Trên đường đến Libourne. một thành phố nhộn nhịp soi mình bên dòng sông nước chảy xiết của con sông Dordogne. giữa hai làng Fronsac và Saint Michel la Riviere. trước kia có một ngôi làng xinh xắn với những bức tường trắng và những mái ngói đỏ. nằm khuất quá nửa dưới hàng cây bạch phong. và dẻ gai. Con đường từ Libourne đến Saint André de Cubzac chạy qua giữa những ngôi nhà nằm thẳng hàng đối diện với nhau. và là những quang cảnh duy nhất của ngôi làng đó. Ðằng sau các ngôi nhà ấy. cách độ khoảng một trăm bước chân. là dòng sông đang uốn khúc với chiều rộng và độ chảy xiết báo hiệu rằng biển đang kề cận.
Những cuộc nội chiến đã đi ngang qua đấy: Thoạt đầu nó đã xô ngã cây cối. sau đó đuổi dân cư ra khỏi nhà của họ. và những ngôi nhà này. nằm phơi mình trước những cơn cuồng phong thịnh nộ và vì không thể bỏ chạy như cư dân của mình. nên từ từ xụp đổ trên đám cỏ dại. biểu lộ sự phản kháng theo cách riêng của chúng trước cảnh tàn phá của những cuộc nội chiến. rồi dần dần đất như được tạo ra để chôn vùi tất cả đã phủ lên những xác nhà xưa kia từng là nơi vui vẻ và nhộn nhịp. cuối cùng cỏ mọc lên trên tất cả mặt đất giả tạo kia. và ngày nay. người lữ khách rong ruổi trên con đường cô quạnh sẽ không bao giờ ngờ được – khi trông thấy những đàn gia súc đông đảo như vẫn thường thấy Ở vùng Mi di. đang gặm cỏ trên những khoảng đất lồi lõm – rằng mục đồng và đàn chiên kia đang dẫm trên một bãi tha ma nơi an nghỉ của cả một ngôi nhà.
Nhưng. vào thời mà chúng ta đang nói đến. nghĩa là khoảng tháng 5 năm 1650. đấy là một ngôi làng với vùng thảo mộc sung túc. khách lạ đi ngang qua sẽ cảm thấy ưa thích những nông dân đang bận rộn tháo cột ngựa khỏi lưỡi cày. những người dân chài đang kéo lưới bên bờ sông. nặng trĩu những con cá trắng. hồng của dòng sông Dordogne. và những người thợ rèn đang mệt nhọc gõ mạnh xuống đe trong lò rèn sáng lên từng hồi bởi những đám tàn lửa bắn ra từ cây búa.
Thế những điều có thể làm cho người khách thích thú hơn cả, nhất là khi đường dài mang đến cho những kẻ vốn thích rong ruổi cái đói muôn thuở. thì sẽ là cách ngôi làng ấy khoảng năm trăm bước chân. một ngôi nhà thấp và dài. chỉ gồm một tầng trệt và một tầng lầu. mà những đám khói tỏa ra từ ống khói và mùi xào nấu bay ra từ các cửa sổ. cho biết rõ hơn một tấm tôn đỏ vẽ hình cái đầu bê vàng chóe treo lơ lửng trước tầng lầu rằng người khách. cuối cùng đã đến được một nơi nghỉ chân.Tại sao lữ quán Con Bê Vàng lại Ở cách làng. theo như người ta kể lại với tôi. năm trăm bước chân thay vì nằm kề với những ngôi nhà xinh xắn khác dọc theo hai bên đường?
Trước hết. dù lạc lõng giữa một nơi hẻo lánh như thế. vị chủ nhân. về mặt nấu nướng. là một nghệ sĩ bậc thầy. Thế nhưng. nếu ông ta đến cư ngụ hẳn trong làng. ông ta có thể sẽ bị lẫn lộn với vài tên chủ quán hạng bét mà nếu bị buộc phải nhìn nhận đó là những đồng nghiệp. ông ta vẫn không thể nào chấp nhận họ như những tay ngang hàng. vì thế khi tách riêng ra ông ta sẽ lôi kéo sự chú ý của những kẻ sành điệu và những người này sau một lần được thưởng thức tài nghệ của ông. sẽ kháo với nhau rằng: Khi nào bạn đi từ Libourne đến Saint André Cubzac hoặc từ Saint André Cubzac đến Libourne. đừng quên ghé lại ăn sáng. ăn trưa hoặc ăn tối tại quán Con Bê Vàng cách làng Matifou khoảng năm trăm bước chân.
Và thế là những kẻ sành điệu ghé lại. hài lòng ra về. gởi đến những tay sành điệu khác. cứ như thế. ông chủ quán khôn ngoan dần dần góp được một gia tài. và điều này không ngăn cản ông ta. một chuyện hiếm hoi. vẫn giữ cao giá trị ẩm thực của mình. chứng tỏ rằng. như chúng ta đã nói. Biscarros là một nghệ sĩ thực thụ.
Và vào một buổi chiều tháng 5 ấm áp. khi thiên nhiên đã bừng dậy Ở vùng Mi di cũng như đã bắt đầu bừng dậy Ở Miền Bắc. những làn khói dày đặc và những hương vị thơm ngon hơn những ngày bình thường tỏa ra từ các ống khói và các cửa sổ của lữ quán Con Bê Vàng. trong khi đó nơi bậc thềm. đích thân mét Biscarros. mặc toàn trắng như thông lệ của các thầy tế thần của mọi thời đại và mọi đất nước. đang dùng đôi bàn tay cao quý của mình vặt lông mấy con chim cút và đa đa dành riêng cho một trong những bữa tiệc sang trọng mà ông ta biết rành cách tổ chức và có thói quen. luôn luôn là do tình yêu của ông ta đối với môn nghệ thuật ấy. tự tay mình chăm chút đến mọi chi tiêu.
Ngày đã gần tàn. dòng sông Dordogne nơi một đoạn quanh co khúc khuỷu vẫn thường thấy trên suốt khoảng đường của nó. tách ra khỏi con đường khoảng lộ độ một phần tư dặm để băng qua dưới chân đồi lũy Vayres. đã bắt đầu trắng xóa dưới những tàn lá sẫm tối. Ĩ nh mịch và u ám trải dài trên cánh đồng cùng với cơn gió nhẹ của chiều tối. những người nông dân trở về nhà cạnh mấy con ngựa đã tháo cày. những người dân chài với mớ lưới còn nhiều nước. những tiếng động trong làng đang tắt dần và sau tiếng búa cuối cùng báo hiệu một ngày làm việc đã chấm dứt.
tiếng hót đầu tiến của chim họa mi bắt đầu vang lên từ một bụi cây gần đó.Sau những nốt nhạc đầu tiến thoát ra từ cổ họng của nhạc sĩ tí hon. mét Biscarros cũng bắt đầu hát theo. và hậu quả của sự tranh chấp đó cộng với sự chăm chú làm việc của ông chủ quán khiến ông ta chẳng nhận thấy một nhóm sáu kỵ sĩ vừa mới xuất hiện nơi đầu làng Matifou và đang tiến về phía lữ quán.
Nhưng một tiếng kêu hoảng hốt vang lên từ một cửa sổ tầng trên. và tiếng cánh cửa sổ đóng sập lại vội vàng khiến cho người chủ quán nổi tiếng nghệch mũi nhìn lên và thế là ông thấy ngay người kỵ sĩ đi đầu nhóm đang tiến thẳng về phía ông.Tiến thẳng không phải từ chính xác cho lắm. chúng tôi xin được sửa lại. bởi vì người đó cứ khoảng hai mươi bước lại dừng lại. ném ra hai bên những ánh mắt dò xét. xúc xạo các thân cây, đường mòn. và bụi rậm. một tay giữ trên đầu những cây súng dài để sẵn sàng tấn công cũng như tự vệ và thỉnh thoảng lại ra hiệu cho các bạn đồng hành lập lại y hệt mọi cử động của y. từ từ tiến đến. Kế đó. y lại dấn lên thêm vài bước nữa với cùng động tác dè dặt như trước.
Bicarros đưa mắt nhìn theo người kỵ sĩ. mà cung cách khác thường làm cho ông ta chú ý đến nỗi suốt khoảng thời gian đó. ông ta cứ giữ khư khư túm lông đang nắm giữa những ngón tay cái và ngón trỏ.- Chắc là một ngài đang muốn tìm quán của mình đây – Biscarros tự nhủ – Tôn ông này có lẽ bị cận thị. tấm biển Con Bê Vàng của mình mới được sơn lại và trông nổi bật hẳn lên kia mà. Nào. ta chường mặt ra thôi.
Và mét Biscarros đến đứng ngay giữa đường. vẫn không ngừng vặt lông con vật với những động tác đầy quan trọng và uy nghiêm.Cử chỉ ấy đạt ngay kết quả mà lão chờ đợi. vừa trông thấy ông ta. người kỵ sĩ liền tiến thẳng đến và lịch sự giở nón chào:- Xin lỗi mét Biscarros – Người đó nói – ông có thấy từ hướng nào một nhóm chiến sĩ bạn tôi có thể đang tìm tôi không? Chiến sĩ. nói vậy cũng hơi quá. những người có mang gươm thì đúng hơn. nói cho chính xác là những người có vũ trang. nói như vậy đúng với ý nghĩ của tôi hơn. ông có thấy một nhóm người có vũ trang không?
Khoái chí vì được gọi đúng tên. đến lượt mình. Biscarros chào lại một cách thân thiện. ông ta không nhận ra rằng chỉ cần một cái liếc mắt cũng đủ cho vị khách lạ biết được tên tuổi và giá trị của lữ quán cũng như nhận dạng được chủ quán qua diện mạo.- Thưa ngài. nói đến những người có vũ trang – ông trả lời. sau một hồi suy nghĩ – Tôi chỉ thấy một nhà quý tộc cùng với người hầu. họ vừa đi đến quán của tôi khoảng độ một giờ.- À là! – Người khách lạ thốt lên. vừa đưa tay vuốt cái cằm nhẵn nhụi. nhưng không vì thế mà mặt thiếu nét nam nhi – À là! Một nhà quý tộc với người hầu trong quán của ông! ông bảo sao. họ đều có vũ trang à?
– Vâng. thưa ngài! Thế ngài có muốn tôi nói lại với vị ấy rằng có ngài muốn gặp không?- Nhưng – Người kia lại nói – Như vậy có được lịch sự lắm không? Quấy rầy một người chưa quen biết như thế có thể là hơi sỗ sàng. nhất là khi người đó là một người thuộc hàng cao quý.
Thôi thôi. mét Biscarros à. xin ông làm ơn tả lại cho tôi diện mạo người ấy. hoặc là. khá hơn nữa.chỉ cho tôi thấy người ấy mà không để tôi lộ diện.- Chỉ cho ngài thấy vị ấy là một điều khó khăn thưa ngài. hình như vị ấy không muốn ra mặt.
vì tôi thấy cánh cửa sổ đóng sập lại ngay khi ngài cùng các vị đồng hành vừa xuất hiện trên con đường. Bởi vậy. tả lại diện mạo của vị ấy có lẽ dễ dàng hơn. đó là một thiếu niên thanh tú tóc vàng. khoảng độ mười sáu tuổi và trông như vi ra vừa đủ sức để mang thanh gươm be bé làm kiểng treo nơi yên ngựa.Trán của vị khách nhíu lại:
– Ðược lắm – Khách nói – Tôi hiểu ông muốn nói gì rồi. một vị công tử tóc vàng. yểu điệu như phụ nữ. trên lưng một con ngựa chiến theo sau là một người hầu già. cứng nhắc chứ gì. đó không phải là người tôi cần gặp.- à! ÐÓ không phải là người mà ngài đang tìm kiêm sao?- Không!
– Thế thì. trong khi chờ đợi vị khách của ngài. mà người đó chắc chắn thế nào cũng đi ngang qua đây. bởi vì đây chỉ có một con đường. xin mời ngài cùng với các vị kia tạm nghỉ Ở nhà tôi.- Thôi Cám ơn. Chúng tôi chỉ có thể cảm ơn ông. thế thôi. và xin được hỏi ông thêm bây giờ là mấy giờ rồi?- Chuông của làng vừa gõ sáu giờ đó thưa ngài. ngài có nghe tiếng chuông không?
– Ðược rồi. Bây giờ. xin giúp cho một lần chót nhé mét Biscarros?- Rất vui lòng. thưa ngài.- Này. tôi có thể tìm Ở đâu được một chiếc thuyền với người chèo?- Ðể băng qua sông ấy à?
– Không. để đi dạo trên sông.- Chẳng có gì dễ hơn: Người đánh cá vẫn thường cung cấp cá cho tôi. . . Ngài có thích ăn các không. thưa ngài? – Biscarros hỏi một câu ra ngoài đề. vẫn có ý định giữ người khách lạ Ở lại dùng bữa tại quán của mình.- ÐÓ là một món ăn dở tệ – Vị khách nói – Thế nhưng nếu nó được chế biết đúng cách với đầy đủ hương liệu thì tôi cũng không chê đâu.
– Tôi luôn luôn có món cá tuyệt vời. thưa ngài.- Xin có lời khen ông. mét Biscarros. nhưng chúng ta hãy nói tiếp về người cung cấp nó cho ông kia.- Vâng. vâng. vào giờ này ấy hắn ta đã nghỉ việc và chắc là đang dùng bữa. Từ đây ngài có thể nhìn thấy chiếc thuyền được cột vào mấy cây liễu. ngay gần bên cây du. Còn căn nhà thì nằm khuất sau khu vườn mây. Rất có thểlà ngài sẽ gặp hắn ta đang dùng bữa.
– Cám ơn mét Biscarros. cảm ơn nhiều lắm.Người khách lạ nói. và sau khi ra hiệu cho mấy người bạn đi theo mình. người ấy tiến vội về phía rặng cây và đến gõ cửa chòi. Vợ người đánh cá ra mở.Như mét Biscarros vừa nói. ông này đang dùng bữa.
– Hãy cầm lấy mái chèo và theo ta – Người kỵ sĩ nói – ông sẽ được trả công một đồng vàng.Người đánh cá đứng bật dậy. chứng tỏ rằng việc mua bán với chủ quán Con Bê Vàng không được dư giả gì cho lắm.- Ngài muốn đi Vayres à? – ông hỏi.- Chỉ để đưa ta đến giữa dòng sông và Ở đấy với ta vài phút.
Người dân chài mở to mắt trước ý muốn kỳ quặc đó nhưng vì sẽ có một đồng vàng tiền thưởng và cũng vì cách sau lưng ông khách lạ đó có độ hai mươi bước chân thấp thoáng bóng dáng của vài người khác. nên ông ta không tỏ ra khó dễ gì vì ngại rằng thái độ thiếu thiện chí của mình sẽ làm phát sinh ra việc xử dụng đến vũ lực và khi đó thì có thể sẽ mất luôn món tiền thưởng.
Thế là ông ta vội vã nói rằng ông ta cùng với chiếc thuyền và hai mái chèo đều thuộc quyền sử dụng của khách.Và cả nhóm người ấy đi ngay về hướng bờ sông. HỌ dừng lại nơi bờ đất cao sẵn sàng để có thể nhìn về mọi hướng trong khi ông khách cho ngựa tiến sát đến mặt nước. Từ nơi họ đứng.
nhóm người ngựa ấy sẽ có thể nhìn bao quát cả vùng đồng băng phía sau lưng họ. và bảo vệ cho chiếc thuyền đang sắp sửa rời bên.Thế là người khách lạ. một chàng thanh niên cao lớn. tóc vàng. khuôn mặt thông minh hơi xanh xao và cau có. với một quầng thâm quanh cặp mắt xanh và một vẻ khinh đời thoáng hiện trên đôi môi. Người khách lạ cấn thận xem xét lại mấy khấu súng ngắn của mình. quàng cây súng dài lên vai. xốc lại một thanh gươm dài và đưa mắt chăm chú nhìn qua bên kia bờ đối diện. một cánh đồng mênh mông có con đường mòn từ bờ sông dẫn thẳng đến phốchợ Ison. nơi xa xa chỉ thấp thoáng trong màn sương mờ của chiều tà bóng dáng một tháp chuông xẩm màu với những đám khói trắng.
Cũng Ở phía bên ấy. cách bờ khoảng một phần tư dặm nổi lên về phía tay phải. thành lũy – Chà! – Người khách lạ bắt đầu nôn nóng. quay lại nói với những người bạn đồng hành đang đứng gác trên mô đất – Không biết lão ta có tới hay không. các bạn có thấy gì từ bên trái đằng trước. đằng sau không?
– Tôi thấy! – Một người trong bọn nói. hình như có một đám đen đen trên đường đi Ison.nhưng tôi không dám chắc bởi vì mặt trời chói mắt. Khoan đã! Ðúng rồi. đúng rồi. một hai. ba bốn. năm người. một cái nón có viền đi đầu với chiếc áo choàng xanh thẫm. Chính là người chúng ta đang chờ đợi cùng với một nhóm người theo bảo vệ.- Lão ta có quyền mà – Người khách lạnh lùng nói – Ferguzon. hãy giữ ngựa cho tôi.
Người nhận cái mệnh lệnh vừa mang vẻ thân mật lẫn sai khiến đó. vội vã tuân theo và xuống khỏi bờ đất. Trong thời gian đó. chàng thanh niên đã xuống ngựa và khi người kia bước đến. liền ném cho y sợi dây cương và chuẩn bị bước lên thuyền.- Khoan đã. Cauvignac. – Ferguzon níu cánh tay anh ta lại và nói – Không nên chơi trò quân tử rởm. nếu anh thấy lão có một cử chỉ đáng nghi nào thì đó cứ cho lão một viên đạn vào đầu. anh cũng thấy cái lão ranh ma ấy đã dẫn theo cả một đội quân.- Phải. nhưng không mạnh bằng chúng ta đâu. Như vậy. ngoài lòng dũng cảm trội hẳn của phe ta. chúng ta lại càng đông hơn nữa. thế thì không có lý do gì để sợ cả. à. kia! Ðã thấy mấy cái đầu ló ra rồi!
– Chà! Bọn họ sẽ làm sao đây? – Ferguzon nói. họ làm sao mà kiêm ra thuyền được. à! Nhưng mà kìa có một chiếc. cứ y như là có phép thần vậy.- ÐÓ là thuyền của một người em bà con của tôi. hắn đưa đò bên bên Ison. – Người đánh cá nói. khá tò mò trước những chuẩn bị đó và đang run sợ trước nguy cơ một cuộc thủy chiến sẽ diễn ra giữa thuyền của mình và thuyền của người em bà con.
– Tốt! Kia. cái áo choàng xanh thẫm đang lên thuyền. – Ferguzon nói – Ðúng là lão lên một mình. theo như những điều kiện của thỏa ước.- Không nên để lão ta chờ đợi. – Chàng thanh niên nói và đến lượt mình nhảy xuống thuyền.
y ra hiệu cho người lái thuyền chuẩn bị.- Roland hãy cấn thận! – Ferguzon lập lại những câu dặn dò – Con sông khá rộng. đừng đến sát bờ kia quá dễ có thể nhận mấy viên đạn vào người. không nên đi qua đường ranh giới.Người được Ferguzon gọi khi thì Cauvignac. khi thì Roland. mà đúng là có hai cái tên đó bởi vì một tên gọi khi rửa tội và tên kia là của dòng họ hoặc cũng có thểlà biệt danh. gật đầu đồng ý.
– Ðừng sợ. tôi vừa nghĩ như vậy. chỉ tốt cho những kẻ không bị mất mát gì với những điều sơ ý Nhưng vụ này quá lợi cho ta nên tôi chẳng ngu ngốc mà để xổng. bởi vậy nếu trong cơ hội này có một điều sơ xuất nào đó thì sẽ không phải là do tôi đâu. Nào lái thuyền lên đường.
Người chài lưới tháo dây cột thuyền. chống mạnh vào cây sào và chiếc thuyền bắt đầu rời bờ cùng một lúc với thuyền Ở bờ kia của người lái đò bên Ison.Giữa sông có một chiếc phao nổi nhỏ treo một mảnh cờ trắng dùng để báo hiệu cho những chiếc tàu lớn chuyên chở xuôi ngược trên con sông Dordogne rằng khoảng đó có một dãy đá ngầm nên tránh xa. Khi thủy triều xuống thấp. người ta còn có thể thấy thấp thoáng dưới mặt nước những mỏm đá đen. Nhưng vào lúc này. nước sông đang lên cao. chỉ có mảnh cờ giữa khoảng nước sủi bọt cho biết có đá ngầm.
CÓ lẽ cả hai người lái đều hiểu rằng có thể là nơi gặp gỡ của cuộc đàm phán. vì vậy họ cùng hướng thuyền về phía đó. Người lái đò bên Ison đến nơi trước và sau một mệnh lệnh của người khách. liền cột thuyền vào một trong mấy cái khoeo sắt của phao.
Ngay khi đó. ri người đánh cá quay về vị khách của mình để được biết mệnh lệnh và hết sức ngạc nhiên thấy trong thuyền của mình là một người mang mặt nạ. mình trùm trong chiếc áo Nỗi sợ hãi không hề rời ông ta từ đầu giờ lại còn tăng thêm và ông ta chỉ còn biết lắp bắp cất tiếng hỏi.- ông hãy cột thuyền vào vành thanh gỗ đó. – Cauvignac nói vừa đưa tay chỉ vào một cột gỗ – Càng gần thuyền của ông kia càng tốt.
Và ngón tay di chuyển từ cột gỗ sang phía nhà quý tộc trong chiếc thuyền của ông lái bên Người đánh cá tuân lệnh. và cả hai chiếc thuyền nhờ dòng nước cặp vào bên cạnh nhau. giúp cho hai nhà ngoại giao mở cuộc hội đàm sau đây.