Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nghĩ Lớn Để Thành Công

Chương 9: “anh Yêu Em, Hãy Ký Tên Vào Cái Này Em Nhé!”

Tác giả: Donald J.Trump
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý

Khi quyết định kết hôn, hãy chuẩn bị một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị đẩy vào bước đường cùng chỉ vì không có một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Thành thật mà nói, nếu tôi không có những bản hợp đồng tiền hôn nhân với Ivana và Marla thì giờ đây tôi cũng đã trắng tay. Khi ly hôn, hai bà vợ này của tôi đã không ngần ngại đòi phân chia tài sản một cách quá đáng. Nhưng thật may mắn vì chính những bản hợp đồng tiền hôn nhân đã giúp tôi không bị mất những khoản tiền vô lý. Tôi cũng đã gặp nhiều thăng trầm và đã phải giải quyết chúng ổn thỏa để tới ngày hôm nay công ty của tôi trở nên lớn mạnh hơn với số tài sản lớn hơn trước rất nhiều. Nếu tôi không có những bản hợp đồng tiền hôn nhân thì công ty của tôi sẽ không được như bây giờ, còn tôi có thể sẽ bị mất tất cả.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa tôi với những người vợ cũ vẫn rất tốt đẹp và tôi nghĩ rằng bạn cũng nên làm như thế, ít nhất là vì nghĩa vụ với các con của bạn. Ivana và Marla đều là những phụ nữ tuyệt vời. Tôi không đổ lỗi cho họ trong chuyện chia tay, trái lại tôi tự thấy rằng thất bại của những cuộc hôn nhân đó đều là lỗi ở tôi. Với nhiều người, có thể họ sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc sở hữu một công ty riêng hay bám trụ được với một công việc lương cao đầy áp lực. Nhưng đối với tôi thì khó khăn chính là vấn đề về gia đình. Cả Ivana và Marla đều rất tuyệt, nhưng tôi lại đặt công việc lên hàng đầu. Tôi yêu công việc! Tôi đi làm từ rất sớm và trở về nhà vào đêm khuya nên vợ chồng tôi rất hiếm khi gặp mặt và dành thời gian trò chuyện với nhau.

Một khi đã quyết định kết hôn có nghĩa là bạn thực sự tin tưởng vào tình yêu của hai người và không ai nghĩ rằng: “Tôi sắp kết hôn nhưng tôi biết một ngày nào đó tôi sẽ ly hôn”. Tôi biết bạn đang hạnh phúc trong tình yêu nhưng đừng để điều đó làm mờ mắt bạn. Thực tế cho thấy có đến 58% các cuộc hôn nhân đều kết thúc ở tòa án. Điều đó đồng nghĩa với việc có thể bạn sẽ nằm trong số 58% đó và có thể bị mất trắng mọi thứ nếu bạn kết hôn mà không có một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Ngay cả với những cặp vợ chồng cùng kết hôn lần đầu và vô cùng yêu nhau thì thực tế đó cũng không thay đổi.

Tôi đã từng chứng kiến sự bất thành của những thương vụ và các mối quan hệ đối tác làm ăn. Tôi cũng đã thấy rất nhiều thương vụ làm ăn không tốt đẹp chút nào cho dù có kiện tụng hay không. Thế nhưng vẫn không gì tồi tệ hơn việc xảy ra tranh chấp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhất là khi họ tranh chấp để giành nhau tài sản, con cái, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ cùng nhiều thứ khác nữa. Thật kinh khủng. Bạn yêu một người tha thiết rồi sau đó nhận ra rằng bạn và người ấy đang ở hai đầu chiến tuyến trong một trận chiến cực kỳ căng thẳng, thậm chí còn căng thẳng hơn cả các vụ giao dịch kinh doanh. Tôi đã từng cảm thấy như đang ở dưới địa ngục thực sự vậy. Vì thế, bạn cần phải có một bản hợp đồng tiền hôn nhân, cần một sự đảm bảo chắc chắn cho mình.

Với vai trò là một doanh nhân, tôi đã chứng kiến rất nhiều vụ kiện tụng gay gắt với kết quả là những thương vụ không thành công, những mối quan hệ đối tác làm ăn bị tan vỡ và những cuộc khẩu chiến vô cùng hỗn loạn. Cuộc chiến để giành lấy các vụ làm ăn và bất động sản thực sự rất tàn khốc, thế nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với cuộc chiến giữa một người đàn ông và một người đàn bà đã từng thương yêu nhau và đôi khi vẫn còn tình cảm với nhau nhưng phải quyết định chia tay. Hận thù là điều có thể gây ra những cuộc tranh chấp khủng khiếp hơn bất cứ vụ tranh chấp nào trong kinh doanh mà tôi đã thấy.

Tình yêu làm cho hầu hết các cặp đôi trở nên mù quáng, và họ không chịu chấp nhận một thực tế rằng điều tồi tệ có thể xảy ra với mối quan hệ của họ. Quả là rất hiếm thấy cặp đôi nào nhìn nhận được thực tế không mong muốn đó và ký vào bản hợp đồng tiền hôn nhân. Nhưng nếu bạn có ý định kết hôn thì hãy điền tên mình vào danh sách những người hiếm thấy này. Thật ngớ ngẩn khi bạn không tự bảo vệ mình khỏi cuộc sống địa ngục mà bạn sẽ phải trải qua chỉ vì không có bản hợp đồng tiền hôn nhân. Tin tôi đi, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần đến bản hợp đồng này bởi đôi khi mọi chuyện lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Tôi biết một cặp vợ chồng mà người chồng phải làm việc quần quật 18 tiếng một ngày suốt nhiều năm ròng trong khi cô vợ tuyệt nhiên không làm gì cả. Thế nhưng cuối cùng, người vợ lại đâm đơn ra tòa đòi lấy hết toàn bộ số tiền anh chồng kiếm được, tới hàng triệu đô-la. Khi biết chuyện tôi chỉ nói có một câu: “Lại một cuộc đổ vỡ!”.

Tôi còn có một anh bạn khác khá thú vị. Trong mọi việc, anh ta là người vô cùng cứng rắn, nhưng khi dính vào phụ nữ thì anh ta trở thành một gã khờ. Bạn cứ hình dung đi, một gã to cao đến nỗi nếu những người đàn ông khác thấy anh ta bước trên phố thì họ sẽ tạt sang một bên chỉ vì sợ cái tướng của anh ấy. Thế nhưng chỉ cần một người phụ nữ cao chưa tới 1,65 mét lại có thể điều khiển anh ta dễ dàng như một quân cờ. Anh bạn tôi đã kết hôn bốn lần nhưng không lần nào anh ta làm hợp đồng tiền hôn nhân. Vì thế mỗi lần ra tòa ly dị, anh ta lại phải chi một khoản tiền tới 50 triệu đô-la. Vậy là 4 lần ly hôn với 4 bà vợ, anh ta đều phải chi cho mỗi bà 50 triệu đô-la.

Năm ngoái, anh ấy đã gọi điện cho tôi và kể rằng: “Donald này, tớ muốn nói với cậu một chuyện. Tớ đã gặp được người phụ nữ vô cùng tuyệt vời và bọn tớ sắp làm đám cưới”. Tôi liền hỏi: “Cậu sẽ làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân chứ?”. Anh ấy đáp lại: “Tớ không nghĩ mình sẽ cần đến nó, Donald. Người phụ nữ này rất tuyệt vời. Cô ấy chính là tình yêu của đời mình”. Tôi nhắc anh ta: “Cậu đã nói điều này với tớ bốn lần rồi đấy”. Anh ta bao biện: “Không, lần này hoàn toàn khác”. Tôi hỏi tiếp: “Thế cậu đã gặp cô ấy ở đâu?”. Anh bạn tôi thản nhiên đáp: “Ở Las Vegas. Cô ấy là một vũ công”. Bạn biết không, anh bạn tôi là một kẻ hủy diệt máu lạnh, một thiên tài kinh doanh, một con thú thực sự; anh ta sẵn sàng xé xác con mồi của mình, nhưng khi bên cạnh phụ nữ, anh ấy đích thị là một gã ngốc. Tôi nói với anh ta: “Cuộc hôn nhân này của cậu cũng không kéo dài được lâu đâu”.

Và dự đoán của tôi càng được củng cố hơn bởi sau khi gặp tôi, cô ta liền bám lấy tôi. Vậy đấy, cô ta bám theo tôi, còn anh bạn tôi thì cho rằng cô ta là một phụ nữ tuyệt vời, là tình yêu đích thực của đời mình, là người sẽ gắn bó với anh ấy cho tới khi cái chết chia lìa. Thật nực cười! Cô nàng này thấy tôi thú vị và hấp dẫn hơn anh bạn tôi, còn anh bạn tôi lại nói với tôi rằng anh ấy sẽ có một cuộc hôn nhân tuyệt vời. Và giờ đây anh ta đã không tránh khỏi những rắc rối chỉ vì không có bản hợp đồng tiền hôn nhân. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi khuyên bạn nên có một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Đây không phải là chuyện bạn không tin tưởng vào người bạn đời hay tình yêu của mình, mà đơn giản nó giúp bạn tránh được những rắc rối đáng tiếc về sau. Điều này cũng giống như khi bạn bắt tay vào kinh doanh, bạn cần có một hợp đồng chính thức để phân định rõ ràng lợi ích của từng người trong trường hợp công ty phải giải thể. Đơn giản chỉ có thế thôi.

Hay như trường hợp của Paul McCartney, cựu thành viên ban nhạc The Beatles. Ông ấy là một trong những ngôi sao ca nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại với hàng triệu, hàng triệu đĩa hát đã được tiêu thụ hết. Paul ước tính đáng giá khoảng 1,5 tỷ đô-la và ông cũng đã nhiều lần trở thành triệu phú. Sau khi vợ ông, bà Linda qua đời vì bệnh ung thư vú, Paul kết hôn với Heather Mills, một cô gái không có danh tiếng. Một số người nói rằng, vào những năm 1980, cô ta đã từng là một người mẫu khỏa thân và làm việc cho một dịch vụ cho thuê người yêu. Cũng không rõ sự thật thế nào, nhưng người ta chỉ thấy một điều rằng từ một người vô danh, nhưng sau khi kết hôn với Paul McCartney, Heather được nhiều người biết đến hơn. Tôi còn nhớ đã xem một chương trình của Larry King(16) trước khi Paul và Heather đám cưới. Trong chương trình đó, Larry King đã hỏi Paul: “Thưa ngài Paul, ngài sẽ làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân phải không?”. Và Paul đáp lại: “Tôi chưa bao giờ có một bản hợp đồng tiền hôn nhân nào cả. Tôi không muốn có nó bởi chúng tôi yêu nhau thật lòng”. Tôi thầm nghĩ: “Đúng là sai lầm. Gã này quả là ngốc”. Tôi nghe nói chính Heather cũng đã chủ động đưa ra một bản hợp đồng tiền hôn nhân nhưng Paul đã từ chối ký vào đó.

Suốt ba năm trời, người đàn bà này đã làm cho cuộc sống của Paul trở nên vô cùng khổ sở và rồi sau đó, cô ta còn nhẫn tâm kiện ông ấy ra tòa để kiếm được khoản tiền 400 triệu đô-la. Sau vụ đó, tôi nghĩ ít ra cô ta cũng đã kiếm chác được 60 triệu đô-la cộng thêm ngôi nhà của Paul ở phố John's Wood. Chỉ ba năm mà kiếm được chừng đó cũng không xoàng chút nào. Và tôi đã tự nhủ: “Chẳng phải đó là điều quá lố bịch sao?”.

Còn nhớ khi Paul và Heather McCartney tuyên bố sẽ ly hôn và chia tay một cách êm thấm vì cô con gái ba tuổi – Beatrice, tôi đã nói “không có chuyện chia tay trong hòa bình đâu” và tôi đã đúng. Cái vỏ bọc “chia tay trong hòa bình” đã bị lật tẩy và mọi chuyện trở nên vô cùng tồi tệ. Rổt cuộc Paul đã phải cho thay khóa của ngôi biệt thự ở Luân Đôn và đóng lại tài khoản chung của hai người ở ngân hàng. Paul thậm chí còn viết một lá đơn khiếu nại người vợ sắp ly hôn của mình về việc cô ta đã mang đi mất ba chai đựng dung dịch làm sạch khí. Tôi không biết tại sao chuyện đó lại quan trọng với Paul như vậy nhưng lời buộc tội đã lan truyền khắp công chúng.

Trong các giấy tờ bằng chứng trình lên tòa án, Paul đã phàn nàn rằng trong suốt thời gian hai người sống chung, Heather là người “thích tranh cãi” và “thô lỗ với những người phục vụ”. Nhưng vì họ không có bản hợp đồng tiền hôn nhân nên Heather đang cố làm căng để có được số tiền 400 triệu đô-la trong vụ ly dị này.

Có những báo cáo cho thấy Heather đã dùng một chiếc máy quay phim xách tay để ghi lại tất cả những gì xảy ra với mình. Nghe nói cô ta muốn dùng những thước phim quay được để moi thêm tiền từ Paul hoặc dùng chúng để làm bằng chứng cho dư luận thấy cô ta đã bị đối xử bất công và đáng thương thế nào trong toàn bộ câu chuyện này. Mục đích chính của tất cả những việc cô ta đã làm là để chạy theo bọc tiền khổng lồ của Paul. Chưa hết, cô ta còn cố tình phá hủy cả huyền thoại tuyệt vời về cuộc hôn nhân giữa Paul với Linda bằng cách gieo tai tiếng cho nó.

Tôi biết có thể bạn nghĩ tôi đang đưa ra những phân tích và chứng cứ tiêu cực về các cuộc hôn nhân, nhưng nếu bạn không muốn trở thành một kẻ ngốc trắng tay thì dù bạn có đang say đắm trong tình yêu với người nào đi chăng nữa, bạn vẫn nên làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân để phòng bị. Nếu không tin, bạn có thể hỏi Paul McCartney xem ông ấy nghĩ gì. Tôi cá là Paul đang ước mình có một bản hợp đồng như vậy.

Một lần, trong buổi diễn thuyết của tôi trước 20.000 người tại Atlanta cho The Learning Annex, có một phụ nữ rất xinh đẹp, tạm gọi cô ấy là Jennifer, đã đứng dậy hỏi tôi rằng liệu cô ấy có thể lên thử giọng để tham gia vào chương trình truyền hình thực tế The Apprentice được không. Ngay từ giây phút nhìn thấy cô ấy, tôi đã biết đó là một phụ nữ rất cuốn hút. Tôi không chần chừ nói: “Mời quý cô lên trên này, cô Jennifer. Cô đã được tuyển dụng”.

Và cô ấy đã bước lên bục diễn thuyết cùng với cô em gái cũng quyến rũ không kém. Tôi hỏi hai người: “Cả hai đều đến từ Atlanta phải không? Hai người đã kết hôn chưa?”. Jennifer đã có gia đình còn cô em gái thì chưa. Tôi hỏi Jennifer: “Chồng cô có ở đây không?”. Câu trả lời là không và tôi tiếp tục hỏi: “Được rồi, ở đây có chừng 20.000 người nên chồng cô sẽ không tìm thấy cô đâu. Vậy hãy thành thật nhé. Cô đã bao giờ lừa dối chồng mình chưa?”. Jennifer đã thành thật nói: “Vâng, thú thực là có. Phải nói rằng đó là điều tồi tệ nhất mà tôi đã từng làm trong đời và tôi hy vọng anh ấy sẽ tha thứ cho tôi”.

Sau câu trả lời thành thật đó, đám đông trở nên ầm ĩ còn cô em gái cứ há hốc mồm vì kinh ngạc và nói rằng cô không hề biết gì về chuyện tình của chị mình. Tôi tiếp tục cuộc phỏng vấn của mình: “Vậy là trước mặt những người đang ở đây, cô thừa nhận rằng mình đã lừa dối chồng, đúng không?”. Jennifer thẳng thắn đáp: “Vâng, tôi không nói dối”. Tôi hỏi thêm: “Ở đây ngoài em gái mình, cô còn có người bạn nào nữa không? Nếu có thì hãy bảo họ đừng nói chuyện này với ai, bằng không cuộc hôn nhân của cô sẽ kết thúc. Chồng cô có biết gì về chuyện lừa dối này không?”. Câu trả lời là không. Tôi hỏi tiếp: “Cô có làm hợp đồng tiền hôn nhân không?”. Jennifer trả lời: “Không. Tôi kiếm được nhiều tiền hơn chồng tôi”. Tôi khẳng định: “Vậy thì cô sẽ cần một bản hợp đồng đó”.

Tôi đã mất nhiều năm để nói về tầm quan trọng của hợp đồng tiền hôn nhân và có lẽ mọi người đã bắt đầu lắng nghe điều đó. Bằng chứng là hiện nay, mỗi tháng Viện Equality in Marriage có khoảng 5.000 đơn đặt hàng thảo hợp đồng tiền hôn nhân so với con số khiếm tốn 1.500 bản hồi vài năm trước.

Trong số mười đôi kết hôn lần đầu thì chỉ có duy nhất một đôi làm hợp đồng tiền hôn nhân. Và chín đôi còn lại đang sống trong một thiên đường ảo tưởng với kỳ vọng rằng họ sẽ có một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trọn đời. Nhưng sau cuộc ly hôn lần đầu tiên, nhiều người trong số họ đã khôn ngoan hơn. Giờ đây, cứ năm cặp quyết định kết hôn lần thứ hai, thứ ba, hay thứ tư thì có một cặp đồng ý làm bản hợp đồng này. Nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 20% và nghĩa là còn đến 80% số người sau khi ly hôn lần thứ ba vẫn từ chối bảo vệ mình bằng một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Thật là ngạc nhiên!

Dường như phần lớn mọi người đều không muốn làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Tại sao vậy? 43% số người từ chối làm bản hợp đồng này cho biết họ không cần đến vì “Họ không có kế hoạch ly hôn”. Thật ngớ ngẩn. Ai lại muốn lập kế hoạch ly hôn khi mới kết hôn lần đầu? Không ai muốn điều đó. Nhưng rõ ràng là nó có thể sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào.

5% những người không có bản hợp đồng này là do sợ phải yêu cầu người bạn đời của mình ký vào bản hợp đồng lạ lùng đó. Họ nghĩ rằng người chồng/vợ tương lai của mình sẽ ngay lập tức hủy đám cưới nếu họ đề nghị như thế. Tôi biết đây là điều rất khó thực hiện nhưng nếu không làm thì nhiều điều tồi tệ khác có thể xảy đến, thậm chí là tình cảm giữa hai người có khi còn tồi tệ hơn so với khi có sẵn một bản hợp đồng.

Tôi đã không hề ngạc nhiên khi nghe tin Nick Lachey và Jessica Simpson chia tay bởi vì con người thay đổi nhanh lắm, nhất là khi họ mới chỉ ngoài hai mươi tuổi và vẫn đang trong hành trình khám phá bản thân. Khi hai người mới gặp nhau, sự nghiệp của Nick có vẻ tốt hơn của Jessica. Tuy nhiên, sau chương trình truyền hình thực tế của mình, sự nghiệp của cả hai người đã thực sự cất cánh, nhưng Jessica lại giành được nhiều thành công hơn.

Nói về vụ ly hôn của Nick và Jessica, hai người này đã không hề làm hợp đồng tiền hôn nhân. Tôi không hiểu tại sao cha của Jessica, người đã đảm nhiệm rất tốt vai trò một ông bầu cho cô, lại không bắt cặp đôi đó ký vào bản hợp đồng bảo vệ quyền lợi này. Jessica và Nick đã hy vọng rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ kết thúc trong êm thấm nhưng thật không ngờ mọi chuyện lại diễn ra ngoài ý muốn. Nick đòi được chia 50% số tiền mà Jessica có và đây đúng là món hời đối với anh ta bởi chỉ tính riêng năm 2005, Jessica đã kiếm được khoảng 35 triệu đô-la. Khi hai người kết thúc cuộc hôn nhân ở tòa án vào tháng 12 năm 2006, tôi cá là Nick đã kiếm được một khoản tiền lớn.

Tôi biết việc nói đến bản hợp đồng này quả là kinh khủng và không lãng mạn chút nào đối với những người đang yêu. Tuy nhiên, khi cuộc hôn nhân của hai con người liên quan đến rất nhiều của cải và tiền bạc thì bản hợp đồng này lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Bạn không bao giờ hiểu hết được tình yêu nhưng bạn phải biết rõ rằng khi tình yêu không còn thì chắc chắn sẽ xảy ra những tranh chấp dai dẳng về vấn đề tài sản. Điều này luôn xảy ra trừ khi bạn đã có trong tay một bản hợp đồng tiền hôn nhân.

Trong công việc, bạn luôn phải tính trước những việc sẽ xảy ra và đưa ra các giải pháp nếu những mối quan hệ làm ăn đổ vỡ. Vậy tại sao bạn không thực hiện điều đó trong hôn nhân? Tất nhiên việc đó không hề thú vị nhưng nó rất quan trọng trong việc phân chia tài sản nếu hai người ly hôn. Và điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi rất nhiều phiền nhiễu khi tiến hành thủ tục ly hôn.

Ngày nay, hợp đồng tiền hôn nhân không chỉ cần thiết cho đàn ông mà còn rất cần cho cả phụ nữ. Gần đây tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp, có những gia đình mà người vợ kiếm được rất nhiều tiền trong khi người chồng không làm nên trò trống gì, và khi cuộc hôn nhân của họ kết thúc, người vợ phải trả cho người chồng một khoản tiền khá lớn. Cho nên, dù là đàn ông hay phụ nữ, bạn cũng cần được bảo vệ để tránh khỏi những tổn thất không muốn có. Bạn phải luôn chuẩn bị tinh thần đón nhận những vấn đề về gia đình có thể xảy đến với mình. Và bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề đó trước khi chúng thực sự xảy ra bằng cách ký vào một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Hãy dàn xếp khi hai người còn là bạn chứ chưa phải kẻ thù.

Thành thật mà nói thì cũng chẳng sung sướng gì khi dùng đến bản hợp đồng tiền hôn nhân. Bản hợp đồng đó thậm chí còn là một điều rất kinh khủng, nhưng đương nhiên là nó rất cần thiết cho bạn. Tôi đã gặp và yêu Melania tha thiết. Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định làm đám cưới, tôi đã nói với cô ấy rằng: “Melania yêu dấu, em thật xinh đẹp, anh rất yêu em và chúng ta sẽ có một cuộc hôn nhân tuyệt vời hơn bao giờ hết. Nhưng hãy nghe anh nói này, em ký vào chỗ này nhé, chỉ là phòng khi mọi việc không theo ý muốn thôi”. Đó thực sự không phải là một hành động lãng mạn gì nhưng bạn nên thực hiện để tránh tối đa những thiệt hại không đáng có về sau.

CHIA SẺ CỦA ZANKER

Có nhiều người mà tôi chỉ giao dịch bằng lời nói và những cái bắt tay bởi tôi tin tưởng họ và họ cũng tin tưởng tôi, song chúng tôi vẫn viết ra những thỏa thuận đã đạt được dù chỉ là một bức thư điện tử. Chúng tôi viết ra những điều khoản chủ yếu để không ai cảm thấy bị thiệt thòi và lúng túng. Chúng tôi dùng cách này bởi những thỏa thuận đạt được sẽ dễ bị lãng quên nếu không được ghi lại chứ không phải vì chúng tôi đã từng có tranh chấp về điều gì đó. Trong những thương vụ kiểu này, chúng tôi không cần đến những hợp đồng chính thức liên quan tới luật sư cùng đầy đủ tất cả những điều khoản và nguồn trích dẫn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

Trên thực tế, để nhận thức được tầm quan trọng của việc làm hợp đồng theo hình thức văn bản, tôi đã phải trải qua những trải nghiệm vô cùng khó khăn. Có một lần, khi thấy một quảng cáo trên tờ The Wall Street Journal đăng tin có một số căn nhà cao cấp ở khu trượt tuyết đang được bán đấu giá, tôi đã tìm hiểu và cho rằng đó là một món hời. Cũng trong tuần đó, khi đang ăn tối cùng với một người bạn của tôi – Howard, tôi đã hé lộ cho anh ta biết rằng ngày hôm sau tôi sẽ bay đến buổi đấu giá và anh ta đã thốt lên: “Nếu cậu thấy vụ này làm ăn được thì hãy mua hộ luôn cho mình một căn nhé!”. Và ngay lập tức anh ta đưa cho tôi một tấm séc trả tiền mặt. Tôi liền bảo anh ta: “Tốt thôi. Nhưng nghe này, vì tớ đã dốc hết sức vào phi vụ này nên cậu hãy hứa với tớ rằng nếu cậu có ý định bán căn nhà đã mua được thì hãy dành cho tớ quyền ưu tiên số một nhé”. Anh ta đồng ý với tôi. Hôm sau, khi đã khảo sát tính khả thi của cả hai vụ làm ăn này, tôi đã đấu thầu thành công hai ngôi nhà ở khu trượt tuyết đó.

Hai năm sau, khi đang đi nghỉ đông tại khu nhà nghỉ cao cấp ở khu trượt tuyết của mình, tôi đã gọi cho Howard để thuê khu nhà của anh cho một vài người bạn cùng đi với tôi. Nhưng Howard đã cho biết: “Cái nhà nghỉ cao cấp ở khu trượt tuyết à? Tớ đã bán nó hai tháng trước đây với một cái giá rất hời rồi”. Tôi không nói gì, chỉ biết chúc mừng anh ta vì đã vớ được món hời nhưng kỳ thực trong người tôi máu đang sôi lên sùng sục. Có thể là Howard đã quên chuyện thỏa thuận, và nếu anh ta quên thật thì cũng là bởi chúng tôi đã không bận tâm đến việc phải thảo ra một văn bản về thỏa thuận nhỏ đó. Đáng lẽ ít nhất tôi cũng nên viết một bản thỏa thuận bằng thư điện tử mới đúng.

Vào những năm 1980, tôi từng giới thiệu một người bạn rất tốt cho một người quen của mình. Ban đầu họ không mấy thiện cảm với nhau nhưng tôi vẫn cố thuyết phục cả hai rằng mối quan hệ của họ sẽ tốt đẹp lên và sẽ tạo dựng được mối giao thương tuyệt vời. Tôi nói với họ rằng nếu như cả ba người chúng tôi hợp sức lại thì chắc chắn chúng tôi sẽ rất mạnh. Tuy nhiên dù tôi có cố gắng thế nào thì mối thiện cảm giữa họ vẫn không hề được cải thiện. Nhưng sau đó, tình cờ hai người họ đã gặp nhau tại một buổi quyên góp từ thiện và bất ngờ trở thành bạn bè. Vài tháng sau đó, tôi thấy họ hợp tác cùng nhau và loại tôi ra khỏi cuộc chơi. Khi biết được tin đó, tôi đã vô cùng tức giận. Tôi gọi ngay cho người bạn đó của tôi để hỏi rõ việc này và anh ta chỉ nói một cách thản nhiên: “Nhưng chúng ta làm gì có văn bản thỏa thuận nào về việc đó”. Tôi giận tím mặt và bực mình cúp máy. Từ đó trở đi tôi không nói chuyện với ông bạn quý hóa đó thêm một lần nào nữa. Chín tháng sau đó tôi nghe tin anh ta đã chết vì đau tim khi còn rất trẻ. Tôi tự hỏi liệu có đáng để anh ta chơi tôi một vố đau như vậy không khi trước đó tôi từng là bạn tốt của anh ta, và liệu rằng có phải áp lực của việc lừa dối người khác có làm cho bệnh tim của anh ta trầm trọng hơn không. Có lẽ đó là nghiệp chướng mà anh ta đáng phải gánh chịu.

Rất nhiều người kết hôn với những ảo tưởng rằng sẽ không bao giờ có chuyện gì xảy ra với cuộc sống gia đình của họ. Nhưng bạn nên biết rằng thực tế hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng. Sự thật là cuộc hôn nhân của bạn có thể tan vỡ bất kỳ lúc nào. Thế nhưng rất ít người có sự chuẩn bị trước cho tình huống đó bởi họ sợ phải nói thẳng vấn đề này khi còn đang đắm chìm trong tình yêu. Bản hợp đồng tiền hôn nhân không phải là điều dễ chịu và cũng chẳng lãng mạn chút nào, nhưng như thế có lẽ còn tốt hơn việc phải kiện cáo nhau ra tòa.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Khi quyết định kết hôn, hãy chuẩn bị một bản hợp đồng tiền hôn nhân.

  • Đừng để tình yêu mù quáng làm ảnh hưởng đến các quyết định của bạn.

  • Không có gì kinh khủng hơn cuộc chiến tranh giành của cải và tiền bạc giữa một người đàn ông và một người đàn bà từng yêu nhau say đắm.

  • Cả đàn ông và phụ nữ đều cần có bản hợp đồng tiền hôn nhân.

  • Không ai biết trước và nghĩ rằng có ngày mình sẽ ly hôn cả.

  • Bản hợp đồng tiền hôn nhân là một thỏa thuận bảo vệ quyền lợi cho bạn khi xảy ra ly hôn.

  • Ký vào bản hợp đồng tiền hôn nhân tuy không phải là điều lãng mạn nhưng lại là điều vô cùng cần thiết cho bạn.

Khi quyết định kết hôn, hãy chuẩn bị một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị đẩy vào bước đường cùng chỉ vì không có một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Thành thật mà nói, nếu tôi không có những bản hợp đồng tiền hôn nhân với Ivana và Marla thì giờ đây tôi cũng đã trắng tay. Khi ly hôn, hai bà vợ này của tôi đã không ngần ngại đòi phân chia tài sản một cách quá đáng. Nhưng thật may mắn vì chính những bản hợp đồng tiền hôn nhân đã giúp tôi không bị mất những khoản tiền vô lý. Tôi cũng đã gặp nhiều thăng trầm và đã phải giải quyết chúng ổn thỏa để tới ngày hôm nay công ty của tôi trở nên lớn mạnh hơn với số tài sản lớn hơn trước rất nhiều. Nếu tôi không có những bản hợp đồng tiền hôn nhân thì công ty của tôi sẽ không được như bây giờ, còn tôi có thể sẽ bị mất tất cả.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa tôi với những người vợ cũ vẫn rất tốt đẹp và tôi nghĩ rằng bạn cũng nên làm như thế, ít nhất là vì nghĩa vụ với các con của bạn. Ivana và Marla đều là những phụ nữ tuyệt vời. Tôi không đổ lỗi cho họ trong chuyện chia tay, trái lại tôi tự thấy rằng thất bại của những cuộc hôn nhân đó đều là lỗi ở tôi. Với nhiều người, có thể họ sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc sở hữu một công ty riêng hay bám trụ được với một công việc lương cao đầy áp lực. Nhưng đối với tôi thì khó khăn chính là vấn đề về gia đình. Cả Ivana và Marla đều rất tuyệt, nhưng tôi lại đặt công việc lên hàng đầu. Tôi yêu công việc! Tôi đi làm từ rất sớm và trở về nhà vào đêm khuya nên vợ chồng tôi rất hiếm khi gặp mặt và dành thời gian trò chuyện với nhau.

Một khi đã quyết định kết hôn có nghĩa là bạn thực sự tin tưởng vào tình yêu của hai người và không ai nghĩ rằng: “Tôi sắp kết hôn nhưng tôi biết một ngày nào đó tôi sẽ ly hôn”. Tôi biết bạn đang hạnh phúc trong tình yêu nhưng đừng để điều đó làm mờ mắt bạn. Thực tế cho thấy có đến 58% các cuộc hôn nhân đều kết thúc ở tòa án. Điều đó đồng nghĩa với việc có thể bạn sẽ nằm trong số 58% đó và có thể bị mất trắng mọi thứ nếu bạn kết hôn mà không có một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Ngay cả với những cặp vợ chồng cùng kết hôn lần đầu và vô cùng yêu nhau thì thực tế đó cũng không thay đổi.

Tôi đã từng chứng kiến sự bất thành của những thương vụ và các mối quan hệ đối tác làm ăn. Tôi cũng đã thấy rất nhiều thương vụ làm ăn không tốt đẹp chút nào cho dù có kiện tụng hay không. Thế nhưng vẫn không gì tồi tệ hơn việc xảy ra tranh chấp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhất là khi họ tranh chấp để giành nhau tài sản, con cái, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ cùng nhiều thứ khác nữa. Thật kinh khủng. Bạn yêu một người tha thiết rồi sau đó nhận ra rằng bạn và người ấy đang ở hai đầu chiến tuyến trong một trận chiến cực kỳ căng thẳng, thậm chí còn căng thẳng hơn cả các vụ giao dịch kinh doanh. Tôi đã từng cảm thấy như đang ở dưới địa ngục thực sự vậy. Vì thế, bạn cần phải có một bản hợp đồng tiền hôn nhân, cần một sự đảm bảo chắc chắn cho mình.

Với vai trò là một doanh nhân, tôi đã chứng kiến rất nhiều vụ kiện tụng gay gắt với kết quả là những thương vụ không thành công, những mối quan hệ đối tác làm ăn bị tan vỡ và những cuộc khẩu chiến vô cùng hỗn loạn. Cuộc chiến để giành lấy các vụ làm ăn và bất động sản thực sự rất tàn khốc, thế nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với cuộc chiến giữa một người đàn ông và một người đàn bà đã từng thương yêu nhau và đôi khi vẫn còn tình cảm với nhau nhưng phải quyết định chia tay. Hận thù là điều có thể gây ra những cuộc tranh chấp khủng khiếp hơn bất cứ vụ tranh chấp nào trong kinh doanh mà tôi đã thấy.

Tình yêu làm cho hầu hết các cặp đôi trở nên mù quáng, và họ không chịu chấp nhận một thực tế rằng điều tồi tệ có thể xảy ra với mối quan hệ của họ. Quả là rất hiếm thấy cặp đôi nào nhìn nhận được thực tế không mong muốn đó và ký vào bản hợp đồng tiền hôn nhân. Nhưng nếu bạn có ý định kết hôn thì hãy điền tên mình vào danh sách những người hiếm thấy này. Thật ngớ ngẩn khi bạn không tự bảo vệ mình khỏi cuộc sống địa ngục mà bạn sẽ phải trải qua chỉ vì không có bản hợp đồng tiền hôn nhân. Tin tôi đi, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần đến bản hợp đồng này bởi đôi khi mọi chuyện lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Tôi biết một cặp vợ chồng mà người chồng phải làm việc quần quật 18 tiếng một ngày suốt nhiều năm ròng trong khi cô vợ tuyệt nhiên không làm gì cả. Thế nhưng cuối cùng, người vợ lại đâm đơn ra tòa đòi lấy hết toàn bộ số tiền anh chồng kiếm được, tới hàng triệu đô-la. Khi biết chuyện tôi chỉ nói có một câu: “Lại một cuộc đổ vỡ!”.

Tôi còn có một anh bạn khác khá thú vị. Trong mọi việc, anh ta là người vô cùng cứng rắn, nhưng khi dính vào phụ nữ thì anh ta trở thành một gã khờ. Bạn cứ hình dung đi, một gã to cao đến nỗi nếu những người đàn ông khác thấy anh ta bước trên phố thì họ sẽ tạt sang một bên chỉ vì sợ cái tướng của anh ấy. Thế nhưng chỉ cần một người phụ nữ cao chưa tới 1,65 mét lại có thể điều khiển anh ta dễ dàng như một quân cờ. Anh bạn tôi đã kết hôn bốn lần nhưng không lần nào anh ta làm hợp đồng tiền hôn nhân. Vì thế mỗi lần ra tòa ly dị, anh ta lại phải chi một khoản tiền tới 50 triệu đô-la. Vậy là 4 lần ly hôn với 4 bà vợ, anh ta đều phải chi cho mỗi bà 50 triệu đô-la.

Năm ngoái, anh ấy đã gọi điện cho tôi và kể rằng: “Donald này, tớ muốn nói với cậu một chuyện. Tớ đã gặp được người phụ nữ vô cùng tuyệt vời và bọn tớ sắp làm đám cưới”. Tôi liền hỏi: “Cậu sẽ làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân chứ?”. Anh ấy đáp lại: “Tớ không nghĩ mình sẽ cần đến nó, Donald. Người phụ nữ này rất tuyệt vời. Cô ấy chính là tình yêu của đời mình”. Tôi nhắc anh ta: “Cậu đã nói điều này với tớ bốn lần rồi đấy”. Anh ta bao biện: “Không, lần này hoàn toàn khác”. Tôi hỏi tiếp: “Thế cậu đã gặp cô ấy ở đâu?”. Anh bạn tôi thản nhiên đáp: “Ở Las Vegas. Cô ấy là một vũ công”. Bạn biết không, anh bạn tôi là một kẻ hủy diệt máu lạnh, một thiên tài kinh doanh, một con thú thực sự; anh ta sẵn sàng xé xác con mồi của mình, nhưng khi bên cạnh phụ nữ, anh ấy đích thị là một gã ngốc. Tôi nói với anh ta: “Cuộc hôn nhân này của cậu cũng không kéo dài được lâu đâu”.

Và dự đoán của tôi càng được củng cố hơn bởi sau khi gặp tôi, cô ta liền bám lấy tôi. Vậy đấy, cô ta bám theo tôi, còn anh bạn tôi thì cho rằng cô ta là một phụ nữ tuyệt vời, là tình yêu đích thực của đời mình, là người sẽ gắn bó với anh ấy cho tới khi cái chết chia lìa. Thật nực cười! Cô nàng này thấy tôi thú vị và hấp dẫn hơn anh bạn tôi, còn anh bạn tôi lại nói với tôi rằng anh ấy sẽ có một cuộc hôn nhân tuyệt vời. Và giờ đây anh ta đã không tránh khỏi những rắc rối chỉ vì không có bản hợp đồng tiền hôn nhân. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi khuyên bạn nên có một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Đây không phải là chuyện bạn không tin tưởng vào người bạn đời hay tình yêu của mình, mà đơn giản nó giúp bạn tránh được những rắc rối đáng tiếc về sau. Điều này cũng giống như khi bạn bắt tay vào kinh doanh, bạn cần có một hợp đồng chính thức để phân định rõ ràng lợi ích của từng người trong trường hợp công ty phải giải thể. Đơn giản chỉ có thế thôi.

Hay như trường hợp của Paul McCartney, cựu thành viên ban nhạc The Beatles. Ông ấy là một trong những ngôi sao ca nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại với hàng triệu, hàng triệu đĩa hát đã được tiêu thụ hết. Paul ước tính đáng giá khoảng 1,5 tỷ đô-la và ông cũng đã nhiều lần trở thành triệu phú. Sau khi vợ ông, bà Linda qua đời vì bệnh ung thư vú, Paul kết hôn với Heather Mills, một cô gái không có danh tiếng. Một số người nói rằng, vào những năm 1980, cô ta đã từng là một người mẫu khỏa thân và làm việc cho một dịch vụ cho thuê người yêu. Cũng không rõ sự thật thế nào, nhưng người ta chỉ thấy một điều rằng từ một người vô danh, nhưng sau khi kết hôn với Paul McCartney, Heather được nhiều người biết đến hơn. Tôi còn nhớ đã xem một chương trình của Larry King(16) trước khi Paul và Heather đám cưới. Trong chương trình đó, Larry King đã hỏi Paul: “Thưa ngài Paul, ngài sẽ làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân phải không?”. Và Paul đáp lại: “Tôi chưa bao giờ có một bản hợp đồng tiền hôn nhân nào cả. Tôi không muốn có nó bởi chúng tôi yêu nhau thật lòng”. Tôi thầm nghĩ: “Đúng là sai lầm. Gã này quả là ngốc”. Tôi nghe nói chính Heather cũng đã chủ động đưa ra một bản hợp đồng tiền hôn nhân nhưng Paul đã từ chối ký vào đó.

Suốt ba năm trời, người đàn bà này đã làm cho cuộc sống của Paul trở nên vô cùng khổ sở và rồi sau đó, cô ta còn nhẫn tâm kiện ông ấy ra tòa để kiếm được khoản tiền 400 triệu đô-la. Sau vụ đó, tôi nghĩ ít ra cô ta cũng đã kiếm chác được 60 triệu đô-la cộng thêm ngôi nhà của Paul ở phố John's Wood. Chỉ ba năm mà kiếm được chừng đó cũng không xoàng chút nào. Và tôi đã tự nhủ: “Chẳng phải đó là điều quá lố bịch sao?”.

Còn nhớ khi Paul và Heather McCartney tuyên bố sẽ ly hôn và chia tay một cách êm thấm vì cô con gái ba tuổi – Beatrice, tôi đã nói “không có chuyện chia tay trong hòa bình đâu” và tôi đã đúng. Cái vỏ bọc “chia tay trong hòa bình” đã bị lật tẩy và mọi chuyện trở nên vô cùng tồi tệ. Rổt cuộc Paul đã phải cho thay khóa của ngôi biệt thự ở Luân Đôn và đóng lại tài khoản chung của hai người ở ngân hàng. Paul thậm chí còn viết một lá đơn khiếu nại người vợ sắp ly hôn của mình về việc cô ta đã mang đi mất ba chai đựng dung dịch làm sạch khí. Tôi không biết tại sao chuyện đó lại quan trọng với Paul như vậy nhưng lời buộc tội đã lan truyền khắp công chúng.

Trong các giấy tờ bằng chứng trình lên tòa án, Paul đã phàn nàn rằng trong suốt thời gian hai người sống chung, Heather là người “thích tranh cãi” và “thô lỗ với những người phục vụ”. Nhưng vì họ không có bản hợp đồng tiền hôn nhân nên Heather đang cố làm căng để có được số tiền 400 triệu đô-la trong vụ ly dị này.

Có những báo cáo cho thấy Heather đã dùng một chiếc máy quay phim xách tay để ghi lại tất cả những gì xảy ra với mình. Nghe nói cô ta muốn dùng những thước phim quay được để moi thêm tiền từ Paul hoặc dùng chúng để làm bằng chứng cho dư luận thấy cô ta đã bị đối xử bất công và đáng thương thế nào trong toàn bộ câu chuyện này. Mục đích chính của tất cả những việc cô ta đã làm là để chạy theo bọc tiền khổng lồ của Paul. Chưa hết, cô ta còn cố tình phá hủy cả huyền thoại tuyệt vời về cuộc hôn nhân giữa Paul với Linda bằng cách gieo tai tiếng cho nó.

Tôi biết có thể bạn nghĩ tôi đang đưa ra những phân tích và chứng cứ tiêu cực về các cuộc hôn nhân, nhưng nếu bạn không muốn trở thành một kẻ ngốc trắng tay thì dù bạn có đang say đắm trong tình yêu với người nào đi chăng nữa, bạn vẫn nên làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân để phòng bị. Nếu không tin, bạn có thể hỏi Paul McCartney xem ông ấy nghĩ gì. Tôi cá là Paul đang ước mình có một bản hợp đồng như vậy.

Một lần, trong buổi diễn thuyết của tôi trước 20.000 người tại Atlanta cho The Learning Annex, có một phụ nữ rất xinh đẹp, tạm gọi cô ấy là Jennifer, đã đứng dậy hỏi tôi rằng liệu cô ấy có thể lên thử giọng để tham gia vào chương trình truyền hình thực tế The Apprentice được không. Ngay từ giây phút nhìn thấy cô ấy, tôi đã biết đó là một phụ nữ rất cuốn hút. Tôi không chần chừ nói: “Mời quý cô lên trên này, cô Jennifer. Cô đã được tuyển dụng”.

Và cô ấy đã bước lên bục diễn thuyết cùng với cô em gái cũng quyến rũ không kém. Tôi hỏi hai người: “Cả hai đều đến từ Atlanta phải không? Hai người đã kết hôn chưa?”. Jennifer đã có gia đình còn cô em gái thì chưa. Tôi hỏi Jennifer: “Chồng cô có ở đây không?”. Câu trả lời là không và tôi tiếp tục hỏi: “Được rồi, ở đây có chừng 20.000 người nên chồng cô sẽ không tìm thấy cô đâu. Vậy hãy thành thật nhé. Cô đã bao giờ lừa dối chồng mình chưa?”. Jennifer đã thành thật nói: “Vâng, thú thực là có. Phải nói rằng đó là điều tồi tệ nhất mà tôi đã từng làm trong đời và tôi hy vọng anh ấy sẽ tha thứ cho tôi”.

Sau câu trả lời thành thật đó, đám đông trở nên ầm ĩ còn cô em gái cứ há hốc mồm vì kinh ngạc và nói rằng cô không hề biết gì về chuyện tình của chị mình. Tôi tiếp tục cuộc phỏng vấn của mình: “Vậy là trước mặt những người đang ở đây, cô thừa nhận rằng mình đã lừa dối chồng, đúng không?”. Jennifer thẳng thắn đáp: “Vâng, tôi không nói dối”. Tôi hỏi thêm: “Ở đây ngoài em gái mình, cô còn có người bạn nào nữa không? Nếu có thì hãy bảo họ đừng nói chuyện này với ai, bằng không cuộc hôn nhân của cô sẽ kết thúc. Chồng cô có biết gì về chuyện lừa dối này không?”. Câu trả lời là không. Tôi hỏi tiếp: “Cô có làm hợp đồng tiền hôn nhân không?”. Jennifer trả lời: “Không. Tôi kiếm được nhiều tiền hơn chồng tôi”. Tôi khẳng định: “Vậy thì cô sẽ cần một bản hợp đồng đó”.

Tôi đã mất nhiều năm để nói về tầm quan trọng của hợp đồng tiền hôn nhân và có lẽ mọi người đã bắt đầu lắng nghe điều đó. Bằng chứng là hiện nay, mỗi tháng Viện Equality in Marriage có khoảng 5.000 đơn đặt hàng thảo hợp đồng tiền hôn nhân so với con số khiếm tốn 1.500 bản hồi vài năm trước.

Trong số mười đôi kết hôn lần đầu thì chỉ có duy nhất một đôi làm hợp đồng tiền hôn nhân. Và chín đôi còn lại đang sống trong một thiên đường ảo tưởng với kỳ vọng rằng họ sẽ có một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trọn đời. Nhưng sau cuộc ly hôn lần đầu tiên, nhiều người trong số họ đã khôn ngoan hơn. Giờ đây, cứ năm cặp quyết định kết hôn lần thứ hai, thứ ba, hay thứ tư thì có một cặp đồng ý làm bản hợp đồng này. Nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 20% và nghĩa là còn đến 80% số người sau khi ly hôn lần thứ ba vẫn từ chối bảo vệ mình bằng một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Thật là ngạc nhiên!

Dường như phần lớn mọi người đều không muốn làm một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Tại sao vậy? 43% số người từ chối làm bản hợp đồng này cho biết họ không cần đến vì “Họ không có kế hoạch ly hôn”. Thật ngớ ngẩn. Ai lại muốn lập kế hoạch ly hôn khi mới kết hôn lần đầu? Không ai muốn điều đó. Nhưng rõ ràng là nó có thể sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào.

5% những người không có bản hợp đồng này là do sợ phải yêu cầu người bạn đời của mình ký vào bản hợp đồng lạ lùng đó. Họ nghĩ rằng người chồng/vợ tương lai của mình sẽ ngay lập tức hủy đám cưới nếu họ đề nghị như thế. Tôi biết đây là điều rất khó thực hiện nhưng nếu không làm thì nhiều điều tồi tệ khác có thể xảy đến, thậm chí là tình cảm giữa hai người có khi còn tồi tệ hơn so với khi có sẵn một bản hợp đồng.

Tôi đã không hề ngạc nhiên khi nghe tin Nick Lachey và Jessica Simpson chia tay bởi vì con người thay đổi nhanh lắm, nhất là khi họ mới chỉ ngoài hai mươi tuổi và vẫn đang trong hành trình khám phá bản thân. Khi hai người mới gặp nhau, sự nghiệp của Nick có vẻ tốt hơn của Jessica. Tuy nhiên, sau chương trình truyền hình thực tế của mình, sự nghiệp của cả hai người đã thực sự cất cánh, nhưng Jessica lại giành được nhiều thành công hơn.

Nói về vụ ly hôn của Nick và Jessica, hai người này đã không hề làm hợp đồng tiền hôn nhân. Tôi không hiểu tại sao cha của Jessica, người đã đảm nhiệm rất tốt vai trò một ông bầu cho cô, lại không bắt cặp đôi đó ký vào bản hợp đồng bảo vệ quyền lợi này. Jessica và Nick đã hy vọng rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ kết thúc trong êm thấm nhưng thật không ngờ mọi chuyện lại diễn ra ngoài ý muốn. Nick đòi được chia 50% số tiền mà Jessica có và đây đúng là món hời đối với anh ta bởi chỉ tính riêng năm 2005, Jessica đã kiếm được khoảng 35 triệu đô-la. Khi hai người kết thúc cuộc hôn nhân ở tòa án vào tháng 12 năm 2006, tôi cá là Nick đã kiếm được một khoản tiền lớn.

Tôi biết việc nói đến bản hợp đồng này quả là kinh khủng và không lãng mạn chút nào đối với những người đang yêu. Tuy nhiên, khi cuộc hôn nhân của hai con người liên quan đến rất nhiều của cải và tiền bạc thì bản hợp đồng này lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Bạn không bao giờ hiểu hết được tình yêu nhưng bạn phải biết rõ rằng khi tình yêu không còn thì chắc chắn sẽ xảy ra những tranh chấp dai dẳng về vấn đề tài sản. Điều này luôn xảy ra trừ khi bạn đã có trong tay một bản hợp đồng tiền hôn nhân.

Trong công việc, bạn luôn phải tính trước những việc sẽ xảy ra và đưa ra các giải pháp nếu những mối quan hệ làm ăn đổ vỡ. Vậy tại sao bạn không thực hiện điều đó trong hôn nhân? Tất nhiên việc đó không hề thú vị nhưng nó rất quan trọng trong việc phân chia tài sản nếu hai người ly hôn. Và điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi rất nhiều phiền nhiễu khi tiến hành thủ tục ly hôn.

Ngày nay, hợp đồng tiền hôn nhân không chỉ cần thiết cho đàn ông mà còn rất cần cho cả phụ nữ. Gần đây tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp, có những gia đình mà người vợ kiếm được rất nhiều tiền trong khi người chồng không làm nên trò trống gì, và khi cuộc hôn nhân của họ kết thúc, người vợ phải trả cho người chồng một khoản tiền khá lớn. Cho nên, dù là đàn ông hay phụ nữ, bạn cũng cần được bảo vệ để tránh khỏi những tổn thất không muốn có. Bạn phải luôn chuẩn bị tinh thần đón nhận những vấn đề về gia đình có thể xảy đến với mình. Và bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề đó trước khi chúng thực sự xảy ra bằng cách ký vào một bản hợp đồng tiền hôn nhân. Hãy dàn xếp khi hai người còn là bạn chứ chưa phải kẻ thù.

Thành thật mà nói thì cũng chẳng sung sướng gì khi dùng đến bản hợp đồng tiền hôn nhân. Bản hợp đồng đó thậm chí còn là một điều rất kinh khủng, nhưng đương nhiên là nó rất cần thiết cho bạn. Tôi đã gặp và yêu Melania tha thiết. Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định làm đám cưới, tôi đã nói với cô ấy rằng: “Melania yêu dấu, em thật xinh đẹp, anh rất yêu em và chúng ta sẽ có một cuộc hôn nhân tuyệt vời hơn bao giờ hết. Nhưng hãy nghe anh nói này, em ký vào chỗ này nhé, chỉ là phòng khi mọi việc không theo ý muốn thôi”. Đó thực sự không phải là một hành động lãng mạn gì nhưng bạn nên thực hiện để tránh tối đa những thiệt hại không đáng có về sau.

CHIA SẺ CỦA ZANKER

Có nhiều người mà tôi chỉ giao dịch bằng lời nói và những cái bắt tay bởi tôi tin tưởng họ và họ cũng tin tưởng tôi, song chúng tôi vẫn viết ra những thỏa thuận đã đạt được dù chỉ là một bức thư điện tử. Chúng tôi viết ra những điều khoản chủ yếu để không ai cảm thấy bị thiệt thòi và lúng túng. Chúng tôi dùng cách này bởi những thỏa thuận đạt được sẽ dễ bị lãng quên nếu không được ghi lại chứ không phải vì chúng tôi đã từng có tranh chấp về điều gì đó. Trong những thương vụ kiểu này, chúng tôi không cần đến những hợp đồng chính thức liên quan tới luật sư cùng đầy đủ tất cả những điều khoản và nguồn trích dẫn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

Trên thực tế, để nhận thức được tầm quan trọng của việc làm hợp đồng theo hình thức văn bản, tôi đã phải trải qua những trải nghiệm vô cùng khó khăn. Có một lần, khi thấy một quảng cáo trên tờ The Wall Street Journal đăng tin có một số căn nhà cao cấp ở khu trượt tuyết đang được bán đấu giá, tôi đã tìm hiểu và cho rằng đó là một món hời. Cũng trong tuần đó, khi đang ăn tối cùng với một người bạn của tôi – Howard, tôi đã hé lộ cho anh ta biết rằng ngày hôm sau tôi sẽ bay đến buổi đấu giá và anh ta đã thốt lên: “Nếu cậu thấy vụ này làm ăn được thì hãy mua hộ luôn cho mình một căn nhé!”. Và ngay lập tức anh ta đưa cho tôi một tấm séc trả tiền mặt. Tôi liền bảo anh ta: “Tốt thôi. Nhưng nghe này, vì tớ đã dốc hết sức vào phi vụ này nên cậu hãy hứa với tớ rằng nếu cậu có ý định bán căn nhà đã mua được thì hãy dành cho tớ quyền ưu tiên số một nhé”. Anh ta đồng ý với tôi. Hôm sau, khi đã khảo sát tính khả thi của cả hai vụ làm ăn này, tôi đã đấu thầu thành công hai ngôi nhà ở khu trượt tuyết đó.

Hai năm sau, khi đang đi nghỉ đông tại khu nhà nghỉ cao cấp ở khu trượt tuyết của mình, tôi đã gọi cho Howard để thuê khu nhà của anh cho một vài người bạn cùng đi với tôi. Nhưng Howard đã cho biết: “Cái nhà nghỉ cao cấp ở khu trượt tuyết à? Tớ đã bán nó hai tháng trước đây với một cái giá rất hời rồi”. Tôi không nói gì, chỉ biết chúc mừng anh ta vì đã vớ được món hời nhưng kỳ thực trong người tôi máu đang sôi lên sùng sục. Có thể là Howard đã quên chuyện thỏa thuận, và nếu anh ta quên thật thì cũng là bởi chúng tôi đã không bận tâm đến việc phải thảo ra một văn bản về thỏa thuận nhỏ đó. Đáng lẽ ít nhất tôi cũng nên viết một bản thỏa thuận bằng thư điện tử mới đúng.

Vào những năm 1980, tôi từng giới thiệu một người bạn rất tốt cho một người quen của mình. Ban đầu họ không mấy thiện cảm với nhau nhưng tôi vẫn cố thuyết phục cả hai rằng mối quan hệ của họ sẽ tốt đẹp lên và sẽ tạo dựng được mối giao thương tuyệt vời. Tôi nói với họ rằng nếu như cả ba người chúng tôi hợp sức lại thì chắc chắn chúng tôi sẽ rất mạnh. Tuy nhiên dù tôi có cố gắng thế nào thì mối thiện cảm giữa họ vẫn không hề được cải thiện. Nhưng sau đó, tình cờ hai người họ đã gặp nhau tại một buổi quyên góp từ thiện và bất ngờ trở thành bạn bè. Vài tháng sau đó, tôi thấy họ hợp tác cùng nhau và loại tôi ra khỏi cuộc chơi. Khi biết được tin đó, tôi đã vô cùng tức giận. Tôi gọi ngay cho người bạn đó của tôi để hỏi rõ việc này và anh ta chỉ nói một cách thản nhiên: “Nhưng chúng ta làm gì có văn bản thỏa thuận nào về việc đó”. Tôi giận tím mặt và bực mình cúp máy. Từ đó trở đi tôi không nói chuyện với ông bạn quý hóa đó thêm một lần nào nữa. Chín tháng sau đó tôi nghe tin anh ta đã chết vì đau tim khi còn rất trẻ. Tôi tự hỏi liệu có đáng để anh ta chơi tôi một vố đau như vậy không khi trước đó tôi từng là bạn tốt của anh ta, và liệu rằng có phải áp lực của việc lừa dối người khác có làm cho bệnh tim của anh ta trầm trọng hơn không. Có lẽ đó là nghiệp chướng mà anh ta đáng phải gánh chịu.

Rất nhiều người kết hôn với những ảo tưởng rằng sẽ không bao giờ có chuyện gì xảy ra với cuộc sống gia đình của họ. Nhưng bạn nên biết rằng thực tế hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng. Sự thật là cuộc hôn nhân của bạn có thể tan vỡ bất kỳ lúc nào. Thế nhưng rất ít người có sự chuẩn bị trước cho tình huống đó bởi họ sợ phải nói thẳng vấn đề này khi còn đang đắm chìm trong tình yêu. Bản hợp đồng tiền hôn nhân không phải là điều dễ chịu và cũng chẳng lãng mạn chút nào, nhưng như thế có lẽ còn tốt hơn việc phải kiện cáo nhau ra tòa.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Khi quyết định kết hôn, hãy chuẩn bị một bản hợp đồng tiền hôn nhân.

Đừng để tình yêu mù quáng làm ảnh hưởng đến các quyết định của bạn.

Không có gì kinh khủng hơn cuộc chiến tranh giành của cải và tiền bạc giữa một người đàn ông và một người đàn bà từng yêu nhau say đắm.

Cả đàn ông và phụ nữ đều cần có bản hợp đồng tiền hôn nhân.

Không ai biết trước và nghĩ rằng có ngày mình sẽ ly hôn cả.

Bản hợp đồng tiền hôn nhân là một thỏa thuận bảo vệ quyền lợi cho bạn khi xảy ra ly hôn.

Ký vào bản hợp đồng tiền hôn nhân tuy không phải là điều lãng mạn nhưng lại là điều vô cùng cần thiết cho bạn.

Bình luận