xét xử các nạn nhân có thương tích khác nhau nhưng khởi kiện tại những thời điểm khác nhau. Nhiều bị đơn trong những vụ kiện bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều người phải sử dụng cách thức phá sản để thoát gánh nợ, và tòa án khi đó phải quyết định ai nhận được cái gì; nếu các nguyên đơn trước đó đã được bồi thường đầy đủ, thì không còn lại gì để bồi thường cho những người tiếp tục liệt kê thương tích của mình sau đó. Và bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn về chất độc hại bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều người phát sinh từ việc tiếp xúc với hóa chất, thuốc, hoặc các chất nguy hại khác đương đầu với những vấn đề dẫn đến kết quả bất thường vì khó có thể quy kết mối nguy hiểm đã phải đương đầu với các thương tích đặc biệt mà có thể có nguyên nhân phức tạp và phát sinh trong một thời gian dài sau khi tiếp xúc. Một vài trong số các vấn đề này được thảo luận ở các phần sau của chương này. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi, “Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn là gì?” Thì chính sự xuất hiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho nhiều người đồng nghĩa với câu trả lời rằng, đó là một quá trình bao gồm cả xét xử các tranh chấp cá nhân và hệ thống để giải quyết đáng kể một số lượng các thương tích lớn. 

Tại sao chúng ta cần luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn?

Các thương tích xảy ra hàng ngày. Một người lái xe ngủ gật và đâm vào cây. Ai đó vấp ngã ở cầu thang. Các ca phẫu thuật không phải lúc nào cũng thành công.

Tuy nhiên, thông thường, khi một người nào đó bị thương thì sẽ có một người khác phải chịu trách nhiệm. Người chủ nhà không sửa các vết nứt trên vỉa hè nhà mình khiến khách vãng lai đi qua bị vấp ngã. Các bác sỹ chẩn đoán và điều trị không đúng cho bệnh nhân. Trong một vụ đâm xe rất nhẹ nhưng hành khách chết vì bình xăng bị vỡ và nổ. Công nhân mắc bệnh ung thư do công nghệ đóng tàu sử dụng chất a-mi-ăng. Hoặc lấy ví dụ về một số kiểu sự việc đặc biệt mà các giáo viên luật về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn rất ưa thích: Người hướng dẫn trên tàu hỏa thúc giục hành khách, làm cho anh ta đánh rơi kiện hàng; pháo hoa trong kiện phát nổ, làm tróc lớp gỉ sắt và bắn vào hành khách khác đang đứng đợi ở sân ga. Một con tàu bị đứt dây neo, trôi theo dòng nước, và đâm vào một chiếc tàu khác, làm cho con tàu thứ hai bị đứt dây neo; cả hai con tàu tiếp tục trôi theo dòng nước và đâm vào một chiếc cầu, tạo thành một vật cản băng và nước, gây ngập lụt ở vùng thượng lưu.

Điều gì xảy ra nếu chúng ta không có hệ thống pháp luật để giải quyết những tổn hại kiểu như thế này? Thứ nhất, mọi người sẽ không có ý thức tránh làm người khác bị thương. Đôi khi, những tổn hại xảy ra là do cố ý; nhưng thông thường, các tổn hại là do sơ ý vì nhiều người không có ý thức cẩn thận. Một nhà sản xuất ô tô sẽ có ý thức giảm bớt các tiêu chuẩn an toàn nếu biết rằng mình sẽ không phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do chiếc xe bị lỗi gây ra. Người lái xe có thể thiếu cẩn thận hơn, và các chủ sở hữu nhà có thể sẽ không muốn sửa chữa vỉa hè trước nhà mình. Ngược lại, các doanh nghiệp và cá nhân đã hành động một cách an toàn sẽ chịu thiệt gián tiếp do các hoạt động tốt của mình vì hành động cẩn thận thường tăng chi phí và không giảm trách nhiệm tương ứng. 

Thứ hai, các nạn nhân của vụ tai nạn sẽ bị bỏ mặc với các khoản thanh toán chi phí y tế, mất lương, thiệt hại tài sản, và các hậu quả do thương tích khác mà họ phải chịu. Đối với hầu hết các nạn nhân, chi phí sẽ rất lớn; còn với một số người không may mắn, chi phí thật là khủng khiếp. Chẳng hạn, tai nạn bất ngờ của Stella Liebeck do cà phê nóng sẽ tốn của bà hàng chục ngàn đô-la viện phí và chi phí khám chữa bệnh.

Thứ ba, việc nhiều người có thể tự do gây tổn hại cho người khác, dù cố ý hoặc vô ý dường như sẽ không công bằng. Người lái xe bất cẩn sẽ thoát được các hành động phạm tội nếu anh ta không phải trả giá cho hành động của mình, và nạn nhân vô tội sẽ phải chịu hậu quả.

Chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này theo một số cách thức chứ không phải chỉ theo hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Thái độ không đúng mực có thể bị truy tố hình sự. Việc tăng cường thực thi các luật về giao thông có thể bảo đảm mọi người lái xe cẩn thận. Các quan chức chính phủ có thể quy định chi tiết xe ô tô và các sản phẩm khác được sản xuất như thế nào, mọi người phải giữ gìn tài sản của họ ra sao, cà phê có thể được phục vụ tại các nhà hàng ăn nhanh ở nhiệt độ bao nhiêu, và… Danh tiếng thị trường và danh tiếng nói chung cũng sẽ giúp ích; người tiêu dùng có lẽ chỉ mua những sản phẩm mà họ biết là an toàn, và mọi người sẽ không muốn người khác nghĩ mình là người cẩu thả. Các nạn nhân vụ tai nạn sẽ mua bảo hiểm riêng cho mình. Nếu họ không có khả năng mua bảo hiểm, họ có thể được quỹ phúc lợi công cộng hoặc các hội từ thiện cá nhân chăm sóc.

Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng các bộ máy ngoài luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn để giải quyết các vấn đề do phát sinh thương tích. Nguy cơ truy tố hình sự đã ngăn cản mọi người đấm đá nhau, và chính phủ liên bang quy định rằng ô tô phải được trang bị túi khí, dây an toàn, và các thiết bị an toàn khác. Một người bị thương trong một tai nạn giao thông có thể được bảo hiểm y tế chi trả các chi phí điều trị và bảo hiểm thương tật bồi thường cho phần thu nhập bị mất; nếu anh ta không được hưởng, các khoản hỗ trợ của Medicaid (chương trình bảo hiểm sức khỏe của chính phủ đài thọ cho những dịch vụ chăm sóc y tế dài hạn dành cho những người có thu nhập thấp), An sinh Xã hội, và phúc lợi sẽ bù đắp khoảng trống này. Một số khu vực đã xóa bỏ phần lớn hoặc toàn bộ hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Bồi thường cho công nhân là lớn nhất; ở mọi tiểu bang, công nhân bị thương trong quá trình làm việc không thể kiện người sử dụng lao động của mình (với một số ngoại lệ hạn chế), nhưng được chương trình bảo hiểm của tiểu bang chi trả. Trẻ em bị phản ứng với vắc-xin dành cho trẻ em có thể được bồi thường từ Quỹ ủy thác liên bang thay vì kiện nhà sản xuất. Sau thảm họa 11 tháng 9, Quốc hội đã lập một quỹ để bồi thường cho các nạn nhân, và 97% các nguyên đơn tiềm năng được bồi thường.

Dù sao, qua vài trăm năm, chúng ta cũng đã phát triển một hệ thống luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn để giải quyết các thương tích và xử lý các hành vi phạm tội. Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn khuyến khích các hành vi tốt, ngăn cản các hành vi phạm lỗi và quy định rằng những người phạm tội bồi thường cho nạn nhân của mình, phục vụ cho việc nâng cao nhận thức công lý của chúng ta. Đây là ba mục đích căn bản của chế định luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn: ngăn cản hay khuyến khích, việc bồi thường, và tính công bằng. Là một hệ thống để phục vụ những mục đích này và giải quyết vấn đề thương tích, hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn có ba lợi thế so với các bộ máy khác.

Thứ nhất, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho phép các cá nhân đi đầu trong việc thực hiện các chính sách của luật. Toàn bộ các vụ kiện bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đều được đệ trình bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp chứ không phải bởi chính phủ với tư cách là nguyên đơn. (Đôi khi, chính phủ là một bên trong các vụ kiện bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, nhưng khi đó chính phủ ở vị thế giống như bất kỳ nguyên đơn hoặc bị đơn nào khác.) Chính phủ liên bang và tiểu bang lập các hệ thống tòa án để giải quyết tranh chấp, nhưng các bên riêng rẽ đã điều khiển luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn bằng các đơn kiện và bản biện hộ. Hơn nữa, hệ thống này lại tự chủ về nguồn tài chính của mình. Các luật sư của nguyên đơn giải quyết vụ kiện trên cơ sở phí phụ thuộc vào kết quả của vụ kiện, theo đó họ ứng trước chi phí kiện tụng, khách hàng của họ không thanh toán các khoản phí ban đầu, và họ nhận một phần từ khoản đòi lại được nếu họ thắng và sẽ không nhận được gì nếu họ thua. Vì vậy, hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không đòi hỏi một văn phòng công tố hoặc bộ máy hành chính lớn để lập ra các quy tắc, điều tra những hành động phạm tội, và theo đuổi các đơn kiện. Thay vì thế, việc theo đuổi các mục đích công của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn nằm trong tay các cá nhân. Chẳng hạn, Stella Liebeck và nhà hàng McDonald’s, chứ không phải Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm hay Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng, điều khiển cuộc tranh luận về mức nhiệt độ quá nóng của cà phê.

Thứ hai, phần lớn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đưa ra các quy tắc khá khái quát, chẳng hạn như quy tắc nhà sản xuất ô tô phải chế tạo ô tô theo một phương thức sao cho không có lỗi nào gây nguy hiểm bất hợp lý. Sự việc muốn nói được nêu trong bối cảnh vụ kiện riêng lẻ và có thể được tranh cãi gay gắt, chứ không yêu cầu luật quy định trước một cách chi tiết, một chiếc xe được chế tạo như thế nào và phải gồm những thiết bị an toàn nào. Các cơ quan điều tiết như Cục An toàn Giao thông Đường bộ cũng đưa ra một số quy định, nhưng nếu không có luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, họ có lẽ đã phải quy định nhiều hơn. Quả thực, vì tai nạn có thể xảy ra theo vô số cách nên khó có thể vạch ra trước được là một người phải cư xử thế nào trong mọi tình huống nhận thức, và tính tổng quát của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn làm cho chúng ta đánh giá được cách cư xử mà không cần phải vạch ra trước như trên. 

Thứ ba, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn liên kết các chính sách ngăn chặn và bồi thường với mục đích của sự công bằng thong qua quy định rằng việc bồi thường cho nạn nhân phải xuất phát từ người vi phạm. Một khi thương tích đã xảy ra, thì việc người vi phạm phải bị phạt và nạn nhân phải được bồi thường là đương nhiên. Có một tính cân đối rõ ràng về cơ chế mà đồng thời đạt được cả hai mục đích. Nếu người phạm tội bị truy tố hình sự, nạn nhân sẽ chịu tổn thất; nếu nạn nhân được bảo hiểm thanh toán các hóa đơn, tổn thất của nạn nhân được bồi thường nhưng người phạm tội thoát tội mà không phải chịu trách nhiệm.

Liệu luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn có hiệu quả đúng như mọi người nghĩ hiện nay hay không là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất về luật. Các nhà kinh doanh, bác sỹ, và công ty bảo hiểm cho rằng luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn rất rắc rối, đã tập hợp dưới khẩu hiệu cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn để loại bỏ một số học thuyết về vấn đề này và cắt bớt nhiều học thuyết khác. Các nhóm người tiêu dùng và luật sư xét xử đã bảo vệ hệ thống này và tìm lý lẽ để biện hộ cho nó. Trong khi đó, các học giả về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn từ cánh tả tới cánh hữu của giới chính trị đã phân tích và tranh luận về tính hiệu quả của hệ thống này.

Các nhà cải cách về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho rằng tòa án đã quá lạm dụng việc sử dụng chính sách bồi thường của luật, khiến đã mất đi cái nhìn khách quan về sự công bằng và hậu quả thực tế trong các phán quyết của mình. Họ khẳng định sự thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ của tòa án trong việc soạn thảo các quy tắc bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn và vai trò của hội thẩm đoàn trong các vụ kiện riêng lẻ là nhằm bồi thường cho nạn nhân bị thương. Để không ngừng thúc đẩy, họ đã quên mất sự cần thiết phải chứng tỏ bị đơn đã phạm lỗi trước khi áp đặt trách nhiệm. Các thẩm phán đã xác lập những quy tắc về trách nhiệm nghiêm ngặt mà không quy định việc tìm ra lỗi trước khi chuyển thiệt hại của nạn nhân cho bị đơn. Tương tự, các hội thẩm đoàn phải đương đầu với các vụ việc trong đó cá nhân bị thương nghiêm trọng và bị đơn là một doanh nghiệp lớn hoặc một bác sỹ giàu có, với chế độ bảo hiểm cao, họ không muốn lắng nghe những lời giải thích hợp lý về hành vi của bị đơn mà chỉ nhằm tìm kiếm một túi tiền nặng hơn để thanh toán cho thiệt hại của nạn nhân.

Hậu quả của những hành động này là một hệ thống gồm quá nhiều trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn và hiện nay có nguy cơ còn nhiều hơn nữa. Hệ thống này áp đặt một loại “thuế bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn” vào các sản phẩm và hoạt động, làm tăng chi phí của nhiều hàng hóa và dịch vụ và đồng thời loại bỏ các sản phẩm và hoạt động khác ra khỏi thị trường. Sản xuất một chiếc ô tô, một dụng cụ điện, hay thậm chí một cái thang sẽ mất nhiều chi phí hơn vì nhà sản xuất buộc phải bao gồm trong đó những thiết bị an toàn hoặc các biện pháp dự phòng không cần thiết. Các bác sỹ phải hành nghề theo phương pháp phòng vệ bằng cách cho tiến hành thêm các thí nghiệm không thực sự cần thiết và điều này đã làm tăng chi phí khám sức khỏe, hoặc để lại những trường hợp rủi ro cao cho các bác sỹ chuyên khoa xử lý, chẳng hạn như sản khoa.

Những nhà cải cách cho luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cũng cho rằng việc mở rộng trách nhiệm bồi thường này đã hủy hoại trách nhiệm cá nhân. Vì các tòa án từ chối thực thi các thỏa thuận hạn chế hoặc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, người tiêu dùng không thể thực hiện quyền lựa chọn về mức độ an toàn nên họ sẵn sàng thanh toán. Nói một cách rộng hơn, việc tăng trách nhiệm đã góp phần vào một xã hội trong đó mọi người không cảm thấy phải có trách nhiệm với các hành động của mình, tất cả đều chờ một lời xin lỗi vì hành vi của mình và khiến cho một người khác phải gánh chịu những thiệt hại. Trong một xã hội “hãy kiện họ”, không ai còn phải gánh hậu quả về các hành động của bản thân. Để giải quyết những vấn đề này, các nhà cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đã liên tục ban hành một số thay đổi trong luật và đề xuất nhiều thay đổi. Họ cho biết mục đích là để khôi phục lại sự cân bằng hệ thống bằng cách làm cho những nạn nhân bị thương tích khó tiếp cận với tòa án hơn, nếu đã tiếp cận được với tòa án thì cũng khó có cơ hội thắng kiện, và nếu thắng kiện cũng khó nhận được các khoản bồi thường lớn.

Những người ủng hộ hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không đồng ý với những thay đổi và biện pháp khắc phục này. Họ chỉ ra rằng hệ thống là một thành công lớn trong việc nâng cao tính an toàn của người dân Mỹ. Luật bồi thường do lỗi bất cẩn đã có hiệu lực đáng kể trong việc khuyến khích tính an toàn, trong những lĩnh vực từ sai sót trong hành nghề y cho đến sản xuất các sản phẩm lỗi. Ví dụ, khía cạnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đã khuyến khích các nhà sản xuất nghiên cứu những nguy hại tiềm tàng trong các sản phẩm của mình và phát triển các sản phẩm an toàn hơn. Nhiều sản phẩm nguy hại đã bị loại khỏi thị trường, cấm sử dụng hoặc được cải thiện ví dụ, dụng cụ ngừa thai Dalkon Shield IUD, chất a-mi-ăng, quần áo trẻ em không bằng chất liệu chống cháy, và các ô tô không chịu được va đập mạnh. Đối với nhiều nạn nhân chịu thương tích cá nhân, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn quy định một nguồn bồi thường duy nhất. Trong khi các nhà cải cách luật này lặp đi lặp lại những câu chuyện rất rùng rợn (chỉ một vài trong số đó được báo cáo chính xác), những câu chuyện rõ ràng hơn về sự thành công của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đã không còn được kể thường xuyên nữa.

Thành công đạt được mà không cần các hội thẩm đoàn phải quá kinh nghiệm. Trong hầu hết các vụ kiện, hội thẩm đoàn buộc phải đồng ý với các thẩm phán có chuyên môn nghiệp vụ về kết quả vụ kiện và không chăm chăm săn đuổi một túi tiền nặng hơn để bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn. Vấn đề trách nhiệm cá nhân là rất phức tạp; việc buộc nguyên đơn chịu trách chịu về hành vi của mình thường chỉ đạt được bằng cách để cho bị đơn không phải chịu trách nhiệm.

Có những vấn đề khó khăn phải giải quyết và sẽ được thảo luận nhiều hơn trong chương khám phá các nguyên tắc cơ bản của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Nhưng hãy xem qua hai câu chuyện để bắt đầu quá trình này.

Giáo sư Peter Bell kể lại một giai thoại để minh họa cho khía cạnh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào do sự hiện diện của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Trong chuyến thăm Thác Niagara, ông đã bước qua một loạt các bậc, bục và cầu gỗ cho phép khách du lịch đi bộ ngay xuống thác. Khi con gái của ông hỏi “Bố ơi, xuống đó có an toàn không ạ?” ông đã có hai phản ứng mâu thuẫn nhau: Một mặt, kết cấu dường như quá yếu nhưng mặt khác, kết cấu đó phải an toàn. Ông tin rằng kết cấu an toàn không dựa trên khả năng là một cơ quan chính phủ nào đó đã kiểm tra các bậc này cũng như tin tưởng rằng chủ sở hữu khu này đã kiểm tra cẩn thận bởi vì đó là việc cần làm hoặc sẽ phục vụ cho lợi ích kinh doanh của họ. Thay vì trả lời, Bell nói: “Điều khiến bố nghĩ kết cấu này an toàn là bố hiểu rằng những nhà quản lý du lịch đã nhận thức được nếu họ không bảo đảm mọi thứ an toàn, họ sẽ bị kiện liên tục”.

Thứ hai, hãy nghĩ về vấn đề an toàn của thuốc. Các nhà sản xuất dược phẩm nói chung cố gắng sản xuất những sản phẩm thuốc an toàn, nhưng đó là trách nhiệm phải làm và vì đó là ngành kinh doanh tốt. Nhưng họ đang kinh doanh để kiếm lợi nhuận, và mục tiêu đó tạo áp lực để đưa vào hoặc giữ một viên thuốc trên thị trường ngay cả khi có những vấn đề về tính an toàn của viên thuốc đó. Nhóm bảo vệ người tiêu dùng kế tiếp là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), cơ quan đã phê duyệt những viên thuốc, yêu cầu có những cảnh báo về những nguy hiểm tiềm tàng, và ra lệnh thu hồi các sản phẩm trên thị trường khi biết có mối nguy hiểm lớn hơn. Nhưng có những thiếu sót về quy trình của FDA. Trong trường hợp tốt nhất, FDA dựa vào thông tin từ những công ty dược phẩm và không thể đánh giá đầy đủ mọi sự nguy hại của sản phẩm. Trong trường hợp xấu nhất, như giáo sư luật và chuyên gia về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn Carl Bogus đã viết, một cơ quan điều tiết như FDA có thể bị “thâu tóm, vắt kiệt sức, chất vấn dồn dập, cứng nhắc, sa ngã, bấu víu, và đói khổ”, tùy thuộc vào ảnh hưởng chính trị và sự kiểm soát của các công ty mà FDA muốn điều tiết. Thậm chí các quan chức của FDA đã thừa nhận vấn đề này; Tiến sỹ David Graham, Trưởng phòng An toàn Thuốc của FDA, khẳng định rằng FDA “không có khả năng bảo vệ người Mỹ”. Khi các chính sách khuyến khích riêng của các công ty hoặc quy định của FDA không đủ, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn xen vào để bù lấp khoảng trống này. Tuy nhiên, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không đưa ra những câu trả lời dễ dàng. Việc quyết định liệu một nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về việc sản xuất một viên thuốc nguy hại có liên quan đến việc cân bằng giữa những người chịu tác hại do thuốc và những người hưởng lợi từ loại thuốc đó và việc đánh giá nhà sản xuất biết gì về những mối nguy hại, khi nào nhà xuất biết mối nguy hại đó, và những công việc gì mà nhà sản xuất nên thực hiện.

Liệu có vi phạm luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn khi bạn đánh một ai đó?

Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn được chia thành ba loại: hành động sai trái có chủ đích, hành động sơ suất và chịu trách nhiệm nặng nề. Hành động sai trái có chủ đích là khi một người gây tổn hại do cố ý làm như vậy. Hành động sơ suất liên quan sự bất cẩn. Chịu trách nhiệm nặng nề coi người hành động phải chịu trách nhiệm cho dù anh ta không cố ý gây tổn hại cho nạn nhân và đã thực hiện cẩn thận nhằm cố gắng tránh tổn hại. Trong những loại trên, loại dễ hiểu nhất là hành động sai trái có chủ đích, với hành vi điển hình bị coi là sự bạo hành.

Khi Biff đấm vào mũi George, đẩy anh ta ngã xuống cầu thang, hoặc vui sướng lái xe cán qua người anh ta, hành vi này cấu thành hành động gây thương tích có chủ đích. Hành vi cố ý gây thương tích là hành động xâm phạm sự toàn vẹn cơ thể của một người, và việc xâm phạm là có chủ đích. Việc quy định biện pháp khắc phục hành động cố ý gây thương tích đáp ứng các chính sách của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Chúng ta muốn ngăn cản Biff và những người giống anh ta không đấm người khác. Nếu George phải đi khám vì bị thương, thì việc buộc Biff phải bồi thường tổn hại cho anh ta là công bằng.

Đó là vấn đề đơn giản. Nhưng tất nhiên, luật hiếm khi đơn giản như thế. Các hành động sai trái có chủ đích là không hợp pháp vì người vi phạm trách nhiệm dân sự có chủ đích muốn gây tổn hại cho nạn nhân. Người vi phạm trách nhiệm dân sự là một thuật ngữ pháp lý thuần túy chỉ một người phạm phải một hành động sai trái; thay thế cho “người hành động sai trái” nếu bạn muốn. Nhưng chủ đích gây tổn hại có nghĩa như thế nào? Và luật quy định loại và mức độ tổn hại đến đâu thì sẽ được bồi thường?

Hãy xem xét vụ Garratt kiện Dailey (1955) của Tòa án Tối cao Washington. Brian Dailey, một cậu bé năm tuổi đến thăm gia đình Ruth Garratt, một phụ nữ lớn tuổi. Brian đã dịch chuyển chiếc ghế trên bãi cỏ mà Ruth định ngồi. Khi bà ngồi xuống, do không chú ý rằng chiếc ghế không còn ở vị trí đó nữa, bà ngã xuống đất và bị gãy xương hông. Một chuỗi sự kiện hợp lý đã gây tranh cãi. Ruth viện lẽ rằng Brian đã cố ý kéo chiếc ghế ra khỏi chỗ khi bà bắt đầu ngồi xuống. Tòa sau khi xem xét phát hiện ra rằng Brian đã lấy chiếc ghế, dịch chuyển sang bên chừng nửa mét và ngồi xuống. Nhưng khi cậu phát hiện Ruth sắp ngồi xuống vị trí đặt chiếc ghế, cậu vội vàng đứng dậy và cố gắng đẩy chiếc ghế lại vị trí cũ, tuy nhiên cậu đã không kịp đỡ cho Ruth khỏi bị ngã.

Trước tiên, hãy xem Ruth giải thích các sự kiện. Nếu Brian chứng minh rằng cậu bé không cố ý làm cho Ruth bị thương mà chỉ cho là buồn cười khi nhìn bà ta ngã xuống đất, liệu cậu bé có chủ đích để phải chịu trách nhiệm vì hành động cố ý gây thương tích? Theo cách nói thong thường, Brian không có “chủ đích” gây tổn hại nhưng rốt cuộc hậu quả lại xảy ra gãy xương hông. Cậu bé không muốn việc đó xảy ra, nhưng theo quan điểm của pháp luật, cậu bé vẫn có chủ đích tạo sự va chạm không hợp pháp (làm Ruth ngã) đủ cấu thành hành động cố ý gây thương tích. Động cơ của cậu bé kiểu tổn hại cậu chủ đích thực hiện thì không liên quan nếu cậu bé muốn gây ra sự va chạm.

Bây giờ, hãy xem tòa án giải thích các sự kiện. Ở đây, Brian đã không có chủ đích làm Ruth ngã, nhưng cậu bé vẫn có thể phải chịu trách nhiệm. Theo luật, một người sẽ vi phạm hành động gây thương tích do chủ đích gây tổn hại hoặc hành động hiển nhiên mà sẽ gây ra tổn hại. Nếu Brian biết chắc chắn (do hành động hiển nhiên) rằng Ruth đang cố ngồi xuống vị trí đặt chiếc ghế chẳng hạn, vì bà ta vừa mới mang một đĩa thức ăn và đặt xuống chiếc bàn xếp du lịch kê đằng trước chiếc ghế yêu cầu chủ đích đã được đáp ứng. Chúng ta muốn ngăn cản hành vi hiển nhiên gây tổn hại giống như hành vi chủ đích gây tổn hại, và chúng ta muốn bồi thường cho nạn nhân bị tổn hại trong một phạm vi tương tự; vì giữa Brian và Ruth Garratt bị thương tích, công bằng hơn mà nói thì Brian (hoặc bố mẹ của cậu) chứ không phải là Ruth phải chịu chi phí cho thương tích của Ruth. 

Khái niệm về tổn hại có phạm vi rộng giống như khái niệm về chủ đích. Một hành vi bị coi là gây thương tích khi một người gây tổn hại hoặc cố ý đụng chạm. Một chiếc xương hông gẫy do bị ngã hoặc chảy máu mũi do bị đấm là những vụ kiện dễ hiểu về sự đụng chạm gây tổn hại, nhưng thương tích nghiêm trọng như trên thì không được quy định. Một vết thâm tím hoặc vết rách nhẹ đã là quá đủ.

Việc mở rộng thực tế trách nhiệm về hành động cố ý gây thương tích xuất phát từ khái niệm về hành động cố ý đụng chạm. Nếu Ruth ngã xuống đất và không bị thương tích gì, Brian vẫn phạm phải hành động cố ý gây thương tích vì sự đụng chạm đó làm tổn thương long tự trọng của bà ta. Khi luật kết hợp với khái niệm về sự cố ý đụng chạm với ý kiến rằng chủ đích duy nhất theo quy định là chủ đích gây nên sự đụng chạm đó, nó tạo nên một khái niệm mở rộng về hành động cố ý gây thương tích. Từ vụ kiện trước đó về việc đấm vào mũi, luật chắc chắn đã hướng đến việc đưa ra các phán quyết về tính hợp lý của toàn bộ các kiểu đụng chạm. Nếu Joe hôn Maria để bày tỏ tình cảm nhưng Maria không muốn, đó có thể được coi là hành động cố ý gây thương tích. Quả thực, quan niệm về sự bảo toàn cơ thể lớn đến nỗi Joe rõ ràng đã phạm hành động bạo hành ngay cả khi anh hôn Maria lúc cô đang ngủ và không biết về cái hôn đó.

Tuy nhiên, không phải mọi sự cố ý gây tổn hại hoặc cố ý đụng chạm là hành động bạo hành. Nếu nạn nhân đồng ý cho đụng chạm nếu Maria đồng ý cho hôn đó không phải là hành động bạo hành. Điều này là hợp lý xét về mục đích của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Chúng ta không có cùng lợi ích trong việc ngăn cản hành động gây tổn hại hoặc cố ý đụng chạm khi một người đồng ý cho đụng chạm; thực tế mà nói, người đó đã mất quyền bồi thường của mình. Việc áp đặt trách nhiệm đối với một người mà chỉ làm những việc người khác đã đồng ý thì cũng không công bằng.

Một người có thể đồng ý với một kiểu xâm phạm thân thể nào đó, tuy nhiên, người đó không nhất thiết đồng ý với bất kỳ kiểu xâm phạm thân thể nào khác. Các cầu thủ bóng đá đồng ý bị va chạm trong quá trình trận đấu, nhưng họ không nhất thiết đồng ý với bất kỳ hành động bạo lực nào. Booby Clark của đội Denver Broncos đã thúc cẳng tay vào phía sau gáy Dale Hackbart cầu thủ đội Cincinnati Bengals trong lúc anh này đang gập người xuống đất khi trận đấu kết thúc, nếu Clark hành động như vậy bên ngoài phạm vi thể thao, anh ta đã phải bồi thường do lỗi bất cẩn. (Vụ Hackbart kiện Cincinnati Bengals, Inc., 1979).

Bằng cách nào xác định được liệu sự đồng ý đã được biểu lộ? Biểu lộ sự đồng ý bằng lời nói với hành động không phải cố ý gây thương tích là không cần thiết. Hành động có giá trị hơn lời nói. Khi bước vào sân, cầu thủ bóng đá phải ngầm đồng ý với việc bị va chạm. Nhưng việc ngầm đồng ý này có thể xác định khác, một vấn đề phát sinh trong các vụ kiện liên quan đến việc đồng ý ngầm về sự tiếp xúc tình dục, đúng như trong luật hình sự về tội hiếp dâm. Sự đồng ý có thể được biểu đạt bằng hành động, bao gồm sự ngầm đồng ý, cũng như bằng lời nói. Những vấn đề khó phát sinh khi có mâu thuẫn trong nhận thức về sự xuất hiện và phạm vi của sự đồng ý. Khi một phụ nữ không chống lại sự tấn công tình dục của nam giới theo bản năng, liệu cô ta có thực sự đồng ý? Trong những vụ kiện này, tòa án phải xác định hành động nào tạo thành hành động hợp lý trong những tình huống tình dục bằng cách lựa chọn giữa sự giải thích các sự kiện của nam giới và nữ giới.

Những giả thuyết từ thể thao và các tình huống tình dục cho thấy một sự việc khác về vấn đề bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn có chủ đích như hành động cố ý gây thương tích. Những vấn đề này đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, nhưng trong các thuật ngữ chuyên ngành, hành động sai trái gây thương tích không được sử dụng nhiều. Nhiều vận động viên bị thương hoặc nạn nhân của hành động tình dục cưỡng ép không kiện dân sự đối với những người gây thương tích. Thông thường, không đủ tiền là nguy cơ có thể thua kiện. Thậm chí khi có khả năng được bồi hoàn, nạn nhân không muốn liên quan đến kiện tụng vì những lý do khác, chẳng hạn như tính chất kéo dài của kiện tụng và những tổn hại tinh thần.

Hành động sai trái có chủ đích được sử dụng nhiều hơn. Một trong những hành động bị kiện tụng thông thường nhất là việc bắt giam trái pháp luật. Hành động sai trái này bảo vệ quyền tự do hành động của một người giống như hành vi cố ý gây thương tích bảo vệ quyền tự do xâm phạm thân thể. Khóa một người trong phòng mà người đó không muốn là một trường hợp điển hình về việc bắt giam trái pháp luật, giống như việc đe dọa là cô ta có thể sẽ bị tổn thương nếu rời khỏi căn phòng không khóa. Hành vi như vậy nên được ngăn chặn, và việc cho rằng nạn nhân có thể chịu tổn hại thân thể nếu không tuân theo sự cảnh báo trước đó quả là vô lý.

Nhiều vụ kiện bắt giam trái pháp luật thú vị phát sinh khi một khách hàng trong một cửa hiệu bị giam giữ do nghi ngờ lấy trộm hàng. Hãy xem xét vụ Coblyn kiện Kennedy's, Inc. (1971). Marius Coblyn, bảy mươi tuổi, đi mua sắm tại Kennedy’s, một cửa hiệu ở Boston. Trong khi thử áo choàng thể thao, ông tháo chiếc cà vạt đang đeo và nhét vào túi. Sau khi mua chiếc áo choàng và để nó lại cửa hiệu để chỉnh sửa, ngay trước khi bước ra khỏi cửa hiệu, ông dừng lại, rút chiếc cà vạt ra khỏi túi, thắt lại trên cổ. Khi ông bước ra khỏi cửa, bảo vệ Goss, một nhân viên của cửa hiệu, đã chặn ông lại và nói: “Dừng lại. Ông lấy chiếc cà vạt đó ở đâu?” Sau đó Goss nắm khủy tay ông và nói, “Tốt nhất là ông quay lại gặp người quản lý”. Có chừng tám đến mười người khách đang đứng xung quanh nhìn Coblyn và ông chấp nhận quay trở vào. Khi ông và Goss theo cầu thang lên tầng hai của cửa hiệu, ông đã phải dừng lại hai lần vì bị đau ngực và đau lưng. Lên đến tầng hai, nhân viên đã bán cho ông chiếc áo nhận ra và xác nhận ông đã mua chiếc áo choàng thể thao còn cà vạt là của ông. Do quá ức chế với sự việc, Coblyn đã phải nhập viện và điều trị vì có vấn đề về tim. 

Coblyn đã thắng kiện vì việc bắt giam trái pháp luật. Ngay cả khi Coblyn tình nguyện quay trở lại cửa hiệu thì những hành động của Goss cũng đủ để cấu thành hành động sai trái chứ không cần người bảo vệ buộc nạn nhân phải quay lại vị trí cũ. Massachusetts, giống như nhiều tiểu bang khác, có đạo luật về đặc quyền của chủ cửa hiệu, theo đó chủ một cửa hiệu có thể giữ một khách hàng theo cách thức hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý nếu có đủ cơ sở cho rằng khách hàng đó đã ăn trộm một thứ gì đó. Việc giam giữ trong vụ Coblyn được cho là hợp lý, nhưng nó lại không theo cách thức hợp lý; Goss không giới thiệu mình là nhân viên cửa hiệu và không nhất thiết phải túm tay một ông già không tỏ thái độ hoặc không có khả năng kháng cự. Hơn nữa, Goss không có cơ sở hợp lý để giữ Coblyn; việc chỉ dừng lại và đeo cà vạt khi ông rời cửa hiệu là không đủ chứng cứ để một người hiểu biết có thể kết luận ông đã ăn trộm nó. 

Khi bạn gây thương tích cho một người do không cẩn thận thì có phải bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không?

Mặc dù các hành động sai trái có chủ đích như hành động gây thương tích và bắt giam trái pháp luật tồn tại lâu nhất và dễ thấy là sai trái nhất, các hành động sai trái thông thường liên quan đến tổn hại do sự bất cẩn, chứ không phải là tổn hại có chủ đích. Lĩnh vực luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn này được gọi là hành động sơ suất. Khi nói một người là sơ suất, chúng ta muốn nói rằng họ đã gây thương tích cho một người khác do không hành động với sự cẩn trọng hợp lý. Ví dụ, một người lái xe do sơ suất khi đang nói chuyện điện thoại di động và không chú ý nhìn đường đã gây tai nạn. Một bác sỹ do sơ suất khi chẩn đoán sai bệnh của bệnh nhân vì không yêu cầu các thí nghiệm để xác định rõ các triệu chứng của bệnh nhân. 

Hành động sai trái do sơ suất dễ hiểu như hành động sai trái có chủ đích, chẳng hạn như hành động cố ý gây thương tích. Người bảo vệ đã hành động sai, không có ý định gây tổn hại nhưng hành động không đủ thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi của người khác. Chúng ta không muốn khuyến khích thái độ đó và muốn khuyến khích hành động một cách cẩn thận. Nạn nhân bị thương tích phải chịu sự tổn hại, và người hành động sơ suất và gây ra tổn hại phải chịu trách nhiệm về tổn hại đó mới là công bằng.

Tuy nhiên, trách nhiệm do hành động sơ suất ít hơn trách nhiệm đối với hành động sai trái có chủ đích. Một người phạm hành động sai trái có chủ đích thì không thể bào chữa; không có lý do nào có thể bào chữa hợp pháp cho việc đấm ai đó mà không được sự đồng ý hoặc tự vệ. Nhưng người bị kiện vì hành động sơ suất khi đang thực hiện một hoạt động chẳng hạn như đang lái xe về cơ bản thì có thể chấp thuận được và thậm chí là hữu ích. Chúng ta chỉ muốn bảo đảm rằng cô ấy thực hiện hoạt động một cách hợp lý không hoàn hảo, nhưng hợp lý trách nhiệm như vậy chỉ được áp đặt đối với việc vi phạm các quy tắc về đường bộ, nói theo nghĩa bóng và đôi khi theo đúng nghĩa đen. Đương nhiên, đưa vào một từ như “hợp lý” trong quy tắc pháp luật đã gây ra sự tranh cãi liên tục, và nhiều luật về sự sơ suất liên quan đến việc đề ra các tiêu chuẩn và đặt ra quy trình làm rõ nội dung đối với thuật ngữ. 

Ý tưởng cốt lõi của việc quy định phải chịu trách nhiệm đối với những hành động sơ suất là mọi người phải thực sự thận trọng một cách hợp lý khi hành động, phải tính đến khả năng tổn hại mà họ có thể nhìn thấy trước là sẽ gây cho người khác. Đó chỉ là một ý tưởng chứ không phải là quy tắc, dù có ẩn chứa sự không rõ ràng (“hợp lý”, “có thể nhìn thấy trước”) để tòa án có sự linh hoạt lớn trong việc phán quyết khi một trách nhiệm phát sinh. Lấy một ví dụ tuinhf huống thường ngày chúng ta có thể gặp để minh họa cho ý tưởng cốt lõi này.

Tất cả chúng ta sẽ đồng ý rằng người lái xe có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thận trọng hợp lý để tránh gây thương tích cho người đi bộ và những lái xe khác vì có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi nguy hiểm và khả năng gây tổn hại cho nạn nhân. Nếu người lái xe đang nói chuyện điện thoại di động và không chú ý, có thể thấy trước rằng anh ta sẽ đâm vào người đi bộ. Nếu điều đó xảy ra, người đi bộ có thể bị thương nặng và sẽ dẫn đến các chi phí khám bệnh và viện phí, mất thu nhập và sự đau đớn đáng kể về thể xác. Vì thương tích là do hành vi bất cẩn của lái xe, gánh nặng chi phí này phải được người đi bộ chuyển sang cho lái xe mới là công bằng. Trong tình huống này và các tình huống khác, người lái xe ô tô phải có trách nhiệm lái xe cẩn thẩn để tránh gây thương tích cho người đi bộ.

Trong những vụ kiện khác, liệu có tồn tại trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thận trọng hợp lý hay không còn gây nhiều tranh cãi. Khi nào một người không phải chịu trách nhiệm vì sự bất cẩn và gây thương tích cho người khác? Hãy xem xét vấn đề trách nhiệm của người chủ tiệc trong vụ Kelly kiện Gwinnell (1984).

Sau khi lái xe đưa Joseph Zak về nhà, Donald Gwinnell đã ở lại chơi với vợ chồng Zak khoảng hai giờ và trong thời gian đó, anh đã uống hai hay ba ly rượu uýtky. Khi Gwinnell ra về, Zak đã tiễn ra đến tận ô tô và đứng nhìn cho đến khi anh bạn lái xe đi khuất. Thật sự lo lắng về tình trạng của bạn mình, Zak đã gọi điện về nhà của Gwinnell để xem liệu anh có lái xe an toàn về nhà. Thật đáng tiếc, sự việc đã không như vậy. Trên đường về nhà, xe của Gwinnell đã đâm trực diện vào xe của Marie Kelly khiến cô bị thương nặng. Kiểm tra nồng độ cồn trong máu của Gwinnell cho thấy nồng độ cồn gấp gần ba lần mức độ cho phép, tương đương với mười ba lượt uống trong buổi tối đó và chắc chắn phải có biểu hiện của sự say xỉn khi anh rời khỏi nhà Zak.

Liệu người chủ nhà có trách nhiệm gắng ngăn người khách say xỉn của mình lên ô tô và lái xe không? Tòa án và các cơ quan lập pháp đã bị chia rẽ về vấn đề này. Trong vụ kiện này, Tòa án Tối cao bang New Jersey đã buộc những người như vợ chồng Zak (được gọi là “các chủ tiệc”) phải chịu trách nhiệm, cho rằng các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn căn bản quy định trách nhiệm đó. Đặc biệt, xét về mối lo ngại của công chúng ngày càng lớn đối với việc lái xe trong tình trạng say xỉn, việc áp đặt trách nhiệm về hành động thận trọng hợp lý sẽ khuyến khích các chủ tiệc kiểm soát việc khách uống rượu rồi lái xe và sẽ tạo một nguồn bồi thường khác cho những nạn nhân bị thương tích do những người lái xe say xỉn gây ra, đặc biệt là những lái xe không được bảo hiểm. Hầu hết các tòa án và cơ quan lập pháp khác đã bác bỏ trách nhiệm này, cho rằng người lái xe say xỉn, chứ không phải người chủ tiệc, là người phải chịu trách nhiệm nhiều nhất đối với vụ tai nạn, và rằng trong nhiều vụ kiện, việc yêu cầu chủ tiệc đánh giá khả năng uống rượu của khách và ngăn khách lái xe là không thực tế. Sau phán quyết trong vụ Kelly, cơ quan lập pháp của bang New Jersey đã chấp thuận một quan điểm trung lập, hạn chế trách nhiệm của chủ tiệc đối với những tình huống trong đó chủ tiệc đã hành động sơ suất do “cố ý và chủ tâm” chuốc cho khách khi khách rõ ràng đã say xỉn, theo những tình huống “chứng tỏ sự coi thường và bất chấp hậu quả”.

Vấn đề trách nhiệm của chủ tiệc chỉ là một trong số những ngoại lệ hoặc ngoại lệ tiềm tàng đối với ý tưởng cốt lõi về trách nhiệm cẩn trọng. Mỗi ngoại lệ cần có sự đánh giá là liệu đó có phải là chính sách để làm cho một ai đó có trách nhiệm với một người khác nếu họ hành động bất cẩn. Có năm nhóm vấn đề không thuộc trách nhiệm truyền thống đáng được đề cập đến ở dưới đây. 

Thứ nhất, một số nhóm người hành động sai trái được miễn trách nhiệm một cách đơn giản (thường miễn tất cả hành động sai trái, chứ không chỉ riêng sự bất cẩn). Theo lịch sử, danh mục các nhóm được miễn trừ rất rộng: Vợ/chồng có thể không kiện nhau, hoặc con cái không kiện bố mẹ, các tổ chức từ thiện không bị những người hưởng lợi từ những việc làm tốt của họ kiện, và chính phủ cũng được miễn kiện cáo đức vua không sai bao giờ. Các nhóm miễn trừ đã giảm đáng kể trong suốt thế kỷ XX, và ngày nay, các nhóm này nói chung vẫn chia thành hai loại chính. Đối với chính phủ liên bang và hầu hết các tiểu bang, sự miễn trừ của chính phủ chỉ được bãi bỏ một phần. Có cả loạt đạo luật quy định chính phủ có thể bị kiện khi nào và kiện về vấn đề gì. Ví dụ, một trường hợp ngoại trừ thông thường là đối với chức năng thực hiện tùy theo ý mình; khi chính phủ thực hiện công việc mà chỉ chính phủ mới có thể thực hiện được, chẳng hạn như quyết định bao nhiêu cảnh sát sẽ gác trên đường phố, chính phủ không thể bị kiện vì hành động bất cẩn trong việc đưa ra quyết định. Mặt khác, các trường hợp miễn trừ và các trường hợp gần như được miễn trừ đối với các nhóm bị đơn đặc biệt đã trở thành một yếu tố chính của diễn đàn cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Sau khi DuPont bị kiện vì bán Teflon cho nhà sản xuất các mô để chữa bệnh rối loạn khớp hàm thái dương, một bệnh thường gây rạn vỡ ở hàm và các phản ứng miễn dịch, nhà sản xuất này và các nhà sản xuất khác đã thắng kiện Quốc hội nhằm lập nên các biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với những nhà cung cấp vật liệu thô được sử dụng trong các thiết bị y tế. Tương tự, sau khi những vụ kiện lớn đối với hãng McDonald’s, những người vận động hành lang đã thuyết phục các cơ quan lập pháp miễn cho các nhà hàng và các công ty thực phẩm khác các vụ kiện cho rằng họ đã góp phần lan truyền bệnh béo phì khắp cả nước.

Thứ hai, hậu quả của hành động bất cẩn có thể mở rộng trên phạm vi lớn. Vì muốn có một chiếc móng chân, chiếc giầy bị mất, vì muốn có một chiếc giầy, con ngựa bị mất, và cứ vậy đến khi mất cả vương quốc. Liệu một người thợ rèn bất cẩn có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn vì để mất cả vương quốc? Các tòa án đã vạch ranh giới tại một điểm nào đó, cho rằng một bị đơn bất cẩn không phải chịu trách nhiệm về những hậu quả quá xa vời.

Vấn đề này đã được đưa ra trong một vụ kiện mà các giáo sư luật hết sức quan tâm, Palsgraf kiện Long Island Railroad Co. (I928), do một trong những thẩm phán vĩ đại của Mỹ, Benjamin Cardozo phán quyết. Helen Palsgraf đang đứng đợi tàu hỏa ở sân ga sau khi đã mua vé đi đến một bãi biển. Một chiếc tàu khác đang vào ga, có hai người đàn ông chạy theo để lên tàu. Một người vác một kiện hàng, loạng choạng nhảy lên tàu. Nhân viên trên tàu chạy đến để kéo anh ta lên trong khi một nhân viên khác ở dưới sân ga lại đẩy anh ta xuống. Hành động giằng co này đã làm kiện hàng tuột khỏi tay người đàn ông và rơi lọt xuống đường ray. Kiện hàng chứa đầy pháo hoa đã phát nổ ngay khi bị tàu chèn lên. Sức ép của vụ nổ đã phá sâp một số khu vực ở phía cuối sân ga, trút lên người Palsgraf, làm cô bị thương.

Giả định, cũng như tòa án đã giả định, rằng các nhân viên hướng dẫn bất cẩn khi kéo hoặc đẩy hành khách đang mang theo bưu kiện. Nếu anh ta ngã từ trên tàu xuống và bị thương, chắc chắn là công ty đường sắt có lẽ phải chịu trách nhiệm (Công ty đường sắt phải chịu trách nhiệm đối với các hành động của nhân viên và nhân viên hướng dẫn của mình. Trách nhiệm này được gọi là trách nhiệm chịu thay một trách nhiệm do các hành động của một người khác mà bị đơn phải chịu trách nhiệm cho người đó). Sự bất cẩn của những người hướng dẫn chắc chắn cũng gây thương tích cho Palsgraf, vì vậy liệu công ty đường sắt cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với thương tích của cô? Sự khác nhau duy nhất trong hai vụ kiện là ở chỗ tổn hại đã xảy ra với cô do một loạt tình huống đặc biệt và liên hoàn. 

Ở đây vấn đề thuộc về trách nhiệm khi thi hành nhiệm vụ. Người hướng dẫn rõ ràng chỉ có trách nhiệm thận trọng hợp lý đối với hành khách, nhưng liệu họ cũng có trách nhiệm với Palsgraf để không gây nguy hiểm cho cô bằng cách hành động cẩn thận trong việc xô đẩy hành khách có mang theo bưu kiện? Nếu họ có trách nhiệm với Palsgraf, liệu họ có phải chịu trách nhiệm với một người đang ngồi trong phòng khách nhà riêng cách đó cả dặm đường, người này bị thương do một chiếc xe đâm vào nhà của anh vì lái xe giật mình do tiếng động của vụ nổ nên lạc tay lái? Trách nhiệm này dừng ở đâu? Sử dụng các học thuyết về trách nhiệm khi thi hành nhiệm vụ, các tòa án đã tham gia vào việc vạch ra một ranh giới để xác định khi nào là đủ. Trong vụ Palsgraf, Thẩm phán Cardozo đã viết rằng chẳng có sự “bất cẩn viển vông” đến như vậy. Sự bất cẩn luôn hàm ý trách nhiệm đối với những người có thể đoán được sự tổn hại có thể nhận thấy trước, và Palsgraf đứng quá xa đến nỗi không thể đoán được để trở thành nạn nhân được bồi thường trong vụ kiện này. 

Hạn chế thứ ba về trách nhiệm thực hiện hành động thận trọng hợp lý là trách nhiệm ngăn ngừa thiệt hại kinh tế, có phạm vi hạn chế hơn nhiều so với trách nhiệm ngăn chặn tổn hại thân thể. Nếu lái xe bất cẩn gây tai nạn và làm tắc Hầm Lincoln dẫn đến New York, nhiều người sẽ bị đi làm muộn và bị trừ lương, một số đại diện bán hàng sẽ nhỡ mất cuộc hẹn và không kết thúc được các giao dịch quan trọng, và các cửa hiệu cà phê ở Manhanttan bán cà phê và bánh rán cho những người qua lại đây bằng xe buýt sẽ mất doanh thu. Người lái xe rõ ràng có trách nhiệm cẩn trọng đối với bất kỳ ai bị thương tích thân thể trong vụ tai nạn, nhưng liệu cô ấy cũng phải có trách nhiệm đối với toàn bộ những người chịu tổn hại kinh tế vì cùng một hành động bất cẩn đó? Nói chung là không, vì dù tổn hại xảy ra có thể dễ dàng đoán trước thì phạm vi trách nhiệm tiềm tàng cũng rất lớn. 

Tuy nhiên, một số vụ kiện có trách nhiệm ngăn chặn tổn hại kinh tế. Một loại vụ kiện quan trọng liên quan đến các thảm họa môi trường lớn. Khi chiếc tàu chở dầu Exxon Valdez bị chìm ngoài khơi bờ biển Alaska và hàng triệu lít dầu tràn ra, một số chủ sở hữu bất động sản ở bờ biển phải chịu thiệt hại về vật chất đối với tài sản của mình vì dầu loang dạt vào bờ. Các chủ sở hữu bất động sản này là những nạn nhân trực tiếp do sự bất cẩn của Exxon, vì vậy Exxon phải có trách nhiệm với họ vì đã vi phạm trách nhiệm về sự cẩn trọng hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ. Dù vậy, nhiều người nữa phải chịu tổn hại kinh tế chứ không phải thiệt hại vật chất trực tiếp. Những ngư dân không thể đánh cá, các công ty cho thuê tàu không thể cho khách du lịch thuê tàu, những lái xe ô tô ở California đã phải chịu giá dầu cao hơn… Các tòa án đã tham gia vào đánh giá các vấn đề để vạch ra ranh giới xác định chính xác những bên nào trong các bên nêu trên mà Exxon phải có trách nhiệm về sự cẩn trọng.

Hạn chế thứ tư là trách nhiệm bảo vệ tổn hại tinh thần, trách nhiệm này không được mở rộng bằng trách nhiệm bảo vệ thương tích thân thể. Sau khi biết đứa con của mình bị ô tô chèn qua và đã chết, bà mẹ đã phải chịu cú sốc tinh thần trầm trọng gây mất ngủ, xuất hiện các vết thâm quầng trên mắt, và bị đau đầu. Liệu người lái xe gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm vì những đau khổ tinh thần của người mẹ? (Cụ thể, lái xe có phải chịu trách nhiệm với mẹ của nạn nhân hay không?) Trong một loạt vụ kiện, các tòa án đã áp đặt trách nhiệm đối với việc gây ra tổn hại tinh thần, nhưng họ cũng gặp phải khó khăn khi xác định vị trí để định đường ranh giới. Vấn đề là người mẹ đó có đang đứng gần đứa con thì tai nạn xảy ra? có đang sang đường? hay chỉ sau đó mới biết? Một số tòa án cho rằng người mẹ có thể được bồi thường chỉ khi cũng đang ở vùng nguy hiểm mà trong phạm vi đó bà mẹ có thể có khả năng cũng bị thương tích thân thể; những tòa án khác công nhận người mẹ được bồi thường vì đã chứng kiến tại thời điểm xảy ra tai nạn, nhưng không được bồi thường nếu sau tai nạn mới biết. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người mẹ thương tiếc đứa con mà không có biểu hiện triệu chứng bệnh lý gì? Điều gì xảy ra nếu nguyên đơn là bà của đứa trẻ? Cô của đứa trẻ? Người bạn tốt nhất của đứa trẻ?

Cuối cùng, trường hợp ngoại lệ đối với trách nhiệm chung về sự cẩn trọng hợp lý mà dường như rất xa lạ với những người không có chuyên môn nghiệp vụ là việc một người không có trách nhiệm hành động tích cực để ngăn sự tổn hại mà có thể xảy ra với người khác. Ví dụ, một người đang ngồi trong công viên ăn trưa và nhìn thấy một đứa trẻ không có ai trông bò về phía vách đá không có rào chắn. Liệu người đó có buộc phải là người hay làm phúc nhảy ra khỏi ghế, đi bộ vài bước để đưa đứa trẻ quay lại? Câu trả lời truyền thống của luật chung là anh ta không có trách nhiệm pháp lý để hành động trong vụ này, vì vậy anh ta không có trách nhiệm với việc không nỗ lực mà như những người có đạo đức cho là nỗ lực hợp lý để ngăn chặn một thảm kịch. 

Cơ sở cho quy tắc này còn vô lý gấp đôi. Thứ nhất, trách nhiệm về sự cẩn trọng hợp lý được áp dụng đối với những người có tham gia vào quá trình hành động, chứ không phải với những người ngăn chặn hành động. Luật tránh áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với mọi người thậm chí các chế tài ở mức khiêm tốn nhất vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của họ. Sự không công bằng đã áp đặt với lợi ích của việc ngăn chặn sự tổn hại và bồi thường cho nạn nhân khi buộc một người không liên quan phải hành động. Thứ hai, một khi chúng ta bắt đầu đi theo con đường áp đặt các nghĩa vụ khẳng định thì khó có thể biết được điểm dừng. (Đây là cách mà các luật sư gọi là lập luận kiểu cổng ngăn lụt hoặc lập luận kiểu trượt dốc: Bằng cách phán quyết vụ kiện theo một phương cách, chúng ta mở cổng ngăn lụt và bắt đầu trượt dốc khiến chúng ta phán quyết nhiều vụ kiện khác theo cùng phương thức này). Nếu người đàn ông nói trên nhìn thấy hàng rào xung quanh vách đá bị hỏng nhưng không có đứa trẻ nào trong khu vực đó cả, liệu anh ta có trách nhiệm gọi cho cơ quan quản lý để báo sửa chữa hay không? Liệu một người bơi giỏi có phải đến để cứu đứa trẻ sắp chết đuối hay không? Thế còn một người có khả năng bơi trung bình thì sao?

Thật may mắn, quan điểm thực tế của luật không nghiêm trọng như khi được đưa ra ban đầu. Những vụ kiện liên quan đến việc không hành động tích cực rất hiếm vì thế giới có vô vàn người hay làm phúc. Và tòa án đã xác lập các ngoại lệ đối với quy tắc này. Ví dụ, khi một người đã tham gia vào quá trình hành động, anh ta có lẽ không bỏ rơi và để mặc một ai đó gặp nguy hiểm. Khi hai người bạn rượu dành cả một buổi tối cùng nhau để đi hết quán rượu này đến quán rượu khác, một người không thể để cho người kia bất tỉnh, say xỉn nặng, và nằm trên đường phố mà không tìm cách cứu. Tương tự, một người nhìn thấy tai nạn thì không có trách nhiệm dừng lại và giúp chỉ dẫn giao thông xung quanh vụ tai nạn, nhưng nếu cô bắt đầu chỉ dẫn giao thông, cô ấy phải cẩn thận khi thực hiện việc này. 

Cẩn trọng hợp lý có ý nghĩa pháp lý như thế nào ?

Thật kỳ cục, không giống như định nghĩa về mục đích của hành động sai trái có chủ đích, định nghĩa về sự cẩn trọng hợp lý trong luật về sự bất cẩn khá giống định nghĩa trong từ điển và sự hiểu biết thông thường về “tính hợp lý”: mức độ thận trọng hợp lý và cẩn thận, đủ mà không quá nhiều. Bằng cách áp dụng định nghĩa này, đương nhiên, các tòa án có ý định làm phức tạp các vụ việc.

Một trong những nỗ lực được nhiều người biết đến nhất để định nghĩa sự cẩn trọng xuất hiện trong vụ Nước Mỹ kiện Carroll Towing Co. (1947). Vì các bị đơn đã bất cẩn trong khi neo buộc Anna C, một chiếc sà lan nên nó bị tuột dây neo, đâm vào một chiếc tàu chở dầu, nước tràn vào và gây chìm tàu. Trong khi những sự kiện này xảy ra, “người chở sà lan”, thủy thủ phụ trách sà lan không có mặt trên Anna C. Trong vụ kiện liên quan đến thiệt hại tài sản, các bị đơn cho rằng các khoản bồi thường nên được giảm bớt vì đó là do sự bất cẩn của người chở sà lan đã để mặc không ai trông nom.

Thẩm phán Learned Hand đã chỉ ra rằng có thể không có quy tắc quy định chính xác khi nào người chở sà lan phải ở lại trên sà lan trừ khi anh ta có thể đảm bảo có người thay thế. Đôi khi, việc để mặc sà lan không ai trông nom lại hợp lý nhưng đôi khi thì không:

Vì mỗi con tàu sẽ có nhiều khả năng bị tuột dây neo, và vì, nếu con tàu tuột dây neo, nó sẽ trở thành mối đe dọa đối với những tàu khác; trách nhiệm của [người chở sà lan], như trong các tình huống tương tự khác, để đề phòng việc gây ra thương tích là một chức năng có ba biến số: (1) Khả năng là con tàu sẽ trôi mất; (2) mức độ trầm trọng của thương tích gây ra, nếu con tàu tuột khỏi dây neo; (3) trách nhiệm đưa ra những cảnh báo trước thích hợp. Có lẽ nên nêu bật khái niệm này bằng các số hạng đại số: nếu khả năng được gọi là P; thương tích là L; và trách nhiệm là B; trách nhiệm phụ thuộc vào việc liệu B có nhỏ hơn L nhân P: cụ thể, liệu B

Vì vậy, liệu sự bất cẩn có phụ thuộc vào các sự việc trong một vụ kiện cụ thể? Nếu một cơn bão đang kéo đến và bến cảng lại quá đông, PxL có tỷ lệ lớn hơn nếu thời tiết lặng và bến cảng vắng. Trong vụ kiện trước đó chứ không phải vụ kiện sau này, Px L sẽ lớn hơn B, trách nhiệm về việc bố trí người chở sà lan ở lại quá giờ làm việc bình thường hoặc phải có người chở sà lan thay thế là khá nhỏ.

Về lý thuyết, công thức Hand có thể được áp dụng để phán quyết tính hợp lý của hành động trong bất kỳ vụ kiện nào. Ví dụ, mức độ cẩn trọng như thế nào là hợp lý trong việc xây dựng sân bóng chày Little League? Giả sử những người xây dựng sân bóng quyết định rằng một chiếc hàng rào cao 1,2m là đủ cao tại khu vực cửa thành. Vì hàng rào cách chốt nhà hơn 60m, chỉ cầu thủ đặc biệt mới có thể đánh bóng xa hơn thế. Nếu một quả bóng vọt qua hàng rào, có lẽ nó sẽ rơi xuống một cách vô hại mặc dù có thể phải hiểu là nó sẽ gây ra thiệt hại nhỏ như vỡ kính ô tô hoặc cửa sổ nhà gần đó. Tuy nhiên, nhiều sự việc ngạc nhiên đã xảy ra. Trong giải vô địch bóng chày Major League, cầu thủ Ryan Howard đã chơi xuất sắc và đánh hàng chục quả bóng vượt khỏi hàng rào, một quả bóng có thể đã đập trúng vào khu vực nguy hiểm trên đầu của một người đi bộ, dẫn đến thương tích nặng hoặc tử vong. Nhưng trên hết, khả năng tổn hại (P) là thấp, khả năng thương tích (L) cũng thấp, và trách nhiệm ngăn chặn tổn hại (B) bằng cách xây dựng hàng rào cao từ 4-6 mét là quá lớn.

Bây giờ, hãy so sánh sân dành cho Little League với sân dành cho môn thể thao khúc côn cầu trên băng. Những người xây dựng sân khúc côn cầu luôn dựng tấm kính cường lực xung quanh sân băng để bảo vệ người hâm mộ khỏi những quả bóng khúc côn cầu bay lạc. Ngay cả khi chi phí để thực hiện công việc này (B) là cao, khả năng một ai đó sẽ bị bóng đánh vào người (P) và tổn hại nghiêm trọng có thể kèm theo (L) cũng cao cao hơn nhiều so với kết quả của PxL trong việc xây sân bóng chày. Vì vậy, tiêu chuẩn về sự cẩn trọng hợp lý đối với những người xây dựng sân dành cho môn khúc côn cầu là cao hơn. 

Các chính sách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn căn bản đưa ra nguyên lý dựa trên công thức Hand. Chúng ta muốn khuyến khích mọi người thực hiện thận trọng, nhưng ở mức độ nào? Nếu mọi sân bóng chày dành cho Little League phải có hàng rào mười 3,5m, chi phí cho môn thể thao này sẽ phát sinh quá lớn, có lẽ thậm chí đến mức không thể tiếp tục vì quá đắt. Việc này dường như không hợp lý. Một người có thể bị tổn thương nghiêm trọng vì một quả bóng bay qua hàng rào, nhưng đây thuộc loại tai nạn hiếm gặp giống như nguy cơ bị sét đánh chứ không phải là hậu quả của sự bất cẩn của những người xây dựng sân bóng. Mặt khác, khi rủi ro là lớn và có thể nhìn thấy trước, chẳng hạn như bị bóng khúc côn cầu đánh trúng, chúng ta phải yêu cầu chủ sân bảo vệ khỏi sự rủi ro hoặc bồi thường hậu quả. 

Công thức Hand thể hiện rõ các yếu tố cần phải tính đến trong việc xác định liệu một người có phải bất cẩn, nhưng nó không thể làm giảm bớt quyết định về sự cẩn trọng hợp lý đối với phép tính đơn giản. Thứ nhất, mọi người thường không nghĩ tới các số hạng đại số. Ví dụ, người lái xe thường không tính đến những nguy hiểm tiềm tàng về hành động của mình một cách thận trọng. Thứ hai, ngay cả khi nhiều người quả thực có sử dụng công thức Hand để phân tích cặn kẽ, họ sẽ cảm thấy khó hoặc không thể coi các phép tính số học là những biến số. Trong nhiều vụ kiện, khả năng tai nạn và mức độ tổn hại gây ra là không chắc chắn vì tai nạn có thể xảy ra theo bất cứ cách nào. Một người đi bộ có thể bị bong đánh trúng khiến u đầu, nhưng một quả bóng có thể bay trúng cửa kính và một mẩu kính vỡ rơi vào mắt của ai đó gây bị thương. Cuối cùng, trong bất kỳ vụ kiện nào trong những vụ kiện nêu trên, chúng ta có thể đánh giá giá trị thương tích bằng cách nào? Chi phí điều trị y tế và mất thu nhập có phải là một biện pháp đánh giá chính xác thương tích của một người, hoặc chúng ta có phải tính đến các yếu tố phi kinh tế, kiểu như việc một người mất một bên mắt sẽ chơi tennis khó khăn hơn?

Trong tình huống tốt nhất, công thức Hand là một chỉ dẫn sắc bén và trong những tình huống xấu nhất, là chỉ dẫn sai lệch về tính đơn giản rõ ràng của công thức này. Luật đã đưa ra những tiêu chuẩn so sánh khác để đánh giá sự cẩn trọng hợp lý được cho là dễ tiếp cận với những người không có chuyên môn thông thường và các thành viên hội thẩm đoàn có chuyên môn bình thường hơn là công thức Hand: người hợp lý. Để thực hiện sự cẩn trọng hợp lý, tất cả những gì các bạn phải làm là hành động theo cách mà một người hợp lý sẽ thực hiện trong các tình huống. Quả là dễ. Nhưng sử dụng tiêu chuẩn của người hợp lý để định ra những tiêu chuẩn tạo sự cẩn trọng hợp lý cũng kỳ cục như việc đặt con thỏ vào chiếc mũ. Người hợp lý là cách hư cấu theo nghĩa pháp lý, chứ không phải là sự việc đúc kết từ kinh nghiệm. Để xác định người hợp lý sẽ hành động như thế nào, tòa án sẽ xem xét các chính sách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn tương tự như họ đã xem xét trong việc áp dụng công thức Hand hoặc, trong việc xác định liệu một trách nhiệm về vấn đề có tồn tại ngay từ đầu. Dù sao, người hợp lý xuất hiện khắp mọi nơi trong luật bất cẩn, vì vậy xác định được phẩm chất cần có của họ thật hữu ích.

Người hợp lý không phải là một người đặc biệt nào hoặc người bình thường nào. Người hợp lý là sự nhân cách hóa theo công thức Hand, một người có tính giả thuyết và lý tưởng hành động theo cách mà mọi người lúc nào cũng phải hành động. Người hợp lý luôn quan sát trước khi nhảy, không bao giờ tiếp cận một con chó lạ, đợi máy bay dừng hẳn tại cửa dẫn hành khách ở sân bay mới tháo dây an toàn, và thực hiện theo kiểu hành động cẩn trọng gây phiền toái cho những người xung quanh. Như một tòa án cho rằng: “Nhân vật tuyệt vời nhưng đáng ghét này đứng như một tượng đài trong hệ thống Tòa án Công lý của chúng ta, yêu cầu công dân Mỹ hãy sống theo tấm gương của mình một cách vô ích”.

Tiêu chuẩn của người hợp lý quả thực đã đưa ra một phạm vi hành động nào đó đối với người thực bằng cách xem xét các tình huống trong đó bị đơn đã thực hiện hành động được cho là phải hành động. Ví dụ, người hợp lý có bị tàn tật cơ thể giống như người thực. Hành động của một người mù được đánh giá theo hành động của một người mù hợp lý, chứ không phải của người sáng mắt hợp lý. Một người mù hành động hợp lý khi không nhìn thấy và tránh một chướng ngại vật trên đường, nhưng cô ta sẽ trở thành không hợp lý khi cố gắng lái ô tô.

Tuy nhiên, người hợp lý không chịu những hạn chế về mặt tinh thần giống như bị đơn, như được thiết lập trong vụ kiện của nước Anh, Vaughan kiện Menlove, trước năm 1837. Menlove, một người chủ nhà không may mắn, đã trữ cỏ khô một cách đầy nguy hiểm và gây ra cháy. Ngọn lửa lan ra và gây thiệt đến tài sản của hàng xóm. Menlove cho rằng anh đã tính toán rất kỹ việc chất cỏ, nhưng tính toán của anh không được tốt. Như luật sư của anh đã dẫn chứng một cách sắc sảo, Menlove chịu “rủi ro không thuộc loại bất cẩn cao nhất”.

Quá tồi tệ, tòa án tuyên. Tiêu chuẩn về người hợp lý có nghĩa là một người hợp lý có sự hiểu biết và trí thông minh thông thường. Có lẽ, Menlove không thể bị đổ lỗi về mặt đạo đức, nhưng anh có thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý. Bằng cách áp đặt trách nhiệm, luật khuyến khích Menlove hoặc những người có thể phải chịu trách nhiệm như anh hãy hành động thận trọng hơn trong tương lại, có lẽ bằng cách không tham gia các hoạt động gây nguy hiểm cho người khác. Nếu chúng ta xét đến sự ngu dốt của Menlove, chúng ta sẽ phải xét đến mọi khiếm khuyết chẳng hạn như lái xe không ẩu, phản xạ chậm, và sự ngu dốt. Kết quả sẽ không phải là một tiêu chuẩn của người hợp lý, mà là nhiều tiêu chuẩn mà các bị đơn cần có. Trong kiểu vụ kiện này, sự việc xảy ra trong luật về sự bất cẩn trở nên rất rõ ràng: Chúng ta đang xác định một tiêu chuẩn pháp lý dựa trên cách chúng ta chọn áp dụng các chính sách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn.

Bằng cách nào nguyên đơn chứng minh được là bị đơn đã bất cẩn?

Trong hầu hết các vụ kiện, nguyên đơn cố gắng chứng minh rằng bị đơn đã bất cẩn bằng cách sử dụng các phương pháp được sử dụng trong bất kỳ phiên xét xử nào (hoặc từ việc rút ra bất kỳ kết luận nào ngoài phiên xét xử nào cho vụ việc đó). Bằng chứng trực tiếp từ những nhân chứng là bằng chứng có sức thuyết phục nhất. Lời khai của người đứng ngoài cuộc nhưng nhìn thấy lái xe cầm chai rượu và tu ừng ực từng hơi, nói chuyện điện thoại di động, chạy qua biển báo dừng trước khi chiếc xe đâm vào người đi bộ đã đưa ra bằng chứng đầy đủ về sự bất cẩn của lái xe. Nhưng bằng chứng gián tiếp bằng chứng từ đó hội thẩm đoàn chỉ ra sự bất cẩn có thể cũng mang tính thuyết phục. Nếu không có ai chứng kiến vụ tai nạn nhưng cảnh sát phát hiện chai rượu đã hết một nửa và điện thoại di động đang kết nối vẫn còn nguyên ở chỗ ngồi trước của xe, đọc nồng độ cồn trong máu của lái xe gấp đôi giới hạn độ cồn cho phép, và một chuyên gia phân tích tai nạn chứng minh rằng các vệt bánh xe cho thấy lái xe không đạp phanh trước khi đến nút giao cắt, bất kỳ hội thẩm đoàn nào cũng sẽ kết luận là lái xe bất cẩn.

Một số vụ kiện về sự bất cẩn yêu cầu các quy tắc đặc biệt về bằng chứng. Một loạt các quy tắc liên quan đến việc sử dụng dẫn chứng của nhà chuyên môn. Thông thường, hội thẩm đoàn có nhiệm vụ quyết định vấn đề cuối cùng là liệu bị đơn có hành động một cách bất cẩn hay không. Nhân chứng cung cấp bằng chứng liên quan đến kết luận đó, nhưng nhân chứng không được phép đề xuất kết luận cho hội thẩm đoàn. Một nhân viên cảnh sát có thể chứng nhận rằng đã phát hiện chai rượu và điện thoại trong xe, nhưng không thể khẳng định bị đơn chắc chắn đã lái xe bất cẩn. Tuy nhiên, một số vấn đề phức tạp hơn và cần có dẫn chứng của nhà chuyên môn, bao gồm ý kiến của nhà chuyên môn về sự bất cẩn của bị đơn để trợ giúp hội thẩm đoàn trong việc đưa ra phán quyết.

Dẫn chứng của nhà chuyên môn thường được sử dụng nhiều nhất trong những vụ kiện về sai sót trong hành nghề y. Nếu một bác sỹ ngoại để quên hai chiếc kẹp và ba miếng gạc trong người bệnh nhân sau khi mổ thì hội thẩm đoàn dễ dàng kết luận rằng bác sỹ đó bất cẩn. Ngay cả khi hội thẩm đoàn có thể không biết trình tự chính xác trong phòng mổ đối với những chiếc kẹp và miếng gạc trước khi khâu lại vết mổ cho bệnh nhân, nhưng nhận định chung là chắc chắn phải có một số biện pháp khá đơn giản nhằm ngăn chặn kiểu sai sót này. Tuy nhiên, khi nạn nhân cho rằng bác sỹ đã bất cẩn trong việc chẩn đoán bệnh hoặc tiến hành thủ tục y tế, hội thẩm đoàn cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để đánh giá yêu cầu đòi bồi thường. Ví dụ, trong bộ phim Bản án (The Verdict), thân chủ của Paul Newman bị tổn thương não do các bác sỹ của bà đã thực hiện gây mê toàn thân quá sớm, ngay sau khi vừa ăn xong, làm bà bị nôn vào mặt nạ gây tê và ngừng thở, và đã không có biện pháp hồi sức cấp cứu kịp thời để làm cho nạn nhân tỉnh lại. Trong vụ kiện đó, các thành viên hội thẩm đoàn bình thường không hiểu hết cách hành nghề y hợp lý có liên quan đến việc thực hiện gây mê để cho rằng liệu bác sỹ có bất cẩn hay không, vì vậy họ cần ý kiến hướng dẫn của nhà chuyên môn.

Trong hầu hết các vụ kiện, nguyên đơn và bị đơn, mỗi bên sẽ có nhà chuyên môn để đưa ra các ý kiến trái ngược, và hội thẩm đoàn sẽ phải lựa chọn các ý kiến đó. Trong vụ Daubert kiện Merrell Dow Pharmaceuticals, Inc. (I993), vụ kiện nguyên đơn cho rằng thuốc điều trị ốm nghén Bendectin đã gây ra các khiếm khuyết bẩm sinh đối với thai nhi, Tòa án Tối cao đã tăng thêm vai trò gác cổng của thẩm phán xét xử bằng cách trao quyền cho thẩm phán quyết định liệu lý thuyết và phương pháp luận của nhà chuyên môn có cơ sở khoa học hay không trước khi cho phép hội thẩm đoàn nghe nhà chuyên môn. Vì vậy, các tòa án trở nên chặt chẽ hơn khi sàng lọc những dẫn chứng của nhà chuyên môn, xem xét các vấn đề như liệu cơ sở khoa học đối với dẫn chứng đã được xem xét kỹ lưỡng hay chưa và liệu có được chấp nhận rộng rãi với các nhà chuyên môn khác hay không. 

Bất cẩn là việc không hành động thận trọng hợp lý, và vì nhiều người thường hành động một cách hợp lý, nguyên đơn hoặc bị đơn có thể áp dụng bằng chứng theo tập quán có liên đến vấn đề bất cẩn. Trong một vụ kiện ở New York, người thuê nhà đã bị một vết cứa sâu khi anh trượt chân ngã vào cửa nhà tắm được làm bằng tấm kính mỏng thông thường và dễ vỡ, để lại những cạnh sắc nhọn. Trong khoảng thời gian ít nhất mười năm trước khi tai nạn xảy ra, các chủ nhà thường sử dụng kính an toàn chịu lực hoặc nhựa để làm cửa phòng tắm nhằm ngăn chặn thương tích kiểu này. Tập quán sử dụng kính an toàn là bằng chứng có tính thuyết phục đối với hội thẩm đoàn về việc chủ nhà không hành động giống như hành động của một chủ nhà hợp lý. 

Liệu ý kiến trái ngược cũng được cho là đúng? Nếu chủ nhà chứng minh được rằng hầu hết các căn hộ không có kính an toàn trong phòng tắm, việc bám vào tập quán đó có đủ sức miễn tội cho chủ nhà? Không nhất thiết như vậy. Tập quán là bằng chứng về hành động hợp lý, nhưng nó không xác định được hành động nào là hành động hợp lý. Nếu hội thẩm đoàn phát hiện ra rằng một số chủ nhà sử dụng kính an toàn, hoặc thậm chí là không có chủ nhà nào sử dụng mà thấy rằng hiện kính an toàn dễ cung cấp với mức chi phí không quá cao cũng như xem xét khả năng tai nạn và tính nghiêm trọng của các tai nạn đó, hội thẩm đoàn có thể kết luận rằng việc bám vào tập quán là không hợp lý và chủ nhà đã phạm lỗi bất cẩn. Hội thẩm đoàn đã áp dụng quy tắc Leaned Hand hoặc tiêu chuẩn về người hợp lý của riêng mình, và tập quán không thuộc phạm vi đó.

Thậm chí, một đạo luật có thể là bằng chứng về sự bất cẩn rõ ràng hơn một tập quán. Giả sử người lái xe đi 60 dặm/giờ trong khu vực giới hạn tốc độ 35 dặm/giờ đâm vào một người đi bộ. Sự việc người lái xe chạy quá nhanh chứng tỏ sự bất cẩn, nhưng sự việc người lái xe đã vi phạm giới hạn tốc độ cho phép là bằng chứng có tính thuyết phục hơn về sự bất cẩn. Các tòa án thường coi những đạo luật quy định các tiêu chuẩn về hành vi là những tuyên bố về chính sách công được thừa nhận như là định nghĩa về sự cẩn trọng hợp lý. Người hợp lý không vi phạm luật, vì vậy một người vi phạm luật, theo định nghĩa, là một người hành động không hợp lý. Thông thường, một quy tắc rõ ràng như thế này cần có một số ngoại lệ. Ví dụ, nếu người lái xe chạy nhanh để đưa một đứa trẻ đang nguy kịch đến bệnh viện, việc vượt quá giới hạn tốc độ có thể là hợp lý. 

Một khi nguyên đơn đã chứng minh được bị đơn bất cẩn, mối quan hệ nhân quả giữa hành động bất cẩn của bị đơn và tổn hại của nguyên đơn thường rõ ràng. Người lái xe không dừng khi đèn đỏ và đâm chết người đi bộ đang đi sang đường; nếu người lái dừng lại, người đi bộ có lẽ đã không bị đâm chết. Sự việc này được coi là quy tắc ngoại trừ nhân quả: Người vi phạm phải chịu trách nhiệm nếu nạn nhân không bị thương ngoại trừ hành động bất cẩn của người vi phạm. 

Mặt khác, giả sử việc mổ tử thi người đi bộ cho thấy một điều kỳ diệu là người đi bộ đã chết do một cơn đau tim cấp tính ngay trước khi bị ô tô đâm. Trong trường hợp đó, không có mối quan hệ nhân quả giữa sự bất cẩn của lái xe và tổn hại đến người đi bộ. Sự việc này giống như thể lái xe chèn qua một xác chết, vì vậy người lái xe không phải chịu trách nhiệm. 

Nhưng nhiều sự việc có thể trở nên phức tạp hơn. Giả sử người đi bộ đang đi ngang qua phía đông tại một ngã tư. Hai người lái xe, một vượt ở phía bắc, một vượt ở phía nam, và cả hai đều không chú ý đến các đèn giao thông; cả hai đều vượt đèn đỏ và cùng đâm vào người đi bộ cùng một lúc, chèn lên người xấu số và gây tử vong. (Hãy đọc các loại vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn và bạn sẽ thấy được những sự việc lạ kỳ từng xảy ra). Theo quy tắc ngoại trừ, mỗi lái xe sẽ thoát được trách nhiệm, vì ngoại trừ đối với sự bất cẩn của người lái xe đầu tiên, người đi bộ có lẽ sẽ vẫn bị người lái xe thứ hai đâm chết, và ngược lại. Nhưng đó dường như là câu trả lời sai. Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn muốn ngăn cả hai người lái xe vượt đèn đỏ, và nguyên đơn đúng là đã chết. Thật không công bằng khi cả hai lái xe đều thoát tội và những người thừa kế của người đi bộ không được bồi thường do sự bất cẩn của người lái xe này lại ngẫu nhiên trùng hợp với sự bất cẩn của người lái xe kia. Vì vậy, luật thông qua quy tắc lựa chọn: Nếu sự bất cẩn của người vi phạm là một yếu tố đáng kể gây ra tổn hại, anh ta phải chịu trách nhiệm nếu sự tổn hại đã xảy ra theo bất kỳ cách nào. Trong vụ kiện này, mỗi lái xe là một yếu tố đáng kể gây ra tổn hại, vì vậy mỗi lái xe đều phải chịu trách nhiệm. 

Trong một số vụ kiện, các tòa án coi bằng chứng thống kê là cơ sở về trách nhiệm. Bằng chứng khoa học không bao giờ chính xác, nhưng đây thường là việc tốt nhất mà chúng ta có thể làm được. Một nhà máy hóa chất đổ chất thải độc hại làm ô nhiễm nguồn cấp nước của một thành phố; kết quả là, tỉ lệ mắc bệnh ung thư bất thường trong cư dân tăng đáng kể. Bằng cách nào một nạn nhân có thể chứng minh được rằng bệnh ung thư của cô ta là do các hóa chất độc hại gây ra? Nếu cô ta chứng minh rằng một người trong hàng ngàn người thường phát triển bệnh ung thư này nhưng năm mươi người trong số hàng ngàn người trong thành phố đã phát triển bệnh đó, tòa án thể kết luận chứng cứ đó là đủ. Tương tự, nếu một bác sỹ chẩn đoán sai cho bệnh nhân và bệnh nhân chết, những người thừa kế của bệnh nhân không thể chứng minh một cách tuyệt đối rằng sự bất cẩn của bác sỹ đã gây nên cái chết, vì bệnh nhân có thể cũng bị chết nếu được chẩn đoán và điều trị đúng; sự điều trị tốt nhất có thể không có tác dụng 100% trong những vụ kiện. Tuy nhiên, nếu những người thừa kế chứng minh được rằng sự bất cẩn của bác sỹ đã giảm cơ hội sống của bệnh nhân từ 80% xuống 20%, họ có thể đáp ứng được trách nhiệm nêu rõ chứng cứ.

Điều gì xảy ra nếu nạn nhân có lỗi một phần trong vụ tai nạn?

Một người đi bộ đã không chú ý đến biển báo “Không đi bộ”, đi vào đoạn nút giao, và bị một chiếc ô tô đang chạy quá giới hạn tốc độ 35 dặm/giờ đâm phải. Người lái xe bất cẩn khi chạy quá tốc độ quy định và có thể đã tránh được tai nạn nếu anh ta đi với tốc độ an toàn. Nhưng người đi bộ cũng bất cẩn khi không tuân thủ biển báo, và sự bất cẩn của cô ta đã góp một phần vào thương tích của chính cô. Nếu người đi bộ kiện, liệu người lái xe có thể sử dụng sự bất cẩn của nạn nhân để bác bỏ sự bất cẩn của mình, gỡ cho anh ta không phải chịu trách nhiệm?

Câu trả lời truyền thống của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn là CÓ? Ngay cả khi bị đơn bất cẩn thì vì phần lỗi bất cẩn của nguyên đơn anh ta cũng sẽ không nhận được bất kỳ sự bồi thường nào. Lý do cho câu trả lời này không bao giờ rõ ràng. Chắc chắn chúng ta muốn khuyến khích nguyên đơn hành động an toàn, và dường như không công bằng khi buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn vì thương tích do lỗi một phần của nguyên đơn. Nhưng việc nguyên đơn vi có một phần lỗi mà khong nhận được bất kỳ sự bồi thường nào có thể quá khắt khe. Kết quả là, các tòa án thường hạn chế phạm vi của học thuyết này bằng cách này hoặc cách khác.

Đa số các bang lớn đã giải quyết tình trạng khó xử này bằng cách bỏ phần lỗi bất cẩn nhằm ủng hộ lỗi bất cẩn tương quan. Theo lỗi bất cẩn tương quan, lỗi của nguyên đơn làm giảm chứ không hoàn toàn loại bỏ trách nhiệm của bị đơn đối với thương tích của nguyên đơn. Hội thẩm đoàn được giao nhiệm vụ định lượng mức lỗi và các khoản bồi thường được dựa trên các con số họ đưa ra. Nếu lái xe vượt quá tốc độ phải chịu 80% trách nhiệm đối với tai nạn, người lái xe phải trả 80% các khoản bồi thường và người đi bộ phải chịu 20% chi phí còn lại. Hoặc nếu người đi bộ lơ đễnh đã bị hai lái xe vượt quá tốc độ đâm phải, thì mỗi lái xe chịu trách nhiệm như nhau, mỗi người phải trả 40% và người đi bộ chịu 20%. Trong vụ kiện cà phê của nhà hàng McDonald’s, hội thẩm đoàn đã phán quyết rằng nguyên đơn Stella Liebeck phải chịu 20% trách nhiệm về tai nạn vì bà không thật cẩn thận khi mở nắp đậy cốc cà phê, vì vậy hội thẩm đoàn đã giảm các khoản bồi thường thiệt hại của bà từ 200.000 đô-la xuống còn 160.000 đô-la.

Lỗi bất cẩn tương quan có tính đối xứng tùy ý, nhưng vấn đề lộn xộn lại trong nằm trong các chi tiết. Hội thẩm đoàn phải xác định những con số không thể đếm được, gán những con số chính xác vào một loạt các sự việc lộn xộn. Sau đó tòa án phải vạch ra những việc cần làm với những con số này. Nếu hội thẩm đoàn xác định rằng người đi bộ phải chịu 51% trách nhiệm và người lái xe là 49% thì liệu người đi bộ có được bồi thường chút ít không vì cô ta mắc nhiều lỗi hơn người lái xe? Giả sử nếu tỷ lệ lỗi là 50 50? Sự việc sẽ thế nào nếu có hai người lái xe, mỗi người chịu 30%, và người đi bộ phải chịu 40%? Khi đó người đi bộ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn mỗi người lái xe, nhưng lại phải chịu ít trách nhiệm hơn tổng của hai người gộp lại.

Các tiểu bang đã thông qua các quy tắc khác nhau về lỗi bất cẩn tương quan để xem xét những trách nhiệm này. Sự chia tách căn bản là giữa hệ thống lỗi bất cẩn tương quan thuần túy, theo đó nguyên đơn thường có thể được bồi thường một khoản tiền, ngay cả khi bị đơn chỉ phải chịu trách nhiệm 1%, và các hệ thống lỗi bất cẩn tương quan được sửa đổi khác nhau, theo đó nguyên đơn chỉ có thể được bồi thường nếu nguyên đơn không phải chịu trách nhiệm (50%) hoặc hơn (51%) so với bị đơn. 

Một tình huống khác liên quan đến việc nguyên đơn góp phần vào tổn hại phát sinh khi nguyên đơn tự khắc phục rủi ro của tổn hại. Nếu bạn chơi môn chèo thuyền đổ thác, trượt tuyết, hoặc môn nhảy dù biểu diễn, rơi tự do một lúc lâu rồi mới tung dù, hoặc thậm chí nếu bạn tham gia một câu lạc bộ sức khỏe có các thiết bị luyện tập với cường độ cao, bạn sẽ phải ký vào đơn miễn trừ xác nhận rằng môn thể thao vốn có một số nguy hiểm và miễn trách nhiệm đối với người chủ hoặc người sở hữu câu lạc bộ nếu bạn bị thương. Những miễn trừ này, còn có thể gọi là sự phủ nhận trách nhiệm, có hiệu lực thực thi hay không? Đồng ý tự khắc phục rủi ro giống như đồng ý chơi một môn thể thao mạo hiểm mà chấp nhận những thương tích xảy ra trong quá trình chơi. Các miễn trừ cũng giảm chi phí của việc cung cấp một số hoạt động, và nếu không có các miễn trừ, các hoạt động này có thể không còn được cung cấp nữa; khu vực trượt tuyết mà phải bồi hoàn toàn bộ thương tích xảy ra do trượt dốc có lẽ phải đóng cửa kinh doanh. Nhưng những miễn trừ có khả năng hủy hoại các chính sách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn trong những chính sách khuyến khích hành vi an toàn và bồi thường đối với thương tích, và chúng ta nghi ngờ rằng nhiều người thường thực sự không biết hoặc nghĩ về hậu quả của những miễn trừ khi họ gặp phải, hoặc có thể có nhiều sự lựa chọn hơn trong vụ việc. Các tòa án cố gắng cân bằng những suy xét này. Sự phủ nhận trách nhiệm đối với một dịch vụ quan trọng nói chung là không thể thực thi; bạn không thể thực sự nhất trí sẽ không kiện bác sỹ nếu anh ta gây nên thương tích cho bạn do sự bất cẩn. Các miễn trừ trách nhiệm trong những hoạt động giải trí giống như chèo thuyền vượt thác, trong đó nhiều người không phải tham gia trừ khi họ sẵn sàng tự chịu rủi ro, có khả năng thực thi hơn. Tuy nhiên, tòa án sẽ xem xét cẩn thận việc miễn trừ để đảm bảo rằng tòa án làm cho người tiêu dùng hiểu sự rủi ro mà họ phải tự chịu; việc miễn trừ được xác lập giữa trường dạy môn nhảy dù biểu diễn khi để rơi tự do một lúc lâu rồi mới bung dù và người tham gia, theo đó người tham gia phải đồng ý “miễn trừ bất kỳ và toàn bộ yêu cầu bồi thường… đối với bất kỳ thương tích cá nhân nào” được cho là không ngăn cấm việc kiện về lỗi bất cẩn vì việc miễn trừ này không nêu cụ thể sự bất cẩn.

Tự chịu rủi ro có thể chỉ hàm ý hoặc được nêu rõ. Trong một vụ kiện nổi tiếng ở New York, Murphy bị thương khi anh ngã trong một trò chơi có tên là “The Flopper” ở công viên giải trí tại đảo Coney. The Flopper là một dây curoa chuyển động treo ngược lên và người chơi cố gắng đứng trên đó. Nhiều người chơi, giống như Murphy, không thể đứng vững được và bị đẩy văng về phía sàn hoặc tường có trải miếng đệm bông. Tất nhiên, trò chơi này, như tên của nó và đơn giản quan sát thấy, là sẽ bị quăng liệng và xem những người khác bị quăng liệng. Mặc dù Murphy đã không ký miễn trừ, nhưng anh chấp nhận cơ hội bằng cách hàm ý tự chịu rủi ro thương tích. 

Giả sử một người không có ý định gây thương tích cho người khác và hành động với sự cẩn trọng hợp lý. Liệu người đó có vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn gây ra?

Chắc chắn là có. Lĩnh vực lớn thứ ba về trách nhiệm bồi thường do lỗi bất cẩn, cùng với hành động sai trái có chủ đích, là trách nhiệm nghiêm ngặt trách nhiệm được áp đặt ngay cả khi không có chủ đích gây thương tích hoặc lỗi bất cẩn. Trách nhiệm nghiêm ngặt đã có tầm quan trọng từ lâu, và nó cũng là nguồn mở rộng quan trọng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn hơn nửa thế kỷ qua, trong lĩnh vực trách nhiệm đối với sản phẩm.

Một trong những vụ kiện về trách nhiệm nghiêm ngặt đầu tiên là Rylands kiện Fletcher, do Viện Quý tộc Anh (nay là Thượng viện) phán quyết năm 1868. Các bị đơn, những chủ sở hữu nhà máy xay, đã xây dựng một bể chứa nước trên khu đất của họ. Họ không biết là bể chứa được xây trên nóc một mỏ than đã bỏ hoang. Nước trong bể chứa thấm qua mỏ bị bỏ hoang đó và làm ngập mỏ đang khai thác của một chủ đất liền kề. Vì các bị đơn không biết hoặc có lý do để không biết về mỏ than bỏ hoang đó, họ không phải là bất cẩn trong việc xác định vị trí bể chứa. Nhưng, tòa án cho rằng, một số hành động, giống như việc xây dựng bể chứa để chứa một số lượng nước lớn, là nguy hiểm bất thường ngay cả khi các hành động đó được thực hiện với sự cẩn trọng hợp lý. Hành động này không nguy hiểm đến mức cấu thành hành động không hợp pháp, nhưng đủ gây nguy hiểm để chúng ta buộc người hành động phải chịu trách nhiệm mặc dù không có lỗi đối với toàn bộ khoản thiệt hại từ đó. Hành động này khuyến khích mức độ cẩn trọng và áp đặt trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí liên quan đến hành động đối với người hành động. Vì vậy, các bị đơn trong vụ Rylands kiện Fletcher phải chịu trách nhiệm ngay cả khi họ đã hành động với sự cẩn trọng hợp lý.

Trách nhiệm nghiêm ngặt được áp dụng đặc biệt đối với những hành động không chỉ gây nguy hiểm mà còn bất thường đối với nơi xảy ra hành động. Hãy xem xét việc ứ đọng nước như trong vụ Rylands kiện Fletcher. Một chủ nhà ở ngoại ô xây một cái ao cảnh nhỏ như một phần của khu vườn sẽ không phải chịu trách nhiệm nghiêm ngặt nếu nước thoát ra và làm ngập tầng hầm nhà hàng xóm (mặc dù anh ta có thể phải chịu trách nhiệm về lỗi bất cẩn nếu anh ta không thực hiện cẩn trọng hợp lý để ngăn chặn việc thoát nước). Ứ đọng một lượng nước nhỏ để trang trí vườn như vậy không phải là bất bình thường ở những vùng ngoại ô và không gây ra nguy hiểm đặc biệt. Nhưng chủ nhà cho xây một hệ thống tưới tiêu lớn để tưới khu vườn nhỏ ở ngoại ô sẽ phải chịu trách nhiệm nghiêm ngặt; hệ thống tưới tiêu là hợp lý và thông dụng ở khu vực nông thôn sẽ không phù hợp và thậm chí quá nguy hiểm khi đặt tại một khu vực ngoại ô phát triển. 

Dĩ nhiên, vấn đề là ở chỗ đặt ra một ranh giới. Việc cho rằng nước trong một chiếc ao cảnh nhỏ tại một khu vực ngoại ô phát triển không phải là nguy hiểm bất thường; việc trữ một lượng nước lớn trong hệ thống tưới tiêu là nguy hiểm bất thường. Việc nuôi một con chó săn chuyên nghiệp; nuôi một con hổ cũng vậy. Thế còn con trăn thì sao? Và giống chó pit bull nữa?

Khi nào một nhà sản xuất phải có trách nhiệm về thương tích do sản phẩm của mình gây ra?

Trách nhiệm nghiêm ngặt đôi khi cũng được áp dụng để áp đặt trách nhiệm đối với những nhà sản xuất sản phẩm bị lỗi và gây ra thương tích trách nhiệm này được các luật sư gọi là trách nhiệm đối với sản phẩm. Việc mở rộng trách nhiệm đối với sản phẩm là một trong những câu chuyện thành công nhất về luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn trong thế kỷ XX. Có lẽ vì sự thành công đó, trách nhiệm đối với sản phẩm cũng là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm lớn và các luật sư của họ đã tạo nên một trong những cuộc tấn công mạnh mẽ nhất vào hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Ngày nay, vẫn còn tranh luận lớn là liệu trách nhiệm đối với sản phẩm thuộc hoặc sẽ thuộc trách nhiệm nghiêm ngặt hay bất cẩn. 

Bắt đầu với một tình huống thông thường có liên quan đến một trong những vụ kiện nổi tiếng, đã dẫn đến việc thông qua trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm. Gladys Escola, nữ hầu bàn ở một nhà hàng, đang lấy những chai Coca Cola từ trong thùng để đặt vào tủ lạnh thì một chai nổ trên tay cô. Escola nói rằng chiếc chai này “phát ra một âm thanh tương tự như bóng điện bị rơi. Nó gây ra tiếng nổ lớn”. Chiếc chai vỡ thành mảnh có cạnh sắc nhọn và rạch vào tay Escola một vết đứt sâu 10cm, chảy nhiều máu, khiến cô hoảng sợ, và các ngón tay run rẩy và bàn tay run bần bật. 

Nếu vụ kiện này được điều chỉnh bởi các quy luật về lỗi bất cẩn thông thường, Escola phải chứng minh rằng công ty sản xuất chai không thực hiện cẩn trọng hợp lý để ngăn chai nổ và gây thương tích cho cô. Để chứng minh sự thiếu cẩn trọng hợp lý của nhà sản xuất chai, Escola phải chứng minh hai sự việc: Thứ nhất, chiếc chai có vấn đề gì đó không ổn, chiếc chai bị lỗi hoặc bị đóng với mức áp suất quá cao; và thứ hai, người sản xuất chiếc chai đã hành động bất cẩn trong việc sản xuất hoặc không phát hiện được vấn đề, chẳng hạn như mua loại chai kém chất lượng, không kiểm tra chai một cách phù hợp, hoặc không vận hành máy đóng chai một cách chính xác. Cả hai trường hợp này đều khó có thể chứng minh được.

Để chứng minh rằng có vấn đề không ổn với chiếc chai, trước tiên, Escola phải có chiếc chai, hoặc chiếc chai được giữ lại sau vụ nổ. Trong nhiều vụ kiện, đây sẽ là một vấn đề; trong trường hợp thực tế này, một người nào đó đã quét và đổ những mảnh chai đi. Ngay cả khi cô có những mảnh chai thì cũng khó có thể xác định được nguyên nhân tai nạn từ những mảnh còn lại.

Mặc dù, giả sử rằng Escola đã vượt qua trở ngại ban đầu và có thể xác định rằng chiếc chai bị lỗi và gây nên vụ nổ. Cô vẫn phải chứng minh rằng công ty sản xuất chai đã bất cẩn trong việc sản xuất hoặc không phát hiện ra lỗi đó. Công ty sản xuất chai sẽ lập luận rằng công ty đã mua những chiếc chai từ một nhà sản xuất có uy tín, công nhận dây chuyền sản xuất được làm theo phương thức cẩn thận giống như các chai khác, sử dụng thiết bị chất lượng cao, đào tạo công nhân, và kiểm tra các chai ở những khâu phù hợp cụ thể là công ty đã hành động một cách hợp lý. Nhà sản xuất chai thậm chí có thể thừa nhận rằng chiếc chai bị lỗi. Các thống kê cho thấy cứ trong 100.000 chiếc chai mới có một chiếc có nguy cơ nổ. Nhưng đó không phải là lỗi của nhà sản xuất chai. Miễn là nhà sản xuất đã hành động cẩn thận thì nhà sản xuất đó không phải chịu trách nhiệm theo quy tắc về lỗi bất cẩn.

Ở điểm này, chúng ta có thể nói hệ thống bồi thường thiệt hại do bất cẩn đã phát huy tốt nhất và Escola chỉ đành im lặng chịu thiệt hại. Một người chú ý quá kỹ lưỡng vào lỗi có thể xác định là cơ sở loại trừ trách nhiệm thì có xu hướng dừng ở đó. Tuy nhiên, các tòa án soạn thảo luật về trách nhiệm đối với sản phẩm cho rằng họ có thể thực hiện tốt hơn, và vì vậy đã tạo được học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm. Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về việc tiếp thị sản phẩm lỗi nếu không có bất kỳ yêu cầu nào về việc nguyên đơn phải chứng minh sự bất cẩn của mình khi thực hiện như vậy. Giải pháp chính cho trách nhiệm đối với sản phẩm là ở chỗ sản phẩm trong “tình trạng lỗi gây nguy hiểm không hợp lý”, nhằm đưa ra quy tắc về trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm bằng cụm từ diễn đạt vụng về nhưng được chấp nhận rộng rãi. Một chiếc chai phát nổ trong tình trạng bị lỗi (có vấn đề không ổn với chiếc chai nổ đó), gây nguy hiểm không hợp lý (vụ nổ có thể gây thương tích cho một người). Liệu tình trạng lỗi, nguy hiểm không hợp lý là do việc đóng chai bất cẩn hay không kiểm tra trong quá trình sản xuất hoặc không thể tránh khỏi, lại không phải là vấn đề. Nhà sản xuất chai phải chịu trách nhiệm nghiêm ngặt trách nhiệm ngay cả khi không chứng minh được là nhà sản xuất bất cẩn.

Các tòa án soạn thảo trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm vì bốn lý do cơ bản. Thứ nhất, trong nhiều vụ kiện lỗi trong sản phẩm là do lỗi bất cẩn của nhà sản xuất nhưng lỗi bất cẩn đó là khó hoặc không thể chứng minh được. Bằng chứng xác thực có thể bị hủy hoặc không có tính thuyết phục, hoặc thông tin về quy trình sản xuất cần để chứng minh lỗi bất cẩn có thể thuộc quyền kiểm soát duy nhất của nhà sản xuất. Thứ hai, chỉ riêng trách nhiệm bất cẩn thì chưa đủ để đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các nhà sản xuất thực hiện quy trình sản xuất sản phẩm an toàn. Khi xem xét mức chi phí để đầu tư vào việc thiết kế, sản xuất, và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách cẩn thận, nhà sản xuất phải tính toán đầy đủ chi phí đối với thương tích do sản phẩm gây ra và tính toán các khoản bồi thường này vào chi phí sản phẩm. Việc áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt khuyến khích các nhà sản xuất chú ý đến việc sản xuất các sản phẩm an toàn hơn, và trong nhiều vụ kiện, nhà sản xuất ở vị thế được giảm thiểu thương tích tốt hơn là người sử dụng sản phẩm. Thứ ba, nhà sản xuất thường bảo đảm sản phẩm của họ là an toàn, và sự kỳ vọng của người tiêu dùng do việc bảo đảm này nên được bảo vệ. Thứ tư, ngay cả khi nhà sản xuất đã hành động hợp lý, nạn nhân của tai nạn xảy ra do lỗi sản phẩm vẫn bị thương. Nếu chi phí thương tích được chuyển cho nhà sản xuất, nhà sản xuất sẽ chia các khoản lỗ cho toàn bộ khách hàng của mình. Chi phí mỗi sản phẩm sẽ tăng nhẹ sao cho mỗi người mua bảo hiểm thực tế là người sử dụng sản phẩm không may mắn sẽ phải chịu thiệt hại lớn. Hình thức chia lỗ thông qua trách nhiệm nghiêm ngặt đơn giản không phải là vấn đề tìm một “túi tiền nặng hơn”, hoặc một người có đủ tiền để gánh chịu tổn thất của nguyên đơn; thay vì vậy, hình thức này làm cho sản phẩm gánh chi phí thực của nó, bao gồm chi phí thương tích mà sản phẩm gây nên, và phân bổ chi phí cho tất cả những người sử dụng sản phẩm. 

Vì vậy, trách nhiệm nghiêm ngặt đối với sản phẩm được áp dụng rộng rãi với các lỗi sản xuất, giống như khi chai Coca Cola được sản xuất không đúng quy cách. Các sản phẩm cũng có thể bị lỗi theo hai cách khác: khi sản phẩm có lỗi về thiết kế và khi nhà sản xuất không cảnh báo về sự nguy hại của sản phẩm. Việc mở rộng trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các kiểu lỗi này gây tranh cãi nhiều hơn. Từ những năm 1960 đến những năm 1980, hầu hết các tòa án đã thông qua trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các lỗi về thiết kế và đôi khi đối với cả các lỗi về việc cảnh báo. Kể từ đó, nhiều phản ứng thận trọng hơn dẫn đến sự giảm bớt trách nhiệm nghiêm ngặt về quy tắc bất cẩn hạn chế hơn, ví như một cuốn sách về bồi thường thiệt hại do bất cẩn về hàng hóa được xuất bản đã đưa ra ý kiến thảo luận với chủ đề “Sự Phát triển, Nhân tố Cơ bản, và Giảm bớt Trách nhiệm Nghiêm ngặt đối với Sản phẩm”.

Một sản phẩm có lỗi sản xuất khi nó không được sản xuất theo cách thức được cho là đúng. Trái lại, với lỗi thiết kế, sản phẩm được sản xuất một cách chính xác như nhà sản xuất muốn, nhưng vấn đề nằm ở thiết kế của chính sản phẩm. Đây là lĩnh vực gây tranh cãi nhất về trách nhiệm đối với sản phẩm và tranh luận về phạm vi trách nhiệm phát huy vai trò trong việc xác định kiểm tra lỗi thiết kế. Một sản phẩm bị thiết kế lỗi nếu sản phẩm đó có sự nguy hại hơn mức người sử dụng sản phẩm mong muốn (được gọi là kiểm tra mong muốn của người tiêu dùng)? Sản phẩm có phải bị lỗi thiết kế nếu sự nguy hại xảy ra do việc thiết kế nhiều hơn là lợi ích của thiết kế (được gọi là kiểm tra tính hữu ích)? Nếu là lợi ích của việc thiết kế, chúng ta có thể cân nhắc những nguy hại và lợi ích như thế nào?

Theo kiểm tra mong muốn của người tiêu dùng, một sản phẩm có lỗi thiết kế và trách nhiệm nghiêm ngặt được áp dụng đối với nhà sản xuất nếu sản phẩm nguy hại hơn mức một người tiêu dùng bình thường mong đợi. Ví dụ, một người lái xe được sử dụng ô tô để lái theo một số cách. Trong một vụ kiện được nhiều người biết đến, Mary Culpepper đang lái chiếc Volkswagen Beetle ở làn giữa trên một đường cao tốc ba làn. Cô bắt đầu đi vào làn bên trái khi nhìn thấy một chiếc xe tải chồm vào mình qua gương chiếu hậu. Cô quay bánh lái đột ngột về bên phải để cố gắng quay trở lại làn đường giữa, nhưng xe của cô đã bị lật ngửa. Chiếc Beetle bị lỗi thiết kế vì nó không đi theo cách mà một người lái xe bình thường mong muốn. Người lái xe thường phải rẽ đột ngột để tránh chướng ngại vật trên đường hoặc tránh xe khác. Người lái xe muốn ô tô rẽ, có thể văng bánh một chút, nhưng không phải là lật ngửa. Nếu nó lật ngửa, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm nghiêm ngặt và lái xe bị thương không cần phải chứng minh chính xác nhà sản xuất đã sai ở khâu nào trong việc thiết kế ô tô làm cho chiếc ô tô mất thăng bằng kh thay đổi hướng chạy.

Bản sửa đổi (thứ hai) của Luật Bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đã ủng hộ việc kiểm tra mong muốn của người tiêu dùng, việc áp đặt trách nhiệm khi một sản phẩm “nguy hại ở mức vượt quá dự kiến của một người tiêu dùng bình thường mà mua sản phẩm đó, có sự hiểu biết thông thường như cộng đồng về đặc tính của sản phẩm”. Nhưng tòa án là những người bảo vệ người tiêu dùng thấy rằng việc kiểm tra mong muốn của người tiêu dùng không đủ để đánh giá các thiết kế bị lỗi, trong khi những người ủng hộ tiêu chuẩn về sự bất cẩn cho rằng trong nhiều vụ kiện, đặc biệt liên quan đến các sản phẩm phức tạp, mong muốn của người tiêu dùng về sự an toàn không phải là cố định. Vì vậy, kiểm tra tác hại của việc sử dụng trở thành một tiêu chuẩn bổ sung hoặc thay thế. 

Kiểm tra tính hữu ích cân bằng chi phí và lợi ích của sản phẩm. Khi xác định liệu một sản phẩm có bị lỗi thiết kế hay không theo kiểm tra tác hại của việc sử dụng, tòa án cân nhắc kỹ lưỡng giữa những nguy hại mà sản phẩm có thể gây ra cho người sử dụng với lợi ích của sản phẩm đối với người sử dụng và xã hội nói chung. Nếu sự nguy hại lớn hơn lợi ích, sản phẩm bị lỗi và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sự tổn hại mà sản phẩm đã gây ra.

Khi đã phát triển, việc kiểm tra tính hữu ích khác xa với trách nhiệm nghiêm ngặt và trở nên giống quy tắc về sự bất cẩn. Các tòa án ủng hộ quy tắc về sự bất cẩn và các tác giả Bản sửa đổi (thứ ba) về trách nhiệm sản phẩm, được công bố năm 1998, coi việc kiểm tra này rất giống với công thức Learned Hand về sự bất cẩn và yêu cầu nạn nhân phải chứng minh được rằng có thiết kế sản phẩm thay thế hợp lý nhờ đó sẽ ngăn chặn được tai nạn.

Để cân nhắc giữa sự nguy hại và lợi ích thiết kế của sản phẩm, nhà sản xuất phải xem xét toàn bộ cách sử dụng sản phẩm thông thường. Quy tắc này đã làm phát sinh một số lượng vụ kiện thú vị liên quan đến việc chống va chạm ô tô. Người lái xe chắc chắn không muốn liên quan đến tai nạn, nhưng mọi người biết rằng chẳng sớm thì muộn nhiều xe ô tô sẽ va chạm. Khi thiết kế ô tô, nhà sản xuất phải công nhận sự việc này và chế tạo ra ô tô có khả năng chống va chạm ở một mức độ nào đó. Ngày nay, nhiều chi tiết an toàn khi va chạm, chẳng hạn như dây đai, túi khí, và các khung chịu lực cần phải được trang bị theo tiêu chuẩn quy định của chính phủ, nhưng sự cần thiết phải trang bị những thiết bị này vẫn được nêu bật trước tiên trong các vụ kiện về trách nhiệm đối với sản phẩm và được người tiêu dùng ủng hộ.

Thông thường nhất thì sự nguy hại của sản phẩm sẽ lớn hơn việc sử dụng nó khi có thiết kế sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm thay thế mà giảm được sự nguy hại nhưng vẫn tạo được nhiều hoặc toàn bộ các lợi ích tương tự. Một trong những vụ kiện mở đường về trách nhiệm đối với sản phẩm, Greenman kiện Yuba Power Products (1963), đã chứng tỏ lỗi khi có thiết kế thay thế. Greenman, một thợ mộc, đã nhận một chiếc máy Shopsmith từ vợ của mình nhân dịp lễ Giáng sinh. Shopsmith là một dụng cụ điện đa năng có thể được sử dụng để cưa, khoan, và tiện gỗ. Trong khi Greenman đang gia công một mẫu gỗ, đột nhiên mẩu gỗ bật ra khỏi dụng cụ và bắn vào trán anh, gây thương tích nghiêm trọng. Chuyên gia của Greenman đã chứng minh rằng thiết bị Shopsmith bị lỗi khi sử dụng các đinh vít không tương xứng để giữ chặt các bộ phận của máy với nhau, vì vậy các đinh vít đã long ra khi máy rung ở mức bình thường, làm cho phần máy giữ chặt miếng gỗ tuột khỏi vị trí và miếng gỗ bay ra ngoài. Theo ý kiến của chuyên gia, nhà sản xuất có lẽ đã phải sử dụng các đinh vít chắc chắn hơn hoặc bằng những cách thức gắn chặt khác để ngăn ngừa tai nạn kiểu này. Vì đã có sẵn thiết kế thay thế, nguy cơ chế tạo máy theo cách thức này (khả năng thương tích) lớn hơn lợi ích của việc chế tạo máy (giảm nhẹ chi phí).

Nhiều sản phẩm khác có liên quan đến kiện tụng trách nhiệm sản phẩm bị lỗi vì đã có thiết kế sản phẩm thay thế mà phục vụ cùng mục đích thì có ít sự nguy hại hơn. Ví dụ, băng vệ sinh siêu thấm là nguy hại vì chúng làm tăng nguy cơ gây hội chứng sốc nhiễm độc so với băng vệ sinh ít thấm nước. Quần áo ngủ không may bằng chất chống cháy là lỗi liên quan đến loại vải may đắt hơn. Một chiếc ô tô có bình xăng đặt ở vị trí dễ gây rò rỉ trong một tai nạn nhỏ thì quá nguy hại vì chi phí ngăn ngừa bằng cách định lại vị trí hoặc lót lại bình là khá nhỏ. 

Đôi khi, một sản phẩm bị lỗi vì có sản phẩm khác thay thế đem lại những lợi ích tương tự ở mức nguy hại ít hơn. Một ví dụ nổi tiếng về kiểu này liên quan đến dụng cụ tránh thai Dalkon Shield. Dalkon Shield là một dụng cụ đặt tử cung (IUD) có hiệu quả tránh thai cao nhưng lại có mặt trái là làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh xương chậu cho những phụ nữ sử dụng phương tiện này. Ngay cả khi Dalkon Shield không thể thiết kế lại để tránh vấn đề này mà không mất đi chức năng cơ bản của nó thì vẫn còn nhiều dụng cụ tránh thai hiệu quả khác, vì vậy sự nguy hại của việc sử dụng IUD lớn hơn nhiều lợi ích nó đem lại khi xét đến các dụng cụ thay thế có sẵn khác.

Kiểu lỗi sản phẩm thứ ba liên quan đến việc không cảnh báo rằng sản phẩm gây nguy hại không hợp lý. Những cảnh báo thái quá mà được cho là để tránh khả năng kiện tụng đã trở thành một yếu tố gây cười chủ yếu trong những câu nói đùa về việc cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn: Tem trên chiếc xe đẩy của trẻ con cảnh báo rằng “Sản phẩm này chuyển động khi được sử dụng”, hoặc cảnh báo về một chiếc máy xay “Không bao giờ được lấy thực phẩm hoặc các thứ khác ra khỏi lưỡi dao xay trong khi sản phẩm đang hoạt động”. Trên thực tế, các nhà sản xuất không cần phải cảnh báo về những nguy hiểm đã rõ ràng rằng xe đẩy chuyển động chẳng hạn. Nhưng nhà xuất thực sự phải cảnh báo về những nguy hại khác của sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn liệu có sử dụng sản phẩm hay không và có thể sử dụng nó một cách an toàn hơn.

Việc cảnh báo không thể lúc nào cũng khắc phục được lỗi thiết kế trong sản phẩm. Tem cảnh báo người vận hành một chiếc máy công nghiệp không đưa tay vào máy là chưa đủ khi máy có thể được thiết kế một cách dễ dàng với thiết bị bảo vệ an toàn. Nhưng một sản phẩm không nhất thiết phải cảnh bão lỗi thiết kế vì nó gây nguy hại; thay vì vậy, sự nguy hại phải được cảnh báo để cung cấp sản phẩm an toàn. Một số sản phẩm bị lỗi vì nhà sản xuất không cảnh báo đầy đủ sự nguy hại của sản phẩm, chẳng hạn như khi nhà sản xuất thuốc không cảnh báo những người sử dụng về sự nguy hại liên quan đến việc sử dụng. Các sản phẩm khác bị lỗi vì nhà sản xuất không đưa ra chỉ dẫn chính xác về việc sử dụng, chẳng hạn như khi nhà sản xuất thuốc không cảnh báo về ảnh hưởng nguy hại khi tương tác với các loại thuốc khác.

Thông thường, sự cảnh báo phải được truyền đạt đến người sử dụng sản phẩm một cách đầy đủ, nhưng theo truyền thống các loại thuốc kê đơn là trường hợp ngoại lệ. Theo quy tắc trung gian cho người có chuyên môn, sự cảnh bảo được chỉ dẫn một cách chính xác đến bác sỹ của bệnh nhân đối tượng trung gian có chuyên môn là người ở vị thế tốt nhất để đánh giá thông tin và đánh giá sự nguy hại cũng như lợi ích của sản phẩm. Tuy nhiên, ở nhiều lãnh thổ, có những ngoại lệ đối với việc tiêm chủng, chẳng hạn như vắc-xin cúm, và các thuốc tránh thai đường uống. Tại những lãnh thổ đó, bệnh nhân lựa chọn nhiều trong quá trình lựa chọn thuốc chữa bệnh hơn là khi bác sỹ kê một loại kháng sinh cho bệnh viêm xoang chẳng hạn. Khi đó vấn đề phát sinh là liệu học thuyết trung gian cho những người có chuyên môn nên được mở rộng với những loại thuốc ngày càng phổ biến được quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng. Các quảng cáo trên truyền hình đưa ra lợi ích của loại thuốc mới nhất cho chứng viêm khớp, dị ứng, hoặc chứng rối loạn cương dương, khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu bác sỹ kê những loại thuốc này một cách cụ thể; nếu người tiêu dùng đang thực hiện quyền lựa chọn, liệu sự cảnh báo phù hợp có được đưa ra với lựa chọn đó?

Trong một số vụ kiện, quyền đánh giá tính đầy đủ về sự cảnh báo của tòa án được pháp luật hoặc các quy định ưu tiên. Quốc hội đề ra một số cảnh báo mà các công ty thuốc lá phải đề trên các vỏ bao thuốc và quy định rằng các tiểu bang không thể áp dụng các quy định không thống nhất về việc cảnh báo. Tòa án Tối cao đã diễn giải đạo luật này để ngăn chặn các phán quyết theo luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn của tiểu bang cho rằng các cảnh báo theo quy định là không đầy đủ, cũng như những hình thức quy định trực tiếp của tiểu bang. Trong vụ kiện cụ thể, đạo luật này khá rõ ràng. Nhưng trong nhiều vụ kiện khác, đạo luật này không rõ ràng về hiệu quả của quyền ưu tiên, và các tòa án phải quyết định liệu cơ quan lập pháp có muốn bác bỏ đạo luật này hay không. Chẳng hạn, khi FDA quy định rằng thông tin được cung cấp với các loại thuốc kê đơn, thì liệu có ngăn được tòa án cho rằng sự nguy hại bổ sung nên được công bố? Trong một phán quyết quan trọng năm 2009, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng các quy định của FDA đã nêu rõ việc cảnh báo thì không giành quyền ưu tiên trong các vụ kiện về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn của tiểu bang so với việc không cảnh báo. Thẩm phán John Paul Stevens đã đưa ra một bản ý kiến pháp lý với đa số phiếu thuận tại Tòa án rằng FDA đã hạn chế các nguồn giám sát an toàn của 11.000 loại thuốc trên thị trường và có lịch sử không quy định cảnh báo đầy đủ với bác sỹ và bệnh nhân. Stevens cũng ca ngợi những vụ kiện theo luật tiểu bang là phục vụ các chức năng cơ bản của luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Ông viết: “Các vụ kiện về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn của tiểu bang đã tiết lộ những nguy hại chưa biết về thuốc và đưa ra chính sách khuyến khích các nhà sản xuất thuốc công bố những nguy hại ảnh hưởng đến an toàn của người dùng ngay lập tức. Các vụ kiện nêu trên cũng phục vụ chức năng bồi thường đặc biệt có thể khuyến khích người bị tổn hại trình bày thông tin”. (Vụ Wyeth kiện Levine, 2009).

Nguyên đơn có thể nhận được những khoản bồi thường nào trong một vụ kiện về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn?

Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không thể hủy bỏ hậu quả của một vụ tai nạn bằng cách băng bó một cánh tay bị gãy hoặc giảm đau một vết thương. Thay vào đó, công việc mà luật này phải làm là phán quyết các khoản bồi thường nhằm cố gắng bù đắp cho nguyên đơn chịu tổn hại những mất mát mà người đó phải chịu do lỗi của bị đơn gây ra. Mục đích là đặt nguyên đơn vào đúng vị thế mà người đó đáng lẽ phải như vậy nếu tai nạn không bao giờ xảy ra trong phạm vi có thể thực hiện được bằng cách đưa cho nạn nhân một khoản tiền để bù đắp những tổn thất. 

Vì những khoản bồi thường này được phán quyết bồi thường cho nạn nhân phải chịu tổn thất, chúng được gọi là các khoản bồi thường thiệt hại. 

Hãy xem xét số phận bi thảm của Keva Richardson, ô tô của cô, trong khi dừng chờ đèn tín hiệu giao thông ở Highland Park, bang Illinois, đã bị một xe rơ-mooc kéo đâm từ phía sau. Richardson vừa mới chuyển đến khu vực Chicago từ bang Texas, quê hương của cô, để bắt đầu một công việc mới là tiếp viên hàng không cho American Airlines; cô dự định làm cho hãng hàng không này trong vài năm và sau đó quay lại học để lấy bằng thạc sỹ về giáo dục, với mục tiêu cuối cùng là trở thành giáo viên. Những kế hoạch này đã chấm dứt do tai nạn xảy ra khiến cô gãy đốt sống cổ và tổn thương nghiêm trọng đến tủy sống. Cô phải phẫu thuật để giữ ổn định xương sống và mất năm tháng nằm trong viện hồi phục chức năng, với những lần đến khám liên tục và mấy đợt nằm viện sau đó. Do bị thương, Richardson đã không điều khiển được chân, chỉ sử dụng tay một cách hạn chế, không thể điều khiển được các ngón tay và các cơ bàn tay, không thể chủ động tiểu tiện hoặc đại tiện, có nguy cơ bị viêm phổi, nhiễm trùng, và loét do nằm liệt giường, và có thể phải nằm viện theo định kỳ trong suốt phần đời còn lại.

Hệ thống luật không thể bồi thường cho Keva Richardson tương xứng với những thương tích của cô, vì ngành y học không thể chữa được các thương tích đó. Việc tốt nhất mà hệ thống luật có thể làm được là cố gắng đánh giá thương tích của cô và yêu cầu người lái xe tải bất cẩn đã gây thương tích cho cô, người chủ sử dụng lái xe đó và các công ty bảo hiểm, bồi thường tiền bạc nhằm giảm bớt gánh nặng của những thương tích này.

Richardson đã phải chịu một số tổn thất lớn. Tính đến thời điểm xét xử, cô đã phải chi 258.814 đô-la cho các khoản chữa trị , và mất thu nhập do không làm việc. Nhưng tổn thất của cô không dừng lại tại thời điểm xét xử. Dựa trên chứng nhận của bác sỹ và các chuyên gia kinh tế, hội thẩm đoàn ước tính rằng tổng thu nhập bị mất của cô sẽ là 900.000 đô-la và các khoản chi phí chữa trị trong tương lai của cô sẽ là 11 triệu đô-la. Toàn bộ các khoản nêu trên là những yếu tố về thiệt hại tài chính mà bị đơn đã gây cho cô và được phán quyết một cách phù hợp là các khoản bồi thường vì thiệt hại kinh tế. 

Thậm chí, hậu quả tài chính của thương tích vẫn chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Richardson phải chịu đau đớn thường xuyên ở chân và vai. Cô tự ti về ngoại hình vì các vết sẹo trên mặt và vì phải ngồi trên xe lăn. Sự việc mà cô nhận thức được tốt nhất, cô khai: “có thể tự thức dậy vào buổi sáng và bắt đầu một ngày mới” và sau đó cả ngày phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác; cô phải nhờ giúp tắm gội và mặc quần áo, cô chỉ có thể đẩy xe lăn ở những chỗ bằng phẳng, và cần giúp đỡ đưa đi tiểu tiện sáu tiếng một lần và đi đại tiện mỗi ngày. Tất nhiên, cô phải chịu đựng sự đau đớn của tai nạn và phẫu thuật, và hiện không thể thực hiện nhiều hoạt động mà cô đã có thể làm được trước đó, và cô biết mình không thể quay trở lại làm tiếp viên hàng không cũng không thể hoan thanh ước muốn trở thành giáo viên.

Để bồi thường những tổn thất như thế này, luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn đã đưa ra các khoản bồi thường không có tính chất kinh tế. Hội thẩm đoàn đã phán quyết cho Richardon 3,5 triệu đô-la vì thương tật, 2,1 triệu đô-la vì sự biến dạng mặt mũi, và 4,6 triệu đô-la vì sự đau đớn và khổ sở phải chịu đựng thường xuyên. Mặc dù các khoản bồi thường không có tính chất kinh tế thường được gọi là sự đau đớn và khổ sở, vụ kiện của Richardson minh họa tại sao các khoản bồi thường lại phổ rộng hơn. Ngoài sự đau đớn về thân thể do thương tích gây ra, cô phải chịu tổn hại về chất lượng cuộc sống khi không thể thực hiện được các hoạt động bình thường hàng ngày, hưởng thụ cuộc sống theo cách mà cô có thể làm trước khi tai nạn, và thực hiện ước mơ của mình.

Nguyên tắc ở đây rất dễ nêu: Các khoản bồi thường tiền bạc được phán quyết nhằm xóa hậu quả kinh tế của thương tích và nhằm đưa ra bồi thường tiền bạc đối với hậu quả không có tính chất kinh tế. Số tiền cần phải bồi thường cho nguyên đơn là việc xác định tổn hại do bị đơn gây ra. Bị đơn phải có trách nhiệm với các khoản bồi thường này và đó là vấn đề của sự công bằng và chính sách xã hội. (Đương nhiên, các quy tắc này phức tạp hơn nhiều trong quá trình áp dụng, nhưng chúng ta sẽ không cần quan tâm các chi tiết ở đây). Hãy chú ý một số đặc điểm nổi bật của hệ thống dường như rất đơn giản này.

Trước tiên, hệ thống hoạt động theo một quy tắc phán quyết duy nhất. Các khoản bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn chỉ được phán quyết một lần, tại thời điểm xét xử. Tại thời điểm xét xử, các khoản bồi thường trước đây sẽ khá minh bạch. Richardson đã phải chịu các khoản chi phí y tế và đã nộp các hóa đơn để chứng minh các khoản đó, cô đã không làm việc một thời gian và có thể chứng minh các khoản thu nhập lẽ ra cô đã kiếm được trong thời gian đó. Các khoản bồi thường cho sự đau đớn và khổ sở thì không rõ ràng (nhiều hơn thế tại một thời điểm), nhưng ít nhất nguyên đơn và các nhân chứng khác còn có thể mô tả được cảm giác của mình thế nào, các hoạt động của mình bị giới hạn ra sao…

Quy tắc phán quyết duy nhất cũng yêu cầu sự ước đoán về tương lai, và tương lai tất nhiên là không chắc chắn. Tòa án sẽ phải tiên đoán về thiệt hại trong tương lai của nguyên đơn dựa trên chứng cứ mà hai bên đưa ra. Vết thương của nguyên đơn có thể tốt hơn hoặc xấu đi, cần phải điều trị thêm nữa hoặc đại phẫu. Sự đau đớn và khả năng hoạt động bình thường có thể giảm hoặc tăng. Keva Richardson đã có bằng cử nhân giáo dục sơ cấp, cô đang là tiếp viên hàng không, cô muốn học tiếp và sau đó sẽ đi dạy học. Việc đó giúp ước đoán con đường sự nghiệp tương lai của cô trong vài thập kỷ, và vì vậy khả năng thu nhập bị mất cần phải suy xét.

Quy tắc phán đoán duy nhất là một ví dụ, trong đó việc sử dụng các chính sách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn một cách chính xác lại kém hơn hiệu quả quản lý. Tòa án có thể duy trì việc kiểm soát vụ kiện trong tương lai không xác định, yêu cầu bị đơn bồi thường các chi phí của nguyên đơn khi chúng phát sinh và bồi thường định kỳ những thiệt hại không có tính chất kinh tế. Hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn không thực hiện việc này vì nó quá phức tạp và rắc rối; để làm cho sự việc đơn giản hơn, chúng ta chấp nhận sự thật là nhiều trong số những ước đoán về các khoản bồi thường trong tương lai hóa ra sẽ sai, với việc nguyên đơn nhận được quá ít và bị đơn không thanh toán đủ, hoặc ngược lại, khi các sự việc phát sinh. Với số lượng vụ kiện ngày càng tăng, nguyên đơn không nhận được phán quyết bồi thường trọn gói. Thay vì thế, thông qua việc thanh toán theo cơ cấu, phán quyết được trả theo thời gian, rất giống với trợ cấp hàng năm. Đôi khi, các bên sử dụng việc thanh toán theo cơ cấu để bảo đảm rằng tiền sẽ được cung cấp khi cần trong tương lai. Trong nhiều vụ kiện khác, các đạo luật về cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn quy định được sử dụng cơ cấu thanh toán, và thậm chí quy định là các khoản trợ cấp sẽ chấm dứt nếu nguyên đơn chết và trường hợp đó sẽ có hiệu lực chấm dứt việc trợ cấp của bị đơn. 

Thứ hai, phán quyết bồi thường được đặc thù hóa đối với một tai nạn cụ thể và các trường hợp của một nguyên đơn cụ thể. Keva Richardson đã nhận được các khoản bồi thường do tai nạn, chứ không phải do tai nạn đâm vào đuôi xe thông thường hoặc người bình thường có tình trạng sức khỏe giống như của cô. Hoặc hãy tưởng tượng hàng loạt lái xe, mỗi người đều không chú ý đến biển báo dừng và cứ lái vào đoạn nút giao, đâm vào người đi bộ. Mỗi lái xe đều phạm hành động bất cẩn như nhau, nhưng nhận phán quyết bồi thường rất khác nhau. Người lái xe đầu tiên chỉ sượt qua, vì vậy người đi bộ chỉ bị xước nhẹ. Các khoản bồi thường của người lái xe đó sẽ không đáng kể. Người lái xe thứ hai cũng chỉ sượt qua, nhưng người đi bộ đang bị bệnh thoái hóa xương khớp, vì vậy việc va chạm nhẹ đã làm cả hai chân bị gãy nghiêm trọng. Theo quy tắc mà bị đơn “phải chịu trách nhiệm với nạn nhân khi phát hiện ra anh ta”, bị đơn phải chịu trách nhiệm với toàn bộ các hóa đơn y tế lớn của nguyên đơn và thiệt hại đáng kể về thu nhập. Người lái xe thứ ba chèn qua người đi bộ, gây thương tích nghiêm trọng, nhưng người đi bộ là một người già yếu với khả năng tuổi thọ ngắn và không có nghề nghiệp, vì vậy các khoản bồi thường về thiệt hại kinh tế và phi kinh tế trong tương lai là nhỏ. Người lái xe thứ tư cũng chèn qua người đi bộ, nhưng người đi bộ tình cờ lại là LeBon James , vì vậy người lái xe phải chịu trách nhiệm vì mất khả năng kiếm tiền của James một khoản là 10 triệu đô-la.

Như các giả thuyết trên cho thấy, mong muốn bồi thường cho nguyên đơn các tổn thất thực tế chịu sức ép từ chính sách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn với mong muốn đưa ra các khuyến khích hành động đúng đắn. Chi phí về hành động bất cẩn khó có thể tiên đoán trước và đầy bất ngờ trong thực tiễn, làm cho bị đơn khó có thể đánh giá mức độ cố gắng cẩn trọng hợp lý. Các giả thuyết trên cũng cho thấy các khoản bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn, giống như nhiều sự việc khác là theo sự phân bố của cải và thu nhập hiện tại trong xã hội. Luật bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn bồi thường các nguyên đơn giàu có và thu nhập cao nhiều hơn các nguyên đơn nghèo những người có triển vọng kinh tế ít ỏi hơn. 

Thứ ba, phán quyết về các khoản bồi thường của hội thẩm đoàn không phải là tuyên bố cuối cùng về vụ việc đó. Ở mức độ ít hơn, thẩm phán xét xử và tòa phúc thẩm có thể xem xét phán quyết và bác bỏ bản án. Tiêu chuẩn thông thường để thực hiện việc này là ở chỗ phán quyết của hội thẩm đoàn “trái với tính thuyết phục của chứng cứ”; đây là tiêu chuẩn xem xét khác biệt, vì các khoản bồi thường là một việc thuộc phạm vi của hội thẩm đoàn, và phán quyết sẽ phản tác dụng nếu nó phản ánh việc thiên vị tình cảm hoặc định kiến hơn là sự đánh giá bằng chứng hợp lý. (Việc này giải thích tại sao tòa phúc thẩm phải thận trọng khi xem xét bản án, vì thực tế chỉ thẩm phán xét xử mới nghe toàn bộ chứng cứ). Một số đạo luật cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn của tiểu bang đã trao cho các thẩm phán nhiều quyền hơn để xem xét các bản án của hội thẩm đoàn. Ví dụ, tại New York, một bản án có thể đảo ngược nếu nó “sai lệch nghiêm trọng với những sự việc sẽ được bồi thường hợp lý”.

Trong phần lớn các vụ kiện, các thẩm phán xem xét các phán quyết bồi thường của hội thẩm đoàn để xác định liệu các khoản bồi thường có quá cao, hoặc quá thấp. Biện pháp khắc phục truyền thống với một bản án quá khắt khe là quyết định xét xử lại cho bị đơn. Tuy nhiên, đôi khi thông qua một phương thức gọi là chỉ dẫn và chỉ thị của tòa phúc thẩm cho tòa sơ thẩm trong việc bố trí các vấn đề kháng cáo, tòa cho nguyên đơn được lựa chọn giữa việc xét xử lại hoặc chấp nhận phán quyết ít hơn mà không cần phải phải xử lại. Ví dụ, trong vụ Keva Richardson, tòa phúc thẩm đã xác định các khoản bồi thường về chi phí y tế trong tương lai là cao hơn chứng cứ đã được chứng minh, vì vậy họ đưa ra một lựa chọn là khoản bồi thường 1 triệu đô-la, giảm phán quyết của hội thẩm đoàn xuống bằng số tiền đó. Việc này đã tiết kiệm được chi phí cho việc xét xử lại, nhưng nó cũng có thể đẩy nguyên đơn vào sự lựa chọn khó khăn: nhận được ít hơn mức mà hội thẩm đoàn cho là nguyên đơn đáng được hưởng, hoặc chấp nhận trì hoãn và chi phí xét xử lại và phải chơi trò may rủi với hội thẩm đoàn thứ hai. Sự lựa chọn này đặc biệt khó khăn nếu nguyên đơn cần tiền cho sự chăm sóc liên tục hoặc các chi phí sinh hoạt. (Thủ tục tương tự của phán quyết tăng tiền bồi thường mà tòa án cho phép bị đơn được lựa chọn nhận phán quyết lớn hơn hoặc xử lại, thường được sử dụng ít hơn).

Thứ tư, phần quan trọng của nhiều phán quyết bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn là về thiệt hại không có tính chất kinh tế của nạn nhân. Thiệt hại không có tính chất kinh tế bao gồm sự đau đớn, khổ sở và suy nhược về thể xác do thương tích gây ra, tổn hại về tinh thần do thương tật hoặc biến dạng mặt mũi, không được hưởng thụ cuộc sống, không có khả năng thực hiện các hoạt động thông thường như đi bộ trong công viên hoặc quan hệ tình dục, và tất cả các loại đau khổ khác do thương tích gây ra. Chắc chắn đây là những tổn thất thực tế, nhưng cũng chắc chắn là tiền bạc không thể bù đắp được. Theo truyền thống, các tòa án đã kết luận rằng một phán quyết đối với thiệt hại không có tính chất kinh tế phục vụ một số mục đích. Phán quyết đưa ra một số đánh giá, tuy không đầy đủ, về thiệt hại của nạn nhân, khẳng định thương tích đáng kể của nạn nhân và yêu cầu bị đơn phải gánh chịu toàn bộ chi phí về hành động sai trái của mình (và khuyến khích các bị đơn trong tương lai xem xét các khoản chi phí này để tính mức độ cẩn trọng khi thực hiện công việc). Nó cũng cung cấp cho nạn nhân một khoản tiền cho các hoạt động và giải trí nhằm giảm bớt sự đau đớn và bù đắp cho nạn nhân vì không hưởng thụ được cuộc sống; nạn nhân có thể xây một bể bơi mới để thay thế một phần môn tennis khi anh không còn khả năng chơi tennis. Cuối cùng, các khoản bồi thường đối với thiệt hại không có tính chất kinh tế đưa ra các cách thức thanh toán phí luật sư của nguyên đơn trong khi cho phép phán quyết về thiệt hại kinh tế thì không đề cập đến; mặt khác, nguyên đơn không được bồi thường đầy đủ cho tổn hại kinh tế vì phải thanh toán cho luật sư. 

Các lý do này có sức thu hút đáng kể. Tuy nhiên, các nhà cải cách về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn cho rằng nhiều thứ đã đi quá xa, và hơn một nửa các tiểu bang đã ban hành các đạo luật nhằm hạn chế các khoản bồi thường về thiệt hại không có tính chất kinh tế (với nhiều đề xuất chưa được thực hiện). Biện pháp được chấp thuận rộng rãi nhất, được ban hành trước tiên tại bang California năm 1975 và phổ biến giữa các nhà cải cách về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn kể từ đó, đã áp đặt một mức tối đa tuyệt đối là 250.000 đô-la đối với các khoản bồi thường không có tính chất kinh tế trong các vụ kiện về sai sót trong hành nghề y. Mức tối đa tuyệt đối đã ảnh hưởng đến các nạn nhân khác nhau theo những cách khác nhau. Ví dụ, ở bang California, trẻ em và phụ nữ thường thuộc các nhóm có được khoản bồi thường ở mức cao nhất. Trẻ em bị thương tích, tàn tật suốt đời ngay từ lúc mới sinh có thể chịu thiệt hại không có tính chất kinh tế lớn do mức độ thương tích, nhưng các khoản bồi thường cho tổn thất này bị hạn chế bởi mức tối đa. Ngược lại, trung bình, phụ nữ có thiệt hại kinh tế cũng như thiệt hại không có tính chất kinh tế ít hơn đàn ông vì khả năng kiếm tiền của phụ nữ thấp hơn, vì vậy họ cũng có khả năng nhận các khoản bồi thường ít hơn mức tối đa. Một bà mẹ ở nhà nội trợ có thể không có thiệt hại về thu nhập khi bị phẫu thuật nhầm ở vú, vì vậy, thiệt hại không có tính chất kinh tế của cô sẽ là một phần quan trọng hơn trong phán quyết của cô so với chồng cô có thu nhập cao. 

Quả thực, hiệu lực của mức tối đa này có thể tước đi của nhiều nạn nhân các biện pháp khắc phục tích cực. Mức bồi thường tối đa làm giảm mức bồi thường tiềm tàng và do đó giảm phí dựa trên kết quả công việc tiềm tàng đối với luật sư của nạn nhân. Vì vậy, luật sư ít có khả năng đảm nhận các vụ kiện mà trách nhiệm không rõ ràng hoặc thiệt hại kinh tế không lớn; một bà mẹ bị phẫu thuật nhầm khó có khả năng tìm được luật sư sẵn sàng đảm nhận vụ kiện của mình. 

Khi nào các khoản bồi thường được tuyên cho bị đơn?

Các khoản bồi thường điển hình về thiệt hại do lỗi bất cẩn là bồi thường thuần túy. Chúng có thể gây phiền toái đối với bị đơn, thậm chí đến mức phá sản, nhưng việc xác định các khoản bồi thường là từ thiệt hại của nguyên đơn. Tuy nhiên, trong các vụ kiện đặc biệt, một loại bồi thường khác được phán quyết với mục đích duy nhất là phạt bị đơn vì hành động sai trái. Những khoản bồi thường này gọi là bồi thường mang tính chất chế tài hoặc bồi thường để làm gương.

Xét về vấn đề pháp luật và thực tiễn, bồi thường mang tính chất chế tài chỉ được phán quyết với một số lượng rất nhỏ các vụ kiện. Luật về bồi thường mang tính chất chế tài ở từng tiểu bang khác nhau, nhưng ở mọi tiểu bang, một hành vi nào đó hơn mức bất cẩn thông thường hoặc thậm chí là hành động sai trái có chủ đích điển hình được yêu cầu trước khi bồi thường mang tính chất chế tài được phán quyết. Các cuộc kiểm tra đã đưa ra những thuật ngữ chẳng hạn như liệu hành vi “trái với lương tâm” của bị đơn có “vô nhân đạo” hoặc thể hiện sự “quá liều lĩnh” hoặc “có chủ đích và cố ý coi thường” sự an toàn của nguyên đơn. Vì phạm vi hạn hẹp của tiêu chuẩn này, các khoản bồi thường mang tính chất chế tài được phán quyết chỉ chiếm chưa tới 2% các vụ kiện về bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn được đưa ra xét xử.

Các khoản bồi thường mang tính chất chế tài, đặc biệt là các khoản tiền bồi thường mang tính chất chế tài lớn, được phán quyết trong các vụ kiện có tính thương mại. Chẳng hạn, vụ kiện có ảnh hưởng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về các khoản bồi thường có tính chất chế tài liên quan đến yêu cầu bồi thường do quảng cáo sai của công ty chế tạo công cụ đa chức năng nổi tiếng Leatherman đối với một trong những đối thủ cạnh tranh. Dù thế, đôi lúc các vụ kiện về thương tích cá nhân cũng đưa ra nhiều phán quyết bồi thường có tính chất chế tài lớn. Các nhà sản xuất chất a-mi-ăng đã che dấu tác động có hại của chất a-mi-ăng trong hàng thập kỷ và phải chịu trách nhiệm thông qua các khoản bồi thường có tính chất chế tài trong một số vụ kiện. Hội thẩm đoàn đã phán quyết các khoản bồi thường có tính chất chế tài trị giá 10 triệu đô-la cho người chồng có vợ bị chết vì hội chứng sốc nhiễm độc, vì Playtex đã không xem xét cẩn thận các nghiên cứu và báo cáo y tế liên quan đến băng vệ sinh siêu thấm và hội chứng tại thời điểm mà các nhà sản xuất băng vệ sinh khác đã xử lý thông tin bằng cách giảm bớt hoặc thu hồi trên thị trường các loại băng vệ sinh siêu thấm của mình; thẩm phán xét xử đã giảm phán quyết xuống còn 1,35 triệu đô-la, và phán quyết giảm này được chấp nhận. A.H Robins Co. phải chịu trách nhiệm bồi thường 10 triệu đô-la trong vụ Kansas vì “sự im lặng đáng sợ” khi che dấu thông tin về những nguy hại của dụng cụ tránh thai Dalkon Shield.

Các khoản bồi thường có tính chất chế tài phục vụ hai mục đích. Đúng như tên gọi, các khoản bồi thường này phạt bị đơn vì hành động sai trái. Luật quy định các biện pháp phạt người hành động sai trái khác nhau; quá trình phạm tội là rõ ràng nhất. Các hình phạt hành chính gọi là chức năng có tính chất chế tài chẳng hạn như khi Cục quản lý ô tô treo giấy phép của lái xe hoặc Ủy ban Giao dịch Chứng khoán treo giấy phép của một nhà môi giới chứng khoán. Nhưng kiện tụng dân sự cá nhân cũng phục vụ các giá trị công, và nguyên đơn theo đuổi các khoản bồi thường có tính chất chế tài trở thành những bên nguyên là cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Các hành vi gây nguy hại hoặc sai trái của bị đơn mà cố ý sản xuất các sản phẩm nguy hại có thể không phù hợp trong phạm vi định nghĩa của hành vi phạm tội hoặc gây được sự chú ý của công tố viên. Các khoản bồi thường có tính chất chế tài phạt giống như phạt hình sự, và phán quyết về các khoản bồi thường là một sự bồi thường và khuyến khích với nguyên đơn bị tổn hại nhằm phục vụ lợi ích công theo cách này.

Mục đích thứ hai là tăng cường hiệu quả ngăn chặn của luật bồi thường. Trong một số vụ kiện, hành vi của bị đơn dã man đến mức phán quyết về các khoản bồi thường thiệt hại dường như không đủ để ngăn chặn. Trong một số vụ kiện khác, các khoản bồi thường thiệt hại là không thỏa đáng vì toàn bộ nạn nhân bị thương tích sẽ không kiện hoặc được bồi thường. Trong cả hai trường hợp trên, các khoản bồi thường có tính chất chế tài đều không khuyến khích bị đơn thực hiện các hành vi sai trái, chúng như là một chiếc gậy lớn khiến những người có thể hành động sai trái trong tương lai phải nghĩ đi nghĩ lại về hậu quả hành động của mình. 

Các khoản bồi thường có tính chất chế tài, về số lượng, không phải là một phần quan trọng của hệ thống bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn. Mặc dù các báo cáo tin tức đặc biệt, tỷ lệ các vụ kiện mà các khoản bồi thường có tính chất chế tài được phán quyết thực tế không tăng trong những năm gần đây, và hầu hết các phán quyết bồi thường có tính chất chế tài phát sinh từ các giao dịch kinh doanh sai trái, chứ không phải thương tích cá nhân. Tuy nhiên, các khoản bồi thường có tính chất chế tài đã thu hút sự chú ý của các nhà cải cách bồi thường thiệt hại do lỗi bất cẩn và đang chịu sự công kích ở nhiều khu vực. Vấn đề công kích chính là mức độ thận trọng của hội thẩm đoàn trong việc xác định khi nào phán quyết các khoản bồi thường có tính chất chế tài và các khoản đó cao ở mức nào. Vì khi định ra các khoản bồi thường cho sự đau đớn và khổ sở, thẩm phán phải hướng dẫn hội thẩm đoàn, nhưng hội thẩm đoàn đã chậm trễ trong việc xác định khoản tiền nào cần phải phạt bị đơn. 

Do kết quả của những công kích nêu trên, một số các đạo luật của tiểu bang đã áp đặt các hạn chế đối với phán quyết về các khoản bồi thường có tính chất chế tài. Một số đạo luật đưa ra một mức đối với các khoản bồi thường có tính chất chế tài, theo một khoản tiền cố định hoặc là bội số của phán quyết bồi thường thiệt hại. Các đạo luật khác áp đặt trách nhiệm dẫn chứng cao hơn hoặc định ra các giới hạn hẹp đối với loại hành vi mà các khoản bồi thường có tính chất chế tài có thể được phán quyết. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cũng đã mở rộng các giới hạn hợp hiến về các khoản bồi thường có tính chất chế tài. Trong một loại các vụ kiện bắt đầu vào năm 1996, Tòa án đã định ra tiêu chuẩn đối với phán quyết về các khoản bồi thường có tính chất chế tài mà vượt quá quy định của hiến pháp. Ví dụ, trong vụ State Farm Mutual Automobile Insurance Co kiện Campbell (2003), một người tham gia bảo hiểm đã chứng minh rằng State Farm đã đưa ra một chương trình hai mươi năm nhằm hạn chế các khoản thanh toán đối với các hợp đồng bảo hiểm bằng cách gian lận, lừa dối, hủy tài liệu, và “các chiến thuật phòng thủ một con chó điên”, nhưng State Farm lại ít khi bị các nạn nhân kiện về chương trình này. Ngoài các khoản bồi thường thiệt hại trị giá 2,6 triệu đô-la cho sự đau khổ về mặt tinh thần (thẩm phán đã tuyên giảm xuống còn 1 triệu đô-la), hội thẩm đoàn đã phán quyết đền bù cho người tham gia bảo hiểm 145 triệu đô-la để phạt State Farm vì hành động sai trái và ngăn chặn hành vi sai trái này trong tương lai. Tòa án, trong khi thừa nhận rằng hành vi “không được hoan nghênh” của State Farm, đã cho rằng hội thẩm đoàn có thể chỉ xem xét tổn hại đối với người tham gia bảo hiểm là cá nhân chứ không phải chương trình mở rộng hơn trong đó hành vi này chỉ là một phần, và rằng một số phán quyết vượt quá mức một con số về việc phạt bồi thường thiệt hại sẽ được coi là hợp hiến. Kết quả là, các phán quyết lớn hơn nhằm vào hành vi tồi tệ nhất lại có nguy cơ bị giảm bớt.

Bình luận