Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư

Lời Tác Giả

Tác giả: Trần Đoàn
Chọn tập

Cuốn sách này được làm thành, đại bộ phận dịch từ tập : / Tử Vi đẩu số toàn thư / của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh do La Hồng Tiên biên soạn, do nhà xuất bản Trúc Lâm An Thư Cục ấn hành tại Đài Loan.

Phần bình chú qua tham khảo các sách Tử Vi Xiến Vi của Trương Huy Văn, Chiêm Tinh Thuật của Hoàng Tiểu Nga, Mệnh Lý Huyền Vi của Vô Nhai Cư Sĩ, Trích Thiên Tuỷ của Lưu Bá On,  Mệnh    Giảng  Nghĩa  của  Vi  Thiên  Lý,  Hám  Long  Kinh  của  Dương  Quân  Tùng,  Tạo  Hoá Nguyên Thược của Nhiệm Thiết Tiều, Mệnh Lý Chính Tôn của Thần Phong Khảo, Uyên Hải Từ Bình của Từ Tử Bình, Quỷ Cốc Toán Mệnh Thuật …

Phần phú nôm để đối chiếu, chúng tôi trích dẫn từ việc ghi chép công phu của Tử Vi Ao Bích của Việt Viêm Tử và Tử Vi Thực Hành của Dịch Lý Huyền Cơ.

Dẫn

Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ khiến cho Lỗ trở nên cường thịnh. Tề quốc sợ Lỗ mạnh sẽ xâm lăng, Tề mới dùng kế ly gián vua Lỗ với đám quần thần tài giỏi bằng cách tuyển 80 mỹ nữ cho ăn mặc lụa gấm, học tập ca vũ, đem biếu vua Lỗ. Quả nhiên, Lỗ công mê đắm nữ sắc ba bốn ngày không ra triều đình nghe chính sự. Khổng tử từ chức bỏ đi sang nước Vệ. Vệ che không dùng. Sang nước Tần, vừa vượt qua Khuông thành, vì diện mạo Khổng Tử giống hệt tên Dương Hồ, một kẻ cướp khét  tiếng  trong  vùng,  quan  quân    dân  chúng  vừa  trong  thấy      nhau  đuổi  đánh,  thầy  trò Khổng Tử bị một phen thất điên bát đảo. Bỏ Tần qua Tống quốc. Có quan Tư Mã vốn vẫn ghét đạo lý Khổng Khâu, rình lúc thầy Khổng giảng lễ dưới gốc cây cổ thụ, cho người chặt cây đổ để ám hại, may sao Khổng Tử thoát chết nhưng lại phải rời nước Tống đến Trịnh quốc. Thầy đi trước, trò tới sau. Tại nước Trịnh, Khổng Tử đứng chờ nơi cửa Đông. Các trò tìm thầy, hỏi thăm người Trịnh nói  :  /  Cửa  Đông    một  người,  trán  cao  giống  vua  Nghiêu,  cổ  giống  cổ  ông  Cao  Dao,  lưng giống lưng ông Tử Sản, nhưng dáng dấp lơ láo như con chó  mất chủ ( táng gia chi cẩu) /.

Học trò theo chỉ dẫn tìm đến nơi quả đúng là Khổng Khâu, thuật lại lời người Trịnh cho thầy nghe.

Khổng Tử cười mà rằng :

– Hắn nói thể mạo của ta giống các bậc cao hiền thời xưa chẳng có gì đúng, nhưng hắn tả dáng dấp ta như con chó mất chủ thì thất không sai chút nào.Khổng Phu Tử đời sau được tôn làm vạn thế sư biểu, nhưng lúc sinh thời, ông luôn luôn sống trong cảnh táng gia chi cẩu.Tại sao thế?

Khổng Phu Tử giải thích :

Đạo chi tương hành dã dư ? Mệnh dã Đạo chi tương phế dã dư ? Mệnh dã Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử.

Nghĩa là:

Đạo được chuộng do mệnh vậy

Đạo bị vứt bỏ cũng do mệnh vậy

Không biết thiên mệnh thì lấy điều gì chứng tỏ đức quân tử ?Bôn tẩu trải bao nhiêu vinh nhục, mãi tới ngoài năm mươi tuổi đành trở về quê cha đất tổ sao định thi thư và giảng học. Ông bảo học trò :

/ Thầy năm mươi tuổi mới biết thế nào là Thiên mệnh ( Ngô ngũ thập nhi tri thiên mệnh)/.

Câu nói này đã làm cho đạo Khổng vượt xa các đạo khác vì tính chất nhân văn tuyệt đối của nó. Khổng Khâu không muốn mọi người tôn sùng mình như một vị

thánh, ông trước sau chỉ là một con người trong nhân gian cùng chịu  an bài của vận mệnh. Cái hay của Khổng đạo là ở chỗ bất dục dị ư nhân vậy.

Vào thời kỳ còn trai trẻ cường tráng, ý khí hùng mạnh anh phát, xem việc thiên hạ như ở trong tay mình muốn là được. Nếu có ai nói về hai chữ thiên mệnh,  người tuổi trẻ sẽ cười ngất mà cho là hão huyền. Khi tuổi về chiều, từng nếm nhiều cay đắng, lăn lóc đường đời, ý khí tiêu mòn, sức vóc suy yếu. Dù công thành danh toại hay công không thành danh không toại, bấy giờ chẳng ai khỏi không thở dài mà

tự nhủ : / Cuộc đời là số mệnh ! /

Có lưu lạc mới biết mùi trần thế

Còn trần ai không tỏ mặt công hầu Ngất ngưởng thay con tạo khéo cơ cầu Muốn đại thụ hãy dìm cho lúng túng Thân hệ bang gia chung hữu dụng Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư Hãy bền lòng chớ chút oán vưu Thời chi hĩ ngư Long biến hoá Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả Cũng đừng đem hình dịch cầu chi Hơn nhau cũng một chữ thì.

( Thơ Cao Bá Quát)

Đó là thảm kịch của nhân gian nhưng chính thảm kịch đó đưa nhân  loại thăng hoa. Huyền thoại Hy Lạp kể :

Vua xứ Lydie là Croisos rất giàu, cai trị một quốc gia rất mạnh, vàng bạc châu báu trên thế  giới  đều  vào  tay  nhà  vua,  triều  thần  nhiều  người  tài  giỏi.  Nhà  hiền  triết  Solon  vào  yết  kiến Croisos, nhà  vua cho trần thiết huy hoàng để đón tiếp. Bước vào lâu đài, Solon chẳng mảy may lưu tâm đến sự tráng lệ. Vua Croisos bực lắm mới  hỏi :

/Theo ngài, trên đời này ai là người sung sướng nhất ? /

Y vua muốn Solon sẽ nói Croisos là người sung sướng nhất. Nhưng  nhà hiền triết lại kể số mệnh vua Tellos đã bị kẻ thù đâm trúng ngực chết giữa lúc Tellos và tổ quốc của ông sống trong tuyệt đỉnh vinh quang. Rồi Solon kết luận :

 “ Hàng ngàn ngày trong suốt cuộc đời người không ngày nào tuyệt đối giống ngày nào. Số mệnh trộn lẫn sướng với khổ, may với rủi cho nên không ai có thể tự cho mình hoặc bảo người khác là sướng hay khổ trước  khi sinh mạng hoàn tất “.

Croisos nghe Solon nói, lòng không mấy  vui. Để được yên chí hơn, Croisos hôm sau đến đền thờ Apollon mà xin  thần thánh dạy bảo cách sống sung sướng mãn đời. Thần thánh dạy  :

/ Hỡi Croisos, con sẽ là người sung sướng mãi mãi /.

Yên lòng với lời thánh nói, Croisos tự nhủ :

 / Ta không bao giờ  tính sai chuyện gì, ta đâu phải là thằng điên hay chỉ biết mơ mộng  hão, ta nhìn người cũng như nhìn ta một cách sáng suốt, ta đánh trận thắng luôn luôn, ta cai trị khéo tuyệt bực. Thần thánh cũng  bảo hạnh phúc của ta không bao giờ mất /.

Nhưng  Croisos  lạc  quan  chẳng  được  bao  lâu  thì  vận  đen  nối  đuôi  nhau  ập  tới,  thua  trận Perse, thủ đô Sardes bị vây hãm vợ con vua Croisos bị bắt đi, lâu đài cung điện bị thiêu rụi. Croisos nhớ lại lời của Solon, khóc lớn mà gọi tên nhà hiền triết ba lần.

Ta có thể không tin tướng mệnh học là môn học mang ý định tìm biết trước vận mệnh, tuy nhiên. Không phải vì thế mà ta không bị những sự việc thuộc về vận mạng quấy nhiễu khiến ta bại hoặc bất giải. Huyền bí nhưng lại trong thấy rõ mồn một ( mustérieux mais objectif) .Vậy có thể khẳng định rằng vấn đề vận mạng học là nghi vấn nhưng vấn đề vận mạng thì hẳn hoi là sự thật không hồ nghi gì nữa. Thế gian chỉ khả dĩ dùng sự thật để phủ định lý luận chứ không thể đem lý luận để phủ  định sự thật. Khoa học phát đạt đã đánh cho lung lay đến tận gốc cái quan niệm Thần của tôn giáo. Còn quan niệm vận mệnh từ trước tới giờ chưa hề bị sự tấn bộ của trí tuệ làm nó phải biến hoá. Quan niệm vận mạng đã dùng sự thật của nó cho người trí tuệ cũng như cho kẻ vô trí thừa nhận lẽ thịnh suy cát hung ở đời. Lẽ ấy khoa học nguyên tử năng, khoa học không gian chưa chứng minh giải thích được.Giáo lý tôn giáo chứng minh giải thích vận mạng bằng sự an bài do bàn tay Thượng Đế,bằng quan hệ tiền kiếp tức là tuyệt đối tuỳ thuộc vào thần quyền thì lại càng không thể chấp nhận vì nó chẳng khác gì bọn phù thuỷ đem ma quỷ lợi dụng vấn đề vận mạng. Thiên mệnh, chữ thiên đây không có nghĩa là một ông mang hình dung thiện ác đem hoạ đem phúc cho ai, thiên đây chỉ một hoàn cảnh bẩm thụ lúc vật được tạo thành, không hề có một ý bất công nào hết. Vận mạng con người phải hiểu theo quan niệm / Thiên bất tư phúc địa bất tư tải /, trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai.Người xưa đi tìm biết vận mạng trong cái nguyên lý vũ trụ biến động bất cư gọi là dịch lý. Hoàn cảnh tự nhiên chịu theo qui định của định luật dịch đó, con người cũng thế. Thế nào là biến động bất cư ? Như kinh Dịch viết :

/ Càn đạo biến hoá, các chính tính mệnh… Ví đạo dã lũ thiên, biến hoá bất cư, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch bất khả vi điển yếu duy biến sở thích /.

Nghĩa là:

/ Đạo trời biến hoá, mọi vật theo biến hoá đó mà xoay đổi tính mệnh … Đạo chuyển rời luôn, biến hoá chứ không ở một chỗ, chan hoà khắp chốn, trên dưới vô thường, cương nhu dịch vị, không cái gì nhất định, chỉ có biến hoá mới thật là đạo trời /.

Do    trên  nên  mệnh  phải  đi  đôi với vận, nếu chỉ nói mệnh không thôi nghe như là nhất thành bất biến.

Giáo sư  Tiền Mục giảng :

 / Mệnh là tính cách của người. Vận là sự tao ngộ giữa người với hoàn cảnh. Tính cách thì định trước nhưng tao ngộ thì tuỳ thời thế mà biến /.

Thế cục vĩnh viễn biến động, vận mệnh con người cũng biến động không lúc nào ngừng. Sự tao ngộ làm cho cuộc sống chu chuyển vạn lối.

Tục ngữ Trung Quốc có câu :

 / Tam thập niên tiền thuỷ lưu đông, tam thập niên hậu thủylưu tây ( ba mươi năm trước nước chảy về phía Đông, ba mươi năm sau  nước chảy về phía Tây) “

để tả cái biến của sự vật cuộc đời biển dâu, dâu biển. Thế vận thịnh suy trị loạn, đời người hung cát theo nhau.Bên cạnh cái lý thịnh suy hung cát còn có quy luật bĩ cực thái lai và biện chứng vật cực tắc phản đem đến cho cõi nhân sinh ý nghĩa và giá trị để đời sống khỏi tẻ nhạt vô vị. Bởi có bĩ cực thái lai nên gặp bĩ chẳng đáng ta phải lo cứ tiếp tục phấn đấu, gặp thái chẳng đáng cho ta mừng đến độ quên phấn đấu. Đằng sau thái là bĩ, đằng sau bĩ là thái. Thái bĩ là hai mặt trước sau của mệnh

vận.Bĩ cực tắc thái. Thái cực tắc bĩ. Đấy là chân tướng của mệnh vận. Hoạ phúc theo vận mệnh học được tính theo cái lý nhân quả, chứ không thể nói theo ông On Như Hầu, Nguyễn Gia Thiều trong mấy câu thơ cung oán :

Quyền hoạ phúc trời tranh mất cả

Chút tiện nghi chẳng giả phần ai

Cái quay búng sẵn trên trời

Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.

Có nhân tất là có quả. Có quả tất phải có nhân. Reo gió gặt bão. Ra ân được phúc. Xét ở hiện tại khả dĩ thấy được phần nào quá khứ và suy ra phần nào tương lai. Đó là nhân quả thông thường.  Ngoài  nhân  quả  thông  thường  còn    nhân  quả  trên  một  tầng  cao  hơn  gọi    nhân  quả thuộc triết lý hệ của số mệnh, nhân quả cách xa nhau và ảnh hưởng gián tiếp.Lão Tử nói :

/ Hoạ hề phúc sở ý, phúc hề hoạ sở phục /.

Phúc chứa chất mềm hoạ, trong hoạ tiềm ẩn phúc. Phúc hay hoạ không đến một cách vô cớ.Nó đến theo luật nhân quả như sách Tả Truyện viết : / Hoạ phúc vô môn duy nhân sở chiêu / (Hoạ phúc do người gọi tới). Con người ta ai chẳng mong được phúc vậy thì làm sao lại có chuyện chiêu hoạ ? Lão Tử trả lời : / Hoạ mạc đại ư bất tri túc, mạc đại ư dục đắc / nghĩa là hoạ ở chỗ không biết thế nào là đủ, lòng dục, lửa dục cứ lớn mãi. Đó là thường lý. Thường thức và học thức không giống nhau, học lý và thường lý cũng có nhiều chênh lệch.Thường thức, thường lý tìm thấy ở thường tình thường sự, nhưng học thức và học lý chỉ tìm thấy qua học thuật chuyên môn. Thường thức thường lý mang tác dụng chỉ đạo nhân sinh. Tri thức về vận mệnh có nhiều người lấy thường lý của nhân sự để giải thích bằng thuyết tự ngã (do mình) cho sức người là trung tâm. Cực điểm của thuyết này là siêu nhân (super – homme). Tây phương có khá nhiều thuyết siêu nhân sau khi chủ nghĩa nhân văn đã thắng thần quyền tăng lữ. Mệnh vận học Đông phương không cho sức người là trung tâm, không đem tự ngã để giải thích. Mệnh lý là một học vấn chuyên môn nghiên cứu về vận mệnh con người căn cứ vào thời gian sinh ra đời và hình dáng (tướng) để phán đoán. Trong phán đoán này, sức người với tự ngã chỉ đóng góp một phần nhỏ.

Gánh cực đem đổ lên non

Cong lưng mà chạy cực còn theo sau.

Sức  người    tự  ngã  nếu  không    sự  trợ  giúp  của  may  mắn  tất  sẽ giảm hẳn thành quả. Ngay các nhà khoa học thông thái Tây phương trên cửa miệng vẫn thường thốt ra câu : / Pauvres gens, ils n’ont vraiment pas de chance /. Đã có nhiều khoa học gia đặt vấn đề may rủi có thể nhìn thấy hay không ? Họ đều công nhận may rủi ở ngoài sức người và tự ngã, họ đưa ra môn học / calcul de probabilité / (toán lượng định).Mệnh vận học Đông phương cũng thế, nó hẳn hoi là một con toán, có khác chăng chỉ là khác vì nó đặt bài toán đó trên một luật tắc cao hơn. Không thể bảo mệnh vận học là huyền bí. Danh từ này chỉ có thể gọi các thuật phù thuỷ ếm bùa, đồng rí, tabou, hội kín tôn giáo. Điều đáng tiếc là môn mệnh vận học tự nó có những khuyết điểm :

a)   Dễ học nhưng rất khó tinh tường

b)   Chỉ biết nó vậy nhưng không mấy người chịu đi tìm hiểu tại sao nó vậy ?

c)   Các giang hồ thuật sĩ vì lý do này hay lý do khác thường dùng thần quyền để làm áp lực đối với những thắc mắc về mệnh vận.Thường lý căn cứ trên thường tình, thường sự để đem ra lời giải thích về mệnh vận nếu nói có lý thì nghe, đương nhiên là xuôi tai.

Nhưng mệnh lý chẳng những nó luôn luôn không giống thường lý mà còn luôn luôn sung đột với thường lý nữa. Nếu muốn nói cho suôi thì phải đem cả một hệ thống học vấn chuyên môn ra giảng. Điểm căn bản cho sự xung đột giữa mệnh lý và thường lý là thường lý dựa trên sự thật hiện hữu để suy đoán vị lai mà mệnh lý thì dựa trên mệnh cách vô hình để phán đoán những biến hoá đã qua và sắp tới. Tỉ dụ thường lý bảo anh A thân thể cường tráng khoẻ mạnh thì chắc hẳn anh sống lâu. Mệnh lý sau khi xem xét ngày tháng năm sinh hoặc hình dáng nói ngược hẳn lại thường lý rằng anh A sẽ chết trong vòng vài ba năm nữa.

Tỉ dụ : thường lý bảo / hữu chí cánh thành/. Mệnh lý nói khác / mưu sự tại nhân thành sự tại thiên/. Theo mệnh lý giải thích thì đời con người ta từ quan hệ cha mẹ anh em, vợ con, bè bạn cho đến sống lâu, chết yểu, sự nghiệp thành bại, gặp hoạ gặp phúc đã được định đoạt bởi số vận tới 7 phần 10, chỉ còn lại 3 phần cho hữu chí giả.Người xưa dạy rằng : / Nhân sinh bất như ý sự thường bát cửu/. ( Trong đời những điều bất như ý có tám chín). Nói thế tức là thừa nhận biến chuyển của đời sống đi ra ngoài nhân lực và tự ngã quá bán phần quyết định.

Tuy nhiên, giảng mệnh lý xin chớ quá hoả để nói dựng đứng : từ miếng ăn miếng uống đều do tiền định ( nhất ẩm nhất trác giai do tiền định). Mệnh lý không chi phối từng chi tiết của người đời đâu, nói khác đi, mệnh lý chi phối những gì liên quan đến đại sự thôi. Nó vẫn còn để cho con người tự chủ, tận nhân sự khả bổ cứu mệnh vận. Số nghèo thật đấy nhưng nếu chăm chỉ không trở nên giàu vẫn có thể tránh được cảnh bần tiện nhục nhã. Mệnh lý tuy xây dựng trên luật tự nhiên mà vẫn có chỗ cho luật nhân sự. Toàn bộ mệnh vận học Đông phương đều có chung một gốc là khoa âm dương ngũ hành được hệ thống hoá qua bộ kinh Dịch từ hơn ba ngàn năm trước đây. Mệnh vận học phân ra nhiều thuật :

        Sơn

        Y

        Mệnh

        Bốc

        Tướng

Sơn là phép tu tiên gồm ba bộ môn tu luyện : huyền điển – dưỡng sinh – tu mật.

Y là chữa bệnh gồm ba phương pháp : phương tễ (bốc thuốc)   – châm cứu – linh trị (chữa bệnh bằng ý niệm). Mệnh là tính số toán có khao Tử Bình (số bát tự) – Tinh Tôn – tử  vi đẩu số.

Bốc là bói toán dựa vào tinh linh để hỏi vũ trụ thiên nhiên có bốn lối : bốc dịch, lục nhâm, kỳ môn, thái ất.

Tướng là xem hình thế, có ba loại : xem vân tay, diên mạo, nhân dáng – xem nhà cửa (dương cơ)  – xem âm phần (tức địa lý phong thuỷ) – xem tướng trời tức khoá thiên văn. Thiên văn, Thái At thần kinh ở trên tầng cao tính vận nước. Thiên Văn đã thất truyền. Thái At nay vẫn còn sách lưu truyền nhưng có lẽ vì sách có nhiều chỗ in sai nên đọc rất khó hiểu. Phong thuỷ, dương cơ tính mệnh vận cho cả một dòng họ, vài ba đời con cháu.

Y đối với các khoa phương tễ, châm cứu, linh trị thì đứng riêng ra một ngành, chuyển vào mệnh vận học chỉ còn lại phép bắt mạch thái tố bây giờ cũng gần như thất truyền.

Sơn tức tu tiên học đạo trước sau vẫn biệt lập, tuy nhiên lại rất quan tâm đến mệnh vận học vì phải hiểu sâu xa lẽ cùng thông bĩ thái nên mới tìm vào tiên  đạo cho nên những người đắc đạo đa số tìm tòi đóng góp đắc lực cho khoa mệnh vận học. Tỉ dụ : Dương quân Tùng, bậc đại sư của khoa địa lý phong thủy, Hi Di Trần Đoàn v.v… ít nhiều đều mang tiên cốt như hình dáng một bậc cao sĩ được tả trong Tam Quốc Chí diễn nghĩa :

Một đêm gió lạnh lùng

Muôn dặm mây đỏ ối

Bời bời hoa tuyết bay

Nước non hình sắc đổi

Ngảnh mặt trong lên trời

Tưởng là rồng ngọc chổi

Vây mai tua tủa bay

Một lát khắp bốn cõi

Cưỡi lừa qua cầu con

Than vì mai gầy cỗi

Phổ biến nhất là các khoa tướng nhân diện, Tử, Bình, Tử Vi, bốc  dịch, lục nhâm, kỷ môn độn giáp vì các khoa trên tính trực tiếp mệnh vận mỗi người đang sống mỗi việc đang làm không xa xôi diệu vợi như phong thuỷ địa lý hay thái ất. Cần phải phân biệt bốc dịch, lục nhâm, kỳ môn nói chung là bói chỉ dùng để vấn sự nghĩa là hỏi một việc đang tiến hành xem diễn biến tốt xấu của nó ra sao. Còn Tử Vi, Tử Bình dùng vận mệnh suốt đời người. Có điểm rất đáng chú ý là :

Người Trung Quốc và mấy nước chịu ảnh hưởng văn hoá Hán Tộc như Nhật Bản, Đại Hàn đều xem số Tử Bình như 1 không dùng Tử Vi.Duy tại Việt Nam khoa Tử Vi lại phổ biến phát triển mạnh, người Việt hầu như không biết đến số Tử Bình là gì cả.Nguyên nhân nào không ai rõ. Người thuộc phái hệ Tử Vi cho rằng Tử Vi là một khoa toán số dành cho bậc vua chúa, nên giai cấp thống trị không cho phổ biến trong dân gian. Bởi những biến động chính trị khiến một số con vua cháu chúa chạy nạn sang nước ta chịu ơn ai đó mà truyền lại, hoặc phải dùng khoa này kiếm tiền, hoặc do liên hệ hôn phối không dấu nữa.Giả thiết trên đúng hay sai vì không có sử liệu rõ ràng không thể phê phán hàm hồ.Chỉ biết khoa Tử Vi khi bị thu hẹp tại một địa phương đã phải chịu một thiệt thòi là không có những sách bàn thêm, xiển dương và khai triển như khoa Tử Bình.

Tỉ dụ nếu ta muốn nghiên cứu về khoa Tử Bình, ta có thể tìm thấy nhiều sách cần thiết cho việc nghiên cứu đó như :

        Trích Thiên Tuỷ của Lưu Bá On

        Uyên Hải Tử Bình của Từ Tử Bình

        Mệnh Lý Chính Tôn của Trương Thần Phong

        Tử Bình Chân Thuyên của Thầm Hiếu Đam

        Mệnh Lý Thám Nguyên của Viên Thụ San

        Tạo Hoá nguyên Thược tức bộ Lan Giang Võng của Vô Danh, v.v… cùng với hàng trăm bài phú của nhiều tác giả khác. Ay là chưa kể những người nổi danh hiện tại như Uc Đạt Nhân, Từ  Lac Ngô, Vương Hy Văn v.v…

Còn khoa Tử Vi nhìn quanh đi quẩn lại chỉ có một cuốn Tử Vi đẩu số toàn thư của thuỷ tổ khoa này là ông Hi Di Trần Đoàn trước tác. Mặc dầu các bậc trí giả người Việt đã làm nhiều câu phú nôm bổ túc để thành toàn cho Tử Vi đẩu số, nhưng gốc gác vẫn là những nguyên tắc của Tử Vi đẩu số toàn thư. Nói thế không có ý khẳng định cuốn Tử Vi đẩu số toàn thư là loại tuyệt đỉnh vì ngay trong sách này còn có

nhiều chỗ tối nghĩa, tam sao thất bản, trước sau thiếu hệ thống hoàn bị. Tuy nhiên, Tử Vi đẩu số toàn thư dù sao cũng không thể thiếu được trong tủ sách của người nghiên cứu khoa này.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky