Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tình Yêu Định Mệnh

Chương 7: Món quà ngày lễ của ngài chánh án mina

Tác giả: Alexandre Dumas

Chàng trai, như chúng tôi đã nói về chàng trong chương trên, tiếp tục câu chuyên bỏ dở.

– Người đồng hương của tôi mang bức thư đi và e sợ bị theo đuổi và bỏ trốn qua phố lớn Môngmactrơ và đến các khu phố hoang vắng ở Grăngdơ Batơlie, tại đây anh ấy có thể thoải mái đọc lá thư của ông Đờ Ghidơ. Chỉ có anh ấy mới nhận ra cũng như bản thân tôi nhận thấy khi đọc bức thư này của quận công Đờ Ghidơ chỉ là vỏ bọc theo lệnh của nhà vua Frăngxoa đệ nhị, như chính các ngài sắp thấy khi tôi chuẩn bị cho các ngài biết về lá thư này; bởi vì, bức thư đã được khui ra, bạn tôi tin là có quyền tìm kiếm, đích xác nó từ đâu tới và gửi cho ai để chính bản thân anh sẽ mang nó, nếu có dịp, tới địa điểm của nó với mọi sự lưu tâm dành cho người nhận nó.

Thế rồi lần thứ hai, người Êcôtxơ rút mảnh giấy từ ngực chàng, mở ra và đọc nội dung như sau:

Gửi các bạn hữu trung thành của chủ toạ tại Tối cao pháp viện Pari, các luật sư và công tố viên nói riêng.

Nhân danh nhà vua.

Các thân hữu và những người trung thành , chúng tôi hết sức bất bình thấy kéo dài quá lâu việc xét xử vụ án trong Tối cao pháp viện đối với những pháp quan bị bắt giữ vì sự kiện tôn giáo và riêng việc viên pháp quan Đuybuôc mà chúng tôi mong muốn phải kết thúc nhanh chóng; vì lí do này, chúng tôi yêu cầu ra lệnh rất khẩn cấp rằng mọi vụ án khác phải ngưng lại,các bạn hãy khởi tố, chuyên tâm và quyết định xét xử vụ án riêng hành động với số lượng pháp quan đã có và sẽ nhận được qua Tối cao pháp viện của chúng ta, không khoan nhượng cũng không cho phép kéo quá dài, làm cách nào mà qua vụ án này chúng tôi có được cơ hội hài lòng lớn lao nhất khác hơn cơ hội mà chúng tôi đã có đến lúc này

Ký tên: Frăngxoa

(và thấp hơn nhiều)

Đờ Lôbetpin.

– Thế nào, thưa ông –chánh án Mina kêu lên và trở lại mạnh mẽ với việc nghe đọc một lá thư đem lại lý lẽ thật lớn lao về việc xét xử mà ngài vừa tiến hành – ông có được bức thư này từ sáng nay à?

– Từ bốn giờ chiều hôm qua, thưa ngài; xin ngài cho phép,vì vinh quang của sự thật, tôi dựng lại những việc.

– Ông đã có bức thư này từ bốn giờ chiều hôm qua – ngài chánh án nói tiếp vẫn cái giọng ấy – và ông đã để chậm tới bây giờ mới trao nó hử?

– Tôi xin nhắc lại với ngài, thưa ngài –chàng trai đáp vừa nhét lại là thư vào trong áo chẽn của chàng- rằng ngài còn quên là với cái giá nào thì mà tôi đã có được bức thư này và với giá nào tôi muốn có nó chứ.

– Vậy thì ông hãy nói đi –chánh án nói –và hãy trình bày mong muốn của ông đối với phần thưởng mà ông đòi hỏi đối với một hành động, tóm lại, chỉ là một bổn phận tầm thường.

– Đó không phải là một bổn phận thật tầm thường, thưa ngài-chàng trai nói tiếp- vẫn là lý lẽ làm cho người đồng hương của tôi mong muốn là bức thư đã không được trao cho pháp đình, Anơ Đuybuôc có quan hệ thật gần gũi với người đồng hương của tôi; cái chết của ông thực sự là nỗi đau khổ lớn của cá nhân anh ấy và sự bất công của pháp viện đối với ông là một tội lỗi xấu xa. Lúc này anh kiên quyết giữ lại bức thư chỉ xuất phát từ lòng mong muốn của mọi con người trung thực là ngăn không để mắc phải một hành động ô nhục hoặc chí ít là đưa tới chậm nếu anh ấy hoàn toàn không ngăn nổi việc này, anh ấy đã thề chỉ trao bức thư khi anh tin chắc rằng Anơ Đuybuôc được phóng thích hoặc giết hết mọi kẻ chống lại việc giải thoát vị pháp quan này…

Cũng vì vậy, anh ấy đã giết Duyliêng Fretsnơ, không phải anh quyết phạm tội giết một con người tầm thường là viên lục sự với tính cách cá nhân mà , qua cái chết ấy, anh muốn chứng tỏ cho những người có địa vị cao hơn Duyliêng Fretsnơ rằng anh đã không ngần ngại trước cuộc sống của những kẻ nhỏ bé thì anh cũng không ngần ngại hơn với cuộc sống của những kẻ lớn.

Đến đây ngài chánh án Mina nóng lòng tìm cách cho mở chiếc cửa sổ thứ hai; mỗi sợi tóc của bộ tóc giả màu hung nhỏ từng giọt mồ hôi như mỗi cành liễu nhỏ giọt mưa sau cơn bão; ngài thực sự nghĩ rằng đây không phải là phương cứu chữa đầy đủ sự xúc động của ngài, ngài đành đưa cặp mắt kinh hoàng nhìn quanh bàn ngụ ý hỏi những người này và những người kia rằng liệu ngài phải xử sự sao đây đối với người Êcôtxơ này là kẻ có người bạn dữ tợn đến thế; nhưng những thực khách không hiểu nổi màn kịch câm của ngài chánh ân Mina; hoặc từ chối hiểu sợ phải thấy cả một binh đoàn người Êcôtxơ nhảy bổ vào họ; những người ăn tiệc liền cúi gằm mặt giữ thái độ im lặng sâu Xanh Ăngđrê.

Nhưng một chánh án của pháp viện, con người mà người ta vừa tuyên dương là kẻ ủng hộ cương quyết nhất niềm tin là người công dân vĩ đại nhất của nước Pháp, con người này không thể hèn nhát bỏ qua những sự đe doạ nhường này mà không đáp lại; chỉ có những điều ngài phải đáp lại việc này bằng biện pháp nào? Nếu ngài đứng lên đi vòng quanh bàn và trái với những thói quen ưa hoà bình của ngài, đến tóm lấy người Êcôtxơ đang uy hiếp này, ngài e sợ sự tính này có nguy cơ là con người này sẽ rút kiếm ra khỏi vỏ hoặc tháo một khẩu súng ngắn khỏi thắt lưng và xét qua biểu hiện cương quyết ở bộ mặt người Êcôtxơ thì điều này khó có thể đạt được; vả lại, nếu ý nghĩ tấn công người khách này, người khách khó chịu như ta thấy, lướt qua tâm trí chánh án Mina trong chốc lát thì nó cũng qua nhanh như một đám mây bị gió xua đi, và một ý nghĩ sáng suốt nếu như có thật, ngài thấy trước hết trong việc thực hiện quyết định như vậy thì mọi việc sẽ hỏng hết và rất ít thắng lợi.

Vả nữa trong số những việc sẽ mất đi có cuộc sống đã rất êm dịu của ngài chánh án Mina xuất chúng này mà ngài đã quyết giữ thật dài lâu. Vậy là ngài tìm một lối rẽ để ra khỏi cái bước khó khăn này nhưng bản năng của ngài nói với ngài rằng ngài rất sợ dù rằng ngài thật keo kiệt, ngài sẵn sàng cho năm mươi đồng vàng để có được cái tên người Êcôtxơ đáng nguyển rủa này ở bên ngoài cửa thay vì gã ở bên kia bàn. Cái mưu chước này xử sự với người khách không bình thường này như một số người hành động với con chó dữ, có nghĩa là phỉnh phờ và vuốt ve gã. Đã quyết như vậy, ngài nói với chàng trái bằng một giọng vui vẻ.

– Này thưa ông, với cách diễn đạt của ông, với bộ mặt đầy thông minh của ông, với dáng vẻ xuất chúng của ông, tôi có thể khẳng định mà không lầm lẫn rằng ông không phải là một người bình thường và tôi cũng không nói quá đó là ở ông biểu lộ một người quý tộc thuộc một gia đình danh giá.

– Vậy thì! – ngài chánh án nói tiếp –tôi đang nói với một người rất có giáo dục chứ không phải một công dân cuồng tín (ngài rất muốn nói rằng: chứ không phải với một kẻ sát nhân như người đồng hương của ông, nhưng tính thận trọng ở những người quyền thế đã ngăn ngài lại), chứ không phải một công dân cuồng tín như người đồng hương của ông, xin cho phép tôi được nói với ông rằng chỉ riêng một người không thể có quyền, theo sự đánh giá của riêng mình: số lớn những sự nể vì có thể làm người ấy lầm lạc và cũng chính là không để cho mỗi ai được tự mình xét xử theo lợi ích riêng của mình mà các toà án được thiết lập, nhưng hẳn ông sẽ thừa nhận với tôi rằng, nếu mỗi người đều có quyền về công lý thì sẽ không có chân lý, ví dụ giả thiết, vì là một giả thiết, ông chia sẻ những ý kiến của người đồng hương của ông thì cũng không có lý để ông, một con người có giáo dục và can đảm, ông không thể đi đến tước đoạt cuộc sống của tôi ngay trong gia đình tôi, viện cớ rằng ông không chấp nhận việc kết án pháp quan Anơ Đuybuôc.

Qua bài diễn văn rườm rà này, người Êcôtxơ thấy rõ sự hèn nhát của ngài Mina bèn nói:

– Thưa ngài chánh án, cho phép tôi, như người ta nói tại pháp đình, được nhắc lại với ngài câu hỏi, không hơn không kém rằng đáng lẽ ngài là một chánh án thì ngài thật sự chỉ là một luật sư tầm thường.

– Vấn đề này chúng ta đang đề cập, theo tôi, trái lại chúng ta đang nói rõ vấn đề này- Mina trả lời, tìm lại được sự cân bằng vào lúc cuộc đối thoại đi vào thể thức quen thuộc của ngài.

– Xin ngài thứ lỗi, thưa ngài -người Êcôtxơ nhanh chóng nói lại –vì ngài trực tiếp chất vấn tôi, cho đến bây giờ , không hề còn là câu hỏi của tôi nữa, đó là câu hỏi của bạn tôi, nên tôi hỏi ngài về câu hỏi này: Thưa ngài chánh án Mina, ngài có nghĩ rằng ông pháp quan Đuybuôc buộc phải xử tử không?

Câu trả lời thật đơn giản vì pháp quan Anơ Đuybuôc đã bị kết án tử hình một giờ trước đó và ngài chánh án Mina đã nhận được những lời ca ngợi của gia đình ngài về việc này.

Nhưng ngài Mina nghĩ, nếu thành thực thú nhận là có vụ kết án này vả chăng chỉ có thể biết được vào ngày hôm sau, hẳn ngái sẽ nhận được ở người Êcôtxơ này điều gì khác hơn là lời ngợi khen, do đó ngài tiếp tục theo cái cách ngài đã tin là thận trọng chọn lựa. Ngài nói.

– Ông muốn tôi trả lời thế nào, thưa ông?Tôi không thể cho biết ngay ý kiến của các đồng sự của tôi được; nhiều nhất tôi có thể cho ông biết ý kiến của tôi thôi.

– Thưa ngài chánh án – người Êcôtxơ nói – tôi rất muốn biết ý kiến của riêng ngài mà không hề là ý kiến của những đồng sự của ngài mà tôi hỏi, mà tôi hỏi chính ngài.

– Ông muốn ý kiến của tôi để làm gì? – ngài chánh án hỏi, tiếp tục mưu chước của ngài.

– Nó cho tôi biết về quyết định hành động đối với ngài Mina, việc của con chó săn đối với con thỏ rừng, có nghĩa là theo đuổi nó trong mọi ngõ ngách cho tới khi nó bị bức bách.

– Thưa Chúa tôi! Thưa ông – ngài chánh án buộc phải bày tỏ- ý kiến của tôi về kết cục của thư tố tụng này đã được quyết định từ lâu.

Chàng trai nhìn thẳng vào mặt ngài Mina làm ngài miễn cưỡng cụp mắt xuống nói tiếp chậm rãi như thể ngài đã hiểu sự cần thiết phải cân nhắc giá trị của mỗi lời ngày nói.

– Chắc chắn – ngài nói -thật đáng tiếc phải xử tử hình một người mà, với các danh hiệu khác, đáng có thể xứng đáng với lòng ái mộ của quần chúng, một đồng sự, tôi nói hầu như một người bạn, nhưng bản thân ông biết đấy, qua bức thư đặc hứa ấy của nhà vua, Tối cao pháp viện chỉ còn chờ đợi vụ án khổ sở ấy kết thúc để thở phào và chuyển qua các vụ khác: vậy là vụ án ấy phải kết thúc và tôi không phải nghi ngờ rằng, nếu pháp viện đã nhận được thư của hoàng thượng ngày hôm qua thì ngài pháp quan khốn khổ ấy mà tôi buộc phải kết tội là tà giáo nhưng tôi thành thực luyến tiếc con người nếu không chịu cực hình ngày hôm nay thì cũng chịu cực hình vào một ngày gần đây.

– A! Vậy là điều ấy đã được phục vụ cho việc đó nên người bạn tôi giết Duyliêng Fretsnơ ngày hôm qua phải không? – người Êcôtxơ nói.

– Chẳng có giá trị gì hết – ngài chánh án nói- sẽ chỉ là một sự chậm lại mà thôi.

– Nhưng việc chậm lại một ngày vẫn là hai mươi bốn giờ đình hoãn dành cho một người vô tội và, trong hai mươi bốn giờ ấy, có khá nhiều sự việc có thể đổi thay.

– Thưa ông –chánh án Mina nói, dần dần với tính cách một cựu quân sự, đã lấy lại được sức lực trong cuộc tranh luận –ông luôn nói pháp quan Đuybuôc là người vô tội hả?

– Tôi nói như vậy theo quan điểm của Chúa – người Êcôtxơ nghiêm trang giơ một ngón tay lên trời nói.

– Vâng- chánh án nói –còn quan điểm của những con người thì sao?

– Ngài có tin rằng, thưa ngài Mina – người Êcôtxơ nói – ngay cả quan điểm của những con người thì thủ tục tố tụng đã thật thẳng thắn chứ?

– Ba giám mục đã kết tội ông ta, thưa ông, ba giám mục đều cùng phán xét, ba lời phán xét trùng hợp.

– Các giám mục liệu không phải vừa là quan toà vừa là kẻ tố tụng trong vụ này chứ?

– Có thể như vậy, thưa ông, mà cũng thế thôi, thế nào mà một tín đồ Tin lành lại nói chuyện được với các giám mục Thiên Chúa giáo?

– Vậy ngài muốn người đó nói chuyện với ai thưa ngài?

– Đó là một vấn đề hết sức quan trọng –ngài Mina nói- và đầy rẫy khó khăn.

– Cũng như thế, vấn đề này Pháp viện đã quyết định giải quyết đột ngột.

– Như ông nói đó, thưa ông –chánh án trả lời.

– Thế thì, thưa ngài, người đồng hương của tôi đã nghĩ rằng chính vụ án đã đem lại vinh quang cho ngài?

Về vấn đề này ,trong tâm trí ngài chánh án dâng lên nỗi hổ nhục là lùi bước trước một con người khi chính ngài vưa hênh hoang trước mười người khác là đã làm tròn một việc mà người ta hỏi ngài; và sau khi thăm dò những con mắt của thân nhân của ngài và sau khi được nhận lại, hầu như có một sức mạnh nào đó trong những ánh mắt của họ.

– thưa ông – ngài nói – sự thực buộc tôi phải nói rằng trong hoàn cảnh đó, thực tế tôi đã phải hi sinh tình bạn thắm thiết và rất thành thực của tôi đối với người đồng sự Đuybuôc của tôi cho bổn phận của tôi.

– A! người Êcôtxơ kêu lên.

– Này! Thưa ông – ngài Mina bắt đầu mất kiên nhẫn hỏi –chuyện này dẫn chúng ta tới đâu nhỉ?

– Đến đích, và chúng ta đã áp sát nó rồi.

– Này, có gì liên quan đến người đồng sự của ông về việc tôi đã tác động hay không về vụ phán quyết của pháp viện?

– Có quan hệ rất nhiều tới anh ấy.

– Quan hệ gì?

– Về điều mà người đồng hương của tôi đòi hỏi rằng, vì chính ngài là người thắt nút vụ việc thì cũng chính ngài phải tháo gỡ nó ra.

– Tôi không hiểu –Ngài chánh án ấp úng.

– Thật hết sức đơn giản: thay cho việc sử dụng ảnh hưởng của ngài để kết án, ngài hãy sử dụng ảnh hưởng ấy để tha bổng.

– Nhưng – một người cháu gái ngài chánh án, đến lượt gã mất bình tĩnh nói- vì ông ta đã bị xử rồi, pháp quan Anơ Đuybuôc của ông ấy, vậy làm thế nào mà ông còn buộc bác tôi sẽ tha bổng ông ấy lúc này chứ?

– Bị xử rồi! -người Êcôtxơ kêu lên – Có phải ông vừa nói rằng, ông ngồi kia kìa, pháp quan Đuybuôc đã bị xử rồi hử?

Ngài chánh án ném cho đứa cháu thiếu thận trọng một cái nhìn lo sợ.

Nhưng, hoặc là người cháu không hề nhìn thấy cái nhìn ấy, hoặc gã không hề để ý đến cái nhìn ấy.

– Ừ! Phải, bị kết án rồi – gã nói- xử ngày hôm nay vào hai giờ chiều…Này, thưa bác, bác đã không nói như vậy sao, hoặc là cháu nghe nhầm chăng?

– Ông nghe rõ đây, thưa ông -người Êcôtxơ nói với người trẻ tuổi. Chàng đã hiểu sự im lặng của ngài chánh án như ngài phải giải thích.

Rồi chàng quay lại phía ngài Mina:

– Như vậy vào hồi hai giờ ngày hôm nay, pháp quan Anơ Đuybuôc đã bị xử rồi, phải không? –chàng hỏi.

– Vâng, thưa ông –Mina ấp úng.

– Nhưng xử thế nào, phạt vạ ư?

Mina không trả lời.

– Xử tù ư?

Vẫn là sự im lặng về phía Mina.

Cứ mỗi câu hỏi của người Êcôtxơ, bộ mặt ngài lại tái nhợt hơn và đến câu hỏi cuối cùng, môi ngài trong suốt, nhợt nhạt.

– Xử tử ư?- cuối cùng chàng hỏi ông ta.

Chánh án gật đầu.

Mặc dầu đầy e ngại, dấu hiệu gật đầu ấy đã khẳng định.

– Thế thì được! – người Êcôtxơ nói – Kết cục, chừng nào mà một người không chết thì chẳng có gì để tuyệt vọng và như bạn tôi đã nói, vì ngài thắt buộc tất cả thì ngài có thể tháo gỡ được tất cả.

– Thế là thế nào?

– Bằng cách đề nghị nhà vua huỷ bỏ bản án đi.

– Nhưng thưa ông – Ngài Mina nói mà cử mỗi bước của cảnh này diễn ra, ngài như nhảy qua một vực thẳm để lại thấy một vực thẳm khác, đúng như vậy, nhưng cứ mỗi vực thẳm vượt qua được, ngài vững tâm trong chốc lát – nhưng thưa ông, khi tôi có ý định ân xá cho Anơ Đuybuôc thì không bao giờ nhà vua đồng ý như thế.

– Tại sao thế?

– Bởi vì bức thư mà ông vừa đọc đã tỏ rõ đầy đủ ý chí của ngài.

– Vâng, vẻ ngoài thôi.

– Thế nào, vẻ ngoài thôi sao?

– Đúng thế: bức thư của nhà vua được niêm kín như tôi có hân hạnh được nói với ngài trong một bức thư của quận công Đờ Ghidơ. Thế này đây! Bức thư của ngài quận công Đờ Ghidơ tôi sẽ đọc cho ngài rõ.

Và chàng trai một lần nữa rút từ ngực ra mảnh giấy, nhưng lần này, thay vì đọc công hàm của nhà vua, chàng đọc thư của Frăngxoa đờ Loren.

Lá thư được trình bày bằng lời lẽ sau:

Thưa ông anh của tôi,

Cuối cùng, đây là lá thư của Hoàng thượng; tôi phải rất khổ công mới rút được nó ra từ bàn tay Ngài, và hầu như tôi đã ép Ngài đưa bút để làm Ngài viết tám lá thư khổ sở ấy mang danh nghĩa Ngài. Chúng ta cần có gần Hoàng thượng một người bạn vô danh của tên là giáo đáng nguyền rủa ấy: vậy ông anh phải tiến hành gấp e rằng nhà vua thay đổi quyết định của Ngài, hoặc tên pháp quan bị kết án được gia ân.

Người em kính cẩn của ông anh

Frăngxoa Đờ Ghidơ.

17-12-1559

Người Êcôtxơ ngẩng đâu lên.

– Ngài đã nghe rõ rồi chứ, thưa ngài?- chàng hỏi ông chánh án.

– Thật rõ.

– Ngài có muốn tôi đọc lại lá thư, e rằng ngài bỏ qua vài điểm nào chăng?

– Vô ích.

– Ngài có tin chắc đây đúng là chữ viết và dấu ấn ở lá thư là của ông hoàng Loren không?

– Tôi hoàn toàn để ông tuỳ ý định đoạt việc này.

– Này! Theo ngài thì bức thư này lộ ý gì?

– Rằng nhà vua đã ngần ngại viết, thưa ông, nhưng rốt cuộc, nhà vua vẫn viết.

– Nhưng miễn cưỡng viết và, nếu như người như ngài chẳng hạn, thưa ngài chánh án, đi nói với đứa trẻ đội vương miện ấy mà ta gọi là vua rằng: “Tâu bệ hạ, chúng thần đã xử án viên pháp quan Đuybuôc để làm gương nhưng bệ hạ cần gia ân cho ông ấy vì công lý thì nhà vua là người mà ông Đờ Ghidơ đã phải dắt tay ép buộc viết tám lá thư mang danh nhà vua thì hẳn nhà vua cũng sẽ gia ân thôi.

– Còn nếu lương tâm tôi chống lại việc tôi sẽ làm theo ý ông đòi hỏi thì sao thưa ông?- Chánh án Mina hỏi rõ ràng có ý định thăm dò đối phương.

– Tôi sẽ yêu cầu ngài, thưa ngài, là nhắc lại với ngài lời thề mà bạn tôi đã thốt lên khi giết Duyliêng Fretsnơ là giết, như gã, mọi kẻ thù gần hoặc xa đã tham gia vào việc xét xử pháp quan Đuybuôc.

Trong lúc ấy, thật rõ ràng, bóng hình viên lục sự giống như bóng đèn ảo đang lướt qua trên tường phòng ăn, nhưng hẳn ngài chánh án có quay mặt đi để không nhìn thấy nó.

– A! Thật mất trí, điều mà ông nói đó!- ngài trả lời chàng trai.

– Mất trí! Sao thế thưa ngài chánh án?

– Bởi vì ông vừa đưa ra một sụ đe doạ tôi, một quan toà ở ngay nhà tôi, giữa gia đình tôi.

– thưa ngài, chính là để ngài rút ra được những suy xét cân nhắc ngay tại nhà và gia đình mình một tình cảm thương xót đối với chính bản thân ngài chứ trong trái tim ngài, Chúa không hề đặt tình thương đối với những người khác.

– Thưa ông, hầu như thay vì hối hận và xin lỗi tôi thì ông lại tiếp tục uy hiếp tôi phải không?

– Tôi đã nói với ngài, thưa ngài, rằng người giết Duyliêng Fretsnơ đã thề giết mọi kẻ chống đối lại những gì mà người ta muốn trả lại tự do và cứu mạng sống của Anơ Đuybuôc và rằng, e người ta nghi ngờ lời nói của người ấy, người ấy bắt đầu bằng việc giết viên lục sự, không phải người ấy muốn qua cái chết của gã, cho những kẻ thù khác có địa vị thật cao của người ấy một lời cảnh cáo bổ ích. Ngài có cầu xin nhà vua gia ân cho Anơ Đuybuôc không? Tôi buộc phải trả lời nhân danh bạn tôi.

– A! Ông buộc tôi trả lời ông nhân danh kẻ giết người, nhân danh kẻ sát nhân, nhân danh một kẻ cắp hả? – ngài chánh án phát khùng hét lên.

– Xin ngài hãy lưu ý, thưa ngài – chàng trai nói – rằng ngài được tự do trả lời có hay không?

– A! Tôi được tự do trả lời ông có hay không sao?

– Đúng thế.

– Thế thì, hãy nói với tên người Êcôtxơ của ông – chánh án gầm lên, bị kích động mạnh mẽ, ngài đã có được lòng dũng cảm như người vừa hỏi ngài- hãy nói với tên người Êcôtxơ của ông rằng có một người mà người ta gọi là Ăngtoan Mina, một trong số chánh án tối cao của pháp viện, chính người ấy đã xét xử phán quyết cái chết của Anơ Đuybuôc, rằng người chánh án ấy chỉ có một lời mà người ấy sẽ chứng tỏ cho ông biết vào ngày mai.

– Thế thì, thưa ngài – Rôbơc Stuya trả lời, không tạo một cử chỉ và không cho thấy dấu hiệu xúc động bằng cách nhắc lại hầu như vẫn những lời đã nói ra – Ngài phải biết rằng có một người Êcôtxơ đã thề phán quyết cái chết của ngài Ăngtoan Mina, một chánh án của tối cao pháp viện; rằng người Êcôtxơ chỉ có một lời và chứng tỏ lời người ấy cho ngài biết ngay ngày hôm nay.

Trong lúc nói những lời nay, Rôbơc Stuya đã luồn bàn tay của chàng vào dưới áo choàng, tháo một khẩu súng ngắn lên đạn không gây tiếng động và, trước khi người ta nghĩ đến việc ngăn cản chàng thì chàng đã hành động mau lẹ nhằm thẳng vào ngài Mina ở bên kia bàn, có nghĩa là rất sát, nhả một viên đạn.

Ngài Mina ngã bật ngửa ra đằng sau lôi theo cả chiếc ghé. Ngài đã chết.

Một gia đình nào khác gia đình chánh án hẳn đã tìm cách tóm bắt kẻ giết người rồi, nhưng ở đây còn xa mới diễn ra việc nay; mọi người thực khách của ngài chánh án quá cố chỉ nghĩ tới an toàn cho bản thân họ: những người này chạy trốn vào trong bếp vừa thốt kêu lên những tiếng kêu tuyệt vọng; những người khác chui nấp dưới gầm ban, im thin thít.

Đúng là một thảm bại hoàn toàn và có thể nói rằng chỉ còn một mình Rôbơc Stuya trong căn phòng ấy là nơi hầu như mỗi kẻ đều từ từ rút lui theo cách của những con sư tử như Đăngtơ nói, mà không một ai nghĩ tới ít ra là quấy rầy chàng.

Bình luận
2880
× sticky