Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Chủ ngữ (subject) chỉ là người, nơi chốn, hay đồ vật được đề cập đến trong câu. Để tìm chủ ngữ của một câu, trước tiên phải xác định vị trí của động từ. Sau đó, trả lời câu hỏi, cái gì hay ai đang được diễn tả trong động từ:
• The monkeys in the treetops must be observed. (Những chú khỉ trên ngọn cây phải được theo dõi).
Trong ví dụ trên, cái gì phải được theo dõi (must be observed)? Câu trả lời là, những chú khỉ (monkeys). Vậy, chủ ngữ ở câu này là những chú khỉ (monkeys).
Chủ ngữ đơn (simple subject) là chủ ngữ không có từ bổ nghĩa nào kèm theo:
• The upcoming event, stripped of all the hype, is nothing but a fundraiser. (Sự kiện sắp tới, tràn ngập trên các mục quảng cáo, không gì khác ngoài một buổi quyên góp từ thiện).
Trong ví dụ trên, chủ ngữ đơn là sự kiện (event).
Một chủ ngữ đơn có thể có nhiều hơn một từ hay một mệnh đề:
• What he had forgotten about the law was amazing considering how many years he spent in law school. (Những kiến thức về pháp luật anh ta đã quên thật đáng ngạc nhiên nếu xét lại bao nhiêu năm anh ta học ở trường luật).
Trong ví dụ trên, chủ ngữ đơn là toàn bộ mệnh đề What he had forgotten about the law (Những kiến thức về pháp luật anh ta quên).
Thông thường, khi chủ ngữ của một câu là bạn/các bạn (you) và câu nói là một sự gợi ý, ra lệnh, hay sai khiến, từ you sẽ bị lược bỏ. Lúc đó, người nghe ngầm hiểu rằng chủ ngữ ở đây chính là mình:
• Get out of the way! (Tránh đường ra!)
Trong ví dụ trên, bạn/các bạn (you) sẽ được hiểu là chủ ngữ của câu.
Khi tiến hành phân tích câu, người khởi đầu một hành động được gọi là chủ thể (agent). Khi dùng thể chủ động, chủ ngữ chính là chủ thể, ví dụ:
• The class failed the test. (Lớp đã trượt bài kiểm tra).
Khi dùng thể bị động, chủ thể không phải là chủ ngữ, trên thực tế, một số câu bị động không bao gồm chủ thể.
1.1 Đảo chủ ngữ – động từ (Subject-Verb Inversion)
Thông thường, một câu bao gồm một chủ ngữ và động từ đi kèm. Thứ tự có thể bị đảo lộn trong một vài trường hợp.
– Trong các câu hỏi:
• Have you read that book? (Bạn đã đọc cuốn sách này chưa?)
– Trong cấu trúc chèn thêm (expletiveconstruction):
• Here is your book. (Sách của bạn đây).
– Để tập trung sự chú ý vào một từ cụ thể:
• What’s more important is his reluctance to find a job. (Điều quan trọng hơn là sự bất đắc dĩ của anh ta khi tìm kiếm công việc.)
– Khi câu bắt đầu bằng một trạng từ, cụm trạng từ, hay mệnh đề:
• Rarely have so many been eaten in just one meal. (Hiếm khi có quá nhiều thứ được ăn hết trong chỉ một bữa).
– Sau từ so:
• I believe him; so do the people. (Tôi tin tưởng anh ấy; mọi người cũng vậy).
1.2 Sự hoà hợp chủ ngữ – động từ (Subject-Verb Agreement)
Nguyên tắc cơ bản của sự hoà hợp chủ ngữ – động từ là chủ ngữ số ít cần đi với một động từ số ít. Tương tự như vậy, chủ ngữ số nhiều cần đi với động từ số nhiều:
• My brother is a psychologist (Anh trai tôi là một nhà tâm lý học).
• My brothers are psychologists. (Các anh trai tôi là các nhà tâm lý học).
– Những đại từ bất định như: anyone (bất cứ ai), everyone (mọi người), someone (một ai đó), no one (không ai cả) và nobody (không một ai) là chủ ngữ số ít, vì thế, cần phải đi với động từ số ít:
• Everyone is studying hard. (Mọi người đang học tập chăm chỉ).
– Một số đại từ bất định như: all (tất cả) và some (một số), có thể là số ít hay số nhiều tuỳ thuộc vào những thứ mà chúng đề cập đến có đếm được hay không:
• Some of the candy is missing. (Một ít kẹo đã bị mất).
• Some of the dogs are barking. (Một vài con chó đang sủa).
– Đối với đại từ bất định none (không), vừa có thể là số ít hoặc số nhiều, việc dùng động từ số ít hay số nhiều đi với nó không quan trọng, trừ khi có điều gì đó trong câu chỉ rõ số lượng của nó:
• None of you write poetry. (Không có ai trong số các bạn làm thơ).
• None of the cars are speeding. (Không có cái xe ôtô nào đang chạy nhanh).
– Một số đại từ bất định như: everyone và everybody (mọi người) có vẻ giống như đang nói đến nhiều hơn một người nhưng chúng đều được dùng như là số ít:
• Everyone is working hard. (Mọi người đều làm việc chăm chỉ).
– Đại từ each (mỗi) thường được theo sau bởi một cụm giới từ kết thúc bởi một từ số nhiều, ví dụ như:
• Each of the monkeys. (Mỗi một con khỉ).
Tuy nhiên, each cũng có thể là số ít như câu sau:
• Each of the monkeys is eating a banana. (Mỗi con khỉ đều đang ăn chuối).
– Tránh nhầm lẫn giữa từ and (và) với những cụm từ together with (cũng như), as well as (cũng như là) và along with (cùng với). Chúng không có nghĩa giống nhau và không tạo ra chủ ngữ phức giống như and, hãy xem các ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn:
• The boy, as well as his brother, is going to school. (Thằng bé, cũng như anh trai nó, đang đi học).
• The boy and his brother are going to school. (Thằng bé và anh trai nó đang đi học).
– Các đại từ neither (không) và either (cả hai) được dùng như số ít cho dù chúng như đang nói đến hai thứ, ví dụ:
• Neither of the two computers is obsolete. (Không có cái nào trong hai cái máy tính là lỗi thời cả).
• Either is a good choice for a student. (Cả hai đều là sự lựa chọn tốt cho sinh viên).
Neither và either đi với động từ số nhiều khi chúng đứng trước một cụm giới từ bắt đầu bằng of.
• Have either of two kids seen my dog? (Có ai trong hai đứa trẻ thấy con chó của tôi không?)
• Are either of you listening to me? (Có ai trong các bạn nghe tôi nói không?)
– Khi dùng các liên từ nor (cũng không) và or (hoặc), chủ ngữ gần động từ nhất sẽ quyết định động từ là số ít hay số nhiều.
• Neither the bear nor the monkeys were awake when we visited the zoo. (Cả con gấu và bầy khỉ đều không tỉnh dậy khi chúng tôi vào thăm sở thú).
Nên đặt chủ ngữ số nhiều ở gần động từ nhất để tránh sử dụng sai động từ như câu dưới đây:
• Neither the monkeys nor the bear was awake when we visited the zoo.
– Trong khi đó, từ there (đó) và here (đây) không bao giờ là chủ ngữ của câu, cho dù chúng có thể đứng ở đầu câu:
• Here are my two books. There better be a good reason you have them. (Đây là hai cuốn sách của tôi. Tốt hơn là nên có lý do chính đáng tại sao bạn có chúng).
Các câu này được gọi là cấu trúc chèn thêm (expletive constructions), còn chủ ngữ luôn đứng sau động từ và từ hạn định dù động từ là số ít hay số nhiều.
– Động từ đi với chủ ngữ ở ngôi thứ ba, số ít như he, she, và it có đuôi –s.
• He loves to eat. (Anh ấy thích ăn).
Trong sử dụng, khi có từ bổ nghĩa xen vào giữa chủ ngữ và động từ, tránh nhầm lẫn những từ này là sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ.
• The workers, who always seem to be standing around taking a break, gathered around in a circle like a football huddle, are being fired. (Đám công nhân, những người luôn có vẻ như đang đứng xung quanh nghỉ ngơi, tập trung thành một vòng tròn giống một đám đông lộn xộn chơi bóng bầu dục, đang bị sa thải).
– Ngoài ra, còn có các danh từ dạng đặc biệt, gây khó hiểu cho người đọc, không rõ chúng ở dạng số ít hay số nhiều. Những từ như: glasses (kính), gloves (găng tay), pliers (cái kìm) và scissors (cái kéo) được cho là ở dạng số nhiều trừ khi đứng trước chúng là cụm từ pair of (một cặp). Trong trường hợp đó, pair lại trở thành chủ ngữ, như các ví dụ dưới đây:
• My glasses are on the desk. (Kính của tôi ở trên bàn).
• The pair of glasses is on the desk. (Cặp kính ở trên bàn).
Một số từ đuôi –s có vẻ như ở số nhiều nhưng thực ra lại là số ít và vì thế cần phải đi với động từ số ít.
• The evening news is full of disasters. (Bản tin tối nay toàn là những thảm họa).
Có những từ khác có đuôi –s nói đến một thứ là số ít, nhưng thực ra lại là số nhiều và cần phải đi với một động từ số nhiều.
• His assets were totally wiped out by the bankruptcy. (Tài sản của anh ấy đã mất sạch sau vụ phá sản).
Những diễn đạt bằng phân số như half of (một nửa) và a percentage of (một phần của) có thể là số ít và cũng có thể là số nhiều. Cũng tương tự như vậy, những từ như: some (một số), all (tất cả), và any (bất cứ) đóng vai trò là chủ ngữ, như các ví dụ sau:
• One-half of the population is over sixty-five. (Một nửa dân số hơn 65 tuổi).
• One-quarter of the students were absent. (Một phần tư số học sinh đã vắng mặt).
• Some of the houses are painted white. (Một số ngôi nhà đã được sơn trắng).
• Some of the money is missing. (Một ít tiền đã bị mất).
Khi bạn có một câu kết hợp giữa một chủ ngữ khẳng định và một chủ ngữ phủ định, trong đó một chủ ngữ là số nhiều còn chủ ngữ kia là số ít, động từ nên được chia theo chủ ngữ khẳng định.
• It’s the teacher, not the students, who decides what to teach. (Giáo viên chứ không phải là học sinh, sẽ quyết định phải dạy cái gì).
2. Vị ngữ (Predicates)
Vị ngữ được sử dụng trong câu để hoàn thành đầy đủ câu đó. Vị ngữ đơn (simple predicate) bao gồm một động từ, một chuỗi động từ, hay một động từ kép, như các ví dụ dưới đây:
• The flower bloomed. (Hoa đã nở).
• The flowers have been blooming. (Những bông hoa đã và đang nở).
• The bulbs opened, blossomed, and then closed for the night. (Những củ hành nảy mầm, ra hoa, và rồi tàn đi vào buổi đêm).
Vị ngữ phức (compound predicate) bao gồm từ hai vị ngữ trở lên liên kết với nhau, ví dụ:
• The mountain biker began to ride down the trail and eventually entered one of the most beautiful valleys in the area. (Tay đua xe đạp leo núi đã bắt đầu đi xuống đường mòn và cuối cùng đã đi vào một trong những thung lũng đẹp nhất vùng).
Vị ngữ đầy đủ (complete predicate) bao gồm một ngoại động từ và tất cả các từ bổ nghĩa cùng những từ khác để hoàn thành nghĩa của nó.
• The slowly moving thunderstorm flashed lightning across the dark foreboding sky. (Cơn bão di chuyển từ từ loé chớp ngang bầu trời tối phía trước).
Một tính từ vị ngữ (predicate adjective) đứng sau động từ liên kết và mô tả chủ ngữ trong câu.
• The minerals in the water taste bad. (Những khoáng chất trong nước uống thật tệ).
Danh từ vị ngữ (predicate nominative) đứng sau động từ liên kết và mô tả chủ ngữ là gì.
• Lucy Edson is president of the firm. (Lucy Edson là chủ tịch của hãng).
3. Tân ngữ (Objects)
Tân ngữ là một từ loại của câu, tiếp nhận một hành động.
Tân ngữ trực tiếp chịu tác động trực tiếp của hành động, như:
• He threw the ball. (Anh ấy ném quả bóng).
Trong ví dụ trên, the ball là tân ngữ trực tiếp.
Bổ ngữ cho tân ngữ (Object complement): được dùng để bổ nghĩa hay mô tả cho tân ngữ trực tiếp:
• He named his monkey Meep. (Anh ấy đặt tên cho con khỉ của mình là Meep).
Trong ví dụ này, his monkey là tân ngữ trực tiếp; Meep là bổ ngữ cho tân ngữ.
Tân ngữ gián tiếp xác định hành động của động từ tác động lên cái gì hay ai.
• He sold me his car. (Anh ấy đã bán cho tôi chiếc xe của anh ấy).
Trong ví dụ này, me là tân ngữ gián tiếp, còn his car là tân ngữ trực tiếp.
Từ me cùng với các đại từ khác như him, us và them không phải lúc nào cũng là tân ngữ gián tiếp; chúng cũng có thể đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp:
• Save me! (Cứu tôi với!)
4. Bổ ngữ (Complements)
4.1 Bổ ngữ cho chủ ngữ (Subject complement)
Bổ ngữ cho chủ ngữ đứng sau động từ liên kết và được dùng để diễn đạt lại hay xác định chủ ngữ.
• A tarn is a small glacial lake. (Hồ trên núi là cái hồ nhỏ đóng băng).
4.2 Bổ ngữ cho tân ngữ (Objective complement)
Bổ ngữ cho tân ngữ đứng sau hay bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp, có thể là danh từ hay tính từ:
• The players named Logan captain to keep him happy. (Các cầu thủ gọi Logan là đội trưởng để làm anh ấy vui).
Trong ví dụ này, danh từ captain bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp Logan; tính từ happy bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp him.
4.3 Bổ ngữ cho động từ (Verb complement)
Bổ ngữ cho động từ có thể là tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp của động từ.
• Mark gave Terry (tân ngữ gián tiếp) all his old albums (tân ngữ trực tiếp). (Mark cho Terry tất cả những album cũ của mình).
4.4 Vị trí từ bổ nghĩa (Modifier Placement)
Từ bổ nghĩa (Modifiers) là những từ giới hạn những khía cạnh nhất định của câu. Một số từ bổ nghĩa như: only (chỉ), just (chỉ), nearly (gần như), barely (vừa vặn),… hay bị đặt sai chỗ trong câu. So sánh các câu sau:
• He only threw the ball ten feet.
• He threw the ball only ten feet. (Anh ấy ném quả bóng chỉ được 10 feet).
Cách tốt nhất trong việc viết các câu như trên là đặt từ bổ nghĩa này ngay trước từ được nó bổ nghĩa.
Khi từ bổ nghĩa bổ nghĩa sai cho một từ nào đó, nó được gọi là từ bổ nghĩa rời (dangling modifier). Sai sót thường gặp là mở đầu một câu bằng một cụm giới từ.
Nếu bạn viết một câu mà cụm phân từ đứng trước một cấu trúc chèn thêm (expletive construction), bạn sẽ hay mắc phải lỗi phân từ rời (dangling participle) đã nói ở trên, như ví dụ dưới đây:
• Cleaning the windows every six months, there is a simple way to keep a building looking better. (Lau các cửa sổ sáu tháng một lần là cách đơn giản để giữ cho tòa nhà trông đẹp hơn).
Ví dụ này có thể được viết lại cho rõ nghĩa hơn như sau:
• If you clean the windows every six months, you can keep a building looking better. (Nếu bạn lau cửa sổ mỗi 6 tháng một lần, bạn có thể giữ cho toà nhà trông đẹp hơn).
Một tình huống khác của lỗi phân từ rời là khi một cụm phân từ đứng trước động từ ở dạng bị động. Lỗi này xảy ra bởi vì chủ thể thực trong câu là giả.
• Cleaning the windows every six months, the building was kept in beautiful condition.
Ví dụ này có thể được viết lại thành:
• Cleaning the windows every six months, they kept the building in beautiful condition. (Lau cửa sổ mỗi 6 tháng một lần, họ giữ cho toà nhà trong trạng thái sạch đẹp).
Cụm động từ nguyên thể (Infinitive phrases) cũng có thể trở thành từ bổ nghĩa rời.
• To keep the employees interested in their health, a fitness center was set up in the basement. (Để các nhân viên quan tâm đến sức khoẻ, một trung tâm tập thể dục đã được mở ra ở dưới tầng hầm).
Trong ví dụ này, cụm động từ nguyên thể: To keep the employees interested in their health, có thể lại bổ nghĩa cho người mở ra trung tâm tập thể dục (set up the fitness center). Do đó, ví dụ này có thể được viết lại thành:
• To keep the employees interested in their heath, the manager set up a fitness center in the basement. (Để khiến các nhân viên quan tâm đến sức khoẻ, người quản lý đã mở một trung tâm tập thể dục ở dưới tầng hầm).
Ngoài ra, còn trường hợp từ bổ nghĩa đặt sai chỗ liên quan đến trạng từ. Trạng từ có thể được đặt ở mọi chỗ trong câu, nhưng đôi lúc, vị trí trạng từ có thể làm nghĩa của chúng khó hiểu.
• The people who listen to public radio often like classical music. (Những người nghe đài phát thanh công cộng thường thích nhạc cổ điển).
Liệu câu này có nghĩa là bất cứ ai nghe đài công cộng nhiều đều thích nhạc cổ điển? Bằng việc chuyển vị trí của trạng từ often, ví dụ này có thể được viết lại cho rõ ràng hơn:
• The people who often listen to public radio like classical music. (Những người hay nghe đài phát thanh công cộng thường thích nhạc cổ điển).
5. Cụm danh từ (Noun Phrases)
Một cụm từ (phrase) là một nhóm các từ có liên quan không bao gồm chủ ngữ và động từ. Cụm danh từ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa của nó, ví dụ: The tall dark man. (Người đàn ông cao và đen). Các từ bổ nghĩa có chứa trong cụm danh từ có thể là:
– Tính từ (Adjectives): tall dark man (người đàn ông cao và đen);
– Cụm phân từ (Participial phrase): the bushes following the edge of the sidewalk (những bụi cây dọc theo vỉa hè);
– Cụm động từ nguyên thể (Infinitive phrase): the first woman to fly around the world (người phụ nữ đầu tiên bay vòng quanh thế giới);
– Mệnh đề bổ nghĩa (Modifying clause): the mistakes he had made the day before (sai lầm anh ấy phạm phải hôm trước);
– Cụm giới từ (Prepositional phrase): the trail next to the lake, over by the dam (đường mòn ở sát cạnh hồ, phía bên kia con đập).
Thông thường, tất cả các từ đi cùng với nhau trong cụm danh từ; tuy nhiên, đôi khi chúng có thể bị chia tách thành các cụm danh từ gián đoạn (discontinuous noun phrase).
• Several burglaries have been reported involving people who were gone for the weekend. (Một số vụ trộm đã được báo cáo có liên quan đến những người đi nghỉ cuối tuần).
Đôi khi, sử dụng cụm danh từ gián đoạn hữu ích trong việc cân đối giữa chủ ngữ và vị ngữ, trong trường hợp phải tránh một chuỗi dài cụm danh từ kép, nhóm các danh từ kép như: student body (nhóm học sinh), book cover (bìa sách), hay meeting place (nơi họp mặt). Nếu đặt các chuỗi cụm từ này cùng nhau, sẽ tạo ra một câu rất khó đọc.
Hô ngữ (vocative) thường có dạng một cụm danh từ. Tên riêng của người hay tên thay thế có thể được dùng như hô ngữ. Hô ngữ được xem như là một thành phần xen giữa (parenthetical element) và được ngăn cách với phần còn lại của câu bằng dấu phẩy nếu chúng xuất hiện trong mạch câu. Ví dụ:
• Mike, stop the car. (Mike, dừng xe lại).
Về cơ bản, có bốn loại hô ngữ như sau:
– Tên đơn, có hoặc không có danh hiệu;
– Đại từ nhân xưng: you;
– Danh từ chung chỉ sự yêu mến, thân thiết, kính trọng, như: darling (người yêu), my dear (người yêu quý), sweetheart (cưng), và sir (ngài);
– Mệnh đề giống danh từ (nominal clause), như:
• Whoever is singing, stop it now. (Dù là ai đang hát, hãy ngừng lại ngay đi).
6. Cụm giới từ (Prepositional Phrase)
Một cụm giới từ bao gồm một giới từ, một danh từ hay đại từ đóng vai trò là tân ngữ của giới từ, và một hoặc hai tính từ bổ nghĩa cho tân ngữ đó. Cụm giới từ thường cho biết một chuyện xảy ra ở đâu hay khi nào. Ví dụ: in a half hour (trong nửa tiếng).
Một cụm giới từ đứng ở đầu câu được gọi là từ bổ nghĩa đầu câu (introductory modifier). Có thể ngăn cách từ bổ nghĩa đầu câu bằng dấu phẩy, điều này không bắt buộc trừ khi từ bổ nghĩa đó quá dài.
7. Ngữ đồng vị (Appositive Phrase)
Ngữ đồng vị có liên quan đến việc diễn đạt khác hoặc ám chỉ một từ đứng ngay trước nó, ví dụ:
• My favorite professor, a world famous author, just won a prestigious literary award. (Giáo sư ưa thích của tôi, một tác giả nổi tiếng thế giới, vừa mới giành được một giải thưởng văn học uy tín).
8. Cụm từ tuyệt đối (Absolute Phrase)
Cụm từ tuyệt đối là một nhóm các từ bao gồm một danh từ hoặc đại từ, một phân từ, cũng như các từ bổ nghĩa. Cụm từ tuyệt đối không liên kết hay bổ nghĩa cho bất cứ từ nào khác trong câu mà chúng bổ nghĩa cho cả câu. Cụm từ tuyệt đối thường được xem như là thành phần xen giữa (parenthetical elements) và được phân cách với phần còn lại của câu bằng một hoặc hai dấu phẩy.
9. Cụm động từ nguyên thể (Infinitive Phrase)
Cụm động từ nguyên thể bao gồm một động từ nguyên thể – động từ gốc đứng sau to – cùng với các từ bổ nghĩa hay các bổ ngữ. Cụm động từ nguyên thể có thể đóng vai trò là tính từ, trạng từ, hay danh từ. Xem các ví dụ sau:
• His plan to eliminate smoking was widely popular. (Kế hoạch loại bỏ thuốc lá của anh ấy đã được phổ biến rộng rãi).
Trong câu trên, to eliminate smoking đóng vai trò là tính từ bổ nghĩa cho plan.
• To watch him eat ribs is something you have to see. (Quan sát anh ấy ăn sườn là điều mà bạn nên xem)
Ở ví dụ trên, to watch him eat ribs đóng vai trò là danh từ – chủ ngữ trong câu.
• Eric went to college to study to be an engineer. (Eric lên đại học để học trở thành một kỹ sư)
Trong ví dụ trên, to study to be an engineer là một trạng từ, cho ta biết tại sao anh ấy lại học đại học.
10. Cụm danh động từ (Gerund Phrase)
Cụm danh động từ bao gồm một hình thái động từ có đuôi –ing và đóng vai trò là danh từ, cùng với các từ bổ nghĩa và các bổ ngữ của nó. Những cụm này có thể thực hiện tất cả các chức năng của danh từ, ví dụ:
• Walking after dark is not very safe. (Đi bộ lúc trời tối không được an toàn lắm).
11. Cụm phân từ (Participial Phrase)
Phân từ hiện tại (những hình thái động từ có đuôi –ing) và phân từ quá khứ (những hình thái động từ có đuôi –ed và những phân từ quá khứ bất quy tắc khác) có thể kết hợp với các bổ ngữ và từ bổ nghĩa để tạo thành cụm phân từ (participial phrase). Những cụm từ này luôn luôn đóng vai trò là tính từ. Khi ở đầu câu, chúng được tách riêng bằng một dấu phẩy giống như từ bổ nghĩa đầu câu (introductory modifier); nếu ở giữa câu, chúng được tách riêng ra bởi dấu phẩy.
• Working around the clock, the workers repaired the airport runway in less than a week. (Làm việc trong sự đo bấm thời gian, những người công nhân đã sửa xong đường băng sân bay trong chưa tới một tuần).
• The concrete, having been damaged by the crash landing of the airliner, needed to be replaced. (Tấm bê tông, sau khi bị huỷ hoại trong vụ va chạm của máy bay lúc hạ cánh, cần phải được thay thế).
12. Mệnh đề (Clauses)
12.1 Mệnh đề độc lập (Independent Clauses):
Một mệnh đề độc lập có thể đứng một mình giống như một câu, khi đó, nó sẽ trở thành câu chứ không còn là mệnh đề nữa. Khi một mệnh đề độc lập nằm trong câu, nó thường được tách khỏi phần còn lại của câu bằng một dấu phẩy. Cần nhận biết một mệnh đề độc lập nằm trong câu để dùng dấu phẩy nhằm tránh các lỗi đoạn câu rời rạc (sentence fragments) và câu liên tục (run-on sentences).
Hai mệnh đề độc lập có thể kết hợp với nhau thành một ý duy nhất, như câu sau:
• Charlie didn’t mean to run away, but he did it. (Charlie không có ý bỏ chạy, nhưng anh ấy đã làm vậy).
Trong ví dụ trên, hai mệnh đề độc lập được ngăn cách bởi một dấu phẩy và liên từ phối hợp but. Nếu thiếu đi từ but, câu này sẽ phạm lỗi ghép câu bằng dấu phẩy (comma splice).
Các mệnh đề có thể kết hợp với nhau bằng ba cách khác nhau như sau:
– Với sự phối hợp (coordination): có liên quan đến việc sử dụng các liên từ phối hợp như and, but, or, nor, for, yet, và so. Bằng việc sử dụng một liên từ phối hợp (coordinating conjunction), sẽ tránh được sự đơn điệu và những cấu trúc câu quá đơn giản, vẫn được gọi là “ngôn ngữ sơ cấp” (primer language); và làm cho câu văn cân đối hơn.
– Với sự phụ thuộc (subordination): liên quan đến việc biến một trong hai mệnh đề độc lập thành phụ thuộc (subordinate element) bằng việc sử dụng một liên từ phụ thuộc (subordinating conjunction) hay đại từ quan hệ (relative pronoun). Khi mệnh đề được bắt đầu bằng một từ phụ thuộc, nó sẽ biến thành mệnh đề phụ thuộc, ví dụ:
• Linda never liked to fly in airplanes, because she was afraid of heights. (Linda không bao giờ thích đi bằng máy bay, vì cô ấy rất sợ độ cao).
• Bằng việc dùng dấu chấm phẩy (semicolon): có thể được dùng để liên kết hai mệnh đề độc lập mà có hoặc không cần thêm liên từ. Tuy nhiên, dấu chấm phẩy chỉ nên được dùng khi hai mệnh đề độc lập có mối quan hệ gần gũi với nhau và cân đối về độ dài cũng như nội dung.
• Sheena is a very pretty girl; she looks like an angel. (Sheena là một cô gái rất đẹp; cô ấy trông như một thiên thần).
12.2 Mệnh đề phụ thuộc (Dependent Clauses)
Mệnh đề phụ thuộc không đứng một mình như mệnh đề độc lập. Nó cần phải kết hợp với một mệnh đề độc lập khác để hình thành một câu hoàn chỉnh.
Mệnh đề phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau trong câu như: mệnh đề danh từ, mệnh đề trạng từ, hay mệnh đề tính từ. Mệnh đề danh từ có thể thực hiện mọi chức năng của danh từ.
• What he knows about boxing is not important to me. (Những thứ anh ta biết về đấm bốc chẳng hề quan trọng với tôi).
Mệnh đề trạng từ cho chúng ta biết sự kiện ở mệnh đề độc lập diễn ra: ở đâu, khi nào và tại sao.
• When the game is over, we’ll go get some burgers. (Khi trận đấu kết thúc, chúng tôi sẽ đi ăn chút bánh kẹp).
Mệnh đề tính từ chỉ đóng vai trò giống như một tính từ đa âm tiết bổ nghĩa cho danh từ, ví dụ như:
• My wife, who is a video producer, has just completed an award-winning documentary about music. (Vợ tôi, một nhà sản xuất phim, vừa mới hoàn tất một bộ phim tài liệu âm nhạc đạt giải thưởng).
13. Đoạn câu rời rạc (Sentence Fragments)
Một đoạn câu rời rạc không là một câu hoàn chỉnh, nó không thể đứng một mình, vì không chứa ít nhất một mệnh đề độc lập. Một nhóm từ có thể bị nhầm là một câu nhưng thực chất chỉ là một đoạn câu ; một đoạn câu bao gồm một chuỗi các cụm giới từ mà không có mối quan hệ đúng giữa chủ ngữ và động từ. Ví dụ:
• In Texas, sometime in early April, just before the bluebonnets appear. (Ở Texas, thỉnh thoảng vào đầu tháng tư, ngay trước khi những người Scotlen đội mũ len xanh xuất hiện).
Một đoạn câu có thể là một cụm hình thái động từ bổ nghĩa cho từ nào đó nhưng lại bị thiếu, như:
• Working deep into the night in an effort to get his taxes completed. (Làm việc nhiều tới khuya trong nỗ lực trả hết thuế của anh ấy).
Một đoạn câu có thể có một mối liên hệ chủ ngữ – động từ, nhưng nó lại phụ thuộc vào một ý hoặc một từ khác nên không thể đứng một mình:
• Although he was taller than his older brother. (Mặc dù anh ấy cao hơn anh trai mình).
14. Sự đa dạng của câu (Sentence Variety)
Câu (sentence) là một nhóm từ gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Cách dùng chúng trong bài viết, cách sắp xếp thứ tự, cũng như cách kết hợp chúng và chấm câu sẽ quyết định phong cách viết của bạn.
Có thể, viết các câu ngắn khá dễ dàng, nhưng nếu chỉ dùng mỗi câu ngắn, bài viết có vẻ như chỉ ở mức độ sơ cấp và gây cho người đọc ấn tượng không tốt về trình độ và chuyên môn của bạn.
Để viết được những câu phức tạp hơn, cần phải tạo ra các cấu trúc về mệnh đề và từ ngữ. Kết hợp một chuỗi quá dài các mệnh đề có thể làm cho người đọc khó hiểu. Tuy nhiên, để tránh những câu liên tục (run-on sentences), người viết có xu hướng chuyển sang viết các loại câu ngắn hơn.
Bằng việc phối hợp các mệnh đề và chấm câu, có thể tạo ra sự linh hoạt để mở rộng câu ở sau chứ không phải ở trước động từ. Mấu chốt là phải tạo nên sự liên kết giữa chủ ngữ và động từ để câu vẽ nên bức tranh của thế giới xung quanh chủ ngữ và động từ đó. Nếu mở rộng câu ở chủ ngữ, hãy cẩn thận giữ cho cấu trúc của nó ở dạng song song (parallel form).
Một vấn đề khó khăn với nhiều văn bản trong kinh doanh là việc phải nhắc lại nhiều lần từ khoá trong một câu dài. Phải lặp lại cụm từ đúng cách để tạo ra nhịp điệu, giúp nhấn mạnh nghĩa của câu.
Một cách khác làm phong phú và mở rộng các loại câu là tránh các mệnh đề which (which clauses) và thay thế chúng bằng các mệnh đề phụ thuộc khác. Ví dụ như:
• Atlanta continues to grow in every direction, which means that homes are rapidly replacing the fields and forests in outlying areas. (Atlanta tiếp tục phát triển về mọi mặt, có nghĩa là nhà cửa đang nhanh chóng thay thế ruộng đồng và rừng núi ở những vùng hẻo lánh).
Có thể viết lại như sau:
• Atlanta continues to grow in every direction, as homes are rapidly replacing the fields and forests in outlying areas. (Atlanta tiếp tục phát triển về mọi mặt, khi nhà cửa đang nhanh chóng thay thế ruộng đồng và rừng núi ở những vùng hẻo lánh).
Khi sử dụng đúng mực, bạn có thể tạo ra một chuỗi liên kết thú vị cho câu bằng việc kết thúc câu bởi một cụm giới từ và phân từ, mỗi cụm sẽ bắt đầu bằng một phân từ quá khứ hoặc phân từ hiện tại hay một giới từ. Ví dụ:
• You’ll find working with Videologies to be an excellent experience, one that will develop into a lasting relationship or partnership winning future business for us all. (Bạn sẽ thấy làm việc với Videologies là một trải nghiệm tuyệt vời, một trong đó sẽ phát triển thành mối quan hệ lâu dài hoặc quan hệ đối tác cho việc thắng lợi trong kinh doanh sau này của tất cả chúng ta).
15. Bổ ngữ tiếp nối (Resumptive Modifiers) và bổ ngữ tóm lược (Summative Modifiers)
Bổ ngữ tiếp nối (resumptive modifier): Việc thêm cụm bổ ngữ vào cuối câu có thể làm cho câu mở rộng hơn về nghĩa. Bổ ngữ tiếp nối sẽ bám vào một từ ở cuối câu và bổ sung thông tin. Ví dụ:
• You’ll find working with Videologies to be both enlightening and rewarding – enlightening due to the many innovations we’ll introduce to your company, rewarding because of the enhancements to productivity your company will experience. (Khi làm việc với Videologies, bạn sẽ thấy sự mở mang và bổ ích – mở mang nhờ vào sự cải tiến chúng tôi sẽ giới thiệu với công ty bạn, bổ ích nhờ có sự nâng cao năng suất mà công ty bạn sẽ có được).
Bổ ngữ tóm lược (summative modifier) diễn đạt lại hoặc tóm gọn những thông tin trước đó và bổ sung thông tin mới. Ví dụ:
• The e-mail etiquette seminar promises to show employees how to write effective e-mails: e-mails that get results and e-mails that result in a positive image for your business- two benefits that can enhance the productivity of any business. (Hội thảo email mẫu mực hứa hẹn sẽ chỉ cho các nhân viên cách viết email hiệu quả: những email có phản hồi và những email để lại hình ảnh tích cực về công việc kinh doanh của bạn – hai ích lợi có thể nâng cao năng suất của bất cứ công việc nào).
Có thể tăng thêm sự phong phú cho câu bằng việc sắp đặt các từ bổ nghĩa.
15.1 Dùng bổ ngữ ở đầu câu (Initial Modifiers)
– Mệnh đề phụ thuộc (Dependent clause):
• Although he was tired, Bob wrote the report. (Mặc dù mệt, Bob vẫn viết bản báo cáo).
– Cụm động từ nguyên thể (Infinitive phrase):
• To please his boss, Bob wrote the report. (Để làm hài lòng sếp, Bod đã viết bản báo cáo).
– Trạng từ (Adverb):
• Slowly and laboriously, Bob wrote the report. (Chậm rãi và cần mẫn, Bod viết bản báo cáo).
– Cụm phân từ (Participial phrase):
• Hoping to be promoted, Bob wrote the report. (Mong được thăng chức, Bob viết bản báo cáo).
15.2 Dùng bổ ngữ ở giữa câu (Mid-Sentence Modifiers):
– Ngữ đồng vị (Appositive):
• Bob, an expert on regulations, wrote the report. (Bob, một chuyên gia về nội quy, đã viết bản báo cáo).
– Cụm phân từ (Participial phrase):
• Bob, hoping to catch up on his work, wrote the report. (Bob, hy vọng theo kịp công việc, đã viết bản báo cáo).
15.3 Dùng bổ ngữ ở cuối câu (Terminal Modifiers)
– Cụm phân từ hiện tại (Present participial phrase):
• Bob worked on the report, hoping to please his boss. (Bob viết bản báo cáo, hy vọng làm hài lòng sếp).
– Cụm phân từ quá khứ/Cụm tính từ (Past participial phrase/Adjectival phrase):
• Bob worked on the report, pushed by ambition. (Bị thúc đẩy bởi tham vọng, Bob viết bản báo cáo).
15.4 Kết hợp các bổ ngữ:
• Slowly and laboriously, Bob, an expert on regulations, worked on the report, hoping to please his boss. (Chậm rãi và cần mẫn, Bob, một chuyên gia về nội quy, đã viết bản cáo cáo, hy vọng làm hài lòng sếp).
16. Những ý tưởng khác về sự đa dạng của câu (Other ideas on sentence variety)
Tuỳ từng lúc mà đưa ra câu hỏi ngẫu nhiên (occasional question), câu cảm thán (exclamation) hay câu mệnh lệnh (command) trong bài viết. Câu hỏi có thể có ích khi đặt ở đầu đoạn văn để tóm tắt nội dung sau đó; những lời nhận xét đưa ra định hướng cho người đọc.
Có thể mở đầu câu bằng một cấu trúc thay vì kết hợp chủ ngữ và động từ thông thường. Hoặc mở đầu bằng một mệnh đề bổ ngữ hay cụm phân từ. Chú ý khi mở đầu câu bằng một liên từ phối hợp (a coordinating conjunction) như: and, but, nor, for, yet hay so, không nên dùng từ but ở đầu câu, mà nên liên kết với câu trước đó thành một cấu trúc phức (compound structure), cấu trúc này sẽ thu hút sự chú ý của người đọc.
17. Các loại câu (Sentence types):
Trong tiếng Anh, có các cấu trúc câu như sau:
– Câu đơn (Simple sentence) – một mệnh đề độc lập (independent clause).
– Câu ghép (Compound sentence) – từ hai mệnh đề độc lập (independent clause) trở lên.
– Câu phức (Complex sentence) – một mệnh đề độc lập (independent clause) và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause).
– Câu phức hợp (Compound complex sentence) – nhiều hơn một mệnh đề độc lập (independent clause) và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause).
– Câu chu kỳ (Periodic sentence) – bắt đầu bằng cụm từ, mệnh đề bổ ngữ (modifying phrases and clauses) và kết thúc bằng một mệnh đề độc lập (independent clause).
– Câu lũy tích (Cumulative sentence) – bắt đầu bằng một mệnh đề độc lập (independent clause) và kết thúc với hàng loạt cấu trúc bổ ngữ (modifying contructions).
Câu ghép gồm từ hai mệnh đề độc lập (independent clause) trở lên, chúng tượng trưng cho các ý tưởng tách biệt và có thể đứng một mình. Có thể sử dụng dấu chấm phẩy (semicolon), dấu phẩy (comma), liên từ phối hợp (coordinating conjunction) ngăn cách các mệnh đề (clauses) trong câu ghép. Như: and là liên từ đơn giản thường dùng để kết nối hai ý tưởng; những liên từ phối hợp khác như: but, for, yet, so thiết lập quan hệ giữa hai mệnh đề.
Thành phần của câu ghép (Compounding sentence elements) kết hợp những thành phần câu (sentence elements) khác nhau tạo ra câu ghép:
– Chủ ngữ (Subject): hai chủ ngữ trở nên cùng làm một sự việc, có thể kết hợp trở thành chủ ngữ ghép:
• Working together, IBM and Apple Computer developed the Power PC processor. (Hãng máy tính IBM và Apple cùng nhau phát triển Power PC bộ xử lý).
– Tân ngữ (Object): khi các chủ ngữ cùng lúc làm nhiều việc, có thể kết hợp các tân ngữ. Ví dụ:
• The company president believed that the partnership between the two companies might help them increase sales and that he could eventually force a merger. (Chủ tịch công ty tin rằng sự hợp tác giữa hai công ty có thể giúp họ tăng doanh số và ông ta có thể tăng cường sự liên kết).
– Động từ (verb and verbal): khi chủ ngữ đang làm hai việc đồng thời, có thể kết hợp tạo ra những động từ ghép (compounding verb and verbal):
• He studied sentence structure and grammar and learned how to speak and write effectively. (Anh ấy đã học ngữ pháp, cấu trúc câu và học cách nói và viết một cách hiệu quả).
– Bổ ngữ (Modifier): khi thích hợp thì có thể ghép các bổ ngữ với các cụm giới từ (prepositional phrase). Ví dụ:
• The company recruited their programmers from universities across the country and various competing companies. (Công ty đã tuyển dụng những người lập trình đến từ các trường đại học khác nhau trong nước và nhiều quốc gia cạnh tranh khác).
18. Sự chuyển tiếp (Transitions)
Khi đã ghép được câu và tạo được nhiều dạng câu, hãy lưu ý sự chuyển tiếp giữa các ý. Tín hiệu chuyển tiếp báo cho người đọc biết sự chuyển từ ý này sang ý khác.
Có bốn cách giúp bạn thể hiện sự chuyển ý:
• Cụm từ chuyển tiếp (transitional expressions)
• Nhắc lại từ, cụm từ khóa (key words and phrases)
• Đại từ (pronoun reference)
• Cấu trúc song song (parallel forms)
18.1 Từ chuyển tiếp (Transitional expressions)
Ngoài những liên từ phối hợp (coordinating conjunction) – and, but, nor, for, yet, or, so – có thể dùng however, moreover, nevertheless để chuyển ý.
Để tránh sử dụng cụm từ chuyển tiếp chồng chéo dẫn đến sự nhàm chán, tham khảo danh mục các phó từ liên kết dưới đây:
– Sự bổ sung (Addition):
– Sự nhượng bộ (Concession):
– Sự tương phản (Contrast):
– Sự nhấn mạnh (Emphasis):
– Đưa ra ví dụ (Example):
– Tổng kết (Summary):
– Trình tự thời gian (Time sequence):
18.2 Từ khóa (Key words)
Bằng việc nhắc lại từ, cụm từ khóa giúp chúng ta xác nhận tầm quan trọng của vấn đề trong tâm trí người đọc.
18.3 Sử dụng Đại từ (Pronoun)
Đại từ giúp độc giả nắm bắt nội dung được viết trước đó. Trong trường hợp dưới đây, đại từ this giúp người đọc tổng kết thông tin từ trước đó:
• There has been an increase in the number of earthquakes in California in the past 10 years. We know this to be true because we have geological records that go back almost 150 years, and they show a clear trend. (Trong mười năm qua, số lượng các trận động đất ở California tăng lên. Chúng ta biết nó sẽ thành hiện thực bởi vì chúng ta có bản báo cáo địa chất trong vòng 150 năm trở lại đây, và chúng chỉ ra một xu hướng rõ rệt).
18.4 Quan hệ song song (Parallelism)
Cấu trúc song song là những cụm từ với đặc điểm và nội dung tương tự nhau. Sự giống nhau giữa chúng làm người đọc dễ dàng nhận ra nội dung và thông điệp của câu.
– Mạo từ (articles) a, an, the đứng trước thuật ngữ đầu tiên hoặc được lặp lại trước mỗi thành phần trong nhóm:
• At the World’s Fair we saw all the latest model automobiles, including the new Hondas, Toyotas, and Nissans. We left on Sunday for vacation with the Wilsons, the Wausons, and the Bruecks. (Ở Hội chợ thế giới, chúng tôi nhìn thấy những mẫu xe ô tô mới nhất của Honda, Toyota, Nissan. Chúng tôi còn dành cả ngày Chủ nhật với những chiếc Wilson, Wauson, và Brueck).
– Những cụm từ: both, and; not, but; not only, but also; either, or; first, second nên được theo sau bởi các cấu trúc ngữ pháp giống nhau:
• It was not only the blowing wind but also the freezing temperatures that made travel so treacherous. (Không những gió mạnh mà còn nhiệt độ đóng băng làm cho việc du lịch trở nên nguy hiểm).
– Khi tạo ra những so sánh trong câu, nên sử dụng cấu trúc song song để làm cho câu sáng tỏ hơn.
19. Tránh lỗi thừa (Redundancies)
Việc sử dụng cả câu ghép và câu phức dễ mắc lỗi thừa. Để tránh sự lặp lại, hãy xem bảng liệt kê những lỗi thừa phổ biến dưới đây:
20. Từ và cụm từ nên bỏ (Phrases and Words to Omit)
Dưới đây là những từ không cần thiết trong câu, chúng không bổ sung ý nghĩa gì và có thể bị xóa bỏ mà không ảnh hưởng đến câu.
21. Lối viết rập khuôn (Clichés)
Trong văn bản giao dịch, cách nói sáo rỗng gây nhàm chán và thiếu nghiêm túc. Sau đây là danh sách những từ rập khuôn cần tránh:
22. Ngôn ngữ không thành kiến (Unbiased language)
Trong việc giao dịch kinh doanh, có thể phải trao đổi với nhiều đối tác, từ các quốc gia khác nhau, và giới tính là một vấn đề nhạy cảm. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều cấu trúc he/she, he or she, him/her, him or her sẽ gây rối cho người đọc. Đại từ they được sử dụng khá phổ biến để thay thế trong trường hợp này. Khi cần thiết sử dụng một đại từ số ít, phải xác định rõ đối tượng để dùng he hoặc she.
Ngôn ngữ định kiến giới (Sexist language): Có nhiều từ và cụm từ liên quan đến bình đẳng giới. Trong một vài trường hợp, mọi người không dùng những từ chính thống mà lại chọn từ khác thay thế, những từ thay thế phải phù hợp và có logic. Tham khảo danh sách những từ cần tránh và phương án thay thế dưới đây:
Chủ ngữ (subject) chỉ là người, nơi chốn, hay đồ vật được đề cập đến trong câu. Để tìm chủ ngữ của một câu, trước tiên phải xác định vị trí của động từ. Sau đó, trả lời câu hỏi, cái gì hay ai đang được diễn tả trong động từ:
• The monkeys in the treetops must be observed. (Những chú khỉ trên ngọn cây phải được theo dõi).
Trong ví dụ trên, cái gì phải được theo dõi (must be observed)? Câu trả lời là, những chú khỉ (monkeys). Vậy, chủ ngữ ở câu này là những chú khỉ (monkeys).
Chủ ngữ đơn (simple subject) là chủ ngữ không có từ bổ nghĩa nào kèm theo:
• The upcoming event, stripped of all the hype, is nothing but a fundraiser. (Sự kiện sắp tới, tràn ngập trên các mục quảng cáo, không gì khác ngoài một buổi quyên góp từ thiện).
Trong ví dụ trên, chủ ngữ đơn là sự kiện (event).
Một chủ ngữ đơn có thể có nhiều hơn một từ hay một mệnh đề:
• What he had forgotten about the law was amazing considering how many years he spent in law school. (Những kiến thức về pháp luật anh ta đã quên thật đáng ngạc nhiên nếu xét lại bao nhiêu năm anh ta học ở trường luật).
Trong ví dụ trên, chủ ngữ đơn là toàn bộ mệnh đề What he had forgotten about the law (Những kiến thức về pháp luật anh ta quên).
Thông thường, khi chủ ngữ của một câu là bạn/các bạn (you) và câu nói là một sự gợi ý, ra lệnh, hay sai khiến, từ you sẽ bị lược bỏ. Lúc đó, người nghe ngầm hiểu rằng chủ ngữ ở đây chính là mình:
• Get out of the way! (Tránh đường ra!)
Trong ví dụ trên, bạn/các bạn (you) sẽ được hiểu là chủ ngữ của câu.
Khi tiến hành phân tích câu, người khởi đầu một hành động được gọi là chủ thể (agent). Khi dùng thể chủ động, chủ ngữ chính là chủ thể, ví dụ:
• The class failed the test. (Lớp đã trượt bài kiểm tra).
Khi dùng thể bị động, chủ thể không phải là chủ ngữ, trên thực tế, một số câu bị động không bao gồm chủ thể.
Thông thường, một câu bao gồm một chủ ngữ và động từ đi kèm. Thứ tự có thể bị đảo lộn trong một vài trường hợp.
– Trong các câu hỏi:
• Have you read that book? (Bạn đã đọc cuốn sách này chưa?)
– Trong cấu trúc chèn thêm (expletiveconstruction):
• Here is your book. (Sách của bạn đây).
– Để tập trung sự chú ý vào một từ cụ thể:
• What’s more important is his reluctance to find a job. (Điều quan trọng hơn là sự bất đắc dĩ của anh ta khi tìm kiếm công việc.)
– Khi câu bắt đầu bằng một trạng từ, cụm trạng từ, hay mệnh đề:
• Rarely have so many been eaten in just one meal. (Hiếm khi có quá nhiều thứ được ăn hết trong chỉ một bữa).
– Sau từ so:
• I believe him; so do the people. (Tôi tin tưởng anh ấy; mọi người cũng vậy).
Nguyên tắc cơ bản của sự hoà hợp chủ ngữ – động từ là chủ ngữ số ít cần đi với một động từ số ít. Tương tự như vậy, chủ ngữ số nhiều cần đi với động từ số nhiều:
• My brother is a psychologist (Anh trai tôi là một nhà tâm lý học).
• My brothers are psychologists. (Các anh trai tôi là các nhà tâm lý học).
– Những đại từ bất định như: anyone (bất cứ ai), everyone (mọi người), someone (một ai đó), no one (không ai cả) và nobody (không một ai) là chủ ngữ số ít, vì thế, cần phải đi với động từ số ít:
• Everyone is studying hard. (Mọi người đang học tập chăm chỉ).
– Một số đại từ bất định như: all (tất cả) và some (một số), có thể là số ít hay số nhiều tuỳ thuộc vào những thứ mà chúng đề cập đến có đếm được hay không:
• Some of the candy is missing. (Một ít kẹo đã bị mất).
• Some of the dogs are barking. (Một vài con chó đang sủa).
– Đối với đại từ bất định none (không), vừa có thể là số ít hoặc số nhiều, việc dùng động từ số ít hay số nhiều đi với nó không quan trọng, trừ khi có điều gì đó trong câu chỉ rõ số lượng của nó:
• None of you write poetry. (Không có ai trong số các bạn làm thơ).
• None of the cars are speeding. (Không có cái xe ôtô nào đang chạy nhanh).
– Một số đại từ bất định như: everyone và everybody (mọi người) có vẻ giống như đang nói đến nhiều hơn một người nhưng chúng đều được dùng như là số ít:
• Everyone is working hard. (Mọi người đều làm việc chăm chỉ).
– Đại từ each (mỗi) thường được theo sau bởi một cụm giới từ kết thúc bởi một từ số nhiều, ví dụ như:
• Each of the monkeys. (Mỗi một con khỉ).
Tuy nhiên, each cũng có thể là số ít như câu sau:
• Each of the monkeys is eating a banana. (Mỗi con khỉ đều đang ăn chuối).
– Tránh nhầm lẫn giữa từ and (và) với những cụm từ together with (cũng như), as well as (cũng như là) và along with (cùng với). Chúng không có nghĩa giống nhau và không tạo ra chủ ngữ phức giống như and, hãy xem các ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn:
• The boy, as well as his brother, is going to school. (Thằng bé, cũng như anh trai nó, đang đi học).
• The boy and his brother are going to school. (Thằng bé và anh trai nó đang đi học).
– Các đại từ neither (không) và either (cả hai) được dùng như số ít cho dù chúng như đang nói đến hai thứ, ví dụ:
• Neither of the two computers is obsolete. (Không có cái nào trong hai cái máy tính là lỗi thời cả).
• Either is a good choice for a student. (Cả hai đều là sự lựa chọn tốt cho sinh viên).
Neither và either đi với động từ số nhiều khi chúng đứng trước một cụm giới từ bắt đầu bằng of.
• Have either of two kids seen my dog? (Có ai trong hai đứa trẻ thấy con chó của tôi không?)
• Are either of you listening to me? (Có ai trong các bạn nghe tôi nói không?)
– Khi dùng các liên từ nor (cũng không) và or (hoặc), chủ ngữ gần động từ nhất sẽ quyết định động từ là số ít hay số nhiều.
• Neither the bear nor the monkeys were awake when we visited the zoo. (Cả con gấu và bầy khỉ đều không tỉnh dậy khi chúng tôi vào thăm sở thú).
Nên đặt chủ ngữ số nhiều ở gần động từ nhất để tránh sử dụng sai động từ như câu dưới đây:
• Neither the monkeys nor the bear was awake when we visited the zoo.
– Trong khi đó, từ there (đó) và here (đây) không bao giờ là chủ ngữ của câu, cho dù chúng có thể đứng ở đầu câu:
• Here are my two books. There better be a good reason you have them. (Đây là hai cuốn sách của tôi. Tốt hơn là nên có lý do chính đáng tại sao bạn có chúng).
Các câu này được gọi là cấu trúc chèn thêm (expletive constructions), còn chủ ngữ luôn đứng sau động từ và từ hạn định dù động từ là số ít hay số nhiều.
– Động từ đi với chủ ngữ ở ngôi thứ ba, số ít như he, she, và it có đuôi –s.
• He loves to eat. (Anh ấy thích ăn).
Trong sử dụng, khi có từ bổ nghĩa xen vào giữa chủ ngữ và động từ, tránh nhầm lẫn những từ này là sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ.
• The workers, who always seem to be standing around taking a break, gathered around in a circle like a football huddle, are being fired. (Đám công nhân, những người luôn có vẻ như đang đứng xung quanh nghỉ ngơi, tập trung thành một vòng tròn giống một đám đông lộn xộn chơi bóng bầu dục, đang bị sa thải).
– Ngoài ra, còn có các danh từ dạng đặc biệt, gây khó hiểu cho người đọc, không rõ chúng ở dạng số ít hay số nhiều. Những từ như: glasses (kính), gloves (găng tay), pliers (cái kìm) và scissors (cái kéo) được cho là ở dạng số nhiều trừ khi đứng trước chúng là cụm từ pair of (một cặp). Trong trường hợp đó, pair lại trở thành chủ ngữ, như các ví dụ dưới đây:
• My glasses are on the desk. (Kính của tôi ở trên bàn).
• The pair of glasses is on the desk. (Cặp kính ở trên bàn).
Một số từ đuôi –s có vẻ như ở số nhiều nhưng thực ra lại là số ít và vì thế cần phải đi với động từ số ít.
• The evening news is full of disasters. (Bản tin tối nay toàn là những thảm họa).
Có những từ khác có đuôi –s nói đến một thứ là số ít, nhưng thực ra lại là số nhiều và cần phải đi với một động từ số nhiều.
• His assets were totally wiped out by the bankruptcy. (Tài sản của anh ấy đã mất sạch sau vụ phá sản).
Những diễn đạt bằng phân số như half of (một nửa) và a percentage of (một phần của) có thể là số ít và cũng có thể là số nhiều. Cũng tương tự như vậy, những từ như: some (một số), all (tất cả), và any (bất cứ) đóng vai trò là chủ ngữ, như các ví dụ sau:
• One-half of the population is over sixty-five. (Một nửa dân số hơn 65 tuổi).
• One-quarter of the students were absent. (Một phần tư số học sinh đã vắng mặt).
• Some of the houses are painted white. (Một số ngôi nhà đã được sơn trắng).
• Some of the money is missing. (Một ít tiền đã bị mất).
Khi bạn có một câu kết hợp giữa một chủ ngữ khẳng định và một chủ ngữ phủ định, trong đó một chủ ngữ là số nhiều còn chủ ngữ kia là số ít, động từ nên được chia theo chủ ngữ khẳng định.
• It’s the teacher, not the students, who decides what to teach. (Giáo viên chứ không phải là học sinh, sẽ quyết định phải dạy cái gì).
Vị ngữ được sử dụng trong câu để hoàn thành đầy đủ câu đó. Vị ngữ đơn (simple predicate) bao gồm một động từ, một chuỗi động từ, hay một động từ kép, như các ví dụ dưới đây:
• The flower bloomed. (Hoa đã nở).
• The flowers have been blooming. (Những bông hoa đã và đang nở).
• The bulbs opened, blossomed, and then closed for the night. (Những củ hành nảy mầm, ra hoa, và rồi tàn đi vào buổi đêm).
Vị ngữ phức (compound predicate) bao gồm từ hai vị ngữ trở lên liên kết với nhau, ví dụ:
• The mountain biker began to ride down the trail and eventually entered one of the most beautiful valleys in the area. (Tay đua xe đạp leo núi đã bắt đầu đi xuống đường mòn và cuối cùng đã đi vào một trong những thung lũng đẹp nhất vùng).
Vị ngữ đầy đủ (complete predicate) bao gồm một ngoại động từ và tất cả các từ bổ nghĩa cùng những từ khác để hoàn thành nghĩa của nó.
• The slowly moving thunderstorm flashed lightning across the dark foreboding sky. (Cơn bão di chuyển từ từ loé chớp ngang bầu trời tối phía trước).
Một tính từ vị ngữ (predicate adjective) đứng sau động từ liên kết và mô tả chủ ngữ trong câu.
• The minerals in the water taste bad. (Những khoáng chất trong nước uống thật tệ).
Danh từ vị ngữ (predicate nominative) đứng sau động từ liên kết và mô tả chủ ngữ là gì.
• Lucy Edson is president of the firm. (Lucy Edson là chủ tịch của hãng).
Tân ngữ là một từ loại của câu, tiếp nhận một hành động.
Tân ngữ trực tiếp chịu tác động trực tiếp của hành động, như:
• He threw the ball. (Anh ấy ném quả bóng).
Trong ví dụ trên, the ball là tân ngữ trực tiếp.
Bổ ngữ cho tân ngữ (Object complement): được dùng để bổ nghĩa hay mô tả cho tân ngữ trực tiếp:
• He named his monkey Meep. (Anh ấy đặt tên cho con khỉ của mình là Meep).
Trong ví dụ này, his monkey là tân ngữ trực tiếp; Meep là bổ ngữ cho tân ngữ.
Tân ngữ gián tiếp xác định hành động của động từ tác động lên cái gì hay ai.
• He sold me his car. (Anh ấy đã bán cho tôi chiếc xe của anh ấy).
Trong ví dụ này, me là tân ngữ gián tiếp, còn his car là tân ngữ trực tiếp.
Từ me cùng với các đại từ khác như him, us và them không phải lúc nào cũng là tân ngữ gián tiếp; chúng cũng có thể đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp:
• Save me! (Cứu tôi với!)
Bổ ngữ cho chủ ngữ đứng sau động từ liên kết và được dùng để diễn đạt lại hay xác định chủ ngữ.
• A tarn is a small glacial lake. (Hồ trên núi là cái hồ nhỏ đóng băng).
Bổ ngữ cho tân ngữ đứng sau hay bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp, có thể là danh từ hay tính từ:
• The players named Logan captain to keep him happy. (Các cầu thủ gọi Logan là đội trưởng để làm anh ấy vui).
Trong ví dụ này, danh từ captain bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp Logan; tính từ happy bổ nghĩa cho tân ngữ trực tiếp him.
Bổ ngữ cho động từ có thể là tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp của động từ.
• Mark gave Terry (tân ngữ gián tiếp) all his old albums (tân ngữ trực tiếp). (Mark cho Terry tất cả những album cũ của mình).
Từ bổ nghĩa (Modifiers) là những từ giới hạn những khía cạnh nhất định của câu. Một số từ bổ nghĩa như: only (chỉ), just (chỉ), nearly (gần như), barely (vừa vặn),… hay bị đặt sai chỗ trong câu. So sánh các câu sau:
• He only threw the ball ten feet.
• He threw the ball only ten feet. (Anh ấy ném quả bóng chỉ được 10 feet).
Cách tốt nhất trong việc viết các câu như trên là đặt từ bổ nghĩa này ngay trước từ được nó bổ nghĩa.
Khi từ bổ nghĩa bổ nghĩa sai cho một từ nào đó, nó được gọi là từ bổ nghĩa rời (dangling modifier). Sai sót thường gặp là mở đầu một câu bằng một cụm giới từ.
Nếu bạn viết một câu mà cụm phân từ đứng trước một cấu trúc chèn thêm (expletive construction), bạn sẽ hay mắc phải lỗi phân từ rời (dangling participle) đã nói ở trên, như ví dụ dưới đây:
• Cleaning the windows every six months, there is a simple way to keep a building looking better. (Lau các cửa sổ sáu tháng một lần là cách đơn giản để giữ cho tòa nhà trông đẹp hơn).
Ví dụ này có thể được viết lại cho rõ nghĩa hơn như sau:
• If you clean the windows every six months, you can keep a building looking better. (Nếu bạn lau cửa sổ mỗi 6 tháng một lần, bạn có thể giữ cho toà nhà trông đẹp hơn).
Một tình huống khác của lỗi phân từ rời là khi một cụm phân từ đứng trước động từ ở dạng bị động. Lỗi này xảy ra bởi vì chủ thể thực trong câu là giả.
• Cleaning the windows every six months, the building was kept in beautiful condition.
Ví dụ này có thể được viết lại thành:
• Cleaning the windows every six months, they kept the building in beautiful condition. (Lau cửa sổ mỗi 6 tháng một lần, họ giữ cho toà nhà trong trạng thái sạch đẹp).
Cụm động từ nguyên thể (Infinitive phrases) cũng có thể trở thành từ bổ nghĩa rời.
• To keep the employees interested in their health, a fitness center was set up in the basement. (Để các nhân viên quan tâm đến sức khoẻ, một trung tâm tập thể dục đã được mở ra ở dưới tầng hầm).
Trong ví dụ này, cụm động từ nguyên thể: To keep the employees interested in their health, có thể lại bổ nghĩa cho người mở ra trung tâm tập thể dục (set up the fitness center). Do đó, ví dụ này có thể được viết lại thành:
• To keep the employees interested in their heath, the manager set up a fitness center in the basement. (Để khiến các nhân viên quan tâm đến sức khoẻ, người quản lý đã mở một trung tâm tập thể dục ở dưới tầng hầm).
Ngoài ra, còn trường hợp từ bổ nghĩa đặt sai chỗ liên quan đến trạng từ. Trạng từ có thể được đặt ở mọi chỗ trong câu, nhưng đôi lúc, vị trí trạng từ có thể làm nghĩa của chúng khó hiểu.
• The people who listen to public radio often like classical music. (Những người nghe đài phát thanh công cộng thường thích nhạc cổ điển).
Liệu câu này có nghĩa là bất cứ ai nghe đài công cộng nhiều đều thích nhạc cổ điển? Bằng việc chuyển vị trí của trạng từ often, ví dụ này có thể được viết lại cho rõ ràng hơn:
• The people who often listen to public radio like classical music. (Những người hay nghe đài phát thanh công cộng thường thích nhạc cổ điển).
Một cụm từ (phrase) là một nhóm các từ có liên quan không bao gồm chủ ngữ và động từ. Cụm danh từ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa của nó, ví dụ: The tall dark man. (Người đàn ông cao và đen). Các từ bổ nghĩa có chứa trong cụm danh từ có thể là:
– Tính từ (Adjectives): tall dark man (người đàn ông cao và đen);
– Cụm phân từ (Participial phrase): the bushes following the edge of the sidewalk (những bụi cây dọc theo vỉa hè);
– Cụm động từ nguyên thể (Infinitive phrase): the first woman to fly around the world (người phụ nữ đầu tiên bay vòng quanh thế giới);
– Mệnh đề bổ nghĩa (Modifying clause): the mistakes he had made the day before (sai lầm anh ấy phạm phải hôm trước);
– Cụm giới từ (Prepositional phrase): the trail next to the lake, over by the dam (đường mòn ở sát cạnh hồ, phía bên kia con đập).
Thông thường, tất cả các từ đi cùng với nhau trong cụm danh từ; tuy nhiên, đôi khi chúng có thể bị chia tách thành các cụm danh từ gián đoạn (discontinuous noun phrase).
• Several burglaries have been reported involving people who were gone for the weekend. (Một số vụ trộm đã được báo cáo có liên quan đến những người đi nghỉ cuối tuần).
Đôi khi, sử dụng cụm danh từ gián đoạn hữu ích trong việc cân đối giữa chủ ngữ và vị ngữ, trong trường hợp phải tránh một chuỗi dài cụm danh từ kép, nhóm các danh từ kép như: student body (nhóm học sinh), book cover (bìa sách), hay meeting place (nơi họp mặt). Nếu đặt các chuỗi cụm từ này cùng nhau, sẽ tạo ra một câu rất khó đọc.
Hô ngữ (vocative) thường có dạng một cụm danh từ. Tên riêng của người hay tên thay thế có thể được dùng như hô ngữ. Hô ngữ được xem như là một thành phần xen giữa (parenthetical element) và được ngăn cách với phần còn lại của câu bằng dấu phẩy nếu chúng xuất hiện trong mạch câu. Ví dụ:
• Mike, stop the car. (Mike, dừng xe lại).
Về cơ bản, có bốn loại hô ngữ như sau:
– Tên đơn, có hoặc không có danh hiệu;
– Đại từ nhân xưng: you;
– Danh từ chung chỉ sự yêu mến, thân thiết, kính trọng, như: darling (người yêu), my dear (người yêu quý), sweetheart (cưng), và sir (ngài);
– Mệnh đề giống danh từ (nominal clause), như:
• Whoever is singing, stop it now. (Dù là ai đang hát, hãy ngừng lại ngay đi).
Một cụm giới từ bao gồm một giới từ, một danh từ hay đại từ đóng vai trò là tân ngữ của giới từ, và một hoặc hai tính từ bổ nghĩa cho tân ngữ đó. Cụm giới từ thường cho biết một chuyện xảy ra ở đâu hay khi nào. Ví dụ: in a half hour (trong nửa tiếng).
Một cụm giới từ đứng ở đầu câu được gọi là từ bổ nghĩa đầu câu (introductory modifier). Có thể ngăn cách từ bổ nghĩa đầu câu bằng dấu phẩy, điều này không bắt buộc trừ khi từ bổ nghĩa đó quá dài.
Ngữ đồng vị có liên quan đến việc diễn đạt khác hoặc ám chỉ một từ đứng ngay trước nó, ví dụ:
• My favorite professor, a world famous author, just won a prestigious literary award. (Giáo sư ưa thích của tôi, một tác giả nổi tiếng thế giới, vừa mới giành được một giải thưởng văn học uy tín).
Cụm từ tuyệt đối là một nhóm các từ bao gồm một danh từ hoặc đại từ, một phân từ, cũng như các từ bổ nghĩa. Cụm từ tuyệt đối không liên kết hay bổ nghĩa cho bất cứ từ nào khác trong câu mà chúng bổ nghĩa cho cả câu. Cụm từ tuyệt đối thường được xem như là thành phần xen giữa (parenthetical elements) và được phân cách với phần còn lại của câu bằng một hoặc hai dấu phẩy.
Cụm động từ nguyên thể bao gồm một động từ nguyên thể – động từ gốc đứng sau to – cùng với các từ bổ nghĩa hay các bổ ngữ. Cụm động từ nguyên thể có thể đóng vai trò là tính từ, trạng từ, hay danh từ. Xem các ví dụ sau:
• His plan to eliminate smoking was widely popular. (Kế hoạch loại bỏ thuốc lá của anh ấy đã được phổ biến rộng rãi).
Trong câu trên, to eliminate smoking đóng vai trò là tính từ bổ nghĩa cho plan.
• To watch him eat ribs is something you have to see. (Quan sát anh ấy ăn sườn là điều mà bạn nên xem)
Ở ví dụ trên, to watch him eat ribs đóng vai trò là danh từ – chủ ngữ trong câu.
• Eric went to college to study to be an engineer. (Eric lên đại học để học trở thành một kỹ sư)
Trong ví dụ trên, to study to be an engineer là một trạng từ, cho ta biết tại sao anh ấy lại học đại học.
Cụm danh động từ bao gồm một hình thái động từ có đuôi –ing và đóng vai trò là danh từ, cùng với các từ bổ nghĩa và các bổ ngữ của nó. Những cụm này có thể thực hiện tất cả các chức năng của danh từ, ví dụ:
• Walking after dark is not very safe. (Đi bộ lúc trời tối không được an toàn lắm).
Phân từ hiện tại (những hình thái động từ có đuôi –ing) và phân từ quá khứ (những hình thái động từ có đuôi –ed và những phân từ quá khứ bất quy tắc khác) có thể kết hợp với các bổ ngữ và từ bổ nghĩa để tạo thành cụm phân từ (participial phrase). Những cụm từ này luôn luôn đóng vai trò là tính từ. Khi ở đầu câu, chúng được tách riêng bằng một dấu phẩy giống như từ bổ nghĩa đầu câu (introductory modifier); nếu ở giữa câu, chúng được tách riêng ra bởi dấu phẩy.
• Working around the clock, the workers repaired the airport runway in less than a week. (Làm việc trong sự đo bấm thời gian, những người công nhân đã sửa xong đường băng sân bay trong chưa tới một tuần).
• The concrete, having been damaged by the crash landing of the airliner, needed to be replaced. (Tấm bê tông, sau khi bị huỷ hoại trong vụ va chạm của máy bay lúc hạ cánh, cần phải được thay thế).
Một mệnh đề độc lập có thể đứng một mình giống như một câu, khi đó, nó sẽ trở thành câu chứ không còn là mệnh đề nữa. Khi một mệnh đề độc lập nằm trong câu, nó thường được tách khỏi phần còn lại của câu bằng một dấu phẩy. Cần nhận biết một mệnh đề độc lập nằm trong câu để dùng dấu phẩy nhằm tránh các lỗi đoạn câu rời rạc (sentence fragments) và câu liên tục (run-on sentences).
Hai mệnh đề độc lập có thể kết hợp với nhau thành một ý duy nhất, như câu sau:
• Charlie didn’t mean to run away, but he did it. (Charlie không có ý bỏ chạy, nhưng anh ấy đã làm vậy).
Trong ví dụ trên, hai mệnh đề độc lập được ngăn cách bởi một dấu phẩy và liên từ phối hợp but. Nếu thiếu đi từ but, câu này sẽ phạm lỗi ghép câu bằng dấu phẩy (comma splice).
Các mệnh đề có thể kết hợp với nhau bằng ba cách khác nhau như sau:
– Với sự phối hợp (coordination): có liên quan đến việc sử dụng các liên từ phối hợp như and, but, or, nor, for, yet, và so. Bằng việc sử dụng một liên từ phối hợp (coordinating conjunction), sẽ tránh được sự đơn điệu và những cấu trúc câu quá đơn giản, vẫn được gọi là “ngôn ngữ sơ cấp” (primer language); và làm cho câu văn cân đối hơn.
– Với sự phụ thuộc (subordination): liên quan đến việc biến một trong hai mệnh đề độc lập thành phụ thuộc (subordinate element) bằng việc sử dụng một liên từ phụ thuộc (subordinating conjunction) hay đại từ quan hệ (relative pronoun). Khi mệnh đề được bắt đầu bằng một từ phụ thuộc, nó sẽ biến thành mệnh đề phụ thuộc, ví dụ:
• Linda never liked to fly in airplanes, because she was afraid of heights. (Linda không bao giờ thích đi bằng máy bay, vì cô ấy rất sợ độ cao).
• Bằng việc dùng dấu chấm phẩy (semicolon): có thể được dùng để liên kết hai mệnh đề độc lập mà có hoặc không cần thêm liên từ. Tuy nhiên, dấu chấm phẩy chỉ nên được dùng khi hai mệnh đề độc lập có mối quan hệ gần gũi với nhau và cân đối về độ dài cũng như nội dung.
• Sheena is a very pretty girl; she looks like an angel. (Sheena là một cô gái rất đẹp; cô ấy trông như một thiên thần).
Mệnh đề phụ thuộc không đứng một mình như mệnh đề độc lập. Nó cần phải kết hợp với một mệnh đề độc lập khác để hình thành một câu hoàn chỉnh.
Mệnh đề phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau trong câu như: mệnh đề danh từ, mệnh đề trạng từ, hay mệnh đề tính từ. Mệnh đề danh từ có thể thực hiện mọi chức năng của danh từ.
• What he knows about boxing is not important to me. (Những thứ anh ta biết về đấm bốc chẳng hề quan trọng với tôi).
Mệnh đề trạng từ cho chúng ta biết sự kiện ở mệnh đề độc lập diễn ra: ở đâu, khi nào và tại sao.
• When the game is over, we’ll go get some burgers. (Khi trận đấu kết thúc, chúng tôi sẽ đi ăn chút bánh kẹp).
Mệnh đề tính từ chỉ đóng vai trò giống như một tính từ đa âm tiết bổ nghĩa cho danh từ, ví dụ như:
• My wife, who is a video producer, has just completed an award-winning documentary about music. (Vợ tôi, một nhà sản xuất phim, vừa mới hoàn tất một bộ phim tài liệu âm nhạc đạt giải thưởng).
Một đoạn câu rời rạc không là một câu hoàn chỉnh, nó không thể đứng một mình, vì không chứa ít nhất một mệnh đề độc lập. Một nhóm từ có thể bị nhầm là một câu nhưng thực chất chỉ là một đoạn câu ; một đoạn câu bao gồm một chuỗi các cụm giới từ mà không có mối quan hệ đúng giữa chủ ngữ và động từ. Ví dụ:
• In Texas, sometime in early April, just before the bluebonnets appear. (Ở Texas, thỉnh thoảng vào đầu tháng tư, ngay trước khi những người Scotlen đội mũ len xanh xuất hiện).
Một đoạn câu có thể là một cụm hình thái động từ bổ nghĩa cho từ nào đó nhưng lại bị thiếu, như:
• Working deep into the night in an effort to get his taxes completed. (Làm việc nhiều tới khuya trong nỗ lực trả hết thuế của anh ấy).
Một đoạn câu có thể có một mối liên hệ chủ ngữ – động từ, nhưng nó lại phụ thuộc vào một ý hoặc một từ khác nên không thể đứng một mình:
• Although he was taller than his older brother. (Mặc dù anh ấy cao hơn anh trai mình).
Câu (sentence) là một nhóm từ gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Cách dùng chúng trong bài viết, cách sắp xếp thứ tự, cũng như cách kết hợp chúng và chấm câu sẽ quyết định phong cách viết của bạn.
Có thể, viết các câu ngắn khá dễ dàng, nhưng nếu chỉ dùng mỗi câu ngắn, bài viết có vẻ như chỉ ở mức độ sơ cấp và gây cho người đọc ấn tượng không tốt về trình độ và chuyên môn của bạn.
Để viết được những câu phức tạp hơn, cần phải tạo ra các cấu trúc về mệnh đề và từ ngữ. Kết hợp một chuỗi quá dài các mệnh đề có thể làm cho người đọc khó hiểu. Tuy nhiên, để tránh những câu liên tục (run-on sentences), người viết có xu hướng chuyển sang viết các loại câu ngắn hơn.
Bằng việc phối hợp các mệnh đề và chấm câu, có thể tạo ra sự linh hoạt để mở rộng câu ở sau chứ không phải ở trước động từ. Mấu chốt là phải tạo nên sự liên kết giữa chủ ngữ và động từ để câu vẽ nên bức tranh của thế giới xung quanh chủ ngữ và động từ đó. Nếu mở rộng câu ở chủ ngữ, hãy cẩn thận giữ cho cấu trúc của nó ở dạng song song (parallel form).
Một vấn đề khó khăn với nhiều văn bản trong kinh doanh là việc phải nhắc lại nhiều lần từ khoá trong một câu dài. Phải lặp lại cụm từ đúng cách để tạo ra nhịp điệu, giúp nhấn mạnh nghĩa của câu.
Một cách khác làm phong phú và mở rộng các loại câu là tránh các mệnh đề which (which clauses) và thay thế chúng bằng các mệnh đề phụ thuộc khác. Ví dụ như:
• Atlanta continues to grow in every direction, which means that homes are rapidly replacing the fields and forests in outlying areas. (Atlanta tiếp tục phát triển về mọi mặt, có nghĩa là nhà cửa đang nhanh chóng thay thế ruộng đồng và rừng núi ở những vùng hẻo lánh).
Có thể viết lại như sau:
• Atlanta continues to grow in every direction, as homes are rapidly replacing the fields and forests in outlying areas. (Atlanta tiếp tục phát triển về mọi mặt, khi nhà cửa đang nhanh chóng thay thế ruộng đồng và rừng núi ở những vùng hẻo lánh).
Khi sử dụng đúng mực, bạn có thể tạo ra một chuỗi liên kết thú vị cho câu bằng việc kết thúc câu bởi một cụm giới từ và phân từ, mỗi cụm sẽ bắt đầu bằng một phân từ quá khứ hoặc phân từ hiện tại hay một giới từ. Ví dụ:
• You’ll find working with Videologies to be an excellent experience, one that will develop into a lasting relationship or partnership winning future business for us all. (Bạn sẽ thấy làm việc với Videologies là một trải nghiệm tuyệt vời, một trong đó sẽ phát triển thành mối quan hệ lâu dài hoặc quan hệ đối tác cho việc thắng lợi trong kinh doanh sau này của tất cả chúng ta).
Bổ ngữ tiếp nối (resumptive modifier): Việc thêm cụm bổ ngữ vào cuối câu có thể làm cho câu mở rộng hơn về nghĩa. Bổ ngữ tiếp nối sẽ bám vào một từ ở cuối câu và bổ sung thông tin. Ví dụ:
• You’ll find working with Videologies to be both enlightening and rewarding – enlightening due to the many innovations we’ll introduce to your company, rewarding because of the enhancements to productivity your company will experience. (Khi làm việc với Videologies, bạn sẽ thấy sự mở mang và bổ ích – mở mang nhờ vào sự cải tiến chúng tôi sẽ giới thiệu với công ty bạn, bổ ích nhờ có sự nâng cao năng suất mà công ty bạn sẽ có được).
Bổ ngữ tóm lược (summative modifier) diễn đạt lại hoặc tóm gọn những thông tin trước đó và bổ sung thông tin mới. Ví dụ:
• The e-mail etiquette seminar promises to show employees how to write effective e-mails: e-mails that get results and e-mails that result in a positive image for your business- two benefits that can enhance the productivity of any business. (Hội thảo email mẫu mực hứa hẹn sẽ chỉ cho các nhân viên cách viết email hiệu quả: những email có phản hồi và những email để lại hình ảnh tích cực về công việc kinh doanh của bạn – hai ích lợi có thể nâng cao năng suất của bất cứ công việc nào).
Có thể tăng thêm sự phong phú cho câu bằng việc sắp đặt các từ bổ nghĩa.
– Mệnh đề phụ thuộc (Dependent clause):
• Although he was tired, Bob wrote the report. (Mặc dù mệt, Bob vẫn viết bản báo cáo).
– Cụm động từ nguyên thể (Infinitive phrase):
• To please his boss, Bob wrote the report. (Để làm hài lòng sếp, Bod đã viết bản báo cáo).
– Trạng từ (Adverb):
• Slowly and laboriously, Bob wrote the report. (Chậm rãi và cần mẫn, Bod viết bản báo cáo).
– Cụm phân từ (Participial phrase):
• Hoping to be promoted, Bob wrote the report. (Mong được thăng chức, Bob viết bản báo cáo).
– Ngữ đồng vị (Appositive):
• Bob, an expert on regulations, wrote the report. (Bob, một chuyên gia về nội quy, đã viết bản báo cáo).
– Cụm phân từ (Participial phrase):
• Bob, hoping to catch up on his work, wrote the report. (Bob, hy vọng theo kịp công việc, đã viết bản báo cáo).
– Cụm phân từ hiện tại (Present participial phrase):
• Bob worked on the report, hoping to please his boss. (Bob viết bản báo cáo, hy vọng làm hài lòng sếp).
– Cụm phân từ quá khứ/Cụm tính từ (Past participial phrase/Adjectival phrase):
• Bob worked on the report, pushed by ambition. (Bị thúc đẩy bởi tham vọng, Bob viết bản báo cáo).
• Slowly and laboriously, Bob, an expert on regulations, worked on the report, hoping to please his boss. (Chậm rãi và cần mẫn, Bob, một chuyên gia về nội quy, đã viết bản cáo cáo, hy vọng làm hài lòng sếp).
Tuỳ từng lúc mà đưa ra câu hỏi ngẫu nhiên (occasional question), câu cảm thán (exclamation) hay câu mệnh lệnh (command) trong bài viết. Câu hỏi có thể có ích khi đặt ở đầu đoạn văn để tóm tắt nội dung sau đó; những lời nhận xét đưa ra định hướng cho người đọc.
Có thể mở đầu câu bằng một cấu trúc thay vì kết hợp chủ ngữ và động từ thông thường. Hoặc mở đầu bằng một mệnh đề bổ ngữ hay cụm phân từ. Chú ý khi mở đầu câu bằng một liên từ phối hợp (a coordinating conjunction) như: and, but, nor, for, yet hay so, không nên dùng từ but ở đầu câu, mà nên liên kết với câu trước đó thành một cấu trúc phức (compound structure), cấu trúc này sẽ thu hút sự chú ý của người đọc.
Trong tiếng Anh, có các cấu trúc câu như sau:
– Câu đơn (Simple sentence) – một mệnh đề độc lập (independent clause).
– Câu ghép (Compound sentence) – từ hai mệnh đề độc lập (independent clause) trở lên.
– Câu phức (Complex sentence) – một mệnh đề độc lập (independent clause) và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause).
– Câu phức hợp (Compound complex sentence) – nhiều hơn một mệnh đề độc lập (independent clause) và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc (dependent clause).
– Câu chu kỳ (Periodic sentence) – bắt đầu bằng cụm từ, mệnh đề bổ ngữ (modifying phrases and clauses) và kết thúc bằng một mệnh đề độc lập (independent clause).
– Câu lũy tích (Cumulative sentence) – bắt đầu bằng một mệnh đề độc lập (independent clause) và kết thúc với hàng loạt cấu trúc bổ ngữ (modifying contructions).
Câu ghép gồm từ hai mệnh đề độc lập (independent clause) trở lên, chúng tượng trưng cho các ý tưởng tách biệt và có thể đứng một mình. Có thể sử dụng dấu chấm phẩy (semicolon), dấu phẩy (comma), liên từ phối hợp (coordinating conjunction) ngăn cách các mệnh đề (clauses) trong câu ghép. Như: and là liên từ đơn giản thường dùng để kết nối hai ý tưởng; những liên từ phối hợp khác như: but, for, yet, so thiết lập quan hệ giữa hai mệnh đề.
Thành phần của câu ghép (Compounding sentence elements) kết hợp những thành phần câu (sentence elements) khác nhau tạo ra câu ghép:
– Chủ ngữ (Subject): hai chủ ngữ trở nên cùng làm một sự việc, có thể kết hợp trở thành chủ ngữ ghép:
• Working together, IBM and Apple Computer developed the Power PC processor. (Hãng máy tính IBM và Apple cùng nhau phát triển Power PC bộ xử lý).
– Tân ngữ (Object): khi các chủ ngữ cùng lúc làm nhiều việc, có thể kết hợp các tân ngữ. Ví dụ:
• The company president believed that the partnership between the two companies might help them increase sales and that he could eventually force a merger. (Chủ tịch công ty tin rằng sự hợp tác giữa hai công ty có thể giúp họ tăng doanh số và ông ta có thể tăng cường sự liên kết).
– Động từ (verb and verbal): khi chủ ngữ đang làm hai việc đồng thời, có thể kết hợp tạo ra những động từ ghép (compounding verb and verbal):
• He studied sentence structure and grammar and learned how to speak and write effectively. (Anh ấy đã học ngữ pháp, cấu trúc câu và học cách nói và viết một cách hiệu quả).
– Bổ ngữ (Modifier): khi thích hợp thì có thể ghép các bổ ngữ với các cụm giới từ (prepositional phrase). Ví dụ:
• The company recruited their programmers from universities across the country and various competing companies. (Công ty đã tuyển dụng những người lập trình đến từ các trường đại học khác nhau trong nước và nhiều quốc gia cạnh tranh khác).
Khi đã ghép được câu và tạo được nhiều dạng câu, hãy lưu ý sự chuyển tiếp giữa các ý. Tín hiệu chuyển tiếp báo cho người đọc biết sự chuyển từ ý này sang ý khác.
Có bốn cách giúp bạn thể hiện sự chuyển ý:
• Cụm từ chuyển tiếp (transitional expressions)
• Nhắc lại từ, cụm từ khóa (key words and phrases)
• Đại từ (pronoun reference)
• Cấu trúc song song (parallel forms)
Ngoài những liên từ phối hợp (coordinating conjunction) – and, but, nor, for, yet, or, so – có thể dùng however, moreover, nevertheless để chuyển ý.
Để tránh sử dụng cụm từ chuyển tiếp chồng chéo dẫn đến sự nhàm chán, tham khảo danh mục các phó từ liên kết dưới đây:
– Sự bổ sung (Addition):
– Sự nhượng bộ (Concession):
– Sự tương phản (Contrast):
– Sự nhấn mạnh (Emphasis):
– Đưa ra ví dụ (Example):
– Tổng kết (Summary):
– Trình tự thời gian (Time sequence):
Bằng việc nhắc lại từ, cụm từ khóa giúp chúng ta xác nhận tầm quan trọng của vấn đề trong tâm trí người đọc.
Đại từ giúp độc giả nắm bắt nội dung được viết trước đó. Trong trường hợp dưới đây, đại từ this giúp người đọc tổng kết thông tin từ trước đó:
• There has been an increase in the number of earthquakes in California in the past 10 years. We know this to be true because we have geological records that go back almost 150 years, and they show a clear trend. (Trong mười năm qua, số lượng các trận động đất ở California tăng lên. Chúng ta biết nó sẽ thành hiện thực bởi vì chúng ta có bản báo cáo địa chất trong vòng 150 năm trở lại đây, và chúng chỉ ra một xu hướng rõ rệt).
Cấu trúc song song là những cụm từ với đặc điểm và nội dung tương tự nhau. Sự giống nhau giữa chúng làm người đọc dễ dàng nhận ra nội dung và thông điệp của câu.
– Mạo từ (articles) a, an, the đứng trước thuật ngữ đầu tiên hoặc được lặp lại trước mỗi thành phần trong nhóm:
• At the World’s Fair we saw all the latest model automobiles, including the new Hondas, Toyotas, and Nissans. We left on Sunday for vacation with the Wilsons, the Wausons, and the Bruecks. (Ở Hội chợ thế giới, chúng tôi nhìn thấy những mẫu xe ô tô mới nhất của Honda, Toyota, Nissan. Chúng tôi còn dành cả ngày Chủ nhật với những chiếc Wilson, Wauson, và Brueck).
– Những cụm từ: both, and; not, but; not only, but also; either, or; first, second nên được theo sau bởi các cấu trúc ngữ pháp giống nhau:
• It was not only the blowing wind but also the freezing temperatures that made travel so treacherous. (Không những gió mạnh mà còn nhiệt độ đóng băng làm cho việc du lịch trở nên nguy hiểm).
– Khi tạo ra những so sánh trong câu, nên sử dụng cấu trúc song song để làm cho câu sáng tỏ hơn.
Việc sử dụng cả câu ghép và câu phức dễ mắc lỗi thừa. Để tránh sự lặp lại, hãy xem bảng liệt kê những lỗi thừa phổ biến dưới đây:
Dưới đây là những từ không cần thiết trong câu, chúng không bổ sung ý nghĩa gì và có thể bị xóa bỏ mà không ảnh hưởng đến câu.
Trong văn bản giao dịch, cách nói sáo rỗng gây nhàm chán và thiếu nghiêm túc. Sau đây là danh sách những từ rập khuôn cần tránh:
Trong việc giao dịch kinh doanh, có thể phải trao đổi với nhiều đối tác, từ các quốc gia khác nhau, và giới tính là một vấn đề nhạy cảm. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều cấu trúc he/she, he or she, him/her, him or her sẽ gây rối cho người đọc. Đại từ they được sử dụng khá phổ biến để thay thế trong trường hợp này. Khi cần thiết sử dụng một đại từ số ít, phải xác định rõ đối tượng để dùng he hoặc she.
Ngôn ngữ định kiến giới (Sexist language): Có nhiều từ và cụm từ liên quan đến bình đẳng giới. Trong một vài trường hợp, mọi người không dùng những từ chính thống mà lại chọn từ khác thay thế, những từ thay thế phải phù hợp và có logic. Tham khảo danh sách những từ cần tránh và phương án thay thế dưới đây: