Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tình Yêu Định Mệnh

Chương 4: Những lữ khách

Tác giả: Alexandre Dumas

Viên đại uý lợi dụng sự vắng mặt của chàng thị đồng để suy nghĩ và vừa suy nghĩ vừa uống bình rượu vang đặt trước mặt. Uống hết bình thứ nhất, gã gọi bình thứ hai. Rồi như thể thiếu dong suy nghĩ hoặc do cách vận dụng tinh thần của gã không đầy đủ, thiếu sự khổ công, do thiếu thói quen làm việc này, viên đại uý liền quay sang chào người tín đồ giáo phái Canvanh với một vẻ lễ độ đáng mến và nói:

– Tôi tin chắc rằng, thưa ông, hình như tôi được chào một người đồng hương.

– Ông lầm rồi, thưa đại uý –Chàng trả lời người hỏi mình- Vì nếu tôi không nhầm thì ông là dân Gatscônhơ, còn tôi là dân Ănggumoa.

– A! Ông là người Ănggumoa à! – Viên thiếu uý reo lên ngạc nhiên và thán phục- Ở Ănggumoa! Thế đấy! Thế đấy! Thế đấy!

– Vâng, thưa đại uý, điều này làm ông hài lòng ư? Chàng tín đồ Canvanh hỏi.

– Tôi tin chắc như vậy! Tôi mong ông cho phép tôi có lời chúc mừng, ngợi ca: một xứ sở tuyệt đẹp, phong phú được chia cắt bởi những dòng sông kỳ thú; đàn ông ở đấy sáng chói lòng dũng cảm chứng minh là cố hoàng đế Frăngxoa đệ nhất; đàn bà ở đấy chói rực về tinh thần; cuối cùng tôi xin nói thật với ông rằng, thưa ông, nếu tôi không phải là dân Gatscônhơ thì tôi muốn được là người Ănggumoa.

Chàng quý tộc Ănggumoa nói:

– Thật quá vinh dự cho cái tỉnh khốn khổ của tôi, thưa ông và tôi không biết cảm ơn ông thế nào cho phải.

– Ồ! Không có gì dễ dàng hơn, thưa ông, dể chứng tỏ cho tôi chút ít sự chấp thuận mà ông muốn dành cho sự chân thành thô lỗ của tôi,xin ông vui lòng chàm cốc với tôi vì niềm vinh quang và sự thịnh vương của các đồng bào của ông.

– Rất vui lòng, thưa đại uý –chàng tín đồ Canvanh nói, vừa chuyển bình và cốc của chàng đặt lên góc bàn mà người Gatscônhơ ngồi đối diện và lí do vắng mặt của chàng thị đồng chỉ để lại vừa đủ một chỗ.

Sau khi nâng cốc chúc cho sự vẻ vang của những người con của Ănggumoa. Chàng quý tộc thuộc giáo phái Canvanh không thể tỏ ra thiếu lịch sự cũng nâng cốc chúc sự thịnh vượng và sự vẻ vang của những đứa con của Gatscônhơ. Rồi coi như đã đáp lễ xong người đã chúc mình, chàng quý tộc Ănggumoa cầm lại bình rượu và cốc của chàng chuẩn bị trở lại bàn mình.

– Ồ! Thưa ông – người Gatscônhơ nói – sự quen biết nhau ngưng quá sớm thế này sao, xin ông hãy vui lòng cho tôi được cạn bình rượu vang của ông tại bàn này.

– Tôi e làm ông khó chịu, thưa ông – Chàng tín đồ Canvanh nói lịch sự nhưng thờ ơ.

– Làm tôi khó chịu ư? Không bao giờ. Vả lại theo tôi thì sự làm quen tuyệt vời và hoàn hảo là tại bàn rượu. Thật hiếm khi không đủ ba cốc trong một bình rượu vang,có phải không ạ?

– Đúng thế, thưa ông, quả là hiếm – Chàng tín đồ Canvanh trả lời trong lúc cố đoán xem kẻ đối thoại với mình muốn đạt tới điều gì.

– Nào, chúng ta hãy chúc sức khoẻ mỗi người bằng một cốc rượu vang nhé. Ông đồng ý với tôi là chúc mỗi lần bằng một cốc chứ?

– Tôi đồng ý với ông, thưa ông.

– Khi ta đã cùng lúc đồng tình và tự đáy lòng mình chúc sức khoẻ cho ba người thì đấy là ta cho trí tuệ, chính kiến và các nguyên tắc tương tự chứ?

– Có sự đúng đắn trong những điều ông vừa nói thưa ông.

– Đúng đắn! Đúng đắn! Ông nói là có sự đúng đắn chứ, ôi máu Chúa! Đó là sự thật trong sáng đấy.

Rồi gã mỉm cười duyên dáng nhất:

– Để mở đầu sự quen biết nhau, thưa ông, và để làm sáng tỏ sự tương đồng chính kiến của chúng ta, ông hãy cho phép tôi được đề nghị với ông chúc sức khoẻ vị đại thần Môngmôrăngxi.

Chàng quý tộc do tin cậy đã nâng cốc lên, mặt mày rạng rỡ nhưng sầm ngay mặt, đặt cốc lên bàn.

– Xin ông thứ lỗi cho tôi, thưa ông – Chàng nói – nhưng với con người này thì tôi không thể làm ông vừa lòng được. Ông Môngmôrăngxi là kẻ thù của cá nhân tôi.

– Kẻ thù của riêng ông à?

– Làm sao một con người ở địa vị của ông ta lại có thể trở thành một con người ở vào vị trí của tôi được, cũng vì vậy, kẻ lớn có thể là kẻ thù của kẻ bé.

– Kẻ thù của cá nhân ông ư? Trong trường hợp này, vào giờ này, ông ta cũng trở thành kẻ thù của tôi. Vả lại tôi thú thật với ông rằng tôi không hề quen biết ông ta chút nào, vì đối với ông ta, tôi không có mối thiện cảm sâu sắc. Tai tiếng xấu xa, bủn xỉn, cau có, dâm ô, vùng vẫy như một kẻ ngốc, hãy coi là một kẻ dại khờ. Ma đưa quỷ dắt thế nào mà tôi lại có ý định mời ông một lời chúc như vậy nhỉ? Vậy cho phép tôi được chuộc lại bằng một đề nghĩ khác với ông. Về thống chế Xanh Ăngđrê nhé!

– Chắc chắn lời đề nghị của ông đưa ra không đúng lúc rồi, ông đại uý ạ- chàng quý tộc tín đồ Canvanh trả lời về vấn đề thống chế Xanh Ăngđrê cũng vẫn nội dung đã nói đầy đủ về viên đại thần – Tôi không nâng cốc chúc sức khoẻ một người mà tôi không ưa thích, một con người sẵn sàng làm tất cả vì danh vọng hoặc tiền bạc, một con người sẽ bán cả vợ và con gái lão như đã bán lương tâm lão nếu người ta trả cho lão về việc này cũng bằng cái giá ấy.

– Ôi! Trời ơi! Ông nói gì với tôi thế? – người Gatscông kêu lên – Thế nào! Sao tôi lại muốn nâng cốc chúc sức khoẻ một người như vậy nhỉ?… Quái quỷ ở đâu mà mi lại có ý nghĩ như vậy hỡi tên đại uý này? – Người Gatscông nói tiếp, tự xỉ vả mình –A! Ông bạn, nếu bạn muốn giữ danh tiếng của những con người trung thực thì ta không nên chúc rượu như thế này nữa.

Rồi đổi giọng, gã nói với chàng tín đồ Canvanh:

– Thưa ông, kể từ lúc này tôi nhìn nhận thống chế Xanh Ăngđrê cũng cùng một sự khinh miệt như bản thân ông đối với ông ấy. Và không để ông có ý nghĩ sai lầm mà tôi đã mắc phải, tôi xin đề nghị với ông lần chúc sức khoẻ thứ ba với người mà tôi mong rằng ông không có chuyện gì để phản đối cả.

– Về ai? Thưa đại uý.

– Nâng cốc chúc sức khoẻ Frăngxoa-đờ-Lore danh tiếng, quận công Đờ Ghidơ! Người bảo vệ thành Medơ, người chiến thắng ở Cale! Người phục thù ở Xanh Căngtanh và Gravơlin! Người sửa chữa những sự ngộ nhận về viên đại thần Môngmôrăngxi và về thống chế Xanh Ăngđrê chứ? Ái chà!

Chàng trai tái mặt nói:

– Đại uý ạ, ông chơi xấu tôi đấy vì tôi đã có lời nguyền.

– Lời nguyền nào,thưa ông? Và xin ông hãy tin rằng nếu tôi có thể góp sức vào việc thực hiện lời nguyền ấy…

– Tôi đã thề rằng: con người mà ông đề nghị tôi nâng cốc chúc sức khoẻ sẽ chết bằng chính tay tôi.

– Thật tội nghiệp! Người Gatscông kêu lên – Ông làm gì vậy? Thưa ông.

Chàng tín đồ Canvanh nói:

– Thưa ông, cuộc thử nghiệm đã xong, ba sức khoẻ đã được chúc và chúng ta tỏ ra không cùng ý kiến về những con người ấy; sẽ đáng ngại nếu chúng ta muốn đạt được việc này theo các nguyên tắc thì sẽ càng tồi tệ hơn đấy.

– Ủa! Lạy Chúa vĩ đại! Thật không minh bạch thưa ông, với những người muốn làm để cùng chúng ý tưởng với nhau lại đã bị lầm lạc về những con người mà họ không hề quen biết, bởi vì chính tôi không hề quen biết quận công Đờ Ghidơ, cả thống chế Xanh Ăngđrê, cả lão đại thần Môngmôrăngxi; xin hãy côi tôi bất cẩn vì đã định nâng cốc chúc ba con quỷ: Satăng, Luyxife và Atstarôt; ông đã làm cho tôi nhận ra rằng đến lần chúc thứ ba, tôi đã mất trí: tôi xin nhanh chóng rút lui. Vậy là tôi nay đã ở điểm xuất phát và cốc rượu của chúng ta hãy còn đầy thì nào, nếu ông vui lòng thì chúng ta hãy nâng cốc chúng mừng sức khoẻ của mình chúng ta thôi: Cầu Chúa hãy phù hộ cho ông sống lâu và vinh quang thưa ông! Đây là lời tôi cầu xin Người tự đáy lòng mình.

– lời nói thật quá lịch thiệp, lẽ nào tôi lại có thể khước từ ông được, thưa đại uý.

Lần này, người Ănggumoa uống cạn cốc của mình theo gương viên đại uý cũng đã cạn chén của gã.

– Vậy là việc đã hoàn tất – Người Gatscông chéo miệng nói – và chúng ta đã đồng lòng một cách tuyệt vời, vậy thì kể từ hôm nay, thưa ông, ông có thể trông cậy ở tôi như một người bạn trung thành nhất.

– Tôi cũng sẵn sàng tuân theo ý ông, thưa đại uý – Người theo phái Canvanh trả lời một cách lịch thiệp thông thường.

– Còn về phần tôi – Người Gatscông nói tiếp – tôi xin nói thêm là tôi chờ dịp để phục vụ ông.

– Tôi cũng vậy – Người Ăng-gumoa trả lời.

– Rất chân tình chứ, thưa ông quý tộc.

– Rất chân tình, thưa đại uý.

– Thế thì cơ hội mà ông tìm kiếm ban ân cho tôi, tôi tin rằng ông đã tìm ra rồi.

– Lẽ nào tôi lại có được diễm phúc ấy.

– Xin thề trước Chúa! Có đấy, hoặc tôi quá lầm hoặc ông đã có nó trong tay rồi.

– Vậy ông hãy nói đi.

– Sự việc là thế này: tôi từ Gatscông tới, tôi đã từ bỏ lâu đài của cha mẹ tôi là nơi tôi được vỗ béo trông thấy một cách đáng thương. Ông thợ cạo của tôi khuyên tôi nên làm việc và tôi đến Pari với ý định làm một việc hữu ích. Tất nhiên tôi đã chọn cuộc đời binh nghiệp. Liệu ông có biết ở Ăng-gumoa có vị trí nào tốt đẹp mà một chàng trai Gatscông có thể đảm đương miễn là người ta không đem cho hắn những mụ gái già để giải khuây và những đôi ủng mới dễ gãy không? Tôi dám tự hào trong trường hợp này tôi sẽ làm tròn xuất sắc mọi nhiệm vụ mà người ta giao cho tôi.

– Tôi mong muốn như thế – Người Ăng-gumoa trả lời- nhưng cũng rủi thay, tôi đã rời bỏ xứ sở tôi khi tôi còn quá non trẻ, và không quen biết được một ai ở đấy cả.

– Ý Thánh Cha cả thôi! Thưa ông, ông thấy tôi đây là kẻ hoàn toàn khốn khổ, nhưng tôi nghĩ rằng, thưa ông quý tộc, có lẽ ông quen biết một ai đó ở tỉnh khác, tôi không yêu cầu phải là Ăng-gumoa là nơi mà người ta quả quyết đó là một xứ cuồng nhiệt; hoặc giả có một lãnh chúa đức độ dòng dõi cao quý để ông có thể tiến cử tôi với ngài đó được chăng? Cũng chẳng cần ông ấy hoàn toàn đức độ vì tôi sẽ làm vừa lòng ông ấy miền là Chúa ban phát cho ông ấy lòng dũng cảm vù việc Người khước từ ông ấy về đức hạnh.

– Tôi rất tiếc, thưa đại uý, Tôi không thể giúp được chút gì cho một con người dễ dãi như ông; còn tôi là một người quý tộc cũng khốn khổ như ông mà thôi, tôi còn có một người em mà tôi đã không biết làm thế nào cho nó sống được bằng tiền lương dư bổng của tôi hoặc tiền dư ngân khoản của tôi.

– Thật mắc dịch! Người Gatscông kêu lên, rõ ràng là gã rất tức giận – Nhưng đúng theo dự định, thưa ông quý tộc tộc của tôi – Viên đại uý đứng lên nói tiếp, vừa thắt lại đoản kiếm của gã – Xin thề danh dự, tôi vẫn biết ơn ông.

Rồi gã chào người tín đồ Canvanh. Chàng chào đáp lại rồi lấy bình rượu và cốc của mình trở lại chỗ ngồi ban đầu của chàng.

Vả lại, cỗ xe ngựa tới tác động tới mỗi nhân vật một thái độ khác nhau trong khung cảnh này.

Chúng ta thấy chàng quý tộc Ăng-gumoa trở lại chỗ ngồi ban đầu cho phép chàng quay lưng ra cửa.

Viên đại uý Gatscông đứng thật thích hợp với vị trí con thứ của gia đình trước những nhân vật cao quý đã được chàng thị đồng báo trước; cuối cùng chủ quán và vợ gã vội nhào ra cửa để sẵn sàng phục vụ theo đòi hỏi của những người khách đã đem tới cho họ vận may.

Chàng thị đồng tránh để quần áo vấy bùn do tiếp xúc với con đường lầy lội, đứng ở bậc thứ ba của cỗ xe ngựa, nhảy xuống đất và mở cửa xe.Một người có bộ mặt quyền thế mang vết sẹo rộng ở má bước xuống đầu tiên.

Đó là Frăngxoa đờ Loren tức quận công Đờ Ghidơ được mệnh danh là Balafrê kể từ khi ông nhận được vết thương khủng khiếp ở Cale. Ông đeo một dải băng trắng có tua viền thêu hoa huệ vàng là huy hiệu cấp bậc thiếu tướng trong quân đội hoàng gia.

Tóc ông cắt ngắn và trải chuốt, đầu đội mũ nhung đen có cài lông vũ trắng là mốt của thời này, mình mặc áo chẽn màu ngọc xám và bạc là những màu được ưa chuộng, đoạn vải kết trên vai áo và áo choàng mau nhung đỏ tía, chân đi ủng cao có thể kéo lên đùi cao hoặc bẻ gập xuống dưới đầu gối.

Ông nói khi đặt chân vào giữa những vũng nước loang loáng trước cửa quán:

– Thựa sự là một cơn hồng thuỷ.

Rồi ông trở lại cỗ xe nghiêng người vào trong; nói tiếp:

– Này Xaclôttơ thân mến, tiểu thư không thể đặt đôi bàn chân xinh đẹp của mình vào đám bùn ghê tởm này đâu.

– Thưa ngài thống chế thân mến – Quận công nói tiếp – ngài vui lòng cho phép tôi bé con gái ngài trong vòng tay của tôi chứ? Điều này làm tôi trẻ lại được mười bốn tuổi đấy, bởi vì cách đây cũng mười bốn năm, cô gái xinh đẹp của tôi ạ, tôi đã bế cô từ nôi ra như thế này đây. Nào, con bồ câu xinh xắn – Ông nói tiếp – hãy ra khỏi ổ của cô nào.

Bế thiếu nữ trong vòng tay, chỉ ba bước chân ông đã đặt cô gái trong phòng.

Danh hiệu bồ câu mà ngài quận công tao nhã Đờ Ghidơ tặng cô gái nhỏ mà ông muốn trở thành con dâu ông không chút nào lạm ngôn: thật vậy, ta không thể thấy mọt con chim nào trắng hơn, ẻo lả và xinh xắn hơn thiếu nữ mà ngài quận công bế trên tay và đặt trên nền nhà ẩm ướt của quán trọ.

Người thứ ba bước xuống, nói đúng hơn là đang tìm cách bước xuống khỏi cỗ xe ngựa là thống chế Xanh Ăngđrê. Ông gọi chàng thị đồng của ông nhưng dù anh chàng chỉ đứng cách ông vừa đúng ba bước chân vẫn không nghe thấy tiếng ông gọi.

– Giắc! Giắc! – Ngài thống chế nhắc lại – Chà chà! Người lại đây cơ mà, cái thằng nhỏ kì cục này!

– Có tôi đây! – Chàng thị đồng trẻ vội vàng quay ngoắt lại – Tôi đây, thưa ngài thống chế.

– Bực thật! – Ông nói – Ta đã thấy rõ ngươi ở đấy rồi, nhưng không phải chỗ ngươi đứng đấy, đồ thô bỉ! Ở đây cơ, duới bậc xe này chứ, thằng nhỏ kì cục! Ái chà, Chậc, sấm với sét!

Chàng thị đồng bàng hoàng nói, vừa giơ vai cho chủ:

– Xin ngài thống chế tha lỗi.

– Hãy vịn vào tôi thưa ngài thống chế- Quận công nói đồng thời chìa cánh tay cho kẻ bị phong thấp.

Ngài thống chế được hưởng phép này và được hai người đến dìu đỡ, đến lượt ngài bước vào quán.

Vào thời điểm này, đây là một người đàn ông trạc năm mươi mốt tuổi, má hồng hào hơi tái đi trong lúc ông bực bội, bộ râu hung nâu, tóc hoe vàng, mắt xanh, thoạt nhìn nếu chúng ta hình dung đến nơi nào gặp ông trước đây mươi, mười hai năm thì thống chế Xanh Ăngđrê hẳn là một kỵ sĩ đẹp trai vào bậc nhất thời đó.

Ông có vẻ hơi mệt mỏi đến ngồi vào chiếc ghế bành nhồi rơm hầu như đợi sẵn ông ở góc lò sưởi, tức là góc đối diện với góc mà viên đại uý Gatscông và chàng quý tộc Ăng-gumoa đang ngồi. Ông quận công chỉ cho tiểu thư Xaclôttơ Đờ Xanh Ăngđrê chiếc ghế tựa nhồi rơm mà chúng ta đã thấy chủ quán ngồi chạng háng ở phần đầu chương trước,còn ông hài lòng với chiếc ghế đẩu; ông ra hiệu cho chủ quán đốt to lò sưởi vì dẫu đang giữ mùa hè thì lửa vẫn cần thiết để chống lại sự ẩm ướt.

Lúc này, mưa lại mạnh lên và đổ xuống thật dữ dội làm nước bắt đầu tràn vào quán qua chiếc cửa mở như tràn qua một đoạn đê vỡ hoặc qua một cửa đập mà người ta quên không đóng lại.

– Này chủ quán – Ngài thống chế quát – Hãy đóng cửa lại! Ông muốn chúng ta chết chìm ngay hả?

Chủ quán trao bó củi gã đang ôm cho vợ gã chăm lo việc đốt lửa liên tục còn gã chạy đến cửa để thi hành lệnh của ngài thống chế. Đúng lúc gã dùng hết sức để khép cánh cửa xoay trên bản lề thì nghe thấy tiếng vó ngựa phi nhanh trên đường.

Con người đáng trọng này vì thế dừng lại, sợ rằng lữ khách thấy cửa quán đóng sẽ không biết là quán đã đầy người hay còn vắng vẻ và giả thiết nào thì khách cũng bỏ đi nơi khác mất. Gã ghé đầu qua cửa mở hé nói:

– Xin thứ lỗi, thưa tôn ông, tôi tin răng ngài là một vị khách đến nhà tôi.

Thật vậy, một kị sỹ dừng lại trước quán, nhảy khỏi lưng ngựa xuống đất và ném dây cương cho chủ quán và nói:

– Ông hãy dắt con ngựa này vào chuồng và đừng hà tiện với nó về cám và lúc mạch đấy nhé.

Bức nhanh vào trong quán lúc này chưa có ánh sáng lửa, ông lắc mạnh chiếc mũ đẫm nước mưa, không chú ý tới việc ông đã vung nước vào tất cả mọi người trong phòng. Nạn nhân đầu tiên của trận mưa rào này là quận công Đờ Ghidơ khiến ông này vụt đứng dậy, nhảy một bước đến bên khách lạ, kêu lên:

– Chà, cái ông kì quặc này, ông không thể chú ý tới việc ông làm hử?

Nghe thấy tiếng rầy la ấy, người mới đến quay lại và trong lúc xoay mình đã nhanh như cắt cầm kiếm trong tay.

Chắc chắn ông Đờ Ghidơ đã phải trả giá đắt về cái từ mà ông đã dùng chào người khách lạ, mặc dầu trước lưỡi kiếm, ông không lùi bước trước người này.

– Thế nào, hoàng thân, chính là ông đấy à? – Ông nói.

Người mà quận công Đờ Ghidơ vừa chào với tước vị hoàng thân chỉ cần liếc mắt nhìn người chỉ huy nổi tiếng vùng Loren đến lượt mình nhân ra người ấy.

– Vâng, đúng là tôi thưa ông quận công – Ông trả lời và tỏ vẻ ngạc nhiên thấy ông này ở trong cái quán tối tăm và ông này thì cũng ngạc nhiên thấy ông vào đây.

Rồi ông nghiêng mình.

– Tôi thành thật xin lỗi Điện hạ.

– Không hề gì,quận công ạ – Người đến sau vui vẻ nói dễ dãi và cao thượng theo thói quen – Sao ngẫu nhiên ông lại ở đây, tôi ngỡ là ông đang ở mảnh đất Năngtơi của ông cơ đấy?

– Đúng là tôi đến đấy, thưa hoàng thân.

– Qua đường Xanh Đơnit phải không?

– Chúng tôi rẽ vào Giơnetxơ để tiện thể xem lễ hội Lăngđi.

– Ông ư? Thưa quận công. Với tôi mà sự phù phiếm đã trở thành nổi tiếng, tôi cũng qua đó nhờ các bạn tôi. Nhưng ngài quận công nghiêm khắc và khắt khe Đờ Ghidơ sao lại chuyển hướng đường đi của mình để xem một lễ hội của học sinh…

– Tôi không hề có chút ý nghĩ nào như thế, thưa hoàng thân. Tôi quay lại với ngài thống chế Xanh Ăngđrê và con gái ông là con đỡ đầu của tôi, Xaclôttơ là một cô bé đỏng đảnh muốn xem lễ hội Lăngđi ra sao nhưng bất chợt gặp mưa nên chúng tôi vào đây.

– Vậy là ngài thống chế cũng ở đây ư?

– Ngài đây, quận công vừa nói vừa chỉ vào một người trong hai người mà hoàng thân nhìn thấy lờ mờ hình dáng trong nhóm nhưng không phân biệt nổi nét mặt.

Thống chế tỳ tay vào ghế bành cố đứng lên.

– Thưa ngài thống chế – Hoàng thân lại gần ông nói – xin ngài thưa lỗi cho tôi đã không nhận ra ngài, nhưng ngoài cái phòng này tối như căn hầm, nói đúng hơn là căn hầm này tối hơn nhà ngục, tôi thực sự bị mờ mắt vì mưa làm cho tôi cũng như ông quận công đây lầm lẫn một nhà quý tộc với một người tiện dân. May thay, thưa tiểu thư – Hoàng thân quay sang thiếu nữ nhìn ngưỡng mộ, nói tiếp – may mắn thay, tôi đã dần dần nhìn rõ và tôi thất sự rầu lòng tiếc cho những kẻ mù vì họ không thể chiêm ngưỡng một bộ mặt kiều diễm như dung nhan tiểu thư.

Lời ca tụng đột ngột này làm thiếu nữ đỏ mặt. Nàng ngước mắt nhìn người vừa nói với nàng những lời tán dương đầu tiên mà nàng có thể tiếp nhận nhưng nàng lập tức cụp mắt xuống, loá mắt bởi ánh mắt sáng rực của hoàng thân nhìn nàng.

Chúng ta không rõ cảm nghĩ của nàng ra sao nhưng chắc chắn tràn đầy dịu dàng và duyên dáng bởi vì rất khó cho một thiếu nữ mười bốn tuổi ngưng nhìn vào bộ mặt nào rạng rỡ hơn bộ mặt người kị sĩ hai mươi chín tuổi này mà người ta gọi là hoàng thân và chào với tước vị Điện hạ.

Thật thế, đây là một kỵ sĩ hoàn hảo như Lui Buôcbông đệ nhất, hoàng thân Côngđê.

Sinh ngày 7-5-1530, như chúng tôi đã nói về ông, ông vừa tròn ba mươi tuổi vào thời điểm bắt đầu câu chuyện này.

Ông đúng là nhỏ người hơn và cao lớn nhưng hoàng thân cân đối ưa nhìn. Tóc ông màu hạt dẻ, cắt ngắn, phủ bóng hai thái dương láng bóng mà một nhà não tướng học ở thời đại chúng ta tìm thấy ở đấy những u thông minh và siêu phàm. Mắt ông xanh màu ngọc lưu ly mang vẻ dịu dàng và âu yếm khôn tả nếu đôi lông mày rậm làm bộ mặt hơi rắn rỏi và bộ râu hung cũng dịu hơn thì ta đã coi hoàng thân là một học sinh đẹp trai, mới ra khỏi thánh hội mẫu giáo; tuy nhiên đôi khi đôi mắt dễ thương trong veo như nhìn bầu trời xanh ấy đã in dấu một vẻ cương nghị dữ dội thì qua ý tưởng của thời đại ấy ta có thể so sánh con mắt ấy như một dòng sông hiền hoà khi ánh mặt trời chiếu sáng và đáng lo ngại khi bão tố làm xáo động. Tóm lại là trên bộ mặt ông mang tính cách vượt trội có nghĩa là lòng dũng cảm và khao khát yêu đương được đẩy lên ở mức độ cao.

Trong lúc ấy, do cửa đóng và lửa cháy trong lò sưởi, gian phòng của quán sáng lên những ánh ma quái, soi tỏ hai nhóm người, một ở góc phải, một ở góc trái một cách khác nhau và thường biến đổi, hơn nữa, những tia sáng lọt qua những khe hở bên trên thỉnh thoảng lại lướt qua các bộ mặt những ánh xanh làm cho những người trẻ nhất và có sinh khí nhất mang những sắc thái của những sinh vật ở một thế giới khác.

Cảm nghĩ ấy đến mức lan cả sang chủ quán, gã cho rằng đêm đến từ lâu mặc dầu mới bảy giờ tối, gã bèn thắp một ngọn đèn đặt lên nóc lò sưởi, bên trên nhóm hoàng thân Côngđê, quận công Đờ Ghidơ, thống chế Xanh Ăngđrê và cô con gái ông.

Mưa không ngớt lại còn mạnh hơn vì thế không ai nghĩ tới rời quán; kèm theo mưa còn là cơn gió khủng khiếp từ sông thổi vào làm cho các cánh cửa chớp va đập vào tường và ngay cả quán cũng rung bần bật từ mái đến chân.

Muốn cho xe ngựa đi trên đường thì nó cũng không cưỡng nổi mà sẽ bị giông bão cướp đi cả thùng xe lẫn ngựa. Vậy là các vị khách đi đường quyết định nghỉ lại quán chừng nào giông tố còn kéo dài.

Đột nhiên, giữa tiếng náo động của các yếu tố; cơn mưa xối xả trên đầu, các viên ngói bị bóc khỏi mái và rơi xuống đất vỡ ra, người ta nghe thấy có tiếng gõ cửa và một giọng rền rĩ mà âm sắc mỗi lần nhắc lại yếu dần đi.

– Xin hãy mở cửa! Nhân danh Chúa, làm ơn mở cửa!

Nghe tiếng đập cửa, chủ quán ngỡ có thêm một vị khách mới liền lao ra mở cửa nhưng nhận ra giọng nói, gã liền dừng lại ngay giữa phòng và lắc đầu:

– Mụ nhầm cửa rồi, mụ phù thủy già ạ. Đây không phải là nơi cần gõ cửa nếu mụ muốn người ta mở cửa cho mụ.

– Làm ơn mở cửa, ông chủ quán ơi – Vẫn tiếng than vãn ấy nhắc lại – thật có tội để một người già khốn khổ đứng ở ngoài trời thế này.

– Hãy quay cán chổi của mụ đi hướng khác, hỡi vợ chưa cưới quỷ! – Chủ quán trả lời vọng qua cửa sổ – Ở đây đã có cả một đại hội quá nổi tiếng đối với mụ rồi.

Hoàng thân Đờ Côngđê tức giận trước thái độ tàn nhẫn của chủ quán liền hỏi:

– Tại sao ngươi không mở cửa cho người đàn bà khốn khổ kia?

– Vì đây là một mụ phù thủy thưa Điện hạ, mụ phù thuỷ Ăngđili, một mụ già khốn kiếp mà ta cần thiêu sống ở giữa cánh bãi Xanh Đơnit để răn đe vì mụ chỉ mơ tới những vết thương và những khối u bướu, chỉ tiên đoán rặt mưa, mưa đá và sấm sét. Tôi tin chắc là mụ đã trả thù vài nông dân nào đó và chính mụ là nguyên nhân của cái thời tiết chó má này.

– Phù thuỷ hay không – Hoàng thân nói – này, hãy mở cửa cho người ấy. Không được phép để một con người ngoài cửa trong cơn giông tố như thế này.

– Vì Điện hạ muốn như vậy – Chủ quán nói – tôi sẽ đi mở cửa cho mụ già tà đạo này nhưng tôi mong rằng Điện hạ sẽ không ân hận về việc này vì mụ qua đâu là bất hạnh tới đó.

Chủ quán dù kinh tởm vẫn buộc phải tuân theo lời hoàng thân ra mở cửa và ta thấy lọt vào,nói đúng hơn là ngã vào một mụ già tóc xám lưa thưa và rối bù, mặc chiếc áo dài len đỏ hoàn toàn xác xơ và một tấm áo choàng lớn cùng tình trạng như chiếc áo dài, trùng xuống tận gót.

Hoàng thân Côngđê tiến lên, dáng vẻ một ông hoàng, nâng mụ phù thuỷ dậy vì ông có một tấm lòng tốt nhất trên đời. Nhưng chủ quán xen vào, ấn mụ phù thuỷ gập người vào đùi mụ.

– Hãy cảm ơn ngài hoàng thân Đờ Côngđê đi, mụ phù thuỷ, bởi vì không có ngài thì… vì điều tốt lành của thành phố và các vùng lân cận, mụ hãy tin chắc rằng ta sẽ để mụ vỡ sọ ngoài cửa.

Hoàng thân nhìn kẻ khốn khổ, lòng đầy trắc ẩn, ông nói:

– Chủ quán, một bình rượu vang mà là loại ngon nhất của ông cho người đàn bà khốn khó này. Hãy uống một chút, bà lão, cái đó làm bà ấm người lên đấy.

Mụ già đến ngồi trước một bàn kê ở cuối phòng, như vậy mụ ngồi đối diên với cửa ra vào, bên phải là nhóm các hoàng thân, thống chế Xanh Ăngđrê và con gái ông, bên trái là viên đại uý Gatscông, chàng quý tộc Ăng-gumoa và chàng thị đồng trẻ tuổi.

Chàng quý tộc Ăng-gumoa lại chìm đắm trong cơn mơ màng. Chàng thị đồng trẻ thì bị choáng ngợp trong việc chiêm ngưỡng những nét duyên dáng của tiểu thư Xanh Ăngđrê. Chỉ viên đại uý Gatscông hoàn toàn tự do suy tưởng, gã nghĩ rằng mụ già chỉ hoàn toàn phù thuỷ ở phần thứ mười những điều mà gã chủ quán gán cho mụ, nhưng đó luôn luôn là ánh sáng dẫn bước gã tìm kiếm cái điều kiện mà gã đã thông báo cho chàng quý tộc Ăng-gumoa và chàng thị đồng trẻ nhưng những người này lại không thể cho gã một tín hiệu nào.

Vậy là gã bước qua chiếc ghế dài đến đứng trước mặt mụ phù thuỷ vừa uống xong cốc rượu vang đầu với vẻ thoả mãn rõ rệt. Hai chân doãng ra, bàn tay đặt trên đốc kiếm, đầu cúi xuống ngực, vừa mềm mỏng,vừa lì lợm, gã nhìn người đàn bà:

– Này mụ phù thuỷ! – Liệu mụ có thật sự đoán định trước được tương lai không?

– Với sự phù hộ của Thượng đế, thưa ông đôi khi được ạ.

– Liệu mụ có lấy được cho ta một quẻ bói không?

– Tôi sẽ thử xem nếu điều đó là ý muốn của ông?

– Đó là ý muốn của tôi.

– Vậy tôi xin tuân lệnh ông.

– Này, bàn tay tôi đây; hẳn mụ đoán đọc trong lòng bàn tay như cả bọn du thủ du thực của mụ phải không?

– Vâng, đúng thế.

Mụ phù thuỷ bằng đôi tay xương xẩu và đen xì nắm lấy bàn tay viên đại uý hầu như cũng khô và đen như bàn tay mụ.

– Ông muốn tôi nói gì trước với ông đây? – Mụ hỏi.

– Tôi muốn trước hết mụ nói cho tôi biết liệu tôi có làm nên sự nghiệp được không?

Mụ phù thuỷ xem xét hồi lâu bàn tay người Gatscông.

Người này sốt ruột không thấy mụ phù thuỷ cho biết những lời đoán định bèn ngẩng đầu, vẻ nghi ngờ:

– Ma quỷ thế nào mà mụ lại có thể đọc được trong bàn tay một người đàn ông để biết người ấy có làm nên sự nghiệp được chứ?- Gã hỏi.

– Ồ! Rất dễ thưa ông, chỉ có điều đó là bí mật cả tôi.

– Nào, hãy xem sự bí mật của mụ?

– Nếu tôi nói với ông điều đó, ông đại uý ạ – Mụ phù thuỷ trả lời – thì điều đó không còn là bí mật của tôi nữa mà là của ông rồi.

– Mụ có lý, mụ hãy giữ lấy nó nhưng hãy nhanh lên! Mụ cù bàn tay ta, mụ du thực ạ, ta không thích những gái già gãi gãi bàn tay ta.

– Ông sẽ làm nên sự nghiệp, ông đại uý ạ.

– Đúng thế chứ mụ phù thuỷ.

– Xin thề trước Thánh giá.

– Ôi, trời ơi! Tin tốt lành làm sao! Và mụ tin rằng điều này sẽ đến sớm chứ?

– Trong vài năm nữa thôi.

– Quỷ tha ma bắt! Ta muốn nhanh hơn nữa kia, ví dụ trong vài ngày thôi.

– Tôi có thể nói kết quả là các sự kiện nhưng không thể thúc chúng đi nhanh hơn được.

– Điều đó có đem lại cho ta nhiều nỗi cực nhọc không?

– Không, nhưng điều đó có thể gây ra nhiều khổ cực cho những người khác.

– Mụ muốn nói gì?

– Tôi muốn nói rằng ông có tham vọng, ông đại uý ạ.

– A! Xin thề trước thánh giá của Chúa! Đó là sự thật, mụ du thực ạ.

– Thế thì, để tiến tới những mục đích của ông, mọi con đướng sẽ tốt đẹp đối với ông.

– Phải, hãy chỉ cho ta một con đường thôi mà ta phải theo rồi mụ sẽ thấy.

– Ồ! Tự bản thân ông sẽ giành lấy nhưng thật khùng khiếp đấy!

– Còn ta sẽ trở nên thế nào khi theo con đường khủng khiếp ấy?

– Ông sẽ thành kẻ sát nhân, ông đại uý ạ.

– Ôi máu Chúa! – người Gatscông kêu lên- Mụ chỉ là đồ thối thây và mụ chỉ có thể lấy số tử vi của mụ cho những kẻ khá ngu ngốc để đi tin vào những chuyện ấy.

Rồi ném cho mụ giá cái nhìn phẫn nộ,gã trở lại bàn ngồi và làu bàu:

– Sát nhân! Ta ư?… Hãy nhớ lấy, mụ phù thuỷ ạ, mong rằng điều đó sẽ chỉ là một giấc ngủ dài.

Tiểu thư Xaclôttơ đã theo dõi thủ đoạn của viên đại uý và tai nàng căng ra vì sự tò mò của tuổi mười bốn, đã không bỏ sót một lời nào trong cuộc đối thoại giữa người Gatscông và mụ phù thuỷ liền hỏi với chàng thị đồng trẻ:

– Giắc, nay đến lượt ông lấy số tử vi của ông đi, việc này làm tôi thích thú đấy Giắc!

Người trẻ tuổi được gọi lần thứ hai với cái tên Giắc không phải ai khác mà là chàng thị đồng liền đứng lên không hề có ý kiến với thái độ nhanh nhảu của sự tuân thủ tuyệt đối, chàng đến gần mụ phù thuỷ:

– Tay tôi đây bà già tốt bụng ạ – Chàng nói – bà có vui lòng đoán cho tôi một quẻ như bà vừa đoán cho ông đại uý không.

– Rất sẵn sàng, chú nhỏ tốt bụng của tôi – Mụ nói.

Và nắm lấy bàn tay trắng như tay phụ nữ mà chàng trai giơ ra, mụ lắc đầu:

– Này bà lão –Chàng thị đồng hỏi – bà không thấy điều gì trong bàn tay này phải không?

– Chàng sẽ khổ sở, chàng ạ.

– A! Giắc tội nghiệp – thiếu nữ là kẻ đã gợi ra chuyện bói toán nửa giễu cợt, nửa âu lo.

Chàng trai mỉm cười u uất, miệng lẩm bẩm:

– Ta sẽ không khổ mà đang khổ.

– Chính tình yêu sẽ gây cho chàng mọi nỗi bất hạnh – Mụ già nói tiếp.

– Chí ít là tôi sẽ chết non hử?- Chàng thị đồng tiếp lời.

– Than ôi! Vâng, chú nhỏ tội nghiệp của tôi, vào hai mươi bốn tuổi.

– Càng hay!

– Thế nào, Giắc, càng hay sao?… Ông nói gì thế?

– Vì tôi phải khổ sở thì sống để làm gì? Chàng trai đáp – Ít ra thì tôi sẽ chết trên chiến trường chứ?

– Không.

– Trong giường tôi ư?

– Không.

– Do tai nạn phải không?

– Không.

– Vậy tôi sẽ chết như thế nào? bà lão.

– Tôi không thể nói chính xác với chàng rằng chàng sẽ chết như thế nào nhưng tôi có thể nói cho chàng biết nguyên nhân về cái chết của chàng.

– Vậy nguyên nhân ấy là gì?

Mụ già hạ thấp giọng:

– Chàng sẽ là kẻ sát nhân.

Chàng trai tái mặt như thể sự kiện được tiên đoán đã xảy ra rồi. Trở lại chỗ ngồi của mình, chàng cúi đầu:

– Cảm ơn bà lão – Chàng nói – mong rằng điều đã định đoạt đượt hoàn tất.

– Này – Viên đại uý hỏi chàng thị đồng: “con mụ giá bị đày đoạ ấy nói gì với ông thế, chàng trai công tử bột của tôi”.

– Tôi không thể nhắc lại điều gì, thưa ngài – chàng trả lời.

Viên đại uý liền quay sang người Ăng-gumoa:

– Này ông quý tộc trung thực của tôi – Gã nói – ông không tò mò ư? Cả ông nữa, hãy thử xem số phận ra sao? Hãy xem đi, dù đúng sai, tốt xấu thì một lời tiên đoán luôn làm thời gian trôi đi chốc lát.

– Xin ông thứ lỗi cho tôi – Chàng quý tộc hầu như đột nhiên thoát khỏi cơn mơ màng trả lời – trái lại tôi có vài điều quan trọng muốn hỏi người đàn bà này.

Rồi đứng dậy, chàng đi thẳng tới chỗ mụ phù thuỷ với cử chỉ dứt khoát tỏ rõ ở chàng có sức mạnh và sự kiên trì của ý chí.

– Bà lão phù thuỷ – Chàng trầm giọng nói vừa chìa một bàn tay gân guốc ra – liệu tôi có thành công trong công việc tôi muốn thực hiện không?

Mụ phù thuỷ nắm lấy bàn tay của người giơ ra cho mụ, sau khi nhìn một giây, mụ buông bàn tay người ấy ra vẻ kinh sợ:

– Ôi! Vâng – Mụ nói – ông sẽ thành công vì nỗi bất hạnh của ông.

– Thật tôi sẽ thành công chứ?

– Với cái giá nào đó, Giêsuma lạy chúa tôi!

– Với giá cái chết của kẻ thù của tôi phải không?

– Đúng.

– Thế thì tôi còn cần gì nữa?

Chàng quý tộc trở lại chỗ ngồi của mình vừa ném cho quận công Đờ Ghidơ một cái nhìn hận thù khôn tả.

– Kì lạ thật! Lạ thật! Lạ thật – mụ già lẩm bẩm – cả ba đều là sát nhân. Và mụ nhìn nhóm người gần viên đại uý Gatscông, chàng quý tộc Ăng-gumoa và chàng thị đồng trẻ với vẻ khủng khiếp. Cảnh bói toán này được các vị khách danh vọng ở phía đối diện của gian phòng đưa mắt chăm chú theo dõi. Chúng tôi nói dõi mắt vì dù không nghe được rõ hết thì ít ra cũng nhìn rõ.

Dẫu người ta it tin vào những chuyện bói toán, người ta vẫn luôn tò mò đi hỏi cái môn khoa học u tối này mà người ta gọi là quỷ thuật, hoặc để nó báo trước cho bạn nghìn lời tán dương mà người ta cho rằng có lý, hoặc nó báo trước cho các bạn nghìn nỗi bất hạnh mà ta kết tội nó là dối trá. Chắc hẳn vì lí do đó đã đẩy vị thống chế Xanh Ăngđrê đi hỏi mụ già.

– Ta chỉ thêm vào niềm tin tầm thường vào mọi trò bá láp này nhưng ta thú nhận rằng tuổi thơ ấu của ta, một mụ khất thực lang thang đã đoán cho ta những việc sẽ xảy ra với ta đến năm mươi tuổi, vậy ta không hề tức giận một mụ khác giờ đây tiên đoán cho ta những chuyện sẽ đến với ta cho tới khi ta chết… vậy hãy lại gần đây, mụ con gái của Bendêbuyt(1).

Mụ phù thuỷ đứng lên lại gần nhóm người này.

– Bàn tay ta đây – Thống chế nói – nào

(1)Bendêbuyt là con quỷ được coi là kẻ đứng đầu những tinh thần ranh ma trong thánh kinh.

hãy nói đi và nói to lên, liệu mụ có báo trước cho ta điều gì tốt lành không?

– Không có gì cả, thưa ngài thống chế.

– Không có gì cả à? Quỷ quái thật! Không hề chi, còn điều xấu?

– Xin đừng hỏi tôi, thưa ngài thống chế.

– Có chứ, nhất định! Ta hỏi mụ đấy. Này, nói đi, mụ đọc thấy gì trong bàn tay ta?

– Sự đứt quãng khốc liệt của đường mệnh, thưa ngài thống chế.

– Có nghĩa là ta không sống lâu được hử?

– Cha ơi! – Thiếu nữ lắp bắp đưa mắt cầu khẩn cha nàng đừng đi xa hơn nữa.

– Hãy để đó, Xaclôtơ – Thống chế nói.

– Xin hãy nghe theo lời cô bé xinh đẹp này – Mụ nói.

– Nào, nói hết đi, mụ khất thực, vậy ta chết sớm ư?

– Vâng, thưa ngài thống chế.

– Ta sẽ chết dữ dội hay sẽ chết bình thường.

– Chết dữ dội. Ngài sẽ đón nhận cái chết trên chiến trường nhưng không phải từ tay kẻ thù chính đáng.

– Vậy là từ tay một kẻ phản bội phải không?

– Từ tay một kẻ phản bội.

– Có nghĩa là…

– Nghĩa là ngài sẽ bị giết.

– Cha ôi! – Thiếu nữ rền rĩ, run rẩy nép sát vào người thống chế.

– Liệu con có thêm niềm tin vào tất cả những chuyện quỷ quái này không?- Ông nói và hôn lên trán con.

– Không thưa cha, nhưng tim con đập trong lồng ngực như thể nỗi bất hạnh ấy mà người ta tiên đoán cho cha sắp xảy đến với cha.

– Con ơi!- Ngài thống chế nhún vai nói- Nào, đến lượt con chìa bàn tay ra cho mụ để những lời tiên đoán của mụ thêm vào cuộc sống của con tất cả những ngày mà cuộc đời cha bị đứt đoạn.

Nhưng thiếu nữ khăng khăng từ chối.

– Vậy thì tôi sẽ làm gương cho tiểu thư, thưa tỉểu thư – Quận công Đờ Ghidơ chìa bàn tay cho mụ phủ thuỷ và nói kèm nụ cười mỉm.

– Ta báo trước cho mụ, mụ khất thực, rằng người ta đã ba lần lấy số tử vi cho ta và cả ba lần đều có kết quả tang tóc, hãy vì danh dự của pháp thuật, mụ chớ có nói dối.

– Thưa đức ông – Mụ già nói sau khi quan sát bàn tay quận công- tôi không cho biết người ta đã đoán gì cho ngài tới lúc này, nhưng đây là điều tôi tiên đoán cho ngài, chính tôi đây.

– Nào!

– Ngài sẽ chết như ngài thống chế Xanh Ăngđrê, bị giết.

– Đúng thế chứ? – Quận công nói – Và không có cách gì thoát được ư? Đây, cầm lấy và cút đi với quỷ.

Và ông ném cho mụ phù thuỷ một đồng tiền vàng.

– Ái chà! Đây là một cuộc sát hại những nhà quý tộc mà mụ phù thủy này đã tiên đoán cho chúng ta hẳn? Tôi bắt đầu tiếc đã để cho mụ vào, quận công ạ, và để tỏ ra không để riêng mình thoát khỏi số phận, thật đấy! Nào, đến lượt ta, bà già – Hoàng thân Côngđê nói.

– Vậy ra ông cũng tin vào các mụ phù thuỷ ư? Thưa hoàng thân- quận công Đờ Ghidơ hỏi.

– Đúng thế! quận công ạ, tôi đã thấy biết bao lời tiên đoán thiếu sót, biết bao lá số tử vi được thực hiện trọn vẹn, rằng tôi sẽ nói với ông như Mixen Môngtenhơ(1) “Ta biết gì?”. Này bà lão, bàn tay ta đây: bà thấy gì trong đó ? Tốt hay xấu hãy nói hết đi!

(1)nhà luân lí học Pháp cho rằng chỉ riêng bản thân lí lẽ không đủ đạt tới những thực tế siêu hình.

– Đây là điều tôi thấy trong bàn tay ngài, thưa đức ông: một cuộc đời đầy tình ái và chiến đấu, lạc thú và hiểm hoạ, kết thúc bằng một cái chết đẫm máu.

– Vậy là ta sẽ bị giết hử?

– Vâng, thưa Đức ông.

– Như ông thống chế Xanh Ăngđrê, như ông Đờ Ghidơ.

– Như các ngài ấy.

– Dù bà nói đúng hay sai, bà lão ạ, như bà vừa báo trước cho ta là ta sẽ chết cùng hội với những người cao cả có văn hoá; đây, trả công cho bà.

Và ông cho mụ già không phải chỉ một đồng vàng như quận công Đờ Ghidơ đã cho mà là cả túi tiền của ông.

– Đội ơn trời, thưa đức ông – Mụ già hôn lên bàn tay hoàng thân nói- cầu mong rằng mụ phù thuỷ khốn khổ này đã lầm lẫn và mong rằng lời tiên đoán không thành.

– Và nếu nó thành, bà lão ạ, mặc dầu bà muốn thấy nó không thành thì tuy nhiên ta hưa với bà là ta vẫn tin ở các nhà phù thuỷ. Đã đành – Ông hơi mỉm cười nói thêm – là việc này sẽ xảy ra hơi muộn.

Một sự im lặng ảm đạm kéo dài một lúc, trong khi đó, người ta nghe tiếng mưa rói dịu đi.

-Mà nay,- hoàng thân nói – dông tố ngớt rồi. Tôi xin chào các ngài, thưa ngài thống chế. Tôi xin chào ngài, thưa ngài quận công. Người ta đợi tôi ở lâu đài Côlinhi vào hồi chín giờ, vậy tôi phải lên đường thôi.

– Thế nào, thưa hoàng thân, trong cơn giông tố này ư? – Xaclôttơ hỏi.

– Thưa tiểu thư – Hoàng thân nói- tôi chân thành cảm ơn sự ân cần của tiểu thư, thế nhưng tôi không hề sợ sấm sét vì tôi phải bị giết.

Sau khi chào hai người bạn của ông, ông dừng lại trước tiểu thư Xanh Ăngđrê với ánh nhìn buộc thiếu nữ phải hạ mắt xuống; ông hoàng ra khỏi quán và một lát sau, người ta nghe thấy tiếng vó ngựa phi nhanh trên con đường đi Pari

– Hãy đưa cỗ xe ngựa lại gần đây,nhỏ Giắc – Thông chế nói – Nếu ngườ ta chờ đợi ở lâu đài Côlinhi thì người ta cũng đợi chúng ta ở lâu đài Tuôcnen vào hồi mười giờ đấy.

Cỗ xe ngựa áp gần. Thống chế Xanh Ăngđrê, con gái ông và quận công Đờ Ghidơ ngồi vào chỗ của họ trong xe.

Chúng ta hãy để họ theo gót ông hoàng Côngđê trên con đường đi Pari, sau này chúng ta sẽ còn gặp họ ở đó.

Chúng ta chỉ ghép những cái tên của ba nhân vật mà mụ phù thuỷ đã tiên đoán cho họ là sẽ bị giết; những cái tên của ba nhân vật mà mụ già tiên đoán cho họ sẽ trở thành những kẻ sát nhân: quận công Đờ Ghidơ, thống chế Xanh Ăngđrê, hoàng thân Côngđê; Pontrô-đờ-Mêrê, Bôbinhi-đờ-Bêdie, Môngtetskiu.

Chắc hẳn để cho những người này và những kẻ kia một lời báo trước với những người này cũng như với kẻ kia mà Thượng đế đã tập hợp sáu con người này trong quán “ Ngựa tía”.

Bình luận