Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nàng Iđo

Chương 6

Tác giả: Gárdonyi Géza

Khóa học năm lớp tám sắp kết thúc cũng là năm cuối của trường trung học đang đến gần.

Cô cong ái của nhà đại lý rượu không những được điểm xuất sắc khi cha nàng gửi rượu đến, mà con ngay cả khi cha nàng không nhớ đến tặng rượu nhà trường cũng vậy. Nàng được toàn điểm xuất sắc, chỉ có một môn học là bị điểm khá đó là môn tiếng La tinh. Nàng không buồn vì điều đó, bởi vì không bao giờ có cô gái nào trong trường được điểm xuất sắc về môn đó cả. Ngay các cô gái ở trường khác cũng thế. Người ta vẫn nói rằng từ khi thế giới loài người tồn tại, từ khi các cô gái được đi học đến trung học, chưa bao giờ, có cô gái nào được ca ngợi và được điểm xuất sắc về tiếng La tinh. Điều này cũng chẳng lạ, bởi vì tiếng La tinh chỉ có những người ở trong tòa thánh Vaticăng là sử dụng thôi, mà ở đó lại không có đàn bà.

Iđo sung sướng hạnh phúc chờ đợi những ngày sắp đến.

” Tự do và tình yêu!”

Nàng vào trong phòng ngủ, tò mò, thích thú ngắm mình trong gương.

Nàng đã ở tuổi dậy thì. Thân hình mảnh dẻ của nàng nhí lên đôi vú nhỏ, trông nàng hệt như một cành hoa huệ trắng. Khuôn mặt nàng trông hơi nghiêm nghị như khi đi vào nhà thờ, mọi cử chỉ của nàng: đi, đứng, ngồi đều đoan trang nề nếp đúng là một cô gái được giáo dục ở trường dòng. Đôi lông mày nàng hơi cao, đôi mắt long lanh – đôi mắt nhìn xa thì thẫm như màu đen mà nhìn gần màu nâu xám, đôi mắt to, bình lặng. Môi nàng có một nét gì đó cương nghị như của đàn ông, có lẽ là do cô gái trẻ mới lớn, thường mím môi tỏ ra cứng cỏi nghị lực. Tất nhiên hình dáng đôi môi nàng là của một người phụ nữ, đôi môi hình trái tim, giữa hai môi là một đường thẳng rõ nét.

Ánh mắt tưởng tượng, lãng mạn của nàng còn nhìn đến áo váy và bộ tóc. Rồi mùa đông đến, nàng sẽ đi dự các vũ hội nữa chứ. Trước hết, mùa hè này, nàng sẽ vui lắm rồi. Nàng sẽ tự do nhìn các chàng trai trẻ. Các chàng trai sẽ bắt đầu đến tìm hiểu nàng, nhưng nàng sẽ chỉ lấy người đàn ông nào làm chồng khi trái tim nàng đã khuyên bảo mà thôi. Nàng thích người đàn ông dũng cảm, nghiêm chỉnh có suy nghĩ chín chắn, để ria mép đen, có thể để râu quai nón, nhưng đừng quá dài, chăm chỉ, trung thực, thích âm nhạc, sống tình cảm và người đó sẽ lấy nàng cho dù nàng không có hồi môn đi nữa. Đúng nàng sẽ chỉ lấy người như vậy!

Nàng nắm chặt tay lại.

” Tình yêu có thể đền bù tất cả

Nhưng không có gì bù đắp được tình yêu”

Nàng nhớ đến những câu thơ đó của Petôphi, nàng cũng không đến nỗi hoài nghi về tương lai, bởi nàng biết cha nàng không hề nghèo. các cô gái giàu thưòng dễ dàng chọn người mình thích, bởi các cô đã có sẵn nhiều điều kiện thuận lợi mà kén chọn.

Ngày lễ bế giàng, tất cả các phụ huynh đã đến đông đủ và ngồi dự. Iđo nhìn hoài, nàng hoài công tìm kiếm cũng không nhìn thấy cha nàng mặc đồ xám, đầu to tròn ngồi chỗ nào cả, Ngay ca viết thư chúc nàng thi đỗ xuất sắc, cha nàng cũng không viết, nhưng nàng không lấy đó làm buồn phiền, bởi vì nàng biết các ông bố thường không viết thư cho con. Nàng biết điều này qua lời các cô bạn kể. Chỉ có các bà mẹ và các chị em gái là chăm viết, vì thế mà từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ Iđo nhận được một cái thư nào của ai.

Lễ bế giảng kết thúc. Trong hành lang đầy ắp các bậc phụ huynh sung sướng chạy lại với mùi nước hoa, mùi quần áo mới. Các cô gái ôm lấy nhau hôn từ biệt, họ từ biệt cả các cô giáo sĩ, các nữ tu nữa. Các bạn không quên IĐo.

– Hãy viết thư cho mình nhé.

– Mình sẽ viết, cả cậu cũng viết cho mình nhé!

Khuôn mặt vốn nghiêm nghị của bà giám đốc hôm nay cũng mỉm cười.

Chỉ có cha của Iđo là không hề xuất hiện.

Bạn bè của Iđo tới tấp chia tay nhau, rồi họ đi hết. Khi trường yên tĩnh trở lại, cuối cùng chỉ còn Iđo đứng trước các cô giáo sĩ.

Bà giám đốc nhìn thấy nàng, vẫy tay gọi.

– Con hãy lại đây!

Trống ngực Iđo đập dồn dập. Nàng hồi hộp như nhìn thấy bóng thiên thần bay trong đêm…

Vì sao bà giám đốc lại gọi nàng?

Bà sẽ nói gì đây?

bà giám đốc bước đến bên bàn làm việc, đeo chiếc kính gọng vàng lên và tìm ra một tâm sthiếp nhỏ đưa cho Iđo.

– Con hãy đọc đi.

Đó là một bức thư chữ đánh máy. Trên đó là hàng chữ đầy lỗi chính tả.

” Tôi yêu cầu bà giám đốc hãy cho phép IĐo ở lại trường một năm nữa. Tôi xin trả tiền nội trú gấp đôi bình thường vì trong nhà tôi, tôi chưa tìm được người phụ nữ nào quản lý gia đình. Nếu như con gái tôi có ý muốn trở thành giáo sĩ thì tôi cũng nhất trí tán thành. Tôi sẽ nộp cho nhà trường một khoản tiền bằng số hồi môn của con gái tôi nếu nó đi lấy chồng. Sau mười ngày nữa tôi sẽ đến trình bày thêm…” Ô. Peter.

Iđo cảm thấy một luồng lạnh ngắt chạy dọc sống lưng. Nàng đứng như hóa đá nhìn bức điện.

Chưa có người phụ nữ trong nhà. Nếu thế cha nàng lại càng cần phải mang nàng về nhà để cho nàng làm người phụ nữ trong nhà chứ!

Người phụ nữ quản lý gia đình. Cha nàng cần một người như vậy làm gì chứ, trong khi nàng đã được dạy dỗ chu đáo để trở thành một người quản lý gia đình.

Nếu muốn trở thành một nữ giáo sĩ. Nàng không hề có ý muốn như vậy! Những cô học sinh nội trú vẫn thường tỏ ra ghen tị với các cô học sinh ngoại trú. các cô sống bên ngoài có biết bao điều bí mật thú vị! Các cô khoe với Iđo những bức ảnh, bức thư của các chàng trai gửi tặng. Các cô kể về các một váy áo, các lễ đính hôn, các buổi đi xem ở nhà hát, các buổi đi vũ hội. Cứ trong giờ nghỉ, các cô lại ra các góc kín và hát cho các bạn nội trú nghe những bản tình ca.” Cánh cổng chắn song, cửa sổ chắn song..”. Trời ơi, họ đã không thể thắng nổi mọi cám dỗ của trần thế, mặc dù thứ bẩy nào họ cũng đi xưng tội. Nhưng dù cho không có các học sinh ngoại trú trong trường, thì nàng cũng không hề có ý trở thành nữ tu sĩ, bởi vì cuộc đời tu hành cứ thứ năm hàng tuần lại phải ăn chay bằng món bắp cải nấu, và họ bắt buộc phải ăn chay bởi vì sự chọn lựa và vi phạm vào điều răn thứ bẩy của chúa. Là điều không được phép làm. Thường thường cứ chủ nhật là nàng lại thuê tiền nữ giáo sĩ Iuliska để nữ giáo sĩ này ăn hộ nàng suất bánh ngọt. Nàng đã dúi đĩa bánh của mình sang cho nữ giáo sĩ đó khi hai người ngồi quay lưng lại với nhau. Nữ giáo sĩ đã ăn hộ nàng, thậm chí ăn hộ cả người khác nữa vì mười hoặc mười hai xu tiền công, thậm chí có hôm cô ta còn ăn thay ba xuất nữa là khác. Có thể tối đến cô ta bị bội thực vì ăn, nhưng đến hôm sau, cô ta lại sẵn sàng ăn của ngọt vì tiền. Thỉnh thoảng cô ta bị ốm vài ngày vì cố ăn. Nhưng mặc dù vậy, cứ thứ bẩy là tất cả mọi người đều xưng tội hết sức tỉ mỉ, thành khẩn.

– Con có hồi môn là bao nhiêu? – Bà giám đốc hỏi.

Bà hỏi lấy lệ, không mấy quan tâm gì đến điều mình hỏi. Khuôn mặt màu ngà của bà lạnh ngắt như là đá trong nhà thờ. Xuyên qua kính đeo mắt gọng vàng, đôi mắt bà lạnh lùng chiếu lên mặt Iđo. Qua sổ học bạ của học sinh, và biết Iđo là một cô gái co nghị lực, bướng bỉnh, cứng rắn. Từ năm này qua năm khác, cô giáo nào cũng ghi vào sổ như vậy. Nếu Iđo cho rằng việc này nàng hành động đúng, không phải tội lỗi thì nàng không bao giờ xưng tội. Nàng vốn là người có nhận thức và nghị lực. Ví như chuyện nàng không ăn các thứ mà nàng ghét, thì điều này nàng không thể coi là tội lỗi được. Đó chỉ là việc riêng cấm kỵ đối với dạ dày , chứ không phải việc của đức chúa cai quản.

Bà giám đốc không mong chờ gì ở sự ngoan đạo của Iđo nhưng nếu như số hồi môn của nàng lớn, thì điều đó cũng khiến cho nàng có một chỗ đứng bên cửa chúa được chứ sao.

– Hồi môn con có bao nhiêu?

Iđo nhún vai. Lưỡi nàng cứng lại, nàng trả lời dường như qua hơi thở.

– Con không biết.

– Thế cha con không bao giơ fnói ư?

– Không ạ.

– Thế tài sản nhà con có bao nhiêu?

– Con không biết.

– Vô lý, chẳng lẽ con không biết đựoc sao?

– Con chỉ nhớ cái hầm rượu ở nhà thôi, ở trong đó có rất nhiều thùng, nhiều không đếm được. Đã lâu lắm rồi con không ở nhà.

Bà giám đốc vẻ trầm ngâm nhìn sang cạnh bàn.

– Thôi được, để mai này ta sẽ nói chuyện với cha con, nếu cha con đến. trong thời gian này con hãy ở tạm trong phòng của nữ sinh đã. Rồi xơ Ilôna sẽ xếp phòng cho con sau.

Iđo cúi chào, đờ đẫn đi ra cửa.

Mười ngày chờ đợi cha, mà IĐo cảm thấy dài chừng mười ngàn năm. Một ngày nữ giáo sĩ Ôttilia gọi Iđo ra khỏi phòng tập đàn Piano, Iđo chạy nhanh ra phòng khách.

Cha nàng chưa có ở đấy. Nàng chờ khoảng mười lăm phút sau, mới nghe thấy tiếng chân cha bước từ phòng bà giám đốc ra…Cha nàng đã tới đó trước.

Ông mặc chiếc áo choàng dài màu đen. Khuôn mặt tươi tỉnh, râu ria nhẵn nhụi. Ông cầm mũ trong tay, bước đi vẻ trầm tư, suy nghĩ như là đang chăm chú nhẩm tính các viên gạch men màu đen trắng theo từng bước chân.

Iđo sung sướng chạy lại phía cha, nàng hôn cha và có thể nhìn rõ qua từng thớ thịt, nét mặt của nàng đang hồi hộp chờ đợi cha đến thế nào.

– Cha rất mừng con đã tốt nghiệp loại xuất sắc.-Cha nàng bắt đầu.

Nàng nhìn thấy trên mặt cha nàng niềm vui có vẻ ngượng ngập, nói đúng hơn là cả sự hồi hộp nữa.

– Cha rất vui, cha đã nghĩ rồi, con có muốn học tiếp hai năm nữa không?

– Học làm gì nữa ạ? – Iđo bắt đầu khóc – Con có hồi môn kia mà…

– Học làm gì ư? Có bằng cấp tốt chứ sao? Ở đây có cả bà bá tước kia mà…Ở đây có quyền làm tất cả, trừ việc lấy chồng, như thế là có tự do cơ mà!

– Nhưng con muốn trở thành người phụ nữ có gia đình kia.

– Một người phụ nữ?

– Vâng. Bằng cấp chỉ dành cho đàn ông mà thôi. Nếu con sinh ra là phận đàn bà thì con cũng xin cha cho con được sống như một người đàn bà.

Cha nàng lờ đi như không nghe thấy nàng nói.

– Cha đã nói chuyện với bà giám đốc rồi. Bà ấy bảo con có khả năng đấy. Trong trường hopự này, bà vừa gửi hai cô giáo sĩ trẻ lên học đại học đấy. Còn các cô khác đều dạy trong trường n ày, họ đều có địc vị cả phải không con?!

Môi Iđo run lập bập bởi nỗi đau đớn.

– Con không muốn thành nữ giáo sĩ. Con cần gì đến địa vị ấy?

– Thì cha cũng dự tính đến tất cả mọi điều. con sống và lớn lên ở đây, mọi người đều quí con. Con có món hồi môn là một trăm ngàn cuaron. Nếu con ở đây học tiếp thì cha sẽ cúng vào trường trước một phần tư, còn lại khi nào…

Iđo nhắm mắt lại, nàng nói không ra hơi:

– COn không muốn thành nữ tu sĩ!

Sau đó tiếng nàng nức nở mỗi lúc một to dần.

– Con muốn sống. Con muốn lập gia đình. Vì sao con không thể về nhà như các cô gái khác? Bây giờ con đã mười tám tuổi rồi, vậy mà con vẫn mặc áo váy của học sinh. Các cô gái ở tuổi con giờ này họ đã có thể làm vợ, làm mẹ. Con biết rằng con có nhan sắc. COn mong muốn được hưởng mọi quyền lợi như những người con khác. Cha hãy mang con về nhà.

Đôi mắt nàng đẫm lệ, đôi môi run rấy. Đôi tay giơ lên vẻ cầu khẩn.

Cha nàng nhíu đôi lông mày vẻ khổ sở lúng túng.

– Thế này con ạ, cha đã có thể mang con về nhà rồi, nhưng con biết đấy, trong nhà ta không có người phụ nữ nào trông nom con được cả. Tất cả người phục vụ đều là nông dân. Ngay từ khi cha gửi con vào trường này, cha đã thử đi tìm người phụ nữ đáng kính trọng đó, nhưng cha không chịu được một người nào cả. Họ chỉ cần ở trong nhà khoảng ba tháng thôi, là có thể hiểu ngay được họ có phải là người phụ nữ quý phái hay là hạng lăng loàn? Vậy mà , họ không chịu đến ở…Có một điều cha hiểu, họ còn trẻ và ngôi nhà của chúng ta buồn tẻ không hợp với họ. Bây giờ cha lại nghĩ rằng, cha sẽ tìm cho con một bà quí tộc già, có học vấn, một người có thể chăm nom được con.

Iđo cảm thấy giật mình lo sợ. MỘt bà quí tộc già khiến nàng nghĩ ngay đến bà giám đốc với ánh mắt nhìn lạnh lùng khắc nghiệt. Vậy thoát ở đây, lại gặp ở nhà chăng…?

– Cha đừng tìm nữa – nàng lẩm nhẩm, mí mắt cụp xuống.

– Nhưng mà nếu bắt buộc.

– Không bắt buộc phải vậy.

Giọng cha nàng bắt đầu gay gắt:

– Phải vậy, nếu như con là một tiểu thư có học thức thì bên con luôn phải có một bà đáng kính trong thay thế mẹ con. Một tiểu thư không được ra phố một mình, Con cần phải đợi.

– Đến bao giờ ạ, thưa cha?

– Đến lúc nào cha tìm được một phu nhân. Còn cha nhắc con rằng cáo từ ” con muốn ấy”, con đừng bao giờ nói. Trong nhà của cha chỉ có một người được phép nói tôi muốn đó là cha. Mẹ con ngày trước cũng không hiểu điều đó, nhưng nay con đã tốt nghiệp trung học, con có học thức hơn, giữa muôn ngàn kiến thức con học được , thì nên hiểu biết một điều, con cái trong nhà không được nói với cha rằng ” con muốn”

– Xin cha tha lỗi cho con – Iđo ngước đôi mắt đẫm lệ lên nói – con không biết nói thế là không được phép. Con xin hứa đến lần sau con sẽ biết dùng từ cho thích hợp hơn…xin cha đừng giận con.

Khi cha nàng vừa đi khuất, nàng mới sực nghĩ lẽ ra phải nói: nàng sẽ ngoan ngoãn vâng lời khi ở bên cha. nàng sẽ làm hết việc nhà, nàng sẽ là người nội trợ. là người dọn dẹp quán xuyến nhà cửa, nàng sẽ thay mẹ chăm sóc cha.

Nhưng bây giờ không thể thay đổi sự việc được nữa rồi. Nàng không thể viết trong thư gửi cho cha được, bởi vì bất kể biức thư nào cũng đều bị bà giám đốc đọc trước, và với những thư nói thật suy nghĩ cua rmình thì chỉ có thể gửi theo đường dây khác ngoài trường mà thôi.

Tối đó nàng cầu nguyện đến cả đức mẹ Maria, đến thánh Iđo và cả thánh Padui Antoc hãy trợ giúp nàng. Nàng tha thiết cầu khẩn, dù cho trong nhà cha nàng có ẩn nấp một con rồng thì cũng hãy cho nàng về đó, miễn là nàng được tự do. Nếu một khi nàng đã được về nhà rồi, nàng sẽ quản lý gia đình cho cha.

Sau đó nàng vui lên khi tự ngắm mình trong gương năm, sáu lần nữa.

Vì sao cha nàng lại muốn cho nàng thành nữ giáo sĩ hoặc là nữ tu sĩ, hay là ở lại trong trường học tiếp, nàng không biết. Nhưng bây giờ nàng được phép ngồi ăn cùng với các nữ giáo sĩ, đựoc tự do chuyện trò với họ. Nàng im lặng thích thú nghe câu chuyện của họ, khi mà bà giám đốc không có mặt, thì chuyện thầm thì của họ với nhau nhiều điều khác xa với những điều nàng tưởng. Nàng đặc biệt tin cậy nữ giáo sĩ Paola, người có khuôn mặt đầy trứng cá, vẻ tinh nghịch. Nữ giáo sĩ giới thiệu cho Iđo biết người nọ, người kia là ai khi họ bước chân vào phòng. Bây giờ Iđo mới biết, tất cả các nữ giáo sĩ đều biết hát những bản tình ca được ưa chuộng, có điều họ thường hát thầm hát lén với nhau và trước khi bước vào cuộc sống trường dòng, hok đều đã có một hình ảnh người đàn ông nào đó trong tim. Thường thường, người nào cũng phải có bạn thân thiết để họ thổ lộ cả những điều thầm kín nhất, vì thế mà tất cả mọi người đều biết rõ về nhau.

Thực sự thì mọi người đều tỏ ra ưa thích, tin cậy Iđo, họ kể với nàng tất cả, và con người thật của các nữ giáo sĩ ở trong phòng riêng, ở trong phòng ăn khác hẳn khi họ đứng trên bục giảng trước mặt học sinh. Lúc đó họ đạo mạo, đoan trang như đứng trước dàn đồng ca của nhà thờ. Trong chiếc áo choàng nữ tu thì tấm thân họ thuộc về thần thánh, nhưng khuôn mặt của họ là của người trần. Có nhiều người cũng nghiêm nghị, lạnh lùng, nhưng khi nghe các câu chuyện thầm vụng của bạn bè cũng vẫn mỉm cười, những đôi mắt trong sạch nhất như thiên thần cũng phải sáng lên. Lúc đó trông họ mới giống những người phụ nữ trần tục làm sao. Nàng có cảm giác đó rõ hơn khi nghe tự môi họ nói ra câu:

” Ôi chao, có con bọ chó nhảy trong người tôi”

Người phải vào thành phố hàng ngày để đi chợ mua hàng là Xơ Amalia, người quản lý trường. Xơ hay đi cùng với một cô bé mới vào nghề tu hành. Còn bà nấu bếp có người phụ là Xơ Stêphannia tốt bụng và có cái hông rất mập. Xơ có đôi bàn tay rất khéo nấu ăn, cứ y như là cha Xơ đã từng là người chủ tiệm ăn vậy. Xơ cũng biết rằng thứ sáu hàng tuần, nhiều người rất thích ăn mứt mận mà Xơ lén mua về cho. Mỗi lần đi ra ngoài là Xơ lại hỏi những nữ giáo sĩ thân xem cần mua gì? Mọi người sẵn sàng thổ lộ với Xơ và nếu có ai bệnh tật, ốm yếu cũng tìm đến Xơ. HỌ có thể nhờ Xơ mua cho thứ rượu mùi ở trong cửa hiệu. Bởi trong trường không bao giờ mua rượu. Bằng trái tim mình, Xơ đã thành thật mang đến niềm vui cho những cô gái theo đạo.

Cuối tháng tám, Iđo được thay bộ áp váy học sinh. Bà giám đốc đã mang cho Iđo những chiếc váy đã hết mốt của bà. các nữ giáo sĩ đã ngồi lại rất lâu sau nữa ăn để bàn nhau xem Iđo nên mặc áo váy bằng vải gì, kiểu gì thì hợp? Họ chọn cho Iđo vải kẻ caro, nhưng áo khoác ngoài thì nàng vẫn phải mặc theo kiểu học sinh thôi. Tóc của nàng đã được các nữ giáo sĩ tết một bím đằng sau nhưng lại cuốn lên trên gáy và có cái kim găm chặt vào để cho nàng trông khác kiểu các cô học sinh – những người tết đằng sau một bím tóc và buộc bằng một sợi lụa màu đen. Họ cũng chọn cho nàng một căn phòng riêng biệt, đó là một trong các phòng khách trọ lại. Trong thời gian nàng ở lại trong trường, để phân biệt nàng với các nữ giáo sĩ, người ta gọi nàng là cô phụ giáo. Nàng sẽ phụ giúp nữ giáo sĩ Enrazia dạy đàn piano.

Iđo rất vui vì có được một chút sự thay đổi đó trong cuộc sống, nhưng không lúc nào nàng lại quên đi suy nghĩ khi nào nàng sẽ được về nhà?

Nghe thấy bất cứ tiếng động nào ngoài cổng, nàng cũng giật mình, dỏng tai lên để nghe xem nữ giáo sĩ ở ngoài đó có gọi tên nàng không?

Đôi lúc nàng tưởng tượng thêm, hay là không phải cha nàng đến mà là một người đàn bà không quen biết người sẽ chăm sóc nàng, sống bên nàng nay mai đến đón. Có một lần nàng tưởng tượng chàng trẻ tuổi Bôđôky, đếm thăm chàng nữa.

Ý nghĩ đó khiến nàng cảm thấy ngượng ngùng , e lệ, cúi đầu.

Trường học lại khai giảng năm học mới. Các cô trò nhỏ tràn ngập trong sân trường. Sau lễ khai giảng các cô giáo sĩ gom tất cả học sinh vào trong phòng lớn để bà giám đốc đọc nội qui và phổ biến các lề thói trong trường. Iđo đứng cùng với các nữ giáo sĩ ( tất nhiên ở hàng ngoài cùng). Bà giám đốc giới thiệu nàng với các em học sinh”

– Tiểu thư Ô. Iđo cô phụ giáo tập đàn piano. Tất nhiên các em phải nhớ rừang không được gọi Iđo là chị thân mến, mà phải gọi là thưa tiểu thư thân mến. Các em học sinh cũng phải nghe theo lời cô phụ giáo trong các giờ học như là các nữ giáo sĩ khác.

Iđo cảm thấy dễ chịu khi đi trong hành lang hay là trong phòng tập đàn các cô nữ sinh kính trọng cúi chào nàng như đối với các nữ giáo sĩ, đặc biệt là các em bé học lớp bốn. Những lúc đó nàng trở nên quí phái, đôi mắt nhìn nghiêm trang. Chú ý từng cử động như là bà giám đốc thường làm.

Các nữ giáo sĩ khác tin tưởng ở nàng và thường nhờ nàng dạy thay mỗi khi có cô giáo sĩ nào đó ốm hoặc là có việc phải về nhà. Ngay cả trong nhà bếp đôi khi nàng cũng phải thay Xơ phụ bếp khéo léo kia, Mỗi khi xơ đi vắng, nàng cũng phải đong bột, mỡ, gia vị, và nàng biết tính toán có khoa học hơn Xơ quản lý. Nàng sắp xếp. điều khiển đâu ra đấy, nhiêu flúc thay cả bà bếp nàng phải tự tay nấu nướng các món ăn.

Trong giờ dạy, nàng không nghiêm khắc được như các cô giáo sĩ. không bao giờ nàng quở mắng hoặc phạt các em theo gương bà giám đốc. Nhưng điều khác hơn, là khi có cô bé nào trả bài tốt, nàng quên cả sự quí phái cách biệt mà nói:

– Ôi chao, hãy lại đây cho cô hôn em nào! – Nàng biểu lộ vui sướng.

Nếu như trong lớp ồn áo, cần phải tỏ ra nghiêm khắc, thì nàng cũng biết bắt chước bà giám đốc nghiêm mặt nói:

– Yêu cầu các em trật tự.

Đôi mắt nàng lúc đó trở nên lạnh hơn và đầy uy quyền.

Bình luận