Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Quận Chúa Nổi Loạn

Phần I – Nanon De Lartlgues – Người tình của công tước D’Épernon – Chương 2 – Cuộc hội đàm

Tác giả: Alexandre dumas
Chọn tập

– Sao! ông che mặt à? – Người mới đến nói với một giọng ngạc nhiên pha lẫn chút bực bội.đó là người đàn ông to béo khoảng năm mươi tám tuổi. với ánh mắt nghiêm nghị và sắc như con chim săn mồi. hàm râu và ria đã muối tiêu. và dù không mang mặt nạ. mớ tóc. và cả bộ mặt của ông ta bị che khuất quá nửa. dưới một cái mũ to rộng vành. còn toàn thân và quần áo thì ấn sau chiếc áo choàng rộng xanh thẫm.

Cauvignac. khi nhìn kỹ hơn người vừa nói với mình. không thể kềm được một cử chỉ ngạc nhiên khiến người kia hỏi:- Sao? ông làm sao vậy?- Không có gì cả. thưa ông. tôi chỉ bị mất thăng bằng thôi. Nhưng hình như ông vừa ban cho tôi cái hân hạnh đã mở lời với tôi thì phải. ông vừa nói gì nhỉ?

– Tôi hỏi tại sao ông lại che mặt?- Câu hỏi rất thẳng thắn. – Chàng thanh niên đáp – Và tôi cũng xin thẳng thắn trả lời. tôi che mặt để ông không thấy mặt tôi.- Thế có nghĩa là tôi biết mặt ông à?

– CÓ lẽ không đâu. nhưng thấy được một lần rồi. thì sau này ông có thể nhận ra. điều mà tôi cho là hoàn toàn không cần thiên.- Nhưng như vậy thì ông không được thành thật như tôi.- Vâng. nếu sự thành thật đó có thểlàm hại đến tôi.

– Và sự thành thật đó đi đến chỗ tiêu lộ những bí mật của kẻ khác à?- Tại sao không. nếu như tiêu lộ đó mang đến cho tôi một mối lợi?- ông Ở trong một tư thế hay thật.

– Biết sao được! Phải làm tất cả những gì có thểlàm được thưa ông. Tôi đã từng là luật sư. rồi bác sĩ. và chiến sĩ. ông cũng thấy là tôi không thiếu ngành chuyên môn.- Còn bây giờ ông là ai?

– Tôi xin là người phục vụ cho ông. – Chàng thanh niên đáp và cúi chào với một vẻ kính cấn – ông có lá thư đấy không?- ông có tờ khống chỉ đó không?- NÓ đây.

– ông có muốn chúng ta trao đổi không?- Khoan đã. thưa ông. – Người đàn ông mặc áo choàng xanh thẫm nói – Tôi rất thích thú khi được trò chuyện với ông và không muốn để mất đi niềm vui này.

– Sao kia! Thưa ông. tôi hoàn toàn phục tùng theo ý ông – Cauvignac trả lời. chúng ta hãy trò chuyện vậy. nếu tôi không làm nhàm tai ông.- ông có muốn tôi qua thuyền ông hoặc là ông thích sang thuyền tôi hơn. để chúng ta cách ly – vô ích thôi. thưa ông. có lẽ ông biết một ngoại ngữ nào đó?

– Tôi có thể nói tiếng Y Pha Nho.- Tôi cũng thế. vậy chúng ta hãy trao đổi với nhau bằng tiếng Y Pha Nho nếu ông cho là tiện – Rất tiện! Vì lý do nào – ông kia tiếp tục với thứ ngôn ngữ đã giao ước – ông quyên định tiến lộ với ngài quận công tước d’epernon. chuyện ngoại tình của người phụ nữ chúng ta đang nói đến đây?

– Tôi muốn giúp ích cho ngài công tước cao quý ấy và mong được ngài chiếu cốđên.- Thế ông có lý do để hận thù tiểu thư Lartigues à?- Tôi à. hoàn toàn ngược lại. tôi còn mang ơn tiểu thư nhiều lắm. điều này thì tôi phải thú nhận. và sẽ rất buồn bực nếu có tai họa xảy đến với tiểu thư Lartigues.

– Nếu vậy thì ông có tư thù với nam tước de Canolles à?- Tôi chưa bao giờ gặp người đó. chỉ mới nghe tiếng thôi. và cần phải nói thêm rằng nam tước có tiếng là một kỵ sĩ lịch thiệp và nhà quý tộc dũng cảm.

– Như vậy. không có một lý do dù thù hận nào khiến ông hành động ư?- ôi! Nếu tôi giận dỗi ngài nam tước de Canolles. tôi sẽ yêu cầu anh ta cùng đấu súng hoặc đấu gươm. và anh ta. vì là một người dũng cảm. sẽ không từ chối những chuyện như vậy đâu.

– Nếu như vậy thì phải tin vào những gì ông vừa nói à?- Tôi nghĩ rằng ông chỉ còn mỗi cách đó.- Thôi được! ông có mang lá thư tố giác việc ngoại tình của tiểu thư de Lartigues đó chứ?- NÓ đây! Ðây là lần thứ hai mà tôi cho ông thấy.

Nhà quý tộc già ném cái nhìn đầy buồn phiền lên mảnh giấy ấn hiện những dòng chữ.Chàng trai từ từ giơ lá thư ra.- ông nhận ra nét chữ chứ?

– Nào. hãy đưa tôi tờ khống chỉ và ông sẽ có bức thư.- Khoan đã! Cho tôi hỏi thêm một câu nữa nhé?- Xin ông cứ hỏi.

Và chàng thanh niên gấp mấu giấy lại. đút vào túi.- Làm sao ông có được lá thư đó?- Tôi sẽ nói cho ông biên.

– Tôi xin nghe đây.- Chắc ông cũng biết rằng phe đảng cầm quyền khá phung phá của ngài công tước D’epernon đã gây cho ông này nhiều khó khăn trong vùng Guyenne chứ?

– Biên. hãy bỏ qua chuyện đó đi.- Chắc ông cũng biết rằng phe cầm quyền keo kiệt đến mức khủng khiếp của ngài Mazarin đã gây cho ông ta khá nhiều khó khăn tại thủ đô chứ?

– Ngài de Mazarin và ngài d’epernon thì có ăn nhập gì đến chuyện này?- Khoan đã. từ hai chính quyền đối địch đó nảy sinh ra một tình trạng gần giống như một trận chiến toàn diện. mà trong đó mỗi người đều có phe cánh riêng của mình. Ngài Mazarin hiện thời đang tham chiến vì Hoàng hậu. ông tham chiến vì Ðức vua. ngài trợ Giám mục tham chiến vì đức ông de Beaufort. đức ông de Beaufort tham chiến vì Phu nhân de Montbazon. ngài de la Rochefoucauld tham chiến vì bà de Longueville. đức ông Quận công D’orlesans tham chiến vì tiểu thơ Soyeon. nghị viện tham chiến cho dân chúng. cuối cùng người ta đã bắt nhốt ngài de Condé vì đã chiến đấu cho nước Pháp. Còn tôi. vì sẽ chẳng được lợi lộc gì nếu tôi chiến đấu cho Hoàng hậu. cho Ðức vua. cho ngài trợ giám mục. cho đức ông de Beaufort. cho phu nhân de Montbazon. cho phu nhân de Longueville. cho tiểu thư de Soyon. cho dân chúng. hoặc là cho nước Pháp. nên tôi nảy ra một ý nghĩ. đó là không theo một phe nào cả. nhưng theo đường hướng mà tạm thời tôi đang bị lôi cuốn vào. đối với tôi. tất cả chỉ là vấn đề tùy theo tình hình.

ông bảo sao về ý nghĩ này?- Thật là khôn ngoan.- Do đó tôi đã chiêu mộ một đạo quân. ông cũng thấy họ đang đứng trên bờ sông Dordogne – Chà. năm người!- Dẫu sao thì cũng hơn toán quân của ông một người. ông chớ nên khinh thường họ.

– An mặc lôi thôi! – Nhà quý tộc già tiếp. giọng bực bội.- Ðúng là… – Chàng thanh niên nói tiếp – họ trông khá giống với các chiến hữu của Falstaff.Ðừng để ý gì cho lắm. Falstaff là một nhà quý tộc người Anh có quen biết với tôi. Chiều nay họ sẽ có được những bộ trang phục mới và ngày mai. nếu ông có gặp lại. ông sẽ thấy đấy đúng là những chàng trai rất bảnh.

– Hãy trở lại vấn đề của chúng ta. tôi cần gì đến những chàng trai của ông?- Thì đấy khi tham chiến vì lợi ích của chính mình. chúng tôi bắt gặp những người thu thuế của hạt. đang đi từ làng này sang làng khác. góp nhặt đầy đủ túi cho đức hoàng thượng chừng nào lão ta chưa hái đến đồng cuối cùng thì chúng tôi đi theo hộ tống lão. và phải thú nhận rằng khi thấy các túi căng phồng đó. tôi rất muốn theo về phe với nhà vua. Nhưng những biết cốrối tung lộn xộn. cùng với hoạt động chống đỡ ngài Mazarin. và những lời oán trách ngài công tước D’epernon mà chúng tôi nghe nổi lên khắp nơi. đã khiến chúng tôi hồi tâm lại. Chúng tôi cho rằng chân lý của các vị hoàng thân là tốt hơn cả nên chúng tôi cuồng nhiệt ủng hộ họ. viên thu thuế chấm dứt chuyển công vụ của mình khi vào căn nhà nhỏ biệt lập mà ông thấy đằng kia. phía sau rặng liễu và bạch dương.

– Nhà của Nanon? – Người đứng tuổi lẩm bẩm – Có. tôi có thấy.- Chúng tôi rình lúc lão đi ra. chúng tôi đi theo lão như đã làm từ năm ngày qua. chúng tôi cùng theo lão ta xuống thuyền qua sông. phía bên dưới mạn Saint Michel một chút và khi ra đến giữa sông. chúng tôi trình bày cho lão ta biết sự hồi tâm của chúng tôi về mặt chính kiên. và với một thái độ hết sức lịch sự. chúng tôi khuyên dụ lão ta nên trao lại cho chúng tôi món tiền mà lão đang giữ. Lão ta từ chối. ông ạ! Thế là các bạn hữu của tôi lục soát người lão. và vì lão kêu la đến độ chói tai. nên viên thuộc cấp của tôi. một thành viên đầy tài năng. người mà ông thấy đang đứng đằng kia giữ ngựa giùm tôi vai khoác áo choàng đỏ đấy. nghĩ rằng vì nước vốn không bao giờ để lọt qua các luồng không khí. cũng vì vậy sẽ cắt đứt mọi âm thanh. đó là một định luật vật lý mà tôi có biên. bởi vì tôi từng là y sĩ. nên rất hoan nghênh. Thế là kẻ vừa đưa ra đề nghị đó đè đầu tên cứng cổ xuống sông. vừa giữ nó dưới nước sâu độ một bộ. chứ không hơn. quả vậy. lão thu thuế không kêu la nữa. hoặc nói cho đúng hơn. chúng tôi không còn nghe lão kêu la nữa. do đó chúng tôi có thể vì danh nghĩa của các vị hoàng thân lấy tất cả số tiền của lão. và thư từ mà lão có nhiệm vụ chuyển giao. Tôi đã cho quân lính của tôi số tiền. vì như ông đã nhận xét một cách chính xác rằng họ đang cần có trang phục mới. còn tôi giữ lại các giấy tờ. trong đó có lá thư này.hình như lão thu thuế tốt bụng giữ nhiệm vụ liên lạc tơ hồng cho tiểu thư de Lartigues.

– Thật vậy! – Người đứng tuổi lẩm bẩm – Nếu tôi không lầm thì đó là một kẻ thân cận của Nanon. Còn cái tên khốn kiếp thì sao rồi?- à! Rồi ông sẽ thấy rằng chúng tôi đã hành động đúng khi những tên khốn kiếp như ông vừa nói ấy xuống nước. Thật vậy. nếu không có hành động thận trọng đó. lão ta đã kêu gào cho mọi người trên trái đất này chạy đến. ông có thể tưởng tượng được không. khi chúng tôi lôi lão từ dưới nước lên. dù chỉ mới độ mười lăm phút thế mà lão đã chêm vì quá tức giận.- Rồi các ông lại cho lão ta xuống sông luôn chứ gì?

– Ðúng như ông nói.- Nhưng nếu người liên lạc bị trôi sông?- Tôi không nói là lão ta bị trôi sông.

– Thôi đừng tranh cãi về các từ nữa. nếu người liên lạc đã bị chêm?- ồ! Nói vậy thì đúng. lão ta đã chêm thật sự.- Thì ông de Canolles sẽ không được thư và sẽ không đến chỗ hẹn.

– ồ! Khoan đã! Chúng tôi chống lại các thế lực chứ không chống lại các cá nhân. Ngài de Canolles đã nhận được một bản sao của lá thư đây. có điều. nghĩ rằng nguyên bản có thể có được một giá trị nào đó nên tôi giữ lại.- Anh ta sẽ nghĩ sao nếu không nhận ra tuồng chữ?

– Rằng người ta đã mời anh ta đến gặp gỡ. vì thận trọng tối đa. đã nhờ đến sự giúp đỡ của một bàn tay khác.ông khách kia nhìn Cauvignac với ít nhiều khâm phục trước thái độ trơ trẽn pha lẫn với một đầu óc nhanh nhạy đến như vậy.ông ta muốn thử xem có cách nào để thị uy trước tên gian hùng này hay không.

– Nhưng còn nhà cầm quyền. còn các cuộc điều tra thì sao. ông không nghĩ đến à?- Các cuộc điều tra! – Chàng thanh niên cười và nói tiếp – à. có chứ. ngài D’epernon còn nhiều việc phải làm hơn là mở các cuộc điều tra. nhưng tôi đã không từng nói với ông rằng những gì tôi làm đó là để ngài ấy chiếu cốđên hay sao? Ngài ấy sẽ là một người vô ơn nếu từ chối với tôi điều này.

– Tôi không hiểu rõ lắm – Nhà quý tộc già nói với giọng châm biếm – Là tại sao. như ông vừa mới thú nhận. rằng ông đã ủng hộ các vị hoàng thân rồi lại còn có ý nghĩ kỳ quặc là muốn theo về phe với ngài D’epernon?- Nhưng đó lại là điều dễ hiểu nhất trên thế gian này. những giấy tờ tịch thu được của viên thu thuế đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tính cách trong sáng trong các ý định của đức vua. ngoài hoàn toàn thanh minh trước con mắt tôi. và ngài công tước D’epernon muôn ngàn lần có lý trong cách cư xử đối với thần dân của ông ta. Ðấy mới là chân lý đúng nghĩa và thế là tôi đi theo chân lý đúng nghĩa ấy.

– Ðúng là một tên gian hùng mà ta sẽ không ngần ngại treo cổ một khi hắn rơi vào tay ta! ” – ông già làu bàu. vừa đưa tay vuốt vuốt mấy sợi ria lởm chởm.- ông nói gì cơ?. . . – Cauvignac hỏi. vừa nháy mắt sau chiếc mặt nạ.- Không có gì cả. Bây giờ thêm một câu hỏi nữa. ông sẽ làm gì với tờ khống chỉ này?

– Quỷ tha tôi đi nếu tôi đã có một dự định gì về cái đó. Tôi đòi hỏi một tờ khống chỉ bởi vì đó là một vật tiện lợi nhất. dễ xử dụng nhất. Rất có thểlà tôi chỉ đem nó ra xử dụng vào một việc cần kíp nhất. mà cũng có thể là tôi phung phí nó vào một ý nghĩ điên rồ nào đó. có thểlà tôi sẽ trình nó lại với ông trước những ngày cuối tuần này. mà cũng có thể nó chỉ trở về với ông sau hoặc bốn tháng cùng qua tay một tá người chuyển nhượng. như một tờ tín phiếu vậy. Nhưng dẫu sao đi nữa. cũng xin ông hãy an tâm. tôi sẽ không xử dụng nó vào những việc mà sẽ làm chúng ta. ông và tôi phải xấu hổ. Chúng ta đều là những nhà quý tộc cả mà.

– ông thuộc dòng dõi quý tộc à?- Vâng thưa ông. một trong những dòng họ cao quý nhất.- Nếu thế thì ta sẽ cho ngươi ăn roi vậy” – ông khách lẩm bẩm – “Tờ khống chỉ này được xử dụng vào việc đó mới là đúng”.- ông sẽ cho tôi tờ khống chỉ đó chứ? – Cauvignac hỏi.

– Dĩ nhiên.- Tôi không ép ông đâu. xin ông hiểu cho. đây là một sự trao đổi như tôi đã đề nghị. Hãy giữ lấy tờ giấy của ông và tôi giữ giấy của tôi.- Lá thư đâu?- Tờ khống chỉ đâu?

Và chàng ta một tay đưa ra lá thư. một tay cầm lấy khấu súng.- Xin ông hãy để yên cây súng đó! – ông khách nói và đưa tay vén áo choàng lên. bởi vì tôi cũng có súng như ông. Chúng ta hãy xử sự sòng phẳng. đây. tờ khống chỉ của ông đây.Cuộc trao đổi diễn ra một cách đứng đắn và mỗi bên tùy nghi kiểm tra hết sức chăm chú cái mà người kia vừa trao cho mình.- Thưa ông. bây giờ thì ông đi về hướng nào? – Cauvignac hỏi.

– Tôi phải qua bên bờ sông bên phải.- Còn tôi thì sẽ qua bên trái. – Cauvignac đáp lại.- Vậy chúng ta phải làm sao đây? Người của tôi đều Ở phía bên ông sẽ qua. còn người của ông lại Ở phía bên này.- Ổ không có gì dễ hơn thưa ông: Qua đến bờ bên kia hãy cho người của tôi lên thuyền ông và tôi cũng sẽ làm như vậy với người của ông.

– Anh thật thông minh và nhanh trí!- Tôi vốn sinh ra là để chỉ huy quân đội.- ông là một viên chỉ huy kia mà!- À vâng. phải rồi! – Chàng trai đáp lại. tôi quên mất.

ông khách ra hiệu cho người lái đò tháo dây cột thuyền và đưa ông ta qua bên bờ đối diện với nơi xuất phát. về hướng một lùm cây um tùm kéo dài đến đường lộ.Chàng thanh niên. có lẽ e sợ một hành động phản trắc nào đó. liền rướn người lên để nhìn theo ông ta. ngón tay vẫn đặt trên cò súng. sẵn sàng nhả đạn trước bất kỳ một cử chỉ khả nghi nào của ông kia. Nhưng ông này cũng chẳng thèm bận tâm đến thái độ nghi ngờ đó. và quay lưng về phía chàng thanh niên với một thái độ vô tư thật sự hay giả tạo khó mà biết được. ông ta bắt đầu đọc lá thư và chẳng bao lâu đã hoàn toàn bị thu hút vào những dòng chữ.

– ông hãy nhớ kỹ giờ hẹn nhé! – Cauvignac nói – Ðúng là tối nay. tám giờ.ông khách không trả lời và cũng chẳng có vẻ gì đã nghe câu nói.- Chà! – Cauvignac nói nhỏ với chính mình. vừa đưa tay vuốt ve báng súng – Phải chi mà mọi người biết được rằng ta có thể tùy nghi thay đổi viên toàn quyền của vùng Guynne và làm ngừng cuộc nội chiến. Nhưng nếu công tước D’epernon chêm rồi thì tờ khống chỉ của ta còn xài được gì nữa chứ? Mà hết nội chiến rồi thì ta sẽ sống bằng gì đây? Phải nói là có nhiều lúc ta như sắp điên mất! Công tước D’epernon và cuộc chiến muôn năm! Nào. ông lái chèo đi thôi và hãy cho ta qua bờ bên kia không nên làm cho đức ông kia phải chờ đợi những người hầu cận của mình.

Một lát sau. Cauvignac cập vào bên bên trái của con sông Dordogne. Cũng ngay lúc đó. ông khách kia lên bờ và gửi Ferguzon cùng năm tên cướp đường lên chiếc thuyền của ông lái bên Ison. Chàng trai không muốn tỏ ra kém lịch sự hơn nên bảo người lái thuyền của mình chở về bên kia bốn người bộ hạ của ông khách. đến giữa sông. hai con thuyền giao nhau. và họ lịch sự chào nhau rồi mọi chiếc cặp vào bờ đúng điểm hẹn. Thế là ông khách lạ cùng với nhóm người của mình biết mất sau lùm cây um tùm. còn Cauvignac với đám tay chân dần bước trên con đường đi Ison.

Chọn tập
Bình luận