Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Đôi lời về tác giả

Tác giả: Erich Maria Remarque

ERICH MARIA REMARQUE – NGƯỜI ĐI QUA CHIẾN TRANH

Erich Paul Remarque sinh ngày 22-6-1898 trong một gia đình theo dòng Công giáo La Mã tại Osnahruck, một thành phố thuộc tỉnh Westphalia nằm ở miền Tây nước Đức. Ngay từ nhỏ, Erich đã luôn luôn ngưỡng mộ người mẹ – bà Anna Maria, trong khi luôn tỏ ra ra lánh người cha – ông Peter. Ông Peter Remarque vốn xuất thân trong một gia đình phiêu bạt đến Đức sau Cách mạng Pháp, chỉ là một người thợ đóng sách nghèo. Sự vất vả và thiếu thốn của gia đình đã khiến Remarque phải đi kiếm tiền từ khi mới mười mấy tuổi bằng việc dạy kèm piano. Cậu bé luôn làm việc hết sức vất vả để bù vào chỗ thiếu thốn và cậu luôn luôn xin mượn trước.

Cậu bé say mê piano và nhiều thứ khác, ví dụ như sưu tập bướm hoặc lần dò khám phá những dòng sông và cánh rừng – tất cả những gì sau này sẽ lần lượt hiện ra trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại. Thú viết lách của cậu bé đã khiến cho cậu nhận được biệt danh: “Kẻ-bôi-bẩn”.

Vì thường xuyên phải di chuyển nên Remarque học một lúc hai trường cấp hai và sau đó là trong dự bị Công giáo. Cậu say sưa những diễn biến đầy kịch tính của các nghi lễ Công giáo, say mê vẻ đẹp của những ngôi nhà thờ, của hoa trong vườn tu viện và của hoạt động nghệ thuật. Sau này, những gì Remarque viết đều có chút hơi hướng của một nhà hát, đường nét của giáo đường và các bảo tàng, còn hoa và cây là biểu tượng của sự bình an vĩnh cửu. Những ngày học ở trường, cậu bé Erich luôn gặp rất nhiều chuyện khổ sở vì các giáo viên; nhưng rồi sau đó, thế nào các giáo viên cũng sẽ bị nhồi vào trong tiểu thuyết của nhà văn Erich Maria Remarque! Tại trường dự bị, Erich cãi nhau suốt ngày với một giáo viên tên là Konschorek. Sau này Konschorek đã hóa thành một gã giáo viên tại nơi huấn luyện tân binh với đầy đủ thói xấu của nguyên mẫu và chỉ khác mỗi cái tên: Kantorek (“Phía Tây không có gì lạ”).

Tháng 11 năm 1916, chàng Erich 18 tuổi, sinh viên năm thứ 3 của trường sư phạm Osnabruck Lehresminar bị gọi quân dịch để tham gia vào Đại chiến Thế Giới lần thứ nhất. Sau khóa huấn luyện tân binh tại Westerberg (chính là trại Klosterberg trong “Phía Tây không có gì lạ”), Erich được phân vào một sư đoàn quân dự bị, tuy nhiên cậu rất hay được về thăm nom bà mẹ đang ốm nặng.

Tháng 6 năm 1917, Erich bị chuyển đến một đơn vị công binh ở mặt trận phía Tây. Anh là một quân nhân điềm tĩnh, ngay cả khi người đồng đội Troske bị thương vì dính mảnh lựu đạn, Erich vẫn đưa được Troske về phía sau an toàn. Nhưng cái chết của Troske – không phải vì vết thương mà là vì không được chăm sóc, đã khiến cho Erich bị đổ vỡ hoàn toàn. Anh vẫn tiếp tục cứu các đồng đội cho tới khi cũng bị thương vì mảnh lựu đạn. Suốt hai năm 1917-1918, Erich nằm tại bệnh viện SiVillenz ở Duismeg để chữa thương. Trong khi đó, mẹ anh qua đời tháng 9-1917. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, vì còn thương nhớ mẹ nên đã khiến Erich quyết định đổi tên kép Erich-Paul thành Erich-Maria.

Rời bệnh viện, Erich trở về Osnabruck đến dự khóa huấn luyện nâng cao, lồng nỗi đau buồn sau cái tang lớn. Chiến tranh đã chấm dứt trước khi anh trở lại mặt trận và mặc dù chưa hề trải qua sự đối đầu tại chiến tuyến nhưng chiến tranh đã làm thay đổi suy nghĩ và thái độ của Erich mãi mãi. Anh đã học một bài học cay đắng về giá trị mong manh thực sự của đời sống cá nhân, sau khi đã hoàn toàn đổ vỡ, khi nhận là “chủ nghĩa yêu nước” của cái xã hội nước đó có thể sẵn sàng bỏ qua bất cứ một cá nhân nào. Với anh và nhiều người bạn của anh, trách nhiệm công dân tốt chẳng còn một ý nghĩa gì nữa.

Những năm tiếp theo, nước Đức lâm vào tình trạng thiếu thốn, lạm phát, thất nghiệp và đầy rẫy bọn đầu cơ trục lợi cùng bọn cực đoan chính trị.

Remarque cùng vài người bạn quay trở về và nhận thấy những giáo viên cũ bây giờ chỉ là những kẻ cướp. Remarque thường lôi mình vào rắc rối theo kiểu tự chụp một bức ảnh ông mặc đồ sĩ quan có chữ thập ngoặc và một cái huân chương cùng con chó cưng trong một cách bố trí đầy mâu thuẫn…

Sau khi tốt nghiệp, Remarque được giới thiệu vào dạy thay cho một giáo viên trong vòng hai năm. Môi trường giáo dục không dính dáng đến chính trị và Remarque chuyển sự say mê sang các môn thể thao, nhất là đua ôtô.

Hình ảnh về Remarque lúc bấy giờ là một chàng thanh niên có mái tóc vàng, rất điển trai, ăn mặc trang nhã và những cơ bắp cuồn cuộn nổi. Tóm lại đó là hình ảnh về một con người hào hoa bất chấp thu nhận. Sau một thời gian, Remarque chán nản và bỏ đi làm đủ thứ việc: chơi organ ở nhạc viện, nhân viên một công ty sản xuất bia thô, làm nhà phê bình sân khấu ở một thành phố nhỏ, viết quảng cáo cho một công ty ôtô. Ông lấy một nữ diễn viên tên là Zutta Ilse Zambona năm 1925, một thời gian ngắn sau khi được nhận vào làm biên tập ở tạp chí Sport im Bild ở Berlin.

Đầu năm 1920, với cái tên Erich Remark, ông xuất bản một cuốn tiểu thuyết mà nó bị thiên hạ lạnh nhạt đến nỗi ông phải bỏ cái bút danh – vội lấy tên của cụ nội. Lối viết báo của ông quá cứng, thậm chí tầm thường và đầy cảm tính. Chính vì thế, sự thành công của “Phía Tây không có gì lạ” xuất bản năm 1929 làm cho ông và bất cứ một người nào cũng phải ngạc nhiên. “Bóng ma của chiến tranh luôn ám ảnh chúng tôi – ông nói – nhất là khi chúng tôi cố gắng không nghĩ đến nó nữa”. Và kết quả là “Phía Tây không có gì lạ” đã làm tất cả những người ở hai bên bờ Thái Bình Dương xúc động sâu sắc trong khi trước đây, họ ra sức tìm kiếm ý nghĩa của chiến tranh.

Trong năm đầu tiên, riêng độc giả Đức đã mua tới hơn 1 triệu bản cuốn tiểu thuyết “Phía Tây không có gì lạ” và người Anh, Pháp, Mỹ thậm chí còn mua nhiều hơn. Cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn nữa nhờ bộ phim do người Mỹ dựng với Lew Ayres và Lewis Wolheim.

Năm 1932, chính quyền Quốc xã tịch thu tài khoản của ông ở Berlin – chúng nói rằng để bù vào tiền thuế. Tuy nhiên, trước đó Remarque đã chuyển hầu hết tiền và số tranh theo phái ấn tượng sang Thụy Sĩ. Tại đây, ông mua một ngôi biệt thự ở Porto Ronco cạnh bờ hồ Magiore và dần dần mua về nhiều thứ đồ cổ quý giá.

Trong thời gian Remarque bị tước quyền công dân Đức, ba cuốn sách của ông lần lượt được dựng phim ở Mỹ và đôi lúc người ta gọi ông là Vua Hollywood.

Bạn bè của ông rất nhiều: Marlene Dietrich, Greta Garbo, Charles Chaplin, F. Scott Fritzgerald và Ernest Hemingway.

Sau cùng, mệt mỏi vì những phù hoa giả tạo của Hollywood, ông chuyển sang đi về sống ở New York và Porto Ronco.

Năm 1957, ông càng nổi tiếng vì vai diễn trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của ông: “Thời gian để sống và thời gian để chết”.

Năm 1958, Remarque cưới nữ diễn viên Mỹ Paulette Goddard sau 18 năm quen biết.

Lần đến được Mỹ, Remarque không hề gặp phải khó khăn gì về thủ tục nhưng ông hết sức bực bội và thông cảm với những bất công mà bạn bè ông phải chịu đựng trong cảnh tha hương. Mặc dù đã xin nhập quốc tịch Mỹ năm 1941 nhưng Remarque luôn phẫn hận vì bị mất quyền công dân Đức.

Năm 1943, một nỗi đau lớn đến với Remarque: em gái ông Elfried Scholz bị chính quyền Quốc xã xử trảm vì tuyên truyền “lật đổ”. Sau này, ông thật sự cảm động khi Osnabruck đã lấy tên cô gái đặt cho một con đường năm 1965.

Năm 1971, chính quyền Osnabruck cũng đã đặt tên một con đường chạy quanh thành phố là Erich Maria Remarque.

“Bóng tối thiên đường” là tiểu thuyết cuối cùng của ông. Trong tác phẩm đó, người ta tìm gặp lại vóc dáng của rất nhiều những nhân vật trong các tiểu thuyết trước đây và nhân vật chính đã quyết định trở về lại nước Đức bất chấp cuộc sống và tình yêu ở Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Nỗi hoài nhớ quê hương còn thể hiện trong khoảng những năm 1950 khi Remarque về đi tìm tài liệu cho những tiểu thuyết. Ông không bao giờ trở về thành phố quê hương vì cảm thấy thành phố được xây lại này không còn là những gì thân quen, mà ông đã mô tả trong “Phía Tây không có gì lạ”, “Đường về” và “Bia mộ đen” nữa cả.

Remarque qua đời sau một loạt cơn đau tim tại một bệnh viện ở Locarno vào ngày 25.9.1970. Báo chí mê mải đi tìm các chi tiết về cuộc đời của ông mà quên cả một điều: Remarque là tác giả của cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng dù sao chăng nữa, các đọc giả đã không hề quên. Chỉ riêng ở châu Âu, người ta đã mua đến 13 triệu bản những cuốn sách của ông. Trong đó “Phía Tây không có gì lạ” bán được 8 triệu cuốn vẫn mãi mãi là một trong những cuộn sách bán chạy nhất châu âu của thế kỷ XX.

Năm nay, nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày ra mắt cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Remarque “Bóng tối thiên đường”, cũng như 70 năm ngày ra mắt cuốn tiểu thuyết “Đường về” và 50 năm ngày ra mắt cuốn “Đêm”, chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu với độc giả lần lượt toàn bộ các tác phẩm vĩ đại của ông như một kỷ niệm hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX.

Sau đó, qua những tác phẩm này, chúng tôi muốn gửi gắm niềm tin vào nền hòa bình mà vì nó, suốt đời Remarque đã đấu tranh và phụng sự.

LƯU MINH SƠN

[1] Cái vá hay cái muỗng to.

[2] Một livre vào khoảng gần nửa kí lô.

[3] Nguyên văn tiếng Pháp: Như một ảo ảnh.

[4] Nguyên văn Pháp: Như một ngôi sao chổi.

[5] Một thứ rượu mạnh loại rẻ tiền.

[6] Nguyên văn tiếng Pháp: Cái đuôi chó nhỏ nhất cũng không thoát.

[7] Shrapnel: một loại trái phá có nhiều đạn nhỏ ở trong.

[8] Nguyên văn bản tiếng Pháp: Ngã như ruồi.

[9] Tiếng lóng chỉ viên đạn đại bác rất to.

[10] Một thứ rượu pha đường hoặc pha nước chanh.

[11] Nguyên văn Pháp: Việc là việc, rượu là rượu.

[12] Nguyên văn Pháp: Y như dưa chuột, ngâm dấm, trộn với đạn trái phá thối không nổ.

[13] Tù binh Nga trong Đại chiến lần thứ Nhất – ND.

[14] Thống chế tư lệnh Đức ở mặt trận miền Đông năm 1915.

[15] Hiệp sĩ Đức, thế kỷ thứ XV.

[16] Bàn chân hơi thẳng ra, do biến dạng của xương bàn chân.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Bình luận
× sticky