Nói thật là tôi luôn trả đũa những người rắp tâm hại mình. Vào những năm 1980, tôi đã tuyển một phụ nữ vào làm – người trước đó chỉ là một nhân viên bình thường trong cơ quan chính phủ. Khi gặp tôi, cô ta chỉ là con số không. Và tôi nghĩ nếu được tôi tư vấn thì một người thông minh như cô ta có thể sẽ thành công. Khi còn làm trong cơ quan chính phủ, cô ta chỉ là một người vô danh và công việc không hề tiến triển. Vì vậy tôi đã quyết định giúp cô ta trở thành người có danh tiếng bằng cách cho cô ta một công việc tuyệt vời ở Tổ chức Trump. Qua thời gian, người phụ nữ đó đã trở thành một người có ảnh hưởng lớn trong ngành bất động sản và thậm chí đã mua được một căn nhà tuyệt đẹp.
Khi phải trải qua giai đoạn khủng hoảng đầu những năm 1990, đã có lúc tôi cần tới sự giúp đỡ của người phụ nữ này. Tôi nhờ cô ta gọi điện cho một người bạn vô cùng thân thiết của cô ấy khi đó đang giữ một chức vụ cao và quyền lực tại một ngân hàng lớn để nhờ giúp đỡ. Nhưng cô ta đã trả lời rất tỉnh rằng: “Ngài Donald, tôi không thể làm được điều đó”. Thế đấy, người phụ nữ đã được tôi kéo ra khỏi cái công việc nhàm chán và bế tắc trong cơ quan chính phủ; người phụ nữ mà tôi đã động viên và tư vấn hết lòng trong công việc; người phụ nữ đã được tôi tạo cơ hội để gây dựng tên tuổi giờ đây lại nói rằng không thể giúp được gì cho tôi – dù rằng tôi biết chuyện đó hoàn toàn nằm trong khả năng của cô ta cũng như người bạn thân của cô ta. Tôi quyết định sa thải cô ta, còn cô ta sau đó đã bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Về sau này, khi được biết công việc kinh doanh của cô ta gặp thất bại, tôi thực sự không có chút thương cảm. Cô ta đã quay lưng lại với tôi sau tất cả những gì tôi đã làm cho cô ta. Khi tôi cần đến sự giúp đỡ về một việc hoàn toàn nằm trong khả năng của cô thì cô lại thẳng thừng từ chối. Do kinh doanh thất bại nên cuối cùng cô ta cũng mất luôn ngôi nhà. Chồng cô ta, kẻ chỉ sống với cô ta vì tiền, cũng rời bỏ cô ta. Một thời gian sau, có nhiều người thuộc bộ phận tuyển dụng của các công ty mà cô ta đang xin vào gọi điện cho tôi để tham khảo về đánh giá của tôi đối với cô ta. Đương nhiên tôi chỉ có thể đưa ra những lời nhận xét bất lợi cho cô ta, bởi đơn giản là tôi không thể tha thứ cho hành động phản bội trước kia.
Tôi thực sự rất tôn trọng và đối đãi vô cùng tốt với những người trung thành với mình. Tôi luôn hết lòng giúp đỡ họ trong những thời điểm khó khăn. Nhưng đối với người phụ nữ đã mặc nhiên quay lưng với tôi trong thời điểm tôi khốn khó, tôi chỉ muốn khiến cho cuộc sống của cô ta trở nên khốn cùng. Vì vậy, cho dù sau đó cô ta vồn vã gọi điện liên tục để mời tôi ăn trưa, tôi cũng không buồn trả lời.
Sau nhiều năm, tôi đã giúp rất nhiều người thành công. Vài người tỏ ra biết ơn tôi vì điều đó, nhưng một số khác thì không. Cho dù không còn liên lạc với nhau, nhưng một số người luôn lưu giữ những kỷ niệm bền lâu và khắc ghi những gì bạn đã làm cho họ; nhưng phần lớn thì quên béng việc nhờ đâu mà họ mới có được ngày hôm nay.
Tôi sẽ kể bạn nghe một trường hợp khác về một vận động viên chơi golf chuyên nghiệp trẻ tuổi. Từ trước tới nay anh ta vẫn là một vận đ̣ng viên giỏi nhưng chưa đủ khả năng theo giải đấu đến cùng. Anh ta đã chơi tại hệ thống giải đấu Nationwide Tour được nhiều năm, và cuối cùng cũng khẳng định được vị trí trong hệ thống giải đấu PGA. Mấy tháng đầu tham gia trong hệ thống giải đấu PGA anh ta đã chơi rất tốt, nhưng càng về sau, phong độ chơi của anh ta càng giảm sút.
Trước khi vận động viên này có thể tự kiếm được một khoản tiền đáng kể, tôi đã để anh ta tập luyện và thi đấu tại sân golf cao cấp của tôi tại bờ biển Palm, Florida – Câu lạc bộ Golf Trump International. Trong suốt ba năm, vận động viên trẻ này đã được tham gia khóa huấn luyện, tập đánh bóng, rèn luyện thể lực và sinh hoạt thoải mái như ở nhà.
Khi anh ta đến được giải đấu quan trọng và làm nên tên tuổi của mình thì John Nieporte, một tay chơi golf nhà nghề hàng đầu tại Trump International, đã hỏi tôi xem liệu có ổn không nếu đề nghị vận động viên này khoác áo được in biểu tượng Trump xuyên suốt các vòng thi đấu của giải PGA sau tất cả những gì chúng tôi đã làm cho anh ta. Thực sự đối với tôi điều đó không hề quan trọng, nhưng tôi vẫn nói với John: “Cũng tốt thôi, anh hỏi cậu ta đi. Tôi chắc cậu ta sẽ không phiền sau tất cả những gì chúng ta đã làm cho cậu ấy đâu”.
Thế nhưng khi nghe John nói chuyện đó, anh ta đáp ngay: “Ngài John, thật lấy làm tiếc, nhưng tôi sẽ phải nói chuyện này với người quản lý của mình”. John hoàn toàn bất ngờ và thực sự thấy sốc với câu trả lời đó. Vì vậy tôi
đã chỉ thị cho John rằng từ sau giải đấu lần đó trở đi, nếu anh ta còn xuất hiện và muốn tham gia vào các vòng thi đấu được tổ chức tại sân golf của chúng tôi thì hãy nói với anh ta rằng: “Tôi rất xin lỗi, nhưng tôi sẽ phải gọi cho văn phòng của ngài Trump để xem có được phép hay không”.
Martha Stewart(9) là một ví dụ tồi tệ khác. Tôi từng là một người bạn tốt và trung thành của bà ta. Sau khi bà ta mãn hạn tù, tôi đã giúp đỡ bà ta hòa nhập với cuộc sống bình thường bằng cách quảng bá cho chương trinh truyền hình The Apprentice: Martha Stewart của bà ta.
Ngay từ đầu tôi đã thấy chương trình truyền hình này không mấy lôi cuốn bởi tôi thực sự không thích cái ý tưởng một chương trình có cùng lúc hai phiên bản. Tôi nghĩ điều đó chỉ gây ra sự nhầm lẫn. Thế nhưng hãng NBC vẫn rất muốn thử cách làm này bởi vì khi thấy The Apprentice thành công thì họ đã nghĩ ngay rằng: “Nào, chúng ta hãy làm tiếp một chương trình khác tương tự vậy xem sao”.
Kết quả là chương trình đó thất bại, nhưng thay vì nhận trách nhiệm về những thiếu sót trong chương trình của mình thì Martha lại đổ hết lỗi lên đầu tôi. Mà tôi nào có làm gì ngoài việc quảng bá cho bà ta. Tôi đã nói tốt cho Martha rằng đó là một người phụ nữ dũng cảm và đang làm việc hết sức chăm chỉ. Tôi thậm chí còn không xem qua chương trình cho tới khi nó được phát sóng. Tuy nhiên, lúc tập trung xem chương trình này trên truyền hình, tôi nhận thấy rõ ràng nó sẽ không thể thành công với cách làm đó, còn Martha quả là một diễn viên quá kém!
Martha đã nói với mọi người rằng chương trình truyền hình của bà ta sẽ trở thành chương trình Apprentice duy nhất, và rằng tôi đã đồng ý để bà ta chiếm thế độc quyền trên truyền hình. Điều đó thật ngớ ngẩn. Kẻ khờ nào sẽ tin rằng bà ta đang chuẩn bị đá đít một người như tôi với một trong những chương trinh truyền hình ăn khách nhất trên ti vi? Thực tế là chương trình của bà ta đã thất bại. Có một số lý do khiến Martha không làm tốt được chương trình này. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng người phụ nữ này lại không có được nhân tố quyết định để làm nên một chương trình truyền hình thành công. Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp thất bại nhưng điều đó không đáng để thất vọng. Và khi gặp thất bại thì cũng đừng cố đổ lỗi cho người khác. Phiên bản The Apprentice của Martha là một thất bại không thể chối cãi trong khi những chương trình của tôi đều đạt được tỷ lệ bình chọn rất cao. Vậy rõ ràng là do một bên làm rất tốt còn một bên thì không.
Thế nhưng điều khiến tôi thực sự thất vọng ở Martha chính là sự vô ơn bạc nghĩa của bà ta. Tôi chính là người duy nhất ủng hộ tích cực cho Martha trong giai đoạn bà ta còn gặp nhiều khó khăn. Tôi đã quảng bá người phụ nữ này trên mọi chương trình, ngợi ca đó là một người phụ nữ tuyệt vời và mạnh mẽ, mà thật ra thì tôi vẫn luôn tin như vậy. Nhưng chưa bao giờ bà ta nói cảm ơn tôi lấy một tiếng, cũng chưa nói với tôi được điều gì dễ nghe. Không biết bao lần tôi đã đứng ra bênh vực cho Martha nhưng chưa bao giờ được bà ta ghi nhận hay gọi một cú điện thoại để cảm ơn. Thật sự thì tôi phát ngấy vì cái thái độ phản trắc đó của Martha.
Khi Martha đổ mọi tội lỗi lên đầu tôi do chương trình thất bại, tôi đã không ngại phản kháng. Tôi đã viết một bức thư gửi cho bà ta với lời lẽ mạnh mẽ, nói cho bà ta hiểu rõ rằng chính bà ta mới là người phải chịu trách nhiệm về cái chương trình nhạt nhẽo của mình. Tôi viết thế này: “Khả năng thể hiện của bà quá tồi. Còn tình cảm và lòng nhiệt huyết lại thiếu trong khi đó chính là tất cả những gì mà một chương trình cần có để thành công”. Tôi còn viết thêm: “Ngay lần đầu tiên xem chương trình đó, tôi đã biết rằng nó sẽ thất bại, và tỷ lệ khán giả bình chọn cho chương trình của bà thực sự khiến tôi rất thất vọng”. Tôi làm thế bởi phương châm của tôi là luôn trả đũa những kẻ tráo trở với mình.
Richard Branson và Mark Cuban cũng đã thất bại với các bản sao nghèo nàn của họ về chương trình The Apprentice. Richard Branson, chủ hãng hàng không Virgin Atlantic Airways, là một người đàn ông tốt. Mới đây ông ta đã gọi điện cho tôi, nhưng trước hết tôi phải kể cho các bạn nghe câu chuyện này.
Năm ngoái, tôi thực sự bực mình với hành động của Richard Branson trong thời gian ông ta thực hiện một chương trình truyền hình mới, một bản sao của The Apprentice, mang tên The Rebel Billionaire: Branson's Quest for the Best. Không một ai nhớ tới tên của chương trình đó. Hai tháng trước khi chương trình phát sóng, Richard Branson bắt đầu chiến dịch quảng bá với những chương trình quảng cáo khuếch trương rầm rộ và sự phóng đại của các phương tiện truyền thông đại chúng. Người ta gọi Richard Branson là tỷ phú, nhưng làm sao một người có thể trở thành tỷ phú khi chỉ sở hữu một hãng hàng không? Thực tế là Richard Branson còn có những công việc kinh doanh khá tốt khác, nhưng tôi biết ông ta cũng chật vật xoay vốn do chi phí mua máy bay rất đắt trong khi lĩnh vực này có sự cạnh tranh khốc liệt về giá vé cũng như các dịch vụ cộng thêm trên mỗi chuyến bay. Có lẽ đó chính là lý do tại sao Richard Branson muốn thực hiện một chương trình truyền hình thực tế. Trước khi chương trình của Richard được phát sóng, công ty truyền thông Fox cũng đã có cuộc phỏng vấn với Richard Branson, trong đó có một câu hỏi đề cập đến suy nghĩ của Richard về Donald Trump. Vì là bạn tôi nên Richard Branson trả lời rằng: “Ồ, ông ấy thật tuyệt. Tôi và Donald là bạn của nhau. Ông ấy là một doanh nhân tài ba và rất thành đạt. Tôi thực sự rất khâm phục ông ấy”.
Sau đó, khoảng hai tuần trước khi chương trình lên sóng, một vài tay sản xuất vớ vẩn đã nói với Branson rằng: “Ông không thể nói những điều tốt đep mà phải nói những điều xấu xa về Trump”. Richard thắc mắc: “Tại sao phải làm vậy?”. Tay sản xuất giải thích: “Phải có những phát biểu giật gân về ông ta thì chương trình của chúng ta mới đạt được tỷ lệ người xem cao”. Thế là một tuần sau đó, Branson đã phát biểu: “Tôi không ưa gì Donald Trump và ông ta thường không thích bắt tay mọi người”. Richard còn nói rất nhiều điều tồi tệ nữa về tôi.
Dường như việc cố gắng đánh bật chương trình của tôi là chưa đủ nên giờ ông ta còn cố tình lăng mạ tôi trước công chúng. Tôi thề sẽ trả đũa ông ta. Sau sự việc đó, tôi không hề lên tiếng và chờ cho tới khi chương trình của ông ta phát sóng. Nếu chương trình đó thành công, đương nhiên tôi sẽ không công kích ông ta bởi làm thế tôi sẽ chẳng khác gì một tên ngốc. Thành thật mà nói, tôi không muốn những phát biểu của mình sẽ khiến công chúng biết đến ông ta nhiều hơn, bởi nếu thế thì lượng người xem chương trình của ông ta sẽ tăng lên nhanh chóng.
Nhưng cuối cùng, sau khi lên sóng, chương trình đã thất bại và chỉ đạt được con số 4,85 triệu người xem. Giới phê bình chỉ trích nó. Tom Shales, nhà phê bình truyền hình của tờ The Washington Post đã gọi đó là sự lố bịch, xuẩn ngốc và nực cười. Các kênh truyền hình ngay sau đó đã nhanh chóng cho dừng phát sóng chương trình này bởi thật sự nó quá dở. Giờ mới chính là thời điểm để tôi trả đòn. Tôi công kích Richard Branson dồn dập. Tôi phát biểu trên tờ New York Daily News rằng: “Tôi thấy chương trình đó thật kinh khủng. The Apprentice vẫn luôn là chương trình hấp dẫn nhất đúng không! Richard Branson này, nhìn lại lượng người xem chương trình của anh đi. Anh thất bại rồi!”.
Còn khi chương trình của Cuban thất bại, tôi đã viết một bức thư gửi tờ New York Post tuyên bố rằng tôi đã có thể giúp Cuban tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức vì tôi am hiểu về cuộc sống, kinh doanh và truyền hình. Mark Cuban hoàn toàn không biết gì về truyền hình hay những phẩm chất cần có của người làm truyền hình. Ông ta chỉ có vẻ bên ngoài chứ không có các phẩm chất của một người Neanderthal(10). Và quan trọng hơn cả, Cuban không phải là người chiến thắng. Trong trận đấu quyết định trước khi giải bóng rổ NBA kết thúc, lúc đội bóng của ông ta đã có thể giành phần thắng thì họ lại chơi phòng thủ và để thua trước đội Miami Heat khi đó có sự góp mặt thi đấu của Dwayne Wade(11) cùng cầu thủ lừng danh Shaquille O'Neal(12) – một người bạn của tôi. Năm nay, mọi việc diễn ra thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi mới bước vào giải đấu, đội bóng của Mark được xem là ứng cử viên cho chức vô địch NBA, thế nhưng họ đã để thua ngay ở vòng đầu tiên trước đội Golden State Warriors.
Khi Mark thực hiện chương trình The Benefactor của mình trên kênh ABC, ngay lập tức chương trình này đã bị thất bại. Chương trình nhanh chóng bị đào thải và ngưng phát sóng trên truyền hình. Mark Cuban cũng đã phát biểu những điều không đúng về tôi chỉ nhằm mục đích tăng thêm chú ý của dư luận và sự thú vị cho chương trình của mình. Cuban tuyên bố rằng nhiều năm trước ông ta từng ở tại ngôi nhà Mar-a-Lago của tôi, từng bị tôi xỉ vả và nói tôi luôn xem thường những người thuộc tầng lớp bình dân. Tất nhiên, đó không phải là con người tôi – thực tế, con người tôi hoàn toàn trái ngược với những điều bịa đặt ấy. Những người như Mark Cuban mới khiến tôi phải khinh bỉ, bởi tôi không ưa gi những kẻ bịa chuyện! Đối với tôi, Mark Cuban chỉ là một kẻ thua cuộc – thời gian sẽ minh chứng cho điều tôi nói; còn Branson, dù sao thì ông ta vẫn còn là người tốt.
Khi có người chơi xấu bạn, hãy trả đòn mạnh hơn
Trường hợp của Rosie O'Donnell, sự trả đũa còn nặng nề hơn nhiều bởi đó thực sự là một kẻ thoái hóa hoàn toàn. Đầu tiên là Rosie O'Donnell đã công kích Kelly Ripa, một người phụ nữ tuyệt vời, chỉ vì sự cố bất ngờ trong một chương trình The View của bà ta.
Chưa hết, Rosie còn công kích thậm tệ Danny DeVito. Bà ta nói về Danny DeVito như thể đó l̀một kẻ nghiện rượu chỉ vì đêm trước buổi trình diễn anh ấy đã ra ngoài uống chút rượu với George Clooney. Tất nhiên Danny không phải là một kẻ nát rượu. Tôi biết anh ấy bởi anh là một người bạn của tôi.
Rồi một hôm, phóng viên của một tờ báo gọi cho tôi và nói: “Bà Rosie vừa có một bài đả kích đầy châm chọc và cường điệu thái quá về ngài dài mười phút trên chương trình truyền hình The View”. Rosie lên tiếng chỉ trích tôi như vậy chủ yếu là do sau cuộc thi hoa hậu Mỹ trước đó, tôi đã cho Tara Conner một cơ hội sửa sai trong khi mọi người đều nghĩ tôi sẽ tước bỏ danh hiệu của cô ấy. Rosie không chỉ đã buông lời lăng mạ tôi bằng nhiều cách mà còn nói một số điều vô cùng tồi tệ về tôi.
Tara Conner là một cô gái trẻ đẹp rất đáng mến nhưng đã phải đón nhận những phán xét gay gắt từ phía người dân thành phố New York khi cốy bắt đầu dùng ma túy và thức uống có cồn. Với tư cách là một hoa hậu, những hành động đó khiến Tara Conner gặp nhiều rắc rối hơn.
Nhưng sau khi nói chuyện với Tara, tôi đã quyết định dành cho cô ấy một cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ. Cô ấy đã đồng ý tới trại cai nghiện và bây giờ mọi chuyện đều đã tốt đẹp. Tara cảm ơn tôi vì đã “cứu sống cuộc đời cô”.
Tuy nhiên, Rosie O'Donnell không thích cách hành xử đó của tôi. Bà ta đã lên truyền hình và không ngần ngại buông những lời lẽ chua cay nặng nề về tôi. Đến nỗi một người bạn của tôi đã gọi điện nói rằng: “Anh bạn, bà ta ghét cậu đến thế sao?”. Tôi biết Rosie cũng khá lâu và hình như bà ta chỉ luôn làm những chuyện tồi tệ.
Chương trình truyền hình The Rosie O'Donnell Show của bà ta hoàn toàn thất bại do tỷ lệ người xem quá thấp. Ngoài ra bà ta còn khiến tờ tạp chí của mình rơi vào thảm họa bởi bản chất hằn học và hay xía vào chuyện người khác của bà ta đã hủy diệt tinh thần của tất cả những người làm việc cho tờ tạp chí ấy. Người chịu trách nhiệm xuất bản của tòa báo, một tài năng thực sự, rốt cuộc đã từ bỏ công việc của mình. Vở kịch Broadway của bà ta hoàn toàn là một thứ rác rưởi. Không những là một phụ nữ khó ưa, cả về ngoại hình lẫn tâm tính, Rosie còn là một người hèn hạ, luôn khoác lác và bôi nhọ người khác.
Giờ đây tôi phải lựa chọn giữa việc trả đũa hay bỏ qua cho bà ta. Và tôi đã chọn cách trả đũa Rosie cho ra trò để bà ta phải hối hận về cái ngày đã quyết định đả kích tôi. Giới truyền thông tỏ ra rất quan tâm tới sự phản ứng của tôi. Và tôi đã cho họ thấy một cuộc công kích ác liệt! Tôi nhận được điện thoại từ các chương trình như Entertainment Tonight, Inside Edition, Access Hollywood, Extra và nhiều chương trình khác với chung một câu hỏi: “Ngài sẽ có hành động đáp trả chứ?”. Vâng, đúng là tôi đã phản ứng lại. Tôi đáp: “Tôi ghê tởm Rosie O'Donnell, cả về con người lẫn vẻ bên ngoài của bà ta. Hãy nhìn bà ta xem, trông thật bẩn thỉu. Bà ta nói chuyện cục cằn như một kẻ vô học, chương trình truyền hình của bà ta thì thất bại, tờ tạp chí thì xuống cấp, còn chính bà ta thì bị đâm đơn kiện. Vậy nên, rất có thể tôi cũng sẽ kiện bà ta, bởi như thế sẽ rất thú vị”. Tôi còn nói thêm: “Rosie là một người đàn bà hết sức khó ưa, chỉ luôn khoác lác và bôi nhọ người khác.
Rosie là một kẻ thua cuộc và rốt cuộc rồi chương trình The View cũng sẽ thất bại bởi chính bà ta. Barbara Walters đã quá sai lầm khi tuyển dụng bà ta”. Ngay cả Barbara ́cũng từng nói với tôi rằng: “Donald này, anh đừng để bị vấy bẩn bởi những kẻ thô lỗ”.
Một buổi sáng, tôi tới ghi hình chương trình The Today Show để nói chuyện về The Apprentice, nhưng hôm đó Meredith Vieira lại hỏi tôi những câu hỏi về Rosie. Đầu tiên cô ta hỏi tôi: “Ngài Donald, ngài có thể cho biết tại sao ngài lại công kích bà Rosie không?”. Không đời nào! Chính Rosie đã công kích tôi. Còn tôi chỉ trả đũa lại. Rồi cô ta hỏi tiếp: “Có thật là ngài đã gọi bà ấy là kẻ tục tằn không?”. Tôi trả lời: “Không, tôi không bao giờ nói vậy bởi như thế vẫn chưa đủ mạnh. Tôi đã nói rằng bà ta là một kẻ thoái hóa bẩn thỉu!”. Cô ta lại hỏi tôi: “Có đúng là ngài đã gọi bà Rosie là heo mập không?”. Tôi nói: “Đâu có, tôi chỉ gọi bà ta là heo thôi!”.
Thật khôi hài; tôi gọi Rosie là kẻ thoái hóa bẩn thỉu mà không ai thèm quan tâm, nhưng khi họ nghĩ rằng tôi kêu bà ta là “heo mập” thì tất cả lại vô cùng phấn khích!
Tôi nói với Meredith: “Tôi không hề nói bà ta mập. Nhưng tôi hỏi cô nhé, bà ta có mập không?”. Meredith lảng tránh câu hỏi của tôi: “Ồ, tốt hơn là tôi không trả lời câu hỏi này”. Tôi hỏi dồn: “Meredith, tôi muốn biết, bà ta mập đúng không?”. Cô ấy lại tiếp tục lảng tránh: “Tôi nghĩ mình không nên trả lời câu hỏi này!”. Lúc ấy tôi mới nói: “Nếu vậy cứ xem như tôi đã gọi bà ta là heo mập, cô nghĩ tôi có nói sai không? Tất nhiên là tôi không nói thế, nhưng cô nghĩ tôi có sai không nếu nói như vậy?”. Tới lúc này thì chính cô ta ngắt lời: “Có lẽ chúng ta hãy ngừng chủ đề này lại”.
Câu chuyện tôi vừa kể đủ cho các bạn thấy rằng những phóng viên truyền hình này thực sự không có can đảm để nói lên sự thật. Tôi quý Meredith bởi cô ấy khá dễ thương và dễ chịu, nhưng trong trường hợp này, cô ấy đã sai. Bởi ngay sau câu kết của mình, cô ta lại quay sang tôi hỏi một câu ngớ ngẩn khác: “Ngài Donald, tại sao ngài luôn nói chuyện về bà Rosie?”. Tôi thản nhiên đáp lại:
“Bởi vì chính cô hỏi tôi những câu hỏi về bà ta!”. Tôi không hề muốn tranh luận về bất kỳ vấn đề nào có dính đến Rosie; thế nhưng chính họ là những người khơi màu. Tôi nghĩ đó có lẽ là buổi phỏng vấn xuẩn ngốc nhất trong đời mình.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Rosie thông báo mình bị suy nhược. Các phóng viên đã gọi điện cho tôi để hỏi xem tôi nghĩ về vấn đề này thế nào. Thay vì chỉ cần trả lời ngắn gọn cho êm chuyện: “Tôi không có bình luận nào hết” hay vồn vã kiểu xã giao như hầu hết mọi người vẫn làm: “Ôi thật là tội bà ấy quá. Đúng là quá tệ!” thì tôi đã nói: “Tôi nghĩ mình có thể chữa được chứng suy nhược của bà ta. Nếu bà ta đừng soi gương nữa thì tôi nghĩ chứng bệnh ấy sẽ thuyên giảm khá nhiều”. Câu nói đó của tôi đã được phát trên chương trình Entertainment Tonight và tay phóng viên đã thốt lên: “Ồ, đúng là một lời bình luận thật quá quắt!”. Có gì quá đáng chứ? Bà ta công kích tôi và nói những điều dối trá bịa đặt về tôi mà tôi lại không được phép trả đũa bà ta ư?
Nhưng đây mới là cái kết: vài ngày sau đó, Rosie được phỏng vấn ngay trên thảm đỏ. Phóng viên hỏi bà ta: “Thưa bà Rosie, ngài Donald nói rằng bà không nên soi gương vì điều đó sẽ giải quyết được chứng suy nhược của bà, bà có ý kiến gì với lời khuyên này không?”. Bà ta đáp lại: “Tôi không có bình luận nào hết. Tôi thực sư ̣không muốn nhắc tới ông ấy!”. Bạn biết tại sao không? Bởi lẽ, tôi đã giáng một cú trời đánh vào chính người đàn bà xấu xa đó. Bà ta sẽ đưa chuyện về Kelly Ripa, về Danny DeVito hay Tom Selleck, nhưng sẽ không bàn gì đến tôi, bởi bạn biết đấy, khi bạn trả đũa kẻ đã rắp tâm hại bạn, bọn họ thường sẽ co rúm ngay. Tôi đã học được điều đó khi còn học tại trường trung học. Và bạn phải trừng trị kẻ xấu xa ấy thật mạnh mẽ, thật thích đáng trong mọi hoàn cảnh. Một số người sẽ bỏ qua những lời lăng mạ của Rosie; còn tôi lại quyết trả đũa để khiến bà ta phải thấy hối hận về cái ngày đã quyết định nói những lời dối trá đáng khinh đó về tôi!
Đó chính là lý do tại sao tôi luôn khuyên mọi người: “Hãy trả đũa!”. Đương nhiên xét về mặt đạo đức hay lý thuyết thì đây không phải một lời khuyên đúng đắn, nhưng trong thực tế cuộc sống, thì việc trả đũa là hoàn toàn bình thường và phù hợp. Nếu không trả đũa khi có ai đó rắp tâm hạ gục bạn thì bạn đúng là người khờ dại!
Tôi có nhiều bạn bè là vận động viên thể thao. Họ rất quý mến tôi và thường gọi điện trò chuyện cùng tôi. Xét cho cùng thì họ chỉ là những người có khả năng kiếm được số tiền lớn ở cái tuổi còn quá trẻ, và chính vì còn quá trẻ nên họ chưa biết cách giữ tiền. Số tiền họ kiếm được bị quản lý, kế toán, luật sư, người đại diện… tranh nhau vẽ chuyện để bòn rút. Đối với những kẻ này, chuyện đó dễ như giựt kẹo của một đứa trẻ con mà thôi.
Mới đây, một cầu thủ tài ba đã chơi nhiều năm trong giải bóng rổ nhà nghề NBA, một người nổi tiếng tới mức dù không phải là người hâm mộ bóng rổ cuồng nhiệt bạn vẫn biết tên anh ta – đã gọi điện kể với tôi rằng cậu ấy có bằng chứng về việc tay quản lý đã ăn cắp tất cả tiền của mình. Cậu ta hỏi tôi:
– Ngài Trump, với tất cả thông tin tôi có được thi coi như tôi có thể tóm gọn hắn rồi đúng không?
– Hãy hành động đúng lẽ phải! Hãy tóm cổ hắn ta!
Tôi có thể giúp cậu tóm hắn. Tôi biết tay luật sư khét tiếng nhất về những vụ như thế này. Chúng ta sẽ kiện tay quản lý của cậu ra tòa. Chung ta sẽ làm cho hắn thật đau đớn để phải quay về quỳ gối trước cậu. – Tôi trả lời bằng giọng đanh thép. – Tôi sẽ lôi hắn về cho cậu và hắn sẽ phải hứng chịu hậu quả từ những điều hắn đã gây ra, còn cậu hãy chờ để lấy lại khoản tiền kếch xù của mình bất kể hắn ta có tiêu số tiền đó hay chưa.
– Ồ, ngài Trump, đừng làm thế. Tôi không muốn làm như vậy đâu. – Cậu ta hốt hoảng thốt lên.
– Thế ý cậu thế nào, cậu không muốn đòi lại công bằng ư? Tại sao nào?
– Quả thực tôi không muốn dính vào chuyện kiện tụng.
– Tại sao lại vô lý vậy? – Tôi phát cáu.
Bạn hãy hình dung xem, một cầu thủ tài ba bị tay quản lý cưỡm hết tiền nhưng lại không muốn dính vào việc trả đũa gã ta. Cái cách hắn ta cướp đoạt số tiền đó thật bỉ ổi và đúng là cách của một tên ăn cướp hèn hạ. Tôi nói: “Nghe đây anh bạn, cậu phải trả đũa hắn ta và lấy lại số tiền đã mất, nếu không cậu đúng là kẻ xuẩn ngốc nhất
trên đời mà tôi từng biết!”. Anh ta vẫn khăng khăng: “Tôi không thể làm được!”. Tôi bực tức: “Được thôi, nếu đó là điều cậu muốn. Song hãy nhớ, đừng bao giờ gọi điện cho tôi nữa bởi tôi không ưa những kẻ xuẩn ngốc!”. Kể từ đó, tôi không nói chuyện với anh ta nữa. Thỉnh thoảng, anh ta cũng có gọi điện cho tôi nhưng tôi không bao giờ muốn tiếp chuyện với một kẻ thua cuộc như anh ta.
Đừng ngần ngại trả đũa những kẻ đã hại bạn. Điều này thực sự quan trọng vì nó không chỉ sẽ dạy cho những kẻ làm hại bạn một bài học thích đáng mà còn khiến những người khác biết rằng không nên cư xử tệ bạc với bạn.
Khi người khác thấy bạn không phải là một kẻ tầm thường và chứng kiến những kẻ rắp tâm hại bạn phải nhận lấy bài học thích đáng như thế nào thì họ sẽ thực sự tôn trọng và kính nể bạn, hay ít ra là phải dè chừng bạn. Nhưng hãy luôn nhớ chỉ trả đũa kẻ khác vì lẽ phải. Đừng làm điều đó nếu không có lý do xác đáng.
Việc trả đũa ai đó không phải lúc nào cũng là việc cá nhân. Đôi khi đó còn là một phần của công việc kinh doanh. Một ví dụ về chuyện này chính là những thương vụ giữa tôi với Merv Griffin. Mới đây, Merv Griffin vừa qua đời. Đó là một con người rất thú vị. Merv và tôi từng có chút hiềm khích với nhau, nhưng cuối cùng tôi nghĩ chúng tôi vẫn rất trân trọng nhau. Ông ấy kể với mọi người rằng Donald Trump là một thiên tài (thậm chí ông ấy đã viết như vậy trong cuốn sách của mình), nhưng có một điều đáng tiếc không thể thay đổi được, đó là Merv đã phát biểu trước mọi người rằng ông ấy từng thắng tôi một thương vụ trong khi thực tế thế nào thì ông ấy hiểu rõ điều đó hơn ai hết và cũng đã thừa nhận với tôi như vậy.
Việc liên quan đến thương vụ tôi đã bán cho Merv công ty Resorts International với một cái giá rất cao. Tôi giữ hầu hết số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty nên Merv không thể làm được gì trừ khi tôi bằng lòng bán chỗ cổ phiếu đó. Tuy nhiên, cái giá Merv đưa ra quá cao đến mức chỉ có kẻ mất trí mới không chấp nhận lời đề nghị của ông ta. Thế nhưng ngay sau khi thương vụ được hoàn tất, Merv lập tức thông báo với mọi người rằng ông ta đã đánh bại được tôi. “Tôi đã thắng Donald Trump trong thương vụ này!”, Merv đã rêu rao với tất cả mọi người như vậy.
Giới báo chí liên tục gọi điện cho tôi và loan tin ầm ĩ rằng Merv đã đánh bại Donald trong một vụ làm ăn. Lúc đó tôi chỉ phát biểu đơn giản với giới báo chí: “Thương vụ này quả thật rất thú vị. Muốn biết tôi thắng hay bại thì cứ đợi năm năm nữa mà xem. Còn tại thời điểm này, tôi chỉ cần biết tôi đã bán được với cái giá rất cao”.
Tuy nhiên dù thế nào thì thương vụ đấy cũng đã trở thành thảm họa đối với Merv. Với sự am hiểu sâu sắc của mình trong lĩnh vực này, tôi nghĩ Merv đã phải soạn đi soạn lại ít nhất là hai lần điều khoản thứ 11 trong bản hợp đồng đó. Tôi tin chắc đó chính là lý do tại sao Merv gọi tôi là thiên tài, còn tôi cũng không phủ nhận rằng ông ta từng là một đối thủ thực sự làm tôi phải ngạc nhiên; một con người với vẻ ngoài rất tử tế và hòa nhã nhưng bản chất thì chẳng khác nào một con hổ đáng gờm. Tại một buổi tổ chức sự kiện, ông ấy nói: “Tôi đã từng có rất nhiều dừa”. Đó là lời nói đùa muốn ám chỉ cái giá mà ông ta đã phải trả cho tôi để có được Resorts International. Cũng bởi chuyện làm ăn đó mà Merv và tôi không thể trở thành bạn bè – nhưng tôi sẽ luôn nhớ ông ấy.
Tuy tôi là người sẵn sàng trả đũa những kẻ rắp tâm hại mình, nhưng có rất nhiều kẻ vẫn cố tìm mọi cách để hại tôi; đôi khi họ cũng đạt được mục đích, nhưng rất hiếm. Tuy nhiên khi họ làm vậy, tôi sẽ trả đũa lại một cách thích đáng. Nên nhớ rằng bạn làm điều đó không chỉ để trả đũa lại kẻ đã đối xử tệ với bạn mà còn để cho những người khác đang theo dõi biết điều gì sẽ xảy đến với họ nếu họ có ý định chơi xấu bạn. Nếu ai đó tấn công bạn, đừng ngần ngại; hãy trả đũa thật thích đáng!
CHIA SẺ CỦA ZANKER
Cuộc sống đầy rẫy những kẻ thất bại chỉ thích can thiệp vào chuyện của người khác, nhất là những người thành đạt hơn họ. Tôi nghĩ điều đó xuất phát từ một trong hai điều: lòng ghen tị hoặc tính tham lam, hoặc sự kết hợp của cả hai bản tính đấy. Đôi khi, tiền bạc không phải là vấn đề cốt yếu, như Donald nói: “Họ đơn giản làm như vậy chỉ để thỏa mãn trò vui”.
Có lần, một công ty được thành lập với cách thức hoạt động như một bản sao của The Learning Annex và bắt đầu được quảng bá để cạnh tranh trực tiếp với tôi ở New York. Rõ ràng là họ đang đánh cắp các khách hàng của chúng tôi. Tôi đã gửi một bức thư yêu cầu người chủ công ty đó phải dừng ngay trò gian lận lại. Họ đã từ chối, vậy nên ngay lập tức tôi đâm đơn kiện họ ra tòa vì vi phạm bản quyền và xâm phạm thương hiệu. Tại tòa án, thẩm phán hỏi họ có muốn tự hòa giải không. Họ đã trả lời: “Không”. Cuối cùng, phán quyết của quan tòa đã trả lại sự công bằng cho The Learning Annex và yêu cầu công ty kia phải chịu mức phạt cao tới mức họ không đủ để trả và đã phá sản. Tôi cảm thấy rất hả hê trước việc đó. Bạn phải dạy cho những kẻ muốn xen vào chuyện của bạn một bài học thật thích đáng.
Để giành phần thắng trong những trường hợp đó, sự bền bỉ là một điều cốt yếu. Thời điểm đó, cả công ty tôi lao đao; nhưng tôi quyết không khuất phục nên đã đương đầu với khó khăn. Bằng mọi cách, tôi đã kiện họ tới tòa phúc thẩm bang New York – tòa án tối cao ở New York. Tôi đã không ngừng đấu tranh cho tới khi giành được phần thắng. Đừng bao giờ ngừng đấu tranh cho đến khi bạn trả đũa được những kẻ đã hại mình.
Một lần khác, vào những năm 1980, khi công việc kinh doanh của tôi gần như rơi xuống vực thẳm, tôi nhớ có lần đã thuê một diễn giả – một tác giả viết sách tên tuổi và là một chuyên gia về các mối quan hệ. Bà ta được xếp lịch diễn thuyết tại The Learning Annex ở Washington, D.C., vào sáng thứ Bảy. Chuyến bay của bà ta từ Los Angeles dự định sẽ hạ cánh vào tối ngày thứ Sáu. Trước đó, hàng trăm người đã đăng ký tới dự buổi diễn thuyết của bà ta.
Mười một giờ tối ngày thứ Sáu, bà ta gọi điện báo với tôi rằng chuyến bay đã bị hủy, thế nên bà ta sẽ không thể tham gia buổi diễn thuyết. Thật sự đó là một tin chẳng mấy hay ho bởi những người đã đăng ký đang cần được giúp đỡ và rất mong chờ buổi nói chuyện này. Lúc đó cũng đã quá muộn nên không thể liên lạc với tất cả những người đã đăng ký để thông báo về việc hủy bỏ buổi thuyết giảng.
Nếu hôm sau mọi người đến nơi rồi mới biết việc hủy bỏ buổi nói chuyện, họ sẽ nổi giận và việc đó sẽ ảnh hưởng tồi tệ đến công việc kinh doanh cũng như uy tín của tôi.
Tôi đã kiểm tra lại thông tin từ hãng hàng không và phát hiện ra chuyến bay đó không hề bị hủy. Vậy là rõ, đến phút chót bà ta đã quyết định không thực hiện lời hứa với chúng tôi. Bà ta không chỉ đã xem thường tôi mà còn thiếu tôn trọng tất cả những người đã bỏ công sức đăng ký tham dự lớp học và mong chờ bài thuyết giảng của bà ta.
Nếu bà ta thú nhận những gì đã làm và mong tôi thông cảm thì có lẽ tôi sẽ bỏ qua mọi chuyện. Thế nhưng bà ta lại cư xử với tôi và những học viên tham dự lớp học như thể chúng tôi chẳng quan trọng gì. Sau sự việc đó, tôi bắt đầu lập một danh sách những người làm tổn hại đến mình và tất nhiên không quên ghi tên bà ta vào. Rồi tôi trấn tĩnh lại và chờ cơ hội để trả đũa.
Không lâu sau, một nhà sản xuất truyền hình gọi điện cho tôi. Mọi chuyện xuất phát từ việc chính người đàn bà kia đã đưa tên tôi vào phần lấy ý kiến tham khảo về bà ta trong một chương trình truyền hình bàn về các mối quan hệ mà người ta đang định mời bà ta tham dự. Thế là tôi đã dành tặng người đàn bà này những lời nhận xét tồi tệ nhất. Tôi nói với họ rằng bà ta là một người rất tồi, một người thiếu trung thực và vô trách nhiệm.
Sau đó, tôi thực sự hài lòng khi biết bà ta sẽ không bao giờ được mời tham dự chương trình đó nữa. Tôi không chắc liệu có phải lời đánh giá tồi tệ của tôi về bà ta có là nhân tố tác động tới việc này không, nhưng tất nhiên tôi mong là như vậy. Bà ta cũng nhiều lần gọi điện cho tôi bày tỏ mong muốn tham gia đứng lớp tại The Learning Annex để quảng bá cho những cuốn sách của mình, nhưng tôi không bao giờ cho bà ta cơ hội đó. Tôi không bao giờ quên được hành động vô cùng khiếm nhã và thiếu tôn trọng mà bà ta đã cư xử với tôi và những học viên của tôi. Tôi không bao giờ bỏ qua những điều đó một cách dễ dàng. Tôi sẽ luôn trả đũa.
Mới đây, tôi phải sa thải một nhân viên vì không có khả năng làm việc. Tôi ghét phải sa thải nhân viên, nhưng thật sự anh ta làm việc rất tồi và tôi buộc phải làm vậy. Vài tuần sau, luật sư của anh ta gửi cho tôi một bức thư thông báo rằng họ sẽ kiện tôi ra tòa vì đã sa thải anh ta một cách vô lý. Thực ra tôi biết mình sẽ nắm chắc phần thắng trong vụ kiện này, nhưng dù sao thì nó cũng sẽ tiêu tốn của tôi một khoản tiền không nhỏ để biện hộ. Vì vậy, tôi quyết định sẽ dạy cho anh ta một bài học.
Tôi cho gọi người phụ trách kỹ thuật và yêu cầu anh ấy khôi phục lại tất cả các tài liệu đã bị xóa trên chiếc máy vi tính mà gã nhân viên đó từng sử dụng trong thời gian còn làm việc cho tôi để xem hắn ta định giở trò gì. Chuyên gia máy tính của tôi đã tìm được vài thông tin khá thú vị. Rõ ràng gã nhân viên này thường xuyên lướt qua hàng trăm trang web khiêu dâm từ máy tính làm việc của mình.
Tôi yêu cầu luật sư của mình gửi một bức thư cho luật sư của hắn và cảnh báo rằng nếu hắn ta kiện chúng tôi ra tòa thì toàn bộ những thông tin này sẽ được công khai trước công chúng. Thế là gã hèn hạ đó biến mất tăm.
Nếu bị chơi xấu, tôi thành thật khuyên bạn hãy trả đũa thẳng tay. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được một lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận và cho qua những điều không hay đấy.
Lúc bạn còn nhỏ, cha mẹ và thầy cô thường dạy bạn không được đánh nhau và hãy cố gắng thân thiện với mọi người. Lời dạy bảo đó vô cùng đúng đắn bởi họ luôn cố gắng muốn bảo vệ bạn khỏi những thực tế khắc nghiệt của thế giới này. Nhưng trong thế giới của những người trưởng thành, mọi thứ hoàn toàn khác, bởi có rất nhiều kẻ xấu xa luôn cố tìm cách chèn ép bạn. Khi có bất kỳ người nào muốn rắp tâm hại bạn, đừng sợ hãi thu mình lại hay tỏ ra nhu nhược, mà hãy trả đũa. Xét về lý thuyết, đây có thể không phải là lời khuyên mẫu mực, nhưng lại là một lời khuyên đúng đắn trong cuộc sống thực tế của chúng ta. Nếu không trả đũa thì bạn đúng là người khờ dại! Hầu hết những người viết sách về kinh doanh sẽ không quá thẳng thắn và thành thật chỉ cho bạn về lời khuyên trả đũa này dù họ biết đó là việc cần làm, và bản thân họ vẫn thường làm thế. Sở dĩ họ sẽ không bảo bạn làm vậy bởi họ muốn có một “hình tượng đẹp” trong suy nghĩ của mọi người, họ muốn tỏ ra mình bao dung và cao thượng. Tôi lại không thích sự giả dối làm màu như vậy. Đấy chính là lý do vì sao tôi khuyên bạn hãy trả đũa khi bị chơi xấu.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
-
Khi ai đó đối xử tệ với bạn, hãy trả đũa thật thích đáng.
-
Tha thứ cho người tốt, nhưng đừng bao giờ tha thứ cho kẻ xấu.
-
Khi ai đó công khai công kích bạn, hãy cho họ nếm mùi tương tự.
-
Nếu muốn ngăn chặn các trò ác ý của những kẻ hay bắt nạt mình, bạn hãy trả đũa để khiến họ phải mở to mắt xem bạn là ai. Họ sẽ phải suy nghĩ chín chắn trước khi có ý định chơi xấu bạn lần nữa.
-
Phải luôn có lý do xác đáng khi trả đũa ai đó.
-
Hãy tấn công bằng những đòn thích đáng để những kẻ đang mon men ý định chơi xấu bạn sẽ phải từ bỏ ý định đó.
-
Nếu người nào đó hiểu rằng họ đã phạm sai lầm và biết nhận lỗi, hãy tha thứ và khuyến khích họ tiến bộ, nhưng đừng bao giờ quá tin tưởng họ lần nữa.
Nói thật là tôi luôn trả đũa những người rắp tâm hại mình. Vào những năm 1980, tôi đã tuyển một phụ nữ vào làm – người trước đó chỉ là một nhân viên bình thường trong cơ quan chính phủ. Khi gặp tôi, cô ta chỉ là con số không. Và tôi nghĩ nếu được tôi tư vấn thì một người thông minh như cô ta có thể sẽ thành công. Khi còn làm trong cơ quan chính phủ, cô ta chỉ là một người vô danh và công việc không hề tiến triển. Vì vậy tôi đã quyết định giúp cô ta trở thành người có danh tiếng bằng cách cho cô ta một công việc tuyệt vời ở Tổ chức Trump. Qua thời gian, người phụ nữ đó đã trở thành một người có ảnh hưởng lớn trong ngành bất động sản và thậm chí đã mua được một căn nhà tuyệt đẹp.
Khi phải trải qua giai đoạn khủng hoảng đầu những năm 1990, đã có lúc tôi cần tới sự giúp đỡ của người phụ nữ này. Tôi nhờ cô ta gọi điện cho một người bạn vô cùng thân thiết của cô ấy khi đó đang giữ một chức vụ cao và quyền lực tại một ngân hàng lớn để nhờ giúp đỡ. Nhưng cô ta đã trả lời rất tỉnh rằng: “Ngài Donald, tôi không thể làm được điều đó”. Thế đấy, người phụ nữ đã được tôi kéo ra khỏi cái công việc nhàm chán và bế tắc trong cơ quan chính phủ; người phụ nữ mà tôi đã động viên và tư vấn hết lòng trong công việc; người phụ nữ đã được tôi tạo cơ hội để gây dựng tên tuổi giờ đây lại nói rằng không thể giúp được gì cho tôi – dù rằng tôi biết chuyện đó hoàn toàn nằm trong khả năng của cô ta cũng như người bạn thân của cô ta. Tôi quyết định sa thải cô ta, còn cô ta sau đó đã bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Về sau này, khi được biết công việc kinh doanh của cô ta gặp thất bại, tôi thực sự không có chút thương cảm. Cô ta đã quay lưng lại với tôi sau tất cả những gì tôi đã làm cho cô ta. Khi tôi cần đến sự giúp đỡ về một việc hoàn toàn nằm trong khả năng của cô thì cô lại thẳng thừng từ chối. Do kinh doanh thất bại nên cuối cùng cô ta cũng mất luôn ngôi nhà. Chồng cô ta, kẻ chỉ sống với cô ta vì tiền, cũng rời bỏ cô ta. Một thời gian sau, có nhiều người thuộc bộ phận tuyển dụng của các công ty mà cô ta đang xin vào gọi điện cho tôi để tham khảo về đánh giá của tôi đối với cô ta. Đương nhiên tôi chỉ có thể đưa ra những lời nhận xét bất lợi cho cô ta, bởi đơn giản là tôi không thể tha thứ cho hành động phản bội trước kia.
Tôi thực sự rất tôn trọng và đối đãi vô cùng tốt với những người trung thành với mình. Tôi luôn hết lòng giúp đỡ họ trong những thời điểm khó khăn. Nhưng đối với người phụ nữ đã mặc nhiên quay lưng với tôi trong thời điểm tôi khốn khó, tôi chỉ muốn khiến cho cuộc sống của cô ta trở nên khốn cùng. Vì vậy, cho dù sau đó cô ta vồn vã gọi điện liên tục để mời tôi ăn trưa, tôi cũng không buồn trả lời.
Sau nhiều năm, tôi đã giúp rất nhiều người thành công. Vài người tỏ ra biết ơn tôi vì điều đó, nhưng một số khác thì không. Cho dù không còn liên lạc với nhau, nhưng một số người luôn lưu giữ những kỷ niệm bền lâu và khắc ghi những gì bạn đã làm cho họ; nhưng phần lớn thì quên béng việc nhờ đâu mà họ mới có được ngày hôm nay.
Tôi sẽ kể bạn nghe một trường hợp khác về một vận động viên chơi golf chuyên nghiệp trẻ tuổi. Từ trước tới nay anh ta vẫn là một vận đ̣ng viên giỏi nhưng chưa đủ khả năng theo giải đấu đến cùng. Anh ta đã chơi tại hệ thống giải đấu Nationwide Tour được nhiều năm, và cuối cùng cũng khẳng định được vị trí trong hệ thống giải đấu PGA. Mấy tháng đầu tham gia trong hệ thống giải đấu PGA anh ta đã chơi rất tốt, nhưng càng về sau, phong độ chơi của anh ta càng giảm sút.
Trước khi vận động viên này có thể tự kiếm được một khoản tiền đáng kể, tôi đã để anh ta tập luyện và thi đấu tại sân golf cao cấp của tôi tại bờ biển Palm, Florida – Câu lạc bộ Golf Trump International. Trong suốt ba năm, vận động viên trẻ này đã được tham gia khóa huấn luyện, tập đánh bóng, rèn luyện thể lực và sinh hoạt thoải mái như ở nhà.
Khi anh ta đến được giải đấu quan trọng và làm nên tên tuổi của mình thì John Nieporte, một tay chơi golf nhà nghề hàng đầu tại Trump International, đã hỏi tôi xem liệu có ổn không nếu đề nghị vận động viên này khoác áo được in biểu tượng Trump xuyên suốt các vòng thi đấu của giải PGA sau tất cả những gì chúng tôi đã làm cho anh ta. Thực sự đối với tôi điều đó không hề quan trọng, nhưng tôi vẫn nói với John: “Cũng tốt thôi, anh hỏi cậu ta đi. Tôi chắc cậu ta sẽ không phiền sau tất cả những gì chúng ta đã làm cho cậu ấy đâu”.
Thế nhưng khi nghe John nói chuyện đó, anh ta đáp ngay: “Ngài John, thật lấy làm tiếc, nhưng tôi sẽ phải nói chuyện này với người quản lý của mình”. John hoàn toàn bất ngờ và thực sự thấy sốc với câu trả lời đó. Vì vậy tôi
đã chỉ thị cho John rằng từ sau giải đấu lần đó trở đi, nếu anh ta còn xuất hiện và muốn tham gia vào các vòng thi đấu được tổ chức tại sân golf của chúng tôi thì hãy nói với anh ta rằng: “Tôi rất xin lỗi, nhưng tôi sẽ phải gọi cho văn phòng của ngài Trump để xem có được phép hay không”.
Martha Stewart(9) là một ví dụ tồi tệ khác. Tôi từng là một người bạn tốt và trung thành của bà ta. Sau khi bà ta mãn hạn tù, tôi đã giúp đỡ bà ta hòa nhập với cuộc sống bình thường bằng cách quảng bá cho chương trinh truyền hình The Apprentice: Martha Stewart của bà ta.
Ngay từ đầu tôi đã thấy chương trình truyền hình này không mấy lôi cuốn bởi tôi thực sự không thích cái ý tưởng một chương trình có cùng lúc hai phiên bản. Tôi nghĩ điều đó chỉ gây ra sự nhầm lẫn. Thế nhưng hãng NBC vẫn rất muốn thử cách làm này bởi vì khi thấy The Apprentice thành công thì họ đã nghĩ ngay rằng: “Nào, chúng ta hãy làm tiếp một chương trình khác tương tự vậy xem sao”.
Kết quả là chương trình đó thất bại, nhưng thay vì nhận trách nhiệm về những thiếu sót trong chương trình của mình thì Martha lại đổ hết lỗi lên đầu tôi. Mà tôi nào có làm gì ngoài việc quảng bá cho bà ta. Tôi đã nói tốt cho Martha rằng đó là một người phụ nữ dũng cảm và đang làm việc hết sức chăm chỉ. Tôi thậm chí còn không xem qua chương trình cho tới khi nó được phát sóng. Tuy nhiên, lúc tập trung xem chương trình này trên truyền hình, tôi nhận thấy rõ ràng nó sẽ không thể thành công với cách làm đó, còn Martha quả là một diễn viên quá kém!
Martha đã nói với mọi người rằng chương trình truyền hình của bà ta sẽ trở thành chương trình Apprentice duy nhất, và rằng tôi đã đồng ý để bà ta chiếm thế độc quyền trên truyền hình. Điều đó thật ngớ ngẩn. Kẻ khờ nào sẽ tin rằng bà ta đang chuẩn bị đá đít một người như tôi với một trong những chương trinh truyền hình ăn khách nhất trên ti vi? Thực tế là chương trình của bà ta đã thất bại. Có một số lý do khiến Martha không làm tốt được chương trình này. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng người phụ nữ này lại không có được nhân tố quyết định để làm nên một chương trình truyền hình thành công. Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp thất bại nhưng điều đó không đáng để thất vọng. Và khi gặp thất bại thì cũng đừng cố đổ lỗi cho người khác. Phiên bản The Apprentice của Martha là một thất bại không thể chối cãi trong khi những chương trình của tôi đều đạt được tỷ lệ bình chọn rất cao. Vậy rõ ràng là do một bên làm rất tốt còn một bên thì không.
Thế nhưng điều khiến tôi thực sự thất vọng ở Martha chính là sự vô ơn bạc nghĩa của bà ta. Tôi chính là người duy nhất ủng hộ tích cực cho Martha trong giai đoạn bà ta còn gặp nhiều khó khăn. Tôi đã quảng bá người phụ nữ này trên mọi chương trình, ngợi ca đó là một người phụ nữ tuyệt vời và mạnh mẽ, mà thật ra thì tôi vẫn luôn tin như vậy. Nhưng chưa bao giờ bà ta nói cảm ơn tôi lấy một tiếng, cũng chưa nói với tôi được điều gì dễ nghe. Không biết bao lần tôi đã đứng ra bênh vực cho Martha nhưng chưa bao giờ được bà ta ghi nhận hay gọi một cú điện thoại để cảm ơn. Thật sự thì tôi phát ngấy vì cái thái độ phản trắc đó của Martha.
Khi Martha đổ mọi tội lỗi lên đầu tôi do chương trình thất bại, tôi đã không ngại phản kháng. Tôi đã viết một bức thư gửi cho bà ta với lời lẽ mạnh mẽ, nói cho bà ta hiểu rõ rằng chính bà ta mới là người phải chịu trách nhiệm về cái chương trình nhạt nhẽo của mình. Tôi viết thế này: “Khả năng thể hiện của bà quá tồi. Còn tình cảm và lòng nhiệt huyết lại thiếu trong khi đó chính là tất cả những gì mà một chương trình cần có để thành công”. Tôi còn viết thêm: “Ngay lần đầu tiên xem chương trình đó, tôi đã biết rằng nó sẽ thất bại, và tỷ lệ khán giả bình chọn cho chương trình của bà thực sự khiến tôi rất thất vọng”. Tôi làm thế bởi phương châm của tôi là luôn trả đũa những kẻ tráo trở với mình.
Richard Branson và Mark Cuban cũng đã thất bại với các bản sao nghèo nàn của họ về chương trình The Apprentice. Richard Branson, chủ hãng hàng không Virgin Atlantic Airways, là một người đàn ông tốt. Mới đây ông ta đã gọi điện cho tôi, nhưng trước hết tôi phải kể cho các bạn nghe câu chuyện này.
Năm ngoái, tôi thực sự bực mình với hành động của Richard Branson trong thời gian ông ta thực hiện một chương trình truyền hình mới, một bản sao của The Apprentice, mang tên The Rebel Billionaire: Branson's Quest for the Best. Không một ai nhớ tới tên của chương trình đó. Hai tháng trước khi chương trình phát sóng, Richard Branson bắt đầu chiến dịch quảng bá với những chương trình quảng cáo khuếch trương rầm rộ và sự phóng đại của các phương tiện truyền thông đại chúng. Người ta gọi Richard Branson là tỷ phú, nhưng làm sao một người có thể trở thành tỷ phú khi chỉ sở hữu một hãng hàng không? Thực tế là Richard Branson còn có những công việc kinh doanh khá tốt khác, nhưng tôi biết ông ta cũng chật vật xoay vốn do chi phí mua máy bay rất đắt trong khi lĩnh vực này có sự cạnh tranh khốc liệt về giá vé cũng như các dịch vụ cộng thêm trên mỗi chuyến bay. Có lẽ đó chính là lý do tại sao Richard Branson muốn thực hiện một chương trình truyền hình thực tế. Trước khi chương trình của Richard được phát sóng, công ty truyền thông Fox cũng đã có cuộc phỏng vấn với Richard Branson, trong đó có một câu hỏi đề cập đến suy nghĩ của Richard về Donald Trump. Vì là bạn tôi nên Richard Branson trả lời rằng: “Ồ, ông ấy thật tuyệt. Tôi và Donald là bạn của nhau. Ông ấy là một doanh nhân tài ba và rất thành đạt. Tôi thực sự rất khâm phục ông ấy”.
Sau đó, khoảng hai tuần trước khi chương trình lên sóng, một vài tay sản xuất vớ vẩn đã nói với Branson rằng: “Ông không thể nói những điều tốt đep mà phải nói những điều xấu xa về Trump”. Richard thắc mắc: “Tại sao phải làm vậy?”. Tay sản xuất giải thích: “Phải có những phát biểu giật gân về ông ta thì chương trình của chúng ta mới đạt được tỷ lệ người xem cao”. Thế là một tuần sau đó, Branson đã phát biểu: “Tôi không ưa gì Donald Trump và ông ta thường không thích bắt tay mọi người”. Richard còn nói rất nhiều điều tồi tệ nữa về tôi.
Dường như việc cố gắng đánh bật chương trình của tôi là chưa đủ nên giờ ông ta còn cố tình lăng mạ tôi trước công chúng. Tôi thề sẽ trả đũa ông ta. Sau sự việc đó, tôi không hề lên tiếng và chờ cho tới khi chương trình của ông ta phát sóng. Nếu chương trình đó thành công, đương nhiên tôi sẽ không công kích ông ta bởi làm thế tôi sẽ chẳng khác gì một tên ngốc. Thành thật mà nói, tôi không muốn những phát biểu của mình sẽ khiến công chúng biết đến ông ta nhiều hơn, bởi nếu thế thì lượng người xem chương trình của ông ta sẽ tăng lên nhanh chóng.
Nhưng cuối cùng, sau khi lên sóng, chương trình đã thất bại và chỉ đạt được con số 4,85 triệu người xem. Giới phê bình chỉ trích nó. Tom Shales, nhà phê bình truyền hình của tờ The Washington Post đã gọi đó là sự lố bịch, xuẩn ngốc và nực cười. Các kênh truyền hình ngay sau đó đã nhanh chóng cho dừng phát sóng chương trình này bởi thật sự nó quá dở. Giờ mới chính là thời điểm để tôi trả đòn. Tôi công kích Richard Branson dồn dập. Tôi phát biểu trên tờ New York Daily News rằng: “Tôi thấy chương trình đó thật kinh khủng. The Apprentice vẫn luôn là chương trình hấp dẫn nhất đúng không! Richard Branson này, nhìn lại lượng người xem chương trình của anh đi. Anh thất bại rồi!”.
Còn khi chương trình của Cuban thất bại, tôi đã viết một bức thư gửi tờ New York Post tuyên bố rằng tôi đã có thể giúp Cuban tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức vì tôi am hiểu về cuộc sống, kinh doanh và truyền hình. Mark Cuban hoàn toàn không biết gì về truyền hình hay những phẩm chất cần có của người làm truyền hình. Ông ta chỉ có vẻ bên ngoài chứ không có các phẩm chất của một người Neanderthal(10). Và quan trọng hơn cả, Cuban không phải là người chiến thắng. Trong trận đấu quyết định trước khi giải bóng rổ NBA kết thúc, lúc đội bóng của ông ta đã có thể giành phần thắng thì họ lại chơi phòng thủ và để thua trước đội Miami Heat khi đó có sự góp mặt thi đấu của Dwayne Wade(11) cùng cầu thủ lừng danh Shaquille O'Neal(12) – một người bạn của tôi. Năm nay, mọi việc diễn ra thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi mới bước vào giải đấu, đội bóng của Mark được xem là ứng cử viên cho chức vô địch NBA, thế nhưng họ đã để thua ngay ở vòng đầu tiên trước đội Golden State Warriors.
Khi Mark thực hiện chương trình The Benefactor của mình trên kênh ABC, ngay lập tức chương trình này đã bị thất bại. Chương trình nhanh chóng bị đào thải và ngưng phát sóng trên truyền hình. Mark Cuban cũng đã phát biểu những điều không đúng về tôi chỉ nhằm mục đích tăng thêm chú ý của dư luận và sự thú vị cho chương trình của mình. Cuban tuyên bố rằng nhiều năm trước ông ta từng ở tại ngôi nhà Mar-a-Lago của tôi, từng bị tôi xỉ vả và nói tôi luôn xem thường những người thuộc tầng lớp bình dân. Tất nhiên, đó không phải là con người tôi – thực tế, con người tôi hoàn toàn trái ngược với những điều bịa đặt ấy. Những người như Mark Cuban mới khiến tôi phải khinh bỉ, bởi tôi không ưa gi những kẻ bịa chuyện! Đối với tôi, Mark Cuban chỉ là một kẻ thua cuộc – thời gian sẽ minh chứng cho điều tôi nói; còn Branson, dù sao thì ông ta vẫn còn là người tốt.
Khi có người chơi xấu bạn, hãy trả đòn mạnh hơn
Trường hợp của Rosie O'Donnell, sự trả đũa còn nặng nề hơn nhiều bởi đó thực sự là một kẻ thoái hóa hoàn toàn. Đầu tiên là Rosie O'Donnell đã công kích Kelly Ripa, một người phụ nữ tuyệt vời, chỉ vì sự cố bất ngờ trong một chương trình The View của bà ta.
Chưa hết, Rosie còn công kích thậm tệ Danny DeVito. Bà ta nói về Danny DeVito như thể đó l̀một kẻ nghiện rượu chỉ vì đêm trước buổi trình diễn anh ấy đã ra ngoài uống chút rượu với George Clooney. Tất nhiên Danny không phải là một kẻ nát rượu. Tôi biết anh ấy bởi anh là một người bạn của tôi.
Rồi một hôm, phóng viên của một tờ báo gọi cho tôi và nói: “Bà Rosie vừa có một bài đả kích đầy châm chọc và cường điệu thái quá về ngài dài mười phút trên chương trình truyền hình The View”. Rosie lên tiếng chỉ trích tôi như vậy chủ yếu là do sau cuộc thi hoa hậu Mỹ trước đó, tôi đã cho Tara Conner một cơ hội sửa sai trong khi mọi người đều nghĩ tôi sẽ tước bỏ danh hiệu của cô ấy. Rosie không chỉ đã buông lời lăng mạ tôi bằng nhiều cách mà còn nói một số điều vô cùng tồi tệ về tôi.
Tara Conner là một cô gái trẻ đẹp rất đáng mến nhưng đã phải đón nhận những phán xét gay gắt từ phía người dân thành phố New York khi cốy bắt đầu dùng ma túy và thức uống có cồn. Với tư cách là một hoa hậu, những hành động đó khiến Tara Conner gặp nhiều rắc rối hơn.
Nhưng sau khi nói chuyện với Tara, tôi đã quyết định dành cho cô ấy một cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ. Cô ấy đã đồng ý tới trại cai nghiện và bây giờ mọi chuyện đều đã tốt đẹp. Tara cảm ơn tôi vì đã “cứu sống cuộc đời cô”.
Tuy nhiên, Rosie O'Donnell không thích cách hành xử đó của tôi. Bà ta đã lên truyền hình và không ngần ngại buông những lời lẽ chua cay nặng nề về tôi. Đến nỗi một người bạn của tôi đã gọi điện nói rằng: “Anh bạn, bà ta ghét cậu đến thế sao?”. Tôi biết Rosie cũng khá lâu và hình như bà ta chỉ luôn làm những chuyện tồi tệ.
Chương trình truyền hình The Rosie O'Donnell Show của bà ta hoàn toàn thất bại do tỷ lệ người xem quá thấp. Ngoài ra bà ta còn khiến tờ tạp chí của mình rơi vào thảm họa bởi bản chất hằn học và hay xía vào chuyện người khác của bà ta đã hủy diệt tinh thần của tất cả những người làm việc cho tờ tạp chí ấy. Người chịu trách nhiệm xuất bản của tòa báo, một tài năng thực sự, rốt cuộc đã từ bỏ công việc của mình. Vở kịch Broadway của bà ta hoàn toàn là một thứ rác rưởi. Không những là một phụ nữ khó ưa, cả về ngoại hình lẫn tâm tính, Rosie còn là một người hèn hạ, luôn khoác lác và bôi nhọ người khác.
Giờ đây tôi phải lựa chọn giữa việc trả đũa hay bỏ qua cho bà ta. Và tôi đã chọn cách trả đũa Rosie cho ra trò để bà ta phải hối hận về cái ngày đã quyết định đả kích tôi. Giới truyền thông tỏ ra rất quan tâm tới sự phản ứng của tôi. Và tôi đã cho họ thấy một cuộc công kích ác liệt! Tôi nhận được điện thoại từ các chương trình như Entertainment Tonight, Inside Edition, Access Hollywood, Extra và nhiều chương trình khác với chung một câu hỏi: “Ngài sẽ có hành động đáp trả chứ?”. Vâng, đúng là tôi đã phản ứng lại. Tôi đáp: “Tôi ghê tởm Rosie O'Donnell, cả về con người lẫn vẻ bên ngoài của bà ta. Hãy nhìn bà ta xem, trông thật bẩn thỉu. Bà ta nói chuyện cục cằn như một kẻ vô học, chương trình truyền hình của bà ta thì thất bại, tờ tạp chí thì xuống cấp, còn chính bà ta thì bị đâm đơn kiện. Vậy nên, rất có thể tôi cũng sẽ kiện bà ta, bởi như thế sẽ rất thú vị”. Tôi còn nói thêm: “Rosie là một người đàn bà hết sức khó ưa, chỉ luôn khoác lác và bôi nhọ người khác.
Rosie là một kẻ thua cuộc và rốt cuộc rồi chương trình The View cũng sẽ thất bại bởi chính bà ta. Barbara Walters đã quá sai lầm khi tuyển dụng bà ta”. Ngay cả Barbara ́cũng từng nói với tôi rằng: “Donald này, anh đừng để bị vấy bẩn bởi những kẻ thô lỗ”.
Một buổi sáng, tôi tới ghi hình chương trình The Today Show để nói chuyện về The Apprentice, nhưng hôm đó Meredith Vieira lại hỏi tôi những câu hỏi về Rosie. Đầu tiên cô ta hỏi tôi: “Ngài Donald, ngài có thể cho biết tại sao ngài lại công kích bà Rosie không?”. Không đời nào! Chính Rosie đã công kích tôi. Còn tôi chỉ trả đũa lại. Rồi cô ta hỏi tiếp: “Có thật là ngài đã gọi bà ấy là kẻ tục tằn không?”. Tôi trả lời: “Không, tôi không bao giờ nói vậy bởi như thế vẫn chưa đủ mạnh. Tôi đã nói rằng bà ta là một kẻ thoái hóa bẩn thỉu!”. Cô ta lại hỏi tôi: “Có đúng là ngài đã gọi bà Rosie là heo mập không?”. Tôi nói: “Đâu có, tôi chỉ gọi bà ta là heo thôi!”.
Thật khôi hài; tôi gọi Rosie là kẻ thoái hóa bẩn thỉu mà không ai thèm quan tâm, nhưng khi họ nghĩ rằng tôi kêu bà ta là “heo mập” thì tất cả lại vô cùng phấn khích!
Tôi nói với Meredith: “Tôi không hề nói bà ta mập. Nhưng tôi hỏi cô nhé, bà ta có mập không?”. Meredith lảng tránh câu hỏi của tôi: “Ồ, tốt hơn là tôi không trả lời câu hỏi này”. Tôi hỏi dồn: “Meredith, tôi muốn biết, bà ta mập đúng không?”. Cô ấy lại tiếp tục lảng tránh: “Tôi nghĩ mình không nên trả lời câu hỏi này!”. Lúc ấy tôi mới nói: “Nếu vậy cứ xem như tôi đã gọi bà ta là heo mập, cô nghĩ tôi có nói sai không? Tất nhiên là tôi không nói thế, nhưng cô nghĩ tôi có sai không nếu nói như vậy?”. Tới lúc này thì chính cô ta ngắt lời: “Có lẽ chúng ta hãy ngừng chủ đề này lại”.
Câu chuyện tôi vừa kể đủ cho các bạn thấy rằng những phóng viên truyền hình này thực sự không có can đảm để nói lên sự thật. Tôi quý Meredith bởi cô ấy khá dễ thương và dễ chịu, nhưng trong trường hợp này, cô ấy đã sai. Bởi ngay sau câu kết của mình, cô ta lại quay sang tôi hỏi một câu ngớ ngẩn khác: “Ngài Donald, tại sao ngài luôn nói chuyện về bà Rosie?”. Tôi thản nhiên đáp lại:
“Bởi vì chính cô hỏi tôi những câu hỏi về bà ta!”. Tôi không hề muốn tranh luận về bất kỳ vấn đề nào có dính đến Rosie; thế nhưng chính họ là những người khơi màu. Tôi nghĩ đó có lẽ là buổi phỏng vấn xuẩn ngốc nhất trong đời mình.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Rosie thông báo mình bị suy nhược. Các phóng viên đã gọi điện cho tôi để hỏi xem tôi nghĩ về vấn đề này thế nào. Thay vì chỉ cần trả lời ngắn gọn cho êm chuyện: “Tôi không có bình luận nào hết” hay vồn vã kiểu xã giao như hầu hết mọi người vẫn làm: “Ôi thật là tội bà ấy quá. Đúng là quá tệ!” thì tôi đã nói: “Tôi nghĩ mình có thể chữa được chứng suy nhược của bà ta. Nếu bà ta đừng soi gương nữa thì tôi nghĩ chứng bệnh ấy sẽ thuyên giảm khá nhiều”. Câu nói đó của tôi đã được phát trên chương trình Entertainment Tonight và tay phóng viên đã thốt lên: “Ồ, đúng là một lời bình luận thật quá quắt!”. Có gì quá đáng chứ? Bà ta công kích tôi và nói những điều dối trá bịa đặt về tôi mà tôi lại không được phép trả đũa bà ta ư?
Nhưng đây mới là cái kết: vài ngày sau đó, Rosie được phỏng vấn ngay trên thảm đỏ. Phóng viên hỏi bà ta: “Thưa bà Rosie, ngài Donald nói rằng bà không nên soi gương vì điều đó sẽ giải quyết được chứng suy nhược của bà, bà có ý kiến gì với lời khuyên này không?”. Bà ta đáp lại: “Tôi không có bình luận nào hết. Tôi thực sư ̣không muốn nhắc tới ông ấy!”. Bạn biết tại sao không? Bởi lẽ, tôi đã giáng một cú trời đánh vào chính người đàn bà xấu xa đó. Bà ta sẽ đưa chuyện về Kelly Ripa, về Danny DeVito hay Tom Selleck, nhưng sẽ không bàn gì đến tôi, bởi bạn biết đấy, khi bạn trả đũa kẻ đã rắp tâm hại bạn, bọn họ thường sẽ co rúm ngay. Tôi đã học được điều đó khi còn học tại trường trung học. Và bạn phải trừng trị kẻ xấu xa ấy thật mạnh mẽ, thật thích đáng trong mọi hoàn cảnh. Một số người sẽ bỏ qua những lời lăng mạ của Rosie; còn tôi lại quyết trả đũa để khiến bà ta phải thấy hối hận về cái ngày đã quyết định nói những lời dối trá đáng khinh đó về tôi!
Đó chính là lý do tại sao tôi luôn khuyên mọi người: “Hãy trả đũa!”. Đương nhiên xét về mặt đạo đức hay lý thuyết thì đây không phải một lời khuyên đúng đắn, nhưng trong thực tế cuộc sống, thì việc trả đũa là hoàn toàn bình thường và phù hợp. Nếu không trả đũa khi có ai đó rắp tâm hạ gục bạn thì bạn đúng là người khờ dại!
Tôi có nhiều bạn bè là vận động viên thể thao. Họ rất quý mến tôi và thường gọi điện trò chuyện cùng tôi. Xét cho cùng thì họ chỉ là những người có khả năng kiếm được số tiền lớn ở cái tuổi còn quá trẻ, và chính vì còn quá trẻ nên họ chưa biết cách giữ tiền. Số tiền họ kiếm được bị quản lý, kế toán, luật sư, người đại diện… tranh nhau vẽ chuyện để bòn rút. Đối với những kẻ này, chuyện đó dễ như giựt kẹo của một đứa trẻ con mà thôi.
Mới đây, một cầu thủ tài ba đã chơi nhiều năm trong giải bóng rổ nhà nghề NBA, một người nổi tiếng tới mức dù không phải là người hâm mộ bóng rổ cuồng nhiệt bạn vẫn biết tên anh ta – đã gọi điện kể với tôi rằng cậu ấy có bằng chứng về việc tay quản lý đã ăn cắp tất cả tiền của mình. Cậu ta hỏi tôi:
– Ngài Trump, với tất cả thông tin tôi có được thi coi như tôi có thể tóm gọn hắn rồi đúng không?
– Hãy hành động đúng lẽ phải! Hãy tóm cổ hắn ta!
Tôi có thể giúp cậu tóm hắn. Tôi biết tay luật sư khét tiếng nhất về những vụ như thế này. Chúng ta sẽ kiện tay quản lý của cậu ra tòa. Chung ta sẽ làm cho hắn thật đau đớn để phải quay về quỳ gối trước cậu. – Tôi trả lời bằng giọng đanh thép. – Tôi sẽ lôi hắn về cho cậu và hắn sẽ phải hứng chịu hậu quả từ những điều hắn đã gây ra, còn cậu hãy chờ để lấy lại khoản tiền kếch xù của mình bất kể hắn ta có tiêu số tiền đó hay chưa.
– Ồ, ngài Trump, đừng làm thế. Tôi không muốn làm như vậy đâu. – Cậu ta hốt hoảng thốt lên.
– Thế ý cậu thế nào, cậu không muốn đòi lại công bằng ư? Tại sao nào?
– Quả thực tôi không muốn dính vào chuyện kiện tụng.
– Tại sao lại vô lý vậy? – Tôi phát cáu.
Bạn hãy hình dung xem, một cầu thủ tài ba bị tay quản lý cưỡm hết tiền nhưng lại không muốn dính vào việc trả đũa gã ta. Cái cách hắn ta cướp đoạt số tiền đó thật bỉ ổi và đúng là cách của một tên ăn cướp hèn hạ. Tôi nói: “Nghe đây anh bạn, cậu phải trả đũa hắn ta và lấy lại số tiền đã mất, nếu không cậu đúng là kẻ xuẩn ngốc nhất
trên đời mà tôi từng biết!”. Anh ta vẫn khăng khăng: “Tôi không thể làm được!”. Tôi bực tức: “Được thôi, nếu đó là điều cậu muốn. Song hãy nhớ, đừng bao giờ gọi điện cho tôi nữa bởi tôi không ưa những kẻ xuẩn ngốc!”. Kể từ đó, tôi không nói chuyện với anh ta nữa. Thỉnh thoảng, anh ta cũng có gọi điện cho tôi nhưng tôi không bao giờ muốn tiếp chuyện với một kẻ thua cuộc như anh ta.
Đừng ngần ngại trả đũa những kẻ đã hại bạn. Điều này thực sự quan trọng vì nó không chỉ sẽ dạy cho những kẻ làm hại bạn một bài học thích đáng mà còn khiến những người khác biết rằng không nên cư xử tệ bạc với bạn.
Khi người khác thấy bạn không phải là một kẻ tầm thường và chứng kiến những kẻ rắp tâm hại bạn phải nhận lấy bài học thích đáng như thế nào thì họ sẽ thực sự tôn trọng và kính nể bạn, hay ít ra là phải dè chừng bạn. Nhưng hãy luôn nhớ chỉ trả đũa kẻ khác vì lẽ phải. Đừng làm điều đó nếu không có lý do xác đáng.
Việc trả đũa ai đó không phải lúc nào cũng là việc cá nhân. Đôi khi đó còn là một phần của công việc kinh doanh. Một ví dụ về chuyện này chính là những thương vụ giữa tôi với Merv Griffin. Mới đây, Merv Griffin vừa qua đời. Đó là một con người rất thú vị. Merv và tôi từng có chút hiềm khích với nhau, nhưng cuối cùng tôi nghĩ chúng tôi vẫn rất trân trọng nhau. Ông ấy kể với mọi người rằng Donald Trump là một thiên tài (thậm chí ông ấy đã viết như vậy trong cuốn sách của mình), nhưng có một điều đáng tiếc không thể thay đổi được, đó là Merv đã phát biểu trước mọi người rằng ông ấy từng thắng tôi một thương vụ trong khi thực tế thế nào thì ông ấy hiểu rõ điều đó hơn ai hết và cũng đã thừa nhận với tôi như vậy.
Việc liên quan đến thương vụ tôi đã bán cho Merv công ty Resorts International với một cái giá rất cao. Tôi giữ hầu hết số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty nên Merv không thể làm được gì trừ khi tôi bằng lòng bán chỗ cổ phiếu đó. Tuy nhiên, cái giá Merv đưa ra quá cao đến mức chỉ có kẻ mất trí mới không chấp nhận lời đề nghị của ông ta. Thế nhưng ngay sau khi thương vụ được hoàn tất, Merv lập tức thông báo với mọi người rằng ông ta đã đánh bại được tôi. “Tôi đã thắng Donald Trump trong thương vụ này!”, Merv đã rêu rao với tất cả mọi người như vậy.
Giới báo chí liên tục gọi điện cho tôi và loan tin ầm ĩ rằng Merv đã đánh bại Donald trong một vụ làm ăn. Lúc đó tôi chỉ phát biểu đơn giản với giới báo chí: “Thương vụ này quả thật rất thú vị. Muốn biết tôi thắng hay bại thì cứ đợi năm năm nữa mà xem. Còn tại thời điểm này, tôi chỉ cần biết tôi đã bán được với cái giá rất cao”.
Tuy nhiên dù thế nào thì thương vụ đấy cũng đã trở thành thảm họa đối với Merv. Với sự am hiểu sâu sắc của mình trong lĩnh vực này, tôi nghĩ Merv đã phải soạn đi soạn lại ít nhất là hai lần điều khoản thứ 11 trong bản hợp đồng đó. Tôi tin chắc đó chính là lý do tại sao Merv gọi tôi là thiên tài, còn tôi cũng không phủ nhận rằng ông ta từng là một đối thủ thực sự làm tôi phải ngạc nhiên; một con người với vẻ ngoài rất tử tế và hòa nhã nhưng bản chất thì chẳng khác nào một con hổ đáng gờm. Tại một buổi tổ chức sự kiện, ông ấy nói: “Tôi đã từng có rất nhiều dừa”. Đó là lời nói đùa muốn ám chỉ cái giá mà ông ta đã phải trả cho tôi để có được Resorts International. Cũng bởi chuyện làm ăn đó mà Merv và tôi không thể trở thành bạn bè – nhưng tôi sẽ luôn nhớ ông ấy.
Tuy tôi là người sẵn sàng trả đũa những kẻ rắp tâm hại mình, nhưng có rất nhiều kẻ vẫn cố tìm mọi cách để hại tôi; đôi khi họ cũng đạt được mục đích, nhưng rất hiếm. Tuy nhiên khi họ làm vậy, tôi sẽ trả đũa lại một cách thích đáng. Nên nhớ rằng bạn làm điều đó không chỉ để trả đũa lại kẻ đã đối xử tệ với bạn mà còn để cho những người khác đang theo dõi biết điều gì sẽ xảy đến với họ nếu họ có ý định chơi xấu bạn. Nếu ai đó tấn công bạn, đừng ngần ngại; hãy trả đũa thật thích đáng!
CHIA SẺ CỦA ZANKER
Cuộc sống đầy rẫy những kẻ thất bại chỉ thích can thiệp vào chuyện của người khác, nhất là những người thành đạt hơn họ. Tôi nghĩ điều đó xuất phát từ một trong hai điều: lòng ghen tị hoặc tính tham lam, hoặc sự kết hợp của cả hai bản tính đấy. Đôi khi, tiền bạc không phải là vấn đề cốt yếu, như Donald nói: “Họ đơn giản làm như vậy chỉ để thỏa mãn trò vui”.
Có lần, một công ty được thành lập với cách thức hoạt động như một bản sao của The Learning Annex và bắt đầu được quảng bá để cạnh tranh trực tiếp với tôi ở New York. Rõ ràng là họ đang đánh cắp các khách hàng của chúng tôi. Tôi đã gửi một bức thư yêu cầu người chủ công ty đó phải dừng ngay trò gian lận lại. Họ đã từ chối, vậy nên ngay lập tức tôi đâm đơn kiện họ ra tòa vì vi phạm bản quyền và xâm phạm thương hiệu. Tại tòa án, thẩm phán hỏi họ có muốn tự hòa giải không. Họ đã trả lời: “Không”. Cuối cùng, phán quyết của quan tòa đã trả lại sự công bằng cho The Learning Annex và yêu cầu công ty kia phải chịu mức phạt cao tới mức họ không đủ để trả và đã phá sản. Tôi cảm thấy rất hả hê trước việc đó. Bạn phải dạy cho những kẻ muốn xen vào chuyện của bạn một bài học thật thích đáng.
Để giành phần thắng trong những trường hợp đó, sự bền bỉ là một điều cốt yếu. Thời điểm đó, cả công ty tôi lao đao; nhưng tôi quyết không khuất phục nên đã đương đầu với khó khăn. Bằng mọi cách, tôi đã kiện họ tới tòa phúc thẩm bang New York – tòa án tối cao ở New York. Tôi đã không ngừng đấu tranh cho tới khi giành được phần thắng. Đừng bao giờ ngừng đấu tranh cho đến khi bạn trả đũa được những kẻ đã hại mình.
Một lần khác, vào những năm 1980, khi công việc kinh doanh của tôi gần như rơi xuống vực thẳm, tôi nhớ có lần đã thuê một diễn giả – một tác giả viết sách tên tuổi và là một chuyên gia về các mối quan hệ. Bà ta được xếp lịch diễn thuyết tại The Learning Annex ở Washington, D.C., vào sáng thứ Bảy. Chuyến bay của bà ta từ Los Angeles dự định sẽ hạ cánh vào tối ngày thứ Sáu. Trước đó, hàng trăm người đã đăng ký tới dự buổi diễn thuyết của bà ta.
Mười một giờ tối ngày thứ Sáu, bà ta gọi điện báo với tôi rằng chuyến bay đã bị hủy, thế nên bà ta sẽ không thể tham gia buổi diễn thuyết. Thật sự đó là một tin chẳng mấy hay ho bởi những người đã đăng ký đang cần được giúp đỡ và rất mong chờ buổi nói chuyện này. Lúc đó cũng đã quá muộn nên không thể liên lạc với tất cả những người đã đăng ký để thông báo về việc hủy bỏ buổi thuyết giảng.
Nếu hôm sau mọi người đến nơi rồi mới biết việc hủy bỏ buổi nói chuyện, họ sẽ nổi giận và việc đó sẽ ảnh hưởng tồi tệ đến công việc kinh doanh cũng như uy tín của tôi.
Tôi đã kiểm tra lại thông tin từ hãng hàng không và phát hiện ra chuyến bay đó không hề bị hủy. Vậy là rõ, đến phút chót bà ta đã quyết định không thực hiện lời hứa với chúng tôi. Bà ta không chỉ đã xem thường tôi mà còn thiếu tôn trọng tất cả những người đã bỏ công sức đăng ký tham dự lớp học và mong chờ bài thuyết giảng của bà ta.
Nếu bà ta thú nhận những gì đã làm và mong tôi thông cảm thì có lẽ tôi sẽ bỏ qua mọi chuyện. Thế nhưng bà ta lại cư xử với tôi và những học viên tham dự lớp học như thể chúng tôi chẳng quan trọng gì. Sau sự việc đó, tôi bắt đầu lập một danh sách những người làm tổn hại đến mình và tất nhiên không quên ghi tên bà ta vào. Rồi tôi trấn tĩnh lại và chờ cơ hội để trả đũa.
Không lâu sau, một nhà sản xuất truyền hình gọi điện cho tôi. Mọi chuyện xuất phát từ việc chính người đàn bà kia đã đưa tên tôi vào phần lấy ý kiến tham khảo về bà ta trong một chương trình truyền hình bàn về các mối quan hệ mà người ta đang định mời bà ta tham dự. Thế là tôi đã dành tặng người đàn bà này những lời nhận xét tồi tệ nhất. Tôi nói với họ rằng bà ta là một người rất tồi, một người thiếu trung thực và vô trách nhiệm.
Sau đó, tôi thực sự hài lòng khi biết bà ta sẽ không bao giờ được mời tham dự chương trình đó nữa. Tôi không chắc liệu có phải lời đánh giá tồi tệ của tôi về bà ta có là nhân tố tác động tới việc này không, nhưng tất nhiên tôi mong là như vậy. Bà ta cũng nhiều lần gọi điện cho tôi bày tỏ mong muốn tham gia đứng lớp tại The Learning Annex để quảng bá cho những cuốn sách của mình, nhưng tôi không bao giờ cho bà ta cơ hội đó. Tôi không bao giờ quên được hành động vô cùng khiếm nhã và thiếu tôn trọng mà bà ta đã cư xử với tôi và những học viên của tôi. Tôi không bao giờ bỏ qua những điều đó một cách dễ dàng. Tôi sẽ luôn trả đũa.
Mới đây, tôi phải sa thải một nhân viên vì không có khả năng làm việc. Tôi ghét phải sa thải nhân viên, nhưng thật sự anh ta làm việc rất tồi và tôi buộc phải làm vậy. Vài tuần sau, luật sư của anh ta gửi cho tôi một bức thư thông báo rằng họ sẽ kiện tôi ra tòa vì đã sa thải anh ta một cách vô lý. Thực ra tôi biết mình sẽ nắm chắc phần thắng trong vụ kiện này, nhưng dù sao thì nó cũng sẽ tiêu tốn của tôi một khoản tiền không nhỏ để biện hộ. Vì vậy, tôi quyết định sẽ dạy cho anh ta một bài học.
Tôi cho gọi người phụ trách kỹ thuật và yêu cầu anh ấy khôi phục lại tất cả các tài liệu đã bị xóa trên chiếc máy vi tính mà gã nhân viên đó từng sử dụng trong thời gian còn làm việc cho tôi để xem hắn ta định giở trò gì. Chuyên gia máy tính của tôi đã tìm được vài thông tin khá thú vị. Rõ ràng gã nhân viên này thường xuyên lướt qua hàng trăm trang web khiêu dâm từ máy tính làm việc của mình.
Tôi yêu cầu luật sư của mình gửi một bức thư cho luật sư của hắn và cảnh báo rằng nếu hắn ta kiện chúng tôi ra tòa thì toàn bộ những thông tin này sẽ được công khai trước công chúng. Thế là gã hèn hạ đó biến mất tăm.
Nếu bị chơi xấu, tôi thành thật khuyên bạn hãy trả đũa thẳng tay. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được một lời xin lỗi chân thành thì hãy chấp nhận và cho qua những điều không hay đấy.
Lúc bạn còn nhỏ, cha mẹ và thầy cô thường dạy bạn không được đánh nhau và hãy cố gắng thân thiện với mọi người. Lời dạy bảo đó vô cùng đúng đắn bởi họ luôn cố gắng muốn bảo vệ bạn khỏi những thực tế khắc nghiệt của thế giới này. Nhưng trong thế giới của những người trưởng thành, mọi thứ hoàn toàn khác, bởi có rất nhiều kẻ xấu xa luôn cố tìm cách chèn ép bạn. Khi có bất kỳ người nào muốn rắp tâm hại bạn, đừng sợ hãi thu mình lại hay tỏ ra nhu nhược, mà hãy trả đũa. Xét về lý thuyết, đây có thể không phải là lời khuyên mẫu mực, nhưng lại là một lời khuyên đúng đắn trong cuộc sống thực tế của chúng ta. Nếu không trả đũa thì bạn đúng là người khờ dại! Hầu hết những người viết sách về kinh doanh sẽ không quá thẳng thắn và thành thật chỉ cho bạn về lời khuyên trả đũa này dù họ biết đó là việc cần làm, và bản thân họ vẫn thường làm thế. Sở dĩ họ sẽ không bảo bạn làm vậy bởi họ muốn có một “hình tượng đẹp” trong suy nghĩ của mọi người, họ muốn tỏ ra mình bao dung và cao thượng. Tôi lại không thích sự giả dối làm màu như vậy. Đấy chính là lý do vì sao tôi khuyên bạn hãy trả đũa khi bị chơi xấu.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Khi ai đó đối xử tệ với bạn, hãy trả đũa thật thích đáng.
Tha thứ cho người tốt, nhưng đừng bao giờ tha thứ cho kẻ xấu.
Khi ai đó công khai công kích bạn, hãy cho họ nếm mùi tương tự.
Nếu muốn ngăn chặn các trò ác ý của những kẻ hay bắt nạt mình, bạn hãy trả đũa để khiến họ phải mở to mắt xem bạn là ai. Họ sẽ phải suy nghĩ chín chắn trước khi có ý định chơi xấu bạn lần nữa.
Phải luôn có lý do xác đáng khi trả đũa ai đó.
Hãy tấn công bằng những đòn thích đáng để những kẻ đang mon men ý định chơi xấu bạn sẽ phải từ bỏ ý định đó.
Nếu người nào đó hiểu rằng họ đã phạm sai lầm và biết nhận lỗi, hãy tha thứ và khuyến khích họ tiến bộ, nhưng đừng bao giờ quá tin tưởng họ lần nữa.